Chuyên đề Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp tại thành phố Đà Nẵng

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng phát triển kinh tế thị trường trên thế giới bất kỳ một nước nào đều phải có quan hệ mua bán , giao dịch , cho vay , thu nợ , đầu tư vốn với các nước khác . Thực hiện các mối quan hệ trên đã dẫn đến hình thành các quan hệ về tiền tệ , tài chính quốc tế . Ngày nay các quan hệ tài chính , tiền tệ quốc tế đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của nền kinh tế & ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường . Kết quả thực hiện các mối quan hệ trên hình thành các khoản thu chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau . Để thực hiện tốt các khoản thu chi tiền tệ quốc tế cần thiết phải thông qua những tổ chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại . Quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau nhất thiết phải sử dụng tiền tệ nước này hay nước khác , nói chung là ngoại tệ . Chính vì điều này đã làm cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trở nên quan trọng & và không thể thiếu trong kinh doanh của ngân hàng Bên cạnh đó kinh doanh mua bán ngoại tệ là một nghiệp vụ đem lại lợi nhuận cho NH , đồng thời đadạng hóa được ngoại hình kinh doanh , nâng cao chất liệu trong việc cung cấp dịch vụ đối với khách hàng . Chính vì tầm quan trọng của loại hình kinh doanh này & sau quá trình thực tập , tìm hiểu tham khảo nên trong chuyên đề này em xin được phép trinhf bày & phân tích về tình hình kinh doanh ngoại tệ trong một ngân hàng . Được sự cho phép của Ngân hàng No&PTNT thành phố Đà Nẵng cộng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kinh tế đối ngoại . Bên cạnh đó dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo tiến sĩ Nguyễn Văn Lê chuyên đề đã được hoàn thành với 3 phần : Phần I : Tổng Quan Về Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Của NHTM Phần II : Phân Tích Tình Hình Mua Bán Ngoại Tệ NHNo&PTNT Thành Phố ĐN . Phần III Tổng Hợp Đánh Giá Quá Trình Kinh Doanh & Những Ý Kiến Đề Xuất . Do năng lực bản thân còn hạn chế nên chuyên đề này vẫn còn nhiều sai sót . Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp , chỉ dẫn để chuyên đề được hoàn thiện hơn & làm kinh nghiệm cho bản thân . Luận văn dài 56 trang,chia làm 3 chương

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay ngoại tệ cũng là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh cua Ngân hàng. Cũng như hoạt động cho vay bằng VND, hoạt động cho vay bằng ngoại tệ cũng mạng lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho Ngân hàng. Sau đây là tình hình cho vay ngoại tệ tại NHNoĐN trong 2 năm (2002 - 2003). Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Mức độ tăng giảm Tốc độ tăng giảm Doanh số cho vay 28694 32163 3469 12,1% Doanh số thu nợ 27950 31985 4035 14,4% Dư nợ cho vay bình quân 9434 11507 2073 22% Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều rất hạn chế về vốn kinh doanh. Riêng đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, thì càng gặp khó khăn vè vốn ngoại tệ. Vì vậy, các doanh nghiệp này rất cần vay ngoại tệ. Hầu hết các doanh nghiệp nay ngoại tệ chủ yếu là để nhập hàng hóa máy móc, thanh toán L/C v.v… khi vay ngoại tệ, đa số các doanh nghiệp vay USD là chủ yếu vì đây là đồng tiền mạnh trong thương mại quốc tế. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngoại tệ của Chi nhánh NHNoĐN tăng lên trong 2 năm qua. Doanh số cho vay ngoại tệ trong năm 2002 tăng 12,1% so với năm 2003 tức tăng 3469 nghìn USD. Sự tăng lên này trước hết là do kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng tốt. Nhu cầu nhập khẩu của thành phố tăng lên, các khách hàng của Chi nhánh có quy mô hoạt động xuất nhập khẩu được mở rộng. Vì vậy, nhu cầu vay vốn ngoại tệ của khách hàng cũng tăng lên. Bên cạnh đó, sự tăng lên này còn là nhân tố lãi suất gây ra. Tương quan giữa lãi suất cho vay VND và lãi suất cho vay USD trong năm 2003 có nhiều thay đổi so với năm 2002. Trong năm 2002, lãi suất cho vay USD của Chi nhánh còn ở mức khá cao, khoảng 5% năm. Trong khi đó, sự tăng giá của USD so với VND trong năm 2002 cũng lên đến 3,9%. Do đó, lãi suất cho vay USD sau khi điều chỉnh mức độ giảm giá của VND cũng lên đến 8,9% năm (tính theo VND). Cũng trong năm 2002 nếu vay bằng VND thì các doanh nghiệp chỉ phải trả lãi ở mức 8-8,5%/năm với lượng tương quan lãi suất như trên thì khi có nhu cầu ngoại tệ, các doanh nghiệp sẽ chọn cách vay VND rồi mua USD hơn là trực tiếp vay USD. Do vậy, doanh số cho vay USD năm 2002 sẽ không cao như năm 2003. Trong năm 2003, lãi suất cho vay VND có xu hướng tăng cao trên 8,5%. Trong khi đó, lãi suất cho vay USD lại liên tục giảm chỉ còn ở mức gần 3% năm. Mặt khác đồng USD lại tương đối ổn định trong năm chỉ tăng nhẹ (khoảng 2,1%) so với VND. Vì vậy, lãi suất cho vay USD sau khi điều chỉnh mức độ tăng giá của USD thì cũng chỉ đến mức 5,1%/năm (tính theo VND). Do đó, các doanh nghiệp khi có nhu cầu về USD thì họ thường vay USD chứ không chọn cách vay VND rồi mua USD như năm 2002. Thậm chí có một số doanh nghiệp không có nhu cầu mua ngoại tệ mà chỉ cần VND cũng chọn cách vay USD, sau đó bán USD lấy VND. Chính những điều này đã thúc đẩy doanh số cho vay