Chuyên đề thực tập này nhằm giải quyết 4 nhiệm vụ sau :
- Nêu một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch, tìm hiểu vận dụng để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
-Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch : về lịch sử, tình hình hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2005.
-Đi sâu vào ngiên cứu hiệu quả sản xuất xi măng của Công ty, từ đó phát triển những ưu điểm của hoạt động, đồng thời đề ra những giải phát nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xi măng.
-Đề xuất những biện pháp nhằm đưa Công ty phát triển hơn trong giai đoạn hội nhập thế giới.
71 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2000 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.220.000 đồng, thiết bị trị giá 918.152.961.000 đồng, kiến thiết cơ bản khác 175.187.354.000 đồng. Dây chuyền II có công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn xi măng/năm. Vậy khi hoàn thành công ty sẽ có tổng số xi măng sản xuất được khỏang 2,3 triệu tấn/năm.
Cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó khiến chúng ta khó khăn trong việc huy động vốn để xây dựng nhà máy xi măng. Nhà máy phải huy động tới 15 nguồn vốn khác nhau để đầu tư cơ sở hạ tầng. Có những nguồn vốn chủ yếu sau : vốn vay ngoại tệ 270 tỷ đồng, vốn vay tín dụng ngân hàng 195,2 tỷ đồng, vốn khấu hao cơ bản chuyển sang 78,6 tỷ đồng, tiền bán trái phiếu 42,23 tỷ đồng, vay ngân hàng đầu tư và phát triển 198 tỷ đồng, Ngân hàng ANZ 110,56 tỷ đồng …
Đặc điểm kỹ thuật chính của các thiết bị xây dựng dây chuyền II công ty xi măng Hoàng Thạch gồm :
Máy nghiền nguyên liệu UMA công suất tiêu thụ 6000 kw, năng suất 300 tấn/h.
Máy nghiền xi măng UMA, độ mịn 3200 Blaine, công suất tiêu thụ 6.300kw, năng suất 200 tấn/h.
Máy nghiền than đứng kiểu ATOZ-KM 24, công suất tiêu thụ 750kw, năng suất 40 tấn/h.
Lò nung năng suất 3.300 tấn/ngày.
Đặc điểm về công nghệ : dây chuyền Hoàng Thạch II là dây truyền sản xuất tiên tiến, kiểu lò quay, có hệ thống tiền nung, tiêu hao năng lượng thấp, làm nguội kiểu ghi nên tăng hiệu quả làm mát, chất lượng sản phẩm tốt, khí thải ra ống khói lò nung 100mg/m3 .
Sau hơn hai năm thi công với 35 hạng mục cơ bản, khối lượng công trình, vật tư, thiết bị lắp đặt dây chuyền Hoàng Thạch II là :
Bê tông các loại : 76.976 m3 gồm : bê tông cấp ACB 68.200 m3. Bê tông cấp ES : 950 m3, bê tông cốt thép 6.607 m3, bê tông đá dăm M301 63 m3, tấm lợp các loại 87.680 m2, khai thác đá 7.820 m3.
Vật tư thực tế là : 13.590 tấn, trong đó sắt thép các loại 13.233 tấn gồm : thép tròn các loại 6.755 tấn, thép hình các loại 6.132 tấn, thép dự ứng 333 tấn, que hàn các loại 127 tấn, sơn dầu các loại 92 tấn và vật liệu khác 142 tấn.
Thiết bị chủ yếu 10.217 tấn gồm thiết bị cơ khí 8.905 tấn, thiết bị điện 734 tấn, đập đá vôi 582 tấn.
Mặc dù thời kỳ này còn gặp nhiều khó khăn về tiền lương, cơ chế chính sách, thiết bị nhập khẩu, cơ cấu đổi mới. Nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tiến triển tốt và sản lượng luôn năm sau cao hơn năm trước. Công ty còn tiến hành xây đựng thêm dây chuyền II nhằm đáp ứng tốt hơn được nhu cầu của thị trường.
Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.
Khánh thành dây truyền II, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội những năm cuối thế kỷ XX (1996-2000).
Sau 13 năm bước vào sản xuất và quản lý vận hành dây chuyền I sản phẩm của công ty đã có uy tín trên thị trường và có khả năng cạnh tranh với các loại xi măng trong khu vực.
Tuy vậy, Công ty cũng có những khó khăn nhất định khi dây chuyền I sau thời gian khai thác và sự dụng cũng đã xuống cấp và nhiều thiết bị lạc hậu không còn thiết bị thay thế. Dây chuyền II với công nghệ kỹ thuật mới nên chưa lường hết được những đột biến. Nguyên nhân chất lượng không đồng đều, quy hoạch khai thác nguyên liệu và mở rộng cảng xuất nhập kho…chưa được làm đồng bộ. Vật tư, phụ tùng, thiết bị ngoại nhập nhiều chủng loại không có dự trữ, khi có sự cố đột xuất rất dễ phá vỡ kế hoạch sản xuất. Từ năm 1997 trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều xi măng liên doanh nên công ty xi măng Hoàng Thạch bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt mới.
Trong thời kỳ này Hoàng Thạch đã đề ra những biện pháp phấn đấu giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân nhiều thành phần và có các biện pháp chủ yếu sau :
Từng bước thay thế, đổi mới dây chuyền I. Nâng cấp hệ thống điều khiển, cải tạo môi trường nóng, bụi , ẩm, tăng độ chính xác cho hệ thống điều khiển, máy cắt, đo lường…
Nghiệm thu dây chuyền II đảm bảo tốt công tác vận hành để sớm đạt được công suất theo thiết kế.
Cải tiến kỹ thuật việc khoan, nổ mìn để tăng năng suất, tổ chức khai thác phù hợp, nâng cao chất lượng của búa đập đá vôi theo đúng quy định.Xây dựng kế hoạch sửa chữa dự phòng thiết bị vận chuyển băng tải xích, gầu, có kế hoạch sửa chữa xen kẽ thay dần các con lăn băng tải.
Giám sát chất lượng ngay từ khâu nguyên kiệu bán thành phẩm đến sản phẩm, tăng cường pha phụ gia, nhưng chất lượng xi măng vẫn đảm bảo.
Mở rộng thị trường mua vật tư để chủ động và giảm giá, tích cực chủ đọng đặt hàng các loại vật tư, phụ tùng trong nước đạt yêu cầu để thay thế dần các phụ tùng nhập ngoại, đảm bảo đủ các loại vật tư cho sản xuất và sửa chữa với chất lượng tốt. Cân đối kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu.
Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo ra hiệu quả kinh tế tối ưu. Xây dựng định mức tiên tiến về lao động và tiêu hao vật tư trên đơn vị sản phẩm để nâng cao năng suất, hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm, bảo toàn phát triển và tăng hệ số quay vòng vốn.
Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị bằng nhiều hình thức nhanh chóng mở rộng thị trường, củng cố vị trí ở các địa bàn hiện tại, xây dựng thêm mạng lưới bán hàng. Tăng cường quảng cáo, xây dựng cơ sở vật chất cho các chi nhánh để có đủ sức mạnh cạnh tranh và đủ xi măng dự trữ, chủ động phòng chống biến động giá cả đột biến.
Năm 1996 Ban giám đốc đã đề ra nhiều biện pháp nhằm tăng khả năng sản xuất xi măng, nhiều ngày xuất xi măng bằng đường sắt đảm bảo 1.200 tấn/ngày và trung chuyển qua cảng phụ đạt 2.220 tấn/ngày. Nhờ có sự cố gắng và nhiều biện pháp nên sản lượng xi măng xuất tăng, có ngày xuất đạt 9.868 tấn, đây là kỷ lục xuất xi măng và vượt so với năng suất thiết kế.
