Thị trường chứng khoán và phân tích kĩ thuật là những đề tài vô cùng rộng lớn và đa dạng. Bài viết trên chỉ mới giới thiệu được những nét khái quát và cơ bản về phân tích kĩ thuật và đề cập đến ba trong số hàng nghìn những chỉ báo phân tích. Với việc áp dụng cụ thể ba chỉ báo MACD, Bollingerbands và RSI vào phân tích hai cổ phiếu BBT của công ty cổ phần bông Bạch Tuyết và cổ phiếu TNA của công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam là một ví dụ nhỏ để hiểu thêm về các dấu hiệu và cách thức dự báo những biến động giá cổ phiếu của ba chỉ báo này. Việc kết hợp ba chỉ báo như đã trình bày ở trên đã cho những kết quả tương đối chính xác. Tuy nhiên trên thực tế mỗi nhà đầu tư hay nhà phân tích chứng khoán có thể lựa chọn cho mình những chỉ báo phù hợp với từng loại cổ phiếu hoặc sở thích riêng. Trên đây chỉ là một trong rất nhiều những cách kết hợp và bài viết này một lần nữa khẳng định thêm về độ tin cậy của MACD, Bolingerbands và RSI.
56 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích kĩ thuật và ứng dụng một số chỉ báo để tính tóan đối với một số cổ phiếu trên thị trường chứng khóan Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phát biểu khác như sau: "một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó cho đến khi nó đảo chiều”. Nhìn chung tất cả những nghiên cứu nhằm tiếp cận theo các xu thế đều nhằm để đi theo những xu thế giá hiện tại cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều.
1.3.3. Lịch sử sẽ tự lặp lại
Phần lớn nội dung của Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình giá, những mô hình này đã được xác định và chứng minh từ hơn 100 năm nay, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá. Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý con người thì thường không thay đổi. Như thế giả định này có thể được phát biểu là : “Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”
Các loại biểu đồ
Hiện nay trên Thị trường chứng khoán các chuyên viên phân tích dùng rất nhiều các loại biểu đồ khác nhau để phân tích, trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), biểu đồ dạng ống (Candlestick chart).
1.4.1. Biểu đồ dạng đường (line chart)
Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên Thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội…và nó cũng là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu dài nhất. Nhưng hiện nay trên thị trường chứng khoán do khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng nhất là trên các thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như thị trường chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên tục.Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay.
Đồ thị biến động VNIndex
(tính đến ngày 18/01/2007 - bsc.com.vn)
Biểu đồ dạng then chắn (bar chart)
Cổ phiếu General Electric
Trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các chuyên viên phân tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán.
Hai kí tự mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là:
Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các thị trường chứng khoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn.
Biểu đồ dạng ống (candlestick chart)
Đồ thị biến đông giá của YAHOO, 18/1/2007(nguồn:
Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), nó được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên thị trường chứng khoán của họ đầu tiên. Giờ đây nó đang dần được phổ biến hầu hết trên các thị trường chứng khoán hiện đại trên toàn thế giới. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ.
Hai kí tự mà loại biểu đồ này sử dụng là:
Một số chỉ báo phổ biến trong phân tích kĩ thuật
Moving Average Convergence Divergence (MACD)
Được phát triển bởi Gerald Appel, MACD là 1 trong những chỉ báo đơn giản có độ tin cậy cao nhất. MACD sử dụng các trung bình trượt bằng cách lấy trung bình trượt ngắn hạn trừ đi trung bình trượt dài hạn. Các biểu đồ kết quả dạng đường dao động bên trên hoặc bên dưới đường zero, không có bất cứ giới hạn trên hay dưới nào. MACD là một chỉ báo xung lượng cho biết mức độ dao động của giá cổ phiếu.
2.1.1. Biểu thức MACD
MACD chuẩn là chênh lệch giữa trung bình trượt mũ (EMA) 12 ngày và 26 ngày của chứng khoán. Đây là biếu thức được sử dụng trong rất nhiều chương trình phân tích kĩ thuật, xuất hiện trong rất nhiều các cuốn sách phân tích kĩ thuật. Sử dụng các trung bình trượt ngắn hạn sẽ tạo ra các chỉ báo nhanh hơn và nhạy cảm hơn, trong khi các trung bình trượt dài hạn sẽ tạo ra các chỉ báo chậm hơn. Đế thực hiện các mục tiêu của bài viết này, chúng ta sẽ sử dụng đường MACD truyền thống để giải thích.
Trong 2 đường MA tạo nên MACD, thì đường EMA12 ngày là đường nhanh hơn còn EMA 26 ngày là đường chậm hơn. Giá đóng cửa được sử dụng để tính các MA. Thông thường, đồ thị EMA 9 ngày của đường MACD được sử dụng như một đường tín hiệu. Điểm giao cắt tăng giá xuất hiện khi MACD di chuyển bên trên đường EMA 9 ngày của nó, và điểm giao cát giảm giá xuất hiện khi MACD di chuyển bên dưới đường EMA 9 ngày của nó.
2.1.2. Cách sử dụng
MACD đo lường chênh lệch giữa 2 đường EMA. MACD dương chỉ ra rằng EMA 12 ngày ở trên EMA 26 ngày. Nếu MACD dưong và đang tăng, thì khoảng cách giữa 2 đường EMA ngày càng mở rộng. Điều này chỉ ra tỉ lệ thay đổi của MA nhanh cao hơn của MA chậm. Momentum dương đang tăng thể hiện một chu kì tăng giá. Nếu MACD âm và đang đi xuống, thì khoảng cách giữa MA nhanh và MA chậm dang mở rộng. Đường momentum âm đang ngày càng giảm thì báo hiệu một chu kì giảm giá.Các điểm giao cắt giữa MACD và đường zero xuất hiện khi đường MA chậm cắt đường MA nhanh.
2.1.3. Lợi ích của MACD
Một trong những lợi ích cơ bản của MACD là nó kết hợp các khía cạnh của momentum và đường xu thế vào trong một chỉ báo. Giống như một chỉ báo xu thế, nó đúng cho cả trong thời gian dài . Việc sử dụng các MA đảm bảo rằng các chỉ báo cuối cùng sẽ tuân theo sự dịch chuyển của tài sản cơ sở. Không giống với trung bình trượt giản đơn(SMA), bằng cách sử dụng các trung bình trượt mũ (EMA), một số yếu tố trễ sẽ không được tính đến.
Giống như chỉ báo mometum, MACD có khả năng để dự báo các biến động của tài sản cơ sở. Sự phân kì của MACD có thể là nhân tố quan trọng cho việc dự báo sự thay đổi của xu thế. Dấu hiệu phân kì âm báo hiệu momentum tăng giá(bullish), và có thể có khả năng xu thế thay đổi từ tăng giá thành giảm giá. Dấu hiệu này có thể cung cấp một công cụ cảnh báo cho nhà đầu tư để kiếm lợi nhuận ở vị thế mua, hoặc cho những nhà đầu tư mạo hiểm xem xét việc bắt đầu một vị thế bán.
MACD có thể được ứng dụng để vẽ các đồ thị theo ngày , tuần hoặc tháng. MACD biẻu diễn sự hội tụ và phân kì của 2 trung bình trượt. MACD chuẩn được tính bằng chênh lệch giữa EMA 12 và 26 ngày. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng bất cứ sự kết hợp nào giữa các đường MA. Tập hợp các đường MA được sử dụng trong MACD có thể phù hợp cho từng chứng khoán riêng lẻ. Đối với đồ thị từng tuần, tập hợp các MA nhanh hơn có thể là fù hợp. Đối với các cổ phiếu không ổn định, những đường MA chậm hơn có thể giúp ích cho việc làm trơn số liệu. Lưu ý rằng mỗi cá nhân cần hiệu chỉnh MACD cho phù hợp với cách kinh doanh , mục tiêu và khả năng chịu rủi ro của mình.
