Sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước , tạo diều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp . Nhưng cũng không có ít những khó khăn với mỗi doanh nghiệp . Đó là sự cạnh tranh ngày cành mạnh mẽ và khốc liệt của thị trường . Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách thích nghi với điều kiện mới bằng việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý . Đề ra những chiến lược , biện pháp kinh doanh đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh và lâu dài . Riêng đối với các doanh nghiệp kinh doanh thép có nhiều thuận lợi và khó khăn riêng .Đòi hỏi các doanh nghiệp này cần phải có nhiều biện pháp tìm hiểu nhu cầu thị trường, đồng thời cũng cần phải tổ chức tốt công tác kinh doanh cạnh tranh lẫn nhau.
Từ những lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu , thông qua các phân tích và đánh giá KQTTHH ở công ty Nam Vang trong giai đoạn 1996 - 2001 . Chuyên đề xin đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng và hoàn thiện công tác thống kê và chiến lược kinh doanh của công ty Nam Vang trong giai đoạn tới :
- Xây dựng và hoàn thiện tổ chức và thu thập thông tin chất lượng cao , tránh trình trạng chậm trễ thiếu đồng bộ , nâng cao khả năng phân tích thống kê.
- Xây dựng chế độ báo cáo thống kê định kỳ các chỉ tiêu thống kê của công ty một cách đầy đủ chính xác , không chỉ theo các năm mà còn theo các tháng , các quý bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Đối với kế hoạch , chiến lược kinh doanh của công ty :
+ Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và phân tán rủi do kinh doanh .
+ Nâng cao công tác quản lý doanh nghiệp . Cụ thể hoá các chiến lược phát triển trong ngắn , trung và dài hạn .
+ Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá ra các tỉnh , mở thêm nhiều chi nhánh ở các tỉnh khác . Đồng thời phải có biện pháp hữu hiệu thu hút khách hàng ở các thị trường hiện công ty đang nắm giữ .
+ Đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại , công suất lớn , cũng như có biện pháp tăng năng suất lao động của công nhân , nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc . Bằng cách hoàn thiện công tác quản lý , phát triển nguồn nhân lực ,điều chỉnh chế độ tiền lương , tiền thưởng thích hợp đối với người lao động.
+ Tổ chức thu thập đầy đủ thông tin về cung cầu thị trường , nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và tránh bị động trong kinh doanh khi có biến động của thị trường .
82 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty Nam Vang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham số của mô hình
Khoảng dự đoán
yn+L±ta.Sp
Trong đó: t: là giá trị theo bảng tiêu chuẩn T-student với n-2 bậc tự do và xác suất tin cậy (1-a)
- Trường hợp 2:
Khi đối tượng dự đoán biến động do ảnh hưởng của nhiều nhân tố, ngoài 2 nhóm nhân tố trên còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khác mang tính chất chu kỳ (hay có tính thời vụ).
Mô hình:
yn+L = Ư(n+L).Itv + et
3.2. Phương pháp bảng Buys - Ballot (BB)
Ngoài các phương pháp dự đoán đã nêu ở trên, thống kê còn sử dụng một phương pháp tương đối quan trọng để nghiên cứu xu hướng phát triển trong tương lai. Nội dung của phương pháp này là xác định mô hình biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai có kết hợp cả hai thành phần là xu thế và thời vụ.
Phương pháp đòi hỏi số liệu tương đối đầy đủ và tính toán tương đối phức tạp.
Mô hình dạng cộng như sau:
Y = a + bt + cj
Trong đó: a: tham số tự do
b: hệ số hồi quy
cj: thành phần thời vụ
Trong đó:
T: mức độ thời gian
yij: trị số của chỉ tiêu thang j năm i
m: số tháng trong năm
n: số năm nghiên cứu
Bảng Buys - Ballot
Thángj
Năm i
1
...
j
...
M
i.Ti
1
T1
1.Ti
...
j
yij
Tj
i.Ti
...
N
Tn
n.Ti
S = ồTi
Cj
c1
cj
cm
Từ số liệu của bảng trên, ta tính được giá trị các tham số của phương trình theo các công thức sau:
Từ phương trình trên với các tham số đã tính được theo bảng, ta có thể dự đoán được kết quả sản xuất kinh doanh của các tháng trong năm tiếp theo với t là mức độ thời gian tính từ năm đầu tiên ta nghiên cứu.
Chương III
Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty Nam Vang
Quá trình hình thành và đặc điểm của công ty .
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nam Vang
Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1986 của đảng cộng sản Việt Nam , đã đánh dấu một bước chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam ,chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường . Cơ chế thị trường thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển ,tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế . Để có thể tồn tạI và phát triển trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi đơn vị , cá nhân phảI luôn luôn vận động , sáng tạo,năng động trong kinh doanh , kinh doanh những mặt hàng mà thị trường cần trả lời câu hỏi trong cơ chế thị trường :"kinh doanh cáI mà thị trường cần chứ không phảI kinh doanh cáI mà ta có " . Trong giai đoạn này nhu cầu về thép xây dựng trong nước đang lớn trong khi cung về sắt thép cuả trong lại không đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng . Trong bối cảnh đó công ty Nam Vang ra đời.
Công ty thép Nam Vang được thành lập với giấy phép thành lập số 1731/GPTL-UB ngày tháng 3 năm 1995 của UBND thành phố Hà Nội và giấy phép kinh doanh số 05772 do UBKH thnhf phố Hà Nội cấp ngày 18 tháng 04 năm 111995 với số vốn là 11.793.000 đồng.
Công ty ra đời với chức năng chính là kinh doanh thép cung cấp cho thị trường trong nước thông qua nhập khẩu từ nước ngoài đúng với hiến pháp luật của nhà nước .Đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước tạo công ăn việc làm cho người lao động ,tăng tiềm lực kinh tế cho nền kinh tế quốc dân.
Doanh nghiệp ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nhiêu mặt về thị trường, về vốn, đặc biệt là sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đang diễn ra tới nguồn hàng của công ty. Nhưng với nỗ lực vượt bậc , sáng tạo ,năng độngdám nghĩ, giám làm của toàn bộ nhân viên công ty .Công ty Nam Vang đã không ngừng lớn mạnh ,tự khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường. Từ chỗ cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, cán bộ nhân viên ít ,máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ tới nay công ty đã phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng với hai trung tâm kinh doanh lớn là : trung tâm kinh doanh thép Nam Hải tại Gia Lâm và trung tâm kinh doanh thép Nam Hồng tại Văn ĐIển Hà Nội ,cùng với một chi nhánh công ty tạI HảI Phòng ,trình độ quản lý của công ty ngày càng được nâng cao ...
Hệ thống tổ chức của công ty. (Sơ đồ)
Hệ thống tổ chức của công ty bao gồm các bộ phận sau :
Hội đồng quan trị của công ty bao gồm chủ tịch và 7 thành viên ,thành viên hội đồng quản trị là những người góp vốn vào công ty .Đây là cơ quan cao nhất của công ty ,có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như : bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị , giám đốc đề xuất với hội đồng thành viên để bổ,miễn nhiệm cán bộ trong bộ máy đIều hành công ty ,quyết định chiến lược phát triển lâu dài của công ty,giám sát và hướng dẫn ban giám đốc công ty hoạt động theo đúng đIều lệ, pháp luật , và các vấn đề quan trọng khác ...
- Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty . Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và chiụ trách nhiệm trước hội đồng quản trị về những quyết định kinh tế của mình. Giám đốc là nguời có quyền đIều hành cao nhất công ty.
- Phó giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc trong việc được giao và điều hành công việc kinh doanh tại các trung tâm .Chịu trách nhiệm trước giám đốc và hội đồng quản trị về công việc và nhiệm vụ của mình .
