MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6.06 10
1.1. Khái quát chung . 10
1.1.1. Khái niệm về vốn 10
1.1.2. Nguồn vốn kinh doanh 10
1.1.2.1. Nguồn hình thành vốn kinh doanh . 10
1.1.2.2. Phân loại nguồn vốn . 11
1.1.3. Vai trò của vốn 12
1.1.4. Nội dung của vốn 13
1.1.4.1. Vốn kinh doanh 13
1.1.4.2. Đầu tư vốn kinh doanh . 13
1.1.4.3. Bảo toàn vốn kinh doanh 14
1.2. Phương pháp phân tích . 15
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng vốn 16
1.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định . 16
1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 17
1.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 18
1.3.4. Phân tích Dupont . 19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6.06 21
2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 21
2.1.2. Chức năng hoạt động của Công ty 22
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty 22
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 22
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty 24
2.1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh . 24
2.1.4.1. Nhân tố thuộc về lao động 24
2.1.4.2. Nhân tố thuộc về vật liệu sử dụng . 25
2.1.4.3. Nhân tố thuộc về máy móc thiết bị . 25
2.1.4.4. Nhân tố thuộc về trình độ quản lý . 26
2.1.4.5. Nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 26
2.1.5. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . 26 6
2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động SXKD . 27
2.1.6.1. Thuận lợi 27
2.1.6.2. Khó khăn 28
2.1.7. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 28
2.1.7.1 Mục tiêu phấn đấu: 28
2.1.7.2. Một số biện pháp để thực hiện các mục tiêu trên: . 29
2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 30
2.2.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty 30
2.2.1.1. Cơ cấu vốn của Công ty . 30
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 32
2.2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty 33
2.2.2.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn cố định 33
2.2.2.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định . 34
2.2.2.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định 35
2.2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty . 35
2.2.2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định . 37
2.2.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 38
2.2.3.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động . 38
2.2.3.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động của Công ty . 40
2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 40
2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 42
2.2.4.1. Hệ số quay vòng vốn 42
2.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh 43
2.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu . 43
2.2.5. Phân tích Dupont . 45
2.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 45
2.2.5.2. Phương pháp Dupont mở rộng với tỷ số nợ . 46
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty . 48
2.3.1. Những kết quả đạt được 48
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6.06 49
3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung 49
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định . 49
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 50
KẾT LUẬN 52
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sông đà 60.6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất vì nó đóng
vai trò quan trọng trong kết cấu giá thành của sản phẩm. Đảm bảo cung cấp đầy đủ
nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng, quy cách, thời hạn sử dụng là vấn đề quan
trọng làm tăng sản lượng, năng suất lao động và giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu
sử dụng chính kết hợp với các vật tư khác để tạo ra sản phẩm cuối cùng là đá vôi
nguyên liệu.
Với nhiệm vụ của mình là khai thác vật liệu xây dựng nhằm cung cấp cho
người sử dụng, Công ty và khách hàng cùng bàn bạc thống nhất bốn vấn đề chính: loại
sản phẩm, nguyên vật liệu, giá cả và thời gian.
Do Công ty kinh doanh trong lĩnh vực khai thác vật liệu xây lắp với nhiều công
trình, hạng mục công trình khác nhau nên nguyên vật liệu đưa vào sản xuất cũng tuỳ
thuộc vào từng công trình. Bên cạnh đó, nguồn cung cấp vật liệu lại đi nhập từ các
Công ty khác. Nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của
Công ty, Công ty luôn luôn hoàn thành và bàn giao công trình đúng thời hạn.
2.1.4.3. Nhân tố thuộc về máy móc thiết bị.
Trong sản xuất, máy móc thiết bị là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là trong
lĩnh vực khai thác vật liệu xây dựng. Vì máy móc thiết bị là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất lao động của công nhân. Máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty là hệ
thống dây chuyền máy khoan, máy đào, ô tô phục vụ cho quá trình khai thác vật liệu
xây dựng. Nếu máy móc thiết bị không được trang bị đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng đến việc
sản xuất của toàn Công ty. Chính vì thế mà công tác sửa chữa thường xuyên được
26
Công ty tổ chức thực hiện ngay tại xưởng. Đồng thời, Công ty luôn chú trọng công tác
sửa chữa lớn máy móc thiết bị.
2.1.4.4. Nhân tố thuộc về trình độ quản lý.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty có trình độ quản lý tương đối cao
với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn khá vững mạnh. Mặc dù địa bàn thi công
của Công ty phân tán nhưng lãnh đạo Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu
trực tuyến chức năng. Vì vậy, bộ máy quản của Công ty khá gọn nhẹ nhưng được điều
hành một cách có hiệu quả. Lãnh đạo Công ty đã điều hành quản lý tổ chức sáng tạo,
tạo ra tâm lý tốt cho người lao động với mức thu nhập ổn định nhằm đảm bảo cuộc
sống cho người lao động dẫn tới người lao động làm việc hết năng lực và khả năng
hiện có của mình.
2.1.4.5. Nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh.
Ngày nay, khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mạnh, đòi hỏi nguyên vật
liệu cho các công trình cũng phải phát triển theo. Vì thế, việc khai thác vật liệu xây
dựng sẽ liên tục diễn ra sẽ là điều tất yếu.
Nhưng trong điều kiện cạnh tranh của thị trường hiện nay thì Công ty cần phải
tính toán làm sao để việc kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Nhân tố này bao gồm
nhiều yếu tố khác nhau như: nhu cầu, giá cả, chất lượng, ... mà thị trường ở Huế lại
không cho mua chịu. Bên cạnh đó, sản phẩm của Công ty làm ra đa số là phục vụ cho
nhu cầu tất yếu của con người cho nên yếu tố chất lượng được coi là quan trọng nhất.
2.1.5. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời
gian qua.
Bảng 1: Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2004-2005
Chênh lệch ST
T Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 ± %
1 Doanh thu 1.000,đ
29.389.756
51.659.529
22.269.773
176
2 Lợi nhuận sau thuế 1.000,đ 3.973.097 4.591.312
618.215 116
3 Tổng số lao động Người 141 180
39 128
4
Thu nhập BQ
(Người/tháng) 1.000,đ 2.111 2.504
393 119
5 Nộp NSNN 1.000,đ
1.032.372
1.814.641
782.269
176
27
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên, ta có thể nhận thấy kết quả đạt được của
Công ty trong 2 năm qua như sau:
Năm sau kết quả đạt được cao hơn năm trước, hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty liên tục tăng. Những kết quả đó là thành quả của sự cố gắng vươn lên
không ngừng của toàn bộ công nhân viên trong toàn Công ty. So với năm 2004 thì
năm 2005 tổng doanh thu tăng thêm một lượng là 22.269.773.000 đồng, tức là tăng
76%.
