Từ một DN đang hạch toán phụ thuộc, mọi nguồn vốn đều được Ngân sách Nhà nước cấp. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, đối với các DN nói chung và Công ty Điện lực TP. Hà Nội nói riêng, tính hiệu quả được coi là yếu tố cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Trong đó, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một vấn đề đặc biệt có ý nghĩa quan trọng.
Qua quá trình tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện lực Hà nội, ta thấy rõ và khẳng định được vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với các DN trong cơ chế thị trường. Đó là cơ sở để các DN tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh vì lợi ích của DN và của toàn xã hội;
Trong phạm vi một chuyên đề thực tập tốt nghiệp, báo cáo này đã khái quát và hệ thống hoá các chỉ tiêu, phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN trong cơ chế thị trường. Trên cơ sở đó, đi sâu vào trình bày cách thức vận dụng một số phương pháp phân tích chủ yếu mà có thể áp dụng được với Công ty Điện lực TP. Hà Nội.
Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng sau khi phân tích quá trình phát triển, nêu lên xu hướng vận động tất yếu của Công ty, chuyên đề đã tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện lực TP. Hà Nội những năm gần đây. Đánh giá những thuận lợi, thành công cũng như hạn chế còn tồn tại từ đó rút ra nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thay đổi trong Công ty. Và đưa ra một số giải pháp cụ thể để nhằm huy động thêm vốn đồng thời đảm bảo cho Công ty Điện lực TP. Hà Nội hoạt động có hiệu quả cũng như khai thác tối đa tiềm năng về vốn hiện có của Công ty, từ đó làm cơ sở để Công ty nhanh chóng phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Và hiện nay Công ty Điện lực TP. Hà Nội không ngừng giữ vững hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và nâng cao chỉ tiêu này.
81 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ngoài
Công ty Điện lực Hà Nội hiện nay thực hiện vay vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình. Nợ phải trả, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chiếm gần 60% tổng nguồn vốn.
Trong đó vốn vay nước ngoài chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ ngắn hạn bao gồm:
Vốn vay ADB: Nhà nước vay ADB với chế độ ưu đãi trả phí ngân hàng 1%/năm, trả gốc trong vòng 40 năm.Và Vông ty vay lại với lãi suất 6,3%/năm và 0,5% phí ngân hàng trong 17 năm. Nguồn vốn này dùng để mua sắm thiết bị vật tư để cải tạo lưới điện và thi công các công trình xây dựng cơ bản.
Vốn Sida tài trợ: Đây là dự án viện trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho chính phủ Việt Nam. Chính phủ cho Công ty vay lại với lãi suất 1,5%/năm và phí ngân hàng 0,5% trong 15 năm. Vốn này chủ yếu được dùng để mua vạt tư thiết bị nước ngoài.
Vay WB: Công ty vay nhằm phục vụ quản lý năng lượng, quản lý phụ tải chống lãng phí.
Ngoài ra Công ty còn vay vốn Thái Lan, vay hợp tác kinh tế hải ngoại của Nhật Bản và vay ODA của Pháp. Công ty vay nhằm mục đích đầu tư xây dựng các dự án mới.
Tín dụng nhà cung cấp
Tín dụng nhà cung cấp là khả năng chiếm dụng vốn lẫn nhau, được thể hiện qua các khoản phải trả ngườc bán, người mua ứng trước và các khoản phải thu khách hàng, người bán ứng trước. Khoản này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ ngắn hạn.
Biểu 5: Tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của Công ty
Đơn vị: Tr.đ
TT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/2004 (%)
2006/2005 (%)
I
Chiếm dụng vốn (nợ ngắn hạn)
319.606
347.515
293.703
106,65
87,98
1
Phải trả người bán
99.271
95.666
35.612
2
Người mua ứng trước
9.073
9.792
12.406
3
Phải trả khác
211.262
242.057
245.685
4
Tỷ trọng (1+2)/I
33,90
30,35
16,35
II
Bị chiếm dụng (khoản phải thu)
177.328
199.190
262.969
112,33
132,02
1
Phải thu khách hàng
132.036
140.258
157.889
2
Trả trước cho người bán
33.329
34.064
3.853
3
Phải thu khác
11.963
24.868
100.957
III
I/II
180,23
174,46
111,69
(Báo cáo tài chính Công ty Điện lực Hà Nội)
Qua biếu số liệu trên ta thấy là tỷ trọng phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn có xu hướng giảm, từ 33,9% xuống còn 16,35%. Cụ thể, năm 2005 chiếm dụng vốn tăng lên đạt 106,65% so với năm 2004, như vậy Công ty đạt mục tiêu chiếm dụng vốn năm 2005. Còn năm 2006 khả năng chiếm dụng vốn giảm xuống còn 293.703 tr.đ, chỉ đạt 87,98% so với năm 2005.
Số liệu cũng cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng lớn, năm 2005 bị chiếm dụng tăng lên vượt 12,33% so với năm 2004, năm 2006 Công ty bị chiếm dụng cao hơn và lên tới 32,02% so với 2005.
Ngoài ra khả năng chiếm dụng vốn của Công ty khá tốt thể hiện ở tỷ lên nợ ngắn hạn so với khoản phải thu, ở cả ba năm đều rất cao so với khoản bị chiếm dụng, nhưng khả năng này đều giảm. Thể hiện, năm 2005 tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm từ 180,23% xuống và năm 2006 giảm từ 174,46% xuống còn 111,69%.
Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội
Biểu 6: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty
Đơn vị: tr.đ
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
Vốn lưu động
28.143
3,56
30.414
3,60
31.905
3,62
Vốn cố định
763.648
96,44
814.881
96,40
848.948
96,38
Tổng vốn kinh doanh
791.791
100
845.295
100
880.853
100
(Báo cáo quyết toán sau kiểm toán Công ty Điện lực Hà Nội)
Nhìn vào biểu số liệu trên ta thấy xu hướng biến động của vốn kinh doanh cũng như tổng vốn của Công ty đã phân tích như trên. Do tổng vốn tăng nên vốn kinh doanh cũng tăng lên, và cả vốn lưu động lẫn vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh đều tăng lên. Và tỷ trọng vốn cố định lại giảm xuống và tỷ trọng vốn lưu động lại tăng lên.
Tuy nhiên sự thay đổi này còn rất thấp. Số liệu cũng cho ta thấy vốn lưu động chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 4% trong tổng vốn kinh doanh. Điều này cũng dễ hiểu vì Công ty kinh doanh sản phẩm hàng hoá đặc biệt, cần vốn cố định rất lớn để đầu tư cải tạo, nâng cấp TSCĐ và mở rộng thị trường kinh doanh. Nhưng cũng cho thấy số vốn lưu động quá nhỏ, Công ty không nên duy trì tình trạng này quá lâu bởi sự mất cân đối sẽ làm cho Công ty hoạt động cứng nhắc, và có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Như vậy Công ty cần điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty qua các chỉ tiêu
Như ta đã biết để tiến hành sản xuất kinh doanh, Công ty cần lượng vốn nhất định. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để có thể sử dụng chúng có hiệu quả. Đó mới là nhân tố đem lại sự tăng trưởng và phát triển cho doanh nghiệp. Bởi vậy thực hiện sử dụng đồng vốn có hiệu quả là rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Điện lực Hà Nội nói riêng. Và việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn hàng năm là cần thiết để từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.
