Chuyên đề Phân tích thống kê hoạt động xuất khẩu ở công ty TNHH Đại Hưng Thịnh giai đoạn1998 – 2007

Với việc thu hút các lao động lành nghề từ các làng nghề công ty đã có một đội ngũ lao động giỏi. Mặt hàng sản xuất ra đảm bảo cả về số lượng và chất lượng được thị trường trong nước ưa chuộng và thị trường nước ngoài tín nhiệm. Các đơn đặt hàng ngày càng nhiều, phạm vi xuất khẩu mở rộng ra nhiều nước. Giai đoạn này chính sách Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển lãnh đạo công ty đã rót thêm 1.000.000.000 VNĐ đầu tư cho các hoạt động sản xuất, tiếp thị sản phẩm, mở rộng thương hiệu

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê hoạt động xuất khẩu ở công ty TNHH Đại Hưng Thịnh giai đoạn1998 – 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương pháp điện tử làm thương mại, nói cách khác đó là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện thông tin điện tử. 1.2.1.7 Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá: Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt mà ở đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định người ta mua các loại hàng hoá có khối lượng lớn, có tính chất đồng loạt, các sản phẩm có thể thay thế được cho nhau. Tại sở giao dịch diễn ra 3 loại giao dịch: giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn và nghiệp vụ tự bảo hiểm. 1.2.2 Các bước chuẩn bị để tiến hành giao dịch kí kết hợp đồng Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh đối ngoại ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức, nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Mục đích là tối đa ổn định lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trưòng tiêu thụ, bù đắp các chi phí đầu tư. Nhờ phát triển hoạt động xuất khẩu ra thị trường quốc tế mà các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các năng lực sản xuất đã đầu tư, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh đối ngoại có những nét riêng phức tạp hơn hoạt động đối nội. Do đó trước khi vào giao dịch doanh nghiệp phải chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng từng khâu, từng bước để có thể tranh thủ nắm bắt lợi thế đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ kịp thời sản xuất và tiêu dùng trong nước. Các bước để tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu bao gồm 1.2.2.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài - Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng Nghiên cứu thị trường là quá trình tìm hiểu, xem xét một cách có hệ thống cùng với sự phân tích thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề maketting. Nó giúp các nhà kinh doanh nắm bắt được các quy luật vận động thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì vậy nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả các quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Khi nghiên cứu thị trường nước ngoài, ngoài các yếu tố chính trị, luật pháp, cơ sở hạ tầng, văn hoá,… doanh nghiệp còn phải biết nên xuất khẩu mặt hàng nào, dung lượng hàng hoá đó là bao nhiêu…Để làm tốt công tác đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt, lọc bỏ những thông tin không cần thiết, đồng thời phải có một kế hoạch hợp lí: + Nghiên cứu các mặt hàng xuất khẩu Để nhận biết mặt hàng xuất khẩu, phải dựa vào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Từ đó cần tìm hiểu giá trị thương phẩm hàng hoá, tình hình sản xuất mặt hàng, chu kỳ sống mà sản phẩm dang trải qua, tỉ xuất ngoại tệ của mặt hàng kinh doanh. Tìm hiểu tình hình sản xuất mặt hàng để giải đáp vấn đề như đặc điểm của hàng trước nhu cầu của thị trường, khả năng và các nguồn cung cấp chủ yếu của các công ty cạnh tranh.Từ đó xác định được khả năng cạnh tranh của mình ở thị trường và nắm được các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả. Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn. Phân tích xem sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm là hêt sức quan trọng. Ví dụ: nếu sản phẩm của doanh nghiệp đang ở giai đoạn 2, giai đoạn phát triển của sản phẩm thì doanh nghiệp nên tăng số lượng hàng hoá của mình trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tăng lợi nhuận của mình. Còn nếu sản phẩm đang ở giai đoạn 4, giai đoạn suy thoái của sản phẩm thì doanh nghiệp cần có quyết định rút lui khỏi thị trường nếu doanh nghiệp không muốn rơi vào tinh trạng phá sản. Tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu là số tiền Việt Nam phải chi ra để thu được một đơn vị ngoại tệ. Trên cơ sở so sánh tỷ suất này với tỷ giá hối đoái hiện hành, với mức doanh lợi thu được từ thị trường trong nươc để quyết định có thu được hàng hoá hay không? Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ giá hối đoái thì xuất khẩu có hiệu quả và ngược lại. Việc nghiên cứu nhận biết hàng hoá mà thị trường có nhu cầu là bước quan trọng, nó thể hiện tư tưởng chỉ bán cái mà thị trường đang cần chứ không phải là bán cái mà doanh nghiệp đang có. + Nghiên cứu về dung lượng thị trường hàng xuất khẩu Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá mà thị trường có thể tiêu thụ hoặc giao dịch trong một thời gian nhất định (tháng, năm). Dung lượng ảnh hưởng đến khối lượng hàng có thể tiêu thụ ở thị trường. Dung lượng không cố định mà thay đổi tuỳ theo tình hình của thị trường. Nghiên cứu về dung lượng của thị trường , đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu thực của thị trường, phải nắm bắt được các đối thủ cạnh tranhvà các nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường hang xuất khẩu. điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của hàng hoá trên thị trường, giúp các nhà kinh doanh cân nhắc các đề nghị, ra quyết định kịp thời, nhanh chóng chớp được thời cơ, đạt hiêu quả kinh doanh cao. +Nghiên cứu các hinh thức và biên pháp tiêu thụ hàng để biết các điều kiện về chính trị, thương mại của nước đó Như các mối quan hệ và các điều kiện của hiệp định cấp Chính phủ của nước đó với các nước khác, hệ thống giấy phép hạn ngạch, biểu thuế quan hàng xuất khẩu, việc tham gia của nước đó vào các khối chính trị … Sau khi nghiên cứu, phân tích, các doanh nghiệp phải đánh giá được đặc điểm và các biện pháp kinh doanh của thị trường . Từ đó đưa ra được những kế hoạch cần làm để thâm nhập vào thị trường, tìm chỗ đứng ban đầu hay củng cố phát triển mối quan hệ đã có. +Nghiên cứu các điều kiện vận tải Cước phí vận tải và các phương tiện vận