Chuyên đề Phân tích hoạt động tài chính tại Công ty Cổ phần Phát triển Phần mềm và Hỗ trợ công nghệ - Misoft

Bảng báo cáo tài chính kế toán là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, tất cả các thông tin mà kế toán cung cấp đều được thể hiện trên báo cáo tài chính kế toán cuối kỳ của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà chúng ta có thể coi hệ thống báo cáo tài chính kế toán là một tấm gương phản ánh toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Do đó, việc trình bày các báo cáo tài chính kế toán một cách trung thực và khách quan sẽ là điều kiện tiên quyết để phân tích chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp .

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hoạt động tài chính tại Công ty Cổ phần Phát triển Phần mềm và Hỗ trợ công nghệ - Misoft, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp, dự án Năm 2008 Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Kỳ này Kỳ trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 24 116.708.421.235 106.020.292.439 2. Các khoản giảm trừ 3 24 15.079.992 3. Doanh thu thuần về BH và c/c DV (10=01- 02) 10 24 116.693.341.243 106.020.292.439 4. Giá vốn hàng bán 11 25 102.074.868.787 96.287.781.689 5. Lợi nhuận gộp về BH và c/c DV (20=10-11) 20 14.618.472.456 9.732.510.750 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 24 259.533.043 282.742.500 7. Chi phí tài chính 22 26 1.857.327.895 677.594.172 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 800.066.906 489.889.507 8. Chi phí bán hàng 24 4.226.146.573 3.404.182.861 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 6.177.033.917 4.412.880.693 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30=20+(21-22)-(24+25)} 30 2.617.497.114 1.520.595.524 11. Thu nhập khác 31 1.645.899.451 1.427.685.505 12. Chi phí khác 32 290.429.490 1.367.207 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 1.355.469.961 1.426.318.298 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 3.972.967.075 2.946.913.822 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 28 1.026.560.414 531.637.387 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 60 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60=50-51-52) 60 2.946.406.661 2.415.276.435 Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng Tổng giám đốc 2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty: Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm thiết bị văn phòng như máy tính càng lớn, ngày càng có nhiều công ty kinh doanh loại mặt hàng này. Do vậy, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh, tìm chỗ đứng trên thị trường. Nhưng với những nỗ lực không ngừng, công ty Misoft đã giành được một vị thế nhất định so với các công ty khác trong cùng ngành. Tuy nhiên để sự phát triển ngày càng bền vững, Công ty luôn có những đổi mới trong cách tổ chức và mở rộng hoạt động kinh doanh đề ra những phương hướng, chiến lược kinh doanh nhằm thay đổi diện mạo và tầm vóc của Công ty. Đối với các doanh nghiệp thì lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh chính là mục tiêu theo đuổi hàng đầu. Vì vậy công ty luôn cố gắng bằng mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận. Tuy mới thành lập 5/2001 nhưng qua báo cáo kết quả kinh doanh từ khi đi vào hoạt động đến nay, ta có thể thấy Công ty đã kinh doanh khá hiệu quả, điều đó chứng tỏ rằng Công ty thực sự có tiềm năng và nếu được khai thác đúng hướng thì sẽ còn đạt kết quả cao hơn nữa. Theo số liệu trong BCĐKT ngày 31 tháng 12 năm 2007 tổng tài sản của công ty cuối kỳ so với đầu năm tăng 5.272.915.650 VNĐ ( = 22.047.513.570 - 16.774.597.929). Còn số liệu trong BCĐKT ngày 31/12/2008, ta thấy Tổng tài sản tăng 14.420.610.570 (= 36.516.596.232 VNĐ – 22.095.985.664 VNĐ). Như vậy trong một năm tổng tài sản tăng gần gấp 3 lần năm ngoái. Tổng tài sản được hình thành từ 2 nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu nguồn vốn huy động bên ngoài.Về nguồn vốn mà công ty đã huy động vào kinh doanh có sự biến đổi đáng kể, tăng vay ngắn hạn ngân hàng (2.603.206.600- 578.000.000)= 2,025 tỉ VNĐ, tăng chiếm dụng vốn của người mua (= 21.679.091.553- 10.008.711.838) = 11,679 tỉt VNĐ…làm nguồn vốn huy động từ bên ngoài tăng lên chiếm đến 73,1% tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ còn chiếm 26,9%. Từ đó cho thấy mức độ sử dụng vốn và khả năng huy động vốn của Công ty năm 2008 nói chung đã tăng lên và cũng cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty đã được mở rộng. Tổng số nguồn vốn có thể tăng giảm do nhiều nguyên nhân nên chưa thể hiểu đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp được. Qua xem xét báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2008 ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của công ty cuối năm so với đầu năm tăng 1.025.587.530VNĐ, từ 2,946,913,822 lên 3.972.501.352 vượt mức kế hoạch đặt ra. Trong đó, chủ yếu là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng. Tuy nhiên để thấy rõ được tình hình tài chính của Công ty ta cần phải tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty, phân tích các hệ số tài chính đặc trưng và trên cơ sở đó hoạch định những vấn đề tài chính cho năm tới. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1. Phân tích cơ cấu tài sản. B ẢNG 6: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm 2008 Cuối năm 2008 Cuối năm so với đầu năm Sồ tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) A- TSLĐ và ĐTNH 19.779.933.870 89,52 34.673.871.390 94,95 14.893.937.530 103,28 I- Tiền 6.521.785.250 29,52 13.764.513.796 37,69 7.242.728.540 50,22 II- Các khoản ĐT tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 III- Các khoản phải thu 11.568.628.699 52,36 17.922.211.567 49,62 6.353.582.870 44,01 IV- Hàng tồn kho 1.484.348.930 6,72 2.788.778.889 7,64 1.304.429.959 9,05 V- TSLĐ khác 48.472.094 0,92 0 0 -48.472.094 -0,03 VI- Chi sự nghiệp 0 0 0 0 0 0 B- TSCĐ và ĐTDH 2.316.051.793 10,48 1.842.724.837 5,05 -73.326.956 -3,28 I- TSCĐ 2.316.051.793 10,48 1.842.724.837 5,05 -73.326.956 -3,28 II- Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0 III- Chi phí XDCB dở dang 0 0 0 0 0 0 IV- Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng tài sản 22.095.985.664 100 36.516.596.232 100 14.420.610.570 100 Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản, ta thấy đầu năm TSCĐ và ĐTDH chiếm 10,48%, TSLĐ và ĐTNH chiếm gần 89,52%, cuối kỳ TS LĐ và ĐTDH chỉ chiếm hơn 5.05% còn TSLĐ và ĐTNH chiếm tới