Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp là một việc rất khó khăn, bởi nó đòi hỏi tính tổng hợp phải cao, kết hợp phân tích chi tiết thông qua nhiều chỉ tiêu, tỷ suất đánh giá và so sánh chiều dọc, chiều ngang giữa các kỳ báo cáo.Trong mỗi ngành sản xuất kinh doanh có một đặc thù về chức năng nhiệm vụ, do đó khó có thể so sánh cùng với nhau và chỉ có thể đánh giá được dưới sự phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, sự tăng trưởng của nhà máy căn cứ vào những số liệu thực tế của năm 2004 và năm 2005.Vậy việc phân tích tình hình tài chính ở nhà máy chỉ bó hẹp trong những số liệu mà tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy cung cấp .
Quá trình sử dụng nguồn vốn của Nhà máy đóng tầu Hạ Long trong hai năm qua đã gặp một số vấn đề khó khăn nhưng nhìn chung vẫn có những vấn đề khả quan. Với triển vọng phát triển chung của toàn nghành trong những năm tới cộng với sự năng động và kinh nghiệm của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Nhà máy, em tin tưởng rằng Nhà máy đóng tầu Hạ Long sẽ tạo cho mình một vị thế vững chắc trong vùng công nghiệp Đông Bắc và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh – Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà nội, đặc biệt là cô giáo trực tiếp hướng dẫn Nguyễn Ngọc Điệp cùng toàn thể cán bộ đồng nghiệp trong Nhà máy đã giúp đỡ em hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp của mình.
68 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tính hiệu quả sử dụng vốn và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy đóng tầu Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm 2/3 diện tích tổng thể của nhà máy :
1-Xây dựng phân xưởng Vỏ mới để đóng những con tầu sức chở từ 50.000DWT trở lên.
2-Xây dựng Đà tàu 50.000T để phục vụ lắp ráp và hạ thuỷ các sơri tầu 53.000DWT do một công ty vận tải của Anh quốc đặt hàng.
3-Xây dựng Đà bán ụ 70.000T để phục vụ lắp ráp và hạ thuỷ các tầu sức chở 100.000DWT (đặc biệt đóng sơri tầu chở ôtô sức chở 90.000DWT - đã có đơn đặt hàng từ một công ty vận tải của Pháp quốc).
4-Xây dựng thêm Đà dọc 1000T (phía Tây nhà máy) để chuyên đóng & sửa chữa loại tầu có sức chở 3.500DWT trở xuống.
- Mở rộng khu đóng và sửa chữa tầu biển có sức chở lớn về phía huyện miền đông Hải Hà (bờ biển có mực nước sâu nhất miền Bắc) với diện tích hơn 400 ha.
- Mở rộng khu đóng và sửa chữa tầu biển có sức chở 90.000DWT trở xuống tại phía nam huyện Yên Hưng (tiếp xúc với cửa biển Bạch Đằng) với diện tích hơn 240 ha.
+ Đa dạng hoá sản xuất:
Đầu tư xây dựng một số ngành nghề sản xuất phụ trợ cho nhà máy .
- Xây dựng một xí nghiệp chuyên sản xuất tôn đóng tầu để cung cấp chính cho nhà máy và các thành viên khác trong Tổng công ty (với năng suất bình quân là 3 triêụ Tấn/năm).
- Xây dựng một xí nghiệp nhiệt điện (dùng than) phục vụ cho nhà máy và các cơ quan lân cận trong khu công nghiệp Cái Lân.
- Mở rộng thêm các dịch vụ đi kèm đáp ứng đủ nhu cầu như : Hệ thống dịch vụ nhà khách, Các lớp huấn luyện đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề của người lao động, Các dịch vụ ga-ra , cầu cảng…
Hiện nay, do mặt bằng sản xuất hạn chế nên nhà máy chỉ chuyên sâu vào việc đóng tầu mới (sức chở 13.500DWT trở xuống), còn việc sửa chữa tầu thì chỉ thực hiện với một số khách hàng là các công ty vận tải quen thuộc như các loại tầu của Ngân Hà, Hoàng Trung….(có sức chở 3500DWT trở xuống).
Sau khi các công trình dự án xây dựng hoàn thành, đi vào khai thác thì mọi công việc sản xuất đa ngành đa nghề của công ty (trong tương lai) sẽ phát triển hơn.
* Nhận xét chung : Với định hướng mở rộng qui mô sản xuất như trên, để hoàn thiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (theo dự kiến trong vòng 15 năm) và đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại (nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng), nhà máy cần phải huy động được một lượng vốn lớn (trên 25000 tỷ đồng). Song song với đó, nhà máy sẽ phải tuyển thêm ít nhất 28000 lao động và khi đó mức lương trung bình tối thiểu phải trả cho cán bộ công nhân viên là hơn 78 tỷ đồng/tháng, và đặc biệt chi phí vật tư cũng tăng gấp nhiều lần, tác động nghiêm trọng tới các nguồn ngân quĩ của nhà máy. Để đối phó với tình trạng nan giải trên, nhà máy có những chính sách mục tiêu nhằm sử dụng vốn một cách có hiệu quả và hợp lý:
- Tập trung đóng mới những loại tàu mà nhà máy có khả năng đảm nhiệm:
Đóng sơ ri những con tầu có sức chở 3.500DWT-6.500DWT trong thời gian ngắn chủ yếu nhằm mục đích thu hồi vốn.
Sau khi công trình Đà tàu 50.000T hoàn thiện, nhà máy đóng con tầu 53.000T đầu tiên với mục đích vay vốn nhà nước để đầu tư mặt bằng và máy móc thiết bị mở rộng qui mô sản xuất.
- Nhà máy sẽ chuyển thành công ty mẹ. Các sản phẩm của dự án xây dựng ở vùng khác sẽ là các công ty con. Công ty mẹ sẽ có nhiệm vụ liên hệ, ký kết các hợp đồng kinh tế (hợp đồng về kinh doanh và hợp đồng về đầu tư xây dựng cơ bản).Về chi phí vật tư và lương lao động sẽ khoán gọn cho công ty con (sau một thời gian các công ty này đi vào hoạt động ổn định).
PHẦN II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NHÀ MÁY ĐÓNG TẦU HẠ LONG
I. Các khái niệm chung:
1. Khái niệm về nguồn vốn doanh nghiệp:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thời kỳ cơ chế thị trường thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định trong hoạt động tài chính của mình, nó tồn tại ở hai dạng là tài sản và nguồn vốn.Tài sản là lượng vốn thường được biểu hiện dưới dạng vật chất (hoặc phi vật chất), còn nguồn vốn chính là nguồn hình thành nên tài sản .
Trong hoạt động tài chính, việc sử dụng vốn có hiệu quả có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Vai trò này thể hiện ngay từ khi thành lập doanh nghiệp thiết lập các dự án đầu tư, và song hành với sự sống của doanh nghiệp.
* Nguyên tắc sử dụng vốn trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp:
Trong công tác hoạt động tài chính doanh nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn thực hiện tốt thì nó sẽ thúc đẩy sản xuất tốt, mang lại lợi nhuận cao và ngược lại nếu việc sử dụng nguồn vốn mà trì trệ, bất cập thì nó sẽ kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy để nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn, doanh nghiệp phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản là:
- Sử dụng đồng vốn có mục đích rõ ràng.
- Sử dụng đồng vốn có lợi và tiết kiệm nhất.