tải góp phần quan trọng vào khả năng cạnh tranh. Do đó các doanh nghiệp phải tìm phương án vận tải tối ưu nhất cho mình. - Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh Trên thị trường thế giới người bán hàng từ nhiều nguồn, nhiều nước khác nhau, cách sản xuất và chi phí sản xuất cũng khác nhau. Do đó việc cạnh tranh diễn ra liên tục, từng nơi, từng lúc rất đa dạng và phức tạp. Có rất nhiều cách cạnh tranh, điển hình và phổ biến nhất là dùng giá cả. Có khi người bán hàng bán với lãi suất rất thấp, có khi chỉ cần hoà vốn lúc đầu để chiếm lĩnh được thị trường, gây được tín nhiệm, từ đó tăng giá dần. Có trường hợp người bán chịu thua lỗ ban đầu khi mới vào thị trường, khi đã quen khách hàng và thị trường mới tăng giá để bù lỗ và thu lãi. Hiện nay các đối tượng cạnh tranh thường dùng các chiến lược cạnh tranh sau đây: + Chiến lược cạnh tranh bằng giá cả: bán hàng với giá rẻ, có khi chịu lỗ ban đầu để bán hàng, giữ chân ở thị trường. + Chiến lược cạnh tranh bằng hàng hoá chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Có thể phối hợp bán hàng chất lượng tốt giá rẻ. + Chiến lược công nghệ mới: dùng công nghệ mới để cải tiến chất lượng hàng để tăng cạnh tranh. + Chiến lược dịch vụ trước, trong và sau bán hàng. + Chiến lược giữ quan hệ hướng tới khách hàng. Xem xét đối tượng cạnh tranh thực hiện chiến lược nào, thực lực của đối thủ cạnh tranh như thế nào? Từ đó mà doanh nghiệp biết được thực lực cạnh tranh của họ để có thái độ và chiến lược phù hợp. Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới phản ánh quan hệ cung cầu hàng hoá đó trên thị trường thế giới, xác định đúng giá cả hàng hoá trong kinh doanh xuất khẩu có ý nghĩa to lớn đối với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới là một công việc quan trọng đối với bất cứ một đơn vị kinh doanh nào. Để đạt được hiệu quả cao trên thương trường quốc tế đòi hỏi các nhà kinh doanh luôn theo dõi, nghiên cứu sự biến động của giá cả, đồng thời phải có các biện pháp tính toán, xác định một cách chính xác. Trên thị trường thế giới có các loại giá cả sau: giá tham khảo, giá yết bảng ở sở giao dịch quốc tế, giá bán đấu giá đấu thầu, giá ở các bản chào hàng. Xem xét các loại giá trên để nắm được mức giá tối thiểu và tối đa, xu hướng biến động, dự báo được tình hình để có biện pháp xử lý hiệu quả nhất khi kí kết hợp đồng. Xu hướng biến động các loại giá cả trên thị trường thế giới là rất phức tạp. Do đó việc nắm bắt tình hình xu hướng biến động giá cả là hết sức khó khăn đòi hỏi phải có thông tin chính xác, kịp thời. Giá ảnh hưởng đến sức tiêu thụ, kinh doanh và lợi nhuận. Nó đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và của một số quốc gia. Đánh giá đúng đắn bảo đảm cho nhà xuất khẩu thắng lợi trong kinh doanh, tránh được sự rủi ro và thua lỗ. Lựa chọn khách hàng Chọn khách hàng là chọn đối tác giao dịch thương nhân để thiết lập quan hệ kinh doanh, an toàn và có lãi. Trước khi lựa chọn ta cần tiến hành điều tra toàn diện như tình hình tài chính, kinh tế, mặt hàng, thái độ kinh doanh với chính sách của nước đó, quan điểm khách hàng đó đối với nước ta. Nội dung điều tra tìm hiểu bao gồm: + Khả năng tài chính, thanh toán: vốn, nợ, tình hình kinh doanh lỗ lãi. + Quan điểm kinh doanh của bạn hàng nói chung và riêng với ta. + Phong thái kinh doanh, mức độ tín nhiệm, đạo đức kinh doanh. Khi lựa chọn quốc gia làm đối tượng xuất khẩu hàng hoá, ta phải xem xét: + Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nước đó. + Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thuộc đối tượng nghiên cứu. + Tình hình dự trữ ngoại tệ, phương hướng nhập khẩu để biết khả năng nhập khẩu và dự kiến của đối thủ cạnh tranh. Như vậy việc lựa chọn đối tác giao dịch phải có căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng quyết định trong hoạt động mua bán quốc. 2.1.2 Lập phương án kinh doanh Sau khi đã nghiên cứu xong mặt hàng mà thị trường có nhu cầu, lựa chọn được đối tác kinh doanh và giá cả của hàng hoá xuất khẩu, đơn vị kinh doanh cần phải thiết lập phương án kinh doanh để qua đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiến hành các bước kinh doanh. Tức là doanh nghiệp cần: +Đánh giá khái quát về tình hình thị trường, đối tác xuất khẩu để từ đó rút ra những nét tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh. +Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh. +Đề ra các mục tiêu và biện pháp thực hiện mục tiêu. +Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh qua các chỉ tiêu: tỷ suất ngoại tệ, thời gian hoàn vốn, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất doanh lợi, điểm hoàn vốn. 2.1.3 Tổ chức thu mua tạo nguồn cho xuất khẩu Là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng thực hiện vận chuyển, bảo quản, sơ chế, thu mua tạo nguồn cho xuất khẩu và hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hoá nhằm tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. 2.1.4 Đàm phán trong ký kết hợp đồng cho xuất khẩu Nội dung tiếp theo cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá là tiến hành giao dịch, đàm phán để đi đến những thoả thuận chung trong thương mại quốc tế. Đàm phán trong hoạt động xuất khẩu là việc trao đổi, bàn bạc giữa các đối tác xuất khẩu đưa ra những điều khoản cụ thể trong hợp đồng để đi đến ký kết các hợp đồng. Đàm phán trao đổi thư từ, điện tín Đây là hình thức đàm phán giao dịch thuận tiện, đỡ tốn kém nhất do chủ động được về thời gian có điều kiện để suy xét tinh toán, tham khảo nhiều ý kiến để có cơ sở hợp lý cho giải quyết công việc. Khi sử dụng đàm phán qua thư tín phải luôn thận trọng trong cách viết thư và gửi thư. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tiết kiệm được chi phí giao dịch nhưng có nhược điểm là không nắm bắt được đầy đủ thông tin về đối tác, lâu và kéo dài dễ để mất thời cơ kinh doanh. Đàm phán giao dịch bằng điện thoại Trong giao dịch quốc tế, điện thoại đường dài khá phổ biến, việc đàm thoại được tiến hành rất nhanh chóng và thuận lợi cho các nhà kinh doanh, nhưng tốn kém nhiều so với thư từ. Đây là hình thức giao dịch miệng, không thể làm chứng cứ pháp luật như văn bản, thư từ. Do đó chỉ dùng điện thoại khi việc khẩn trương, có yếu tố thời hạn, lỡ thời cơ. Sau khi giao dịch bằng điện thoại phải có văn bản xác nhận nội dung đã trao đổi và những ý kiến đã thoả thuận giữa các bên. Văn bản này có ý nghĩa pháp lý. Đàm phán giao dịch bằng gặp mặt trực tiếp Là hình thức giao dịch đối diện nhau trên một bàn đàm phán. Việc gặp gỡ trực tiếp trong đàm phán là rất quan trọng, nó cho phép hai bên cùng trao đổi, thoả thuận những vấn đề chi tiết trong hợp đồng, từ đó dễ tạo điều kiện kết thúc đàm phán để ký kết hợp đồng. Với hình thức đàm phán này nhà kinh doanh vừa có thể trình bày cặn kẽ lại hiểu được tâm lý đối tác. Qua đó nhà kinh doanh có thể tuỳ cơ ứng biến. Song hình thức đàm phán này đòi hỏi năng lực đàm phán giỏi và tốn kém, mất thời gian và cần một địa bàn tốt. Các bước tiến hành đàm phán gồm: chào hàng (lời đề nghị ký hợp đồng), hoàn giá (mặc cả), chấp nhận, xác nhận. 2.1.5 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Khi hợp đồng mua bán được ký kết xong, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia ký hợp đồng đã được xác định, các bên cần thục hiện nghĩa vụ của mình ghi trong bản hợp đồng; cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm. Phải yêu cầu đối phương theo hợp đồng phát sinh trong quá trình thực hiện, các bên phải kịp thời trao đổi để có hướng giải quyết cụ thể. Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu bên xuất khẩu cần phải tiến hành thực hiện các công việc sau: kiểm tra L/C do bên mua mở, xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu, uỷ thác thuê tàu, kiểm nghiệm hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, chủ hàng phải nộp bản đăng ký hàng chuyên trở và xuất trình bản này cho người vận chuyển, theo dõi lịch trình để đưa hàng lên tàu được sự giám sát của hải quan và lấy vận đơn đường biển, mua bảo hiểm hàng hoá, làm thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu nại nếu có. 2.2 Các hình thức xuất khẩu thông dụng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 2.2.1 Xuất khẩu trực tiếp Là xuất khẩu hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc đặt mua của doanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm này với danh nghĩa là hàng hoá của đơn vị mình. Các bước để tiến hành một hợp đồng xuất khẩu trực tiếp: ký kết nội địa sau đó mua hàng và trả tiền cho các đơn vị sản xuất trong nước; ký hợp đồng ngoại sau đó tiến hành giao hàng và thanh toán tiền. Theo hình thức xuất khẩu này thì doanh nghiệp sẽ chịu bất lợi về chi phí vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu và chi phí để duy trì cửa hàng, văn phòng đại diện ở nước ngoài. Nhưng ưu điểm là giúp doanh nghiệp kiểm soát và nắm được hoạt động kinh doanh và có cơ may để đứng chân vững chắc ở thị trường nước ngoài. 2.2.2 Xuất khẩu gián tiếp Là hình thức bán hàng hoá qua một số trung gian nước ngoài để họ bán lại cho người tiêu dùng. Nó có ưu điểm là ít gặp nguy hiểm khi doanh nghiệp không nắm vững được thị trường nước ngoài và có thể sử dụng tìêm lực của người trung gian, nhưng nhược điểm là mức lợi nhuận không cao. 2.2.3 Cấp giấy phép chuyển nhượng quyền Là một hợp đồng cho phép người được cấp giấy phép sử dụng bản quyền theo các điều kiện thoả thuận để lấy lệ phí. Hình thức xuất khẩu này có chi phí đầu tư không cao nhưng dễ tạo ra các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp về lâu dài. 2.2.4 Liên doanh Là hình thức được nhiều doanh nghiệp ưa thích thông qua hai hay nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu một xí nghiệp. Theo phương thức này, đơn vị “chân hàng” cùng bỏ vốn kinh doanh chung với đơn vị ngoại thương với điều kiện lãi cùng hưởng lỗ cùng chịu. Liên doanh giúp nhà đầu tư hiểu rõ thị trường, tận dụng tri thức của đối tác tại địa phương về điều kiện bán hàng, cạnh tranh tại nước chủ nhà và san sẻ chi phí đầu tư. 2.2.5 Buôn bán đối lưu Là hình thức giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp với hoạt động nhập khẩu và người bán cũng đồng thời là người mua, lượng hàng hoá trao đổi có giá trị tương đương nhau. Có các hình thức mua bán đối lưu sau: +Hình thức hàng đổi hàng: là hình thức giao dịch mà hai bên trực tiếp trao đổi hàng hoá, dịch vụ có giá trị tương đương, không dùng tiền làm giá trị trung gian. +Trao đổi bù trừ: Là hình thức xuất khẩu liên kết với nhập khẩu ngay trong hợp đồng, có thể từ trước hoặc bù trừ song song. +Nghiệp vụ đối lưu: Là hình thức một bên giao thiết bị cho bên kia rồi mua lại thành phẩm hay bán thành phẩm. Các yêu cầu đòi hỏi khi thực hiện hình thức này: hai bên cùng cân bằng về mặt hàng, về tổng giá trị hàng hóa trao đổi, về giá cả, cùng thoả thuận về điều kiện giao hàng. Hình thức này có ưu điểm là có thể thực hiện được khi các bên thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu ngoại hối, đồng thời nó tránh được những rủi ro do biến động của thị trường ngoại hối gây ra. 2.2.7 Xuất khẩu theo nghị định thư Là hoạt động xuất khẩu hàng hoá (thường là hàng trả nợ) được ký theo nghị định của Chính phủ. Hình thức này đem lại khả năng thanh toán chắc chắn, giá cả hàng hoá dễ chấp nhận, tiết kiệm được chi phí nghiên cứu tìm hiểu thị trường, nhưng xuất khẩu theo hình thức này đem lại lợi nhuận không cao. 2.2.8 Xuất khẩu tại chỗ Là hình thức mà hàng hoá xuất khẩu được bán ngay tại nước xuất khẩu. Doanh nghiệp ngoại thương không phải ra nước ngoài để đàm phán, ký kết hợp đồng mà người mua tự tìm đến doanh nghiệp để mua hàng; doanh nghiệp cũng không phải làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá hay thuê phương tiện vận chuyển. Đây là hình thức xuất khẩu đặc trưng, khác biệt so với các hình thức xuất khẩu khác. Hình thức này càng được vận dụng nhiều theo xu hướng phát triển thế giới. 2.2.9 Tái xuất khẩu Là hình thức xuất khẩu những hàng hoá nhập khẩu nhưng qua chế biến ở nước tái sản xuất ra nước ngoài. Hình thức này có thể diễn ra theo hai cách: +Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất khẩu chỉ có vai trò trên giấy tờ như một nước trung gian. +Hàng hoá đưa từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất khẩu rồi đi từ nước tái xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Ngược lại dòng tiền lại được chuyển từ nước nhập sang nước tái xuất rồi sang nước xuất khẩul. Hoạt động này chỉ diễn ra khi mà các nước bị hạn hẹp về quan hệ thương mại quốc tế do bị cấm vận hoặc thị trường mới chưa có kinh nghiệm cần có người trung gian. 2.2.10 Xuất khẩu gia công uỷ thác Theo hình thức này các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đứng ra với vai trò nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho đơn vị sản xuất, xí nghiệp gia công. Sau đó khi sản phẩm được hoàn