Chuyên đề Phân tích chiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp là một công ty cổ phần với 51% vốn của Nhà nước đã đăng ký trên sàn giao dịch. Bởi vậy, với khả năng làm ăn hiệu quả thông qua mức lợi nhuận hàng năm, Công ty hoàn toàn có thể huy động thêm vốn thông qua thị trường chứng khoán. Mặt khác, với uy tín của mình, Công ty cũng có thể huy động vốn vay của các ngân hàng.

doc53 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích chiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc Tổ chức thực hiện chiến lược (1) (2) (3) (4) Bước 1: Xác định doanh nghiệp muốn gì? Bước 2: Giúp doanh nghiệp làm rõ cần phải làm gì? Và doanh nghiệp có thể làm gì? Bước 3: Chỉ ra doanh nghiệp sẽ phải làm gì? Bước 4: Trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp làm như thế nào? 1.2. Các vấn đề cơ bản về phân tích chiến lược 1.2.1. Vai trò của phân tích chiến lược Phân tích chiến lược giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi chủ yếu sau: - Doanh nghiệp cần phải làm gì? - Doanh nghiệp có thể làm gì? 1.2.2. Nội dung của phân tích chiến lược Phân tích chiến lược gồm 2 nội dung chính là: Phân tích môi trường bên ngoài và phân tích nội bộ doanh nghiệp. 1.2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài: * Mục đích của phân tích môi trường bên ngoài - Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, tuy nhiên có vai trò hết sức quan trọng đến doanh nghiệp. - Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, việc doanh nghiệp sản xuất cái gì phụ thuộc rất nhiều vào thị trường và các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, để có thể thành công trên thương trường, các doanh nghiệp nhất thiết phải tiến hành phân tích môi trường bên ngoài. Việc phân tích này nhằm mục đích chỉ rõ những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải, từ đó có được những quyết định chiến lược đúng đắn. * Các yếu tố của môi trường bên ngoài doanh nghiệp Môi trường bên ngoài doanh nghiệp gồm hai môi trường kinh doanh chính là: Môi trường kinh doanh vĩ mô và môi trường kinh doanh tác nghiệp. Môi trường vĩ mô gồm nhóm các yếu tố môi trường kinh tế, nhóm các yếu tố môi trường chính trị - xã hội, nhóm các yếu tố chính phủ, nhóm các yếu tố tự nhiên và nhóm các yếu tố công nghệ. Các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động đến quá trình soạn thảo và thực thi chiến lược kinh doanh, vì thế, doanh nghiệp cần phải dự báo chính xác sự biến đổi của chúng để có thể xây dựng một bản chiến lược kinh doanh hiệu quả. Môi trường tác nghiệp là các yếu tố xuất hiện trong một ngành sản xuất kinh doanh, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Tác động đến toàn bộ quá trình soạn thảo và thực thi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường tác nghiệp gồm 5 yếu tố cơ bản là: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Sơ đồ 1.2: Đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh Môi trường tác nghiệp Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nguy cơ đối thủ cạnh tranh mới Người cung cấp Khả năng ép giá Khả năng ép giá của người mua Người mua Sản phẩm 1.2.2.2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp: * Mục đích: nghiên cứu những gì thuộc về bản thân doanh nghiệp, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm tìm ra những điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp. * Các yếu tố trong phân tích nội bộ doanh nghiệp: Thực tế, chúng ta không thể đánh giá hết được tất cả các nhân tố trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta có thể đánh giá sơ lược tình hình nội bộ doanh nghiệp thông qua những yếu tố chủ chốt như: công tác Marketing, tài chính, kế toán, quản trị, hệ thống thông tin quản trị sản xuất – tác nghiệp. Căn cứ vào từng ngành nghề kinh doanh có thể đánh giá thông qua các yếu tố cụ thể. 1.2.3. Phương pháp phân tích chiến lược 1.2.3.1. Phương pháp ma trận SWOT. * Sơ đồ ma trận SWOT: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ ma trận SWOT Phân tích nội bộ Phân tích môi trường Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) S1: S2: … W1: W2: … Cơ hội (O) O1: O2: … Pa1: Phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội. Pa2: Hạn chế diểm yếu để tận dụng cơ hội. Thách thức (T) T1: T2: … Pa3: Phát huy điểm mạnh đẩy lùi thách thức. Pa4: Rút lui. * Nội dung: 1.2.3.2. Phương pháp PEST: 1.3. Khuôn khổ phân tích chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Trong bài viết này sử dụng cách tiếp cận của Ma trận SWOT (Strenght, Weakinesses, Opportunities, Threats) vì những ưu điểm sau: CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH KINH DOANH NHÀ CHUNG CƯ 2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 2.1.1. Yếu tố kinh tế của môi trường vĩ mô * Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP/người: Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP/người Năm GDP giá thực tế (Triệu USD) GDP tính bằng USD bình quân người (USD) 2001 6.116,7 412,9 2002 6.719,9 440,0 2003 7.582,5 491,9 2004 8.719,8 556,3 2005 10.098,2 638,4 2006 11.577,9 725,3 (Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2006 – 2007, Thời báo kinh tế Việt Nam, 3/2007) Qua bảng số liệu có thể thấy, những năm qua, giá trị tổng sản phẩm quốc nội nước ta liên tục tăng với tốc độ trên 7%, nên nó đã tác động tích cực đến nhu cầu của người dân, đặc biệt là các nhu cầu về nhà ở. 2.1.1.1. Lạm phát: Trong những năm qua, tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao đã làm cho giá cả thị trường tăng ở hầu hết các mặt hàng, điều đó có ảnh hưởng lớn đến thị trường kinh doanh nhà ở. Vì giá cả các mặt hàng tăng nên đã đẩy giá nhà cũng tăng theo, đây là một trong những khó khăn của các công ty kinh doanh nhà. 2.1.1.2. Lãi suất cho vay: Hiện nay, các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau quyết liệt trên thị trường cho vay. Lãi suất cho vay đồng nội tệ và ngoại tệ đều tăng và giữ ở mức cao. Về lãi suất cho vay vốn bằng đồng nội tệ tăng bình quân từ 0,5% - 0,6%/năm. Đến tháng 12/2006, lãi suất cho vay cao nhất là 1,35% - 1,40%/tháng. Mức lãi suất cho vay phổ biến là 1,1%/tháng. Trong năm 2006, lãi suất chủ đạo USD của Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED trong 6 tháng đầu năm liên tục được điều chỉnh tăng cao lên tới 