Chuyên đề Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Trung tâm Thương mại truyền hình

Cơ cấu vốn là chỉ tiêu thời điểm tuy không tác động đến kết quả kinh doanh nhưng lại quyết định trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Xác định cơ cấu vốn tối ưu trong điều kiện rủi ro cho phép sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và cải thiện tinh hình tài chính của doanh nghiệp. Thời gian qua, mặc dù liên tục kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm chưa cao, đó là do cơ cấu nguồn vốn kinh doanh chưa thật hợp lý. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới, Trung tâm cần tiến hành xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn. Tuy nhiên, cơ cấu vốn là chỉ tiêu thay đổi theo điều kiện kinh doanh và mục tiêu về hiệu quả cụ thể nên phưong pháp xây dựng cơ cấu hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Trung tâm chỉ mang tính dự báo căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và mục tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm trong năm 2002. Cơ cấu này có thể phải thay đổi nhưng nội dung phương pháp vẫn có ý nghĩa đối với Trung tâm trong việc lựa chọn cơ cấu nguồn vốn kinh doanh hợp lý hơn mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.

doc79 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Trung tâm Thương mại truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tâm luôn duy trì mức vốn lưu động ròng cao. Đặc điểm này là do lĩnh vực kinh doanh của trung tâm là xuất nhập khẩu các thiết bị truyền hình có giá trị lớn nên cần dự trữ tiền mặt lớn và vốn lưu động ròng cao. Tuy nhiên, năm 2001 các chỉ số khả năng thanh toán của trung tâm giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 năm. Trung tâm mất khả năng thanh toán nhanh, nguyên nhân là do dự trữ quá nhiều làm cho vốn lưu động ròng giảm. Chính sách tín dụng và cơ cấu tàI chính đã làm trung tâm không thể thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn nếu không sử dụng một phần dự trữ. + Tỷ lệ dự trữ / vốn lưu động ròng Tỷ lệ này cho biết phần thua lỗ mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu do giá trị hàng dự trữ giảm. Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng của trung tâm trong ba năm qua lần lượt là 63%, 60%, 65,8%. Tỷ lệ dự trữ này là quá cao nên tài sản của Trung tâm sẽ giảm mạnh nếu giá của các hàng hoá tồn kho giảm. + Vốn lưu động ròng hay vốn lưu động thường xuyên Vốn lưu động ròng cho thấy khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp. * Về khả năng hoạt động Các tỷ lệ về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của trung tâm cũng như kết quả kinh doanh. Các chỉ tiêu này sễ đo lường kết quả và hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành nguồn vốn. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong các chỉ tiêu này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp. + Vòng quay tiền của trung tâm năm 1999 là 3,5 vòng, năm 2000 tăng lên là 4,64 vòng chứng tỏ tiền được quay vòng nhanh, được luân chuyển liên tục trong quá trình kinh doanh, phản ánh hoạt động kinh doanh sôi động của trung tâm trong năm. Tuy nhiên năm 2001 vòng quay tiền giảm phản ánh hiệu quả hoạt động giảm. + Vòng quay dự trữ Khả năng thanh toán nhanh năm 1999 của Trung tâm quá thấp do lượng hàng dự trữ nhiều, vòng quay dự trữ thấp. Năm 2000 Trung tâm đã cơ cấu lại lượng hàng dự trữ. Do đó vòng quay dự trữ tăng. + Kỳ thu tiền bình quân Năm 2000, kỳ thu tiền bình quân của Trung tâm đạt mức thấp nhất trong 3 năm là 227 ngày là nhờ vòng quay tiền tăng đồng thời với việc giảm vốn sử dụng. * Về khả năng cân đối vốn: Hệ số nợ của Trung tâm năm 1999 là 0,59%, tức là vốn vay chiếm tới 59% tổng nguồn vốn. Với hệ số nợ hiện có thì trung tâm sẽ khó có khả năng vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Vì vậy, năm 2000 Trung tâm đã áp dụng các biện pháp để giảm xuống mức tối thiểu hệ số nợ. Cụ thể là trung tâm đã tiến hành thanh toán nợ, do đó tổng tàI sản và hệ số nợ giảm mạnh. Hệ số nợ năm 2000 của trung tâm là 0,24 < 0,5 đảm bảo hành lang an toàn cho nguồn tài chính của Trung tâm. Năm 2001 hệ số này lại tăng lên xấp xỉ năm 1999 là 0,57. Tóm lại, tỷ lệ nợ của Trung tâm trong 2 năm 1999 và 2001 là tương đối cao thể hiện sự bất lợi đối với chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ hiện nay trung tâm khó có thể huy động nhiều tiền vay để tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. * Về khả năng sinh lãi + Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của trung tâm biến động không đáng kể về số tuyệt đối nhưng xét về số tương đối thì có sự biến động lớn. Năm 2000 doanh thu tiêu thụ tăng 41% phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh cao. Doanh lợi tiêu thụ tăng là do doanh thu thuần tăng mạnh từ mức 24906 triệu đồng năm 1999 lên 27410 triệu đồng năm 2000 trong khi tổng nguồn vốn giảm mạnh với mức giảm 50,8%. Năm 2001, doanh lợi tiêu thụ giảm nhẹ xuống mức 2,33 là do doanh thu thuần giảm, trong khi tổng nguồn vốn tăng. + Doanh lợi vốn và doanh lợi VCSH của Trung tâm trong 3 năm biến động không đáng kể phản ánh tình hình kinh doanh tương đối ổn định. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. 2.4 Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Trung tâm 2.4.1 Phân tích ảnh hưởng chung của cơ cấu vốn kinh doanh đến hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm ảnh hưởng cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm trong 3 năm 1999-2000 được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 2.8 Tổng hợp ảnh hưởng cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Đơn vị : Triệu đồng Năm Tổng vốn Vốn vay Vốn chủ sở hữu Doanh lợi vốn (Hv) Doanh lợi VCSH (Hvc) Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng 1999 20306,71 12000 59 8306,71 41 2,46 6,05 2000 9988,95 2374,5 24 7614,45 76 4,57 6 2001 24000,64 13550 57 10450,64 43 2,95 6,79 Theo kết quả bảng tổng hợp trên ta thấy: Năm 1999, doanh lợi vốn chủ sở hữu là Hvc = 6,05 và doanh lợi tổng vốn là Hv=2,46 cho thấy Trung tâm kinh doanh có lãi nhưng mức lãi chưa cao, thậm chí còn thấp hơn lãi suất vay ngắn hạn và dài hạn trên thị trường. Vì vậy mặc dù có thể huy động thêm các nguồn vốn vay ngắn hạn cũng như vay dài hạn nhưng trung tâm không huy động thêm vốn vì khi doanh lợi vốn thấp hơn chi phí vốn vay trung bình trên thị trường thì việc vay vốn sẽ không mang lại hiệu quả. Năm 2000, doanh lợi vốn tăng nhưng doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm phản ánh sự giảm xút hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Đây là dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể nói đây là năm hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn cao, tình hình tài chính được cải thiện đáng kể, trung tâm đã kết hợp cả hai mục tiêu hiệu quả và an toàn trong sử dụng vốn. Tỷ lệ nợ giảm đột ngột đã làm nguồn vốn của trung tâm giảm khiến trung tâm phải bỏ qua một số hợp đồng. Sang năm 2001 trung tâm đã tìm cách tăng nguồn vốn bằng cách vay thêm 4355 triệu đồng bao gồm cả vay ngắn hạn và dài hạn. 2.4.2 Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn giúp doanh nghiệp nhận biết được sự phát triển và tăng trưởng, nhận biết được trong một thời kỳ nguồn vốn tăng, giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn như thế nào, những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu. Từ số liệu bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn sau Bảng 2.9 Nguồn vốn và sử dụng vốn của Trung tâm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % 1 Vốn bằng tiền 2 Phải thu 3 Hàng tồn kho 4 TSCĐ 5 Nợ ngắn hạn 6 Nợ dài hạn 7 Nợ khác 8 Vốn kinh doanh 1572 1100 2013 33,55 23,5 42,9 1513,3 2155 735,5 281,2 32,3 46 15,7 6 4410,4 9901 650,3 24,9 66,2 4,4 8675,5 2500 2286,2 1500 58 16,7 15,4 9,9 Cộng 4685 100 4685 100 1496,7 100 14961, 100 Trong năm 2000 nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 4685 triệu đồng. Sự tăng trưởng và phát triển của Trung tâm nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này thì được đánh giá là khả quan. Trong đó sử dụng vốn chủ yếu nằm ở khoản mục phải thu ( 46% ) và bằng tiền ( 32,3%). Để tài trợ cho vốn bằng tiền và các khoản thu, trung tâm đã sử dụng nguồn vốn nợ ngắn hạn và một phần nợ dài hạn vì tổng vốn bằng tiền và phải thu là 3668,3 triệu đồng lớn hơn nợ ngắn hạn (2374,5 triệu đồng) nên nợ dài hạn phải tài trợ một khoản là 1293,8 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ trong năm 2000 Trung tâm bị chiếm dụng nhiều vốn đồng thời tiền mặt để dự trữ cao trong khi phải trả nợ các khoản vay ngân hàng để chi trả cho các khoản tiền để không đó. Năm 2001, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 14968,69 triệu đồng, tăng 219% so với năm 2000. Mục tiêu tăng trưởng và phát triển của trung tâm tiếp tục được đảm bảo. Sử dụng vốn tăng chủ yếu đầu tư vào khoản phải thu và vốn bằng tiền. Số nợ ngắn hạn và dài hạn không đủ tài trợ cho khoản phải thu và vốn bằng tiền, Trung tâm phải huy động các nguồn vốn khác để tài trợ cho hai khoản mục này. Đó là dấu hiệu không tốt, Trung tâm bị chiếm dụng vốn quá lớn, lớn hơn năm 2000. Nếu Trung tâm không đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời sẽ tác động xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm. Các khoản phải thu năm 2000 chiếm 66,2%. tỷ trọng này là quá lớn, gây khó khăn cho việc trả nợ ngắn hạn của Trung tâm. So với năm 2000, năm 2001 sử dụng vốn đầu tư vào hàng tồn kho giảm xuống. Nhưng cũng giống năm 2000, Trung tâm phải sử dụng phần vốn lớn tài trợ cho các khoản phải thu và vốn bằng tiền. Các khoản phải thu được tài trợ bằng cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Như vậy, nguồn vốn của Trung tâm bị khách hàng chiếm dụng lớn. Bên cạnh đó, Trung tâm còn phải trả lãi cho nguồn vốn vay ngắn hạn. Qua phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Trung tâm có thể đánh giá Trung tâm đang tăng trưởng nhưng có thể chỉ là sự tăng trưởng về quy mô, thậm chí không cân đối trong cơ cấu. Các khoản phải thu và vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn, nguồn sử dụng đầu tư tài sản cố định không tăng. Để tài trợ cho phần sử dụng vốn tăng Trung tâm đã tăng nguồn vay nợ dài hạn là chủ yếu, ngoài ra còn tăng các khoản nợ huy động từ bên ngoài, khiến chi phí nợ vay của Trung tâm tăng mạnh. 2.5 Những điểm chưa hợp lý trong cơ cấu vốn của Trung tâm Thiếu vốn là trở ngại lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp, song với sự chủ động sáng tạo trong hoạt động kinh doanh ngoài số vốn hạn chế do ngân sách Nhà nước cấp, Trung tâm đã nhanh chóng lập kế hoạch vốn kịp thời từ các nguồn khác, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh những kết quả trên thì thực trạng quá trình sử dụng vốn của Trung tâm cũng cho thấy một số điểm chưa hợp lý trong việc xác định cơ cấu vốn, nguồn vốn, cách thức huy động vốn. Hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm chưa cao một phần cũng do kết quả hoạt động kinh doanh. Các kết quả kinh doanh thể hiện ở các chỉ tiêu doanh thu, doanh thu thuần, lãi gộp, lãi ròng… 2.5.1 Nguồn vốn vay chưa được sử dụng hiệu quả Liên tục trong ba năm gần đây, vốn vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Trung tâm, tuy nhiên việc huy động vốn vay không nâng cao được hiệu quả kinh doanh của Trung tâm. Năm 1999 Trung tâm vay ngắn hạn 3653,8 triệu đồng và vay dài hạn 2500 triệu đồng để huy động vốn kinh doanh nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao dẫn đến hậu quả là năm 2000 hoạt động kinh doanh giảm xút do Trung tâm phải trang trải nợ nần của năm trứớc đó. 2.5.2 Chi phí vốn cao Chi phí vốn của Trung tâm chính là các khoản lãi vay phải trả, khoản thuế thu trên vốn ngân sách nhà nước. Trong cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm thì các khoản tín dụng thương mại, nợ thuế và khoản người mua trả trước được coi như khoản vốn chiếm dụng, không phải trả lãi suất nên chi phí bằng không. Khoản vay ngắn hạn và dài hạn của trung tâm chịu lãi suất thị trường. Trong những năm gần đây, nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư giải phóng vốn ứ đọng nên lãi suất liên tục giảm. Trung tâm đã tận dụng cơ hội này để huy động thêm vốn kinh doanh. Ngoài ra trong cơ cấu của VCSH thì vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguồn vốn này có chi phí bằng khoản thuế thu trên vốn là 4,8 %/ năm. Trên cơ sở đó, ta có thể tính chi phí vốn trung bình của Trung tâm trong thời gian qua như sau: Gọi I là lãi suất bình quân gia quyền của các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn, ta có bảng sau +Gọi Kd (%) là chi phí vốn vay trước thuế, thì Kd của các năm 1999, 2000, 2001 là 10,5%;8,1%, 7,7%. + Chi phí vốn vay sau thuế Kd(1-T) trong đó T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. T=32%. + Tỷ trọng vốn vay Wd. + Chi phí vốn CSH (Ks) + Tỷ trọng vốn CSH (Wd) phải nộp thuế sử dụng vốn + Chi phí trung bình của vốn WACC WACC= Kd(1-T)Wd + KsWs Bảng 2.10 Lãi suất trung bình trước thuế Đơn vị: % Năm Ngắn hạn Dài hạn Lãi suất trung bình 1999 2000 2001 10,2 8,4 7,4 10,8 9,6 7,8 10,4 8,7 7,5 Căn cứ vào các số liệu về cơ cấu nguồn và tỷ lệ lãi