Chuyên đề Phân tích quy trình xếp hạng khách hàng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình

LỜI MỞ ĐẦU Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào mục tiêu khi cung cấp khoản tín dụng là nó phải đảm bảo an toàn và đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng hay nói cách khác là tín dụng mà ngân hàng cung cấp phải có hiệu quả. Để làm được việc này ngân hàng phải có được phương pháp chấm điểm khách hàng và quản lý rủi ro tốt. Nhận thức được điều này em đó lựa chọn đề tài “ Phõn tớch quy trỡnh xếp hạng khỏch hàng của Ngõn hàng Cụng thương chi nhánh Ba Đỡnh” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng của việc xếp hạng khỏch hàng và quản lý rủi ro của chi nhỏnh, qua đó đưa ra một số mô hỡnh nhằm đóng góp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đối với các ngân hàng thỡ hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Để tín dụng có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn nhưng cũng hết sức quan trọng đối với ngân hàng.Trong đó chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng có vai trũ hết sức quan trọng nú hỗ trợ NHCV trong việc: Ra quyết định cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng, số tiền cho vay/bảo lónh, thời hạn, mức lói suất/phớ, biện phỏp bảo đảm cho khoản tín dụng. Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang cũn dư nợ; Hạng khách hàng cho phép NHCV lường trước những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay và có những biện pháp đối phó kịp thời. Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, và do cũn hạn chế về kiến thức trong chuyên đề này em chỉ xem xột qui trỡnh chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và nờu ra một số mụ hỡnh mới hiện nay. Chuyên đề này gồm 3 phần chính là: I. Tổng Quan hoạt động tín dụng II. Quy trỡnh chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của ngân hàng Công thương Ba đỡnh III. Một số mụ hỡnh phõn tớch và đánh giá rủi ro tín dụng Cuối cựng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tỡnh của thầy giỏo NGễ VĂN THỨ cùng sự giúp đỡ tận tỡnh của cỏc cụ chỳ anh chị tại Ngõn hàng Cụng thương chi nhánh Ba Đỡnh đặc biệt là mọi người trong phũng Quản lý rủi ro. Do hạn chế về trỡnh độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế và thời gian thực tập tại ngân hàng nên chuyên đề của em không thể tránh được những thiếu xót. Kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.

doc123 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích quy trình xếp hạng khách hàng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghĩa: Lợi nhuận dòng Chi phí tiền tệ Luồng tiền= (tổng doanh thu trừ + (đặc biệtlà khấu hao). đi tổng chi phí) Một định nghĩa khác được một số nhà kế toán và phân tích tài chính sử dụng là: Luồng tiền= Lợi nhuận ròng + Chi phí tiền tệ + phần tăng thêm của tài khoản phải trả - Phần tăng thêm của ngân hàng tồn kho và TK phải thu. Một trong những ưu điểm của định nghĩa luồng tiền theo cách thứ hai là giúp cán bộ tín dụng có thể tập chung được vào các khía cạnh kinh doanh phản ánh chất lượng và kinh nghiệm quản lý của người vay, cũng như vị thế của người vay trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu một công ty doạt động được thông qua việc sử dụng chủ yếu tín dụng trương mại (tài khoản phải trả), sẽ có cả đống hàng tồn kho không bán được, hoặc đang gặp khăn việc thu hồi các khoản bán chịu (tài khoản phải thu), thì sớm hay muộn cũng là hiểm họa rủi ro tín dụng đối với ngân hàng. Cán bộ tín dụng đánh giá luồng tiền cảu khách hàng thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi sau: (i) thu nhập hay doanh thu có mức tăng trưởng cao trong quá khứ là rõ ràng và chắc chắn? (ii) liệu mức tăng trửong cao này có được duy trì để hỗ trợ cho việc trả nợ ngân hàng? Thu nhập hiện hành và trong quá khứ của người vay là bằng chứng quan trọng để trả lời các câu hỏi trên. 1.4. Bảo đảm iền bay: Khi đánh giá khía cạnhbảo đảm tiền vay. Cán bộ tín dụng phải tự hỏi: người vay có sở hữu một giá trị nào hay tài sản nào có chát lượng để hỗ trợ cho khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm nhưu: tuổi thọ, điều kiện, và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu tài sản rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày. 1.5. Các điều kiện: Cán vộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết được xu hướng hiện hành về công ciệc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng. Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàn, hầu hết các ngân hàn đều duy trì các phai dữ liệu thông tin bao gômg các mẫu báo có liên quan, các bài tạp chí, và các báo cáo nghiên cứu. 1.6. Kiểm soát: Tập chung vao những vẫn đề như: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngan hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng? 2. Hợp đồng chí tín dụng “6C” đã giúp cán bộ tín dụng và nhà phân tích trong việc trả lời một câu hỏi tổng quát: Người vay đủ tư cách? Khi câu hỏi này đã được trả lời thuận, thì câu hỏi tiếp theo sẽ là: hợp đồng tín dụng sẽ được ký kết đúng đắn và hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu của người vày và ngân hàng? Cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm và làm thỏa mãn yêu cầu đồng thời của hai đối tượng là người vay và chủ nợ của ngân hàng (bao gồm những người gửi tiền và những người chủ sở hữu). Điều này đòi hỏi trứoc hết là nội dung hợp đồng tín dụng phải đáp ứng được nhu cầu vốn của người vay theo một kế hoạch trả nợ thuận lợi. Tạo điều kiện thuận lợi để người vay có khả năng xử lý các nghĩa vụ trả nợ, bởi vì sự thành đạt của ngân hàng phụ thuộc cơ bản vào sự thành công của khách hàng. Nếu một khách hàng chính gặp rắc rối trong việc thực hiện khoản vay, thì ngân hàng cũng xem chính mình đang gặp rắc rối gì. Nếu người vay có sự điều chỉnh thích hợpkhoản vay, thì khoan tín dụng thực tế có thể là lớn hơn hay nhỏ hơn so với nhu cầu ban đầu (bởi vì nhiều khách hàng không biết chính xác đueọec nhu cầu tài chính của mình), và thời hạn xin vay cũng có thể dài hơn hay ngắn hơn so với dự kiến. Như vậy, cán bộ tín dụng phải có khả năng cố vấn tài chính cho khách hàng, đồng thời hướng dẫn khách hàng hoàn thành đơn xin vay. Một hợp đồng tín dụng hợp lệ phải bảo vệ được quyền lợi vủa ngân hàng bằng cách quy định những điều khoản giới hạn hoạtđộng của người vay, nếu các hoạt động này đe dọa khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng. Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ vay (khi nào và ở đâu ngân hàng sẽ hành động cưỡng chế thu hồi nợ vay) cũng phải được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng tín dụng. 3.Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm? 3.1. Lý do nhân bảo đảm tín dụng: Trong khi những công ty lớn và các công ty khách hàng khác có hệ số tín nhiệm cao không cần có bảo đẻm tín dụng. Những khách hàng còn lại thường được yêu cầu phải có viện pháp bảo đảm tín dụng như cầm cố, thể chấp tài sản hay bảo lãnh trả nợ của người thứ ba. Việc ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng nhằm hai mục đích là: thứ nhất. nếu người vay không trả nợ theo quy định, thì ngân hàng cóa quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ; thứ hai. Nhận bảo đảm tín dụngtạo cho ngân hàng lợ thế về tâm lý so với người vay. Bởi vì người đặt cọc (người vay) phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gán những tài sản giá trị của mình. Như vậy, câu hỏi quan trọng thúe ba đôis với mỗi hợp động tín dụng là: Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản lảo đảm hay thu nhập của người vay? Khi nhận bảo đảm tín dụng, ngân hàng phải xác định rõ ràng và chính xác những tài sản nào là đối tượng có thể gán nợ và có thể bán được, đồng thời phải chứng minh tài sản nảo là đối tượng bằng văn bản cho các chủ nợ khách biết rằng mình là người hợp pháp có quyền chiếm đoạt tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ có vị thế ưu tiên trong việc nhận gán nợ so với các chủ nợ khác và ngay cả với chủ sở hữu. 3.2. Các loại bảo đảm tín dụng thông thường: a) Tài khoản phải thu: Ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng bằng việc quy định tỷ lệ % (thông thường từ 40 đến 90%) giá trị của tài khoản phải thu (bán hàng chịu, hay tín dụng thương mại) theo số liệu trên bảng cân đối tài chính. Khi khách hàng của người vay thanh toán tiền hàng mua chịu, thì số tiền này được dùng để nợ cho ngân hàng. b) Bao thanh toán: Ngân hàng có thể mua tài khoản phải thu của người vay theo một tỷ lệ % nhất định theo giá trị ghi sổ. Tỷ lệ % này phụ thuộc vào chất lượng và thời hạn của các khoản phải thu. Bời vì ngân hàng đã mua khoản phải thu (chuyển giao quyền sở hữu), nên ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng của người vay là khoản tiền thanh toán mua hàng chịu sẽ trả trực tiếp cho ngân hàng. Thông thường, người vay phải cam kết với ngân hàng là sẽ bù đắp những khoản tiền phải thu nhưng thực tế không thu được. c) Hàng tồn kho: Để bảo đảm tín dụng, ngân hàng có thể nhận hàng tồn kho, vật tư, nguyên liệu của người vay làm tài sản cầm cố. Thông thường, ngân hàng chỉ cho vay một tỷ lệ % nhất định (từ 30 đến 80%) trên giá trị thị trường hiện hành của tài sản cầm cố, nhằm phòng ngừa hàng hóa giảm giá. Tài sản cầm cố có thể do người vay kiềm soát hoàn toàn, nhưng giấy tờ sở hữu do ngân hàng nắm giữ. Một sự lựa chọn khác có thể là, ngân hàng là người năm giữ tài sản cầm cố cho đến khi nào nợ được trả hoàn toàn. d) Thế chấp tài sản cố định: Các ngân hàng cũng có thể chấp nhận bảo đảm tín dụng bằng tài sản cố định (đất đai và những công trình gắn liền với đất) c) Bảo lãnh của bên thứ ba: Trong trường hợp người vay không có tài sản bảo đảm tín dụng thì phải có một bên thứ ba đứng ra bảo lãnh. Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay là sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người vay, nếu người vay không trả được nợ khi đến hạn Bảo lãnh có thể là có bảo đảm bằng tài sản hoặc uy tín. 3.1.2 Kiểm tra tín dụng Những gì xả ra đối với hợp đồng tín dụng sau khi đã được ký kết giữa người vay và ngân hàng? Có thể cho qua và quên đi tất cả cho đến khi hợp đồng đến hạn và người vay hoàn tòan trả lần cuối? Rõ ràng là thật khờ dại nếu ngân hàng làm như vậy, bởi vì các điều kiện cấp tín dụng thường thay đổi theo thời gian, có ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người thay đổi theo thời gian, có ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay và khả năng hòan trả nợ vay của khách hàng. Những biến động trong nền kinh tế làm suy yếu một số công ty và làm tăng nhu cầu tín dụng đối với các công ty khác, trong khi đó, từng cá nhân thì có thể bị mất việc làm, nhiễm bệnh hiểm nghèo làm cho người vay không có khả năng trả nợ. Cán bộ tín dụng phải nhạy cảm với những diễn biến như vậy và định kỳ phải kiểm tra tất cả các khoản tín dụng cho đến khi chúng đến hạn. Trong khi ngày nay các ngân hàng sử dụng rất nhiều các quy trình khác nhau để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên, những nguyên lý chung đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng bao gồm: Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, ví dụ định kỳ 30, 60, hay 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa: đối với những khoản tín dụng lớn thì phải thường xuyên hơn. xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng phải được kiểm tra, bảo gồm: Kế hoạch trả nợ của khách hàng, nhằm bảo đảm rằng khách hàng không chậm trễ trong việc thanh toán nợ theo kế hoạch. Chất lượng và điều kiện của tài sản dùng làm bảo đảm rằng ngân hàng có đầy đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm tín dụng đối với người vay trước tòa án nếu cần thiết. Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, bảo đảm rằng ngân hàng có đầy đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài bảo đảm tín dụng đối với người vay trước tòa án nếu cần thiết. Đánh giá điều kiện tài chính và những dự báo về người vay xem đã thay đổi, trên cơ sở đó xem lại nhu cầu tín dụng của người vay thay đổi như thế nào. Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý đặt ra. 3) Kiểm tra thường xuyên các khỏan tín dụng lớn, bời vì nếu các “đại gia” bị vỡ nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện tài chính của ngân hàng. 4) Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng. 5) Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng trong phát triển (ví dụ như xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, hay có sự áp dụng công nghệ mới đòi hỏi phải có sản phẩm mới và các phương pháp phân phối mới). Kiểm tra tín dụng không phải là công việc thừa, lãng phí, mà rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành mạnh. Nó không những giúp cho nhà quản lý nhận ra những vấn đề một cách nhanh chóng, mà còn có tác dụng kiểm tra thường xuyên xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách cho vay của ngân hàng. Với lý do này, đồng thời tăng cường tính khách quan của công tác kiểm tra tín dụng, hầu hết các ngân hàng lớn đều thành lập phòng “kiểm tra tín dụng” độc lập với “phòng tín dụng”. kiểm tra tín dụng cũng giúp cho Hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành trong việc đánh giá toàn bộ tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng, từ đó đề ra các biện pháp phòng chống cũng như định hướng chính sách “Quỹ dữ trữ bù đắp rủi ro” và chiến lược tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong tương lai. 3.1.3. Xử lý tín dụng có vấn đề Cho dù dấu hiệu các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng. nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn được thể hiện trên sổ sách là những khoản tín dụng có vấn đề. Những khoản tín dụng có vân đề thường bao gồm các trường hợp: (i) người vay không thể trả nợ đúng hạn một hay nhiều kỳ, (ii) tài sản bảo đảm tín dụng giảm giá đáng kể. Trong khi nội dung tín dụng có vấn đề ít nhiều là khác nhau trong các tình huống khách nhau, nhưng một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề có thể nêu ra như sau: Sự chậm trễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận; hoặc chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụgn. Đối với tín dụng doanh nghiệp, bất cứ sự thay đổi bất thường nào trong khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khỏan và thu nhập. Đối với tín dụng doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán tổ chức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm. Giá cổ phiếu của công ty thay đổi bất lợi. Thu nhập ròng giảm trong một hay nhiêu năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phẩn (ROE), hay lợi tức trước thuế và lãi suất (EBIT). Những thay đổi bất lợi tron cơ cấu nguồn vốn (chỉ tiêu vốn cổ phẩn trên nợ vay), thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện hành), hay mức độ hoạt động (ví dụ chỉ tiêu doanh thu trên hàng tồn kho). Độ lệch của doanh thu hay lưu chuyển tiền tệ so với kết hoạch khi mà tín dụng đã được cấp. Những thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không có lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Vậy ngân hàng phải làm gì khi tín dụng có vấn đề? Các chuyên gia Ngân hang sẽ tìm ra các giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề theo một số bước như sau: 1. Luôn luôn đặt ra mục tiêu là: tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay. 2. Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở nên xấu hơn. 3. Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay. 4. Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về các giải pháp có thể, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu, và tăng cường cải tiến công tác quả lý. Trước khi hội ý vơi khách hàng, chuyên gia cần phải phân tích sơ bộ tín dụng có vấn đề và những chuyên gia cần phân tích sơ bộ tín dụng có vấn đề và những nguyên nhân có thể, ghi chú mọi vấn đề đặc biệt khám phá ra (kể cả những chủ nợ có liên quan). Xây dựng kế hoạch hành động sau khi đã xác định được rủi ro đối với ngân hàng và bổ sung hồ sơ tín dụng (đặc biệt là yêu cầu bổ sung tài sản làm vật bảo đảm tín dụng để phù hợp với tình hình mới). 5. Dự tính những nguồn có thể dùng để thu nợ có vấn đề (bao gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gủi tại ngân hàng). 6. Chuyên gia cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng còn nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện. 7. Đối với doanh nghiệp, chuyên gia cần đánh giá chất lượng năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp. 8. Chuyên gia phải cân nhắc mọi phương án có thể hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trươc mặt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng khác có thể là bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng, yêu cầu có bảo lãnh của người thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sáp nhập, hay thanh lý công ty, nộp đơn xin phá sản. Rõ ràng là, giải pháp tối ưu phải bảo đảm thu hồi được nợ, đồng thời tạo cơ hội cho cả ngân hàng và khách hàng có thể duy trì hoạt động tiếp, theo một cách bình thường. Trong thực tế, chuyên gia tín dụng thường lý lẽ rằng: cho dù khỏan tín dụng có thể trở nên có vấn đề, nhưng người vay thì không nhất thiết phải như vậy: điều này hàm ý, một hợp đồng tín dụng được ký kết một cách đúng đắn, tuân thủ mọi điều kiện đặt ra trong chính sách tín dụng của ngân hàng, thì ít khi trở thành khoản tín dụng có vấn đề. Nhưng mặt khác, một hợp đồng tín dụng không đúng đắn, có sai sót có thể góp phần làm cho khách hàng gặp phải các vấn đề về tài chính và là nguyên nhân khiên cho khách hàng có thể trở nên bị vỡ nợ. 3.1.4. Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng. Hệ thống chỉ tiêu tài chính dùng để phân tích đánh giá tín dụng doanh nghiệp được chia thành bốn nhóm như sau: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (liquidity ratios) + Chỉ tiêu thanh toán nhanh hay tức thời (Quick ratio) + Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn (Current ratio) + Chỉ tiêu vốn lưu động ròng (Net working capital) Nhóm chỉ tiêu họat động + Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) + Kỳ thu nợ bình quân (Average Collection period) + Vòng quay tổng tài sản (Total asset turnover) Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy (Leverage ratios) + Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt to total assets) + Khả năng trả lãi tiền vay (Interest coverage ratio) Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời + Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu (Profit margin on sales) + Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on shareholders’Equity).Hay còn gọi là hệ số ROE. + Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (Return on total Assets) hay còn gọi là hệ số ROA. Ngân hàng xem xét nhiều tiêu chí trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, tuy nhiên, trong thực tế, thường tập trung váo 6 tiêu chí cơ bản, gọi là “6C”. Trên cơ sở 6 tiêu chí này, cán bộ tín dụng cần trả lời được 3 câu hỏi trước khi tiến hành giải ngân là: (i) khách hàng có đủ tư cách ? (ii) Hợp đồng tín dụng là đúng đắn và hợp lệ? (iii) ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm hay thu nhập khi người vay vỡ nợ? Cuối cùng, một chính sách tín dụng lành mạnh phải luôn kém theo điều khoản kiểm tra định kỳ, thường xuyên tất cả các khoản tín dụng đã cấp cho đến khi đáo hạn. Khi một khoản tín dụng trở nên có vấn đề, thì cần đế sự xử lý nghiệp vụ của chuyên gia ngân hàng. Chuyên gia phải tìm ra được nguyên nhân của tín dụng có vấn đề và hợp tác cùng khách hàng để tìm ra giải pháp để ngân hàng thu hồi vốn. 3.2. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng 20 năm trở về trước, hầu hết các ngân hàng chỉ dựa duy nhất vào phương pháp truyền thống (định tính) để đánh giá rủi ro tín dụng người đi vay. Phương pháp truyền thống này tỏ ra vừa mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan, chính vì vậy, ngân hàng không ngừng cải tiến phương pháp đánh giá khách hàng để ra các quyết định cho vay. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng khi cấp tín dụng cho công ty vẫn tiếp tục sử dụng chủ yếu phương pháp truyền thống để đánh giá rủi ro tín dụng. Ngày nay, một số ngân hàng đã sử dụng mô hình cho điểm để lượng hóa rủi ro tín dụng người vay. Mô hình cho điểm tín dụng có ưu điểm hơn phương pháp truyền thống ở chỗ là, nó cho phép xử lý nhanh tróng một khối lượng lớn các đơn xin vay, với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng. Các mô hình cho điểm tín dụng sử dụng các số liệu phản ánh những đặc điểm của người vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Để sử dụng các mô hình này, nhà quản lý phải xác định được các tiêu chí về kinh tế và tài chính liên quan đên rủi ro tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể. Đối với tín dụng tiêu dùng, các tiêu chí đó có thể là thu nhập, tài sản, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và nơi ở. Đối với tín dụng công ty, thì các chỉ tiêu tài chính (như đòn bẩy…) thường là các chỉ tiêu chủ yếu. Sau khi các tiêu chí đã được xác định, kỹ thuật thống kê sẽ được sử dụng để lượng hóa (cho điểm) xác suất rủi ro tín dụng hoặc để phân hạng rủi ro tín dụng. Sau đây, chúng ta sẽ tiếp cận với một số mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng cơ bản thường được sử dụng nhất. 3.2.1. Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model) Mô hình điểm số Z do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (X). Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó, Atlman đi đến mô hình cho điểm như sau: Z = 1.2X + 1.4X + 3.3X + 0.6X + 1.0X Trong đó: X là tỷ số “vốn lưu động ròng / tổng tài sản” X là tỷ số “lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản” X là tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi / tổng tài sản” X là tỷ số “thị giá cổ phiếu / giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X là tỷ số “doanh thu / tổng tài sản”. Trị số Z càng cao thì xác suất vỡ nợ của người vay càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp hạng khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1.81. Bên cạnh nhữn ưu điểm, thì mô hình điểm số tín dụng có những hạn chế sau: Mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm là “ “vỡ nợ” và “không vợ nợ”. Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay. Điều này hàm ý, cần có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diện hơn theo nhiều thang điểm để phân loại khách hàng thành nhiều nhóm tương ứng với các mức độ vỡ nợ khác nhau. Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của các biến số theo thời gian, dù là trong ngắn hạn. Tương tự như vậy, các biến số (Xj) cũng không phải là bất biến, đặc biệt là khi điều kiện thị trường và kinh doanh thương xuyên thay đổi. Ngoài ra, mô hình cũng giả thiết rằng các biến số Xj là hoàn toàn độc lập không phụ thuộc lẫn nhau. Đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hóa, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khác hàng. Ví dụ, yếu tố “danh tiếng” của khách hàng, yếu tố “mối quan hệ truyền thống” giữa khách hàng và ngân hàng, hay yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh. Nhìn chung, các nhân tố này thường không được sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn, như giá cả thị trường của các tài sản tài chính. Áp dụng mô hình điểm số Z cho việc đánh giá rủi ro của “ Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex” đã được xếp hạng trong phần II. Ta có X= Vốn lưu động ròng / Tổng tài sản =0.2 X= lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản = 0.032 X = lợi nhuận trước thuế và tiền lãi / tổng tài sản = 0.051 X= thị giá cổ phiếu / giá trị ghi sổ của nợ dài hạn = 0.1 X= doanh thu / tổng tài sản = 5.1/2.2=2.318 Vậy ta có điểm số Z = 0.2*1.2 + 1.4*0.032 + 3.3*0.051 + 0.6*0.1 + 1.0*2.318 = 2.8311 Ta thấy điểm số Z =2.8311 >1.81 vậy căn cứ vào kết luận này ngân hàng có thể cấp tín dụng cho công ty TNHH nhựa đường Petrolimex Khá phù hợp vơi kết luận rút ra từ phần II. Công ty được xếp hạng loại BB 3.2.2. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng Ngày nay, nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp cho điểm để xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng. Thực tế, nhiều tổ chức thẻ tín dụng đã sử dụng mô hình điểm sổ để xử lý số lượng đơn yêu cầu ngày một gia tăng, những ngân hàng cũng sử dụng mô hình này để đánh giá những khoản tín dụng mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ. Nhiều khách hàng ưu thích sự thuận tiện và nhanh chóng khi yêu cầu tín dụng của họ được xử lý bằng hệ thống cho điểm tự động. Thông thường, khách hàng có thể gọi điện thoại đến ngân hàn để liên hệ việc xin vay, thông qua hệ thống máy tính nối mạng, trên cơ sở dữ liệu của khách hàng, trong vòng vài phút ngân hàng có thể thông báo kết quả tín dụng cho khách hàng. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà,…. Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng cũng tương tự với qui trình chấm điểm khách hàng cá nhân của Ngân hàng Công thương. Mô hình điểm số đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm như thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình. Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến chương trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng. 3.2.3. Mô hình cấu trúc kỳ hạn rủi ro tín dụng Đây là phương pháp dựa trên các yếu tố thị trường để đánh giá rủi ro tín dụng và phân tích “mức thưởng chấp nhận rủi ro” (risk premiuns) gắn liền với mức sinh lời của khoản nợ công ty hay khoản tín dụng ngân hàng đối với những người vay có cùng mức độ rủi ro. Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đã xếp hạng các công ty phát hành trái phiếu thành 7 nhóm chính. Các nhóm khác nhau phản ánh mức vượt trội của lãi suất trái phiếu thuộc nhóm đó so với mức lãi suất trái phiếu kho bạc (trái phiếu không có rủi ro tín dụng). Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu trường hợp đơn giản về rủi ro tín dụng đối với ngân hàng khi mua trái phiếu kỳ hạn một năm, hay cấp tín dụng thời hạn một năm cho một khách hàng là công ty có rủi ro. Sau đó, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn đối với trái phiếu và tín dụng có thoiừ hạn dài hơn. Trong mỗi trường hợp, chúng ta sẽ thấy được rủi ro tín dụng (xác xuất vỡ nợ) của người vay theo đánh giá của thị trường là như thế nào. 1. Xác suất vỡ nợ của công cụ nợ kỳ hạn một năm: Giả sử, một ngân hàng yêu cầu mức thu nhập dự tính của trái phiếu công ty thời hạn một năm ít nhất là băng với mức thu nhập của trái phiếu kho bạc kỳ hạn một năm. Gọi p là xác suất hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đối với trái phiếu công ty; như vây, (1-p) sẽ là xác suất vỡ nợ. Nếu người vay vỡ nợ, theo giả định, ngân hàng sẽ không nhận được gì. Gọi mức thu nhập của trái phiếu công ty kỳ hạn một năm là (1 + k), và của trái phiếu kho bạc là (1+i); nhà quản trị ngân hàng sẽ đạt được kết quả như nhau khi đầu tư vào trái phiếu công ty hay trái phiếu kho bác khi: p(1+k) = (1+i) Điều này hàm ý, mức thu nhập dự tính của trái phiếu công ty bằng với mức thu nhập của trái phiếu không có rủi ro. Giả sử ta có: i=10% và k=15,8%. Điều này hàm ý xác suất hòan trả của trái phiếu theo đánh giá của thị trường sẽ là; p = Nếu xác suất hoàn trả là 0.95 thì xác suất vỡ nợ của trái phiếu sẽ là (1-p) = 0.05= 5%. Từ đó suy ra, với xác suất vỡ nợ của trái phiếu công ty (hay khoản vay) là 5%, thì “mức thưởng chấp nhận rủi ro” tương ứng là 5,8%. Rõ ràng là, khi xác suất hoàn trả (p) giảm, thì xác suất vỡ nợ (i-p) tăng, đòi hỏi mức chênh lệch giữa k và i tăng lên. Từ phân tích trên, ta có thể mở rộng ví dụ để phù hợp với một thực tế là: khi công ty vỡ nợ thị ngân hàng không bị mất toàn bộ gốc và lãi. Trong thực tế, ngân hàng vẫn có thể thu được một phần của khoản gốc ngay cả trong trường hợp con nợ bị phá sản. ví dụ, theo kết quả nghiên cứu của Alman thì, khi trái phiếu đầu cơ (Junk bond) của công ty bị vỡ nợ, thì nhà đầu tư vẫn có thể thu hồi trung bình 40 cents trên một dollar. Môt thực tế là, nhiều khoản tín dụng được quyền thu nợ bằng tài sản cầm cố hay thế chấp nếu người vay vỡ nợ, do đó, nếu gọi là tỷ lệ thu hồi được gốc và lãi trong trường hợp vỡ nợ. Ví dụ, đối với trái phiếu đầu cơ thì xấp xỉ bằng 0.4. Nhà quản trị ngân hàng sẽ đạt được kết quả như nhau khi đầu tư vào trái phiếu công ty hay trái phiếu kho bạc khi: Biểu thức (1+k)(1-p) là khoản thu dự tín khi con nợ vỡ nợ. Như vậy, nếu khoản tín dụng có bảo đảm bằng tài sản (), thì “mức thưởng chấp nhận rủi ro” đối với tín dụng phải giảm trong mọi trường hợp ứng với mức xác suất rủi ro là (1-p). Bảo đảm tín dụng la phương pháp kiểm soát rui rỏ vỡ nợ, có vai trò thay thế trực tiếp “mức thưởng chấp nhận rủi ro” trong việc ấn định mức lãi suất tín dụng. Để thấy được điều này, chúng ta tính “mức thưởng chấp nhận rủi ro - ” như sau; Theo ví dụ đang xét, khi i=10% và p=0.95 và nếu ngân hàng dự tính sẽ thu được 90% gốc và lãi nếu người vay vỡ nợ, tức=0.9, thì “mức thưởng chấp nhận rủi ro” chỉ còn 0.6% (. Một điều thật thú vị là, giữa và p có thể thay thế hoàn hảo lẫn cho nhau. Điều này hàm ý, nếu một khoản tín dụng có bảo đảm có hệ số = 0.7 và p=0.8 sẽ có “mức thưởng chấp nhận rủi ro” bằng với một khoản tín dụng khác có hệ số = 0.8 và p=0.7. một sự tăng bảo đảm tín dụng () được thay thế trực tiếp bằng một sự tăng xác suất rủi ro vỡ nợ nợ (p giảm). Chúng ta có thể thấy được sự thay thế hoàn hảo giữa và p trên đồ thị dưới đây: tại A có = 0.7 và p=0.8; và tại B có = 0.8 và p=0.7 Đồ thị: Sự thay thế hoàn hảo giữa Risk Premium và Collateral. Xác suất hoàn trả tín dụng (p) Tỷ lệ thu hồi khi vỡ nợ () 0.8 A 0.7 B 1.0 0.7 0.8 1.0 2. Xác suất vỡ nợ của công cụ nợ dài hạn: Chúng ta có thể mở rộng sự phân tích để xác định rủi ro tín dụng (hay rủi ro vỡ nợ) đối với các khoản tín dụng hay các trái phiếu dài hạn. Cũng ví dụ trên, đối với tín dụng hay trái phiếu một năm, xác suất vỡ nợ (1-p) được xác định. Giả sử, nhà quản lý ngân hàng muốn tìm xác suất vỡ nợ đối với tín dụng hay trái phiếu có kỳ hạn hai năm. Để làm được điều này, nhà quản lý phải dự tính được xác suất không vỡ nợ trong năm thứ nhất. Xác suất xảy ra vỡ nợ trong một năm bất kỳ nào đó phải được tính dựa trên xác suất không xảy ra vỡ nợ trước đó. Xác suất vỡ nợ của trái phiếu trong một năm bất kỳ được gọi là “xác suất vỡ nợ cận biên” (Marginal default Probability) của năm đó. Đối với trái phiếu kỳ hạn một năm, thì (1-p)= 0.05 vừa là xác suất vỡ nợ cận biên, vừa là xác suất vỡ nợ tích lũy Cp (hay tổng xác suất) của năm, thì xác suất vỡ nợ cận biên của năm thứ nhất (1-p) có thể khác với xác suất vỡ nợ cận biên của năm thứ nhất (1-p). Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp để nhà quản lý ngân hàng có thể dự tính được p,như trước hết ta giả định: 1- p= 0.07; nghĩa là: (1-p) = 0.05 = xác suất vỡ nợ vào năm thứ nhất (1-p) = 0.07= xác suất vỡ nợ năm thứ hai. Xác suất vỡ nợ của người vay tại bất cứ thời điểm nào kể từ bây giờ (thời điểm 0) đến cuối năm thứ hai sẽ là: p Xác suất vỡ nợ tích lũy tại một thời điểm nào đó nằm ở giữa thời điểm bây giờ và thời điểm cuối năm thứ hai sẽ là: Cp = 1 – ( = 1 – [(0.95)*(0.93)] =0.1165 Trong đó, xác suất vỡ nợ tích lũy Cp là xác suất vỡ nợ của người vay trong suốt kỳ hạn của tín dụng hay trái phiếu dài hạn. Như vậy, đối với trái phiếu kỳ hạn hai năm sẽ có xác suất vỡ nợ tích lũy là 11,64%. Giả sử, hai loại trái phiếu chiết khấu kỳ hạn một năm và hai năm thuộc trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty, ta có thể tính được p từ việc phân tích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Chúng ta hãy quan sát đồ thị dưới đây. Các tuyến lãi suất trái phiếu chiết khấu công ty và chính phủ 18% 11% 15.8% 10% Trái phiếu công ty Trái phiếu chính phủ Kỳ hạn (năm) Mức lãi suất (%) 0 1 2 Nhìn vào đô thị thấy rằng, khi kỳ hạn trái phiếu càng dài thì lãi suất trái phiếu chiết khấu của chính phủ và của công ty càng tăng. Nhiệm vụ của chúng ta là xác định. Xác suất vỡ nợ đối với trái phiếu công ty có kỳ hạn hai năm là như thế nào. Trước hết, hãy nhìn đường lãi suất của trái phiếu chính phủ. Điều kiện để không xảy ra kinh doanh chênh lệch lãi suất là: thu nhập từ trái phiếu chiết khấu kỳ hạn hai năm phải nằm thu nhập dự tính