Hội đồng quản trị công ty
Giám đốc (kiêm chủ tịch hội đồng quản trị)
Phòng kế toán
Phòng xuất nhập khẩu
Phó Giám đốc
(kiêm cửa hàng trưởng)
Phòng kinh doanh
- Phòng kế toán bao gồm một kế toán trưởng và các kế toán viên có nhiệm vụ giúp giám đốc việc tổ chức,quản lý các thông tin kế toán của công ty từ các của hàng gửi lên giúp cho công việc kinh doanh thuận lợi , tham mưu cho ban giám đốc quản lý công ty hiệu quả trong phạm vi mình phụ trách .
- Phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu tìm thị trường ,khách hàng, nghiên cứu chiến lược phát triển kinh doanh của công ty ,tìm phương thức tiêu thụ hàng hoá .
Phòng xuất nhập khẩu có chức năng tìm nguồn hàng từ nước ngoài ký kết các hợp đồng kinh tế với nước ngoài , nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài.
Các cửa trung tâm và các chi nhánh của công ty là những đơn vị hạch toán phụ thuộc,chịu sự giám sát ,quản lý của công ty đồng thời có thể tự chủ trong việc kinh doanh theo đúng quy định trong điều lệ của công ty.
3. Cơ sở vật chấ kỹ thuật công ty .
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngay từ khi thành lập công ty đã chú trọng đầu tư máy móc thiết bị xây dựng nhà xưởng vì hàng hoá mà công ty kinh doanh là thép các loại nên đòi hỏi phải được gia công theo nhiều kích cỡ , chủng loại khác nhau. Hiện nay công ty đã xây dựng được hai trung tâm kinh doanh với nhà xưởng và máy móc tương đối hiên đại là trung tâm kinh doanh thép Nam Hải ở Đức Giang – Gia Lâm – Hà Nội và trung đầu tâm kinh doanh thép Nam Hồng ở Văn Điển – Hà Nội . Năm 1998 công ty mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng để mở rộng thị trường và là nơi tiếp nhân hàng từ cảng Hải Phòng về phân phối hàng hoá cho toàn công ty .Hiên tại công ty đã có 20 máy và cán thép các loại , 10 máy định hình thép và nhiều loại máy khác đặt chủ yếu ở hai trung tâm Nam Hải và Nam Hồng . Đặc biệt , tháng 4 năm 2001 công ty đầu tư xây dựng 2 nhà xưởng ở hai trung tâm Nam Hải và Nam Hồng trị gía hàng chục tỷ đông và đưa vào dử dụng 2 dàn máy hiện đại tự động của Nhật : Cán – Cắt (với công suất 250 tấn / ngầy ) và Cán -Định hình ( với công suất 150 tấn/ngày) , và như vậy công ty cung cấp cho thị trường 100.000 tấn thép các loại với kích cỡ khác nhau hàng năm đáp ứng nhu cầu thị trường và khả năng kinh doanh của công ty , và có thể gia công cắt thuê cho bên ngoài.
4. Nguồn nhân lực.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công ty , hàng năm để có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh , bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh . Công ty đều tuyển thêm lao động vào các vị trí khác nhau . Hiện nay số lượng lao động của công ty đã có :
- Đại học và trên đại học : 14 Người
- Cao đẳng và trung cấp : 30 người
- Công nhân kỹ thuật : 45 người
- Lao động khác : 30 người
Hầu hết lao động của công ty đều còn trẻ tuổi trung bình 32 do vậy họ có sức khoẻ và năng lực năng động trong công việc .
Do đặc điểm sản xuất của công ty chủ yếu là những việc nặng nên phần lớn lao động trong công ty làn nam giới .
5. Đặc điểm kinh doanh của công ty Nam Vang.
5.1 Đặc điểm về môi trường kinh doanh .
Lượng cung hàng hoá trên thị trường .
Để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thép , ở nước ta hiện nay có hai nguồn cung ứng chính là : Lượng thép sản xuất từ các công ty trong nước.Những nhà máy này , một số đã được xây dựng từ lâu như nhà máy thép Thái Nguyên , một số ra đời từ sự liên doanh liên kết với nước ngoài trong những năm gần đây như công ty thép Việt – úc ,Việt – Nhật…đã đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về thép trong nước. Và nguồn cung thứ hai là nhập khẩu từ nước ngoài. Do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường về chủng loại , số lượng và chất lượng nên ta phải nhập khẩu thép từ nước ngoài và chủ yếu là nhập từ các nước : Nga , Nhật, Hàn Quốc ... Đứng trước thị trường như vậy nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để giúp đỡ, điều chỉnh thị trường thép . Một mặt tiếp tục cho phép và tạo điều kiên thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được đáp ứng nhu cầu trước mắt ở trong nước . Mặt khác khuyến khích , hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước , tăng cường tham gia liên doanh ,liên kết với nước ngoài nhằm có thể cung ứng đủ nhu cầu thị trường về mọi mặt trong tương lai.
Do có sự can thiệp của nhà nước và chính phủ vào thị trường thép nên hiện nay và trong những năm tới sẽ có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mới ra đời . Vì vậy sẽ có sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp trong thị trường thép.
Lượng cầu hàng hoá trên thị trường.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước , nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất và xây dựng cũng tăng nhanh. Đối với sản phẩm thép , trong những năm qua cũng tăng lên rất nhanh do nhu cầu về sản xuất và xây dựng tăng mạnh .
Trong những năm xắp tới nhà nước vẫn tiếp tục kích cầu , đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì nhu cầu về thép sẽ tăng cao. Bên cạnh đó sự tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng lên nên sẽ có nhiều doanh nghiệp ra đời đáp ứng nhu cầu trong nước về sản xuất và xây dựng vì vậy nhu cầu về thép vẫn tiếp tục tăng.
5.2. Đặc điểm về hàng hoá kinh doanh của công ty .
Hàng hoá mà công ty Nam Vang kinh doanh chủ yếu là các loại thép được sản xuất từ trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm các loại :
Sản phẩm trong nước bao gồm các loại :
- Thép U : U dập , 50 , 60 ,80 …
- Thép góc (L) : 25x25, 30x30…
- Thép I : 100./120,140/160 …
Sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài gồm :
Thép lá
Thép cuộn : cán , mạ kẽm …
Thép tròn : 46/70 , 71/85 ,,,
Thép là loại hàng hoá có khối lượng lớn , khó khăn trong việc vận chuyển do đó chi phí vận chuyển lớn và chi phí gia công cao.
Vốn đầu tư cho kinh doanh thép rất lớn nên khó khắn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn và đẩy nhanh vòng quay của vốn , sử dụng vố có hiêu quả …
Nhu cầu thị trường về loại hàng hoá này đa dạng và đòi hỏi đúng chất lượng và chủng loại ..
Giá cả loại hàng hoá này thường xuyên biến động nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này .
5.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty Nam Vang.
Một số đánh giá về thuận lợi và khó khăn của công ty .
a.1. Thuận lợi .
Về vị trí địa lý .
Công ty Nam Vang có vị trí tương đối thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của công ty . Công ty có trụ sở chính đặt tại 73 – Nguyễn Văn Cừ – Gia Lâm – Hà Nội . Có hai trung tâm lớn là Nam Hải đặt tại Đức Giang – Gia Lâm – Hà Nội , Nam Hồng đặt tại Văn Điển – Hà Nội và một chi nhánh đặt tại Hải Phòng . Với vị trí này công ty có thể cung cấp hàng hoá cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận . Các trung tâm và chi nhánh của công ty nằm cạnh đường quốc lộ số 5 nên thuận tiên cho việc vận chuyển hàng hoá giảm nhẹ chi phí .
Về chất lượng hàng hoá .
Hàng hoá mà công ty kinh doanh hầu hết là các loại thép nhập khẩu (chiếm 80% tổng lượng hàng hoá tiêu thụ tại công ty ) .Đây là những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu thị trường . Ngoài ra công ty còn có nhiều mày móc thiết bị nên có thể gia công sản xuất đa dạng hoa các loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu khách hàng .
a.2 Khó khăn.