- Sử dụng đồng vốn một cách hợp pháp.
- Kiểm tra các chỉ tiêu tài chính về an toàn hiệu quả.
- Tính toán kỹ hiệu quả đầu tư.
- Mở rộng thị trường thông qua các chính sách bán hàng.
- Kiểm soát tốt các chi phí hoạt động.
2.Ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn :
* Ý nghĩa:
Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và sử dụng vốn ở doanh nghiệp, thường được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá thực trạng những gì đã làm được, dự kiến những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra.Trên cơ sở đó, các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được trách nhiệm của mình về tổng số vốn được hình thành từ các nguồn khác nhau, từ đó đưa ra những giải pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.
Tóm lại, việc phân tích hiệu quả trong sử dụng vốn doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính '' biết nói'' để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, các mục tiêu nhằm đưa ra các phương pháp hành động quản lý doanh nghiệp đó. Nó giúp cho Hội đồng quản trị uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong công tác tài chính và có được những quyết định đúng đắn, đồng thời giúp cơ quan Nhà nước, ngân hàng nắm được thực trạng của củng cố tốt hơn doanh nghiệp của mình.
* Mục tiêu:
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như: Các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và những người sử dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc của các đồng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra quyết định đầu tư, quyết định cho vay.
- Cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.
* Nhiệm vụ:
Để đạt được các mục tiêu chủ yếu trên đây, nhiệm vụ cơ bản của phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là: Phân tích hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, vốn chiếm dụng, nợ phải trả và vay ngắn hạn .
3. Phương pháp phân tích :
Phương pháp ta thường dùng ở đây là pháp so sánh.
* Phương pháp so sánh:
Phương ánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh.
Điều kiện so sánh được: Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất.
Để đảm bảo tính thống nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép.
Kỹ thuật so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số tuyệt đối: biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số bình quân: biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng một tính chất.
- So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan, theo hướng quyết định quy mô chung.
Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức:
- So sánh theo chiều dọc: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của báo cáo kế toán - tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo).
- So sánh chiều ngang: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động của kỳ trên báo cáo kế toán tài chính (cùng hàng trên báo cáo), nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang.
- So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thường được phân tích trong các phân tích báo cáo tài chính - kế toán, nhất là Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Bảng lưu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp.
II. Phân tích việc sử dụng vốn của nhà máy đóng tầu Hạ Long :
1. Đánh giá việc sử dụng vốn của Nhà máy đóng tầu Hạ Long :
*Phân tích mỗi quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:
Ta xét mối quan hệ giữa tải sản & nguồn vốn (theo Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán) :
B nguồn vốn = {I+II+IV +(2,3)V+VI} A tài sản +(I+II+III)B tài sản.
Theo công thức cân đối này có nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu (B) đủ đảm bảo trang trải các hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp như hoạt động sản xuất kinh doanh , hoạt động đầu tư mà không phải đi vay và chiếm dụng.
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của Nhà máy tại ngày31/12/2005 ta có bảng sau:
Bảng 8 -Mối quan hệ 1
Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của Nhà máy
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
1/ {I+II+IV+( 2,3)V+VI}A tài sản + (I+II+III) B tài sản
{5.842.613.013+0+42.669.066.073+ 33.951.100+1.165.041.449}+
(7.039.750.943+10.000.000+
7.774.247.177)
= 64.534.669.755
{16.746.033.856+0+46.644.216.233+18.524.500+4.822.525}+
(5.170.200.678+ 15.000.000 + 35.700.894.269)
= 104.299.692.061
2/ B (nguồn vốn chủ sở hữu)
29.927.813.270
32.163.651.315
Chênh lệch
(2)-(1)
- 34.606.856.485
- 72.136.040.746
Qua bảng phân tích trên ta thấy ở thời điểm đầu năm và cuối năm, nguồn vốn chủ sở hữu của Nhà máy đều không đủ để phục vụ cho các hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp. Cụ thể đầu năm còn thiếu 34.606.856.485đ, ở thời điểm cuối năm còn thiếu 72.136.040.746đ. Do vậy để có thể hoạt động được thì Nhà máy phải đi vay vốn của các đơn vị khác, ngân hàng và chiếm dụng vốn của người bán vật tư đóng tầu cho nhà máy dưới hình thức mua trả chậm hoặc thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán.
Ta xét tiếp mối quan hệ thứ 2:
A[ I+II+IV+(2,3)V+VI] A tài sản + B(I+II+II) tài sản = B (Nguồn vốn chủ sở hữu ) + [(1,2)I+II]A nợ phải trả (Vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả)
- Đầu năm:
A[ I+II+IV+(2,3)V+VI]A tài sản + B(I+II+II) tài sản = 64.534.669.755đ
B(Nguồn vốn chủ sở hữu) + [(1,2)I+II]A nợ phải trả = 115.905.798.135đ
- Cuối năm:
A[ I+II+IV+(2,3)V+VI] A tài sản + B(I+II+II) tài sản = 104.299.692.061đ
B ( Nguồn vốn chủ sở hữu ) + [(1,2)I+II]A nợ phải trả = 205.511.153.081đ
Bảng 9 - mối quan hệ 2
Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của Nhà máy
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
1/ {I+II+IV+(2,3)V+VI}A tài sản + (I+II+III)B Tài sản
{5.842.613.013+0+42.669.066.073+
33.951.100+1.165.041.449}+(
7.039.750.943+10.000.000+7.774.247.177)
= 64.534.669.755
{16.746.033.856+0+46.644.216.233+
18.524.500+4.822.525}+(5.170.200.678+ 15.000.000 + 35.700.894.269)
= 104.299.692.061
2/ {(1,2)I+II}Anguồn vốn + B(nguồn vốn chủ sở hữu)
29.927.813.270 + 62.607.389.968+0+23.370.594.897 =115.905.798.135
30.416.247.864 + 137.291.878.473 +0+36.055.623.293
= 203.763.749.630
Chênh lệch (2) -(1)
51.371.128.380
99.464.057.569
+ Qua tính toán trên ta thấy ở thời điểm đầu năm, nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay ngắn hạn của Nhà máy đã đủ để trang trải cho tài sản. Do vậy để đủ vốn cho hoạt động kinh doanh thì nhà máy phải chiếm dụng của các đối tượng khác đồng thời nhà máy cũng bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Việc chiếm dụng vốn xảy ra trong kinh doanh là tất yếu. Số vốn mà nhà máy đi chiếm dụng nhỏ hơn số vốn nhà máy bị chiếm dụng.
+ Qua bảng phân tích trên, nhà máy ở thời điểm đầu năm thiếu một lượng vốn 34.606.856.485đ. Để có đủ số vốn Nhà máy đã phải vay vốn ngân hàng. Số vốn 34.606.856.485đ là phần chênh lệch giữa phần vốn đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác và số vốn bị chiếm dụng. Cụ thể:
- Vốn đi chiếm dụng: (123.561.048.696 – 2.411.593.468) +0
= 121.149.455.228đ {(3-8)I+III}A nguồn vốn.
-Vốn bị chiếm dụng {III+(1+4+5)V}A tài sản + IV B Tài sản:
198.118.430.933đ + 389.471.174 + 0 +0 +0 = 198.507.902.107đ.
