Chuyên đề Phân tích thống kê biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2009

Môi trường không chỉ tác động đến du lịch mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đưa râ những biện pháp để tuyên truyền và kêu gọi người dân tham gia bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ đặt ra là: - Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững du lịch của Việt Nam. - Đánh giá toàn diện tiềm năng tài nguyên và môi trường du lịch (cả xây dựng và tự nhiên) đặc biệt ở các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, ở vùng sâu, vùng xa. - Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường du lịch.

doc48 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 2000-2009 Chương II: Phân tích biến động kết quả doanh thu ngành du lịch giai đoạn 2000-2009 Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam Kết luận Phần 2 Chương I: Thực trạng kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 1.1. Khái quát du lịch Việt Nam 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ngành du lịch Việt Nam Từ xưa, Du lịch được xem như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Đến nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của đời sống văn hóa – xã hội. Theo giáo trình thống kê du lịch thì Du lịch được định nghĩa: Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu khác. Theo pháp lệnh Du lich Việt Nam thì: Du lịch là các hoạt động có liên quan tới chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, điều dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh thu ngành du lịch: là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán các loại sản phẩm du lịch, hay là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ do hoạt động kinh doanh du lịch mang lại. Doanh thu bao gồm các khoản khách chi trả trong toàn bộ chuyến du lịch bao gồm các khoản chi về vận chuyển, lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, mua sắm, phòng ngủ, ăn…Doanh thu du lịch là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ, được thu thập và tính theo tháng, quý, năm. Số lượng khách du lịch: là tổng số lượt khách đến và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trong kỳ nghiên cứu. Số lượng khách du lịch bao gồm: số lượng khách du lịch trong nước, số lượng khách du lịch quốc tế, số lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động của một ngành kinh tế - xã hội có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động khác như công vụ, thể thao, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và các dạng nhu cầu khác. Đây là một ngành kinh doanh tổng hợp có một số đặc điểm: - Du lịch là một ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là cơ cở khách quan để hình thành nên các tuyến điểm du lịch. - Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng và cao cấp của khách du lịch. Đó là nhu cầu nghỉ ngơi, đi lại, tham quan giải trí, mua hàng hóa va các dịch vụ bổ xung khác. Tiêu dùng trong du lịch thường là tiêu dùng trung và cao cấp. - Du lịch là ngành ngoài kinh doanh dịch vụ ra còn phải đảm bảo nhu cầu an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho du khách, cho địa phương và cho nước đón nhận khách. Vị trí và vai trò của ngành du lịch a. Về kinh tế Du lịch phát triển làm tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo. Ở nhiều nước trên thế giới, Du lịch phát triển làm tăng nguồn thu ngoại tệ rất lớn. Thậm chí còn là nguồn thu hang đầu của một số nước. Du lịch không những góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, theo ước tính của tổ chức du lịch thế giới(WTO) trung bình một phòng khách sạn (từ 1-5 sao) tạo ra 1,3 chỗ làm trực tiếp và 5 chỗ làm gián tiếp. Bên cạnh đó còn làm nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác như giao thông, hàng không, bưu điện, ngân hang, xây dựng…phát triển theo. Du lịch còn giúp cho các du khách biết được tiềm năng kinh tế của đất nước từ đó xây dựng kế hoạch phát triển các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước. b. Về chính trị Giúp cho du khách biết về đất nước, con người, truyền thống văn hóa của nơi mình đến thăm. Du lịch làm tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc vì hoàn bình và sự phồn vinh của nhân loại. c. Về văn hóa – xã hội Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều có nền văn hóa, truyền thống dân tộc riêng được tích tụ từ lâu đời. du lịch là hình thức quan trọng để các dân tộc, các vùng miền giao lưu nền văn hóa với nhau. Những yếu tố văn minh trong nền văn hóa của nhân loại càng kích thích phát triển những nét độc đáo của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, cần phải có chiến lược phát triển đúng hướng, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn cảnh quan môi trường, lành mạnh quan hệ xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia. 1.1.2. Lợi thế và tiềm tăng phát triển ngành du lịch Việt Nam 1.1.2.1. Điều kiện phát triển du lịch ở Việt Nam Tiềm năng du lịch của nước ta đa dạng, phong phú và có sức hút cao đối với du khách. Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu quốc tế, Việt Nam có đủ điều kiện phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không nối liền Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Tiềm năng du lịch của các nguồn tài nguyên Việt Nam đa dang, giàu bản sắc về thiên nhiên như bãi biển, hang động, suối nước nóng, nước khoáng, đảo, lớp phủ thực vật và thế giới động vật quý hiếm, nhiều cảnh quan độc đáo điển hình…. Bên cạnh đó là những di tích lịch sử, nghệ thuật, các phong tục tập quán, làng nghề và những truyền thống đặc sắc của dân tộc. Tạo điều kiện cho chúng ta phát triển cả du lịch nui, du lịch biển, du lịch dài ngày và ngắn ngày với nhiều loại hình khác nhau như tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị, festival… Với ba phần tư diện tích đất liền là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Núi non đã tạo nên những vùng cao khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, hồ đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt, Núi Bà Đen, Động Tam Thanh, Động Từ Thức, Động Phong Nha… Việt Nam có những khu rừng quốc gia nổi tiếng về động thực