Giữa tiền lương và năng suất lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau, tiền lương phản ánh cái mà người lao động nhận được phụ thuộc vào khối lượng hao phí lao động mà họ bỏ ra. Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói chung việc giải quyết mối quan hệ và đưa ra được tỷ lệ thích hợp giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng lao động là một trong những vấn đề đáng được quan tâm. Tốc độ tăng tiền lương nói lên mức độ cải thiện đời sống người lao động, còn tốc độ tăng năng suất thể hiện kết quả làm việc của người lao động. Ngoài ra nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động còn góp phần vào việc nghiên cứu giữa tích luỹ và tiêu dùng.
60 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê tình hình lao động- tiền lương ở Xí nghiệp Xây dựng số 7 Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những khái niệm trên ta có các chỉ tiêu về giờ công của người lao động như sau:
Số giờ làm việc thực tế của công nhân trong kỳ.
Tổng số giờ làm việc thực tế của công nhân (G)
=
Tổng số giờ người làm việc nói chung trong kỳ
Số công nhân hiện có bình quân
Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế (d).
Độ dài ngày làm việc thực tế (d)
=
Tổng số giờ người làm việc nói chung trong kỳ
Số ngày người làm việc nói chung trong kỳ
Hệ số làm thêm giờ (Hg).
Hg
=
Tổng số giờ người làm việc nói chung trong kỳ
Tổng số giờ người làm việc theo chế độ
3. Nhóm chỉ tiêu về mức năng suất lao động
Khi nói đến năng suất lao động của người lao động là nói đến hiệu quả lao động và khả năng của sức lao động người lao động. Với cùng một công việc, cùng một thời gian lao động, người lao động nào sản xuất ra nhiều sản phẩm sản phẩm hơn thì người ta nói năng suất lao động của người lao động đó cao hơn.
Theo Mác “Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định.
Có nhiều chỉ tiêu để tính năng suất lao động, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và mục đích nghiên cứu cụ thể mà ta chọn chỉ tiêu năng suất thích hợp. Hiện nay có ba chỉ tiêu năng suất lao động chủ yếu sau:
Nếu mức năng suất lao động được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian lao động hao phí, thì nó được tính bằng công thức:
W =
Trong đó:W: mức năng suất lao động.
Q: số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.
T: số lượng lao động hao phí để tạo ra số lượng sản phẩm Q.
Chỉ tiêu năng suất lao động bằng đơn vị hiện vật biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác do nó không chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả. Nó có thể dùng để so sánh năng suất lao động giữa các doanh nghiệp khác nhau nhưng sản xuất cùng một loại sản phẩm. Chính vì là đơn vị hiện vật nên nó chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm có cùng quy cách, phẩm chất. Mặt khác năng suất lao động theo đơn vị hiện vật chỉ tính cho thành phẩm, sản phẩm dở dang không tính được, nếu muốn tính thì phải quy đổi rất phức tạp. Chính vì vậy mà trong các doanh nghiệp xây dựng do sản lượng sản xuất ra được tính bằng đơn vị giá trị nên năng suất lao động cũng được tính bằng đơn vị giá trị.
Năng suất lao động được tính bằng đơn vị giá trị nghĩa là khối lượng sản phẩm sản xuất ra được tính bằng đơn vị tiền tệ. Công thức tính năng suất lao động giống như năng suất lao động theo đơn vị hiện vật nhưng ở đây Q là giá trị sản phẩm xây lắp được sản xuất trong kỳ.
Chỉ tiêu năng suất lao động theo đơn vị giá trị phản ánh hiệu suất của người lao động một cách tổng hợp nhất. Mặt khác để so sánh năng suất lao động của những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác nhau thì không thể dùng đơn vị hiện vật mà phải dùng năng suất lao động theo đơn vị giá trị. Chính vì vậy mà nó không chỉ được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng mà còn được sử dụng trong nhiều ngành khác. Tuy nhiên để đánh giá chính xác năng suất lao động thì khối lượng sản xuất ra Q phải được tính chính xác tức là Q phải là giá trị gia tăng hoặc giá trị gia tăng thuần.
Ngoài ra chỉ tiêu năng suất lao động còn được tính bằng thời gian hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (chỉ tiêu năng suất lao động nghịch). Công thức tính:
t = =
Với t: lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Mức năng suất lao động sẽ tăng lên nếu như lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm đi.
Nếu ký hiệu là năng suất lao động bình quân chung toàn bộ doanh nghiệp thì ta có công thức tính:
=
ồQ
=
ồWT
ồT
ồT
hay:
=ồW.dT
với: dT là tỷ trọng lao động của lao động loại i.
dT
=
T
ồT
4- Các chỉ tiêu về tiền lương
4.1- Tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định là tất cả các khoản tiền lương mà doanh nghiệp đã trả cho cán bộ công nhân viên của mình theo kết quả lao động của họ nó bao gồm cả các khoản phụ cấp có tính chất lương.
Tuỳ thuộc vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (một năm) mà doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng lao động hợp lý, vì vậy tổng quỹ lương cũng được quy định phù hợp với kế hoạch sản xuất của thời kỳ đó.
Nghiên cứu tổng quỹ lương của doanh nghiệp nhằm kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch tổng mức tiền lương và tiền lương bình quân toàn bộ hoặc từng loại lao động của doanh nghiệp.
Mặt khác do tiền lương là một yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất kinh doanh, như vậy muốn tính được chính xác giá thành sản phẩm sản xuất ra thì phải tính được đúng tổng mức tiền lương.
Căn cứ vào thời gian lao động khác nhau mà người ta chia tổng quỹ lương thành nhíều loại khác nhau:
+ Tổng quỹ lương tháng (quý, năm) ký hiệu F: là tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong tháng (quý, năm) bao gồm tiền lương ngày và các khoản phụ cấp trong tháng như tiền trả cho công nhân nghỉ phép năm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực ...
+ Tổng quỹ lương giờ (Fg ): là tiền lương trả cho công nhân theo giờ làm việc thực tế trong và ngoài chế độ lao động đã quy định và các khoản tiền thưởng gắn liền với tiền lương giờ như tiền thưởng tăng năng suất, tiền thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu ...
+ Tổng quỹ lương ngày (Fn ): là tiền trả cho công nhân theo ngày làm việc thực tế trong và ngoài chế độ lao động theo quy định và các khoản phụ cấp trong phạm vi ngày làm việc như tiền trả cho thời gian ngừng làm việc trong ca không phải lỗi của người lao động...
Trong các loại quỹ lương nói trên ta thấy tổng quỹ lương giờ phản ánh rõ ràng và chính xác nhất mức tiền lương phải trả cho kết quả lao động của công nhân. Còn quỹ lương tháng và năm ngoài lương còn có các khoản phụ cấp trả cho thời gian không làm việc.
4.2- Các chỉ tiêu tiền lương bình quân
Tiền lương bình quân là chỉ tiêu biểu hiện mức độ đại diện mức lương của ngày lao động trong doanh nghiệp. Nó không chỉ phản ánh trình độ và chất lượng lao động mà còn phản ánh hiệu quả lao động của doanh nghiệp, của ngành sản xuất.
Qua việc nghiên cứu tiền lương bình quân ta có thể đánh giá được sự thực hiện chính sách phân phối theo số lượng và chất lượng lao động mà người lao động đã đạt được trong quá trình sản xuất. Tiền lương bình quân tăng phản ánh đời sống người lao động của doanh nghiệp được cải thiện song song với năng suất lao động tăng lên. Bởi vì tiền lương bình quân tăng lên là động lực khuyến khích cán bộ công nhân viên hăng hái làm việc và gắn bó mật thiết hơn với doanh nghiệp, do đó năng suất lao động của họ được tăng lên nhằm đạt mức lương cao hơn.