Vốn bị chiếm dụng đầu năm lớn hơn vốn đi chiếm dụng một lượng là: 198.507.902.107đ. - 121.149.455.228đ = 77.358.446.879đ
+ Qua bảng phân tích trên ở thời điểm cuối năm doanh nghiệp thiếu một lượng vốn: 72.136.040.746đ, số vốn 72.136.040.746đ là phần chênh lệch giữa phần vốn bị chiếm dụng và số vốn đi chiếm dụng của đơn vị khác. Cụ thể:
-Vốn đi chiếm dụng: 311.882.050.021-8.077.375.198 + 0 = 303.804.674823đ.
-Vốn bị chiếm dụng: 482.867.112.793đ + 396.780.324+ 0 + 0+
+242.070.000đ = 483.505.963.117đ.
Vốn bị chiếm dụng cuối năm lớn hơn vốn đi chiếm dụng một lượng: 483.505.963.117đ. – 303.804.674823đ. = 179.701.288.294 đ.
2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn :
Bảng10.Bảng tình hình biến động nguồn vốn của 2 năm 2004 và 2005 Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Tuyệt đối
Tương
đối
(đồng)
(đồng)
(đồng)
A. Nợ phải trả
233.114.758.592
88,62
555.642.003.863
94,53
322.527.245.271
238,36
I- Nợ ngắn hạn
209.744.163.695
79,74
519.586.380.570
88,39
309.842.216.875
247,72
1. Vay ngắn hạn
62.607.389.968
23,80
137.291.878.473
23,36
74.684.488.505
219,29
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
23.370.594.897
-
36.055.623.293
12.685.028.396
3.Phải trả cho người bán
123.561.048.696
46,97
311.882.050.021
53,06
188.321.001.325
252,41
4.Người mua trả tiền trước
14.727.016.172
5,60
50.258.236.320
8,55
35.531.220.148
341,27
5.Thuế&các khoản P.nộpNN
5.460.298.764
2,08
9.830.521.796
1,67
4.370.223.032
180,04
6.Phải trả công nhân viên
646.816.627
0,25
1.212.274.558
0,21
565.457.931
187,42
7.Phải trả cho các ĐV nội bộ
330.000.000
0,13
1.034.044.204
0,18
704.044.204
313,35
8.Các khoản phải trả,phảinộp#
2.411.593.468
0,92
8.077.375.198
1,37
5.665.781.730
334,94
II-Nợ dài hạn
23.370.594.897
8,88
36.055.623.293
6,13
12.685.028.396
154,28
1. Vay dài hạn
23.370.594.897
8,88
36.055.623.293
6,13
12.685.028.396
154,28
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
29.927.813.270
11,38
32.163.651.315
5,47
2.235.838.045
107,47
I.Nguồn vốn -quỹ
29.927.813.270
11,38
32.163.651.315
5,47
2.235.838.045
107,47
1.Nguồn vốn kinh doanh
29.416.247.864
11,18
30.416.247.864
5,17
1.000.000.000
103,40
2.Quỹ đầu tư phát triển
326.376.171
0,12
326.376.171
0,06
100,00
3. Lãi chưa phân phối
416.950.182
0,16
1.659.988.227
0,28
1.243.038.045
398,13
4.Quỹ khen thưởng phúc lợi
(294.760.947)
(0,11)
(301.960.947)
(0,05)
-7.200.000
102,44
5.Nguồn vốn ĐTXDCB
63.000.000
0,02
63.000.000
0,01
100,00
Tổng cộng nguồn vốn
263.042.571.862
587.805.655.178
324.763.083.316
223,46
(Nguån: Phßng kÕ to¸n)
(1.000.000đồng)
Năm2004 Năm 2005
+ Qua bảng 10 và biểu đồ phân tích trên ta thấy: Đối với tổng nguồn vốn của nhà máy năm 2005 so với năm 2004 đã tăng 324.763.083.316 đ với tỷ trọng 223,46%, nguyên nhân làm cho nguồn vốn của nhà máy tăng là :
* Nguồn vốn chủ sở hữu:
Tăng 2.235.838.045đ với tỷ trọng tăng 107,47%. Chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp biến động theo xu hướng tốt, tính tự chủ về tài chính doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, doanh nghiệp có khả năng chủ động trong các hoạt động của mình. Biểu hiện ở kết quả kinh doanh tăng, tích luỹ từ nội bộ tăng:
B (Nguồn vốn) x100%
Tỷ suất tự đầu tư =
(tự tài trợ) Tổng tài sản
29.927.813.270 x 100%
năm 2004 = = 11,37%
263.042.571.862
32.163.651.315 x 100%
năm 2005 = = 5,47%.
587.805.655.178
Tỷ suất tự đầu tư năm 2005 nhỏ hơn năm 2004 là chưa tốt. Tỷ suất tự đầu tư năm 2005 so với năm 2004 giảm là 11,37% - 5,47% = 5,9 %.
Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tự chủ về tài chính của mình vì nguồn vốn đi chiếm dụng tăng lên với tốc độ lớn hơn
Nguồn vốn chủ sở hữu biến động do các yếu tố sau đây:
Trong đó chủ yếu do nguồn vốn quỹ của nhà máy tăng lên 2.235.838.045đ. Trong nguồn vốn quỹ thì nguồn vốn kinh doanh,lãi chưa phân phối tăng lên là chủ yếu:
- Nguồn vốn kinh doanh năm 2005 so với năm 2004 tăng 1.000.000.000đ tương đương với tỷ lệ tăng 103,40% là do bộ tài chính cấp bổ sung vốn lưu động.
Lãi chưa phân phối năm 2005 so với năm 2004 tăng 1.243.038.045đ là do đóng mới tầu biển trọng tải lớn mang lại như tầu 13.500T(B183),tàu 12.000T...
Nguồn vốn này tăng đây là biểu hiện tốt, chứng tỏ các hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao, tích luỹ từ nội bộ tăng lên, nhà máy đang có triển vọng mở rộng được thị trường.
Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do trong năm 2005 nhà máy đã bổ sung từ lợi nhuận và được bộ tài chính cấp bổ sung vốn lưu động. Điều này cho thấy trong năm 2005 nhà máy đã chú trọng đến việc tăng các nguồn vốn từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho nhu cầu ngày càng phát triển của nhà máy.
* Đối với khoản nợ phải trả:
Năm 2005 so với năm 2004 tăng 322.527.245.271đ tương đương với tỷ lệ tăng 238,36%. Nợ phải trả tăng nhưng tổng nguồn vốn cũng tăng ở mức 223,46 % điều này vẫn đánh giá là hợp lý bởi vì xu hướng chung của nhà máy là phát triển mở rộng thêm sản xuất vì vậy việc nợ phải trả tăng là điều có thể chấp nhận được.
Nợ phải trả tăng chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng. Nợ ngắn hạn năm 2005 so năm 2004 tăng 309.842.216.875đ tương đương với tỷ lệ tăng 247.72%. Chi tiết các khoản :
+ Nguồn vốn đi chiếm dụng tăng:
- Các khoản phải trả người bán tăng 188.321.001.325đ., tương đương với tỷ lệ tăng 252,41% Nguyên nhân do nhà máy mua tôn sắt thép, máy móc thiết bị của khách hàng nhưng thanh toán chậm theo thoả thuận với người bán.
- Phải trả cán bộ công nhân viên tăng 565.457.931đ tương đương tỷ lệ tăng 187,42%. Nguyên nhân do chưa chi hết lương cho cán bộ công nhân viên chức nhưng đã tính vào giá thành sản phẩm.