Với nhưng biện pháp cải tiến kỹ thuật năm 1996 công ty đã vượt chỉ tiêu đạt ra. Clanhke 1.398.108 tấn bằng 104,72%, sản xuất khỏi Công ty 1.742.455 tấn bằng 100,14 % kế hoạch, sản phẩm tiêu thụ 1.647.143 tấn bằng 94,46% kế hoạch. Nộp ngân sách 210 tỷ đồng, lợi nhuận 123,8 tỷ, sản lượng clanhke tăng hơn năm trước do dây chuyền II hoạt động 188 ngày đạt 469.430 tấn.
Ngày 12/5/1996 Hội đồng nghiệm thu của Tổng công ty xi măng Việt Nam tổ chức lễ khánh thành dây chuyền II.Công trình xây dựng lắp đặt dây chuyền II đã hoàn thành vượt mức tiến độ về thời gian và đạt giá trị xây lắp thực tế thấp hơn dự toán 100 tỷ đồng.
Năm 1999 là năm thứ 16 Công ty xi măng Hoành thạch nhận sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước. Sản phẩm tiêu thụ 1.970.072/ 1.950.000 tấn, bằng 102% kế hoạch và về trước kế hoạch 2 ngày ( trong đó : tiêu thụ xi măng 1.844.565 tấn, tiêu thụ clanhke 125.507 tấn).
Tồn kho đến hết ngày 31/12/1999 :
-Tồn clanhke : 258.762 tấn.
-Tồn xi măng bột : 35.427 tấn.
-tồn xi măng bao : 41.516 tấn.
Nộp ngân sách :
Tổng số : 197.017.321 / 175.400.000.000 đồng, bằng 112% kế hoạch.
lợi nhuận ước tính : 200 tỷ đồng.
Xây dựng cơ bản :
- Hoàng Thạch I : đã hoàn thành 19 hạng mục công trình theo kế hoạch, 5 hạng mục còn lại thi công được từ 50-70% khối lượng công việc. Tổng giá trị thực hiện đạt 11,632 / 20,18 tỷ đồng, bằng 57,64% kế hoạch.
-Hoàng Thạch II : nhiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng cảng nhập than, phá đá nạo vét giai đoạn 2 đang thi công vượt tiến độ. Kiến thiết cơ bản mỏ sét G6 và đường trước Miếu hương về Mạo Khê đang triển khai. Tổng vốn đầu tư năm 1999 đạt : 46,383 / 48,792 tỷ đồng. bằng 95% kế hoạch.
Về sản xuất :
Năm 1999, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, như xử lý và giám sát chặt chẽ hệ số phối liệu khâu khai thác nguyên liệu kết hợp với công tác vận hành có hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý theo dõi thiết bị để xử lý kịp thời các sự cố trên dây truyền sản xuất.
Công tác pha phụ gia đã được công ty đặc biệt quan tâm, tận dụng mọi nguồn như : đã đen, silic…Nên năm 1999 đã pha được 172.672 tấn, đạt tỉ lệ 9,7%, làm tăng sản lượng xi măng xuất ra thị trường đều đạt chất lượng tốt theo tiêu chuẩn mới, giữ được uy tín với khách hàng.
Về kinh doanh, tiêu thụ :
Nhận thức rõ được khó khăn trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm với các biện pháp cụ thể sau :
Tăng cường công tác tiếp thị, khảo sát điều tra nhu cầu trên từng địa bàn, nắm chắc các hộ kinh doanh và tích cực liên hệ trực tiếp với các khách hàng có nhu cầu lớn để có biện pháp tiêu thụ thích hợp.
Thực hiện linh hoạt các đòn bẩy kinh tế khuyến khích tiêu thụ như điều chỉnh giá kịp thời, khuyến mãi hợp lý, đơn giản thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
Củng cố các mạng lưới bán hàng, đề ra biện pháp tiêu thụ trực tiếp tại chi nhánh cho phù hợp với tình hình hiện tại.
Tìm hiểu nắm bắt thông tin thị trường về giá cả, nhu cầu khách hàng. Từ đó tìm ra biện pháp cạnh tranh thích hợp.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2000 :
Về sản lượng sản xuất và tiêu thụ :
Clanhke sản xuất : kế hoạch 1.850.000 tấn, thực hiện 2.042.268 tấn, bằng 110,4% kế hoạch. Tăng hơn so với năm 1999 là 275.914 tấn.
Sản phẩm xuất khỏi nhà máy : kế hoạch 2.025.000 tấn, thực hiện 2.591.567 tấn bằng 126,86% kế hoạch.Tăng hơn so với năm 1999 : 598.540 tấn.
Về nộp ngân sách :
Tổng số các khoản nộp theo kế hoạch 192.283.000.000 đồng, ước thực hiện 201.500.000.000 đồng, bằng 104,8% kế hoạch.
Lợi nhuận theo kế hoạch 204 tỷ đồng, ước thực hiện 205 tỷ đồng,bằng 100,5% kế hoạch.
Về công tác xây dựng cơ bản :
-Hoàng Thạch I : Theo kế hoạch được duyệt, Công ty đã triển khai thi công hoàn thành 11 hạng mục và 3 hạng mục đang thi công dở dang. Tổng giá trị thực hiện cả năm 10,288 tỷ đồng, bằng 50,3 % kế hoạch năm.
-Hoàng Thạch II : Theo kế hoạch được duyệt, Công ty đã triển khai thi công hoàn thành 3 hạng mục và 1 hạnh mục nạo vét phá đá cảng giai đoạn III đang thi công dở dang. Tổng trị giá thực hiện cả năm : 11,776 tỷ đồng bằng 84,83% kế hoạch năm.
Công ty đã đáp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật xử lý và giám sát chặt chẽ hệ số phối liệu đến khâu vận hành thiết bị để giữ phối liệu ổn định. Tăng cường theo dõi quản lý bảo dưỡng thiết bị để kịp xử lý sự cố. Vì vậy, đã phát huy được năng suất thiết kế. Số ngày và năng suất lò chạy cả 2 dây truyền cụ thể như sau :
Lò nung W1 đã hoạt động 343/366 ngày, Với sản lượng clanhke sản xuất đạt 996.508 tấn, năng suất bình quân các lò hoạt động là 2.947,53 tấn/ngày.
Lò nung W2 đã hoạt động 339/366 ngày, với sản lượng clanhke đạt 1.045.760 tấn, năng suất bình quân các ngày lò hoạt động 3.140,57 tấn/ngày.
Về kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm :
Công ty đã đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm bằng các biện pháp cụ thể sau :
Tăng cường công tác tiếp thị, khảo sát điều tra nhu cầu thị trường trên từng địa bàn, nắm chắc các hộ kinh doanh.
Giữ ổn định và nâng cao chất lượng xi măng, giải quyết các thắc mắc của khách hàng nếu có.
Thường xuyên rút kinh nghiệm về phương thức kinh doanh tiêu thụ xi măng đáp ứng yêu cầu mới của thị trường.
3.2. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn thành xuất sắc mục tiêu kinh tế-xã hội những năm đầu thế kỷ XXI (2001-2005).
Qua 20 năm sản xuất, sản phẩm xi măng của Công ty đã chiếm được uy tín và lòng tin của khách hàng, những thành công và những sai lầm đã vấp phải giúp Công ty rút ra những bài học sâu sắc, vị thế của Công ty ngày càng được củng cố và nâng cao trong ngành sản xuất xi măng.
Về sản xuất : trong quá trình sản xuất, phải hạ định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu, phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu trong khu vực và thế giới. Duy trì năng suất của các thiết bị đạt và vượt công suất thiết kế, đảm bảo các điều kiện cho lò nung hoạt động dài ngày. Lựa chọn nguyên liệu và chế tạo phối liệu ổn định để sản xuất clanhke mác cao, tỷ lệ phụ gia đạt từ 15-20%, quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, đưa một số mỏ đá vào khai thác, xây dựng kế hoạch khai thác mỏ sét đồng thời tìm nguồn nguyên liệu mới ổn định hơn.