Trước hết, dựa vào các chỉ tiêu phân tích ở chương 1 để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực TP. Hà Nội.
Biểu 7: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội
Đơn vị: tr.đ
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2005/2004 (%)
2006/2005 (%)
1. Doanh thu
trđ
3.197.875
3.560.906
3.992.402
111,35
112,12
2. Lợi nhuận trước thuế
trđ
69.018
79.657
47.044
115,41
59,06
3. Lợi nhuận sau thuế
trđ
50.313
57.009
33.022
113,31
57,92
4. Khấu hao
trđ
150.724
229.987
280.252
152,59
121,86
5. Vốn kinh doanh
trđ
791.791
845.295
880.853
106,76
104,21
6. Sức sản xuất vốn KD (DT/V)
lần
403,88
421,262
453,24
104,30
107,59
7. Sức sinh lợi của vốn KD theo LN trước thuế (Ltt /V)
lần
0,087
0,094
0,053
108,05
56,38
8. Sức sinh lợi vốn KD theo lợi nhuận sau thuế (Lst/V)
lần
0,064
0,067
0,037
104,69
55,22
9. Khả năng thu hồi vốn (E=(Lst+KH)/V)
lần
0,254
0,339
0,356
133,46
105,01
(Báo cáo tài chính Côngty Điện lực Hà Nội)
Từ báo cáo tài chính trên cho ta thấy:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Xét chỉ tiêu 6: Năm 2004, một đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 403,88 đồng doanh thu. Và chỉ tiêu này tăng dần qua các năm. Năm 2005 tăng lên là 4,21lần( tăng 4,3%) và năm 2006 tăng lên 4,53 lần (tăng 7,59% so với năm 2005). Bình quân là 426 lần, tức là cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 426 đồng doanh thu.
Như vậy, qua các năm doanh thu đều tăng lên, năm 2005 tăng lên 11,35% và năm 2006 tăng lên 12,12%. Vốn kinh doanh năm 2005 tăng 6,76% và năm 2006 tăng lên 4,21% so với năm trước. Do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn và về số lượng doanh thu cũng lớn hơn nên hiệu suất sử dụng đồng vốn tăng lên như trên là hợp lý.
Sức sinh lời của vốn kinh doanh: Hệ số này cho biết một đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Và tỷ lệ này cũng cho thấy khả năng tích luỹ của nền kinh tế đầu tư trong tương lai.
Sức sinh lời của vốn kinh doanh theo lợi nhận trước thuế.
Năm 2004, một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,087 đồng lợi nhuân trước thuế. Năm 2005 là 0,094 đồng, đã tăng lên 8,05%. Năm 2006 lại giảm xuống thấp hơn cả năm 2004, chỉ còn 0,053 đồng, giảm 43,62%. Tỷ lệ này thay đổi là do lãi ròng năm 2005 tăng lên và năm 2006 lại giảm xuống so với năm trước đó. Trong cả 3 năm thì sức sinh lời bình quân là 0,076 đồng, nếu tính cả lãi vay ngân hàng và tỷ lệ lạm phát thì tỷ lệ này là tương đối, mặc dù còn thấp. Thực chất chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ về toàn bộ lãi tạo ra do sử dụng vốn kinh doanh bao gồm lãi ròng và thuế lợi tức. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tích luỹ của nền kinh tế trong tương lai.
Sức sinh lời của vốn kinh doanh theo lợi nhuận sau thuế.
Sức sinh lời của đồng vốn kinh doanh tính theo lãi ròng có xu hướng tăng vào năm 2005, tăng từ 0,064 lên 0,067 lần tương ứng với tốc độ tăng 4,69% so với năm 2004. Và năm 2006 lại giảm xuống còn 0,037 lần, đã giảm 44,78% so với năm 2005. Sức sinh lời bình quân trong 3 năm là 0,054 lần. Như vậy, nếu tính đến sự tác động của lãi suất tiết kiệm và tỷ lệ lạm phát thì cho thấy tỷ lệ này quá thấp, không thể bù đắp được chi phí.
Hệ số hoàn vốn: Khả năng thu hồi vốn có xu hướng tăng dần qua các năm (0,254; 0,339; 0,356), nhưng năm 2005 là tăng mạnh nhất (33,46%), còn năm 2006 cũng tăng lên nhưng chỉ tăng 5,01% so với năm 2005. Hệ số hoàn vốn bình quân 3 năm là 0,313 và thời gian hoàn vốn là (1/0,313 = 3,19 năm. Đối với một Công ty cổ phần bình thường, thời gian thu hồi vốn thường là 4 đén 5 năm, như vậy hệ số hoàn vốn của Công ty là khá tốt, điều này cho thấy khả năng thu hút vốn đầu tư của Công ty cũng khá tốt.
Tóm lại, qua các chỉ tiêu phân tích trên cho thấy Công ty Điện lực Hà Nội sử dụng vốn chưa thực sự có hiệu quả có hiệu quả, tuy lợi nhuận và doanh thu đều tăng lên nhưng đồng thời thì vốn kinh doanh cũng tăng lên. Và Công ty không thể đáp ứng được yêu cầu về lãi suất do sức sinh lời của vốn kinh doanh còn khá thấp. Nhưng do Công ty được Tổng công ty bổ sung vốn hàng năm để duy trì hoạt động nên vẫn tồn tại được.
Hiện nay, là Công ty hoạch toán độc lập trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Những điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cho Công ty là cần xem xét và có những giải pháp thích hợp, cụ thể để quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao hơn trong giai đoạn hiện nay.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định trong vốn kinh doanh
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh, cùng với vốn lưu động quyết định sử sống còn của mỗi doanh nghiệp. Vốn cố định lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty, chiếm hơn 96% trong tổng vốn kinh doanh. Mặt khác, do vốn cố định có chu kỳ vận động dài, quá trình này dễ thất thoát vốn và không thu hồi được đầy đủ. Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi Công ty phải sử dụng có hiệu quả số vốn cố định của mình. Và hiệu quả sử dụng vốn cốn định được đánh giá qua các chỉ tiêu sau.
Biểu 8: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: Tr.đ
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
1. Doanh thu
trđ
3.197.875
3.560.906
3.992.402
2. Lợi nhuận sau thuế
Trđ
50.313
57.009
33.022
3. Khấu hao
trđ
150.724
229.987
280.252
4. Vốn cố định
Trđ
763.648
814.881
848.948
5. Sức sản xuất vốn cố định theo DT (DT/Vcđ)
lần
4,188
4,370
4,703
6. Sức sinh lợi vốn cố định theo lợi nhuận sau thuế (Lst/Vcđ)
lần
0,066
0,070
0,039
7. Khả năng thu hồi vốn (E=(Lst+KH)/Vcđ )
lần
0,263
0,352
0,369
(Báo cáo quết toán sau kiểm toán tại Công ty Điện lực Hà Nội)
Qua biểu số liệu trên ta thấy, sức sản xuất của vốn cố định tăng lên (4,188; 4,370; 4,703). Và sức sinh lời bình quân là 4,415 lần, tức là một đồng vốn cố định Công ty bỏ ra sẽ tạo ra 4,415 đồng doanh thu. Mặc dù vốn cố định hàng năm đều tăng lên sẽ làm cho sức sản xuất giảm xuống, nhưng do doanh thu cũng tăng lên với tốc độ cao hơn nên đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên như trên.
Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2005 là 0,070, đã tăng lên 6% so với năm 2004. Nhưng năm 2006 lại giảm mạnh, chỉ còn 0,039, giảm tới 44,28% so với năm 2005. Ta có sức sinh lợi bình quân là 0,056, đây là mức trung bình, do đó năm 2006 giảm thấp hơn mức trung bình dẫn đến không đảm bảo để bù đắp chi phí mua sắm TSCĐ. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, như máy móc thiết bị quá cũ nát không đảm bảo trong quá trình vận hành, hoạt động của Công ty. Mà tại Công ty Điện lực thì hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên TCSĐ. Do vậy, Công ty cần mua sắm, nâng cấp thiết bị, máy móc, hạ tầng lưới điện để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Trong khi đó, hệ số thu hồi vốn cố định trong 3 năm lại tăng lên (0,263; 0,352; 0,369) và bình quân là 0,324. Thời gian thu hồi vốn là 1/0,324 = 3,086 năm. Mà thời gian thu hồi vốn trung bình của các doanh nghiệp thường là 4 đến 5 năm. Do vậy thời gian thu hồi vốn cố định của Công ty Điện lực Hà Nội thấp hơn mức trung bình của các doanh nghiệp trong nước.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong vốn kinh doanh
Vốn lưu động là nhân tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liệ tục. Công ty Điện lực Hà Nội kinh doanh sản phẩm điện năng, đây là sản phẩm hàng hoá đặc biệt, không có bán thành phẩm và không có sản phẩm tồn kho. Vốn lưu động của Công ty chủ yếu được dùng để mua sắm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ như dầu may, sứ, cáp điện, ốc vít,…phục vụ cho công tác sữa chữa thường xuyên; và vốn lưu động được dùng để trả lương cho cán bộ, công nhân trong Công ty và các Điện lực, phân xưởng. Do vậy mà tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh chỉ chiếm chưc đến 4%. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của Công ty Điên lực Hà Nội ta xem xét các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn như sau.
Biểu 9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị: tr.đ
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
1. Doanh thu
Trđ
3.197.875
3.560.906
3.992.402
2. Lợi nhuận sau thuế
Trđ
50.313
57.009
33.022
3. Vốn lưu động
Trđ
28.143
30.414
31.905
5. Vòng quay vốn lưu động (DT/Vlđ)
Vòng
113,63
117,08
125,13
6. Sức sinh lợi vốn lưu động theo lợi nhuận sau thuế (Lst/Vlđ)
lần
1,788
1,874
1,035
7. Hệ số đảm mhiệm (Vlđ/DT)
Trđ
0,0088
0,0085
0,008
( Báo cáo quyết toán năm-Công ty Điện lực Hà Nội)
Qua biểu số liệu trên ta thấy, vốn lưu động của Công ty tăng lên liên tục trong 3 năm, đồng thời doanh thu cũng tăng lên với tốc độ lớn hơn. Đó là, doanh thu năm 2005 tăng 11,35% và năm 2006 tăng 12,12% so với năm ngay trước đó( biểu 7). Vốn lưu động năm 2005 lên 2.271 trđ, tương ứng với 8,07%; năm 2006 tăng lên 1.491 trđ, tương ứng với 4,9%. Do vậy, vòng quay vốn lưu động tăng lên là hợp lý (113,63; 117,08; 125,13). Năm 2005 tăng 3,45 vòng (tăng 3%); năm 2006 tăng 8,05 vòng (tăng 6,9%). Vòng quay vốn lưu động bình quân của vốn lưu động là 118,52, tức là một năm vốn lưu động quay được 118,52 vòng. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn lưu động ngày càng có hiệu quả hơn và Công ty cũng cần thường xuyên có những biện pháp thích hợp để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn nữa.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này giảm dần qua các năm (0,0088; 0,0085; 0,008), tức số vốn lưu động mà Công ty bỏ ra để được một đồng doanh thu hàng năm giảm dần. Năm 2005 giảm xuống 0,0003 đồng( giảm 3,41%) so với năm 2004 và năm 2006 giảm xuống 0,0005 đồng (giảm 5,88%) so với năm 2005. Do vậy mà Công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn nhất định.
Sức sinh lời của vốn lưu động trung bình là 1,489 đồng, tỷ lệ này là trung bình đối với các doanh nghiệp. Tại Công ty Điện lực Hà Nội, tỷ lệ này có sử thay đổi không tốt. Năm 2005 sức sản xuất là 1,874 lần, tăng 4,8% so với năm 2004, cao hơn tỷ lệ trung bình. Nhưng năm 2006 lại giảm xuống còn 1,035 lần (giảm 44,77% so với năm 2005). Nguyên nhân là do máy móc được xây dựng vào thời chiến tranh nên quá cũ nát gây tổn thất lớn, không đảm bảo an toàn trong vận hành và còn do chi phí tăng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý…
Như vậy, tốc độ vòng quay của vốn lưu động tăng lên, hệ số đảm nhiệm giảm xuống và sức sinh lời của đồng vốn đạt mức trung bình. Nói một cách khác hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh của Công ty là khá tốt, đây là tín hiệu tốt giúp cho Công ty huy động vốn có hiệu quả và Công ty cần tiếp tục có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.
Phân tích đầu tư vốn kinh doanh của Công ty Điện lực TP. Hà Nội
Chỉ tiêu kinh doanh
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/ 2004 (%)
2006/ 2005 (%)
1. Điện đầu nguồn (Mwh)
3.977,86
4.394.61
4.951,53
110,48
112,67
2. Tổn thất (%)
9,19
8,90
8,62
96.84
96,85
3. Thương phẩm (Mwh)
3.612,40
4.003.69
4.621,56
110,83
115,43
4. Doanh thu (Trđ)
3.197.875
3.560.906
3.992.402
111,35
112,12
5. giá bán bình quân (đ/kwh)
956,02
963,33
972,23
100,76
100,92
6. Số khách hàng
583.783
605.736
785.465
103,76
129,67
7. Các công trình sữa chữa lớn
Số lượng
Giá trị=tổng chi phí các công trình
166
39.454
234
49.246
264
53.458
104,96
124,82
112,82
108,55
8. Các công trình ĐTXD
Số lượng
Giá trị=tổng chi phí các công trình
125
345.498
182
504.117
212
605.545
145,60
145.91
116,48
120,12
Biểu 10 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vốn kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội
Đơn vị : Tr.đ
(Báo cáo quyết toán – Côngty điện lực Hà Nội)
Qua bảng ta thấy tình hình đầu tư sử dụng vốn kinh doanh của Công ty là khá tốt. Tình hình đó được thể hiện qua các chỉ tiêu:
Các công trình sữa chữa lớn tăng liên tục qua các năm, tăng trưởng về số lượng và giá trị. Năm 2005 tăng 66 công trình (4,96%), giá trị công trình cũng tăng 24,82%. Năm 2006 tăng 45,65% về số lượng, 8,55% về chất lượng.
Các công trình đầu tư xây dựng cũng tăng cả về số lượng lẫn giá trị.