ngoại tệ tăng mạnh trong năm 2003. Và khi đến hạn trả nợ, nếu các đơn vị này không co nguồn thu ngoại tệ để trả nợ thì họ phải mua ngoại tệ tại Chi nhánh để trả nợ cho Chi nhánh. Do đó doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng tăng mạnh trong năm 2003. Trong hai năm qua thi doanh số thu nợ ngoại tệ và dư nợ cho vay bình quân bằng ngoại tệ cũng có sự tăng lên giống như doanh số cho vay ngoại tệ. Doanh số thu nợ ngoại tệ năm 2003 tăng 4035 nghìn USD so với năm 2002, đạt tốc độ tăng 14,4%. Dự nợ cho vay bình quân ngoại tệ tăng 22% (tức tăng 2073 nghìn USD). Tóm lại, qua quá trình phân tích trên ta thấy rằng hoạt động cho vay bằng ngoại tệ của NHNoĐN cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh. Ngược lại, hoạt động mua bán ngoại tệ cũng có những tác động đến cho vay ngoại tệ của Chi nhánh. Tình hình thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ trung gian mang tính dịch vụ. Nghiệp vụ này cũng mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập không nhỏ. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, Chi nhánh NHNoĐN đã thực hiện thanh toán quốc tế dưới nhiều phương thức khác nhau như: chuyển tiền, nhờ thu (D/A) (D/P); tín dụng chứng từ (L/C). Sau đây là tình hình thanh toán quốc tế của NHNoĐN trong hai năm qua (2002 - 2003) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Mức độ tăng giảm Tốc độ tăng giảm Giá trị thanh toán quốc tế 80985 101210 + 20225 + 25% Cùng với sự mở cửa của đất nước là sự lớn mạnh của hoạt động ngoại thương. Vì vậy, nhu cầu thanh toán quốc tế ngày càng cao. Khi khách hàng của Chi nhánh có nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán cho người bán ở nước ngoài thì họ thường mua hay vay ngoại tệ của Chi nhánh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Ngược lại, khi các doanh nghiệp có nguồn thu từ xuất khẩu qua Chi nhánh thì Chi nhánh coe thể mua lại được toàn bộ số ngoại tệ này hay ít nhất cũng là phần ngoại tệ kết hối. Như vậy, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Trong hai năm qua với sự tăng lên của kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Đà Nẵng thì giá trị thanh toán quốc tế của NHNoĐN cũng tăng lên. Năm 2002 giá trị thanh toán quốc tế của Chi nhánh là 80985 nghìn USD; năm 2003 giá trị này là 101210 nghìn USD (tăng 20225 nghìn USD) đạt tốc độ tăng 25%. Sự tăng lên này sẽ làm cho cả nhu cầu mua ngoại tệ và nhu cầu bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng tăng lên theo. Ngược lại hoạt động mua bán ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh. Bởi Chi nhánh luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, nên việc trả nợ cho khách hàng cho nước ngoài được đúng hạn. Mặt khác, Chi nhánh cũng mua các khoản ngoại tệ thu về của khách hàng một cách nhanh chóng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu VND của khách hàng. Nhờ đó, khách hàng có thể nhanh chóng chuẩn bị nguồn hàng để tái sản xuất, chuẩn bị cho đợt xuất hàng tiếp theo. Do đó, khách hàng đến thực hiện thanh toán quốc tế tại Chi nhánh ngày càng tăng, bởi họ có được sự thuận lợi trong hoặt động kinh doanh của mình. Tóm lại, hoạt động mua bán ngoại tệ và hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh là hoạt động có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Tình hình hoạt động vốn VND: Huy động vốn là hoạt động rất quan trọng của ngân hàng,. nhất là huy động , vốn VND. Tại NHNoĐN nguồn vốn VND mà Chi nhánh huy động bao gồm : Tiền gửi tiết kiệm: đây là loại tiền gửi của cá nhân, chủ yếu là loại có kỳ hạn. Tiền gửi thanh toán: chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng Vay từ NHNNVN Sau đây là tình hình huy động vốn của NHNNĐN trong hai năm của (2002-2003) TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VND Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Mức độ tăng Tốc độ tăng 1. Tiền gửi tiết kiệm 676.650 46% 634.155 50% 157.505 + 33% 2. Tiền gửi thanh toán 317.080 30,6% 358.800 28,3% 41.720 + 13,2% 3. Vay NHNoTW 242.471 23,4% 274.577 21,7% 32.106 + 13% Tổng cộng 1.036.621 100% 1.267.532 100% 231.331 + 22,3% Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng lượng vốn VND huy động của Chi nhánh trong hai năm qua tăng rất mạng, tăng 22,3% tức tăng 231.331 triệu đồng. Để thấy rõ sự tăng lên này chúng ta cần xem xét tình hình từng nguồn huy động vốn VND của Chi nhánh trong thấy tổng lượng vốn VND huy động của Chi nhánh thì vốn huy động từ tiền gửi tiế kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 50%). Vì vậy, tiền gửi tiết kiện VND là nguồn vốn huy động quan trọng nhất, chủ yếu nhất của Chi nhánh. Những thay đổi tăng giảm của nó sẽ ảnh hưỡng trực tiếp mạnh mẽ đến tổng vốn VND huy động của Chi nhánh. Trong hai năm qua, tiền gửi tiết kiệm VND tại Chi nhánh tang lên rất mạnh cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Tỷ trọng tăng từ 46% lên 50%. Năm 2003 lượng tiền gửi tiế kiệmVND tăng 33% so với 2002 (tức tăng 157.505 triệu đồng ). Đối với tiền gửi tiết kiệm VND chỉ với mức 6% năm . mặc dù lãi suất tiền tiếp kiệm bằng ngoại tệ tưang 3%, thấy hơn lại suất tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ. Nhưng nếu cộng them tỷ lệ tăng gia của đồng ngoại tệ trong năm 2002(3,9%) thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ cũng trên 6,9% năm (tính theo VND). Mức lãi suất này cao hơn lian suất tiền gửi tiết kiệm nội tệ. Vì vậy, trong năm 2002 gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ xem ra có lựoi hơn so với gửi tiết kiệm bằng VND. Do vậy, huy động tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ có phần thuần lợi hơn so với huy động tiền gửi tiết kiệm VND. Năm 2003, tiền gửi tiết kiệm VND tăng mạnh so với năm 2002. Sự tăng lên này do lãi suất huy động VND tăng cao, từ đó thu hút nhiều người đem tiền gửi vào ngân hàng. Trong 2003 nền kinh tế Đà nẵng tiếp tục tăng trưởng cao, nhu cầu vay vốn để mở rộng, phát triển sản xuất của các doanh nghiệp tăng cao, nhu cầu vay vốn để mở rộng , phát triển sản xuất của doanh nghiệm tăng cao. Vì vậy, trong năm 2003 hầu hết các ngân hàng trên địa bàn đều bị khan hiếm tiền đồng. Các ngân hàn phải cạnh trang nhau trong việc thu hut tiền đồng bằng cách tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND. Do đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằngVND trong năm 2003 đạt mức 7% năm. Trong khi đó lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng USA hạ xuống mức rất thấp , dưới 2% năm , bên cạnh đó, trong năm 2003 đồng USA chỉ tăng gía nhẹ (2,1%). Vì vậy nếu cộng them tỷ lệ tăng giá của USD thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm USD tính nhanh VND chỉ khoảng 4,1% năm, vẫn thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND. Như vậy , trong năm 2003 nếu gửi tiếp kiệm bằng VND thì sẻ có lợi hơn vớ gởi tiết kiệm bằng USD. Mà tiền gửi tiết kiệm thì có mục đích chủ yếu là kiếm lời. Do đó, rất nhiều người đã bán các khoảng tiền gửi tiếp kiệm bằng USD cho Chi nhánh để chuyển sang tiền gửi VND. Cụ thể , trong năm 2003 tiền gửi ngoại tệ giảm 2.015 nghìn USD (hơn 30 tỷ VND). Điều này sẽ góp phần làm choc ho doanh sô mua ngoại tệ trong 2002 của Chi nhánh nhành tăng lên, vốn hoạt động tiền gửi tiết kiệm VND cũng tăng lên. Như vậy, hoạt động hoạt động tiền gửi tiết kiệm nội tệ cũng có ảnh hưởng đén hoạt động mua bán ngoại tế của Chi nhánh. Khi Chi nhánh đẩy mạnh huy động vốn VND thì hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh cũng được nâng cao, hay nói cách khác là hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh được đẩy mạnh góp phần làm tưng lượng tiền gửi tiết kiệm bằng VND tại Chi nhánh. Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, trong 2 năm qua tiền gửi thanh toán bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng vốn VND huy động của Chi nhánh . Nó luôn chiếm gần 1/3 tổng vốn VND huy động. Trong hai năm qua thì tiền gửi thành toán bằng VND có giảm về mặt tỷ trọng (tà 30,6% năm 2002 giảm xuống 28,3% năm 2003), nhưng nó vẫn tăng lên về số tuyệt dối. Năm 2003 tiền gửi thanh bằng VND tăng 13,2 %(tăng 41.720 triệu đồng) so với năm 2002 mục đích của tiền gửi thành toán là tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng, chuứ không phải là để kiếm lừoi. Vì vậy lãi suất không phải là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến huy động loại tiền gửi này. Do đó sự tăng lên của tiền gửi thanh toán VND tại NHNHĐN chỉ có thể là do nên kinh tế Đà nẵng trong hai năm qua luôn đạt mức tăng trưởng cao.Đa số các khách hàng của của Chi nhánh có kết qủa kinh doanh tốt, quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng, nên lượng tiền gửi thanh toán của họ tại Chi nhánh cũng tăng lên. Trong hai năm qua thì vốn VND huy động vay NHNoVN có tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng (từ 23,4% xuống còn 21,7%). Điều này cho thấy rằng NHNoĐN đang thực hiện tốt công tác huy động vốn VND. Chi nhánh đã tự huy động được một lượng vốn rất lớn trên địa bàn Đà Nẵng. Do đó, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng ít lệ thuộc vào vốn vay từ NHNoVN. Năm 2003 vốn vay NHNoVN của Chi nhánh chỉ tăng 13% tức tăng 32.106 triệu đồng. Sự tăng lên này là để đáp ứng nhu cầu cho vay của Chi nhánh. Mặc dù vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và thanh toán trong năm 2003 tăng mạnh so với năm 2002, nhưng sự tăng lên này cũng không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của Chi nhánh trong năm 2003. doanh số cho vay VND của Chi nhánh trong năm 2003 tăng 24% so với năm 2002. Vì vậy Chi nhánh phải bay them vốn từ NHNoVN. Tóm lại, qua sự phân tích trên ta thấy, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm VND luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất, nên nó rất quan trọng đối với Chi nhánh. Hoạt động mua bán ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến tiền gửi tiết kiệm VND là chủ yếu, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn VND của Chi nhánh. Ngược lại, hoạt động huy động vốn VND từ tiền gửi tiết kiệm cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động mua bán ngoại tệ cuat Chi nhánh. Như vậy hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh và huy động VND đều có những tác động ảnh hưởng qua lại với nhau. PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHNO & PTNTĐN I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT TP ĐN. Những Mặt Thuận Lợi : Với các chính sách khuyến khĩchuất khẩu, thành phố Đà Nẵng đã tạo các điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu phát triển. Khi hoạt động xuất khẩu càng phát triển thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNoĐN cũng sẽ phát triển mạnh hơn. Mặt khác, thành phố Đà Nẵng là thành phố có tiềm năng du lịch lớn, ngành du lịch của thành phố trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều khách quốc tế đến Đà Nẵng tạo điều kiện cho các hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh được mở rộng. Bản thân NHNoĐN có một cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang hiện đại, giao dịch với khách hàng rất thuận lợi, hệ thống thanh toán nhanh, tiện lợi, an toàn và chính xác, từ đó tạo được sự yên tâm cho khách hàng khi quan hệ với Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn có một đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc, đồng thời là những người có khả năng tư vấn tốt cho khách hàng. Hiện tại, Chi nhánh đã có những khách hàng kinh doanh xuất khẩu mạnh. Ngoài ra, NHNoĐN luôn chú trọng đến lợi ích khách hàng, thu hút khách hàng đến với Chi nhánh ngày càng nhiều. Uy tín cũng như thế mạnh của Chi nhánh đã tạo ra NHNoĐN một thế đứng vững chắc trong cạnh tranh trên một địa bàn có nhiều ngân hàng hoạt động như Đà Nẵng. Hiện tại Chi nhánh đang chiếm 31% thị phần tín dụng và 27% thị phần vốn. Những Mặt Khó Khăn : Sự tồn tại của thị trường ngoại tệ tự do là một khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng nói chung và của NHNoĐN nói riêng. Trong hoạt động thu mua ngoại tệ từ dân cư thì Chi nhánh chủ yếu mua từ nguồn kiều hối là chính . Nhưng do thói quen nên người dân khi nhận được kiều hối thì thường thích bán ngoại tệ trên thị trường tự do hơn là bán cho Ngân hàng, từ đó làm giảm lượng Công ty mà đáng lẽ Ngân hàng có thể mua , và tạo ra một lượng lớn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường tự do. Tỷ giá mua và tỷ giá ngoại tệ của Chi nhánh thường thấp hơn so với thị trường tự do. Vì vậy, phần lớn người dân khi có ngoại tệ muốn bán thì thường bán trên thị trường tự do chứ không bán cho Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh sẽ khó mua được nhiều ngoại tệ trôi nổi trên thi trường tự do. Mặt khác, tỷ giá mua bán ngoại tệ của NHNoĐN là dựa vào tỉ giá chính thức do NHNN công bố ( Chi nhánh chỉ được phép ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ trong phạm vi biên độ cộng trừ 0.5% so với tỷ giá chính thức do NHNN công bố hằng ). Vì vậy, Chi nhánh sẽ gặp khó khăn lâu dài trong vấn đề về tỷ giá. Hiện nay, người dân Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng thường thích cất trữ USD hơn là các hình thức cất trữ khác. Trong giai đoạn hiện nay, khi đồng USD tiếp tục có xu hướng tăng giá so với VND thì người dân cũng có ít nhiều có tâm lý gom giữ ngoại tệ. Do đó lượng ngoại tệ mà Chi nhánh muốn mua vào từ dân cư cũng gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới của NHNo ở nước người chưa rộng lắm, do đó Chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn mở rông phạm vi dịch vụ thanh toán quốc tế. Điều này ít nhiều cũng gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh. Theo quy định mới về kết nối thì tỷ lệ kết nối đối với các doanh nghiệp chỉ còn 40%. Như vậy Chi nhánh sẽ không mua được nhiều ngoại tệ từ nguồn kết nối. Hiện, nay tại Chi nhánh các giao dịch liên quan đến các loại ngoại tệ khác ( trừ USD ) phát sinh không nhiều. Giá trị của mỗi giao dịch nhỏ, chủ yếu là các giao dịch chuyển tìên đi nước ngoài. Vì vậy, Chi nhánh chưa thể đánh giá chính xác được tính cạnh tranh về tỷ giá mua bán các ngoại tệ khác so với các ngân hàng trên địa bàn. Phương Hướng Hoạt Động Của Chi Nhánh Về Kinh Doanh Ngoại Tệ Trong Tương Lai: Mục tiêu lâu dài của NHNoĐN là phấn đấu thành một Chi nhánh mạnh, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu trên NHNoĐN đã đặt ra nhiều phương hướng mà Chi nhánh cần thực hiện trong tương lai : Sau đwy là một số phương hướng có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh. - Đa dạng hoá các hình thức hoạt động, thiết lập phòng giao dịch ở các khu vực kinh tế tập trung, phát triển mở rộng quan hệ quốc tế về ngân hàng nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đối với các ngân hàng nước ngoài. - Không ngừng tăng trưởng hơn nữa nguồn vốn ngoại tệ bằng những giải pháp tích cực để khai thác tối đa nguồn vốn trong nước. Đầu tư và mở rộng đối tượng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất vật chất dịch vụ và tiêu dùng xã hội, đặt biệt là các chương trình xuất khẩu. - Tăng 30-40% thu dịch vụ, áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, hiện đại hoá hệ thống thông tin, triển khai các dịch vụ mới, xây dựng mạng thanh toán với các ngân hàng và khách hàng trong sự hiện đại công nghệ ngân hàng của hệ thông ngân hàng đầu tư. II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHNo&PTNT TP ĐN: Qua những mặt thuận lợi và khó khăn đã chỉ ra ở trên thì Chi nhánh NHNoĐN cần phải cố gắn hơn nũa để tranh thủ những mặt thuận lợi và vượt qua các khó khăn, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh. Trong giới hạn kiến thức và sự hiểu biết của mình, em xin đưa ra một vài ý kiến nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt đông kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh, từ đó góp phần nâng cao hơn nũa hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh. Tăng Cường Cho Vay VND Với Nhiều Ưu Đãi Đối Với Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu : Như phân tích ở phần trước, khối lượng ngoại tệ mà NHNoĐN mua vào chủ yếu là từ các doanh nghiệp có ohạt động xuất khẩu. Vì vậy, để đẩy mạnh doanh số thu mua ngoại tệ từ các đơn vị này thì Chi nhánh cần tạo điều kiện để cho các đơn vị này tăng doanh số xuất khẩu. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Đà Nẵng còn yếu về vốn, nhất là vốn lưu động ( bằng VND ) để chuẩn bị đầu cho hoạt động xuất khẩu. Do đó để đẩy hoạt động xuất khẩu cho các đơn vị này là cho vay VND với nhiều ưu đãi. Một khi đã được nhiều ưu đãi về tín dụng thì các dơn vị này thường thực hiện thanh toán tại Chi nhánh. Nhờ đó mà doang số thu mua ngoại tệ của Chi nhánh được tăng lên. Tóm lại, để đẩy mạnh hoạt động mua ngoại tệ thì Chi nhánh cần tăng cường cho vay VND với nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các ưu đãi mà NHNoĐN có thể thực hiện đối với các đơn vị xuất khẩu là : Ưu đãi về lãi xuất cho vay, ưu đãi về điều kiện cho vay. Ưu đãi về mặt lãi xuất mà Chi nhánh có thể thực hiện là : Cho các đơn vị xuất khẩu vay VND với lãi xuất thấp hơn lãi xuất huy động VND mà vẫn đảm bảo có lợi. Vấn đề când giải quyết ở đây là làm thế nào để xác định được mức lãi xuất ưu đãi này. Ví dụ: Một đơn vị xuất khẩu nào đó có một hợp đồng xuất khẩu theo L/C với giá trị của hợp đồng là : A USD mà đơn vị này cần vay vốn VND tại NHNoĐN. Giả sử : Tỷ lệ cho vay ưu đãi của Chi nhánh trên trị giá của hợp đồng là : a + Tỉ giá của Chi nhánh cho vay là r ( USD/VND ) ð Số tiền VND Chi nhánh cho đơn vị này vay là: a x A x r + Thời hạn cho vay là : t ( thường tính theo tháng ) + Lãi suất cho vay ưu đãi ( tính theo tháng ) của Chi nhánh là : X ð Như vậy X là biến cần xác định. + Số tiền lãi VND Chi nhánh thu được khi dao hạn là : a x A x r x X x t ( Lãi cho vay Chi nhánh tính theo phương pháp lãi đơn ) + Chi nhánh dự đoán tỷ lệ tăng ( giảm ) của tỷ giá sau t tháng là : i ð Tỷ giá vào thời điểm thanh toán hợp đồng vay là : r = ( a + i ) + Tỷ lệ thanh toán L/C trên giá trị hợp đồng xuất khẩu là : b ð Phí thanh toán L/C mà đơn vị đó trả cho Chi nhánh là : b x AUSD ð Số tiền mà Chi nhánh thu được từ phí thanh toán L/C tính theo VND là : b x A x r (1+i) ð Tổng số tiền mà Chi nhánh thu được sau khi kết thúc hợp đồng xuất khẩu là : Phí thanh toán L/C + Gốc cho vay + Lãi cho vay ð b x A x r (1+i) + a x A x r + a x A x r x X x t Vì vậy đây là hoạt động cho vay ưu đãi xuất khẩu nên lãi suất cho vay của Chi nhánh phải thấp hơn lãi suất cho vay VND bình thường, nhưng cũng phải cao hơn lãi suất lao động VND để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Gọi n: là lãi xuất huy động VND ( tính theo tháng ) m: là lãi xuất cho vay VND bình thường ( tính theo tháng ) Ta có hệ bất phương trình sau : Như vậy, với những tham ô biết trước và dự đoán trước và dự đoán trước (a,b,t,I,m,n,r) thì Chi nhánh có thể xác định được khung lãi xuất ưu đãi. Ví dụ: Có một tình huống cụ thể sau : Một công ty X có một hợp đồng xuất khẩu theo L/C trị giá của hợp đồng này là : A = 500.000 USD. Công ty này cần vay vốn VND tại NHNoĐN để chuẩn bị đầu tư cho hợp đồng xuất khẩu. Giả sử: Tỉ lệ cho vay của Chi nhánh trên trị giá của hợp đồng xuất khẩu là a = 70%. Thời gian cho vay của Chi nhánh là : t = 3 tháng + Dự đoán tỉ lệ tăng của tỷ giá USD/VND sau 3 tháng là : i = 2% + Tỷ lệ phí thanh toán L/C là : b = 0,2% + Lãi xuất huy đọng VND là : n = 0,6% tháng. + Lãi xuất cho vay VND bình thường là : m = 0,7 % tháng Với các tham số đã cho thì lãi xuất cho vay ưu đãi (x) sẽ nằm trong giới hạn : ó 0,00503 < x < 0,00603 ó 0,503% tháng < x < 0,603% tháng Như vậy, trong tình huống ví dụ này thì lãi xuất cho vay ưu đãi của Chi nhánh đối với Công ty X sẽ nằm trong khoảng 0,503% tháng đến 0,0603% tháng. Đến nay, chúng ta đã xác định được giới hạn của lãi suất cho vay ưu đãi. Nhưng mức lãi suất ưu đãi cụ thể mà Chi nhánh áp dụng đối với các khách hàng còn phụ thuộc vào quan hệ giữa khách hàng với Chi nhánh. Các dơn vị xuất khẩu có thể mặc cả về lãi xuất với ngân hàng trong giới hạn đã định. Thông thường, đối với những khách hàng có uy tín, truyền thống, lâu năm thì Chi nhánh thường cho vay với lãi xuất ưu đãi thấp (hướng về phía cận dưới của khung lãi xuất ưu đãi). Trên đây chỉ là ưu đãi về lãi suất cho vay, ngoài ra còn có một ưu đãi khác không kém phần quan trọng mà Chi nhánh có thể áp dụng đối với các đơn vị xuât khẩu. Đó là ưu dãivề điều kiện vay vốn Chi nhánh có thể cho các đơn vị xuất khẩu vay vốn VND với hình thức đảm bảo không công bằng tài sản. Ở đây đảm bảo chủ yếu mà có được là : Uy tín của các đơn vị xuất khẩu và bo L/C mà bên nhập khẩu đã mở cho đơn vị này. Tóm lại, nếu Chi nhánh có thể thực hện cho vay VND với nhiều ưu đãi cho các đơn vị xuất khẩu thì hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh có thể được đẩy mạnh. Cho Các Đơn Vị Sản Xuất Hàng Xuất Khẩu Vay USD Rồi Bán USD Lấy VND Để Có Vốn VND Sản Xuất Hàng Xuất Khẩu : Đây là hình thức cho vay xuất khẩu mới mà Chi nhánh nên áp dụng phổ biến. Sở dĩ có hình thức này là vì trong tình hình hiện nay lãi xuất cho vay USD