Chuyên đề Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam

Để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì chúng ta cần phải rút ngắn thời gian trong việc cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài.Đồng thời cần phải tăng cường công tác thẩm định các dự án FDI nhằm lựa chọn các dự án có tính khả thi cao,giảm thiểu những rủi ro tiềm năng trong việc triển khai các dự án FDI. Tăng cường công tác quản lý điều hành để tháo gỡ kịp thời khó khăn khi xảy ra vướng mắc,hỗ trợ các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro khi có phát sinh. Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài và chất lượng công tác dự báo.Các dịch vụ này tập trung vào việc môi giới đối tác nước ngoài,vào việc lập dự án,cung cấp các thông tin dự báo về môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Bên cạnh đó chúng ta cần phải xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý,điều chỉnh cơ cấu FDI vào các nghành,vùng.Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào các vùng miền cần thu hút đầu tư,phát triển các ngành phụ trợ để nguồn vốn FDI có thể được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.Ngoài ra,chúng ta cần phải tạo thuận lợi về đầu vào và đầu ra để các sản phẩm của các dự án đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng xuất khẩu sang các thị trường khác.

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o họ. Chưa có một quy hoạch tổng thể ,toàn diện cho chiến lược phát triển đồng bộ giữa các địa phương trong cả nước Do quy hoạch ngành và một số sản phẩm quan trọng chưa có hoặc được triển khai chậm,lại dựa trên một số dự báo thiếu chuẩn xác,chưa lường hết diễn biến phức tạp của thị trường…nên thời gian qua có tình trạng đã cấp phép đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực và sản phẩm tạm thời vượt quá nhu cầu hiện tại 2.2 Về dòng vốn đầu tư nước ngoài Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn từ năm 2004 trở về trước còn thấp,chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước và yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của nước ta giảm từ 30% vào năm 1995 xuống còn 17% vào những năm 2000 Tỷ lệ các dự án có sử dụng công nghệ cao,công nghệ nguồn tuy đã có xu hướng tăng nhưng chưa đạt như mong muốn.Cơ cấu phân bố và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài còn có những bất hợp lý khi thì tập trung quá lớn vào những ngành dễ thu lợi nhuận,thu hồi vốn nhanh,khi thì tập trung vào một số ngành sản xuất được bảo hộ như xi măng,ô tô,xe máy. 2.3. Về công tác xúc tiến đầu tư Trong xúc tiến đầu tư chưa có chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư toàn quốc,còn tình trạng “mạnh ai nấy làm” thiếu sự phối hợp,liên kết giữa các địa phương trong vùng nên hiện nay có sự mất cân đối nghiêm trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài giữa vùng đông nam bộ và tây nam bộ,đẫn tới sức ép lớn về quỹ đất,về đào tạo nguồn nhân lực,quản lý xã hội,đảm bảo điều kiện sống cho người lao động…Tại một số địa phương tình trạng quá tải giao thông cũng như khan hiếm lao động đã đến mức báo động 2.4. Về nguồn nhân lực Chưa đáp ứng được nhu cầu về cả số lượng lẫn chất lượng nguồn lao động có tay nghề lẫn lao động quản lý. Về mặt xã hội,trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có sự chênh lệch thu nhập giữa người quản lý và người lao động trực tiếp và cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước cùng loại,tạo ra sự phân biệt về thu nhập,đời sống giữa các tầng lớp lao động trong xã hội. Tình trạng tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng gia tăng,chưa được giải quyết triệt để,ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp,tác động tới tâm lý nhà đầu tư,cũng như ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh… Đời sống vật chất,tinh thần và điều kiện sống của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều khó khăn.Còn có sự chênh lệch cao về mức lương giữa người lao động với người quản lý trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chương II Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong 20 năm qua (1988 – 2007) I.Bối cảnh trong nước và quốc tế 1.Trong nước 1.1 Cơ hội: Công cuộc đổi mới đất nước ta diễn ra rất nhanh chóng, nhu cầu vốn đầu tư, công nghệ kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và thị trường xuất khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đòi hỏi phải thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài Nước ta có nền kinh tế-xã hội- chính trị ổn định,với vị trí địa lý và môi trường đầu tư thuận lợi,lực lượng nhân công trẻ,ham học hỏi, đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa... 1.2. Khó khăn và thách thức Khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, Nước ta vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.Những năm cuối của thập kỷ 90, nước ta lại chịu tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực, cùng với thiệt hại do thiên tai xẩy ra trên nhiều vùng của cả nước Hệ thống pháp luật, chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ,nhiều đạo luật mới ban hành nhưng thường xuyên sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với yêu cầu mới của đất nước và cam kết với khu vực, điều này gây khó khăn trong việc vận dụng triển khai vào cuộc sống Nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn vốn có của nền kinh tế trình độ thấp và những khó khăn phát sinh mới như dịch cúm gia cầm, bệnh SARS và những phức tạp của thời tiết 2. Quốc tế 2.1 Cơ hội: Trên thế giới, dòng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng đổ vào các nước đang phát triển, nhất là những nước mới nổi có tốc độ phát triển cao,trong đó có Việt Nam.