Chuyên đề Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các NHTM Việt Nam trong việc phát triển kinh doanh thẻ
Thứ năm, một điểm cũng khá nổi bật trong hoạt động thanh toán bằng thẻ tại Việt Nam là vấn đề công nghệ thông tin chưa được ứng dụng một cách hoàn hảo. Thật vậy, công nghệ thông tin tại Việt Nam chưa được được NHTM cũng như các công ty ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình nhiều. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và trong hoạt động thanh toán thẻ nói chung nới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các phần mềm đã được các công ty nước ngoài hay các công ty Việt Nam viết sẵn và có thể chỉnh sửa đôi chút, chứ thật sự chưa có NHTM nào áp dụng công nghệ thông tin nhằm đưa ra các giải pháp cho hoạt động kinh doanh và quản lý. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng tốt trong vấn đề quản lý mạng, quản lý hệ thống Việc sử dụng thẻ (thẻ tín dụng hay thẻ ATM) là việc cung ứng tiện ích cho chủ thẻ trong việc giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt nói riêng và tiện ích trong thanh toán nói chung. Một vấn đề mà không chỉ các NHTM tại Việt Nam cần quan tâm mà các NHTM trên thế giới cũng như các Tổ chức thẻ quốc tế cần lưu ý trong việc phát hành thẻ là phải ứng dụng công nghệ thông tin sao cho chủ thẻ có thể thanh toán thẻ mà không nhất thiết phải đến ngân hàng giao dịch, thậm chí chủ thẻ cũng không cần đến các máy ATM để thanh toán thẻ. Để bảo đảm vấn đề thanh toán thẻ (thẻ ATM) được tiện lợi nhất t hì cần có sự phối hợp giữa hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng với công nghệ bưu chính viễn thông. Trước đây, có thể nói không ai trong chúng ta lại nghĩ rằng chiếc điện thoại di động có thể làm nhiều việc như ngày nay: truy cập internet, chụp anh và cả một số công dụng văn phòng khác Hãy suy nghĩ một chút, nếu như các hãng điện thoại chế tạo ra những chiếc điện thoại di động có những khe để cả những băng từ của thẻ (giống như máy cà thẻ tín dụng) thì hẳn là việc thanh toán thẻ ATM sẽ không nhất th iết chủ thẻ phải đến thận máy ATM để thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển khoản. Khi đó, chủ thẻ chỉ cần lấy thẻ ATM của mình "cả" vào chiếc điện thoại di động, thông tin về thẻ (số PIN, số thẻ, tên chủ thẻ, tài khoản sẽ được nạp vào một phần mền chuyên dụng cài sẵn trên máy điện thoại di động, khi đó thao tác trên máy điện thoại di động sẽ tương tự như thao tác tại các máy ATM của NHTM. Thông tin giao dịch sẽ được chuyển tải từ máy điện thoại di động đến trung tâm thanh thẻ của ngân hàng phát hành thẻ ATM đó và việc giao dịch sẽ được thực hiện. Nếu việc này được thực hiện thì chủ thẻ sẽ không nhất thiết phải đến tận ngân hàng hay đến các nơi có lắp đặt máy ATM của ngân hàng để thanh toán. Vấn đề cần đặt ra ở đây là việc bảo mật thông tin của chủ thẻ và các giao dịch liên quan cần được bảo đảm tối đa trong việc truyền tải thông tin giữa các công ty cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông bưu điện cũng như NHTM trong thanh toán thẻ. Nếu vấn đề công nghệ thông tin trong thanh toán thẻ có thể được thực hiện như thế (bảo đảm cả vấn đề bảo mật) thì hoạt động thanh toán ATM sẽ trở nên hữu ích và tiện dụng hơn. Khi nhắc đến vấn đề bảo mật thôngn tin của chủ thẻ thì có thể nói hệ thống thanh toán thẻ của các NHTM tại Việt Nam còn khá lỏng lẻo. Việc phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam cần hướng tới phát hành các loại thẻ thông minh, nghĩa là những loại thẻ có gắn các chíp điện tử có chứa các thông tin về thẻ và chủ thẻ mà chỉ có thẻ đó mới có và bảo đảm chống sao chép thông tin. Khi đó, hoạt động thanh toán thẻ tín dụng tại Việt Nam mới bảo đảm tính an toàn cho chủ thẻ. Thật sự mà nói tất cả những giải pháp trên trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong phát hành và thanh toán thẻ sẽ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn cũng như các chủ thẻ có thể tốn không ít chi phí cho những tiện ích như vậy.