Về vốn kinh doanh .
Đối với công ty Nam Vang lượng vốn mà công ty huy động chủ yếu là từ vốn góp của các thành viên công ty và của công nhân công ty . Ngoài ra, công ty còn vay một lượng vốn lớn từ ngân hàng .Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa sống còn với công ty .Ngoài vốn lưu động cho kinh doanh hàng năm công ty còn đầu tư một lượng vốn lớn vào xây dựng nhà xưởng , mua sắm máy móc thiết bị nên ý nghĩa của việc tiêu thụ hàng hoá thu hồi càng cao hơn tránh ứ đọng vốn .
Về trang thiết bị máy móc.
Hàng năm công ty đầu tư một lượng vốn lớn vào trang thiết bị máy móc , đến nay các trung tâm và chi nhánh công ty đều có nhà xưởng và máy móc hiện đại . Nhưng công suất máy chưa cao , hiệu quả sử dụng còn thấp , tính năng của máy còn hạn chế nên còn nhiều loại hàng mà thị trường yêu cầu mà công ty chưa đáp ứng được.
Về lực lượng lao động.
Mặc dù lực lượng lao động của công ty đều còn trẻ và đã qua tuyển chọn , nhưng năng suất và hiệu quả làm việc còn thấp . Số lượng công nhân tay nghề cao chưa nhiều , hầu hết họ vừa học vừa làm nên năng suất thấp . Đội ngũ cán bộ văn phòng và quản lý còn yếu kém , số lượng người qua đào tạo đại học còn thấp , làm việc thiếu năng động sáng tạo .Công ty cũng chưa có các biện pháp thu hút lao động có trình độ cao , chưa có chế độ tiền lương ,tiền thưởng phù hợp để thu hút người lao động thích đáng.
Về gía cả hàng hoá .
Hàng hoá công ty kinh doanh chủ yếu là nhập từ nước ngoài , vì vậy giá cả của nó phụ thuộc vào sự biến động nền kinh tế thế giới gây khó khăn trong việc đánh giá và tiêu thụ của công ty . Đối với giá bán hàng , công ty đưa ra một mức giá cố định và các trung tâm chi nhánh có thể bán với giá cao hơn tuỳ thuộc vào thị trường . Vì vậy giá bán của công ty cũng không ổn định và thống nhất trong toàn công ty .
Về nguồn hàng .
Do đặc điểm hàng hoá của công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu nên phụ thuộc lớn vào sự biến động tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới .Mặt khác còn phải nhập khẩu thông qua bộ thương mại nên nhiều khi mất chủ động và phiền hà trong việc nhập hàng của công ty .
Uy tín công ty .
Chỉ mới hoạt động từ tháng 8 năm 1995 đến nay công ty Nam Vang đã là một doanh nghiệp có tiếng trên thị trường kinh doanh thép . Với mức tiêu thụ 50.100 tấn năm 2001 cho thấy quy mô doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể .Uy tín công ty với khách hàng ngày càng tăng thể hiện ,số khách hàng quay lại lần 2 lớn khoảng 60% khách của công ty .Tuy nhiên công ty cũng chưa có phương thức quảng bá thông tin trên thị trường nên chưa có nhiều người biết đến công ty .
Diễn biến môi trường kinh doanh .
- Giai đoạn trước năm 2001 : Đây là giai đoạn công ty gặp phải nhiều khó khăn trong kinh doanh:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính kéo dài ở châu á đã ảnh hưởng lớn tới nguồn cung của công ty , giá cả biến động thất thường nên khó có thể quyết định chính trong kinh doanh . Tuy nhiên sự tác động của cuộc khủng hoảng này với nền kinh tế Việt Nam chưa lớn cầu về thị trường trong nước tương đối ổn định và còn tăng nhanh .
+ Chính sách kích cầu của nhà nước đã có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế nhu cầu về thép tĩch cực tăng cao.
+ Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thép chưa nhiều nên sự cạnh tranh còn thấp .
- Đánh giá giai đoạn từ 2002 - 2010 :
Đây lầ giai đoạn hứa hẹn nhiều sự phát triển của công ty do:
+ Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế châu á đã đi vào ổn định nền kinh tế thế giới bước vào chu kỳ tăng trưởng mới tạo ra một môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và kinh doanh .
+ Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về thép tăng cao.
+ Việt Nam ra nhập AFTA tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển lành mạnh .
- Tuy nhiên trong giai đoạn này đối với công ty sẽ gặp phải một số khó khăn :
+ Sẽ có nhiều doanh nghiệp với tiềm lực kinh tế mạnh tham gia vào thị trường kinh doanh thép đặc biệt là các công ty nước ngoài , làm cho sự cạnh tranh trong kinh doanh thép cao hơn.
+ Sự hợp tác liên doanh , liên kết của trong nước và nước ngoài phát triển .Thị trường cung trong nước sẽ dần ổn định nên công ty phải thay đổi cơ cấu hàng hoá kinh doanh .
+ Sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới đặc biệt là việc Việt Nam ra nhập AFTA đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn ,phải nâng cao công tác quản lý điều hành doanh nghiệp .
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoan 1996 - 2001 .
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nam Vang giai đoạn 1996 – 2001.
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Doanh thu (tr.đ)
119.475
136.725
135.939
187.787
187.781
217.00
Chi phí (tr.đ)
118.830
136.005
153.955
177.922
180.908
215.935
Tổng LN (tr.đ)
645
720
340
865
873
1054
Thuế (tr.đ)
209
230
109
277
279
337
LN sau thuế (tr.đ)
444
490
231
588
594
717
Tốc độ pt chi phí (lần)
-
1,144
1,132
1,15
1,016
1,1936
Tốc độ pt DT (%)
-
114,44
112,59
116,14
101,67
119,38
Tốc độ PT LN (%)
-
110,09
47,22
254,41
100,92
120,73
Tỷ suất LN/DT (lần)
0,0055
0,0053
0,0022
0,00484
0,0048
0,0049
Ta thấy rằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng không ngừng hàng năm.
Về doanh thu : Doanh thu của công ty năm nay cao hơn năm trước với mức tăng trung bình 19506.8 (tr.đ) năm đạt tốc độ phát triển 112,68%. Đạt được kết quả đó một mặt là do sự nỗ lực, cố gắng, sáng tạo của ban lãnh đạo công ty đã có những biện pháp đúng đắn đầu tư vốn, tranh thiết bị máy móc , tìm hiểu thị trường đẩy mạnh kinh doanh tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác do nhu cầu trên thị trường về thép lớn nên việc tiêu thụ hàng hoá của công ty có nhiều thuận lợi.
Về chi phí : Từ kết quả thu được thực tế của công ty và qua tình toán cho thấy. Chi phí hàng năm của công ty tăng lên theo doanh thu nhưng tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu nên tỷ suất lợi nhuận của công ty tăng hàng năm.Từ đó cho thấy hiệu quả và năng lực công tác quản lý của công đã tăng lên.
Về lợi nhuận : Công ty luôn đạt mức lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước.Duy chỉ có năm 1998 là lợi nhuận công ty giảm. Đó là do trong năm này công ty mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng và mua thêm một số máy móc thiết bị cho sản xuất nên chi phí trong năm này cao làm giảm lợi nhuận .Tốc độ phát triển của lợi nhuận bình quân các năm là 110,02 % và làm cho tỷ suất lợi nhuận so với tổng doanh thu hàng năm đạt khoảng từ 0,0021 (lần )đến 0,0055 (lần) .
II. Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty Nam Vang.
Lý do phân tích kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty là do ý nghĩa của việc tiêu thụ hàng hoá quyết định .
Tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng (khâu thực hiện giá trị) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Đó là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng . Nó tác động mạnh tới các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh . Chỉ khi thực hiên tốt việc tiêu thụ hàng hoá thì các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh mới có ý nghĩa , doanh nghiệp mới thực hiện được chức năng kinh doanh của mình thu hồi vốn và có lãi .Tiêu thụ tốt hàng hoá chứng tổ thị trường đã chấp nhận mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh chứng tỏ công ty đã đi đúng hướng .
Vì vậy việc phân tích và đánh giá kết quả tiêu thụ hàng hoá ở doanh nghiệp là hết sức cần thiết và quan trọng .Nó cho phép nhận thức thực trạng của việc tiêu thụ hàng hoá hay thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty . Từ đó công ty sẽ đề ra những biện pháp , chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Do đặc điểm nguồn số liệu và khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp nên hai chỉ tiêu quan trọng được chọn đẻ phân tích là : lượng hàng hoá tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ hàng hoá .
Phân tích biến động lượng hàng tiêu thụ.
Phân tích biến động lượng hàng tiêu thụ qua các năm.
Lượng hàng bán ra của công ty phản ánh tiêu thụ và kinh doanh cuối cùng của mỗi chu kỳ kinh doanh . Dựa trên lượng hàng hoá bán ra kỳ nghiên cứu để lập cơ sở cho việc lên kế hoạch hoạt động trong thời gian tới
Công ty Nam Vang trong những năm qua đã đạt được mức bán hàng hoá như sau (bảng 4):
Bảng 1. Biến động lượng hàng hoá bán ra của công ty Nam Vang qua các năm từ 1996 – 2001.
Chỉ tiêu
Năm
Lượng hàng bán (tấn)
Lượng tăng (giảm) (tấn)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
1996
30.000
-
-
1997
33.200
3200
110,03
1998
37.500
4.300
113,00
1999
44.000
6.500
117,30
2000
46.500
2.500
105,70
2001
50.100
3600
107,7
Tổng
241.300
-
-
Các chỉ tiêu bình quân của dãy số :
Lượng hàng hoá bán trung bình hàng năm :
(tấn)
Lượng tăng giảm bình quân :
(tấn)
Tốc độ phát triển bình quân :
(lần) hay 110,8 (%)
Qua tính toán cho thấy :
Lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty năm sau cao hơn năm trước mức tiêu thụ bình quân hàng năm là 40.217 (tấn), tốc độ phát triển lượng hàng tiêu thụ bình quân đạt 110,8%. Lượng hàng bán tăng bình quân năm là 4020 (tấn).
Năm 1999 công ty đạt mức tăng lượng hàng hoá bán ra cao nhất 6500 tấn và cũng là năm công ty có tốc độ tăng lượng hàng tiêu thụ cao nhất đạt 17,3%. Có được kết quả đó một phần là do năm 1998 công ty đã đầu tư mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng tăng lượng hàng tiêu thụ năm 1999 so với năm 1998 lên 4000 (tấn) và trong năm này lương hàng hoá bán ra của các đơn vị của công ty cũng tăng lên 2500(tấn).
Năm 2000 và 2001 lượng hàng hoá bán ra của công ty tăng chậm hơn và tốc độ tăng lượng hàng hoá bán ra cũng giảm so với các năm trước đó là dấu hiệu cho thấy sự giảm sút của thị trường và việc mở rộng kinh doanh của công ty.
Như vậy lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty hàng năm vẫn tăng nhưng có dấu hiệu suy giảm. Việc mở rộng thêm chi nhánh Hải Phòng cần xem xét lại hiệu quả hoạt động của nó do lượng tăng hàng năm từ khi mở thêm chi nhánh này so với trước đó thay đổi không đáng kể, chứng tỏ vai trò đóng góp của chi nhánh với công ty còn thấp. Do đó trong giai đoạn tới công ty cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty cũng cần có kế hoạch , chiến lược phát triển cụ thể trong ngắn và dài hạn đối với hoạt động kinh doanh của mình .
Phân tích kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ .
Kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty Nam Vang được xem xét dưới các dạng kết cấu sau:
Phân tích kết cấu lượng hàng hoá tiêu theo từng đơn vị kinh doanh của công ty .
Nghiên cứu kết cấu này cho ta thấy vai trò , mức độ đóng góp của từng đơn vị với công ty ,để có biện pháp đầu tư ,điều chỉnh hợp lý đối với từng đơn vị :
Bảng 2. Kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ theo các đơn vị kinh doanh của công ty Nam Vang giai đoạn 1996 - 2001.
Đơn vị
Năm
T.T Nam Hải
T.T Nam Hồng
Chi nhánh Hải Phòng
Lượng (tấn)
Tỷ trọng (%)
Lượng (tấn )
Tỷ trọng (%)
Lượng (tấn)
Tỷ trọng (%)
1996
18000
60
12000
40
-
-
1997
19000
57,23
14000
42,77
-
-
1998
20000
53,33
14500
43,67
3000
3
1999
19500
44,32
17500
39,77
7000
15,91
2000
21300
45,81
17700
38,06
7500
16,13
2001
22100
44,11
20000
39,92
8000
15,98
Qua tính toán cho thấy trong công ty trung tâm Nam Hải luôn dẫn đầu toàn công ty về lượng hàng hoá bán ra, tỷ trọng của nó chiếm khoảng từ 44% - 60% lượng hàng hoá tiêu thụ toàn công ty. Lượng hàng hoá bán ra của trung tâm năm sau luôn cao hơn năm trước, trừ năm 1999. Để đạt được kết quả đó một phần do, Nam Hải là trung tâm chính và lớn nhất trong công ty, là nơi được công ty trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhất .Mặt khác do ban lãnh đạo trung tâm có những biện pháp hiệu quả thu hút khách hàng nhờ vậy trung tâm có thể ký hợp đông ở nhiều tỉnh khác nhau kể cả các tỉnh xa như Nghệ An ,Thanh Hoá ,Đà Nẵng... Tuy nhiên kết quả tính toán cũng cho thấy : tỷ trọng lượng hàng tiêu thụ của trung tâm trong công ty có su hướng giảm dần, lượng hàng hoá bán ra của trung tâm hàng năm có tăng nhưng nếu đem so với trung tân Nam Hồng thì mức tăng này còn nhỏ hơn nhiều. Vì vậy công ty cần xem xét nguyên nhân của sự giảm sút này, đồng thời cũng cần xem xét lại việc đầu tư vào trung tâm này đã hợp lý chưa. Để từ đó tìm ra biện pháp điều chỉnh hợp lý nhất .
Nam Hồng là trung tâm lớn thứ 2 trong công ty . Chịu trách nhiệm cung cấp hàng hoá cho các tỉnh phía Bắc . So với Nam Hải thì Nam Hồng được đầu tư ít hơn nhưng trung tâm cũng đã khẳng định được mình, lượng hàng hoá bán ra của trung tâm năm sau cao hơn năm trước và luôn cao hơn các đơn vị khác trong công ty.
Chi nhánh Hải Phòng , mới được thành lập từ năm 1998 . Khi mới thành lập chi nhánh còn chưa ổn định kinh doanh nên trong năm đầu chi nhánh chỉ tiêu thụ được 3000 tấn hàng hoá chiếm 3% trong tổng lượng hàng hoá bán ra của công ty . Nhưng ngay sau đó chi nhánh đã ổn định kinh doanh phát triển thi trường nên lượng hàng bán tăng vọt những năm sau đó (7000 -8000 tấn ) đưa tỷ trọng lượng hàng bán của chi nhánh lên tới 166,13% trong tổng lượng hàng hoá bán ra của công ty . Tuy nhiên tỷ trọng này còn thấp trong công ty. Như vậy trong các đơn vị của công ty thì trung tâm Nam Hồng là hoạt động có hiệu quả nhất nên cần nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân của sự thành công này và nguyên nhân sự giảm sút của trung tâm Nam Haỉ. Đặc biệt cần nghiên cưu thị trường của chi nhánh Hải Phòng vì lượng hàng tiêu thụ và tỷ trọng của nó trong công ty còn quá thấp so với các đơn vị khác chưa phù hợp với chi phĩ bỏ ra.
Kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ theo loại hàng (bảng 3).
Qua tính toán cho thấy :
Loại hàng hoá mà công ty kinh doanh chủ yếu là thép cuộn chiếm khoảng 61% - 69% lượng hàng hoá tiêu thụ toàn công ty . Tỷ trọng này biến động qua các năm nhưng mức độ biến động không nhiều . Tuy nhiên lượng lượng thép cuồn bán ra qua các năm đều tăng cao chứng tỏ nhu cầu của thị trường về loại hàng hoá này của thị trường lớn . Công ty cần có biện pháp chú trọng tới mặt hàng này .
Thép tấm và thép lá ,là những sản phẩm phải qua gia công cắt của công ty tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng này đang rất lớn, mức lãi kinh doanh cao, tiêu thụ được mặt hàng này công ty giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho công nhân nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Mặc dù lượng bán ra hai loại hàng này tại công ty tăng hàng năm ,nhưng chúng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng hàng hoá tiêu thụ: thép tấm chỉ chiếm khoảng 7 - 10%, thép lá chiếm khoảng 10- 13%. Đó là do công ty chưa có đủ máy móc thiết bị để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và do công ty chưa thâm nhập được vào thị trường tiêu thụ mặt hàng này.
Thép hình đó là các loại thép U , I , L với các kích cỡ khác nhau . Chúng một phần được cán tại công ty , một phần nhập khẩu từ bên ngoài . Việc tiêu thụ mặt hàng này các năm đều tăng nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng lượng hàng hoá tiêu thụ còn thấp và chưa ổn định chiếm khoảng từ 10 % - 20 % .
Vì vậy trong những năm tới trước nhu cầu về thép của thị trường ngày càng lớn công ty cần duy trì kinh doanh những mặt hàng đang là thế mạnh của công ty như thép cuộn. Đồng thời cũng cần nghiên cứu tìm hiểu thị trường, đầu tư máy móc thiết bị nhằm tăng tiêu thụ các mặt hàng có lãi suất cao thu được lợi nhuận lớn trong kinh doanh .
Phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty Nam Vang.
Phân tích tổng doanh thu công ty Nam Vang giai đoạn 1996-2001.
Kết quả tiêu thụ hàng hoá của công ty trong những năm qua được cho trong bảng sau (bảng 7 ):
Bảng 4.Doanh thu tiêu thụ hàng hoá công ty NamVang giai đoạn 1996 – 2001.
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu (tr.đ)
Lượng tăng giảm tuyệt đối (tr.đ)
Tốc độ phát triển (%)
1996
119.475
-
-
1997
136.725
17.250
114,44
1998
153.939
17.214
112,59
1999
187.877
24.848
116,14
2000
181.781
2.994
101,67
2001
217.00
35.228
119,38
Các chỉ tiêu trung bình :
Doanh thu bình quân hàng năm :
(tr. đ)
Lượng tăng giảm bình quân :
(tr.đ)
Tốc độ phát triển bình quân :
(lần ) hay 112,68 (%)
Doanh thu của công ty hàng năm đều tăng , năm sau cao hơn năm trước với tốc độ phát triển bình quân là 112,68 % và lượng tăng trung bình hàng năm là 19506,33 (tr.đ).
Trong các năm 1996-1998, đây là giai đoạn thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, kết cấu hàng hoá bán ra của công ty cũng biến động không đánh kể. Tốc độ tăng lượng hàng bán và tốc độ tăng doanh thu trong các năm chênh lệch không lớn. Điều đó chứng tỏ doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty trong giai đoạn này tăng lên là do tăng lượng hàng bán, thể hiện quy mô và hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên.
Năm 1999 đây là năm công ty có tốc độ tăng doanh thu lớn thứ hai trong các năm và là năm có tốc độ tăng lượng hàng hoá tiêu thụ lớn nhất. Trong năm này tốc độ tăng doanh thu (16,14%) nhỏ hơn tốc độ tăng lượng hàng tiêu thụ (17,3%), tỷ trọng loại hàng có giá bán cao nhất (thép hinh) đạt mức cao nhất 18,86%,nhưng tỷ trọng này còn nhỏ so với thép cuộn (61,4%)(loại hàng có giá bán thấp nhất ). Qua đó ta thấy mức giá bán chung của thép trong năm này giảm, nên doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty trong năm tăng lên chỉ là do tăng lượng hàng tiêu thụ.
Năm 2000 là năm thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty biến động mạnh,nhu cầu thị trường giảm sút giá cả hàng hoá xuống thấp nên việc tiêu thụ hàng hoá gặp nhiêu khó khăn. Điều đó có thể thấy được qua: tốc độ tăng doanh thu thấp hơn nhiều tốc độ tăng lượng hàng bán, loại hàng tiêu thụ có giá cao (thép hình) thì tỷ trọng tăng còn loại hàng có giá thấp (thép cuộn) thì lại giảm.
Năm 2001 thị trường kinh doanh thép có nhiều biến động do nền kinh tế trong nước và các nền kinh tế trong khu vực đã thoát khỏi khủng hoảng và đi vào phát triển ổn định ,vì vậy nhu cầu về thép trong nước tăng cao. Trong năm này công ty có mức tăng doanh thu và tốc độ tăng doanh thu lớn nhất (19%) trong khi lượng hàng bán chỉ tăng (17,7%). Tỷ trọng thép hình (loại thép có giá bán cao nhất ) giảm và tỷ trọng thép cuộn (thép có giá bán thấp nhất ) tăng. Từ đó cho thấy giá cả hàng hoá trong năm tăng lên cao. Mức tăng doanh thu trong năm chủ yếu là do tăng giá hàng hoá.
Như vậy sự biến động lớn của thị trường thép trong 2 năm 2000 và 2001là dấu hiệu cho thấy thị trường kinh doanh thép trong các năm tới sẽ có nhiều biến động và không ổn định. Do đó công ty cần tìm hiểu kỹ thị trường, có biện pháp và chiến lược kinh doanh hợp lý , tránh tình trạng bị động trong kinh doanh.
Phân tích kết cấu doanh thu .
Kết cấu doanh thu tiêu thụ hàng hoá theo các đơn vị kinh doanh của công ty .
Phân tích kết cấu này có thể cho ta thấy được vai trò và đóng góp của các đơn vị với công ty .
Bảng 5. Kết cấu doanh thu tiêu thụ hàng hoá công ty Nam Vang theo các đơn vị kinh doanh của công ty.
Đơn vị
Năm
Nam Hải
Nam Hồng
Chi nhánh Hải Phòng
Doanh thu (tr.đ)
Tỷ trọng %
Doanh thu (tr.đ)
Tỷ trọng %
Doanh thu (tr.đ)
Tỷ trọng %
1996
72.880
61
46595
39
-
-
1997
74.652
54,6
62.073
45,4
-
-
1998
82.665
53,7
67.272
44,3
4002
2,6
1999
82.778
46,3
68.867
38,5
27.142
15,2
2000
83.074
45,7
69.714
38,4
28,993
15,9
2001
99.173
45,7
78.557
36,2
39.279
18.1
Qua tính toán cho thấy :
Doanh thu bán hàng của trung tâm Nam Hải là lớn nhất trong công ty và thương chiếm tỷ trọng từ 45 % đến 61 % . Điều đó cho thấy trung tâm luôn thể hiện vị trí là trung tâm lớn nhất và là trung tâm chính của công ty .Năm 1999 tỷ trọng doanh thu của trung tâm giảm mạnh từ 53,7% xuống 46,3% ,đó là do sự ra đời của chi nhánh công ty tại Hải Phòng . Sau đó tỷ trọng này tương đối ổn định ở mức 45 %- 46%. Trong các năm 1996, 1998, 2001 tỷ trọng doanh thu tiêu thụ của trung tâm trong tổng doanh thu tiêu thụ của công ty lớn hơn tỷ trọng lượng hàng tiêu thụ của trung tâm trong tông lượng hàng tiêu thụ của cả công ty đó là do kết cấu lượng hàng tiêu thụ trong công ty thay đổi (tăng tỷ trọng hàng hoá bán có giá cao và giảm tỷ trọng hàng hoá có giá bán thấp ), và trong các năm 1997, 1999,2000 tỷ trọng lượng hàng tiêu thụ của trung tâm lớn hơn tỷ trọng doanh thu trong công ty đó là do lượng hàng hoá có giá cao tiêu thụ ít và hàng hoá có giá thấp có tỷ trọng trong lượng tổng hàng hoá tăng. Tuy nhiên mức chênh lệch tỷ trọng này không cao (nhỏ hơn 3%) cho thấy cơ cấu hàng hoá tiêu thụ của trung tâm tương đối ổn định.