vật nhiệt đới, những vùng tram chim và sân chim nổi tiếng thu hút hang ngàn du khách du lịch trong và ngoài nước như: rừng quốc gia Cúc Phương, rừng quốc gia Cát Bà, rừng quốc gia Côn Đảo… Hệ thống suối nước khoáng, nước nóng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước: suối nước khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hải Vân(Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo(Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hòa Bình)…Những vùng nước khoáng này trở thành những nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe được nhiều du khách ưa chuộng. Việt Nam được đánh giá là đất nước an toàn, ổn định về chính trị xứng đáng là “ Điểm đến của thiên niên kỷ mới” nên tạo sự an tâm cho du khách đến du lịch. 1.1.2.2. Khó khăn Một vấn đề đặt ra làm đau đầu các nhà lãnh đạo không chỉ trong ngành du lịch là hoàn thiện hệ thống pháp luật. có lẽ đây là một rào cản lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Chúng ta chưa có một hệ thống văn bản hoàn chỉnh, thống nhất điều chỉnh việc tổ chức, kinh doanh, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, địa phương, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch cũng như khách du lịch. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự phát triển thi cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đào tạo được một đội ngũ nhân viên du lịch( lái xe, tiếp viên, hướng dẫn viên…) có nghiệp vụ, có văn hóa, biết ngoại ngữ đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng. Hoạt động du lịch ngày càng đa dạng hóa về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và chất lượng các sản phẩm du lịch. Điều này đòi hỏi đội ngũ lao động phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Những người làm công tác quản lý trong ngành du lịch nước ta lại có trình độ không đồng đều, một số chưa qua đào tạo về quản lý doanh nghiệp du lịch. Tuy tiềm năng du lịch của nước ta còn rất lớn nhưng hệ thống cơ sở đào tạo du lịch ở nước ta còn rất ít. Điển hình như ở Hà Nội, một trung tâm văn hóa – chính trị lớn của đất nước cũng chỉ có vài trường đào tạo về du lịch. Trong khi nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ còn thiếu thì sự sắp xếp bộ máy cán bộ không hợp lý, rườm rà gây ra lãng phí rất nhiều nguồn nhân lực. Do đó, kiện toàn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ là đòi hỏi cần phải giải quyết ngay. So với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia thì chúng ta đi sau các nước này đến gần hai thập kỷ về lĩnh vực du lịch. Đầu tư về du lịch của chính phủ tuy đang cải thiện nhưng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của nước ta. Một năm chính phủ Thái Lan bỏ ra gần 100 triệu USD để quảng bá du lịch quốc gia với trên 20 văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài, trong khi nước ta chưa có một văn phòng đại diện nào. Chúng ta thiếu vốn để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng. Chúng ta thiếu xe tốt, xe mới, khách sạn vào những tháng cao điểm, chất lượng đường xá thấp, luôn xảy ra tắc đường. Mặc dù tiềm năng du lịch của nước ta còn rất lớn song nếu chúng ta chỉ biết dừng lại ở việc khai thác các tiềm năng tự nhiên hoặc sẵn có thì ngành du lịch khó có thể phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta chưa tạo ra được các dịch vụ đi kèm, do đó chúng ta chỉ giữ được khách trong một thời gian ngắn. Điển hình như ở Hạ Long, một thắng cảnh được thế giới công nhận cũng chỉ có thể giữ được chân khách từ 1-3 ngày. Chúng ta có một lợi thế là giá sinh hoạt rất rẻ nên việc Việt Nam trở thành “ thiên đường mua sắm ” là điều có thể làm được. Nhưng những sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa có sự quản lý hệ thống các cửa hàng phục vụ khách quốc tế. Do đó chưa thu được một nguồn lớn ngoại tệ từ dịch vụ này. Hiện nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đó là một tín hiệu đáng mừng. Nhưng lượng khách quốc tế quay lại Việt Nam lại rất ít. Bên cạnh đó, việc quảng bá cho du lịch Việt Nam còn hạn chế. Chỉ tập trung quảng bá ở những thị trường cũ như khu vực Đông Á, Âu – Mỹ nên chưa thể đem hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới. 1.1.3. Những thành tựu của ngành du lịch Việt Nam Ngành du lịch ngày càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế đất nước. Trong quá trình phát triển, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn. Bộ máy và năng lực quản lý nhà nước về du lịch, hệ thống kinh doanh du lịch từng bước được kiện toàn, thích ứng dần với cơ chế mới. Ngày 18/9/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2003NĐ-CP về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch. Theo Nghị định này, Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong du lịch và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp trực thuộc. Từ chức năng đó, Tổng cục Du lịch có 20 nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức gồm 6 Vụ, Thanh tra, Cục Xúc tiến, Văn phòng; 8 đơn vị sự nghiệp và 15 doanh nghiệp trực thuộc. Cơ quan tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch từ năm 1993 (đến trước khi tái sáp nhập vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) được quan tâm thành lập, củng cố và phát triển. Trước hết là việc thành lập 14 Sở Du lịch ở các tỉnh, thành phố là trung tâm du lịch; các tỉnh khác thành lập phòng du lịch nằm trong Sở Thương mại - Du lịch Một số địa phương ở cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh đã thành lập phòng quản lý du lịch. Đến trước thời điểm tái sáp nhập vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bộ máy quản lý nhà nuớc về du lịch ở địa phương có 15 Sở Du lịch, 2 sở Du lịch-Thương mại, 46 sở Thương mại - Du lịch và 01 sở Ngoại vụ - Du lịch, hình thành một hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương. Các cơ chế chính sách phát triển du lịch được bổ sung, tạo môi trường cho du lịch hoạt động thông thoáng. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch các vùng du lịch và các trọng điểm du lịch đã được xây dựng; trên 50 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và một số điểm du lịch, khu du lịch đã có quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy mạnh quản lý du lịch và xây dựng các dự án đầu tư. Hàng trăm dự án quy hoạch chi tiết du lịch đang được khẩn trương thực hiện, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần quản lý, khai thác tài nguyên du lịch ngày một hiệu quả. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7/2002. Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch được Chính phủ phê duyệt và thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn 1999-2009.  Chính sách, thể chế tạo nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển đã được hình thành và đổi mới phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển du lịch thế giới. Pháp lệnh Du lịch ra đời năm 1999 là khung pháp lý cao nhất, bước ngoặt quan trọng, khẳng định vai trò của Ngành và thể chế hoá đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển đi vào nề nếp và có định hướng, mục tiêu rõ ràng. Các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Du lịch về các lĩnh vực quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện du lịch ở trong và ngoài nước; lữ hành, hướng dẫn du lịch; lưu trú; thanh tra du lịch; xử phạt hành chính; quản lý môi trường du lịch… đã được ban hành và thực hiện có hiệu quả. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch để điều chỉnh các quan hệ du lịch ở tầm cao hơn; khẳng định một lần nữa vị thế của ngành Du lịch ngay từ chính sách và thể chế. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch như Pháp lệnh xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại cho người Việt Nam; cho người nước ngoài và các văn bản liên quan khác được bổ sung; thủ tục hải quan được cải tiến thuận tiện hơn cho khách và các nhà đầu tư. Việc miễn thị thực song phương cho công dân các nước ASEAN và đơn phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc, 4 nước Bắc Âu, Nga và miễn lệ phí visa trong khuôn khổ Chương trình Ấn tượng Việt Nam, đang nghiên cứu xem xét đơn phương miễn thị thực cho công dân một số thị trường du lịch trọng điểm khác… là giải pháp chủ động, tích cực trong bối cảnh suy giảm kinh tế và dịch bệnh hiện nay để thu hút khách và các nhà đầu tư. Lực lượng kinh doanh du lịch phát triển mạnh, thích nghi dần cơ chế mới, từng bước làm ăn có hiệu quả: Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của cả 6 thành phần kinh tế (nhà nuớc; tập thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước; 100% vốn nước ngoài). Trước Đại hội Đảng lần thứ IX, trong kinh doanh lữ hành chỉ có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được phép hoạt động, nay mở rộng cho cả doanh nghiệp tư nhân. Tính đến nay, cả nước đã có hơn 11.000 cơ sở kinh doanh lưu trú; 758 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; hơn 10 nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa. Số lượng cơ sở kinh doanh du lịch tư nhân, cổ phần và hợp tác xã chiếm tỷ trọng lớn, xu hướng phát triển mạnh. Ngoài ra, còn có hàng nghìn hộ tư nhân kinh doanh du lịch hoạt động ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Bảng 1: Số liệu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế(7/2009) Khu vực Tổng số Nhà nước Cổ phần Liên doanh TNHH Tư nhân Miền Bắc 402 32 170 3 196 1 Miền Trung 73 10 20 2 40 1 Miền Nam 283 27 51 7 196 2 Tổng 758 69 241 12 432 4 Bảng 2: Số lượng hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ Tổng Phân loại theo ngoại ngữ sử dụng Anh pháp Trung Nga Đức Nhật Hàn TBN Ý Thái Khác 5791 2631 665 1383 96 261 497 57 75 7 33 87 Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch nhà nước được địa phương và Tổng cục Du lịch quan tâm. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ thị, nghị quyết và đề án sắp xếp doanh nghiệp du lịch nhà nước. Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist), Vietravel và một số doanh nghiệp du lịch đã phát huy vai trò chủ đạo trong hoạt động lữ hành, quảng bá, phát triển thị trường, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hà Nội đã thành lập Công ty mẹ - Công ty con trong du lịch. Đề án sắp xếp lại doanh nghiệp (trực thuộc Tổng cục Du lịch trước đây) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã tổ chức triển khai từ giai đoạn 2003 - 2005, theo hướng để lại 4 doanh nghiệp mạnh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu; hình thành “Công ty mẹ - Công ty con” trên cơ sở 8 công ty; cổ phần hoá các công ty hiện có. Tới nay, cả nước đã cổ phần hoá được trên 100 doanh nghiệp. Nhìn chung, sau khi cổ phần hóa, hoạt động hiệu quả hơn, đời sống người lao động được nâng lên. Huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Toàn Ngành và các địa phương, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đã phát huy nội lực, huy động vốn từ nhiều nguồn để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Từ 2001 đến 2009, Chính phủ đã cấp 4.836 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm. Đã phối hợp với các ngành và địa phương chỉ đạo phát triển các trọng điểm du lịch, các vùng du lịch mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và Chiến lược phát triển du lịch 2001 - 2010 đã xác định; khai thác và phát  huy lợi thế về hạ tầng và điều kiện kinh tế - xã hội của các khu kinh tế mở và vùng kinh tế trọng điểm để phát triển du lịch; gắn kết hoạt động du lịch với hoạt động của các khu kinh tế mở, các vùng kinh tế trọng điểm. Bảng 3: vốn ngân sách TW hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Tổng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số vốn hỗ trợ(tỷ đồng) 4836 266 380 450 500 550 620 750 620 700 Số tỉnh, thành phố được cấp vốn hỗ trợ - 13 37 43 53 58 59 59 56 55 Vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước đã khuyến khích các địa phương, các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Cùng với đầu tư của Nhà nước và các thành phần kinh tế nội địa, ngành Du lịch đã thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảng 4: đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) thời kỳ 1995-2009 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2007 2008 6 tháng đầu năm 2009 Số dự án 24 02 04 25 13 15 48 26 145 Vốn (triệu USD) 1381.2 22.8 10.3 174.2 239 111.17 2012 9126 2483 Việc tăng cường mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư, tài trợ của quốc tế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đặc biệt ngành Du lịch đã tranh thủ được nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ tài trợ cho phát triển du lịch về quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính, xây dựng văn bản quy phạm phát luật du lịch. Tổng cục Du lịch cũng đã chỉ đạo toàn Ngành tích cực tìm kiếm, khai thác nguồn đầu tư quốc tế. Các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, bên cạnh việc quảng bá thu hút khách, đều ưu tiên đặc biệt kêu gọi đầu tư du lịch. Cùng với dự án phát triển nguồn nhân lực do Luxembourg tài trợ với số vốn 10 triệu euros và dự án EU với mức 12 triệu euros, Tổng cục Du lịch đã tiếp nhận và điều hành dự án “Phát triển du lịch Mekong” do ADB tài trợ, với khoản kinh phí 12,2 triệu USD (có 8,47 triệu USD vốn vay ưu đãi) tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long. Đầu tư ra nước ngoài, tuy còn mới đối với Du lịch Việt Nam, được thực hiện trên lợi thế so sánh trong khai thác giá trị văn hóa, nguyên liệu và lao động rẻ… Các dự án đầu tư ra nước ngoài được thực hiện dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn, với các hình thức kinh doanh ăn uống tại một số nước láng giềng và các nước Nhật Bản, Đức, Lào và Hoa Kỳ. Tuy các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều (9 dự án), quy mô nhỏ, nhưng đây là hướng đi đúng, đạt hiệu quả và phù hợp với xu hướng chung của hội nhập kinh tế thế giới. Đặc biệt, từ 2006, một số doanh nghiệp du lịch trong nước đã đầu tư kinh doanh cơ sở lưu trú tại Pháp, Đức và Mỹ. Trong giai đoạn 2000 - 2009, cả nước đã nâng cấp, xây mới trên 60.000 phòng khách sạn (tăng gấp gần 2,5 lần so với 30 năm trước). Bảng 5: Số lượng các cơ sở lưu trú 2000- tháng 6/2009 Năm 2000 2002 2004 2006 2007 2008 6/2009 Số lượng CSLTDT 3267 4390 5847 6720 8550 10400 10800 Số buồng(1000) 72.2 92.5 125.4 160.5 184.8 205 213.2 Bảng 6: khách sạn xếp hạng(tính đến tháng 6 năm 2009) stt Hạng Số lượng Số buồng 1 5 sao 33 8564 2 4 sao 90 10950 3 3 sao 176 12674 4 2 sao 850 31450 5 1 sao 990 20790 6 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu 3100 46724 Tổng cộng 5239 131152 Phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng cả đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ và dần được hiện đại hóa. Một số khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf, công viên chuyên đề và cơ sở giải trí được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của du khách và nhân dân. Năng lực vận chuyển khách du lịch tăng, chất lượng được nâng lên. Phương tiện vận chuyển khách du lịch với hàng nghìn xe ô tô, tàu thuyền các loại, chất lượng phương tiện được tăng cường đổi mới thường xuyên; nhiều đội xe taxi ở các điểm du lịch được thành lập, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của du khách; nhiều tuyến du lịch đường biển, đường sông như Hải Phòng - Quảng Ninh, Hải Phòng - TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Cần Thơ… đã sử dụng tàu công suất lớn, trang thiết bị hiện đại. Với cơ sở vật chất kỹ thuật như hiện nay, ngành Du lịch nước ta đã đảm bảo phục vụ hàng chục triệu lượt khách quốc tế và nội địa, tổ chức được các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn. Toàn ngành đã chú trọng xây dựng phát triển nhiều loại hình du lịch, các tuyến du lịch mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo. Hình thành các loại hình du lịch mới, đặc thù như đi bộ, leo núi, lặn biển, hang động, du lịch đường bộ xuyên Việt bằng xe đạp, mô tô, caravan, du lịch đồng quê, về cội nguồn… Chú trọng khai thác giá trị nhân văn giàu bản sắc dân tộc, tổ chức các hội thi nấu ăn, thi hướng dẫn viên du lịch… để nâng cao chất lượng sản phẩm. Mỗi năm đều có chủ đề riêng, không tách rời các sự kiện lớn của dân tộc. 1.2. Thực trạng kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam Bảng doanh thu ngành du lịch giai đoạn 2000-2009 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Các cơ sở LT Các cơ sở LH Tổng 2000 3268.5 1190.0 4458.5 2001 3860.4 2009.0 5869.4 2002 5425.5 2430.4 7855.9 2003 6016.6 2633.2 8649.8 2004 7432.4 3302.1 10734.5 2005 9932.1 4761.2 14693.3 2006 11427.3 5304.7 16732 2007 14568.1 7712.0 22280.1 2008 44246.8 15753.2 60000 2009 45254.5 22745.5 68000 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê và trang web tổng cục thống kê) Đồ thị biểu hiện biến động doanh thu giai đoạn 2000-2009 Nhận xét: Dựa vào đồ thị ta thấy, doanh thu ngành du lịch liên tục tăng trong giai đoạn 2000-2009. Năm 2009 là năm doanh thu ngành du lịch cao nhất trong giai đoạn này và thấp nhất là năm 2000. Bảng số lượt khách của ngành du lịch giai đoạn 2000-2009 (Đơn vị: nghìn lượt người) Năm Khách quốc tế Khách trong nước Tổng 2000 4015.3 8609.5 12624.8 2001 5549.1 15277.6 20826.7 2002 6881.8 17300.9 24182.7 2003 5612.2 18897.5 24509.7 2004 7320.7 21340.7 28661.4 2005 7102.9 24865.5 31968.4 2006 7746.4 24854.9 32601.3 2007 9919.5 29582.9 39502.4 2008 4253.7 20000.0 24253.7 2009 3800.0 25000.0 28800 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê 2008 và trang web tổng cục thống kê) Biểu đồ biểu hiện biến động số lượng khách giai đoạn 2000-2009 Nhận xét Nhìn chung, lượng khách trong giai đoạn nay biến động thất thường. Năm 2007, lượng khách đạt mức cao nhất, đánh dấu sự phát triển của ngành du lịch nước ta năm đó. Năm 2008, lượng khách giảm mạnh khoảng tầm những năm 2002,2003 do ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. tới năm 2009, lượng khách tăng, đó là 1 tín hiệu khả quan cho ngành du lịch. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh ngành du lịch ở Việt Nam 1.3.1. Nhân tố chủ quan Điều kiện về cơ sở vật chất của toàn ngành du lịch nói chung và của các cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng. Đội ngũ cán bộ, quản lý và nhân viên lao động trong ngành. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của ngành du lịch. Nếu quản lý tốt, phục vụ có chuyên môn cao, đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ thì sẽ sẽ đưa ra được chiến lược phát triển đúng đắn làm hài lòng khách du lịch. 1.3.2. Nhân tố khách quan Các điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, địa phương kinh doanh du lịch. Trình độ dân trí của chính địa phương đó cũng là nhân tố sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch. Ngoài ra, tài nguyên thiên nhiên vốn có của địa phương là yếu tố quan trọng quyết định sự hấp dẫn du lịch đối với du khách. Hệ thống pháp luật, chủ trương đường lối, ưu đãi của nhà nước cũng góp phần thu hút vốn đầu tư trong và nhà nước trong việc nâng cấp, xây mới các cơ sở du lịch, hệ thống khách san, các khu giải trí… Chương II: Phân tích biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch giai đoạn 2000-2009 2.1 Phân tích biến động doanh thu của ngành du lịch giai đoạn 2000-2009 2.1.1 Phân tích đặc điểm biến động doanh thu của các cơ sở lưu trú theo thời gian 2.1.1.1Bảng tính các chỉ tiêu biểu hiên biến động doanh thu của các cơ sở lưu trú giai đoạn 2000-2009 Doanh thu của các cơ sở lưu trú(tỷ đồng) Lượng tăng(hoặc giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển(%) Tốc độ tăng(hoặc giảm) (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng(giảm) liên hoàn (tỷ đồng) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2000 3268.5 - - - - - - - 2001 3860.4 591.9 591.9 118.1 118.1 18.1 18.1 32.685 2002 5425.5 1565.1 2157 140.54 165.99 40.54 65.99 38.604 2003 6016.6 591.1 2748.1 110.89 184.08 10.89 84.08 54.255 2004 7432.4 1415.8 4163.9 123.53 227.39 23.53 127.39 60.166 2005 9932.1 2499.7 6663.6 133.63 303.87 33.63 203.87 74.324 2006 11427.3 1495.2 8158.8 115.05 349.6 15.05 249.6 99.321 2007 14568.1 3140.8 11299.6 127.48 445.71 27.48 345.71 114.273 2008 44246.8 29678.7 40978.3 303.72 1353.73 203.72 1253.73 145.681 2009 45254.5 1007.7 41986 102.27 1384.56 2.27 1284.56 442.468 Tổng doanh thu bình quân = 15143.22(tỷ đồng) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân = 4665.11(tỷ đồng) Tốc độ tăng bình quân = 1.3391 (lần) hay 133.91 % Tốc độ tăng bình quân = 1.3391- 1 = 0.3391 (lần) hay 33.91 % Biểu đồ biểu hiện biến động doanh thu các cơ sở lưu trú Nhận xét: Theo kết quả trên, giai đoạn 2000-2009 tổng doanh thu bình quân của các cơ sở lưu trú là 15143.22(tỷ đồng), lượng tăng bình quân của các năm là 4665.11(tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân của các năm 33.91 %. Nhìn chung, trong giai đoạn này doanh thu của các cơ sở lưu trú tăng dần qua các năm. Cụ thể,năm 2008 lượng tăng tuyệt đối so với năm 2007 đạt 29678.7(tỷ đồng) là cao nhất, tương ứng tốc độ tăng 203.72%. Do năm 2008 diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát ở nước ta ở mức trên hai con số(trên 20%), nên tuy doanh thu ở mức cao, tốc độ tăng trưởng 203.72% nhưng trong tình trạng lạm phát ở nước ta thời điểm đó thì cũng không phải là một con số đáng mừng. Năm 2009, vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên doanh thu cũng chỉ tăng nhẹ. Lượng tăng tuyệt đối so với năm 2008 là 1007.7(tỷ đồng), tương ứng với tốc độ tăng trưởng 2.27%. Do trong năm 2009, lượng khách quốc tế giảm so với năm 2008, nhưng lượng khách nội địa lại tăng nên doanh thu của các cơ sở lưu trú tăng nhẹ. Năm 2003 lượng tăng tuyệt đối so với năm 2002 thấp nhất 591.1(tỷ đồng) đạt tốc độ tăng trưởng 10.89(%). Do năm 2003, dịch SARS xảy ra ở Châu Á, nên lượng khách quốc tế tới Việt Nam giảm, khiến doanh thu ngành du lịch năm 2003 chỉ tăng nhẹ. Từ năm 2004, doanh thu các cơ sở lưu trú tăng nhanh hơn, đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân. Để đạt được những thành tựu trên phải kể đến sự đầu tư ngày càng cao của Nhà Nước trong việc nâng cấp các cơ sở lưu trú, nâng cấp các hệ thống khách sạn, số khách sạn, buồng, phòng đạt tiêu chuẩn ngày càng nhiều. Chất lượng các cơ sở lưu trú được cải thiện và nâng cao, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, nước ta thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư từ nước ngoài trong việc xây dựng các khu resort, hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. 2.1.1.2 Nghiên cứu xu thế biến động doanh thu các cơ sở lưu trú qua thời gian Sử dụng SPSS để tìm hàm xu thế tốt nhất Bảng các dạng hàm phản ánh xu thế biến động doanh thu các cơ sở lưu trú Dạng hàm Hàm xu thế Sai số chuẩn R Hàm tuyến tính Y= bo + b1.t 9404.73 0.8321 Hàm parabol Y= b0 + b1t +b2t 5985.01 0.9439 Hàm hypebol Y=bo + 14720.52 0.4963 Hàm cubic Y= bo + b1.t + b. + b.t 5727.19 0.9562 Hàm mũ Y= b0.b 0.2694 0.9606 Ta thấy, hàm mũ có SE nhỏ nhất và R lớn nhất nên ta chọn hàm cubic để biểu diễn biến động doanh thu các cơ sở lưu trú. Kiểm định T, sigT0 = 0.0006, sigT1 = 0.0000 đều < 0.025. nên mô hình này phù hợp. Phương trình Y= 2029.93.1.3366 2.1.1.3 Dự đoán doanh thu các cơ sở lưu trú năm 2010 năm Điểm Khoảng Cận trên Cận dưới 2010 49395.29 104815.82 23277.92 2.1.2 Phân tích đặc điểm biến động doanh thu của các cơ sở lữ hành 2.1.2.1 Bảng biến động doanh thu của các cơ sở lữ hành giai đoạn 2000-2009 Doanh thu của các cơ sở lữ hành(tỷ đồng) Lượng tăng(hoặc giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển(%) Tốc độ tăng(hoặc giảm) (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng(giảm) liên hoàn (tỷ đồng) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2000 1190.0 - - - - - - - 2001 2009.0 819 819 168.82 168.82 68.82 68.82 11.9 2002 2430.4 421.4 1240.4 120.98 204.23 20.98 104.23 20.09 2003 2633.2 202.8 1443.2 108.34 221.28 8.34 121.28 24.304 2004 3302.1 668.9 2112.1 125.4 277.49 25.4 177.49 26.332 2005 4761.2 1459.1 3571.2 144.19 400.1 44.19 300.1 33.021 2006 5304.7 543.5 4114.7 111.41 445.77 11.41 345.77 47.612 2007 7712.0 2407.3 6522 145.38 648.07 45.38 548.07 53.047 2008 15753.2 8023.2 14563.2 204.27 1323.8 104.27 1223.8 77.12 2009 22745.5 6992.3 21555.5 144.39 1911.38 44.39 1811.38 157.532 Tổng doanh thu bình quân = 6784.13 (tỷ đồng) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân = 2395.05(tỷ đồng) Tốc độ tăng bình quân = 1.3879 lần hay 138.79% Tốc độ tăng bình quân = 0.3879 lần hay 38.79 % Biểu đồ biểu hiện biến động doanh thu các cơ sở lữ hành Nhận xét Giai đoạn 2000-2009, tổng doanh thu bình quân các cơ sở lữ hành là 6784.13 (tỷ đồng), lượng tăng bình quân của các năm 2395.05(tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân của các năm là 38.79 %. Nhìn chung, trong giai đoạn này thì doanh thu của các cơ sở lữ hành liên tục tăng. Cụ thể, năm 2008 có lượng tăng tuyệt đối liên hoàn so với năm 2007 là 8023.2(tỷ đồng) là cao nhất, đạt tốc độ tăng 104.27%. Năm 2003 so với năm 2002 lượng tăng tuyệt đối liên hoàn là thấp nhất, chỉ đạt 202.8(tỷ đồng). Do năm 2003, lượng khách quốc tế vào nước ta giảm dẫn tới các cơ sở lữ hành quốc tế bị giảm doanh thu. Đến năm 2004 thì doanh thu của các cơ sở này dần hồi phục mức tăng. Năm 2008, 2009 là 2 năm doanh thu cơ sở lữ hành đạt mức cao. Nguyên nhân là do trong 2 năm này thì số lượng các hãng lữ hành quốc tế và nội địa đều tăng cao. Các hãng lữ hành đều đồng loạt giảm giá nhiều tour du lịch nhằm thu hút khách. 