nhận lại và xuất cho bên đối tác. Để hoàn thành một thương vụ xuất khẩu theo hình thức này thì doanh nghiệp cần phải tiến hành theo các bước: +Ký hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị sản xuất trong nước +Ký hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị uỷ thác trong nước +Ký hợp đồng gia công với nước ngoài và nhập nguyên vật liệu +Xuất khẩu lại thành phẩm cho bên nước ngoài +Thanh toán chi phí gia công cho đơn vị sản xuất Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp không cần bỏ nhiều vốn kinh doanh nhưng có hiệu quả cao, ít rủi ro, thị trường tiên thụ chắc chắn. Nhưng có điểm yếu là khá phức tạp vì đòi hỏi phải tìm được đối tác nước ngoài có nhu cầu CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐƯỢC VẬN DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH ĐẠI HƯNG THỊNH GIAI ĐOẠN 1998 - 2007 Căn cứ vào nguồn số liệu được cung cấp từ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty TNHH Đại Hưng Thịnh, có thể sử dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu biến động sau: 2.1 Phương pháp phân tích dãy số thời gian Các hiện tượng có mặt lượng thường xuyên biến động qua thời gian và để nghiên cứu những biến động này người ta thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời gian. 2.1.1 Dãy số thời gian 2.1.1.1 Khái niệm Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Ví dụ giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Đại Hưng Thịnh qua các năm từ 1998 đến 2007: Bảng 1: Bảng giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Đại Hưng Thịnh giai đoạn 1998 - 2007 Năm GTXK yi (tỷ đồng) 1998 7.5 1999 9.0 2000 10.6 2001 21.3 2002 36.3 2003 40.4 2004 59.8 2005 74.7 2006 87.7 2007 104.8 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty TNHH Đại Hưng Thịnh Xét về mặt cấu tạo, một dãy số thời gian bao gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Ở ví dụ trên thời gian là năm (tử 1998 đến 2007) có khoảng cách thời gian là một năm. Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số. Với dãy số trên thì các mức độ là giá trị xuất khẩu qua các năm, nó là các số tuyệt đối. 2.1.1.2 Phân loại - Dãy số tuyệt đối: là dãy số thời gian mà các mức độ của nó là các số tuyệt đối, phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian. Có thể chia dãy số thời gian thành dãy số thời điểm và dãy số thời kỳ. Dãy số thời điểm: là dãy số mà các mức độ của nó là các số tuyệt đối thời điểm, phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Dãy số thời kỳ: là dãy số mà các mức độ của nó là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh quy mô của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Ví dụ trên là một dãy số thời kỳ, mỗi mức độ của nó phản ánh giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từng năm. - Dãy số tương đối: là dãy số thời gian mà các mức độ là các số tương đối. - Dãy số bình quân: là dãy số mà các mức độ là các số bình quân. VD: giá trị xuất khẩu bình quân một năm, doanh thu bình quân một năm,… Các dãy số tương đối và dãy số bình quân đều được xây dựng trên cơ sở dãy số tuyệt đối. 2.1.1.3 Những yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ của dãy số. Nội dung, đờn vị và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất. Phải thống nhất về phạm vi của hiện tuợng nghiên cứu qua thời gian: phạm vi hành chính của một địa phương hoặc số đơn vị thuộc hệ thống quản lý. Khoảng cách về thời gian trong dãy số có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Tuy nhiên để thuân lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu thì khoảng cách thời gian nên bằng nhau nhất là đối với dãy số thời kỳ ở trên. Ví dụ trên là một dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian bằng nhau là một năm. 2.1.1.4 Tác dụng Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nghiên cứu đặc điểm quy luật biến động của hiện tuợng qua thời gian từ đó tiến hành dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai. Với dãy số thời gian về giá trị xuất khẩu ở trên có thể phân tích đặc điểm biến động giá trị xuất khẩu qua các qua các năm từ 1998 đến2007 và dự đoán giá trị xuất khẩu cho ba năm tiếp theo. 2.1.2 Phân tích đặc điểm biến động của dãy số thời gian Để phân tích đặc điểm biến động của dãy số thời gian trên ta sử dụng các chỉ tiêu sau 2.1.2.1 Giá trị xuất khẩu bình quân năm Chỉ tiêu này được tính từ các giá trị xuất khẩu của các năm, nó phản ánh nó phản ánh bình quân trong một năm công ty giá trị xuất khẩu của công ty đạt bao nhiêu tỷ đồng. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà công thức tính khác nhau. Số liệu trên là dãy số liệu thời kỳ vì thế giá trị xuất khẩu bình quân năm được tính theo công thức sau: == Trong đó: yi (i=) là các mức độ của dãy số thời kỳ mà ở đây là giá trị xuất khẩu qua các năm Từ bảng 1 ta có: = (tỷ đồng) 2.1.2.2 Lượng tăng (giảm) giá trị xuất khẩu Là đại lượng phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối (giá trị xuất khẩu) giữa hai thời gian (hai năm). *) Lượng tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu liên hoàn: Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về giá trị xuất khẩu giữa hai thời gian liền nhau (hai năm liên tiếp) và được tính theo ông thức sau đây: =yi-yi-1 (với i=) Trong đó: : lượng tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu ở năm i so với năm đứng trước nó là i-1 Yi: giá trị xuất khẩu ở năm i Yi-1: giá trị xuất khẩu ở năm i-1 Nếu yi >yi-1 thì >0 phản ánh quy mô giá trị xuất khẩu tăng và ngược lại Từ bảng 1 ta có: (tỷ đồng) (tỷ đồng) … (tỷ đồng) *)Lượng tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu định gốc: Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về giá trị xuất khẩu trong những nhiều năm và được tính theo công thức sau: =yi-y1 (với i=2,3,...,n) Trong đó: : Lượng tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu định gốc ở năm i so với năm đầu của dãy số Yi: giá trị xuất khẩu ở năm i Y1: giá trị xuất khẩu ở năm đầu ++...