từ việc đầu tư liên tiếp vào trái phiếu chiết khấu kỳ hạn một năm trong vòng hai năm. Từ nhận xét này ta tính được mức lãi suất dự tính áp dụng cho năm thứ hai (lãi suất kỳ hạn của năm thứ hai (lãi suât kỳ hạn của năm thứ hai- forward rate) là: Trong đó: = thu nhập từ trái phiếu chiết khấu có kỳ hạn 2 năm trong cí dụ đang xét thì i=11%. thu nhập của trái phiếu chiết khấu có kỳ hạn 1 năm, nhưng được đầu tư liên tiếp trong hai năm; trong ví dụ đang xét thì i = 10%; và ta cần phải xác định giá trị của f là bao nhiêu. Thay cá số liệu thích hợp vào phương trình trên ta tính được f: =1.12 f=12% Mức lãi suất dự tính tăng từ 10% (i) năm này lên 12% (f) trong năm tiếp theo phản ánh mức lạm phát dự tính và các nhân tố khác trực tiếp ảnh hưởng lên giá trị thời gian của tiền tệ. Căn cứ vào tuyến lãi suất của trái phiếu công ty, chúng ta cũng có thể tính được mức lãi suất kỳ hạn một năm (của năm thứ hai) của trái phiếu công ty. Tuyến lãi suất của trái phiếu công ty nói lên rằng, mức lãi suất của chiết khấu kỳ hạn một năm là k1= 15.8%, và mức lãi suất của trái phiếu chiết khấu kỳ hạn hai năm là k2= 18%. Gọi c1 là mức lãi suất kỳ hạn của trái phiếu công ty ở năm thứ hai, chúng ta có: 1+c1 = c1 = 20,2% kết quả tính toán được trình bày tại bảng dưới đây: Lọai Mức lãi suất áp dụng cho năm hiện hành Mức lãi suất dự tính áp dụng cho năm tiếp theo Trái phiếu chính phủ 10.0% /năm 12.0% /năm Trái phiếu công ty 15.8% / năm 20.2% / năm Chênh lệch 5.8% / năm 8.2% / năm Mức lãi suất dựt tính của trái phiếu công ty kỳ hạn một năm là căn cứ để xác định xác suât hoàn trả nợ vay trong năm thứ hai p. Ta có: Như vậy, xác suất dự tính xảy ra vỡ nợ trong năm thứ hai sẽ là: 1 - p = 1 – 0,9318 = 0.0682 hay 6.82% Một cách tương tự xác suất trả nợ của khoản tín dụng kỳ hạn một năm được thực hiện sau hai năm là: Trong đó, flà thu nhập dự tính của trái phiếu kho bạc thời hạn 1 năm được phát hành sau hai năm nữa; và c là thu nhập dự tính của trái phiếu công ty thời hạn 1 năm được phát hành sau hai năm nữa. Với cách làm như vậy, chúng ta có thể hình thành được toàn bộ cấu trúc kỳ hạn của xác suất vỡ nợ của trái phiếu công ty kỳ hạn 1 năm được phát hành kết tiếp như sau: Cấu trúc kỳ hạn của xác suất vỡ nợ đối với trái phiếu công ty. 0 1 2 3 năm (1-p ) (1-p) (1-p) Xác suất vỡ nợ Các xác suất vừa tính là xác suất cận biên trên cơ sở giả thiết là không có vỡ nợ xảy ra trước đó. Chúng ta cũng đã đề cập đến khái niệm “xác suất vỡ nợ tích lũy”. Trên cơ sở đó, cho phép nhà đầu tư xác định được mức rủi ro tổng hợp trong suốt thời hạn đầu tư. Trong ví dụ đang xét xác suất vỡ nợ tích lũy suốt 2 năm đầu tư sẽ là : = 1 – [(0.95).(0.9318)] = 11.479% Cũng như mô hình điểm số tín dụng, mô hình này cũng chứa đựng những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, ưu điểm chủ yếu của phương pháp này là cho phép nhà đầu tư biết trước được mức độ rủi ro dự tính một cách rõ ràng dựa trên các yếu tố thị trường. Hơn nữa, nếu thị trường trái phiếu chiết khấu chính phủ và công ty là thanh khoản, thì có thể dễ dàn dự tính được rủi ro vỡ nợ trong tương lai. Tuy nhiên, trong thực tế thì chỉ có thị trường trái phiếu chiết khấu chính phủ là phát triển, còn thì trường trái phiếu chiết khấu công ty rất nhỏ bé, chô nên phương pháp này tỏ ra chưa thật hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tín dụng./. Kết luận rút ra và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho Ngân hàng công thương Việt Nam Qua việc đưa các mô hình phân tích vào xem xét rủi ro tín dụng và so sánh với kết quả của quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ta thấy Ngân hàng Công thương Việt Nam có một quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tương đối chặt chẽ và chính xác qua đó lường trước được những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay và có những biện pháp đối phó kịp thời và nó hỗ trợ trong việc ra quyết định cấp tín dụng hay không. Tuy nhiên nó cũng có một vài hạn chế nhất định như là quy trình vẫn còn hơi phức tạp thiếu tính linh hoạt …. Qua đó em xin có một số kiến nghị sau. Ngân hàng phải không ngừng tăng cường việc giám sát hoạt động của khách hàng qua đó có những phát hiện kịp thời để điều chỉnh. Chi nhánh muốn tồn tại lâu dài, muốn đạt được những lợi nhuận cao và tạo ra vị thế của mình trong cạnh tranh thì phải đáp ứng kịp thời, thuận tiện các nhu cầu đòi hỏi phong phú, đa dạng của khách hàng. Muốn vậy đa dạng họa nghiệp vụ, dịch vụ phải được thực hiện và tăng cường mở rộng thị trường. Tăng cường liên kết giữa các ngân hàng để giám sát và đánh giá khách hàng một cách tốt hơn. Do tình hình kinh tế ngày một phát triển và trong những hoàn cảnh khách nhau thì phải áp dụng các tiếu chí đánh giá khách nhau. Cho nên phải không ngừng đổi mới quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng sao cho linh hoạt Nâng cao trình độ của cán bộ thông qua cho đi học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển và nâng cao công tác phân tích hoạt động kinh doanh Tập trung đầu tư vào hệ thống thông tin quản lý để nâng cao năng suất của việc thu thập, xử lý thông tin. Cần ứng dụng tin học vào công tác phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh. KẾT LUẬN. Qua việc xem xét qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình qua một số mô hình về phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng cho thây Ngân hàng đã có một qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tương đối tốt và chặt chẽ và cho thấy sự định hướng đứng đắn của Ban lãnh đạo ngân hàng và sự cố gắng của cán bộ ngân hàng. Bước đầu ngân hàng đã tìm cho mình các giải pháp và bước đi thích hợp nhằm tạo ra sự thích ứng ngày càng cao của Ngân hàng đối với nền kinh tế, đóng góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên đó chỉ mới là sự khởi đầu trong những năm đầu của thời kỳ chuyển đổi. Trong nó chứa đựng nhiều yếu tố tiềm ẩn, chưa được khai thác hết mà đòi hỏi cần phải có được những phương pháp kinh doanh thích hợp hơn, tuân thủ cá qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Với điều kiện hiện nay chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng được đặt lên hàng đầu và là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư. Việc tuân thủ các nguyên tắc tín dụng, trước hết phải đảm bảo cho vay thực hiện tốt định hướng, cơ cấu, kế hoạch của nhà nước về quản lý và đầu tư xây dựng, phải thiết lập các qui trình xếp hạng khách hàng và chấm điểm tín dụng thật tốt nó là cơ sở để đảm bảo cho hoạt động tín dụng có hiệu quả. Qua chuyên đề này em muốn đóng góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đổi mới kinh doanh Ngân hàng để ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình nói riêng ngày càng phát triển, xứng đáng với nhiệm vụ và tầm vóc mà Đảng và Nhà nước đã giao cho. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy giáo NGÔ VĂN THỨ các cô chú tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1.1. Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng 1.2. Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại 1.3. Các nghiệp vụ tín dụng (phân loại theo hình thức cấp tín dụng) 1.3.1 Chiết khấu thương phiếu 1.3.2. Cho vay 1.3.2.1. Thấu chi 1.3.2.2. Cho vay trực tiếp từng lần 1.3.2.3. Cho vay theo hạn mức 1.3.2.4. Cho vay luân chuyển 1.3.2.5. Cho vay trả góp 1.3.2.6. Cho vay gián tiếp 1.3.4.Bảo lãnh (tái bảo lãnh) II. QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG 2.1. Mục đích 2.2.Phạm vi và đối tượng áp dụng 2.2.1. Phạm vi áp dụng 2.2.2.Đối tượng áp dụng 2.3.Giải thích từ ngữ viết tắt, các từ viết tắt 2.3.1. Giải thích từ ngữ 2.3.2. Các từ viết tắt 2.4. Nội dung và Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 2.4.1. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp Bước 1: Thu thập thông tin Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản suất kinh doanh của doanh nghiệp Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính: Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp Bước 7: Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp Bước 8: Trình phê duyệt kết quả chấm diểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp Bước 9: Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro) Bước 10: Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro) Bước 11: Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Bước 12: Cập nhập dữ liệu, lưu trữ hồ sơ 2.4.2. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân. Bước 1: Thu thập thông tin Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản Bước 3: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng Bước 5: Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng khách hàng Bước 6: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân Bước 7: Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro) Bước 8: Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro) Bước 9: Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Bước 10: Cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ ÁP DỤNG CHẤM ĐIỂM CHO “CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX” III. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG 3.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng 3.1.1. Phân tích tín dụng 3.2. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng 3.2.1. Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model) Áp dụng mô hình điểm số Z cho việc đánh giá rủi ro của “ Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex” 3.2.2. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng 3.2.3. Mô hình cấu trúc kỳ hạn rủi ro tín dụng Kết luận rút ra và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho Ngân hàng công thương Việt Nam KẾT LUẬN. MỤC LỤC PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 1 3 3 3 7 7 8 8 10 11 12 14 14 16 16 16 16 16 16 17 17 17 17 17 17 19 35 42 43 45 45 46 46 46 46 46 47 48 49 49 50 50 51 51 51 52 57 57 57 65 65 66 67 67 74 76 77 80 85 PHỤ LỤC PL QT0.1/PL01. Điều tra, thu thập, tổng hợp thôn tin về khách hàng. I. Thu thập, tổng hợp thôn tin về tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp. 1. Tìm hiểu chung về khách hàng. a. Lịch sử doanh nghiệp b. Những thay đổi về vốn c. Những thay đổi trong cơ chế quản lý d. Những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị e. Những thay đổi về sản phẩm f. Lịch sử các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể g. Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại h. Điều kiện địa lý 2. Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng a) Khách hàng vay vốn là pháp nhân (có đủ điều kiện theo Điều 94 và Điều 96 Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam)? - Tư cách pháp lý của người đại diện khách hàng vay vốn trong giao dịch vơi ngân hàng (Đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền, phạm vi đại diện) - Điều lệ, quy chế tổ chức, quy chế quản lý tài chính của khách hàng vay vốn b) Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự. c) Giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề có còn hiệu lực trong thời hạn cho vay? d) Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có cùng địa bàn với đơn vị chính? Có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân? Giấy ủy quyền còn hiệu lực thực hiện không? Phạm vi, nộ dung ủy quyền so với nhu cầu vay/ hạn mức vay như thế nào? e) Khách hàng vay vốn có trụ sở tại địa bàn nơi NHCV đóng trụ sở? f).v.v… 3. Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp a. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp; b. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh; c. Số lượng, trình độ lao động; cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp; d. Tuổi trung bình, thời gian công việc, mức lương bình quân. e. Trình độ kỹ thuật: - Trình độ học vấn, kinh nghiệm và lĩnh vực của các kỹ sư chính trong doanh nghiệp - Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển về doanh số và thiết bị, phát triển các sản phẩm mới, kiểu dáng, mẫu mã, hợp tác công nghệ, trình độ công nghệ của đối thủ cạnh tranh. 4. Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo Danh sách ban lãnh đạo doanh nghiệp Trình độ học vấn, năng lực chuyên môn của ban lãnh đạo doanh nghiệp Đạo đức trong quan hệ tín dụng (thiện chí trả nợ) của cá nhân người đứng đầu/ ban lãnh đạo Khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và ban điều hành. Các kết quả đã đạt được thể hiện qua: Giá trị doanh thu gia tăng Mức độ giảm / kiềm chế mức tăng chi phí Mức lợi nhuận gia tăng Khả năng quả lý chặt chẽ các khỏan nợ của khách hàng. Uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp Khả năng năm bắt thị trường của ban lãnh đạo Những mối quan hệ giữa các cá nhân trong ban lãnh đạo và mức độ hợp tác lẫn nhau Ai là người ra quyết định thực sự (vai trò đầu tầu) của doanh nghiệp? Những biến động về nhân sự lãnh đạo của doanh nghiệp Ban lãnh đạo có nắm bắt kịp thời và chính xác về những thay đổi cua bản thân doanh nghiệp, về tình hình kinh tế và các xu hướng của ngành khách hàng hoạt động Ban lãnh đạo có khả năng quả lý trên cơ sở phân tích thông tin tài chính? Ban lãnh đạo là chủ sở hữu hay được thuê? Việc ra quyết định có phải được tập trung vào một vài người và các thức quản lý cảu họ hay không? II. Thu thập, tổng hợp thông tin về tình hình hoạt động và khả năng tài chính . 