2.1.4. Hạn chế cuả MACD
Một trong những ưu điểm và cũng là mặt hạn chế của MACD đó là các MA hoặc là giản đơn, hoặc hàm mũ hoặc có trọng số đều là các chỉ báo có độ trễ. Mặc dù MACD thể hiện sự chênh lệch giữa 2 MA, có thể còn có một số yếu tố trễ trong chính chỉ báo đó. Điều này thường đúng với các đồ thị theo tuần hơn đồ thị theo ngày.Một cách giải quyết vấn đề này là sử dụng biểu đồ MACD.
MACD không fải là một chỉ báo đặc biệt tốt để phân biệt giữa bán siêu (oversold) và mua siêu (overbought). Mặc dù nó có thể nhận biết những mức độ nào thể hiện sự bán siêu và mua siêu, MACD không có bất cứ giới hạn trên hay dưói nào ràng buộc sự biến động của nó. MACD có thể tiếp tục mở rộng vượt quá cực điểm trong quá khứ.
MACD tính toán sai lệch tuyệt đối giữa 2 trung bình trượt và không thể hiện sai lệch tương đối. MACD được tính toán bằng cách lấy một trung bình trượt trừ đi cái còn lại. Khi một chứng khoán tăng giá, chênh lệch (cả âm và dương) giữa 2 trung bình trượt được dự tính sẽ tăng. Điều này gây khó khăn cho việc so sánh các MACD trong những chu kì thời gian dài, đặc biệt là các chứng khoán biến động theo hàm mũ.
Có một lựa chọn đó là sử dụng dao động giá, thể hiện chênh lệch tương đối giữa 2 trung bình trượt:
(EMA 12 ngày –EMA 26 ngày )/EMA 26 ngày
Kết quả chênh lệch tương đối có thể được so sánh trong chuỗi thời gian dài hơn. Đối với các thời kì ngắn hạn, MACD và phương pháp dao động giá về cơ bản là tương tự nhau. Hình dáng đường,sự fân kì các điểm cắt giữa các đường trung bình trượt và các điểm cắt đường hướng tâm đối với MACD và phương pháp dao động giá là hoàn toàn đồng nhất.
2.1.5. Những ý kiến tán thành và phê phán MACD
Khi Appel phát triển mô hình MACD, có hàng trăm chỉ báo phân tích kĩ thuật mới được giới thiệu. Trong khi rất nhiều chỉ báo kĩ thuật ra đời và bị loại bỏ, MACD vẫn tồn tại với thời gian. Các tư tưởng cơ bản phía sau cách sử dụng của nó rất rõ ràng, và cách xây dựng của nó rất đơn giản, nó vẫn là một trong những chỉ báo đáng tin cậy. Tính hiệu quả của MACD sẽ rất khác nhau với rất nhiều chứng khoán và thị trường khác nhau. Tuỳ theo từng chứng khoán và thị trường khác nhau cần lựa chọn độ trễ của MA cho thích hợp. Như đối với tất cả các chỉ báo, MACD không phải là không thể sai được và nên được sử dụng cùng với các công cụ phân tích kĩ thuật khác.
2.1.6. MACD- biêủ đồ (MACD-Histogram)
Năm 1986, Thomas Aspray đã phát triển MACD-biểu đồ (MACD-H). Aspray lưu ý rằng trễ của MACD đôi khi bỏ lỡ những biến động của chứng khoán, đặc biệt là được ứng dụng trong đồ thị theo tuần. Ông bắt đầu thử nghiệm bằng cách thay đổi các trung bình trượt và nhận thấy các trung bình trượt ngắn hạn có thể đưa ra các tín hiệu nhanh hơn.Tuy nhiên ông đang tìm kiếm các công cụ để dự đoán các điểm giao cắt của MACD. Một trong những đáp án mà ông đã tìm ra đó là MACD-H.
2.1.6.1. Định nghĩa và cách xây dựng
MACD-H thể hiện chênh lệch giữa MACD và đường tín hiệu của nó-EMA 9 ngày. Đồ thị của chênh lệch này được thể hiện dưới dạng biểu đồ hình cột, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự giao cắt với đường trung tâm và sự phân kì. Điểm giao cắt giữa đường trung tâm đối với biểu đồ MACD tương tự như điểm giao cắt giữa một đường trung bình trượt và MACD. Đường trung bình trượt sẽ xuất hiện khi MACD dịch chuyển lên trên hoặc xuống dưới đường tín hiệu.
Nếu giá trị của MACD lớn hơn giá trị của EMA 9 ngày, thì giá trị của MACD-H sẽ dương. Ngược lại, nếu giá trị của MACD nhỏ hơn EMA 9 ngày, thì giá trị của MACD-H sẽ âm. Ngoài ra, sự gia tăng hoặc giảm đi trong khoảng cách giữa MACD và đường tín hiệu của nó sẽ được thể hiện trong MACD-H. Độ nhọn của MACD-H tăng chỉ ra rằng MACD tăng nhanh hơn EMA 9 ngày của nó. EMA và momentum tăng giá(bullish) ngày càng nhanh. Độ nhọn của MACD-H chỉ ra rằng MACD giảm nhanh hơn EMA 9 ngày của nó và sự giảm của momentum đang tăng.
Trong đồ thị trên đây, chúng ta có thể thấy biến động MACD-H độc lập với MACD thực tế. Đôi khi, MACD tăng trong khi MACD-H giảm. Ở thời điểm khác MACD giảm trong khi MACD-H tăng. MACD-H không đề cập đến giá trị tuyệt đối của MACD nhưng nó thể hiện mối quan hệ giữa đường MACD và EMA 9 ngày của nó. Thông thường, nhưng không phải luôn luôn , biến động của MACD xuất hiện trước sự phân kì tương đương trong biểu đồ MACD.
Điểm đầu tiên biểu diễn độ nhọn của phân kì dương trong MACD-H xuất hiện có trước điểm giao cắt trung bình trượt tăng giá (bullish).
Trên điểm thứ 2, đường MACD tiếp tục đạt các đỉnh mới nhưng MACD-H thể hiện 2 đỉnh bằng nhau. Mặc dù không fải là một trường hợp lý thuyết của phân kì dương, điểm đáy bằng nhau chứng tỏ thất bại trong khả năng dự báo của đường MACD.
Phân kì dương được hình thành khi MACD-H thể hiện một điểm đáy cao hơn và MACD tiếp tục thấp hơn nữa.
Phân kì âm được hình thành khi MACD-H biểu diễn một đỉnh thấp hơn và MACD tiếp tục tăng lên.
1. 6 .2. Cách sử dụng
T. Aspray tạo ra MACD-H như một công cụ để dự đoán các điểm giao cắt giữa các MA trong mô hình MACD. Sự phân kì giữa MACD và MACD-H là công cụ chính được sử dụng để dự đoán các điểm giao cắt giữa các MA. Phân kì dương trên MACD-H chỉ ra rằng MACD đang gia tăng và có thể gần tới điểm giao cắt trung bình trượt tăng giá. Phân kì âm trong biểu đồ MACD-H chỉ ra rằng MACD đang suy yếu, và nó báo trước một điểm cắt trung bình trượt giảm giá trên MACD.
Trong cuốn sách Technical analysis of financial markets, J.Murphy đã khẳng định lợi ích lớn nhất của MACD-H đó là nhận biết được trong những thời kì nào khoảng cách giữa MACD và EMA 9 ngày hoặc mở rộng hoặc thu hẹp. Nói rộng ra, khoảng cách được mở rộng chỉ ra rằng momentum tăng và khoảng cách thu hẹp chỉ ra rằng momentum giảm. Thường thì một sự thay đổi trên MACD-H sẽ xuất hiện trước bất cứ sự thay đổi nào trong đường MACD.
2.1. 6 .3. Các dấu hiệu
Dấu hiệu chính được khái quát bởi biểu đồ MACD là sự phân kì xuất hiện trước điểm giao cắt giữa các đường MA. Một dấu hiệu tăng giá được dự báo khi xuất hiện 1 phân kì dương và khi có 1 điểm cắt đường trung tâm bullish (làm tăng giá). Một dấu hiệu giảm giá được dự báo khi có một phân kì âm và điểm cắt đường trung tâm bearish(làm giảm giá). Cần nhớ rằng một điểm cắt đường trung tâm của MACD-H tương đương một điểm cắt giữa các đường MA trên MACD.
