Qua phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao nhận kho vận ngoại thương trong 2 năm 2002 và 2003 cho ta thấy: tình hình tài chính của công ty năm 2003 là không có nhiều tín hiệu khả quan hơn so với năm 2002 mặc dù lợi nhuận năm 2003 cao hơn năm 2002 nhưng phần lớn lợi nhuận của công ty là do hoạt động tài chính mang lại còn hoạt động kinh doanh thu được kết quả không cao.
Sỡ dĩ có tình trạng này là do công ty chưa có được một chiến lược kinh doanh hiệu quả: chưa làm tốt công tác khách hàng để có thể duy trì và phát triển rộng mạng lưới khách hàng, chưa có biện pháp phát triển các dịch vụ, mở rộng thị trường Từ đó dẫn tới việc sử dụng nguồn vốn bị lãng phí. Việc lãng phí trong sử dụng vốn đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn chậm lại, vòng quay tài sản lưu động giảm,. Dẫn tới hiệu quả kinh doanh của công ty bị giảm, mức độ tăng doanh thu cũng giảm đi. Đây là một tín hiệu không tốt đối với công ty, cần phải có những chiến lược kinh doanh, những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để có thể khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
90 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thực trạng tài chính của công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9
+1.153.607
+1,8
I. TSCĐ
11.296.349
11.848.595
+552.246
+4,6
1. TSCĐ hữu hình
11.296.349
11.848.595
+552.246
+4,6
2. TSCĐ vô hình
0
0
0
0
II. Các khoản đầu tư tài chính DH
51.971.323
52.572.683
+601.360
+1,15
III. Chi phí XD dở dang
0
0
0
0
Tổng cộng
77.989.094
81.852.321
3.863.227
+4,7
(Nguồn: Số liệu tại văn phòng công ty- Hà Nội)
Tổng tài sản năm 2003 so với năm 2002 tăng : 3.863.227 nghìn đồng tương ứng 4,7% chủ yếu là do TSLĐ và ĐTNH tăng 2.709.620 nghìn đồng, nguyên nhân là do:
- Tiền tăng: 982.018.000đồng tương ứng 31,9%: Trong khi công ty đã trích một phần để dành cho đầu tư vào TSCĐ làm cho TSCĐ tăng 142.849.000 đồng nhưng lượng tiền vẫn tăng. Điều này thể hiện công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ, đặc biệt là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
- Các khoản phải thu tăng: 1.802.212.000đồng tương ứng 20,6%. Đây là một yếu tố gây bất lợi cho công ty, lượng vốn của công ty bị các đơn vị chiếm dụng tăng lên, gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Hàng tồn kho giảm: 9.911.000đồng tương ứng 5%. Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ thì giá trị hàng tồn kho giảm phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng hết các nguyên, nhiên liệu dự trữ, có nghĩa là hiệu quả kinh doanh có tín hiệu tốt.
- TSLĐ khác giảm: 64.698.000đồng tương ứng 2,3%: chủ yếu là do các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược của công ty.
- TSCĐ và ĐTDH tăng: 268.710.000đồng tương ứng 0,45%.
Ta có :
Tỷ suất đầu tư =
TSCĐ & ĐTDH
x 100
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư đầu năm 2003 =
63.267..672
x 100 = 81%
77.989.094
Tỷ suất đầu tư cuối năm 2003 =
64.421.279
x 100 = 78,7%
81.852.321
Như vậy, đầu tư vào TSCĐ giảm 2,3%, quy mô TSCĐ bị giảm đi một phần.
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ =
Nguồn vốn CSH
x 100
TSCĐ & ĐTDH
Đầu năm 2003 =
65.871.458
x 100 = 104%
63.267.672
Cuối năm 2003 =
68.479.221
x 100 = 106,3%
64.421.279
Như vậy, toàn bộ TSCĐ và ĐTDH của công ty được đầu tư bằng nguồn vốn CSH chứ không phải được hình thành từ nguồn vay dài hạn. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cuối năm 2003 lớn hơn đầu năm do nguồn vốn CSH tăng 2.607.763 nghìn đồng, trong khi TSCĐ và ĐTDH tăng:
64.421.279 - 63.267.672 = 1.153.607 (nghìn đồng)
Bảng 2.3: Tình hình tăng giảm nguồn vốn
Đơn vị: 1.000 đồng
Nguồn vốn
Ngày 31/12/2002
Ngày 31/12/2003
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối(%)
A. Nợ phải trả
12.117.636
13.373.100
+1.255.464
+10,36
I. Nợ ngắn hạn
12.117.636
13.373.100
+1.255.464
+10,36
II. Nợ dài hạn
0
0
0
0
III. Nợ khác
0
0
0
0
B. Nguồn vốn CSH
65.871.458
68.479.221
+2.607.763
3,8
I. Nguồn vốn, quỹ
65.864.682
68.199.177
+2.334.549
+3,4
Tổng nguồn vốn
77.989.094
81.852.321
3.863.227
+4,7
(Nguồn: Số liệu tại văn phòng công ty- Hà Nội)
+ Nguồn vốn tăng: 3.863.227( 1.000 đồng) tương ứng 4,7%, điều này thể hiện công ty đã có những chính sách huy động vốn hiệu quả, đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh. Trong đó:
- Nợ phải trả tăng: 1.255.464 (1.000 đồng) tương ứng 10,36% chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 1.255.464 nghìn đồng (10,36%) do việc mua nguyên, nhiên liệu, dụng cụ phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ, nhưng do có ít hợp đồng giao nhận và kho bãi nên hiệu quả kinh doanh bị giảm sút.
- Nguồn vốn CSH tăng 2.607.763 ( 1.000 đồng) tương ứng 3,8%. Nguồn vốn CSH tăng ít, quy mô nguồn vốn cuối năm so với đầu năm tăng ở mức vừa phải, do vậy công ty luôn có khả năng độc lập về mặt tài chính.
Tỷ suất tài trợ:
Tỷ suất tài trợ =
Nguồn vốn CSH
x 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tài trợ đầu năm 2003 =
65.871.458
x 100% = 84,5%
77.989.094
Tỷ suất tài trợ cuối năm 2003 =
68.479.221
x 100% = 83,6%
81.852.321
Như vậy, so với đầu năm 2003, tỷ trọng nguồn vốn CSH của công ty giảm trong tổng số nguồn vốn. Mức độc lập về mặt tài chính của công ty có phần giảm bởi hầu hết tài sản mà công ty hiện có đều được đầu tư bằng vốn của mình.
2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Trong hoạt động kinh doanh, ngoài vốn tự có của doanh nghiệp thì cần phải cần có thêm nguồn huy động để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, tỷ trọng của từng khoản vốn trong tổng nguồn sẽ cho thấy mức độ đảm bảo của nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.4: phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị: 1000 đồng
Nguồn vốn
Đầu năm 2003
Cuối năm 2003
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
A. Nợ phải trả
12.117.636
15,5
13.373.100
16,3
1.255.464
0,8
I. Nợ ngắn hạn
12.117.636
15,5
13.373.100
16,3
1.255.464
0,8
1. Vay ngắn hạn
0
0
0
0
0
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
0
0
0
0
0
3. Phải trả cho người bán
6.436.665
8,3
6.307.902
7,7
-128.763
-0,6
4. Người mua trả tiền trước
2.253.539
2,9
4.667.264
5,7
2.413.725
2,8
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
374.440
0,48
297.030
0,36
-77.410
-0,12
6. Phải trả công nhân viên
737.541
0,95
653.249
0,8
-84.292
-0,15
7. Phải trả đơn vị nội bộ
0
0
0
0
0
0
8. Các khoản phải trả nộp khác
2.315.450
3,0
1.447.653
1,8
-867.797
-1,2
II. Nợ dài hạn
0
0
0
0
0
0
III. Nợ khác
0
0
0
0
0
0
B. Nguồn vốn CSH
65.871.458
84,5
68.479.221
83,7
2.607.763
0,8
I. Nguồn vốn, quỹ
65.864.682
83,4
68.199.177
83,3
2.334.549
0,1
II. Nguồn kinh phí, quỹ
6.776
0,1
280.044
0,4
273.268
0,3
Tổng cộng nguồn vốn
77.989.094
100
81.852.321
100
3.863.227
4,7
(Nguồn: Số liệu tại văn phòng công ty- Hà Nội)
Thông qua sử dụng “ hệ số nợ” sẽ cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ, mức độ tự chủ đối với nguồn vốn kinh doanh của mình.