Căn cứ vào các loại tổng quỹ lương mà ta có được các mức tiền lương bình quân theo các đơn vị thời gian khác nhau.
+ Tiền lương bình quân giờ (Xg): là tiền lương người lao động nhận được cho một giờ lao động thực tế.
Tiền lương bình quân giờ (Xg)
=
Tổng quỹ lương giờ (Fg)
Tổng số giờ người làm việc nói chung
Tiền lương bình quân ngày (): được tính bằng cách chia tổng quỹ lương ngày cho số ngày người làm việc thực tế. Tiền lương bình quân chịu ảnh hưởng của tiền lương bình quân giờ, độ dài ngày lao động và các khoản phụ cấp lương ngày khác.
Công thức tính:
Tiền lương bình quân ngày (Xn)
=
Tổng quỹ lương ngày (Fn)
Tổng số ngày người làm việc nói chung
Tiền lương bình quân tháng, (quý,năm) (Xcn): chỉ tiêu này phản ánh tiền lương bình quân của một công nhân trong doanh nghiệp nhận được cho một tháng làm việc, thông qua việc tính chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh với các chỉ tiêu khác như năng suất lao động bình quân tháng, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân tháng của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Tiền lương bình quân tháng (quý, năm) của một công nhân (Xcn)
=
Tổng quỹ lương tháng (quý, năm) (F)
Tổng số công nhân hiện có bình quân (T)
Tiền lương bình quân tháng chịu ảnh hưởng của tiền lương bình quân ngày, số lao động bình quân của một công nhân trong tháng và các khoản phụ cấp ngoài lương ngày.
Mặc dù các chỉ tiêu bình quân trên co khác nhau về nội dung và ý nghĩa kinh tế nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng ta có một số chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ này:
Hệ số phụ cấp tiền lương ngày (H1): là chênh lệch giữa tiền lương ngày và tiền lương bình quân giờ.
Công thức tính:
H1
=
Fn
Fg
Nếu H1 càng lớn điều đó chứng tỏ số tiền trả cho số giờ làm việc không tạo ra sản phẩm ngày càng lớn.
Hệ số phụ cấp lương tháng (quý, năm) (H2): thể hiện mối quan hệ giữa tiền lương tháng (quý, năm) với tiền lương ngày.
Công thức tính:
H2
=
F (tháng, quý, năm)
Fn
H2 càng lớn hơn 1 chứng tỏ tiền lương trả cho số ngày không trực tiếp làm ra sản phẩm càng nhiều.
Từ những công thức trên ta có thể tính tiền lương bình quân ngày và tháng theo công thức sau:
Tiền lương bình quân ngày
=
Tiền lương bình quân giờ
x
Độ dài bình quân ngày làm việc
x
Hệ số phụ cấp tiền lương ngày
Û
Xn
=
Xg
x
d
x
H1
Và:
Tiền lương bình quân tháng
=
Tiền lương bình quân ngày
x
Số ngày làm việc thực tế bình quân một công nhân trong tháng
x
Hệ số phụ cấp tiền lương tháng
Û
Xcn
=
Xn
x
N
x
H2
Hay:
Tiền lương bình quân tháng (quý, năm)
=
Tiền lương bình quân giờ
x
Độ dài bình quân ngày làm việc
x
Hệ số phụ cấp lương ngày
x
Số ngày làm việc bình quân nói chung trong kỳ
x
Hệ số phụ cấp lương tháng (quý, năm)
Û
Xcn
=
Xg
x
d
x
H1
x
N
x
H2
Chương III
Vận dụng các phương pháp hệ thống chỉ tiêu Thống kê phân tích tình hình lao động- tiền lương ở xí nghiệp xây dựng số 7 công ty xây dựng công nghiệp hà nội.
I- Giới thiệu chung về Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội.
1- Khái quát chung về Công ty xây dựng Công nghiệp Hà Nội.
Tiền thân của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội là công trường 105, được sự quan tâm của Sở xây dựng Thành phố Hà Nội nó đã chuyển thành Công ty 105, sau đó kết hợp với một số đơn vị khác Công ty 105 chuyển thành Công ty xây lắp Công nghiệp. Tháng 7/1972 để thực hiện công tác chuyên môn hoá Công ty xây lắp Công nghiệp đã tách các bộ phận lắp máy, điện nước và đổi tên thành Công ty xây dựng Công nghiệp với 9 đơn vị gồm 6 công trường và 3 đơn vị trực thuộc có trụ sở ở khắp địa bàn Hà Nội.
Hiện nay, Công ty xây dựng công nghiệp đã trở thành doanh nghiệp nhà nước loại I, trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội, Công ty hoạt động với tư cách pháp nhân theo luật doanh nghiệp có quyền tự chủ trong hợp đồng sản xuất kinh doanh và hợp đồng tài chính. Trụ sở chính của Công ty ở tại 166 phố Hồng Mai, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội, có tài khoản tiền gửi tại Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển.
Nhiệm vụ của Công ty xây dựng Công nghiệp là:
Thi công các công trình nhà ở, dân dụng, công nghiệp như Nhà di dân Ba Đình, xưởng kẹo Công ty kẹo Hải Châu ....
Lập dự án các khu đất để kinh doanh bán cho những người có thu nhập cao như: Nhà bán Nhân Chính, Mai Hương ....
Lập dự án và kinh doanh các khu đô thị mới bao gồm nhà, biệt thự, chung cư, khu vui chơi, như khu đô thị Nam Trần Duy Hưng ..
Gia công lắp đặt các cấu kiện bê tông, sản phẩm cửa gỗ phục vụ các ca xe, máy ....
2- Một số chỉ tiêu tài chính và hoạt động của Công ty.
Trải qua hơn 40 năm liên tục xây dựng và phát triển, Công ty đã xây dựng được hơn 900 công trình công nghiệp và 250 công trình dân dụng và các loại công trình khác như: biệt thự, trường học, Viện khoa học, nhà ở, hầm chỉ huy của Bộ tư lệnh thủ đô, phòng tuyến sông Cầu dài hơn 2000 m .... Những cố gắng lớn lao của cán bộ công nhân viên trong Công ty đã được đền bù xứng đáng bằng việc Công ty đã được đón nhận 7 huy chương vàng chất lượng cao cho 7 công trình do Công ty thi công, và hai lần được tặng danh hiệu “Đơn vị đạt công trình sản phẩm chất lượng cao” trong ngành xây dựng Việt Nam.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của Công ty từ năm 1996 đến năm 2000
Chỉ tiêu
Đvị tính
1996
1997
1998
1999
2000
I-Vốn kinh doanh:
Triệu
5.324
5.456
5.528
5.463
5.551
1. Vốn ngân sách cấp:
Triệu
2.743
2.743
2.743
2.939
2.939
2. Vốn tự bổ sung:
Triệu
1.941
2.073
2.073
2.524
2.612
3. Từ các nguồn khác:
Triệu
640
640
712
-
-
II- Tổng số lao động:
Người
720
693
681
609
694
III-Thu nhập bình quân người
Ngàn
384
460,8
564
600
650
IV- Kết quả hoạt động KD:
1. Tổng doanh thu:
Triệu
15.257
15.407
17.360
18.207
20.367
2. Tổng lợi nhuận:
Triệu
1.097
1.118
1.216
1.728
1.995
3. Lỗ:
Triệu
-
-
-
-
-
V- Tổng nộp ngân sách :
Triệu
704
1.431
1.576
2.212
2.554
VI-Tổng nợ phải trả:
Triệu
3.698
6.217
3.690
6.692
14.780
VII-Tổng nợ phải thu
Triệu
7.095
6.554
6.804
9.786
15.027
VIII- Chất lượng sản phẩm
Huy chương vàng
Huy chương vàng
Huy chương vàng
Huy chương vàng
Đăng kí ISO 9000
Những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 1998 trở lại, Công ty luôn phấn đấu và đã vượt mức các chỉ tiêu đã đăng kí với Sở chủ quản- Sở xây dựng Hà Nội và Thành phố Hà Nội. Công ty đã không những thực hiện tốt việc bảo toàn vốn mà còn không ngừng phát triển vốn, điều này được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu cơ bản về tổng lợi nhuận, tình hình nộp ngân sách, thu nhập của cán bộ công nhân viên Công ty theo bảng trên.
