Phân tích tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính công ty. Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước. Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ đó có những quyết định tài chính phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với công ty. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân hàng. trong việc ra quyết định.
C«ng ty TNHH quảng cáo Sông Xanh còng lµ mét c«ng ty ®ang trong qu¸ tr×nh héi nhËp, víi nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®îc vµ nh÷ng tån tại hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty, công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích tài chính và việc sử dụng, áp dụng các giải pháp kiến nghị trên đây là hoàn toàn khả thi đối với công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do sự quản trị tài sản lưu động còn chưa hiệu quả nên còn quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hoặc do quá nhìều nợ phải đòi v.v…làm giảm lợi nhuận của công ty. Công ty nên có một số biện pháp giảm tỷ trọng tài sản lưu động đặc biệt là tiền nhàn rỗi, có thể đem đầu tư ngắn hạn để tăng lợi nhuận cho công ty.
Như vậy nhìn chung qua 3 năm thì tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng giảm dần, tuy nhiên lượng tiền nhàn rỗi khá cao và các khoản phải thu giảm chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, do đó trong các năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các biện pháp hữu hiệu hơn nữa để nhanh chóng thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn.
2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn.
Phần trước ta đã tiến hành phân tích tình hình phân bổ vốn nhưng để giúp cho công ty nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, nắm được mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp phải trong khai thác nguồn vốn ta cần phân tích kết cấu nguồn vốn.
Tiến hành lập bảng so sánh tổng số nguồn vốn giữa các năm, so sánh tỷ trọng của từng loại vốn, từ đó tìm ra nguyên nhân cụ thể của việc thay đổi tỷ trọng đó. Tuy nhiên, sự tăng hay giảm của các loại tỷ trọng là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của từng loại nguồn vốn đối với công ty ở từng thời kỳ. Kết cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Do đó, các công ty đều hướng đến một cơ cấu vốn hợp lý, một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.3.2.2 Tỷ suất tự tài trợ.
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn.
Tỷ suất tự tài trợ
=
Vốn chủ sở hữu
x 100%
Tổng nguồn vốn
Bảng 2.4 Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ. Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Nguồn vốn chủ sở hữu
520
580
610
10.34%
4.92%
Tổng Tài Sản
3431
4629
4947
25.88%
6.43%
Tỷ suất tự tài trợ
15.16%
12.53%
12.33%
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp liên tục giảm trong các năm. Năm 2007 tỷ suất tự tài trợ là 12.53% (giảm 2.63% so với năm 2006), năm 2008 tỷ suất tự tài trợ lại tiếp tục giảm 0.20% so với năm 2007 và chỉ còn 12.33%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu trong năm 2007 là 11.54% so với năm 2006 và năm 2008 là tăng 5.17% so với năm 2007, trong khi đó tốc độ tăng của tổng vốn lần lượt là 34.92% và 6.87%.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty, do vậy tỷ suất tự tài trợ thấp dẫn tới khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là không được tốt, công ty cần có các biện pháp hữu hiệu để nâng cao tỷ suất tài trợ.
Qua các phân tích trên ta nhận thấy về cơ cấu vốn của công ty là chưa hợp lý. Để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, một mặt công ty phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh hiện có của công ty. Về cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng nghành. Song với công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh cần tập trung giải quyết một số biện pháp sau:
Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa tài sản cố định tích cực và tài sản cố định không tích cực.
Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy trình công nghệ, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất, giữa các bộ phận, các đơn vị trong công ty.
Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngoài ra tình hình tài chính của công ty còn được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu công ty có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính của công ty là khả quan và ngược lại. Vì vậy, khi đánh giá tình hình tài chính của công ty không thể không xem xét tới khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ được trình bày ở mục phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty.
2.4 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn luôn phát sinh việc thu chi và thanh toán. Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực thực trạng tài chính của công ty. Nếu công ty nợ ít, khả năng thanh toán dồi dào không có hiện tượng nợ nần dây dưa kéo dài chứng tỏ tình hình tài chính hiện tại của công ty là khả quan, hứa hẹn sự phát triển mạnh trong tương lai. Ngược lại, nếu công nợ chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao so với vốn kinh doanh, đối với việc thanh toán những khoản nợ đến hạn. Bởi vậy, việc phân tích tình hình thanh toán, tìm ra nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ, khê đọng các khoản nợ, nhằm tiến tới làm chủ về tài chính có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty.
2.4.1 Phân tích tình hình thanh toán.
Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ, khê đọng các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
2.4.1.1. Phân tích khoản phải thu:
Tình hình biến động các khoản phải thu:
Bảng 2.5 : bảng phân tích tình hình biến động các khoản phải thu.
Đơn vị: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ trọng trong tổng tài sản
tuyệt đối
tương đối
2006
2007
2008
2006-2007
2007- 2008
2006-2007
2007-2008
I. Các khoản phải thu ngắn hạn
2309
2141
2007
67.28%
46.25%
40.57%
-168
-134
-7.27%
-6.26%
1. phải thu khách hàng
2269
2011
1891
66.11%
43.44%
38.23%
-258
-120
-11.37%
-5.97%
2.trả trước cho người bán
22
107
96
0.64%
2.31%
1.94%
85
-11
386.36%
-10.28%
3.Dự phòng phải
thu khó đòi
-1
-0.02%
-1
1
-100%
4. Thuế và các khoản phải thu NN
18
24
20
0.52%
0.52%
0.40%
6
-4
33.33%
-16.67%
5. Các khoản phải
thu khác
0
II. Các khoản phải thu dài hạn
0
0
0
0
Tổng cộng
2309
2141
2007
67.28%
46.25%
40.57%
-168
-134
-7.27%
-6.26%
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Dựa vào bảng trên ta thấy trong năm 2007 các khoản phải thu giảm 168 triệu đồng, tức là giảm 7.27% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là do khoản mục phải thu khách hàng giảm.