1. Tình hình hoạt động. (1). Tình hình sản xuất kinh doanh a. Các điều kiện về sản xuất, tình trạng may móc thiết bị - Nhữn thay đổi về khả năng sản xuất kinh doanh và tỷ lệ sử dụng thiết bị - Danh sách các sản phẩm - Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng / phần trăm giá trị sản phẩm chưa thực hiện được - Những thay đổi về tỷ lệ phế phẩm - Danh sach nguyên vật liệu chính, tình hình cung cấp, sử dụng và những thay đổi về giá mua cau nguyên vật liệu, tình hình nha cung cấp các nguyên liệu chính, chất lượng nguyên vật liệu b. Kết quả sản xuất - Những thay đổi về đầu ra của của sản phẩm - Những thay đổi về thành phần của sản phẩm - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi (như tăng, giảm cầu, số lượng hàng tồn kho, những thay đổi về giá) - Những thay đổi về hiệu quả sản xuất - Phương pháp sản xuất hiện tại - Công xuất hoạt động - Hiệu quả công việc: Những thay đổi về chi phí sản xuất, số giờ lao động, các kết quả và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi này - Chất lượng sản phẩm: Các biện pháp đang thực hiện để quản lý chất lượng sản phẩm.v.v. - Các chi phí: Những thay đổi về chi phí sản xuất, so sánh với đối thủ cạnh tranh Tình hình bán hàng: Thay đổi về doanh thu Doanh Thu các loại sản phẩm của các năm về số lượng và giá trị: thị phần trên thị trường Thay đổi về doanh thu với từng khách hàng và sản phẩm; Nhữn yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này (tăng giảm nhu cầu, trình độ sản xuất lượng sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh, các chính sách thuế quan và chi phí thuế quan, sự can thiệp của Chính phủ và hỗ trợ của các ban ngành Trung ương, địa phương.v.v…) Phương pháp và tổ chức bán hàng Mạng lưới bán hàng Tổ chức các hoạt động bán hàng Doanh thu trực tiếp, gián tiếp Loại hình bán hàng có doanh thu gián tiếp (thông qua các đại lý phân phối tại địa phương đại lý bán buôn, bán lẻ, các công ty thương mại) Chính sách khuếch trương sản phẩm đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới c. Các khách hàng - Nhóm khách hàng truyền thống , khách hàng trung thành vơi sản phẩm - Tình hình và khả năng trả nợ của các khách hàng chính trong nghành - Số lượng các giao dịch về sản phẩm của DN với các khách hàng chính - Đánh giá của khách hàng vế sản phẩm của doanh nghiệp d. Giá bán của sản phẩm - Những thay đổi trong giá sản phẩm và phương pháp đặt giá - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi giá bán. - Tình hình giảm giá e. Phương thức thanh toán - Thanh toán ngay (%), thanh toán chậm t (%); - Số ngày chậm trả; - Điều kiện bán hàng trả chậm (như bảo lãnh, thế chấp.v.v.v..) f. Số lượng đơng đặt hàng. - Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng đơn đặt hạng của từng sản phẩm và của các khách hàng chính - Các điều kiện của đơn đặt hàng (đơn giá, thời gian từ khi đặt đến khi giao hàng). i. Tình hình xuất khẩu - Tỷ lệ xuất khẩu trong tổng doanh thu - Môi trường kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi về xuất khẩu - Phương pháp xuất khẩu (trực tiếp hoặc qua ủy thác) - Những thay đổi về giá xuất khẩu, so sánh với giá trong nước - Phương pháp, các điều kiện thanh toán, sự hỗ trợ từ chính phủ, cạnh tranh quốc tế, những thay đổi các chi phí về thuế quan của các nước nhập khẩu, chính sách xuất khẩu và các dự báo tương lai. - Mạng lưới, tổ chức công tác bán hàng. 2. Khả năng tài chính - Thông tin chung: thông tin phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi chính sách kinh tế, tiền tệ, hối đoái chính sách thuế: thông tin thị trường…. nhằm đánh giá cơ hội và khơ khăn của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Các thông tin về chỉ số giá cả, chỉ số lạm phát cần được sử dụng để đánh giá tốc độ tăng trưởng thực tế của các doanh nghiệp. - Thông tin về phát triển ngành: thông tin về tầm quan trọng của ngành hàng trong nền kinh tế; Trình độ công nghệ; độ lớn của thị trường, khả năng cạnh tranh, tính độc quyền… Đối với doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề thì trên cơ sở ngành nghề được phép kinh doanh, lấy mặt hàng có doanh thu (doanh số) chiếm tỷ trọng lớn nhất để đánh giá. - Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Các nhật ký chứng từ, sổ chi tiết tài khoản liên quan, thẻ kho, thẻ TSCĐ; - Báo cáo kiểm toán, báo cáo quyết toán sau thuế (nếu có). - Báo cáo sơ kết, tổng kết, tình hình hoạt động trong kỳ, năm báo cáo. - Kế hoạch kinh doanh, chiếm lược phát triển từng thời kỳ (nếu có) và chiến lược phát triển trong 5 năm, 10 năm. - Quan hệ tín dụng với các tổ chức tínd dụng, tổ chức tài chính và NHCT. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Ngân hàng thương mại (Khoa ngân hàng – tài chính Trường ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN) - Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công Thương - QĐ số 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng (PGS. TS Nguyễn Văn Tiến ) - QĐ số 2207 của Ngân hàng công thương Việt Nam - Murine Victor, Development Banking and Finance, 1996 - Báo cáo thương niên của Ngân hàng công thương Việt Nam - Trang web: www.vneconomy.com.vn Luật các tổ chức tín dụng: Luật sửa đổi, bổ sung luật các tổ chức tín dụng. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”; Căn cư Quyết định 070/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/04/2006 của NHCT Việt Nam về việc ban hành “Quy định về giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống NHCT” và Quyết định 124/QĐ-NHCT35 ngày 10/05/2006 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 070/QĐ-HĐQT-NHCT35; Quyết định 072/QĐ-HĐQT-NHCT35 về việc ban hành “Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế” và Quyết đinh số 123/QĐ-NHCT35 ngày 10/05/2006 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 072/QĐ-HĐQT-NHCT35; Quyết định 067/QĐ-HĐQT-NHCT9 về việc ban hành “Quy định cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển đối với cá nhân, hộ gia đình”; Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam; Tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK3050.DOC
Tài liệu liên quan