5,25%, cao nhất trong vòng 5 năm qua kể từ tháng 1-2001. Do đó, lãi suất cho vay bằng đồng ngoại tệ tăng, vào thời điểm tháng 12/2006, lãi suất phổ biến ở mức 6,0%/năm, cao nhất đạt 7,5%/năm. Lãi suất tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các công ty kinh doanh nhà ở nói riêng. Vì, hầu hết các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đều sử dụng một lượng vốn vay lớn, khi lãi suất cho vay cao sẽ làm giảm lợi nhuận của các công ty. Tuy nhiên, các ngân hàng hiện nay đang mở rộng các dịch vụ, đặc biệt là mở rộng cho vay tiêu dùng, như: mua nhà, tậu xe,… với lãi suất ưu đãi. Với các khoản cho vay mua nhà ưu đãi từ 70-80% giá trị căn hộ với thời gian từ 10 đến 15 năm. Dịch vụ này đã góp phần tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên với thu nhập không cao cũng có thể mua nhà, từ đó làm tăng cầu về nhà ở. 2.1.1.3. Yếu tố tiền lương và thu nhập: Trong những năm qua, tiền lương của cán bộ, công chức liên tục tăng, vì vậy, nhu cầu các dịch vụ không ngừng tăng, đặc biệt là nhu cầu về nhà ở. 2.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật Nhìn chung, hệ thống pháp luật về thị trường nhà ở vẫn còn nhiều bất cập: - Vẫn chưa có được một quan niệm rõ ràng và cụ thể về vai trò của vấn đề nhà ở trong toàn bộ hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và các đô thị lớn. Như Singapo, nhà được xem như một bộ phận không thể tách rời của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Đó không chỉ là một vấn đề quan trọng về an ninh xã hội mà trước hết còn là một ngành sản xuất thu hút nhiều lao động và giải quyết nnhiều việc làm cho người lao động. - Môi trường pháp luật của chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện và hình thành trên nhiều lĩnh vực mới, tính thường xuyên thay đổi (bổ sung, hoàn thiện, sửa đổi) là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đó lại là một trở ngại lớn cho các hoạt động bắt đầu đàu tư sản xuất nhà ở, đặc biệt đối với khu vực tư nhân. Các luật lệ chính sách, quy định thường xuyên được ban hành nhiều khi trùng lặp, chồng chéo…, thậm chí phủ nhận lẫn nhau đã gây không ít khó khăn cho các chủ thể kinh doanh nhà ở. - Về mặt thể chế, có quá nhiều các cơ quan cùng tham gia quản lý toàn bộ hay từng phần của lĩnh vực nhà ở, như: các cơ quan quản lý đất đai, xây dựng, mua bán, chuyển nhượng,… Còn trên thực tế lại thiếu một “tổng chỉ huy” khiến cho việc điều hành kém hiệu quả và thiếu thống nhất trong lĩnh vực này. - Mặt khác, thiếu vắng sự cam kết mang tính thể chế giữa người dân và chính quyền các cấp nên nhiều vấn đề xã hội nổi lên xung quanh việc chuyển cư, giải phóng mặt bằng cho cải tạo, phát triển nhà ở. Tóm lại, do tính chất của hệ thống pháp luật nước ta còn chưa ổn định và thiếu sự đồng bộ trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở nên chưa kiểm soát được tính tự phát và bất quy tắc trong xây dựng nhà tất yếu dẫn đến sự phá vỡ trật tự không gian quy hoạch – kiến trúc và trật tự xã hội của các đô thị. 2.1.3. Yếu tố xã hội 2.1.3.1. Dân số: Trong những năm qua, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm có giảm, tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối vẫn liên tục tăng. Bảng 2.2: Dân số trung bình qua các năm Năm Dân số trung bình (nghìn người) Tốc độ tăng (%) Cơ cấu (%) Thành thị Nông thôn 2000 77.635,4 1,36 24,22 75,78 2001 78.685,8 1,35 24,74 75,26 2002 79.727,4 1,32 25,11 74,89 2003 80.902,4 1,47 25,80 74,20 2004 82.031,7 1,40 26,50 73,50 2005 83.104,9 1,31 26,51 73,49 2006 84.108,10 1,21 27,13 72,87 (Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2006 – 2007, Thời báo Kinh tế Việt Nam, 3/2007) Theo dự báo, Việt Nam đến năm 2010 dân số sẽ đạt khoảng 100 triệu dân. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ dân số thành thị ngày càng gia tăng, năm 2000 mới chỉ là 24,22% thì đến năm 2006 đạt 27,13%, tăng gần 3%. Mặt khác, theo xu hướng tất yếu, dân số thành thị sẽ chiếm đa số, dân số nông thôn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, do đó, nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là nhà chung cư sẽ còn tăng cao. 2.1.3.2. Hôn nhân và gia đình: Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có dân số trẻ, dân số trong độ tuổi chuẩn bị kết hôn lớn dẫn đến nhu cầu về nhà ở là không ngừng tăng. 2.1.3.3. Nghề nghiệp: Nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự phân hoá và đa dạng hoá nghề nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ, điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến ngành kinh doanh nhà ở. Bởi vì, với mỗi nghề nghiệp khác nhau tạo ra cho con người những sở thích và lối sống khác nhau, chẳng hạn: với những người làm công tác nghiên cứu, họ thường thích ở những nơi yên tĩnh, không gian thoải mái,… 2.1.3.4. Phong cách và lối sống: Xã hội là một bức tranh muôn màu do các cá thể với những phông cách và lối sống khác nhau tạo nên. Mỗi phong cách và lối sống lại có những đặc trưng riêng của mình về cách mỗi cá thể suy nghĩ, hành động và thể hiện ra thế giới bên ngoài. Chính những điều này lại ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu kiểu dáng, chất lượng, mẫu mã,… của hàng hoá dịch vụ nói chung và của nhà ở nói riêng. Vì vậy, các công ty kinh doanh nhà ở cần phải tìm hiểu và điều chỉnh các hoạt động của mình theo “hơi thở và nhịp sống”, theo phong cách và lối sống của xã hội đương thời và xã hội tương lai. 2.2. Phân tích môi trường ngành kinh doanh nhà chung cư 2.2.1. Phân tích đối thủ tiềm ẩn Phân tích các yếu tố cơ bản: 2.2.1.1. Sức hấp dẫn của ngành: Kinh doanh nhà ở là một trong những ngành có cầu tăng trưởng cao do số lượng người trong tuổi kết hôn lớn. Mặt khác, do các hộ gia đình không có khả năng mua đất xây nhà riêng nên mua nhà chung cư là một giải pháp tốt. Về môi trường pháp lý không có những rào cản lớn đối với các công ty muốn xâm nhập thị trường kinh doanh nhà. 2.2.1.2. Các rào cản: * Rào cản về kỹ thuật: Đây là rào cản đầu tiên khi một doanh nghiệp muốn ra nhập thị trường kinh doanh nhà. Để có thể kinh doanh nhà ở cần phải có đất đai để xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ việc xây dựng, mà để có thể xây dựng nhà cao tầng cần nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại,… điều này là hoàn toàn không dễ để tham