suất vay ngắn hạn của trung tâm ta có bảng chi phí vốn trung bình thời kỳ 1991-2001. Bảng 2.11 Chi phí vốn trung bình của Trung tâm từ 1999-2001 Đơn vị: % Năm (Lãi ròng +lãi nợ vay) / tổng vốn Chi phí vốn nợ sau thuế Kd(1-T) Chi phí vốn ngân sách (Ks) Tỷ trọng vốn nợ vay (Wd) Tỷ trọng vốn ngân sách (Ws) WACC = Kd(1-T)Wd +KsWs 1999 3,05 7,1 4,8 27,8 32 5,96 2000 4,9 5,7 4,8 0,26 65 4,8 2001 3,2 5,2 4,8 49 33 5,03 Qua bảng ta thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn của Trung tâm lớn so với chi phí trung bình của vốn (WACC) cho thấy trung tâm đã sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả mặc dù kết quả chưa cao. Điều này là do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Năm 1999, WACC là 5,96%, Hv = 2,46 % nhưng do tỷ lệ lạm phát chỉ là 0,1% nên lãi thực của Trung tâm sau thuế là 497,7 triệu đồng. Năm 2000 vốn kinh doanh giảm chủ yếu do Trung tâm giảm khoản vay ngắn hạn nên WACC giảm xuống còn 4,8%. Năm 2000 cũng là năm giảm phát với tỷ lệ 0.6% nhờ đó hiệu quả sử dụng vốn tăng. Như vậy năm 2000 là năm Trung tâm sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Năm 2001, do mức lãi suất ngắn hạn trên thị trường giảm mạnh, nên mặc dù tỷ trọng vay vốn ngắn hạn và dài hạn tăng mạnh nhưng chi phí vốn trung bình chỉ tăng 4,8 % so với năm 200 trong khi đó Hv lại giảm xuống còn 2,95 % thấp hơn tốc độ tăng của chi phí vốn trung bình. Điều đó phản ánh sự giảm đi của hiệu sử dụng vốn . 2.5.3 Dự trữ nhiều Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta nhận thấy có một điểm nổi bật là lượng dự trữ và khoản phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động cho thấy sự bất hợp lý trong cơ cấu vốn lưu động. Trung tâm đã phải huy động các khoản vay để tài trợ cho hai khoản nói trên . Khả năng thu hồi vốn của Trung tâm tương đối chậm chứng tỏ số doanh thu bị khách hàng chiếm dụng lớn. Trong thời gian tới, Trung tâm cần có các biện pháp rút ngắn thời gian luân chuyển của vốn lưu động, tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu. Để tăng cường khả năng thu hồi các khoản nợ, Trung tâm cần theo dõi chặt chẽ thời hạn thanh toán, tránh tình trạng để nợ quá lâu dẫn đến khó đòi. 2.5.4 Khả năng thanh toán nhanh yếu Khả năng thanh toán nhanh của Trung tâm hai trong ba năm gần đây đều nhỏ hơn 1. Khả năng thanh toán nhanh năm 2000 tăng là do tốc độ giảm nợ ngắn hạn nhanh chủ yếu là vay ngắn hạn. Tuy nhiên năm 2001 khả năng thanh toán nhanh rơi xuống mức thấp nhất đó là do tốc độ tăng của tài sản lưu động nhỏ hơn tốc độ tăng của vay ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh thấp làm giảm tính chủ động về tài chính trong việc nắm bắt và tận dụng các cơ hội đầu tư. 2.5.5 Cơ cấu nợ chưa hợp lý Hệ số nợ của Trung tâm chưa phải quá cao nhưng trong cơ cấu nợ năm 2001 thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với nợ dài hạn. ( Nợ ngắn hạn là 11050 trong khi nợ dài hạn là 2500 triệu đồng). Điều này làm Trung tâm gặp nhiều khó khăn hơn bởi khả năng thanh toán kém. Trung tâm không tiến hành xác định nhu cầu vốn và đánh giá tính hợp lý của cơ cấu vốn hiện hành. Hiện nay, Trung tâm chỉ căn cứ chủ yếu vào tình hình kinh doanh hiện tại và kế hoạch kinh doanh trong kỳ tiếp theo để xác định nhu cầu vốn kinh doanh. Việc hoạch định nguồn tài trợ hầu như không được thực hiện. Trong kỳ kinh doanh khi xuất hiện nhu cầu vốn thực thì kế toán sẽ tiến hành cân đối và tiến hành vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Như vậy, việc tính toán ảnh hưởng của vốn vay đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hầu như bị bỏ qua. Đồng thời, chi phí vốn không được tính toán và đánh giá trong các quyết định huy động vốn. Kết quả là trung tâm sử dụng vốn có phí tổn cao, hiệu quả thấp. CHưƠNG III Phương PHáP XÂY DựNG CƠ CấU Vốn hợp lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại TRUNG TÂM THƯƠNG MạI TRUYềN HìNH 3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho Trung tâm Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì điều kiện tiên quyết là Trung tâm phải xem xét, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn để từ đó có các giải pháp hợp lý. Hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu tổng hợp, chịu tác động của rất nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đối với Trung tâm Thương mại Truyền hình thì các yếu tố chính bao gồm: 3.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm 3.1.1.1 Các nhân tố bên ngoài + Môi trường kinh tế trong nước và thế giới. Sau nhiều năm GDP của nước ta tăng với tốc độ cao ( 7-9 %) vào những năm 1994 đến 1997. Năm 1997, do ảnh hưởng một phần của cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Châu á nên GDP giảm xuống còn 5,8% và đến năm 1999 là 4,5%. Tỷ lệ lạm phát CPI đang từ 3,2 % năm 1998 giảm xuống còn 0,1 % năm 1999 và -0,6 % chứng tỏ sức mua giảm. Sự giảm xút của GDP và chỉ số lạm phát tính theo giá hàng hoá tiêu dùng CPI giảm đã khiến mức độ cạnh tranh tăng, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Trong thời gian qua, tỷ giá hối đoái tăng ổn định nên nó không ảnh hưởng nhiều đến sự biến đổi cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm. + Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Chính sách vĩ mô có tác động không nhỏ đến hiệu quả sự dụng vốn. Cụ thể từ cơ chế giao vốn, cơ chế đánh giá tài sản cố định, tỷ lệ khấu hao, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế XNK, các chính sách khuyến khích XNK... Các chính sách này có tác động đến kế hoạch mua sắm, nhập khẩu thiết bị, lựa chọn mặt hàng, phương thức thanh toán qua đó tác động đến hiệu quả sử dụng vốn. + Lạm phát và tỷ giá hối đoái Là doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên hoạt động kinh doanh của Trung tâm chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái. Các nhân tố này tác động đến giá trị tài sản cố định, đến giá vốn hàng bán... Là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn. + Sự biến động của thị trường. Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn thông qua mức doanh thu và lợi nhuận. + Lĩnh vực kinh doanh Mỗi lĩnh vực kinh doanh có mức doanh lợi vốn trung bình khác nhau, cũng như đòi hỏi doanh nghiệp phải có cách thức huy động, sử dụng vốn khác nhau. Với nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu các thiết bị phát thanh truyền hình, cung ứng dịch vụ tư vấn đầu tư và với mục tiêu tăng trưởng ổn định, là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Công ty đầu tư phát triển công nghệ truyền hình VTC nguồn vốn chủ sở hữu của Trung tâm chủ yếu là vốn ngân sách Nhà nước nhưng chỉ chiếm tỷ trọng < 10% tổng nguồn vốn kinh doanh. Do đó để tiến hành các hoạt động kinh doanh như mục tiêu đề ra Trung tâm phải vay vốn với khối lượng lớn vì vậy chi phí vốn vay cao dẫn đến lợi nhuận sau thuế và lãi vay giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. 