3- Tổ chức sản xuất tại Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội.
Bước sang thời kì đổi mới Công ty Xây dựng Công nghiệp phải lo mọi mặt từ nguồn vốn đến lao động, phải tự cân đối và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở nguồn lực, vật lực của mình, chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh trong công tác đấu thầu và chọn thầu các công trình xây dựng. Công ty đã liên doanh liên kết chặt chẽ với các đơn vị trong Sở để đấu thầu.
Để giúp cho các xí nghiệp có khả năng đảm nhiệm thi công các công trình một cách độc lập, Công ty đã tổ chức bố trí lao động, giao quyền chủ động cho các xí nghiệp có kết hợp với việc kiểm tra đôn đốc như hiện nay. Và mỗi xí nghiệp là một mắt xích quan trọng cùng với các phòng chức năng của Công ty tìm kiếm thị trường việc làm. Sau khi thắng thầu hoặc được chọn thầu, Công ty tiến hành ký hợp đồng xây dựng với các đơn vị chủ đầu tư. Tại các xí nghiệp xây dựng lại căn cứ vào nhiệm vụ của đơn vị mình và khả năng thực tế của các tổ thợ thuộc xí nghiệp quản lý để phân công lại cho phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao cả về chất lượng và số lượng. Cuối tháng xí nghiệp báo cáo tình hình và khối lượng công việc của mình đã hoàn thành bằng báo cáo thực hiện sản lượng và báo cáo kết quả sản xuất xây dựng theo từng mức độ hoàn thành của mỗi công trình xây dựng.
Với phương thức khoán gọn cho các xí nghiệp, việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty được quy định như sau:
Sơ đồ 1: Quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng Công nghiệp.
Dự thầu
Tiếp nhận hợp đồng
Lập kế hoạch
Thi công
Thanh lý hợp đồng
Nghiệm thu và bàn giao
Quyết toán và thẩm định kết quả kd
Trong đó: thi công là một khâu quan trọng nhất, nó thể hiện quy trình sản xuất xây dựng của Công ty và công đoạn thực hiện của nó được thể hiện chi tiết như sau:
Thi công phần móng: bao gồm những công đoạn như san lấp mặt bằng, đào móng, đóng cọc, đổ bê tông, .....
Thi công phần thân: bao gồm gia công cốt thép phần sàn, ghép cốt pha, xây tường, ......
Thi công phần mái: bao gồm ghép cốt pha, đổ bê tông mái, tháo cốt pha,......
Phần hoàn thiện: bao gồm trát tường, lắp đặt hệ thống địên nước, sơn và quét vôi ve, .....
4- Cơ cấu và tổ chức bộ máy
Công ty Xây dựng Công nghiệp là một Công ty có quy mô lớn, địa bàn hoạt động phân tán trong Thành phố. Căn cứ vào đặc thù của sản phẩm xây lắp và đặc điểm quá trình thi công xây lắp, Công ty Xây dựng Công nghiệp đã tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ lao động cho phù hợp với quá trình sản xuất xây lắp của đơn vị mình. Cụ thể là lao động của công ty được bố trí thành 3 cấp : Công ty, xí nghiệp, tổ sản xuất.
Đứng đầu các đầu mối sản xuất là những cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật và đã được tập huấn qua các lớp quản lý do Bộ Xây dựng mở. Hiện nay Công ty Xây dựng Công nghiệp có 238 cán bộ công nhân viên được biên chế thành 6 xí nghiệp, 3 đội xưởng và văn phòng công ty (ngoài ra là lao động mà Công ty thuê ngoài).
Ban giám đốc cùng các phòng chức năng điều hành hoạt động sản xuất thi công xuống tới các xí nghiệp .
Quan hệ giữa các phòng ban và các xí nghiệp là quan hệ ngang nhau về chức năng và nhiệm vụ. Còn về chuyên môn nghiệp vụ thì các phòng là cấp trên của mỗi xí nghiệp có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các xí nghiệp về kỹ thuật và quản lý kinh tế. Các xí nghiệp phải có nghĩa vụ chấp hành sự kiểm tra, đôn đốc của cấp trên.
Các xí nghiệp và đội thi công trực thuộc công ty: tại mỗi xí nghiệp đều có 01 Giám đốc phụ trách chung, Phó giám đốc Xí nghiệp đồng thời cũng là kỹ sư chính, 01 nhân viên thống kê kiêm kế toán xí nghiệp, 03 nhân viên kỹ thuật. Công ty gồm có 06 xí nghiệp từ xí nghiệp số 01 đến xí nghiệp số 7. Nhiệm vụ của các xí nghiệp này là tổ chức thi công các công trình mà mình đã thắng thầu hoặc được chọn thầu, cùng các phòng ban khác của Công ty tham gia đấu thầu tìm kiếm công việc và tổ chức hạch toán nội bộ phần chi phí mình đã nhận khoán, tổ chức thanh quyết toán với bên giao khoán (bên A) các khối lượng công việc mà mình đã hoàn thành. Phải đảm bảo cả về thời gian và chất lượng của công trình mà mình đã hoàn thành với bên giao khoán (bên A) và Công ty. Mỗi xí nghiệp được giao quyền chủ động trong việc mua vật tư, thiết bị, thuê nhân công ngoài để hoàn thành được phần công việc mà mình nhận thi công.
Khối phục vụ của Công ty Xây dựng Công nghiệp gồm có: Xưởng mộc, đội máy, đội điện. Tại mỗi đơn vị phục vụ này đều có một tổ trưởng, một nhân viên và một nhân viên kỹ thuật. Nhiệm vụ của khối phục vụ là hoàn thành các công việc phục vụ cho sản xuất xây lắp ở các công trình.
Việc tổ chức lực lượng thi công thành các đội và không tổ chức hạch toán riêng đã giúp Công ty nâng cao năng suất, chất lượng công tác kế toán đồng thời phù hợp với việc quản lý lao động và phân công lao động tương thích với đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty
Sơ đồ 2: mô hình tổ chức quản lý
p. vật tư
p.giám đốc phụ trách kinh doanh
P. kế hoạch
Giám đốc
p. giám đốc phụ trách sản xuất
p. tài vụ
p.phát triển & kd nhà
p. tc-hchính
P. kỹ thuật
p. hợp tác - đtư
Xí nghiệp 2
Xí nghiệp 1
Xí nghiệp 3
Xí nghiệp 6
Xí nghiệp 7
đội điện nước
đội máy thi công
Xưởng mộc
Xí nghiệp 4
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty như sau:
Giám đốc Công ty: là người có quyền lực cao nhất đồng thời chịu trách nhiệm với nhà nước, với tập thể cán bộ công nhân viên chức trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh .
Phó Giám đốc Công ty: các Phó Giám đốc là những người trực tiếp giúp việc cho Giám đốc, có chức năng điều hành hoạt động sản xuất, thi công ở Công ty một cách thống nhất với các đội xây dựng.
Phòng kỹ thuật: chức năng của phòng kỹ thuật là tham gia xem xét thiết kế, dự toán, tính toán các hiệu pháp kỹ thuật, an toàn lao động cho công trình mình nhận thi công. Giám sát kỹ thuật tại các công trình đang thi công, kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa nâng cấp, mua sắm mới tất cả các thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận tải để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất.
Phòng kế hoạch: phòng kế hoạch lên các ké hoạch cụ thể cho các công trình thi công, chi tiết theo từng khoản mục, theo điều kiện và khả năng cụ thể của nội bộ Công ty, giao khoán cho các đội xây dựng và thống nhất với các đội về các điều khoản quy định cho việc thi công các công trình thông qua các hợp đồng làm khoán, tiếp cận thị trường và quản lý định mức, đơn giá nhân công và vật tư.
Phòng vật tư: xuất nhập vật tư theo đúng quy định, báo cáo thống kê vật tư, thiết bị định kỳ. Có kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất theo sự phân công. Ngoài ra còn có thể kinh doanh vật tư, thiết bị, phục vụ cho xây dựng khác.
Phòng tổ chức hành chính: nghiên cứu, đề xuất các phương án về công tác tổ chức cán bộ. Lập kế hoạch lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương theo quy định và theo dõi quá trình thực hiện. Giải quyết chính sách hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Làm thủ tục cho cán bộ công nhân đi học đào tạo thêm. Quản lý toàn bộ tài sản, dụng cụ hành chính của Công ty. Theo dõi việc sử dụng điện nước, điện thoại, điện báo, văn phòng phẩm, xe con..., có trách nhiệm chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.
Phòng hợp tác đầu tư: có chức năng tìm kiếm, ký hợp đồng với các khách hàng. Ngoài ra còn tìm đối tác đầu tư để phục vụ tốt hơn cho sản xuất trên cơ sở cùng có lợi.
Phòng nhà bán: chức năng của phòng nhà bán là có trách nhiệm trong việc kinh doanh nhà để bán.
Phòng kế toán tài vụ: thu thập, tổng hợp, phân loại số liệu, phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí thuộc các công trình do các đội trực thuộc Công ty thi công. Căn cứ vào chi phí sản xuất thực hiện được, kế toán Công ty tiến hành tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành toàn bộ. Đồng thời phòng kế toán tài vụ Công ty còn có trách nhiệm tổng hợp các báo cáo kế toán của các đội gửi lên để lập các báo cáo chung của toàn Công ty. Tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh số liệu kế toán về tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình kinh doanh tại các khâu sản xuất ra sao để có biện pháp khắc phục. Tính toán và trích nạp đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, nộp cấp trên và các quỹ để lại Công ty. Thanh toán kịp thời các khoản vay ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả khách hàng và bộ công nhân viên.
Các xí nghiệp, đội xây dựng: tiến hành thi công công trình được giao khoán từ khâu đầu đến khi hoàn thành. Cuối tháng hoặc khi hoàn thành hợp đồng làm khoán, đội tiến hành tổng kết, nghiệm thu, đánh giá công việc số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành để làm cơ sở thanh toán tiền lương theo đơn giá trong hợp đồng làm khoán quy định. Các đội xây dựng có trách nhiệm theo dõi, tập hợp tất cả chi phí, tổng hợp số liệu và tổ chức công việc kế toán từ xử lý chứng từ ban đầu đến việc lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán tài vụ của Công ty.
II- Các hướng phân tích tình hình sử dụng lao động- tiền lương
1- Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động tại xí nghiệp
Để đánh giá việc sử dụng lực lượng lao động tại xí nghiệp ta có thể so sánh số lượng lao động của xí nghiệp qua hai năm 2000 và năm 2001. Số lượng lao động đem so sánh bao gồm cả lao động sản xuất và lao động phục vụ sản xuất. Theo số liệu thống kê số lượng lao động năm 2000 là 89 lao động, số lượng lao động năm 2001 là 84 người.
Gọi T1 = 84 số lượng lao động năm 2001.
Gọi T0 = 89 số lượng lao động năm 2000.
Ta có:
Như vậy số lượng lao động năm 2001 đã giảm 89- 84= 5 lao động so với năm 2000 hay giảm 5,62%.
Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn việc sử dụng lao động ở xí nghiệp ta xét số lượng lao động có mối liên hệ với giá trị sản xuất đạt được qua hai năm 2000 và 2001.
Ta có: Giá trị sản xuất năm 2000 là Q0 = 6667085 (ngìn đồng).
Giá trị sản xuất năm 2001 là Q1 = 7672302 (ngìn đồng).
Ta có công thức:
T1
-
T0
x
Q1
=
-18 (lao động)
Q0
Từ việc tính toán như trên ta có thể thấy rằng xí nghiệp trong năm 2001 với mức giá trị sản xuất đạt được đã tiết kiệm được 18 người. Như vậy chúng ta có thể khẳng định được rằng trong năm 2001 xí nghiệp do sử dụng lao động hợp lý nên đã tiết kiệm được số lượng lớn lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2- Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của cán bộ công nhân viên
Bảng 1: Các chỉ tiêu sử dụng thời gian của người lao động.
Chỉ tiêu
Đvị tính
2000
2001
1. Số lao động trong danh sách bình quân (T)
Người
89
84
2. Số ngày người làm việc nói chung (NN)
Ng- Ng
26522
25368
Trong đó số ngày làm thêm
Ng- Ng
3738
3780
3.Số giờ người làm việc nói chung (GN)
G- Ng
196262,8
195333,6
4.Số giờ người làm việc theo chế độ lao động (Gđ)
G- Ng
184804,6
184975
5. Số giờ người làm thêm
G- Ng
12458
11558,6
6.Số ngày người làm việc theo chế độ lao động (Nđ)
Ng-Ng
22824
21869
7.Số ngày nghỉ của người lao động theo mọi lý do (Nn)
Ng-Ng
2825
2410
Từ những số liệu trên ta tính được các chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình sử dụng lao động của xí nghiệp.
Độ dài ngày làm việc thực tế (d).
năm 2000: d0 = (giờ)
năm 2001: d1 =(giờ)
Số ngày làm việc bình quân trong chế độ của 1 lao động (N):
Năm 2000: N0 = 258 ngày
Năm 2001: N1 = 261 ngày
Hệ số làm thêm giờ (H1)
Năm 2000:
H10
=
GN0
=
196262,8
=
1,062
Gđ0
184804,6
Năm 2001
H11
=
GN1
=
195333,6
=
1,056
Gđ1
184975
Hệ số làm thêm ca (H2)
Năm 2000
H20
=
NN0
=
26522
=
1,162
Nđ0
22824
Năm 2001
H21
=
NN1
=
25368
=
1,16
Nđ1
21869
Hệ số thời gian nghỉ việc của lao động (H3)
Năm 2000: H30 = 0,113
Năm 2001: H31 = 0,112
Từ các chỉ tiêu tính được ở trên ta có bảng so sánh các chỉ tiêu như sau:
Bảng 2 một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động của lao động tại xí nghiệp.