Sự phân kì có thể có nhiều dạng và nhiều góc độ khác nhau. Khái quát lại 2 dạng phân kì có thể nhận biết được đó là : đường phân kì xiên (slant divergence) và đường phân kì lồi lõm (peak-trough divergence).
Slant divergence- Phân kì xiên
Một đường phân kì xiên xuất hiện khi có một sự biến động trơn tương đối và liên tục theo 1 hướng (lên hoặc xuống) tạo thành sự phân kì. Đường phân kì xiên bao hàm những khoảng thời gian ngắn hơn là các phân kì được hình thành từ 2 đỉnh hoặc 2 đáy. Những đường phân kì xiên có thể chứa một số biến động nhỏ bất thường (lồi hoặc lõm) dọc theo đường đó. Môi trường của phân tích kĩ thuật là không hoàn hảo và có những trường hợp ngoại lệ đối với hầu hết các quy tắc và có sự phối hợp giữa rất nhiều dấu hiệu.
Peak trough divergence- phân kì lồi lõm.
Đường phân kì lồi lõm xuất hiện khi ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy xuất hiện theo cùng 1 hướng tạo ra sự phân kì. Một chuỗi của 2 hoặc nhiều đáy tăng lên (điểm đáy cao hơn) có thể tạo ra một phân kì dương và một chuỗi 2 hoặc nhiều đỉnh giảm xuống (điểm đỉnh thấp hơn) có thể tạo ra một phân kì âm. Đường phân kì lồi lõm thường bao hàm cả một cấu trúc thời gian khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn là vài tháng.
Thông thường, đường phân kì càng dài và nhọn, thì các dấu hiệu dự báo càng tốt. Những đường phân kì ngắn và hời hợt có thể dẫn đến các dấu hiệu sai. Ngoài ra, nó cũng cho thấy đường phân kì lồi lõm đáng tin hơn đường phân kì xiên. Đường phân kì lồi lõm có xu hướng nhọn hơn và bao hàm cấu trúc thời gian dài hơn đường phân kì xiên.
2.1. 6 .4. Lợi ích của MACD-Histogram
Ưu điểm chính của MACD-H là khả năng dự báo các dấu hiệu MACD. Các đường phân kì thường xuất hiện trong MACD-H trước các điểm giao cắt giữa các đường MA. Với những kiến thức này, các nhà kinh doanh và nhà đầu tư có thể chuẩn bị tốt hơn trước những thay đổi có tính chất xu thế có thể xảy ra trong tương lai.
MACD-H có thể được ứng dụng trong các đồ thị theo ngày, tuần, tháng.(Chú ý: Việc này có thể đòi hỏi việc kết hợp một số thời kì để xây dựng đường MACD gốc: các đường MA ngắn hơn và nhanh hơn có thể là cần thiết đối với các đồ thị theo tuần hoặc theo tháng). Sử dụng đồ thị theo tuần có thể xác định đường xu thế cơ bản một cách rõ ràng. Khi đường xu thế đã được xác định rõ ràng thì có thể sử dụng đồ thị theo ngày để xác định thời điểm chiến lược để gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường.
Trong cuốn Technical Analysis of the financial markets, J.Murphy tán thành phương pháp đầu tư 2 bước này để loại trừ những hoạt động kinh doanh đi ngược lại xu thế chính. Biểu đồ MACD theo tuần có thể được sử dụng để khái quát dấu hiệu theo chu kì dài để thiết lập xu hướng kinh doanh. Sau đó chúng ta sẽ chỉ xem xét những dấu hiệu ngắn hạn phù hợp với xu thế chính. Nếu xu thế dài hạn là bullish, thì chỉ những phân kì âm cắt đường trung tâm bearish là có ý nghĩa với MACD-H. Nếu xu thế dài hạn là bearish, chỉ những phân kì dương cắt đường trung tâm bullish được xem xét là có giá trị.
2.1.6.6 . Hạn chế của MACD histogram
MACD-H là một chỉ báo của một chỉ báo hoặc một phái sinh của một phái sinh. MACD là phái sinh bậc một của giá chứng khoán, và biểu đồ MACD là phái sinh bậc 2 của giá chứng khoán. Là phái sinh bậc 2, MACD-H khác biệt nhiều hơn so với đường giá thực của chứng khoán. Chỉ báo sai khác càng lớn so với giá chứng khoán thực, các dấu hiệu sai lệch càng lớn.Cần nhớ rằng đây là một chỉ báo của một chỉ báo. MACD-H không nên so sánh trực tiếp với giá thực của chứng khoán.
Do MACD-H được xây dựng để dự đoán trước các dấu hiệu của MACD, sẽ dẫn đến việc bắt đầu trước khi sự việc xuất hiện. MACD-H nên được sử dụng cùng với những công cụ khác trong phân tích kĩ thuật. Việc này giúp cho việc phản ứng kịp thời trước những yếu tó môi trường để gia nhập sớm vào thị trường. Những công cụ khác để ngăn cản sự gia nhập sớm là kết hợp các dấu hiệu theo ngày và theo tuần. Tất nhiên là sẽ có dấu hiệu theo tuần nhiều hơn là theo ngày. Tuy nhiên, bằng cách chỉ sử dụng các dấu hiệu theo ngày tương thích với các dấu hiệu theo tuần, chúng ta sẽ chỉ còn phải làm việc với ít dấu hiệu theo ngày hơn. Bằng cách đó, đồng thời bạn cũng có thể được bảo vệ bằng cách kinh doanh với xu thế dài hạn hơn và không đi ngược lại với nó.
Cần cẩn thận với các đường phân kì nhỏ và nông. Trong khi những đường này đôi khi đưa ra những dấu hiệu tốt, chúng cũng dễ tạo ra những dấu hiệu sai lầm hơn. Một phương pháp để loại trừ những đường phân kì nhỏ là tìm kiếm những đường phân kì lớn hơn với 2 hoặc nhiều hơn những đỉnh và đáy rõ ràng. So sánh những đỉnh và đáy từ những dấu hiệu trong quá khứ. Chỉ những đỉnh và đáy là các dấu hiệu mới đáng quan tâm.
Relative Strength Index (RSI)
Được phát triển bởi J.Wilder và được giới thiệu trong cuốn sách New Concepts in Technical Trading Systems của ông năm 1978, , RSI là 1 chỉ báo momentum đặc biệt hữu ích và thông dụng . RSI so sánh các mức lãi với các mức lỗ gần đây của cổ phiếu và chuyển các thông tin đó thành các số từ 0 đến 100. Sử dụng chu kì thời gian là tham số để tính toán. Trong cuốn sách này, J.W đề xuất việc sử dụng 14 thời kì.
Cách gọi đầy đủ của RSI không may là dễ gây nhầm lẫn với các dạng phân tích mức độ tương quan khác như đồ thị RS của J.M và dãy RS của IBD. Hầu hết các loại RS khác sử dụng nhiều hơn 1 cổ phiếu trong việc tính toán. Như hầu hết các chỉ báo chính xác, để tính toán RSI chỉ cần 1 cổ phiếu. Thêm vào đó để tránh sự rắc rối, nhiều người không sử dụng cách gọi đầy đủ của RSI mà chỉ gọi là RSI.
2.2.1. Công thức tính:
Để đơn giản công thức, RSI đ ược phân tích thành các thành phần cơ sở của nó là mức lãi trung bình_AG , mức lỗ trung bình_AL, RS gốc, và tiếp theo là RS hiệu chỉnh.
Cho một RSI 14 thời kì, AG = tổng lãi chia cho 14. Ngay cả khi chỉ có 5 khoản lãi (hoặc lỗ) nhưng tổng của chúng vẫn được chia cho tổng số thời kì của RSI ( trong trường hợp này là 14). Cách thức tính AL cũng tương tự.