Để san sẻ rủi ro do đầu tư quá lớn vào Trung Quốc, các tập đoàn lớn đã điều chỉnh chiến lược đầu tư dài hạn, bằng cách phân bổ sang những nước láng giềng mà Việt Nam rất được chú ý Chính phủ Nhật Bản chủ trương ủng hộ và hỗ trợ các nhà doanh nghiệp Nhật khi đầu tư vào Việt Nam; Phối hợp và hỗ trợ chính phủ Việt Nam tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật. Hình thành làn sóng đầu tư thứ hai vào Việt Nam nơi được đánh giá là “ ngôi sao mới nổi “ về thu hút đầu tư nước ngoài Vài năm gần đây chính phủ Hàn Quốc kêu gọi các doanh nghiệp nước này đầu tư mạnh vào Việt Nam và quyết định tăng ODA cho Việt Nam cả việc tăng viện trợ không hoàn lại và cho vay tín dụng ưu đãi Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn duới tiền năng của các nhà đầu tư Mỹ mặc dù nước này đã là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam sau khi có hiệp định thương mại Việt – Mỹ .Các nhà đầu tư Mỹ đã chú ý tới Việt Nam như chiếc cầu nối với Trung Quốc và ASEAN qua việc tập đoàn Intel đã đầu tư vào Việt Nam một tỷ đô la,đặc biệt là chuyến thăm Việt Nam của ông chủ tập đoàn Microsoft – Bill Gates 2.2 Khó khăn và thách thức: Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và đông Âu tan vỡ,Mỹ tiếp tục bao vây, cấm vận , các thế lực thù địch tìm cách chống phá ta về nhiều mặt. Thế giới có những diễn biến phức tạp về an ninh, chính trị, sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới cũng như những biến động của giá cả trên thị trường quốc tế.v.v… Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng giữa các nước trong khu vực,nhất là sau khi Trung quốc trở thành thành viên WTO với thị trường hấp dẫn trên 1,3 tỷ dân. II. Môi trường pháp lý và môi trường đầu tư kinh doanh 1. Về môi trường pháp lý Chủ trương hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm tranh thủ vốn,công nghệ kinh nghiệm quản lý và thị trường xuất khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đã được xác định và cụ thể hóa trong các văn kiện của đảng trong thời kỳ đổi mới.Việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của đảng,mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài,theo phương châm đa dạng hóa,đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại;góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực,nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực và trên thế giới,Luật đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào việt nam 2. Về môi trường đầu tư kinh doanh Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và môi trường pháp lý Năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư,có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 thay thế luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước. Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư trong thời gian qua còn góp phần quan trọng vào những thành công của hội nhập kinh tế quốc tế,đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của việt nam trên trường quốc tế với việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và thành viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc trong năm qua.Ngoài ra chính phủ còn ban hành một loạt các văn bản pháp luật nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc,trở ngại trong hoạt động của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài,tạo môi trương hấp dẫn hơn để thu hút các dự án mới. 3. Về phân cấp toàn diện hoạt động đầu tư nước ngoài Luật đầu tư năm 1996 quy định chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài,và bước đầu thủ tướng chính phủ đã quyết định phân cấp giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân 16 tỉnh,thành phố trực thuộc.Sau hơn một năm ngày 01/12/1998 thủ tướng ban hành quyết định phân cấp cho tất cả ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đầu tư và điều chỉnh các giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện phân cấp. Luật đầu tư năm 2005 chủ trương phân cấp mạnh cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ban quản lý Khu công nghiệp,Khu chế xuất,khu công nghệ cao và khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình thủ tướng chính phủ. Chủ trương phân cấp quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài đã được thực tế kiểm nghiệm là đúng đắn,phát huy sự linh hoạt,tính sáng tạo của mỗi địa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài,tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. III.Kết quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 20 năm qua. 1. Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài đăng ký chung từ 1988-2007 1.1. Tình hình cấp giấy phép chung Tính đến cuối năm 2007,cả nước có hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD.Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn,hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Từ năm 1988-1990 chỉ có 218 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 1,58 tỷ USD.Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 1397 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký là 16,2 tỷ USD,năm 1996 có 372 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký là 8,8 tỷ USD Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bắt đầu từ tháng 7/1997 đã ảnh hưởng làm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút,do chính sách của một số nước trong khu vực (Hàn quốc) tạm thời ngưng đầu tư ra nước ngoài để củng cố nền kinh tế của mình,đồng thời bản thân các nhà đầu tư cũng phải “tự giải quyết khó khăn “ của mình. Vốn đăng ký có xu hướng tăng dần từ năm 2003 đến nay.Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng đầu tư nước ngoài” thứ hai vào Việt Nam.Năm 2003 vốn đăng ký tăng 6% so với năm 2002,năm 2004 tăng 42,9% so với năm trước ;năm 2005 tăng 58% so với năm 2004,năm 2006 tăng 75,4 so với năm 2005 và 2007 tăng 69% so với năm 2006. Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu đề ra.Vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu (11 tỷ USD).Năm 2005 vốn cấp mới đạt 6,84 tỷ đô la.Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007,dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đã tăng đáng khích lệ với sự xuất hiện của nhiều dự án có quy mô đầu tư lớn chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nặng (đồ điện tử,thép…) Bảng 1 : Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài dược cấp phép qua các năm(chưa kể các dự án của VIETSOVPETRO) Năm Số dự án Vốn đăng ký(triệu USD) Quy mô(triệu USD/dự án) So với năm trước Số dự án Vốn đăng ký Quy mô 1988 37 371.8 10.05 1989 68 582.5 8.57 183.78 156.67 85.27 1990 108 839.0 7.77 158.82 144.03 90.67 1991 151 1322.3 8.76 139.81 157.60 112.74 1992 197 2165.0 11.0 130.46 163.73 125.57 1993 269 2900.0 10.78 136.65 133.95 98.00 1994 343 3765.6 10.98 127.51 129.85 101.85 1995 370 6530.8 17.65 107.87 173.43 160.75 1996 325 8497.3 26.15 87.84 130.11 148.16 1997 345 4649.1 13.48 106.15 54.71 58.23 1998 275 3897.0 14.17 79.71 83.83 105.12 1999 311 1568.0 5.04 113.09 403.24 35.57 2000 371 2012.4 5.42 119.3 128.3 107.5 2001 461 2436.0 5.28 124.3 121.0 121.0 Tổng 3631 41536.8 11.44 Nguồn : - Niên giám thống kê 2000.NXB Thống kê,Hà nội-2001 -Thời báo kinh tế việt nam,kinh tế 2001-2002 việt nam thế giới 1.2. Tình hình tăng vốn đầu tư chung. Tính đến hết năm 2007 có trên 4.000 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD,Bằng 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn ít .Số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 đã tăng lên 4,1 tỷ USD vào giai đoạn 1996-2000,tăng 51% so với 5 năm trước.Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD,tăng 69,6% so với 5 năm trước.Trong đó,bắt đầu từ năm 2002 số lượng vốn đầu tư tăng thêm đạt trên 1 tỷ USD và từ năm 2004 đến nay ,vốn tăng thêm mỗi năm trên 2 tỷ USD.Riêng trong 2 năm 2006 và 2007 vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,9 tỷ USD và 2,46 tỷ USD,trung bình mỗi năm tăng 35% so với năm trước. 1.3. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài chung từ 1988 đến 2007. Theo nghành: Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất chiếm 66,8% về số lượng dự án , 60,2 % tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ thong tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia : Intel,Panasonic,canon… Lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,2% về số dự án, 34,4 % số vốn đăng ký và 24,5 % vốn thực hiện.Cơ cấu đầu tư có xu hướng tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cảng biển ,bất động sản,xây dựng khu vui chơi,giải trí… Nông,lâm,ngư nghiệp chiếm 10,8 % về số dự án, 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,7% vốn thực hiện.Cơ cấu đầu tư có xu hướng tập trung vào sản xuất nông,lâm,ngư nghiệp sử dụng công nghệ sinh học tiên tiến Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nghành 1988-2007(tính tới 22/12/2007-chỉ các dự án còn hiệu lực) Chuyên ngành Số dự án(%) Vốn đầu tư(%) Vốn điều lệ(%) ĐT thực hiện(%) Công nghiệp 66.88 60.20 58.75 68.55 CN Dầu khí 0.44 4.65 6.49 17.61 CN nhẹ 29.59 15.97 16.53 12.45 CN nặng 27099 28.85 26.05 24.11 CN thực phẩm 3.61 4.36 4.53 7.04 Xây dựng 5.25 6.38 5.15 7.34 Nông Nghiệp 10.86 5.37 5.96 6.93 Nông-lâm nghiệp 9.35 4.83 5.26 6.35 Thủy sản 1.51 0.54 0.70 0.58 Dịch Vụ 22.26 34.43 35.29 24.52 Dịch vụ 11.11 2.58 2.65 1.31 GTVT-Bưu điện 2.42 5.16 7.74 2.47 Khách sạn-du lịch 2.60 7.08 7.15 8.21 Tài chính-ngân hàng 0.77 1.08 2.33 2.45 Văn hoa-y tế-GD 3.15 1.50 1.61 1.26 XD khu đô thị mới 0.10 4.18 2.66 0.38 XD văn phòng-căn hộ 1.78 11.15 9.69 6.47 XD hạ tầng KCX-KCN 0.33 1.69 1.45 1.97 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư Theo vùng và lãnh thổ: Từ năm 1988 đến 2007,các tỉnh phía bắc đã thu hút 2.220 dự án với vốn đầu tư khoảng 24 tỷ USD,chiếm 26% về số dự án,29% tổng vốn đăng ký cả nước và 24 % tổng vốn thực hiện của cả nước;trong đó Hà Nội chiếm 51 % vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng.Tiếp theo là Hải phòng,Hải dương và Quảng Ninh. Các tỉnh phía nam từ Ninh Thuận trở vào thu hút được 5.452 dự án với tổng vốn 46,8 tỷ USD,đã góp vốn thực hiện đạt 15,68 tỷ USD,chiếm 63% về số dự án ,56 % về vốn đăng ký và 51% vốn thực hiện của cả nước Đồng bằng sông cửu long tuy là vùng thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn rất thấp so với các vùng khác,chiếm 3,6% vè số dự án và 4,4 % về vốn đăng ký và 3.2% vốn thực hiện của cả nước. Bắc và nam trung bộ;trong đó Quảng Nam và đà nẵng đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch,trung tâm nghỉ dưỡng,vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế. Theo hình thức đầu tư: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 74,4% tổng số dự án và 50,7% tổng vốn đăng ký. Doanh nghiệp liên doanh chiếm 22,2% tổng số dự án và 38% tổng vốn đăng ký. Hợp tác kinh doanh chiếm 3,1% tổng số dự án và 8,3% tổng vốn đăng ký. Doanh nghiệp BOT có 6 dự án với tổng vốn đăng ký là 1,4 tỷ USD. Doanh nghiệp cổ phần có 8 dự án với tổng vốn đăng ký là 199 triệu USD. Công ty quản lý vốn ( công ty mẹ – con ) có một dự án với tổng vốn đăng ký 14,4 triệu USD Trong số các hình thức đầu tư, hình thức liên doanh có vốn thực hiện lớn nhất chiếm 41,3% tổng vốn thực hiện. Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 1988-2007(tính tới 22/12/2007-chỉ các dự án còn hiệu lực) Hình thức đầu tư Số dự án (%) Vốn đầu tư (%) Vốn điều lệ (%) ĐT Thực hiện (%) 100% vốn nước ngoài 77.82 61.68 59.98 38.72 Liên doanh 18.85 28.74 25.72 38.16 Hợp đồng hợp tác KD 2.57 5.50 11.57 19.36 Hợp đồng BOT,BT,BTO 0.08 2.00 1.28 2.49 Công ty cổ phần 0.66 1.96 1.22 1.23 Công ty mẹ-con 0.01 0.12 0.23 0.05 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư Theo đối tác đầu tư: Đã có 82 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong tổng vốn đăng ký trên 80 tỷ USD, các nước Châu Á chiếm 69,1% ; các nước EU chiếm 16,2%; các nước Châu Mỹ chiếm 11,8%. Riêng Hoa Kỳ chiếm 4%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Mỹ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD và Hoa Kỳ đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. 2. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007. Năm 2007, năm thứ hai của kế hoạch 5 năm 2006- 2010 phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đồng thời là năm thứ 20 thi hành chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì vậy, con số thu hút hơn 20 tỷ USD của năm 2007 có một ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu mốc son quan trọng trong hoạt động đầu tư nước ngoài. 2.1. Về cấp giấy chứng nhận đầu tư mới. Trong tháng 12/2007, cả nước có 162 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4455 triệu USD, đưa tổng số dự án cấp trong năm 2007 lên 1445 dự án với tổng vốn đầu tư là 17,85 tỷ USD, tăng 73,5% về số dự án và 96,3% về vốn đăng ký so với năm trước.Quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án đạt 14 triệu USD. Về ngành nghề: Trong năm 2007 vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung trong lĩnh vực công nghiệp với số vốn đăng ký 9 tỷ USD chiếm 62,9% về số dự án và 50,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, với số vốn đăng ký 8,5 tỷ USD, chiếm 31,5% về số dự án và 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Còn lại là đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (1,7%). Về đối tác đầu tư: Trong năm 2007 có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong đó Hàn Quốc đứng đầu với số vốn đăng ký trên 4,4 tỷ USD, chiếm 24,9 % tổng vốn đăng ký. British Virgin Islands đứng thứ hai với số vốn đăng ký 4,2 tỷ USD chiếm 23,8% tổng vốn đăng ký. Singapore đứng thứ 3, Đài Loan đứng thứ 4 với 1,7 tỷ USD đăng ký chiếm 9,7 %. Malaysia đứng thứ 5 với 1,09 triệu USD vốn đăng ký và chiếm 6,1 % tổng vốn đăng ký . Về cơ cấu vùng: Trong năm 2007, trên địa bàn cả nước có 56 địa phương thu hút được dự án đầu tư nước ngoài. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu với số vốn đăng ký 1,73 tỷ USD chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hà Nội đứng thứ 2 với 1,9 tỷ USD chiếm 11,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đồng Nai đứng thứ 3 với 1786 triệu USD chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Bình Dương đứng thứ 4 với số vốn 1751 triệu USD chiếm 9,8 % tổng vốn đầu tư đăng ký. 2.2. Về tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất: Trong năm 2007 có 379 lượt dự án bổ sung với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 2,4 triệu USD, bằng 78% về số dự án và 84,9% về vốn bổ sung so với năm 2006. Về ngành nghề: Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có vốn bổ sung nhiều nhất, vốn tăng thêm trên 1,95 tỷ USD, chiếm 79,1% tổng vốn bổ sung. Số còn lại thuộc lĩnh vực dịch vụ (chiếm 14,3%) và nông -lâm – ngư (6,6%) . Về đối tác đầu tư: trong năm 2007 có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất, trong đó 4 nền kinh tế đứng đầu đã chiếm khoang 72,1% tổng vốn đấu tư bổ sung. Đài Loan có số vốn tăng thêm lớn nhất 688,7 triệu USD chiếm 27,8% tổng vốn bổ sung. Hàn Quốc đứng thứ 2 với 533,6 triệu USD chiếm 21,6%. Nhật Bản đứng thứ 3 với 338,9 triệu USD chiếm 13,7%. Hồng Kông đứng thứ 4 với 217,9 triệu USD chiếm 8,9% tổng vốn bổ sung. Về cơ cấu địa bàn: Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu trong 32 địa phương có dự án bổ sung vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 920 triệu USD, chiếm 37,2% tổng vốn bố sung. Bình Dương đứng thứ 2 với số vốn tăng thêm 405,5 triệu USD chiếm 16,4%. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 210 triệu USD chiếm 8,5 %. Hà Nội đứng thứ 4 với 178 triệu USD chiếm 7,2% tổng vốn bổ sung. 2.3. Về hoạt động sản xuất – kinh doanh Trong tháng 12/2007, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục góp vốn đầu tư thực hiện ước đạt 500 triệu USD, đua tổng vốn thực hiện năm 2007 đạt 4,6 tỷ USD, tăng 12,2 % so với năm trước, vượt 2,2% kế hoạch đề ra (4,5 tỷ USD). Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 12/2007 ước đạt 4,65 tỷ USD đưa tổng giá trị doanh thu trong năm 2007 la 39,6 tỷ USD tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu trong tháng 12/2007 ước đạt 2,1 tỷ USD đưa tổng giá trị nhập khẩu trong năm 2007 đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31,5% so với năm trước . 3. Kết quả triển khai hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Trong số trên 8200 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ USD đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD chiếm 52,2% tỷ vốn đăng ký. Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số dự án mới biến động. Nếu như cả giai đoạn 1991- 1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD thì từ năm 1996 – 2000 đã đạt 13,5 tỷ USD tăng 89% so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001 -2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 6% so với 5 năm 1996 -2000. Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nuớc ngoài đã góp phần đáng kể trong quá trinh phát triển kinh tế - xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu. Trong giai đoạn 1991 – 1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD thì trong thời kỳ 1996 – 2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD ( trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu ) tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001- 2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996 -2000. Riêng 2 năm 2006 và 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD ( trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu ). Đồng thời số lao động làm việc trong các doanh nghiệp đàu tư nước ngoài cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37, 9 vạn người vào cuối năm 2000 tăng 80% so với 5 năm truớc. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm trước. Trong 2 năm 2006 và 2007 do lượng dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên số lượng tính đến cuối 2 năm này đã tăng 9,9% và 12% so với cuối năm 2005. 4. Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong 20 năm qua. Mặc dù hành lang pháp lý cho đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư ra nước ngoài.Trong 20 năm qua đã có 249 dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,39 tỷ USD. Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung phần lớn trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 40,2% về số dự án và 64,2% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp chiếm 21,2% số dự án và 20,5% tổng vốn đầu tư, số còn lại là các dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 39,6% số dự án và 5,5% tổng vốn đầu tư . Bảng 4: Đầu tư ra nước ngoài phân theo nghành (tính tới 22/12/2007-chỉ các dự án còn hiệu lực) Chuyên nghành Số dự án TVĐT ĐT Thực hiện Công nghiệp 100 893,667,713 544,215,216 CN Dầu khí 7 486,460,000 369.100,000 CN nặng 42 318,210,217 108,886,849 CN Nhẹ 17 14,343,940 10,751,640 CN thực phẩm 16 26,491,080 26,491,080 Xây dựng 18 48,162,476 28,985,647 Nông Nghiệp 53 285,989,569 230,752,995 Nông-lâm nghiệp 46 274,639,569 219,402,995 Thủy sản 7 11,350,000 11,350,000 Dịch Vụ 96 210,423,116 152,129,469 Dịch vụ 58 92,220,818 57,402,832 GTVT-Bưu điện 20 49,547,266 49,276,216 Khách sạn-du lịch 6 13,227,793 10,123,182 Văn hoa-y tế-GD 6 13,037,239 12,937,239 XD văn phòng-căn hộ 6 42,390,000 22,390,000 Tổng số 249 1390,080,398 927,097,680 Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư Bảng 5 : Đầu tư ra nước ngoài theo năm(tính tới ngày 22/12/2007-chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Năm Số dự án TVĐT ĐT thực hiện 1 1989 1 563,380 563,380 2 1990 1 - - 3 1991 3 4,000,000 4,000,000 4 1992 3 5,282,051 5,282,051 5 1993 5 690,831 690,831 6 1994 3 1,306,811 706,811 7 1995 2 1,850,000 1,850,000 8 1997 10 12,337,793 6,773,182 9 1998 15 7,165,370 6,982,370 10 1999 13 7,696,452 7,696,452 11 2000 15 115,326,576 383,028,200 12 2001 24 26,796,100 25,996,100 13 2002 17 12,463,114 9,919,861 14 2003 37 378,105,179 156,963,593 15 2004 36 425,239,156 112,443,106 16 2005 64 391,257,585 204,201,743 Tổng số 249 1,390,080,398 927,097,680 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư 5.Tốc độ giải ngân FDI Trong những năm vừa qua có thể nói rằng chúng ta đã đạt được những thành công nhất định trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam. Đặc biệt năm 2007 chúng ta đã thu hút được hơn 20 tỷ USD,Con số này chiếm tới hơn 1/4 tổng số vốn FDI đăng ký trong suốt 20 năm qua.Tuy nhiên,trong thời gian qua tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này của chúng ta đã giảm mạnh. Nếu như năm 2000, vốn cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 2,6 tỉ USD và tỷ lệ vốn thực hiện lên tới 94% thì đến năm 2006, tỷ lệ vốn thực hiện giảm còn 41%. Việc Tốc độ giải ngân không theo kịp nguồn tiền đổ vào sẽ khiến chúng ta đang đứng trong một vòng luẩn quẩn. Ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động dẫn đến việc tăng lãi suất cho vay. Gánh nặng này đè lên vai các doanh nghiệp và họ "chia sẻ" nó sang hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ... khiến cho giá cả tăng vọt và kẻ chịu trận cuối cùng chính là người tiêu dùng. Về con số thì tốc độ giải ngân FDI từ năm 2001 đến nay đều đạt được con số năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ giải ngân hiện cũng phù hợp với kế hoạch 5 năm 2006-2010. Với mức giải ngân năm 2007 là 4,6 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm trước và vượt 2,2% kế hoạch năm, đây cũng là năm có mức giải ngân cao. Năm 2008, kế hoạch đặt ra cho giải ngân sẽ cao hơn 5 tỷ USD. Có thể nói rằng nếu như chúng ta thực hiện không tốt vấn đề giải ngân thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc thu hút đầu tư nước ngoài. IV. Mục tiêu chương trình thu hút đầu tư nước ngoài 2006 – 2010 1. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 -2010 Các chỉ tiêu chủ yếu về đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 -2010 mà chính phủ đặt ra cần đạt được là :Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt khoảng 24 đến 25 tỷ USD chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đấu tư toàn xã hội, doanh thu đạt khoảng 163,4 tỷ USD; xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD , nhập khẩu đạt 103 tỷ USD; nộp ngân sách nhà nước 8,4 tỷ USD;Vốn FDI thực hiện trong nghành công nghiệp chiếm khoảng 60%,nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%. Chú trong thu hút đầu tư từ các nước G7 có công nghệ cao,đảm bảo phát triển bền vững. 2. Định hướng thu hút FDI vào Việt Nam. 2.1 Định hướng thu hút vốn đầu tư theo ngành Ngành công nghiệp xây dựng : khuyến khích đầu tư các ngành công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học … Công nghiệp phụ trợ : khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên phụ liệu của các ngành công nghiệp. Ngành dịch vụ : từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đảy các ngành kinh tế khác phát triển như ngân hàng, tài chính ,vận tải, bưu chính viễn thông…khuyến khích đầu tư nứoc ngoài tham gia cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo phương thức BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường sắt… Ngành nông , lâm ngư nghiệp: khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh hoc, công nghệ chế biến thực phẩm. Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dưng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông- lâm nghiệp. 2.2. Định hướng vùng Trong thời gian tới, dự báo vốn đầu tư nước ngoài vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý- tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm đẻ tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại các vùng khó khăn, thu dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi về đàu tư nước ngoài tại các vùng đó phải tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước ở các vùng đó. 2.3. Định hướng đối tác Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia ( TNCs) : đầu tư nước ngoài trên thế giới chủ yếu là vốn của TNCs, hoạt động của các công ty này có tác động quan trọng đối với những nước tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, việc thu hút các TNCs được khuyến khích cả hai hướng : thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Các đối tác chính: Dự báo từ nay đến 2010 Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng hàng đàu trong đầu tư tại Việt Nam, tiếp theo là Hoa Kỳ và các nước EU. Đối tác truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapỏe cũng sẽ tiếp tục gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ có xu hướng phát triển mạnh. V. Đánh giá chung Có thể nói rằng sau 20 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài Việt Nam đã và đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư,bằng chứng là việc đầu tư nước ngoài đã tăng mạnh trong vài năm qua.Để có thể tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài thì trong thời gian tới chúng ta cần phải đẩy nhanh việc thực hiện một số giải pháp như : Về thủ tục hành chính, nhất thiết phải minh bạch hóa quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài; tăng cường thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư; rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tư mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, các thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp... Đồng thời, cần quan tâm xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Về kết cấu hạ tầng, phải tiếp tục tập trung sức nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, trước mắt giải quyết tốt vấn đề nhu cầu năng lượng cho các nhà đầu tư, bảo đảm trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với cơ sở sản xuất. Về xúc tiến đầu tư, công bố Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn tới và chuẩn bị các tài liệu đầu tư làm cơ sở tiến hành vận động đầu tư theo các phương thức mới, nhằm vào các tập đoàn lớn và các dự án trọng điểm. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam; chuẩn bị để sớm đặt thêm các văn phòng đại diện xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài. Chương 3 Một số mô hình kinh tế lượng đánh giá khả năng thu hút FDI của việt nam. Với chương này bằng việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng vào để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Như vậy xuất phát từ thực trạng đầu tư của Việt Nam em sẽ xây dựng một mô hình phù hợp nhất với những biến số là những nhân tố cơ bản có thể tác động tới đâu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sau khi xây dựng được mô hình phù hợp em sẽ áp dụng kết quả ước lượng của mô hình để dự báo đầu tư trong một vài năm tới, cuối cùng là một số kiến nghị và giải pháp cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 1. Các biến số của mô hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài của một quốc gia trong nền kinh tế mở phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như tổng sản phẩm quốc nội,giá trị sản xuất công nghiệp,nông nghiệp,dịch vụ,tỷ giá…Tuy nhiên do các yếu tố như tổng sản phẩm