Chuyên đề Phân tích sự biến động và dự báo lợi suất của một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bằng việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng ta đã xem xét lợi suất của một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua việc phân tích trên ta thấy thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều bất cập. Các loại cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều lẫn nhau làm cho thị trường ít sôi động. Kết quả dự báo lợi suất của cổ phiếu chỉ có tính chất tương đối do thị trường của chúng ta chưa hoàn hảo. Cùng với sự hình thành của các thị trường khác, sự hình thành của thị trường chứng khoán ở Việt Nam sẽ làm cho hệ thống thị trường nước ta trở nên đầy đủ và hoàn thiện hơn. Và trong tương lai không xa, thị trường chứng khoán Việt Nam đóng vai trò quan trọng nhất quyết định sự phát triển của nền kinh tế.

doc35 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích sự biến động và dự báo lợi suất của một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau chiến thắng mùa xuân 30-4-1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam, nước nhà thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Sau hơn 10 năm phấn đấu, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung nước ta vẫn nằm trong tình trạng của một nước nông nghiệp lạc hậu kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn.Trước thực trạng đó, tại Đại hội Đảng lần VI năm 1986, nhiều chính sách, biện pháp đã được thông qua nhằm đổi mới toàn diện nền kinh tế đưa nước ta thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Nội dung chính là xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, thiết lập nền kinh tế hàng hoá theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đã chia thành hai khu vực: khu vực có vốn tìm nơi đầu tư và khu vực cần vốn để đầu tư vào sản xuất và kinh doanh. Trong điều kiện đó đòi hỏi sự ra đời thị trường tài chính. Hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính biểu tượng của nền kinh tế hiện đại là thị trường chứng. khoán - Đó là nơi diễn ra các quá trình: Phát hành, mua bán các loại tài sản tài chính. Thị trường chứng khoán là một hoạt động kinh tế xã hội chứa đựng nhiều rủi ro nhưng cũng hứa hẹn những khoản lời hấp dẫn. Ở nước ta thị trường chứng khoán ra đời năm 2000. Do còn mới mẻ nên nhiều nhà đầu tư chưa đánh giá được sự biến động lợi suất của các tài sản tài chính trên thị trường vì chưa lượng hóa được rủi ro chính vì vậy mà họ còn dè dặt, lo ngại khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Để có thể hòa nhập vào thị trường tài chính khu vực và quốc tế, thị trường chứng khoán Việt Nam cần đạt được những yêu cầu nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trong đó việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi là hết sức cần thiết, đặc biệt là đội ngũ phân tích để tư vấn cho các nhà đầu tư . Là sinh viên năm cuối khóa đào tạo chính quy chuyên ngành toán kinh tế, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế lượng... em chọn chuyên đề tốt nghiệp: Sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích sự biến động và dự báo lợi suất của một số cổ phiếu trên thị trường Chứng khoán Việt Nam Trong khuôn khổ một bài chuyên đề thực tập, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng còn nhiều hạn chế và đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với những vấn đề mang tính chất thực tiễn, nên bài viết không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề hoàn chỉnh hơn và có ý nghĩa với thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo Th.s. BÙI DƯƠNG HẢI, và các anh chị trong phòng kinh doanh chứng khoán đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN ĐỀ TÀI I/ ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. LĨNH VỰC CÔNG TY QUAN TÂM ĐẦU TƯ Công ty chứng khoán thuộc tổng công ty tài chính tàu thủy việt nam ViNaShin hoạt động đầu tư,kinh doanh chủ yếu vào các danh mục đầu tư tài chính mà đặc biệt hoạt động chính về mặt kinh doanh chứng khoán.Hoạt động tư vấn trong lĩnh vưc kinh doanh chứng khoán của công ty được đặt lênhàng đầu,muc tiêu công ty đề ra trong nhiều năm qua mang lại nhiều kết qua do đầu tư vào những cổ phiếu công ty chu trọng đầu tư.một số cổ phiếu công ty chú rọng vào đầu tư trong 6 năm “2001-2006”: HAP-(Công ty cổ phần giấy Hải Phòng) ; LAF- ( Công ty chế biến hàng xuất khẩu Long An) ;REE- (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) ;SAM- ( Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông )…Từ đó tôi lựa chọn 4 loại cổ phiếu trên làm số liệu để phân tích trong chuyên đề thực tập. 