Về tiêu thụ sản phẩm : phát huy lợi thế về uy tín sản phẩm xi măng Hoàng Thạch, Giữ vững thị trường truyền thống (miền bắc 60-70%) , khai thác thị trường miền Trung (từ 20-30%) , miền Nam(10%), cùng với Tổng công ty bảo đảm việc cung cấp clanhke vào miền Nam và miền Trung, góp phần bình ổn giá cả xi măng trên thị trường.
Năm 2001 :
Sản lượng và tiêu thụ sản phẩm :
Clanhke sản xuất : kế hoạch 1.950.000 tấn, thực hiện 1.978.500 tấn, thực hiện 1.978.000 tấn bằng 105% kế hoạch.
Sản lượng khỏi Công ty : kế hoạch 2.230.000 tấn, thực hiện 2.328.372 tấn, bằng 106,87% kế hoạch.
Tồn tại đến hết ngày 31/12/2001 là:
Tồn clanhke : 285.924 tấn
Tồn xi măng bột : 32.802 tấn.
Tồn xi măng bao : 8.060 tấn.
Nộp ngân sách :
Tổng số nộp theo kế hoạch 212.283.000.000 đồng
Thực hiện 215.717.217.000 đồng bằng 101,6% kế hoạch.
Lợi nhuận theo kế hoạch 208,293 tỷ đồng
Thực hiện 209,125 tỷ đồng bằng 100,4% kế hoạch.
Công tác pha phụ gia tiếp tục được chú trọng, sản lượng phụ gia 409.642 tấn, đạt tỷ lệ 20,535, tăng hơn năm 2000 là 175.978 tấn.
Năm 2002 : Công ty đã sản xuất 1.987.802 tấn clanhke, bằng 101,6% kế hoạch, sản phẩm xuất khỏi nhà máy đạt 3.023.046 tấn, bằng 129,7% kế hoạch, sản phẩm tiêu thụ 2.979.365 tấn, doanh thu 1.731 tỷ đồng, nộp ngân sách 180,8 tỷ đồng, lợi nhuận 229,4 tỷ đồng.
Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2003 trong điều kiện nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, đây là động lực để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xi măng. Chuẩn bị cho việc đầu tư xây dựng dây chuyền III, Công ty thành lập Ban quản lý dự án Hoàng Thạch III với số vốn đầu tư ban đầu là 1.542 tỷ đồng. Nhưng do giá trị đồng USD bị sụt giảm nên số tiền đầu tư cho dây truyền III là 1.942,8 tỷ đồng, Thời gian mời thầu, chấm thầu, ký hợp đồng đến hết tháng 10/2005, thời gian thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị là 31 tháng, đến hết ngày 01/5/2008 toàn bộ dây truyền sẽ đi vào hoạt động.
Với việc bình ổn giá cả xi măng trên thị trường, được tổng công ty giao nhiệm vụ nhập khẩu clanhke với số lượng lớn để đáp ứng được nhu cầu xây dựng của đất nước, đồng thời hỗ trợ các đơn vị thuộc tổng công ty : Hải Vân, Hoàng Mai, Hải Phòng. Công ty đã phối hợp với các đơn vị kinh doanh điều tiết lượng xi măng cần thiết trên thị trường để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
Bằng các biện pháp trên, năm 2003 Công ty đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch mà Tổng công ty giao cho, góp phần cùng các đơn vị trong Tổng công ty bình ổn giá xi măng trên thị trường và đảm bảo cung ứng đầy đủ lượng xi măng ra thị trường trong nước. Sản xuất clanhke 1.976.979 tấn, tiêu thụ đạt 3.532.319 tấn sản phẩm, clanhke tiêu thụ 230.000 tấn, nộp ngân sách đạt 152,7 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 231,4 tỷ đồng.
Về công tác tiêu thụ sản phẩm, thị trường những ngày đầu năm 2004 rất sôi động, đồng USD suy yếu, giá dầu mỏ thế giới tăng cao gây sức ép cho nhiều mặt hàng tăng giá. Sản lượng của Công ty chiếm 1/3 sản lượng của tổng công ty, thị phần chiếm 45% thị trường cả nước, nhưng công ty xi măng Hoàng Thạch vẫn cùng với Tổng Công ty xi măng Việt Nam giữ bình ổn giá cả xi măng trong điều kiện nhiều mặt hàng khác cũng biến động mạnh về giá. Giá xi măng trên thị trường những ngày cuối năm 2004 vẫn ổn định, mức giá này đã được duy trì suốt 10 năm.
Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý, sau khi nghiên cứu và thử nghiệm thành công đề tài xuất clanhke bằng cân điện tử, Công ty đã triển khai việc nhập cảng hàng hoá bằng cân điện tử thay cho việc đo mướn nước, việc này làm giảm hao hụt khi xuất bán xi măng và việc bốc xúc hàng hoá được diễn ra nhanh hơn.
Về sản xuất clanhke 2.160.229 tấn cao hơn năm 2003 là 183.332 tấn, sản phẩm tiêu thụ 3.803.343 tấn, nộp ngân sách 128 tỷ đồng, doanh thu 2.289 tỷ đồng.
Qua 25 năm Nhà máy được đưa vào hoạt động đến năm 2005 Công ty đã nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng lao động thời kỳ đổi mới. Công ty luôn phấn đấu để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ngay cả trong thời kỳ đầu thành lập nhà máy. Những chỉ tiêu kế hoạch chính trong năm : sản xuất clanhke 2triệu tấn, tổng sản phẩm tiêu thụ 3.575.000 tấn trong đó clanhke 85.000 tấn, xi măng 3.490.000 tấn ( tại hoàng Thạch 2,8 triệu tấn, tại Hải vân 690.000 tấn), nộp ngân sách 127 tỷ đồng, lợi nhuận trên 200 tỷ đồng. Gạch chịu lửa sản xuất và tiêu thụ 2.130 tấn.
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty khi Việt Nam gia nhập WTO
Tiếp tục kế thừa những gì đã đạt được thì năm 2006 sản lượng clanhke 2.068.000 tấn, sản phẩm tiêu thụ 3.575.857 tấn, doanh thu 2.320 tỷ đồng, nộp ngân sách 130,155 tỷ đồng, lợi nhuận 320 tỷ đồng.
Năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên việc cạnh tranh trên thị trường diễn ra rất gắt gao. Chính điều này thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật cũng như phương hướng kinh doanh, cơ cấu tổ chức cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với tình hình hiện tại. Do vậy, sản lượng clanhke đạt 2.120.000 tấn, sản phẩm tiêu thụ đạt 3.735.000 tấn, doanh thu 2.300 tỷ đồng, nộp ngân sách 225 tỷ đồng , lợi nhuận 400 tỷ đồng.
5. Chức năng và nhiệm vụ
Công ty xi măng Hoàng Thạch là đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh tế, với nhiệm vụ và quyền hạn sau :
Tổ chức sản xuất các loại xi măng theo kế hoạch của Liên hiệp xi măng, bảo đảm kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và an toàn trong lao động.
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý kỹ thuật của Nhà nước, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, coi trọng cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, nhằm không ngừng nâng cao sản lượng, chất lượng và năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Quản lý và sử dụng tốt mọi tài sản, vật tư, thiết bị lao động, tiền vốn, thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô tài sản Nhà nước.
Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, tổ chức các phong trào thi đua sản xuất, coi trọng việc bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho công nhân viên.
Chấp hành tốt chế độ nghĩa vụ quân sự, tổ chức lực lượng tự vệ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự Công ty.
Được ký hợp đồng kinh tế, được khen thưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên chức theo sự phân cấp của Liên hiệp.
6. Những đóng góp của Công ty vào phát triển kinh tế - xã hội.
Từ khi thành lập thì Công ty đã thu hút rất nhiều lao động vào làm việc, góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân quanh vùng. Và là nguồn thu lớn của tỉnh trong những năm qua.