2.1.2.2 Nghiên cứu xu thế biến động doanh thu của các cơ sở lữ hành Bảng dạng hàm phản ánh xu thế biến động doanh thu của các cơ sở lữ hành Dạng hàm Hàm xu thế Sai số chuẩn R Hàm tuyến tính Y= bo + b1.t 3913.59 0.8511 Hàm parabol Y= b0 + b1t +b2t 1924.21 0.9704 Hàm hypebol Y=bo + 6398.29 0.5134 Hàm cubic Y= bo + b1.t + b. + b.t 875.12 0.9948 Hàm mũ Y= b0.b 0.2119 0.9763 Ta thấy hàm mũ có SE nhỏ nhất và R lớn thứ 2 nên ta chọn hàm mũ để biểu diễn xu hướng biến động doanh thu các cơ sở lữ hành. Kiểm định T, sigT0 = 0.0001, sigT1 = 0.0000 đều < 0.025. nên mô hình này phù hợp. Phương trình Y= 875.662.1.347 2.1.2.3 Dự đoán doanh thu các cơ sở lữ hành năm 2010 năm Điểm Khoảng Cận trên Cận dưới 2010 23287.38 42086.77 12885.34 2.2 Phân tích biến động số lượt khách 2.2.1 Biến động số khách trong nước 2.2.1.1 Bảng tính các chỉ tiêu biểu hiện biến động số lượng khách trong nước giai đoạn 2000-2009 Năm Số lượt khách trong nước( nghìn lượt người) Lượng tăng(hoặc giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển(%) Tốc độ tăng(hoặc giảm) (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng(giảm) liên hoàn (lượt người) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2000 8609.5 - - - - - - - 2001 15277.6 6668.1 6668.1 177.45 177.45 77.45 77.45 86.095 2002 17300.9 2023.3 8691.4 113.24 200.95 13.24 100.95 152.776 2003 18897.5 1596.6 10288 109.23 219.49 9.23 119.49 173.009 2004 21340.7 2443.2 12731.2 112.92 247.87 12.92 147.87 188.975 2005 24865.5 3524.8 16256 116.52 288.81 16.52 188.81 213.407 2006 24854.9 -10.6 16245.4 99.96 288.69 -0.04 188.69 248.655 2007 29582.9 4717.4 20973.4 119.02 343.01 19.02 243.01 248.549 2008 20000.0 -9582.9 11390.5 67.61 232.3 -32.39 132.3 295.829 2009 25000.0 5000 16390.5 125 290.37 25 190.37 200 Tổng lượng khách bình quân = 20572.95 (nghìn lượt người) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân = 1821.17(nghìn lượt người) Tốc độ tăng bình quân = 1.1257 lần hay 112.57 % Tốc độ tăng bình quân = 0.1257 lần hay 12.57 % Biểu đồ biểu hiện biến động số lượng khách trong nước giai đoạn 2000-2009 Nhận xét: Qua kết quả tính toán cho thấy, tổng lượng khách trong nước bình quân giai đoạn 2000-2009 của Việt Nam là 20572.95 (nghìn lượt người), lượng tăng bình quân là 1821.17 (nghìn lượt người), tốc độ tăng bình quân của các năm là 12.57 %. Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2009 thì từ năm 2000-2007 số lượng khách trong nước liên tục tăng. Đến năm 2008 lượng khách trong nước giảm nhưng năm 2009 lại có chiều hướng tăng. Năm 2009 lượng tăng tuyệt đối liên hoàn so với năm 2008 là 5000(nghìn lượt khách) đạt tốc độ tăng là 25%. Năm 2008 đánh dấu sự suy giảm của lượng khách trong nước. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của người dân. Khiến người dân phải thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm trong tiêu dùng nên nhu cầu đi du lịch cũng vì vậy bị hạn chế. Năm 2009 thì lượng khách nội địa bắt đầu có xu hướng khả quan. Sở dĩ có điều này là do, năm 2009 nước ta đã thực hiện thành công chương trình “Ấn tượng Việt Nam”. Chương trình đã thu hút sự tham gia của 120 khách sạn từ 1-5 sao, 101 doanh nghiệp lữ hành, hơn 300 tour đã được khuyến mại từ 30-50%, hang hàng không quốc gia Việt Nam cũng đã giảm giá vé cho một số đường bay nội địa…Nhờ đó đã thu hút đông đảo lượng khách nội địa. Trong giai đoạn này thì năm 2008 so với năm 2007 đạt lượng tăng tuyệt đối liên hoàn thấp nhất, -9582.9(nghìn lượt khách) tương ứng với tốc độ giảm 32.39%. Năm 2001 so với năm 2000 có tốc độ tăng cao nhất 6668.1(nghìn lượt khách) đạt tốc độ tăng trưởng 77.45%. Những năm tiếp theo, 2002,2003,2004,2005 thì lượng khách vẫn tiếp tục tăng. Năm 2006, lượng khách trong nước giảm nhẹ, lượng giảm tuyệt đối là 10.6(nghìn lượt người) đạt tốc độ giảm 0.04%. Để đạt được những thành tích trên, trong giai đoạn này Nhà nước và toàn ngành du lịch đã không ngừng tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa để kích cầu du lịch trong nước. 2.2.1.2 Nghiên cứu xu hướng biến động số khách trong nước qua thời gian Dạng hàm Hàm xu thế Sai số chuẩn R Hàm tuyến tính Y= bo + b1.t 3757.13 0.0806 Hàm parabol Y= b0 + b1t +b2t 2686.82 0.9184 Hàm hypebol Y=bo + 3036.975 0.8784 Hàm cubic Y= bo + b1.t + b. + b.t 2898.09 0.9187 Hàm mũ Y= b0.b 0.2266 0.7926 Ta thấy hàm mũ có SE nhỏ nhất nên ta chọn hàm mũ để biểu diễn xu thế biến động số khách trong nước. Kiểm định T, sigT0 = 0.0002, sigT1 = 0.0000 đều < 0.025. nên mô hình này phù hợp. Phương trình Y =11837,18.1.096 T 2.2.1.3 Dự đoán số lượt khách trong nước năm 2010 năm Điểm Khoảng Cận trên Cận dưới 2010 32471.22 61143.05 17244.48 2.2.2 Biến động số khách quốc tế 2.2.2.1 Bảng tính các chỉ tiêu biểu hiên biến động số lượng khách quốc tế giai đoạn 2000-2009 Năm Số lượt khách quốc tế (nghìn lượt người) Lượng tăng(hoặc giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển(%) Tốc độ tăng(hoặc giảm) (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng(giảm) liên hoàn (lượt người) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2000 4015.3 - - - - - - - 2001 5549.1 1533.8 1533.8 138,2 138.2 38.2 38.2 40.153 2002 6881.8 1332.7 2866.5 124.02 171.39 24.02 71.39 55.491 2003 5612.2 -1269.6 1596.9 81.55 139.77 18.45 39.77 68.818 2004 7320.7 1708.5 3305.4 130.44 182.32 30.44 82.32 56.122 2005 7102.9 -217.8 3087.6 97.02 176.89 -2.98 76.89 73.207 2006 7746.4 643.5 3731.1 109.06 192.92 9.06 92.92 