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI * Cơ sở bước đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam Nhìn lại chặng đường phát triển 20 năm qua, có thể thấy, những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế đã và đang đơm hoa kết trái. Nhưng dân tộc Việt Nam không nghỉ ngơi trên hành trình tiến tới phồn vinh. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong hoàn cảnh ấy, sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 28/07/2000 như là sự đòi hỏi tất yếu, trở thành “điểm hẹn” của những nguồn vốn nhàn rỗi, để rồi phân phối chúng một cách hiệu quả. Mới bước sang tuổi thứ 8, nhưng thị trường chứng khoán non trẻ đã bước đầu góp phần hình thành một mô hình thị trường vốn, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Hoạt động của thị trường chứng khoán là hoạt động nhạy cảm, nhiều yếu tố tích cực, song cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro.Chính vì vậy chung ta phải đi vào phân tích biến động giá cổ phiếu và biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Với những lý do trên, cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài “ Sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích sự biến động và dự báo lợi suất của một số cổ phiếu ” để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích góp phần tạo nên những căn cứ khoa học và thực tiễn để làm cơ sở cho việc tính toán và vận dụng chỉ số giá VN-Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam. * Cơ sở thực tiễn Trong quá trình tham khảo tài liệu em đã thừa kế được phương pháp nghiên cứu phân tích của Cheng. F.Lee và W. P. Loypd. Hai ông đã ước lượng mô hình cho ngành công nghiệp dầu mỏ với cổ phiếu của 7 công ty : Imperial oil, Sun oil, Standard of ohio, Union oil, Phillips petroleum, Shell oil, Standard of indiana.Chính vì vậy em đã áp dụng vào chuyên đề tốt nghiệp dựa trên cơ sở của hai ông CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO LỢI SUẤT CỔ PHIẾU I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Khái niệm về thị trường Chứng khoán Thị trường Chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán Chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được Chứng khoán lần đầu từ những người phát hành và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các Chứng khoán đó được phát hành ở thị trường sơ cấp. Xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. 2. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ. Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới… Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc NHNN nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức. Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Trong khoảng 5 năm từ năm 1995 đến năm 2000, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ban hành các nghị định, quyết định liên quan đến việc tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên ở nước ta. Ngày 11/7/1998, Chính phủ ban hành nghị định số 48/1998/NĐ-CP quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán trên nước ta.,Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 127/1998/ QĐ - TTg về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán, 2 trung tâm giao dịch chứng khoán dự kiến thành lập là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên vào thời điểm này quyết định của Thủ tướng chính phủ mới chỉ là trên giấy tờ vì lúc đó chưa hội có đủ những điều cần thiết để có thể thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán. Ngày 1/8/1998, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán ra quyết định số 128/1998/QĐ-UBCK ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán khẳng định Trung tâm giao dịch chứng khoán là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán do ngân sách Nhà nước cấp. Ngày 13/10/1998, UBCKNN ra thông tư số 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng…Đến ngày 28/7/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt động, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế nước ta. 3. Chức năng của thị trường chứng khoán - Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. - Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. - Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao. - Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. - Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. 4. Nguyên tắc hoạt động của thị trường Chứng khoán 4.1. Nguyên tắc cạnh tranh Theo nguyên tắc này giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty . Trên thị trường thứ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bản chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá. 4.2. Nguyên tắc công bằng Nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả những người tham gia thị trường. Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định của chuung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm những quy định đó. 4.3. Nguyên tắc công khai Chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các thông tin có liên quan. Vì vậy thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các thông tin có liên quan. Vì vậy thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ người đầu tư, song đồng thời nó cũng hàm nghĩa rằng một khị đã được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì người đầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình. 4.4. Nguyên tắc trung gian Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán sơ cấp các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trương thứ cấp, các nhà môi giới mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng. 4.5. Nguyên tắc tập trung Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC, có sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước. 5. Các thành phần tham gia thị trường Chứng khoán 5.1. Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán - Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. - Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. - Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu… 5.2. Nhà đầu tư Nhà đầu tư là người thực sự mua và bán chứng khoán - Các nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua, bán trên thị trường chứng khoán với mục đích kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận luôn gắn với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. - Các nhà đầu tư có tổ chức thường xuyên mua và bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có các bộ phận gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. 5.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán - Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, quản lý quỹ đầu tư, tư vấn chứng khoán. - Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hoá lợi nhuận thông qua đầu tư vào các chứng khoán. 5.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán - Cơ quan quản lý Nhà nước. - Sở giao dịch chứng khoán. - Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán… 6. Hàng hóa tham gia thị trường Chứng khoán 6.1. Cổ phiếu Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và tài sản của một công ty cổ phần. - Cổ phiếu thường: Nếu một công ty chỉ được phép phát hành một loại cổ phiếu, nó sẽ phát hành cổ phiếu thương. Cổ phiếu thường mang lại cho cổ đông các quyền sau: + Quyền hưởng cổ tức Cổ phiếu thường không quy định cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông được nhận. Tỷ lệ cũng như hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và vào chính sách của công ty. Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông thường chỉ được nhận những gì còn lại sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi. + Quyền mua cổ phiếu mới + Quyền bỏ phiếu - Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi thường không cho cổ đông quyền bỏ phiếu, song lại định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá. Trong điều kiện bình thường, cổ đông ưu đãi sẽ nhận được lượng cổ tức cố định theo tỷ lệ đã định. Trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để trả theo tỷ lệ đó, nó sẽ trả theo khả năng có thể, nhưng một khi cổ đông ưu đãi chưa được trả cổ tức thì cổ đông thường cũng chưa được trả. 6.2. Trái phiếu Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoản thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. - Trái phiếu công ty là những trái phiếu do công ty phát hành để vay vốn dài hạn. - Trái phiếu Chính phủ là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. - Trái phiếu công trình là những trái phiếu do Chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. 6.3. Chứng khoán có thể chuyển đổi Chứng khoán có thể chuyển đổi là loại chứng khoán cho phép người nắm giữ chứng nó, tùy theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác. Thông thường cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu thường và trái phiếu cũng được chuyển đổi thành cổ phiếu thường. 6.4. Các công cụ phái sinh Các công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu…, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau, như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. - Quyền lựa chọn - Quyền mua trước - Chứng quyền - Hợp đồng kỳ hạn - Hợp đồng tương lai II. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO LỢI SUẤT 1. Sự cần thiết sử dụng mô hình phân tích sự biến động của lợi suất và dự báo lợi suất của một số cổ phiếu . Nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán mục đích chính là để sinh lời vốn của mình bỏ ra đầu tư. Nếu lợi suất của chứng khoán càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn và ngược lại. Bởi vậy nếu chúng ta phân tích đúng sự biến động của lợi suất và dự báo đúng lợi suất của chứng khoán trong tương lai thì chúng ta sẽ có thể đầu tư hợp lý để đạt được lợi nhuận cao nhất. 2.Chuỗi thời gian 2.1. Khái niệm chuỗi thời gian Chuỗi thời gian là một biến số được quan sát theo một trinh tự thời gian nào đó. Yt là giá trị quan sát của chuỗi ở thời kỳ (hoặc thời điểm) t. 2.2. Khái niệm chuỗi thời gian dừng và không dừng * Chuỗi Yt dừng nếu Var(Yt) = s2 với với "t E(Yt) = m với "t COV(Yt ,Yt-1) = g với "t Trong đó E(Yt), Var(Yt) là kỳ vọng và phương sai của Yt. *Chuỗi Yt không dừng nếu nó vi phạm bất kỳ điều kiện nào nói ở trên. 2.3. Nhược điểm của chuỗi thời gian không dừng Một trong số các giả thiết của mô hình hồi quy cổ điển là các biến độc lập là phi ngẫu nhiên, chúng có giá trị xác định. Nếu như chúng ta ước lượng một mô hình với chuỗi thời gian không dừng thì giả thiết của OLS bị vi phạm. Nếu như mô hình có ít nhất một biến độc lập không dừng, biến này thể hiện một xu thế tăng (giảm) và nếu có biến phụ thuộc cũng có xu thế như vậy, thì ước lượng mô hình sẽ thu được hệ số có ỹ nghĩa thống kê cao và R2 cao dẫn đến hồi quy giả tạo. 2.4. Kiểm định tính dừng chuỗi thời gian 2.4.1. Kiểm định tính dừng dựa trên lược đồ tương quan Theo định nghĩa tính dừng thì Yt dừng nếu: Var(Yt) = s2 với với "t E(Yt) = m với "t COV(Yt ,Yt+k) = gk với "t Để kiểm định tính dừng này, một trong các kiểm định là kiểm định dựa trên hàm tự tương quan rk Box - Pierce đã đưa ra kiểm định về sự bằng không đồng thời của các hệ số tương quan: Giả thiết Ho: r1 = r2 = rm = 0 H1 : Giả thiết Ho được kiểm định bằng thống kê: Trong đó n là kích thước mẫu, m là độ dài của trễ. Q có phân bố xấp xỉ Ho bị bác bỏ nếu Q nhận được từ mẫu lớn hơn 2.4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị Xét mô hình: Yt = r Yt-1 + ut Trong đó ut nhiễu trắng tức là ut là yếu tố ngẫu nhiên có trung bình bằng không, phương sai không đổi và hiệp phương sai bằng không. Nếu r = 1 thì Yt là một bước ngẫu nhiên và Yt là một chuỗi không dừng. Do đó để kiểm định tính dừng của Yt ta kiểm định giả thiết: Ho: r = 1 (Chuỗi không dừng) H1: r ≠ 1 (Chuỗi dừng) D Yt = Yt - Yt-1 = (r - 1)Yt-1 + ut D Yt = dYt-1 + ut Bây giờ kiểm định giả thiết: Ho: d = 0 Nếu Ho được chấp nhận thì DYt = Yt - Yt-1 = ut, chuỗi DYt là chuỗi dừng. Dickey - Fuller (DF) đưa ra tiêu chuẩn kiểm định: Ho: r = 1 (Chuỗi không dừng) H1: r ≠ 1 (Chuỗi dừng) Ước lượng mô hình: Yt = r Yt-1 + ut có phân bố DF Nếu như: thì bác bỏ Ho, chuỗi dừng Tiêu chuần DF được áp dụng cho các mô hình: DYt = dYt-1 + ut DYt = b1 + dYt-1 + ut Đối với các mô hình trên Ho: d = 0 (Chuỗi không dừng hay có nghiệm đơn vị). Nếu các ut lại tự tương quan thì cải biên mô hình: Tiêu chuẩn DF áp dụng cho mô hình này được gọi là tiêu chuẩn ADF. 3. Ứng dụng mô hình CAMPM - Hệ phương trình đệ quy Cheng. F.Lee và W. P. Loypd đã ước lượng mô hình cho ngành công nghiệp dầu mỏ với cổ phiếu của 7 công ty : Imperial oil, Sun oil, Standard of ohio, Union oil, Phillips petroleum, Shell oil, Standard of indiana. R1t = a1 + g1 Rmt+u1t R2t = a2 + b21R1t + g2 Rmt +u2t R3t = a3 + b31R1t + b32R2t + g3 Rmt +u3t R4t = a4 + b41R1t + b42R2t + b43R3t + g4 Rmt + u4t R5t = a5 + b51R1t + b52R2t + b53R3t + b54R4t + g5 Rmt + u5t R6t = a6 + b61R1t + b62R2t + b63R3t + b64R4t + b65R5t + g6 Rmt + u6t R7t = a7 + b71R1t + b72R2t + b73R3t + b74R4t + b75R5t +b76R6t + g7Rmt + u7t Trong đó : R1 là lợi suất của cổ phiếu 1 (= Imperial oil ) R2 lợi suất của cổ phiếu 2 (= Sun oil ) ...... R7 suất của cổ phiếu 7 (= Standard of indiana ) R lợi suất của chỉ số thị trường. uit = nhiễu ( i =1, 2,...., 7 ). Ở đây mô hình Capm được xem như một hệ phương trình đệ quy. Một câu hỏi hiển nhiên được đặt ra ở đây là : Bằng cách nào lựa chọn được đâu là cổ phiếu 1, cổ phiếu 2 ....? Lee và Lloyp trả lời câu hỏi này thuần tuý bằng thực nghiệm. Họ đã hồi quy tỷ lệ lợi suất của cổ phiếu i với tỷ lệ lợi suất của 6 cổ phiếu còn lại và quan sát kết quả R2. Theo đó sẽ có 7 sự hồi quy như vậy. Sau đó họ sắp xếp các giá trị R2 đã ước lượng được theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất. Cổ phiếu nào có giá trị R2 thấp nhất được mô tả như cổ phiếu 1 và cổ phiếu có giá trị R2 cao nhất được mô tả như cổ phiếu 7. Ý kiến sau đây là bằng trực giác. Nếu tỷ lệ lợi suất Imperial oil có giá trị R2 thấp nhất trong mối quan hệ với 6 cổ phiếu khác, điều đó gợi ý rằng cổ phiếu này đã có ảnh hưởng ít nhất tới sự biến động trong tỷ lệ lợi suất của 6 cổ phiếu còn lại. 4. Mô hình AR, MA, ARMA và ARIMA mô hình hóa chuỗi thời gian trong kinh tế 4.1. Quá trình tự hồi quy AR Quá trình tự hồi quy bậc p có dạng: Yt = fo + f1Yt-1 + f2 Yt-2 +…+ fpYt-p + ut, ut là nhiễu trắng. Điều kiện để quá trình AR(p) dừng là -1 < fi < 1, i = 1,2,…,p 