quốc nội,Gíá trị sản xuất công nghiệp,nông nghiệp và dịch vụ khi đưa vào trong mô hình có sự cộng tuyến cao với nhau do các yếu tố này đều cấu thành nên GDP,nên ta chỉ đưa vào trong mô hình một vài yếu tố cơ bản có tác động tới FDI như Tổng sản phẩm quốc nội,Tỷ giá hối đoái và một biến giả D1. Biến phụ thuộc FDI ( Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ) FDI Biến độc lập Tổng sản phẩm quốc nội Tỷ giá hối đoái Biến giả ( Nhận giá trị bằng 1 với quan sát trước năm 1999,quan sát của các năm khác nhận giá trị bằng không) GDP R D1 2. Mô hình và phân tích kết quả Xuất phát từ mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas và qua thực nghiệm em đưa ra mô hình về sự tác động của một số yếu tố tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam như sau: Log(FDI)= β0 + β1 Log(GDP) + β3 Log(R) + β4D1 Trong đó : FDI là biến phụ thuộc GDP và R là biến độc lập D1 là biến giả Do giai đoạn 1998-1999 trên thế giới đã xảy ra nhiều sự kiện biến động như khủng hoảng tài chính trong khu vực đã xảy ra do vậy nó đã có những ảnh hưởng rất lớn tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta do các nước có chính sách tạm ngưng đầu tư ra nước ngoài.Cho nên trong mô hình này ta lấy năm 1999 là năm gốc thể hiện sự thay đổi của các yếu tố tác động tới FDI. D1 = 1 Nếu quan sát thuộc thời kỳ trước năm 1999 0 Nếu quan sát thuộc thời kỳ sau năm 1999 βi ( i=1,4) là hệ số của các biến tương ứng β0 là hệ số chặn. Cơ sở dữ liệu được lấy từ Viện chiến lược phát triển-Bộ kế hoạch và đầu tư giai đoạn 1995 -2007. Số liệu được đưa về giá năm 1994 để loại bỏ yếu tố lạm phát. Các hệ số β(i) trong mô hình chính là hệ số của các biên độc lập đối với các biến phụ thuộc. Các hệ số này phản ánh sự thay đổi % của các biến phụ thuộc theo sự thay đổi % của biến độc lập. Sau đây chúng ta sẽ xem xét tác động lần lượt của các yếu tố đưa vào trong mô hình tới FDI : Mô hình 1 : Tác động của GDP tới FDI Trước tiên ta đi kiểm định tính dừng của phần dư của mô hình dựa trên lược đồ tương quan ta có kết quả sau : Dựa vào lược đồ tương quan với khoảng tin cậy 95% ta thấy rằng tất cả các hệ số tương quan đều bằng không do vậy phần dư của mô hình này là một chuỗi dừng. Đồ thị phần dư của mô hình có dạng : Do phần dư của mô hình là chuỗi dừng nên sau đây ta đi xem xét tác động của GDP tới FDI dựa trên Eviews ta nhận được kết quả sau : Từ kết quả ước lượng ở mức ý nghĩa 5% ta có : Prob của β1 =0.000 < 0.05 nên ta thấy rằng hệ số của mô hình có ý nghĩa thống kê.Hơn nữa R2 = 0.998750 khá cao thể hiện rằng biến độc lập giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc khi các yếu tố khác không thay đổi. Kiểm định các khuyết tật của mô hình : Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Ramsey Reset test để kiểm định dạng hàm của mô hình ta nhận được kết quả sau : H0 : Dạng Hàm Đúng H1 : Dạng Hàm Sai Với kết quả nhận được từ mô hình ta thấy rằng giá trị P-value của mô hình là 0.440596 lớn hơn 0.05 cho nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0.Hay nói cách khác là mô hình có Dạng hàm đúng. Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định White Heteroskedasticity Test để kiểm định về phương sai sai số ngẫu nhiên ta nhận được kết quả từ mô hình như sau : H0 : Phương sai của sai số đồng đều H1 : Phương sai của sai số không đồng đều Với giá trị P-value nhận được là 0.696275 lớn hơn 0.05 cho nên trong trường hợp này ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 . Hay mô hình này có phương sai của sai số đồng đều. Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Breusch – Godfrey – Correlation LM test để kiểm định về hiện tượng tự tương quan trong mô hình ta có kết quả sau : H0 : Mô hình không có hiện tượng tự tương quan H1 : Mô hình có hiện tượng tự tương quan Dựa vào kết quả nhận được từ mô hình ta thấy rằng mô hình phân tích ảnh hưởng của GDP tới FDI là không có hiện tượng tự tương quan do giá tri P trong kiểm định nhận được là P = 0.837347 > 0.05 nên không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 tức là mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Từ các kiểm định khuyết tật của mô hình ta thấy rằng mô hình phân tích ảnh hưởng của GDP tới FDI là mô hình có dạng hàm đúng,phương sai của sai số đồng đều và không có hiện tượng tự tương quan nên có thể nói rằng mô hình này là tương đối tốt. Dạng hàm mô tả tác động của GDP tới FDI có dạng sau : LOG(FDI) = C(1)*LOG(GDP) + C(2) Với kết quả ước lượng từ mô hình thì dạng hàm sẽ có dạng : LOG(FDI) = 2.21273412*LOG(GDP) - 15.77254785 Phương trình này cho ta thấy được ảnh hưởng của GDP tới FDI. Trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi nếu tổng sản phẩm quốc nội GDP mà tăng lên hoặc giảm đi 1 % thì đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng tăng lên hoặc giảm đi một tỷ lệ tương ứng là 2.21 %. Mô hình 2 : Tác động của tỷ giá hối đoái R tới FDI. Trước tiên ta đi kiểm định tính dừng của phần dư của mô hình dựa trên lược đồ tương quan ta có kết quả sau : Dựa vào lược đồ tương quan với khoảng tin cậy 95% ta thấy rằng tất cả các hệ số tương quan đều bằng không do vậy phần dư của mô hình này là một chuỗi dừng. Đồ thị phần dư của mô hình có dạng : Do phần dư của mô hình là chuỗi dừng nên ta đi xem xét tác động của tỷ giá hối đoái R tới FDI : Từ kết quả ước lượng ở trên với mức ý nghĩa 5 % ta có : Prob của β1 =0.0019 < 0.05 nên ta thấy rằng hệ số của mô hình có ý nghĩa thống kê.Hơn nữa R2 = 0.636533 khá cao thể hiện rằng biến độc lập giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc khi các yếu tố khác không thay đổi. Kiểm định các khuyết tật của mô hình : Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Ramsey Reset test để kiểm định dạng hàm của mô hình ta nhận được kết quả sau : H0 : Dạng Hàm Đúng H1 : Dạng Hàm Sai Ta thấy rằng giá trị P- value nhận được từ kết quả ước lượng là 0.981074 lớn hơn 0.05 cho nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Hay dạng của mô hình là đúng. Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định White Heteroskedasticity Test để kiểm định về phương sai sai số ngẫu nhiên ta nhận được kết quả từ mô hình như sau : H0 : Phương sai của sai số đồng đều H1 : Phương sai của sai số không đồng đều Với giá trị P-value nhận được là 0.348550 lớn hơn 0.05 cho nên trong trường hợp này ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 . Hay mô hình này có phương sai của sai số đồng đều. Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Breusch – Godfrey – Correlation LM test để kiểm định về hiện tượng tự tương quan trong mô hình ta có kết quả sau : H0 : Mô hình không có hiện tượng tự tương quan H1 : Mô hình có hiện tượng tự tương quan Dựa vào kết quả nhận được từ mô hình ta thấy rằng mô hình phân tích ảnh hưởng của R tới FDI là không có hiện tượng tự tương quan do giá tri P trong kiểm định nhận được là P = 0.442431 > 0.05 nên không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 tức là mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Từ các kiểm định về các khuyết tật của mô hình ta nhận thấy rằng mô hình phân tích ảnh hưởng của tỷ giá R tới FDI là một mô hình tốt do tất cả các kiểm định đều cho ta thấy rằng mô hình này có dạng hàm đúng,phương sai đồng đều và không có hiện tượng tự tương quan. Với kết quả nhận được từ mô hình ta có dạng hàm mô tả tác động của tỷ giá hối đoái R tới FDI có dạng sau : LOG(FDI) = C(1)*LOG(R) + C(2 LOG(FDI) = 1.566992722*LOG(R) - 1.70859537 Phương trình này cho ta thấy rõ được tác động của tỷ giá R tới FDI. Trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi nếu tỷ giá hối đoái R mà tăng lên hoặc giảm đi 1 % thì nó cũng làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng lên hoặc giảm đi 1.57 % Từ việc phân tích ảnh hưởng riêng rẽ của tổng sản phẩm quốc nội GDP và tỷ giá hối đoái R tới FDI ta thấy rằng tất cả các yếu tố này đều có tác động tới FDI.Bây giờ ta xẽ đi xem xét tác động đồng thời của các yếu tố này tới FDI : Mô hình 3 : Phân tích tác động đồng thời của các yếu tố tới FDI. Xuất phát từ hàm sản xuất Cobb – Douglas ta có dạng hàm mô tả tác động của các yếu tố tới FDI là : Log (FDI) = β0 + β1 Log(GDP) + β3 Log(R) + β4D1 Trước tiên ta đi kiểm định tính dừng của mô hình dựa trên lược đồ tương quan ta thấy : Nhìn vào lược đồ tương quan với khoảng tin cậy 95% ta nhận thấy rằng tất cả các hệ số tương quan của mô hình đều bằng không do vậy ta kết luận rằng phần dư của mô hình là chuỗi dừng . Đồ thị phần dư của mô hình có dạng : Do phần dư của mô hình là chuỗi dừng nên ta sử dụng phương pháp OLS để xem xét tác động của các yếu tố tới FDI và kết quả tốt nhất có thể nhận được là : Nhìn vào các kết quả ước lượng từ phương pháp ước lượng OLS mà ta nhân được ta thấy rằng các hệ số của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05 nên chúng đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Hơn nữa hệ số R2 trong mô hình là khá cao nên no cũng cho ta thấy được tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc FDI. Prob (β1) = 0.000 < 0.05 Prob (β2) =0.0392 < 0.05 Để xem mô hình trên có phải là một mô hình tốt hay không ta đi kiểm định các khuyết tật của mô hình : Kiểm định về dạng hàm của mô hình : Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Ramsey Reset test ta nhận được kết quả sau : H0 : Dạng Hàm Đúng H1 : Dạng Hàm Sai Ramsey RESET Test: F-statistic 2.669695 Probability 0.146293 Log likelihood ratio 3.877039 Probability 0.048951 Với giá trị Prob = 0.146293 > 0.05 nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 ở trên hay mô hình này có dạng hàm đúng Kiểm định phương sai : Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định White Heteroskedasticity Test để kiểm định về phương sai sai số ngẫu nhiên ta nhận được kết quả từ mô hình như sau : H0 : Phương sai của sai số đồng đều H1 : Phương sai của sai số không đồng đều Giá trị Prob = 0.834770 > 0.05 nên trong trường hợp này thì chúng ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 . Hay mô hình này có phương sai đồng đều. Kiểm định về hiện tượng tự tương quan : Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Breusch – Godfrey – Correlation LM test để kiểm định về hiện tượng tự tương quan trong mô hình ta có kết quả sau : H0 : Mô hình không có hiện tượng tự tương quan H1 : Mô hình có hiện tượng tự tương quan Với kết quả ước lượng trên ta thấy rằng giá trị Prob nhận được từ mô hình là 0.385324 lớn hơn 0.05 nên chúng ta chấp nhận giả thiết H0 . Tức là mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến : Xem xét giữa biến GDP và R ta thấy : Fqs = R2(k-2)(n-k+1) / (1-R2) Fqs = 0.592 (3-2)(12-3+1) / (1-0.592) = 5.34 F0.05(1,10) = 24.2 Do Fqs = 5.34 < F0.05(1,10) = 24.2 nên trong trường hợp này thì ta thấy không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa GDP và R. Từ các kiểm định về các khuyết tật của mô hình trên ta thấy rằng đây là một mô hình tốt vì tất cả các kiểm định đều cho ta thấy rằng mô hình không hề có khuyết tật. Mô hình có dạng hàm đúng, phương sai đồng đều ,không có hiện tượng tự tương quan,không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình và phần dư của mô hình là một chuỗi dừng. Từ mô hình ta nhận được dạng hàm mô tả tác động của các yếu tố tới FDI như sau : LOG(FDI) = 2.324712447*LOG(GDP) - 0.0721374278*LOG(R) + 0.02619384237*D1 - 16.55799952 Từ phương trình trên ta thấy rằng các hệ số của mô hình đều phù hợp với các kỳ vọng đặt ra do vậy về mặt kinh tế thi mô hình này chấp nhận được. Biến giả D1 trong phương trình cho chúng ta thấy sự khác nhau trong đầu tư nước ngoài vào việt nam thời kỳ trước năm 1999 và thời kỳ sau năm 1999 do giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng tài chính trong khu vực và trên thế giới.Giai đoạn này Các nước có xu hướng tạm ngưng đầu tư ra nước ngoài để ồn định thị trường trong nước. 3. Kết Luận Qua phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới FDI ta nhận thấy rằng hầu hết các yếu tố đưa vào trong mô hình đều có tác động tới FDI.Cả ba mô hình đều cho thấy ảnh hưởng rõ nét của các biến độc lập tới các biến phụ thuộc do hệ số R-squared khá cao (đều ở mức xấp xỉ 0.8). Do vậy để có thể tiếp tục thu hút FDI nhiều thì trong thời gian tới chúng ta cần phải có những chính sách khuyến khích phát triển vào các lĩnh vực như nông,lâm,ngư nghiệp và dịch vụ ; các chính sách liên quan tới tỷ giá hối đoái và các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp,khai thác…vì tất cả các yếu tố này đều cấu thành nên GDP trong mô hình. 4. Kiến nghị về các giải pháp nâng cao khả năng thu hút và giải ngân FDI. 4.1 Cải thiện môi trường đầu tư của việt nam Hiện nay có thể nói rằng môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để có thể thu hút đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên để có thể tiếp tục thu hút sự quan tâm hơn nữa của các nhà đầu tư,các tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam thì chúng ta cần phải có những chính sách cải cách và cởi mở , tạo ra không gian thông thoáng để các nhà đầu tư có thể hoạt động.