- Phải trả cho các đơn vị nội bộ tăng 704.044.204đ tương đương tỷ lệ tăng 313,35%. Nguyên nhân do số tiền thuế của ban quản lý dự án nhà máy kê khai khấu trừ thông qua nhà máy năm 2005 tăng 212.655.310đ và kinh phí cấp trên phải nộp tăng 491.388.894.
- Phải trả phải nộp khác tăng 5.665.781.730đ tương đương tỷ lệ tăng 334,94% nguyên nhân do Tổng công ty hàng hải Việt Nam chuyển tiền ứng trước cho nhà máy để thi công đóng mới tầu khi chưa có nguồn quỹ hỗ trợ của chính chủ cho vay ưu đãi để đóng tầu.
Nguồn vốn đi chiếm dụng tăng trong khi nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng một mặt. Đây là biểu hiện tốt vì nguồn vốn doanh nghiệp tăng, phần đi chiếm dụng tăng tạo thêm nguồn vốn trong năm tới.
+Vay ngắn hạn:
Năm 2005 so với năm 2004 tăng 74.684.488.505đ là do đi vay vốn ngân hàng để thi công đóng mới tầu .
Nhằm đánh giá được khả năng sử dụng nguồn vốn của nhà máy trong kinh doanh cần xác định và phân tích tỷ xuất nợ phải trả năm 2004 và năm 2005.
Tổng nợ phải trả
- Tỷ số nợ = ----------------------- x100%
Tổng nguồn vốn
233.114.758.592 đồng
năm 2004 = -------------------------- x100% = 88,62%
263.042.571.862đồng
555.642.003.863đồng
năm 2005 = ------------------------- x100% = 94,52%
587.805.655.178đồng
Tổng số vay nợ dài hạn
- Tỷ suất nợ dài hạn = ----------------------------------- x 100%
Tổng nguồn vốn
23.370.594.897đồng
năm 2004 = -------------------------- x 100% =8,88%
263.042.571.862đồng
36.055.623.293đồng
năm 2005 = -------------------------- x 100% =6,13%
587.805.655.178đồng
Bảng11.Tổng hợp chỉ tiêu nợ phải trả và tỷ suất tự tài trợ:
Chỉ tiêu
Công thức tính
Kết quả (%)
2005/2004
2004
2005
(+) (-)
%
Tỷ suất nợ phải trả
Nợ phải trả
Tổng tài sản
88,62
94,52
+ 5,9
106
Tỷ suất tự tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu
tổng tài sản
11,37
5,47
- 5,9
48
Tỷ xuất nợ dài hạn
Tổng số vay nợ dài hạn
Tổng nguồn vốn
8,88
6,13
-2,75
69
(Nguån: Phßng kÕ to¸n)
+ Qua phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn ta có thể kết luận sơ bộ như sau:
Nguồn vốn chủ sở hữu của nhà máy tăng là do vốn lưu động nhà máy được bộ tài chính cấp bổ sung vốn lưu động và lãi do đóng mới tầu biển mang lại, nhưng nguồn vốn này lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, điều này phản ánh khả năng tự tài trợ của nhà máy rất kém thể hiện là khả năng tự tài trợ năm 2005 giảm so với năm2004 là 48%(tương ứng -5,9) dẫn đến nhà máy phải đi vay vốn ngân hàng và chiếm dụng vốn của người bán.
3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Nhà máy:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn xuất hiện việc thu chi và thanh toán các khoản công nợ cần phải có một khoảng thời gian nhất định mới thanh toán, còn thời gian dài hay ngắn là hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ và sự thoả thuận giữa các đơn vị với nhau. Bởi vậy việc thanh toán tình hình công nợ của nhà máy có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của nhà máy.
3.1. Phân tích các khoản phải thu.
Bảng 12. Bảng các khoản phải thu
Đơn vị tính :đồng
S TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm2005
Chênh lệch
I
Các khoản phải thu
198.118.403.933
482.867.112.793
284.755.991.010
1
Phải thu của khách hàng
169.127.185.097
438.018.288.202
268.891.103.105
2
Trả trước cho người bán
24.002.937.176
39.637.948.427
15.635.011.251
3
Phải thu nội bộ
0
0
0
4
Phải thu khác
4.988.308.660
5..210.876.164
222.567.504
5
Tạm ứng
389.471.174
396.780.324
7.309.150
(Nguån: Phßng kÕ to¸n)
+ Qua bảng 12 ta thấy: Tổng số các khoản nợ phải thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 284.755.991.010 đồng. Chủ yếu các khoản phải thu của khách hàng đóng tầu năm 2005 so với số năm 2004 tăng 268.891.103.105 đồng, tạm ứng tăng 7.309.150 đồng.Điều này thể hiện nhà máy chưa tích cực và có những biện pháp thu hồi nợ. Để thấy được mức độ ảnh hưởng đến tình hình tài chính cần so sánh số các khoản phải thu với các khoản phải trả. Để xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhà máy hay không, cần tính ra hệ số công nợ:
Các khoản phải thu
Hệ số công nợ = -------------------------
Nợ ngắn hạn
198.118.430.933đồng
năm 2004 = ------------------------- = 0,94
209.744.163.695đồng
482.867.112.793đồng
năm 2005 = -------------------------- = 0,92
519.586.380.570đồng
Từ số liệu trên ta có thể xác định Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả như sau:
Tỷ lệ các khoản phải thu Tổng nợ phải thu
so với = ----------------------- x 100
các khoản phải trả Tổng nợ phải trả
198.118.430.933đồng
năm 2004 = ----------------------------- x 100= 84,98%
233.114.758.592đồng
482.867.112.793đồng
năm 2005 = -------------------------------- x100 = 86,90%
555.642.003.863 đồng
Tỷ lệ này cho thấy năm 2004 và năm 2005 nhà máy đều bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn.
Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp đang có chiều hướng xấu, nhà máy chưa tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu trong khi đó nhà máy thiếu vốn để sản xuất kinh doanh phải đi vay; Các khoản phải thu và các khoản phải trả năm 2004 so với năm 2005 đều tăng. Điều này ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh vì nhà máy bị chiếm dụng vốn và phải trả lãi vay.
Để đánh giá sự ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình sử dụng vốn của nhà máy, ta xét tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động:
Các khoản phải thu
Tỷ trọng các khoản phải thu = -----------------------------
Vốn lưu động
198.118.430.933đồng
năm 2004 = ------------------------- = 0,79
248.218.573.742đồng
482.867.112.793đồng
năm 2005 = ------------------------- = 0,88
546.677.490.231đồng
Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động của Nhà máy cao, ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính nói chung của nhà máy.