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
x 100
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ đầu năm =
12.117.636
x 100 = 15,5
77.989.094
Hệ số nợ cuối năm =
13.373.100
x 100 = 16,3
81.852.321
Như vậy, đầu năm 2003, cứ trong một đồng vốn bỏ ra thì có 0,15 đồng là vay nợ từ bên ngoài,trong khi cuối năm là 0,16 đồng vay nợ từ bên ngoài. Hệ số nợ tuy có tăng nhưng không đáng kể.
Trong tổng số nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó nguồn vốn CSH lại chiếm tỷ trọng rất cao:
- Đầu năm : Nợ phải trả chiếm tỷ trọng 15,5%
Nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng 84,5%
- Cuối năm: Nợ phải trả chiếm tỷ trọng 16,3%
Nguồn vốn CHS chiếm tỷ trọng 83,7%
Như vậy, khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là rất tốt và mức độ độc lập của công ty đối với các chủ nợ là rất cao.
2.2.3. Phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn được căn cứ vào bảng sau:
Bảng 2.5: nguồn tài trợ và sử dụng nguồn tài trợ năm 2003.
Đơn vị: 1.000đồng
Nguồn tài trợ
Số tiền
Tỷ trọng %
Sử dụng nguồn tài trợ
Số tiền
Tỷ trọng %
Nguyên vật liệu trong kho
9.911
0,14
Vốn bằng tiền
982.018
14,3
Giải phóng TSLĐ khác
64.698
0,94
Cấp tín dụng cho khách hàng
1.802.212
26,24
Trích khấu hao TSCĐ
410.398
6
Đầu tư tài chính dài hạn
601.360
8,75
Thu hồi ký quỹ ký cược dài hạn
474.499
6,92
Thanh toán cho người bán
128.763
1,86
Tăng số tiền người mua trả tiền trước
2.413.125
35,15
Nộp thuế cho Nhà nước
77.410
1,14
Tăng chênh lệch tỷ giá
94.591
1,4
Trả lương công nhân viên
84.292
1,23
Tăng quỹ phát triển kinh doanh
500.000
7,3
Trả các khoản phải trả phải nộp khác
867.797
12,64
Tăng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
2.626.351
38,2
Chia lợi nhuận
1.640.828
23,9
Tăng quỹ quản lý của cấp trên
91.628
1,34
Chia quỹ khen thưởng phúc lợi
115.015
1,67
Tăng nguồn kinh phí sự nghiệp
181.639
2,65
Giảm nguồn vốn đầu tư XDCB
15.501
0,22
Đầu tư cho TSCĐ
552.246
8,05
Tổng cộng
6.867.442
100
6.867.442
100
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS)
Căn cứ vào bảng trên cho thấy: Tổng số vốn huy động được của công ty trong năm 2003 là 6.867.442 nghìn đồng, nguồn vốn huy động được của công ty phần lớn là từ quỹ dự phòng trợ cấp việc làm, với số tiền là 2.626.351 nghìn đồng chiếm 38,2% và từ số tiền người mua trả trước với số tiền là 2.413.725 nghìn đồng chiếm 35,15%, tăng quỹ phát triển kinh doanh 500.000 đồng chiếm 7,3%, trích khấu hao TSCĐ 410.398.000 đồng chiếm 6%. Bên cạnh đó công ty còn huy động từ các nguồn khác: tăng nguồn kinh phí sự nghiệp, tăng quỹ quản lý của cấp trên, chênh lệch tỷ giá tăng, …
Từ nguồn vốn huy động được ở trên, công ty đã đầu tư chủ yếu cho việc phục vụ cấp tín dụng cho khách hàng, với số tiền là 1.802.212 nghìn đồng chiếm 26,24%, đầu tư tài chính dài hạn với số tiền là 601.360 nghìn đồng chiếm 8,75%, giá tăng vốn bằng tiền 982.018 nghìn đồng chiếm 14,3%, chia lợi nhuận 1.640.828 nghìn đồng chiếm 23,9%, thanh toán cho người bán 1.28.763.000 đồng chiếm 1,86%, nộp thuế cho Nhà nước 77.410.000 đồng chiếm 1,14%, trả lương CNV 84.292.000 đồng chiếm 1,23%, thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác 867.797.000 đồng chiếm 12,64% và sử dụng cho các mục đích khác như: chia quỹ khen thưởng phúc lợi 115.015.000 đồng chiếm 1,67%, đầu tư cho TSCĐ 552.246.000 đồng chiếm 8,05% và giảm nguồn vốn đầu tư XDCB.
2.2.4. Xác định vốn luân chuyển và nhu cầu vốn luân chuyển
2.2.4.1. Xác định vốn luân chuyển (VLC)
Công thức tính:
VLC = VTX (Nguồn vốn dài hạn) - Tài sản cố định
= Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Bảng 2.6: mức vốn luân chuyển
Đơn vị:1.000 đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm 2002
Cuối năm 2002
Cuối năm 2003
I. VLC = VTX - TSCĐ
1. VTX
60.375.656
61.835.908
63.558.775
- Vốn CSH
60.375.659
61.835.908
63.558.775
- Nợ DH
0
0
0
- Nợ khác
0
0
0
2. TSCĐ
58.706.077
59.232.122
59.500.832
II. VLC = TSLĐ - Nợ NH
1.TSLĐ
12.759.694
14.721.422
17.431.042
2. Nợ NH
11.090.112
12.117.636
13.373.100
VLC
1.669.581
2.603.786
4.057.942
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS)
So sánh mức vốn luân chuyển ta thấy: Năm 2003 cao hơn năm 2002 là (4.057.942.213 - 2.603.786.286) = 1.454.155.927 đồng. Theo kết quả bảng trên, giá trị TSCĐ của các năm đều nhỏ hơn giá trị nguồn vốn dài hạn. Có nghĩa là TSCĐ được tài trợ một cách ổn định và an toàn, đó là do vốn chủ sở hữu tăng, tức là từ nguồn vốn kinh doanh được bổ sung thêm từ quỹ phát triển kinh doanh và từ lãi chưa phân phối. Vốn luân chuyển là khoản vốn dài hạn không sử dụng để tài trợ TSCĐ, có thể được dùng để đáp ứng những nhu cầu khác. Như vậy việc sử dụng vốn ở công ty là hợp lý, đúng nguyên tắc và qua đó cũng thấy được tình hình tài chính của công ty là rất lành mạnh.