Lợi nhuận là yếu tố quan trọng của Công ty. Năm 2005 đạt 4.591.312.000 đồng,
so với năm 2004 tăng 618.215.000 đồng, tức là tăng 16%.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty phải đảm bảo làm ăn có lãi để
không những nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên mà còn phải có tiền để
hiện đại hóa trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, tạo điều kiện tốt cho xã hội một
phần việc qua việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Cụ thể, thu nhập bình quân
người/tháng của Công ty năm 2005 là 2.504.000 đồng tăng so với năm 2004 là
393.000 đồng, tức là tăng 19%. Năm 2005, Công ty đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ
đối với Nhà nước về nộp Ngân sách từ 1.814.641.000 đồng năm 2005, so với năm
2004 tăng 782.269.000 đồng, tức là tăng 76%.
Như vậy, chúng ta có thể nói Công ty đã và đang có hoạt động sản xuất kinh
doanh ngày càng tốt hơn.
2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.6.1. Thuận lợi: Để đạt được những thành quả cao trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 đã có được những thuận lợi sau:
Với sự kế thừa và phát huy truyền thống của Công ty Sông Đà 6, dưới chỉ chi
đạo của Hội đồng quản trị Công ty, sự điều hành của Ban Giám đốc Công ty và có sự
cố gắng đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã tạo
nên sức mạnh tổng hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong năm
2005.
Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiệt
huyết, tận tâm với công việc.
Công ty hoạt động duy trì nghề truyền thống là khoan nổ và mở rộng thêm họat
động xây dựng và kinh doanh nên đã bổ sung, duy trì được tốc độ tăng doanh thu và
lợi nhuận hàng năm.
Cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của các đơn vị bạn và các ngành địa phương, như
đã kịp thời thanh toán công nợ cho Công ty, cho vay tín dụng đầu tư phát triển với lãi
suất ưu đãi nên đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
28
2.1.6.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi chủ yếu nói trên, Công ty vẫn còn gặp
một số khó khăn sau:
Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì hạn chế mà trên địa bàn tỉnh có nhiều Công ty
cùng kinh doanh loại hình và vật liệu xây dựng. Vì thế, Công ty đang đứng trước sự
cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Các đối tượng kinh doanh là bạn hàng truyền thống nên việc thu hồi công nợ
gặp nhiều khó khăn, gây cản trở cho việc tăng nhanh vòng quay vốn để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động nên ảnh hưởng đến giá thành
sản phẩm.
Xe máy thiết bị hư hỏng nhiều làm cho chi phí sửa chữa lớn nhiều.
Máy móc thiết bị cho xây lắp còn thiếu nên phải đi thuê, làm cho Công ty
không chủ động được trong công tác thi công khi mở rộng sản phẩm xây lắp.
Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng, đối
tượng sản xuất kinh doanh cơ bản thường có khối lượng lớn, giá trị lớn và thời gian thi
công dài.
Hoạt động xây lắp thường diễn ra ngoài trời và chịu nhiều tác động trực tiếp
của môi trường thiên nhiên thời tiết,...
2.1.7. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
2.1.7.1 Mục tiêu phấn đấu:
Trên cơ sở thị trường khu vực, năng lực và uy tín của đơn vị cùng với sự giúp
đỡ phối hợp của các đơn vị bạn, sự tạo điều kiện về công việc, thị trường của Tổng
Công ty Sông Đà, Công ty cổ phần Sông Đà 6, ... Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 xác
định phương hướng hoạt động trong thời gian tới là:
- Thực hiện các phần việc trong dây chuyền khai thác đá nguyên liệu cho Nhà máy
xi măng Luks (Việt Nam). Đáp ứng cao nhất cho nhu cầu sản xuất của Nhà máy sau
khi nâng công suất.
- Phát triển nghề truyền thống của Công ty là khoan và nổ đá, triển khai công tác
này tại các công trình thủy điện và các mỏ đá.
- Mở rộng lĩnh vực kinh doanh vật tư: xi măng, cát cho các công trình xây dựng.
Trong đó, đối tác chính là Công ty cổ phần Sông Đà 6 và thị trường tiềm năng là các
công trình thủy điện bên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
29
2.1.7.2. Một số biện pháp để thực hiện các mục tiêu trên:
a) Công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Duy trì 02 đội sản xuất chính là đội Khoan nổ và đội Cơ giới - Sửa chữa, có mở
rộng quyền chủ động trong điều hành sản xuất và thuê nhân công ngắn hạn, thời vụ.
Thành lập thêm đội Công trình để xây dựng và phát triển lực lượng lao động xây
lắp lành nghề, tuyển dụng và đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý lĩnh vực xây lắp.
Tăng cường vai trò độc lập về chuyên môn của các phòng nghiệp vụ, liên hệ và
phối hợp chặt chẽ giữa các phòng với nhau, giữa các phòng với các đội sản xuất, kịp
thời trong giải quyết các công việc chung của công ty.
b) Công tác nhân lực và đào tạo:
Chủ động đào tạo hoặc kết hợp (gửi) đào tạo thêm một số ngành, nghề thợ còn
thiếu. Mở các lớp nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ, nâng cao tay
nghề cho công nhân.
Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, bố trí sắp xếp nhân lực phù hợp với mục
tiêu sản xuất kinh doanh năm 2006.
Áp dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên.
c) Công tác đầu tư:
Đầu tư thêm một máy xúc, năm ô tô vận chuyển và xây dựng khu nhà văn
phòng điều hành.
Kết hợp việc lập kế hoạch đầu tư và sửa chữa máy móc thiết bị để đáp ứng kịp
thời năng lực sản xuất theo đúng kế hoạch và đạt năng suất cao nhất.
d) Công tác quản lý kỹ thuật:
Đảm bảo chất lượng công trình và sản phẩm theo đúng các quy trình quy phạm
kỹ thuật của các cấp có thẩm quyền ban hành.
e) Công tác quản lý kinh tế - tài chính:
Đảm bảo các quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động theo đúng
chính sách của Nhà nước và cấp trên ban hành.
Ban hành định mức đơn giá nội bộ kịp thời.
Thực hiện quyết toán vật tư kịp thời và có biện pháp thưởng phạt công minh.
Tiếp tục duy trì phương án giao khoán dự toán chi phí sản xuất cho các Đội
nhằm tiết kiệm chi phí, tăng cường hạch toán kinh doanh nhằm đạt được kết quả sản
xuất kinh doanh cao nhất.
Đặc biệt quan tâm đến công tác thu hồi vốn nhằm chủ động và ổn định vốn
phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
30
2.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY.
2.2.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty.
2.2.1.1. Cơ cấu vốn của Công ty.
a/ Cơ cấu vốn lưu động của Công ty.
Bảng 2: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty qua 2 năm 2004 - 2005
ĐVT: 1.000,đồng.