Cách tính RS gốc rất dễ hiểu: chia AG cho AL. Để tính các RS tiếp theo, sử dụng AG và AL của thời kì trước để làm trơn.
Chú ý : cần nhớ là AG và AL không phải là giá trị trung bình chính xác. Thay vì chia cho số thời kì lãi (lỗ) thì tổng lãi ( hoặc lỗ) luôn được chia cho số chu kì thời gian, ở đây là 14.
Khi AG >AL, RSI tăng, vì RS>1. Ngược lại, khi AL> AG thì RSI giảm, vì RS<1. Phần trước của công thức đảm bảo rằng các chỉ báo sẽ nằm giữa 0 và 100. Chú ý: nếu AL tiến đến 0 thì theo định nghĩa, RSI sẽ tiến đến 100.
Chú ý quan trọng: càng nhiều dữ liệu được sử dụng để tính toán RSI thì kết quả càng chính xác.Theo lý thuyết yếu tố làm trơn là tính toán liên tụcbằng cách đưa các giá trị xung quanh vào tập hợp dữ liệu. Nếu bạn bắt đầu tính RSI tại điểm giữa của tập hợp dữ liệu hiện thời , giá trị của bạn sẽ chỉ xấp xỉ giá trị RSI thực. Đồ thị Sharp sử dụng ít nhất 250 điểm dữ liệu trước thời điểm bắt đầu của bất kì đồ thị nào (giả sử rằng có rất nhiều dữ liệu) khi tính toán giá trị RSI của nó.Để tính được RSI như vậy, bạn cũng phải sử dụng ít nhất bằng ấy số liệu.
2.2.2. Ứng dụng
2.2.2.1. Mua siêu và bán siêu
J.W đề cập đến việc sử dụng các mức 70 ,30 và mua siêu, bán siêu.Nhìn chung, nếu RSI tăng lên trên 30 thì được xem là bullish đối với tài sản cơ bản. Ngược lại, nếu RSI xuống dưới 70, là tín hiệu bearish. Một số nhà giao dịch xác định xu thế dài hạn, sau đó sử dụng cách đọc các điểm cực để xác định thời điểm gia nhập thị trường. Nếu xu thế dài hạn là bullish thì bán siêu có thể báo hiệu 1 thời điểm có thể ra nhập.
2.2.2.2. Phân kì
Các tín hiệu mua và bán cũng có thể được xác định bằng cách tìm các đường phân kì âm và dương nằm giữa RSI và tài sản cơ bản. Ví dụ, xem xét 1 cổ phiếu xuống giá có RSI tăng,từ điểm low, chẳng hạn là 15 lên 55. Theo cách mà RSI được xây dựng , đường tài sản cơ bản thường đảo hướng của nó sau đường phân kì.Như trong ví dụ này thì đường phân kì xuất hiện sau điểm mua siêu, bán siêu, thường cung cấp các tín hiệu đáng tin cậy.
2.2.2.3. Điểm cắt đường trung tâm
Đường trung tâm của RSI là 50. RSI bên trên hoặc bên dưới có thể là các chỉ báo bullish hoặc bearish. Một cách tổng quát, RSI ở trên 50 chỉ ra rằng AG cao hơn AL và RSI dưới 50 chỉ ra rằng lỗ đang chiếm ưu thế. Một số nhà gíao dịch tìm kiếm một sự dịch chuyển lên trên 50 để thông báo dấu hiệu bullish hoặc một sự dịch chuyển xuống dứới 50 chỉ ra dấu hiệu bearish.
Bollingerband (BB)
Được phát triển bởi J.Bollinger, bollingerbands là một chỉ báo cho phép người sử dụng so sánh độ biến động và các mức giá tương đối qua các chu kì thời gian. Chỉ báo này gồm 3 đường viền bao quanh hầu hết khoảng biến đông giá chứng khoán.
Dải nằm giữa là đường SMA
Dải bên trên ( SMA cộng 2 lần độ lệch chuẩn )
Dải bên dưới ( SMA trừ 2 lần độ lệch chuẩn)
Độ lệch chuẩn là một thước đo thống kê tốt để đánh giá sự biến động của đồ thị giá. Sử dụng độ lệch chuẩn đảm bảo rằng các đường biên sẽ phản ứng nhanh chóng với những sự dịch chuyển giá và phản ánh các thời kì biến động cao hay thấp. Những sự tăng giá hay giảm giá mạnh có thể dẫn đến sự biến động làm mở rộng các đường biên.
2.3.1. Công thức tính
Đường trung tâm là đường SMA 20 ngày.
Đường biên trên là đường SMA 20 ngày cộng 2 lần độ lệch chuẩn.
Đường biên dưới là SMA 20 ngày trừ 2 lần độ lệch chuẩn.
2.3.2. Cách xây dựng
Giá đóng cửa thường được sử dụng để tính toán BB. Các biến khác như các mức giá điển hình ( typical price) và giá có trọng số (weighted price) cũng được sử dụng.
Typical Price = (high + low + close)/3
Weighted Price = (high + low + close + close)/4
Bollinger đề xuất việc sử dụng SMA 20 ngày làm đường trung tâm và 2 lần độ lệch chuẩn để xây dựng các đường viền bên ngoài. Độ dài của trung bình trượt và số độ lệch chuẩn có thể được hiệu chỉnh cho phù hợp hơn với sở thích của cá nhân hoặc đặc điểm riêng của từng chứng khoán.
Thử nghiệm và mắc lỗi là một phương pháp để xác định độ dài trung bình trượt phù hợp. Việc đánh giá trực quan giản đơn có thể được sử dụng để quyết định số chu kì thích hợp. BB nên bao quanh hầu hết khoảng biến động giá nhưng không nên là tất cả.
Sau những biến đông mạnh, xuất hiện sự xuyên phá các đường biên là bình thường. Nếu các mức giá xuất hiện xa ngoài đường biên quá thường xuyên thì cần có một đường trung bình trượt dài hơn. Nếu các mức giá hiếm khi chạm tới các đường biên ngoài, thì cần rút ngắn độ dài trung bình trượt.
Đối với khung thời gian chung, Bollinger đề xuất SMA 10 ngày cho chu kì ngắn, SMA 20 ngày cho chu trung bình và 50 ngày cho chu kì dài.
2.3.3. Cách sử dụng
Bên cạnh việc chỉ ra các mức giá tương đối và độ biến động, BB có thể được kết hợp với đường giá và các chỉ báo khác để khái quát các dấu hiệu và báo trước các biến động.
Double bottom Buy: dấu hiệu double bottom buy xuất hiện khi các mức giá xuyên phá đường biên dưới và tiếp tục bên trên đường biên dưới sau các điểm low sau đó. Một điểm low có thể hoặc cao hơn hoặc cao hơn hoặc thấp hơn các điểm khác. Điều quan trọng là điểm low thứ 2 vẫn tiếp tục ở bên trên đường biên dưới. Xu thế bullish có thể được thiết lập khi đường giá dịch chuyển lên trên đường trung tâm hay SMA.
Double Top Sell: Một dấu hiệu Double Top Sell xuất hiện khi các đỉnh giá ở trên đường biên trên và các đỉnh theo sau đó không vượt quá đường biên trên. Xu thế giảm giá có thể được báo trước khi các mức giá giảm xuống dưới đường trung tâm.
Những sự thay đổi gía mạnh xuất hiện ngoài các đường biên hẹp và biến động thấp. Trong trường hợp này, các bollingerbands không cho thấy bất cứ gợi ý nào về xu thế giá trong tương lai. Đường xu thế phải được xác định bằng cách sử dụng các chỉ báo khác và các lĩnh vực khác của phân tích kĩ thuật. Nhiều chứng khoán trải qua những thời kì biến động lớn theo sau những thời kì biến động thấp. Việc sử dụng bollingerbands, các chu kì này có thể dễ dàng chỉ ra bằng các đánh giá trực quan. Các đường biên hẹp cho thấy mức biến động thấp và những đường biên rộng cho thấy biến động cao. Các biến động có thể sẽ quan trong hơn đối vố những người chơi quyền chọn vì giá của quyền chọn sẽ rẻ hơn khi biến động thấp.