2.2.4.2. Xác định nhu cầu vốn luân chuyển
Công thức tính:
NCVLC = Phải thu + Hàng tồn kho - Phải trả
(Phải trả = Nợ ngắn hạn - Vay ngắn hạn)
Bảng 2.7: nhu cầu vốn luân chuyển
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm 2002
Cuối năm 2002
Cuối năm 2003
1. Phải thu
7.410.314.605
8.741.758.561
10.543.970.046
2. Hàng tồn kho
115.070.818
198.128.728
188.217.635
3. Phải trả
11.090.112.343
12.117.636.150
13.373.100.608
+ Nợ NH
11.090.112.343
12.117.636.150
13.373.100.608
+ Vay NH
0
0
0
NCVLC
- 3.564.726.920
-3.177.748.861
- 2.640.912.927
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS)
Theo kết quả tính toán ở trên thì cuối hai năm nợ ngắn hạn thừa để tài trợ cho phần TSCĐ trừ tiền. Như vậy, nhu cầu vốn luân chuyển cuối năm 2002 và 2003 là - 3.117.748.861 đồng và -2.640.912.927 đồng. Điều đó cũng có nghĩa là công ty không cần thiết phải huy động thêm vốn từ vay ngắn hạn.
2.2.5. Phân tích tốc độ luân chuyển của TSLĐ.
Vốn là yếu tố rất quan trọng và cần thiết trong SXKD, để sử dụng vốn có hiệu quả thì cần phải đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn đặc biệt là TSLĐ. Để đánh gía hiệu quả sử dụng TSLĐ ta tính một số chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển TSLĐ.
* Số vòng quay của TSLĐ:
Số vòng quay của TSLĐ
=
Doanh thu thuần
TSLĐ bình quân
Trong đó:
- TSLĐ bình quân:
Năm 2002
=
12.759.694+14.721.422
=
13.740.558 nghìn đồng
2
Năm 2003
=
17.431.042+14.721.422
=
16.076.232 nghìn đồng
2
Số vòng quay của TSLĐ.
Năm 2002
=
12.653.672
=
0.92 vòng
13.740.558
Năm 2003
=
10.793.187
=
0.67 vòng
16.076.232
Kết quả cho thấy: số vòng quay TSLĐ năm 2002 là 0.92 vòng, còn số vòng quay TSLĐ năm 2003 là 0.67 vòng. Như vậy, số vòng quay TSLĐ năm 2002 cao hơn năm 2003, mặc dù tốc độ luân chuyển vốn cả hai năm đều chậm : nếu năm 2002 doanh nghiệp đầu tư bình quân 1 đồng vào TSLĐ trong kỳ thì chỉ tạo ra được 0.92đồng, cũng con số đó thì ở năm 2003 là 0.67 đồng. Nguyên nhân chính là do TSLĐ bình quân năm 2003 tăng cao hơn năm 2002 trong khi doanh thu thuần năm 2003 lại thấp hơn năm 2002. Kết quả trên cho thấy: tốc độ luân chuyển vốn của công ty là còn chậm chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty là chưa cao và còn có xu hướng giảm sút. Công ty cần phải có biện pháp kịp thời để cải thiện tình trạng trên.
* Thời gian một vòng quay luân chuyển TSLĐ
Thời gian một vòng luân chuyển TSLĐ
=
Thời gian phân tích
Số vòng quay của TSLĐ
Thời gian một vòng luân chuyển TSLĐ năm 2002
=
360 ngày
=
391.3 ngày
0.92
Thời gian một vòng luân chuyển TSLĐ năm 2003
=
360 ngày
=
537.3 ngày
0.67
Thời gian một vòng luân chuyển TSLĐ cho biết: trung bình cứ một vòng quay TSLĐ thì hết bao nhiêu ngày. Theo kết quả trên: bình quân để TSLĐ quay được một vòng thì năm 2002 hết 391.3 ngày, còn năm 2003 là 537.3 ngày. Như vậy, trong cả hai năm, một vòng quay TSLĐ dài hơn cả thời gian kỳ phân tích ( 360 ngày), điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ là còn thấp, công ty cần phải có phương án điều chỉnh cho phù hợp.
2.2.6. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản và ý nghĩa của chúng
Từ bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài chính ở trên, ta tính được:
2.2.6.1. Các hệ số cấu trúc :
Hệ số cấu trúc bên TS
Đầu kỳ
Cuối kỳ
T1=TSCĐ(GT còn lại)/Tổng TS
0,085
0,083
T2=Đầu tư TCDH/Tổng TS
0,67
0,64
T3=Các KPT/Tổng TS
0,112
0,129
T4=Tiền & ĐTTCNH/Tổng TS
0,0395
0,0496
Hệ số cấu trúc bên NV
Đầu kỳ
Cuối Kỳ
V1=VTX/Tổng NV
0,845
0,837
V2=Nợ NH/Tổng NV
0,155
0,163
V3=VC/Tổng NV
0,845
0,845
V4=Nợ phải trả/Tổng NV
0,155
0,163
V5=VC/VTX
1
1
Hệ số cân bằng
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Ed1=VTX/TSCĐ(gtcl)
9,89
10,07
Ed2=VC/TSCĐ(GTCL)
9,89
10,07
En1=TSLĐ/Nợ ngắn hạn
1,215
1,303
En2=(Tiền+các KPT)/Nợ ngắn hạn
0,98
1,09
En3=Tiền/Nợ ngắn hạn
0,254
0,304
Hệ số luân chuyển
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Ld1=Tổng doanh thu/Tổng tài sản
0,162
0,132
Ld2=Tổng doanh thu/VC
0,192
0,158
2.2.6.2. Các hệ số về khả năng thanh toán :
* Hệ số thanh toán tổng quát
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Đầu năm 2003 =
77.989.094
= 6,4 lần
12.117.636
Cuối năm 2003 =
81.852.321
= 6,1 lần
13.373.100
Như vậy, cứ 1 đồng đi vay của công ty thì có 6,4 đồng tài sản đảm bảo ở thời điểm đầu năm và 6,1 đồng tài sản đảm bảo ở thời điểm cuối năm. Các hệ số thanh toán tổng quát đều lớn hơn 1, có nghĩa là công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán .
* Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =
Tổng giá trị TSLĐ
Tổng nợ ngắn hạn
Đầu năm 2003 =
14.721.422
= 1,2 lần
12.117.636
Cuối năm 2003 =
17.431.042
= 1,3 lần
13.373.100
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm lớn hơn đầu năm và đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
* Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh =
Tổng giá trị TSLĐ- Tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Đầu năm 2003 =
14.721.422 -198.128
=1,2lần
12.117.636
Cuối năm 2003 =
17.431.042 – 188.217
= 1,3 lần
13.373.100
Hệ số thanh toán nhanh cuối năm lớn hơn đầu năm và đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty. Tuy nhiên, do tỷ trọng các khoản phải thu lớn trong tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (đầu năm, tỷ trọng này là 59,4%, cuối năm là 60,5%) vì vậy khả năng thanh toán của công ty phụ thuộc nhiều vào khả năng thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản nợ của khách hàng.