Năm 2004 Năm 2005 Vốn lưu động
Giá trị % Giá trị %
1. Vốn bằng tiền 276.312
3,45
3.120.413
17,64
2. Các khoản phải thu 4.826.296
60,18 10.795.855
61,02
3. Hàng tồn kho 2.768.192
34,52
3.775.086
21,34
4. TSLĐ khác 148.503
1,85
-
Tổng 8.019.303 100,00 17.691.354 100,00
Nhận xét:
Nhìn chung trong 2 năm 2004 và 2005, tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu
động của Công ty là có hiệu quả.
Vốn lưu động tăng 9.672.051.000 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 120,61%. Trong đó:
Vốn bằng tiền tăng 2.844.101.000 đồng, tỷ trọng tăng là 14,19% chủ yếu do
tiền gửi ngân hàng tăng. Việc gia tăng này làm cho lãi suất tiền gửi của Công ty tăng.
Tuy nhiên, cần xem xét lãi suất tiền gửi ngân hàng với lãi suất của hoạt động sản xuất
kinh doanh. Nếu lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì
sẽ không hợp lý, Công ty cần phải nhanh chóng đưa lượng tiền ứ đọng này vào chu kỳ
sản xuất kinh doanh. Xét về khía cạnh thanh toán, lượng tiền tồn quỹ lớn sẽ làm tăng
khả năng thanh toán tức thời của Công ty.
Công ty không tham gia vào khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu tăng 5.969.559.000 đồng, tỷ trọng tăng là 0,84%. Đây là
biểu hiện không tốt, cho thấy Công ty đã chưa dứt điểm trong việc thu hồi công nợ.
Hàng tồn kho tăng 1.006.894.000 đồng, nhưng tỷ trọng giảm 13,18%, do trong
năm Công ty đã dự trữ một lượng hàng lớn, Công ty cần phải có biện pháp giải phóng
bớt hàng tồn kho để góp phần tăng vòng quay vốn.
Tài sản lưu động khác, trong năm 2005 Công ty không có tài sản lưu động
khác.
31
b/ Cơ cấu vốn cố định của Công ty.
Bảng 3: Cơ cấu vốn cố định của Công ty qua 2 năm 2004 - 2005
ĐVT: 1.000,đồng.
Năm 2004 Năm 2005 Vốn cố định
Giá trị % Giá trị %
1. Tài sản cố định 4.248.760
99,60
3.883.381
86,59
2. Đầu tư TCDH -
-
600.000
13,38
3. Chi phí XDCBDD 16.930
0,40
1.374
0,03
Tổng 4.265.690
100,00
4.484.755
100,00
Nhận xét:
Với nguồn lực đầu tư có giới hạn, xu hướng đầu tư cho vốn lưu động tăng song
song với việc đầu tư vào vốn cố định cũng sẽ tăng. Cụ thể năm 2005, vốn cố định tăng
219.065.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,14% . Trong đó:
Giá trị tài sản cố định giảm 365.379.000 đồng, với tỷ trọng giảm là 13,01%.
Điều này chứng tỏ Công ty chưa chú trọng đến khả năng sản xuất kinh doanh lâu dài.
Công ty tham gia đầu tư tài chính dài hạn là 600.000.000 đồng, với tỷ trọng là
13,38% trong tổng vốn lưu động.
Chi phí xây dụng cơ bản dở dang giảm 15.556.000 đồng, với tỷ trọng giảm là
0,37% do trong năm, Công ty đã nghiệm thu hoàn thành những công trình dở dang bàn
giao đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, đã góp phần làm cho vốn lưu động tăng lên.
Tóm lại năm 2005, Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả với quy
mô kinh doanh được mở rộng trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh vật tư.
Nhận xét chung: Tình hình phân bổ vốn của Công ty có biến động, nhưng xu
hướng chung vẫn là tăng dần, Công ty chú trọng đầu tư vào vốn lưu động. Bên cạnh
đó, vốn cố định cũng được đầu tư và sử dụng có hiệu quả.
32
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 2 năm 2004 - 2005
ĐVT: 1.000,đồng
Năm 2004 Năm 2005 Chỉ tiêu
Giá trị % Giá trị %
1. Vốn chủ sở hữu
8.973.097
71,66
12.468.656
55,82
2. Nợ phải trả
3.549.535
28,34
9.867.647
44,18
Tổng
12.522.632
100,00
22.336.303
100,00
Nhận xét:
Năm 2004, tổng nguồn vốn của Công ty là 12.522.632.000 đồng, trong đó vốn
chủ sở hữu là 8.973.097.000 đồng, chiếm 71,66%. Để hoạt động sản xuất kinh doanh
diễn ra bình thường, Công ty phải đi vay, nợ phải trả của Công ty trong năm là
3.549.535.000 đồng, chiếm 28,34% trong tổng vốn.
Năm 2005, quy mô vốn tăng mạnh hơn năm 2004. Cụ thể, tổng vốn là
22.336.303.000 đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là 12.468.656.000 đồng chiếm tỷ
trọng 55,82%, nợ phải trả là 9.867.647.000 đồng, chiếm 44,18% trong tổng nguồn vốn
của Công ty.
Như vậy, qua phân tích cơ cấu vốn của Công ty cho chúng ta thấy được kết quả
sự thay đổi về quy mô vốn của Công ty.
33
2.2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty.
2.2.2.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn cố định của Công ty.
Bảng 5: Kết cấu vốn cố định trong 2 năm 2004 - 2005
ĐVT: 1.000,đồng
Năm 2004 Năm 2005
Vốn cố định Giá trị % Giá trị %
1. Tài sản cố định
4.248.760
99,60
3.883.381
86,59
- Nguyên giá
14.601.043
342,29 16.235.211
362,01
- Khấu hao
10.352.283
242,69 12.351.830
275,42
2. Đầu tư TC dài hạn
-
600.000
13,38
3. Chi phí XDCBDD
16.930
0,40
1.374
0,03
Tổng 4.503.325 100,00 4.644.948 100,00
Nhận xét:
Nhìn chung, qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình vốn cố định của Công ty
trong 2 năm qua ổn định và tăng lên. Cụ thể do các yếu tố sau:
Tài sản cố định: Công ty quan tâm đầu tư tài sản cố định, nguyên giá tăng lên
qua các năm. Năm 2005, giá trị tài sản cố định là 4.248.760.000 đồng, chiếm tỷ trọng
99,6 % trong tổng vốn cố định. Năm 2004, tài sản cố định là 3.883.381.000 đồng,
chiếm tỷ trọng 86,59% trong tổng vốn cố định. Nguyên nhân giảm là do Công ty có
đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất,
nhưng một số máy móc thiết bị cũ nên làm cho mức trích khấu hao tăng. Mà nguyên
giá tài sản cố định có tăng nhưng vẫn tăng ít hơn so với mức trích khấu hao tăng nên
đã làm cho tài sản cố định năm 2005 giảm so với năm 2004.