.
Chương II: Ứng dụng một số chỉ báo phân tích kĩ thuật đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Trên đây đã trình bày một cách khái quát về lý thuyết về phân tích kĩ thuật trên thị trường chứng khoán.Trong phần này các lý thuyết trên sẽ được vận dụng để phân tích một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là 2 cổ phiếu trong nhóm ngành Thương Mại :
BBT của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết,
TNA của Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam.
Giới thiệu khái quát về các cổ phiếu được lựa chọn để phân tích:
Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết (Bach tuyet cotton coporation)
1.1.1. Thông tin chung
Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết có tên viết tắt là COBOVINA Bạch Tuyết phát hành chứng khoán mã BBT. Công ty hoạt động trong lĩnh vực đồ dùng cá nhân, cụ thể là bông, băng y tế; băng vệ sinh phụ nữ, và các sản phẩm khác từ bông băng. Theo số liệu điều tra từ công ty, các sản phẩm y tế của công ty chiếm tới 90% tổng thị phần toàn quốc. Các sản phẩm băng vệ sinh của công ty rất nổi tiếng và phổ biến trên thị trường phía Nam (thị phần khu vực này tới 50-55%). Tuy nhiên sản phẩm của công ty còn chưa quen thuộc với người tiêu dung của các tỉnh thành phía Bắc (thị phần ở đây chỉ khoảng 5%). Vì vậy thị phần của công ty trên toàn quốc chỉ ở mức 30%.
Về tình hình tài chính, công ty hiện đang có tổng vốn điều lệ là 90 tỷ đồng. Công ty bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 tháng 3 năm 2004, với tổng số cổ phiếu niêm yết là 9.000.000 cổ phiếu, và mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng. Mức giá giao dịch trong phiên đầu là 21.600 đồng.
1.1.2. Một số nét khái quát về chuỗi lợi suất của cổ phiếu BBT
Ký hiệu: Pt là giá cổ phiếu tại thời điểm t
Rt là lợi suất của cổ phiếu tại thời điểm t
Với các số liệu về giá cổ phiếu. Lợi suất của cổ phiếu được tính theo một trong hai công thức sau:
Rt = (Pt-Pt-1 )/ Pt-1 (1)
Hoặc
Rt = ln ( Pt /Pt-1 ) (2)
Trong bài này lợi suất được tính theo công thức (1).
Với sự hỗ trợ của phần mềm kinh tế lượng Eviews áp dụng tính toán đối với 650 quan sát về lợi suất cổ phiếu BBT từ 15/3/2004 đến 22/2/2008 ta có các kết quả sau:
Biểu đồ RBBT
Bảng thống kê mô tả đối với RBBT
Kiểm định tính dừng của chuỗi RBBT
H0 : chuỗi không dừng
H1: chuỗi dừng
ADF Test Statistic
-22.06341
1% Critical Value*
-3.4429
5% Critical Value
-2.8663
10% Critical Value
-2.5693
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(BBT)
Method: Least Squares
Sample(adjusted): 2 650
Included observations: 649 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
BBT(-1)
-0.855056
0.038754
-22.06341
0.0000
C
-0.000467
0.000824
-0.566343
0.5714
R-squared
0.429350
Mean dependent var
-6.01E-05
Adjusted R-squared
0.428468
S.D. dependent var
0.027770
S.E. of regression
0.020994
Akaike info criterion
-4.886110
Sum squared resid
0.285156
Schwarz criterion
-4.872318
Log likelihood
1587.543
F-statistic
486.7943
Durbin-Watson stat
1.972125
Prob(F-statistic)
0.000000
Kết quả kiểm định từ Eviews:
DW =1.972125 cho thấy ut không tự tương quan
|τqs| =22.06341> |τ0.01| =3.4429
|τqs| =22.06341> |τ0.05| =2.8663
|τqs| =22.06341> |τ0.10| =2.5693
Áp dụng tiêu chuẩn ADF, RBBT là chuỗi dừng với giá trị tới hạn là 1%, 5%, 10%
Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam (Thien Nam trading import export copration)
1.2.1. Thông tin chung
Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam có tên viết tắt là TENIMEX. Công ty hoạt động trong lĩnh vực đại lý bán lẻ, trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng sắt thép, công nghệ phẩm, kim khí, điện máy, giấy, các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản…Công ty hiện có số vốn điều lệ là 33 tỷ đồng.
Từ 20 tháng 7 năm 2005 công ty bắt đầu niêm yết chứng khoán TNA trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số cổ phiếu được niêm yết là 3.300.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng một cổ phiếu và mức giá giao dịch trong phiên đầu là 30.000 đồng.
1.2.2. Một số nét khái quát về chuỗi lợi suất của giá cổ phiếu TNA(RTNA)
Tương tự như cổ phiếu BBT chúng ta cũng áp dụng phần mềm EVIEWS để tính toán đối với 643 quan sát về lợi suất cổ phiếu TNA từ 20/7/2005 đến 22/2/2008 ta có các kết quả sau:
Biểu đồ chuỗi RTNA:
Bảng thống kê mô tả:
Kiểm định tính dừng của chuỗi RTNA bằng Eviews
H0 : chuỗi không dừng
H1: chuỗi dừng
ADF Test Statistic
-21.57053
1% Critical Value*
-3.4430
5% Critical Value
-2.8664
10% Critical Value
-2.5694
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(TNA)
Method: Least Squares
Sample(adjusted): 2 643
Included observations: 642 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
TNA(-1)
-0.839828
0.038934
-21.57053
0.0000
C
0.000940
0.001044
0.900174
0.3684
R-squared
0.420965
Mean dependent var
0.000120
Adjusted R-squared
0.420060
S.D. dependent var
0.034727
S.E. of regression
0.026446
Akaike info criterion
-4.424317
Sum squared resid
0.447608
Schwarz criterion
-4.410409
Log likelihood
1422.206
F-statistic
465.2876
Durbin-Watson stat
2.030826
Prob(F-statistic)
0.000000
Kết quả ước lượng: DW=2.030826 cho biết ut không tự tương quan.
|τqs| =21.57053> |τ0.01| =3.4430
|τqs| =21.57053> |τ0.05| =2.8664
|τqs| =21.57053> |τ0.10| =2.5694
Áp dụng tiêu chuẩn ADF, RTNA là chuỗi dừng với giá trị tới hạn là 1%, 5%, 10%
Ứng dụng các chỉ báo để phân tích 2 cổ phiếu TNA và BBT
Như đã trình bày trong phần lý thuyết các chỉ báo sẽ được sử dụng để phân tích 2 cổ phiếu BBT và TNA trong phần này là MACD, Bollinger bands và RSI. Với sự hỗ trợ của phần mềm Metastock 10.0, chúng ta sẽ phân tích chuỗi giá đóng cửa của BBT và TNA từ ngày bắt đầu niêm yết trên sàn đến 22 tháng 2 năm 2008.
Cổ phiếu BBT:
Để loại bớt các biến động nhỏ và làm trơn số liệu, các đồ thị phân tích BBT được sử dụng trong bài là đồ thị theo tuần.
Đồ thị 1.1: Đồ thị dưới cùng thể hiện giá của cổ phiếu BBT dưới dạng hình nến (candlestick), màu đỏ thể hiện phiên giá giảm, màu đen thể hiện phiên giá tăng; đồ thị Bollingerbands được thể hiện trên cùng khung với đò thị giá, đường SMA được thể hiện bằng đường màu xanh lục, 2 dải biên được thể hiện bằng màu xanh lam; đồ thị MACD được biểu diễn bằng đường đen đậm trên ô thứ 2 kèm theo đường tín hiệu là EMA 9 ngày vẽ bằng màu đỏ; đồ thị màu đen ở trên cùng là đồ thị RSI với đường trung tâm 50 và đường 30 giới hạn mức oversold và đường 70 giới hạn mức overbought.