Các công trình đầu tư xây dựng và sữa chũa lớn được hoàn thành và đưa vào sử dụng tăng theo từng năm.
Chính việc sử dụng vốn đầu tư hiệu quả của Công ty qua các năm như bảng phân tích trên đã làm cho tình hình sản xuất kinh doanh được cải thiện. Đó là giúp cải thiện lưới điện, tạo điều kiện cho việc phục vụ khách hàng được tốt hơn.
Đánh giá tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
Những kết quả đạt được
Thời gian qua Công ty đã luôn có những nỗ lực trong việc tăng cường đầu tư về quy mô, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, sắp xếp tổ chức sản xuất để phù hợp với yêu cầu mới. Công ty đẩy mạnh đầu tư mua sắm, ứng dụng công nghệ khoa học phục vụ cho công việc nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ nhân viên, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ khách hàng của Công ty. Đồng thời Công ty cũng chú trọng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sát với thực tế về nhu cầu về vốn kinh doanh một cách cụ thể nhất. Và quan trọng hơn là Công ty không ngừng cố gắng trong quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. Nhờ đó Công ty đạt được những kết quả nhất định về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Qua quá trình nghiên cứu các số liệu về tình hình sử dụng vốn ở Công ty Điện lực Hà Nội qua các năm gần đây, đặt tình hình sử dụng vốn đó trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Công ty trong giai đoạn vừa qua ta thấy công tác sử dụng vốn ở đơn vị đã có những ưu điểm cần phát huy.
- Công ty đã tiến hành tổ chức lại cơ cấu vốn kinh doanh ngày một hợp lý hơn nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Công ty đã tìm cách tăng tốc độ của vốn lưu động nhiều hơn để tiến tới tạo cân bằng về cơ cấu vốn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, Công ty đã đứng vững đi lên, tổng nguồn vốn của Công ty được bảo toàn và đã tăng đều hàng năm, cùng với nó là vốn chủ sở hữu cũng tăng lên, nhưng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nợ vay.
Cùng đó là tài sản tăng lên cả về TSCĐ lẫn TSLĐ, tuy nhiên do dặc thù của ngành điện nên tỷ trọng của TSCĐ luôn chiếm ưu thế hơn.
Do nguồn vốn tăng lên, quy mô Công ty được mở rộng nên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nhanh và ổn định ở mức khá cao, trên 10% mỗi năm.
Lợi nhuận sau thuế cũng tăng và tăng với tốc độ cao hơn cả doanh thu. Điều này cho thấy Công ty đã sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh, tiết kiệm được chi phí.
Vốn kinh doanh của Công ty tăng lên hàng năm với tốc độ ổn định, trong dó cả vốn cố định lẫn vốn lưu động đều tăng. Đồng thời là cơ cấu vốn kinh doanh ngày càng có xu hướng tốt hơn. Đó là, tỷ trọng vốn lưu động tăng nhiều hơn, tạo nên cân bằng hơn trong cơ cấu vốn, góp phần vào sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định, vốn lưu động nói rêng có xu hướng tăng dần qua các năm và ở mức khá cao.
Công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu trong thời gian qua về giảm thiểu tỷ lệ tổn thất điện năng và đã đạt được những kết quả tốt. Đồng thời Công ty cũng thực hiện công tác đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp lưới điện thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
Đồng thời với những kết quả đạt được ở trên, Công ty thường xuyên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp ngân sách Nhà nước thông qua thuế.
Ngoài ra, Công ty đã triển khai đa dạng hoá, nâng cao công tác dịch vụ khách hàng. Công ty luôn đảm bảo thu nhập cũng như công việc thường xuyên cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Và chúng ta cấn nghiêm túc đề cập đến nhằm rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp khắc phục.
- Cho đến nay, tuy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn ở mức cao nhưng chỉ tiêu này có xu hướng giảm vào năm 2006. Và măc dù doanh thu hàng năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chưa tương xứng với gia tăng của doanh thu. Nhược điểm lớn nhất trong việc sử dụng vốn kinh doanh của Công ty đó là cơ cấu vốn hiện có quá mất cân đối giữa tỷ trọng vốn cố định và vốn lưu động. Do mất cân đối này đã dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bị suy giảm nhiều, trong khi vốn lưu động rất khan hiếm thì vốn cố định chưa được tận dụng hết hiệu suất.
- Công ty chưa xác định được chủ sở hữu đích thực về vốn và tài sản. Côngty chưa thoát ra khỏi tu duy về tài sản là của Nhà nước, cách thức làm chủ chưa rõ ràng. Đây là lý do hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chưa cao khi Công ty tách ra hoạch toán độc lập.
- Công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều và tăng lên qua các năm, tỷ lệ nợ ngắn hạn ngày càng tăng lên so với khoản phải thu. Trong đó khách hàng chiếm dụng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, chiếm hơn 98% năm 2006 mà chủ yếu là dư nợ tiền điện. Còn khoản vốn mà Công ty chiếm dụng của hách hàng trong ngắn hạn chỉ đủ tài trợ được một phần nhỏ cho tài sản lưu động. Do vậy Công ty cần có biệm pháp giảm khoản phải thu so với nợ ngắn hạn để cải thiện tình hình này.
- do thiếu các chiến lược lâu dài nên đôi khi còn xảy ra tình trạng vốn đầu tư thiếu trọng điểm đãn đế không phát huy được năng lực sản xuất mà còn gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn
Do vậy, ý thức được tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng đối với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, nhận rõ được các nhược điểm và nguyên nhân của nó. Công ty Điện lực Hà Nội đang từng bước có biện pháp khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của Công ty trong thời gian tới.
\
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty
3.1.1 Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động của Công ty có thể khái quát ngắn gọn là: Cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng cao và ổn định; quản lý và kinh doanh điện năng có hiệu quả cho mọi đối tượng sử dụng điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên thì ngoài việc luôn đảm bảo sẵn sàng vật tư thiết bị sữa chữa những sự cố xảy ra trên lưới điện còn là việc chuẩn bị vật tư, vật liệu hoàn thiện và lắp mới các công trình điện phục vụ cho việc cung ứng và kinh doanh bán điện ngày một tốt hơn.
3.1.2. Phương châm hoạt động
Với khách hàng:
Luôn đáp ứng đủ nhu cầu điện của mọi khách hàng với nhu cầu ngày càng cao;
Xử lý đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu của khách hàng;
Luôn cố gắng để các dịch vụ và sản phẩm điện lực thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống khách hàng.
Với cán bộ Công nhân viên:
Tạo cơ hộ để mỗi CBCNV có thể vươn lên trong nghê nghiệp trên cơ sở năng lực, hiệu quả làm việc;
Đánh giá đền đáp một cách công bằng sự đóng góp của mỗi người;
Tạo môi trường để mọi CBCNV đều có thể khuyến khích,phát huy tinh thần đồng đội, sức mạnh tập thể đóng góp tối đa vào sự phát triển của Công ty điện lực Hà Nội.
Với đối tác kinh doanh:
Tạo dựng quan hệ thân thiện, bền vững, các bên cùng có lợi với các nhà cung cấp vì một hệ thống điện an toàn, chất lượng;
Tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp.
Với cộng đồng xã hội:
Phấn đấu duy trì các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh;
Luôn thựchiện đầy đủ các trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng.