Trung tâm Nam Hồng có doanh thu lớn thứ hai trong công ty . Doanh thu bán hàng của trung tâm hàng năm tăng cao ,đóng góp vào tổng doanh thu công ty khoảng 36,2% -,45,4 % . Cũng giống với trung tâm Nam Hải tỷ trong doanh thu của trung tâm và kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ của trung tâm trong công ty không giống nhau do kết cấu hàng hoá tiêu thụ thay đổi tuy mức độ không lớn.
Chi nhánh Hải Phòng được thành lập từ năm 1998 . Với những bước đầu bỡ ngỡ năm 1998 chi nhánh chỉ đạt mức doanh thu 4002 (tr.đ) ,và chỉ chiếm 2,6 % trong tổng doanh thu của công ty . Nhưng ngay sau đó công ty và chi nhánh đã có những đổi mới trong cánh thức kinh doanh điều chỉnh lại hoạt động của chi nhánh , chi nhánh đã đi vào ổn định kinh doanh và đạt được thành công lớn đưa mức doanh thu năm 1999 lên 29.142 (tr.đ) và nâng tỷ trọng trong tổng doanh thu của công ty lên 16,3 % . Tuy nhiên mức doanh thu và tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu của công ty còn thấp.
Như vậy lượng tăng và tốc độ tăng doanh thu của các trung tâm trong công ty là khác nhau và có sự chênh lêch lớn , trong khi kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ tại công ty tương đối ổn định . Cho thấy hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở các đơn vị là khác nhau. Do đó công ty cần có biện pháp điều chỉnh thích hợp để phát huy tốt mọi tiềm lực của các đơn vị
b. Kết cấu doanh thu hàng bán theo các loại hàng .
Kết cấu này được thể hiên trong bảng 6 trang bên:
Từ kết quả tiêu thụ tại công ty Nam Vang và qua tính toán cho thấy :
Thép cuộn là mặt hàng kinh doanh chính tại công ty trong thời gian qua. Tỷ trọng của nó thường chiếm từ 57% - 66,24% trong tổng doanh thu tiêu thụ. Doanh thu và lượng tiêu thụ của mặt hàng này hàng năm đều tăng cao. Điều đó cho thấy nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng này còn lớn và sẽ còn là mặt hàng kinh doanh chính của công ty trong thời gian tới.
Thép hình là loại hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong số các hàng hoá kinh doanh tại công ty. Doanh thu và mức tiêu thụ mặt hàng này tăng qua các năm cho thấy đây cũng là mặt hàng mà thị trường đang cần.
Thép tấm và lá là hai mặt hàng hiện nay nhu cầu của thị trường lớn và là mặt hàng kinh doanh có mức lãi suất cao. Tuy nhiên doanh thu tiêu thụ và tỷ trọng doanh thu của hai mặt hàng này trong tổng doanh thu của công ty lại thấp nhất. Đó là do công ty hiện nay chưa có đủ máy móc thiết bị để có thể gia công cung cấp theo mọi nhu cầu của khách hàng đối với mặt hàng này, mặt khác cũng do công ty chưa thật sự tìm hiểu và thâm nhập vào thị trường kinh doanh mặt hàng này tốt . Do đó trong thời gian tới công ty công ty cần có biện pháp tăng tỷ trọng doanh thu tiêu thụ mặt hàng này lên nhằm thu được lợi nhuận cao.
Như vậy ta thấy, kết cấu hàng hoá tiêu thụ tại công ty chưa thật hợp lý. Tỷ trọng hàng hoá có lãi suất và hiệu quả kinh doanh cao thì thấp còn tỷ trọng các mặt hàng có lãi suất và hiêụ quả kinh doanh kém hơn lại cao. Đó là do một phần công ty chưa đầu tư đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh mặt khác do công chưa tìm hiểu và nắm bắt được thị trường kinh doanh các mặt hàng này tốt. Do đó trong thời gian tới công ty cần đầu thời gianư thêm trang thiết bị máy móc, nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhằm đáp ứng tốt mọi nhu cầu của thị trường và kinh doanh có hiệu quả cao.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu .
Doanh thu tiêu thụ hàng hoá luôn biến động qua các năm , sự biến động đó do tác động của nhiều nhân tố khác nhau . Nghiên cứu phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới tổng doanh thu ,để có thể giúp ta nhận thức rõ vai trò từng nhân tố đối với sự biến động của doanh thu . Từ đó có các biện pháp tác động trở lại nhằm quản lý tốt việc tiêu thụ hàng hoá .
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu nhưng chuyên đề chỉ nghiên cứu một số nhân tố sau:
Chọn năm 1996 làm năm gốc và năm 2001 là năm nghiên cứu ta có :
Phân tích biến động tổng doanh thu hàng bán do ảnh hưởng của 2 nhân tố giá cả từng loại hàng hoá và số lượng từng loại hàng .
P : Giá cả từng loại hàng bán.
q : số lượng hàng bán từng loại hàng
D : Doanh thu
Ta có mối liên hệ các nhân tố trên qua phương trình kinh tế sau:
D = Sp.q
Từ phương trình ta có thể xây dựng hệ thống chỉ số như sau :
ID = ID(p) . ID(q)
DD = D1 - D0 = (Sp1q1 - Sp0q0 ) = (Sp1q1 - Sp0q1 ) + (Sp0q1 - Sp0q0 )
Kết quả doanh thu của công ty Nam Vang trong hai năm 1996,2001 như sau:
Bảng 7. Kết quả tiêu thụ công ty Nam Vang năm 1996 và năm 2001.
Năm
Loại
1996
2001
Lượng q0 (tấn )
Giá p0 (tr.đ)
Doanh thu p0q0 (tr.đ)
Lượng p1 (tấn )
Giá q1 (tr.đ)
Doanh thu p1q1 (tr.đ)
Tấm
2500
3,9
9750
3850
4,23
16285,5
Lá
3500
4,23
14805
5210
4,35
22663,5
Hình
4000
4,63
18520
6400
5,36
34304
Cuộn
20000
3,82
746400
34640
4,15
143756
Tổng
119475
217009
Qua đó ta tính bảng số liệu như sau : (bảng 8)
Bảng 8.
Chỉ tiêu
Loại thép
Lượng p1 (tấn )
Giá p0 (tr.đ)
P0q1 (tr.đ)
Tấm
3850
3,9
15015
Lá
5210
4,23
22038,3
Hình
6400
4,63
29632
Cuộn
34640
3,82
132324
Tổng
119010,1
Qua tính toán ta có hệ thống chỉ số
ID = 1,816 =1,09 x1,666
Tốc độ tăng giảm :
D ID = ID - 1 = 1,816 - 1 = 0,816 (lần) hay 81,6 (%)
DID(p) = ID(p) - 1 = 1,09 -1 = 0,09 (lần ) hay 9(%)
DID(q) = ID(q) - 1 = 1,666-1 = 0,666 (lần) hay 66,6 (%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối :
DD = Sp1q1 - Sp0q0 = 217009 - 119475 = 97534(tr.đ)
DDp = Sp1q1 - Sp0q1 = 217009 -199010,1 =1798,9 (tr.đ)
DDp = Sp0q1 - Sp0q0 = 199010,1 - 119475 = 79535 (tr.đ)
Qua tính toán cho thấy : Doanh thu hàng hoá của công ty năm 2001 so với năm 1996 đã tăng 81,6 % hay tăng 97834 (tr.đ) do ảnh hưởng của hai nhân tố :
Do giá cả hàng hoá năm 1996và năm 2001 thay đổi nên làm cho doanh thu tăng lên 9% hay tăng 1798,9 (tr.đ) .