gia vào thị trường kinh doanh nhà. * Về tài chính: Để có thể xây dựng nhà, mua đất đai… thì cần phải có một lượng vốn rất lớn. Đây là một rào cản khó khăn đối với doanh nghiệp gia nhập ngành. * Thương mại: + Nhà ở là một hàng hoá cao cấp bởi không những do giá trị của nó cao, mà còn do nhà là nơi ở, nơi sinh hoạt của các gia đình. Vì vậy, khi mua nhà thì các dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng là hết sức quan trọng. Với một doanh nghiệp mới gia nhập ngành chưa có thương hiệu, khách hàng chưa biết nhiều về chất lượng các dịch vụ của doanh nghiệp đó thì họ có phần e ngại khi mua nhà của họ. Vì vậy, thương hiệu cũng là một trong những khó khăn đối với doanh nghiệp khi gia nhập ngành. + Chi phí chuyển đổi khách hàng: Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh khó khăn và muốn thay đổi đối tượng khách hàng phục vụ có thể chuyển đổi theo hướng nâng cấp chất lượng từ căn hộ bình dân thành căn hộ cao cấp, hoặc thành các văn phòng cho thuê làm trụ sở,… 2.2.2. Phân tích sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế của nhà chung cư chính là nhà biệt thự và nhà riêng. Nhà chung cư có ưu điểm là giá cả phù hợp với thu nhập của người lao động, những khu chung cư thường kèm theo là các công trình như: trường học, bệnh viện, nhà trẻ, công viên,… được xây dựng rất thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày của người dân. Mặt khác, an ninh trật tự ở các khu chung cư thường rất đảm bảo, an toàn. Tuy nhiên, ở nhà chung cư lại có một hạn chế rất lớn là không gian hẹp, rất khó có thể có nhà hai tầng trở lên, bởi nếu muốn sở hữu một căn hộ chung cư mà có nhiều tầng thì khách hàng phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn, chi phí tới hàng tỷ đồng. Và những hạn chế khác như: các hộ ở tầng cao thường gặp phải những vấn đề về nước bơm lên các tầng cao thường yếu và phụ thuộc nhiều vào các tầng dưới; Bên cạnh đó, chất lượng các khu chung cư hiện nay còn chưa thật tốt, nhiều khu hệ thống cống vệ sinh chưa đảm bảo, nhiều công trình vì lợi ích trước mắt, chủ đầu tư sẵn sàng sử dụng những vật liệu có chất lượng không tốt, hoặc rút bớt nguyên vật liệu khiến các công trình chỉ sau một thời gian đi vào hoạt động bị xuống cấp trầm trọng… Với nhà riêng và biệt thự, ưu điểm là có thể xây dựng nhiều tầng, khắc phục được những hạn chế về vấn đề cấp thoát nước, vệ sinh,… và ở nhà riêng có thể tự thiết kế kiểu dáng, lựa chọn nguyên vật liệu và giám sát thi công nên chất lượng được đảm bảo. Tuy nhiên, để mua được nhà riêng đòi hỏi khách hàng phải chi phí một khoản tiền lớn hơn nhiều so với mua nhà chung cư. Mà đó là một vấn đề hoàn toàn không dễ đối với thu nhập trung bình của người dân hiện nay. Từ sự phân tích trên cho thấy, áp lực từ sản phẩm thay thế là không lớn. 2.2.3. Phân tích áp lực từ phía khách hàng + Quy mô tương đối của khách hàng là nhỏ, chủ yếu khách hàng là những hộ cá thể riêng lẻ, nên áp lực không lớn. 2.2.4. Phân tích áp lực từ phía nhà cung cấp + Một doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà thường có quy mô lớn, có nhu cầu về nhiều loại mạt hàng khác nhau với khối lượng lớn, vì thế, tỷ trọng sản phẩm của mỗi nhà cung cấp là không lớn. + Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp rất dễ dàng, vì hiện nay trên thị trường nguyên vật liệu và trang trí nội thất có rất nhiều nhà cung cấp với những mức giá và chủng loại rất phong phú. + Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp là không lớn, khi cần thay đổi nhà cung cấp, họ chỉ cần gửi thư điện tử hoặc đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp khác, mà điều đó là hoàn toàn dễ. + Trong điều kiện hiện nay, thông tin về nhà cung cấp được đăng tải rất phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet,… nên doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt thông tin về các nhà cuang cấp. => Áp lực từ nhà cung cấp là không lớn. 2.2.5. Phân tích nội bộ ngành * Nước ta đang từng bước quy hoạch và mở rộng đô thị ra các vùng lân cận, trong tương lai, các khu trung tâm chỉ dành cho buôn bán, thương mại, mở rộng các khu đô thị mới. Mặt khác, với dân số trẻ như hiện nay thì nhu cầu về nhà ở trong tương lai là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về nhà chung cư vì những thuận tiện của nó. * Các rào cản rút lui: + Sự đặc thù của các thiết bị xây dựng là có giá trị lớn, tuy nhiên, khi muốn rút lui khỏi ngành, các máy móc thiết bị sẽ rất khó giải quyết, chỉ có thể bán thanh lý cho các công ty khác, hoặc bán sắt vụn. + Một công ty xây dựng và kinh doanh nhà chung cư đòi phải có một số lượng lớn lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Vì vậy, khi doanh nghiệp rút lui cần phải giải quyết những ràng buộc với người lao động là rất khó khăn. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XAY DỰNG CÔNG NGHIỆP 3.1. Giới thiệu chung về Công ty 3.1.1. Lịch sử phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp tiền thân là Công ty Xây lắp, được thành lập theo văn bản số 617/CN, ngày 15/3/1968, của Phủ Thủ Tướng giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ, với nhiệm vụ chủ yếu là “thi công các công trình nhỏ, công trình di chuyển, sơ tán, các nhà máy mở rộng của Bộ và các công trình công nghiệp địa phương do Bộ phụ trách mà địa phương chưa có khả năng đảm nhiệm được.” Công ty Xây lắp có một chủ nhiệm và một số phó chủ nhiệm giúp việc. Về cơ cấu tổ chức của công ty gồm có: Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Phòng Kế toán tài vụ Phòng Cung ứng Phòng Tổ chức lao động Phòng Hành chính quản trị Trong thời kỳ này, Công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp: từ vật tư, nguyên liệu…. đến các công trình xây dựng đều do Bộ giao xuống, và Công ty đảm nhiệm việc lập kế hoạch thi công xây lắp để thực hiện. Vì vậy có thể nói, toàn bộ hoạt động của Công ty mang tính thụ động và phụ thuộc vào các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Năm 1993, Bộ Công nghiệp quyết định chuyển đổi Công ty Xây lắp thành Doanh nghiệp Nhà nước có tên giao dịch là: Công ty Xây dựng Công nghiệp Nhẹ số 1 (đặt trụ sở chính tại 138 phố Hạ Đình, Thanh Xuân, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội), với ngành nghề kinh doanh là xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp. Tổng