4.2. Quá trình trung bình trượt MA Quá trình trung bình trượt MA(q) có dạng: Yt = q0 + q1ut-1 + q2ut-2 +…+ qqut-q + ut t = 1,2,…,n ut là nhiễu trắng. Điều kiện để quá trình dừng MA(q) là -1 < qi < 1, i = 1,2,…,q 4.3. Quá trình trung bình trượt và tự hồi quy ARMA Khi kết hợp cả hai yếu tố AR và MA chúng ta có quá trình gọi là quá trình trung bình trượt và tự hồi quy. Yt là quá trình ARMA(p,q) nếu Y có thể biểu diễn dưới dạng: Yt = q + f1Yt-1 + f2 Yt-2 +…+ fpYt-p + … q0 ut + q1ut-1 + q2ut-2 +…+ qqut-q 4.4. Quá trình trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi quy ARIMA Chuỗi thời gian có thể dừng hoặc không dừng. Chuỗi được gọi là đồng liên kết bậc 1, được ký hiệu là I(1) nếu sai phân bậc nhất là chuỗi dừng. AR(p) là trường hợp đặc biệt của ARIMA(p,d,q) khi d=0, q=0 MA(q) là trường hợp đặc biệt của ARIMA(p,d,q) khi d=0, p=0 ARIMA(2,1,2) là chuỗi có sai phân bậc 1 là chuỗi dừng, chuỗi sai phân dừng bậc 1 có thể biểu diễn dạng: DYt = q + α1 DYt-1 + α2 DYt-2 + β0u1 + β1ut-1 + β2 ut-2 Trong đó ut là nhiễu trắng. 4.5. Kiểm định tính thích hợp của mô hình Để xem mô hình có phù hợp hay không chúng ta phải kiểm định tính dừng của các phần dư. Kết quả ước lượng mô hình ARIMA cho ta phần dư. Dùng DF để kiểm định xem et có phải là nhiễu trắng hay không. Nếu như et không phải là nhiễu trắng thì phải định dạng lại mô hình. 4.6. Dự báo *Sau khi ước lượng được mô hình tốt, dùng mô hình này để dự báo. Ta giả sử rằng có mô hình ARIMA(1,1,0). Ta đã ước lượng được mô hình: , t = 1,2,...,n Dự báo ở thời kỳ tiếp theo: Tương tự ta dự báo được các giá trị của Y trong các thời kỳ tiếp theo. Theo như cách này sai số sẽ tăng lên khi ta dự báo cho quá xa. Đặc biệt trong mô hình tổng quát nếu q khá lớn thì ta chỉ dự báo được một vài thời kỳ tiếp theo. *Nếu ta có mô hình AR(p): Yt = fo + f1Yt-1 + f2 Yt-2 +…+ fpYt-p + ut Có Yt, Yt-1, ..., Yt-p Ta dự báo giá trị của Y ở thời điểm (t+1) theo công thức: Tương tự như vậy dự báo ở thời điểm (t+2): * Nếu ta có mô hình MA(q): Yt = q0 + ut + q1ut-1 + q2ut-2 +…+ qqut-q ut , ut-1, ....ut-q đã biết; Với s ≤ q, ta dự báo giá trị của Y ở thời điểm (t+s) theo công thức: *Nếu ta có mô hình ARMA(q,p) Với s ≤ q, ta dự báo giá trị của Y ở thời điểm (t+s) theo công thức: Với s > q chỉ dự báo với mô hình AR. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO LỢI SUẤT CỦA MỘT SỐ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. CƠ SỞ LỰA CHỌN MỘT SỐ LOẠI CỔ PHIẾU Ta chọn các cổ phiếu niêm yết sớm nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm các cổ phiếu: HAP, LAF, REE, SAM. Ta phân tích, so sánh, dự báo lợi suất của các cổ phiếu này với quan sát từ đầu năm 2001 đến cuối năm 2006. HAP – Công ty cổ phần giấy Hải Phòng LAF – Công ty chế biến hàng xuất khẩu long An REE – Công ty cổ phần cơ điện lạnh SAM – Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông II. MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ Ký hiệu: Pt là giá cổ phiếu tại thời điểm t Rt là lợi suất của cổ phiếu tại thời điểm t Chúng ta có được số liệu giá cổ phiếu. Để tính lợi suât cổ phiếu ta có 2 công thức: (1) (2) Ta tính lợi suất cổ phiếu theo công thức (1). Ta ký hiệu: R_HAP là lợi suất của cổ phiếu HAP R_LAF là lợi suất của cổ phiếu LAF R_REE là lợi suất của cổ phiếu REE R_SAM là lợi suất của cổ phiếu SAM 1. Kiểm định tính dừng của lợi suất từng cổ phiếu bằng Eview:  H0: Chuỗi không dừng  H1: Chuỗi dừng 1.1. Đối với R_HAP ADF Test Statistic -32.52649 1% Critical Value* -3.4380 5% Critical Value -2.8641 10% Critical Value -2.5681 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(R_HAP) Method: Least Squares Date: 04/09/08 Time: 10:22 Sample(adjusted): 2 1374 Included observations: 1373 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_HAP(-1) -0.871062 0.026780 -32.52649 0.0000 C -0.000590 0.000937 -0.629259 0.5293 R-squared 0.435564 Mean dependent var -1.04E-05 Adjusted R-squared 0.435152 S.D. dependent var 0.046196 S.E. of regression 0.034719 Akaike info criterion -3.881587 Sum squared resid 1.652643 Schwarz criterion -3.873976 Log likelihood 2666.709 F-statistic 1057.973 Durbin-Watson stat 2.006507 Prob(F-statistic) 0.000000 Kết quả ước lượng: DW = 2.006507 cho biết ut không tự tương quan. Bằng tiêu chuẩn DF ta có 32.52649 > = 3.4380, = 2.8641 và 1,5681. Như vậy chuỗi R_HAP là chuỗi dừng. 1.2. Đối với R_LAF ADF Test Statistic -33.69961 1% Critical Value* -3.4380 5% Critical Value -2.8641 10% Critical Value -2.5681 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(R_LAF) Method: Least Squares Date: 04/09/08 Time: 10:18 Sample(adjusted): 2 1374 Included observations: 1373 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_LAF(-1) -0.906022 0.026885 -33.69961 0.0000 C -0.000596 