3.1.1.2 Các nhân tố nội bộ + Trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay có rất nhiều cơ hội, thách thức đặt ra cho mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng được các cơ hội kinh doanh, có những quyết định đầu tư hợp lý thì vốn sẽ được sử dụng hiệu quả hơn và ngược lại. + Trình độ của cán bộ quản lý và người lao động. Con người là một trong bốn yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh nhưng là yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần có cơ chế khuyến khích vật chất người lao động một cách hợp lý, công bằng nếu không sẽ tác động xấu đến hiệu quả sử dụng vốn. + Cơ cấu vốn Cơ cấu vốn là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Với cùng lượng vốn tài trợ cho tổng tài sản một cơ cấu vốn hợp lý sẽ có chi phí vốn bình quân nhỏ nhất và mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghịêp. Năm 2001 do thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, đặc biệt là sang các nước Tây Âu, Nhật Bản, Trung tâm đã phải huy động cả vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn, trong đó vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 5,6%. Ngoài ra trung tâm còn huy động nguồn tín dụng thương mại và nợ tích luỹ. Tổng nguồn vốn huy động là 13550 triệu đồng chiếm 57% tổng nguồn vốn kinh doanh. + Khả năng huy động vốn Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tích luỹ được một lượng vốn nhất định. Nếu thiếu vốn mà doanh nghiệp không có khả năng huy động từ các nguồn vốn khác nhau thì lượng vốn có sẵn có thể không được sử dụng hoặc được sử dụng nhưng không đem lại hiệu quả cao. Khả năng vay vốn là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cầu nguồn vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Khả năng vay vốn xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Năm 2000 là năm Trung tâm đạt hiệu quả sử dụng vốn cao, lượng vốn vay ngắn và dài hạn cũng như tín dụng thương mại giảm mạnh. Đặc biệt là trung tâm đã áp dụng các biện pháp để xoá khoản nợ dài hạn 2500 triệu, do đó hệ số nợ giảm đột ngột từ 0,59 xuống còn 0,24 các chỉ số phản ánh khảt năng sinh lãi của tổng vốn tăng nhờ đó nâng cao uy tín của Trung tâm trong việc huy động vốn. Vì vậy năm 2001 Trung tâm đã huy động nguồn vốn lớn cho hoạt động kinh doanh. Nhờ đó các kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn tăng. 3.1.2 Những điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 3.1.2.1 Mở rộng hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ Việc xây dựng cơ cấu vốn hợp lý nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời, hiêụ quả sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh cũng có tác động ngược trở lại đối với doanh nghiệp. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng doanh nghiệp có đIều kiện nâng cao doanh thu, lợi nhuận cụ thể là tăng lợi nhuận để lại, bằng cách đó doanh nghiệp có thể tự bổ sung thêm nguồn vốn. Hơn thế, sự phát triển đi lên của Trung tâm là sự đảm bảo tốt nhất cho khả năng vay vốn trong tương lai. Ngược lại, nếu tình hình kinh doanh gặp khó khăn hoặc kinh doanh thua lỗ thì chẳng những nguồn vốn của Trung tâm có thể giảm mà các chủ nợ cũng ngần ngại trong việc cho vay hoặc nếu cho vay thì mức lãi suất có thể sẽ cao. Chi phí vốn cao ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn thông qua đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động dẫn đến tình trạng nguồn vốn bổ sung bị hạn chế. Kết quả là Trung tâm không thực hiện được chính sách huy động vốn, việc xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu bị cản trở. Là một doanh nghiệp kinh doanh XNK các thiết bị truyền hình, Trung tâm cần phải có các biện pháp mở rộng hơn nữa thị trường kinh doanh vì hiện nay có rất nhiều các tập đoàn điện tử sản suất các loại thiết bị này. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng các loại thiết bị này cũng đang tăng mạnh đặc biệt là khu vực tư nhân. Những năm gần đây, Trung tâm đã mở rộng quan hệ bạn hàng với nhiều tập đoàn lớn trên thế giới và cũng đã tạo dựng được uy tín với khách hàng tại một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, thị trường trong nước vẫn là thị trường quan trọng nhất của Trung tâm. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu, nếu không có thị trường ổn định và ngày càng được mở rộng trong nước thì Trung tâm sẽ khó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh để từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát huy tác dụng tích cực của một cơ cấu vốn hợp lý. Để phát triển thị trường trong nước, Trung tâm có thể mở thêm một số đại lý tại một số tỉnh và thành phố mà hiện tại nhu cầu sản phẩm cao. Như vậy, Trung tâm vừa có thể giảm được chi phí giao dịch, thuận lợi hơn cho khách hàng vừa có khả năng chiếm lĩnh thị trường trước khi các đối thủ cạnh tranh khác mở các đại lý của mình tại các địa bàn này. Để mở rộng thị trường, Trung tâm cũng cần đa dạng hoá các mặt hàng và nguồn hàng để phục vụ cho các đối tượng khách hàng với khả năng tài chính khác nhau. Song đối với một số mặt hàng chính có giá trị cao, chủ yếu phục vụ cho các khách lớn là các cơ quan, tổ chức nhà nước thì Trung tâm vẫn phải giữ ổn định thị trường. 3.1.2.2 Đổi mới phương thức huy động vốn Qua đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tình hình tài chính của Trung tâm trong thời qua ta thấy các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng vốn lưu động của Trung tâm. Năm 2002, tỉ lệ hàng dự trữ và các khoản phải thu chiếm tới 63% tổng vốn. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vốn bằng tiền mặt và khả năng thanh toán thấp các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Việc huy động vốn luôn gắn liền với chi phí huy động sử dụng vốn và tình hình tài chính của trung tâm. Do đó khi huy động vốn, Trung tâm cần chú ý đến hai nguồn vốn được xem là không có phí tổn, đó là tín dụng thương mại và các khoản nợ tích luỹ như nợ thuế, nợ cán bộ công nhân viên và nợ các tổ khác. Trong năm 2000 khối lượng và tỷ trọng nguồn vốn tín dụng thương mại giảm mạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn vốn kinh doanh. Một phần là do những nỗ lực của Trung tâm nhằm cải thiện các chỉ số tài chính, thanh toán nợ cho các nhà cung cấp để tăng uy tín. Trung tâm có thể vẫn tiếp tục duy trì được nguồn vốn này nếu như được các nhà cung ứng chấp nhận. Tuy nhiên, với tình hình tài chính hiện nay, Trung tâm có rất ít khả năng tăng được nguồn vốn này. Vì vậy Trung tâm nên tận dụng tối đa nguồn vốn này. Bên cạnh đó, các khoản nợ tích luỹ cũng là nguồn vốn tạm thời rất hữu ích cho Trung tâm. Để tăng thời gian có thể sử dụng đối với các khoản nợ tích luỹ, ngoài việc Trung tâm cần thực hiện việc nộp thuế, bảo hiểm trong thời gian chậm nhất Trung tâm có thể trích một phần quỹ lương để cuối kỳ kinh doanh thưởng cho những người có sáng kiến làm lợi cho Trung tâm. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn quan trọng nhất trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Nhưng hiện nay nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 1999 là 41%, năm 2000 là 76% và năm 2001 là 43%. Trong thời gian tới Trung tâm cần phải tăng tỷ trọng nguồn vốn này lên trên 50%. Đó là tỷ lệ tốt nhất cho tình hình tài chính hiện nay của trung tâm. Muốn vậy Trung tâm phải kinh doanh có lãi để có nguồn vốn bổ sung hoặc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn thông qua liên doanh, cổ phần hoá. Ngoài ra trong tình hình hiện nay, các điều kiện để được vay vốn ngân hàng đã được mở rộng, lãi suất vay liên tục giảm. Theo quyết định của Bộ Tài chính về việc cho doanh nghiệp nhà nước vay vốn không cần thế chấp, Trung tâm với nhiều năm liên tục có vốn tự bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh có thể huy động vốn theo hình thức này khi có cơ hội mở rộng hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, là một doanh nghiệp XNK nhiều khi phải mua ngoại tệ vơi gía cao tại ngân hàng để thanh toán nên Trung tâm chịu nhiều phí tổn vì giá đồng ngoại tệ liên tục tăng. Ngoài các nguồn vay trên Trung tâm có thể vay cán bộ công nhân viên vừa thuận lợi vừa giảm được chi phí giao dịch lại không cần phải thế chấp tài sản, vừa có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động đầu tư. Hiện nay việc huy động vốn vay diễn ra khá dễ dàng, thuận lợi. Nhưng nếu sử dụng quá mức cần thiết mà không quan tâm đến hiệu quả sử dụng những đồng vốn vay thì có thể doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất cân đối về cơ cấu nguồn vốn. Có thể nói cả khả năng tài trợ và khả năng huy động vốn vay của Trung tâm đều thuận lợi nhưng nếu Trung tâm kinh doanh không có lãi, hiệu quả sử dụng vốn không cao thì cả khả năng này đều không được khai thác. 3.1.2.3 Nâng cao vòng quay vốn lưu động Hiện nay hàng dự trữ chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động, trong khi trung tâm phải đi vay với lãi suất cao để thanh toán. Đó là do Trung tâm nhập khẩu một số mặt hàng khó tiêu thụ hoặc Trung tâm nhập khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng nhưng khi điều kiện kinh doanh thay đổi, Trung tâm phải giữ lại một số hàng do người mua không chấp nhận vì giá cao hơn hợp đồng. Huy động vốn đã khó, làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả lại càng khó hơn. Do đó trung tâm phải có biện pháp quản lý tài chính chặt chẽ. 3.1.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý tài chính Cùng với việc xây dựng cỏ cấu nguồn vốn Trung tâm cần phải thường xuyên đánh giá cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn đồng thời không để vốn bị chiếm dụng quá nhiều do doanh thu phần lớn nằm ở các khoản phải thu. Là một doanh nghiệp XNK, nguồn vốn kinh doanh lớn chủ yếu là vốn vay nếu không quản lý chặt chẽ sẽ khó khăn trong việc huy động vốn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh và hiệu quả sử dụng vốn 3.1.2.5 Thực hiện tốt việc thu hồi và thanh toán các khoản nợ Trong ba năm qua khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của Trung tâm. Vì vậy trong thời gian tới Trung tâm nên tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu. Để tăng cường khả năng thu hồi nợ, Trung tâm cần theo dõi chặt chẽ thời hạn các khoản thu, tránh tình trạng nợ phải thu biến thành nợ khó đòi. 3.1.2.6 Đào tạo nhân lực Là một doanh nghiệp kinh doanh XNK trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế hiện nay để có thể ứng phó nhanh với sự thay đổi của thị trường, nắm bắt cơ hội kinh doanh thì đào tạo con người là một vấn đề cốt lõi đặt ra cho các doanh nghiệp. 3.1.2.7 Xây dựng cơ cấu vốn kinh doanh hợp lý Như đã phân tích trong chương II, cơ cấu vốn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm. Ngoài những tác dụng tích cực thì cơ cấu vốn cũng đã có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy việc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3. 2 Phưong pháp xây dựng cơ cấu vốn hợp lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Trung tâm trong năm 2002 Xây dựng cơ cấu vốn là cả một quá trình mang tính định hướng và dài hạn. Việc điều chỉnh ngay một cơ cấu vốn theo mục tiêu mong muốn là không dễ dàng. Quá trình này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Qua phân tích ảnh hưởng cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Trung tâm ta đã thấy được một số điểm bất hợp lý trong cơ cấu vốn hiện nay của Trung tâm dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Các chỉ số tài chính phản ánh tình hình tài chính của Trung tâm không thực sự an toàn. Trung tâm đã không khai thác được ưu thế của việc sử dụng đòn cân nợ, làm mất cân đối cơ cấu nguồn vốn dẫn đến chi phí lãi vay lớn làm giảm hiệu quả kinh doanh. Với cơ cấu vốn như vậy, nếu không kịp thời cơ cấu lại cho hợp lý, Trung tâm sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt là trong những năm tới khi Việt Nam phải thực hiện các điều kiện của AFTA. Hiệu quả sử dụng vốn cao, tình hình tài chính lành mạnh là mục tiêu của cơ cấu vốn tối ưu. Tuy nhiên để có thể xây dựng được một cơ cấu vốn tối ưu thì còn phải dựa vào các căn cứ quan trọng sau: 3.2.1 Các căn cứ chủ yếu để xác định cơ cấu vốn hợp lý cho Trung tâm Để xác định cơ cấu vốn hợp lý đạt được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao cần xem xét cơ cấu vốn trong quan hệ với chi phí lãi vay, lợi nhuận ròng và các chỉ tiêu tài chính cơ bản khác. Hiệu quả sử dụng vốn cao phải đi đôi với tình hình tài chính lành mạnh mới đảm bảo lợi ích vững chắc cho Trung tâm. 3.2.1.1 Kế hoạch kinh doanh Kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thể hiện phương hướng và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Năm 2002, Trung tâm đặt mục tiêu tăng 10% doanh thu và đã xây dựng kế hoạch doanh thu, chi phí cho năm 2002 như sau: Bảng 3.1 Kế hoạch doanh thu chi phí năm 2000 Đơn vị : triệu đồng Khoản mục Thực hiện Năm 2001 Kế hoạch năm 2002 Doanh thu (trừ VAT) 30619,7 33681,67 Các khoản giảm trừ 209,7 138,66 Giá vốn hàng bán 29015,1 319,17 Chi phí bán hàng và quản lý 352 323,84 Lợi nhuận trước thuế 1042,9 3200 Theo mục tiêu kế hoạch đặt ra doanh thu năm 2002 sẽ tăng cùng tốc độ với giá vốn hàng bán là 10%, Trung tâm sẽ tìm các biện pháp giảm chi phí và mục tiêu là chi phí sẽ tăng nhưng tăng với tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu với mức tăng 8% nhờ vậy lợi nhuận trước thuế sẽ đạt 3200 triệu đồng, tăng 157,1 % so với năm 2001. Trong điều kiện của Trung tâm hiện nay các mục tiêu đặt ra hoàn toàn có khả năng thực hiện được nhưng cần có lượng vốn lớn vì vậy phải xem xét nhu cầu vốn để có biện pháp tài trợ. 3.2.1.2 Nhu cầu vốn Một cơ cấu vốn hợp lý phải là cơ cấu vốn đảm bảo đủ vốn kinh doanh cho Trung tâm, đảm bảo khả năng thanh toán nhưng không làm tăng chi phí vốn và tỉ lệ nợ vốn đã mất cân đối của Trung tâm. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ( VLĐTX ), vốn lưu động thường xuyên và vốn bằng tiền là những căn cứ quan trọng để xây dựng cơ vốn hợp lý cho Trung tâm Thương mại truyền hình. * Về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Bảng 3.2 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 2000 so với 1999 Năm 2001 2001so với 2000 1 Khoản phảI thu 2 Hàng tồn kho 3 Nợ ngắn hạn 8634 3357,1 9500 3432 1772,3 2774,5 39,75 52,79 29,20 9025 4080,25 11050 262,97 230,22 398,27 Tổng nhu cầu VLĐTX 2491,1 2429,8 97,53 2055,25 84,59 * Về vốn lưu động thường xuyên Bảng 3.3 Vốn lưu động thường xuyên Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 2000 so với 1999 Năm 2001 2001 so với 2000 1 TàI sản cố định 2 Vốn chủ sở hữu 3 Nợ dàI hạn 1008,27 8306,71 2500 1402,75 6614,45 0 139,12 79,63 1033,06 10450,64 2500 73,65 158 Tổng VLĐTX 9798,44 5211,7 53,19 8983,7 172,38 * Vốn bằng tiền Bảng 3.4 Vốn bằng tiền Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2000 so với 1999 (%) 2001 2001 so với 2000 (%) 1 VLĐTX 2 Nhu cầu VLĐTX 3 Vốn bằng tiền 9798,44 2491,1 -7307,34 5211,7 2429,8 -2781,9 53,19 97,53 38,07 8983,7 2055,25 -6928,45 172,38 84,59 249,05 Trong hai năm 1999, 2000 Trung tâm hầu như luôn trong tình trạng không có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2001, tổng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là 2055,25 triệu đồng, giảm mạnh so với năm 2000 và 1999 là do các khoản phải thu và tồn kho tăng lên chứ không phải do vay ngắn hạn giảm. Vì vậy vòng quay vốn giảm, hàng tồn kho nhiều, nợ khách hàng tăng. Hai trong 3 năm qua tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh cao, trung tâm đang thiếu vốn để mở rộng kinh doanh nhưng không có khả năng thanh toán nếu tiếp tục vay thêm vốn. Vốn LĐTX luôn dương chứng tỏ toàn bộ tài sản cố định được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên ba năm liền nhu cầu vốn LĐTX bị thiếu hụt lớn, VLĐTX chỉ dừng lại ở con số 9798,44 là mức cao nhất vào năm 1999, phần còn lại của vốn dài hạn không đủ đáp ứng nhu cầu. Vì vậy Trung tâm luôn trong tình trạng không có đủ tiền để chi trả. Năm 1999 và 2001 Trung tâm đã sử dụng vốn dài hạn và tăng vốn chủ sở hữu lên 10450,64 triệu đồng. Do đó vốn lưu động tăng mạnh vào năm 2001. Tuy nhiên, lượng tiền mặt vẫn thiếu hụt so với nhu cầu. Trong những năm tới trung tâm cần đảm bảo đủ tiền mặt cho hoạt động kinh doanh và nên sử dụng nhiều hơn nguồn vốn vay dài hạn. Để xây dựng cơ cấu hợp lý các nguồn vốn kinh doanh cho năm 2002 cần phải xác định được nhu cầu vốn của năm. Có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán nhu cầu vốn, sau đây là một trong các phương pháp đó: phương pháp dự đoán nhu cầu vốn theo tỷ lệ % trên doanh thu. Để dự báo nhu cầu vốn vay dựa trên việc tính các khoản trong bảng cân đối kế toán, trước hết cần xem tỷ lệ % trên doanh thu các khoản chủ yếu trong bảng cân đối kế toán năm 2001 Bảng 3.5 Tỷ lệ % tính trên doanh thu các khoản mục chủ yếu trong bảng cân đối kế toán năm 2001 Đơn vị : Triệu đồng Tài sản Nguồn vốn Chỉ tiêu % Chỉ tiêu % 1 Tiền 2 Phải thu 3 Hàng tồn kho 4 Tài sản cố định 25,68 37,6 13,32 4,3 1 Nợ NSNN 2 Các khoản phải trả 10,4 2,03 Cộng 80,9 Cộng 12,43 Bảng 3.6 Số dư các khoản trong BCĐKT năm 2001 Đơn vị :Triệu đồng Tài sản Nguồn vốn Chỉ tiêu giá trị Chỉ tiêu Giá trị 1 TSLĐ +Tiền + Các khoản phải thu +Hàng tồn kho +TSLĐ Khác 2 TSCĐ+ đầu tư dài hạn 22967,8 7862,33 9025 4080,25 0 1033,06 1 Nợ phải trả +Vay ngắn hạn +Nợ NSNN +Phải trả KH +Nợ dàihạn 2 Vốn chủ sở hữu +Vốn NSNN +Vốn tự bổ sung +Nguồn vốn khác 11050 600,16 2500 98,6 2500 10450 8000 2000 450 Cộng tài sản 24000,64 Cộng nguồn vốn 24000,64 Doanh thu năm 2001 là 30619,7 triệu, năm 2002 dự kiến là 33681,67 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế tính theo doanh thu là 6,46%. Nhìn vào bảng ta thấy tài sản tính theo doanh thu là 80,9% và được trang trải bằng 12,43% các khoản nợ, vậy nhu cầu vốn của trung tâm là 80,9 - 12,43 = 68,47 % Nghĩa là cứ 1000 đồng doanh thu tăng lên của năm 2002 cần 684,7 đồng vốn bổ sung. Nếu năm 2002 doanh thu của Trung tâm là 33681,67 triệu đồng thì nhu cầu vốn lưu động cần bổ sung là: ( 33681,67 - 30619,7) x 68,47% = 2096,53 (Triệu đồng) Trong đó nhu cầu vốn lưu động là: (33681,67 - 30619,7) x (68,47% - 4,3%) = 1964,87 (triệu đồng) Lợi nhuận sau thuế so với doanh thu năm 2001 là: 33681,67 x 6,46 = 2176 ( triệu đồng) Phần lợi nhuận này có thể sử dụng để bổ sung vào nguồn vốn. Với nhu cầu vốn lưu động tăng 2096,53 triệu có thể dùng 2176 triệu đồng lợi nhuận để trang trải, phần còn lại phải huy động vốn từ bên ngoài. Để an toàn trong sử dụng vốn Trung tâm nên kết hợp vay cả vốn ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, Trung tâm cần đánh giá chi phí của mỗi loại vốn vay để có thể huy động vốn với chi phí thấp nhất. + Hệ số nợ và chi phí vốn Với nhu cầu vốn dự kiến Trung tâm sẽ phải vay ngắn hạn. Tuy nhiên Trung tâm khó mà vay nợ hơn 55% tài sản. Như đã phân tích ở trên, Trung tâm đã không sử dụng hiệu quả đòn cân nợ làm giảm hiệu quả kinh doanh do đó hệ số nợ của Trung tâm cần phải giảm xuống. Với tỉ lệ khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn trung tâm sẽ phải trả những khoản chi phí nợ khác nhau. Khi Trung tâm có nhu cầu vay thêm vốn đồng nghĩa với việc tăng rủi ro tài chính, do đó lãi suất vay sẽ cao hơn, đều kiện cho vay chặt chẽ hơn do đó chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng cho đến khi tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, lãi gộp thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn vay nói riêng. Năm 2001 lãi gộp tăng 370,9 triệu đồng thời chi phí bán hàng & quản lý giảm trong đó chi phí lãi vay