Sang năm 2005, Công ty đã tiến hành đầu tư tài chính dài hạn 600.000.000
đồng, chiếm tỷ trọng là 13,38% trong tổng vốn cố định thể hiện tiềm lực tài chính của
Công ty dồi dào. Công ty đã dùng vào việc đầu tư tài chính dài hạn hy vọng tìm kiếm
nguồn lợi tức lâu dài và điều đó cũng phù hợp với xu thế chung là đa dạng hóa các
hoạt động để giảm rủi ro tài chính.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2004 là 16.930.000 đồng, chiếm tỷ trọng
0,4% tổng vốn cố định, năm 2005 là 1.374.000 đồng chiếm tỷ trọng 0,03% trong tổng
vốn cố định. Điều đó thể hiện một số công trình xây dựng cơ bản dở dang đã hoàn
thành, bàn giao đưa vào sử dụng góp phần làm tăng giá trị tài sản cố định.
34
Tóm lại, trong kết cấu vốn cố định của Công ty, tài sản cố định của Công ty
tăng lên. Điều này chứng tỏ Công ty tăng cường sản xuất kinh doanh, họat động lâu
dài thì việc đầu tư vào tài sản cố định là điều hợp lý. Bên cạnh đó, Công ty đã tiến
hành đầu tư tài chính dài hạn hy vọng tìm kiếm nguồn lợi tức lâu dài và điều đó cũng
phù hợp với xu thế chung là đa dạng hóa các hoạt động để giảm rủi ro tài chính.
2.2.2.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định.
Bảng 6: Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định trong 2 năm 2004 - 2005
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch
1. Vốn chủ sở hữu 1.000,đ
8.973.097 12.468.656
3.495.559
2. Vốn cố định 1.000,đ
4.265.690
4.484.755
219.065
Chênh lệch 1.000,đ
4.707.407
7.983.901
3.276.494
Nhận xét:
Nguồn vốn cố định của Công ty năm 2004 là 4.707.407.000 đồng, trong đó
nguồn vốn chủ sở hữu là 8.973.097.000 đồng. Năm 2005, nguồn vốn cố định và vốn
chủ sở hữu cũng tăng lên so với năm 2004, cụ thể là: nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên
3.495.559.000 đồng, nguồn vốn cố định tăng lên 219.065.000 đồng. Do nguồn vốn chủ
sử hữu tăng nhiều nhưng vốn cố định tăng ít cho nên Công ty vẫn đảm bảo vốn để hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Qua việc phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định, một lần nữa cho thấy
Công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả cho nên khả năng đảm bảo về mặt tài chính
cao.
35
2.2.2.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty.
Bảng 7: Tình hình sử dụng tài sản cố định trong 2 năm 2004 - 2005
ĐVT: 1.000,đồng
Năm 2005/2004 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005
Giá trị %
1. Nguyên giá
14.601.043
16.235.211
1.634.168
11,19
2. Khấu hao
10.352.283
12.351.830
1.999.547
19,32
3. Giá trị còn lại
4.248.760
3.883.381 -365.379 -8,60
4. Hệ số hao mòn
0,71
0,76
0,05
7,31
Nhận xét:
Qua bảng phân tích, ta nhận thấy rằng hệ số hao mòn của tài sản cố định tăng
dần qua các năm, nhưng tăng với một hệ số rất nhỏ, điều này cũng dễ dàng nhận thấy
vì Công ty mới thành lập chưa lâu nên tài sản cố định chưa đưa vào sử dụng nhiều. Cụ
thể năm 2004, hệ số hao mòn của tài sản cố định là 0,71. Đến năm 2005, hệ số hao
mòn là 0,76. Hằng năm, Công ty đã đầu tư vào tài sản cố định khá cao. Năm 2005 so
với năm 2004 tăng 1.634.168.000 đồng, tương ứng tăng 11,19%.
2.2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty.
Chỉ tiêu này nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt được hiệu quả như
thế nào, cụ thể một đồng vốn cố định thu được bao nhiêu đồng doanh thu khi đầu tư.
Nâng cao hiệu quả sử sụng vốn cố định có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới sự phát triển của Công ty. Với một số
vốn cố định nhất định, nếu Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng nó.
36
Bảng 8: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định trong 2 năm 2004-2005
Chênh lệch
2005/2004 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
± %
1. Doanh thu Ngđ
29.389.756
51.659.529
22.269.773
75,77
2. Lợi nhuận Ngđ
3.973.097
4.591.312
618.215
15,56
3. Vốn cố định bình quân Ngđ
4.214.468
4.574.137
359.669
8,53
4. Hiệu suất sử dụng vốn
cố định Lần
6,97
11,29
4,32
61,95
5. Hiệu quả sử dụng vốn
cố định %
94,27
100,38
6,10
6,47
Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty qua các năm tăng, đây là biểu hiện tốt.
Năm 2005, hiệu suất sử dụng vốn cố định là 11,29 lần, tăng 61,95% so với năm
2004. Nghĩa là cứ đầu tư một đồng vốn cố định thì sẽ thu về 11,29 đồng doanh thu.
Đây là một biểu hiện tốt.
Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn đạt 100,38%, tăng
6,47% so với năm 2004. Điều này làm cho việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả. Có
nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra đầu tư thì thu về được 100,38 đồng lợi nhuận trong khi
năm trước chỉ đạt 94,27 đồng, tăng 6,1 đồng.
Tóm lại, tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty có hiệu quả rõ rệt, Công ty
cần duy trì và phát huy các biện pháp tích cực để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định
trong tương lai.
37
2.2.2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty.
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong 2 năm 2004 - 2005
Chênh lệch
2005/2004 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
± %
1. Doanh thu Ngđ
29.389.756
51.659.529
22.269.773
75,77
2. Lợi nhuận Ngđ
3.973.097
4.591.312
618.215
15,56
3. Tài sản cố định Ngđ
4.248.760
3.883.381 -365.379
-8,60
4. Hiệu suất sử dụng
TSCĐ Lần
6,92
13,30
6,39
92,31
5. Hiệu quả sử dụng
TSCĐ %
93,51
118,23
24,72
26,43
Nhận xét:
Tài sản cố định là một bộ phận cấu thành nên vốn cố định và chiếm tỷ trọng khá
cao trong tổng giá trị tài sản.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty qua các năm đều tăng. Năm 2005
là 13,3 lần, tức là tăng 92,31% so với năm 2004. Điều này cho ta thấy qua hiệu suất sử
dụng tài sản cố định là cứ một đồng tài sản cố định bỏ ra đầu tư thì tạo ra được 6,92
đồng doanh thu (năm 2004) và 13,3 đồng doanh thu (năm 2005).