3.1.3. Định hướng phát triển
Đứng trước những cơ hội và thách thức của nền kinh tế thị trường đang ngày một phát triển, trước xu thế toàn cầu hoá - hợp tác quốc tế, Công ty đã xây dựng cho mình những định hướng phát triển như sau:
Một là, trong thời gian từ năm 2001-2010 sẽ tiến hành việc củng cố và phát triển lưới điện thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại hoá để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đảm bảo chất lượng cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội trong tương lai với mức tăng trưởng cao nhất 15% một năm.
Hai là, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, hiện đại, phân cấp mạnh xuống các xí nghiệp, đơn vị cơ sở.
Ba là, ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và các giải pháp mới vào khâu quản lý và nhanh chóng tiếp cận với “quản lý điện tử” ở tất cả các khâu: Vận hành lưới điện theo hướng tự động hoá, giảm đến mức thấp nhất thời gian mất điện do sự cố.
Bốn là, nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng. Đơn giản hoá các thủ tục để tạo thuận lợi cho khách hàng mua điện và trả tiền điện được nhanh chóng và thuận lợi. Xây dựng và phát triển trung “Trung tâm giao tiếp khách hàng” Trung tâm sẽ tiếp nhận mọi yêu cầu, thắc mắc trong các lĩnh vực cung cấp sữa chữa và tư vấn tiêu dùng về điện của khách hàng để đảm bảo cấp điện liên tục với chất lượng cao cho khách hàng.
Năm là, triển khai việc sản xuất các thiết bị điện có hàm lượng chất xám cao, áp dụng kỹ thuật tin học.
Hiện nay theo lộ trình chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp nhà nước, Công ty điện lực Hà Nội đang chuẩn bị chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
Giải pháp huy động vốn
Trong điều kiện hiện nay, ngành điện hơn bao giờ hết rất cần vốn cho đầu tư phát triển không ngừng làm lợi cho chính mình mà còn để phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng của mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thủ đô. Theo các chỉ tiêu sản xuất và cung ứng điện dự báo, nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2006 – 2015, Công ty Điện lực Hà Nội cần 8.714 tỷ đồng, bình quân mỗi năm cần đến 1000tỷ đồng. Vì vậy, đối với công tác khai thác nguồn vốn để thực hiện việc mở rộng các hình thức, phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngoài các khoản vốn vay và vốn viện trợ của các nước, tổ chức quốc tế đã đáp ứng mộy phần vốn cho phát triển của Công ty thì Côngty cần quán triệt quan điểm “ Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng”.
Khai thác các nguồn trong nước
Huy động vốn từ ngân sách, từ khách hàng:
Kiến nghị UBND Thành Phố Hà Nội huy động hỗ trợ các nguồn vốn đầu tư hợp pháp từ các thành phần kinh tế trong việc hạ ngầm lưới điện, đền bù giải phóng mặt bằng và lưới điện nông thôn ngoại thành hoặc hỗ trợ về lãi suất vay vốn đầu tư, ưu đãi về thuế theo quy định Pháp lệnh Thủ đô.
Đề nghị ngành điện (Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) là chủ đầu tư phần nguồn điện, lưới điện cao áp (500kv, 220kv, 110kv), trung áp, hạ áp và công tơ.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hợp pháp đầu tư và kinh doanh điện trên địa bàn theo mục tiêu xã hội hoá, phù hợp với quy đinh của pháp luật và Luật Điện lực (đưa vào thực hiện năm 2005).
Đối với các khách hàng ngoài hoặc trong Khu công nghiệp, Công ty sẽ đầu tư đến chân hàng rào công trình.
Vay tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân hàng đầu tư và phát triển theo hạn mức kế hoạch.
Công ty đang xem xét bổ sung kịp thời và nhiều vốn hơn vì hiện nay nước ta đang trong thời kỳ phát triển, ngành điện có các dự án chiếm tỷ trọng lớn trong việc đầu tư của nước ngoài. Nhưng bên cạnh đó, Công ty cũng phải xem xét, cân nhắc đến lãi suất, bởi vì theo phân tích ở trên, sức sinh lời của vốn kinh doanh hiện vẫn còn thấp.
Nguồn vốn tự bổ sung hàng năm
Công ty đã huy động 100% vốn khấu hao vào đầu tư, thực hiện tính đúng, tính đủ khấu hao theo quy định của Nhà nước. Về nguyên tắc mục đích của khấu hao cơ bản là để bù đắp hao mòn tài sản cố định trong quá trình hoạt động kinh doanh. Quỹ khấu hao là nguồn để mua sắm tài sản cố định nhằm thay thế những tài sản cố định đã được loaị bỏ. Mặt khác, khấu hao cơ bản là một yếu tố chi phí sản xuất nằm trong giá thành điện của Công ty nên Công ty cần tính toán đề ra một phương pháp tính chi phí khấu hao một cách thống nhất và có hiệu quả, đồng thời có biện pháp sử dụng quỹ khấu hao có hiệu quả nhất.
Ngoài ra trong phương hướng khai thác vốn sắp tới, Công ty còn chú trọng tới nguồn phụ thu tiền điện ở các địa phương để cải tạo lưới điện.
Khai thác vốn từ chính cán bộ công nhân viên trong Công ty
Là một Công ty lớn với hơn 4.000 cán bộ công nhân viên có truyền thống yêu nghề và gắn bó với Công ty, khả năng khai thác vốn từ nguồn này tuy không lớn song cũng không phải là nhỏ. Đây là hình thức khai thác nội lực mà Công ty có thể áp dụng và có tính khả thi.
Công ty có thể huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu của Công ty cho các nhân viên hoặc khi cần thiết có thể giảm phần trích vào quỹ khen thưởng, phúc lợi để sử dụng cho hoạt động của Công ty. Tuy nhiên điều này chỉ có khả năng thực hiện khi Công ty thấy được lợi ích tương lai mà Công ty đạt được trong đó có lợi ích của cá nhân mình.
Phát hành trái phiếu của Công ty
Biện pháp này giúp Công ty tăng vốn tài trợ dài hạn. Tình hình tài trợ chính của Công ty những năm qua tương đối tốt đồng thời dư luận cũng đánh giá ngành điện là ngành được sự bảo hộ của Nhà nước nên khả năng thu hút vốn thông qua phát hành trái phiếu là tương đối khả quan. Nhưng để có thể phát hành được trái phiếu hoặc cổ phiếu, trước hết Công ty cần tiến hành cổ phần hoá thành công, đồng thời công ty có thể đưa ra những trái phiếu có mệnh giá thấp phù hợp với thu nhập của người dân.
Liên doanh với các đối tác nước ngoài thực hiện một số dự án đòi hỏi vốn lớn:
Với xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay, sẽ có rất nhiều Công ty nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam. Hiện nay nước ta cũng đang khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua hình thức liên doanh (ký hợp đồng hợp tác kinh doanh hay tài trợ bằng vốn chủ sở hữu). Việc tìm kiếm và ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết cần đảm bảo đúng nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Nhưng vấn đề liên doanh có 2 mặt của nó: Lợi thế cơ bản của liên doanh là để khai thác triệt để số vốn hiện nhàn dỗi tạo của Công ty để đưa vào sử dụng tại một lĩnh vực khác có hiệu quả hơn, đồng thời để dàn trải rủi ro hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, vấn đề giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động là rất quan trọng, liên doanh là một biện pháp cơ bản giải quyết vấn đề đó.