Qua đánh giá khái quát một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán, ta có bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty như sau:
Bảng 2.8 : Khả năng thanh toán của công ty
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Số tuyệt đối
(%)
1. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
14.721.422
17.431.042
2.709.620
18,4
- Tiền và tương đương tiền
14.523.294
17.242.825
2.719.531
18,7
- Hàng tồn kho
198.128
188.217
- 9.911
- 5
2. Tổng nguồn vốn
73.953.544
76.931.875
2.978.331
4
3. Tổng tài sản
73.953.544
76.931.875
2.978.331
4
4. Nợ phải trả
12.117.636
13.373.100
1.255.464
10,36
5. Nợ ngắn hạn
12.117.636
13.373.100
1.255.464
10,36
6. Hệ số thanh toán tổng quát
6,4
6,1
-0,3
- 4,9
7.Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
1,2
1,3
0,1
8,3
8. Hệ số thanh toán nhanh
1,2
1,3
0,1
8,3
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS)
2.2.6.3. Các hệ số về hoạt động :
* Vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu =
Tổng doanh thu thuần
Các khoản phải thu bq
Năm 2002 =
12.653.672
= 1,57 vòng
8.076.036
Năm 2003 =
10.793.187
= 1,12 vòng
9.642.864
Như vậy số lần thu được nợ của năm 2002 là 1,57 cao hơn năm 2003 (1,12 lần), chứng tỏ hiệu quả thu nợ của công ty là chưa cao. Còn có nhiều khoản vốn của công ty bị người khác chiếm dụng, lànm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công ty cần đề ra phương án thu nợ có hiệu quả.
+ Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình =
360 ngày
Vòng quay các khoản phải thu
Năm 2002 =
360 ngày
= 229 ngày
1,57 vòng
Năm 2003 =
360 ngày
= 321 ngày
1,12 vòng
Kỳ thu tiền trung bình cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Năm 2002 phải mất 229 ngày. Trong khi năm 2003 mất 321 ngày. Như vậy thời gian thu năm 2003 còn rất chậm, gây hậu quả xấu là vốn của công ty bị chiếm dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
+ Vòng quay vốn kinh doanh:
Vòng quay vốn kinh doanh
=
Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quân
Năm 2002
=
9.112.098+2.838.332+703.242
=
12.653.672
=
0,16 vòng
76.696.896
76.696.896
Năm 2003
=
6.901.181+3.538.406+353.600
=
10.793.187
=
0,14 vòng
79.920.707
79.920.707
Như vậy, số vòng quay vốn kinh doanh năm 2002 là 0,16 vòng cao hơn năm 2003 ( 0,14 vòng). Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư là thấp và có xu hướng giảm. Công ty cần có biện pháp tăng doanh thu để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa.
2.2.6.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh
Tỷ suất LN trước thuế vốn kinh doanh
=
Lợi nhuân trước thuế
Vốn kinh doanh bình quân
Năm 2002
=
2.130.920
=
2.130.920
=
0,027
75.404.699 + 77.989.094
76.696.896
2
Năm 2003
=
2.313.920
=
0,029
77.989.094+81.852.321
2
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân
Năm 2002
=
1.823.466
=
0,024
76.696.896
Năm 2003
=
1.870.040
=
0,023
79.920.707
Kết quả trên cho thấy: với một đồng vốn bỏ ra thì đem lại số lợi nhuận trước thuế năm 2002 là 0,027 đồng, năm 2003 là 0,029 đồng, điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận sau thuế năm 2002 thu được 0,024 đồng, năm 2003 thu được 0,023 đồng. Như vậy tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh của Công ty nhìn chung là thấp.
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
=
Lợi nhuận trước thuế
Doanh thu thuần
Năm 2002
=
2.130.920
=
0,17 (17%)
12.653.672
Năm 2003
=
2.313.250
=
0,21 (21%)
10.793.187
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Năm 2002
=
1.823.466
=
0,144 (14,4%)
12.653.672
Năm 2003
=
1.870.040
=
0,173 (17,3%)
10.793.187
Như vậy, với nỗi một đồng doanh thu mà doanh nghiệp bỏ vào kinh doanh trong kỳ thì đem lại 0,14 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2002 và 0,17 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2003. Chứng tỏ một đồng doanh thu thì năm 2003 đem lại hiệu quả cao hơn năm 2002.
* Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH :
Tỷ suất lợi nhuận
vốn CSH
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn CSH bình quân
Vốn CSH
bình quân năm 2002
=
64.314.587+65.871.458
=65.093.022 nghìn đ
2
Vốn CSH bình quân năm 2003
=
65.871.458+68.479.221
=67.175.339 nghìn đ
2
Năm 2002
=
1.823.466
=0,028(2,8%)
65.093.022
Năm 2003
=
1.870.040
= 0,028(2,8%)
67.175.339
Ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận của cả hai năm đều bằng nhau và bằng 2,8%, có nghĩa là 1 đồng vốn CHS bỏ vào kinh doanh mang lại 0,028 đồng lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn năm 2002 và năm 2003 có hiệu quả như nhau.So sánh với tỷ suất lợi nhuận của vốn kinh doanh mang lại ,năm 2002 là 0,024 đồng còn năm 2003 là 0.023 đồng.
Như vậy, trong cả hai năm thì doanh lợi vốn CSH đều lớn hơn doanh lợi của tổng vốn ,điều đó chứng tỏ việc sử dụng vốn vay là có hiệu quả .
2.2.7. Tình hình thực hiện kinh doanh dịch vụ trong hai năm 2002 – 2003
Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 và 2003, ta thấy: so với năm 2002 lợi nhuận trước thuế năm 2003 tăng 182.329.369 đồng tương ứng 7,88%. Có kết quả đó là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 285.679.424 tương ứng 13,7%. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ lại âm (-104.769.784 đồng) và lợi nhuận từ thu nhập khác là giảm 123.747.389 đồng tương ứng 26,68%, nhưng khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng lớn hơn phần thu bất thường giảm và lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ âm nên tổng lợi nhuận trước thuế năm 2003 vẫn lớn hơn tổng lợi nhuận trước thuế năm 2002.
Việc lợi nhuận trước thuế năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là do những nguyên nhân sau:
- Tốc độ tăng doanh thu từ hoạt động tài chính là 19,78%, đồng thời mức tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính là 13,7%. Có được kết quả này là do các chi phí bất thường giảm 225.894.874 đồng tương ứng 94,3%, điều này thể hiện doanh nghiệp đã có chính sách hiệu quả trong quản lý tiết kiệm chi phí
Trong hai năm 2002 và 2003 công ty không thu được lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ, thậm chí lợi nhuận bị âm. Kết quả không tốt này là do chi phí quản lý doanh nghiệp quá lớn chiếm 8,9% trong doanh thu thuần. Năm 2003 tăng 37.943.760 đồng tương ứng 6,17% so với năm 2002 trong khi doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ giảm 1.876.144.834 đồng tương ứng 14,8%. Bên cạnh đó còn do công ty chưa làm tốt công tác khách hàng, không có nhiều hợp đồng được ký kết. Mặc dù công ty được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả cao, chưa tận dụng hết công suất của thiết bị.Từ đó, dẫn đến lãng phí tiềm năng, giảm hiệu quả kinh doanh.
2.2.8. Nhận xét chung về tình hình chính năm 2003 so với năm 2002
Xét một cách tổng quát về tình hình tài chính năm 2003 so với năm 2002, thì ta có thể thấy lợi nhuận năm 2003 tăng so với năm 2002 (7,88%) điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty có tiến triển. Tuy nhiên, lợi nhuận mà công ty đạt được chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động tài chính, còn hoạt động kinh doanh dịch vụ không mang lại lợi nhuận, thậm chí còn lỗ. Vì vậy công ty cần phải có ngay những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình hình này. Để thấy rõ hơn tình hình này, ta phải tiến hành đi sâu tính toán, phân tích các chỉ số tài chính, nguồn hình thành tài sản lấy từ đâu và tình hình sử dụng tài sản như thế nào. Từ đó, mới hiểu rõ được tình hình tài chính, thấy được nguyên nhân của những mặt mạnh và yếu. Trên cơ sở đó để đưa ra các biện pháp khắc phục, với mục đích là làm cho tình hình sản xuất kinh doanh được tốt nhất trong điều kiện có thể.
