Chuyên đề Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank huyện Trảng Bom- Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC 1. Lời mở đầu 3 2. Chương 1: Giới thiệu khái quát ngân hàng Agribank. 5 - Tổng quan về ngân hàng thương mại. 5 - Lịch sử hình thành và phát triển Agribank. 7 - Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí. 9 - Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008. 11 - Tổng quan về thị trường và các đối thủ cạnh tranh. 13 - Kết quả kinh doanh năm 2008. 15 - Định hướng phát triển năm 2009. 20 3. Chương 2: Thực trạng hoạt động của Agribank. 23 - Cơ sở lí luận 23 - Thực trạng hoạt động. 26 - Tình hình thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch. 26 - Phân tích nguồn vốn. 28 - Phân tích dư nợ và lãi suất đầu ra theo cơ cấu. 33 - Phân tích rủi ro. 43 - Chênh lệch lãi suất. 44 - Phân tích cơ cấu thu nhập và chi phí. 45 4. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị 51 - Giải pháp 51 - Kiến nghị 57 5. Chú giải 59 6. Phần bổ sung: dịch vụ thẻ, họat động ngoại tệ 60 Lời mở đầu " Tuyệt nhiên không có một lý thuyết hay mô hình kinh tế nào là khuôn mẫu, là mực thước cho sự thành công chắc chắn trong kinh doanh, cũng chẳng hề có một chiếc đũa thần hay viên ngọc ước nào dành sẵn cho những ai ưa thích mộng mơ giữa chốn thương trường đầy sóng gió. Chấp nhận thị trường có nghĩa là chấp nhận sự ngự trị tự nhiên của quy luật thị trường vừa mang tính sòng phẳng vừa chứa đựng trong lòng nó đầy tính bất trắc đến nghiệt ngã." ( Thầy Nguyễn Tấn Bình tác giả cuốn sách Phân tích hoạt động doanh nghiệp ). Nhưng lời nói ấy viết ra dường như để dành riêng nói về một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt với những chủ thể kinh doanh đặc biệt được người ta biết đến dưới cái tên hệ thống ngân hàng thương mại. Cạnh tranh khốc liệt và chứa đựng đầy rủi ro – đó chính là những đặc tính nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng. Tự xác định chỗ đứng cho mình là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - nơi nhạy cảm nhất của nền kinh tế, mỗi ngân hàng ví như chiếc thuyền căng buồm trong phong ba – đều nỗ lực không mệt mỏi để tạo cho mình một chỗ đứng và một tiếng nói riêng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó. Câu thần chú mở ra cánh cửa thành công dường như rất đơn giản: "Biết mình, biết ta, trăm trận trăm thắng " nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều này một cách sâu sắc. Đó có lẽ là một trong những lí do khiến cho Phân tích Hoạt động Kinh doanh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và trở thành việc làm không thể thiếu đối với bất kì ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng phân tích hoạt động kinh doanh chính là con đường ngắn nhất để tiếp cận với bức tranh toàn cảnh tình hình kinh doanh của chính ngân hàng mình, thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm đó để có thể có định hướng đúng đắn trong tương lai. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom ra đời và phát triển hơn 10 năm, tuy đã khẳng định được chỗ đứng cho mình nhưng cũng như các ngân hàng khác công tác phân tích hoạt động hoạt động kinh doanh ở Agribank còn đang ở chặng đầu của quá trình phát triển và còn rất nhiều hạn chế. Chính điều này đã ảnh hưởng không tốt tới công tác quản trị nhân hàng. Vì lý do đó, em đã quyết định chọn đề tài: "Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank huyện Trảng Bom- Thực trạng và giải pháp " Chuyên đề thực tập gồm 3 phần: Chương 1: Giới thiệu khái quát về ngân hàng Agribank Chương 2: Thực trạng hoạt động của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom Chương 3: Giải pháp và kiến nghị Do thời gian thực tập chỉ 2 tháng và kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề thực tập sẽ không tránh khỏi sai sót. Nếu không có sự giúp đỡ của Thạc sĩ Phan Thị Mỹ Hạnh cũng như các cô chú tại phòng tín dụng ngân hàng Agribank chắc chắn em sẽ không hoàn thành được chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú và giáo viên hướng dẫn, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank huyện Trảng Bom- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SS Chênh lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt Tương đối đối Cho vay ngắn hạn 205.369 65,56 209.616 66,44 102,07 4.247 2,07 Trong đó: Nội tệ 186.098 90,62 197.022 93,99 105,87 10.924 5,87 Ngoại tệ 19.271 12.594 65,35 -6.677 -34,65 Cho vay trung hạn 107.866 34,44 105.896 33,56 98,17 -1.970 -1,83 Trong đó: Nội tệ 93.996 87,14 98.320 92,85 104,6 4.324 4,60 Ngoại tệ 13.870 7.576 54,62 -6.294 -45,38 Tổng cộng 313.235 315.512  100,73 2.277 0,73 Thông qua bảng số liệu ta thấy: Tổng dư nợ đến 31/12/2008 đạt 315.512 triệu đồng, đạt 100,73% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó: Cho vay ngắn hạn đạt 209.616 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 66,44% trên tổng dư nợ. Tăng 102,07% so với cùng kì năm ngoái, tương ứng giá trị tăng là 4.247 triệu đồng. Đánh giá tốt. Cụ thể: Cho vay ngắn hạn nội tệ là 197.022 triệu, tăng 105,87% so với cùng kì năm ngoái, tương ứng giá trị tăng là 10.924 triệu đồng. Cho vay ngắn hạn ngoại tệ quy đổi ra VND là 12.594 triệu đồng, giảm 65,35% so với 31/12/2007, tương ứng giá trị giảm là 6.677 triệu đồng. Cho vay trung hạn đến 31/12/2008 là 105.896 triệu đồng, giảm 98,17% so với 31/12/2007, tương ứng giá trị giảm 1.970 triệu đồng. Đánh giá không tốt. Cụ thể: Cho vay trung hạn nội tệ 98.320 triệu đồng, tăng 104,6% so với cùng kì năm ngoái, tương ứng giá trị tăng 4.324 triệu đồng. Cho vay trung hạn ngoại tệ quy đổi VND là 7.576 triệu đồng, giảm 54,62% so với 31/12/2007, tương ứng giá trị giảm 6.294 triệu đồng. Nhận xét: - Cho vay ngắn hạn và trung hạn nội tệ đều tăng so với cùng kì năm ngoái, do 70% khách hàng của ngân hàng thuộc khu vực nông nghiệp và nông thôn, và các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ nên nhu cầu vốn nội tệ để phát triển sản xuất kinh doanh là rất lớn bất chấp lãi suất cho vay tăng cao. - Cho vay ngắn hạn và trung hạn ngoại tệ đều giảm mạnh, do lãi suất cho vay tăng cao và tỷ giá USD so với VND tăng mạnh. Đồng thời, khách hàng chủ yếu cần loại vốn này thuộc khu vực doanh nghiệp, trong năm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của họ giảm mạnh nên nhu cầu vay vốn cũng giảm theo. - Ngân hàng luôn tập trung cho vay ngắn hạn để đảm bảo an toàn trong việc thu hồi nợ. Đồng thời, do tình hình lãi suất có nhiều biến động nên khách hàng cũng muốn vay vốn ngắn hạn để có khả năng trả nợ sớm, giảm gánh nặng lãi suất và nếu lãi suất cho vay giảm xuống thì họ có thể vay lại với mức lãi suất mới. Đây là lí do khiến tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 66,44% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên nếu ngân hàng tìm cách tăng dư nợ trung hạn với mức lãi suất hiện tại thì sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, nhưng đồng thời phải đảm bảo công tác quản lí, giám sát việc trả nợ của khách hàng đảm bảo hoạt động tín dụng hiệu quả. Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế: Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 % SS Chênh lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt đối Tương đối % Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh 28.640 9,14 26.841 8,51 93,72 -1.799 -6,28 Dư nợ cho vay vốn đầu tư nước ngoài 33.140 10,58 18.411 5,84 55,56 -14.729 -44,44 Cho vay hộ SX 249.027 79,50 266.260 84,39 106,92 17.233 6,92 Cho vay hợp tác xã 2.428 0,78 4.000 1,26 164,74 1.572 64,74 Tổng cộng 313.235 100,00 315.512 100,00 100,73 2.277 0,73 Thông qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Dư nợ theo thành phần kinh tế Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh Dư nợ cho vay vốn đầu tư nước ngoài Cho vay hộ SX Cho vay hợp tác xã Tổng dư nợ đến 31/12/2008 đạt 315.512 triệu đồng, tăng 2.277 triệu đồng so với cùng kì năm ngoái, tương ứng tỷ lệ tăng 0,73%. Trong đó, - Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh là 26.841 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,51% trên tổng dư nợ, giảm 1.799 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 93,72% so với cùng kì năm ngoái. - Dư nợ cho vay vốn đầu tư nước ngoài tính đến 31/12/2008 là 18.411 triệu đồng, giảm 14.729 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 44,44% so với 31/12/2007, chiếm tỷ trọng 5,84%. - Dư nợ cho vay hộ sản xuất đạt 266.260 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 84,39% trên tổng dư nợ, tăng 106,92% so với cùng kì năm ngoái, tương đương giá trị 17.233 triệu. - Dư nợ cho vay hợp tác xã đến 31/12/2008 là 4.000 triệu đồng, tăng 1.572 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 64,74%, chiếm tỷ trọng 1,26% trên tổng dư nợ. Trong năm 2008, ngân hàng đã thay đổi cơ cấu cho vay giữa các thành phần kinh tế, cụ thể: Cho vay ngoài quốc doanh: 9,14% - 8,51% Cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 10,58% - 5,84% Cho vay hộ sản xuất: 79,5% - 84,39% Cho vay hợp tác xã: 0,78% - 1,26% Nhận xét: Trong những năm gần đây, số lượng và quy mô của các trạng trại, trồng trọt phát triển mạnh, nên nhu cầu vốn tăng cao. Hơn nữa, khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ 70% trên tổng số khách hàng của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom. Đồng thời, ngân hàng đã tập trung cho vay các hộ sản xuất và hợp tác xã theo chỉ đạo ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn của cấp trên, làm cho dư nợ ở hai thành phần kinh tế này tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhưng do, dư nợ ở hai thành phần kinh tế còn lại giảm về giá trị lẫn tỷ trọng nên làm cho tổng dư nợ tăng không đáng kể chỉ 0,73% so với cùng kì năm ngoái. Nguyên nhân, từ khi 3 khu công nghiệp đi vào hoạt động số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tăng nhanh nhưng do cán bộ tín dụng của ngân hàng ít, không thể tiếp cận và quản lí tốt nguồn vốn cho vay của thành phần kinh tế này, đồng thời vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn ngân hàng, nên dư nợ cho vay ngoài quốc doanh và vốn đầu tư nước ngoài giảm sút. Cần có các biện pháp thu hút vay vốn ở mọi thành phần kinh tế thì tổng dư nợ sẽ tăng nhiều hơn nữa, từ đó góp phần tăng hiệu quả cho công tác sử dụng vốn. Lãi suất cho vay kế hoạch: Dư nợ cho vay nội tệ là 295.342 triệu đồng, lãi suất cho vay bình quân nội tệ là 17,95%/năm. Dư nợ cho vay ngoại tệ là 550.000 USD, lãi suất cho vay bình quân 9%/năm. Nhận xét: Do chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát của nhà nước, khiến lãi suất huy động vốn cao để thu hút tiền gửi của khách hàng, do đó, lãi suất cho vay cũng phải tăng cao để bù đắp chi phí đầu vào. Lãi suất cho vay tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng, nhu vầu vay vốn của khách hàng lớn nhưng vì sợ gánh nặng lãi suất, nên họ sẽ thận trọng khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Tình hình thực hiện hoạt động tín dụng so với kế hoạch năm 2008: Đơn vị tính : Triệu đồng Loại nợ KH 2008 Thực hiện 2008 % SS Chênh lệch MĐAH Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % 1.Ngắn hạn 216.305 66,44 209.616 66,44 96,91 -6.689 -3,09 -6.689 -2,04 - Dư nợ hữu hiệu 216.200 99,95 209.511 99,95 96,91 -6.689 -3,09 -6.689 Nội tệ 203.000 196.917 97,00 -6.083 -3,00 -6.083 Ngoại tệ 13.200 12.594 95,41 -606 -4,59 -606 -Dư nợ ủy thác 105 0,05 105 0,05 100,00 0 0,00 0 Trung hạn, dài hạn 110.876 33,56 105.896 33,56 95,51 -4.980 -4,49 -4.980 -1,52 - Dư nợ hữu hiệu 105.800 95,42 100.820 95,21 95,29 -4.980 -4,71 -4.980 Nội tệ 97.000 93.244 96,13 -3.756 -3,87 -3.756 Ngoại tệ 8.800 7.576 86,09 -1.224 -13,91 -1.224 -Dư nợ ủy thác 5.076 4,58 5.076 4,79 100,00 0 0 Tổng cộng 327.181 315.512 96,43 -11.669 -3,57 -11.669 -3,57 Thông qua bảng số liệu ta thấy: Tổng dư nợ đến 31/12/2008 đạt 315.512 triệu đồng, đạt 96,43% so với kế hoạch. Trong đó: - Cho vay ngắn hạn đạt 209.616 triệu đồng, dư nợ hữu hiệu là 209.511 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,95% trên tổng dư nợ ngắn hạn, đạt 96,91% so với kế họach năm 2008. Dư nợ ủy thác là 105 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,05% trên tổng dư nợ ngắn hạn. - Cho vay trung hạn là 105.896 triệu đồng, dư nợ hữu hiệu đạt 100.820 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 95,21% trên tổng dư nợ trung hạn, đạt 95,29% so với kế hoạch đã đề ra. Dư nợ ủy thác là 5076 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,79% trên tổng dư nợ trung hạn. Cụ thể: - Cho vay ngắn hạn nội tệ là 196.917 triệu đồng. - Cho vay ngắn hạn ngoại tệ quy đổi ra VND là 12.594 triệu. - Cho vay trung hạn nội tệ đạt 93.244 triệu đồng. - Cho vay trung hạn ngoại tệ quy đổi ra VND là 7576 triệu đồng. Nhìn chung tổng dư nợ đã giảm 3,57% so với kế hoạch, tương ứng 11.669 triệu đồng, do ảnh hưởng bởi các yếu tố: Do dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn 66,44% trên tổng dư nợ, nhưng lại giảm 3,09% so với kế hoạch khiến tổng dư nợ giảm 2,04% tương đương giá trị 6.689 triệu đồng. Dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng 33,56% trên tổng dư nợ, nhưng giảm 4,49% so với kế hoạch 2008, khiến tổng dư nợ giảm 4.980 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 1,52%. Nhận xét: Cho vay là hoạt động chính của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triền Nông Thôn huyện Trảng Bom, nó đem lại trên 90% thu nhập của ngân hàng, là nguồn bù đắp chủ yếu cho chi phí hoạt động. Có thể thấy ngân hàng đã tập trung cho vay ngắn hạn và giảm cho vay trung hạn để đảm bảo an toàn cho việc thu hồi nợ, nhưng trong năm do lãi suất cho vay quá cao đặc biệt là cho vay bằng đồng nội tệ khiến các khách hàng rất thận trọng khi vay vốn tại ngân hàng vì sợ không có khả năng trả lãi vay. Việc này nếu tiếp tục kéo dài sẽ rất nguy hiểm vì ngân hàng sẽ không tạo ra được nguồn thu để bù đắp