Sang năm 2008 các khoản phải thu lại tiếp tục giảm (giảm 134 triệu đồng, tương ứng là giảm 6.26% so với năm 2007, là do tất cả các khoản đều giảm.
Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy trong năm 2006 tỷ trọng các khoản phải thu là 67.28%, năm 2007 tỷ trọng khoản phải thu giảm còn 46.25%, vào năm 2008 tỷ trọng này tiếp tục giảm còn 40.57% trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Ta nhận thấy về mặt giá trị và về tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã rất có cố gắng trong việc thu hồi nợ giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, góp phần sử dụng vốn hiệu quả hơn. Tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu là quá cao ( năm 2007 là 46,25% ) tỷ lệ này quá cao trong tổng tài sản chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn, công ty cần phải có những biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng hơn để có thể đưa vốn vào sản xuất kinh doanh.
Các chỉ số liên quan đến khoản phải thu.
Khoản phải thu/ Tài sản lưu động
=
Tổng các khoản phải thu
Tổng tài sản lưu động
Khoản phải thu/ Khoản phải trả
=
Tổng các khoản phải thu
Tổng các khoản phải trả
Bảng 2.6 : Bảng phân tích các tỷ số các khoản phải thu
Đơn vị: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2006-2007
2007-2008
Tổng các khoản phải thu
2309
2141
2007
-7.28%
-6.26%
Tổng tài sản lưu động
2652
3575
3780
34.80%
5.73%
Tổng các khoản phải trả
2911
4049
4337
39.09%
7.11%
tỷ lệ khoản phải thu/ Tổng TSLD
87.07%
59.89%
53.10%
-31.22%
-11.34%
tỷ lệ khoản phải thu/ khoản phải trả
79.32%
52.88%
46.28%
-33.34%
-12.48%
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Số lượng vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng quá nhiều, dẫn đến ứ đọng vốn, làm thiếu vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Đòi hỏi công ty phải tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi các khoản nợ bên ngoài cũng như nội bộ để cân bằng các nguồn lực tài chính, nâng cao tổng số vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh và giảm tối thiểu số vốn bị chiếm dụng.
2.4.1.2 Phân tích các khoản phải trả.
Tình hình biến động các khoản phải trả.
Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình các khoản phải trả.
Đơn vị: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ trọng trong tổng tài sản
tuyệt đối
tương đối
2006
2007
2008
2006-2007
2007- 2008
2006-2007
2007-2008
I. Nợ ngắn hạn
424
893
953
12.35%
19.29%
19.26%
469
60
110.61%
6.72%
1. Vay ngắn hạn
33
0
136
0.96%
0.00%
2.75%
-33
136
-100.00%
2.Nợ dài hạn đến hạn trả
0
0
0
0
0
3.phải trả cho người bán
144
662
471
4.20%
14.30%
9.52%
518
-191
359.72%
-28.85%
4. Người mua trả tiền trước
30
102
250
0.87%
2.20%
5.05%
72
148
240.00%
145.10%
5. Thuế và các khoản phải nộp NN
217
84
96
6.32%
1.81%
1.94%
-133
12
-61.29%
14.29%
6. Phải trả công nhân viên
0
45
0
0.00%
0.97%
0.00%
45
-45
-100.00%
II. Phải trả khác
59
7
49
1.72%
0.15%
0.99%
-52
42
-88.14%
600.00%
Tổng cộng
483
900
1002
14.07%
19.44%
20.25%
417
102
86.34%
11.33%
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Tổng các khoản phải trả cuối năm 2008 tăng so với đầu năm là 102 tức là tăng tới 11,33% cho thấy sự giảm sút thanh toán các khoản nợ phải trả của công ty. Việc tăng các khoản nợ phải trả làm tăng tình trạng nợ nần dây dưa, đồng thời thể hiện một thực trạng tài chính không khả quan và việc công ty đi chiếm dụng một lượng vốn khá lớn của các đơn vị khác.
Quản trị công ty cần xác định rõ nguyên nhân làm khê đọng các khoản phải trả và cần sớm có những biện pháp xử lý kịp thời các khoản công nợ, góp phần lành mạnh hoá tình hình hoạt động tài chính của công ty, tránh việc kinh doanh trong tương lai có thể bị giảm sút, công ty có thể mất khả năng thanh toán và rủi ro phá sản.
Sự tăng lên của tổng các khoản phải trả là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chỉ tiêu vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải trả, cuối năm 2008 tăng so với đầu năm là 60 triệu đồng tức là tăng 6.72% thể hiện công ty mở rộng quy mô xuất kinh doanh nên cần thêm vốn phục vụ cho quá trình sản xuất. Trong phần phân tích các khoản phải thu ta thấy lượng vốn bị khê đọng, bị các đơn vị khác chiếm dụng khá lớn, bên cạnh đó tổng nguồn vốn của công ty giữa năm 2007-2008 lại tăng lên chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty tăng. Do vậy, có thể kết luận: Các khoản vay ngắn hạn của công ty tăng lên là để bổ xung vào vốn sản xuất kinh doanh của công ty do bị đơn vị khác chiếm dụng.