2.2.9. Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 2.9: báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
9.127.758.539
6.901.181.591
-2.226.576.948
-24,4
Các khoản giảm trừ
15.660.511
- Chiết khấu
- Giảm giá
- Thuế TTĐB
Thuế XK và thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp
1. Doanh thu thuần
9.112.098.028
6.901.181.591
-2.216.916.437
-24,3
2. GVHB
8.660.495.499
6.391.273.971
3. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
451.602.529
509.943.620
58.341.091
12,9
4. Doanh thu hoạt động tài chính
2.838.332.230
3.538.406.407
700.074.177
24,6
5. Chi phí tài chính
- Trong đó: Lãi vay phải trả
1.046.388.924
0
1.460.783.674
0
6. Chi phí bán hàng
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
576.372.313
614.316.073
37.943.706
6,6
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.667.173.522
1.973.250.277
306.076.755
18,3
9. Thu nhập khác
703.242.063
353.600.000
-349.642.063
-49,7
10. Chi phí khác
239.494.674
13.600.000
11. Lợi nhuận khác
463.747.389
340.000.000
-123.747.389
-26,7
12. Tổng lợi nhuận trước thuế
2.130.920.911
2.313.250.280
182.329.369
8,6
13. Thuế thu nhập
307.454.650
443.209.587
14. Lợi nhuận sau thuế
1.823.466..261
1.870.040.693
46.574.432
2,6
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS)
Năm 2003 doanh thu thuần của công ty đạt 10.793.187.998 đồng, giảm 1.860.484.323 đồng (14,7%) so với năm 2002. Trong đó doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ đạt 6.901.181.591 đồng, giảm 2.226.576.948 đồng (24,4%) so với năm 2002.
Giá vốn hàng bán năm 2003 giảm 2.269.257.528 đồng (26,2%).Trong năm 2002 để có được 100 đồng tổng doanh thu thuần thì công ty phải hao phí 68,44 đồng giá vốn hàng bán (để có được 100 đồng doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ thì công ty phải hao phí 95,04 đồng giá vốn). Năm 2003 để có được 100 đồng tổng doanh thu thuần thì công ty phải hao phí 59,21 đồng giá vốn (để có được 100 đồng doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ thì công ty phải hao phí 92,61 đồng giá vốn). Như vậy, để có được 100 đồng tổng doanh thu thuần năm 2003, công ty hao phí một lượng giá vốn hàng bán ít hơn so với năm 2002.
Năm 2003, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 37.943.760 đồng (6,5%) so với năm 2002. Trong khi đó, tổng doanh thu thuần giảm 14,7%. Bên cạnh đó, để có được 100 đồng doanh thu thuần thì năm 2002 công ty hao phí 6,32 đồng, năm 2003 là 8,9 đồng. Đây là một điểm hạn chế của công ty, cần phải có chính sách hiệu quả trong công tác quản lý nhằm giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Chi phí hoạt động tài chính tăng 414.394.750 đồng (39,6%), doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 700.074.177 (24,6%), doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm 32,8% tổng doanh thu thuần năm 2003 và chiếm 22,4% tổng doanh thu thuần năm 2002. Điều này phản ánh hiệu quả từ hoạt động tài chính của công ty là khá cao và ngày càng tăng.
Lợi nhuận gộp từ cung cấp dịch vụ tăng 58.341.019 đồng (12,9%). Trong năm 2002 cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 4,95 đồng lợi nhuận gộp, năm 2003 là 7,38 đồng lợi nhuận gộp. Mức sinh lợi trên một đơn vị doanh thu thuần năm 2003 tăng so với năm 2002 chứng tỏ hiệu quả kinh doanh năm 2003 cao hơn so với năm 2002.
Trong năm 2002 cứ 100 đồng tổng doanh thu thuần đem lại 0,144 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2003 là 0,173 đồng lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế tăng 46.574.432 đồng (2,6%) trong khi tổng doanh thu thuần giảm 1.860.484.323 đồng (14,7%), phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty tương đối tốt. Nhưng công ty cần xem xét để tăng doanh thu từ cung cấp dịch vụ bởi lợi nhuận sau thuế tuy có tăng nhưng tăng là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Chương III
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại
công ty vietrans
Định hướng phát triển của công ty( 2005- 2010).
Như những con tàu chở đầy hàng hoá xuất nhập khẩu vượt qua muôn trùng sóng gió đến thị trường các châu lục, mang ngoại tệ về cho đất nước để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, toàn thể cán bộ công nhân viên Vietrans và hai liên doanh quyết tâm vượt qua mọi thách thức, nắm bắt cơ hội, phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2004, toàn công ty tích cực quyết tâm phấn đấu giành thành tích ngay trong những ngày đầu, tháng đầu của năm mới, tiến tới hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2005 của bộ thương mại đã giao, phấn đấu tăng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách 16% trong năm 2005, đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, một nấc thang mới mà công ty phải vượt qua.
Nâng cao năng lực quản lý, kiện toàn tổ chức theo hướng chuyên môn hoá và đào tạo cán bộ trong toàn bộ hệ thống để phù hợp với mô hình công ty mẹ - công ty con, thực hiện lộ trình đã báo cáo trong dự án đã trình bộ và chính phủ duyệt nhanh nhất.
Tổ chức tốt công tác thị trường đó là: tăng cường công tác Maketing, phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và có giá hợp lý, coi đây là hai công cụ cạnh tranh chủ đạo tích cực; mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài, tăng cường tìm kiếm đại lý, khôi phục những đại lý tiềm năng để khai thác tốt hơn dịch vụ giao nhận vận tải háng hoá, đặc biệt là thị trường Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc và các thị trường khác mà công ty đã ký kết hợp đồng.
Tiếp tục tập trung vốn, đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp kho hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, mua thêm các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác kinh doanh kho; triển khai đề án xây dựng kho mới, phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo trong kinh doanh, khai thác mọi tiềm năng hiện có. Lên kế hoạch tập trung vốn cùng với liên doanh LOTUS mua hai tàu mới, mỗi tàu có trọng tải trên hai vạn tấn để khắc phục đội tàu, nhằm đa dạng hoá loại hình kinh doanh, khai thác cảng biển hiện nay hiệu quả hơn.
Đầu tư nhiều hơn nữa cho chi nhánh TP. HCM cả về cơ sở vật chất và nhân lực, nhằm đưa doanh số và lợi nhuận của chi nhánh vào câu lạc bộ chục tỷ tại TP. HCM
Thông qua phong trào thi đua, thổi vào một luồng sinh khí mới tạo nên một quyết tâm mới, một sức bật mới nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong toàn ngành Vietrans.
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội thông qua việc tài trợ và ủng hộ kinh phí cho các chương trình mà đảng và nhà nước phát động và đẩy mạnh công tác quảng cáo để góp phần quảng bá thương hiệu Vietrans trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tích cực hoàn tất thủ tục xây dựng trụ sở văn phòng làm việc tại Hà nội và 102C Nguyền Văn Cừ- TP.HCM với quy mô 20 tầng để sớm khởi công vào cuối năm 2006, có trụ sở mới phục vụ kinh doanh cho TNT và các đại lý của Vietrans.
Quan tâm chỉ đạo thúc đẩy hoạt động các liên doanh, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, phấn đấu đạt kết quả kinh doanh cao hơn nữa xứng đáng với những danh hiệu mà Nhà nước, Chính phủ và Bộ Thương mại trao tặng.