6.1 Thu hút lao động :
Bảng 1 :
Năm
Số lao động (người)
2000
2530
2001
2680
2002
2750
2003
2840
2004
2850
2005
3125
Số lao động của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Qua đây cho thấy số lao động liên tục tăng trong những năm gần đây. Điều này làm cho mức sống dân cư trong vùng tăng lên, góp phần đẩy mạnh kinh tế trong vùng.
6.2. Nộp ngân sách :
Bảng 2 :
Năm
Nộp ngân sách(đồng)
2000
200.879.646.944
2001
215.914.472.807
2002
180.812.743.611
2003
152.781.312.302
2004
128.000.000.000
2005
130.000.000.000
Số tiền nộp ngân sách nhà nước
PHẦN II
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XI MĂNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH GIAI ĐOẠN 2000-2005.
Năm
Vốn lưu động (đồng)
2000
198.248.156.241
2001
248.542.324.152
2002
378.154.246.198
2003
475.246.215.486
2004
523.124.351.364
2005
581.397.121.324
1.1.Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động của vốn.
Bảng 3 :
Vốn lưu động của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Chỉ tiêu
Năm
vốn lưu động
(tỷ đồng)
Biến động định gốc
Biến động liên hoàn
Lượng tăng giảm tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển Ti
Tốc độ tăng trưởng Ai (lần)
Lượng tăng tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển ti (lần)
Tốc độ tăng ai (lần)
2000
198,25
-
-
-
-
-
-
2001
248,54
50,29
1,254
0,254
50,29
1,254
0,254
2002
378,15
179,9
1,907
0,907
129,61
1,521
0,521
2003
475,25
277
2,397
1,397
97,1
1,257
0,257
2004
523,12
324,87
2,638
1,638
47,87
1,100
0,100
2005
581,40
383,15
2,933
1,933
58,28
1,111
0,111
Qua bảng phân tích số liệu cho thấy quy mô vốn lưu động liên tục tăng trong các năm. Do nhà máy liên tục được mở rộng để đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của thị trường xi măng trong nước và kế hoạch đặt ra của Liên hiệp xi măng.
Đồ thị về vốn lưu động của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
1.2. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tich biến động lao động cua Công ty.
Chỉ tiêu
Năm
Số lao động
(người)
Biến động định gốc
Biến động liên hoàn
Lượng tăng giảm tuyệt đối (người)
Tốc độ phát triển Ti
(lần)
Tốc độ tăng trưởng Ai (lần)
Lượng tăng tuyệt đối (người)
Tốc độ phát triển ti (lần)
Tốc độ tăng ai (lần)
2000
2530
-
-
-
-
-
-
2001
2680
150
1,059
0,059
150
1,059
0,059
2002
2750
220
1,087
0,087
70
1,206
0,206
2003
2840
310
1,22
0,22
90
1,032
0,032
2004
2850
320
1,126
0,126
10
1,003
0,003
2005
3125
595
1,235
0,235
275
1,096
0,096
Dựa trên bảng phân tích dãy số thời gian ta thấy mức độ biến động về lao động nhìn chung là ít. Do đặc thù của Công ty nên số công nhân hầu như chỉ tăng theo quy mô của Công ty. Công tác tuyển lao động khi chuẩn bị đưa thêm dây chuyền mới vào hoạt động làm cho lượng lao động tăng nhẹ theo các năm. Lượng lao động tăng chủ yếu tập trung vào các ngành như cơ khí, điện, lò nung, khai thác.
Biểu đồ mô tả số lao động của Công ty xi măng Hoàng Thạch
1.3. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động về sản phẩm tiêu thụ xi măng của công ty xi măng Hoàng Thạch.
Năm
Sản phẩm tiêu thụ(tấn)
2000
2.569.303
2001
2.384.478
2002
2.979.365
2003
3.523.319
2004
3.803.343
2005
3.534.204
Bảng 4 :
Sản phẩm tiêu thụ của Công ty xi măng Hoàng thạch
Chỉ tiêu
Năm
Sản phẩm tiêu thụ (nghìn tấn)
Biến động định gốc
Biến động liên hoàn
Lượng tăng giảm tuyệt đối (nghìn tấn)
Tốc độ phát triển Ti
(lần)
Tốc độ tăng trưởng Ai (lần)
Lượng tăng tuyệt đối (nghìn tấn)
Tốc độ phát triển ti (lần)
Tốc độ tăng ai (lần)
2000
2.569
-
-
-
-
-
-
2001
2.384
-185
0,923
-0,077
-185
0,923
-0,077
2002
2.979
410
1,159
0,159
595
1,249
0,249
2003
3.523
954
1,371
0,371
544
1,182
0,182
2004
3.803
1.234
1,480
0,480
280
1,079
0,079
2005
3.534
965
1,375
0,375
-269
0,929
-0,071
Qua bảng phân tích dãy số thời gian ta thấy : sản lượng xi măng của năm 2001 giảm 185 nghìn tấn ứng với giảm 7,7% so với năm 2000. Nguyên nhân là do khan hiếm nguyên vật liệu đầu vào, giá cả xi măng có xu hướng giảm nên đã tác động mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu của công ty. Nguồn xi măng trong nước tăng đáng kể do có nhiều Công ty mới được xây dựng và đã đưa vào sản xuất nên có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời kỳ này.
Mặt khác, do thời tiết mưa nhiều ở diện rộng và gây lụt lội ở nhiều tỉnh, nên đã làm ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ xi măng của Công ty.
Công ty được Tổng công ty xi măng Việt nam giao là đơn vị cung cấp chính clanhke cho các trạm nghiền khác trong cả nước, nên hiệu quả kinh tế thấp so với tiêu thụ xi măng bao, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Công ty.
Biểu đồ thể hiện sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng
Hoàng Thạch.
1.4. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động doanh thu của doanh nghiệp.
Năm
Doanh thu(đồng)
2000
1.596.514.892.184
2001
1.376.847.255.578
2002
1.731006.769.894
2003
2.095.497.653.667
2004
2.289.000.000.000
2005
2.242.000.000.000
Bảng 5 :
Doanh thu của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu (tỷđồng)
Biến động định gốc
Biến động liên hoàn
Lượng tăng giảm tuyệt đối (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển Ti
(lần)
Tốc độ tăng trưởng Ai (lần)
Lượng tăng tuyệt đối (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển ti (lần)
Tốc độ tăng ai (lần)
2000
1.596
-
-
-
-
-
-
2001
1.376
-220
0,862
-0,138
-220
0,862
-0,138
2002
1.731
135
1,084
0,084
355
1,258
0,258
2003
2.095
499
1,313
0,313
364
1,210
0,210
2004
2.289
693
1,434
0,434
194
1,093
0,093
2005
2.242
646
1,405
0,405
-47
0,979
-0,021
Từ bảng trên ta thấy : doanh thu năm 2001 thấp hơn năm 2000 là 220 tỷ đồng là do sản lượng xi măng bán ra năm 2001 thấp hơn năm 2000 là 13,8%. Nguyên nhân là do dây chuyền Hoàng Thạch I qua nhiều năm hoạt động nên các thiết bị phụ tùng đã cũ và xuống cấp, đòi hỏi phải thay thế (đặc biệt là khu vực bệ 3 và bệ 2 là có nhiều biến dạng ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch xây vá, một số động cơ lớn đã có dấu hiệu hư hỏng cần phải có biện pháp sửa chữa , thay thế.).
Nhiều chủng loại xi măng xuất hiện trên thị trường khiến cho xi măng Hoàng thạch phải cạnh tranh gay gắt, lượng dự trữ xi măng tồn kho năm 2000 lớn nên khả năng cung ứng xi măng luôn lớn hơn cầu làm cho tính cạnh tranh lại càng thêm khó khăn hơn.
Vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước cấp hạn chế, chủ trương kích cầu của Chính phủ đề ra nhưng việc triển khai rất chậm nên ảnh hưởng lớn tới tốc độ tiêu thụ xi măng dẫn đến doanh thu năm 2001 thấp hơn năm 2000 là 13,8%.
Năm 2005 doanh thu giảm 47 tỷ so, ứng với 2,1% là do trong thời gian này Công ty đang chuẩn bi triển khai giai đoạn 2 của dây chuyền Hoàng Thạch III nên có nhiều công trình xây dựng làm ảnh hưởng tới sản lượng chung của Công ty dẫn tới việc giảm doanh thu.
Biểu đồ thể hiện doanh thu của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
1.5. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động lợi nhuận của Công ty xi măng Hoàng thạch.
Bảng 6 :
Năm
Lợi nhuận(đồng)
2000
205.005.512.780
2001
217.909.232.418
2002
229.432.366.539
2003
231.394.960.144
2004
220.000.000.000
2005
315.000.000.000
Lợi nhuận của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm
Lợi nhuận (tỷđồng)
Biến động định gốc
Biến động liên hoàn
Lượng tăng giảm tuyệt đối (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển Ti
(lần)
Tốc độ tăng trưởng Ai (lần)
Lượng tăng tuyệt đối (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển ti (lần)
Tốc độ tăng ai (lần)
2000
205
-
-
-
-
-
-
2001
217
12
1,058
0,058
12
1,058
0,058
2002
229
24
1,117
0,117
12
1,055
0,055
2003
231
26
1,126
0,126
2
1,008
0,008
2004
220
15
1,073
0,073
-11
0,952
-0,048
2005
315
110
1,536
0,536
95
1,432
0,432
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy mặc dù doanh thu năm 2004 so với năm 2003 là tăng 194 tỷ đồng tương ứng với 9,3% nhưng lợi nhuận năm 2004 so với năm 2003 nguyên nhân là do giá cả nguyên vật liệu mua vào phục vụ cho quá trình sản xuất quá cao dẫn đến chi phí cho sản xuất tăng cao làm cho lợi nhuận của năm 2004 so với năm 2003 giảm 11 tỷ đồng tương ứng với 4,8%.
Do lợi nhuận của Công ty năm 2004 giảm do giá nguyên vật liệu cao, nên Công ty đã có biện pháp nhằm giảm nhập khẩu nguyên vật liệu ngoại mà dùng nguyên vật liệu trong nước có giá thành rẻ hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Do cải tiến công nghệ cho dây chuyền I của Công ty nên hiệu suất làm việc cao, giảm được chi phí tiêu hao nguyên liệu. Chính vì điều này dẫn tới lợi nhuận của Công ty tăng mạnh so với năm 2004 tới 95 tỷ đồng tương ứng với 43,2%.
Đồ thị thể hiện lợi nhuận của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
1.6. Sử dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích biến động số tiền nộp ngân sách cho nhà nước của công ty xi măng Hoàng Thạch.
Bảng 7 :
Năm
Nộp ngân sách(đồng)
2000
200.879.646.944
2001
215.914.472.807
2002
180.812.743.611
2003
152.781.312.302
2004
128.000.000.000
2005
130.000.000.000
Tình hình nộp ngân sách nhà nước
Chỉ tiêu
Năm
Nộp ngân sách (tỷđồng)
Biến động định gốc
Biến động liên hoàn
Lượng tăng giảm tuyệt đối (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển Ti
(lần)
Tốc độ tăng trưởng Ai (lần)
Lượng tăng tuyệt đối (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển ti (lần)
Tốc độ tăng ai (lần)
2000
200
-
-
-
-
-
-
2001
215
15
1,075
0,075
15
1,075
0,075
2002
180
-20
0,9
-0,1
-35
0,837
-0,163
2003
152
-48
0,76
-0,24
-28
0,844
-0,156
2004
128
-72
0,64
-0,36
-24
0,842
-0,158
2005
130
-70
0,65
-0,35
-2
1,016
0,016
Từ bảng phân tích trên cho ta thấy số tiền nộp ngân sách giảm dần theo mỗi năm mặc dù lợi nhuận tăng. Do là giai đoạn này Công ty đang trả nợ tiền vay để xây dựng dây truyền II của nhà máy và đang chuẩn bị vốn để xây dựng thêm dây truyền III nên số tiền nộp ngân sách giảm để đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm mở rộng sản xuất.
Đồ thị về tình hình nộp ngân sách của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
1.7. Phân tích quan hệ giữa lợi nhuận với lao động.
Năm
Lợi nhuận
(tỷ đồng)
Lao động (người)
Lợi nhuận/lao động
Tốc độ tăng liên hoàn
2000
205
2530
0,081
-
2001
217
2680
0,081
1,000
2002
229
2750
0,083
1,024
2003
231
2840
0,081
0,976
2004
220
2850
0,077
0,951
2005
315
3125
0,101
1,311
Qua bảng phân tích ta thấy hầu như tỷ suất lợi nhuận của Công ty hầu như ít có sự biến đổi lớn. Có năm 2004 là năm mà có hiệu suất lợi nhuận/lao động là thấp nhất trong thời gian này. Năm 2005 lại là năm có hiệu suất lợi nhuận/lao động cao nhất trong giai đoạn 2000-2005. Nhìn vào tốc độ tăng liên hoàn ta thấy năm 2003 và 2004 là hai năm có tốc độ giảm so với các năm. Có năm 2005 là tăng mạnh nhất 1,311 lần.
Năm
Số lợi nhuận
(tỷ đồng)
Vốn lưu động
(tỷ đồng)
Lợi nhuận/ Vốn lưu động
Tốc độ tăng liên hoàn
2000
205
198,25
1,034
-
2001
217
248,54
0,873
0,844
2002
229
378,15
0,605
0,693
2003
231
475,25
0,486
0,803
2004
220
523,12
0,421
0,866
2005
315
581,40
0,542
1,287
1.8. Phân tích mối liên hệ giữa lợi nhuận và vốn lưu động.
Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất lợi nhuận với vốn lưu động của Công ty đều giảm từ năm 2000 đến năm 2005. Điều này cho thấy tốc độ tăng vốn lưu động so với lợi nhuận là lớn hơn. Điều này là không tốt cần điều chỉnh để cho tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động qua các năm.
1.7. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để so sánh đồng thời mối liên hệ giữa vốn lưu động, lao động và doanh thu của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Đồ thị tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu vốn, lao động, doanh thu của Công ty.
Qua đồ thị cho ta thấy trên cùng một trục thì vốn là tăng ít nhất so với lao động và doanh thu. Như vậy tình hình của nhà máy là tương đối ổn định vì tốc độ tăng của vốn ít hơn tốc độ tăng của doanh thu. Lao động tăng cao do xây dựng thêm 2 dây truyền nên đòi hỏi phải có thêm lao động vào để tham gia sản xuất.
2. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
2.1. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích biến động sản lượng clanhke của Công ty.
Bảng 8
Năm
Sản lượng clanhke
(nghìn tấn)
2000
2.042
2001
1.978
2002
1.976
2003
2.080
2004
2.860
2005
2.068
Sản lượng clanhke của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Năm
X
Y
X2
XY
Y2
2000
-2
2.042
4
-4.084
4.16976
2001
-1
1.978
1
-1.978
3.91248
2002
0
1.976
0
0
3.90458
2003
1
2.080
1
2.08
4.3264
2004
2
2.860
4
5.72
8.1796
2005
3
2.068
9
6.204
4.27662
Tổng
3
8576
19
922
28.7694
Sản lượng clanhke của Công ty xi măng Hoàng Thạch
X : tiêu thức nguyên nhân (năm).
Y : Tiêu thức kết quả - giá trị sản lượng clanhke (nghìn tấn).
X và Y là hai tiêu thức số lượng.
Ta xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính của tổng thể mẫu có dạng :
Với b0 : là hệ số tự do.
b1: là hệ số góc.