chi phí huy động vốn. Ngân hàng đã hạn chế cho vay trung hạn vì thời gian cho vay kéo dài, khách hàng thường quên trả nợ theo từng phân kì, rủi ro dẫn đến nợ quá hạn là rất lớn. Ngân hàng cần đưa lãi suất cho vay xuống thấp hơn có thể, để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, tuy lợi nhuận trước mắt sẽ giảm sút nhưng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hợp tác lâu dài với ngân hàng và từ đó thu lợi nhuận theo số lượng nhiều các khách hàng. Phân tích dư nợ đến từng phòng giao dịch: Đơn vị tính : Triệu đồng Chi nhánh KH 2008 Kỳ phân tích 2008 %SS Chênh lệch MĐAH Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Hội sở 129.822 39,68 135.246 42,87 104,18 5.424 4,18 5.424 1,66 Bắc Sơn 113.485 34,69 101.755 32,25 89,66 -11.730 -10,34 -11.730 -3,59 Đông Hòa 50.689 15,49 47.503 15,05 93,71 -3.186 -6,29 -3.186 -0,97 Sông Thao 33.185 10,14 31.008 9,83 93,44 -2.177 -6,56 -2.177 -0,67 Tổng cộng 327.181 100,00 315.512 100,00 96,43 -11.669 -3,57 -11.669 -3,57 Thông qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: Tổng dư nợ đến 31/12/2008 đạt 315.512 triệu đồng, giảm 11.669 triệu so với kế hoạch đã đề ra, tương ứng tỷ lệ giảm 3,57%, do ảnh hưởng bởi những yếu tố. Tại hội sở, dư nợ đến 31/12/2008 là 135.246 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 42,87% trên tổng dư nợ, tăng 104,18% so với kế hoạch đã đề ra, làm cho tổng dư nợ tăng 1,66%, tương ứng giá trị 5424 triệu đồng. Đánh giá tốt. Chi nhánh Bắc Sơn, dư nợ đạt 101.755 triệu đồng, giảm 89,66% so với kế hoạch, khiến tổng dư nợ giảm 3,59%, tương ứng giá trị 11.730 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,25% trên tổng dư nợ. Đánh giá không tốt. Chi nhánh Đông Hòa, dư nợ đến 31/12/2008 đạt 47.503 triệu, giảm 93,71%, làm tổng dư nợ giảm 3186 triệu đồng so với kế hoạch, tương ứng tỷ lệ giảm 0,97%. Đánh giá không tốt. Chi nhánh Sông Thao, dư nợ năm 2008 là 31.008 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,83% trên tổng dư nợ, giảm 6,56%, tương ứng giá trị 2.177 triệu đồng, làm tổng dư nợ giảm 0,67%. Đánh giá không tốt. Nhận xét: Như vậy tất cả các chi nhánh đều giảm dư nợ, trừ hội sở trung tâm tăng so với kế hoạch, tuy nhiên do cơ cấu dư nợ của hội sở chỉ chiếm 42,87% thấp hơn tổng cơ cấu của 3 chi nhánh cộng lại, nên không thể làm tổng dư nợ đạt kế hoạch đã đề ra. Ở chi nhánh Bắc Sơn, Đông Hòa, Sông Thao, chi nhánh Bắc Sơn chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng lại giảm nhiều nhất 10,34%, khiến cho tổng dư nợ giảm 3,59% so với kế hoạch. Vậy tăng trưởng tín dụng không đạt kế hoạch chủ yếu do sự sụt giảm dư nợ của chi nhánh Bắc Sơn. 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Hội Sở Bắc Sơn Đông Hòa Sông Thao Dư nợ từng phòng giao dịch KH 2008 TH 2008 Nguyên nhân: Do chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2008 để kiềm chế lạm phát, khiến lãi suất huy động vốn tăng cao, do đó ngân hàng phải thực hiện cho vay với mức lãi suất kịch trần để bù đắp chi phí. Do đó, các khách hàng mới cũng như cũ đã hạn chế vay vốn ngân hàng khiến mức tăng trưởng tín dụng sụt giảm. Ngân hàng cần phải thay đổi cơ cấu dư nợ ở hội sở cũng như các chi nhánh, trong đó tăng cường cho vay ở hội sở trung tâm vì khu vực này nằm ở trung tâm huyện Trảng Bom, công việc kinh doanh sản xuất rất sôi động, nhu cầu vay vốn rất lớn, nếu làm được điều này thì tổng dư nợ sẽ tăng nhiều hơn nữa, đảm bảo thu lãi để bù đắp chi phí. Phân tích rủi ro: Đơn vị tính : Triệu đồng Chi nhánh Tổng số Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Hội sở 370 352 18 Bắc Sơn 326 326 Đông Hòa 4.570 110 4.460 Sông Thao 7 7 Tổng cộng 5.273 788 4.460 7 18 - Nợ loại 2: nếu quá 30 ngày nợ loại 1 sẽ chuyển qua nợ loại 2. - Nợ loại 3: nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày - Nợ loại 4: nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày - Nợ loại 5: trên 360 ngày Nợ quá hạn và nợ được cơ cấu lại đến 31/12/2008 là 5.273 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5273/315512*100 = 1,67% trên tổng dư nợ. Trong đó nợ xấu là 4460 + 7 + 18 = 4485 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng: 4485/ 315512*100 = 1,42%. Kế hoạch nợ xấu cho phép trong năm 2008 là <1 % , như vậy ngân hàng đã không đạt được kế hoạch đã đề ra. Đánh giá không tốt. Thông qua bảng số liệu ta thấy, nợ nhóm 3 là nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng nợ quá hạn 4460/ 5273*100 = 84,6%, tất cả nợ nhóm này đều thuộc về chi nhánh Đông Hòa, nợ không có khả năng thu hồi là 18 triệu đồng thuộc về hội sở trung tâm. Nhận xét: Hầu hết các khách hàng có nợ quá hạn đều gặp khó khăn về tài chính khó có khả năng phục hồi, phát triển để trả nợ ngân hàng. Việc xử lí nợ quá hạn bằng tài sản thế chấp lại gặp rất nhiều vướng mắc. Thông thường nợ quá hạn là phần tài sản không sinh lời, đây thực sự là gánh nặng cho ngân hàng. Nguyên nhân chủ quan: vì thực hiện chỉ tiêu giảm dư nợ do ngân hàng Nông Nghiệp Tỉnh giao, trong khi đó nhu cầu về vốn tín dụng của người dân ngày càng tăng cao. Việc đến hạn trả nợ nhưng không vay lại được hoặc vay với số tiền ít hơn đã dẫn đến tâm lí khách hàng không muốn trả nợ, như vậy dễ phát sinh nợ quá hạn. Phát hiện nguy cơ rủi ro chậm, thiếu thông tin chính xác dẫn đến xử lí nợ chưa chuẩn. Do cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định chưa chính xác, nên cho vay vượt quá khả năng trả nợ của khách hàng. Nguyên nhân khách quan: khách hàng chủ yếu của ngân hàng Agribank là hộ sản xuất nông nghiệp, do những biến động về giá cả, dịch bệnh, thiên tai cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những tháng cuối năm khiến việc sản xuất, kinh doanh của khách hàng thua lỗ nên không có khả năng trả nợ, khiến nợ quá hạn tăng cao so với kế hoạch. Tình hình này phải được khắc phục ngay nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bằng cách: Cán bộ tín dụng phải theo dõi sát và kết hợp với Ủy Ban Xã đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa rủi ro như: thường xuyên phân tích dư nợ, định kì tổ chức kiểm tra chéo, đối chiếu nợ vay, nhằm phát hiện kịp thời nợ xấu. Tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ gốc trước để giảm bớt gánh nặng lãi suất. Biện pháp cuối cùng, khởi kiện ra tòa nếu khách hàng không muốn thanh toán nợ cho ngân hàng. Chênh lệch lãi suất: Lãi suất kế hoạch năm 2008 là: - Lãi suất huy động vốn bình quân là 0,85% - Lãi suất cho vay bình quân là: 1,49% - Chệnh lệch lãi suất huy động và cho vay là: 1,49 – 0,85 = 0,64% Lãi suất thực tế đến hết ngày 31/12/2008: - Lãi suất đầu vào: 0,79% - Lãi suất đầu ra: 1,55% - Chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra là: 1,55 – 0,79 = 0,76% Nhận xét: Thông qua những con số này ta thấy, do lãi suất đầu vào giảm so với kế hoạch nên tổng huy động vốn giảm so với kế hoạch. Đồng thời, do lãi suất cho vay tăng so với kế hoạch nên tổng dư nợ cũng giảm .Tình hình này kéo dài sẽ rất nguy hiểm vì chi phí đầu vào tăng nhưng tình hình cho vay lại giảm sẽ không bù đắp cho phần lãi suất huy động. Ngân hàng cần có biện pháp đưa lãi suất cho vay thấp hơn một chút so với các ngân hàng khác trên địa bàn để thu hút được nhiều khách hàng vay vốn hơn, cố gắng tiết giảm những chi phí không cần thiết, về lâu dài sẽ tạo ra lợi nhuận để bù đắp chi phí đầu vào, đồng thời tăng dư nợ bền vững. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ vì hoạt động này không cần sử dụng vốn để thu lợi nhuận trong điều kiện lãi suất có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính. Phân tích cơ cấu thu nhập và chi phí: Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2008 Thực hiện 31/12/2007 KH 2008 % SS với kì trước So với kế hoạch Tổng thu 211.113 144.382 146,22 Thu từ hoạt động kinh doanh 202.027  135.994  148,56 Thu ngoài tín dụng 3.503  2.039  171,8 Thu nhập bất thường 5.583 Tổng chi 190.208 130.421 145,84 Chi cho hoạt đông tín dụng 157.457  114.976  136,95 Chi cho hoạt đông quản lý và công cụ 2.638  2.185  120,73 Chi về tài sản 3.380  2892  116,87 Chi phí thường xuyên 1.260 Tỷ lệ chi phí thường xuyên 0,67 % 0,85 % 83,53 Chi lương 2.663 Chi cho hoạt động dịch vụ ngân quỹ 754  544  138,6 Chi dự phòng 11.395 Chi khác 10.661 Chênh lệch thu chi 20.905 13.961 16.518 149,74 126,56 Thu nhập ròng = thu lãi từ hoạt động tín dụng + thu dịch vụ = ( 202027 – 157457 ) + 3503 = 48073 (triệu) Lợi nhuận trước thuế: 211113 - 190.208 = 20905 (triệu) Lợi nhuận sau thuế: 20905 – 20905*25% = 15678,75 (triệu) Phân tích cơ cấu thu nhập: - Tổng thu từ hoạt động kinh doanh là 202.027 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 202.027/211113*100 = 95,7% trên tổng doanh thu. Tăng 148,56% so với cùng kì năm ngoái, tương ứng giá trị tăng 66.033 triệu đồng. - Thu ngoài tín dụng là 3.503 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3503/211113*100 = 1,66% trên tổng thu. Tăng 171,8% so với cùng kì năm ngoái, tương ứng giá trị tăng 1.464 triệu đồng. Trong đó: Thu dịch vụ thanh toán, chuyển tiền: 3.152 triệu đồng Thu dịch vụ ngân quỹ: 198 triệu Thu dịch vụ ủy thác là 153 triệu đồng Thu dịch vụ thanh toán, chuyển tiền chiếm tỷ trọng 89,9% trên tổng thu ngoài tín dụng, tăng trưởng mạnh 75,57% so với 31/12/2007 ( 1795 triệu đồng). Đánh giá rất tốt. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã tạo được uy tín nhiều hơn với khách hàng, phục vụ nhanh chóng nhu cầu của họ. - Thu nhập bất thường là 5583 triệu đồng, trong đó thu nợ đã xử lí rủi ro là 4.993 triệu đồng. Nhận xét: Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng vẫn là thu từ hoạt động tín dụng, chiếm 95,7% trên tổng nguồn thu. Tổng thu tăng so với cùng kì năm ngoái, đánh giá rất tốt. Nhưng trong điều kiện lãi suất gia tăng khiến hoạt động cho vay gặp rất nhiều khó khăn thì nguồn thu dịch vụ tăng mạnh sẽ đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng nhiều hơn nữa. Phân tích cơ cấu chi phí: - Tổng chi đến 31/12/2008 đạt: 190.208 triệu đồng, trong đó: Chi cho hoạt động tín dụng là 157.457 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 157457/190208*100 =82,8% trên tổng chi, tăng 136,95% so với cùng kì năm ngoái, tương ứng giá trị tăng là 42.481 triệu đồng. Đây là chi phí phát sinh chủ yếu của ngân hàng Chi cho hoạt động dịch vụ ngân quỹ là 754 triệu đồng, tăng 210 triệu đồng so với cùng kì năm ngoái ,tương ứng tỷ lệ 138,6 % so với 31/12/2007. Chi cho hoạt động quản lí công cụ 2638 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1.39% trên tổng chi, tăng 453 triệu đồng so với cùng kì năm 2007, tương ứng tỷ lệ 120,73% so với 31/12/2007. Chi về tài sản 3.380 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1.78% trên tổng chi phí, tăng 488 triệu so với 31/12/2008 tương ứng tỷ lệ 116,87% , trong đó khấu hao sửa chữa lớn là 300 triệu, khấu hao tài sản cố định là 1.110 triệu đồng, chi phí sửa chữa thường xuyên là 950 triệu, mua tài sản cố định mới là 1.020 triệu đồng. Doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định mua sắm các thiết bị văn phòng hiện đại để nâng cao công tác phục vụ khách hàng tốt hơn. Đánh giá tốt. Chi phí thường xuyên là 1.260 triệu chiếm 0.67% tổng chi phí, đạt kế hoạch đã đề ra ( kế hoạch là 0,85%). Đánh giá rất tốt, doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: - Tổng thu từ hoạt động trên tổng tài sản = Thu lãi + Thu ngoài lãi Tổng tài sản = 202027 + 3503 + 5583 = 2,1 100154 - Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA ) = Lợi nhuận sau thuế = 15051,6 = 0,15 Tổng tài sản 100154 - Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản= thu từ hoạt động cho vay- chi phí trả lãi tiền gửi Tổng tài sản = 202027 – 157457 = 0,44 100154 - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí(2008) = 20905/190208* 100 = 11% - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí(2007) = 13961/130421* 100 = 10,7% Δ Tỷ suất lợi nhuận = 11% -10,7% = 0,3% - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Δ Tỷ suất lợi nhuậnCP =LN(2007)*100 - LN(2007)*100 = 13961*100 – 10,7% = -3,36% CP(2008) CP(2007) 190208 Δ Tỷ suất lợi nhuậnLN =LN(2008)*100 - LN(2007) *100 = 11% - 13961 *100 = 3,66% CP(2008) CP(2008) 190208 - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh(2008) = 20905/211113* 100 = 9,9% - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(2007) = 13961/144382* 100 = 9,66% Δ Tỷ suất lợi nhuận = 9,9% - 9,66% = 0,24% - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Δ Tỷ suất lợi nhuậnDT =LN(2007)*100 - LN(2007)*100 = 13961*100 – 9,66% = -3,05% DT(2008) DT(2007) 211113 Δ Tỷ suất lợi nhuậnLN =LN(2008)*100 - LN(2007) *100 = 9,9% - 13961 *100 = 3,29% DT(2008) DT(2008) 211113 Nhận xét: Thông qua kết quả tỷ suất lợi nhuận trên phí năm 2008 thí cứ 100 đồng bỏ ra ta thu lợi được 11 đồng, tuy hơi thấp nhưng vẫn cao hơn so với cùng kì năm ngoái là 0,3%, nguyên nhân do chi phí tăng cao làm cho tỷ suất lợi nhuận trên phi phí giảm 3,36%, trong khi lợi nhuận chỉ làm cho tỷ suất này tăng 3,66%. Vậy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tăng do ảnh hưởng bởi sự gia tăng lợi nhuận, nhưng nếu ngân hàng cố gắng tiết kiệm chi phí nhiều hơn nữa thì lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn so với chi phí bỏ ra. Dựa vào chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta thấy, cứ 100 đồng thu về thì ta được 9,9 đồng lợi nhuận. Tuy chỉ số này cao hơn năm 2007 là 0,24%, nhưng lợi nhuận thu lại như vậy còn thấp, chứng tỏ trong doanh thu đạt được thì chi phí chiếm chủ yếu. Lợi nhuận của ngân hàng tăng một phần do thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 28% xuống 25%. Thông qua chỉ số ROA và tổng thu từ hoạt động trên tổng tài sản, một lần nữa ta lại thấy 1 đồng đầu tư vào tài sản ta thu về 2,1 đồng nhưng trong đó lợi nhuận thuần chỉ có 0,15 đồng. Con số này quá thấp. Ngân hàng đã tốn kém nhiều chi phí cho hoạt động kinh doanh của mình. Doanh