71.029 2007 9919.5 2173.1 5904.2 128.05 247.04 28.05 147.04 77.464 2008 4253.7 -5665.8 238.4 42.88 105.94 -57.12 5.94 99.195 2009 3800.0 -453.7 -215.3 89.33 94.64 -10.67 -5.36 42.537 Tổng lượng khách bình quân = 6220.16(nghìn lượt người) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân= -23.92(nghìn lượt người) Tốc độ tăng bình quân = 0.9938 lần hay 99.38 % Tốc độ tăng bình quân = -0.0062 lần hay -0.62% Biểu đồ biểu hiện biến động số lượng khách quốc tế giai đoạn 2000-2009 Nhận xét: Kết quả tính toán trên cho thấy, giai đoạn 2000-2009, lượng khách quốc tế tăng giảm không đều, có xu hướng giảm. Tổng lượng khách quốc tế bình quân là 6220.16(nghìn lượt người), lượng giảm bình quân qua các năm là 23.92(nghìn lượt người), tốc độ giảm bình quân -0.62%. Trong giai đoạn này, Năm 2007 lượng tăng tuyệt đối so với năm 2006 là cao nhất đạt 2173.1(nghìn lượt khách). Năm 2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần gấp đôi năm 2000. Đây là năm đánh dấu một năm nước ta gia nhập tổ chức WTO, lượng khách tới Việt Nam để thăm thú, đánh giá khả năng kinh doanh để đầu tư tăng nhanh. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng thể hiện chính sách thông thoáng, khuyến khích, tạo điều kiện của Chính Phủ Việt Nam để tạo điều kiện cho khách tới Việt Nam. Đã tổ chức thành công năm du lịch quốc gia tại Thái Nguyên với chủ đề “về Thủ đô gió ngàn- chiến khu Việt Bắc” và Festival hoa Đà Lạt 2007. Năm 2007 cũng là năm đánh dấu lần đầu tiên Du lịch Việt Nam được quảng bá chính thức trên kênh truyền hình quốc tế CNN. Riêng năm 2008 so với năm 2007 đạt lượng giảm tuyệt đối liên hoàn cao nhất là 5665.8(nghìn lượt khách) tương ứng tốc độ giảm 57.12%. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008,giá xăng dầu cao làm tăng chi phí hàng không, khiến giảm nhu cầu đi du lịch hoặc chọn những địa điểm gần, đi ngắn ngày, ưu tiên các dịch vụ giá rẻ. Mà giá khách sạn, dịch vụ ăn uống ở nước ta vẫn còn cao. Bên cạnh đó, nguy cơ khủng bố ngày càng cao khiến du khách lo sợ trong việc đi du lịch, mặc dù Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến an toàn trên thế giới.Từ năm 2000 đến năm 2002, lượng khách quốc tế vẫn theo chiều hướng tăng, nhưng đến năm 2003 thì bị giảm. Cụ thể, năm 2003 so với 2002 thì lượng giảm tuyệt đối là 1269.6(nghìn lượt khách) tương ứng với tốc độ tăng 18.45%. Nguyên nhân chủ yếu là do đại dịch SARS bùng nổ ở châu Á, Việt Nam cũng là một trong những nước phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Dịch viêm phổi cấp tính này đã làm du khách ngoại quốc xa lánh Việt Nam và các nước Châu Á lúc bấy giờ. 2.2.2.2 Nghiên cứu xu hướng biến động số khách quốc tế qua thời gian Dạng hàm Hàm xu thế Sai số chuẩn R Hàm tuyến tính Y= bo + b1.t 2047.02 0.0981 Hàm parabol Y= b0 + b1t +b2t 1512.51 0.7258 Hàm hypebol Y=bo + 1894.54 0.3894 Hàm cubic Y= bo + b1.t + b. + b.t 1472.039 0.7847 Hàm mũ Y= b0.b 0.3358 0.0236 Ta thấy hàm mũ có SE nhỏ nhất nên ta chọn hàm mũ để biểu diễn xu thế biến động số khách trong nước. Kiểm định T, sigT0 = 0.0024, sigT1 = 0.0000 đều < 0.025. nên mô hình này phù hợp Phương trình Y= 5869,3.1,0024 2.2.2.3 Dự đoán số lượt khách quốc tế năm 2010 năm Điểm Khoảng Cận trên Cận dưới 2010 6031.07 15408.54 2360.62 Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch ở nước ta a. Giải pháp về quy hoạch Quy hoạch du lịch là một hoạt động cơ bản đối với tất cả các khu vực nơi đến du lịch, đặc biệt trong môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi như hiện nay. Mặc dù, một số nơi đã thực sự phát triển mà không cần sự quy hoạch nào, nhưng những nơi này cuối cùng sẽ chịu phải hậu quả nghiêm trọng vì đã không cân nhắc thận trọng sự ảnh hưởng của các tình huống trong tương lai. Trước đây, quy hoạch thường liên quan đến việc sắp xếp không gian lãnh thổ thong qua mô hình sử dụng đất đai, kiến trúc phong cảnh và kiến trúc xây dựng. Những năm gần đây, nó được bổ xung thêm các yếu tố kinh tế và xã hội. Vì vậy, quy hoạch là một thể đa chiều và hướng tới thống nhất trong tương lai. Nó liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ. Đồng thời quy hoạch cũng đề cập tới một chương trình hành động trong nhiều khả năng đặt ra. Nó cũng liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu và mục đích cơ bản cho khu vực nơi đến làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo. Việc quy hoạch là rất cần thiết đối với sự phát triển của các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng, nó giúp cho du lịch phát triển một cách bền vững, khai thác tốt các tiềm năng và giảm những tác động xấu do du lịch gây ra. Du lịch Việt Nam trong thời gian qua tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng nó mới chỉ dừng lại ở việc khai thác theo hướng “ăn xổi” mà chưa phát triển được theo chiều sâu và chưa khai thác hết được mọi tiềm lực. Mặt khác, do phát triển thiếu quy hoạch đồng bộ. thống nhất nên hoạt động du lịch ở nước ta còn rời rạc, lẻ tẻ. ta cần nghiên cứu, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đất nước, quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm. Do quy hoạch du lịch rất quan trọng nên trong quá trình lập kế hoạch cần phải khảo sát, phân tích, cân nhắc cẩn thận các yếu tố môi trường để xác định loại hình phát triển và vị trí thích hợp nhất. Ở nước ta những năm qua, tình hình tổ chức du lịch tự phát ở các địa phương diễn ra ồ ạt đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường du lịch, khiến các di tích, dnah lam bị xuống cấp trầm trọng. Nhà nước cần đưa ra các quy hoạch về vùng du lịch, điểm du lịch để các địa phương định hướng khai thác và phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất. b. Giải pháp về sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh du lịch Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, cần kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý tương ứng chức năng, nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế. Đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật, xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là năng lực sáng tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh cao nhất là khi nước ta đã ra nhập WTO, ban hành