SS(X) = - = 19 - = 17,5
SS(Y) = - = = -27.896.308,67
SS(XY) = = = 3366
b1 = == 192,34
b0 = = - = 464,83
Vậy = 464,83 + 192,34X
Qua mô hình ta thấy qua mỗi năm thì sản lượng clanhke tăng 192,34 nghìn tấn.
2.2. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa vốn lưu động với doanh thu của Công ty.
Bảng 9 :
Vèn lu ®éng (tû ®ång)
Doanh thu
(Tỷ đồng)
198,25
1.596
248,54
1.376
378,15
1.731
475,25
2.095
523,12
2.289
581,40
2.242
Tình hình vốn lưu động và doanh thu của Công ty
Năm
X
Y
X2
Y2
XY
2000
198
1.596
39204
2.547216
316.008
2001
248
1.376
61504
1.893376
341.248
2002
378
1.731
142884
2.996361
654.318
2003
475
2.095
225625
4.389025
995.125
2004
523
2.289
273529
5.239521
1197.147
2005
581
2.242
337561
5.026564
1302.602
Tổng
2403
11.329
1080307
22.092063
4806.448
X : Tiêu thức nguyên nhân - Vốn (tý đồng) .
Y : Tiêu thức kết quả - Doanh thu (nghìn tỷ đồng).
X và Y là hai tiêu thức số lượng.
Ta xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính của tổng thể mẫu có dạng :
Với b0 : là hệ số tự do.
b1: là hệ số góc.
SS(X) = - = 1080307- =117.905,5
SS(Y) = - = 22.092063 - = 18.410.052,5
SS(XY) = = 4806.448 - = 269.183,5
b1 = = = 2,28
b0 = = = 975,03
Vậy = 975,03 + 2,28X
Qua mô hình thấy khi vốn đầu tư của Công ty tăng lên 1 tỷ đồng thì doanh thu tăng lên 2,28 tỷ đồng. Khi các nhân tố khác ngoài vốn làm cho doanh thu tăng lên 975,03 tỷ đồng.
2.3. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa số lao động và doanh thu của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Bảng 10 :
Lao động (người)
Doanh thu
(Tỷ đồng)
2530
1.596
2680
1.376
2750
1.731
2840
2.095
2850
2.289
3125
2.242
Tình hình lao động và doanh thu của Công ty
Năm
X
Y
X2
Y2
XY
2000
2530
1.596
6400900
2.547216
4037.88
2001
2680
1.376
7182400
1.893376
3687.68
2002
2750
1.731
7562500
2.996361
4760.25
2003
2840
2.095
8065600
4.389025
5949.8
2004
2850
2.289
8122500
5.239521
6523.65
2005
3125
2.242
9765625
5.026564
7006.25
Tổng
16775
11.329
47099525
22.092063
31965.51
X : Tiêu thức nguyên nhân - Số lao động (người).
Y : Tiêu thức kết quả - Doanh thu (nghìn tỷ đồng).
X và Y là hai tiêu thức số lượng.
Ta xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính của tổng thể mẫu có dạng :
Với b0 : là hệ số tự do.
b1: là hệ số góc.
SS(X) = - = 47099525 - = -42.190.579,17
SS(Y) = - = 22.092063 - = 18.410.052,5
SS(XY) = = 31965.51 - = -477.444,83
b1 = = = 0,0113
b0 = = - 0,0113 = 1.856,57
Vậy = 1.856,57 + 0,0113X
Qua mô hình cho ta thấy khi số lao động tăng lên 1 người thì doanh thu tăng lên 0,0113 tỷ đồng. Còn các nhân tố khác làm cho doanh thu của Công ty tăng lên 1.865,57 tỷ đồng.
2.4. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa doanh thu với lợi nhuận.
Doanh thu
(Tỷ đồng)
Lợi nhuận
(tỷ đồng)
1.596
205
1.376
217
1.731
229
2.095
231
2.289
220
2.242
315
Bảng 11 :
Doanh thu với lợi nhuận
Năm
X
Y
X2
Y2
XY
2000
1.596
205
2.547216
42025
327.18
2001
1.376
217
1.893376
47089
298.592
2002
1.731
229
2.996361
52441
396.399
2003
2.095
231
4.389025
53361
483.945
2004
2.289
220
5.239521
48400
503.58
2005
2.242
315
5.026564
99225
706.23
Tổng
11.329
1417
22.092063
342541
2715.926
X : Tiêu thức nguyên nhân - Doanh thu (tỷ đồng).
Y : Tiêu thức kết quả - Lợi nhuận (tỷ đồng).
X và Y là hai tiêu thức số lượng.
Ta xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính của tổng thể mẫu có dạng :
Với b0 : là hệ số tự do.
b1: là hệ số góc.
SS(X) = - = 22.092063 - = 701.022,83
SS(Y) = -
SS(XY) = = 2715.926 - = 40.393,83
b1 = = = 0,058
b0 = = - 0,058 = 126,653
Vậy = 126,653 + 0,058X
Qua mô hình cho ta thấy khi doanh thu tăng 1 tỷ đồng thì lợi nhuận tăng 0,058 tỷ đồng. Còn các nhân tố khác ngoài lao động làm cho lợi nhuận tăng lên 126,653 tỷ đồng.
2.5. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa doanh thu và nộp ngân sách.
Bảng 12 :
Doanh thu
(Tỷ đồng)
Nộp ngân sách
(tỷ đồng)
1.596
200
1.376
215
1.731
180
2.095
152
2.289
128
2.242
130
Tình hình doanh thu và nộp ngân sách nhà nước của Công ty
Năm
X
Y
X2
Y2
XY
2000
1.596
200
2.547216
40000
319.2
2001
1.376
215
1.893376
46225
295.84
2002
1.731
180
2.996361
32400
311.58
2003
2.095
152
4.389025
23104
318.44
2004
2.289
128
5.239521
16384
292.992
2005
2.242
130
5.026564
16900
291.46
Tổng
11.329
1105
22.092063
175013
1829.512
X : Tiêu thức nguyên nhân - Doanh thu (tỷ đồng).
Y : Tiêu thức kết quả - Nộp ngân sách (tỷ đồng).
X và Y là hai tiêu thức số lượng.
Ta xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính của tổng thể mẫu có dạng :
Với b0 : là hệ số tự do.
b1: là hệ số góc.
SS(X) = - = 22.092063 - = 701.022,83
SS(Y) = -
SS(XY) = =1829.512 - = -256.912,17
b1 = = = -0,366
b0 = = + 0,366 = 875,23
Vậy = 875,23 + 0,366X
Qua mô hình cho ta thấy khi doanh thu tăng 1 tỷ đồng thì tiền nộp ngân sách giảm 0,366 tỷ đồng. Còn các nhân tố khác ngoài doanh thu làm cho tiền nộp ngân sách tăng 875,23 tỷ đồng. Lý do khi doanh thu tăng lên mà tiền nộp ngân sách cho nhà nước giảm là vì do phải sửa chữa dây truyền II, trả nợ tiền vay khi xây dựng dây truyền II, và chuẩn bị tiền để xây dây truyền III.
2.6. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa vốn lưu động, lao động với doanh thu.
Vốn lưu động
(tỷ đồng)
Lao động (người)
Doanh thu (tỷ đồng)
198
2530
1.596
248
2680
1.376
378
2750
1.731
475
2840
2.095
523
2850
2.289
581
3125
2.242
Bảng 13 :
Bảng phân tích mối liên hệ giữa vốn, lao động và doanh thu
Năm
Y
X1
X2
X12
X22
X1Y
X2Y
X1X2
2000
1.596
198
2530
39204
6400900
316008
4037.88
500940
2001
1.376
248
2680
61504
7182400
341248
3687.68
664640
2002
1.731
378
2750
142884
7562500
654318
4760.25
1039500
2003
2.095
475
2840
225625
8065600
995125
5949.8
1349000
2004
2.289
523
2850
273529
8122500
1197147
6523.65
1490550
2005
2.242
581
3125
337561
9765625
1302602
7006.25
1815625
Tổng
11.329
2403
16775
1080307
47099525
4806448
31965.510
40310325
Y : Tiêu thức kết quả - Doanh thu của Công ty (tỷ đồng).