Quan tâm chăm sóc khách hàng, coi cách ứng xử của các nhà cung cấp dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tính hấp dẫn của ngành Vietrans. Có chiến lược đa dạng hoá ngành nghề, tiến tới làm tăng dịch vụ Logistics.
Phát huy dân chủ, chăm lo đời sống CBCNV, đẩy mạnh phong trào thi đua, dành nhiều danh hiệu thi đua cao quý hơn năm 2004 để góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch được giao. Lập thành tích chào mững các ngày lễ lớn trong năm và 35 năm thành lập ngành Vietrans.
Thưòng xuyên quan tâm, làm tốt công tác vệ sinh, an toàn lao động, PCCC, PCBL, bảo vệ an toàn hàng hoá, tài sản, tính mạng người lao động, giữ vững ổn định phát triển công ty.
Tiếp tục việc ủng hộ đầu tư thiết bị và mở rộng quy mô hoạt động của công ty liên doanh LOTUS để từng bước nâng cao sức cạnh tranh ngang tầm với những cảng lớn ở trong nước và khu vực. Chủ động loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của việc tư do hoá thương mại, dịch vụ cảng biển khi gia nhập WTO.
Xây dựng bãi container và mua sắm các thiết bị phục vụ công tác xếp dỡ container đáp ứng xu hướng container hoá của thị trường nhằm tăng doanh thu.
Đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh của LOTUS như khai thác cảng biển, giao nhận bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bãi, kinh doanh xuất nhập khẩu, đại lý tàu biển, cung ứng tàu biển...
Một số dự án chiến lược cụ thể:
- Xây dựng cao ốc văn phòng 17 tầng tại diện tích 7.600 m2 đất đường Phạm Văn Đồng Hà nội .
- Đầu tư san lấp và xây dựng khu kho hiện đại để gom hàng sát quốc lộ 1A 7.000 m2 tại thành phố Đà nẵng.
- Xây dựng văn phòng cao ốc tại 20 Trần Phú thuộc thành phố Đà nẵng.
- Xây dựng văn phòng làm việc tại 102 Nguyễn Văn Cừ thành phố Hồ Chí Minh với diện tích đất 1.700 m2.
- Xây dựng khu kho liên hoàn hiện đại tại Pháp vân và thị trấn Yên viên thành phố Hà nội.
...
Một số chỉ tiêu chủ yếu:
Dự kiến trong vòng 5 năm tới tốc độ tăng trưởng bình quân của Vietrans và các công ty con, công ty liên kết sẽ ở mức 10 đến 15 % / năm về các chỉ tiêu chủ yếu . Sau đây là một số số liệu cơ bản:
a. Công ty Vietrans, Các công ty con và các công ty liên doanh:
Đơn vị tính : Triệu VNĐ
Năm
Vốnkinh doanh
Doanh thu
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Năm 2005
368.000
262.000
54.000
34.700
Năm 2006
375.000
290.000
60.000
38.800
Năm 2007
385.000
320.000
66.000
43.500
Năm 2008
400.000
360.000
72.000
48.700
Năm 2009
415.000
400.000
80.000
54.600
Năm 2010
420.000
465.000
88.000
61.000
b. Công ty Vietrans :
Đơn vị : Triệu VNĐ
Năm
Vốnkinh doanh
Doanh thu
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Năm 2005
104.000
20.000
8.800
670
Năm 2006
114.000
25.000
9.600
770
Năm 2007
125.000
32.000
10.000
820
Năm 2008
134.000
40.000
10.800
850
Năm 2009
150.000
50.000
11.500
900
Năm 2010
165.000
62.000
13.000
1.000
Như vậy, dự kiến đến năm 2010 các chỉ tiêu chủ yếu của công ty Giao nhận Kho vận ngoại thương như sau:
Tổng Doanh thu 465 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2003.
Lợi nhuận 88 tỷ đồng , gấp 1,9 lần so với năm 2003.
Nộp Ngân sách 61 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2003.
3.2. Các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của
công ty Vietrans.
3.2.1. Đẩy mạnh khối lượng các dịch vụ mà công ty đang cung cấp
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự tìm hướng đi thích hợp cho riêng mình. Một hướng đi đúng đắn và thích hợp sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Để có thể tồn tại và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường giao nhận thì VIETRANS cần phải phát triển hơn nữa các dịch vụ của mình.
Tăng khối lượng các dịch vụ, tạo điều kiện thu hút khách hàng nhiều hơn từ đó làm tăng doanh thu, tăng lượng vốn lưu động làm cho quá trình luân chuyển vốn tăng lên, hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng cao.
Công tác nghiên cứu nắm bắt các thông tin về thị trường, mở rộng thị trường, khai thác thêm khách hàng... là công việc hết sức quan trọng, góp phần quyết định sự thành bại của việc kinh doanh. Tuy nhiên các công việc này chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, điều này dẫn đến những chính sách, đường lối mang lại hiệu quả không cao, khối lượng dịch vụ thực hiện được ít, trong khi chi phí cố định bỏ ra lớn, dẫn đến tình trạng có nhiều nghiệp vụ thực hiện bị lỗ, bị lãng phí nguồn lực.
3.2.1.2. Các biện pháp tiến hành
Quảng cáo là phương tiện không thể thiếu để đưa các dịch vụ của công ty đến với khách hàng. Quảng cáo để khách hàng biết các thông tin về các dịch vụ mà công ty cung cấp, cũng như uy tín của công ty, chất lượng các dịch vụ, các ưu thế của công ty,các ưu đãi của công ty...Đây là công việc mà phòng Maketing đảm nhận và hình thức quảng cáo hấp dẫn cũng là sách lược thu hút khách hàng đến với công ty.
Quảng cáo có thể tiến hành trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các đối tác liên doanh, qua các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế, qua các khách hàng của công ty...
Cần có những dịch vụ hỗ thợ khách hàng, có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ miễn phí trong thời gian ít khách, như: Tư vấn cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên thị trường, tình hình hoạt động ngoại thương, luật pháp quốc tế. Tư vấn cho khách hàng về các đối tác xuất nhập khẩu có tiềm lực và uy tín trên thị trường. Tư vấn về các hãng tầu biển có uy tín, đoạn đường đi hợp lý, những thủ tục cần thiết để thực hiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu được nhanh chóng, thuận lợi. Những hoạt động này nhằm thu hút, chiếm cảm tình của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao uy tín của công ty, phục vụ cho công việc kinh doanh về sau.
Một phòng Marketing chuyên trách là điều kiện cần thiết cho công ty kinh doanh có hiệu quả. Hiện tại, công ty có phòng Marketing nhưng hoạt động của phòng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao, nhất là trong công tác tìm kiếm khách hàng. Vì vậy, công ty chưa có chiến lược Marketing hoàn hảo, để có thể thu hút nhiều hơn khách hàng đến với công ty. Cần phải đầu tư phát triển một phòng Maketing chất lượng, hiệu quả.
Bên cạnh quảng cáo để khách hàng biết đến công ty và các dịch vụ mà công ty cung cấp thì công ty cần phải có những chính sách ưu đãi, để làm sao có thể “ vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, có như vậy mới giữ vững được uy tín lâu dài, tạo niềm tin và khuyến khích khách hàng.