gần 94.95%. Điều này chứng tỏ hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh. Tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm tăng hơn 14.420.610.570 tỷ,với mức tăng tương đối là 100%, chứng tỏ quy mô tài sản của công ty tăng lên, thể hiện ở chỗ: E TSCĐ và ĐTDH cuối kỳ so với đầu năm giảm-73.326.956 VNĐ (giảm 96.72%) và tỷ trọng của nó cũng giảm so với đầu năm là do: * TSCĐ của công ty chủ yếu là phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý và một số TSCĐ khác. TSCĐ giảm là trong năm Công ty chưa chú trọng nhiều mua sắm mới. Trong khi đó lượng hao mòn lại quá lớn (73.326.956 VNĐ) làm cho giá trị TSCĐ giảm đi mặc dù số lượng TSCĐ không giảm. Tuy nhiên do công ty chỉ chuyên về hoạt động kinh doanh, các thiết bị dụng cụ quản lý của công ty khá hiện đại, lại được bảo dưỡng tốt nên vẫn đảm bảo hoạt động bình thường trong quá trình kinh doanh. Vấn đề đặt ra cho Công ty là phải nghiên cứu tìm giải pháp để đầu tư sắm mới hoặc trang bị hiện đại hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. * Các khoản ĐTDH và chi phí XDCB, chi phí ký quỹ, ký cược của Công ty không có, vì thế việc giảm tài sản là do giảm TSCĐ và do đó, ngoài việc quan tâm đầu tư sắm mới TSCĐ Công ty cần nỗ lực hơn trong việc ĐTDH, mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh với các đơn vị khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị được đánh giá qua chỉ tiêu sau: Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2007 = 2.316.051.793 x 100 22.095.985.664 = 10,4817763 Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2008 = 1.842.724.837 36.516.596.232 = 5,0462667 Tỷ suất đầu tư vào TS dài hạn = TSCĐ và ĐTDH *100% Tổng tài sản Năm 2007 = 128,612,406 * 100% = 3.22% 3,999,759,247 Năm 2008 = 82,836,414 * 100% = 1.42% 5,814,505,398 Như vậy tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn của Công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm 5,4% vì như đã phân tích ở trên, là do TSCĐ bị giảm so với kỳ trước. Do đó có thể thấy được rằng Công ty vẫn còn hạn chế trong việc đầu tư mua sắm mới TSCĐ. E Về TSLĐ và ĐTNH, cuối kỳ so với đầu năm tăng14.893.937.530VNĐ,với mức tăng tương đối là: 103,28% và tỷ trọng của nó trong tổng tài sản cũng tăng so với đầu năm là do: Vốn bằng tiền của Công ty tăng 37.242.728.540VNĐ (tăng 50,22%), chủ yếu là do tiền gưỉ ngân hàng tăng (tăng gần 8 tỷ VNĐ). Được như vậy là do công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm lượng hàng hoá tồn kho và tăng cường chiếm dụng vốn của người bán. Tuy nhiên, công ty đã không có phương án sử dụng hợp lý lượng tiền trên, để tồn đọng một lượng tiền lớn tại quỹ làm giảm hiệu qủa sử dụng vốn. Các khoản phải thu của Công ty năm 2008 tăng so với đầu năm là 6.353.582.870 VNĐ, với mức tăng tương đối là 44,01%. Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm, trong đó: - Các khoản phải thu khách hàng cuối kỳ so với đầu năm tăng, phải thu khách hàng tăng lên rất nhiều chứng tỏ thị phần của Công ty đã nhanh chóng được mở rộng. Tuy nhiên vì số lượng nợ phải thu hồi lớn, Công ty cần phải có thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình thu hồi công nợ thông qua lịch thanh toán với khách hàng, tránh để nợ quá hạn làm giảm tốc độ chu chuyển của vốn. Hàng tồn kho cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 1.304.429.959VNĐ. Điều này chứng tỏ Công ty Chưa xây dựng được một kế hoạch tiêu thụ hợp lý , góp phần làm giảm lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên do đặc thù của công ty là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị văn phòng, thường có sự biến động lớn về giá cả của hàng hoá nên giá trị hàng tồn kho thường chỉ bằng giá trị hàng hoá tiêu thụ được trong 2 đến 3 tuần, tức là bằng doanh thu thuần của 2 đến 3 tuần. Mặc dù trên thực tế thì lượng hàng hoá tiêu thụ tại các thời điểm trong năm thường khác nhau, tức là con số trên chỉ có ý nghĩa tương đối nhưng thường những mặt hàng này chỉ tiêu thụ mạnh về cuối năm còn đến đầu năm thì chững lại. Như vậy phải chú trọng tới lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn là rất lớn so với điều kiện đặc thù kinh doanh của ngành. Vì vậy công ty cần tiếp tục điều chỉnh dự toán tiêu thụ để thu mua và tồn kho lượng hàng hoá hợp lý hơn. Qua phân tích về cơ cấu tài sản của Công ty Misoft, ta thấy TSLĐ tăng mạnh còn TSCĐ lại giảm, nhưng do số TSCĐ này vẫn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả cho nên trước mắt tỷ lệ đầu tư giảm xuống không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên về lâu dài công ty nên tăng cường đầu tư dài hạn, mua sắm đầu tư mới TSCĐ để xây dựng nền móng, cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc tạo điều kiện cho công ty mở rộng hoạt động kinh doanh. Cơ cấu tài sản của Công ty chưa được phân bổ thật hợp lý, song điều đó chưa thể hiện được tình hình tài chính của Công ty là tốt hay không, do đó phải kết hợp với việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty. 2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty: Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty cũng như mức độ, khả năng tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà Công ty phải đương đầu. Số liệu dùng để phân tích được thể hiện trong bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn được lập từ số liệu trên BCĐKT của Công ty ngày 31 tháng 12 năm 2008 B ẢNG 7: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm 2008 Cuối năm 2008 Cuối năm so với đầu năm Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) A- Nợ phải trả 13.494.809.196 61,07 26.676.987.346 73,05 13.182.178150 91,41 I- Nợ ngắn hạn 12.519.809.196 56,66 25.701.987.346 70,38 13.182.178.150 91,41 II- Nợ dài hạn 975.000.000 4,41 975.000.000 2,67 0 0 III- Nợ khác 0 0 0 0 0 0 B- Nguồn vốn Chủ sở hữu 8.601.176.468 38,93 9.839.608.886 26,95 1.238.432.420 8,59 I- nguồn vốn, quỹ 8.593.091.808 38,89 9.514.984.816 26,06 921.893.008 6,39 II- Nguồn kinh phí 8.084.660 0,04 324.624.070 0,89 316.539.412 2,2 Tổng cộng nguồn vốn 22.095.985.664 100 36.516.596.232 100 14.420.610.570 100 Để phân tích trước hết ta phải xác định hệ số vốn chủ theo công thức sau: Hệ số vốn chủ = Nguồn vốn Chủ sở hữu *100% Tổng nguồn vốn Năm 2007: Hệ số vốn chủ sở hữu = 8.601.176.468 *100% = 38,93% 22.095.985.664 Năm 2008: Hệ số vốn chủ sở hữu = 9.839.608.886 *100% = 26,95% 36.516.596.232 Để khẳng định hệ số vốn chủ của Công ty có hợp lý hay không ta phải đặt chỉ tiêu trong điều kiện đặc thù của Công ty là doanh nghiệp