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định thể hiện cứ 100 đồng tài sản cố định thì tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2004, cứ 100 đồng tài sản cố định đã tạo ra được
93,51 đồng lợi nhuận, hiệu quả sử dụng tài sản cố định tăng lên trong năm 2005 khi
Công ty thu về 118,23 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân tăng là do tỷ lệ tăng lợi nhuận lớn
hơn tỷ lệ tăng tài sản cố định (15,56% > -8,6%). Đây là một biểu hiện tốt, chứng tỏ
việc sử dụng tài sản cố định của Công ty đạt hiệu quả cao.
38
2.2.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
2.2.3.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động của Công ty.
Bảng 10: Kết cấu vốn lưu động trong 2 năm 2004 - 2005
ĐVT: 1.000,đồng
Năm 2004 Năm 2005
Vốn lưu động
Giá trị % Giá trị %
1. Vốn bằng tiền
276.312
3,45
3.120.413
17,64
- Tiền mặt
93.620
1,17
600.400
3,39
- Tiền gửi Ngân hàng
182.692
2,28
2.520.013
14,24
2. Các khoản phải thu
4.826.296
60,18
10.795.855
61,02
- Phải thu KH
4.030.116
50,26
10.595.440
59,89
- Phải thu khác
796.180
9,93
200.415
1,13
3. Hàng tồn kho
2.768.192
34,52
3.775.086
21,34
4. Tài sản lưu động
khác
148.503
1,85
-
Tổng
8.019.303
100,00 17.691.354
100,00
Nhận xét:
Vốn bằng tiền: Nhìn chung qua 2 năm, vốn bằng tiền của Công ty có xu hướng
tăng lên. Năm 2004, vốn bằng tiền của Công ty là 276.312.000 đồng, chiếm tỷ trọng
3,45% trong tổng nguồn vốn lưu động. Năm 2005 vốn bằng tiền tăng mạnh, đạt
3.120.413.000 đồng, chiếm tỷ trọng 17,64% trong tổng nguồn vốn lưu động. Trong đó,
tiền mặt tại quỹ là 600.400.000 đồng, chiếm 3,39%, tiền gửi ngân hàng là
2.520.513.000 đồng, chiếm 14,24%. Tiền gửi ngân hàng tăng lên là do khách hàng
thanh toán qua hệ thống này nhiều. Và vì công tác đối ngoại của Công ty vơi Ngân
hàng tốt nên để số dư cao tại thời điểm 31/12. Vốn bằng tiền có xu hướng tăng điều
này không tốt, do Công ty đã dự trữ một số lượng tiền khá lớn không đưa vào sản xuất
kinh doanh để nhằm tăng lợi nhuận. Vốn bằng tiền cho thấy khả năng thanh toán
nhanh của Công ty được đảm bảo, đặc biệt là khả nảng thanh toán bằng tiền. Bên cạnh
39
đó, Công ty dự trữ một lượng tiền đủ lớn để tận dụng các cơ hội trong kinh doanh và
để phòng rủi ro.
Trong 2 năm qua, Công ty không tham gia đầu tư tài chính ngắn hạn.
Các khoản phải thu: Khoản phải thu là tiền chưa thu và bị các đơn vị khác
chiếm dụng. Nhiệm vụ của nhà quản trị là làm sao giảm các khoản phải thu. Năm 2004
các khoản phải thu là 4.826.296.000 đồng chiếm tỷ trọng 60,18% trong tổng vốn lưu
động. Năm 2005, các khoản phải thu là 10.795.855.000 đồng, chiếm 61,02%, tăng so
với năm 2004 một lượng là 5.969.559.000 đồng, tương ứng tăng 223,69%. Điều này
cho thấy các nhà quản trị của Công ty chưa làm tốt nhiệm vụ của mình. Khoản phải
thu tăng chứng tỏ mức độ rủi ro trong thu hồi nợ của Công ty cao làm cho các khoản
dự phòng của Công ty cũng tăng theo. Bên cạnh đó, các khoản phải thu tăng cũng
đồng nghĩa với việc Công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh. Do đó, Công ty nên
hạn chế mở rộng hợp tác kinh doanh và có biện pháp thích hợp để thu hồi vốn mà
không làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lâu dài.
Hàng tồn kho: hàng tồn kho của Công ty năm 2004 là 2.768.192.000 đồng,
chiếm tỷ trọng 34,52% trong tổng vốn lưu động. Năm 2005, hàng tồn kho tăng lên
3.775.086.000 đồng, chiếm tỷ trọng 21,34%, tăng lên so với năm 2004 là
1.006.894.000 đồng, tương ứng tăng 136,37%. Tóm lại, việc dự trữ hàng hóa để đáp
ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh là điều tất yếu. Tuy nhiên, hàng tồn kho
chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho công tác kinh doanh và xây dựng. Vì vậy phải
tốn chi phí lưu kho, bảo quản, dự phòng khi hàng hóa quá hạn sử dụng. Nhìn chung,
phải khắc phục lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao, nhanh chóng giải phóng hàm
lượng hàng tồn kho, góp phần làm tăng vòng quay vốn để đẩy nhanh hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Tài sản lưu động khác: Tài sản lưu động khác của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ.
Năm 2004, tài sản lưu động khác là 148.503.000 đồng, chiếm tỷ trọng 1,85% trong
tổng vốn lưu động. Năm 2005, Công ty không có tài sản lưu động khác trong tổng
nguồn vốn lưu động.
Như vậy, trong quá trình sử dụng và quản lý vốn lưu động, Công ty đã đầu tư
nhiều vào các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho khá lớn, nên Công ty cần phải
xúc tiến nhanh công tác thu hồi công nợ, giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho như
đưa vào sản xuất và kinh doanh, để góp phần nâng cao vòng quay vốn tăng lợi nhuận
cho Công ty.
40
2.2.3.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động.
Bảng 11: Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch
1. Nguồn vốn lưu động 1.000,đ
8.019.303
17.691.354
9.672.051
2. Vay ngắn hạn 1.000,đ
3.549.535
9.867.647
6.318.112
Chênh lệch 1.000,đ
4.469.768
7.823.707
3.353.939
Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy năm 2004, nhu cầu vốn lưu động là
8.019.303.000 đồng, Công ty đã đi vay ngắn hạn 3.549.535.000 đồng để đảm bảo cho
nhu cầu sản xuất kinh doanh. Phần còn lại, Công ty phải đi chiếm dụng ở các đơn vị
khác. Năm 2005 nhu cầu vốn lưu động tăng lên là 17.691.354.000 đồng, Công ty vay
ngắn hạn 9.867.647.000 đồng, phần thiếu hụt Công ty phải đi chiếm dụng vốn từ các
đơn vị khác để đảm bảo nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên
liên tục. Việc sử dụng nhiều vốn vay sẽ làm cho khả năng tự chủ về tài chính của Công
ty giảm thấp, Công ty phải thường xuyên đối mặt với việc thanh toán lãi vay. Về lâu
dài, Công ty cần phải cải thiện tình hình này từ việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và tăng tích lũy từ nội bộ.