Chỉ tiêu
2000
2001
%
d
7,4
7,7
+ 0,3
104,05
N
258
261
+ 3
101,16
H1
1,062
1,056
- 0,006
99,44
H2
1,162
1,16
- 0,002
99,83
H3
0,113
0,112
- 0,001
99,12
Từ bảng số liệu trên ta thấy chỉ có độ dài ngày làm việc (d) và số ngày làm việc trong chế độ (N) của năm 2001 là lớn hơn so với năm 2000, còn những chỉ tiêu khác như hệ số làm thêm ca, hệ số làm thêm giờ và hệ số thời gian nghỉ việc của lao động của năm 2001 là nhỏ hơn so với năm 2000. Nó phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân xí nghiệp năm 2001 là tốt hơn năm 2000.
3- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổng số giờ người làm việc.
Ta có hệ thống chỉ số để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổng số giờ người làm việc của người lao động trong xí nghiệp như sau:
Tổng số giờ người làm việc nói chung của công nhân trong kỳ (G)
=
Độ dài ngày làm việc thực tế (d)
x
Hệ số làm thêm giờ (H1)
x
Số ngày làm việc bình quân trong chế độ 1 CN (N)
x
Hệ số làm thêm ngày (H2)
x
Số công nhân trong danh sách bình quân (T)
Hay:
G
=
d
x
H1
x
N
x
H2
x
T
Như vậy để so sánh việc sử dụng thời gian lao động của công nhân xí nghiệp qua hai năm ta có hệ thống chỉ số:
Số tương đối:
G1
=
d1H11N1H21T1
=
d1H11N1H21T1
x
d0H11N1H21T1
G0
d0H10N0H20T0
d0H11N1H21T1
d0H10N1H21T1
x
d1H10N1H21T1
x
d0H10N0H21T1
x
d0H10N0H20T1
d0H10N0H21T1
d0H10N0H20T1
d0H10N0H20T0
Đơn vị: giờ công.
Ta có số liệu về các chỉ tiêu như sau:
d1H11N1H21T1= 7,7 x 1,056 x 261 x 1,16 x 84 = 206791,4
d0H10N0H20T0 = 7,4 x 1,062 x 258 x 1,162 x 89 = 209687,3
d0H11N1H21T1= 7,4 x 1,056 x 261 x 1,16 x 84 = 198734,6
d0H10N1H21T1= 7,4 x 1,062 x 261 x 1,16 x 84 = 199863,7
d0H10N0H21T1 = 7,4 x 1,062 x 258 x 1,16 x 84 = 197566,5
d0H10N0H20T1 = 7,4 x 1,062 x 258 x 1,162 x 84 = 197907,1
Thay các giá trị tính toán vào hệ thống chỉ tiêu trên ta có:
0,9862 = 1,0405 x 0,9944 x 1,0116 x 0,9983 x 0,9438
hay: (-1,38%) (4,05%) (- 0,56%) (1,16%) (- 0,17%) (-5,62%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối:(đv: giờ công).
G1- G0 = (d1H11N1H21T1-d0H10N0H20T0) = (d1H11N1H21T1 - d0H11N1H21T1) + (d0H11N1H21T1 - d0H10N1H21T1) + (d0H10N1H21T1 - d0H10N0H21T1) + (d0H10N0H21T1 - d0H10N0H21T1) + ( d0H10N0H21T1- d0H10N0H20T0)
DG = (G1 - G0) = (206791,4 - 209687,3) = (206791,4 - 198734,6) + (198734,6 - 199863,7) + (199863,7 - 197566,5) + (197566,5 - 197907,1) + (197907,1 - 209687,3)
(- 2895,9) = (8056,8) + (- 1129,1) + (2297,2) + (- 340,6) + ( - 11780,2)
Từ kết quả tính toán ở trên cho ta thấy: Tổng số giờ làm việc thực tế nói chung toàn Công ty giảm 2895,8 giờ hay giảm 1,38% là do:
Độ dài ngày lao động trong chế độ (d) tăng từ 7,4 giờ lên 7,7 giờ làm cho tổng số giờ làm việc thực tế tăng 8056,8 giờ hay tăng 4,05%. Đây là nhân tố chủ yếu làm tăng số giờ làm việc của người lao động.
Hệ số làm thêm giờ (H1) giảm từ 1,062 xuống 1,056 làm cho tổng số giờ giảm 1129,1 giờ hay giảm 0,56%.
Số ngày làm việc bình quân trong chế độ 1 lao động (N) tăng từ 258 ngày lên 261 ngày làm cho tông số giờ làm việc nói chung cuả người lao động tăng 2297,2 giờ hay tăng 1,16%.
Hệ số làm thêm ca (H2) giảm từ 1,162 xuống 1,16 làm cho tổng số giờ làm việc thực tế nói chung của người lao động xí nghiệp giảm 340,6 giờ hay giảm 0,17%
Số lượng công nhân bình quân (T) giảm từ 89 người xuống còn 84 người làm cho tổng số giờ làm việc của công nhân nói chung giảm 17780,2 giờ hay giảm 5,62%. Đây là nhân tố chủ yếu làm giảm tổng số giờ làm việc của công nhân nói chung.
Như vậy ta có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu làm giảm tổng số giờ làm việc của lao động trong xí nghiệp là do số lao động của xí nghiệp giảm. Còn các yếu tố khác có làm giảm nhưng là không đáng kể, qua đó ta có thể nhận xét rằng trong năm 2001 xí nghiệp đã giảm bớt số giờ làm thêm của người lao động giúp người lao động có thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sau những ngày làm việc vất vả.
Nhìn chung trong năm 2001 xí nghiệp đã sử dụng lao động một cách hợp lý hơn năm 2000 thông qua việc sử dụng thời gian làm việc theo chế độ quy định một cách đầy đủ hơn.
4- Phân tích năng suất lao động của xí nghiệp (w):
4.1 Phân tích năng suất lao động:
Ta có công thức tính năng suất lao động:
W = Q/T
Trong đó: Q: giá trị sản lượng sản xuất ra trong kỳ.
T: là số lượng lao động hao phí (số công nhân bình quân, tổng số ngày người làm việc thực tế, tổng số giờ người làm việc thực tế.
Theo số liệu của xí nghiệp ta tính được các chỉ tiêu để phân tích năng suất lao động (NSLĐ) trong xí nghiệp.
Bảng 3: Bảng các chỉ tiêu về năng suất lao động của xí nghiệp.
Chỉ tiêu
Đvị tính
Ký hiệu
2000
2001
D
1. Tổng giá trị sản xuất
Ng. đ
GO
6667085
7672302
2. Số ngày người làm việc thực tế nói chung
Ngày
NN
26522
25368
3. Số giờ người làm việc thực tế nói chung
Giờ
GN
196262,8
195333,6
4. Số công nhân bình quân
Người
T
89
84
5. Mức NSLĐ
5.1. NSLĐ theo số công nhân tham gia bình quân
Ngđ/ ng
WCN
74911,07
91336,93
16425,86
5.2. NSLĐ theo tổng số giờ người làm việc trong kỳ
Ngđ/ giờ
Wg
33,97
39,28
5,31
5.3 NSLĐ theo tổng số ngày người làm việc trong kỳ
Ngđ/ ngày
Wn
251,38
302,44
51,06
Qua bảng số liệu trên ta thấy DWCN >0, DWg >0, DWn >0, năng suất lao động của công nhân năm 2001 nhìn chung là tăng hơn so với năm 2000. Nguyên nhân là do trong năm 2001 xí nghiệp đã có sự bố trí lao động làm việc một cách hợp lý, giảm bớt thời gian nghỉ việc nên năng suất làm việc của người lao động được nâng lên mặc dù số lượng lao động trong năm này đã giảm đi so với năm 2000.