rất thấp so với các năm trước ( không giảm quá 3% năm ). Trong khi đó lãi xuất cho vay VND ưu đãi xuất khẩu hiện tại của Chi nhánh còn khá cao so với lãi xuất cho vay USD ( khoảng 6,6% năm). Bên cạnh đó thì tỷ lệ tăng giá của USD với VND trong 2 năm qua là tương đối ổn định ( khoảng 3% năm ). Nếu tỷ lệ tăng giá của USD tiếp tục ổn định như các năm trước thì lãi xuất cho vay USD của Chi nhánh khi tính sang VNĐ sẽ ở mức khoảng 6% năm. Mức lãi xuất này được coi là thấp hơn mức lãi xuất của VND. Chính vì điều này mà các đơn vị xuất khẩu thích vay USD rồi bán USD lấy VND hơn là vay trực tiếp VND. Với hình thức cho vay USD ( rồi bán USD ra VND ) như trên thì các đơn vị này được lợi về lãi suất, nhờ mức lãi suất cho vay USD thấp. ĐÒng thời các đơn vị xuất khẩu này còn phải chịu rủi ro về tỷ giá. Nhưng rủi ro này cũng không ảnh hưởng đến nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu để trả nợ cho Chi nhánh. Để khuyến khích các đơn vị xuất khẩu vay USD rồi bán lấy VND thì Chi nhánh cũng nên ưu đãi cho các đơn vị này về điều kiện cho vay Chi nhánh có thể cho các đơn vị xuất khẩu này vay USD với hình thức đảm bảo không bằng tài sản. Ở đây sự đảm bảo chủ yếu mà Chi nhánh có được khi cho các đơn vị xuất khẩu này vay vốn là : Uy tín của đơn vị nàyvà bôn L/C mà bên nhập khẩu đã mở cho đơn vị này. Khi Chi nhánh cho các đơn vị xuất khẩu vay USD với các ưu đãi trên thì các đơn vị này cũng phải thực hiện thanh toán tại Chi nhánh. Nhờ đó mà doanh số thu mua ngoại tệ của Chi nhánh tăng lên. Tóm lại, đây cũng là hình thức cho vay nhằm giúp cho các đơn vị xuất khẩu có vốn lưu động để phục vụ để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, Hình thức này cũng không giống hình thứ cho vay ưu đãi bằng VND., nhưng chỉ khác về đồng tiền cho vay là USD chứ không phải là VND. Nếu áp dụng rộng rãi hình thức cho vay này thì Chi nhánh sẽ đa dạng hoá sản phẩm cho vay ưu đãi xuất khẩu. Khách hàng của Chi nhánh sẽ có thêm lựa chon về hình thức vay vốn. Nhờ đó Chi nhánh có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới, và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh sẽ được đổi mạnh. Thu Hút Ngoại Tệ Trôi Nỗi Trên Thị Trường Tự Do Vào Ngân Hàng : Thị trường tự do là thị trường tồn tại và có hoạt động kinh doanh ngầm ngoại tệ. Nó không có giới hạn về số người tham gia, địa điểm mua bán của thị trường này trải qua rất rộng, chủ yếu là tại các tiệm vàng. Thời gian hoạt đọng trong ngày của thị trường này là rất rộng thường lớn hơn nhiều so với thời gian làm việc của ngân hàng. Đôi khi hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường này là rất lớn. Mặc dù hoạt động kinh doanh ngoại tệ của thị trường này hkông được Nhà nước công nhận, nhưng trên thực tế hoạt động mua bán ngoại tệ của nó lại rất phổ biến trong dân chúng. Việc thu hút ngoại tệ trôi nổi trên thị trường tự do vào ngân hàng là một vấn đề không chỉ đòi hỏi sự quan tâm của ngân hàng mà cònlà vấn đề cần giải quyết của các cấp ngành có liên quan. Để thu hút lượng ngoại tệ trôi nổi này, NHNoĐN cần đưa ra tỷ giá mua cao, cải tiến quy trình nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Chi nhánh cũng nên nêu rõ quy định bảo mật nguồn sở hữu ngoại tệ, cũng như bảo mật cho khách hàng đến bán ngoại tệ tại Chi nhánh đối với toàn thể nhân viên trong Chi nhánh. Các giải pháp trên chỉ mang tính cá thể, về lâu dài NHNoĐN cùng với các ngân hàng bạn và chính quyền phải có những thảo luận để đề ra phươngán khả thi, vì đây là vấn đề không phải chỉ riêng ngành ngân hàng. Đồng thời Nhà nước cần ban hành các quy định pháp luật để ngăn cản thị trường tự do hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Nâng Cao Trình Độ Nghiệp Vụ Của Cán Bộ Công Nhân Viên : Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết địng chất lượng hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, Chi nhánh cần nâng cao trình đọ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của mình.Để làm được điều này Chi nhánh cần : + Tổ chức các cuộc thi kiểm tra nghiệp vụ, nhằm khuyến khích nhân viên tự trao dồi kiến thức, sáng tạo trong quá trình sử lý nghiệp vụ. + Thường xuyên hướng dẫn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn như hướng dẫn cơ chế, chế độ đường lối, chính sách của Nhà nước… để nhân viêncó thể nắm bắt kịp thời áp dụng thực tế một cách linh hoạt. + Nhoài ra các cán bộ công nhân viên ngành ngân hàng cần được trang bị các kiến thức về kinh tế, pháp luật, thị trường, ngoại ngữ tin học…đễ hỗ trợ cho nghiệp vụ của mình. + Mặt khác, Chi nhánh cần chú ý hơn đến công tác tuyển dụng để có được đội ngũ nhân viên tốt ngay từ đầu. Mở Rộng Mạng Lưới Thu Đổi Ngoại Tệ : Các bàn thu đổi ngoại tệ sẽ làm tăng tính sẵn sàng của ngân hàng đối với khách hàng trong việc trao đổi ngoại tệ. Các ban thu đổi ngoại tệ được đặt rãi rác sẽ làm giảm tâm lý ngại đi xa giảm thời gian chờ đợi của khách hàng. Trong điều kiện hiện nay, khi mà tỷ giá mua ngoại tệ của Chi nhánh đã gần hơn với tỷ giá trên thị trường tự do (thấp hơn tỷ giá của thị trường tự do từ 10 – 20 đồng) thì các bàn thu đổi ngoại tệ của Chi nhánh cũng để cạnh tranh hơn với các tiệm vàng. Mặc dù thấp hơn về giá mua nhưng khách hàng sẽ yên tâm hơn khi đổi ngoại tệ tại các bàn thu đổi của Chi