Tuy nhiên, liên doanh cũng có những hạn chế nhất định: Trước hết phải nói đến độ phức tạp trong giải quyết vấn đề sở hữu, cơ chế quản lý, phân chia lợi ích, rủi ro và kiểm soát hoạt động của liên doanh. Bên cạnh đó, liên doanh là hình thức góp vốn trực tiếp, một khi các đối tác rút lui khỏi liên doanh sẽ làm Công ty lao đao, giảm khả năng về hiệu quả sử dụng vốn.
Để tránh tình trạng bên phía nước ngoài nhiều vốn nắm quyền kiểm soát và có những ảnh hưởng tiêu cực, trong thời gian đầu Tổng Công ty có thể hỗ trợ thêm cho Công ty như quy định định mức vốn góp. Việc trợ giúp ban đầu của Tổng Công ty sẽ tạo một bước đà quan trọn
Khai thác nguồn vốn nước ngoài
Trong thời gian qua, hiệu quả đầu tư từ các nguồn vốn nước ngoài cho hệ thống lưới điện thủ đô là tương đối hiệu quả. Thông qua các dự án hỗ trợ nguồn vốn của tổ chức SIDA (Thuỵ Điển), các nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA theo hiệp định vay của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB…, hệ thống lưới điện thủ đô đã được nâng cấp và cải thiện rõ rệt. Do vậy, ngoài các nguồn trên, để kịp thời cung cấp vốn cho các dự án, công trình lớn sắp tới, Công ty nên tiến hành các hoạt động sau:
- Tiếp tục hình thức mua vật tư thiết bị của nước ngoài, lãi suất ưu đãi nhưng chỉ ở mc ộ hạn chế. Thờigian qua phương thức này đã giúp Công ty nhập được máy móc, thiết bị hiện đại Công ty cần tiếp tục hình thức này nhưng cần phải chú ý nhập vật tư thiết bị hiện đại đi đôi với việc đầu tư con người, cử cán bộ công nhân đi đào tạo ở nước ngoài để nắm bắt được kỹ thuật, sử dụng máy móc có hiệu quả. Công ty phải tổ chức tốt công tác tìm hiểu thị trường thế giới, nắm vững giá bán các thiết bị tránh mua phải giá cao do sức ép của phía nước ngoài, tính toán so sánh giữa thời gian chậm trả, lãi suất ưu đãi với giá cả của máy móc thiết bị và các điều kiện kèm theo.
- Mở rộng tìm kiếm khai thác các nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài. Với cơ chế đổi mới, thực hiện chính sách mở cửa, vốn trên thị trường quốc tế đang tràn vào thị trường Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Công ty huy động vốn từ các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài, từng bước giảm dần tỷ trọng vay vốn thông qua tín dụng thương mại.
- Tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Thời gian tới Công ty cần tiếp tục tìm kiếm các đối tác để ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh các hợp đồng phát triển mạng lưới điện nội thành, Công ty cần chú trọng hơn trong việc tìm kiếm các hợp đồng mở rộng và phát triển mạng lưới điện các vùng phụ cận.
- Quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Việc quản lý nguồn vốn FDI phải từ lúc thẩm định phê duyệt cho đến khi đầu tư và trong suốt cả quá trình đầu tư để đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng tiến độ. Công ty cần lập ra tổ chuyên trách với các cán bộ giỏi về nghiệp vụ, kiểm nghiệm máy móc thiết bị được nhập vào theo tất cả các nguồn để hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập máy móc thiết bị lạc hậu.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đề ra các chính sách đầu tư và phân bổ vốn kinh doanh một cách hợp lý
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất mà Công ty cần áp dụng. Hiệu quả sử dụng vốn biểu hiện qua các hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tài sản lưu động, hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, sức sinh lợi của vốn...
Trong ba năm qua, tình hình tài chính của Công ty được đánh giá là khả quan, lợi nhuận không ngừng tăng lên bổ sung vào nguồn vốn của Công ty. Doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng được cải thiện. Công ty cần phát huy những năng lực sẵn có đó.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong hoạt động của mình, định kỳ Công ty cần tiến hành phân tích tài chính. Phân tích định kỳ tình hình tài chính sẽ giúp cho Công ty tìm ra được nguyên nhân của tình trạng tài chính hiện thời. Từ đó có biện pháp cụ thể kịp thời phát huy lợi thế hay khắc phục yếu kém. Khi phân tích tình hình tài chính Công ty cần tiến hành phân tích những nội dung sau:
- Phân tích khái quát tình hình vốn và nguồn vốn, tình hình thu, chi trong Công ty.
- Diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, luồng tiền vào ra trong Công ty.
- Tình hình vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động.
- Kết cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản.
- Các chỉ tiêu trung gian tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh.
- Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng trong tài chính doanh nghiệp.
Ngoài ra, Công ty cần định lại giá thành điện cho phù hợp dựa trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ các khoản chi phí, đảm bảo cân đối thu chi tài chính, đảm bảo trả lãi vay và tạo ra một khoản lợi nhuận thuần tuý. Hơn nữa, do trên 50% vốn đâu tư của ngành công nghiệp điện là ngoại tệ, nên có thể trang trải được vốn vay, lãi vay cần phải định kỳ tính lại giá điện theo mức lạm phát và sự chênh lệch của tỷ giá hối đoái. Vì vậy, định kỳ Công ty cần tính lại giá thành điện một cách phù hợp để trình lên cấp trên duyệt.
Hiện nay, Công ty đang mua điện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (gọi là điện đầu nguồn) để bán lại cho người tiêu dùng. Giá điện mua vào theo giá quy định của Tổng Công ty, nhưng giá điện bán ra theo khung giá của Nhà nước quy định. Công ty không có quyền đưa ra giá điện mà chỉ căn cứ vào giá thành sản xuất (bao gồm giá điện mua vào cộng các chi phí phát sinh trong quá trình truyền tải đến người tiêu dùng) để đưa ra một mức giá hợp lý, dao động trong khung giá có sẵn từ đó làm cơ sở kiến nghị lên cấp trên nhằm đưa ra một mức giá mua, giá bán điện phù hợp. Song song với vấn đề trên là nỗ lực của Công ty trong việc giảm giá thành điện. Giá thành giảm giúp cho giá điện giảm theo. Giá điện thấp sẽ giúp cho Công ty trong việc kinh doanh điện năng. Hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân có ý kiến cho rằng càng mua nhiều điện thì càng phải trả nhiều tiền do ngành điện đang áp dụng hình thức giá bậc thang. Nghĩa là, người tiêu dùng sẽ được khuyến khích dùng ít điện đi bằng việc áp đặt mức giá tăng theo tỷ lệ thuận với việc tăng sản lượng tiêu thụ (thông thường mua một sản phẩm hay một hàng hoá nào đó nếu mua với số lượng lớn sẽ được giảm giá, chiết khấu...). Vấn đề này chỉ được áp dụng khi thị trường xảy ra việc khan hiếm một loại nguồn lực nào đó, tức là vào thời điểm cung không đủ để thoả mãn cầu (điều kiện này đúng với thị trường điện hiện nay ở nước ta). Như chúng ta đã biết tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện cho các ngành kinh tế - xã hội là hết sức khó khăn. Chúng ta cần phải mất một số năm nữa mới có thể thoả mãn được nhu cầu điện của cả nước. Theo biểu giá điện đối với điện bán lẻ cho sinh hoạt thì khách hàng mua càng nhiều điện cần phải trả với giá cao hơn. Nói cách khác hiện nay khách hàng sử dụng điện chưa được khuyến khích tiêu thụ nhiều điện năng.