Các khoản nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả cho người bán, người mua trả trước, phải trả cán bộ công nhân viên, các khoản phải trả khác tăng so với đầu năm. Các khoản này tăng thể hiện việc công ty chưa chú ý đến khâu thanh toán với bạn hàng, với nhà nước, chưa nâng cao được uy tín của công ty trong quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng. Nguồn vốn vay của công ty là khá lớn trong tổng nguồn vốn do vậy lãi vay trỏ thành một vấn đề đáng quan tâm do vậy, công ty nên có các biện pháp thu hồi nhanh các khoản phải thu để bù bắp cho các khoản phải trả để không xảy ra tình trạng nợ quá hạn, mất khả năng thanh toán và chiếm dụng vốn bất hợp pháp.
Tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động.
Khoản phải trả/ Tổng tài sản lưu động
Tổng các khoản phải trả
Tổng tài sản lưu động
Bảng 2.8 : Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng TSLD
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2006
2007
2008
2006-2007
2007-2008
Tổng các khoản phải trả
2911
4049
4337
39.09%
7.11%
Tổng tài sản lưu động
2652
3575
3780
34.80%
5.73%
tỷ lệ khoản phải trả/ Tổng TSLD
109.77%
113.26%
114.74%
3.18%
1.30%
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Trong 3 năm tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động liên tục tăng cụ thể là năm 2007 tăng 3.49% so với năm 2006, năm 2008 tăng 1.48% so với năm 2007.
Tỷ trọng này là quá cao, phản ánh các khoản nợ của công ty là rất lớn, tình hình tài chính của công ty ngày càng có xu hướng xấu đi. Kết hợp phân tích với tỷ lệ các khoản phải thu, quản trị doanh nghiệp cần có những quyết định kịp thời, hạn chế những biến động tiêu cực tác động xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Cần xác định các khoản nợ quan trọng và thời hạn của từng khoản công nợ, trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân làm tăng các khoản công nợ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tóm lại qua quá trình phân tích khoản phải thu và khoản phải trả ta thấy khoản phải thu của doanh nghiệp ít hơn khoản phải trả. Khoản phải thu trong các năm có xu hướng giảm còn khoản phải trả lại có xu hướng tăng lên, doanh nghiệp cần chú ý có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn nếu như các yêu cầu thanh toán ngày càng tăng.
2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán.
2.4.2.1 Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn không. Để phân tích chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Vốn luân chuyển.
Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Bảng 2.9: Bảng phân tích vốn luân chuyển. Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
TSLD & DTNH
2652
3575
3780
34.80%
5.42%
Nợ ngắn hạn
483
900
1002
86.34%
10.18%
Vốn luân chuyển
2169
2675
2778
23.33%
3.71%
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Vốn luân chuyển phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn luân chuyển càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn trả.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là do vay dài hạn vì thế vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp nên vốn luân chuyển của công ty khá cao. Trong cả 3 năm vốn luân chuyển liên tục tăng từ 2169 triệu đồng trong năm 2006 lên 2675 triệu đồng năm 2007 (tăng 23.33% so với năm 2006) và tăng thành 2778 triệu đồng trong năm 2008, tương ứng là tăng 3.71% so với năm 2007). Vốn luân chuyển tăng làm cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài tăng.
Vốn luân chuyển cho ta cái nhìn khái quát về khả năng chi trả. Để đánh giá chính xác hơn ta tiến hành phân tích thêm những chỉ tiêu sau:
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (K).
Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ báo cáo. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của công ty là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty càng thấp
Hệ số thanh toán hiện hành (K)
=
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Bảng 2.10 : Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
TSLD & DTNH
2652
3575
3780
34.80%
5.42%
Nợ ngắn hạn
483
900
1002
86.34%
10.18%
Hệ số thanh toán hiện hành
5.49068
3.9722
3.7724
-1.5184
-0.1997
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh là một công ty kinh doanh ngành dịch vụ là chính vì vậy tài sản cố định thường thấp và vốn lưu động cao, thêm vào đó nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là do vay dài hạn. Vì thế hệ số thanh toán hiện hành thường rất cao. Năm 2006 – 2007 hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp giảm từ 5.49 lần xuống còn 3.97 lần, tức là giảm 1.51 lần so với năm 2006. Năm 2008 tiếp tục giảm xuống còn 3.77 lần (giảm 0.2 lần so với năm 2007). Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể là trong năm 2008 tốc độ tăng của tài sản lưu động là 5.42%, còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 10.18%.
Hệ số thanh toán hiện hành cao chứng tỏ công ty có thể thanh toán các món nợ ngắn hạn dễ dàng hơn, tránh tình trang bị các doanh nghiệp khác thu hồi nợ gây vào tình trạng thiếu vốn kinh doanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (KN)
Bên cạnh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, để nắm được khả năng thanh toán tức thời của công ty, ta đi tính và so sánh chỉ tiêu “ hệ số thanh toán nhanh”. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Thực tế, nếu hệ số thanh toán nhanh >0.5 thì khả năng thanh toán nhanh của công ty là khá tốt, nếu càng nhỏ hơn <0.5 thì có thể công ty sẽ gặp khó khăn trong công nợ và do đó có thể phải bán gấp sản phẩm hàng hoá để trả nợ vì không đủ tiền để thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh ( KN)
=
Tài sản có khả năng thanh khoản cao
Nợ ngắn hạn
Trong đó
Tài sản có khả năng thanh khoản cao
=
TSLĐ & ĐTNH – HTK – Chi phí trả trước – Chi phí chờ kết chuyển
Bảng 2.11: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm
2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Tài sản có tính thanh khoản cao
2609
3566
3755
36.68%
5.03%
Nợ ngắn hạn
483
900
1002
86.34%
10.18%
Hệ số thanh toán nhanh
5.4016
3.9622
3.7475
-1.4394
-0.2147
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Quan sát bảng ta thấy:
Qua 3 năm khả năng thanh toán nhanh liên tục giảm cụ thể năm 2007 là 3.96 lần, giảm so với năm 2006 1.43lần. Năm 2008 chỉ số này là 3,75, giảm so với năm 2007 là 0.21 lần, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Chỉ số này ở công ty là rất cao do vốn lưu động là khá lớn đặc biệt là tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên điều đó chứng tỏ lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng .Công ty nên điều chỉnh giảm hê số này trong những năm tới đặc biệt là giảm lượng tiền nhàn rỗi như đầu tư tài chính ngắn hạn để có thể mang nhiều lợi nhuận về cho công ty.