nhánh như: đảm bảo số tiền VND mà khách hàng nhận được là đầy đủ và không có tiền giả. Mặt khác, các bàn thu đổi ngoại tệ của Chi nhánh có thể mua nhiều loại ngoại tệ khác nhau như: USD, EUR, JPY, GBP… Trong khi đó các tiệm vàng chỉ có một loại ngoại tệ lá USD. Như vậy, các bàn thu đổi ngoại tệ hơn hẳn các tiệm vàng về loại ngoại tệ mua vào. Vì vậy, nếu Chi nhánh mở rộng mạng lưới bàn thu đổi ngoại tệ thì Chi nhánh sẽ mua được nhiều ngoại tệ hơn từ dân cư và khách du lịch. Hiện nay Chi nhánh có các bàn thu đổi ngoại tệ tại chợ Hàn và Siêu thị Đà Nẵng. Chi nhánh nên mở thêm các bàn thu đổi ngoại tệ tại chợ Cồn và Sân bay Đà Nẵng, đây là những nơi có lượng khách cần đổi ngoại tệ rất lớn. Mở Rộng Hoạt Động Kiều Hối: Lượng ngoại tệ từ kiều hối chiếm gần một nửa trong tổng lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào từ cá nhân. Nó là nguồn ngoại tệ quan trọng nhất trong hoạt động mua ngoại tệ từ cá nhân của Chi nhánh. Chi nhánh có thể tăng cường ngoại tệ mua vào bằng cách mở rộng hoạt động kiều hối. Chính sách kiều hối của Việt Nam đã thong thoáng hơn khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 170 ngày 19/8/1999, khuyến khích người Việt ở nước ngoài chuyển tiền về nước như: bãi bỏ thuế thu nhập cá nhân đánh trên kiều hối; cho phép người nhận được nhận kiều hối bằng ngoại tệ. Nhờ đó, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đã tăng lên lien tục trong các năm qua. Nếu NHNoĐN mở rộng dịch vụ kiều hối với các Công ty chuyển tiền quốc tế thì Chi nhánh có thể tăng lượng kiều hối chuyển về Đà Nẵng qua Chi nhánh. Từ đó, Chi nhánh có thể tăng lượng ngoại tệ mua vào từ kiều hối. Hiện nay NHNoĐN chỉ làm dịch vụ kiều hối với một Công ty chuyển tiền quốc tế là Western Union. Chi nhánh có thể mở rộng dịch vụ kiều hối với Russlav Bank hay Money Gram. Đây là các Công ty chuyển tiền quốc tế có uy tín lớn, khách hàng của họ nhiều. Vì vậy, khi mở rộng dịch vụ kiều hối với các Công ty này, NHNoĐN có thể tăng lượng ngoại tệ mua từ kiều hối. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng của dịch vụ kiều hối của NHNoĐN thì Chi nhánh có thể áp dụng hình thức chuyển tiền đến tận người thụ hưởng nhằm đảm bảo an toàn cho số tiền, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại của khách hàng. Phát Triển Các Dịch Vụ Thanh Toán Ngoại Tệ Qua Ngân Hàng. Việc phát triển các dịch vụ thanh toán ngoại tệ qua ngân hàng là nhằm đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng, từ đó thu hút được nhiều khách hàng cá nhân đến mở điều kiện ngoại tệ tai NHNoĐN. Các tài khoản ngoại tệ này là: tài khoản mở để nhận tiền từ nước ngoài chuyển về hoặc mở để chuyển tiền ra nước ngoài, hay mở để thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ qua trung gian là ngân hàng như: mở tài khoản ngoại tệ để đảm bảo thanh toán séc, thanh toán thẻ. Khi khách hàng đã mở tài khoản ngoại tệ tại Chi nhánh thì họ cũng thực hiện mua bán ngoại tệ với Chi nhánh, nhờ đó mà hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh được nâng cao. Không chỉ phát triển, mở rộng các dịch vụ thanh toán ngoại tệ qua ngân hàng mà Chi nhánh cũng cần phải cố gắng hạ thấp biểu phí các loại dịch vụ này. Nâng Cao Công Tác Marketing Ngân Hàng: Thành phố Đà Nẵng là một địa bàn nhỏ nhưng lại có quá nhiều ngân hàng hoạt động. Vi vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt với nhiều hình thức tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không nằm ngoài xu hướng này, NHNoĐN cũng cần phải nâng cao hơn nữa công tác marketing ngân hàng của mình để thu hút khách hàng đến với Chi nhánh. Tăng cường quảng cáo trên các báo địa phương, trên các đài truyên hình DRT hay DVTV. Nội dung các chương trình quảng cáo này phải dễ hiểu với đa số dân chúng, từ đó tạo ra hình ảnh của NHNoĐN trong dân chúng, thu hút khách hàng đến quan hệ với Chi nhánh. Các giao dịch viên nên hướng dẫn, giới thiệu với khách hàng về các dịch vụ và nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng, tạo mối quan hệ tốt đẹp tôn trọng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Thường xuyên tổ chức các hôi nghị khách hàng nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Hiện nay, công tác marketing ngân hàng của NHNoĐN là do phòng nguồn vốn đảm nhận. Vì vậy mà hiệu quả công tác marketing chưa cao. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác marketing, NHNoĐN nên thành lập riêng một phòng marketing. phòng này chỉ chuyên về công tác marketing ngân hàng. Một Số Kiến Nghị Đối Với Các Cấp, Các Ngành Để Hoàn Thiện Hơn Công Tác Mua Bán Ngoại Tệ Của Ngân Hàng. Một điều pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là các hoạt động của Ngân hàng phải chịu sự điều tiết của luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp lý do thống đốc NHNN ban hành. Riêng đối với hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng thì ngoài các văn bản trên nó còn chịu sự điều tiết bởi quy chế quản lý ngoại hối do chính phủ ban hành. Các văn bản pháp luật trên đã tạo hành lang pháp lý giúp cho các ngân hàng có điều kiện hoạt động tốt hơn, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, em xin đưa ra vài kiến nghị trong hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng. Thứ nhất, theo quyết định số 