2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trong sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động. Một chu kỳ
vận động của vốn lưu động được xác định từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật
liệu và các yếu tố sản xuất khác cho đến khi toàn bộ vốn đó được thu hồi lại bằng tiền
do bán sản phẩm. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động là phân tích các
chỉ tiêu dưới đây:
* Tốc độ luân chuyển vốn:
Doanh thu thuần
Số lần luân chuyển vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
365
Kỳ luân chuyển bình quân =
Số lần luân chuyển vốn lưu động
Trong đó: Số đầu năm + Số cuối năm
Vốn lưu động bình quân =
2
41
Bảng 12: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Chênh lệch 2005/2004Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
± %
1. Doanh thu thuần Ngđ 29.389.756 51.659.529
22.269.773 75,77
2. Vốn lưu động bình quân Ngđ 7.487.862 12.855.329
5.367.467 71,68
3. Tốc độ luân chuyển vốn
lưu động Vòng 3,92 4,02
0,09 2,38
4. Kỳ luân chuyển bình
quân vốn lưu động Ngày 93 91 -2,16 -2,33
Nhận xét:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên thì số ngày bình quân cần thiết về
vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong năm giảm xuống. Năm 2004, tốc độ luân
chuyển vốn lưu động là 3,92 vòng, năm 2005 là 4,02 vòng tăng 0,09 vòng so với năm
2004 hay tăng 2,38% do tốc độ tăng doanh thu (75,77%) lớn hơn tốc độ tăng của vốn
lưu động (71,68%). Điều này cho thấy, cứ một đồng vốn lưu động kinh doanh thì sau
một năm sẽ thu về 3,92 đồng (2004) và 4,02 đồng (2005). Tốc độ luân chuyển vốn lưu
động tăng thì chu kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động giảm, năm 2004 là 93 ngày,
năm 2005 là 91 ngày giảm so với năm 2004 là 2 ngày. Đây là một biểu hiện tốt, Công
ty cần phát huy và duy trì.
Bảng 13: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Chênh lệch
2005/2004 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
± %
1. Lợi nhuận Ngđ 3.973.097
4.591.312
618.215 15,56
2. Vốn lưu động bình quân Ngđ 7.487.862
12.855.329
5.367.467 71,68
3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu
động % 53,06
35,72 -17,35 -32,69
Nhận xét: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động có chiều hướng giảm. Đây là biểu
hiện không tốt vì Công ty đã sử dụng vốn lưu động không đạt hiệu quả. Cụ thể:
42
Năm 2004, hiệu quả sử dụng vốn lưu động đạt 53,06%, tức là 100 đồng vốn lưu
động kinh doanh mang về 53,06 đồng lợi nhuận. Sang năm 2005, hiệu quả sử dụng
vốn lưu động giảm là 35,72% làm cho số tiền thu về giảm một lượng là 17,35 đồng so
với năm trước. Công ty đã bị giảm lợi nhuận là 35,72 đồng trong khi năm trước đã thu
được là 53,06 đồng từ việc bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh.
Tóm lại, qua phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho thấy
Công ty hoạt động không đạt hiệu suất và hiệu quả cao. Do lợi nhuận trong hoạt động
xây lắp và kinh doanh vật tư được mở rộng không cao, nhưng vì thực hiện đa dạng hóa
sản phẩm và ngành nghề để tránh rủi ro. Thế cho nên, Công ty cần phải nhanh chóng
có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
2.2.4.1. Hệ số quay vòng vốn của Công ty.
Bảng 14: Hệ số quay vòng vốn của Công ty trong 2 năm 2004 - 2005
Chênh lệch
2005/2004 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
± %
1. Doanh thu Ngđ
29.389.756
51.659.529
22.269.773
75,77
2. Vốn sử dụng bình quân Ngđ
11.209.800
17.429.468
6.219.668
55,48
3. Hệ số quay vòng vốn Lần
2,62
2,96
0,34
13,05
Nhận xét:
Hệ số quay vòng vốn của toàn Công ty qua 2 năm 2004 - 2005 có tăng. Năm
2004, hệ số quay vòng vốn là 2,62 lần. Đến năm 2005, hệ số quay vòng vốn đạt 2,96
lần do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn sử dụng bình quân (75,77%
> 45,61%). Nghĩa là một đồng vốn bình quân bỏ ra trong năm 2004 thu về 2,62 đồng
doanh thu, còn năm 2005 thì thu về 2,96 đồng doanh thu.
Qua phân tích số vòng quay vốn cho thấy số lần vốn luân chuyển trong năm có
tăng. Tuy còn thấp nhưng đây là biểu hiện tốt, cho thấy Công ty sử dụng vốn có hiệu
quả và cần phát huy.
43
2.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty.
Bảng 15: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh trong 2 năm 2004 - 2005
Chênh lệch 2005/2004 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
± %
1. Lợi nhuận Ngđ
3.973.097
4.591.312
618.215
15,56
2. Vốn sử dụng bình
quân Ngđ
11.209.800
17.429.468
6.219.668
55,48
3. Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn kinh doanh %
35
26
(9,1)
(25,68)
Nhận xét:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2005 so với năm 2004 có chiều
hướng giảm. Cụ thể: Năm 2004, tỷ suất lợi nhuận đạt 35%. Năm 2005, lợi nhuận của
Công ty tăng nhưng tỷ lệ tăng ít hơn so với tỷ lệ tăng của vốn sử dụng bình quân
(15,56% < 55,48%) nên làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống còn 26%. Có nghĩa là,
cứ 100 đồng vốn bỏ vào đầu tư thì Công ty thu được 26 đồng lợi nhuận trong khi năm
trước đã đạt được 35 đồng lợi nhuận, giảm 9,1 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là
25,68%.
Qua phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty, chúng ta có
thể rút ra được những nhận xét sau: doanh thu của Công ty tăng và cao hơn tốc độ tăng
của vốn đầu tư, đây là biểu hiện tốt cần phát huy. Nhưng tốc độ tăng lợi nhuận lại nhỏ
hơn tốc độ tăng doanh thu. Nguyên nhân là khi Công ty mở rộng ngành nghề xâp lắp
và kinh doanh vật tư, lợi nhuận không cao nhưng với mục đích lấy sản xuất nhỏ để hỗ
trợ sản xuất chính và phương châm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành nghề, sẽ
làm cho Công ty không bị phụ thuộc nếu xảy ra rủi ro.