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền.
Ngoài hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẳn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
=
Tiền + Đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Bảng 2.12: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Tiền + DTNH
298
1368
1723
359.06%
20.60%
Nợ ngắn hạn
483
900
1002
86.34%
10.18%
Hệ số thanh toán bằng tiền
0.62
1.52
1.72
0.90
0.20
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Như đã nói ở trên công ty có khá nhiều tiền nhàn rỗi nên hệ số thanh toán bằng tiền là khá cao và có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể năm 2006 là 0,62 lần, năm 2007 là 1.52 lần, đến năm 2008 là 1.72 lần. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp tốt và có khuynh hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên tỷ số này là khá cao, doanh nghiệp nên sử dụng tiền mặt tốt hơn tránh tình trạng ứ đọng tiền.
2.4.2.2 Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn.
Để phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế của doanh nghiệp, hay nói cách khác là cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
=
Lợi nhuận thuần HĐKD
Lãi nợvay
Bảng 2.13: Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Lợi nhuận thuần HDSXKD
-147
83
145
-156.46%
42.76%
Lãi nợ vay
123
277
294
125.20%
5.78%
Hệ số khả năng trả lãi nợ vay
-1.20
0.30
0.49
1.49
0.19
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Nhu ta đã biết công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh chủ yếu dựa vào vốn vay mà đặc biệt là vốn vay dài hạn vì thế lãi vay là tương đối lớn đối với công ty .Trong năm 2006 do hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên hệ số khả năng thanh toán lãi vay bị âm (-1.20 lần). Năm 2007 và năm 2008 chỉ số này là 0.3 và 0.49, tình hình thanh toán lãi vay đã có chiều hướng ngày càng tốt hơn.
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ số nợ / Vốn chủ sở hữu
=
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.14: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Nợ phải trả
2911
4049
4337
39.09%
6.64%
Nguồn vốn chủ sở hữu
520
580
610
11.54%
4.92%
Tỷ số nợ/ Vốn chủ sở hữu
5.60
6.98
7.11
1.38
0.13
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Trong năm 2007 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 6.98 lần, tức là so với năm 2006 đã tăng 1.38 lần. Và năm 2008 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lại tăng lên thành 7.11 lần (tăng 0,13 lần so với năm 2007).
Đánh giá chung qua 3 năm ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cao và có xu hướng tăng nhanh, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nợ là chủ yếu và hạn chế sử dụng vốn chủ sở hữu, đồng thời tỷ số này còn cho ta thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng giảm. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy trong các năm tới doanh nghiệp cần phải giảm chỉ số này xuống bằng cách giảm bớt các khoản phải trả và tăng thêm vốn chủ sở hữu.
2.5 Phân tích khả năng luân chuyển vốn.
Khả năng luân chuyển vốn là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.
2.5.1 Luân chuyển khoản phải thu.
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau:
Số vòng quay khoản phải thu
=
Tổng doanh thu thuần
Số dư bình quân nợ phải thu
Kỳ thu tiền
bình quân
=
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số vòng quay khoản phải thu
Bảng 2.16: Bảng phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Doanh thu thuần
10704
15249
16942
4545
1693
Khoản phải thu đầu kỳ
2104
2292
2117
188
-175
Khoản phải thu cuối kỳ
2292
2117
1987
-175
-130
Khoản phải thu bình quân
2198
2204.5
2052
6.5
-152.5
Số vòng quay khoản phải thu
4.87
6.92
8.26
2.05
1.34
Kỳ thu tiền bình quân ( ngày)
74
52
44
-22
-8
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Trong 3 năm tốc độ luân chuyển khoản phải thu tăng nhanh cụ thể năm 2007 là 6.92 vòng giảm 2.05 vòng, mỗi vòng giảm 22 ngày so với năm 2006, năm 2008 là 8.26 tăng 1.34 vòng so với năm 2007 và mỗi vòng giảm 8 ngày so với năm 2007. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng, trong khi đó thì khoản phải thu lại giảm.
Tình hình luân chuyển khoản phải thu có chiều hướng tốt tuy nhiên tỷ trọng khoản phải thu là khá cao trong tổng tài sản vì vậy cần có biện pháp hiệu quả để thu hồi vốn bị chiếm dụng.
2.5.2 Luân chuyển vốn lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động sử dụng bình quân
Số ngày của một vòng quay
=
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Sốvòng quay vốn lưu động
Bảng 2.17: Bảng phân tích tình hình lưu chuyển vốn lưu động.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Doanh thu thuần
10704
15249
16942
42.46%
11.10%
VLD đầu kỳ
1904
2652
3575
39.29%
34.80%
VLD cuối kỳ
2652
3575
3780
34.80%
5.73%
VLD sử dụng bình quân
2278
3113.5
3677.5
36.68%
18.11%
Số vòng quay VLD
4.70
4.90
4.61
0.20
-0.29
Số ngày/ vòng quay
77
74
78
-3
5
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Từ bảng phân tích ta thấy:
Giai đoạn từ 2006 – 2007: số vòng quay vốn lưu động trong năm 2007 là 4.9 vòng, mỗi vòng là 74 ngày. So với năm 2006 tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng 4.7 vòng và giảm 3 ngày/vòng, nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng nhiều hơn vốn lưu động sử dụng bình quân (doanh thu thuần tăng 42.46%, vốn lưu động sử dụng bình quân tăng 36.68% so với năm 2006). Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2007 tốt hơn so với năm 2006.
