Chuyên đề Phân tích tài chính tại Công ty Cao su Sao Vàng

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN THỨ NHẤT 3 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3 I.HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH - KHÁI NIỆM CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 3 1. Khái niệm và chức năng của hoạt động tài chính : 3 2. Phương pháp phân tích hoạt động Tài chính 4 2.1 Phương pháp so sánh 4 2.2 Phương pháp phân tích theo chiều ngang 4 2.3 Phương pháp phân tích theo chiều dọc 5 2.4 Phương pháp phân tích theo giá trị thời gian của tiền 6 3. Nhiệm vụ phân tích hoạt động Tài chính 7 3.1 Thu thập thông tin : 7 3.2. Xử lý thông tin : 7 3.3 Dự đoán và quyết định : 7 II.ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. 8 II.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. 9 ã Khả năng thanh toán hiện hành : 9 ã Khả năng thanh toán nhanh : 10 II.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn hay cơ cấu vốn 11 ã Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản : 11 ã Hệ số cơ cấu tài sản : 11 ã Hệ số cơ cấu nguồn vốn : 12 II.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động: 12 ã Vòng quay dự trữ ( tồn kho ) : 13 ã Kỳ thu tiền bình quân : 13 ã Hiệu suất sử dụng tài sản cố định : 13 II.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi : 14 ã Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm : 14 ã Doanh lợi vốn chủ sở hữu : 14 II.5 Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn : 15 III. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. 16 1.Phân tích cơ cấu tài sản. 16 2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn. 18 2.Phân tích khả năng thanh toán 22 V. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH 24 1. Phân tích chung 24 2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 26 3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 27 I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 31 1. Lịch sử hình thành và phát triển 31 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 33 II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 38 1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 38 2.Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. 39 III. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 40 1. Tình hình phân tích tài chính tại Công ty 40 2. Nội dung phân tích tài chính 41 3. Phân tích khái quát hoạt động sản xuất của Công ty trong 2 năm 2000 và 2001 46 4. Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp 48 5. Khả năng cân đối vốn 49 6. Khả năng hoạt động 50 7. Khả năng sinh lãi của Công ty. 52 PHẦN THỨ BA. 54 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 54 TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 54 I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 54 1. Những thành tựu đạt được 54 2. Những tồn tại và hạn chế 55 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 57 1.Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính. 57 2.Nhân sự trong quá trình phân tích 57 3.Hoàn thiện quy trình phân tích tài chính 58 4.Lập kế hoạch tài chính 59 5.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính nói chung. 59 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 MỤC LỤC 63

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tài chính tại Công ty Cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi và suất hao phí của vốn lưu động Giá trị tổng sản lượng Sức sản xuất của = Tài sản lưu động Tài sản lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị giá trị tổng sản lượng. Sức sản xuất của tài sản lưu động càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản lưu động càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng giảm. Tài sản lưu động bình quân trong kỳ được tính : Giá trị TSLĐ hiện có đầu kỳ và cuối kỳ Giá trị TSLĐ bình quân = 2 Giá trị tài sản lưu động hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ được căn cứ vào các chỉ tiêu “ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn “ trên “ Bảng cân đối kế toán”, cột số đầu năm và cột số cuối kỳ. Lợi nhuận thuần trước thuế Sức sinh lợi của TSLĐ = Tài sản lưu động bình quân Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản lưu động cho biết 1 đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế. Sức sinh lợi của tài sản lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao và ngược lại. TSLĐ bình quân Suất hao phí của TSLĐ = Lợi nhuận thuần trước thuế hay sau thuế Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế hay lợi nhuận thuần sau thuế hay giá trị tổng sản lượng, Doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị TSLĐ bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng thấp và ngược lại. * Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động : Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng và ngược lại, nếu hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ giảm. Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho Doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của vốn lưu động được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển ( số vòng luân chuyển, thời gian của một vòng luân chuyển, hệ số đảm nhiệm của vốn ) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để đưa ra nhận xét về tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Cần chú ý rằng kỳ gốc được sử dụng để so sánh ở đây có thể bao gồm cả kế hoạch kỳ này và thực tế kỳ trước. 3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lợi của toàn bộ vốn của Doanh nghiệp nói chung. Thông qua chỉ tiêu này, người phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu được xác định : Lợi nhuận Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu lợi nhuận ở đây có thể là lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập Doanh nghiệp hay lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập Doanh nghiệp trên “ Báo cáo kết quả kinh doanh”. * Đánh giá chung khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu Việc đánh giá chung khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu được tiến hành bằng cách tính ra và so sánh chỉ tiêu “ Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu “ giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Trị số chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại. * Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu : Căn cứ vào công thức xác định hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu và mối quan hệ giữa các nhân tố ta có : Doanh thu thuần Lợi nhuận Hệ số doanh lợi = x (1) của vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Trong đó : Doanh thu thuần = hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu (1a) Vốn