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biên động NSLĐ:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ của người lao động, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ có thể xét tới những nhân tố có thể lượng hoá được. Mối quan hệ về lượng của các nhân tố được lượng hoá qua mô hình kinh tế sau:
Mức NSLĐ của công nhân trong năm (Wcn)
=
Mức NSLĐ của một giờ làm việc (Wg)
x
Độ dài ngày làm việc thực tế (d)
x
Số ngày làm việc thực tế bình quân của 1 người lao động trong năm (N)
Hay: Wcn = Wg x d x N
Để phân tích, so sánh các nhân tố ảnh hưởng tới mức NSLĐ của xí nghiệp qua hai năm 2000 và năm 2001, ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn:
Wcn1
=
Wg1d1N1
=
Wg1d1N1
x
Wg0d1N1
x
Wg0d0N1
Wcn1
Wg0doN0
Wg0d1N1
Wg0d0N1
Wg0d0N0
Từ số liệu đã cho ở bảng 2 và bảng 3 ta tính được các chỉ tiêu.
Số ngày làm việc thực tế của một công nhân (N) trong năm 2000 và năm 2001 là: Năm 2000 N0 = (ngày)
Năm 2001 N1 = (ngày)
Ta có:
Wg1d1N1 = 39,28 x 7,7 x 302 = 91336,93
Wg0doN0 = 33,97 x 7,4 x 298 = 74911,07
Wg0d1N1 = 33,97 x 7,7 x 302 = 78993,84
Wg0d0N1 = 33,97 x 7,4 x 302 = 75916,16
Đơn vị: ngđ/lđ
Thay các giá trị tính toán được vào hệ thống chỉ tiêu trên:
91336,93
=
91336,93
x
78993,84
x
75916,16
74911,07
78993,84
75916,16
74911,07
1,2193 = 1,1563 x 1,0405 x 1,0134
(21,93%) (15,63%) (4,05%) (1,34%)
Lượng tăng, giảm tuyệt đối:
DWcn = Wcn1 - Wcn0 = (Wg1d1N1 - Wg0doN0 ) = (Wg1d1N1- Wg0d1N1) + (Wg0d1N1 - Wg0d0N1 ) +( Wg0d0N1 - Wg0doN0)
Thay số vào ta có:
91336,93 - 74911,07 = (91336,93 - 78993,84) + (78993,84 - 75916,16) +(75916,16 - 74911,07)
16425,86 = 12343,09 + 3077,68 + 1005,09
Từ kết quả tính toán trên cho thấy NSLĐ của một người lao động trong năm 2001 so với năm 2000, tăng từ 74911,07 ngđ/cn lên 91336,93 ngđ/cn tức là tăng 16425,86 ngđ/cn hay là tăng 21,93% là do:
NSLĐ của một giờ làm việc tăng 5,31 ngđ/g đã làm cho NSLĐ tăng 12343,09 ngđ/cn hay tăng 15,63%, đây là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng tích cực tới NSLĐ của xí nghiệp.
Độ dài ngày làm việc thực tế tăng 0,4 giờ làm cho NSLĐ của người lao động tăng 3077,68 ngđ/cn hay tăng 4,05 %.
Số ngày làm việc thực tế trong năm 2001 tăng 4 ngày làm cho NSLĐ tăng 1005,09 ngđ/cn hay tăng 1,34%.
Việc tăng NSLĐ của xí nghiệp trong năm 2001 so với năm 2000 chủ yếu là do NSLĐ giờ của người lao động tăng lên. Như vậy có thể thấy rằng do có sự sử dụng lao động hợp lý và sự cố gắng làm việc của người lao động đã làm cho NSLĐ tăng lên, nắm được những thông tin này xí nghiệp nên có kế hoạch trả lương cho công nhân một cách thoả đáng, tạo mọi điều kiện cho người lao động làm việc hăng hái và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
5- Phân tích biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng thời gian lao động.
Các nhân tố về sử dụng lao động bao gồm các nhân tố về sử dụng số lượng, thời gian và hiệu quả lao động. Mối quan hệ này được lượng hoá bằng phương trình kinh tế sau:
Q = Wcn x T
= Wn x N x T = Wg x d x N x T
ở đây ta xét Q là giá trị sản xuất ra trong kỳ.
Bảng 4 Các chỉ tiêu dùng để phân tích biến động KQSXKD
Chỉ tiêu
Đvị
2000
2001
D
Tốc độ phát triển.
1. Giá trị sản xuất (GO)
Ngđ
6667085
7672302
1005217
1,1508
2. 2-Độ dài ngày làm việc thực tế (d)
Giờ
7,4
7,7
0,3
1,0405
3. 3- Số ngày làm việc thực tế bình quân 1 CN (N)
Ngày
298
302
4
1,0134
4. Số lượng CN bình quân (T)
Người
89
84
- 5
0,9438
5. NSLĐ bình quân giờ (Wg)
Ngđ
33,97
39,28
5,31
1,1563
Từ kết quả tính toán ở trên ta thấy giá trị sản xuất năm 2001 tăng 15,08%, hay tăng một lượng là 1005217 (ngđ) so với năm 2000.
áp dụng phương pháp Ponomarjewa để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá trị sản xuất kinh doanh.
Trong đó:
Các chỉ tiêu khác tính tương tự như chỉ tiêu NSLĐ giờ.
=
1005217
x
(1,1536- 1)
(1,1536- 1) +(1,0405- 1) + (1,0134- 1) + ( 0,9438 - 1)
= 1020497,89 (ngđ)
=
1005217
x
(1,0405 - 1)
(1,1536- 1) +(1,0405- 1) + (1,0134- 1) + ( 0,9438 - 1)
= 269076,59(ngđ)
=
1005217
x
(1,0134 - 1)
(1,1536- 1) +(1,0405- 1) + (1,0134- 1) + ( 0,9438 - 1)
= 89027,81 (ngđ)
=
1005217
x
(0,9438 - 1)
(1,1536- 1) +(1,0405- 1) + (1,0134- 1) + ( 0,9438 - 1)
= - 373385,3 (ngđ)
Từ mô hình tính toán trên ta thấy: GO năm 2001 tăng 1005217(ngđ) hay tăng 15,08% so với năm 2000 là do các nhân tố:
NSLĐ giờ tăng làm cho GO tăng 15,36% hay tăng 1020497,89 (ngđ).
Độ dài ngày làm việc tăng làm cho GO tăng 4,05% hay tăng 269076,59 (ngđ).
Số ngày làm việc bình quân một lao động tăng cũng làm cho GO tăng 89027,81 (ngđ) hay tăng 1,34%
Số lao động bình quân giảm làm cho GO giảm 5,62% hay giảm 373385,3 (ngđ).
Ta thấy trong các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng GO năm 2001 thì chủ yếu là do nhân tố NSLĐ giờ của người lao động, như vậy là trong năm này xí nghiệp đã phát triển sản xuất theo chiều sâu. Mặc dù số lượng lao động giảm đã làm cho GO giảm, còn hai nhân tố khác là độ dài ngày làm việc và số ngày làm việc tăng lên cũng làm cho GO tăng lên. Như vậy trong năm này xí nghiệp đã có sự bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, do số lao động giảm đi thì chi phí sản xuất giảm đi.
6. Phân tích tiền lương bình quân của người lao động.
6.1 Phân tích biến động tổng quỹ lương.
Bảng 5 bảng tính và so sánh tình hình tiền lương của xí nghiệp qua hai năm 2000- 2001.