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các NHTM Việt Nam trong việc phát triển kinh doanh thẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra
CĐTN: Hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam
Chủ đề:
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các NHTM Việt Nam trong việc phát triển kinh doanh thẻ.
Bài làm:
Có thể nói khuynh hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Có rất nhiều phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như check (séc), thẻ thanh toán, các loại giấy tờ thanh toán có giá, nhưngn có thể nói thẻ thanh toán là một trong những phương tiện được biết nh iều nhất và ngày càng được mọi người quan tâm sử dụng nhất không chỉ trên toàn thế giới mà còn tại Việt Nam.
Trong giới hạn của bài viếtnày tôi xin được đề cập đến một vài khía cạnh của các thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh doanh thẻ tại Việt Nam.
Có thể nói trong gần 2 năm qua, thị trường thẻ Việt Nam dường như sôi động hẳn lên như được thổi luồng sinh khí mới mà trước đó, hình thức thanh toán thẻ còn quá mới lạ với người dân Việt Nam. Trong thời gian qua, có thể nói Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) mà chủ yếu là Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã phát triển rất mạnh về hoạt động thanh toán thẻ. Hàng loạt máy rút tiền tự động (ATM: Automatic Teller Machine) được lắp đặt hàng loạt tại các trung tâm thành phố như tại các siêu thị, sân bay, trung tâm thương mại,… và hàng nghìn thẻ ATM đã được phát hành. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương cũng đã rất thành công khi phát hành thẻ Amex. Đó là cơ hội không chỉ cho Ngân hàng Ngoại thương phát triển hoạt động thanh toán thẻ trong nội bộ ngân hàng mình mà còn là cơ hội tốt cho phát triển thị trường thẻ Việt Nam và giúp cho mọi người dân có điều kiện tiếp cận phương tiện thanh toán hiện đại. Ngoài Ngân hàng Ngoại thương các ngân hàng khác cũng đã có cố gắng phát triển các tính năng của thẻ nhằm giúp cho người sử dụng có được những tính năng tiện lợi nhất ví dụ như việc thanh toán hoá đơn bằng thẻ ATM của Ngân hàng Ngoại thương, gửi tiết kiệm bằng thẻ của Ngân hàng Đông á, một số loại thẻ nội địa có thể thanh toán tiền taxi của Ngân hàng á Châu hay thanh toán phí bảo hiểm như phí bảo hiểm Prudential Ngân hàng Ngoại thương…Tuy nhiên, nhìn chung, quá trình phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam vẫn còn có nhiều bất cập.
Thứ nhất, để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các NHTM phải có một công nghệ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng. Điều này đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và sự đầu tư đồng bội mà không phải ngân hàng nào cũng dễ dàng thực hiện được. Chính sự đầu tư không đồng bộ dễ dẫn đến việc thanh toán thẻ không được đảm bảo an toàn và chính xác. Đã có một số trường hợp xảy ra tại một vài NHTM mà dịch vụ thẻ vừa mới được quan tâm là đôi khi khách hàng đã rút một số tiền mặt nhất định trên tài khoản bằng thẻ ATM nhưng trên tài khoản vẫn chưa bị trừ số tiền đó (chưa bị ghi nợ tài khoản số tiền tương ứng đó). Thường trường hợp này là do phần mềm xử lý tài khoản tại kế toán quầy. Điều này dẫn đến tình trạng nếu của khách hàng sau khi rút tiền tại máy ATM sẽ tiếp tục rút tiền tại quầy giao dịch làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín và hoạt động ngân hàng. Đây là một ví dụ rất nhỏ mà không ít lần hoạt động ATM tại một số NHTM đã diễn ra. Điều này đòi hỏi các NHTM phải đầu tư đồng bộ cho hệ thống ATM không chỉ về thiết bị máy ATM mà còn phải đầu tư đồng bộ với chương trình phần mềm quản lý ATM để đem đến sự tiện dụng và an toàn nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ bằng máy ATM.