Giai đoạn từ 2007 – 2008: Số vòng quay vốn lưu động trong giai đoạn này giảm, cụ thể là từ 4.9 vòng trong năm 2007 giảm chỉ còn 4.61 vòng ở năm 2008, tức là giảm 0.29 vòng so với năm 2007. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động sử dụng bình quân. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn ngày càng dài hơn, như vậy trong giai đoạn này hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng giảm làm cho vốn lưu động bị lãng phí.
2.5.3 Luân chuyển toàn bộ vốn.
Với những phân tích chi tiết từng thành phần vốn trên giúp ta có cách nhìn chi tiết và cụ thể khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có cái nhìn tổng quát hơn tình hình sử dụng vốn ta cần xem xét khả năng luân chuyển toàn bộ vốn.
Số vòng quay toàn bộ vốn
=
Tổng doanh thu thuần
Tổng vốn sử dụng bình quân
Số ngày của một vòng quay
=
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số vòng quay toàn bộ vốn
Tình hình thực tế tại doanh nghiệp như sau:
Bảng 2.19: Bảng phân tích tình hình luân chuyển toàn bộ vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Doanh thu thuần
10704
15249
16942
42.46%
11.10%
Tổng vốn đầu kỳ
2958
3432
4629
16.02%
34.88%
Tống vốn cuối kỳ
3432
4629
4947
34.88%
6.87%
Tổng vốn sử dụng bình quân
3195
4030.5
4788
26.15%
18.79%
Số vòng quay toàn bộ vốn
3.35
3.78
3.54
0.43
-0.24
Số ngày/ vòng quay
107
95
102
-12
7
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Vòng quay vốn càng nhiều, so ngày trên 1 vòng quay càng thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả ngược lại sô vòng quay càng ít chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chưa hiệu quả, bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Tuy nhiên số vòng quay của mỗi ngành lại khác nhau nên ở đây ta chỉ so sánh số vòng quay theo các năm để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Theo bảng trên ta nhận thấy trong năm 2007 số vòng quay toàn bộ vốn là 3,78 vòng, mỗi vòng là 95 ngày. Nếu so với năm 2006 thì tốc độ luân chuyển vốn đã tăng 0.43 vòng, mỗi vòng giảm 12 ngày. Sang giai đoạn từ năm 2007 – 2008 số vòng quay toàn bộ vốn có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2008 tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn giảm còn 3.54 vòng, giảm 0.24 vòng, mỗi vòng tăng 7 ngày so với năm 2007.
Như vậy trong 3 năm thì năm 2007 doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn cả, ở các năm khác hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần, điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khó có điều kiện tích luỹ để tái đầu tư.
2.6 Phân tích khả năng sinh lời.
Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.
2.6.1 Chỉ số lợi nhuận hoạt động.
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được tính dựa vào công thức sau:
Chỉ số lợi nhuận hoạt động
=
Lợi nhuận thuần HĐKD
Doanh thu thuần
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động của về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu tỷ số này giảm thì doanh nghiệp cần phân tích và tìm biện pháp giảm các khoản chi phí để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận, từ đó tăng khả năng thu lợi của doanh nghiệp.
Tình hình thực tế tại doanh nghiệp:
Bảng 2.22: Bảng phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động. Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Lợi nhuận thuần HĐKD
-147
83
204
-156.46%
145.78%
Doanh thu thuần
10704
15249
16942
42.46%
11.10%
Chỉ số lợi nhuận hoạt động
-1.37%
0.54%
1.20%
1.92%
0.66%
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Năm 2007, chỉ số lợi nhuận hoạt động là 0.54%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ đem lại 0.54 đồng lợi nhuận thuần trong năm 2007, nếu so với năm 2006 thì đã tăng 1.92 đồng. Vào năm 2008, 100 đồng doanh thu đã đem lại 1.20 đồng lợi nhuận thuần (tăng 0.66 đồng so với năm 2007). Chỉ số này qua các năm tuy có tăng nhưng các chỉ số này là khá bé chứng tỏ việc kinh doanh chưa hiệu quả. Doanh nghiệp cần có những biện pháp giảm chi phí nang cao tỷ suất này lên.
2.6.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Hay nói cách khác là tỷ số này phản ánh năng lực thu lợi của doanh nghiệp khi sử dụng toàn bộ các nguồn kinh tế của mình.
Cơ sở để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh là phải có tài sản nhất định, đồng thời các hình thái của tài sản cũng phải được bố trí hợp lý để các tài sản cố thể được sử dụng một cách có hiệu quả. Trong một thời kỳ nhất định, nếu doanh nghiệp chiếm hữu và hao phí ít tài sản, mà lợi nhuận thu được càng nhiều thì năng lực thu lợi của tài sản là ước lượng việc vận dụng có hiệu quả các tài sản và là một phương thức phản ánh hiệu quả đầu tư về tổng thể, đồng thời quan trọng đối với những người quản lý và những người đầu tư. Những người quản lý doanh nghiệp thường quan tâm tới năng lực thu lợi của tài sản có cao hơn mức lợi nhuận bình quân của tài sản xã hội và cao hơn mức lợi nhuận tài sản trong ngành hay không. Và trong một thời kỳ nhất định, do đặc điểm kinh doanh và các nhân tố hạn chế khác nhau, năng lực thu lợi của các ngành nghề khác nhau cũng sẽ khác nhau: có ngành thu lợi cao và có ngành thu lợi thấp.