mức vốn kinh doanh (tính đến ngày 31/12/1991) là 1.137.816 triệu đồng. Trong đó: Vốn Ngân sách cấp: 796.126 Triệu đồng Tự bổ sung : 211.082 Triệu đồng Vốn vay ngân hàng : 124.630 Triệu đồng Vốn khác : 32.978 Triệu đồng Cùng với nhịp phát triển của đất nước, Công ty đã từng bước phát triển và nâng cao năng lực của mình. Đồng thời, trước nhu cầu xây dựng ngày càng lớn, Bộ Công nghiệp quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh, vốn và phạm vi hoạt động của Công ty Xây dựng Công nghiệp Nhẹ số 1, cụ thể: Bổ sung thêm các ngành nghề: Dịch vụ vật tư xây dựng. Kinh doanh nhà ở trên cơ sở pháp luật về nhà, đất theo quy định của Nhà nước. Bổ sung vốn: Tổng mức vốn kinh doanh là: 12.487 Triệu đồng. Cho phép Công ty mở rộng phạm vi hoạt động trong cả nước và đặt chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1997, trước nhu cầu thực tế của ngành xây dựng, thêm một lần Bộ Công nghiệp quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh, cho phép Công ty Xây dựng Công nghiệp Nhẹ số 1được phép thi công xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của các khu dân cư đô thị, xí nghiệp, trường học, khu chế xuất với quy mô nhỏ và vừa. Tháng 4 năm 2003, Bộ Công nghiệp đã quyết định đổi tên Công ty Xây dựng Công nghiệp Nhẹ số 1 thành Công ty Xây dựng Công nghiệp số 1 (viết tắt: VINAINCON 1) trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, với tên tiếng Anh là: INDUSTRY CONTRUCTION COMPANY NO 1 (viết tắt: INCON 1); có trụ sở chính đặt tại: Số 158, phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Có thể nói, lần đổi tên này đã khẳng định sự nỗ lực hết mình của toàn thể các cán bộ, nhân viên, kĩ sư… không ngừng phấn đấu, nâng cao năng lực hoạt động của Công ty, đưa Công ty ngày càng phát triển. Tháng 12 năm 2003, trước những quy định mới của Nhà nước về chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước và những đòi hỏi của tình hình thực tế, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định chuyển đổi Công ty Xây dựng Công nghiệp số 1 thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp. Tên quốc tế là: INDUSTRIAL CONSTRUCTION AND INVERTMENT JOINT STOCK COMPANY (viết tắt: ICI). Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, bởi loại hình doanh nghiệp cổ phần còn khá mới mẻ ở nước ta trong thời gian đó, nên những khó khăn trước mắt có thể nhìn thấy là rất lớn. Tính đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp dã có 38 năm kinh nghiệm trong công việc xây dựng dân dụng. 38 năm là cả một chặng đường dài đầy gian khổ. Từ một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trong thời kỳ bao cấp đã từng bước vươn lên và đứng vững trong nề kinh tế thị trường, đó là sự thành công đáng kể của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp. Để thành công được trong nền kinh tế thị trường, Công ty luôn lấy “Uy tín, chất lượng, an toàn, tiến độ, hiệu quả” là phương châm hoạt động. Bằng chứng của sự thành công được thể hiện ở quy mô vốn của công trình (lên tới hàng chục tỷ đồng), ở phạm vi hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng (Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh…), số lượng các công trình và ở chất lượng của hàng chục công trình đã được chứng nhận. Bên cạnh đó, Công ty đã thật vinh dự và tự hào khi đón nhận Huân chương lao động hạng ba (năm 1998) và Huân chương lao động hạng nhì (năm 2003) do Chủ tịch nước tặng nhằm ghi nhận những thành tích xuất sắc và những đóng góp của Công ty vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 3.1.2. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp 3.1.2.1. Tên, hình thức, trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp: 1/ Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt là: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP Tên giao dịch đối ngoại: INDUSTRIAL CONSTRUCTION AND INVERTMENT JOINTSTOCK COMPANY Tên giao dịch viết tắt: ICIC 2/ Hình thức: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 16/9/2002 của Chính phủ và quyết định số 218/2003/QĐ-BCN ngày 16/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp do nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999. 3/ Trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh và địa bàn hoạt động của Công ty: Trụ sở chính của Công ty đặt tại: số 158 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Điện thoại : 04.8583052 – 5581053 – 5581348 – 5580713 Fax : 04.8583013 Email : ICIC @ hn.vnn.vn Công ty có thể thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài để thực hiện các mục tiêu của Công ty phù hợp với nghị quyết của HĐBT và trong phạm vi pháp luật cho phép. 3.1.2.2. Tư cách pháp nhân: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp: - Có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Được sử dụng con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. - Hoạt động theo điều lệ của Công ty và Luật doanh nghiệp. - Chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn điều lệ. - Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính. - Có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của luật doanh nghiệp và nghị quyết ĐHĐCĐ. - Là thành viên của Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, do Tổng công ty nắm giữ cổ phần chi phối. 3.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động 1/ Ngành nghề kinh doanh (Theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103004178): - Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và cơ sở hạ tầng đến nhóm A; Xây dựng các công trình thuỷ lợi, đường bộ, đường dây và trạm biến thế điện; - Đầu tư, kinh doanh nhà ở và hạ tầng khu công nghiệp; - Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện cơ khí phục vụ các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng; - Sản xuất kinh doanh rượu và nước giải khát có cồn; - Tư vấn đầu tư; - Khảo sát, thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; - Thiết kế quy hoạch tổng thể mặt bằng kiến trúc nội, ngoại thất công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; - Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng; - Sản xuất kết cấu thép phục vụ các công trình dân dụng và công nghiệp; - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. 