Thứ hai, hệ thống thanh toán thể ATM và hệ thống chấp nhận thẻ tín dụng (Visa, Master, Amex…) của các NHTM rất cục bộ. Thật là lạ nếu như giả sử ta sử dụng một thẻ Visa do Vietcombank thì đôi khi thẻ không được chấp nhận. Thông thường điều này là do sự thiếu đồng bộ trong các chương trình quản lý hệ thống máy cà thẻ. Ngoài ra, đối với thẻ ATM thì chắc chắn người sử dụng không thể dùng thẻ VCB 24 Connect để trả tiền vào tài khoản cho một người có tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có thẻ ATM do BIDV phát hành và ngược lại.
Chính sự cạnh tranh mang tính độc quyền này của các NHTM Việt Nam đã làm lãng phí tiền của đầu tư cho các hệ thống ATM tại Việt Nam. Các NHTM cần liên kết với nhau để nếu hệ thống máy ATM do VCB đầu tư chẳng hạn thì khách hàng của NHTM khác (Ví dụ như BIDV) phải trả một khoản phí nào đó khi sử dụng hệ thống ATM của VCB nhưng vẫn có thể sử dụng được và ngược lại. Ngoài ra, các phần mềm quản lý ATM nên cho phép chuyển khoản ngoài hệ thống một NHTM. Thật ra, việc này cũng được một số NHTM áp dụng nhưng chưa thật sự phổ biến. Ví dụ, vừa qua Techcombank và thẻ gọi là thẻ ghi nợ truy cập nhanh 24 (Fast Access Connect 24 dibit card), là thẻ do Techcombank trên toàn quốc. Thất sự đối với hầu hết các NHTM Việt Nam thì không phải ngân hàng nào cũng đủ điều kiện vốn và công nghệ thẻ để xây dựng được một hệ thống tanh toán thẻ hoàn chỉnh. Chính vì vậy mà việc liên kết của các NHTM nhỏ với những ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ (như Vietcombank chẳng hạn) là một giải pháp rất hiệu quả trong việc phát triển hệ thống thanht oán thẻ tại Việt Nam.
Trong trường hợp này, ở ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn đều có lợi. Hãy tưởng tượng Vietcombank với hệ thống máy ATM và công nghệ thẻ sẵn có liên kết với một NHTM khác trong hoạt động phát hành và thanh toán thể ATM, Vietcombank được lợi từ hệ thống khách hàng sẵn có và tiền năng của ngân hàng đối tác; ngược lại, ngân hàng đối tác với Vietcombank. Như thế, việc phát triển hoạt đông ATM tại Việt Nam sẽ nhanh chóng và giảm thiểu được nhiều chi phí hơn cho các NHTM.
Thứ ba, hệ thống ATM và hệ thống các điểm chấp nhận thẻ tín dụng tại Việt Nam vẫn chưa nhiều và còn nhiều bất cập. Trước tiên nói về hệ thống máy ATM, ngay cả VCB có hệ thống ATM hiện đại nhất và nhiều nhất nhưng dường như vẫn chưa đủ nếu nhu cầu sử dụng thẻ ATM ngày càng tăng cao. Hơn nữa, chỉ những ngáy ATM tại trụ sở các NHTM mới được lắp đặt với những thùngn kín, còn hầu hết những máy ATM tại các siêu thị, trung tâm thương mại… thì chỉ là một cái máy trống không, không có gì bao bọc bảo vệ xung quanh mà thường lại nằm trong khuôn viên siêu thị hay trung tâm thương mại…Điều này sẽ rất bất tiện cho những ai muốn rút tiền hay chuyển khoản nếu như ngoài giờ mở cửa của siêu thị hay trung tâm thương mại, chẳng lẽ mỗi lúc như thế họ phải chạy lại trụ sở của ngân hàngphát hành thẻ ATM đó để được sử dụng cái được gọi là dịch vụ thanh toán thẻ 24/24 giờ mà lẽ ra đương nhiên họ được hưởng. Kể đến, thật là nguy hiểm cho người rút tiền (đặc biệt với số lượng lớn) khi tại siêu thị thì kẻ ra người vào tấp nập mà khi rút tiền tại các máy ATM xung quanh không có gì bao bọc, che chắn sẽ rất dễ lộ số PIN và còn có thể bị cướp giật tiền một cách đáng tiếc. Các NHTM nên đầu tư xây dựng kín thành hộc xung quanh máy ATM với cửa kính và đặt máy ATM ngoài khuôn viên các siêu thị hay trung tâm thương mại. Điều này vừa bảo đảm đúng ý nghĩa sử dụng thẻ ATM 24/24 giờ và bảo đảm an toàn cho người sử dụng thẻ ATM, đặc biệt trong rút tiền mặt.