+==yn-y1 = Từ số liệu bảng 1 ta tính được: (tỷ đồng) (tỷ đồng) … (tỷ đồng) *)Lượng tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng giảm giá trị xuất khẩu liên hoàn và được tính theo công thức sau: === Từ bảng 1 ta có: (tỷ đồng) 2.1.2.3 Tốc độ phát triển giá trị xuất khẩu Tốc độ phát triển phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của giá trị xuất khẩu qua các năm. Tuỳ vào từng mục đích nghiên cứu mà có các tốc độ phát triển khác nhau - Tốc độ phát triển liên hoàn giá trị xuất khẩu Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của giá trị xuất khẩu năm sau so với năm liền trước đó và được tính theo công thức sau: ti= (với i=2,3,...,n) (lần hoặc %) Trong đó t i: tốc độ phát triển liên hoàn năm i so với năm i-1 có thể biểu hiện bằng lần hoặc % Từ số liệu bảng 1 ta có: lần (hay 120.0 %) lần (hay 117.8 %) … lần (hay 119.5 %) - Tốc độ phát triển định gốc giá trị xuất khẩu Là đại lượng phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của giá trị xuất khẩu qua nhiều năm và được tính theo công thức : Ti=(với i=2,3,...,n) (lần hay %) Từ bảng 1 ta có: lần (hay 120.0 %) lần (hay 141.3 %) … lần (hay 1397.3 %) - Tốc độ phát triển bình quân giá trị xuất khẩu Là đại lượng phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn. Tốc độ phát triển được tính theo công thức bình quân nhân vì nó được tính từ các tốc độ phát triển liên hoàn, mà các tốc độ phát triển liên hoàn lại có quan hệ tích với nhau: === Từ công thức cho thấy chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tuợng biến động theo một xu hướng nhất định. Dãy số liệu trên là một ví dụ Ở bảng 1: lần (hay 134.0 %) 2.1.2.4 Tốc độ tăng (giảm) giá trị xuất khẩu Chỉ tiêu này phản ánh qua các năm, giá trị xuất khẩu đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các tốc độ tăng hoặc giảm sau: - Tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu liên hoàn: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu ở năm i so với năm i-1 và được tính theo công thức sau đây: ai===ti-1 (với i=) (lần ;%) Tức là : tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn bằng tốc độ phát triển liên hoàn (biểu hiện bằng lần) trừ 1 (nếu tốc độ phát triển liên hoàn biểu hiện bằng % thì trừ 100) Ở bảng 1: lần (hay 20 %) lần (hay 17.8 %) … lần (hay 19.5 %) - Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc giá trị xuất khẩu Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu ở năm i so với năm đầu trong dãy số và được tính theo công thức sau: Ai===Ti-1 Tốc độ tăng (lần) -1 Tốc độ tăng (giảm) = Tốc độ tăng (%) -100% Từ bảng 1: lần (hay 20 %) lần (hay 41.3 %) … lần (hay 1297.3 %) - Tốc độ tăng (giảm) giá trị xuất khẩu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu đại diện cho tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu liên hoàn và được tính theo công thức sau; =-1 (nếu biểu hiện bằng lần) =(%)-100 (nếu biểu hiện bằng %) Ở bảng 1 ta có: lần (hay 34.0 %) 2.1.2.5 Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu liên hoàn Là chỉ tiêu phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu liên hoàn thì tương ứng với một quy mô giá trị xuất khẩu cụ thể là bao nhiêu. Công thức tính: gi=== Từ bảng 1 ta có: (tỷ đồng) (tỷ đồng) … (tỷ đồng) Chú ý: về bản chất nó thể hiện sự kết hợp giữa số tuyệt đối và số tương đối và không tính chỉ tiêu này cho các tốc độ tăng hoặc giảm định gốc Gi=== Trên đây là năm chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian mà cụ thể là dùng để phân tích đặc điểm biến động giá trị xuất khẩu qua các năm. Đối vơi dãy số trên có thể vận dụng cả năm chỉ tiêu vào phân tích bởi vì mỗi một chỉ tiêu có nội dung, ý nghĩa riêng, song giữa chúng có mối liên hệ với nhau nhằm giúp cho việc phân tích đầy đủ sâu sắc hơn. 2.2 Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan 2.2.1 Nhiệm vụ Giữa giá trị xuất khẩu với doanh thu của công ty có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau. Để nghiên cứu mối liên hệ này ta có thể sử dụng phương pháp hồi quy và tương quan. Khi nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc, nếu xét theo mức độ chặt chẽ của mối liên hệ có thể phân thành hai loại là liên hệ hàm số và liên hệ tương quan. Liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Ở đây ta xem xét mối quan hệ giữa giá trị xuất khẩu với doanh thu của công ty mà giá trị xuất khẩu này chỉ đóng góp phần lớn cho doanh thu chứ không phải toàn bộ doanh thu đều do xuất khẩu mang lại. Vì thế giữa chúng có mối liên hệ tương quan, tức là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyên nhân (giá trị xuất khẩu) và tiêu thức kết quả (doanh thu). Phân tích hồi quy và tương quan giải quyết hai nhiệm vụ 2.2.1.1 Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ Trong trường hợp này chỉ có một tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả. Ở đây tiêu thức giá trị xuất khẩu được xem xét có ảnh hưởng đến tiêu thức kết quả là doanh thu. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phân tích sâu sắc bản chất mối liên hệ trong điều kiện chuỗi thời gian dài. Từ đó có thể xây dựng mô hình hồi quy đơn. Mô hình có thể là tuyến tính (mô hình đường thẳng) hoặc mô hình phi tuyến tính (mô hình đường cong). Việc xác định mô hình cụ thể ta dựa vào đồ thị và tiến hành so sánh các SE tìm ra mô hình có giá trị của SE nhỏ nhất. 2.2.1.2 Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan Ta căn cứ vào hệ số tương quan và tỷ số tương quan để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan giữa tiêu thức giá trị xuất khẩu với tiêu thức doanh thu của công ty giai đoạn 1998 - 2007. 2.2.2 Ý nghĩa của phương pháp Đây là phương pháp phân tích được sử dụng nhiều trong thống kê để nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng cụ thể, ở đây nghiên cứu mối liên hệ giữa giá trị xuất khẩu và doanh thu. Trong trường hợp này phương pháp phân tích hồi quy và tương quan được vận dụng trong nghiên cứu dãy số thời gian. 2.2.3 Hồi quy và tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng (hồi quy và tương quan tuyến tính đơn) Giá trị xuất khẩu và doanh thu là hai tiêu thức số lượng, để nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc giữa hai tiêu thức này ta sử dụng phương pháp hồi quy và tương quan giữa hai tiêu thức số lượng 2.2.3.1 Mô hình hồi quy tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng Bảng 4: Bảng số liệu về giá trị sản xuất và doanh thu của công ty TNHH Đại Hưng Thịnh giai đoạn 1998 - 2007 Đơn vị: tỷ đồng Năm Giá trị xuất khẩu (xi) Doanh thu (yi) 1998 7.5 11.2 1999 9 13.5 2000 10.6 22.3 2001 21.3 27.6 2002 36.3 30.2 2003 40.4 39.8 2004 59.8 44.7 2005 74.7 67.5 2006 87.7 91.3 2007 104.8 121.4 Ở đây tiêu thức nguyên nhân là giá trị xuất khẩu (x) tiêu thức kết quả là doanh thu (y). Tài liệu trên cho thấy cùng với sự tăng lên của giá trị xuất khẩu thì doanh thu cũng tăng lên. Có thể dùng đồ thị