thu tăng dẫn đến chi phí tăng là điều hiển nhiên, nhưng phải tìm mọi biện pháp giảm thiểu chi phí nhiều hơn nữa thì lợi nhuận sẽ thu nhiều hơn, hoạt động kinh doanh khi đó mới thực sự có hiệu quả. Phân tích cho từng chi nhánh: Đơn vị tính : Triệu đồng Chi nhánh Tổng thu Tổng chi Quĩ thu nhập đã trừ lương Quỹ thu nhập nhận khoán Hội sở 169.825 156.107 13.718 17.026 Bắc Sơn 21.905 17.740 4.165 4.165 Đông Hòa 11.000 9.175 1.825 1.827 Sông Thao 8.383 7.186 1.197 550 Tổng cộng 211.113 190.208 20.905 23.568 Tất cả các chi nhánh đều đạt được lợi nhuận để trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên vẫn còn chênh lệch rất lớn giữa hội sở trung tâm và các chi nhánh, các chi nhánh cần phải nỗ lực hoạt động hơn nữa để tăng nguồn thu cho ngân hàng. Qua số liệu thực hiện 2008 cho thấy việc huy động vốn từ dân cư tăng , nhưng đã kịp thời kí phụ kiện điều chỉnh lãi suất cho vay tăng trưởng bình quân làm tăng thu cho từng chi nhánh do chênh lệch lãi suất. Nhận xét: Nói chung hoạt động kinh doanh trong năm 2008 của ngân hàng Agribank đã đạt lợi nhuận tăng không nhiều so với kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân do chịu tác động của nhiều nhân tố không thuận lợi như tình hình lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước, sự cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế những tháng cuối năm 2008. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố không thuận lợi đó vẫn có những nhân tố tích cực giúp cho hoạt động của ngân hàng tăng hơn so với năm 2007 như: sự năng động và phục vụ hết mình của nhân viên, sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên, thương hiệu đã gầy dựng hơn 10 năm của ngân hàng trên địa bàn huyện Trảng Bom… - Cần có biện pháp tiết kiệm chi phí hợp lí để góp phần tăng lợi nhuận nhiều hơn nữa. - Dự báo trong năm 2009, tình hình lãi suất sẽ có nhiều biến động do Chính Phủ thực hiện hỗ trợ lãi suất để kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng, nên có khả năng ngân hàng nhà nước điều chỉnh lãi suất cơ bản giảm, do vậy tiền gửi sẽ có khả năng giảm mạnh. Về tín dụng, do Chính phủ thực hiện hỗ trợ lãi suất 4%/năm, nên có khả năng 6 tháng cuối năm tín dụng sẽ tăng trưởng khá. Hy vọng năm 2009 sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom tăng trưởng nhiều hơn nữa. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ Giải pháp: Công tác huy động vốn: Thị trường tài chính còn nhiều biến động, lãi suất huy động vốn thực hiện theo cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà Nước nên việc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng còn có sự điều chỉnh đáng kể, để ổn định và đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay, khả năng thanh toán và chi tiêu thừa vốn, ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom cần có nhiều biện pháp hữu hiệu khả thi hơn nữa để khai thác nguồn vốn nhất là vốn trong dân cư, vốn các tổ chức kinh tế. Năm 2009 ngân hàng thực hiện mở thêm phòng giao dịch KCN Bàu Xéo để đảm bảo tăng trưởng thị phần ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau: Tiếp cận các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, quảng bá tất cả các sản phẩm, dịch vụ mới, các hình thức huy động vốn. Mở rộng về số lượng và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và các doanh nghiệp nước ngoài. Tăng cường tiếp thị phát hành dịch vụ thẻ để thu hút nguồn tiền gửi từ mọi tầng lớp trong xã hội, từ công nhân viên chức đến dân cư. Làm tốt công tác huy động tiền gửi ngoại tệ trong dân cư nhằm đảm bảo chi tiêu tiền gửi ngoại tệ do ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh giao. Thông qua các buổi họp tiếp xúc khách hàng tại các xã, các buổi họp tại Huyện Ủy, Ủy Ban Nhân Dân Huyện, Hội Nông Dân, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện và các buổi họp khác, ngân hàng tuyên truyền quảng cáo bằng cách tuyên truyền miệng, phát tờ bướm quảng cáo đến từng cá nhân tham gia họp. Thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn với mục đích giữ vững số dư ở những đối tượng này và thuyết phục tăng số dư khi có thể. Định kì hoặc mỗi khi có thay đổi về lãi suất hoặc có thêm các hình thức huy động thì ngân hàng hợp đồng với văn hóa thông tin huyện cho xe chuyên dùng đi quảng cáo, tuyên truyền. Bên cạnh đó cũng hợp đồng với đài phát thanh huyện phát thanh đến tất cả các xã trong huyện, làm việc với văn hóa thông tin xã tiếp âm và phát lại những nội dung mà đài phát thanh huyện đã phát về hoạt động của ngân hàng trong đó có huy động vốn. Tiếp tục làm việc trực tiếp với ủy ban nhân dân huyện, ban đền bù huyện để nắm bắt danh sách đền bù, lên kế hoạch tiếp cận với các hộ được đền bù để huy động vốn. Tích cực thực hiện tốt chuyển tiền qua Western Union để thu phí dịch vụ và có cơ hội tiếp cận với người nhận tiền nhằm huy động họ gửi tiền vào ngân hàng. Về tín dụng: Tập trung cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh tế trang trại… Thực hiện cho vay lại đối với hộ sản xuất nông nghiệp khi khách hàng trả nợ đúng hẹn để duy trì thị phần và thực hiện lãi suất cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Mở rộng tín dụng có chọn lọc đi đôi với việc đảm bảo chất lượng tín dụng trên cơ sở thẩm định và tái thẩm định thật kĩ của giám đốc các phòng giao dịch, phòng tín dụng và ban giám đốc. Thực hiện tốt việc phân loại nợ, phân tích nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro, thực hiện trích rủi ro theo qui định. Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2009 Tăng cường cho vay thông qua tổ 2308 của Hội Nông Dân và tổ 02 của Hội Phụ Nữ đối với các xã vùng sâu vùng xa để giảm bớt công việc cho cán bộ tín dụng. Tăng cường cho vay tiêu dùng vì đối tượng khách hàng vay vốn dưới hình thức này hấu hết là cán bộ công nhân viên nhà nước, có thu nhập ổn định, và lãi suất cho vay thỏa thuận tương đối cao, sẽ tạo nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Ban giám đốc, các phòng ban lên lịch công tác hằng tuần, thường xuyên tổ chức họp giao ban tín dụng hàng tháng để đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và để triển khai học tập nghiệp vụ, chế độ thể lệ của ngành và trang bị thêm các kiến thức cơ bản về pháp luật có liên quan cho cán bộ tín dụng, qua đó nâng cao năng lực quản lý tín dụng, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ tín dụng trong công tác tín dụng, đặc biệt khi quyết định cho vay. Tổ chức hội nghị tiếp xúc khách hàng tại các xã và giao ban với ban xét duyệt của các xã để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Ngân hàng lắng nghe ý kiến của khách hàng, chính quyền địa phương để có các biện pháp chấn chỉnh cán bộ, giải quyết kịp thời những vướng mắc, những vấn đề khách hàng chưa hiểu. Mặt khác các buổi tiếp xúc cũng là cơ hội để ngân hàng tuyên truyền về các hoạt động của ngân hàng như các chế độ, thể lệ cho vay, công tác xử lý nợ tại địa phương, công tác huy động