Để làm được thì chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau : Khả năng phát triển của thị trường phải được thể hiện bằng các cải cách cụ thể,thống nhất. Điều này sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vì họ đánh giá rất cao yếu tố khả năng phát triển kinh tế và thị trường bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như lao động, vị trí địa lý… Phát triển cơ sở hạ tầng,đặc biệt là ở các vùng,khu vực vốn có tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài.Đây là yếu tố quan trọng vì cơ sở hạ tầng hiện nay nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Tạo một môt trường đầu tư kinh doanh ổn định.Đây là yếu tố có ảnh hưởng căn bản đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư vì các nhà đầu tư nước ngoài luôn xem xét đánh giá môi trường theo xu hướng động và phát triển. Ngoài ra chúng ta cần phải thuc đẩy nhanh chóng quá trình cải cách trong các ngân hang vì các ngân hàng của Việt Nam chưa tỏ ra là có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.Chỉ như vậy thì các ngân hàng của Việt Nam mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và thích ứng với điều kiện cạnh tranh quốc tế. Tiếp tục đưa ra những chính sách thể chế,tạo điều kiện thuân lợi cho thị trường lao động tồn tại và phát triển,đáp ứng được nhu cầu về lao động của các nhà đầu tư.chỉ như vậy mới có thể cho phép các nguồn lực được di chuyển tự do,trên cơ sở đó các nguồn lực mới có thể được phân bố có hiệu quả và tối ưu theo quy luật của thị trường. Tiếp tục cải thiện và hoàn thiện môi trường pháp lý đặc biệt là liên tuc bổ sung luật và các văn bản dưới luật liên quan tới hoạt động đầu tư nước ngoài.Việc sửa đổi,bổ sung theo hướng cải thiện,tạo ra môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi là rất cần thiết,làm cho các văn bản pháp lý luôn đi sát với các yêu cầu thực tiễn về kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp. Cải thiện môi trường và thủ tục trong việc cấp giấy phép đầu tư ở các địa phương .Đồng thời nâng cao vai trò của tòa án để xử những vụ tranh chấp và mâu thuẫn trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó chúng ta cần phải đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính như là một yếu tố quyết định để cải thiện môi trường đầu tư,thu hút nguồn vốn nước ngoài cũng như thực hiện thành công các chương trình và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã đặt ra. 4.2 Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng FDI Qua số liệu đầu tư nước ngoài trên thế giới, cho thấy 70-75% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển trong nội bộ các nước phát triển, chỉ có 25-30% di chuyển đến các nước đang phát triển và kém phát triển. Điều đó cho thấy các nước chủ đầu tư không phải chỉ dựa vào khai thác lợi thế của các nước nhận đầu tư là có nguồn tài nguyên dồi dào và lao động rẻ. Tài nguyên dồi dào và lao động rẻ không phải là nhân tố quan trọng nhất để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ở nước ta, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế chính vì vậy chúng ta cần phải có những chính sách để thu hut nguồn vốn này. Để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì chúng ta cần phải rút ngắn thời gian trong việc cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài.Đồng thời cần phải tăng cường công tác thẩm định các dự án FDI nhằm lựa chọn các dự án có tính khả thi cao,giảm thiểu những rủi ro tiềm năng trong việc triển khai các dự án FDI. Tăng cường công tác quản lý điều hành để tháo gỡ kịp thời khó khăn khi xảy ra vướng mắc,hỗ trợ các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro khi có phát sinh. Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài và chất lượng công tác dự báo.Các dịch vụ này tập trung vào việc môi giới đối tác nước ngoài,vào việc lập dự án,cung cấp các thông tin dự báo về môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Bên cạnh đó chúng ta cần phải xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý,điều chỉnh cơ cấu FDI vào các nghành,vùng.Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào các vùng miền cần thu hút đầu tư,phát triển các ngành phụ trợ để nguồn vốn FDI có thể được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.Ngoài ra,chúng ta cần phải tạo thuận lợi về đầu vào và đầu ra để các sản phẩm của các dự án đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng xuất khẩu sang các thị trường khác. Thành lập các quỹ đầu tư trong nước cũng như cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam để cấp vốn cho các doanh nghiệp bên trong và ngoài nước.Ngoài ra cần có các chính sách ưu đãi như giảm thuế doanh thu,thuế lợi tức,thuế xuất nhập khẩu,mức lãi suất ưu đãi , hoặc áp dụng khoa học công nghệ cao,tạo nhiều việc làm. KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam và các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài ta có thể thấy rõ hơn được tầm quan trọng của nguồn vốn này tới phát triển kinh tế của đất nước.Thông qua việc phân tích mô hình chúng ta có thể thấy được các tác động của các nhân tố tới tình hình thu hút nguồn vốn FDI và từ đó chúng ta có thể thấy được các nhân tố chính có tác động mạnh mẽ tới việc thu hút FDI và từ đó có các giải pháp hợp lý để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn này. Với thời gian thực tập tại Ban dự báo- Viện chiến lược phát triển – Bộ kế hoạch và đầu tư dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ trong ban cùng sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Cao Văn em đã nghiên cứu và hoàn thành được đề tài này.Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các cô,các chú,các bác và thầy giáo đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội R : Tỷ giá hối đoái TNCs : Các công ty xuyên quốc gia NICs : Các nước công nghiệp phát triển DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế lượng tập 1 và 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2001,2002 Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm EVIEWS, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2002. Đề tài :Cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện một bước hệ thống dự báo phục vụ đổi mới công tác kế hoạch hóa – viện chiến lược phát triển Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 Niên giám thống kê 1995-2006 Giáo trình kinh tế đầu tư – PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai Tổng quan về 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Viện chiến lược phát triển – Bộ kế hoặch và đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12913.doc
Tài liệu liên quan