Đồ thị 1.2: Đồ thị MACD và dồ thị giá, đường EMA 12 ngày màu xanh lam và đường EMA 26 ngày màu tím
Như đã trình bày trong phần lý thuyết đồ thị MACD được xây dựng từ 2 đường EMA, một đường nhanh và một đường chậm. Trong bài này sẽ áp dụng đồ thị chuẩn với đường EMA nhanh là đường EMA 12 ngày và EMA chậm là đường EMA 26 ngày.
MACD = EMA (12 ngày) – EMA (26 ngày)
Đường tín hiệu của MACD được sử dụng trong bài là đường EMA 9 ngày
Quan sát đồ thị 1.2, ta thấy MACD biểu diễn chênh lệch giữa 2 đường EMA. Các điểm giao cắt giữa 2 đường EMA được thể hiện tương ứng với các điểm giao cắt đường zero của đồ thị MACD. Khi EMA 12 ngày ở bên trên EMA 26 ngày tương ứng với đồ thị MACD dương và nó thể hiên một thời kì sôi động của giá cổ phiếu và ngược lại.
Đồ thị 1.3: Đồ thị MACD và MACD-H, MACD-H được thể hiện bằng màu xanh lam
Trong phần lý thuyết về MACD, MACD-H được coi là một chỉ báo của một chỉ báo và cu thể nó là một công cụ chỉ báo cho MACD. Như đã trình bày, MACD-H phản ánh chênh lệch giữa MACD và EMA 9 ngày. Trong đồ thị 1.3, các điểm giao cắt đường zero trên MACD-H thể hiện các giao điểm giữa MACD và EMA 9 ngày. MACD-H dương khi MACD ở trên đường EMA và ngược lại MACD-H âm khi MACD bên dưới EMA.
Quan sát trên đồ thị 1.3, trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2005, trong khi MACD vẫn hướng lên thì MACD-H lại hình thành một đường phân kì âm và ngay sau đó là một điểm xuyên phá xuống dưới đường zero báo hiệu sự đảo chiều đi xuống và một điểm cắt xuống dưới đường EMA 9 ngày của đồ thị MACD tương ứng với dấu hiệu này là sự giảm giá và một đáy giá được hình thành trên đồ thị giá vào tháng 12 năm 2005 (xem đồ thị 1.4 bên dưới).
Trong tháng 12 năm 2005 khi MACD đang đi xuống thì MACD-H lai phản ánh một đường phân kì dương báo trước điểm cắt tăng giá giữa MACD và đường tín hiệu vào tháng 3 và ngay sau đó là sự đảo hướng của MACD lên trên đường zero báo hiệu một sự đảo chiều trên đồ thị giá với một đợt tăng giá mạnh trong tháng 3 và tháng 4 năm 2006 (xem đồ thị 1.4). Dấu hiệu này được lặp lại trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2006 khi MACD- H tiếp tục hình thành một đường phân kì dương khác trong khi MACD đang đi xuống.
Đồ thị 1.4: Các dấu hiệu trên MACD và MACD-H (màu xanh trên đồ thị giá thể hiện phiên giá tăng, màu đỏ phản ánh các phiên giảm giá)
Trên đồ thị 1.4 chúng ta có thể quan sát các dấu hiệu trên đồ thị MACD và so sánh với các diễn biến trên đồ thị giá.
Quan sát trên đồ thị ta có thể thấy trong năm 2004 đồ thị giá gần như toàn bộ một màu đỏ, giá liên tục giảm.đồ thị MACD nằm hoàn toàn dưới đường zero.xu hướng này vẫn duy trì đến hết tháng 5 năm 2005
Xu hướng đảo chiều trên đồ thị giá từ giảm giá thành tăng giá vào tháng 6 năm 2005 (khoanh tròn đầu tiên) được phản ánh bằng sự di chuyển lên trên đường zero của đồ thị MACD.
Trong năm 2007, đồ thị MACD luôn ở trên đường zero phản ánh một năm sôi động của cổ phiếu BBT.
Sau một đỉnh giá trong tháng 4/2007, MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống báo hiệu một sự đảo hướng trên đồ thị giá lúc này đang hình thành một đường phân kì âm và giá cổ phiếu chạm đáy vào cuối tháng 4 đầu tháng 5.Đến tháng 7/2007 một đỉnh giá mới hình thành sau một điểm cắt tăng giá trên đồ thị MACD báo hiệu sự đảo chiều của giá cổ phiếu. Tuy nhiên đỉnh giá trong tháng 7/2007 và các đỉnh giá sau đó trong cùng năm đều thấp hơn đỉnh giá trước đó cùng với đường phân kì âm trên đồ thị MACD thể hiện một xu hướng đi xuống và xu hướng này tiếp tục trong những tháng đầu năm 2008 được phản ánh bằng đường phân kì âm trên đồ thị giá.
Để có những kết luận chính xác hơn, chúng ta nên kết hợp với các chỉ báo đáng tin cậy khác. Trong phần này các chỉ báo RSI và Bollingerbands sẽ được sử dụng kết hợp với các phân tích trên đồ thị MACD trên đây.
Đồ thị 1.5: Tổng hợp các dấu hiệu từ các chỉ báo
Tương tự như đồ thị MACD, quan sát đồ thị RSI trong năm 2004 và đầu năm 2005 cho thấy cổ phiếu BBT luôn ở dưới mức 30 phản ánh thị trường luôn ở tình trạng bán siêu. Khoảng cách giữa 2 dải biên trên đồ thị bollingerbands tương đối hẹp cho thấy mức biến động không đáng kể. Trong suốt năm 2004, đồ thị giá luôn nằm dưới đường trung tâm phản ánh xu hướng thị trường gấu. Trong tháng 3/2005 tình hình có cải thiện đôi chút khi đồ thị giá nhích lệ trên đường trung tâm trên đồ thị bollingerbands (điểm A), và trên đồ thị RSI cũng cho thấy điều tương tự khi nó nhích lên trên mức 30. Tuy nhiên sự thay đổi chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, bởi ngay sau đó nó lại quay trở lại mức bán siêu.
Phải đến tháng 6/2006 xu hướng thị trường gấu mới thực sự đảo chiều khi đường giá lần lượt vượt qua đường trung tâm và vượt lên trên dải biên trên (điểm B trên đồ thị bollingerbands), cùng thời điểm đó đồ thị RSI cũng lần lượt vượt lên trên ngưỡng 30 và đường trung tâm. Trên đồ thị MACD cũng cho thấy một sự xuyên phá lên trên đường zero.
Trong tháng 7/2005, đồ thị RSI vượt lên trên ngưỡng 70, phản ánh xu hướng thị trường bò tót và tình trạng mua siêu. Trong suốt tháng 6/2005 đồ thị giá hầu như là màu đen và nó lên đến đỉnh vào đầu tháng 7. Ngay sau đó đồ thị RSI trở lại xuống dưới ngưỡng mua siêu, tuy nhiên nó vẫn duy trì trên đường 50 báo hiệu một đợt giảm giá nhẹ. Để chắc chắn hơn hãy quan sát đồ thị bollingerbands. Đường giá đi xuống dưới dải bên trên nhưng vẫn nằm trên đường trung tâm.
Quan sát đồ thị MACD tại đầu tháng 11/2005 có một điểm cắt giảm giá giữa đường MACD và EMA 9 ngày báo hiệu một sự đảo chiều của giá cổ phiếu và đến tháng 12 đồ thị MACD đi xuống dưới đường zero. Để chắc chắn hơn hãy quan sát thêm trên đồ thị RSI và bollingerbands. Ngay từ tháng 7 đến tháng 9/2005, đồ thị RSI đã hình thành một đường phân kì âm thể hiện xu hướng giảm giá cổ phiếu nhưng phải đợi đến tháng 11 xu hướng này mới được khẳng định khi RSI cắt đường trung tâm và đi xuống. Trên đồ thị bollingerbands cũng cho các dấu hiệu tương tự. Sau một chuỗi tăng giá trong tháng 6, đỉnh giá đầu tháng 7 vượt quá dải bollinger bên trên thể hiện sự đảo chiều của xu hướng tăng giá. Để khẳng định rõ hơn sự đảo chiều này hãy quan sát đỉnh giá ngay sau đó hình thành vào tháng 9 không vượt quá dải biên trên của đồ thị Bollinger và đến tháng 11 xu hướng giảm giá mới được khẳng định khi đồ thị giá cắt xuống dưới đường trung tâm sau đó nó chạm đáy vào tháng 12.