các quy định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế. Các nhiệm vụ được đặt ra: - Kiện toàn hệ thống nhà nước quản lý về du lịch. - Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành các công ty hoặc tổng công ty mạnh, tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch. Đa dạng hóa sở hữu tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp du lịch để làm tăng trách nhiệm, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Thành lập hiệp hội du lịch Việt Nam. - Gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả và bảo đảm ổn định, an ninh, an toàn trong hoạt động của ngành với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. c. Giải pháp về thị trường Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhanh du lịch Việt Nam, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường khu vực và thế giới. Chủ động tham gia hợp tác đa phương trong khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện nghĩa vụ của mình. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống, nâng dần vị thế trên thị trường mới. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp và các cá nhân Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài. Bên cạnh việc chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường cho du lịch, ta cần xúc tiến quảng bá du lịch để nâng cao hình ảnh và vịt hế du lịch của Việt Nam. Công tác quảng bá, tiếp thị còn bộc lộ nhiều hạn chế, Nhà nước cần đầu tư thêm vốn, tổ chức quảng bá du lịch tầm cỡ quốc gia ra nước ngoài, mở các văn phòng đại diện ở các nước để thuận tiện cho du khách quốc tế tìm hiểu về du lịch Việt Nam. Để mở rộng thị trường du lịch cần thực hiện những vấn đề sau: Có kế hoạch cụ thể khai thác thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á, Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ bên cạnh đó khôi phục, khai thác các thị trường truyền thống các nước SNG, Đông Âu. Cần có kế hoạch kịp thời khi thị trường có biến động. Cần đẩy mạnh kích thích du lịch nội địa. Phát triển du lịch ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức độ hợp lý. Đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Việt Nam. Gắn sản phẩm với thị trường. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam. d. Giải pháp về nhân lực Yếu tố con người có tác động rất lớn tới nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Để phát triển du lịch ta cần xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có kỹ thuật nghiệp vụ và trình độ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch quốc tế và khu vực. Các nhiệm vụ được đặt ra: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có kết hợp với đào tạo mới cả ở trong lẫn ngoài nước, để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia, chú trọng giáo dục du lịch toàn dân. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý đến đãi ngộ…Từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, ưu tiên sử dụng cán bộ có học thức, trình độ tay nghề, ý thức chính trị, kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. e. Giải pháp về công nghệ Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi hàm lượng khoa học công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày càng cao, nước ta đang từng bước phát triển nền kinh tế trí thức. Việc nâng cao ứng dụng thành tựu mới của công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với công tác quản lý mà còn các hoạt động kinh doanh du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch. Do vậy cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học vào ngành du lịch. f. Giải pháp về môi trường Môi trường không chỉ tác động đến du lịch mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đưa râ những biện pháp để tuyên truyền và kêu gọi người dân tham gia bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ đặt ra là: Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững du lịch của Việt Nam. Đánh giá toàn diện tiềm năng tài nguyên và môi trường du lịch (cả xây dựng và tự nhiên) đặc biệt ở các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, ở vùng sâu, vùng xa. Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường du lịch. g. Giải pháp về đầu tư Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực rong công tác đầu tư và phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan môi trường, di tích lịch sử, văn hóa…Đồng thời đầu tư để nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất tạo sự thuận lợi trong đi lại và nghỉ ngơi cho du khách nhằm hạn chế tình trạng thiếu xe, thiếu khách sạn vào mùa cao điểm. Đảng và Nhà nước cần tập trung đánh giá đúng thực trạng công tác đầu tư để có thể điều chỉnh trong đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Chú trọng ưu tiên xúc tiến đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, các khu, điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Đầu tư hợp lý, nâng cấp và phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, nâng cao chất lượng và tạo các sản phẩm du lịch mới, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng hệ thống các trường đào tạo nghề du lịch. Ưu tiên đầu tư cho các khu vực trọng điểm. Phối hợp với bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Kết luận Với những lợi ích mà du lịch mang lại về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hóa… cho thấy định hướng “ Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” của nước ta là hoàn toàn đúng. Ngành du lịch ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong phát triển nền kinh tế nói chung và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Bên cạnh những thành tựu mà ngành du lịch đã đạt được trong giai đoạn 2000-2009 thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, cần được nhanh chóng khắc phục. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Thống Kê, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Đại Đồng. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Nghiên cứu thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch – TS. Trần Kim Thu chủ biên Trang Trang Tạp chí du lịch Niên giám thống kê 2003 và 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26135.doc
Tài liệu liên quan