Chỉ tiêu
2000
2001
Tỷ lệ tăng, giảm
1. Giá trị sản xuất (GO) (ngđ)
6667085
7672302
115,08%
2. Tổng quỹ lương (F) (ngđ)
702744
681695
97%
3. Số lượng lao động (T) ( người)
89
84
94,38%
4. Thu nhập BQ người/ tháng (ngđ)
658
676,285
102,78
5. Tỷ lệ tiền lương/GO
10,54%
8,89%
Từ bảng tính các chỉ tiêu ở trên ta thấy rằng quỹ lương của xí nghiệp giảm đi so với năm trước nhưng tiền lương bình quân của người lao động vẫn tăng là do số lượng lao động của xí nghiệp trong năm 2001 giảm so với năm 2000. Do năng suất lao động của người lao động tăng lên dẫn tới GO tăng lên, xí nghiệp đã tạo điều kiện cho người lao động hăng say làm việc bằng cách tăng tiền lương của người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 2,78%.
Do đơn vị là Công ty xây dựng lên giá trị nguyên vật liệu trong giá trị sản xuất sản phẩm xây lắp là rất lớn chính vì vậy mà GO tăng lên nhưng tỷ lệ tiền lương trong giá trị sản xuất lại giảm đi. Như vậy có thể thấy rằng quỹ lương của xí nghiệp được xây dựng hợp lý hơn so với năm trước.
Để có thể đánh giá chính xác tổng quỹ lương của xí nghiệp ta xét một chỉ tiêu khác đó là chỉ tiêu mức tiền lương chi cho một đồng sản lượng (f).
Công thức tính :
Như vậy: F= f x Q
Trong đó: f: mức tiền lương chi cho một đồng giá trị sản xuất
F: tổng quỹ lương.
Q: giá trị sản xuất.
Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá mức độ điển hình của chi phí tiền lương cho sản phẩm của xí nghiệp trong một thời gian nhất định, ngoài ra nó có thể là một định mức tiền lương của Công ty giao xuống xí nghiệp, hoặc xí nghiệp giao xuống cho các tổ đội thi công.
Ta tính được các chỉ tiêu từ số liệu đã cho ở bảng trên.
Năm 2000 f0 =
Năm 2001 f1 =
Ta có hệ thống chỉ số:
F1
=
f1Q1
=
f1Q1
x
f0Q1
F0
f0Q0
f0Q1
f0Q0
F1 = f1Q1 = 0,0889 x 7672302 = 681695 (ngđ)
F0 = f0Q0 = 0,1054 x 6667085 = 702744 (ngđ)
F01 = f0Q1 = 0,1054 x 7672302 = 808660,63 (ngđ)
Thay vào hệ thống chỉ số
F1
=
681695
=
681695
x
808660,63
F0
702744
808660,63
702744
0,97 = 0,843 x 1,1507
(- 3%) (- 15,7%) (15,07%)
Từ mô hình tính toán ở trên ta thấy rằng tổng quỹ lương năm 2001 giảm 3% so với năm trước hay giảm 702744 - 681695 = 21049 (ngđ), số tiền lương giảm là do mức chi phí tiền lương trên một đồng GO giảm, như vậy có thể khẳng định rằng chi phí về tiền lương của xí nghiệp trong chi phí sản xuất kinh doanh giảm.
6.2 Phân tích tiền lương bình quân.
Chỉ tiêu tiền lương bình quân có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phân tích lao động- tiền lương. Nó phản ánh mức sinh hoạt, đời sống của cán bộ công nhân viên, tiền lương bình quân tăng thì có nghĩa là đời sống của người lao động được cải thiện và nâng lên.
Bảng 6 bảng tính các chỉ tiêu về tiền lương bình quân của xí nghiệp qua hai năm 2000-2001.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Ký hiệu
2000
2001
1.Số công nhân hiện có bình quân
Người
T
89
84
2.Tổng số ngày người làm việc nói chung
Ngày- người
NN
26522
25368
3.Tổng số giờ người làm việc nói chung
Giờ- người
GN
196262,8
195333,6
4.Tổng quỹ lương giờ
Ngđ
Fg
633865,05
624345,1
5.Tổng quỹ lương ngày
Ngđ
Fn
659853,52
644324,2
6.Tổng quỹ lương năm
Ngđ
F
702744
681695
7.Tiền lương bình quân một công nhân
Ngđ/người
Xcn
7896
8115,42
Từ số liệu đã cho ở bảng trên ta tính được một số chỉ tiêu sau:
Hệ số phụ cấp lương ngày (H1): H1 =
Năm 2000 : H10 =
Năm 2001: H11 =
Hệ số phụ cấp lương tháng (quý, năm): H2 =
Năm 2000 : H20 =
Năm 2001: H21 =
Ta thấy trong hai năm này tiền lương được phân phối tương đối chính xác, cả H1 và H2 đều lớn hơn 1 chứng tỏ là trong hai năm này số giờ và ngày không làm việc của xí nghiệp là tương đối nhỏ do vậy tiền lương được trả phù hợp với số giờ và ngày làm việc mà người lao động đã làm việc.
Tiền lương bình quân một công nhân: Xcn = F/T
Năm 2000: Xcn0 =
Năm 2001: Xcn1 =
Tiền lương bình quân tháng: Xt =
Năm 2000: Xt0 =
Năm 2001: Xt1 = (ngđ)
Chỉ tiêu này cho biết số tiền mà người lao động nhận được trung bình mỗi tháng trong năm. ở đây trong năm 2000 trung bình người lao động nhận được 658 (ngđ), còn năm 2001 người lao động nhận được 676,28 (ngđ).
Tiền lương bình quân ngày: Xn =
Năm 2000: Xn0 =
Năm 2001: Xn1 =
Tiền lương bình quân giờ: Xg =
Năm 2000: Xg0 =
Năm 2001: Xg1 =
Bảng 7 bảng so sánh các chỉ tiêu tlương bình quân.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
So sánh (D)
1.Tiền lương bình quân giờ (Xg)
Ngđ
3,18
3,2
0,02
2. Tiền lương bình quân ngày (Xn)
Ngđ
24,88
25,13
0,25
3. Tiền lương bình quân tháng 1 CN
Ngđ
658
676,28
18,28
4. Tiền lương bình quân 1 CN (Xcn)
Ngđ
7896
8115,4
219,4
Từ kết quả ở bảng trên ta thấy các chỉ tiêu về tiền lương bình quân của người lao động đều tăng lên, như vậy có thể thấy rằng trong năm 2001 do kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đã đem lại mức lợi nhuận lớn hơn năm 2000, từ đó mà tiền lương của xí nghiệp trả cho người lao động được tăng lên phù hợp với số lượng và chất lượng lao động đã thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh.
6.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của tổng quỹ lương và tiền lương bình quân.
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tổng quỹ lương.
Ngoài việc phân tích biến động tổng quỹ lương do nhân tố f (mức tiền lương chi cho một đồng giá trị sản xuất) và Q (giá trị sản xuất) như đã trình bày ở phần 6.1, thì ở đây chúng ta phân tích biến động tổng quỹ lương do hai nhân tố: tiền lương bình quân một công nhân (X) và số công nhân hiện có bình quân (T).
Ta có mô hình: F = X x T
Với: F0, F1 là tổng quỹ lương năm 2000 và năm 2001
X0, X1: tiền lương bình quân một công nhân năm 2000 và năm 2001.