biểu hiện mối liên hệ trên đồ thị với trục hoành là giá trị xuất khẩu (x) và trục tung là doanh thu (y) như sau Trên đồ thị có mười chấm, mỗi chấm biểu hiện giá trị xuất khẩu và doanh thu của công ty trong mười năm. Các chấm này trên đồ thị gần có dạng đường thẳng, từ đó có thể xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính như sau: = + x Trong đó: là giá trị của tiêu thức kết quả (doanh thu) được tính từ mô hình hồi quy là hệ số tự do phản ánh doanh thu () không phụ thuộc vào giá trị xuất khẩu (x) là hệ số góc phản ánh khi giá trị xuất khẩu tăng một đơn vị thì doanh thu tăng bình quân đơn vị Các hệ số và được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhât: Từ đó ta có hệ phương trình: Để tìm và cần tính , , , bằng cách lập bảng sau: x y xy x2 y2 7.5 11.2 84.00 56.25 125.44 9 13.5 121.5 81.00 182.25 10.6 22.3 236.38 112.36 497.29 21.3 27.6 587.88 453.69 761.76 36.3 30.2 1096.26 1317.69 912.04 40.4 39.8 1607.92 1632.16 1584.04 59.8 44.7 2673.06 3576.04 1998.09 74.7 67.5 5042.25 5580.09 4556.25 87.7 91.3 8007.01 7691.29 8335.69 104.8 121.4 12722.72 10983.04 14737.96 =452.1 =469.5 =32178.98 =31483.61 =33690.81 Thay số liệu vào hệ phương trình trên: Giải hệ phương trình ta được: =2.1137 =0.992 Mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa giá trị xuất khẩu và doanh thu: = 2.1137+ 0.992x =2.1137: cho biết các nguyên nhân khác ngoài giá trị xuất khẩu ảnh hưởng đến doanh thu. =0.992: cho biết khi giá trị xuất khẩu tăng thêm một tỷ đồng thì doanh thu tăng bình quân 0.992 tỷ đồng. 2.2.3.2 Hệ số tương quan tuyến tính (ký hiệu: r) Hệ số tương quan tuyến tính dùng để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng là giá trị xuất khẩu và doanh thu. Để tính hệ số tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng ta sử dụng công thức sau: Từ bảng trên ta tính các chỉ tiêu: Từ đây ta có: Hoặc tính theo công thức: cũng cho kết quả tương tự Tính chất: r nhận giá trị trong khoảng [-1; 1] Cụ thể ở đây r = 0.966 1: như vậy giữa giá trị xuất khẩu và doanh thu có mối liên hệ tuyến tính rất chặt chẽ và quan hệ này là quan hệ thuận. 2.2.4 Hồi quy tương quan phi tuyến giữa hai tiêu thức số lượng 2.2.4.1 Một số mô hình hồi quy tương quan phi tuyến Vơi dãy số liệu trên ta có thể đưa ra hai mô hình hồi quy phi tuyến tương đối phù hợp đó là mô hình dạng Parabol và mô hình dạng Hypebol -Parabol: Thăm dò bằng đồ thị với trục hoành là tiêu thức giá trị xuất khẩu (x) và trục tung là tiêu thức doanh thu (y). Các điểm trên đồ thị có thể rơi vào dạng Parabol sau: Mô hình Parabol: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị các hệ số , , : x3 x4 x2y 421.875 3164.0625 630 729 6561 1093.5 1191.016 12624.7696 2505.628 9663.597 205834.6161 12521.844 47832.147 1736306.936 39794.238 65939.264 2663946.266 64959.968 213847.192 12788062.08 159848.988 416832.723 31137404.41 376656.075 674526.133 59155941.86 702214.777 1151022.592 120627167.6 1333341.056 14233740.08 991217698.6 14781554.9 16815745.62 1219554712 17475120.97 Thay số vào hệ phương trình trên ta tính được các tham số: b0 = -0.0409 b1 = 1.0419 b2 = -0.000036 Ta có mô hình hồi quy dạng hàm Parabol -Hàm mũ Thăm dò bẳng đồ thị với trục hoành là tiêu thức nguyên nhân (x) và trục tung là tiêu thức kết quả (y). Nếu các điểm trên đồ thị được phân bố theo dạng sau thì có thể xảy ra mô hình dạng hàm mũ: Mô hình hàm mũ: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ phương trình sau để tìm giá trị các hệ số , : Giải hệ phương trình trên sẽ được , . Sau đó tra đối sẽ được các giá trị của và lny xlny 2.014903 15.11177 2.197225 19.77502 2.360854 25.02505 3.058707 65.15046 3.591818 130.383 3.69883 149.4327 4.091006 244.6421 4.31348 322.217 4.473922 392.363 4.652054 487.5352 6.113903 2764.096 40.5667 4615.731 Thay số vào hệ phương trình ta tính được các tham số Lnb0 = -7.3304 b0 = 0.00066 Lnb1 = 0.2519 b1 = 1.2865 Ta có mô hình hàm hồi quy mẫu: 2.2.4.2 Tỷ số tương quan (ký hiệu: ) Tỷ số tương quan được sử dụng để đánh giá mức độ chặt chẽ mối liên hệ tương quan phi tuyến tính và tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng là giá trị xuất khẩu và doanh thu, được tính theo công thức: 7.7531 9.30704 10.9627904 21.9882416 37.3057016 41.4642824 60.9773456 75.7801976 88.5648656 105.1963256 459.6679904 Tính chất: nằm trong khoảng [0; 1] Cụ thể: Nếu = 1: giữa x và y có mối liên hệ hàm số Nếu =0: giữa x và y không có mối liên hệ Nếu 1: giữa x và y có mối liên hệ càng chặt chẽ 2.3 Dự đoán thống kê Dự đoán thống kê là việc xác định các mức độ hoặc trạng thái của hiện tượng trong tương lai bằng cách sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp. Tài liệu thống kê thường sử dụng trong dự đoán thống kê là dãy số thời gian. Dựa vào đó phản ánh biến động của hiện tượng ở những thời gian qua để xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai. Với dãy số liệu về giá trị xuất khẩu giai đoạn 1998 – 2007 ta tiến hành dự đoán giá trị xuất khẩu cho ba năm tiếp theo. Dự đoán dựa vào dãy số thời gian có ưu điểm là: chỉ cần có dãy số thời gian về giá trị xuất khẩu gồm một số lượng nhất định ở thời gian hiện tại trở về trước không đòi hỏi khối lượng tài liệu lớn, việc xây dựng mô hình dự đoán dựa vào dãy số thời gian được tiến hành tương đối đơn giản, và thuận lợi cho việc ứng dụng tin học đồng thời cho phép lựa chọn mô hình dự đoán phù hợp nhất. Tuy nhiên, việc xác định số lượng các mức độ của dãy số để dự đoán thì không thể đưa ra một nguyên tắc cứng nhắc mà phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian để xác định nên lựa chọn bao nhiêu mức độ để xây dựng mô hình dự đoán. Với số liệu giá trị xuất khẩu thu được tương đối ổn định ở trên ta có thể sử dụng tài liệu của 10 năm (từ 1998 – 2007) để tiến hành dự đoán cho ba năm tiếp theo. Có nhiều phương pháp được sử dụng trong dự đoán thống kê. Có những phương pháp dựa trên sự mở rộng từ những công thức tính toán thống kê như dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) bình quân, tốc độ phát triển trung bình, hàm xu thế,… Có những phương pháp được vận dụng trên cơ sở các kết quả của toán học như dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ, bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên,… Ở đây ta có thể lựa chọn phương pháp dự đoán phù hợp và cho kết quả chính xác nhất bằng việc tính toán và so sánh các giá trị SE của các mô hình. 2.3.1 Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. Từ công thức trên ta có mô hình dự đoán: Với l là tầm dự đoán: =1,2,3…. Từ số liệu ở bảng 1, Với = 10.8 tỷ đồng đã tính được ở trên ta có mô hình dự đoán: triệu đồng Tuy nhiên mô hình dự đoán này chỉ cho kết quả dự đoán tốt khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Với dãy số liệu trên thì sự chênh lệch này là quá lớn ( = 1.5 tỷ đồng trong khi = 17.1tỷ đồng). Vì vậy trường hợp này ta không áp dụng phương pháp dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. 