2/ Phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty: Công ty hoạt động theo ngành nghề đăng ký kinh doanh, trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty: 3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty: Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty gồm: các công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, xí nghiệp, nhà máy, trung tâm, trường Bổ túc văn hoá và dạy nghề, xưởng, đội. Cho đến nay, Công ty có các đơn vị thành viên sau: Xí nghiệp xây dựng số 1; địa chỉ: 158 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Xí nghiệp xây dựng số 2; địa chỉ: 158 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Xí nghiệp xây dựng số 3; địa chỉ: 158 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Xí nghiệp xây dựng số 4; địa chỉ: Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Xí nhiệp xây dựng số 5; địa chỉ: 158 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Xí nghiệp xây dựng số 7; địa chỉ: 158 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Xí nghiệp xây lắp 24; địa chỉ: phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Xí nghiệp xây dựng số 9; địa chỉ: 46A Trần Quang Khải, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh; địa chỉ: 42 Võ Văn Tần - phường 6 - quận 3 – thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm tư vấn thiết kế. Trường bổ túc vă hoá cấp III Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp; địa chỉ: 21 ngõ 85 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn có các đội trực thuộc, đó là: Đội số 2, đội số 4, đội số 5, đội số 6, đội cơ giới, đội giao thông. Các đơn vị thành viên của Công ty thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng theo sự phân cấp của Công ty và phù hợp với pháp luật. Đơn vị được giao sử dụng một phần tài sản, vốn của Công ty để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Trong quá trình phát triển, phù hợp với mục tiêu của Công ty và được pháp luật cho phép đơn vị thành viên trực thuộc có thể chuyển thành công ty, có tư cách pháp nhân, có điều lệ tổ chức và hoạt động riêng, hạch toán độc lập. Các mặt hoạt động của đơn vị thành viên, mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên với Công ty và giữa các đơn vị thành viên với nhau được thực hiện thông qua hệ thống quy chế quản lý, điều hành nội bộ Công ty. 3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp gồm: * Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần trong quý I. Các quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông được quy định tại các điều 17, 18,19,20,21,22,23 Điều lệ Công ty. * Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có 05 thành viên, số lượng thành viên Hội đồng quản trị có thể tăng do Đại hội đồng cổ đông quyết định nhưng tối đa không quá 07 người. Thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Hội đồng quản trị là cơ quản quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại các điều từ điều 24 đến điều 29 của Điều lệ Công ty. * Ban kiểm soát: Công ty có Ban kiểm soát với 03 thành viên. Ban kiểm soát có nhiệm kỳ 03 năm, các thành viên có thể được bầu lại. Ban kiểm soát phải bầu 01 thành viên làm trưởng ban, trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông của Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát được quy định tại các điều từ điều 38 đến điều 40 của Điều lệ Công ty. * Giám đốc Công ty: Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên trong Hội đồng hoặc một người khác làm Giám đốc điều hành. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ được giao (Tại điều 32/ Điều lệ Công ty quy định quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc) * Bộ máy giúp việc: Tuỳ theo phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, Giám đốc đề xuất bộ máy điều hành gọn nhẹ, hợp lý và đề nghị, bổ nhiệm những người có đủ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với công việc vào các vị trí quản lý chủ chốt của Công ty. Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số nhiệm vụ theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật. Kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo, thực hiện thống nhất công tác kế toán, thống kê của Công ty theo quy định của pháp luật. Giám đốc các chi nhánh, nhà máy, xí nghiệp, trung tâm trực thuộc Công ty là thủ trưởng điền hành tại các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác theo quy chế nội bọ Công ty. Các trưởng, phó phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ của Công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được thể hiện ở sơ đồ 3.1. 3.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 và phương hướng năm 2007 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp 3.1.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006: Năm 2006, về doanh thu thực hiện đạt 105% so với kế hoạch Tổng công ty giao. Hầu hết các xí nghiệp, các đội công trình đều dạt và vượt mức kế hoạch doanh thu. Thành tích cao nhất là xí nghiệp 18, đạt 125% kế hoạch doanh thu và doanh thu thực hiện cả năm 2006 là 279.492 triệu đồng. Về sản lượng, sản lượng thực hiện của năm 2006 là 325.974 triệu đồng, đạt 97% kế hoạch Tổng công ty. Bên cạnh lĩnh vực xây dựng công trình, Công ty đã mở rộng thêm một số ngành nghề như: Sản xuất, kinh doanh rượu, nước giải khát có cồn (do xí nghiệp 9 ở Miền Nam phụ trách); Dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát chất lượng công trình; Kinh doanh nhà ở. Tuy nhiên, doanh thu từ các hoạt động này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty. (Bảng 3.1) Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 là: Thứ nhất, do biến động giá cả vật liệu xây dựng trên thị trường đã làm tăng kinh phí xây dựng nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình. Thứ hai, các công trình thu từ nguồn ngân sách Nhà nước chậm được thu hồi vốn. Thứ ba, các công trình đấu thầu đòi hỏi ngày càng cao. 3.1.4.2. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007: Năm 2007 là năm thứ 4 sau cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp, Công ty đã từng bước làm quen với cách thức quản lý của loại hình kinh doanh mới, khó khăn đang từng bước được khắc phục. Căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch năm 2006 và tình hình thực tế, Công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2007 với các chỉ tiêu: (Bảng 3.2) . Năm 2006, Công ty đã tiến hành lắp đặt một trạm trộn bê tông 60m3/h tại Thái Nguyên và kế hoạch năm 2007 sẽ tiến hành sản xuất bê tông thương phẩm để bán trên thị trường. Doanh nghiệp dự định năm 2007 sẽ xây dựng nhà máy gạch nung ở Miền Nam, do Xí nghiệp 9 quản lý. Công ty đã đăng ký trên sàn giao dịch và sang năm 2007 khi cần vốn sẽ huy động trên sàn giao dịch. 3.2. Phân tích các hoạt động của Công ty 3.2.1. Phân tích năng lực sản xuất của Công ty * Trình độ công nghệ (Bảng 3.3) + Công suất hoạt động là bình quân tiên tiến. + Tuổi thiết bị: Hầu hết các thiết bị đều mới và hiện đại. + Tính đồng bộ cao: để xây dựng nhà cao tầng, doanh nghiệp trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại như: Máy bơm bê tông, giàn giáo cốt pha thép, thăng tải lồng, cẩu tháp; Dụng cụ cầm tay bằng động cơ điện có: máy đầm dùi, đầm bàn trong công đoạn đầm bê tông, máy hàn, máy cắt uốn thép, …; Những thiết bị khác như: máy ép cọc xử lý nền móng; máy đào, máy xúc trong công tác đầm đất… * Tính linh hoạt của hệ thống máy móc: Nhìn chung đều phù hợp với xây dựng công nghiệp như: xây nhà cao tầng, xây nhà máy xi măng, xây nhà ở,… * Khả năng người nhân công trở thành đối thủ là rất nhỏ, vì: để có thể bước vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh nhà ở, người đó cần phẩi có một lượng vốn lớn, có máy móc thiết bị, có nhân công… mà điều đó là hoàn toàn không dễ. 3.2.2. Phân tích nguồn nhân lực của Công ty * Về đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty: Bảng 3.4: Số lượng cán bộ chuyên môn của Công ty Đơn vị: Người TT Cán bộ chuyên môn và KT theo nghề Số lượng Theo thâm niên ≥ 5 năm ≥ 10 năm ≥ 15 năm I Đại học và trên đại học Trong đó: - Thạc sỹ xây dựng, kiến trúc - Kỹ sư xây dựng, kiến trúc - Cử nhân kinh tế, tài chính - KS thuỷ lợi, giao thông - KS máy xây dựng - Luật sư - Các ngành khác 208 02 106 63 07 02 03 25 72 38 22 04 65 37 19 71 02 31 22 03 02 03 08 II Trung cấp: Trong đó: - Xây dựng - Tài chính, kế toán - Kinh tế khác 68 17 21 30 33 07 14 12 09 09 26 10 07 09 Bảng 3.5: Số lượng công nhân lành nghề Đơn vị: Người TT Công nhân theo nghề Số lượng Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 1 2 3 4 5 6 7 8 Công nhân nề Thợ mộc Thợ sắt Thợ hàn Thợ lắp máy, cơ khí lắp ráp Thợ điện Lái xe, xúc ủi, cẩu Thợ bê tông 206 89 53 21 42 14 19 128 21 06 10 05 06 51 29 07 07 13 06 05 66 93 29 22 04 25 06 04 27 41 25 14 05 04 02 04 35 Tổng cộng 572 48 184 210 130 * Quản lý: + Tuyển dụng: Công ty thường xuyên tuyển dụng những cán bộ quản lý và kỹ sư lành nghề, đồng thời vẫn tuyển dụng những cán bộ, kỹ sư trẻ để tiếp tục đào tạo; Còn đối với công nhân thì tuyển dụng theo thời vụ. + Chính sách thù lao: Tiền lương của cán bộ, nhân viên của Công ty được chia thành hai phần: Khoản tiền lương cứng thì căn cứ vào quy định của pháp luật lao động, còn phần thứ hai phụ thuộc vào lợi nhuận của Công ty. + Về đào tạo: Công ty có một trường trung học, tuy nhiên, Công ty chưa có một trường đào tạo về xây dựng. Công ty không quy định khoản ngân sách dành cho đào tạo hàng năm, chỉ khi cần hoặc có đợt đào tạo Công ty mới trích trong quỹ dự trữ phục vụ đào tạo. 3.2.3. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Vốn điều lệ: 12 tỷ VND Giá trị sản lượng năm2006: trên 334 tỷ VND Doanh thu năm 2006: 276 Tỷ VND Lợi nhuận trước thuế: 3,3 tỷ VND Vốn vay ngân hàng: 70 tỷ VND/năm Với tổng số vốn trên 80 tỷ VND mà Công ty có thể đầu tư xây dựng các khu chung cư có giá trị trên 200 tỷ VND => Tốc độ quay vòng vốn nhanh. 3.2.4. Phân tích tài sản bất động sản của Công ty Tài sản bất động sản của Công ty gồm có: - Trụ sở chính tại 158 - Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội có diện tích khoảng 2.000m2. - Các xí nghiệp thành viên với tổng diện tích khoảng 5.000m2. - Khu chung cư Cầu Bươu với diện tích khoảng 20.000m2, bao gồm: các khối nhà 15 tầng, 9 tầng, 5 tầng, biệt thự và nhà vườn có giá trị khoảng 200 tỷ VND. - Khu chung cư Cầu Giấy với diện tích trên 5.000m2, bao gồm: 1 khu nhà 9 tầng và 30 nhà vườn. 3.2.5. Năng lực đấu thầu của Công ty Công ty có bề dày kinh nghiệm trong đấu thầu và thi công các loại công trình dân dụng và công nghiệp, với: - 37 năm kinh nghiệm trong xây dựng trụ sở, nhà ở, nhà máy cỡ trung bình, các phân xưởng sản xuất công nghiệp; - 32 năm kinh nghiệm lắp đặt các thiết bị chuyên dùng ngành công nghiệp nhẹ; - 17 năm kinh nghiệm trong trang thiết bị nội, ngoại thất, sử dụng vật liệu mới chống thấm, phủ mầu, kẻ sọc bằng các loại vật liệu ngoại nhập; - 12 năm kinh nghiệm trong thi công các công trình Điện - Đường giao thông – Công trình thuỷ lợi. Danh mục một số công trình theo các lĩnh vực Công ty đã thi công được thể hiện ở bảng 3.6. Năng lực thi công của Công ty còn được thể hiện ở chất lượng các công trình. Với hàng chục công trình đã đạt huy chương vàng về chất lượng (Bảng 3.7) CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NHÀ CHUNG CƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 4.1. Phân tích các phương án chiến lược cạnh tranh 4.1.1. Phân tích ma trận SWOT Với những phân tích trên về ta có Ma trận SWOT như sau: Phân tích nội bộ Phân tích môi trường Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) S1: Có sẵn hệ thống máy móc thiết bị. S2: Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng. S3: Có đội ngũ công nhân lành nghề. S4: Có tốc độ lưu chuyển vốn nhanh. W1: Chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh nhà chung cư. W2: Tỷ lệ vốn vay lớn. W3: Chưa có thương hiệu trong kinh doanh nhà chung cư. Cơ hội (O) O1: Dân số ngày càng gia tăng. O2: Dân số trong độ tuổi kết hôn chiếm tỷ trọng lớn. O3: Tiền lương và thu nhập tăng. O4: Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. PA1: Xây dựng và kinh doanh các khu chung cư cao cấp chất lượng cao. PA2: Xây dựng và kinh doanh các khu chung cư dành cho người có thu nhập trung bình và các khu tái định cư. Thách thức (T) T1: Lãi suất tăng. T2: Sức ép cạnh tranh từ phía các công ty khác. T3: Giá cả nguyên vật liệu tăng. T4: Các quy định pháp luật chưa đầy đủ và đồng bộ. PA3: Xây dựng các khu nhà cho thuê làm văn phòng, trụ sở. PA4: Chuyển hướng tập trung vào lĩnh vực xây dựng. 4.1.2. Đề xuất các phương án chiến lược Qua phân tích ma trận SWOT, ta