kinh doanh. Đầu năm hệ số vốn chủ của Công ty là 38.93 % là tương đối tốt, khả năng độc lập về mặt tài chính là tương đối cao, cuối kỳ hệ số này lại giảm xuống còn 26.95%. Qua nghiên cứu ta thấy hệ số vốn chủ sở hữu giảm, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu tăng tuyệt đối là 1.238.432.420VNĐ, tương đương tăng 8.59 %. Đó là do công ty tăng cường chiếm dụng vốn từ các nguồn bên ngoài. Khi xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn ta thấy tỷ trọng các khoản nợ phải trả tăng 91.41 %. Tỷ trọng của nợ phải trả tăng là do nợ ngắn hạn tăng13.182.178.150VNĐ, tăng 91.41% so với đầu năm, Công ty không có nợ dài hạn. Điều đó phù hợp với điều kiện đặc thù của Công ty là doanh nghiệp kinh doanh, tài sản chủ yếu là tài sản lưu động. Nợ ngắn hạn của Công ty tăng chủ yếu là do: + Vay ngắn hạn tăng từ 578 triệu lên 2 tỷ 603 triệu VNĐ, Chỉ tiêu này tăng cho phép đánh giá Công ty đã dùng khoản vay ngắn hạn để đầu tư trang trải cho TSLĐ và ĐTNH làm cho tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản tăng lên. + Phải trả cho người bán cuối năm là 19.224.821.762 VNĐ so với đầu năm là 9.805.622.535 tăng 196.06% cho thấy Công ty chiếm dụng vốn của các đơn vị cung cấp khá nhiều so với tổng nguồn vốn tự có của mình. Tỷ lệ chiếm dụng vốn cao đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch kinh doanh hợp lý nhằm đảm bảo thanh toán nợ theo đúng thời hạn. + Các khoản tiền người mua ứng trước tăng 203.089.303 lên tới 2.454.269.791VNĐ, thuế và các khoản phải nộp nhà nước là những khoản tăng chủ yếu làm cho nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên so với đầu năm. Để có thể hiểu rõ hơn tình hình hoạt động tài chính của công ty ta cần phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. 2.3. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Để xem xét nguồn vốn Chủ sở hữu có đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh của Công ty hay không, dựa vào BCĐKT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Công ty Misoft ta lập bảng phân tích sau đây: Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ 1. Vốn bằng tiền 6.521.785.250 34.673.871.390 2. Hàng tồn kho 1.484.348.930 2.788.778.889 3. Tài sản cố định 2.316.051.793 1.842.724.837 4.Tổng (1)+(2)+(3) 10.322.185.970 39.305.375.120 5. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.601.176.468 9.839.608.886 6. Chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản (5)-(4) -1.721.009.502 -20.9465.766.230 Qua số liệu trên bảng ta thấy nguồn vốn đầu kỳ và cuối kỳ của Công ty đều không đủ để trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là năm 2007 Công ty đã thiếu -1.721.009.502 VNĐ, năm 2008 Công ty thiếu -320.9465.766.230VNĐ (số thiếu của năm sau tăng hơn so với năm trước). Do đó, cả đầu năm và cuối kỳ công ty đã phải huy động vốn từ các nguồn khác dưới nhiều hình thức như mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với kỳ thanh toán. Như vậy, do thiếu vốn để bù đắp cho tài sản buộc Công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ các đơn vị, cá nhân khác để trang trải cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều tất yếu xảy ra. Trong một doanh nghiệp luôn xảy ra cả hai trường hợp doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác và bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Để có kết luận rõ hơn về mức độ chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của Công ty ta lập bảng phân tích sau: Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ 1. Các khoản phải thu 11.568.628.699 17.922.211.567 2. Tạm ứng 3. Tài sản thiếu chờ xử lý 4. Thế chấp ký quỹ, ký cược 5. Tổng (1)+(2)+(3)+(4) Vốn bị chiếm dụng 11.568.628.699 17.922.211.567 6. Nợ ngắn hạn 12.519.809.196 25.701.987.346 7. Nợ dài hạn 975.000.000 975.000.000 8. Nợ khác 9. Tổng (6)+(7)+(8) 13.494.809.190 26.676.987.340 10. Vay 578.000.000 2.603.206.600 * Vay ngắn hạn 578.000.000 2.603.206.600 * Vay dài hạn * Vay công nhân viên 11. Chênh lệch (9)-(10) Vốn đi chiếm dụng 12.916.809.190 24.073.780.740 12.(-) Bị chiếm dụng, (+) Đi chiếm dụng 1.348.180.500 6.151.569.180 Theo bảng phân tích trên, vốn của Công ty bị chiếm dụng bao gồm các khoản phải thu. Vốn của Công ty đi chiếm dụng gồm các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải trả người bán, người mua ứng trước... Theo cách tính đó ta thấy: - Đầu năm vốn của Công ty bị chiếm dụng là11.568.628.699 VNĐ và vốn đi chiếm dụng là 12.916.809.190 VNĐ. - Cuối kỳ vốn của Công ty bị chiếm dụng là 17.922.211.567 và vốn đi chiếm dụng là 24.073.780.740 VNĐ. Như vậy, cả đầu năm và cuối kỳ Công ty đều đi chiếm dụng vốn, số vốn đầu năm Công ty chiếm dụng 1.348.180.500 VNĐ, cuối kỳ Công ty chiếm dụng 6.151.569.180 VNĐ. Điều này cho thấy Công ty đã chiếm dụng một lượng vốn khá lớn để trang trải cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách áp dụng hình thức mua hàng trả chậm, không thanh toán các khoản nợ phải trả ngay. Tóm lại, qua phân tích cho thấy tình hình tài chính của Công ty là bình thường và có dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, Công ty vẫn thiếu vốn để hoạt động kinh doanh do đó Công ty phải có những biện pháp để thu hút vốn mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao hơn nữa khả năng tự chủ về mặt tài chính. 3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty Misoft Bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn coi trọng các quan hệ tín dụng, bởi vì nó có thể giúp cho các doanh nghiệp mở rộng được quy mô, đẩy nhanh được quá trình sản xuất kinh doanh làm cho quá trính kinh doanh diễn ra liên tục, giúp cho doanh nghiệp phát huy được thế mạnh, mở rộng được đầu tư. Muốn vậy, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có đủ năng lực đáp ứng các nghĩa vụ đối với từng loại tín dụng mà họ nhận được và đặc biệt là khả năng hoàn trả đúng hạn các khoản vay tín dụng ngắn hạn. Quan hệ tín dụng mà đặc biệt là các khoản nợ vay ngắn hạn đã giúp cho Misoft có thể bổ sung thêm vốn kinh doanh. Công ty cũng đã và đang nỗ lực tận dụng các khoản tín dụng này để làm cho chúng tạo ra lợi nhuận cao, nâng cao hơn nữa tính khả quan của tình hình tài chính của mình. Để đánh giá sâu sắc vấn đề này, căn cứ vào số liệu trên BCĐKT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Công ty ta lập bảng phân tích tình và khả năng thanh toán. bảng phân tích này gồm hai phần là phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả. 3.1. Phân tích các khoản phải thu. BẢNG 