Đầu tháng 3/2006, đồ thị MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên sau đó vượt lên trên đường zero báo hiệu sự đảo chiều xu hướng giá. Các dấu hiệu trên đồ thị RSI và bollingerbands cũng cho thấy kết quả tương tự.
Trong tháng 3 và tháng 4/2006, đồ thị RSI vượt lên trên mức mua siêu đồng thời đồ thị giá hình thành các đỉnh giá mới vượt lên trên dải biên trên của đồ thị Bollinger.
Từ tháng 4 đến tháng 6 /2006, đồ thị RSI hình thành một đường phân kì âm, sau đó là một điểm cắt xuống dưới đường trung tâm thể hiện xu thế giảm giá. Trên đồ thị MACD cũng xuất hiện một điểm giao cắt giảm giá giữa MACD và đường EMA. Đồ thị giá sau một thời gian tăng giá và đạt đến đỉnh giá vào đầu tháng 4 vượt qua dải Bollinger bên trên nó lập tức quay trở xuống. Đỉnh giá tiếp theo ngay sau đỉnh giá này thấp hơn và duy trì bên dưới dải biên trên baó hiệu một xu thế giảm giá. Nhưng phải đến tháng 7 xu thế này mới được khẳng đỉnh khi đường giá cắt xuống dưới đường trung tâm và nó chạm đáy vào đầu tháng 8.
Quan sát trên đồ thị MACD trong tháng 10/2006 nó cắt đường zero và đi xuống sau đó vào tháng 12 nó đảo chiều và cắt lên trên đường EMA. Đến tháng 1/2007 MACD đã trở lại bên trên đường zero dự đoán một sự đảo chiều của giá cổ phiếu. Đồ thị RSI sau suốt mấy tháng duy trì bên dưới đường 50 đã quay trở lại bên trên và hình thành một đợt mua siêu vào tháng 3/2007.
Sau một chuỗi tăng giá mạnh đầu năm 2007 và chạm đỉnh vào tháng 3 vượt qua dải Bollinger trên, đồ thị giá đi xuống và có xu hướng giảm khi đồ thị RSI hình thành một đường phân kì bên trên đường 70. Trong tháng 4 giá rớt mạnh xuống dưới đường SMA trên đồ thị bollingerbands sau đó chạm đáy.
Trong tháng 6/2007 đường giá sáu khi chạm đáy đã quay trở lại cắt lên trên dải Bollinger trung tâm báo hiệu một sự đảo chiều. Đồ thị RSI cũng cho thấy tình hình tương tự khi nó tăng nhẹ với các đỉnh mới cao hơn bên dưới đường 70. Đường MACD cũng cho thấy một điểm cắt tăng giá trong tháng 6.
Quan sát xu hướng dài hạn hơn, ta sẽ thấy đồ thị giá sau khi chạm đỉnh trong tháng 3/2007 và vượt lên dải Bollinger trên đi xuống, đỉnh giá theo sau đó duy trì bên dưới dải Bollinger trên cho thấy một xu hướng đi xuống của giá cổ phiếu. nếu quan sát một loạt các đỉnh giá trong năm 2007 có thể thấy chúng hình thành một đường phân kì âm. Các đồ thị RSI và MACD cũng cho những dấu hiệu tương tự. Tuy nhiên đây vẫn là một năm của thị trường bò tót khi MACD vẫn duy trì bên trên đường zero. Bollingerbands và đồ thị RSI hầu như biến động bên trên các đường trung tâm của 2 đồ thị này.
Trong năm 2008 tình hình không khả quan như năm 2007. Ngay trong tháng 1, giá cổ phiếu giảm xuống dưới đường trung tâm và tiếp tục rớt xuống daỉ Bollinger dưới cho thấy xu hướng thị trường gấu ngay trong những tháng đầu năm 2008.
Cổ phiếu TNA:
Trong phần này chúng ta tiếp tục ấp dụng các chỉ báo trong phần trên để phân tích cổ phiếu TNA của công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam.
Đồ thị 2.1: Đồ thị giá theo tuần của cổ phiếu TNA vẽ theo dạng hình nến, màu đỏ thể hiện phiên giá giảm, màu xanh thể hiện phiên tăng giá; đồ thị RSI bằng đường màu tím; đồ thị MACD vẽ bằng đường màu den với đường tín hiệu EMA 9 ngày màu đỏ và đồ thị màu xanh lục biểu diễn MACD-H; đồ thị bollingerbands được vẽ cùng với đồ thị giá với đường trung tâm là đường SMA màu xanh lá cây và 2 dải biên màu xanh lam.
Quan sát trên đồ thị 2.1 ta thấy trong năm 2005 chưa có các dấu hiệu đáng lưu ý và việc xây dựng các đồ thị theo tuần đối với cổ phiếu TNA làm cho các đồ thị này tương đối trơn và không có đủ các dấu hiệu cần thiết cho việc phân tích. Vì vậy việc phân tích sẽ chỉ áp dụng từ năm 2006 với đồ thị theo ngày.
Đồ thị 2.2: Đồ thị giá và các chỉ báo trong năm 2006 của cổ phiếu TNA
Trong năm 2006 không có nhiều biến động, cụ thể có thể thấy một số dấu hiệu như sau:
Trên đồ thị RSI, một khoảng mua siêu được hình thành từ đầu năm đến hết tháng 4 (khoanh tròn trên đồ thị RSI). Cũng trong khoảng thời gian này đồ thị giá lien tục tạo ra những đỉnh giá mới cao hơn vượt lên dải bollinger trên và hình thành một đường phân kì dương. Xu hướng tăng giá này cũng được khẳng định trên đồ thị MACD với đường dốc lên nằm hoàn toàn trên đường zero
Xu hướng giảm giá xuất hiện ngay sau đỉnh giá cuối tháng 4 khi đường MACD đi xuống và cắt đường EMA 9 ngày từ trên xuống vào đầu tháng 5. Cũng tại thời điểm này đồ thị RSI cắt xuống dưới đường 70 kết thúc một chuỗi mua siêu sau đó nó tiếp tục di chuyển xuống dưới đường trung tâm. Xu hướng này được khẳng định thêm khi đồ thị giá sau khi chạm đỉnh đã giảm xuống và di chuyển xuống dưới đường SMA vào đầu tháng 5.
Sau một số đợt tăng giá nhẹ vào tuần thứ 3 của tháng 5 và 2 tuần cuối tháng 6, đầu tháng 7 cổ phiếu TNA hầu như không biến động nhiều và hầu như không có các dấu hiệu đáng chú ý nào được thể hiện rõ nhất khi dải bollingerbands thu hẹp lại và bị vô hiệu hóa. Điều này cũng dễ nhận thấy khi MACD gần như nằm sát với đường zero. Đồ thị RSI cũng có một số những biến động lên xuống đường
trung tâm 50 nhưng hầu như không có các dấu hiệu giá trị.
Đồ thị 2.3: Đồ thi giá và các chỉ báo đối với cổ phiếu TNA trong năm 2007 và 2008
Khác với tình hình năm 2006, trong năm 2007 cổ phiếu TNA khá nhiều biến động với một số dấu hiệu từ các chỉ báo như sau:
Tình trạng ảm đạm nửa sáu năm 2006 đã kết thúc với một điểm đáy trong tháng 12/2006 chạm dải Bollinger dưới và sau đó nó đảo chiều và vượt lên trên đường trung tâm và dải Bollinger trên. Sau đó là một loạt các điểm đáy mới cao hơn được hình thành trong tháng 1 và tháng 2/2007 báo hiệu một xu thế đảo chiều. xu thế này cũng được báo trước bằng một đường phân kì dương trên đồ thị RSI từ tháng 12/2006 đến tháng 2/2007. Ngay sau đó đồ thị này vượt ngưỡng mua siêu trong tháng 2 và tháng 3/2007 và chạm đỉnh cùng thời điểm giá cổ phiếu chạm đỉnh.
