Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước

2.1 Niên độ KT bắt đầu từ 01/01/2000 và kết thúc 31/12/2000 2.2 Đơn vị tiền được sử dụng, trong ghi chép kế toán là “VNĐ) và nguyên tắc phương pháp chuyển đổi (nếu có TH dùng tiền ngoại tệ để mua, bán thì được quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái bán ra của ngân hàng ngoại thương tại thời điểm quy đổi. 2.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp HT ” NKC” 2.4 Phương pháp kế toán TSCĐ. - Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đấu giá lại trong quá trình sử dụng, theo nguyên tắc + Giá trị hẹn + Giá trị còn lại - NT TSCĐ được xác định bằng giá trị thực tế phải trả theo hoá đơn + lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ + Chi phí khác ( trước bạ, thuế XNK, bốc dỡ, lắp đặt) - Phương pháp khấu hao áp dụng: Khấu hao theo phương pháp đường thằng và căn cứ quyết định 1062/TC QĐ/CSTC ngày 14 /11/1996 2.5 Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá thực tế - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ - Theo giá thực tế nhập trước xuất trước, phương pháp thẻ song song - Phương pháp hạch toán HTK: phương pháp KKTV 2.6 Tình hình trích lập, hoàn nhập dự phòng. III. CHI TIẾT MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với đầu năm tăng 8.985.242.451 đ chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn vào thời điểm cuối kỳ tăng 7) Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn tăng: nguyên nhân là do tăng trong năm vừa qua Công ty đang thi công một số công trình dở dang như công trình triển lãm Vân Hồ , công trình đường 2C Vĩnh Phúc, tiền ứng trước của các chủ đầu tư rất ít, do thiếu vốn nên Công ty phải vay ngân hàng để mua nguyên vật liệu va trang trải các chi phí khác để đảm bảo cho tiến độ công trình được hoàn thành. Mặt khác trong sự tăng lên của nợ phải trả, khoán người mua trả tiền ứng trước cũng tăng lên đáng kể cụ thể là cuồi kỳ so với đầu kỳ là tăng 3.614.969.784 đ. Đây là số tiền ứng trước củakhách hàng khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên khoản ứng trước của khách hàng này không nhiều nên khi tiến hành thi công công trình Công ty luôn phải đi chiếm dụng vốn bằng cách vay ngân hàng là chủ yếu Khoản phải trả công nhân viên tăng lên do vào thời điểm cuối năm Công ty thanh toán chậm cho công nhân viên một tháng 12 cuối năm đây cũng là một trong hình thức chiếm dụng vốn của Công ty. Khoản nợ dài hạn tăng vào cuối năm chủ yếu là sự tăng lên của vay dài hạn nguyên nhân cuối năm 2000 do nhu cầu sử dụng Công ty vay dài hạn để đầu tư thuê mua tài chính một ôtô 12 chỗ ngồi và mua một ôtô con phục vụ cho việc đi lại giao dịch của giám đốc và toàn Công ty. Bên cạnh sự tăng lên của nợ ngắn hạn và sự dài hạn thì Công ty cũng chưa thanh toán được khảon chi phí phải trả. Khoản này đầu năm và cuối kỳ vẫn giữ nguyên chưa được quyết toán lý do đây là khoản Công ty trích trước để trả lãi cho Bộ xây dựng ,vì năm 1997 công ty có vay 500.000.000đ với lã xuất 0.7% một tháng ,và số tiền lãi tích luỹ qua nhiều năm hiện nay công ty xin miễn cho khoản lãi này. Mặc dù các khoản vay nợ tăng lên cao nhưng Công ty luôn giữ uy tín với bạn hàng thực hiện tốt thanh toán. Điềy này được thể hiện qua sự giảm xuống vào cuối kỳ của khoản phải trả cho người bán là 1.578.460.061 đ. Đây cũng là một trong những cố gắng. nỗ lực của ban quản lý Công ty. Qua phân tích trên ta thấy khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau, chủ yếu là đi vay là khá cao. Do phải đi vay lãi ngân hàng nhiều với lãi suất 0,65% tháng, nên một năm công ty phải trả lãi ngân hàng một năm sấp sỉ một 1,7 tỷ đồng trong khi bản thân Công ty cũng bị chiếm dụng điều này được thể hiện qua khoản phải thu của khách hàng vào cuối kỳ tăng 7.617.672.934đ (19.379.723.888 – 11.762.050.954 đ) sô liệu trên bảng cân đối kế toán. Số tiền Công ty bị chiếm dụng không được trả lãi, trong khi Công ty thiếu vốn vay ngân hàng (Phải trả lãi) để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải trả lãi vay.Do phải trả lãi nhiều nên lợi nhuận còn lại của Công ty rất thấp dẫn đến việc trích lập các quỹ và bổ xung vào các nguồn vốnchủ sở hữ là rất khó khăn. Mặt khác để biết sâu hơn về tình hình tài chính về khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong khai thác các nguồn vốn ta phân tích 2 tỷ suất sau: Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Đầu năm = 3.036 .335.520 X100 = 13,67% 22.208.276.034 Cuối kỳ = 3.091 .397.545 X100 = 9,9% 31.193.518.485 Nhìn vào kết quả tính tỷ suất trên, ta thấy cả đầu năm và cuối kỳ thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của Công ty rất thấp. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguốn vốn cho nên doanh nghiệp không có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với ngân hàng và các nhà cung cấp là chưa cao. Vì hiện nay tỷ suất này phải bằng hoặc lớn hơn 50% thì Công ty được cho khả năng đảm bảo về mặt tài chính, chủ động trong kinh doanh. Tỷ suất nợ = Nợ phải trả Tổng số nguồn vốn Đầu năm = 19.147.940.514 X100 = 86,21% 22.208.276.034 Cuối kỳ = 28.102.120.940 X100 = 90,08% 31.193.518.485 Qua việc tính tỷ suất nợ của Công ty thấy cuối kỳ tăng so với đầu năm 3,81% (90,08% – 86,21%). Mặt khác cả ở thời điểm đầu năm và cuối năm thì khoản nợ phải trả, đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Điều này, chứng tỏ công ty kinh doanh chủ yếu trên vốn đi chiếm dụng bên ngoài bằng nhiều nguồn khác nhau, như vay ngân hàng, trả chậm người bán, thanh toán chậm lương công nhân viên và có thể nói rằng Công ty thực hiện chưa tốt kỷ luật thanh toán tín dụng. Tuy nhiên cũng có những hạn chế riêng của xây dựng, phải nghiệm thu công trình song mới thu được tiền về thậm chí còn bị thanh toán chậm nên trong quá trình thi công Công ty thường xuyên phải vay vốn để đảm bảo tiến độ công trình được hoàn thành, do đó việc Công ty bị chiếm dụng và đi chiếm dụng là điều không thể tránh khỏi. 2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. a) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là loại vốn quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào, có thể hiện một phần quy mô của doanh nghiệp. Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảng các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn cố định Bảng 04: Các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty Cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước Gia Lâm Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh Số tiền % 1 2 3 4 5 1. Doanh thu thuần (Đ) 37.611.954.976 42.636.728.139 5.024.773.163 113,4 2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Đ) 95.103.896 464.368.057 369.264.161 488,2 3. Vốn cố định bình quân (Đ) 8.103.413.574 8.379.914.378 276.500.804 103,4 4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = 1/3 (Lần) 4,64 5,09 0,45 109,6 5. hiệu quả sử dụng vốn cố định = 2/3 (Lần) 0,01 0,06 0,05 1500 6. Hệ số đảm nhiệm vốn cố định = 3/1 (Lần) 0,21 0,19 -0,02 90,47 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ giúp Công ty có quyết định đúng đắn cho việc đầu tư và có những biện pháp khắc phục. Như vậy, qua bảng trên thấy rằng một đồng vốn cố định đem lại 4,64 đ doanh thu năm 1998 thì đến năm 2000 cũng một đồng vốn cố định bình quân đã đem lại 5,09đ doanh thu, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của đơn vị được tăng lên mặc dù tài sản cố định của đơn vị giảm xuống. - Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2000 tăng nhiều so với năm 1999. Nếu như một đồng vốn cố định bình quân đem lại 5,09đ doanh thu trong năm 2000 thì cũng 1 đồng đó chỉ đem lại 0,06 đ lợi nhuận thuần của một đồng vốn cố định bình quân đã cho thấy sức sinh lợi của tài sản cố định đã tăng lên (0,06 đ với 0,01 của năm 1999). Tuy mức tăng này chưa cao nhưng cũng chứng tỏ công ty đã cố gắng không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản coó định bằng cách khai thác và kết hợp tối đa công suất của chúng. - Hệ số đảm nhiệm của vốn cố định giảm có nghĩa năm 1999 để có một đồng doanh thuthuần thì cần tới 0,21 đồng vốn cố định vào sản xuất nhưng năm 2000 chỉ cần 0,19đ. Do đó hệ số đảm nhiệm của tài sản cố định năm 2000 đã giảm xuống, đồng nghĩa với việc tưng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của đơn vị. Đối