vốn. Xử lý nợ xấu, nợ đã xử lí rủi ro: Từ đầu năm lên kế hoạch và thực hiện phân tích nợ xấu và nợ đã xử lí rủi ro. Sau đó đưa ra biện pháp cụ thể cho từng nhóm và phân công, chỉ đạo cán bộ thực hiện. Qua đó, có thể giảm thấp tỷ lệ nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro để đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 ngân hàng tỉnh giao. Giáo dục từng cán bộ tín dụng nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom. Tiếp tục thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh tài chính năm 2009, giao chỉ tiêu thu nợ xấu, nợ đã xử lí rủi ro, nợ tồn đọng hàng tháng, hàng quý, hàng năm đến từng chi nhánh cấp 3 và từng cán bộ tín dụng. Đưa vào chỉ tiêu xét lương hàng tháng. Đối với những xã có nợ quá hạn lớn hoặc tăng đột biến thì phải phối hợp với ủy ban nhân dân và các ban ngành xã để thành lập đoàn tổ chức đi kiểm tra, xử lí thu hồi nợ quá hạn. Kiên quyết xử lí kỉ luật đối với những cán bộ cố tình thực hiện sai quy trình nghiệp vụ, gây hiệu quả nghiêm trọng. Những cán bộ tín dụng thường xuyên để nợ quá hạn phát sinh sẽ chuyển công tác khác. Kinh doanh ngoại tệ: Lên kế hoạch tiếp cận đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại 3 khu công nghiệp đã hoạt động và các cụm công nghiệp địa phương đang triển khai. Tiếp tục lên kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ về thanh toán quốc tế cho một số cán bộ chuyên môn, trang bị máy móc thiết bị phục vụ công tác thanh toán quốc tế. Lập kế hoạch xây dựng đề án mở phòng giao dịch tại khu công nghiệp Bàu Xéo để thực hiện công tác kinh doanh đối ngoại. Tiếp cận, tuyên truyền, quảng cáo hình thức chuyển tiền Western Union đối với các gia đình có thân nhân ở nước ngoài để tăng thêm thu nhập từ dịch vụ này. Công tác dịch vụ: Làm tốt công tác thanh toán, dịch vụ chuyển tiền trên chương trình giao dịch IPCAS. Việc thanh toán phải nhanh và chính xác để đảm bảo uy tín, nâng cao chất lượng phục vụ qua đó thu hút được nhiều khách hàng nhằm tăng thu dịch vụ cho ngân hàng. Tài chính: Làm tốt công tác thu lãi cho vay theo tháng, quí để đảm bảo quỹ thu nhập để chi lương. Quản lí chi tiêu tài chính thực sự tiết kiệm, tiết giảm các khoản chi phí một cách hợp lí xong vẫn đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh. Thực hiện kế hoạch trích lập rủi ro theo quy định và thu nợ, lãi, xử lý rủi ro. Nâng cao mức thu dịch vụ tăng > 20% so với năm 2008. Quản lí chi tiêu tài chính thực sự có hiệu quả và tiết kiệm đảm bảo chỉ tiêu chênh lệch thu chi 2009. Tiết giảm các khoản chi phí thường xuyên để đảm bảo tỷ lệ chi phí của ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh giao. Công tác kho quỹ phải đảm bảo an toàn và thực hiện tốt định mức tồn quỹ theo quy định. Giao chỉ tiêu thu lãi hàng tháng đến từng chi nhánh loại 3 và các cán bộ tín dụng. Đây là một chỉ tiêu để xét lương kinh doanh hàng tháng. Đeo bám thu lãi, thu nợ đã xử lí rủi ro, tiếp tục tổ chức tổ thu lãi tại các xã có tồn đọng lớn vào những thời điểm cần thiết. Tiếp tục tuyên truyền quảng bá về việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân, tiền gửi thanh toán để tăng cường thu phí dịch vụ chuyển tiền. Công tác kiểm tra: Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch tự kiểm tra năm 2009 của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom và theo đề cương của ngân hàng cấp trên. Công tác tổ chức họp tiếp xúc khách hàng: Thực hiện kế hoạch tổ chức hội nghị tiếp xúc khách hàng năm 2009 của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom và theo chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Công tác chỉ đạo điều hành: Thực hiện kỉ cương kỉ luật trong chỉ đạo điều hành, phân công nhiệm vụ rõ ràng từ ban giám đốc đến các phòng ban, chi nhánh cấp 3, phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, ban giám đốc, ban chấp hành công đoàn để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ một cách thống nhất. Tăng cường củng cố các chi nhánh cấp 3, phân công ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo toàn diện các chi nhánh cấp 3. Từ ban giám đốc đến các phòng nghiệp vụ phải lên lịch công tác hàng tuần, hàng tháng để chủ động trong lãnh đạo chỉ đạo. Trong đó dành 30% thời gian để đi cơ sở, nhằm kịp thời chỉ đạo, kiểm tra kiểm soát, tái thẩm định, xử lí nợ quá hạn, nợ đã xử lí rủi ro, nợ tồn đọng. Duy trì chế độ họp giao ban tín dụng và các phòng nghiệp vụ khác để kiểm điểm đánh giá thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng được giao, đề ra biện pháp thực hiện tháng tiếp theo để phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch quý và năm 2009. Tổ chức phân tích tài chính hàng quý, 6 tháng, cả năm và tổ chức bảo vệ kế hoạch 2009 với các chi nhánh cấp 3, để giám đốc các chi nhánh thấy được những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và tự đề ra những biện pháp cụ thể để thực hiện. Tăng cường mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền các ban ngành đoàn thể từ huyện tới xã, cùng cộng đồng trách nhiệm trong công tác cho vay thu nợ, xử lí nợ quá hạn, nhất là những món vay thông qua tổ được thành lập theo các nghị quyết liên tịch. Các biện pháp tạo nguồn nhân lực trong kinh doanh: Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường có nhiều ngân hàng đang hoạt động và để có cơ sở phát triển bền vững, ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom đã chú trọng tạo nguồn nhân lực và tăng chất lượng nguồn nhân lực nên trong năm mặc dù có nhiều các bộ chủ chốt, có kinh nghiệm và năng lực chuyển công tác nhưng cán bộ bổ nhiệm kế thừa cũng đã đảm đương được nhiệm vụ được giao, hoạt động ngân hàng không bị ảnh hưởng nhiều. Thông qua các buổi họp giao ban ban giám dốc đã thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức đến từng cán bộ, triển khai các quy trình nghiệp vụ, để giúp cho cán bộ ngân hàng ngày càng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Việc bố trí cán bộ tại ngân hàng phải tương đối hợp lí: đa số cán bộ kế toán thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là cán bộ trẻ có khả năng giao tiếp, có trình độ vi tính nên dễ làm cho khách hàng hài lòng, mặt khác các cán bộ tín dụng phải thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và tổ chức học tập nâng cao khả năng giao tiếp để công tác tín dụng ngày càng được củng cố, nợ xấu ngày càng giảm. Kiến nghị: Đề nghị ngân hàng Nông Nghiệp Tỉnh cho ngân hàng Trảng Bom thêm 3 biên chế cán bộ tín dụng để giảm bớt áp lực quá tải cho bộ phận tín dụng, làm cho công việc giải ngân, thu lãi diễn ra nhanh hơn. Đề nghị ngân hàng Tỉnh kiến nghị với ngân hàng nhà nước tăng cường quản lí điều hành lãi suất tiền gởi và phí thanh toán chuyển tiền của các ngân hàng thương mại trên địa bàn để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, tránh tình trạng các ngân hàng cổ phần có lãi suất huy động vốn cao hơn và phí thanh toán chuyển tiền rẻ hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay. Đề nghị ngân hàng Nông Nghiệp huyện Trảng Bom xin thêm ngân hàng Tỉnh nhân viên công nghệ thông tin để xử lí kịp thời sự cố máy móc thiết bị để công việc diễn ra trôi chảy. Đề nghị giám đốc ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom yêu cầu nhân viên đeo bảng tên, tạo điều kiện trong việc giao tiếp của nhân viên và khách hàng dễ dàng hơn. Đề nghị nhân viên phòng tín dụng thông báo trước về việc nghỉ phép hay đi công tác để tạo thuận lợi cho việc liên hệ, giải quyết công việc cho khách hàng. Đề nghị ban giám đốc ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ vi tính và ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu công việc trong hiện tại cũng như tương lai, tạo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn. Chú giải: Doanh số cho vay và dư nợ vay là 2 tiêu chí phản ánh hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên chúng có sự phân biệt như sau: Doanh số vay là tổng số tiền cho vay được giải ngân được đo trong một khoản thời gian nhất định, thường là hàng tháng, hàng quý. Dư nợ vay là tổng số tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay tại một thời điểm khảo sát. VD: Vào đầu tháng, ngân hàng cho 3 khách hàng A B C, mỗi người vay 100 triệu, đến ngày 15 khách hàng B tất toán khoản vay. Như vậy doanh số cho vay trong tháng của ngân hàng là 300 triệu. Dư nợ vay của Ngân hàng vào thời điểm cuối tháng là 200 triệu Nói nôm na: Doanh số cho vay là tồng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay. Dự nợ : là tổng [ tiền gốc + lãi ] mà khách hàng còn chưa trả. Lợi nhuận ròng: là lợi nhuận sau khi đã trừ đi mọi khoản chi phí bao gồm cả thuế Nghiệp vụ ngoại bảng: là nghiệp vụ nhập, xuất và lưu trữ các giấy tờ có giá. Nghiệp vụ ngân quỹ: theo điều 67 luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có ghi: tổ chức tín dụng được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Ở nước nước ta nghiệp vụ ngân quỹ rất đa dạng như: hoạt động kí gửi, thuê kho két, thu hộ, chi hộ tiền mặt. Các hoạt động dịch vụ khác: Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 của dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do ngân hàng thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn 2 vào đầu năm 2009. Hiện Agribank đã vi tính hóa hoạt động kinh doanh từ trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trên toàn quốc, và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, Agribank hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước 1. Dịch vụ thẻ: - Rút tiền VND từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VND hoặc ngoại tệ tại bất cứ ATM, EDC/POS nào của ngân hàng Nông Nghiệp mọi lúc mọi nơi. - Thanh toán hóa đơn các đơn vị cung ứng dịch vụ điện nước, internet, điện thoại tại máy ATM, EDC/POS. - Thanh toán mua hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của ngân hàng Nông Nghiệp. - Với khách hàng có thu nhập ổn định được chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp cấp hạn mức thấu chi cho phép rút tiền mặt hay thanh toán mua hàng hóa dịch vụ khi trong tài khoản khách hàng không có số dư. - Số dư trên tài khoản được hưởng lãi suất không kì hạn. - Bảo mật các thông tin từ tài khoản. - Chuyển tiền trong hệ thống ngân hàng Nông Nghiệp. - Nhận tiền lương, nhận tiền chuyển đến từ trong và ngoài nước. - Nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. - Tra cứu thông tin tài khoản, thông tin ngân hàng ( tỷ giá, lãi suất cho vay,…) - Thực hiện giao dịch tại các máy ATM trên toàn quốc có logo Banknetvn. Các loại thẻ chính của Agribank: Thẻ ghi nợ nội địa Success: là thẻ cá nhân do Agribank phát hành cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kì hạn và ( hoặc ) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt tài (ATM/ EDC) trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Thẻ tín dụng quốc tế Agribank MasterCard là loại thẻ tín dụng cá nhân mang thương hiệu MasterCard do Agribank phát hành, sử dụng, chấp nhận thanh toán trên phạm vi toàn cầu với tính chất ứng tiền mua hàng hóa dịch vụ trước, trả tiền sau, mang lại sự thuận tiện cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. Gồm hai hạng thẻ: thẻ vàng (Credit Gold) và thẻ Bạch Kim(Credit Platinum). Thẻ tín dụng quốc tế Agribank Visa là thẻ tín dụng cá nhân mạng thương hiệu Visa do Agribank phát hành, sử dụng, chấp nhận thanh toán trên phạm vi toàn cầu với tính chất ứng tiền mua hàng hóa dịch vụ trước, trả tiền sau, mang lại sự thuận tiện cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. Gồm hai hạng thẻ: thẻ chuẩn (Credit Classic), thẻ vàng (Credit Gold). Thẻ ghi nợ quốc tế Agribank MasterCard là thẻ mang thương hiệu MasterCard do Agribank phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút/ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tại ATM, đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt trên phạm vi toàn cầu hoặc giao dịch qua Internet. Gồm hai hạng thẻ: thẻ chuẩn (Classic Debit), thẻ vàng (Gold Debit) Thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ: Cuối tháng 12/2007 số thẻ được mở là: 5723 thẻ, với số dư trên tài khoản : 7936 triệu đồng ( bình quân 1,387 triệu đồng/ thẻ ). Tổng số thẻ 12 tháng phát hành là 3332 thẻ, bình quân 1 tháng phát hành được 278 thẻ. Cuối tháng 12/2008 số thẻ được mở là 8207 thẻ ATM, với số dư tài khoản là 9360 triệu đồng ( bình quân 1,14 triệu đồng/ thẻ ) Tổng số thẻ 12 tháng phát hành là 2484 thẻ, bình quân mỗi tháng phát hành 207 thẻ. Tổng số thẻ đến hết 31/12/2008 tăng 143,4% so với cùng kì năm ngoái. Nhưng tính bình quân số thẻ phát hành mỗi tháng cũng như số dư bình quân trên mỗi thẻ đều giảm so với cùng kì năm ngoái. Nguyên nhân: khách hàng mở thẻ chủ yếu tại ngân hàng là công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn, trong năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những tháng cuối năm khiến số lượng công nhân bị sa thải nhiều, thu nhập giảm sút khiến hoạt động thẻ phát hành bình quân mỗi tháng cũng như số dư tài khoản bình quân trên mỗi thẻ giảm sút. Tuy nhiên, năm 2008 cũng là năm toàn hệ thống ngân hàng Agribank có nhiều nỗ lực nhất trong việc triển khai phát triển các sản phẩm mới, dịch vụ giá trị gia tăng như: gửi rút nhiều nơi. Đặc biệt, Agribank trở thành ngân hàng hàng đầu trong việc phát triển các sản phẩm Mobile Banking: SMS Banking, VnTopup, chuyển tiền qua SMS ( chuyển tiền A Transfer) Các dịch vụ trên đem lại sự tiện lợi cho khách hàng, cung cấp 24 giờ/ ngày và 7 ngày/ tuần, giao dịch được thực hiện nhanh chóng, tức thời góp phần làm giảm đáng kể chi phí xã hội và thói quên dùng tiền mặt của đại bộ phân dân chúng, đồng thời tăng tỷ trọng thu dịch vụ của Agribank lên 171,8% so với cùng kì năm ngoái. Agribank thường xuyên đưa ra những sản phẩm dịch vụ tiện ích và hiện đại. Đến nay, Agribank đã thực hiện tốt những sản phẩm dịch vụ tiện ích và hiện đại, kết nối với hệ thống