Ngay khi giá cổ phiếu hình thành một đỉnh mới bên dưới dải Bollinger trên thì cả đồ thị RSI và MACD đều cho thấy những dấu hiệu đảo chiều. Đồ thị MACD hướng xuống và cắt xuống dưới đường EMA. Đồ thị RSI cũng di chuyển xuống dưới mức 70 và hình thành một đường phân kì âm. Dấu hiệu này cũng được khẳng định khi đồ thị giá di chuyển xuống dưới đường trung tâm và chạm đáy vào cuối tháng 4.
Dấu hiệu tiếp theo là từ đồ thị MACD-H. Trong khi MACD tiếp tục đi xuống thể hiện xu thế giảm giá trong tháng 4 thì đồ thị MACD-H lại cho thấy một dấu hiệu ngược lại bằng một đường phan kì dương báo hiệu một điểm cắt tăng giá giữa MACD và EMA 9 ngày vào đầu tháng 5. Lúc này bollingerbands và RSI cũng đã cho thấy những dấu hiệu đảo chiều của giá cổ phiếu. Đồ thị RSI sau khi chạm ngưỡng bán siêu vào cuối tháng 4 thì đến tháng 5 đồ thị này cũng hình thành một đường phân kì dương. Dấu hiệu này dược khẳng đinh rõ hơn khi đồ thị giá di chuyển lên trên dải Bollinger trung tâm và hình thành đường phân kì dương trong tháng 5. Sau đó là một đợt tăng giá mạnh trong tháng 5 và chạm đỉnh vào cuối tháng tương ứng với việc RSI vượt ngưỡng mua siêu.
Dấu hiệu tiếp theo khá thú vị khi trong tháng 5 và tháng 6 đồ thị giá liên tục hình hành những đỉnh giá mới cao hơn và điều này cũng được thể hiện bằng sự tăng lên với những đỉnh mới trên đồ thị MACD, thì MACD-H lại cho thấy một đường phân kì âm. Cũng trong thời gian này RSI đang hình thành một đường phân kì âm báo trước một xu thế giảm giá. Đồ thị bollingerbands cũng cho thấy các dấu hiệu tương tự. Sau đỉnh giá vào cuối tháng 5 vượt lên dải bollinger trên, đỉnh giá đầu tiên ngay sau đó cao hơn nhưng duy trì dưới dải bollinger trên cho thấy một dấu hiệu đảo chiều. Nhưng dấu hiệu này chỉ được khẳng định khi đồ thị giá cắt xuống dưới đường trung tâm và chạm đáy vào cuối tháng 7.
Sau khi chạm đáy và vượt qua dải Bollinger dưới, đồ thị giá di chuyển lên trên. Đáy giá ngay sau đó cao hơn và nằm trên đường biên dưới cho thấy một đấ hiệu tăng giá. Nhưng để có thể mua vào thì phải đợi đến khi đường giá cắt lên trên đường SMA. Đường phân kì dương trên đồ thị RSI cũng cho dấu hiệu tương tự. Tuy nhiên đợt tăng giá này chỉ diễn ra trong chốc lát vì sáu khi lên đến đỉnh vượt lên trên đường biên trên thì nó lập tức chuyển hướng đi xuống. Nếu quan sát đồ thị RSI và MACD thì có thể thấy các đường phân kì âm thể hiện xu thế giảm giá từ tháng 6 sẽ còn tiếp diễn cho đến giữa tháng 8 mặc dù có một số biến động lên xuống trong giai đoạn này.
Xu hướng giảm giá thực sự kết thúc khi giá cổ phiếu chạm đáy vào tháng 8 và chạm dải Bollinger dưới. Ngay sau đó đường giá đảo chiều và di chuyển lên trên đường trung tâm và vượt dải Bollinger trên vào tháng 9. Cũng thời điểm này MACD cắt lên trên đường EMA báo hiệu xu thế tăng giá và đồ thị RSI cũng hình thành một đường phân kì dương.
Khi RSI vượt ngưỡng mua siêu trong tháng 10 và hình thành một đường phân kì âm sau đó báo hiệu sự giảm giá cũng là lúc đồ thị giá chạm đỉnh và vượt lên trên dải Bollinger trên rồi chuyển hướng và cắt xuống dưới dải Bollinger trung tâm. Đồ thị giá tiếp tục chạm đáy trong tháng 11
Từ tháng 11/ 2007 đến tháng 1/2008 giá cổ phiếu tiếp tục lên xuống một số lần nhưng đường phân kì âm trên đồ thị giá trong giai đoạn này cho thấy xu hướng chung là đi xuống. Tuy nhiên nếu quan sát ở cuối bảng đồ thị 2.3 này có thể thấy một dấu hiệu nhích lên từ cuối tháng 1 khi RSI hình thành một đường phân kì âm và dịch chuyển lên trên đường 50. Bollingerbands cũng cho thấy dấu hiệu khả quan khi đồ thị giá chạm đáy trong tháng 1 vượt xuống dưới dải Bollinger dưới, đỉnh tiếp theo ngay sau đó nằm trên dải biên dưới và sang đầu tháng 2 đường giá cắt lên trên đường trung tâm và hình thành một đỉnh mới bên trên dải Bollinger trên. Nhưng với tình trạng ảm đạm trên thị trường chứng khoán những tháng đầu năm nay thì sự đi xuống trên đồ thị giá cổ phiếu TNA ngay sau khi chạm đỉnh vào đầu tháng 2 này là không thể tránh khỏi.
Nhận xét:
Sau những phân tích đối với hai cổ phiếu BBT của công ty cổ phần bông Bạch Tuyết và cổ phiếu TNA của công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam có thể thấy các chỉ báo MACD, RSI và Bollingerbands là tương đối hiệu quả. Các phân tích trên các đồ thị này cho kết quả tương đối trùng nhau và khá chính xác. Kết quả này cũng đã góp phần khẳng định thêm tính hữu dụng và khả năng dự báo đối với giá cổ phiếu của các chỉ báo này. Cũng vì vậy mà có thể hiểu tại sao chúng lại nằm trong danh sách 10 chỉ báo được sử dụng phổ biến nhất trong công tác phân tích kĩ thuật. Tuy nhiên để có những dự báo chính xác và mang tính toàn diện hơn thì các chuyên gia phân tích thường khuyến khích kết hợp với các chỉ báo đáng tin cậy khác sao cho phù hợp với mục tiêu và tâm lý của từng cá nhân.
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán và phân tích kĩ thuật là những đề tài vô cùng rộng lớn và đa dạng. Bài viết trên chỉ mới giới thiệu được những nét khái quát và cơ bản về phân tích kĩ thuật và đề cập đến ba trong số hàng nghìn những chỉ báo phân tích. Với việc áp dụng cụ thể ba chỉ báo MACD, Bollingerbands và RSI vào phân tích hai cổ phiếu BBT của công ty cổ phần bông Bạch Tuyết và cổ phiếu TNA của công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam là một ví dụ nhỏ để hiểu thêm về các dấu hiệu và cách thức dự báo những biến động giá cổ phiếu của ba chỉ báo này. Việc kết hợp ba chỉ báo như đã trình bày ở trên đã cho những kết quả tương đối chính xác. Tuy nhiên trên thực tế mỗi nhà đầu tư hay nhà phân tích chứng khoán có thể lựa chọn cho mình những chỉ báo phù hợp với từng loại cổ phiếu hoặc sở thích riêng. Trên đây chỉ là một trong rất nhiều những cách kết hợp và bài viết này một lần nữa khẳng định thêm về độ tin cậy của MACD, Bolingerbands và RSI.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài viết “Tổng quan về phân tích kĩ thuật” –website:
Các bài viết về MACD, Bollingerbands, RSI trên website:
Website:
Giáo trình Kinh tế lượng của GS.TS Nguyễn Quang Dong
Website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32989.doc