2.3.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. Mô hình dự đoán : với là tầm dự đoán: =1,2,3…. Mô hình dự đoán này cho kết quả tình toán tốt khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Từ số liệu ở bảng 1, Với = 1.340 lần (134.0 %) đã tính được ở trên ta có mô hình dự đoán: tỷ đồng Tiến hành dự đoán giá trị xuất khẩu cho giai đoạn 2008 - 2010: Năm 2008 (l = 1): = = 140.432 tỷ đồng Năm 2009 (l = 2): = = 188.17 tỷ đồng Năm 2010 (l = 3): = = 252.16 tỷ đồng 3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. Trong phương pháp này, các mức độ của dãy số thời gian được mô hình hoá bằng một hàm số gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế: Với t = 1,2,3…n là thứ tự thời gian trong dãy số thời gian. Một số dạng hàm xu thế đơn giản: * Dạng tuyến tính: * Dạng parabol: * Dạng hàm bậc 3: * Dạng hàm mũ: Việc lựa chọn cụ thể hàm xu thế nào phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, kết hợp với việc thăm dò bằng đồ thị và một số phương pháp thống kê khác. Từ đồ thị trên ta thấy hàm xu thế có thể là: Hàm xu thế tuyến tính , hàm parabol, hàm bậc 3, hàm mũ. Để xem sử dụng mô hình nào cho kết quả dự đoán tốt hơn ta phải sử dụng một trong 2 tiêu chuẩn sau đây: Tổng bình phương sai số dự đoán SSE== min Sai số chuẩn của mô hình dự đoán SE= min Trong đó: n là số lượng các mức độ của dãy số thời gian. p là số lượng các tham số của mô hình dự đoán 4.Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ. 4.1 Mô hình đơn giản. Giả sử ở thời gian t, ta có mức độ thực tế là yt và mức độ dự đoán là . Mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian t +1 có thể viết: (1) Đặt = ta có: (2) Với , gọi là tham số san bằng với . Như vậy mức độ dự đoán là trung bình cộng gia quyền yt và . Mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian t là: Thay vào (2) ta có: Vì nên i thì và Khi đó, Từ công thức trên cho ta thấy có 2 vấn đề quan trọng trong phương pháp san bằng mũ: Thứ nhất, việc lựa chọn được ràng buộc với điều kiện . Nếu được chọn càng lớn thì các mức độ càng mới sẽ càng được chú ý, và ngược lại nếu được chọn càng nhỏ thì các mức độ cũ được chú ý một cách thoả đáng. Do đó để lựa chọn đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu. Trong SPSS sẽ cho các giá trị của trong khoảng . Ta sẽ chọn giá trị của sao cho tổng bình phương sai số dự đoán SSE== min. Thứ hai, san bằng mũ được thực hiện theo phương pháp đệ qui tức là để tính phải có , để có phải có …. Tức là phải xác định được giá trị ban đầu (điều kiện ban đầu ). Giá trị ban đầu có thể lấy mức độ đầu tiên của dãy số, hoặc có thể lấy số trung bình của một số các mức độ đầu tiên của dãy số … Trong SPSS chương trình có thể tự động lựa chọn giá trị ban đầu. Mô hình đơn giản trên được áp dụng đối với dãy số thời gian không có xu thế và không có biến động thời vụ rõ rệt. Mô hình này có thể viết: Với 4.2 Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ. Trong trường hợp sự biến động của hiện tượng qua thời gian có xu thế là tuyến tính và không có biến động thời vụ để dự đoán ta sử dụng mô hình sau: Trong đó: và là các tham số san bằng và nhận giá trị trong khoảng. Giá trị và được chọn tốt nhất là các giá trị làm cho tổng bình phương của sai số dự đoán là bé nhất. 5. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên ( Phương pháp Box – Jenkins) Để xây dựng các mô hình người ta thường sử dụng 2 toán tử sau: Toán tử lùi: Toán tử sai phân: () Sai phân bậc 1: Sai phân bậc d: 5.1 Một số mô hình tuyến tính của quá trình ngẫu nhiên dừng a. Mô hình tự hồi qui bậc p – AR(p) Mô hình tổng quát: at là một quá trình ngẫu nhiên dừng đặc biệt thường gọi là nhiễu trắng ( tạp âm trắng). Biểu diễn qua toán tử B ta có: Hay b. Mô hình trung bình trượt bậc q – MA (q) Với là các tham số. c. Mô hình hỗn hợp bậc p,q – ARMA(p,q) Là sự kết hợp giữa hai mô hình đó là AR bậc p và MA bậc q ta có: 5.2 Mô hình tuyến tính không dừng.( Mô hình tổng hỗn hợp tự hồi quy – trung bình trượt. Ký hiệu ARIMA(p,d,q) ) Trong thực tế ta thường có dãy số thời gian với số liệu qua một số năm và có xu thế tức là không phải là dãy thời gian dừng. Để sử dụng các mô hình dừng phải khử xu thế bằng toán tử với d=1 đối với xu thế tuyến tính, d=2 đối với xu thế parabol…) Giả sử dãy số thời gian có xu thế tuyến tính thì khử xu thế tuyến tính được thực hiện bởi: Như vậy ở mô hình ARIMA (p,d,q) thì: p - Bậc của toán tử tự hồi quy, thường p = 0,1,2 q - Bậc của toán tử khử xu thế, thường d=1,2 q - Bậc của toán tử trung bình trượt, thường q = 0,1,2 Một số mô hình ARIMA thường được sử dụng: ARIMA(0,1,1): ARIMA(0,2,2): ARIMA(1,1,1): Chương 3: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH ĐẠI HƯNG THỊNH GIAI ĐOẠN 1998-2007 VÀ DỰ ĐOÁN CHO GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 3.1 Tổng quan về công ty TNHH Đại Hưng Thịnh 3.1.1. Giới thiệu về công ty Công ty TNHH Đại Hưng Thịnh là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thương mại, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý cuả Nhà nước thông qua cơ quan chủ quản của địa phương. Công ty TNHH Đại Hưng Thịnh được thành lập theo quyết định số 72/QĐ-UB ngày 30/06/1998 của UBND thành phố Hà Nội và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 075651 ngày 14/08/1998. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Đại Hưng Thịnh. Trụ sở: Số 7, tập thể quân đội, tổ 87, phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ. Tính từ khi thành lập đến nay công ty đã đi vào hoạt động trên 10 năm. Trải qua nhiều khó khăn, trở ngại ban đầu, bằng những nỗ lực của mình ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể thành viên đã không ngừng đưa công ty phát triển lớn mạnh. Uy tín của công ty được nâng cao rõ rệt trên cả thị trường trong và quốc tê; số lượng các đơn đặt hàng sản xuất, các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu tăng nhanh. Quy mô công ty ngày càng mở rộng với các chi nhánh có mặt ở các quận nội thành Hà Nội như: Hoàng Mai, Ba Đình, Cầu Giấy; ngoại thành có huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc. Dự kiến trong tương lai công ty sẽ mở rộng quy mô hoạt động sang huyện Từ Liêm và một số huyện của Hà Tây giáp giáp gianh với Hà Nội. 3.1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty TNHH Đại Hưng Thịnh 3.1.2.1 Giai đoạn từ năm 1998 đến 2001 Đây là giai đoạn đầu, do mới được thành lập, số vốn ít ỏi, quy mô công ty chưa lớn, quan hệ hợp tác chưa rộng nên hoạt động chính của công ty là mua các mặt hàng gỗ trong nước và bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất khác, mua lại các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ra nước ngoài mà lúc đó thị trường chủ yếu là Đài Loan. Mặt khác công ty còn nhập các mặt hàng hoá chất, sơn, nguyên liệu sản xuất sơn từ nước ngoài và bán lại cho các doanh nghiệp cũng như các làng nghề thủ công. 3.1.2.2 Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 Trên cơ sở các mối quan hệ đã có cả về nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm, lãnh đạo công ty đã quyết định mở phân xưởng sản xuất. Từ đó ngoài hoạt động kinh doanh các mặt hàng như giai đoạn I công ty còn đẩy mạnh hoạt động sản xuất các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ có kỹ mỹ thuật cao với những lao động lành nghề thu hút từ các làng nghề. 1.2.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay Với việc thu hút các lao động lành nghề từ các làng nghề công ty đã có một đội ngũ lao động giỏi. Mặt hàng sản xuất ra đảm bảo cả về số lượng và chất lượng được thị trường trong nước ưa chuộng và thị trường nước ngoài tín nhiệm. Các đơn đặt hàng ngày càng nhiều, phạm vi xuất khẩu mở rộng ra nhiều nước. Giai đoạn này chính sách Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển lãnh đạo công ty đã rót thêm 1.000.000.000 VNĐ đầu tư cho các hoạt động sản xuất, tiếp thị sản phẩm, mở rộng thương hiệu… 3.2. Phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty Từ các số liệu ở bảng 1 ta tính được các chỉ tiêu trên như trong bảng 2 dưới đây. Bảng 2: Bảng tính toán các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động dãy số thời gian Năm GTXK yi (tỷ đồng) δi (tỷ đồng) ∆i (tỷ đồng) ti(%) Ti(%) 1998 7.5 - - - - 1999 9.0 1.5 1.5 120.0 120.0 2000 10.6 1.6 3.1 117.8 141.3 2001 21.3 10.7 13.8 200.9 284.0 2002 36.3 15 28.8 170.4 484.0 2003 40.4 4.1 32.9 111.3 538.7 2004 59.8 19.4 52.3 148.0 797.3 2005 74.7 14.9 67.2 124.9 996.0 2006 87.7 13 80.2 117.4 1169.0 2007 104.8 17.1 97.3 119.5 1397.0 Bình quân 45.2 10.81 134.0 Bảng 4 Năm GTXK yi (tỷ đồng) ai (%) Ai (%) gi (tỷ đồng) 1998 7.5 - - - 1999 9.0 20.0 20.0 0.075 2000 10.6 17.8 41.3 0.09 2001 21.3 100.9 84.0 0.106 2002 36.3 70.4 384.0 0.213 2003 40.4 11.3 438.7 0.363 2004 59.8 48.0 697.3 0.404 2005 74.7 24.9 896.0 0.598 2006 87.7 17.4 1069.0 0.747 2007 104.8 19.5 1297.0 0.877 Bình quân 45.2 34.0 3.3. Phân tích mối quan hệ giữa giá trị xuất khẩu và doanh thu tại Công ty TNHH Đại Hưng Thịnh giai đoạn 1998-2007 Đơn vị: Tỷ đồng Giá trị xuất khẩu (xi) Doanh thu (yi) 7.5 11.2 9.0 13.5 10.6 22.3 21.3 27.6 36.3 30.2 40.4 39.8 59.8 44.7 74.7 67.5 87.7 91.3 104.8 121.4 Tiến hành thăm dò bằng đồ thị: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS ta có đồ thị phản ánh mối quan hệ giữa giá trị xuất khẩu và doanh thu của Công ty như sau: Qua đồ thị ta thấy giữa giá trị xuất khẩu và doanh thu có thể có mối quan hệ dạng các hàm: tuyến tính, parabol, hàm mũ. Xét từng dạng hàm ta có: + Nếu là hàm tuyến tính mô hình có dạng: Chạy SPSS ta có kết quả sau: SE1 = 9.90852 (tỷ đồng) + Nếu là hàm parabol, mô hình có dạng: Chạy SPSS cho kết quả sau: SE2 = 5.48966 (tỷ đồng) + Nếu là hàm mũ, mô hình có dạng: SE3 =11.51253 (tỷ đồng) Lập bảng so sánh các SE: Đơn vị: tỷ đồng Mô hình Tuyến tính Parabol Hàm mũ SE 9.90852 5.48966 11.51253 Ta thấy SE2 = 5.48966 (tỷ đồng) đạt giá trị nhỏ nhất. Vì vậy ta chọn mô hình hồi quy dạng hàm parabol. Từ kết quả tính toán mô hình dạng hàm Parabol bằng SPSS ta có các tham số: b0 = 13.662874 b1 = 1.021713 Khi đó mô hình hồi quy là: Như vậy giữa giá trị xuất khẩu và doanh thu có mối liên hệ tương quan phi tuyến tính dạng hàm Parabol. 3.3. Dự đoán 3.3.1. Dự đoán bằng phương pháp hàm xu thế Chạy bằng SPSS ta có đồ thị sau: Nhìn vào đồ thị ta thấy các hàm xu thế có thể là hàm tuyến tính, hàm bậc hai hoặc hàm mũ: SE (Tuyến tính) = 7.78516 (tỷ đồng) SE (Hàm bậc hai) = 3.33412 (tỷ đồng) SE (hàm mũ) = 11.31368 (tỷ đồng) Lập bảng so sánh các SE: Đơn vị: tỷ đồng Mô hình Tuyến tính Parabol Hàm mũ SE 7.78516 3.33412 11.31368 Qua so sánh các SE ta thấy SE (Hàm bậc hai) = 3.33412 (tỷ đồng) đạt giá trị nhỏ nhất nên hàm xu thế tốt nhất là hàm bậc hai. Khi đó hàm xu thế là: Kết quả dự đoán bằng SPSS ta có Đơn vị: tỷ đồng Năm Dự đoán điểm Dự đoán khoảng Cận dưới (lcl) Cận trên(ucl) 2008 126 114.57873 138.92127 2009 148 133.22800 163.97139 2010 172 152.66114 191.74976 3.3.2. Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ 3.3.2.1. Mô hình giản đơn Chạy SPSS cho ta 10 giá trị của SE tương ứng với 10 giá trị của α. Trong đó với α =1 thì SSE = 2842.93410 là nhỏ nhất 3.3.2.2. Mô hình xu thế tuyến tính không có biến động thời vụ. Sử dụng SPSS cho ta 10 kết quả của SSE tương ứng với 10 cặp α và . Trong đó với α = 1 và ta có SSE = 398.18892 là nhỏ nhất So sánh kết quả của của hai mô hình trên ta có SSE= 398.18892 nhỏ hơn. Vậy theo phương pháp san bằng mũ ta chọn mô hình xu thế tuyến tính không có biến động thời vụ để dự đoán: Kết quả dự đoán như sau: Đơn vị: tỷ đồng Năm Dự đoán điểm 2008 115 2009 126 2010 137 KẾT LUẬN Nền kinh tế thị trường phát triển, những đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân vào GDP quốc gia là rất đáng kể. Việc gia nhập WTO cùng xu hướng toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội thì việc mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng. Trong quan hệ kinh tế thì quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ là quan hệ cơ bản có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tuy nhiên mặt bằng chung các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu còn yếu kém. Mặc dù được thành lập từ sớm nhưng do cạnh tranh cũng như những thiếu thốn về vốn cũng như nhân lực nên công ty TNHH Đại Hưng Thịnh còn gặp nhiều khó khăn về thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12428.doc
Tài liệu liên quan