Trong việc giải quyết vốn tạm thời cho tài trợ ngắn hạn, Công ty cần tận dụng một cách triệt để nguồn vốn có khả năng chiếm dụng (nợ ngắn hạn) đồng thời giảm thiểu các khoản phải thu để có một tỷ lệ nợ ngắn hạn trên các khoản phải thu hợp lý (ít nhất là lớn hơn 1). Trong hoạt động kinh doanh của mình, Công ty phải chấp nhận một thực tế rất đặc thù của ngành điện là "hàng hoá" không thể "tiền trao cháo múc" được. Khách hàng luôn luôn tiêu dùng trước rồi mới thanh toán sau, nhanh thì một tháng, chậm thì một vài quý, có những hộ nợ đến vài năm. Như vậy, dòng vật chất đi ra và dòng tiền đi vào không đồng thời.
Vì vậy Công ty luôn có một khoản bị chiếm dụng, đây là điều tất yếu không tránh khỏi ở bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Song trong quản lý tài chính phải linh hoạt ở chỗ Công ty phải tận dụng được nhiều hơn các khoản vốn mà Công ty đang chiếm dụng của khách hàng so với các khoản vốn của mình đang bị người khác chiếm dụng. Nhưng không nên lạm dụng, vì nếu tỷ lệ này quá cao có thể ảnh hưởng tới uy tín của Công ty. Hiện nay Công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn hơn do khách hàng trả chậm ngày càng tăng. Trong hai loại nợ đã ở phần thực trạng thì nợ đọng là loại nợ càng phải giảm thiểu bởi vì nó ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty. Để tránh tình trạng nợ đọng, trong khâu thu nộp tiên điện Công ty nên có biện pháp nhằm tận thu được nhanh nhất tiền bán điện. Đồng thời Công ty cũng cần tiến hành các biện pháp hữu hiệu nhằm chống thất thoát điện năng. Các biện pháp đó là:
- Nghiên cứu để cải tiến vị trí đặt hòm công tơ giúp khách hàng có thể theo dõi được tình hình sử dụng điện của mình. Từ đó họ sẽ an tâm hơn khi trả tiền điện. Trên thực tế hiện nay có nhiều ý kiến phản đối việc đặt công tơ bên ngoài hộ dùng điện vì họ không thể kiểm soát được việc ghi số điện. Đồng thời họ cũng không thể theo dõi được tình trạng công tơ hoạt động đúng hay không (quay nhanh hay chậm). Ý kiến khác lại cho rằng Công ty đặt công tơ như vậy là hợp lý bởi các hộ tiêu dùng không có khả năng bảo quản đồng thời tránh được tình trạng tổn thất do ăn trộm điện.
Để giải quyết tình trạng không thống nhất này Công ty có thể áp dụng phương châm "Khách hàng là thượng đế" nghĩa là có thể lắp đặt vị trí công tơ theo yêu cầu của khách hàng. Trường hợp đặt công tơ trong nhà, khách hàng phải cam kết giữ an toàn và không được vi phạm tiêu dùng điện dưới bất kỳ hình thức nào. Còn trường hợp vẫn giữ nguyên vị trí công tơ như hiện nay, Công ty có thể báo cho chủ hộ biết thời gian ghi số điện để hộ dân biết và có thể kiểm tra nếu có nhu cầu.
- Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên thu ngân.
- Tổ chức phối hợp chặt chẽ với phường xã, địa phương để quản lý và xử lý nghiêm các hình thức vi phạm sử dụng điện.
- Xây dựng các phương án quản lý đường dây, công tơ tránh tình trạng thất thoát do ăn trộm điện.
3.2.3 Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá vốn kinh doanh
Bộ phận lập kế hoạch của Công ty khi xác định cách tạo vốn cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí đi vay vốn và nhu cầu vốn thực tế. Dự đoán được nhu cầu vốn càng chính xác bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu dự đoán thừa thì lãng phí và thiếu thì ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
a. Dự đoán nhu cầu vốn
Đối với nhu cầu vốn trong ngắn hạn: Công ty có thể dự đoán nhu cầu tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu gồm các bước sau:
- Bước 1: Tính số dư của các chỉ tiêu trên bảng Cân đối kế toán năm báo cáo.
- Bước 2: Chọn những khoản mục chịu sự biến động và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu. Tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu.
- Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đã tính được ở Bước 2 để ước tính vốn kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh thực tế.
Đối với nhu cầu vốn dài hạn: Công ty phải căn cứ vào mối quan hệ về vốn với doanh thu của nhiều năm trở về trước tìm ra quy luật giữa vốn và doanh thu rồi từ đó suy ra nhu cầu về vốn tại các thời điểm cần thiết.
Trong khi sử dụng, cần lưu ý đến thời hạn dự đoán (càng ngắn càng chính xác) và cần loại bỏ cac yếu tố bất hợp lý của tài liệu.
b. Tính toán chi phí vốn :
Để tính chi phí vốn trung bình, cần phải tính chi phí của lợi nhuận để lại và chi phí của phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Tính lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn kinh doanh:
Trên thực tế hiện nay Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội chưa thực hiện việc phát hành cổ phiếu. Vì vậy, có thể ước lượng lợi nhuận giữ lại để bổ sung cho vốn kinh doanh bằng cách tính ra tỷ lệ doanh lợi vốn kinh doanh năm gần nhất bởi ít ra giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư cũng phải mang lại tỷ lệ sinh lợi bằng hoặc hơn năm trước.
Doanh lợi vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn kinh doanh
c. Sử dụng cơ cấu vốn mục tiêu sát với cơ cấu vốn tối ưu
Trước khi đưa ra các quyết định lựa chọn phương thức khai thác, Công ty cần xác định cơ cấu vốn tối ưu: cơ cấu vốn của Công ty sẽ đạt mức cao nhất (tối đa hoá doanh lợi vốn). Việc áp dụng cơ cấu vốn mục tiêu như thế nào là phụ thuộc vào quyết định cụ thể của ban lãnh đạo Công ty.
- Tại mức doanh thu thấp, Công ty sẽ thu được doanh lợi vốn cao hơn nếu sử dụng nhiều vốn tự có hơn là sử dụng vốn vay.
- Nếu mức doanh thu tăng thì Công ty nên sử dụng vốn đi vay.
Cơ cấu vốn hiện nay của Công ty được coi là khả quan và những năm sắp tới doanh thu của Công ty có xu hướng tăng nhanh.
3.3 Những kiến nghị cơ bản để thực hiện các giải pháp
3.3.1 Với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
Để tạo điều kiện cho Công ty trong việc khai thác vốn, các thủ tục xét duyệt cần được Tổng Công ty có thể tiến hành đơn giản hơn, giảm các khâu không cần thiết. Ngoài ra Tổng Công ty có thể xem xét việc hỗ trợ Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội trong việc ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh để tránh tình trạng bị phụ thuộc về vốn.