Tỷ suất lợi nhuận / Tài sản
=
Tổng lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản sử dụng bình quân
Bảng 2.25: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Tổng lợi nhuận trước thuế
-147
83
204
-156.46%
145.78%
Tổng tài sản sử dụng binh quân
3195
4030.5
4788
26.15%
18.79%
Tỷ suất lợi nhuận/ tài sản
-4.60%
2.06%
4.26%
6.66%
2.20%
(Nguồn: Báo cáo tài chính cty TNHH quảng cáo Sông Xanh năm 2006, 2007, 2008)
Từ bảng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy, trong năm 2007 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 2.06 đồng lợi nhuận, so với năm 2006 thì đã tăng 6.66 đồng. Năm 2008 hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp tiếp tục tăng cao, năm 2008 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho doanh nghiệp 4.26 đồng lợi nhuận (tăng 2.20 đồng so với năm 2007). Nhìn chung doanh nghiệp sử dụng tài sản qua các năm có hiệu quả, tuy nhiên cần tăng cao hiệu quả sử dụng tài sản hơn nữa vì chỉ số này là khá nhỏ.
2.6.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, một đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phản ánh mức độ ích lợi của1 vốn chủ sở hữu khi đem vào kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn CSH
=
Lợi nhuận trước thuế
x 100%
Tổng vốn chủ sở hữu
Bảng 2.25 : Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Tổng lợi nhuận trước thuế
-147
83
204
-156.46%
145.78%
Nguồn vốn CSH
520
580
610
11.54%
5.17%
Doanh lợi vốn CSH
-28.27%
14.31%
33.44%
42.58%
19.13%
Như đã phân tích ở trên doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay, đặc biệt là vốn vay dài hạn và sử dụng ít vốn chủ sở hữu vị vậy tỷ suất này thường khá cao. Năm 2007 tỷ suất này là 14.31%, năm 2008 tỷ suât này đã là 33.44 % tăng 19. 13% so vơi năm 2007. Tỷ số này cao chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu là hiệu quả, tuy nhiên cần xem xét song song với các khoản vay để có thể đánh giá chính sác hơn.
2.6.4 Hiệu quả sử dụng lao động.
Chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp đã hiệu quả chưa, trình độ quản lý, trình độ người lao động có cao hay không.
Bảng 2.26 :Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động Đơn vị : triệu đồng
Chỉ Tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
chênh lệch
2006-2007
2007-2008
Doanh thu thuần
10704
15249
16942
42.46%
11.10%
Lợi nhuận trước thuế
-147
83
204
-156.46%
145.78%
Tổng số lao động
45
52
56
15.56%
7.69%
Doanh thu thuần/ lao động
237.86667
293.25
302.5357
23.28%
3.17%
Lợi nhuân trước thuế/ lao động
-3.266667
1.596154
3.642857
-148.86%
128.23%
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động thông qua hai chỉ tiêu: Lợi nhuận bình quân cho một lao động và doanh thu/ lao động.
Lợi nhuận bình quân cho một lao động :
Chỉ tiêu này phản anh một lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận., chỉ tiêu này phản ánh mức độ, hiệu quả sử dụng lao động.
Lợi nhuận bình quân cho một lao động qua các năm đều có xu hướng tăng, năm 2006 chỉ sô này là âm do lợi nhuận âm. Năm 2007 chỉ số này là 1. 596 còn năm 2008 là 3.64. Chứng tỏ việc sử dụng lao động đã có hiệu quả hơn, tuy nhiên chỉ số này vẫn còn khá thấp chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng quá nhiều lao động, năng suất lao động không cao.
Chỉ tiêu doanh thu/ lao động.
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động trực tiếp tạo ra được bao nhiêu doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh.
Chỉ tiêu doanh thu/ lao động tính trung binh 3 năm là 290 triệu đồng/lao động/ năm, tốc độ tăng trưởng trung bình la 10%/ năm. Năm 2007 chỉ sô này là 293.25 còn năm 2008 là 302.53 chỉ tăng 3.17% so với năm 2007 chứng tỏ việc sử dụng lao động năm 2008 chưa đạt hiệu quả cao như năm 2007.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO SÔNG XANH
3.1 Những định hướng phát triển của công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh trong thời gian tới.
Trên cơ sở những kết quả đạt được năm 2008, căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoach sản xuất kinh doanh năm 2009 của công ty TNHH quảng cáo Sông đã đề ra mục tiêu phấn đấu, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới như sau:
1-Mục tiêu chung
-Phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng triệt để năng lực sản xuất- đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh, có mức tăng trưởng hợp lý hơn năm 2008, tiếp tục phấn đấu nâng cao hiệu qủa saen xuất kinh doanh, thực hiện kinh doanh có lãi và trả được nợ vay, có biện pháp hữu hiệu để thu hồi công nợ.
-Tăng cường một cách hiệu quả công tác tiếp thị, mở rộng quan hệ.
2-Chỉ tiêu về năng suất lao động :
Phấn đấu phát huy và áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật khoa học, đào tạo nâng cao trình độ cho CBCNV nhằm tăng năng suất lao động..
3- Chăm lo đời sống cán bộ CNV
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 100% CBCNV, . Tổ chức phong trào phát huy sáng kiến cải tiến, thực hành tiết kiệm, duy trì và phát huy thành tích trong phong trào văn hoá, văn nghệ thể dục – thể thao.