Thứ tư, việc phát hành thẻ tín dụng tại NHTM vẫn chưa thật sự cuốn hút và thúc đẩy việc sử dụng thẻ tín dụng như một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hầu như không phải ai cũng được NHTM cấp thẻ tín dụng (với đúng nghĩa của từ "tín dụng"), nghĩa là người sử dụng thẻ, được quyền sử dụng trước và sau đó đến hạn thanh toán mới phải trả tiền sau và trên tài khoản của họ tại thời điểm sử dụng thẻ không nhất thiết phải có đủ số tiền tương ứng mà họ cần sử dụng. Đây thực chất là NHTM cho chủ thẻ vay tín chấp. Hiển nhiên, trong trường hợp này sẽ có rủi ro nhất định nào đó về thanh toán đối với NHTM, nhưng thật sự NHTM sẽ khó thu hút mọi người sử dụng thẻ nếu như cứ mỗi lúc mua hàng hoá mà dùng thẻ thanh toán là phải đảm bảo đủ tiền tương ứng trên tài khoản (thẻ ghi nợ) thì chủ thẻ chắc chắn sẽ sử dụng tiền mặt hay chuyển khoản chứ sẽ không sử dụng thẻ thanh toán, nhất là trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn sử dụng tiền mặt rất nhiều như hiện nay.
Một vấn đề khác cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thẻ tín dụng tại Việt Nam là việc chủ thẻ khi thanh toán tiền hành bằng tẻ tín dụng tại một số cửa hàng bị thu phí tới 2,7 - 3% trị giá món hàng (hiên nhiên không phải tất cả các cửa hàng đều thu phí như thế), trong khi đó, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì người tiêu dùng không bị mất khoản phí này. Đối với những khoản tiền nhỏ thì 2,7 - 3% không phải thật sự là một khoản tiền lớn, nhưng nếu khoản tiền thanh toán lên đến con số chục triệu đồng chẳng hạn thì khoản phí này quả là không nhỏ. Chính đây là sẽ là yếu tố làm cho người tiêu dùng ngần ngại trong việc trả tiền hàng bằng thẻ. Muốn phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán bằng thẻ) tại Việt Nam thì các NHTM cũng như các tổ chức thẻ quốc tế và Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp như thế nào để bảo đảm giảm thiểu tối đa khoản phí trên hoạc không thu khoản phải, có như vậy mới khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thẻ trong thanh toán tiền hành hay dịch vụ…
Thứ năm, một điểm cũng khá nổi bật trong hoạt động thanh toán bằng thẻ tại Việt Nam là vấn đề công nghệ thông tin chưa được ứng dụng một cách hoàn hảo. Thật vậy, công nghệ thông tin tại Việt Nam chưa được được NHTM cũng như các công ty ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình nhiều. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và trong hoạt động thanh toán thẻ nói chung nới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các phần mềm đã được các công ty nước ngoài hay các công ty Việt Nam viết sẵn và có thể chỉnh sửa đôi chút, chứ thật sự chưa có NHTM nào áp dụng công nghệ thông tin nhằm đưa ra các giải pháp cho hoạt động kinh doanh và quản lý. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng tốt trong vấn đề quản lý mạng, quản lý hệ thống…Việc sử dụng thẻ (thẻ tín dụng hay thẻ ATM) là việc cung ứng tiện ích cho chủ thẻ trong việc giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt nói riêng và tiện ích trong thanh toán nói chung. Một vấn đề mà không chỉ các NHTM tại Việt Nam cần quan tâm mà các NHTM trên thế giới cũng như các Tổ chức thẻ quốc tế cần lưu ý trong việc phát hành thẻ là phải ứng dụng công nghệ thông tin sao cho chủ thẻ có thể thanh toán thẻ mà không nhất thiết phải đến ngân hàng giao dịch, thậm chí chủ thẻ cũng không cần đến các máy ATM để thanh toán thẻ. Để bảo đảm vấn đề thanh toán thẻ (thẻ ATM) được tiện lợi nhất t hì cần có sự phối hợp giữa hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng với công nghệ bưu chính viễn thông. Trước đây, có thể nói không ai trong chúng ta lại nghĩ rằng chiếc điện thoại di động có thể làm nhiều việc như ngày nay: truy cập internet, chụp anh và cả một số công dụng văn phòng khác… Hãy suy nghĩ một chút, nếu như các hãng điện thoại chế tạo ra những chiếc điện thoại di động có những khe để cả những băng từ của thẻ (giống như máy cà thẻ tín dụng) thì hẳn là việc thanh toán thẻ ATM sẽ không nhất th iết chủ thẻ phải đến thận máy ATM để thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển khoản. Khi đó, chủ thẻ chỉ cần lấy thẻ ATM của mình "cả" vào chiếc điện thoại di động, thông tin về thẻ (số PIN, số thẻ, tên chủ thẻ, tài khoản… sẽ được nạp vào một phần mền chuyên dụng cài sẵn trên máy điện thoại di động, khi đó thao tác trên máy điện thoại di động sẽ tương tự như thao tác tại các máy ATM của NHTM. Thông tin giao dịch sẽ được chuyển tải từ máy điện thoại di động đến trung tâm thanh thẻ của ngân hàng phát hành thẻ ATM đó và việc giao dịch sẽ được thực hiện. Nếu việc này được thực hiện thì chủ thẻ sẽ không nhất thiết phải đến tận ngân hàng hay đến các nơi có lắp đặt máy ATM của ngân hàng để thanh toán. Vấn đề cần đặt ra ở đây là việc bảo mật thông tin của chủ thẻ và các giao dịch liên quan cần được bảo đảm tối đa trong việc truyền tải thông tin giữa các công ty cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông bưu điện cũng như NHTM trong thanh toán thẻ. Nếu vấn đề công nghệ thông tin trong thanh toán thẻ có thể được thực hiện như thế (bảo đảm cả vấn đề bảo mật) thì hoạt động thanh toán ATM sẽ trở nên hữu ích và tiện dụng hơn. Khi nhắc đến vấn đề bảo mật thôngn tin của chủ thẻ thì có thể nói hệ thống thanh toán thẻ của các NHTM tại Việt Nam còn khá lỏng lẻo. Việc phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam cần hướng tới phát hành các loại thẻ thông minh, nghĩa là những loại thẻ có gắn các chíp điện tử có chứa các thông tin về thẻ và chủ thẻ mà chỉ có thẻ đó mới có và bảo đảm chống sao chép thông tin. Khi đó, hoạt động thanh toán thẻ tín dụng tại Việt Nam mới bảo đảm tính an toàn cho chủ thẻ. Thật sự mà nói tất cả những giải pháp trên trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong phát hành và thanh toán thẻ sẽ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn cũng như các chủ thẻ có thể tốn không ít chi phí cho những tiện ích như vậy.
Trong phạm vi giới hạn của bài viết, tôi không có điều kiện phân tích chi tiết các giải pháp khác khi có điều kiện xin được trao đổi tiếp.
Xin chân thành cảm ơn thầy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28335.doc