Tổng Công ty có thể xem xét việc thành lập một Công ty tài chính chuyên cho thuê mua của riêng mình để hỗ trợ cho các thành viên trong Tổng Công ty. Chính phủ đã cho phép thành lập thí điểm (về nguyên tắc) các Công ty Tài chính thuộc Tổng Công ty Bưu điện, Tổng Công ty Dệt may, Tổng Công ty Cao su... Mục đích của việc thành lập các Công ty Tài chính thuộc Tổng Công ty là huy động, khai thác vốn trong và ngoài nước nhằm bù đắp phần thiếu hụt trong nhu cầu tín dụng ngắn, trung và dài hạn của các Công ty, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho các doanh nghiệp trong Tổng Công ty - Tổng Công ty cũng có thể làm dịch vụ nhận vốn từ Nhà nước (hay ngân hàng quốc doanh) điều hoà vốn ngân sách, huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong Tổng Công ty.
Thành lập Công ty cho thuê tài chính trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt cho các Công ty thành viên trong việc thuê mua máy móc thiết bị bởi Công ty cho thuê tài chính này sẽ chuyên về máy móc của ngành điện, giải quyết đồng bộ các nhu cầu và đặc biệt đây là nguồn thuê đáng tin cậy.
Trong điều kiện hiện nay, việc mua bán vật tư, nguyên vật liệu phụ... để phục vụ cho hoạt động lắp đặt và sửa chữa của Công ty cũng hết sức phức tạp, nhiều vật tư, vật liệu phải nhập từ nước ngoài (chất lượng sản phẩm trong nước không đảm bảo). Thêm vào đó tỷ giá ngoại tệ chênh lệch quá nhiều dẫn đến trường hợp kinh doanh thua lỗ. Vì vậy Tổng Công ty cần đưa ra những chính sách hữu hiệu nhất có thể là dành một khoản vốn nhất định để hỗ trợ cho Công ty và tính với lãi suất ưu đãi nhất hoặc bảo lãnh cho Công ty vay tiền ở ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác với lãi suất hợp lý.
3.3.2 Với Nhà nước :
Chính sách tín dụng của Nhà nước đối với ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội nói riêng cần được xem xét, trong đó cho ngành điện vay với lãi suất thấp và kéo dài thời gian trả nợ trên 10 năm. Như vậy mới cho phép Tổng Công ty Điện lực thành lập Công ty cho thuê tài chính thuộc Tổng Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường, tài trợ mang tính hỗ trợ, chú trọng đến hiệu quả kinh tế của mỗi đồng vốn tài trợ của Nhà nước bỏ ra, Nhà nước nên chú trọng giúp đỡ Tổng Công ty Điện lực nói chung và Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội nói riêng vượt qua khó khăn tài chính để phát triển theo định hướng của Nhà nước.
Các hình thức tài trợ vốn của Nhà nước cần thực hiện:
Tài trợ thông qua tín dụng ưu đãi: tức là Nhà nước cho phép Công ty vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi. Giải pháp này được thực hiện thông qua Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hoặc kho bạc Nhà nước.
Tài trợ thông qua miễn giảm thuế: Thuế là công cụ thực hiện chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội hữu hiệu và nhạy bén trong nền kinh tế thị trường. Ưu đãi thuế lợi tức và thuế suất thấp cũng là giải pháp để Nhà nước gián tiếp tài trợ cho Công ty.
Tài trợ thông qua giá: Trong thực tế, thị trường luôn có những biến động ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu và giá điện. Do đó, Nhà nước cần phải thực hiện giải pháp trợ giá nhằm mục tiêu chi phối cung cầu, điều hoà thị trường, bình ổn giá điện góp phần ổn định Ngân sách và tình hình kinh tế - xã hội.
KẾT LUẬN
Từ một DN đang hạch toán phụ thuộc, mọi nguồn vốn đều được Ngân sách Nhà nước cấp. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, đối với các DN nói chung và Công ty Điện lực TP. Hà Nội nói riêng, tính hiệu quả được coi là yếu tố cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Trong đó, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một vấn đề đặc biệt có ý nghĩa quan trọng.
Qua quá trình tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện lực Hà nội, ta thấy rõ và khẳng định được vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với các DN trong cơ chế thị trường. Đó là cơ sở để các DN tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh vì lợi ích của DN và của toàn xã hội;
Trong phạm vi một chuyên đề thực tập tốt nghiệp, báo cáo này đã khái quát và hệ thống hoá các chỉ tiêu, phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN trong cơ chế thị trường. Trên cơ sở đó, đi sâu vào trình bày cách thức vận dụng một số phương pháp phân tích chủ yếu mà có thể áp dụng được với Công ty Điện lực TP. Hà Nội.
Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng sau khi phân tích quá trình phát triển, nêu lên xu hướng vận động tất yếu của Công ty, chuyên đề đã tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện lực TP. Hà Nội những năm gần đây. Đánh giá những thuận lợi, thành công cũng như hạn chế còn tồn tại từ đó rút ra nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thay đổi trong Công ty. Và đưa ra một số giải pháp cụ thể để nhằm huy động thêm vốn đồng thời đảm bảo cho Công ty Điện lực TP. Hà Nội hoạt động có hiệu quả cũng như khai thác tối đa tiềm năng về vốn hiện có của Công ty, từ đó làm cơ sở để Công ty nhanh chóng phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Và hiện nay Công ty Điện lực TP. Hà Nội không ngừng giữ vững hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và nâng cao chỉ tiêu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài chính doanh nghiệp- PGS Võ Thành Hiệu (c.b)- NXB Tà chính TP. Hồ Chí Minh, 1997.
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh- Phạm Thị Gái (c.b), Nguyễn Năng Phúc, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Minh Phương- NXB Thống kê, 2001.
Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp- Nguyễn Thế Khải- NXB Tài chính, 2003.
Phân tích hoạt động kinh doanh, chủ biên TS Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2001.
Thị trường chứng khoán- Phân tích và chiến lược, chủ biên NoLy Trần Hồ (biên dịch), Nhà xuất Thống kê 2004.
Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt Nam- Nguyễn Năng Phúc- NXB Tài Chính 2004.
Lê Quang Bính- Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong cơ chế thị trường- Luận án PTS khoa học- Trường ĐH KTQD, năm 1995 (trang 66).
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty Điện lực TP. Hà Nội;
Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh, báo cáo ta chính sau kiểm toán các năm 2004, 2005,2006.
Luật Điện lực- Vụ công tác lập pháp- NXB tư pháp, Hà Nội 2005.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển Điện lực TP. Hà nội giai đoạn 2006- 2010 có xét đến năm 2015 (báo cáo tóm tắt)- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Viên năng lượng- năm 2005.
Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh- Nguyễn Quang Quynh- NXB Thống kê, 1991- Trang 240-248
Mạng internet.
Mạng của Tổng công ty điện lực Việt Nam: www.EVN.com.vn
Mạng của Công ty Điện lực 3: www.PC3.evn.com.vn
Mạng của Công ty Điện lực TP. Hà Nội: www.hanoipc.evn.com.vn
Mạng của Bộ Tài chính:
www.mof.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36759.doc