giảm. Đó là dấu hiệu đáng khích lệ. Tuy nhiên tỷ lệ nợ lại cao hơn năm trước, lãi vay giảm là do lãi suất trên thị trường giảm mạnh, đó là nhân tố khách quan không ổn định. Để giảm thật sự chi phí vốn Trung tâm cần phải giảm tỷ lệ nợ, tăng vốn chủ sở hữu. Việc tăng vốn chủ sở hữu, giảm vốn vay sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên điều này có thể thực hiện được hay không còn tuỳ thuộc vào khả năng tự bổ sung vốn của Trung tâm. 3.2.1.3 Khả năng tự tài trợ và vay vốn của Trung tâm Khả năng tự tài trợ và vay vốn của Trung tâm phụ thuộc chủ yếu vào kết quả kinh doanh kỳ trước. Năm 2001, lợi nhuận của Trung tâm đạt mức cao nhất trong ba năm với 709,17 triệu đồng, tăng 55,2% so với năm 2000 Mức tăng cao thể hiện khả năng tự tài trợ của trung tâm được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên so với nguồn vốn cần bổ sung thì trung tâm vẫn cần phải huy động thêm các nguồn vốn khác. Tuy Trung tâm được thành lập chưa lâu nhưng đã tạo được uy tín đối với các khách hàng và các nhà cung cấp. Do đó chiếm dụng tín dụng thương mại và khách hàng trả trước chiếm tỷ trọng cao. Ngoài ra, việc Trung tâm nhiều năm liền kinh doanh có lãi sẽ là một thuận lợi lớn để trung tâm có thể vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Với các chỉ số thanh toán tuy đang được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp như hiện nay thì việc vay thêm vốn sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí lãi vay đồng thời làm gia tăng thêm gánh nặng thanh toán cho Trung tâm. Vì vậy mục tiêu của công ty trong những năm tới là phải cơ cấu lại nguồn vốn, góp phần cải thiện các chỉ số tài chính cơ bản đặc biệt là các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán để từ đó tăng khả năng huy động vốn. Trung tâm cũng cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa chi phí vốn và hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian qua, chi phí vốn tuy có thấp hơn mức doanh lợi vốn chủ sở hữu nhưng lại cao hơn mức doanh lợi tổng vốn nhưng cơ cấu vốn chưa hợp lý nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của Trung tâm. Như vậy khả năng huy động vốn của Trung tâm tuy không hoàn toàn thuận lợi nhưng cũng có thể đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Huy động vốn theo con đường nào tuỳ thuộc vào mục tiêu và chính sách tài chính mà Trung tâm lựa chọn. Năm 2001, lợi nhuận ròng của Trung tâm đạt 709,17 triệu đồng tăng 41% so với năm 2000, vì vậy khả năng tự tài trợ của Trung tâm tăng. Số lợi nhuận này sau khi trích vào các quỹ sẽ được bổ sung vào nguồn vốn lưu động. So với nhu cầu vốn lưu động dự kiến năm 2002 Trung tâm phải tiếp tục đi vay. Vấn đề là Trung tâm phải cân nhắc xem nên vay vốn từ nguồn nào: vay ngắn hạn, dài hạn, tín dụng thương mại, hay nợ NSNN và với tỷ lệ nào là phù hợp để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cao và khả năng thanh toán. 3.2.2 Các chỉ số tài chính cơ bản cho cơ cấu vốn năm 2002 của Trung tâm Cơ cấu vốn tối ưu phải đảm bảo cải thiện tình hình tài chính của Trung tâm, nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh và quan trọng nhất là phải góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, là điều kiện tiên quyết để Trung tâm có thể tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tỷ số nợ , hệ số thanh toán và tổng mức chi phí vốn là nhưng chỉ số phản ánh tổng quát nhất cơ cấu nguồn vốn và khả năng tài chính của trung tâm. Tuy nhiên, để xem xét tính hợp lý và mức độ ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn thì có thể nói việc xem xét các chỉ doanh lợi tổng vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu trong mối tương quan với các chỉ số tài chính nói trên là vô cùng quan trọng. nó sẽ cho thấy tác dụng thực sự của một cơ cấu vốn hợp lý. Trong thời gian gần đây, do hệ số nợ cao nên trung tâm gần như mất khả năng thanh toán nhanh. Xét về dài hạn, Trung tâm phải đặt mục tiêu nâng các chỉ số tài chính vượt mức trung bình của nghành. Mục tiêu của Trung tâm đối với cơ cấu vốn trong những năm tới bao gồm + Mục tiêu đối với tỷ số nợ Để đạt mức doanh thu là 33681,67 vào năm 2002 trung tâm cần huy động thêm một lượng vốn là 2096,53 triệu trong đó có1964,87 triệu vốn lưu động ròng. Tổng tài sản dự kiến của trung tâm năm 2002 bao gồm + TSLĐ 25800,16 - Tiền 8649,45 - Phải thu 12664,31 - Tồn kho 4486,4 + TSCĐ 1448,3 Tổng cộng 27248,46 Mục tiêu của công ty đăt ra là giữ tỷ lệ vay nợ dưới 55% tổng giá trị tàI sản hiện có. Theo dự kiến tổng tài sản năm 2002 sẽ là 27248,46 triệu đồng nên tổng hạn mức nợ là 0,55 x 27248,46 = 14986,65 triệu đồng. Tổng vốn nợ trong năm 2002 của trung tâm là 13550 triệu. So với hạn mức trên, số vốn mà trung tâm được phép huy động tối đa là 14986,65 - 13550 = 1436,65 triệu. Như vậy ta có số nợ mới tối đa mà trung tâm được phép huy động là (14986,65 - 13550 = 1436,65) triệu đồng. + Tổng giá trị tài sản dự kiến 27248,46 + Tỷ số nợ / vốn tối đa cho phép 0,55 + Tổng hạn mức nợ tối đa 1436,65 Cơ cấu nợ năm 2001 + Nợ ngắn hạn 11050 + Nợ dài hạn 2500 + Tổng nợ 13550 Số nợ được phép tăng tối đa 1436,65 Do tổng nhu cầu vốn cần tài trợ là 2096,53 triệu nên để đạt được sự cân đối trong cơ cấu nợ trung tâm phải tự tài trợ tối thiểu là 2096,53 - 1436,65 = 659,88 (triệu đồng) Ta có cơ cấu nguồn vốn năm 2002 đảm bảo cho mục tiêu đối với tỷ số nợ là 0,55 là Tổng vốn 0 27248,46 triệu đồng, trong đó + Vốn vay 14986,65 + Vốn chủ sở hữu `12261,81 Vì thế, tổng số vốn vay của trung tâm là 14986,65 triệu và số tăng lên là 1436,65 triệu. Như vậy thực chất tổng số nợ được phép tăng tối đa 1436,65 triệu + Mục tiêu đối với tỷ lệ thanh toán Trong thời gian tới, Trung tâm dự định thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thanh toán của Trung tâm đặc biệt là thanh toán nhanh và thanh toán tức thời. Những cố gắng của Trung tâm là nhằm giảm lượng hàng dự trữ mà vẫn đảm bảo các hoạt động kinh doanh XNK diễn ra bình thường đồng thời tăng lượng tiền mặt và các tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Song song với việc này, Trung tâm phải kiểm soát để số vốn nợ không tăng tới giới hạn làm cho tỷ số thanh toán giảm nhanh. Theo dự kiến, tổng tài sản lưu động năm 2002 của trung tâm là 25800,16 triệu đồng. Vì thế các khoản nợ ngắn hạn được giới hạn ở mức 17200 triệu đồng Như đã biết, các khoản nợ ngắn hạn của Trung tâm năm 2001 là 11050 triệu nên hạn mức này quy định khoản nợ ngắn hạn tối đa năm 2002 là 1850,08 triệu đồng. + Tổng giá trị tài sản lưu động 25800,1 Giá trị tối thiểu của tỷ lệ thanh toán hiện hành là 2 Giá trị các khoản nợ ngắn hạn tối đa 