3.2.2. Tăng khả năng thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng
Vốn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả thì kinh doanh mới có lãi, vốn bị chiếm dụng là một sự lãng phí của công ty. Do đó, công ty cần phải có chính sách sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả tránh tình trạng để ngời khác chiếm dụng, nhất là trong quản lý các khoản phải thu từ khách hàng đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất của Vietrans hiện nay. Muốn quản lý tốt các khoản phải thu thì công ty cần phải nắm vững khả năng về tài chính của khách hàng để xác định mức cho nợ và thời gian nợ. Vì vậy, công tác Marketing và tìm hiểu khách hàng giữ vai trò quan trọng, quyết định trong việc giảm phải thu của khách hàng.
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp :
Làm giảm các khoản thu quá hạn, nợ khó đòi điều này cũng có nghĩa là tăng khả năng thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là phải thu từ khách hàng, tránh tình trạng vốn của công ty bị người khác chiếm dụng, gây lãng phí trong sử dụng vốn của công ty, từ đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh bị giảm. Mặt khác, thu hồi vốn kịp thời sẽ bổ sung nguồn vốn cho kinh doanh, làm tăng hiệu quả kinh doanh.
3.2.2.2. Các biện pháp tiến hành
Cần phải có một đội ngũ làm công việc phân tích thị trường, từ đó có những thông tin chính xác về khách hàng ( nhất là về tiềm lực tài chính), để từ đó có những chính sách thu nợ hợp lý, có lợi cho cả đôi bên. Ban này có thể kiêm luôn công việc thu hồi công nợ và thường xuyên báo cáo kết quả thu được.
Thường xuyên tiến hành rà soát, phân loại các khoản phải thu đến hạn, tới hạn, và quá hạn, các khoản phải thu thu khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thường xuyên gửi thư, điện thoại, hoặc uỷ quyền cho người đại điện để thu hồi công nợ.
Khuyến khích khách hàng trả nợ nhanh bằng việc hưởng một tỷ lệ thanh toán nhất định khi trả nợ sớm, trước thời hạn hợp đồng.
Mở sổ theo dõi từng khách hàng, thực hiện việc ký kết hợp đồng giao nhận một cách chặt chẽ, đặc biệt là những hợp đồng có gía trị lớn, nhằm quản lý và thu hồi đúng hạn các khoản phải thu.
Có cơ chế động viên, khen thưởng với tỷ lệ thích hợp cho ban thu hồi công nợ nếu việc thu hồi đạt hiệu quả.
3.2.3. Tăng cường khai thác, nâng cao hiệu quả đầu tư hơn nữa ở thị trường TP. HCM
TP.HCM là một thị trường hứa hẹn đầy tiềm năng, đây là một thị trường đang phát triển rất mạnh mẽ, tuy nhiên doanh thu của chi nhánh của công ty ở đây chưa tương xứng với tiềm năng của vùng cũng như của ngành.
Cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho chi nhánh TP.HCM cả về cơ sở vật chất và nhân lực, nhằm đưa doanh số và lợi nhuận của chi nhánh vào câu lạc bộ chục tỷ
3.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các chi nhánh của công ty.
Trong những năm qua, sự phối hợp giữa các chi nhánh của công ty với nhau và giữa các chi nhánh với công ty chưa thực sự nhịp nhàng, hiệu quả, điều này chưa phát huy được thế mạnh của công ty, có chi nhánh ở nhiều nơi trong cả nước. Do đó, cần phải có sự phối hợp ăn ý, hiệu quả giữa các chi nhánh với nhau, lãnh đạo các chi nhánh phải thường xuyên trao đổi, thông tin với nhau
3.2.5. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên của công ty
Là công ty chuyên cung cấp dịch vụ trên phạm vi quốc tế, cho nên trình độ của cán bộ công nhân viên công ty cũng phải tương xứng với những yêu cầu của nhà chuyên môn thực thụ, có như vậy mới có thể đàm phán ký kết các hợp đồng với các công ty trên thế giới. Bên cạnh phải đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thì cần phải nâng cao trình độ kiến thức luật giao nhận quốc tế. Đây là một vấn đề rất quan trọng để tránh khỏi những sai phạm đáng tiếc khi ký kết cũng như thực hiện hợp đồng, bảo vệ uy tín của công ty cũng như tránh những tổn thất đáng tiếc có thể xảy ra. Vi phạm luật quốc tế trong vận tải ở Việt Nam trong năm qua đang là vấn đề nóng bỏng mà các công ty Việt Nam cần phải thận trọng khi tham gia kinh doanh.
Bên cạnh đó thì cần phải trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty để tạo nên sức bật mới cho công ty, với lòng nhiệt tình, niềm hăng say, đam mê, kiến thức của tuổi trẻ tạo nên một động lực mới, thúc đẩy công ty phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.
Nâng cấp, mở rộng hệ thống kho bãi.
Nhằm để tăng sức chứa, từ đó có thể tăng thu kinh doanh dịch vụ kho bãi, vì vào mùa vụ có nhiều lúc hệ thống kho bãi của công ty nhiều lúc không đủ sức chứa, gây lãng phí nhiều hợp đồng không được ký kết
Trang bị, hiện đại hoá trang thiết bị của công ty, nhất là những phương tiện vận tải để có thể tham gia ký kết những hợp đồng có tải trọng lớn. Xây dựng bãi container và mua sắm các thiết bị phục vụ công tác xếp dỡ container đáp ứng xu hướng container hoá của thị trường nhằm tăng doanh thu.
Kiến nghị đối với Công ty VIETRANS
Mặc dù với trình độ và thời gian có hạn, nhưng qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ở công ty Vietrans tôi thấy: tình hình tài chính của công ty trong năm 2003 là không có nhiều tín hiệu khả quan hơn so với năm 2002, mặc dù doanh thu vẫn tăng nhưng hiệu quả kinh doanh đạt được là chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và sức mạnh của công ty. Vì vậy, công ty cần phải có những chiến lược, những giải pháp kinh doanh hiệu quả hơn nữa để có thể phát huy những thế mạnh của mình. Từ đó, khẳng định được vị thế cũng như uy tín của mình trên thị trường trong nước và quôc tế.
Qua đây, tôi cũng xin được đóng góp một vài giải pháp hy vọng có thể góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty:
Cần phải làm tốt hơn nữa công tác khách hàng để duy trì và mở rộng mạng lưới khách hàng
Tăng cường khối lượng các dịch vụ cung cấp để tăng doanh thu.
Hoàn thiện bộ máy của công ty với phương châm trẻ hoá và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Cần có những giải pháp thu nợ đúng hạn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Với kiến thức còn khiêm tốn thì những giải pháp trên đây chưa có thể là tốt nhất, hiệu quả nhất. Nhưng với sự đóng góp chân tình và thành thật, hy vọng với những giải pháp trên có thể góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Mong được sự xem xét và đóng góp ý kiến của quý công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kết luận
Qua phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao nhận kho vận ngoại thương trong 2 năm 2002 và 2003 cho ta thấy: tình hình tài chính của công ty năm 2003 là không có nhiều tín hiệu khả quan hơn so với năm 2002 mặc dù lợi nhuận năm 2003 cao hơn năm 2002 nhưng phần lớn lợi nhuận của công ty là do hoạt động tài chính mang lại còn hoạt động kinh doanh thu được kết quả không cao.