0.000914 -0.652228 0.5144 R-squared 0.453058 Mean dependent var -1.97E-05 Adjusted R-squared 0.452659 S.D. dependent var 0.045767 S.E. of regression 0.033859 Akaike info criterion -3.931748 Sum squared resid 1.571789 Schwarz criterion -3.924138 Log likelihood 2701.145 F-statistic 1135.664 Durbin-Watson stat 2.000830 Prob(F-statistic) 0.000000 Kết quả ước lượng: DW = 2,000830 cho biết ut không tự tương quan Bằng tiêu chuẩn DF ta có 15.69993> = 3.4380, = 2.8641 và 2.5681. Như vậy chuỗi R_LAF là chuỗi dừng. 1.3. Đối với R_REE ADF Test Statistic -30.08691 1% Critical Value* -3.4380 5% Critical Value -2.8641 10% Critical Value -2.5681 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(R_REE) Method: Least Squares Date: 04/09/08 Time: 10:27 Sample(adjusted): 2 1374 Included observations: 1373 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_REE(-1) -0.795259 0.026432 -30.08691 0.0000 C 0.000578 0.000661 0.874025 0.3823 R-squared 0.397686 Mean dependent var -6.35E-06 Adjusted R-squared 0.397247 S.D. dependent var 0.031533 S.E. of regression 0.024482 Akaike info criterion -4.580336 Sum squared resid 0.821706 Schwarz criterion -4.572725 Log likelihood 3146.401 F-statistic 905.2223 Durbin-Watson stat 2.006917 Prob(F-statistic) 0.000000 Kết quả ước lượng: DW = 2.006917 cho biết ut không tự tương quan Bằng tiêu chuẩn DF ta có 30.08691 > = 3.4380, = 2.8641 và 2.5681. Như vậy chuỗi R_REE là chuỗi dừng. 1.4 Đối với chuỗi Đối với R_SAM ADF Test Statistic -31.06502 1% Critical Value* -3.4380 5% Critical Value -2.8641 10% Critical Value -2.5681 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(R_SAM) Method: Least Squares Date: 04/09/08 Time: 10:33 Sample(adjusted): 2 1374 Included observations: 1373 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_SAM(-1) -0.826197 0.026596 -31.06502 0.0000 C 0.000154 0.000653 0.235063 0.8142 R-squared 0.413108 Mean dependent var -2.34E-05 Adjusted R-squared 0.412680 S.D. dependent var 0.031589 S.E. of regression 0.024209 Akaike info criterion -4.602756 Sum squared resid 0.803488 Schwarz criterion -4.595145 Log likelihood 3161.792 F-statistic 965.0354 Durbin-Watson stat 1.985247 Prob(F-statistic) 0.000000 Kết quả ước lượng: DW = 1.985247 cho biết ut không tự tương quan Bằng tiêu chuẩn DF ta có 31.05602 > = 3.4380, = 2.8641 và 2.5681. Như vậy chuỗi R_SAM là chuỗi dừng. 2.Hồi quy lợi suất của từng cổ phiếu theo lợi suất của các cổ phiếu còn lại R_HAP: R_HAP = C(1) + C(2)*R_LAF + C(3)*R_REE + C(4)*R_SAM (1) Dependent Variable: R_HAP Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 11:24 Sample: 1 1374 Included observations: 1374 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_LAF 0.101728 0.027910 3.644787 0.0003 R_REE 0.239871 0.039205 6.118426 0.0000 R_SAM 0.237251 0.038799 6.114826 0.0000 C -0.000825 0.000896 -0.920651 0.3574 R-squared 0.102704 Mean dependent var -0.000665 Adjusted R-squared 0.100739 S.D. dependent var 0.034988 S.E. of regression 0.033179 Akaike info criterion -3.970876 Sum squared resid 1.508183 Schwarz criterion -3.955664 Log likelihood 2731.992 F-statistic 52.26990 Durbin-Watson stat 1.878803 Prob(F-statistic) 0.000000 Ta thấy p-value ứng với hệ số C(1) = 0.3574 > α = 0,05 nên có thể bỏ hệ số này khỏi phương trình. Dùng Wald Test kiểm định: Wald Test: Equation: Untitled Null Hypothesis: C(1)=0 F-statistic 13.28447 Probability 0.000278 Chi-square 13.28447 Probability 0.000268 Như vậy có thể bỏ hệ số chặn ra khỏi phương trình (1). Ước lượng lại phương trình (1) ta được: Dependent Variable: R_HAP Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 21:56 Sample: 1 1374 Included observations: 1374 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_LAF 0.102486 0.027897 3.673764 0.0002 R_REE 0.238603 0.039178 6.090179 0.0000 R_SAM 0.237170 0.038797 6.113103 0.0000 R-squared 0.102149 Mean dependent var -0.000665 Adjusted R-squared 0.100839 S.D. dependent var 0.034988 S.E. of regression 0.033177 Akaike info criterion -3.971713 Sum squared resid 1.509116 Schwarz criterion -3.960304 Log likelihood 2731.567 Durbin-Watson stat 1.877582 Phương trình ước lượng được là: R_HAP = 0,102486*R_LAF + 0,238603*R_REE + 0,237170*R_SAM R_LAF: R_LAF = C(1) + C(2)*R_HAP + C(3)*R_REE + C(4)*R_SAM (2) Dependent Variable: R_LAF Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 22:03 Sample: 1 1374 Included observations: 1374 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_HAP 0.094405 0.025901 3.644787 0.0003 R_REE 0.340080 0.037161 9.151592 0.0000 R_SAM 0.146065 0.037677 3.876736 0.0001 C -0.000860 0.000863 -0.996996 0.3189 R-squared 0.117608 Mean dependent var -0.000642 Adjusted R-squared 0.115675 S.D. dependent var 0.033989 S.E. of regression 