Lắng nghe ý kiến của CBCNV, thực hiện đầy đủ nội dung thoả ước lao động tập thể, nội qui, qui chế của công ty, đảm bảo công bằng, công khai và khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với công ty
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp.
Để kinh doanh đạt hiệu quả, thoát khỏi nguy cơ hiện nay tiến tới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả tài chính của xí nghiệp cần thiết thực hiện những giải pháp tức thời và thêm đó là những giải pháp lớn mang tính chiến lược, đánh giá, xác định lại vị trí, đề ra những mục tiêu phát triển hiệu quả, lâu dài, bền vững trong kinh doanh.
3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh:
Một việc làm cần thiết là phải xác định được những mục tiêu, phương hướng phát triển và những chính sách cơ bản sau:
- Mục tiêu của doanh nghiệp: trọng tâm là thực hiện các chương trình truyền hình, các chương trình quảng cáo…đồng thời có thể cung ứng thêm nhiều dịch vụ khác.
- Xây dựng những chính sách chủ yếu cần theo đuổi đối với khách hàng, người cung ứng và các đối thủ cạnh tranh.
- Xác định phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong những năm tới.
- Tiến hành phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, xác định điều kiện kinh doanh, thế mạnh điểm yếu của mình từ đó xác định mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác định mục tiêu.
Sau khi đã phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài của mình doanh nghiệp tiến hành xác định mục tiêu cụ thể phải theo đuổi. Có những mục tiêu cụ thể rất khác nhau: khả năng sinh lời, tăng doanh thu, tăng thị phần, đổi mới, … Sau khi đã đề ra mục tiêu sẽ tiến hành quản trị theo mục tiêu. Một số những quan hệ cân đối quan trọng cần quan tâm trong việc xác định mục tiêu:
- Mức lời cao với thị phần lớn.
- Thâm nhập sâu vào thị trường hiện có với việc phát triển những thị trường mới.
- Các chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu phi lợi nhuận.
- Mức tăng trưởng cao với rủi ro thấp.
Xuất phát từ thực trạng hiện nay của doanh nghiệp thì mục tiêu cần theo đuổi hiện nay là thâm nhập và mở rộng thì trường. Hiện tài ngành dịch vụ này là khá mới mẻ ở Việt Nam, việc mỏ rộng thị trường cùng với uy tín chất lượng của công ty sẽ làm khả năng cạnh tranh của công ty cao hơn rất nhiều, Từ đó dẫn đến mục tiêu chính là tăng lợi nhuận sẽ dễ dàng hơn.
3.2.2 Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý.
Như phân tích ở trên cơ cấu vốn của doanh nghiệp chưa thực sự hợp lý, doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ đặc biệt là nợ dài hạn điều này sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp rất nhiều đặc biệt ở đây là chi phí lãi vay. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên toàn bộ vốn là quá nhỏ làm cho khả năng đảm bảo về mặt tài chính không tốt.
Để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, một mặt công ty phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh hiện có của công ty. Về cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng nghành. Song với công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh cần tập trung giải quyết một số biện pháp sau:
Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa tài sản cố định tích cực và tài sản cố định không tích cực.
Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy trình công nghệ, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất, giữa các bộ phận, các đơn vị trong công ty.
Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
3.2.3 Giải quyết vấn đề lao động.
Lực lượng lao động : Số nhân viên trong công ty là khá đông, các phòng ban còn cồng kềnh cả về số lượng các phòng và số lượng nhân viên trong một phòng, hoạt động ít hiệu quả. Vì vậy cần có chính sách biên chế để giảm thiểu nhân viên, không nhận thêm nhân viên mới.
Tạo động lực để kích thích người lao động, nâng cao chất lượng, quản lý tốt hơn nguồn nhân lực.
Trước hết phải giải quyết tốt vấn đề lợi ích - một yếu tố chủ yếu kích thích nhiệt tình và sự sáng tạo của người lao động. Lợi ích của mỗi tập thể, mỗi cá nhân phải gắn liền với trách nhiệm, với hiệu quả công việc được giao.
Một mặt phải đảm bảo được vấn đề xã hội, mặt khác phải giải quyết vấn đề phân phối thu nhập, tiền thường và các lợi ích vật chất khác một cách hợp lý nhất, đúng đắn nhất theo kết quả lao động tránh bình quân chủ nghĩa. Đối với những cá nhân có năng lực, tài năng đặc biệt thậm chí phải có chế độ riêng để khuyến khích nhiệt tình cộng với khả năng sáng tạo của họ.
Phải có chế độ phân phối tiền thưởng tiền lương một cách hợp lý, thu nhập phải phù hợp với kết quả lao động và tình hình chung của ngành. Doanh nghiệp phải xây dựng quy chế và phương pháp tính tiền lương, tiền thưởng một cách phù hợp với quy định của nhà nước, mặt khác, phải có tác dụng khuyến khích tăng năng suất. nghĩa là tiền lương của mỗi người sẽ bao gồm 2 phần: một phần thưởng theo cấp bậc và một phần theo năng suất, thành tích.
Thực hiện tốt chế độ xử phạt nghiêm minh đối với hành vi sai phạm vô kỉ luật để giữ nghiêm kỷ luật nội bộ, đồng thời có chế độ khen thưởng xứng đáng với các nhân tố tích cực để làm gương chung.