Do lượng hàng hoá bán ra của công ty tăng lên nên làm cho tổng doanh thu bán hàng tăng 66,6% hay tăng 79535 (tr.đ).
Như vậy doanh thu bán hàng bán của công ty tăng lên chủ yếu do tăng lượng hàng hoá bán ra đã tăng lên .Điều đó cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của công ty trong việc đầu tư, phát triển tăng quy mô và hiệu quả kinh doanh trong những năm qua.
Phân tích biến động doanh thu hàng hoá bán ra của công ty do ảnh hưởng của hai nhân tố năng suất lao động bình quân và tổng số lao động trong công ty.
W : Năng suất lao động bình quân.
ST : Tổng số lao động trong công ty .
Giữa năng suất lao động và tổng số lao động có mối quan hệ thể hiện qua phương trình sau:
D = W.ST
Từ đó ta có hệ thống chỉ số :
ID = ID(w) ID(ST)
DD = D1 - D0 = W1 ST1 - W0ST0 = (W1 ST1 - W0 ST1) +(W0 ST1 - W0 ST0)
Số liệu thực tế của công ty Nam Vang cho ta :
ST1 = 120 ; ST0 = 85
Ta có :
W0 = 119475/85 =1405,6 (tr.đ)
W1 = 217009/120 = 1808 (tr.đ)
Từ đó ta có :
ID = 1,816 =1,41 x1,288
Lượng tăng giảm tương đối :
DID = ID - 1 = 1,816- 1 = 0,816 (lần ) hay 81,6(%)
DID(W) = ID(W) - 1 = 1,41 - 1 = 0,41 (lần) hay 41 (%)
DID(L) = ID(L) - 1 = 1,288 (lần) hay 28,8 (%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối :
DD = 217009 - 199475 = 97534 (tr.đ)
DDW = W1ST1 - W0ST1 = 217009 -168720 = 48289 (tr.đ)
DDST = W0ST1 - W0ST0 = 168720 - 119475 = 49245 (tr.đ)
Qua tính toán cho thấy doanh thu hàng hoá của công ty năm 2001 so với năm 1996 tăng 81,65 hay tăng 97534 (tr.đ) do ảnh hưởng của hai nhân tố :
Do năng suất lao động bình quân trong công ty tăng lên làm cho tổng doanh thu hàng hoá của công ty tăng 41% hay tăng 48289 (tr.đ) .
Do tổng số lao động trong công ty tăng lên nên làm cho doanh thu của công ty tăng lên 28,8% hay tăng 49245 (tr.đ).
Như vậy doanh thu của công ty tăng lên chủ yếu do ảnh hưởng của năng suất lao động tăng lên. Điều đó cho thấy công ty đã biện pháp nâng cao năng suất lao động có hiệu quả.
Phân tích biến động doanh thu tiêu thụ hàng hoá do ảnh hưởng của hai nhân tố giá cả hàng hoá bình quân và tổng lượng hàng bán .
: Giá bán trung bình
Sq : tổng lượng hàng bán
Ta có mối liên hệ giữa các nhân tố trên qua hệ thống chỉ số:
Với : = 217009/50100 = 4,2462 (tr.đ)
= 119475/30000 = 3,983 (tr.đ)
Ta có :
ID = 1,816 = 1,0876 x 1,67
Lượng tăng , giảm tương đối :
DID = 1,816 - 1 = 0,816 (lần ) hay 81,6 (%)
DID(P) = 1,0876 -1 = 0,0876 (lần ) hay 8,76(%)
DISq = 1,67 - 1 = 0,67 (lần ) hay 67 (%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối :
DD = 217009 - 119475 = 97534 (tr.đ)
DDp = 217009 - 199523 = 17486 (tr.đ))
DDSq = 199523 - 149475 = 80048 (tr.đ)
Qua tính toán cho thấy doanh thu bán hàng của công ty năm 2001 so với năm 1996 tăng 81,6% hay tăng 97534 (tr.đ) do ảnh hưởng của hai nhân tố :
Giá bình quân hàng bán thay đổi làm cho doanh thu hàng hoá tăng 8,76 % hay tăng 17486 (tr.đ)
Tổng lượng hàng bán tăng làm cho tổng doanh thu hàng hoá tăng 67% hay tăng 80048 (tr.đ) .
Như vậy doanh thu bán hàng hoá của công ty tăng lên chủ yếu do tăng lượng hàng bán . Chứng tỏ công ty đã có sự đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh , thu hút khách hàng tổ chức tốt công tác kinh doanh .
Nghiên cứu cứu xu hướng biến động tổng doanh thu hàng bán.
Nghiên cứu biến động doanh thu bằng phương pháp hàm xu thế .
Để nghiên cứu biến động doanh thu tiêu thụ hàng hoá bằng phương pháp hàm xu thế ta có thể sử dụng các hàm sau :
Hàm tuyến tính : = a0 + a1t
Hàm Parabol : = a0 +a1t + a2t2
Hàm bậc ba : = a0 +a1t + a2t2 + a3t3
Hàm mũ : = a0a1t
Với t là thứ tự thời gian
Qua số liệu doanh thu của công ty Nam Vang đã cho biểu diễn và thăm dò bằng đồ thị , thấy doanh thu tiêu thụ hàng hoá biến động theo hàm tuyến tính đối với thời gian, và ta tốc độ tăng doanh thu tương đối đều nhau nên ta có thể sử dụng hàm mũ để biểu diễn sự biến động doanh thu tiêu thụ của công ty.
Từ kết quả kinh doanh của công ty ta tính toán được
Hàm tuyến tính có dạng :
=18505,3 + 99850,7t
Hàm mũ có dạng :
= 108372,9.1,1208t
Để có thể chọn hàm thích hợp biểu hiện su hướng biến động của doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty ta cần tính SSE để lựa chọn một trong hai hàm này qua bảng sau :
Trong đó :
SSE = S(yt - )2
yt : doanh thu thực tế của công ty các năm.
y1 = =18505,3 + 99850,7t
y2 = = 108372,9.1,1208t
Bảng 9
T
yt
y1
y2
(yt - y1)2
(yt - y1)2
1
119475
118356
121464
1252161
3956121
2
136725
136861
136137
18577,69
34574
3
153939
155367
152528,6
2038041,76
183980
4
178787
173872
171014,6
24158208
60420201
5
181781
192377
191673
112279454,4
97851664
6
217009
210883
214827
37534002,2
471224
SSE
-
-
-
177280445,2
16916467,6
Như vậy ta thấy hàm mũ = 108372,9.1,1208t có SSE nhỏ hơn do đó nó có tính đại biểu hơn biểu thị doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty, nên ta chọn hàm này .
Vậy doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty Nam Vang biến động theo hàm : = 108372,9.1,1208t mỗi năm doanh thu của công ty tăng lên 1,1208 (lần) .
Nghiên cứu biến động thời vụ doanh thu .
Do ảnh hưởng của thiên nhiên ,thời tiết , tập quán sinh hoạt tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây nên biến động thời vụ đối với nhiều mặt hàng .Thép là mặt hàng cũng chịu ảnh hưởng của sự tác động này .Để xem xét hoạt động kinh doanh của công ty Nam Vang chịu sự tác động của tính thời vụ như thế nào ta phân tích bảng số liệu sau :
Bảng 10. Doanh thu tiêu thụ các quý của công ty .