0.031963 Akaike info criterion -4.045585 Sum squared resid 1.399614 Schwarz criterion -4.030373 Log likelihood 2783.317 F-statistic 60.86575 Durbin-Watson stat 1.939711 Prob(F-statistic) 0.000000 Wald Test: Equation: Untitled Null Hypothesis: C(1)=0 F-statistic 13.28447 Probability 0.000278 Chi-square 13.28447 Probability 0.000268 Dependent Variable: R_LAF Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 22:15 Sample: 1 1374 Included observations: 1374 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_HAP 0.095119 0.025891 3.673764 0.0002 R_REE 0.338849 0.037140 9.123523 0.0000 R_SAM 0.145933 0.037677 3.873284 0.0001 R-squared 0.116967 Mean dependent var -0.000642 Adjusted R-squared 0.115679 S.D. dependent var 0.033989 S.E. of regression 0.031963 Akaike info criterion -4.046316 Sum squared resid 1.400630 Schwarz criterion -4.034906 Log likelihood 2782.819 Durbin-Watson stat 1.938245 Phương trình ước lượng được là: R_LAF = 0,095119 aieDElệd Sha tha *R_HAP + 0,338849*R_REE + 0,145933*R_SAM R_REE: R_REE = C(1) + C(2)*R_HAP + C(3)*R_LAF + C(4)*R_SAM Dependent Variable: R_REE Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 22:22 Sample: 1 1374 Included observations: 1374 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_HAP 0.110885 0.018123 6.118426 0.0000 R_LAF 0.169403 0.018511 9.151592 0.0000 R_SAM 0.240968 0.025933 9.292064 0.0000 C 0.000873 0.000609 1.433761 0.1519 R-squared 0.187341 Mean dependent var 0.000739 Adjusted R-squared 0.185561 S.D. dependent var 0.024997 S.E. of regression 0.022559 Akaike info criterion -4.742486 Sum squared resid 0.697186 Schwarz criterion -4.727273 Log likelihood 3262.088 F-statistic 105.2744 Durbin-Watson stat 1.854103 Prob(F-statistic) 0.000000 Wald Test: Equation: Untitled Null Hypothesis: C(1)=0 F-statistic 37.43514 Probability 0.000000 Chi-square 37.43514 Probability 0.000000 Dependent Variable: R_REE Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 22:28 Sample: 1 1374 Included observations: 1374 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_HAP 0.110396 0.018127 6.090179 0.0000 R_LAF 0.168921 0.018515 9.123523 0.0000 R_SAM 0.241570 0.025939 9.312935 0.0000 R-squared 0.186121 Mean dependent var 0.000739 Adjusted R-squared 0.184934 S.D. dependent var 0.024997 S.E. of regression 0.022567 Akaike info criterion -4.742442 Sum squared resid 0.698232 Schwarz criterion -4.731033 Log likelihood 3261.058 Durbin-Watson stat 1.851439 Phương trình ước lượng được là: R_REE = 0,110396*R_HAP + 0,168921*R_LAF + 0,241570*R_SAM R_SAM: R_SAM = C(1) + C(2)*R_HAP + C(3)*R_LAF + C(4)*R_REE Dependent Variable: R_SAM Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 22:33 Sample: 1 1374 Included observations: 1374 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_HAP 0.111981 0.018313 6.114826 0.0000 R_LAF 0.074290 0.019163 3.876736 0.0001 R_REE 0.246038 0.026478 9.292064 0.0000 C 0.000143 0.000616 0.232445 0.8162 R-squared 0.141092 Mean dependent var 0.000203 Adjusted R-squared 0.139211 S.D. dependent var 0.024569 S.E. of regression 0.022795 Akaike info criterion -4.721662 Sum squared resid 0.711856 Schwarz criterion -4.706450 Log likelihood 3247.782 F-statistic 75.01629 Durbin-Watson stat 1.977222 Prob(F-statistic) 0.000000 Wald Test: Equation: Untitled Null Hypothesis: C(1)=0 F-statistic 37.39110 Probability 0.000000 Chi-square 37.39110 Probability 0.000000 Dependent Variable: R_SAM Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 22:36 Sample: 1 1374 Included observations: 1374 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. R_HAP 0.111878 0.018301 6.113103 0.0000 R_LAF 0.074172 0.019150 3.873284 0.0001 R_REE 0.246293 0.026446 9.312935 0.0000 R-squared 0.141058 Mean dependent var 0.000203 Adjusted R-squared 0.139805 S.D. dependent var 0.024569 S.E. of regression 0.022787 Akaike info criterion -4.723078 Sum squared resid 0.711884 Schwarz criterion -4.711669 Log likelihood 3247.755 Durbin-Watson stat 1.977178 Phương trình ước lượng được là: R_SAM = 0,111878*R_HAP + 0,074172*R_LAF + 0,246293*R_REE Ta sắp xếp R2 theo thứ tự tăng dần thu được từ hồi quy lợi suất của từng cổ phiếu theo các lợi suất của các cổ phiếu còn lại như sau: R_HAP R_LAF R_SAM R_REE R2 0.102149 0.116967 0.141058 0.186121 Như vậy R_HAP có R2 thấp nhất trong mối quan hệ với các lợi suất còn lại, điều này có nghĩa là R_HAP ít chịu ảnh hưởng nhất của các lợi suất còn lại. Ký hiệu R_INDEX là lợi suất thị trường. 