8: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN Đơn vị: VNĐ Các khoản phải thu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Các khoản phải trả ĐN CN CL 1.Phải thu khách hàng 11.292.625.311 14.421.362.123 3.128.737.810 1.Vay ngắn hạn 578.000.000 2.603.206.600 2.205.260.600 2. Trả trước người bán 80.709.000 2.459.342.962 2.378.633.962 2. Phải trả người bán 9.805.622.535 19.224.821.762 9.419.199.225 3. Các khoản phải thu nội bộ 85.022.000 0 -85.022.000 3.Người mua trả trước 203.089.303 2.454.269.791 2.251.180.488 4.Tạm ứng 0 0 0 4.Phải nộp ngân sách 178.046.124 663.930.213 485.884.089 5.Tài sản thiếu 0 0 0 5. Phải trả CNV 0 0 0 6.Thế chấp, ký cược 0 0 0 6. Phải trả nội bộ 0 0 0 7.Các khoản phải thu khác 110.272.388 1.041.506.482 931.234.094 7. Nợ DH đến hạn trả 8.421.392 12.519.812 4.098.420 8. Các khoản phải trả khác 1.746.629.842 743.239.168 1.003.390.674 Tổng cộng 11.568.628.699 17.922.211.567 6.353.582.870 Tổng cộng 12.519.809.196 25.701.987.346 13.182.178.150 Từ số liệu trên bảng cho thấy các khoản phải thu của Công ty cuối kỳ so với đầu năm tăng 6.353.582.870 VNĐ .Các khoản phải thu tăng chủ yếu là do : Trong kỳ phát sinh khoản trả trước cho người bán Đầu năm không có thuế GTGT được khấu trừ, đến cuối kỳ thuế GTGT được khấu trừ . Khoản phải thu khách hàng cuối kỳ so với đầu năm tăng 3.128.737.810VNĐ. Các khoản phải thu của khách hàng cuối kỳ so với đầu năm của Công ty tăng lên cho thấy doanh số hàng bán của Công ty tăng, quy mô hoạt động của công ty được mở rộng. Các khoản phải thu của Công ty tăng chứng tỏ Công ty đã bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Mặt khác, để xem xét các khoản phải thu có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty như thế nào cần phải so sánh tổng các khoản phải thu với tổng TSLĐ hoặc với tổng các khoản phải trả. Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả = Tổng nợ phải thu * 100 Tổng nợ phải trả Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả năm 2007 = 11.568.628.699 * 100 = 92,40% 12.519.809.196 Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả năm 2008 = 17.922.211.567 * 100 = 69,73% 25.701.987.346 Từ số liệu tính toán trên, ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng các khoản phải trả cuối kỳ giảm so với đầu năm 22.67% (92,40% - 69,73%) Tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng các khoản phải trả cuối năm giảm so với đầu năm nhưng các khoản phải thu chiếm tỷ lệ ít so với các khoản phải trả. Điều này đã chứng tỏ Công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Việc đi chiếm dụng vốn như vậy có thể tạo điều kiện cho Công ty đầu tư, bổ sung thêm nguồn vốn để tăng quy mô hoạt động của mình, đồng thời nâng cao tính khả quan về tình hình tài chính trong tương lai cho Công ty. Tuy nhiên, Công ty cũng phải cố gắng trong việc thu hồi các khoản phải thu của khách hàng hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh và để nhanh chóng thanh toán được các khoản nợ vay cho các đơn vị khác. Để phân tích được chính xác hơn, ta cần phải so sánh vòng quay của các khoản phải thu giữa kỳ phân tích với kỳ trước và dựa vào số liệu trên BCĐKT và BCKQKD năm 2007 và năm 2008 làm cơ sở phân tích: Số vòng luân chuyển các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Số dư bình quân của các khoản phải thu = Tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ 2 Số dư bình quân của các khoản phải thu năm 2007 = 7.665.418.517+11.568.628.699 2 = 9.617.023.604 Số dư bình quân của các khoản phải thu năm 2008 = 11.568.628.699+17.922.211.567 2 = 14.745.420.130 Số vòng luân chuyển các khoản phải thu năm 2007 = 106,020,292,439 9.617.023.604 = 11 (vòng) Số vòng luân chuyển các khoản phải thu năm 2008 = 116,693,341,243 14.745.420.130 = 8 (vòng) Như vậy, tốc độ chuyển đổi của các khoản phải thu thành tiền của năm 2008 là 8 (vòng), giảm xuống so với năm 2007 là 11 (vòng) do vòng quay của các khoản phải thu giảm xuống. Mặc dù giảm xuống rất nhiều so với năm 2007 nhưng tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu của Công ty vẫn khá cao do vậy không thể nói rằng việc thu hồi công nợ của công ty năm 2008 là không tốt. 3.2. Phân tích các khoản phải trả Số vòng luân chuyển các khoản phải trả = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải trả Số dư bình quân của các khoản phải trả = Tổng số nợ phải trả đầu kỳ và cuối kỳ 2 Số dư bình quân của các khoản phải trả năm 2007 = 10.182.412.589+13.494.809.196 2 = 11.838.610.890 Số dư bình quân của các khoản phải trả năm 2008 = 13.494.809.196+26.676.987.346 2 = 20.085.898.270 Số vòng luân chuyển các khoản phải trả năm 2007 = 106,020,292,439 1.838.610.890 = 9 ( vòng) Số vòng luân chuyển các khoản phải trả năm 2008 = 116,693,341,243 20.085.898.270 = 6 ( vòng) Trong năm 2008, công ty không để nợ quá hạn nhưng số vòng luân chuyển các khoản phải trả của công ty năm 2008 là 6 vòng giảm 3 vòng so với năm 2007 có thể là do lúc này công ty đã tìm được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, uy tín của công ty được nâng cao nên các đối tác của công ty đã thay đổi phương thức thanh toán, gia hạn thêm thời gian thanh toán tiền hàng. Vì vậy công ty đã tranh thủ chiếm dụng được nhiều vốn của người bán. Tình hình tài chính của Công ty còn được thể hiện qua khả năng thanh toán. Nếu công ty có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Gần 8 năm kể từ khi thành lập, Công ty Misoft đã trải qua không ít những khó khăn thử thách to lớn trong quá trình tồn tại và phát triển. Trước những khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, thị trường cạnh tranh khốc liệt....nhưng nhờ sự nhanh nhạy trong chính sách kinh doanh và sự quyết tâm của Ban lãnh đạo Công ty, Misoft đã đứng vững và phát triển ổn định, ngày càng đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của thị trường, đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế xã hội. Phân tích tình hình tài chính của Công ty là yêu cầu mang tính thường xuyên và là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau như Ban lãnh đạo Công ty, các tổ chức tín dụng, các khách hàng, nhà cung cấp... Thông qua việc tiếp cận với tình hình tài chính của Công ty trên cơ sở hệ thống báo cáo tài chính kế toán năm 2007 và năm 2008 với tư cách là một sinh viên chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp, cá nhân tôi có một số đánh giá về tình hình tài chính của Công ty Misoft như sau: 1. Kết quả: Qua bảng: 25- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01): Năm nay Năm