3.2.Phân tích các khoản phải trả:
Bảng 13. Bảng các khoản phải trả
Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm2005
Chênh lệch
I
Các khoản phải trả
233.114.758.592
555.642.003.863
322.527.245.271
1
Nợ ngắn hạn
209.744.163.695
519.586.380.570
309.842.216.875
2
Vay ngắn hạn
62.607.389.968
137.291.878.473
74.684.488.505
3
Phải trả người bán
123.561.048.696
311.882.050.021
188.321.001.325
4
Ngưòi mua trả tiền trước
14.727.016.172
50.258.236.320
35.531.220.148
5
Thuế và các khoản khác
5.460.298.764
9.830.521.796
4.370.223.032
6
Phải trả CNV
646.816.627
1.212.274.558
565.457.931
7
Phải trả nội bộ
330.000.000
1.034.044.204
704.044.204
8
Các khoản phải trả khác
2.411.593.468
8.077.375.198
5.665.781.730
II
Vay dài hạn
23.370.594.897
36.055.623.293
12.685.028.396
.III
Nợ khác
23.370.594.897
36.055.623.293
12.685.028.396
(Nguån: Phßng kÕ to¸n)
+ Qua bảng 13 ta thấy: Tổng số các khoản phải trả năm 2005 so với năm 2004 tăng 322.527.245.271đồng trong đó tăng chủ yếu là Phải trả cho người bán tăng 188.321.001.325 đồng, người mua trả tiền trước tăng 35.531.220.148đồng, vay ngắn hạn tăng 74.684.488.505 đồng, nợ dài hạn tăng là 12.685.028.396 đồng, các khoản phải trả khác tăng 5.665.781.730 đồng, Phải trả công nhân viên tăng 565.457.931đồng.
Điều này cho thấy Nhà máy thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh nên phải vay vốn ngân hàng, đi chiếm dụng các nguồn khác. Tuy nhiên Nhà máy cũng bị khách hàng chiếm dụng chủ yếu là tiền đóng tầu với số tiền lớn, vì vậy Nhà máy nên tích cực thu hồi công nợ để giảm bớt lãi vay vào giá thành vì Nhà máy hoạt động chủ yếu bằng vốn vay.
* Tỷ lệ các khoản phải trả / Tài sản lưu động&Đầu tư ngắn hạn:
233.114.758.592 đồng
năm 2004 = -------------------------------- x 100 = 93,91 %
248.218.573.742 đồng
555.642.003.863. đồng
năm 2005 = -------------------------------- x 100 = 101,63 %
546.677.490.231đồng
Tỷ lệ các khoản phải trả so với Tài sản lưu động&Đầu tư ngắn hạn năm 2005 so với năm 2004 tăng 7,72% cho thấy khả năng thanh toán của nhà máy có chiều hướng giảm đi, vì vậy Nhà máy có biểu hiện chiếm dụng vốn.
3.3 Phân tích nhu cầu về khả năng thanh toán :
Trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn phát sinh việc thu chi, thanh toán.Song các khoản phải trả cần có một khoảng thời gian nhất định mới thanh toán được. Để thấy rõ tình hình sử dụng vốn của Nhà máy trong tương lai gần cần phân tích thêm nhu cầu và khả năng thanh toán của Nhà máy.
Bảng 14. Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nhu cầu thanh toán
Năm 2004
Năm 2005
Khả năng thanh toán
Năm 2004
Năm 2005
A. Các khoản cần TT
A/Các khoản có thể T.toán
5.842.613.
16.746.033
1.Các khoản nợ quá hạn
1. Tiền mặt
27.270
272.379
- Phải nộp ngân sách
- Tiền Việt Nam
27.270
272.379
- Phải trả ngân hàng
- Ngoại tệ
- Phải trả CNV
- Vàng bạc
- Phải trả người mua
2. Tiền gửi
5.815.342
16.473.654
- Phải trả người bán
- Tiền Việt Nam
5.815.342
16.473.654
- Phải trả khác
- Ngoại tệ
2.Các khoản nợ đến hạn
5.460.298
9.830.521
- Vàng bạc
- Nợ ngân sách
5.460.298
9.830.521.
3. Tiền đang chuyển
0
0
- Nợ ngân hàng
62.607.389
137.291.878
- Tiền Việt Nam
0
0
- Nợ người bán
123.561.048
311.882.050
- Ngoại tệ
0
0
B.Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới
3.058.409
9.289.649
B/Các khoản dùng thanh toán thời gian tới
198.118.430
482.867.112
- Nợ CNV
646.816
1.212.274
- Khoản phải thu
198.118.430
482.867.112
- Phải trả khác
2.411.593
8.077.375
- Thành phẩm
0
0
Cộng
194.687.144
468.294.098
Cộng
198.118.430
499.613.145
(Nguån: Phßng kÕ to¸n)
+ Qua bảng 14 cho ta thấy:
Nhà máy không có các khoản nợ cần thanh toán ngay, chỉ có các khoản nợ đến hạn thanh toán, các khoản phải thanh toán trong thời gian tới . Cụ thể là khả năng thanh toán năm 2004 là 198.118.430.000đồng, năm 2005 là 499.613.145.000đồng trong khi đó nhu cầu thanh toán nhỏ hơn khả năng thanh toán ở cả năm 2004 và năm 2005. Điều này cho thấy Nhà máy đủ sức thanh toán các khoản nợ trong thời gian tới.
Ta cần tính toán chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán của Nhà máy trên cơ sở đó để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của Nhà máy :
Hệ số Khả năng thanh toán
khả năng = --------------------------
Thanh toán Nhu cầu thanh toán
198.118.430.000 đồng
năm 2004 = ----------------------------- = 1,01
194.687.144.000 đồng
499.613.145.000 đồng
năm 2005 = ------------------------- -- = 1,06
468.294.098.000 đồng
Cả năm 2004 và năm 2005, hệ số thanh toán của Nhà máy đều lớn hơn 1 chứng tỏ nhà máy có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình.
Trong cơ chế quản lý hiện nay, Nhà máy phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động và kết quả kinh doanh của mình. Nhà máy phải luôn luôn tính toán và dự kiến một tình huống xấu nhất có thể xảy ra là cùng một lúc phải đủ sức thanh toán hết khoản nợ. Để khẳng định tình hình thanh toán của Nhà máy ta cần tính thêm một số chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán dưới đây:
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn :
Hệ số thanh Tổng Tài sản lưu động &Đầu tư ngắn hạn
toán nợ = -----------------------------------------------------
ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
248.218.573.742 đồng
năm 2004 = ------------------------------ = 1,18
209.744.163.695 đồng
546.677.490.231 đồng
năm 2005 = ------------------------------ = 1,05
519.586.380.570 đồng
Qua chỉ số trên ta thấy tình hình thanh toán nợ ngắn hạn của Nhà máy đảm bảo được thanh toán và có chiều hướng tốt.
- Khả năng thanh toán: Là biểu hiện bằng tiền mặt và các loại tiền chuyển ngay thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn thanh toán.
Vốn bằng tiền
Hệ số thanh toán tức thời = ------------------------
Tổng nợ ngắn hạn
5.842.613.013 đồng
năm 2004 = --------------------------- = 0,02
209.744.163.695 đồng
16.746.033.856 đồng
năm 2005 = ---------------------------- = 0,03
519.586.380.570 đồng
Qua hai trị số trên ta thấy: Nhà máy thiếu vốn cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn .
Bảng 15.Tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh công nợ và khả năng thanh toán
STT
Chỉ tiêu
Công thức tính
Kết quả
so sánh
2004
2005
(+) (-)
%
A
B
1
2
3
4 = 3-2
5=3/2
1
Hệ số công nợ
Tổng nợ phải thu
Nợ ngắn hạn
0,94
0,92
-0,02
97
2
Tỷ lệ các khoản phải thu
so với phải trả
Tổng nợ phải thu
Tổng nợ phải trả
84,98
86,90
1,92
102
3.
Tỷ trọng các khoản phải thu
Các khoản phải thu
Vốn lưu động
0,79
0,88
0,09
111
4
Hệ số vòng quay các
khoản phải thu
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
0,75
0,73
- 0,02
97
5
Số ngày doanh thu
chưa thu được
365
Số vòng quay
486,6
500
+ 13,4
102
6.