2.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất này cho biết, cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh
sau một năm sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
44
Bảng 16: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong 2 năm 2004-2005
Chênh lệch 2005/2004
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
± %
1. Lợi nhuận ròng Ngđ
3.973.097
4.591.312
618.215
15,56
2. Vốn chủ sở hữu
bình quân Ngđ
8.485.944
10.720.877
2.234.933
26,34
3. Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu %
47
43
(4)
(8,53)
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên, ta thấy năm 2004 là cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra
đầu tư kinh doanh thì thu được là 0,47 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2005, bỏ ra
một đồng vốn chủ sở hữu thì thu được có 0,43 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2004
là 0,04 đồng. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn năm nay của Công ty không đạt hiệu
quả so với năm trước. Công ty cần sớm có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận xét chung:
Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá
công tác sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn bó sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng công tác quản lý
vốn và công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Từ đó, thấy được khả năng tiềm tàng của
Công ty nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua 2 năm 2004 và 2005, chúng ta rút ra
được những nhận xét sau:
Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nói chung là đạt kết quả tốt.
Doanh thu của Công ty tăng đều qua các năm cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm của
Công ty tốt. Điều này làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên đều qua các năm.
Việc tăng thêm vốn đầu tư đã làm cho lợi nhuận tăng lên đáng kể. Như vậy,
chứng tỏ Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tiết kiệm được tối đa chi
phí sử dụng vốn.
Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được
bình thường, góp phần làm tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận.
45
2.2.5. Phân tích Dupont.
2.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
Bảng 17: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong 2 năm 2004-2005
Chênh lệch 2005/2004
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
± %
1. Lợi nhuận Ngđ
3.973.097
4.591.312
618.215
15,56
2. Doanh thu Ngđ
29.389.756
51.659.529
22.269.773
75,77
3. Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu %
13,52
8,89
(4,63)
(34,26)
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 so
với năm 2004 là giảm 4,63, tương ứng với t ỷ lệ giảm là 34,26%. Trong đó:
Lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 là tăng 618.215.000 đồng, tương ứng với
tỷ lệ tăng là 15,56%. Chứng tỏ Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 là tăng 22.269.773.000 đồng, tương ứng
với tỷ lệ tăng là 75,77%. Chứng tỏ Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Ta cũng thấy là tỷ lệ lợi nhuận có tăng nhưng tỷ lệ tăng lợi nhuận lại ít hơn tỷ lệ
tăng doanh thu (15,56 < 75,77), đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005
so với 2004 là giảm 4,63. Chính vì vậy, Công ty cần có những giải pháp hữu hiệu để
giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh, để gia tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.
46
Bảng 18: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn trong 2 năm 2004-2005
Chênh lệch 2005/2004
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
± %
1. Doanh thu Ngđ
29.389.756
51.659.529
22.269.773
75,77
2. Vốn sử dụng
bình quân Ngđ
11.209.800
17.429.468
6.219.668
55,48
3. Hệ số quay vòng
vốn Lần
2,62
2,96
0,34
12,98
4. Tỷ suất LN/DT %
13,52
8,89
(4,63)
(34,26)
5. Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn %
35,42
26,31
(9,11)
(25,72)
Nhận xét:
Qua 2 năm 2004 - 2005, hệ số quay vòng vốn của toàn Công ty có tăng. Năm
2004, hệ số quay vòng vốn là 2,62 lần. Đến năm 2005, hệ số quay vòng vốn đạt 2,96
lần do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn sử dụng bình quân (75,77%
> 45,61%). Nghĩa là một đồng vốn bình quân bỏ ra trong năm 2004 thu về 2,62 đồng
doanh thu, còn năm 2005 thì thu về 2,96 đồng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 so với 2004 là giảm 4,63 làm cho tỷ
suất lợi nhuận trên vốn năm 2005 so với năm 2004 giảm theo một lượng là 9,11%,
tương ứng với tỷ lệ giảm là 25,72%.
Như vậy, tỷ lệ tăng lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu năm 2005 so với
năm 2004 làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm theo, có ảnh hưởng không tốt đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vậy Công ty cần có những biện pháp hợp
lý như tiết kiệm chi phí sản xuất, phân tích lại các loại chi phí cấu thành sản phẩm để
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.5.2. Phương pháp Dupont mở rộng với tỷ số nợ.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Tỷ số tự tài trợ
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
=
1 - Tỷ số nợ
47
Chỉ tiêu tỷ số nợ phản ánh trong tổng nguồn vốn của Công ty có bao nhiêu phần
trăm giá trị tài sản được hình thành bằng nguồn vay nợ. Tỷ số này càng lớn thì tính rủi
ro càng cao.
Nợ phải trả
Tỷ số nợ =
Tổng nguồn vốn
2.624.161.000
Năm 2004: Tỷ số nợ = = 0,23
11.579.258.000
7.551.349.000
Năm 2005: Tỷ số nợ = = 0,44
17.142.661.000
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
1 - Tỷ số nợ
35,42%
Năm 2004: Tỷ suất LN/VCSH = = 45,78%
1 - 0,23
26,31%
Năm 2005: Tỷ suất LN/VCSH = = 47,02%
1 - 0,44
Nhận xét:
Tỷ số nợ năm 2005 cao hơn so với năm 2004 là 0,21. Đây là một biểu hiện tốt
có lợi cho Công ty vì điều này có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn mà lại ít phải sử dụng
vốn chủ sở hữu.
Chính vì thế mà làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2005 so với
năm 2004 cũng tăng lên là 1,24%. Do đó, khi Công ty có lợi nhuận thì tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ càng cao, hay nói cách khác là tỷ số nợ tỷ lệ thuận với tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, nghĩa là khi Công ty vay nợ càng nhiều thì càng kỳ
vọng làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
48
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
Quá trình phân tích tình hình sử dụng tại Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 chúng
ta đã nắm bắt được tình hình quản lý, cách thức huy động và sử dụng vốn, những kết
quả đạt được cũng như những tồn tại trong quá trình sử dụng.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
Công ty đã luôn bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh, phù
hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của Công ty trong từng giai đoạn.
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận. Tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy khả năng sinh
lời của vốn chủ sở hữu là rất cao.
Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty có nhiều chuyển biến tích cực. Số vòng quay
vốn tăng lên qua các năm. Doanh thu đạt ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối khá,
có đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân
viên trong Công ty.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.
Với cơ cấu vốn như hiện tại thì vốn vay chiếm tỷ trọng khá cao, cho thấy mức độ
tự chủ của Công ty còn thấp. Vốn vay nhiều làm cho Công ty phải gánh một tỷ lệ nợ
cao, chi phí nhiều để thanh toán lãi vay hàng năm. Do Công ty phải đi vay để có vốn
đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục.
Vốn của Công ty luôn bị chiếm dụng, mức độ đầu tư vào hàng hóa tồn kho cũng
như các khoản phải thu cao. Do Công ty chưa có sự tập trung vào việc thu hồi vốn
trong kinh doanh vật tư và hoạt động xây lắp.
Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cao nhưng chưa đều, do doanh thu hàng năm
tăng lên nhưng không tiết kiệm được chi phí.
49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6.06
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung là đạt hiệu
quả. Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty có lợi nhuận ngày càng
tăng, Công ty cần cố gắng giữ vững những thành quả đạt được và không ngừng cải
tiến những chỉ tiêu, yếu tố chưa đạt để nhằm mục đích cuối cùng là hiệu quả ngày càng
nhiều.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được biểu hiện bằng quá
trình tuần hoàn vốn. Do vậy, để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên
tục cần phải có đủ vốn để bổ sung kịp thời khi cần thiết. Trước hết, cần tăng cường các
khoản phải thu, hệ số vòng quay vốn có thể nhanh hơn nếu Công ty tăng nhanh năng
suất lao động, làm tăng doanh thu thuần tạo điều kiện tốt cho vốn quay vòng thích ứng
với nhu cầu của Công ty.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Sông Đà 6.06, cần có
một số biện pháp cụ thể phù hợp với đặc thù của Công ty:
3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Công ty
cổ phần Sông Đà 6.06.
Lập kế hoạch kinh doanh xác định tương đối chính xác về vốn hàng năm.
Nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường để đảm bảo không thừa lượng nguyên vật
liệu, vật tư, hàng hóa,... nhằm làm cho vốn không bị ứ đọng, tăng tốc độ chu chuyển
vốn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành để tăng sức
cạnh tranh, xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tăng doanh thu phải
đi đôi với tiết kiệm chi phí.
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó tìm thị
trường mới.
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Định kì phải xem xét đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh kịp
thời cho phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giả tài sản cố định thấp hơn giá trị thực
của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định: như đánh giá cao hơn giá trị
thực thì sẽ nâng cao giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao mất đi tính
cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lí nắm bắt
được tình hình biến động vốn của Công ty. Để có những giải pháp đúng đắn đối với
loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố
50
định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu
động.
Thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố
định theo quy định. Một mặt, đảm bảo tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình
thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác thông qua việc bảo quản bảo dưỡng,
đầu tư mới Công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các chi phí sửa chữa máy móc thiết bị
và xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở Công ty nhiều nhưng hiệu
quả mang lại không cao.
Đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung
lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới.
Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn như khi thiếu
nguyên liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động. Do đó, công tác chuẩn bị
nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (Công ty phải chủ
động được nguồn cung cấp). Đồng thời, khi thiết bị bị hỏng thì phải nhanh chóng khắc
phục sửa chữa, đưa nhanh trở lại vào quá trình sản xuất.
Trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư
mới, Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách nâng cao tay
nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý
và sử dụng tốt hơn đạt hiệu quả cao hơn.
Để giảm bớt nguồn vốn ứ đọng, Công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử
dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không
hết công suất), cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả
những tài sản sử dụng không hiệu quả.
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
a) Một số biện pháp quản lý vốn lưu động.
Định kỳ phải kiểm kê đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các
khoản phải thu để xác định vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách
để có hướng điều chỉnh hợp lý.
Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng
như có kế hoạch sử dụng số vốn đó.
Xác định nhu cầu vốn lưu động để Công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ.
Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn cố định cũng như vốn lưu
động), Công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính
ngân hàng. Công ty cần có kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn
hạn tạm trữ vật tư hàng hóa ... Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả
thi cao nhằm tìm kiếm các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư
chiều sâu và phát triển lâu dài.
51
Thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành trái phiếu Công ty cho
công nhân viên.
b) Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý không cao quá
như hiện nay, không để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình
sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn, Công ty có thể sử dụng mua hàng trả tiền
sớm để hưởng chiết khấu giảm giá, trả bớt các khoản nợ, ...
Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ
đôn đốc nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu.
Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tăng
tốc độ luân chuyến vốn lưu động.
Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi an toàn, tránh tình trạng khách hàng
từ chối thanh toán, dây dưa trong thanh toán.
Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi hoa hồng, giảm
giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn, ... Trong chừng mực nhất
định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền ngắn lại, giảm các khoản
phải chi để dự trù phải thu nợ khó đòi, giảm tổn thất nợ khó đòi sẽ tiết kiệm được chi
phí.
Tính toán nhu cầu tiêu dùng để dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý tránh được tình
trạng hàng tồn kho quá cao.
Những vật tư, hàng hóa ứ đọng lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù
hợp với nhu cầu sử dụng Công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ đọng trước đây
quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch
thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.
c) Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Công ty nên tinh gọn lại bộ máy quản lý, phải chú trọng vào công tác sắp xếp,
bố trí công việc phù hợp với khả năng, đảm bảo đúng người đúng việc, được như vậy
mới có khả năng nâng cao năng suất lao động.
Khoán quỹ lương trên cơ sở lợi nhuận, kích thích tính năng động chủ động,
nâng cao năng suất lao động của từng bộ phận cũng như của mỗi cá nhân.
Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, nâng cao năng lực quản lý
của cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ lao động hợp lý, ...
Các biện pháp trên hy vọng rằng sẽ mang lại những tác dụng nhất định góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Tuy nhiên, nó sẽ vô hiệu nếu như không
được triển khai và tiến hành đồng bộ.
52
KẾT LUẬN
Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 đang trên con đường phát triển, do đó cần phải
hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất, hạch toán kế toán tìm các biện pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh hiệu quả sử dụng đồng vốn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Thực hiện tốt những vấn đề cơ bản ấy sẽ đảm bảo cho Công ty ổn định và phát
triển vững vàng trên thị trường hiện nay, giành được ưu thế mạnh tiến tới mở rộng quy
mô sản xuất và tạo điều kiện góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong
Công ty.
Quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 cho
thấy, trong lĩnh vực này đang được cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định,
có hiệu quả, luôn mang lại lợi nhuận. Điều này thể hiện sự nỗ lực, gắn bó của toàn thể
cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty đạt hiệu quả sử dụng vốn cao, nhưng
hiệu suất sử dụng vốn chưa cao và không ổn định, chưa thực hiện tiết kiệm được tối đa
các khoản chi phí. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh doanh có tăng nhưng chưa cao.
Hiệu quả kinh doanh là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Hiệu
quả kinh doanh tăng sẽ dẫn tới lợi nhuận tăng theo.
Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn, nhìn chung hoạt động tài chính
của Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 là đạt hiệu quả. Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu chưa
cao. Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty ngày càng phát triển, đảm
bảo hiệu quả năm sau cao hơn năm trước, Công ty cần cố gắng và phát huy những
thành quả đạt được và không ngừng cải tiến những chỉ tiêu chưa đạt nhằm mục đích
cuối cùng là làm sao sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 69.pdf