có thể có các phương án chiến lược như sau: PA1: Tập trung xây dựng và kinh doanh các khu chung cư cao cấp chất lượng cao. Lý do: Công ty tận dụng những thế mạnh vốn có như: đã có sẵn hệ thống máy móc thiết bị, đội ngũ công nhân lành nghề và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng, … => Quản lý tốt khâu xây dựng, tránh mất mát, thiếu hụt nguyên vật liệu, từ đó có thể giảm chi phí, đặc biệt là đảm bảo chất lượng được các công trình. Ưu điểm: - Công ty có thể tận dụng được triệt để những thế mạnh của mình. - Lợi nhuận cao. Nhược điểm: - Công ty phải có một lượng vốn lớn; - Hệ thống các dịch vụ hậu mãi phải được đầu tư nhiều; - Phải đầu tư nhiều cho xây dựng thương hiệu. PA2: Tập trung xây dựng và kinh doanh các khu trung cư dành cho người có thu nhập trung bình và các khu tái định cư. Lý do: Trước cơ hội nhu cầu về nhà ở đang tăng, Công ty có thể khắc phục những hạn chế của mình nhằm tranh thủ thời cơ bằng cách tập trung xây dựng và kinh doanh những khu chung cư dành cho người có thu nhập trung bình và các khu tái định cư mà nó không đòi hỏi nguồn vốn quá lớn và các dịch vụ hậu mãi không yêu cầu quá cao như các khu chung cư cao cấp. Ưu điểm: - Không đòi hỏi phải có một lượng vốn quá lớn. - Có thể khắc phục được những hạn chế của Công ty để tranh thủ cơ hội. Nhược điểm: - Lợi nhuận không cao. PA3: Xây dựng các khu nhà cho thuê làm trụ sở, văn phòng giao dịch. Lý do: Trước những thách thức về giá cả nguyên vật liệu, về sự cạnh tranh,… Công ty có thể chuyển hướng sang xây dựng và cho thuê nhà làm trụ sở, văn phòng. Bởi, năm 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, ngày càng có nhiều chính sách đổi mới nhằm thu hút sự đầu tư từ nước ngoài. Năm 2006, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đạt con số kỷ lục 10,2 tỷ USD, đồng nghĩa với nó là hàng loạt các nhà đầu tư, các công ty nước ngoài sẽ vào nước ta và do đó, nhu cầu thuê nhà làm trụ sở, văn phòng giao dịch sẽ ngày càng gia tăng. Ưu điểm: - Tận dụng được những điểm mạnh của Công ty. - Quay vòng vốn nhanh. Nhược điểm: - Đòi hỏi phải có hệ thống quản lý tốt. - Phải có được những vị trí thuận lợi để xây dựng mới có thể phát triển. - Tính thời hạn. PA 4: Chuyển hướng rút lui khỏi thị trường kinh doanh nhà chung cư, tập trung vào lĩnh vực xây dựng. Lý do: Hiện nay, trên thị trường kinh doanh nhà phải kể đến những “đại gia” với kinh nghiệm và chất lượng như: Tổng công ty VINACONEX, Tổng công ty đầu tư nhà và phát triển đô thị,…Bên cạnh đó, nhiều công ty xây dựng quy mô lớn như Tổng công ty Sông Đà… cũng đã tham gia vào thị trường này. Mặt khác, nước ta đã chính thức gia nhập WTO nên trong tương lai sẽ có nhiều công ty nước ngoài sẽ vào Việt Nam đàu tư và tham gia vào thị trường là không thể tránh khỏi. Vì vậy, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Trước tình đó, nếu những điểm yếu của Công ty gặp phải những thách thức của môi trường bên ngoài nên Công ty khó có thể phát triển trong lĩnh vực này. Bởi vậy, rút lui khỏi thị trường kinh doanh nhà, tập trung vào lĩnh vực xây dựng là một hướng nên đi. 4.2. Đề xuất phương án chiến lược cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Trong điều kiện của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp hiện nay, theo em, phương án tốt nhất là phương án 2 vì các lý do chủ yếu sau: * Lý do khách quan: - Trước hết, như đã phân tích ở trên cho thấy nhu cầu về nhà ở ngày càng gia tăng trong thời gian tới. - Thứ hai, tiền lương của cán bộ, công chức nhà nước những năm gần đây liên tục tăng, tuy nhiên, nếu tính một cán bộ, công chức nhà nước với mức lương như hiện nay thì rất khó có thể mua nhà ở các khu đô thị, đặc biệt là các khu cao cấp. Mặt khác, số lượng người dân có thu nhập cao và có nhu cầu về nhà cao cấp, biệt thự, nhà vườn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, còn chủ yếu là người dân có thu nhập ở mức trung bình và thấp. * Lý do chủ quan: - Một là, để xây dựng và kinh doanh chung cư cao cấp, biệt thự, nhà vườn đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn, mà hiện nay, vốn điều lệ của Công ty chỉ là 12 tỷ còn chủ yếu là đi vay => Với lãi suất ngày càng tăng => Rủi ro lớn. Còn xây dựng các khu trung cư dành cho người có thu nhập trung bình và các khu tái định cư thì lượng vốn đòi hỏi không quá lớn nên có thể được giả quyết dễ dàng hơn. - Hai là, Công ty chưa xây dựng được thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh nhà chung cư. - Ba là, Công ty chưa tổ chức được các dịch vụ hậu mãi cũng như các dịch vụ kèm theo. => Căn cứ vào môi trường thực tế và những điều kiện bên trong của Công ty thì phương án 2 là phương án thích hợp nhất. 4.3. Giải pháp thực hiện phương án chiến lược kinh doanh Các giải pháp để có thể thực hiện thành công phương án chiến lược đã lựa chọn (phương án 2): 4.3.1. Tăng khả năng huy động vốn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp là một công ty cổ phần với 51% vốn của Nhà nước đã đăng ký trên sàn giao dịch. Bởi vậy, với khả năng làm ăn hiệu quả thông qua mức lợi nhuận hàng năm, Công ty hoàn toàn có thể huy động thêm vốn thông qua thị trường chứng khoán. Mặt khác, với uy tín của mình, Công ty cũng có thể huy động vốn vay của các ngân hàng. 4.3.2. SƠ ĐỒ 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Giám đốc Công ty Phòng kinh tế tổng hợp BAN KIỂM SOÁT PHÓ GIÁM ĐỐC DỰ ÁN & THỊ TRƯỜNG Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH & KỸ THUẬT Các đội xây dựng trực thuộc Công ty Chi nhánh xí nghiệp xây dựng số 1 Trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng Chi nhánh xí nghiệp xây dựng số 3 Văn phòng Công ty Chi nhánh xí nghiệp xây dựng số 5 Các ban QL điều hành DA kinh doanh nhà Chi nhánh xí nghiệp xây dựng số 18 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Chi nhánh xí nghiệp xây dựng số 4 Chi nhánh xí nghiệp xây dựng số 7 Chi nhánh xí nghiệp xây dựng số 9 Chi nhánh xí nghiệp xây lắp 24 Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Trường bổ túc văn hoá và dạy nghề Bảng 3.1: Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm 2006 Đơn vị: Triệu đồng TT Đơn vị Kế hoạch 2006 Giá trị hợp đồng Thực hiện cả năm 2006 Tỷ lệ % hoàn thành KH S. lượng D. thu HĐ 2005 chuyển 2006 Ký mới 2006 Tổng giá trị HĐ S. lượng D. thu S.lượng D.thu 