X1 : Tiêu thức nguyên nhân - Vốn lưu động (tỷ đồng).
X2 : Tiêu thức nguyên nhân – Lao động (người).
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để tìm b0, b1,b2.
Ta có hệ phương trình chuẩn như sau :
Vậy hàm có dạng : = 21.826,7 + 0,00853X1 + 0,00789X2
Khi vốn tăng lên 1 tỷ đồng thì doanh thu tăng 0,00853 tỷ đồng.
Khi lao động tăng lên 1 người thì doanh thu tăng 0,00789 tỷ đồng.
Có thể nói các tiêu thức nguyên nhân có tác động thuận đến doanh thu của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
2.7. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa vốn, lợi nhuận với số tiền nôp ngân sách.
Bảng 14 :
Vốn lưu động
(tỷ đồng)
Lợi nhuận(tỷ đồng)
Nộp ngân sách
(tỷ đồng)
198
205
200
248
217
215
378
229
180
475
231
152
523
220
128
581
315
130
Mối liên hệ giữa vốn lưu động, lợi nhuận và doanh thu
Năm
Y
X1
X2
X12
X22
X1Y
X2Y
X1X2
2000
200
198
205
39204
42025
39600
41000
40590
2001
215
248
217
61504
47089
53320
46655
53816
2002
180
378
229
142884
52441
68040
41220
86562
2003
152
475
231
225625
53361
72200
35112
109725
2004
128
523
220
273529
48400
66944
28160
115060
2005
130
581
315
337561
99225
75530
40950
183015
Tổng
1005
2403
1417
1080307
342541
375634
233097
588768
Y : Tiêu thức kết quả - Tiền nộp ngân sách của Công ty (tỷ đồng).
X1 : Tiêu thức nguyên nhân - Vốn lưu động (tỷ đồng).
X2 : Tiêu thức nguyên nhân – Lợi nhuận (tỷ đồng).
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để tìm b0, b1,b2.
Ta có hệ phương trình chuẩn như sau :
Vậy hàm có dạng : = 234,77 – 0,254 X1 + 0,146X2
Khi vốn tăng lên 1 tỷ đồng thì doanh thu giảm 0,254 tỷ đồng.
Khi lao động tăng lên 1 người thì doanh thu tăng 0,146 tỷ đồng.
Thời gian này do nhà máy cần vốn để xây dựng cho dây truyền III và trả nợ cho dây truyền II nên số tiền nộp ngân sách giảm liên tục trong các năm.
3. Phân tích các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các mục tiêu đã đạt được cua Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2000- 2005.
3.1. Sản lượng của Công ty từ năm 2000-2005.
Chỉ tiêu
Năm
Kế hoạch (tấn)
Thực hiện (tấn)
Lượng tăng tuyệt đối (tấn)
% thực hiện so với kế hoạch
2000
2.400.000
2.569.303
169303
107
2001
2.250.000
2.384.478
134478
106
2002
2.640.000
2.979.365
339365
113
2003
2.500.000
3.523.319
1023319
141
2004
2.730.000
3.803.343
1073343
139
2005
3.320.000
3.534.204
214204
106
Qua bảng trên cho ta thấy tình hình sản xuất của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Năm 2000 sản phẩm xi măng tiêu thụ đạt 2.569.303 tấn, tăng 169.303 tấn, lượng tăng tương đối là 7% so với kế hoạch. Năm 2001 sản phẩm tiêu thụ đạt 2.384.478 tấn, tăng 134.478 tấn, lượng tăng tương đối là 5%. Đây là năm tăng ít nhất trong giai đoạn này vì thiếu nguyên liệu dùng cho sản xuất, mưa nhiều nên lượng xi măng tiêu thụ được ít. Năm 2002 tăng 339.365 tấn, lượng tăng tươgn đối là 12,8 % so với kế hoạch đề ra. Năm 2003 là năm có sản lượng xi măng tiêu thụ tăng mạnh với 1.023.319 tấn vượt kế hoạch, ứng với 40,93% lượng tăng tương đối. Năm 2004 sản phẩm xi măng tăng mạnh nhất với 1.073.343 tấn vượt kế hoạch, ứng với 39,31% lượng tăng tương đối. Năm 2005 lượng tăng về tuyệt đối vượt kế hoạch ít hơn nhiều so với những năm trước với 214.204 tấn xi măng, lượng tương đối là 6,45%.
3.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu (tỷ đồng)
1.596
1.376
1.731
2.095
2.289
2.242
Lợi nhuận (tỷ đồng)
205
217
229
231
220
315
Sản lượng (triệu tấn)
2,569
2,384
2,979
3,523
3,803
3,534
Lao động (người)
2530
2680
2750
2840
2850
3125
Vốn (tỷ đồng)
198
248
378
475
523
581
H 1=(tỷ đồng/tỷ đồng)
8,06
5,55
4,58
4,41
4,38
3,86
H2= (tỷ đồng/người)
0,63
0,51
0,63
0,74
0,89
0,72
H3= (tỷ đồng/người)
0,081
0,081
0,083
0,081
0,077
0,1
H4=(tỷ đồng/tỷ đồng)
1,035
0,875
0.6
0,486
0,42
0,542
H5=(tấn/tỷ đồng)
12.976,28
9.614,83
7881,92
7.417,51
7272,17
6082,97
H6=(tấn/người)
1.015,53
889,73
1.083,4
1.240,6
1.334,5
1.130,9
Hiệu quả kinh doanh thuận cho ta biết cứ một đơn vị chi phí toàn bộ chi ra trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả (doanh thu, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận).
Hiệu quả kinh doanh nghịch cho ta biết để tạo ra một đơn vị kết quả (doanh thu, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận…).
4. Một số dự báo của Công ty xi măng Hàng Thạch.
Dự báo về doanh thu:
= = 129,6
Dự báo về lợi nhuận :
= = 22
Dự báo về sản lượng :
= = 192.980,2
Dự báo về lao động :
= =119
Dự báo vốn lưu động :
= =76,6
Từ những kết quả trên ta có thể dự báo ngắn hạn cho doanh thu, sản lượng, lao động, vốn lưu động của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH.
Về biện pháp công nghệ:
Thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất của Ban lãnh đạo công ty, ngoài việc đưa các chủng loại gạch, bê tông mới vào sử dụng nhằm tăng tuổi thọ của lớp lót lò, sử dụng 1 số chủng loại gạch, vật liệu chịu lửa trong nước có chất lượng cao để xây vá lò, Công ty còn tích cực nghiên cứu, đẩy mạnh tiết kiệm dầu và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giám sát chặt chẽ chất lượng từ khâu nhập nguyên liệu, quan tâm quy hoạch và tổ chức khai thác đá vôi, đá sét đảm bảo chất lượng phối liệu ổn định cho sản xuất.
Thực hiện tốt những suy trình, quy phạm về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – ISO 14001 và đảm bảo ổn định chất lượng xi măng đồng thời giữ môi trường khu vực xanh, sạch sẽ.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xi măng mác cao, công ty đã triển khai nghiên cứu, xây dựng phương án sản xuất xi măng PCB40 trình Tổng công ty duyệt và triển khai sản xuất loại xi măng này.
Tăng cường công tác quản lý, theo dõi bảo dưỡng thiết bị để xử lý kịp thời các sự cố trên dây truyền sản xuât. Tổ chức vệ sinh, chống dột, bảo dưỡng thiết bị của 2 xi lô chứa xi măng số 2 và số 3. Vì vậy đã phát huy được năng suất thiết bị trong quá trình sản xuất của cả 2 dây truyền.