Con người là nguồn nhân lực quan trọng nhất, yếu tố đầu tiên quyết định tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực khác. Do vậy năng suất chất lượng nguồn nhân lực cũng như quản lý sử dụng tốt nguồn nhân lực là một công việc rất quan trọng. mỗi bước phát triển của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển nguồn nhân lực, đồng thời cũng đặt ra những đòi hỏi cao đối với người lao động rtong hệ thống tổ chức quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp có tốt thì mới giữ được đội ngũ cán bộ giỏi, nhân viên lành nghề và thu hút được nhân tài mới, và làm cho đội ngũ lao động trung thành, tận tâm, tận lực gắn bó với doanh nghiệp.
3.2.4 Quản lý chi phí.
Giảm chi phí hạ giá thành là giải pháp tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. thực hiện giảm chi phí ở tất cả các khâu, các hạng mục chi phí. Xuất phát từ thực trạng của doanh nghiệp cần đặc biệt tập trung tiết kiệm chi phí:
- Giảm chi phí vật tư vật liệu: tiết kiệm vật tư vật liệu từ khâu tính toán định mức tiêu hao, bảo quản sử dụng tới tìm nguồn với giá thu mua rẻ. Giải pháp này đòi hỏi phải nâng cao trình độ của nhân viên quản lý đồng thời với việc nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên.
- Sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, tiết kiệm nhiên liệu.
- Đảm bảo mức tăng tiền lương phải nhỏ hơn mức tăng năng suất lao động. xây dựng kế hoạch, bố trí nhân lực hợp lý để giảm tối đa.
- Tiết kiệm tối đa chi phí quản lý:
+ Xây dựng quy chế sử dụng chi phí văn phòng, điện nước, điện thoại
+ Giảm công tác chi phí: là khoản chi lớn trong chi phí quản lý bởi tính chất của công việc là phải đi lại khá nhiều. Nhân viên đi công tác cần có một chương trình cụ thể, hiệu quả. Chương trình công tác nhất thiết phải được phê duyệt của giám đốc, khuyến khích nhân viên đi công tác sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
KẾT LUẬN
Phân tích tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính công ty. Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.... Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ đó có những quyết định tài chính phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với công ty. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân hàng... trong việc ra quyết định.
C«ng ty TNHH quảng cáo Sông Xanh còng lµ mét c«ng ty ®ang trong qu¸ tr×nh héi nhËp, víi nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®îc vµ nh÷ng tån tại hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty, công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích tài chính và việc sử dụng, áp dụng các giải pháp kiến nghị trên đây là hoàn toàn khả thi đối với công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, do đó những đánh giá trong chuyên đề có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị phòng Tài chính- Kế toán Công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đặng Ngọc Đức đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện
Tạ Quốc Mạnh
Mục Lục
Phần mở đầu…………………………………………………………………….. 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính và hiệu quả tài chính………………………………………………………………………….……3
Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp………………....3
1.1.1 Khái niệm…………………………………………………………....3
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp…………………….....3
1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp…………………..….4
1.2. Nội dung phân tích tài chính…………………………………………………5
1.3. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp………………......6
1.3.1 Bảng cân đối kế toán……………………………………………........6
1.3.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh………………………... 8
1.3.3 Bảng lưu chuyển tiền tệ…………………………………………….... 9
1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính……………………………………... 10
1.4. Phương pháp phân tích………………………………………………… ....14
1.4.1 Phương pháp phân tích chỉ số……………………………………….14
1.4.2 Phương pháp so sánh………………………………………………..15
1.4.3 Phương pháp phân tích Dupont……………………………………...17
1.5 Quan niệm hiệu quả tài chính và sự cần thiết nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp…………………………...…………………... 20
1.5.1 Quan niệm hiệu quả tài chính………………………...……………...20
1.5.2 sự cần thiết nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ………... 22
1.5.3 Các chỉ tiêu và cơ sở đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp..24
1.5.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của doanh nghiệp………………24
1.5.3.2 Cơ sở đánh giá hiệu quả tài chính………………………………26
1.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiêp……..27
1.5.4.1 Các yếu tố khách quan…………………………………………...27
1.5.4.2 Các yếu tố chủ quan……………………………………………..28
Chương II: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh………………………………………………………………………. 33
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH quảng cáo sông xanh……………………..…...33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển………………………………….....33
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh………………………………………...33
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty……………………………………………35
2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính………………………………………36
2.2.1 Phân tích tình hình biến động tài sản……………………………….37
2.2.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn…………………………..39
2.3 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn……………………………………….41
2.3.1 Cơ cấu tài sản………………………………………………………41
2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn………………………………………………….42
2.4 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán……………………...45
2.4.1 Phân tích tình hình thanh toán……………………………………..45
2.4.1.1 Phân tích các khoản phải thu……………………………..46
2.4.1.2 Phân tích các khoản phải trả……………………………...48
2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán…………………………………….51
2.4.2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn…………………51
2.4.2.2 Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn……………..56
2.5 Phân tích khả năng luân chuyển vốn………………………………………...58
2.5.1 Luân chuyển khoản phải thu……………………………………..58
2.5.2 Luân chuyển vốn lưu động………………………………………60
2.5.3 Luân chuyển toàn bộ vốn………………………………………..61
2.6 Phân tích khả năng sinh lời………………………………………………….63
2.6.1 Chỉ số lợi nhuận hoạt động……………………………………...63
2.6.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản………………………………64
2.6.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu………………………….65
2.6.4 Hiệu suất sử dụng lao động……………………………………...66
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh……………………………………………………………………68
3.1 Những định hướng phát triển của công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh trong thời gian tới………………………………………………………………………..68
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp.....................69
3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh……………………………………………69
3.2.2 Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý…..………………………………………...…..70
3.2.3 Giải quyết vấn đề lao động………………………………………………….71
3.2.4 Quản lý chi phí……………………………………………………………...72
Kết luận…………………………………………………………………………..74
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21544.doc