12000,08 Giá trị các khoản nợ năm 2001 là 13550 trong đó nợ ngắn hạn là 11050 Mức tăng tối đa trong khoản nợ ngắn hạn năm 2002 là 950,08 triệu đồng Như vậy ta có: Tổng nợ được phép tăng tối đa là 1436,65 Mức tăng nợ ngắn hạn tối đa 950,08 triệu đồng Như vậy, Trung tâm phải vay vốn vay dài hạn tối thiểu là: 1436,65 - 950,08 = 486,57 triệu đồng _ để đảm bảo thc hiện được mục tiêu đề ra. Như vậy mức tăng nợ của trung tâm tối đa là 1436,65 triệu bao gồm vốn huy động từ vay ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng. + Mục tiêu đối với việc hạ thấp chi phí vốn Một cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu có chi phí thấp nhất. Như vậy, để xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu trung tâm phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi phí vốn. Hiện tại, chi phí vốn trung bình của các khoản vay ngắn hạn, dài hạn cũng như thuế sử dụng vốn ngân sách của Trung tâm đang ở mức cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Cơ cấu vốn của Trung tâm trong những năm tới phải vừa đáp ứng được các yêu cầu về hạn mức khả năng thanh toán, hạn mức tỷ số nợ vừa phải đảm bảo mức phí tổn thấp nhất có thể trong khả năng hiện có của Trung tâm. Căn cứ vào cơ cấu vốn mục tiêu ta có thể tính được chi phí vốn. Với ưu điểm là khi sử dụng vốn vay dài hạn, doanh nghiệp không chịu sức ép thanh toán nên việc huy động vốn vay dài hạn có tính khả thi và hiệu quả hơn. Từ việc Trung tâm chỉ sử dụng vốn vay dài hạn là 2500 triệu đồng vào năm 2001. Năm 2002 với cơ cấu nguồn vốn kinh doanh đã chọn , ta có thể tính được chi phí vốn trung bình của Trung tâm theo công thức tính chi phí vốn đã nói trong chương II như sau: Bảng 3.7 Chi phí vốn năm 2002 Đơn vị : % Năm (Lãi ròng + lãi nợ vay) / tổng vốn Chi phí vốn nợ sau thuế (Kd(1-T)) Chi phí VCSH Tỷ trọng Vốn nợ (Wd) Tỷ trọng VCSH (Ws) WACC= Kd(1T)Wd +Ks.Ws 2001 7,93 12 3,1 49,3 43 7,25 * Hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm trong năm 2002 thông qua một số chỉ tiêu trong bảng sau: Bảng 3.8 Hiệu quả sử dụng vốn năm 2002 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2001 1 Tổng tài sản 2 Vốn chủ sở hữu 3 Doanh thu thuần 4 Lợi nhuận ròng 5 Vốn vay 6 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 7 Doanh lợi vốn 8 Doanh lợi vốn chủ sở hữu 9 Doanh lợi vốn vay 27428,46 11261,81 33543,01 2176 14986,65 6,48 7,93 19 14,5 24000,64 10450,64 30110 709,17 13550 6,02 6,05 7,73 5,2 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tất cả các chỉ số đều được cải thiện đáng kể. Mặc dù doanh thu thuần chỉ tăng 10% nhưng các chỉ số doanh lợi phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lại có sự gia tăng đáng kể cao hơn nhiều so với năm 2001. Đây là nhờ hiệu quả kinh doanh cao kết hợp với việc phương thức huy động hợp lý. 3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước Ngoài những yếu tố chủ quan của bản thân doanh nghiệp thì các quy định của nhà nước như cơ chế giao vốn, cơ chế đánh giá tài sản cố định, thuế giá trị gia tăng, thủ tục vay vốn và lãi suất vay cơ bản của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến cách thức huy động và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 3.3.1 Môi trường kinh doanh Với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh đảm bảo an toàn cho đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những chính sách ổn định tình hình kinh tế, có chính sách giá, tỷ giá, chính sách lãi suất linh hoạt để tạo ra sự ổn định tiền tệ. 3.3.2 Phát triển và mở rộng thị trường tài chính Mặc dù chính phủ đã có nhiều nỗ lực để hình thành thị trường tài chính, nhưng hầu như chỉ tập trung vào phát triển thị trường chứng khoán chứ chưa quan tâm đến thị trường tài chính thuê mua, vay tín dụng. Chính phủ cần phải đa dạng hoá thị trường vốn để các doanh nghiệp có thể huy động vốn dễ dàng hơn, với chi phí thấp hơn. Nguồn vốn vay ngân hàng ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong nguồn vốn kinh doanh của Trung tâm. Song việc vay vốn hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn mặc dù vốn tồn đọng nhiều trong các ngân hàng. Để tránh tình trạng này, các ngân hàng cần đổi mới phương thức hoạt động, giảm thủ tục phiền hà, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay vốn nhanh, kịp thời phục vụ nhu cầu kinh doanh, đảm bảo an toàn đồng vốn vay. Ngoài ra, mặc dù đã liên tục giảm nhưng lãi suất hiện vẫn ở mức cao nếu so với nhiều nước trong khu vực. Nếu các biện pháp trên được thực hiện thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn sẽ được cải thiện đáng kể giúp trung tâm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Kết luận Cơ cấu vốn là chỉ tiêu thời điểm tuy không tác động đến kết quả kinh doanh nhưng lại quyết định trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Xác định cơ cấu vốn tối ưu trong điều kiện rủi ro cho phép sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và cải thiện tinh hình tài chính của doanh nghiệp. Thời gian qua, mặc dù liên tục kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm chưa cao, đó là do cơ cấu nguồn vốn kinh doanh chưa thật hợp lý. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới, Trung tâm cần tiến hành xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn. Tuy nhiên, cơ cấu vốn là chỉ tiêu thay đổi theo điều kiện kinh doanh và mục tiêu về hiệu quả cụ thể nên phưong pháp xây dựng cơ cấu hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Trung tâm chỉ mang tính dự báo căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và mục tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm trong năm 2002. Cơ cấu này có thể phải thay đổi nhưng nội dung phương pháp vẫn có ý nghĩa đối với Trung tâm trong việc lựa chọn cơ cấu nguồn vốn kinh doanh hợp lý hơn mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Em hy vọng đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực, giúp Trung tâm lựa chọn được cơ cấu vốn hợp lý hơn, mang lại hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm Thương mại Truyền hình trong thời gian tới. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Phân tích tài chính doanh nghiệp - Josltt Peyrard Nhà xuất bản thống kê - Năm 1994 2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp PTS. Vũ Duy Hào Nhà xuất bản thống kê - Năm 1997 3. Giáo trình tài chính doanh nghiệp - PTS. Lưu Thị Hương Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 1998 4. Chính sách và các biện pháp huy động vốn Bộ kế hoạch và đầu tư 5. Thời báo kinh tế Việt Nam .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34496.doc
Tài liệu liên quan