Hệ số khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán
1,01
1,06
0,05
104
7.
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Tổng TSLĐ và ĐT ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
1,18
1,05
0,88
88
Hệ số thanh toán tức thời
Vốn bằng tiền
tổng nợ ngắn hạn
0,02
0,03
0,01
150
8
Hệ số vòng quay hàng
tồn kho
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
3,7
7,5
4
202
9
Số ngày của 1 vòng
quay kho
365
Số vòng quay kho
98,64
48,66
-49,98
49
4.Phân tích hiệu quả của việc sử dụng vốn (2004 – 2005) :
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển. Bởi vậy qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy, vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng có hiệu quả tiết kiệm vốn sản xuất .
Bảng 16. Bảng hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu
Đơn vị : đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
+/ -
%
1
Doanh thu
150.413.161.648
356.492.298.662
206.079.137.014
237,01
2
Lợi nhuận sau thuế
273.009.930
845.265.871
572.255.941
309,61
3
Vốn chủ sở hữu bq
29.729.670.675
31.045.732.292
1.316.061.617
104,43
4
Sức S. xuất vốn CSH
5,059
11,482
6,423
226,96
5
Sức sinh lợi vốn CSH
0,009
0,027
0,02
300
Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn của nhà máy ta đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu(VCSH):
*Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu được xác định bằng công thức:
SSXVCSH =
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
+
+ Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2004 là:
SSXVCSH2004 =
150.413.161.648
= 5,059
29.729.670.675
+ Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2005 là:
SSXVCSH2005 =
356.492.298.662
= 11,482
31.045.732.292
Như vậy năm 2005 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra 11,482đ doanh thu thuần và năm 2004 là 5,059đ.
+ Mức chênh lệch sức sản xuất của vốn chủ sở hữu hai năm là: ∆SSXVCSH = 11,482 -5,059 = 6,423
Doanh thu tăng làm sức sản xuất của vốn chủ sở hữu tăng thêm một lượng là:
356.492.298.662
-
150.413.161.648
= 6,638
31.045.732.292
31.045.732.292
Do tổng nguồn vốn tăng làm sức sản xuất của vốn chủ sở hữu giảm một lượng là:
150.413.161.648
--
150.413.161.648
= - 0,215
31.045.732.292
29.729.670.675
Tổng hợp hai nhân tố trên làm sức sản xuất của vốn chủ sở hữu tăng một lượng là: 6,638- 0,215 = - 6,423
Nguyên nhân: Sức sản xuất vốn chủ sở hữu năm 2005 giảm (-) 0,215đ so với năm 2004 do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng.
*) Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu:
SSLNV =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
+ Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2004 là:
SSLNV2004 =
273.009.930
= 0,009
29.729.670.675
+ Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2005 là:
SSLNV2005 =
845.265.871
= 0,027
31.045.732.292
Như vậy năm 2005 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra 0,027đ lợi nhuận sau thuế và năm 2004 là 0,009đ.
+ Mức chênh lệch sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu hai năm là:
∆SSLNV = 0,027 - 0,009 = 0,018
Do lợi nhuận tăng:
845.265.871
--
273.009.930
= 0,0183
31.045.732.292
31.045.732.292
Do vốn chủ sở hữu:
273.009.930
-
273.009.930
= - 0,0036
31.045.732.292
29.729.670.675
Tổng hợp hai nhân tố trên làm sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng một lượng là: 0,0183 - 0,0036 = 0,0147.
Nguyên nhân: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng do doanh thu năm 2005 tăng một số tuyệt đối là:572.255.941đ.
+ Như vậy: Vốn chủ sở hữu đã đạt hiệu quả, năm 2005 doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thu được 2,7 đồng lợi nhuận. Và năm 2004 thu được 0,9 đồng lợi nhuận nhà máy cần phát huy hơn nữa.
CÁC CHỈ TIÊU ĐẶC TRƯNG TÀI CHÍNH CỦA NHÀ MÁY
QUA 2 NĂM 2004 VÀ 2005
Bảng 17. Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của nhà máy
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
1. Tỷ suất đầu tư chung
5,6%
6,9%
2.Tỷ suất tự đầu tư tài sản cố định
2,6%
0,8%
3. Tỷ trọng các khoản phải thu/các khoản phải trả
84,98%
86,90%
4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
0.02lần
0,03lần
5. Tỷ số nợ
88,62%
94,52%
6. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
1,18lần
1,05lần
7. Số vòng quay hàng tồn kho
3,7 vòng
7,5 vòng
8. Số vòng quay khoản phải thu
0,75 vòng
0,73 vòng
9. Kỳ thu tiền bình quân
486,6 ngày
500 ngày
10. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
19,44
58,39
11. Mức sinh lời tài sản cố định
0,035
0,138
12. Số vòng quay tài sản lưu động
0,722 vòng
0,896 vòng
13. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng TS bình quân
0,0012
0,0019
14. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
0,009
0,027
15.Tỷ suất tự tài trợ
11,37
5,47
* Nhận xét khái quát về tình hình tài chính của Nhà máy đóng tầu Hạ Long:
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của nhà máy không được tốt, tình hình tài chính của nhà máy không thuận lợi và khả quan.
Tỷ suất đầu tư năm 2005 (6,9 %) cao hơn so với năm 2004 (5,6%). Điều này cho thấy năng lực sản xuất của nhà máy tăng dần lên.Nhà máy đã đầu tư vào sản xuất 02 cẩu chân đế 50T của Trung quốc, 01 xe vận chuyển tổng đọan 150T và một số thiết bị cho hàn cắt nhưng tất cả tài sản này vẫn còn nằm ở dở dang, chưa hoàn tất thủ tục để tăng tài sản.Toàn bộ tài sản của nhà máy gần như được tập trung cho hoạt động kinh doanh, điều đó được thể hiện qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2005 so với năm 2004 tăng lên.
Tình hình phân bổ và sử dụng tài sản lưu động hợp lý và có hiệu quả, điều này thể hiện qua chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động trong năm 2005 (0,896 vòng) tăng so với năm 2004 (0, 722 vòng) điều này làm cho kết quả kinh doanh tăng .
Về khả năng thanh toán tức thời của Nhà máy năm 2005 là 0,03 lần tăng so với năm 2004 là 0,02 lần nhưng vẫn quá thấp.
Nhìn chung về khả năng thanh toán của Nhà máy trong năm 2005 không được tốt, nó nói lên được phần nào về sự khó khăn trong vấn đề tài chính của nhà máy và hoạt động kinh doanh, điều này thể hiện qua tỷ số công nợ của Nhà máy trong 2 năm được đánh giá là có chiều hướng xấu, nhà máy phải đi vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng với lãi suất cao, các khoản phải thu tăng lên tình trạng bị chiếm dụng vốn ở mức cao thời gian thu nợ rất dài năm 2005 (500 ngày) năm 2004(486,6 ngày) cho thấy sau một kỳ kinh doanh, vốn đã không được bảo toàn đúng yêu cầu để đảm bảo duy trì về việc phát triển kinh doanh, Nhà máy cần tập trung thu hồi công nợ .
Tỷ suất tự tài trợ năm 2005(11,37%) giảm so với năm 2004(5,47%) làm cho nguồn vốn chủ sở hữu không đủ tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn,và tài sản cố định phương hướng để tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng tăng lợi nhuận và tích luỹ vào các năm sau, đồng thời huy động thêm cho vốn chủ sở hữu.