trước Trong đó - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 116.708.421.235 106.020.292.439 + Doanh thu bán hàng 113.381.176.951 102.265.001.901 + Doanh thu cung cấp dịch vụ 3.327.244.284 3.755.290.538 - Các khoản giảm trừ doanh thu: 15.079.992 + Chiết khấu thương mại + Hàng bán bị trả lại 15.079.992 - Doanh thu thuần 116.693.341.243 106.020.292.439 + Doanh thu thuần trao đổi hàng 113.366.096.959 102.265.001.901 + Doanh thu thuần trao đổi dịch vụ 3.327.244.284 3.755.290.538 26 - Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh Năm nay Năm trước - L·i tiÒn göi, tiÒn cho vay 221.607.359 251.373.393 - L·i, lç chªnh lÖch tû gi¸ 1.022.527 31.369.105 - Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh kh¸c 36.903.157 Cộng 259.533.043 282.742.498 27 - Giá vốn hàng bán Năm nay Năm trước + Giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã bán 102.074.868.787 96.287.781.689 Cộng 102.074.868.787 96.287.781.689 28- Chi phí tài chính Năm nay Năm trước - Lãi tiền vay 800.066.906 489.889.507 - Chi phí hoạt động tài chính khác 1.057.260.989 187.704.665 Cộng 1.857.327.895 677.594.172 30 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Năm nay Năm trước - Chi phí thuế TNDN tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành 1.026.560.414 531.637.387 - Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm nay - Tổng chi phí thuế TNDN hiện hành 1.026.560.414 531.637.387 33- Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố Năm nay Năm trước - Chi phí mua hàng 97.988.073.444 87.114.245.562 - Chi phí nhân công - Chi phí khấu hao tài sản cố định 442.870.704 421.492.045 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.564.399.040 3.431.087.949 - Chi phí khác bằng tiền 7.278.379.478 9.658.995.353 Cộng 114.625.806.662 104.783.806.622 Nhìn chung trong 3 năm lại đây tình hình doanh thu thuần của công ty liên tục tăng, đặc biệt tốc độ tăng năm 2007( =106.020.292.439) so với năm 2006 (= 51.050.185.060 ) khoảng 20,78%, năm 2008 tăng chậm hơn 1,09%. Quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty nói chung năm 2008 tăng lên 60,3% so với năm trước nguyên nhân là tăng đầu tư gấp đôi vào mua sắm máy móc thiết bị. Thị phần của công ty ngày càng mở rộng, Công ty đã tìm được cho mình một chỗ đứng trên thị trường, uy tín của công ty được nâng cao. + Trong quá trình hình thành và phát triển của công ty, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng luôn được củng cố và hoàn thiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu về quản lý và hạch toán. Công ty đã xây dựng được một bộ máy cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, chặt chẽ, lựa chọn những nhân viên có chuyên môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao với lòng say mê nghề nghiệp. + Công ty cũng đã tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn đưa tình hình tài chính của Công ty ngày càng ổn định và khả quan hơn. Thực tế cho thấy tình hình tài chính của Công ty tương đối lành mạnh và có nhiều triển vọng khả quan trong tương lai. Xu hướng tích cực này càng góp phần làm cho Công ty có trể đứng vững trong cạnh tranh và khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Hạn chế và nguyên nhân: Những tồn tại về mặt tài chính của Công ty ngày càng được giảm xuống để thích nghi với tình hình mới, làm tăng hiệu quả kinh doanh đưa mức tổng lợi nhuận ngày càng tăng lên, tuy nhiên: + Cơ cấu tài sản và nguồn vốn chưa thật hợp lý và phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty. Nhìn vào bức tranh tài chính của Công ty ta thấy các khoản mục tài sản và nguồn vốn vẫn chưa có sự phân bố hợp lý: Về phần tài sản của Công ty chỉ có TSCĐ hữu hình mà không có các tài sản khác, các khoản ĐTDH và các khoản chi phí XDCB không có. Giá trị TSCĐ năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng mức khấu hao khá lớn, phần lớn các tài sản là thiết bị, dụng cụ quản lý và phương tiện vận tải truyền dẫn. Quy mô tài sản nói chung tăng nhưng là do TSLĐ và ĐTNH tăng. Về lâu dài điều đó sẽ gây hạn chế cho Công ty trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động. + Bản thân TSLĐ của Công ty cũng có những điểm đáng chú ý sau: Chưa thực sự sử dụng đồng tiền hiệu quả vì: - Vốn bằng tiền năm 2008 tăng so với năm 2007 theo em là chưa thực sự hợp lý tốt mặc dù nó đáp ứng được tất cả các khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của Công ty vì lượng tiền tồn quỹ như thế là quá lớn, chưa phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành. Trong vốn bằng tiền thì tiền gửi ngân hàng là chủ yếu do vậy đồng vốn chưa tận dụng triệt để hiệu quả. hoạt việc thanh toán trong hoạt động kinh doanh chủ yếu được chi trả bằng tiền mặt.... Khoản tiền mặt dư cũng khá lớn . - Các khoản phải thu ngắn hạn đặc biệt phải thu khách hàng lớn lên đến 14,42 tỷ và trong năm 2008 tiếp tục tăng cao hơn so với năm 2007. + Hàng tồn kho tồn đọng nhiều. Sang năm tới Công ty có thể giảm vốn dự trữ cho các loại hàng hoá tồn kho theo định mức dự trữ được nghiên cứu phù hợp với năng lực kinh doanh của Công ty. Việc tăng nhu cầu vốn cho dự trữ kinh doanh luôn đẩy Công ty đến tình trạng vay nợ, chiếm dụng vốn lớn làm cho chi phí lãi vay tăng, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm. + Các khoản Nợ phải trả của Công ty năm 2008 tăng 196,06 % so với năm trước với tổng số nợ phải trả là 21.679.091.553 VNĐ, trong đó chủ yếu là do phải trả người bán tăng(=19.224.821.762 VNĐ) và các khoản vay ngắn hạn tăng 443,44%, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (= 663.930.212)VNĐ và các khoản người mua ứng trước, cũng tăng nhưng ít hơn. Nguyên nhân chính làm cho các khoản nợ vay tăng lên là do Công ty tăng mức dự trữ vốn bằng tiền, đồng thời Công ty bán chịu cho khách hàng tăng. Để đảm bảo thanh toán cho nhà cung cấp đúng hạn và đảm bảo chữ tín đối với họ cho nên Công ty phải vay tạm thời để thực hiện mục tiêu này. Nếu so sánh với các khoản phải thu thì Công ty đi chiếm dụng nhiều hơn là bị chiếm dụng, đồng thời nếu so với vốn chủ sở hữu thì các khoản phải thanh toán cũng chiếm tỷ trọng lớn do đó khả năng thanh toán nợ của Công ty chưa thật cao. Điều này về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các chủ Ngân hàng, các nhà cho vay tín dụng cũng như những người có quan hệ thanh toán với công ty. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của Công ty rất tốt nhưng để đảm bảo khả năng thanh toán đó, lượng tiền mặt tồn quỹ lại quá lớn do đó khả năng đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có chu kỳ kinh doanh ngắn của Công ty bị hạn chế. + Nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với kỳ trước chủ yếu là do bổ xung vào nguồn Quỹ dự trữ 121triệu và tăng Quỹ đầu tư phát triển từ 83,5 triệu năm 2007 nên tới 345,78 triệu, Quỹ khen thưởng phúc lợi từ 8 triệu lên tới 324 triệu,(bổ xung vào sau khi giảm trong năm 2007), lợi nhuận chưa phân phối tăng. Với nguồn vốn tự có của mình Công ty chỉ đảm bảo tài trợ cho TSCĐ và một phần cho TSLĐ, phần còn lại buộc Công ty phải huy động bên ngoài để bù đắp. Như vậy, tỷ lệ vốn vay và vốn đi chiếm dụng là khá cao, nếu nhu cầu về vốn tăng thì công ty khó có thể huy động thêm từ nguồn bên ngoài cho thấy Công ty chưa chủ động về vốn. Nhưng đây là tình hình chung của các công ty kinh doanh.. Chính vì vậy, Công ty đang thiếu vốn để mở rộng quy mô kinh doanh và để chủ động trong quá trình hoạt động, Công ty đã phải huy động vốn vay vừa bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo đem lại lợi nhuận. + Trên đây là những nhận xét đánh giá, chung nhất về tình hình tài chính của Công ty Misoft. Qua các đánh giá trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty trong năm 2008 tương đối ổn định, lành mạnh và khả quan hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, để khắc phục được những bất cập còn tồn tại trong bức tranh tài chính của Công ty, cần thiết phải đề ra một số phương hướng, giải pháp mang tính đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty trong những năm tiếp theo. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN PHÀN MỀM & HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ MISOFT I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2010 1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới Tăng cường nghiên cứu thị trường, đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh ra các tỉnh trong cả nước. Nâng cao trình độ quản lý, tiết kiệm các khoản chi phí thu mua, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đê có thể nâng cao doanh lợi doanh thu thuần, góp phần nâng cao hệ số doanh lợi của vốn.Cố gắng tăng lợi nhuận trước thuế Tăng quy mô tài sản và nguồn vốn lên 50%, trong đó chủ yếu đầu tư thêm vào TSCĐ, mua sắm mới TSCĐ. 2. Phương hướng nhằm cải thiện thiện tình hình tài chính của công ty Misoft Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty Misoft, Tôi xin trình bày ý kiến cá nhân về một số biện pháp nhằm có thể cải thiện tình hình tài chính cuả Công ty: Một là, vốn bằng tiền của Công ty rất quan trọng, nó đóng vai trò như một phương tiện chuyên chở các yếu tố đầu vào tham gia quá trình lưu thông, tiêu thụ, đến lượt mình nó lại là kết quả của chu kỳ kinh doanh này và chuẩn bị cho một chu kỳ kinh doanh mới. Vốn bằng tiền là một phương tiện thanh toán có tốc độ chu chuyển nhanh. Tuy nhiên, nếu dự trữ vốn bằng tiền quá lớn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Công ty cần giảm mức dự trữ vốn bằng tiền với mức hợp lý nhất để vừa đáp ứng tình hình thanh toán vừa không gây ứ đọng vốn. Biện pháp hữu hiệu nhất là Công ty phải tăng cường thu hồi các khoản nợ phải thu, đặc biệt là đối với khách mua hàng và giảm bớt mức dự trữ hàng tồn kho. Bên cạnh đó công ty phải tranh thủ hiệu quả nguồn vốn chiếm dụng từ bên ngoài. Nếu lượng vốn bằng tiền không sử dụng hết vào hoạt động kinh doanh, công ty có thể đem đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc trả bớt nợ vay, giảm chi phí lãi vay. Hai là, Công ty cần tích cực trong công tác thu hồi nợ hơn nữa. Lượng vốn khách hàng chiếm dụng của Công ty tương đối nhiều nếu không thu hồi kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình kế hoạch tài chính của Công ty. Muốn vậy, Công ty phải có các chính sách tín dụng thương mại thích hợp trong đó đề ra những chính sách khuyến khích, thưởng phạt trong việc thanh toán các khoản tín dụng hàng ngày. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu là không thể thiếu, nó có thể làm cho Công ty đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem đến cho Công ty những rủi ro kinh doanh. Vì thế để phát huy mặt tích cực của công việc này, Công ty cần phải nắm bắt được năng lực trả nợ của bạn hàng, tinh thần trách nhiệm trả nợ của bạn hàng, các tài sản riêng có thể dùng để đảm bảo cho các khoản nợ, khả năng phát triển và xu thế phát triển của ngành nghề kinh doanh của bạn hàng. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho Công ty thu hồi được vốn và nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ. Ba là, Nhận xét 3 năm qua Quỹ dự phòng tài chính không được bổ xung vẫn giữ mức 94,52 triệu. Công ty chưa lập các khoản dự phòng, đặc biệt là các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vì thế trong thực tế mặc dù Công ty thực hiện giám sát nợ của khách hàng rất chặt chẽ nhưng còn các khoản phải thu khác thì Công ty không thể giám sát được. Do điều kiện đặc thù của ngành kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thiết bị văn phòng, giá cả biến động rất lớn, hàng tồn kho thể bị giảm giá mạnh. Vì thế Công ty nên lập các khoản dự phòng này. Thực tế, dự phòng này chỉ làm tăng tính thận trọng trong kinh doanh giúp Công ty tránh được rủi ro đáng tiếc. Về phương diện kinh tế, nhờ các khoản dự phòng giảm giá sẽ làm cho BCĐKT của Công ty phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản. Về phương diện tài chính của Công ty, các khoản dự phòng là nguồn tài chính của Công ty tạm thời nằm trong các TSLĐ khác trước khi sử dụng thật sự. Bốn là, thực hiện thanh toán bớt các khoản phải trả khác như thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Tính đến cuối năm 2008, các khoản phải trả người bán tăng cao từ 9,8 tỷ năm 2007 lên tới 19,224 tỷ năm 2008. Do vậy, công ty phải chú ý đến các khoản nợ nhà cung cấp cũng phải thanh toán đúng hạn để giữ vững uy tín với bạn hàng, tạo điều kiện làm ăn lâu dài. Năm là, nâng cao hơn nữa một số chỉ tiêu: Hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty còn thấp gây khó khăn nhiều cho hoạt động kinh doanh. Công ty cần cố gắng nâng cao vốn chủ sở hữu bằng một số biện pháp như tăng cường thêm các nguồn vốn bổ sung, nâng cao lợi nhuận để có điều kiện tăng thêm vốn hoạt động và tìm đối tác liên doanh , liên kết góp vốn. Thực hiện được điều này sẽ làm tăng khả năng độc lập về mặt tài chính của Công ty. II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY MISOFT 1. Tăng cường công tác quản lý kinh doanh: Nhìn chung, bộ máy quản lý của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu tinh giảm gọn nhẹ của một công ty Cổ Phần, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của Ban lãnh đạo Công ty, tạo ra được hiệu quả cao. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, Công ty muốn phát triển bền vững thì Công ty cần tiếp tục củng cố các phòng ban chức năng nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý phù hợp với cơ chế thị trường. Công ty cần có những tiêu chuẩn quy định cho cán bộ quản lý, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ kế cận, những người có đủ phẩm chất, kiến thức, đặc biệt là năng lực tổ chức. Lãnh đạo công ty phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ quản lý để có thể phản ứng linh hoạt và năm bắt nhanh nhạy nhu cầu của thị trường. Công ty phải luôn tìm biện pháp để nâng cao mức thu nhập và trình độ cho nhân viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên có thể phát huy được khả năng của mình. 2. Công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Công tác tổ chức: Trong thời gian tới, công ty cần rà soát lại biên chế ở các phòng ban chức năng của công ty, tinh giảm biên chế chỉ để lại những cán bộ có năng lực, nhiệt tình có trách nhiệm cao đối với công việc. Việc làm này giúp công ty giảm chi phí, làm tăng hiệu quả lao động. Công tác đào tạo: Trong mọi hoạt động nói chung và hoạt đông kinh doanh nói riêng, con người luôn là yếu tố trung tâm. Một công ty muốn hoạt động hiệu quả thì đội ngũ cán bộ công nhân phải có trình độ cao, nhiệt tình, yêu công việc. Mặc dù, số lượng cán bộ công nhân viên trong ông ty không nhiều song việc đào tạo thành một đội ngũ cán bộ giỏi và năng động khôn phải là dễ,, ngoài việc đi học nâng cao trình độ quản lý kinh doanh đối với các cấp lãnh đạo, còn là chế độ đãi ngộ để khuyến khích việc học hỏi, nâng cao trình độ. Trình độ lương thưởng phải hợp lý, tăng lương theo cáp bậc và bằng cấp. Chế độ chính sách của cong ty cũng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cán bộ công nhân viên. Việc trả lương theo mức khoán nhiệm vụ tới từng cá nhân, thưởng phạt phân minh sẽ phát huy sức mạnh của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty. Đối với cán bộ tài chính trong công ty, những người làm nhiệm vụ phản ánh tình hình kinh doanh của công ty qua các năm bằng số liệu, công cụ đắc lực hỗ trợ cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết sách xây dựng và phát triển công ty. Vì vậy công tác: Mở rộng công tác huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên trong đội ngũ tài chính là cần thiết và được thực hiện theo các bước sau đây: Xác định nhu cầu đào tạo. Lập kế hoạch đào tạo. Thực hiện kế hoạch đào tạo. Trong thời đại ngày nay, khi mà trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên có năng lực, có trình độ, có ý thức tự giác trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao ngày càng trở nên cần thiết không chỉ với công ty Misoft nói riêng mà còn cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nói chung 3. Hoàn thiện công tác kế toán. Sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán là đưa ra được những báo cáo tài chính phản ánh đúng tình hình, thực trạng tài chính của Công ty. Hiện nay, công tác kế toán rất phù hợp với đặc điểm và quy mô kinh doanh của Công ty. Sự phân công trách nhiệm đối với từng người trong phòng tài chính kế toán là tương đối hợp lý. Để giảm bớt công sức và thời gian cho nhân viên kế toán và để đáp ứng với nền công nghiệp hiện đại ngày nay, Công ty đã áp dụng kế toán máy vào công việc thu nhận và xử lý thông tin kế toán cho quản lý một cách kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, phần hành kế toán máy của công ty được áp dụng từ năm 2002 đến nay có một số khoản mục trong các báo cáo tài chính không còn phù hợp với những thay đổi theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 (Ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Bên cạnh đó, để có những báo cáo tài chính kế toán cuối kỳ trung thực thì đòi hỏi các kế toán viên phụ trách từng phần hành kế toán trong Công ty phải phản ánh chính xác các nghiệp vụ phát sinh. Công ty phải chú trọng công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, trang bị thêm các phương tiện hỗ trợ, những kiến thức về hệ thống kế toán quốc tế cũng như các chuẩn mực kiểm toán trong nước và quốc tế cho các cán bộ, nhân viên phòng tài chính kế toán để công ty đứng vững trước những biến động và sự hoà nhập của nền kinh tế trong nước với khu vực và thế giới, Kỳ lập Báo cáo tài chính: Để nắm bắt được tình hình tài chính của Công ty kịp thời thông qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty thì Công ty phải tiến hành lập Báo cáo tài chính đúng kỳ kế toán. Để thực hiện được điều này, Công ty cần có biện pháp đốc thúc các đơn vị lập báo cáo đúng kỳ, đồng thời có biện pháp xử phạt cụ thể đối với các đối tượng nộp sai kỳ hạn gây cản trở cho công tác phân tích tài chính của Công ty và định hướng cho sự phát triển trong năm tới. 4. Hoàn thiện công tác phân tích hoạt động tài chính. 4.1. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính: Khi phân tích tình hình đầu tư, việc sử dụng chỉ tiêu tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn ta nên phân tích thêm một số chỉ tiêu khác như sau: Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn = Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn * 100% Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tính hợp lý của việc sử dụng vốn vào việc đầu tư dài hạn trong từng thời kỳ. Ngoài ra, có thể phân tích chỉ tiêu hiệu quả của công tác đầu tư XDCB thông qua chỉ tiêu sau đây: Mức độ hoàn thành công tác XDCB = Giá trị XDCB, mua sắm TSCĐ cuối kỳ * 100% Giá trị XDCB, mua sắm TSCĐ đầu kỳ Với tình hình cụ thể của Công ty thì những chỉ tiêu phân tích tình hình đầu tư mới đưa ra hoàn toàn không thay đổi do tổng tài sản của Công ty chỉ có TSCĐ hữu hình và Công ty không có các khoản đầu tư tài chính dài hạn. 4.2. Hoàn thiện việc thực hiện phân tích tình hình tài chính: Việc thực hiện phân tích tài chính trong nội bộ mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết. Việc phân tích này sẽ giúp cho Công ty sẽ nắm chắc được thực trạng kinh doanh, biết được hiệu quả sử dụng vốn của mình và nhờ đó các nhà quản lý sẽ đề ra các biện pháp hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm phát huy những thế mạnh hiện có, đồng thời khắc phục kịp thời những tồn tại, khó khăn trong hoạt động tài chính. Tuy nhiên, Việc phân tích tình hình tài chính của Công ty đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi người phân tích phải có trình độ chuyên môn cao. Để thực hiện được các yêu cầu đặt ra, Công ty có thể chỉ cần tiến hành phân tích báo cáo tài chính vào quý 2 và cuối năm thay cho việc phân tích báo cáo tài chính của cả 4 quý. Đồng thời, Công ty cần tạo điều kiện để người thực hiện phân tích tình hình tài chính có cơ hội học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn. Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh: Trong thực tiễn quản lý tài chính, hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề phức tạp có quan hệ với các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như TSLĐ, TSCĐ, Vốn chủ sở hữu. Công ty chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố đầu vào này trong mối quan hệ với các yếu tố đầu ra như lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp một cách có hiệu quả. Công ty phải bảo toàn và phát triển cả VLĐ và VCĐ: Để bảo toàn VCĐ, Công ty nên mua bảo hiểm cho các TSCĐ có giá trị lớn để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại về vốn. Các khoản chi cho Bảo hiểm có thể hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu thông của Công ty. Đây là phương thức rất an toàn và hiệu quả trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đối với nguồn VLĐ, Công ty cần quan tâm đến việc thu hồi, quản lý tiền mặt, khả năng thu hồi tiền mặt. Công ty nên thực hiện giảm tốc độ chi tiêu bằng cách trì hoãn việc thanh toán trong một thời gian cho phép để dùng tiền tạm thời nhàn rỗi đó để sinh lời. Công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt cho thu mua nguyên vật liệu nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất thường xuyên liên tục. Từ đó có biện pháp tổ chức huy động nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Kiến nghị với nhà nước. Nhằm tạo điều kiện cho phân tích hoạt động tài chính của doanh ngiệp nói chung và của công ty Misoft nói riêng, theo tôi nhà nước nên có chính sách hợp lý và hành động cụ thể sau: Hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính, đảm bảo việc thực hiện công tác tài chính theo hệ thống và quy chuẩn đac ban hành phổ biến. Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ trong việc cấp vốn và ban hành chính sách vốn hợp lý. Đề ra các chuẩn mực tài chính, hệ thống kế toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán trong nước. Luôn theo sát đảm bảo hoạt động diễn ra đúng định kỳ. Đề ra khung pháp lý xử phạt đối với các đối tượng chậm trễ, nộp sai kỳ hạn gây cản trở cho hoạt động kinh doanh. 2. Kiến nghị đối với công ty Misoft : Trong suốt quá trình hoạt đọng kinh doanh công ty cũng đã đạt được rất nhiều thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế mà công ty cần phải hoàn thiện để hoạt động của công ty ngày càng hệu quả hơn. Cụ thể, trong thời gian tới công ty cần tổ chức tốt hơn nữa điều kiện cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Như vậy, cũng sẽ tạo điều kiện để tăng lương, nâng cao đời sống vật chất của họ. Ngoài ra, công ty cần tiếp tục tinh giảm biên chế, bố trí một cơ cấu tinh gọn, hợp lý, hiệu quả, giúp cho công tác quản lý được dễ dàng hơn. Nhưng bên cạnh đó, công ty cũng nên quan tâm nhiều đến đời sống của những người trong chế độ giảm biên chế này, giúp họ vượt qua những khó khăn trước mắt. Các chế độ thưởng phạt thích đáng, kịp thời giúp các đơn vị nộp báo cáo đúng kỳ hạn không gây cản trở cho công tác phân tích hoạt động tài chính của công ty và định hướng phát triển trong thời gian tới. KẾT LUẬN Bảng báo cáo tài chính kế toán là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, tất cả các thông tin mà kế toán cung cấp đều được thể hiện trên báo cáo tài chính kế toán cuối kỳ của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà chúng ta có thể coi hệ thống báo cáo tài chính kế toán là một tấm gương phản ánh toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Do đó, việc trình bày các báo cáo tài chính kế toán một cách trung thực và khách quan sẽ là điều kiện tiên quyết để phân tích chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp . Tình hình tài chính doanh nghiêp nêu được kiểm soát và phân bổ hợp lý sẽ giúp công ty vững vàng hơn trên con đường kinh doanh của mình. Báo cáo tài chính giúp cung cấp cho các nhà lãnh đạo thông tin trong việc đưa ra quyết định đúng đắn và chính xác. Trên đây là nội dung bài viết: "Phân tích hoạt động tài chính tại Công ty CP Phát triển phần mềm & Hỗ trợ Công nghệ Misoft”. Nội dung bài viêt mới phản ánh phần nào về hoạt động tài chính tại công ty. Do sự hiểu biết còn hqạn chế và thưòi gian nghiên cứu có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiêu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thày cô giáo và những ai quan tâm đến đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn!  TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: PGS. PTS: Phạm Thị Gái (chủ biên). NXB Giáo dục. Lập, đọc phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp. PTS: Đoàn Xuân Tiên – PTS. Vũ Công Ty- ThS. Nguyễn Viết Lợi – NXB Tài chính: 1996 Phân tích Kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. PGS. PTS Nguyễn Đăng Hạc (Chủ biên). PTS. Lê Tự Tiến, PTS.: Đình Đăng Quang Quản trị Tài chính Doanh nghiệp . PTS. Vũ Duy Đào, ThS Nguyễn Quang Ninh . NXB Thống kê 1997 6. Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp - PGS. TS Nguyễn Thị Đông – NXB Đại học Kinh tế quốc dân - 2006. 7. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp – PGS. TS Đặng Thị Loan – NXB Đại học kinh tế quốc dân - 2006. 8. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – PGS. TS Phạm Thị Gái – NXB Thống kê 2004. 9 Tài liệu của công ty.(Tài liệu của Công ty Cổ phần Misoft ) Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo chi tiết tài sản cố định Báo cáo lao động Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo lưu chuyển tiền tệ . NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần phát triển Phần mềm và Hỗ trợ công nghệ - Misoft. Tôi nhận thấy chị Phạm Thị Diệp Anh tích cực tìm hiểu, thu thập tài liệu về hoạt động tài chính của công ty. Trong phần giải pháp và kiến nghị chị Diệp Anh đưa ra có phần hợp lý và khả thi. Chúng tôi, ban lãnh đạo công ty cảm ơn và sẽ ghi nhận ý kiến đóng góp trong hoạt động tài chính của mình để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và vững vàng hơn. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31422.doc
Tài liệu liên quan