18/1998/QĐ-NHNN7 Ngân hàng nhà nước quy định: Trạng thái ngoại hối dư thừa, dư thiếu cuối ngày các loại ngoại tệ của các tổ chức tín dụng không được vượt ±30% vốn tự có, trong đó riêng USD là 15% vốn tự có. Tỷ lệ 15% của USD xem ra không hợp lý. Do vốn tự có của hầu hết các NHTM rất hạn chế, hiện nay chỉ vào khoảng 60 – 70 triệu USD. Hơn nữa, trên thực tế hiện nay, các giao dịch trên thị trường chủ yếu là bằng USD (hơn 90%), tỷ trọng các loại đồng tiền khác rất thấp (không quá 10%). Vì vậy, quy định tổng trạng thái ngoại hối không vượt quá 30% vốn tự có, trong đó riêng USD là 15% là không phù hợp. Tỷ lệ 15% của USD cần được xem xét và nâng lên. Thứ hai, cho phép áp dụng nhiệp vụ mua bán quyền chọn (option). Trong hai năm qua (2002 -- 2003) tình hình mua bán ngoại tệ của các ngân hàng không cong căng thẳng như các năm trước đó. Vào các năm trước, trong thời kỳ căng thẳng ngoại tệ NHNN đã cho phép các ngân hàng sử dụng nghiệp vụ Forward hay Swap để thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng, nhờ vậy mà giải quyết được phần nào tình trạng căng thẳng ngoại tệ. Hiện nay, tình trạng căng thẳng ngoại tệ không còn, vì vậy các khách hàng không thích thực hiện mua bán ngoại tệ bằng nghiệp vụ Forward hay Swap mà thích mua bán giao ngay (spot). Trong tình hình hiện nay, thì các ngân hàng và khách hàng đều có thể thực hiện mua bán quyền chọn, nhưng ngân hàng Nhà nước chưa có một văn bản nào về mua bán quyền chọn. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ mua bán quyền chọn cho các ngân hàng. Có như vậy thì hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng sẽ đa dạng hơn, nhiều hình thức hơn và sôi động hơn. Điều này góp phần thúc đẩy thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phát triển mạnh hơn và thúc đẩy quá trình hình thành thị trường ngoại hối diễn ra nhanh hơn. Thứ ba, thu hút kiều hối vào tay Nhà nước. Bãi bỏ thuế thu nhập cá nhân đánh trên kiều hối; cho phép người nhận được nhận kiều hối bằng ngoại tệ là hai sự khai thông để kiều hối chảy về Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, việc cho phép chi trả kiều hối bằng ngoại tệ có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với nền khing tế như: làm tăng tình trạng đô la hóa; làm tăng tình trạng dùng USD làm phương tiện cất giữ trong dân; ngoại tệ mặt được rút ra từ ngân hàng đi vào thị trường tự do có thể được dùng cho những mục đích bất hợp pháp vv…. Vì vậy, về lâu dài phải thu hẹp và xóa bỏ việc nhận kiều hối bằng ngoại tệ. Song nếu Nhà nước chỉ cho phép nhận kiều hối bằng tiền đồng thì người nhận sẽ thiệt thòi. Ngân hàng nhà nước không thể bắt người dân gánh chịu sự mất giá của VND. Do vậy, để người dân khi nhận kiều hối tự nguyện bán ngoại tệ cho ngân hàng thì ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng biện pháp linh hoạt về tỷ giá, chẳng hạn người nhận kiều hối nếu bán ngoại tệ cho ngân hàng sẽ được áp dụng tỷ giá mua cao bằng tỷ giá mua của thị trường tự do. Điều này đã được thực tế chứng minh nhiều lần, vào những thời điểm giá mua ngoại tệ của ngân hàng ngang với giá của thị trường tự do, người dân đã chọn bán ngoại tệ cho ngân hàng chứ không bán cho các tiệm vàng. KẾT LUẬN Nhu cầu về ngoại tệ trong nền kinh tế là rất lớn, vì vậy việc kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi sự nhạy bén và chính xác mọi thông tin liên quan về tỷ giá. Cho nên nghiên cứu về công việc mua bán ngoại tệ là một phần tất yếu trong quá trình kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. NHNo & PTNT-Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh nàyvà không ngừng mở rộng quy mô và phạm vi giao dịch. NHNo&PTNT Thành phố Đà Nẵng ngày càng nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh của mình trong trường cạnh tranh khóc liệt, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Qua chuyên đề “ Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Thành phố Đà Nẵng gia đoạn 2002-2003”.Em đã phân tích dựa trên một số phương diện doanh số mua , doanh số bán,tình hình thanh toán Quốc tế , dư nợ cho vay ngoại tệ .Từ đó chuyên đề đi vào giải quyết các vấn đề : + Tổng hợp và khái quát một số vấn đề chung về hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại tệ và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh ngoại tệ. +Đánh giá thực trạng mua bán ngoại tệ của NHNo&PTNT Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2002-2003 để nêu lên được những mặt ưu điểm cũng như các hạn chế trong quá trình kinh doanh ngoại tệ đồng thời tìm ra nguyên nhân giải quyết. + Tổng hợp các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả trong quá trình kinh doanh ngoại tệ. Qua đó kiến nghị với các cơ quan liên quan và Ngân hàng, nhằm thực thi một cách tốt nhất các giải pháp này. Tuy nhiên do năng lực bản thân có hạn và thời gian còn hạn chế nên chuyên đề này còn có nhiều bất cập và thiếu sót. Rất mong được góp ý của các anh chị trong phòng và thầy giáo hướng dẫn để sửa chữa những sai sót trong quá trình phân tích chuyên đề nhằm chuyên đề được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hà Long NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_tinh_hinh_kinh_doanh_ngoai_te_tai_nhno_ptnt_thanh_pho_da_n_ng_gia_doan_2002_2003_1815_.doc
Tài liệu liên quan