Quý
Năm
I
II
III
IV
1996
32167
28100
27258
31950
1997
36421
34008
31166
35130
1998
39450
37200
37109
40180
1999
46750
43870
42787
45380
2000
45930
44860
44790
46201
2001
55810
52180
51679
57340
Có nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu biến động thời vụ nhưng phương pháp đơn giản và hay được sử dụng nhất là phương pháp chỉ số thời vụ.
Chỉ số thời vụ được tính bằng công thức :
Trong đó :
Ii : Chỉ số thời vụ quý i
: Doanh thu bình quân quý i
: Doanh thu bình quân tất cả các quý trong 6 năm.
Kết quả tính toán cho = 41155 (tr.đ) từ đó ta tính được bảng sau :
Bảng11. Chỉ số thời vụ các quý trong năm.
Quý
Ii
I
42755
1,039
II
40036
0,973
III
39132
0,951
IV
42697
1,037
Qua tính toán cho thấy doanh thu của công ty tập trung lớn hơn vào quý I và quý II các năm . Đó là khoảng thời gian mà thời tiết là mùa đông , mùa xuân và một phần mùa thu , thời tiết thuận lợi cho xây dựng và sản xuất cho nên doanh thu tiêu thụ các quý này cao . Còn các thấng thuộc quý II và III thời tiết nắng lắm , mưa nhiều không thuận tiên cho sản xuất và xây dựng nên việc tiêu thụ thép là ít hơn.
Dự đoán thống kê ngắn hạn doanh thu tiêu thụ .
Ta thấy rằng trong dãy số doanh thu theo thời gian của công ty Nam Vang luôn tăng với lượng tăng giảm không đều nhau . Do đó ta không thể sử dụng phương pháp dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối để dự đoán doanh thu doanh thu tại công ty mà ta sẽ sử dụng các phương pháp sau:
Dự đoán doanh thu năm 2002 .
Để có dự đoán chính xác doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty năm 2002 một cách chính xác ta phải lựa chọn phương pháp dự đoán thích hợp nhất căn cứ vào SSE.
* Theo phương pháp ngoại suy hàm xu thế . Sự biến động doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty giai đoạn từ năm 1996- 2001 đã được phân tích qua hàm xu thế ở phần trên có dạng:
= 108372,9.1,1208t
* Theo phương pháp dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân .
Ta nhận thấy tốc độ phát triển trung bình doanh thu hàng hoá của công ty hàng năm tương đối đều nhau . Do đó có thể sử dụng phương pháp dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân để dự đoán doanh thu của công ty trong năm 2002.
Theo phương pháp này ta có doanh thu năm 2002 của công ty Nam Vang là y2002 = y2001 .
Với = 1,1268 ta có : y2002 = 217009 x1,1268 = 244525,74 (tr.đ)
Tính SSE qua bảng sau :
Năm
Yt
(yt - )2
1996
119475
119475
0
1997
136725
134624,43
4412394,3
1998
153939
154061,73
15062,65
1999
178787
173458,465
28393283,11
2000
181781
201457,19
387152519,5
2001
217009
204830,8308
148307805,1
SSE
56828106,1
Vậy SSE = 56828106,1
So sánh SSE của hại phương pháp trên ta thấy SSE của phương pháp dựa và tốc độ phát triển binh quân nhỏ hơn nên ta chọn kết quả của phương pháp này.
Như vậy theo kết quả dự đoán doanh thu năm 2002 của công ty sẽ tăng so với năm 2001 khoảng 27516,74 (tr.đ), và tốc độ tăng khoảng 12,7%. Với kết quả này công ty cần đặt kế hoạch cụ thể để thực hiện một cách có hiệu quả.
Dự đóan doanh thu các quý của năm 2002.
Qua bảng tính chỉ số thời vụ đã tính toán ta có thể dự đoán doanh thu các quý của năm 2001 như sau :
Từ kết quả dự đoán ở trên ta có : Y2002 = 244525,74 (tr.đ)
Yi2002 =y2002 . Ii/4
Trong đó :
Yi2002 : doanh thu các quý năm 2002
Ii : chỉ số thời vụ quý i
Kết quả thu được trong bảng sau :
Bảng : Kết quả dự đoán doanh thu các quý năm 2002 của công ty Nam Vang.
Quý
Ii (lần )
Doanh thu (tr.đ)
I
1,039
63515,56
II
0,973
59480,89
III
0,951
58135,99
IV
1,032
63393,298
Kết quả dự đoán cho thấy, doanh thu quý I và IV năm 2002 trong công ty sẽ lớn do nhu cầu của thị trường trong thời gian này tăng, hàng hoá tiêu thụ sẽ mạnh hơn các quý khác. Vì vậy công ty cần có kế hoạch cung ứng đủ lượng hàng hoá vào giai đoạn này, thực hiện tốt kế hoạch đặt ra.
Kết luận và kiến nghị
Sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước , tạo diều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp . Nhưng cũng không có ít những khó khăn với mỗi doanh nghiệp . Đó là sự cạnh tranh ngày cành mạnh mẽ và khốc liệt của thị trường . Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách thích nghi với điều kiện mới bằng việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý . Đề ra những chiến lược , biện pháp kinh doanh đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh và lâu dài . Riêng đối với các doanh nghiệp kinh doanh thép có nhiều thuận lợi và khó khăn riêng .Đòi hỏi các doanh nghiệp này cần phải có nhiều biện pháp tìm hiểu nhu cầu thị trường, đồng thời cũng cần phải tổ chức tốt công tác kinh doanh cạnh tranh lẫn nhau.
Từ những lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu , thông qua các phân tích và đánh giá KQTTHH ở công ty Nam Vang trong giai đoạn 1996 - 2001 . Chuyên đề xin đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng và hoàn thiện công tác thống kê và chiến lược kinh doanh của công ty Nam Vang trong giai đoạn tới :
Xây dựng và hoàn thiện tổ chức và thu thập thông tin chất lượng cao , tránh trình trạng chậm trễ thiếu đồng bộ , nâng cao khả năng phân tích thống kê.
Xây dựng chế độ báo cáo thống kê định kỳ các chỉ tiêu thống kê của công ty một cách đầy đủ chính xác , không chỉ theo các năm mà còn theo các tháng , các quý bằng nhiều hình thức khác nhau.
Đối với kế hoạch , chiến lược kinh doanh của công ty :
+ Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và phân tán rủi do kinh doanh .
+ Nâng cao công tác quản lý doanh nghiệp . Cụ thể hoá các chiến lược phát triển trong ngắn , trung và dài hạn .
+ Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá ra các tỉnh , mở thêm nhiều chi nhánh ở các tỉnh khác . Đồng thời phải có biện pháp hữu hiệu thu hút khách hàng ở các thị trường hiện công ty đang nắm giữ .
+ Đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại , công suất lớn , cũng như có biện pháp tăng năng suất lao động của công nhân , nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc . Bằng cách hoàn thiện công tác quản lý , phát triển nguồn nhân lực ,điều chỉnh chế độ tiền lương , tiền thưởng thích hợp đối với người lao động.
+ Tổ chức thu thập đầy đủ thông tin về cung cầu thị trường , nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và tránh bị động trong kinh doanh khi có biến động của thị trường .
+ Cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bằng nhiều hình thức đặc biệt là bằng giá cả , chủng loại hàng hoá ...
Trên đây là một số kiến nghị có tính chất chủ quan của riêng em . Vì trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót , em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội ngày 30/4/2002
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình thống kê kinh tế - trường ĐHKTQD
Giáo trình thống kê thương mại - trường ĐHKTQD
Giáo trình lý thuyết thống kê - trường ĐHKTQD
Phương pháp biên soạn hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam SNA - Tổng cục thống kê.
Giáo trình kinh tế thương mại - trường ĐHKTQD
Các tài liệu khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29148.doc