chủ sở hữu Và : Lợi nhuận = Hệ số doanh lợi doanh thu thuần (1b) Doanh thu thuần Thay (1a ) và (1b) vào (1) ta được : X Hệ số doanh lợi của = Hệ số quay vòng Hệ số doanh lợi (2) vốn chủ sở hữu của vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Dựa vào quan hệ ở công thức (2), ta thấy khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố và được xác định bằng phương pháp loại trừ. Nếu ký hiệu : HD : Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu Hv : Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu HT : Hệ số doanh lợi doanh thu thuần 0,1 : Chỉ số của các chỉ tiêu ở kỳ gốc, kỳ phân tích Công thức (2) ở trên sẽ được viết dưới dạng : HD = Hv x HT Trị số kỳ gốc : HDO = Hvo x HTO Trị số kỳ phân tích : HD1 = HV1 x HT1 + Nhân tố HV : Nhân tố hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu phản ánh trong kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng. Số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng tăng thì hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu càng lớn và ngược lại. ảnh hưởng của nhân tố này đến hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu được xác định trong điều kiện giả định hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu ở kỳ phân tích, hệ số doanh lợi doanh thu thuần ở kỳ gốc. Nếu gọi DHV là ảnh hưởng của nhân tố “ Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu “ đến hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu thì : D HV = (HV1 - HV0 )HT0 + Nhân tố HT : Nhân tố “ Hệ số doanh lợi doanh thu thuần” cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Số lợi nhuận đem lại trên một đơn vị doanh thu thuần càng lớn thì khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược laị. Nếu gọi DHT là ảnh hưởng của nhân tố “ Hệ số doanh lợi doanh thu thuần “ thì : DHT = (HT1 - HT0)HV1 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố , rút ra nhận xét và kiến nghị Căn cứ vào kết quả tính toán ở bước trên để tổng hợp ảnh hưởng của nhân tố “ Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu “ và “Hệ số doanh lợi doanh thu thuần “ đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Từ đó, đề ra nhận xét và kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nói riêng và toàn bộ vốn kinh doanh nói chung. PHẦN THỨ II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 1. Lịch sử hình thành và phát triển Do tầm quan trọng của cao su trong nền kinh tế quốc dân nên ngay sau khi miền Bắc giải phóng ( tháng 10/1954) ngày 7/10/1956 xưởng đắp vá săm lốp ô tô được thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân (nguyên là xưởng Indoto của quân đội Pháp ) và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956 đến đầu năm 1960 thì sáp nhập vào nhà máy Cao su sao vàng - đó chính là tiền thân của nhà máy Cao su sao vàng sau này. Về kết quả sản xuất năm 1960 - năm thứ nhất nhận kế hoạch của nhà nước giao, nhà máy đã hoàn thành các chỉ tiêu sau : + Giá trị tổng sản lượng : 2.459.442 đồng + Các sản phẩm chủ yếu : - Lốp xe đạp : 93.664 chiếc - Săm xe đạp : 38.388 chiếc + Đội ngũ cán bộ công nhân viên : 262 người được phân bổ trong 3 phân xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ. Về trình độ không có ai tốt nghiệp đại học, chỉ có 2 cán bộ tốt nghiệp trung cấp. Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế hành chính bao cấp (1960-1987) nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao động tăng không ngừng (năm 1986 là 3260 người ) song nhìn chung sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, ít được cải tiến vì không có đối tượng cạnh tranh, bộ máy gián tiếp thì cồng kềnh, người đông song hoạt động trì trệ, hiệu quả kém, thu nhập người lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Song với truyền thống Sao vàng luôn đi lên không lùi bước trước khó khăn, một đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm đã định hướng nhu cầu tiêu thụ săm lốp ở Việt nam là rất lớn nghĩa là chúng ta phải sản xuất làm sao để thị trường chấp nhận được. Từ năm 1991 đến nay nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả có doanh thu và các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập của người lao động được nâng cao và đời sống luôn được cải thiện. Từ những thành tích vẻ vang trên đã có kết quả : - Theo QĐ số 645 / CNN ngày 27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng đổi tên nhà máy thành Công ty Cao su sao vàng. Việc chuyển thành Công ty đương nhiên về cơ cấu tổ chức sẽ to lớn hơn, các phân xưởng trước đây sẽ trở thành Xí nghiệp thành viên, đứng đầu là một Giám đốc Xí nghiệp. Về mặt kinh doanh Công ty cho phép các Xí nghiệp có quyền hạn rộng hơn đặc biệt trong quan hệ đối ngoại. Công ty có quyền ký kết các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu, liên doanh trong sản xuất và bán các sản phẩm với các đơn vị nước ngoài. Trải qua 41 năm tồn tại và phát triển, cán bộ công nhân Công ty cao su sao vàng có thể tự hào về doanh nghiệp của mình : - Là một đơn vị gia công cao su lớn nhất, lâu đời nhất và duy nhất sản xuất săm lốp ô tô ở Miền Bắc Việt nam. - Các sản phẩm chủ yếu của Công ty như : săm, lốp xe đạp, xe máy, săm lốp ô tô mang tính truyền thống, đạt chất lượng cao, có tín nhiệm trên thị trường và được người tiêu dùng mến mộ. - Để có thể chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, trong những năm qua, bằng các nguồn vốn vay ngân hàng, vốn tự có, vốn huy động từ CBCNV trong Công ty, nhờ có các thiết bị mới nên ngoài những sản phẩm truyền thống, Công ty đã thử nghiệm chế tạo thành công lốp máy bay dân dụng TU-134 (930 x 305) và quốc phòng MIG 21 (800 x 200) lốp ô tô cho xe vận tải có trọng tải lớn ( từ 12 tấn trở lên ) cùng nhiều chủng loại các sản phẩm cao su kỹ thuật cao cấp khác. Công ty Cao su sao vàng đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện từ con người đến cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ cũng như thị trường để tiến bước chắc vào thế kỷ 21, đảm bảo đủ sức cạnh tranh, đứng vững và tiếp tục phát triển khi đất nước hội nhập một cách đầy đủ với khu vực quốc tế. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Bước vào cơ chế thị trường, công ty Cao su sao vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý để phù hợp với hoàn cảnh của Công ty, nâng cao năng lực bộ máy tham mưu, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh gắn với thị trường. Hoạt động theo mô hình trực tiếp tham mưu, cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty đứng đầu là Ban Giám đốc (Giám đốc và các phó Giám đốc chuyên môn) với nghiệp vụ quản lý vĩ mô tiếp theo là các phòng ban chức năng và Xí nghiệp thành viên. Cụ thể, hiện tại Ban Giám đốc Công ty gồm Giám đốc và 5 phó Giám đốc cùng các phòng ban đoàn thể, xí nghiệp được mô tả bởi sơ đồ trang bên. Trong đó : - Giám đốc Công ty : lãnh đạo chung toàn bộ bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của Công ty. - Phó Giám đốc phụ trách sản xuất và bảo vệ sản xuất : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc công ty trong việc định hướng xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Điều hành các đơn vị cơ sở thực hiện kế hoạch cũng như công tác bảo vệ an toàn cho sản xuất. Kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến sản xuất và bảo vệ sản xuất ( khi được uỷ quyền). Duyệt danh sách công nhân được đào tạo nâng bậc, kết quả nâng bậc. Giúp Giám đốc Công ty điều hành công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật và điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc đi vắng. - Phó Giám đốc công ty phụ trách kinh doanh, đời sống: Có nhiệm vụ xem xét tồn kho và yêu cầu sản xuất. Ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng, duyệt nhu cầu mua nguyên vật liệu, duyệt danh sách nhà thầu phụ được chấp nhận, ký đơn hàng, ký hợp đồng mua nguyên vật liệu( khi được uỷ quyền ). Tìm hiểu thị trường, tiến hành tổ chức tham gia các hội chợ, xem xét tổ chức quảng mã sản phẩm, xem xét và quyết định mở các đại lý. Kiểm tra phê duyệt tài liệu có liên quan đến công tác kinh doanh. Quan tâm đến đời sống của CBCNV trong toàn Công ty, giúp họ an tâm sản xuất. - Phó Giám đốc công ty phụ trách xuất khẩu và kỹ thuật : Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty. Xem xét nhu cầu và năng lực đáp ứng của Công ty về các sản phẩm xuất khẩu. Giúp Giám đốc Công ty điều hành các công việc có liên quan đến công tác kỹ thuật. Kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến kỹ thuật, công tác xuất khẩu (khi được uỷ quyền ). - Phó Giám đốc Công ty phụ trách công tác xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản. Kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến xây dựng cơ bản. - Phó Giám đốc Công ty phụ trách công tác xây dựng cơ bản tại chi nhánh cao su Thái Bình kiêm Giám đốc chi nhánh cao su Thái Bình: có nhiệm vụ điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản tại chi nhánh cao su Thái Bình. Điều hành các công việc có liên quan đến công tác sản xuất, công tác bảo vệ sản xuất cũng như kiểm tra, phê duyệt tài liệu có liên quan đến sản xuất và bảo vệ sản xuất của Chi nhánh cao su Thái Bình. - Phòng tổ chức hành chính : Với chức năng chính tham mưu cho Giám đốc và ban lãnh đạo công ty về tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo và công tác văn phòng. Đó chính là công tác tổ chức, xắp xếp, bố trí CBCNV hợp lý trong toàn Công ty nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Nghiên cứu, đề xuất các phương án về lao động, tiền lương, đào tạo, phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn trên cơ sở thực tế của kế hoạch sản xuất. - Phòng tài chính kế toán : Có nhiệm vụ thông tin và kiểm tra tài sản của Công ty với hai mặt của nó là vốn và nguồn hình thành tài sản đó. Phòng nắm vững thực trạng tài chính của Công ty, khả năng thanh toán cũng như khả năng chi trả của Công ty với khách hàng. - Phòng Kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính hàng năm và theo dõi thực hiện mua bán vật tư, thiết bị cho sản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng hoá làm ra. Căn cứ vào nhu cầu thông tin trên thị trường mà phòng có thể đưa ra kế hoạch giá thành, sản lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm thu lợi cao nhất. Bảo đảm cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất. - Phòng đối ngoại - Xuất nhập khẩu : Nhập khẩu các vật tư, hàng hoá, công nghệ cần thiết mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất mà không đạt yêu cầu. Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty. - Phòng Kỹ thuật Cao su : Chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm mới, đồng thời có nhiệm vụ xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật kiểm tra chất lượng thông qua các thí nghiệm nhanh trong sản xuất. Kiểm tra tổng hợp nghiên cứu công nghệ sản xuất có hiệu quả nhất nhằm tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. - Phòng Kỹ thuật Cơ năng : Phụ trách các hoạt động cơ khí, năng lượng, động lực và an toàn lao động. - Phòng Xây dựng Cơ bản: Tổ chức thực hiện các đề án đầu tư xây dựng cơ bản theo chiều rộng và chiều sâu. Nghiên cứu đưa ra các dự án khả thi trình giám đốc xem xét để có kế hoạch đầu tư. - Phòng KCS : Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hoá đầu vào, đầu ra. Thí nghiệm nhanh để đánh giá chất lượng sản phẩm. - Phòng điều độ sản xuất : Đôn đốc, giám sát tiến độ sản xuất kinh doanh, điều tiết sản xuất có số lượng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để Công ty có phương án kịp thời. - Phòng đời sống : Khám chữa bệnh cho CBCNV, thực hiện kế hoạch phòng dịch, sơ cấp các trường hợp tai nạn, chăm lo sức khoẻ, công tác y tế, môi trường làm việc của CBCNV trong toàn Công ty. - Phòng Quân sự bảo vệ : Bảo vệ tài sản vật tư hàng hoá của Công ty. Phòng chống cháy nổ, xây dựng, huấn luyện lực lượng tự vệ hàng năm, thực hiện nghĩa vụ quân sự với nhà nước. - Xí nghiệp cao su số 1: Sản xuất chủ yếu là săm lốp xe máy, lốp xe đạp, băng tải, dây cuaro, các mặt hàng cao su kỹ thuật. - Xí nghiệp cao su số 2 : Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn có tổ sản xuất tanh xe đạp. - Xí nghiệp cao su số 3 : Sản phẩm chính là săm, yếm, lốp ô tô, lốp máy bay. - Xí nghiệp cao su số 4 : Chuyên sản xuất săm xe đạp, xe máy. Các đơn vị sản xuất phụ trợ, chủ yếu cung cấp năng lượng, động lực, điện máy và ánh sáng cho Công ty như : - Xí nghiệp năng lượng : Cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn công ty. - Xí nghiệp cơ điện : Tạo một số phụ tùng thay thế, quản lý hệ thống cung cấp điện năng của toàn Công ty. - Các đơn vị sản xuất phụ nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính đồng thời cũng tiến hành sản xuất kinh doanh như : - Phòng tiếp thị bán hàng : Căn cứ vào thông tin nhu cầu trên thị trường, lập kế hoạch công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, khuyến mại, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm cho Công ty. Chuyên kinh doanh các sản phẩm của Công ty sản xuất với một hệ thống các đại lý tại Hà nội và các tỉnh thành. - Xưởng kiến thiết bao bì : Nhiệm vụ chính là xây dựng, sửa chữa các công trình kiến thiết cơ bản trong nội bộ Công ty, đảm bảo vệ sinh môi trường sạch đẹp trong các đơn vị Xí nghiệp trong Công ty. Ngoài ra Công ty còn có 4 đơn vị trực thuộc là : - Nhà máy pin Cao su Xuân hoà : Sản xuất chính là các loại pin - Chi nhánh cao su Thái Bình : Với sản phẩm chính là săm lốp xe đạp. - Xí nghiệp luyện cao su Xuân hoà : Chuyên sản xuất Bán thành phẩm cho các đơn vị khác trong Công ty. - Nhà máy cao su Nghệ An : Chuyên sản xuất săm lốp xe đạp. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cao su Sao Vàng là Công ty có nhiều chi nhánh trên khắp cả nước. Do vậy Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức hỗn hợp. Chức năng nhiệm vụ của các nhân viên trong phòng Tài chính kế toán: - Kế toán trưởng : Tổ chức điều hành chung công việc kế toán - Phó phòng kế toán gồm 2 người : + Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp : Tiến hành tổng hợp các số liệu kế toán đưa ra các thông tin trên cơ sở số liệu sổ sách thu thập từ các phần hành kế toán khác. Cuối quý, kế toán có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính. + Phó phòng kế toán kiêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm : Theo dõi việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nhập kho đồng thời theo dõi, kiểm tra thực hiện hạch toán chi phí phát sinh trong toàn Công ty. - Kế toán theo dõi tiền mặt : Theo dõi tình hình chi tiền mặt phát sinh trong toàn Công ty, các khoản thanh toán với người mua và người bán bằng tiền mặt. - Kế toán tiền gửi ngân hàng kiêm kế toán tiền lương : theo dõi các khoản giao dịch vay, trả nợ vay, tiền gửi ngân hàng đồng thời theo dõi hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, phục vụ cho việc tính giá thành. - Kế toán vật tư gồm 2 người : Theo dõi tình hình xuất, nhập vật tư, tình hình công cụ trong toàn Công ty, kế toán có nhiệm vụ theo dõi các phiếu nhập vật tư, lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ đồng thời lập sổ chi tiết nhập xuất vật liệu. - Kế toán tiêu thụ gồm 3 người : Theo dõi việc tiêu thụ hàng hoá hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. - Kế toán tài sản cố định gồm 2 người : Theo dõi mọi trường hợp biến động tăng giảm tài sản cố định, tính toán trích khấu hao theo quy định đồng thời tiến hành phân bổ khấu hao và tính giá thành theo quy định. - Kế toán huy động vốn : Chuyên theo dõi và phản ánh các nguồn vốn tại Công ty. - Thủ quỹ : Thực hiện việc quản lý quỹ, có nhiệm vụ quản lý việc thu chi làm chứng từ báo cáo quỹ . - Kiểm toán nội bộ : Kiểm toán các nghiệp vụ của Công ty, lập báo cáo cho Giám đốc. Như vậy phòng kế toán của Công ty Cao su sao vàng bao gồm 15 người mỗi người có trách nhiệm và nhiệm vụ riêng dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. 2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. Căn cứ vào chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành, căn cứ vào quy mô đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý cũng như trình độ kế toán của công ty và các điều kiện thiết bị vốn có bắt đầu từ ngày 01/01/1996 Công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ. Chứng từ kế toán Sổ kho, sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết tietiêtiết Báo cáo tài chính, Bảng CĐKT Trong đó : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra * Về tài khoản sử dụng : Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống kế toán doanh nghiệp trừ các tài khoản 611,631,159,212,157. * Về báo cáo tài chính : Công ty sử dụng 4 loại báo biểu: - Biểu 01- DN " Bảng cân đối kế toán " - Biểu 02 - DN " Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh " - Biểu 03 - DN " Báo cáo lưu chuyển tiền tệ " - Biểu 04 - DN " Thuyết minh báo cáo tài chính " Do đặc điểm kinh doanh hiện nay, phương pháp kế toán mà Công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, với niên độ kế toán áp dụng từ 1/1 - 31/12 và kỳ hạch toán tính theo tháng. Ngoài ra kế toán còn sử dụng hoá đơn xuất thành phẩm, bảng kê nhập kho thành phẩm, tập hợp chi tiết bán hàng, chi phí quản lý DN, tập hợp hàng giảm giá, hàng bán bị trả lại. III. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 1. Tình hình phân tích tài chính tại Công ty Nguồn thông tin mà Công ty sử dụng để phân tích tài chính chủ yếu vẫn là thông tin từ bảng Cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương pháp phân tích mà công ty sử dụng là phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh. Công ty sử dụng phương pháp tỉ số dùng tính các chỉ số và đánh giá xem tình hình sử dụng tài sản và tài chính của Công ty có hiệu quả không. Sau đó so sánh với chu kỳ kế toán trước đó để đánh giá sự thay đổi trong kỳ vừa qua và nêu ra định hướng phát triển trong tương lai. Công ty cũng sử dụng so sánh giữa kế hoạch đề ra với thực tế đạt được sản xuất trong năm. Nội dung phân tích tài chính Công ty phân tích tình hình tài chính của mình thông qua các nhóm tỉ số. Các chỉ tiêu được so sánh theo thời gian trong nội bộ Công ty ở kỳ phân tích với các chỉ tiêu thời kỳ trước đó . Công ty sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính để đánh giá tình hình sử dụng vốn, sử dụng tài sản của Công ty đã có hiệu quả chưa. Việc phân tích của Công ty chủ yếu dựa vào 2 bảng là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhìn vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2000 và năm 2001 ta có thể thấy rõ khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm vừa qua. Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cao su Sao Vàng năm 2000 và 2001 Tài sản Năm 2000 Năm 2001 Tài sản lưu động và đầu tư dàI hạn 127.410.682.809 141.400.671.895 I. Tiền 6.136.678.144 6.285.518.806 1. Tiền mặt 1.892.989.631 1.092.457.201 2. Tiên gửi ngân hàng 4.243.688.513 5.193.061.605 II.Các khoản đầu tư TCNH 0 0 III. Các khoản phảI thu 26.647.473.653 55.048.977.354 1. PhảI thu khách hàng 20.852.141.684 38.015.817.561 2. Trả trước người bán 3.284.544.248 16.508.355.442 3. Thuế Giá trị gia tăng 2.058.800.830 100.703.106 4. PhảI thu khác 588.869.715 545.520.302 5. Dự phòng phảI thu khó đòi (136.882.824) (121.419.057) IV. Hàng tồn kho 92.974.186.823 78.640.565.155 1. Hàng mua đI đường 0 2.443.140 2. Nguyên vật liệu 46.044.468.465 33.872.148.926 3. Công cụ, dụng cụ 847.453.335 1.274.071.668 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 2.223.253.237 2.757.885.390 5. Thành phẩm tồn kho 41.844.787.724 39.981.839.581 6. Hàng tồn kho 2.014.224.062 600.410.360 7. Hàng gửi bán 0 151.766.090 V. TàI sản lưu động khác 1.652.344.189 1.425.610.580 1. Tạm ứng 682.964.940 726.325.131 2. Chi phí trả trước 969.379.249 458.453.449 3. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 0 240.832.000 B. TàI sản cố định và đầu tư dàI hạn 178.558.209.802 194.753.561.384 I. TàI sản cố định 140.155.468.948 142.731.518.844 1. TàI sản cố định hữu hình 139.535.659.764 142.553.678.844 Nguyên giá 236.651.433.435 261.428.200.435 Hao mòn (97.115.773.671) (118.874.521.591) 2. TàI sản cố định thuê TàI chính 414.609.184 0 Nguyên giá 1.421.433.400 0 Hao mòn (1.006.824.216) 0 3. TàI sản cố định vô hình 205.200.000 177.840.000 Nguyên giá 273.600.000 273.600.000 Hao mòn (68.400.000) (95.760.000) II. Các khoản đầu tư tàI chính dàI hạn khác 35.540.110.412 35.494.405.600 1. Đầu tư chứng khoán dàI hạn 0 0 2. Góp vốn liên doanh 35.350.110.412 35.304.405.600 3. Đầu tư dàI hạn khác 190.000.000 190.000.000 III. Chi phí XDCB dở dang 2.613.493.642 16.527.636.940 IV. Các khoản ký cược, ký quỹ dàI hạn 249.136.800 0 TỔNG TÀI SẢN 305.968.892.611 336.154.233.279 Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Nợ phảI trả 214.174.597.103 244.767.537.166 I. Nợ ngắn hạn 156.259.200.460 175.111.406.456 1.Vay ngắn hạn 124.806.183.260 142.251.096.544 2. Nợ dàI hạn đến hạn trả 0 10.816.800.000 3. PhảI trả người bán 21.380.079.920 9.675.617.110 4. Người mua trả tiền trước 90.229.881 169.676.397 5. Thuế và các khoản nộp Nhà nước 1.297.005.354 5.932.122.224 6. PhảI trả CNVC 6.658976.024 9.677.217.456 7. Các khoản phảI trả phảI nộp khác 2.026.729.021 3.411.123.275 II. Nợ dàI hạn 57.372.431.915 69.391.699.631 1. Vay dàI hạn 56.902.231.689 69.391.699.631 2. Nợ dàI hạn 470.200.226 0 III. Nợ khác 542.964.728 264.431.079 1. Chi phí phảI trả 374.276.559 249.431.079 2. TàI sản thừa chờ xử lý 168.688.169 0 3. Nhận ký cược, ký quỹ dàI hạn 0 15.000.000 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 91.794.295.508 91.386.696.113 1. Nguồn vốn kinh doanh 88.518.520.599 88.619.467.136 2. Chênh lệch tỷ giá 0 1.521.129 3.Quỹ đầu tư phát triển 123.296.537 0 4. Quỹ dự phòng tàI chính 1.629.163.602 1.626.928.602 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 1.523.314.770 1.141.821.504 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 615.138.362 615.138.362 2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 908.176.408 526.683.142 TỔNG NGUỒN VỐN 305.968.892.611 336.154.233.279 Bảng 2 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cao su sao vàng năm 2000 và 2001 Năm 2000 2001 1. Tổng Doanh thu 333.986.343.198 340.464.778.786 2.Các khoản giảm trừ 308.289.135 1133.217.007 3. Doanh thu thuần 333.678.054.063 339.331.561.779 4. Giá vốn hàng bán 286.132.738.252 289.547.165.363 5. Lợi nhuận gộp 47.545.315.811 49.784.396.416 6. Chi phí bán hàng 16.359.418.238 19.503.027.322 7. Chi phí Quản lý DN 16.785.995.661 14.923.499.969 8. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 14.399.901.912 15.357.869.125 9. LN thuần từ hoạt động tàI chính -12.002.217.856 -15.053.454.709 10. LN bất thường 314.394.957 1.098.178.712 11. LN trước thuế 2.712.079.013 1.402.593.128 12. LN trước thuế các CN, XN 41.063.220 -345.299.192 13.Lỗ XNDVTM -266.701.426 -26.239.447 14. Tổng LN trước thuế 2.486.440.807 1.031.054.489 15. Tổng thuế TNDN phảI nộp 795.661.058 329.937.436 16. LN sau thuế 1.690.779.749 701.117.053 ( Nguồn tài liệu : Tài liệu tại phòng tài chính kế toán Công ty Cao su sao vàng ) Phân tích khái quát hoạt động sản xuất của Công ty trong 2 năm 2000 và 2001 * Nhìn vào bảng Cân đối kế toán của Công ty năm 2000 và 2001 ta có thể thấy một cách rõ nét hoạt động sản xuất của Công ty trong 2 năm vừa qua + Về tài sản : Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn của Công ty năm 2001 tăng + 13.989.989.086 đồng với tốc độ tăng 1,1 lần so với năm 2000 do các nguyên nhân sau : - Về tiền mặt của Công ty năm 2001 tăng không đáng kể so với năm 2000 là : 148. 840.662 đồng với tốc độ tăng 1,02 lần nhưng các khoản phải thu của Công ty tăng một cách đáng kể : 28.401.503.701 đồng với tốc độ tăng 2,06 lần so với năm 2000 chủ yếu là do Công ty cho nợ khách hàng quá nhiều. - Hàng tồn kho của Công ty giảm -14.333.621.668 đồng chứng tỏ sự nỗ lực của Công ty để giảm lượng hàng tồn kho xuống và cũng chứng tỏ Công ty đã bán được nhiều hàng hơn so với năm 2000. - Các khoản Tài sản lưu động khác cũng giảm - 226.733.609 đồng so với năm 2000. Tóm lại việc tăng các khoản phải thu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng. Công ty cần khắc phục để làm giảm các khoản phải thu vì các khoản phải thu cao sẽ gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty năm 2001 tăng +16.195.351.582 đồng với tốc độ tăng : 1,09 lần so với năm 2000 trong đó Tài sản cố định tăng không đáng kể : + 2.576.049.896 đồng với tốc độ tăng 1,01 lần so với năm 2000. Các khoản đầu tư Tài chính dài hạn giảm không đáng kế : - 45.704.812 đồng mà chủ yếu là tăng Chi phí Xây dựng cơ bản dở dang : + 13.914.143.298 đồng với tốc độ tăng 6,3 lần so với năm 2000 do Công ty tiến hành xây dựng thêm kho để lốp, di chuyển sửa sang lại nhà xưởng, đào đắp lại các bệ máy móc. Tóm lại các khoản phải thu và chi phí xây dựng cơ bản tăng lên là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tổng tài sản của Công ty : + 30.374.204.242 đồng với tốc độ tăng 1,09 lần so với năm 2000. + Về nguồn vốn : Nợ phải trả của Công ty năm 2001 tăng + 30.592.940.063 đồng với tốc độ tăng 1,14 lần so với năm 2000 trong đó tất các khoản nợi ngắn hạn, vay ngắn hạn, phải trả công nhân viên chức, nợ dài hạn, đều tăng trừ khoản phải trả người bán. Công ty đã nỗ lực để giảm các khoản phải trả người bán từ 21.380.079.920 đồng xuống còn 9.675.617.110 đồng với số tiền giảm - 21.380.079.920 đồng với tốc độ giảm : 2,2 lần so với năm 2000. Các khoản nợ khác cũng giảm nhưng giảm không đáng kể. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty giảm không đáng kể : - 407.599.395 đồng với tốc độ giảm 1 lần. Năm 2001 tổng nguồn vốn của Công ty tăng +30.374.204.242 đồng với tốc độ tăng 1,09 lần so với năm 2000 nhưng là do tăng các khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ chiếm 27% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty quá ít so với tổng nguồn vốn như vậy là không tốt vì như vậy là không đảm bảo đủ độ an toàn cho Công ty nếu có rủi ro xảy ra. Vì vậy Công ty cần tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên và làm giảm các khoản vay và nợ bên ngoài xuống. Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp Bảng 7 : Bảng chỉ tiêu khả năng thanh toán của Doanh nghiệp Chỉ tiêu 2000 2001 - Khả năng thanh toán hiện hành = TSLĐ / Nợ ngắn hạn 0,81 0,8 - Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ - Hàng tồn kho / Nợ ngắn hạn 0,22 0,35 Qua bảng trên ta thấy : khả năng thanh toán hiện hành của Doanh nghiệp trong 2 năm là xấp xỉ nhau và đều Tài sản lưu động. Năm 2001 các khoản nợ ngắn hạn = 123% Tài sản lưu động. Vì các khoản nợ ngắn hạn > Tài sản lưu động cho nên nếu phải thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ thì Doanh nghiệp không đủ khả năng trang trải. Do vậy Doanh nghiệp cần cố gắng giảm các khoản nợ ngắn hạn để bảo đảm khả năng thanh toán của Doanh nghiệp. Khả năng thanh toán nhanh của Doanh nghiệp trong 2 năm 2000 và 2001 rất thấp đều Tài sản lưu động - Dự trữ năm 2000 là 1,82 lần dẫn đến khả năng thanh toán nhanh của Doanh nghiệp năm 2001 > khả năng thanh toán nhanh của Doanh nghiệp năm 2000. Khả năng cân đối vốn Bảng 4 : Bảng chỉ tiêu khả năng cân đối vốn Chỉ tiêu 2000 2001 - Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn 0,3 0,27 Nhìn vào bảng 4 ta thấy chỉ tiêu hệ số cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 2 năm 2000 và 2001 là thấp nghĩa là khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty trong 2 năm là rất thấp. Điều này cho thấy mức độ an toàn trong kinh doanh của Công ty là kém vì chỉ cần một khoản nợ tới hạn không trả được sẽ làm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng. Chủ nợ cũng không thích con số này vì nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty ~ 1 /4 so với tổng nguồn vốn. Công ty sử dụng việc huy động vốn từ ngoài Công ty để cung cấp cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, vì vậy nguồn vốn nợ nhiều sẽ dẫn đến hệ số nợ cao. Điều này vừa làm cản trở việc huy động vốn từ bên ngoài vừa làm tăng độ rủi ro của các khoản tiền mà nhà cung cấp và các chủ nợ cung cấp cho Công ty. Nguồn vốn nợ nhiều cũng làm Công ty phải phụ thuộc nhiều vào đối tác bên ngoài. Nếu Công ty gặp rủi ro trong kinh doanh sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán làm tăng nguy cơ phá sản. Hệ số cơ cấu nguồn vốn năm 2001 thấp hơn hệ số cơ cấu nguồn vốn năm 2000 vì tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp năm 2001 > tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp năm 2000 là : + 30.185.340.668 đồng nhưng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2001 giảm so với năm 2000 là : - 407.599.395 đồng. Khả năng hoạt động Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của Công ty để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Đây là vấn đề phức tạp, có quan hệ tới tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh nên Công ty chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng hiệu quả các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh. Bảng 5 : Bảng chỉ tiêu về khả năng hoạt động của Công ty Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 %(2001/2000) Doanh thu thuần 333.678.054.063 339.331.561.779 +1,69 1. Tài sản lưu động 127.376.329.235 141.400.671.895 +11 2. Tài sản cố định 178.403.699.802 194.753.561.384 +9,16 3. Tổng tài sản 305.780.029.037 336.154.233.279 +9,93 Hiệu suất sử dụng Tài sản lưu động = 1: 2 2,62 2,4 -8,4 Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định = 1:3 1,87 1,74 -6,95 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = 1: 4 1,09 1,01 -7,34 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty năm 2001 giảm so với năm 2000 ( từ 2,62 xuống còn 2,4) do sự biến động của Doanh thu tiêu thụ và của tài sản lưu động. Doanh thu thuần của Công ty tăng từ 333.678.054.063 đồng năm 2000 lên 339.331.561.779 đồng năm 2001 với tốc độ tăng +1,69%. Tài sản lưu động tăng từ 127.376.329.235 đồng năm 2000 lên 141.400.671.895 đồng năm 2001, giá trị tăng +14.024.342.660 đồng với tốc độ tăng là 11%. Vốn lưu động luân chuyển không ngừng trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Nhìn vào bảng trên ta thấy việc sử dụng vốn lưu động của năm 2001 không hiệu quả bằng năm 2000. Như vậy Công ty cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao cơ cấu vốn và thời gian lưu động vốn, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm để không gây ứ đọng ở khâu dự trữ, tăng cường mở rộng thị trường để sản phẩm đáp ứng được mọi nhu cầu trong nước. Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định của Công ty năm 2001 cũng giảm so với năm 2000, từ 1,87 xuống 1,74. Tài sản cố định tăng từ 178.403.699.802 đồng năm 2000 lên 194.753.561.384 đồng năm 2001, giá trị tăng +16.349.861.582 đồng với tốc độ tăng +9,16%. Công ty đầu tư vào việc thay đổi quy trình công nghệ nhằm nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm để sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và tài sản cố định cũng chính là nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản thấp, giảm xuống từ 1,09 (năm 2000) còn 1,01 ( năm 2001). Trong khi đó tổng tài sản lại tăng từ 305.780.029.037 đồng năm 2000 lên 336.154.233.279 đông năm 2001, giá trị tăng +30.374.204.242 đồng, với tốc độ tăng +9,93%. Như vậy, Công ty sử dụng tài sản chưa có hiệu quả. Trong những năm tới việc nâng cao tốc độ sử dụng tài sản để nâng cao doanh thu tiêu thụ sẽ đảm bảo cho Công ty phát triển và đững vững trên thị trường. Khả năng sinh lãi của Công ty. Các yếu tố về khả năng sinh lãi phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty. Bảng 6 : Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi của Công ty Đơn vị : % Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 1. Lợi nhuận sau thuế 1.690.779.749 701.117.053 2. Doanh thu thuần 333.678.054.063 339.331.561.779 3. Vốn chủ sở hữu 91.647.939.635 91.386.696.113 4. TàI sản 305.780.029.037 336.154.233.279 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = 1:2 0,5% 0,21% Doanh lợi vốn chủ sở hữu = 1: 3 1,84% 0,78% Doanh lợi vốn = 1: 4 0,55% 0,21% Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2001 giảm so với năm 2000 từ 0,5% xuống 0,21%. Do thu nhập sau thuế giảm 2,4 lần so với năm 2000 mà doanh thu tăng không đáng kể. Công ty cần quan tâm tới các biện pháp hạ thấp chi phí và tăng doanh thu tiêu thụ. Doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm so với năm trước. Điều này không thoả mãn các chủ sở hữu. Nguyên nhân là do doanh thu tăng không đáng kể, mà chi phí tăng nhanh điều này dẫn tới thu nhập sau thuế thấp. Doanh lợi tài sản của Công ty giảm so với năm trước do chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm và hiệu suất sử dụng tài sản giảm. Công ty cần có biện pháp nhằm nâng cao chỉ tiêu trên để tăng mức doanh lợi vốn. PHẦN THỨ BA. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 1. Những thành tựu đạt được Trong phân tích tài chính nguồn thông tin mà Công ty sử dụng là các báo cáo tài chính : Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Nguồn thông tin này đã được tổng hợp lại và thể hiện một cách tổng quát toàn diện tình hình tài sản, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực trạng hoạt động tài chính trong thời kỳ đã qua và những dự toán cho tương lai. Đồng thời các báo cáo tài chính cũng giúp Công ty vạch ra những biện pháp khắc phục những yếu kém và những mặt còn chưa tốt nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu của Công ty trong thời gian qua đã tăng lên. Sở dĩ như vậy là vì Công ty đã không ngừng đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị nâng cao chất lượng phục vụ nên sản lượng của Công ty đã không ngừng tăng qua các năm. Công ty đã liên tục đổi mới mẫu mã, đa dạng hoá các sản phẩm, tăng số lượng các loại sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Công ty đã có rất nhiều biện pháp chính sách phù hợp và không ngừng điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp biểu hiện ở khả năng thanh toán của Công ty được bảo đảm, Công ty đã cố gắng phấn đấu để làm cho các khoản nợ khách hàng của Công ty giảm bớt. Về công tác tài chính Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chứng từ, hoá đơn do Nhà nước quy định, thực hiện chế độ báo cáo mới. Bản thân Công ty cũng đang nghiên cứu áp dụng những chương trình phần mềm mới nhằm nâng cao hiệu quả, tốc độ xử lý. 2. Những tồn tại và hạn chế Việc phân tích tài chính của Công ty gặp khó khăn và còn nhiều hạn chế do chế độ quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của các Doanh nghiệp còn đang từng bước hoàn thiện dẫn đến việc thay đổi thường xuyên hệ thông bảng biểu kế toán, cách lập, cách tính toán các chỉ tiêu. Việc phân tích tài chính của Công ty còn mang tính hình thức, mà chưa được sử dụng để lập kế hoạch và ra các quyết định tài chính có lợi cho Doanh nghiệp. Công ty sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính nhưng chưa được triệt để. Hầu hết các tỉ lệ tài chính năm 2001 đều thấp hơn năm 2000. Công ty cần điều chỉnh lại vấn đề sử dụng tài sản để có hiệu quả hơn, xem xét lại vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xem xét lại vấn đề chi phí và giá bán. Tới đây khi phá bỏ hàng rào thuế quan mà tình hình Công ty như hiện nay thì sẽ gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy Công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc sử dụng tài chính của mình sao cho có hiệu quả nhất. Công ty cần thực hiện các biện pháp nhằm tăng dần các tỉ lệ tài chính. Tình hình tài chính của Công ty chưa được tốt. Nguyên nhân có thể do Công ty chưa sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của mình. Khả năng thanh toán của Công ty là thấp, cản trở trong việc huy động vốn trong thời gian tới. Cần phải nâng cao khả năng thanh toán, thu hồi nợ từ khách hàng, giảm dự trữ ở khân lưu thông, tiến hành các chiến lược tiêu thụ sản phẩm sao cho có hiệu quả hơn. Khả năng cân đối vốn của Công ty nếu nói theo lý thuyết là cao nhưng Công ty là Doanh nghiệp nhà nước nên như vậy vẫn trong điều kiện chấp nhận được. Mặc dù vậy Công ty vẫn phải cố gắng hạ thấp khả năng này xuống. Mặc dù Công ty đã liên doanh với 3 nước : Nhật, Singgapore, Thái Lan nhưng hiệu quả chưa cao, do mới bước và liên doanh liên kết. Nhưng trong tương lai cần phải từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn liên doanh. Việc sử dụng vốn liên doanh chưa hiệu quả cũng tác động một phần vào Doanh thu của Công ty. Khả năng hoạt động : Mặc dù tài sản lưu động và tài sản cố định đều tăng nhưng việc sử dụng tài sản vào trong sản xuất chưa được hiệu quả. Nguyên nhân là do cơ cấu tài sản chưa được hợp lý. Công ty đã thay đổi quy trình công nghệ mới nhưng việc áp dụng vào thực tế có thể gặp nhiều khó khăn do trình độ của công nhân cũng phải được nâng cao theo. Do nguồn vốn còn hạn chế do đó Công ty không thể thay đổi một loạt các máy móc trong một thời gian ngắn. Do đó gây ra sự không đồng bộ. Mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi phải có vốn. Vốn lưu động của Công ty cần phải xây dựng sát với nhu cầu sản xuất kinh doanh và không gây ứ đọng ở khâu dự trữ. Nghiên cứu nhu cầu thị trường để sản phẩm không bị tồn kho lâu cũng không thiếu hàng hoá bán ra thị trường nhằm tiết kiệm tránh lãng phí vốn lưu động nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Khả năng sinh lãi của Công ty còn thấp. Cần nâng cao hiệu sử dụng vốn vay. Doanh lợi vốn tự có thấp. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa phát huy hết khả năng, mặc dù thị phần mở rộng hầu hết các tỉnh trong cả nước. Mặc dù sản phẩm của Công ty hiện nay có ưu thế được người dân sử dụng nhiều do giá thành sản phẩm tương đối hợp lý. Nhưng Công ty vẫn phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính. Như ta đã biết thông tin có vai trò vô cùng quan trọng nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình phân tích tài chính tại một Doanh nghiệp. Chính vì vậy muốn đánh giá đúng tình hình tài chính tại một Doanh nghiệp và đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp cho tương lai đòi hỏi các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính phải đầy đủ, chính xác, phù hợp đảm bảo tính khách quan, trung thực của quá trình phân tích. Do vậy để đảm bảo tính chính xác đầy đủ của các thông tin Công ty cần phải xây dựng một quy trình xây dựng và xử lý thông tin đồng bộ có hệ thống. Công ty nên ứng dụng máy vi tính nối mạng với các đơn vị trực thuộc để thu thập thông tin một cách đầy đủ đảm bảo cho quá trình phân tích. Đồng thời Công ty phải thực hiện việc kiểm tra và kiểm toán nội bộ thường xuyên và nghiêm túc, công tác này sẽ giúp Công ty phát hiện được những sai phạm hay nhầm lẫn trong công tác kế toán ngay từ khâu đầu, nhờ đó sẽ hạn chế ở mức cao nhất những sai lệch số liệu trong các khâu tiếp theo và đặc biệt là khâu lập báo cáo kế toán. Nhân sự trong quá trình phân tích Để đảm bảo quá trình thực hiện phân tích tài chính được diễn ra thông suốt và có hiệu quả thì bên cạnh nguồn thông tin sử dụng, người tiến hành phân tích tài chính cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, việc phân tích tài chính tại Công ty Cao su sao vàng do các cán bộ, nhân viên kế toán của phòng Tài chính kế toán - thống kê đảm nhiệm. Công ty chưa có một đội ngũ cán bộ chuyên về lĩnh vực tài chính đảm nhận việc này. Đây cũng là một hạn chế vì kế toán và tài chính có nhiều điểm khác biệt. Chính vì vậy Công ty nên thành lập một bộ phận chuyên trách về phân tích và kiểm tra tài chính. Bộ phận này được lãnh đạo bởi giám đốc phụ trách tài chính bao gồm các nhân viên có chuyên môn tốt về tài chính và phân tích tài chính. Bên cạnh đó Công ty cũng cần có những chính sách đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ phân tích tài chính. Hoàn thiện quy trình phân tích tài chính Cũng như hầu hết các Doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, công tác phân tích tài chính tại Công ty Cao su sao vàng đã được triển khai nhưng chưa được thực hiện một cách thường xuyên liên tục và chưa có một hệ thống cơ sở lý luận, phương pháp phân tích hoàn chỉnh. Vì vậy để khắc phục hạn chế này Công ty nên thực hiện phân tích theo một quy trình hoàn chỉnh. Cụ thể Công ty nên tiến hành phân tích theo các bước sau : Bước 1 : Chuẩn bị cho công tác phân tích : Xác định mục tiêu chung và mục tiêu trọng tâm Lập kế hoạch phân tích : + Thời gian tiến hành + Số lượng nhân sự và phân công chi tiết Thông báo đến từng bộ phận, cá nhân theo kế hoạch Thu thập và chuẩn bị thông tin : + Các thông tin tài liệu nội bộ Doanh nghiệp. + Các thông tin bên ngoài cần thiết. Kiểm tra lại tính chính xác của thông tin. Bước 2 : Tiến hành phân tích Tiến hành phân tích đầy đủ các nội dung phân tích theo mục tiêu chung. Nếu có vấn đề nào cần chú ý thì phân tích đi sâu vào các nội dung có liên quan. Nội dung phân tích : Phân tích khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phân tích các chỉ tiêu tỉ lệ tài chính. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Phân tích việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước 3 : Đánh giá tình hình tài chính của Công ty : Thành công Hạn chế Lập kế hoạch tài chính Công ty cần phát triển công tác kế hoạch hoá tài chính. Các nhà lập kế hoạch tài chính cần xem xét tập trung tất cả các hoạt động của Doanh nghiệp chứ không đi sâu và chi tiết. Một kế hoạch tài chính là một báo cáo về những việc sẽ được hoàn thành trong tương lai nên nó phải phản ánh được các yếu tố có tính tương lai. Kế hoạch tài chính năm mới chỉ cung cấp những dự tính của việc huy động , khai thác, phân phối và sử dụng nguồn tài chính cho cả một thời kỳ một năm, bổ sung cho kế hoạch tài chính dài hạn. Công ty cần tiến hành các công việc kế hoạch ngắn hạn một cách chi tiết, tin cậy. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính nói chung. Trong quá trình phân tích vẫn còn một số bất cập do Nhà nước và các cơ quan chức năng vẫn chưa thực sự tạo điều kiện để công tác phân tích có hiệu quả. Vì vậy, việc phân tích tài chính ở nước ta còn sơ sài, chưa đi sâu và cũng chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Để tạo điều kiện tốt hơn cho công tác phân tích tài chính các Doanh nghiệp cần kiến nghị lên những cơ quan chức năng những bất hợp lý trong quá trình phân tích để các cơ quan chức năng xem xét, khắc phục và hoàn thiện công tác phân tích để công tác phân tích có hiệu quả và phát triển hơn nữa. * Kiến nghị về xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành : Nhìn chung hiện nay hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đã có nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời. Cho dù không phải bất cứ một Doanh nghiệp nào đạt được các chỉ tiêu theo hệ thống này bởi còn rất nhiều yếu tố cần được xem xét để mang lại kết luận chính xác nhưng hệ thống này rõ ràng là một căn cứ quan trọng giúp cho các nhà quản lý tài chính Doanh nghiệp tự đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp mình. Do vậy đề nghị Nhà nước sớm có những văn bản cụ thể hơn về việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình các nghành nhằm góp phần mang lại hiệu quả ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Các cơ quan đã có kinh nghiệm trong công tác này như tổng cục Thống kê, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư cần được tăng cường thêm một số quyền hạn cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt công việc này. * Một số kiến nghị khác : Nhà nước và Chính phủ cần có những chính sách xây dựng một thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta để có thể huy động nguồn vốn trong và ngoài nước. Thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các Công ty tài chính, các quỹ đầu tư … để hoà nhập thị trường vốn trong nước với khu vực tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp có thể tự huy động vốn thông qua các hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh để mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần xây dựng những quy định đối với việc thực hiện phân tích tài chính hàng năm của các Doanh nghiệp. Ngoài ra hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các Doanh nghiệp cũng là một việc làm hết sức cần thiết. KẾT LUẬN Nền kinh tế thị trường đang ngày một phát triển, Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh, hoà nhập với nền kinh tế đòi hỏi phải không ngừng tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, Doanh nghiệp phải phát huy một cách có hiệu quả công tác kế toán nói chung và đặc biệt phát triển hơn nữa công tác phân tích hoạt động tài chính nói riêng để phản ánh một cách chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm giúp Doanh nghiệp có một sự định hướng trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự năng động sáng tạo của Ban Giám đốc Công ty và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ Công nhân viên trong Công ty Cao su sao vàng đã phát triển không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, là một Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Trong thời gian thực tập tại Công ty, thông qua sự nghiên cứu về công tác phân tích hoạt động tài chính tại Công ty Cao su sao vàng, em thấy những mặt mạnh Công ty cần tiếp tục phát huy đồng thời khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Với thời gian thực tập, trình độ và khả năng tìm hiểu thực tế có hạn em đưa ra một số ý kiến và giải pháp để mong rằng một phần nào đó đóng góp hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích hoạt động tài chính tại Công ty. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các cô chú trong Công ty, các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này để bản chuyên đề của em hoàn thiện hơn và thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tế. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của Ban lãnh đạo Công ty, phòng tài chính kế toán, phòng Tổ chức hành chính và thầy giáo hướng dẫn đã tạo điều kiện giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lập, đọc kiểm tra và phân tích báo cáo Tài chính . Tiến sĩ Nguyên Năng Phúc - Nguyễn Văn Công - Trần Quý Liên. Chủ biên : Tiến sĩ Nguyễn Văn Công 2. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp. Chủ biên : Lưu thị Hương Hướng dẫn thực hành kế toán phân tích tàI chính Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Cơ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Thế Chi. Phân tích Tài chính Doanh nghiệp. JOSETTE PEYRARD. Giáo trình Quản trị TàI chính Doanh nghiệp. Tiến sĩ Vũ Duy Hào - Phạm Văn Huệ - Phạm Long. Kế toán - Kiểm toán - Phân tích TàI chính Doanh nghiệp. Phó Tiến sĩ Vương Đình Huệ - Phó Tiến sĩ Đàm Xuân Tiên. Tạp chí : 1. Tạp chí Tài chính 2. Tạp chí nghiên cứu kinh tế 3. Tạp chí kế toán MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (31).doc