3. Phương pháp hệ phương trình đệ quy System: MYSYS Estimation Method: Least Squares Date: 04/14/08 Time: 07:10 Sample: 1 1374 Included observations: 1374 Total system (balanced) observations 5496 Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C(1) -0.001064 0.000922 -1.153864 0.2486 C(2) 0.468623 0.055564 8.433977 0.0000 C(3) -0.001000 0.000874 -1.143971 0.2527 C(4) 0.519178 0.054006 9.613362 0.0000 C(5) 0.126813 0.025586 4.956420 0.0000 C(6) -0.000107 0.000600 -0.179091 0.8579 C(7) 0.495281 0.038273 12.94080 0.0000 C(8) 0.106876 0.017707 6.035889 0.0000 C(9) 0.063034 0.018525 3.402563 0.0007 C(10) 0.000485 0.000585 0.828553 0.4074 C(11) 0.430314 0.039568 0.430314 0.0000 C(12) 0.089130 0.017509 5.090640 0.0000 C(13) 0.128727 0.018155 7.090286 0.0000 C(14) 0.146333 0.026367 5.549935 0.0000 Determinant residual covariance 2.78E-13 Equation: R_HAP = C(1)+C(2)*R_VN Observations: 1374 R-squared 0.049290 Mean dependent var -0.000665 Adjusted R-squared 0.048597 S.D. dependent var 0.034988 S.E. of regression 0.034128 Sum squared resid 1.597962 Durbin-Watson stat 1.828192 Equation: R_LAF = C(3)+C(4)*R_VN+C(5)*R_HAP Observations: 1374 R-squared 0.095826 Mean dependent var -0.000642 Adjusted R-squared 0.094507 S.D. dependent var 0.033989 S.E. of regression 0.032343 Sum squared resid 1.434163 Durbin-Watson stat 1.900470 Equation: R_SAM = C(6)+C(7)*R_VN+C(8)*R_HAP+C(9)*R_LAF Observations: 1374 R-squared 0.186411 Mean dependent var 0.000203 Adjusted R-squared 0.184629 S.D. dependent var 0.024569 S.E. of regression 0.022185 Sum squared resid 0.674296 Durbin-Watson stat 1.982352 Equation: R_REE = C(10)+C(11)*R_VN+C(12)*R_HAP+C(13)*R_LAF +C(14)*R_SAM Observations: 1374 R-squared 0.251965 Mean dependent var 0.000739 Adjusted R-squared 0.249779 S.D. dependent var 0.024997 S.E. of regression 0.021651 Sum squared resid 0.641744 Durbin-Watson stat 1.918219 Ta có bảng sau: R_REE R_SAM R_LAF R_HAP R_SAM (Giá trị t) 0,146333 (5.549935) R_LAF (Giá trị t) 0.128727 (7.090286) 0.063034 (3.402563) R_HAP (Giá trị t) 0.089130 (5.090640) 0.106876 (6.035889) 0.126813 (4.956420) R_VNINDEX (Giá trị t) 0.430314 (0.430314) 0.495281 (12.94080) 0.519178 (9.613362) 0.468623 (8.433977) C (Giá trị t) 0.000485 (0.828553) -0.000107 (-0.179091) -0.001000 (-1.143971) -0.001064 (-1.153864) R2 0.251965 0.186411 0.095826 0.049290 Durbin-Watson stat 1.918219 1.982352 1.900470 1.828192 Từ bảng trên ta thấy: -Lợi suất của từng cổ phiếu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi suất của các cổ phiếu còn lại. -Các hệ số của R_VNINDEX đều có giá trị t > t0,05 = 1,65. Vì vậy có thể kết luận lợi suất của các cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi lợi suất của VNINDEX.Riêng hệ số của R_VNINDEX đối với cổ phiếu R_REE có t = 0.430314<t0,05 = 1,65.nên ta có thể kết luận lợi suất của cổ phiếu R_REE không bị ảnh hưởng bởi lợi suất của VNINDEX. 4. Mô hình AR, MA, ARMA và ARIMA mô hình hóa chuỗi lợi suất cổ phiếu Vì khi áp dụng mô hình ARMA (p,q) cho chuỗi sai phân bậc d thi chúng ta có quá trình ARIMA(p,d,q). Ta đã kiểm định các chuỗi lợi suất đều là chưỗi dừng nên ta có d = 0 Xác định giá trị các tham số p và q dựa vào lược đồ tương quan của từng cổ phiếu Ta chỉ xét đối với cổ phiếu HAP Đối với cổ phiếu HAP Ta thấy có quá trình: AR(1) R_HAPt = [AR(1) =?] Phần dư của mô hình: Ta thấy > =, = và , suy ra phần dư là nhiễu trắng hay không là nhiễu trắng, do vậy chuỗi R_HAP là quá trình ARIMA(0,0,p), p = 1, Ước lượng phương trình R_HAPt = Ta có kết quả = ?,= ?, = ?, = ? Ta dự báo R_HAP ở thời điểm 3/1/2006: = * R_HAP30/12/2005 – R_HAP28/12/2006 Thực tế ta có giá của cổ phiếu HAP ngày 3/1/2006 là 22900 VNĐ, ngày 30/12/2005 là 22800 VNĐ, suy ra R_HAP3/1/2006 là 0,004385. * Có thể xét các cổ phiếu còn lại III. CÁC KẾT LUẬN RÚT RA Bằng việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng ta đã xem xét lợi suất của một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua việc phân tích trên ta thấy thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều bất cập. Các loại cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều lẫn nhau làm cho thị trường ít sôi động. Kết quả dự báo lợi suất của cổ phiếu chỉ có tính chất tương đối do thị trường của chúng ta chưa hoàn hảo. Cùng với sự hình thành của các thị trường khác, sự hình thành của thị trường chứng khoán ở Việt Nam sẽ làm cho hệ thống thị trường nước ta trở nên đầy đủ và hoàn thiện hơn. Và trong tương lai không xa, thị trường chứng khoán Việt Nam đóng vai trò quan trọng nhất quyết định sự phát triển của nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán Bài giảng kinh tế lượng của PGS.TS Nguyễn Quang Dong – Nhà xuất bản thống kê 3/2003 Bài tập kinh tế lượng của PGS.TS Nguyễn Quang Dong – Nhà xuất bản khoa hock kỹ thuật 2002 Giáo trình thị trường chứng khoán của PGS. Đinh Xuân Trình, PTS.Nguyễn Thị Quy – Nhà xuất bản Giáo dục 1998 Các trang web: MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12118.doc
Tài liệu liên quan