Về khả năng sinh lợi của Nhà máy trong năm 2005 được thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp.Về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước trong năm 2005 của nhà máy nhìn chung vẫn đảm bảo.
PHẦNIII. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN CỦA NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU HẠ LONG
1.Các định hướng nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn:
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một tình hình về tài chính khả quan mang tính lành mạnh. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu của mọi doanh nghiệp.Như hiện nay, để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, lợi nhuận ngày càng cao thì đòi hỏi Nhà máy phải luôn tìm tòi áp dụng các biện pháp cụ thể như sau :
*Thứ nhất: Qua báo cáo tài chính năm 2005 của doanh nghiệp ta thấy vốn bằng tiền tăng và các khoản phải thu tăng điều đó cho thấy nhà máy chưa thực sự chủ động về vốn trong kinh doanh, còn bị khách hàng chiếm dụng vốn trong khi đó nhà máy thiếu vốn phải đi vay ngân hàng và các đối tượng khác.
*Thứ hai: Qua phân tích số liệu trên ta thấy việc tồn đọng các khoản nợ phải thu của khách hàng thì khách hàng chủ yếu của Tổng Công ty công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam và các đơn vị thành viên. Vì vậy nhà máy cần có các biện pháp tích cực thu hồi các công nợ này và trong hợp đồng đóng tầu yêu cầu khách hàng đóng tầu phải thanh toán hết tiền trước khi tàu đưa vào sử dụng. Như vậy không những giảm được những khoản bị khách hàng chiếm dụng mà còn tạo việc thanh toán đáng kể cho các khoản nợ phải trả ; mà còn có điều kiện trả nợ bớt các khoản vay ngắn hạn từ đó giảm bớt được lãi vay tính vào trong giá thành.
Để giúp cho nhà máy trong công tác thanh toán tiến hành nhanh chóng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi đội ngũ làm công tác kinh doanh phải khéo léo, linh hoạt, kiên quyết giải quyết để ký được nhiều hợp đồng đóng tầu nhưng phải tìm ra biện pháp thu tiền hàng, tránh tồn đọng nhiều. Đặt biệt là nhà máy nên có những quy định về thời hạn thanh toán, chiết khấu, có biện pháp về cơ chế tài chính để khuyến khích khách hàng trả tiền hàng nhanh chóng. Như vậy tránh để khách hàng chiếm dụng vốn.
*Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường có sức cạnh tranh cao, các doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá lại tài sản để xác định giá trị của nó cho phù hợp với giá cả của thị trường, từ đó tăng giá trị của đồng vốn tương đương với giá trị hàng hoá đánh giá lại tại thời điểm hiện tại.
Nếu doanh nghiệp không đánh giá lại tài sản vật tư hàng hoá mà giá bán cao hơn so với giá trị sổ sách thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, nhưng vốn của doanh nghiệp không tăng cân xứng với giá trị tài sản tại thời điểm hiện tại. Doanh nghiệp phải ưu tiên dành phần nhiều lợi nhuận sau thuế để bổ sung vào vốn kinh doanh để bảo toàn năng lực vốn.
*Thứ 4 : Trong điều kiện trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, doanh nghiệp trích khấu hao nhanh sẽ tránh được hao mòn vô hình của tài sản và thu hồi vốn nhanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư mua sắm, đổi mới thiết bị công nghệ, tái sản xuất mở rộng nhanh hơn, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa đẩy nhanh tốc độ khấu hao, trước mắt lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, quyền lợi trước mắt của doanh nghiệp giảm. Nhưng xét về lâu dài, đây là con đường đúng đắn để bảo toàn vốn cố định trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên việc trích khấu hao nhanh cần phải tính đến giá thành sản phẩm lớn hơn giá bán thì sẽ bị lỗ, ảnh hưởng đến bảo toàn vốn của doanh nghiệp.
Đối với những tài sản không cần dùng, công suất thấp, kém hiệu quả hoặc hư hỏng, doanh nghiệp cần phải nhượng bán hoặc thanh lý ngay để thu hồi vốn. Chú trọng đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hiện có cả về thời gian và công suất.
2.Một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Một số biện pháp cụ thể để thu hồi công nợ, tăng doanh thu và tăng nhanh vòng quay vốn lưu động :
Trong các khoản phải thu của năm 2005 thì khoản thu của khách hàng là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các khoản phải thu.
Khoản phải thu bình quân năm 2005 của khách hàng :
169.127.185.097đ + 438.018.288.202 đ
= = 303.572.736.649đ
2
Sản phẩm hàng hoá của nhà máy chủ yếu là tàu đi biển trọng tải lớn từ 1.000T – 13.500T. Việc khách hàng chậm trả tiền hàng là một công việc bình thường trong nghề kinh doanh. Hiện tại nhà máy xuất hiện 2 loại khách hàng chủ yếu:
- Loại khách hàng thứ nhất: Khách hàng không chấp hành kỷ luật thanh toán. Loại khách hàng này thường nợ nhà máy từ 09 tháng cho đến 18 tháng. Đó là chủ yếu là những khách hàng đã quen biết từ trước.
- Loại khách hàng thứ hai: Là loại khách hàng chấp hành kỷ luật thanh toán theo hợp đồng mua bán.
*Biện pháp 1: Thu hồi nhanh nợ
Khi làm hợp đồng đóng tầu phải ghi rõ thời hạn trả tiền, nếu đến hạn chưa thanh toán hết thì khách hàng phải chịu thêm phần lãi suất của khoản tiền còn thiếu bằng lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng và nếu quá thời hạn càng lâu thì mức lãi suất này các đựơc nâng lên.
Khi đến hạn hợp đồng thanh toán nhà máy phải làm văn bản đòi nợ gửi đến khách hàng, nếu khách hàng không trả thì một thời gian sau lại làm văn bản trong đó ghi rõ số tiền mà khách hàng còn nợ cùng với số tiền lãi đã được tính gửi đến khách hàng để họ cảm thấy nếu để lâu thì số tiền phải trả là rất lớn.
Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà khách hàng vẫn chưa chịu thanh toán thì phải cử người đến tận nơi thúc giục khách hàng trả tiền hay có thể tìm xem khách hàng có những tài sản hoặc loại hàng hoá gì mà nhà máy có thể mua được để trừ đi khoản nợ nhằm thu hồi vốn.
Riêng với loại khách hàng thứ nhất: Hiện nay còn nợ Nhà máy khoảng hơn 200.000.000.000 đồng, chiếm 54% tổng số khoản phải thu của khách hàng (Tổng công ty công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam, Công ty vận tải viễn dương Vinashin,Công ty vận tải biển Đông). Nếu Nhà máy không có biện pháp thu hồi nợ thì sẽ bị ứ đọng vốn …
Thành lập một tổ thu hồi công nợ bán chuyên trách do một phó Giám đốc Nhà máy làm trưởng ban, các thành viên gồm: Kế toán trưởng, kế toán công nợ, tổng cộng 4 người. Tổ này phải hoạt động thường xuyên, báo cáo những vướng mắc, tìm hiểu những nguyên nhân trong quá trình thu hồi nợ. Nhà máy cũng cần khuyến khích và trích một tỷ lệ nhất định để thưởng cho những cá nhân có thành tích trong việc thu hồi nợ. Việc áp dụng những biện pháp cứng rắn thì cơ hội thu hồi nợ lớn hơn, chi phí thu tiền càng cao. Tuy nhiên một số khách hàng có thể khó chịu khi bị đòi tiền gắt gao, do đó doanh số tương lai có thể bị giảm xuống.