T0, T1: số lao động hiện có bình quân năm 2000 và năm 2001
Hệ thống chỉ số:
F1
=
X1T1
=
X1T1
x
X0T1
F0
X0T0
X0T1
X0T0
681695
=
8115,42x 84
=
8115,42x 84
x
7896x 84
702744
7896x 89
7896x 84
7896x 89
0,97 = 1,0278 x 0,9438
(- 3%) (2,78%) (- 5,62%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối:
F1 - F0 = X1T1 - X0T0 = (X1T1 - X0T1) + (X0T1 - X0T0)
681695 - 702744 = (8115,42x 84- 7896x 84) + (7896x 84- 7896x 89)
(- 21048) = 18431,28 + (- 39479,28)
(Đơn vị tính: ngđ)
Như vậy tổng quỹ lương năm 2001 so với năm 2000 giảm từ 702744 (ngđ) xuống 681695 (ngđ) tức là giảm 3% hay giảm 21048 (ngđ) là do hai nhân tố:
Tiền lương bình quân tăng 2,78% làm cho tổng quỹ lương tăng 2,78% hay tăng 18431,28 (ngđ) và số lượng lao động giảm 5,62% làm cho tổng quỹ lương giảm 5,62% hay giảm 39479,28 (ngđ). Như vậy chứng tỏ thu nhập của người lao động đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt lên, một phần là do kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2001 tốt hơn và một phần là do nâng cao tiền lương của một đơn vị lao động hao phí.
b. Phân tích biến động tiền lương bình quân.
Các chỉ tiêu tiền lương bình quân có mối quan hệ được thể hiện qua mô hình sau:
Tiền lương bình quân tháng (quý, năm) 1 CN (X)
=
Tiền lương bình quân giờ (a)
x
Độ dài nhày làm việc (b)
x
Hệ số phụ cấp lương ngày (c)
x
Số ngày làm việc bình quân 1 CN trong tháng (quý, năm) (d)
x
Hệ số phụ cấp lương tháng (quý, năm) (e)
Ta có hệ thống chỉ số so sánh tiền lương bình quân tháng của năm 2001 so với năm 2000.
X1
=
a1
x
b1
x
c1
x
d1
x
e1
X0
a0
b0
c0
d0
e0
Từ các số liệu ở trên ta thay vào hệ thống chỉ số:
676,28
=
3,2
x
7,7
x
1,032
x
25,17
x
1,058
658
3,18
7,4
1,054
24,83
1,065
1,0278 = 1,0063 x 1,0405 x 0,9791 x 1,0137 x 0,9934
( 2,78%) (0,63%) (4,05%) (- 2,09%) (1,37%)
(- 0,66%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối:
X1 - X0 = (a1 - a0)b1c1d1e1 + (b1- b0)a0c1d1e1 + (c1- c0)a0b0d1e1 +
(d1- d0)a0b0c0e1 + (e1- e0)a0b0c0d0 (*)
Với: (a1 - a0)b1c1d1e1= (3,2- 3,18) x 7,7 x 1,032 x 25,17 x 1,058 = 4,23
(b1- b0)a0c1d1e1 = (7,7- 7,4) x 3,18 x 1,032 x 25,17 x 1,058 = 26,21
(c1- c0)a0b0d1e1 = (1,032- 1,057) x 3,18 x 7,4 x 25,17 x 1,058 = -16,47
(d1- d0)a0b0c0e1 = (25,17- 24,83) x 3,18 x 7,4 x 1,057 x 1,058 = 8,95
(e1- e0)a0b0c0d0 = (1,058- 1,065) x 3,18 x 7,4 x 1,057 x 24,83 = - 4,64
Thay các giá trị tính được vào phương trình (*) ta được:
676,28 - 658 = 4,23 + 26,21 + (- 16,47) + 8,95 + (- 4,64)
18,28 = 4,23 + 26,21 + (- 16,47) + 8,95 + (- 4,64)
Đơn vị tính: ngđ/ng.
Qua số liệu tính toán được ở trên ta thấy rằng tiền lương bình quân tháng của xí nghiệp năm 2001 so với năm 2000 tăng từ 658 lên 676,28 (ngđ/ng) tức là tăng 18,28 (ngđ/ng) hay tăng 2,78% là do:
Tiền lương bình quân giờ tăng từ 3,18 lên 3,2 (ngđ/giờ) làm cho tiền lương bình quân tháng tăng 0,63% hay tăng 4,23 (ngđ/ng).
Độ dài ngày làm việc tăng từ 7,4 giờ lên 7,7 giờ làm cho tiền lương bình quân tháng tăng 4,05% hay tăng 26,21 (ngđ/ng), đây là nhân tố chủ yếu làm tăng tiền lương bình quân tháng, mặc dù số giờ làm việc đã tăng lên nhưng so với độ dài ngày lao động mà Nhà nước quy định là ngày làm 8 giờ thì nó vẫn còn chưa đảm bảo.
Hệ số phụ cấp lương ngày giảm từ 1,057 xuống còn 1,032 đã làm cho tiền lương bình quân tháng giảm 2,09% hay giảm 16,47 (ngđ/ng), đây là nhân tố chủ yếu làm giảm tiền lương bình quân tháng của người lao động. Tuy nhiên nó cho ta thấy tiền lương mà xí nghiệp trả cho người lao động trong năm phù hợp với khối lượng thời gian mà họ làm việc, tiền lương trả cho số giờ không làm việc thấp hơn năm 2000.
Số ngày làm việc bình quân một công nhân trong tháng tăng từ 24,83 ngày năm 2000 lên 25,17 ngày năm 2001 làm cho tiền lương bình quân tháng 1CN tăng 1,37% hay tăng 8,95 (ngđ/ng).
Hệ số phụ cấp lương tháng giảm từ 1,065 xuống 1,058 làm cho tiền lương bình quân tháng giảm 0,66% hay giảm 4,64 (ngđ/ng).
Như vậy ta có thể thấy rằng tiền lương bình quân tháng phụ thuộc rất lớn vào độ dài ngày làm việc của người lao động, thời gian làm việc và chất lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương mà người lao động nhận được.
7. Phân tích mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động.
Giữa tiền lương và năng suất lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau, tiền lương phản ánh cái mà người lao động nhận được phụ thuộc vào khối lượng hao phí lao động mà họ bỏ ra. Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói chung việc giải quyết mối quan hệ và đưa ra được tỷ lệ thích hợp giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng lao động là một trong những vấn đề đáng được quan tâm. Tốc độ tăng tiền lương nói lên mức độ cải thiện đời sống người lao động, còn tốc độ tăng năng suất thể hiện kết quả làm việc của người lao động. Ngoài ra nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động còn góp phần vào việc nghiên cứu giữa tích luỹ và tiêu dùng.
Để nghiên cứu mối quan hệ này ta dùng phương pháp chỉ số:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2000
2001
- NSLĐ bình quân (W)
Ngđ
74911,07
91336,93
- Tiền lương bình quân một CN (X)
Ngđ
7896
8115,4
Chỉ số năng suất lao động năm 2001 so với năm 2000 là:
IW
=
W1
=
91336,93
=
1,2193 hay 121,93%
W0
74911,07
Ta thấy năng suất lao động năm 2001 tăng so với năm 2000 là 21,93%.
Chỉ số tiền lương bình quân 1 công nhân năm 2001 so với năm 2000 là:
IX
=
X1
=
8115,4
=
1,0278 hay 102,78%
X0
7896
Tiền lương bình quân của 1 công nhân năm 2001 tăng 2,78% so với năm 2000, như vậy tốc độ tăng tiền lương chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động.
Mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động được thể hiện qua việc tính chỉ tiêu sau:
I
=
IX
=
1,0278
=
0,8429 hay 84,29%
IW
1,2193
Kết quả tính toán cho ta thấy tốc độ tăng tiền lương bình quân bằng 84,29% tốc độ tăng năng suất lao động. Như vậy mặc dù tiền lương bình quân của người lao động đã được nâng lên, tuy nhiên nó vẫn chưa phù hợp với năng suất lao động được tăng lên.
III- Một số giải pháp và kiến nghị.
Nhận xét của cơ quan thực tập
.........................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33512.doc