thẻ quốc tế như Visa, Master Card và các hệ thống thẻ nội địa lớn nhất Việt Nam là Banknet VN, Smartlink… với 1200 máy ATM và chuẩn bị trang bị thêm 600 máy ATM vào 2009 trải khắp 63 tỉnh thành. Với mục tiêu trở thành hệ thống thẻ lớn nhất Việt Nam, chiếm gần 20% thị phần thẻ phát hành ở Việt Nam. Hy vọng sự khôi phục kinh kế trong thời gian tới cũng như sự đáp ứng nhanh nhất các dịch vụ cho khách hàng sẽ góp phần làm cho hoạt động dịch vụ thẻ của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam nói chung và huyện Trảng Bom nói riêng khởi sắc. 2. Thanh toán quốc tế: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom đã tham gia hệ thống thanh toán SWIFT ( hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu ) nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong việc thanh toán. Thực hiện thanh toán qua ngân hàng khách hàng sẽ tiết kiệm chi phí tối đa trong những giao dịch . Những trở ngại về ngôn ngữ; Sự khác biệt về luật lệ và chính sách, phong tục và tập quán; Khoảng cách về địa lý, Sự khác nhau về tiền tệ và chế độ quản lý ngoại hối ... có thể gây ra những khó khăn hoặc rủi ro cho Công ty của bạn khi tham gia buôn bán quốc tế. Với mạng lưới 1.800 chi nhánh trên toàn quốc, gần 900 ngân hàng đại lý tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ và những dịch vụ tài chính - ngân hàng quốc tế hiện đại, NHNo & PTNT Việt Nam có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn đó. Dịch vụ chi trả Western Union:  Là dịch vụ mới được triển khai trong hệ thống AGRIBANK từ tháng 1/2004, sau khi AGRIBANK ký kết hợp đồng đại lý trực tiếp với Western Union. Hiện dịch vụ được cung ứng tại tất cả các chi nhánh của AGRIBANK trên toàn quốc. Ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn hình thức dịch vụ này bởi những lợi ích sau: - Nhanh chóng: Sử dụng dịch vụ Western Union, bạn có thể nhận được tiền trong vòng 5-10 phút sau khi người nhà gửi tiền tại nước ngoài.  - Thuận lợi: không cần có tài khoản tại ngân hàng, bạn có thể nhận tiền tại bất kỳ chi nhánh nào trong hệ thống AGRIBANK.  - Tiết kiệm chi phí: phí dịch vụ Western Union chỉ thu một lần tại đầu chuyển. Bạn không phải trả phí khi nhận tiền và cũng không tốn phí cho bất kỳ trung gian nào khác. Ngoài ra, AGRIBANK huyện Trảng Bom hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán như: chuyển tiền, thư tín dụng ... trong thanh toán hàng nhập khẩu. Khách hàng có thể đề nghị NHNo tài trợ tín dụng phù hợp với yêu cầu thanh toán. Hoạt động ngoại tệ: Trong năm qua ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom đã tiếp cận doanh nghiệp, các khách hàng cá nhân, tuyên truyền quảng cáo, bố trí sắp xếp cán bộ nghiệp vụ để thực hiện công tác này, đến nay công việc đã đi vào ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. Cụ thể, Trong năm 2007 đã mua bán các loại ngoại tệ như sau: 14.884.000 USD; 20.940 AUD; 72.640 EUR. Trong năm 2008 đã mua bán các loại ngoại tệ như sau: 3.300.000 USD; 16.768 AUD; 70.587 EUR. Đơn vị tính: USD Hoạt động ngoại tệ 2007 2008 % SS Doanh số huy động 12.466.000 10.629.000 85,264 Số dư cuối năm 1.121.700 1.239.000 110,400 Chuyển tiền qua Western Union 870.000 1.279.000 147,011 Thanh toán nhập khẩu 2.200.000 5.200.000 236,364 Thông qua bảng số liệu ta thấy: Doanh số huy động ngoại tệ chỉ đạt 85,264% so với cùng kì năm ngoái. Nguyên nhân, do lãi suất huy động ngoại tệ tại thời điểm này quy đổi ra VND thấp hơn lãi suất huy động bằng đồng nội tệ nên các khách hàng chuyển sang gửi tiết kiệm chủ yếu bằng VND nhiều hơn ngoại tệ. Chuyển tiền qua mạng Western Union tăng trưởng khá 147,011% so với năm 2007. Do nhận thấy sự tiện ích và an toàn của dịch vụ này. Cũng như sự đầu tư trang thiết bị và nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, đã làm cho khách hàng hài lòng, nên các khách hàng sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng góp phần tăng thu dịch vụ cho ngân hàng. Thanh toán nhập khẩu tăng đột biến 236,364% so với cùng kì năm ngoái. Do trên địa bàn huyện Trảng Bom có 3 khu công nghiệp lớn, ngân hàng đã chủ động tiếp cận, tuyên truyền quảng bá sâu rộng đến với các doanh nghiệp trên địa bàn nên làm cho việc thanh toán nhập khẩu tăng mạnh. Hơn nữa nhận thấy sự an toàn và tiện ích trong việc thanh toán qua ngân hàng nên các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này càng nhiều hơn. Nhận xét:Trong bối cảnh việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước để kiềm chế lạm phát năm 2008 cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện Trảng Bom thì việc gia tăng các hoạt động dịch vụ để thu lợi nhuận sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tiện ích Rút tiền ở bất cứ máy ATM và EDC/POS tại quầy giao dịch của Agribank mọi lúc, mọi nơi. Thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của Agribank. Với khách hàng có thu nhập ổn định được chi nhánh Agribank cấp hạn mức thấu chi tối đa lên tới 30 triệu đồng, cho phép rút tiền mặt hay thanh toán hàng hoá, dịch vụ khi trong tài khoản khách có số dư. Vấn tin số dư tài khoản và in sao kê giao dịch (10 giao dịch gần nhất). Thay đổi PIN Chuyển khoản Nộp tiền vào tài khoản qua EDC/POS tại quầy giao dịch Số dư trên tài khoản được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Bảo mật các thông tin từ tài khoản. Giao dịch thực hiện qua hệ thống Banknetvn - Smartlink trên toàn quốc, bao gồm: rút tiền, chuyển khoản (trong cùng một hệ thống tổ chức thành viên), vấn tin số dư, in sao kê. (Tải Danh sách các ngân hàng thành viên Banknetvn -  Smartlink chấp nhận thẻ Success tại đây) Điều kiện phát hành thẻ Các cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng thẻ do Agribank quy định đều có thể đăng ký phát hành thẻ. Thủ tục phát hành thẻ Thủ tục phát hành thẻ Success bao gồm:   Giấy đề nghị phát hành thẻ. Bản sao CMND hoặc hộ chiếu. Trường hợp khách hàng có nhu cầu thấu chi, khách hàng phải được cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền xác nhận mức lương, trợ cấp xã hội hàng tháng. Nếu đầy đủ thủ tục trên và được Agribank chấp thuận, khách hàng thực hiện ký hợp đồng thấu chi. Tải mẫu đăng ký phát hành thẻ Success tại đây Các hạn mức giao dịch Hạn mức giao dịch thẻ tại ATM và EDC/POS tại quầy giao dịch của Agribank: Hạn mức rút tiền/ngày tại máy ATM          Tối đa:  25.000.000 VNĐ Hạn mức chuyển khoản/ngày tại máy ATM       Tối đa:  20.000.000 VNĐ   Hạn mức rút tiền /lần tại máy ATM       Tối đa:    5.000.000 VNĐ      Tối thiểu:  50.000 VNĐ   Số lần rút tiền tại máy ATM  Không hạn chế   Hạn mức rút tiền tại EDC/POS ở quầy giao dịch    Không hạn chế Hạn mức chuyển khoản tại EDC/POS ở quầy giao dịch     Không hạn chế   Nộp tiền vào tài khoản tại EDC/POS ở quầy giao dịch Không hạn chế    Hạn mức giao dịch tại ATM và EDC/POS của  các ngân hàng khác: Thực hiện theo quy định của ngân hàng khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docin_6551.doc
Tài liệu liên quan