+Tính hiệu quả của biện pháp 1:
Chi phí lãi suất vay đáng ra phải trả nếu không thu nhanh nợ 200.000.000.000 x 9,6%/ năm x 1 năm = 19.200.000.000.đ.
Nếu dùng biện pháp trên thì Nhà máy phải chi phí thêm 03 khoản sau:
1/. Tiền lương làm thêm giờ:
- 4 người x 2.000.000đ/ tháng x 5 tháng = 40.000.000đồng.
2/. Chi phí đi lại trong việc đi đòi nợ:
450.000 đ/người/ngày x 150 ngày x 04 người = 270.000.000 đồng
3/. Theo thông tư số 63/99 TT.BTC ngày 07/6/99 của Bộ tài chính tiền thưởng cho việc thu hồi công nợ không được vượt quá hiệu quả của biện pháp mang lại và ở đây khống chế bằng lãi suất một tháng vay ngân hàng trên tổng số tiền là 0,8% như vậy:
Thưởng theo tỷ lệ: 0,8% x 200.000.000.000 = 1.600.000.000 đ
Tổng cộng 03 khoản chi phí: 1.910.000.000đ
Hiệu quả kinh tế của biện pháp =19.200.000.000đồng – 1.910.000.000đồng = 17.290.000.000đồng.
*Biện pháp thứ 2: Áp dụng biện pháp bán trả chậm.
+Nội dung biện pháp:
Nếu không kể giá trị khoản phải thu của loại khách hàng thứ nhất thì số vòng quay khoản phải thu năm 2005:
Doanh thu thuần
- Số vòng quay khoản phải thu =
Số dư các khoản – 200.000.000.000đ
phải thu
356.492.298.662đ
= 3,4 vòng
303.572.736.649 – 200.000.000đ
365
- Kỳ thu tiền bình quân = = 107 ngày
3,4
Thực hiện sản phẩm là tầu biển có trọng tải lớn giá trị cao( thường giá bình quân 01 con tầu là 160 tỷ đồng đối với tàu 12.000DWT, còn tàu trọng tảu lớn hơn thì giá gấp đôi), do đó kỳ thu tiền trong vòng 107 ngày là tương đối khắt khe, không kích thích được sức mua của chủ tầu . Nếu giá bán, chất lượng và thời gian giao hàng như nhau thì việc cạnh tranh về kỳ thu tiền cũng không kém phần quan trọng.
Do vậy để tăng doanh thu nhà máy cần tăng kỳ thu tiền lên khoảng 60 ngày (tương đương 2 tháng)– Thực chất vấn đề đó là biện pháp bán trả chậm có như vậy mới kích thích khách hàng đến với doanh nghiệp.
Ở đây chỉ nghiên cứu kỳ thu tiền tăng lên 60 ngày, ý nói ở đây là:
Việc thay đổi tiêu chuẩn tín dụng sẽ làm tác động đến doanh số bán của nó khi tiêu chuẩn tăng lên ở mức cao hơn doanh số bán sẽ giảm và ngược lại, ta cố gắng giảm tiêu chuẩn tín dụng để thu hút nhiều khách hàng.
Khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên thì khả năng gặp những món nợ khó đòi cũng tăng lên và chi phí thu tiền cũng tăng lên. Việc tăng kỳ thu tiền bình quân và tăng thời hạn bán chịu làm tăng doanh thu.
+ Tính hiệu quả của biện pháp 2:
1. Doanh số bán chịu thuần tăng: 356.492.298.662 x10% = 35.649.229.866đ.
2. Chi phí giá vốn hàng bán : 0,8 x 35.649.229.866đ. = 28.519.383.892đ.
3. Lợi nhuận gộp (1)-(2) : = 7.129.845.974đ.
4. Khoản phải thu (doanh thu ngày x kỳ thu tiền bình quân):
35.649.229.866
x 60 = 5.860.147.320đ
365
5. Vốn đầu tư vào khoản phải thu:
0,8 x 5.860.147.320đ = 4.688.117.856đ.
6. Nợ khó đòi 1% tăng lên 2% vốn đầu tư mới :
28.519.383.892 x 2% = 570.387.677đ.
7. Lợi nhuận trước thuế :
7.129.845.974đ.– 356.492.298đ – 570.387.677đ.
= 6.202.965.999đ.
8. Lợi nhuận sau thuế tăng thêm (hiệu quả của biện pháp): 6.202.965.999 x 1,1= 6.823.262.598đ.
Giá trị tài sản cố định của nhà máy không tăng khi doanh thu tăng.
* Tổng cộng hiệu quả cả hai biện pháp :
17.290.000.000đ + 6.823.262.598đ = 24.113.262.598đ.
Theo tính toán ở trên thì doanh thu thuần tăng 35.649.229.866đồng
Và từ đây kết hợp 02 công thức: Số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động khi doanh thu tăng mà vốn lưu động không đổi ta có:
+ Số vòng quay của vốn lưu động tăng thêm là:
365 x 447.448.081.986đ 365 x 447.448.081.986đ
-
356.492.298.662 392.141.528.528
= 458 - 416 = 42 ngày.
Khi đó:
Số vốn tương đối tiết kiệm được là: 42 x 392.141.528.528
365
= 45.123.134.789đ
KẾT LUẬN :
Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp là một việc rất khó khăn, bởi nó đòi hỏi tính tổng hợp phải cao, kết hợp phân tích chi tiết thông qua nhiều chỉ tiêu, tỷ suất đánh giá và so sánh chiều dọc, chiều ngang giữa các kỳ báo cáo.Trong mỗi ngành sản xuất kinh doanh có một đặc thù về chức năng nhiệm vụ, do đó khó có thể so sánh cùng với nhau và chỉ có thể đánh giá được dưới sự phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, sự tăng trưởng của nhà máy căn cứ vào những số liệu thực tế của năm 2004 và năm 2005.Vậy việc phân tích tình hình tài chính ở nhà máy chỉ bó hẹp trong những số liệu mà tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy cung cấp .
Quá trình sử dụng nguồn vốn của Nhà máy đóng tầu Hạ Long trong hai năm qua đã gặp một số vấn đề khó khăn nhưng nhìn chung vẫn có những vấn đề khả quan. Với triển vọng phát triển chung của toàn nghành trong những năm tới cộng với sự năng động và kinh nghiệm của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Nhà máy, em tin tưởng rằng Nhà máy đóng tầu Hạ Long sẽ tạo cho mình một vị thế vững chắc trong vùng công nghiệp Đông Bắc và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh – Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà nội, đặc biệt là cô giáo trực tiếp hướng dẫn Nguyễn Ngọc Điệp cùng toàn thể cán bộ đồng nghiệp trong Nhà máy đã giúp đỡ em hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Tài liệu tham khảo
1/. Phân tích hoạt động kinh doanh( Nhà xuất bản thống kê ) của Thạc sĩ Lê Thị Phương Hiệp.
2/. Phân tích tài chính doanh nghiệp ( Nhà xuất bản thống kê ) -Năm 1999.
3/. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp ( Nhà xuất bản thống kê ) - Năm 1997.
4/. Tài chính doanh nghiệp ( Nhà xuất bản lao động )- Năm 2004
5/.Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nhà xuất bản lao động) -Năm 2004
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0569.doc