Công tác pha phụ gia của Công ty được đặc biệt quan tâm, đã triển khai kế hoạch cung cấp phụ gia ngay từ đầu năm, đồng thời cân đối khả năng cung ứng của từng loại phụ gia và thử nghiệm khả năng hoạt tính, khả năng cải thiện màu sắc, định gia tỉ lệ pha tối ưu cho sản xuất xi măng từ nguồn Clinke của Công ty sản xuất và nguồn Clinke nhập.
Công ty còn tổ chức nhiều chuyên đề khoa học có giá trị mang lại hiểu quả kinh tế cao nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn cho sản xuất của Công ty như: Đề tài pha thạch cao nhân tạo và nghiền xi măng, Đề tài sử dụng quặng sắt Lạng Sơn. Đề tài pha phụ gia từ 15 – 20% trong sản xuất xi măng PCB40, Đề tài nghiên cứu lắp đặt máy đếm bao tự động cho khâu xuất xi măng bao, Đề tài nghiên cứu chế tạo lắp đặt lò đốt phụ cho nghiền than K2.
Biện pháp sửa chữa đầu tư và tiết kiệm:
Công ty đã quản lý tốt khâu sửa chữa thiết bị từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện đúng quy trình, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để rút ngắn thời gian, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm vật tư trong sửa chữa. Chủ động duy trì công tác vệ sinh, bảo dưỡng thay dầu mỡ cho các thiết bị và bổ sung bi, đạn cho các máy nghiền đúng quy định đã góp phần đưa thiết bị hoạt động ngày 1 ổn định hơn Công ty vẫn tiếp tục đổi mới công nghệ, thay thế các thiết bị có trình độ kỹ thuật cao hơn để nâng cao năng suất, ổn định sản phẩm và từng bước cải tiến, hiện đại hoá dây truyền 1 phù hợp với dây truyền 2 để có thể lắp lẫn trong sửa chữa và giảm số lượng phụ tùng dự phòng. Thay thế và sửa chữa lọc bụi tĩnh điện và tạo cho môi trường làm việc được đảm bảo.
Đã hoàn thiện quy chế giao nhận hàng hoá qua hệ thống đếm bao tự động, hoàn thiện hệ thống cân điện tử 80 tấn để nâng cao độ chính xác khi nhập, xuất hàng hoá. Đã đầu tư cải tạo môi trường cho các thiết bị làm việc trong điều kiện nóng, bụi, ẩm… Để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo độ chính xác cho thiết bị. Tiếp tục hoàn thiện kiến thiết cở bản để đưa vào khai thác mỏ Áng Dâu, G6.
Trước yêu cầu phải nâng cao hiệu quả, sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh. Công ty đã chỉ đạo và áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm như: Tiết kiệm trong chi phí sản xuất, tiết kiệm trong chi phí lưu thông. tiết kiệm trong mua vật tư, phụ tùng và tiết kiệm trong chi phí văn phòng… Công ty đã đặc biệt chú trọng công việc tiết kiệm dầu, tăng tỉ lệ chạy than và làm tốt công tác phối liệu để duy trì lò chạy dài ngày với hiệu suất cao.
Công tác vật tư, phụ tùng:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng hóa, tiến độ và thời gian sửa chữa lớn thiết bị, Công ty đã đảm bảo đầy đủ nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất. Chất lượng vật tư, nguyên nhiên vật liệu nhập về được kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu.
Ngoài những đối tượng và thị trường mua sắm vật tư truyền thống, để đảm bảo mua được hàng hoá chất lượng tốt và giá cả hợp lý, Công ty đã mở rộng đối tượng và thị trường mua sắm thông qua trao giá cạnh tranh và mời thầu rộng rãi góp phần hạ giá giá thành sản phẩm.
Công tác phụ tùng luôn được quan tâm theo dõi chặt chẽ, các đơn hàng phụ tùng nhập ngoại được rà xét và triển khai sớm kịp thời phục vụ sản xuất. Phụ tùng đặt hàng trong nước chất lượng ngày 1 cao do tận dụng ưu thế về chất lượng từng loại phụ tùng đối với từng đơn vị gia công chế tạo. Luôn tổ chức rà soát lại toàn bộ hệ thống thiết bị công nghệ, thiết bị cơ, điện để có kế hoạch đặt hàng phụ tùng thay thế hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu sửa chữa.
Công tác tiêu thụ sản phẩm:
Trong điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều thương hiệu xi măng mới cùng tham gia với giá hết sức cạnh tranh và cơ chế linh hoạt, xăng dầu tăng làm cho Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Công tác tiêu thụ sản phẩm rất được Công ty chú trọng để đảm bảo giữ vững thương hiệu cũng như ổn định và tạo điều kiện thuận lợi khi mở rộng thị phần.
Củng cố và mở rộng mạng lưới bán xi măng ở các địa phương. Bên cạnh các thị trường truyền thống, Công ty còn mở rộng thì trường tại Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng và Hà Tây, đề ra các biện pháp tiêu thụ tại các chi nhánh phù hợp với các cơ chế như: giao cho các chi nhánh ký kết với các đại lý hoa hồng, đồng thời giao khoán gọn chi phí vận tải, bốc xếp và thu tiền trước khi xuất hàng đồng thời hỗ trợ các chi phí lãi tiền vay ngân hàng, tổ chức hội nghị khách hàng để đúc kết kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty và ngoài xã hội. Vì vậy mà thu hồi vốn nhanh, không để xảy ra nợ tồn đọng lâu hoặc thất thoát tài chính và hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đề ra.
Đơn giản hoá các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
Giữ ổn định và nâng cao chất lượng xi măng, giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng về hướng dẫn sử dụng xi măng hoặc những vướng mắc về chất lượng của sản phẩm.
Thường xuyên tìm hiểu nắm bắt thông tin trên thị trường về nhu cầu, giá cả, mẫu mã và chất lượng vỏ bao ngày 1 tốt hơn. Rút kinh nghiệm về phương thức tiêu thụ xi măng đáp ứng yêu cầu mới của thị trường, tăng sức cạnh tranh.
Phối hợp với các đơn vị tiêu thụ xi măng là thành viên của Tổng Công ty và ngoài xã hội, điều tiết lượng xi măng dự trữ hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng nên luôn giữ được ổn định thị trường.
5.Công tác quản lý:
Tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn và tay nghề cho cán bộ nhân viên trong Công ty.
Triển khai chương trình quản lý vật tư, phụ tùng theo danh điểm để đảm bảo cho việc quản lý được chính xác hiệu quả. Đã hợp đồng thuê xây dựng phần mềm quản lý kho và phần mềm kế toán giúp Công ty quản lý và hạch toán đảm bảo khoa học và chính xác hơn.
Chủ động rà soát toàn bộ các phụ tùng tồn kho kể cả cơ, điện, công nghệ và thiết bị mỏ để có kế hoạch đặt hàng hợp lý, kịp thời phục vụ sản xuất.
Đặc biệt coi trọng công tác an toàn lao động với con người và thiết bị. Triển khai ký kết cam kết chất lượng về công tác ở các đơn vị an toàn, có liên quan đến lĩnh vực an toàn. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn, đảm bảo không để xảy ra mất an toàn do vi phạm quy định.
KẾT LUẬN
Chuyên đề thực tập này nhằm giải quyết 4 nhiệm vụ sau :
- Nêu một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch, tìm hiểu vận dụng để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
-Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch : về lịch sử, tình hình hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2005.
-Đi sâu vào ngiên cứu hiệu quả sản xuất xi măng của Công ty, từ đó phát triển những ưu điểm của hoạt động, đồng thời đề ra những giải phát nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xi măng.
-Đề xuất những biện pháp nhằm đưa Công ty phát triển hơn trong giai đoạn hội nhập thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý thuyết Thống kê -Nhà xuất bản Thống Kê.
2. Thống kê kinh doanh – Nhà xuất bản Thống lê.
3. Thư viện tỉnh Hải Dương.
4. Thư viện, phòng truyền thống Công ty xi măng Hoàng Thạch.
5. Phòng kế toán, tài chính thống kê Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33066.doc