Sỡ dĩ có tình trạng này là do công ty chưa có được một chiến lược kinh doanh hiệu quả: chưa làm tốt công tác khách hàng để có thể duy trì và phát triển rộng mạng lưới khách hàng, chưa có biện pháp phát triển các dịch vụ, mở rộng thị trường… Từ đó dẫn tới việc sử dụng nguồn vốn bị lãng phí. Việc lãng phí trong sử dụng vốn đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn chậm lại, vòng quay tài sản lưu động giảm,... Dẫn tới hiệu quả kinh doanh của công ty bị giảm, mức độ tăng doanh thu cũng giảm đi. Đây là một tín hiệu không tốt đối với công ty, cần phải có những chiến lược kinh doanh, những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để có thể khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Phụ lục 01
Bảng cân đối kế toán
Đến 31 tháng 12 năm 2003
Đơn vị: 1.000 đồng
Tài sản
Mã số
Số đầu năm 2002
Số đầu năm 2003
Số cuối năm 2003
A - Tài sản lưu động và đầu tư nh
100
14,721,422
16,981,632
20,757,823
(100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150 + 160)
I. Tiền
110
3,078,409
4,060,426
8,068,590
1. Tiền mặt tại quỹ
111
142,351
272,225
826,748
2. Tiền gửi ngân hàng
112
2,936,058
3,788,201
7,241,842
3. Tiền đang chuyển
113
II. Các khoản đầu tư tài chính NH
120
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
121
2. Đầu tư ngắn hạn khác
128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư NH (*)
129
III. Các khoản phải thu
130
8,741,758
10,094,559
10,632,435
1. Phải thu của khách hàng
131
2,541,391
3,890,748
2,891,352
2. Trả trước cho người bán
132
4,015,663
4,251,158
4,807,449
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
133
0
0
0
4. Phải thu nội bộ
134
1,420,819
1,420,819
1,555,943
- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
135
1,420,819
1,420,819
1,555,943
- Phải thu nội bộ khác
136
5. Các khoản phải thu khác
138
763,883
531,833
1,377,689
6. Dự phòng các KPT khó đòi (*)
139
IV. Hàng tồn kho
140
198,128
188,217
90,303
1. Hàng mua đang đi trên đường
141
2. Nguyên vật liệu, vật liệu tồn kho
142
122,794
54,260
18,323
3. Công cụ, dụng cụ trong kho
143
1,095
-
-
4. Chi phí SX, kinh doanh dở dang
144
35,779
74,239
133,957
5. Thành phẩm tồn kho
145
6. Hàng hoá tồn kho
146
7. Hàng gửi đi bán
147
8. Dự phòng giảm giá HTK (*)
149
V. Tài sản lưu động khác
150
3,104,031
2,703,125
2,638,427
1. Tạm ứng
151
2,674,500
2,334,023
2,130,575
2. Chi phí trả trước
152
272,213
264,416
266,062
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
57,318
4,684
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
154
5. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ
155
100,000
100,000
241,789
VI. Chi sự nghiệp
160
1. Chi sự nghiệp năm trước
161
2. Chi sự nghiệp năm nay
162
B. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn
200
58,706,077
59,232,122
59,500,832
(200 = 210 + 220 + 230 + 240)
I. Tài sản cố định
210
6,414,105
6,657,090
6,798,939
1. Tài sản cố định hữu hình
211
6,414,105
6,657,090
6,798,939
- Nguyên giá
212
10,673,682
11,296,349
11,848,595
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
213
-4,259,577
-4,639,258
-5,049,656
2. Tài sản cố định thuê tài chính
214
- Nguyên giá
215
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
216
3. Tài sản cố định vô hình
217
- Nguyên giá
218
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
219
II. Các khoản đầu tư tài chính DH
220
51,971,323
51,971,323
52,572,683
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
221
2. Góp vốn liên doanh
222
51,971,323
51,971,323
52,572,683
3. Đầu tư dài hạn khác
228
4. Dự phòng giảm giá đầu tư DH(*)
229
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược DH
240
320,649
603,709
129,210
tổng cộng tài sản (250 = 100 + 200)
250
71,465,771
73,953,544
76,931,875
nguồn vốn
300
Số đầu năm 2002
Số đầu năm
2003
Số cuối năm 2003
A - Nợ phải trả
310
11,090,112
12,117,636
13,373,100
(300 = 310 + 320 + 330)
I. Nợ ngắn hạn
311
11,090,112
12,117,636
13,373,100
1.Vay ngắn hạn
312
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
313
3. Phải trả cho người bán
314
6,947,127
6,436,665
6,307,902
4. Người mua trả tiền trước
315
1,203,383
2,253,539
4,667,264
5. Thuế và các khoản phải nộp NN
316
339,346
374,440
297,030
6. Phải trả công nhân viên
317
624,970
737,541
653,249
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
318
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
1,975,284
2,315,450
1,447,653
II. Nợ dài hạn
320
1. Vay dài hạn
321
2. Nợ dài hạn
322
III. Nợ khác
330
1. Chi phí phải trả
331
2. Tài sản thừa chờ xử lý
332
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
333
B - Nguồn vốn chủ sở hữu (400 = 410 + 420)
400
60,375,659
61,835,908
63,594,683
I. Nguồn vốn, quỹ
410
60,207,353
61,702,488
60,640,751
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
58,656,153
59,156,153
59,156,153
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
3. Chênh lệch tỷ giá
413
298,690
337,467
432,058
4. Quỹ phát triển kinh doanh
414
351,624
351,624
851,624
5. Quỹ dự phòng tài chính
415
185,414
185,414
185,414
6. Lãi chưa phân phối
416
699,970
1,656,329
15,501
7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
417
15,501
15,501
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
168,305
133,419
2,953,932
1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
421
12,708
11,628
2,637,979
2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
422
150,414
115,015
3. Quỹ quản lý của cấp trên
423
91,628
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp
424
5,183
6,776
188,416
- Nguồn KP sự nghiệp năm trước
425
- Nguồn KP sự nghiệp năm nay
426
5,183
6,776
35,908
- Nguồn KP đã hình thành TSCĐ
427
tổng cộng nguồn vốn (430 = 300 + 400)
430
71,465,771
73,953,544
76,967,784
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS)
Phụ lục 02
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2003 so với 2002
Số tiền
(%)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
9.127.758
6.901.181
-2.226.576
-24,4
Các khoản giảm trừ
15.660
- Chiết khấu
- Giảm giá
- Thuế TTĐB
Thuế XK và thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp
1. Doanh thu thuần
9.112.098
6.901.181
-2.216.916
-24,3
2. Giá vốn hàng bán
8.660.495
6.391.273
3. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
451.602
509.943
58.341
12,9
4. Doanh thu hoạt động tài chính
2.838.332
3.538.406
700.074
24,6
5. Chi phí tài chính
- Trong đó: Lãi vay phải trả
1.046.388
0
1.460.783
0
6. Chi phí bán hàng
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
576.372
614.316
37.943
6,6
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.667.173
1.973.250
306.073
18,3
9. Thu nhập khác
703.242
353.600
-349.642
-49,7
10. Chi phí khác
239.494
13.600
11. Lợi nhuận khác
463.747
340.000
-123.747
-26,7
12. Tổng lợi nhuận trước thuế
2.130.920
2.313.250
182.329
8,6
13. Thuế thu nhập
307.454
443.209
14. Lợi nhuận sau thuế
1.823.466
1.870.040
46.574
2,6
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS)
Tài liệu tham khảo
Giáo trình tài chính doanh nghiệp , Trường đại học kinh tế quốc dân 2003
Ngô Thị Cúc, Phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Thanh niên 2000
3. Vũ Việt Hùng, Giáo trình Quản lý tài chính , nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2002
4. Nguyễn Năng Phúc, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà xuất bản thống kê 2001.
5. PGS.PTS.Ngô Thế Chi, Lập, Đọc, Kiểm tra và phân tích Báo cáo Tài chính, nhà xuất bản thống kê 2001.
6. Website: www.Vietrans.com.Vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0416.doc