1 XN 1 38.000 32.000 31.932 34.808 66.740 38.341 32.865 101 103 2 XN 18 25.000 20.000 18.240 45.706 63.946 26.000 25.000 104 125 3 XN 3 30.000 24.000 15.699 14.730 30.429 25.125 21.051 84 88 4 XN 4 23.000 22.650 7.642 47.447 55.119 17.100 16.898 74 75 5 XN 5 30.000 25.000 17.548 25.003 42.551 30.215 25.618 101 102 6 XN 7 25.000 20.000 13.499 28.190 41.689 25.256 20.100 101 100 7 XN 24 56.000 44.800 43.072 52.567 95.639 57.373 45.898 102 102 8 XN 9 44.000 34.500 23.316 50.566 73.882 44.395 35.493 101 103 9 HCM 20.000 19.000 14.817 5.820 20.637 16.636 16.014 83 100 10 Đội số 2 11 Đội số 4 9.474 8.128 1.594 12.985 14.579 10.424 8.966 110 110 12 Đội số 5 480 480 480 480 480 480 100 100 13 Đội số 6 1.500 1.200 488 1.150 1.638 1.521 1.205 101 100 14 Đội cơ giới 14.000 10.400 782 32.437 33.219 14.396 11.827 103 114 15 Đội giao thông 3.000 3.000 6.482 6.482 3.000 2.900 100 97 16 Ông Quý 4.535 4.000 4.535 4.535 4.535 4.000 100 100 17 CN Ct: Lê Xuân Mậu 770 770 770 770 770 770 100 100 18 CN Ct: Giang Đức Lật 1.150 1.035 848 848 848 848 74 82 19 CN Ct: Đàm Bắc Hà 8.426 8.426 8.426 8.426 8.426 8.426 20 Văn phòng C.ty KH nội bộ 334.335 276.202 KH Tổng C. ty giao 334.000 267.200 208.552 354.160 562.712 325.974 279.492 97% 105% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, Công ty CP ĐT & XD CN, 2006) Bảng 3.7: Các công trình đạt huy chương vàng, bằng chất lượng cao STT Công trình - Dự án Giá trị (tỷ đồng) Tgian Đạt chất lượng 1 Trung tâm quốc tế đào tạo khoa học vật liệu (ItiMs) 5 1997 Huy chương vàng (HCV) 2 Nhà bệnh nhân nội, ngoại nhi, nhà dược, nhà khử trùng – Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn. 3.9 1997 Bằng chất lượng cao (BCLC) 3 Trung tâm khoa học Giáo dục thường xuyên - Bắc Ninh 5.3 1998 HCV 4 Ký túc xá 4 tầng - Trường đại học Ngoại Thương – Hà Nội 3.9 1998 HCV 5 Xí nghiệp may Minh Hà 3.9 1998 Bằng khen của Tp. Hà Nội 6 Cải tạo nâng cấp tỉnh Uỷ Hà Tây 2.3 1999 HCV 7 Bảo tàng địa chất Việt Nam 3.2 1999 BCLC 8 Nhà thí nghiệm TT nghiên cứu kinh tế kỹ thuật dệt may 5.6 1999 HCV 9 Nhà học đa năng - Trường đại học Ngoại ngữ - Hà Nội 4.5 1999 HCV 10 Trung tâm trao đổi khoa học kỹ thuật Việt Đức 3.4 1999 HCV 11 Nhà xưởng chính – Công ty TNHH Chung Lương - Việt Nam 16.8 2001 HCV 12 Nhà xưởng thực hành - Trường cao đẳng Công nghiệp Hà Nội 23 2001 HCV 13 Nhà sản xuất 3 tầng – Công ty may Đáp Cầu 3.7 2001 HCV 14 Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên và máy tính - Trường ĐHBK – HN 11.906 2005 HCV 15 Trụ sở làm việc thường trực tỉnh Uỷ và văn phòng cấp uỷ - tỉnh Hà Tĩnh 10.139 2005 HCV 16 Nhà thư viện - trường đại học Giao Thông vận tải – Hà Nội 18.802 2005 HCV (Nguồn: Hồ sơ năng lực đấu thầu – Công ty CP ĐT & XD CN) Bảng 3.2: Các chỉ tiêu đăng ký kế hoạch năm 2007 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Đơn vị: Triệu đồng TT Đơn vị Thực hiện cả năm 2006 Đăng ký kế hoạch năm 2007 S.lượng D.thu S.lượng D.thu 1 XN 1 38.341 32.865 40.000 32.000 2 XN 18 26.000 25.000 35.000 28.000 3 XN 3 25.125 21.051 28.000 24.000 4 XN 4 17.100 16.898 25.000 20.000 5 XN 5 30.215 25.618 35.000 28.000 6 XN 7 25.256 20.100 30.000 24.000 7 XN 24 57.373 45.898 60.000 48.000 8 XN 9 44.395 35.493 45.000 35.000 9 HCM 16.636 16.014 20.000 16.000 10 Đội số 4 10.424 8.966 6.000 4.800 11 Đội số 5 480 480 3.000 2.400 12 Đội số 6 1.521 1.205 4.000 3.000 13 Đội cơ giới 14.396 11.827 20.000 16.000 14 Đội giao thông 3.000 2.900 3.000 2.400 15 CN Ct: Giang Đức Lật 848 848 2.000 1.600 KH Tổng công ty giao 325.974 279.492 353.000 281.200 (Nguồn: Phương hướng sản xuất – kinh doanh Công ty CP ĐT & XD CN 2007) Bảng 3.3: Năng lực thiết bị chủ yếu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp TT Tên thiết bị Nước SX Số lượng Công suất Chất lượng (%) I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Thiết bị xây dựng - Máy đào HITACHI UH-07 - Máy ủi DZ 42 - Máy lu SAKAI-7606 - Máy lu bánh lốp UMECT-LL20 - Đầm chân cừu - Đầm bàn rung - Đầm đát chạy xăng - Máy ép cọc thuỷ lực - Khoan cọc nhồi - Cẩu tháp >= 5 tấn - Cẩu tháp POTAIN - Cẩu tháp >= 5 tấn C4510 - Cẩu bánh lốp KATO - Cẩu bánh lốp ADK - Máy hàn hơi - Máy cắt 15KW - Máy xoa bề mặt chạy xăng - Máy trộn bêtông >= 500 lít - Máy phát điện - Máy vận thăng > 36m - Vận thăng lồng chở người - Giàn giáo tuýt - Giáo PAL chống - Cốp pha thép định hình - Xe ô tô téc tưới nước - Ô tô vận chuyển các loại - Cẩu thiếu nhi >= 0,5T - Máy trộn vữa 250 lít - Máy hàn điện >= 30KW Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật VN Nhật TQ – VN TQ Đức Mỹ TQ Nhật Đức VN TQ Nhật VN Nhật – HQ VN VN VN VN VN Nga-Đức TQ-HQ VN VN VN VN 06 08 02 03 04 25 26 03 02 06 01 02 04 02 15 7 10 20 05 10 02 130 7000 10000 07 28 5 20 20 0,25m3/g 75CV 6,3-10,5T 20T 5T 300-800w/h 4 ML 300T 800-1600 30KW MC65-C12A 25T 125 D12-40 4ML 5KW 50-100KWA >1T 1T 80khẩu/bộ 120khẩu/bộ m2 5m3 1,5-12T 90 85 100 100 95 70 100 98 96 95 75 100 85 90 95 85 95 80 100 100 100 90 100 95 90 85 85 85 85 II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Thiết bị khác Máy ép mẫu Súng thử bêtông Controls Máy kiểm tra mối hàn Bộ sàng tiêu chuẩn Cân thích hợp Tỷ trọng kế Thiết bị xác định độ ẩm Các ống đong Côn thử độ sụt và thanh đầm Khuôn kim loại thử mẫu lập phương Bộ mẫu 1,2mx1,2mx0,6m để dưỡng bê tông Máy kinh vĩ quang học, điện tử Máy thuỷ bình Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật VN VN Nga, Nhật Nga, Đức 02 02 02 01 01 01 01 10 10 17 03 18 20 C125 - 020 95 90 85 90 85 85 90 85 95 80 86 90 90 III 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Các thiết bị khác theo công suất đầu tư/công trình = 2 tỷ đồng Máy vận thăng <= 30m Máy trộn bê tông 250 lít Máy trộn vữa 80 lít Máy phát điện cỡ nhỏ Máy bơm nước Máy bào và cưa vạn năng Đầm dùi Máy hàn điện Máy cưa cắt cầm tay Máy khoan điện Máy mài cầm tay Máy đục phá bêtông chạy điện Thiết bị chiếu sáng, dây điện thi công Thiết bị gia công lắp đặt điện nước VN VN VN Nhật – HQ VN VN Đức – TQ VN Nhật VN - Đức VN Nhật VN 02 04 04 01 04 02 15 08 05 05 04 03 Theo Nhu cầu 0,5T–2,8KW 250L 80L 10-30KVA 1,8-2KW 4-10m3/h 0,8-4,5KW 4-15KW 0,8-1,2KW 1-4,5KW 1,8-2,5KW 1-2KW 100 90 85 90 95 80 80 80 90 90 100 100 (Nguồn: Hồ sơ năng lực đấu thầu – Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32222.doc
Tài liệu liên quan