với loại hình doanh nghiệp vừa xây dựng vừa sản xuất mặt hàng cơ khí, tài sản cố định có đóng góp rất lớn vào hoạt động kinh doanh vì vậy việc sử dụng có hiệu quả tài sản cố định là một điều rất quan trọng, nó giúp cho đơn vị nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Vì vậy có thể nói đây là một lỗ lực lớn của đơn vị trong vấn đề ql và sử dụng tài sản cố định. b) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nhằm thu được lợi nhuận. Vì vậy, yêu cầu đối với doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng phải sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả mà doanh nghiệp có, đặc biệt là vốn lưu động để làm cho vốn lưu động hàng năm có thể đưa vào luân chuyển tạo ra nhiều lợi nhuận. Bảng 05: Các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh Số tiền % 1 2 3 4 5 1. Doanh thu thuần (Đ) 37.611.954.976 42.636.728.139 5.024.773.163 113,4 2. Lợi nhuận thuần (Đ) 95.103.896 464.368.057 369.264.161 488,2 3. Vốn lưu động bình quân (Đ) 12.529.722.728 18.236.161.881 5.706.439.153 145,5 4. Số vòng quay vốn lưu động = 1/3 (lần) 3 2,34 -0,06 78 5. Sức sinh lợi vốn lưu động = 2/3 (Lần) 0,01 0,03 0,02 300 6. Thời gian luân chuyển vốn lưu động (360/4- ngày) 120 153 33 127,5 Vòng quay vốn lưu động của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước năm 1999 đạt 3 vòng, năm 2000 còn 2,43. Điều này dẫn tới tốc độ vòng quay vốn lưu động tăng. Năm 1999 để cho vốn lưu động quay được một vòng chỉ cần 120 ngày/vòng nhưng năm 2000 cần đến153 ngày/vòng. Có nghĩa Công ty sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn năm 1999. Mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng lượng vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu kinh doanh trong năm lại tăng (như đã phân tích trên giá trị vốn lưu độ ng tăng chủ yếu là do các khoản phải thu và chi phí sản xuất dở dang tăng. Do đó khả năng sinh lời của vốn lưu động tuy có tăng nhưng không đáng kể). Để đánh giá khách quan ta thấy, do cạnh tranh và rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động, khả năng sinh lợi tăng rất ít không phải là điều ngạc nhiên. 2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán. Căn cứ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta lập: Bảng phân tích tình hình thanh toán của Công ty Cơ khí, Xây dựng và lắp máy điện nước năm 2000: (Bảng 05) 2.1.7.1. Phân tích tình hình công nợ. a) Đối với các khoản phải thu. Qua bảng phân tích thấy rằng vào cuối năm các khoản phải thu giảm 3.405.806.203 đồng. Tuy nhiên khoản phải thu khách hàng cuối kỳ so với đầu năm lại tăng điều này Công ty bị chiếm dụng vốn, chưa thu hồi được công nợ. Thực chất khoản phải thu nội bộ âm là do Công ty nợ tiền xí nghiệp trực thuộc, trong quá trình sản xuất kinh doanh, thi công các công trình do Công ty thiếu vốn nên các xí nghiệp trực thuộc phải tự cung ứng vốn để thực hiện sản xuất và khoản thu nội bộ được bù trừ vào khoản phải thu của khách hàng vì thế khoản phải thu của Công ty giảm xuống do bù trừ cho đơn vị phụ thuộc. Bên cạnh những khoản trả trước cho người bán và phải thu khác giảm xuống là một dấu hiệu đáng mừng, vì Công ty đã cố gắng hạn chế được khoản bị chiếm dụng, đôn đốc thu hồi các khoản nợ của khách hàng. Để đánh giá các khoản phải thu có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của Công ty, cần xem xét 2 tỷ trọng sau: Tỷ trọng các khoản phải thu so với vốn lưu động = Các khoản phải thu Tài sản lưu động Đầu năm = 11.256.778.682 x100 = 82,33% 13.673.304.114 Cuối kỳ = 7850.972.479 x 100 = 34,44 22.799.019.644 Tỷ trọng các khoản phải thu so với số tiền phải trả = Tổng các khoản phải thu x 100 Tổng các khoản phải trả Đầu năm = 11.256.778.682 x100 = 58,71% 19.174.940.514 Cuối kỳ = 7850.972.479 x 100 =27,94 % 28102.120.940 Kết quả trên cho thấy Công ty đang đi chiếm dụng nhiều hơn bị chiếm dụng. Công ty đã cố gắng thu hồi các khoản phải thu. Cụ thể là so với đầu năm, vào cuối kỳ khoản phải thu giảm 47,89% so với tài sản lưu động. (82,33% - 34,44%) và giảm 30,77% so với các khoản phải trả (58,71% – 27,94%). Điều này chứng tỏ Công ty tích cực thu hồi nợ, tránh gây ứ đọng vốn. Để đánh giá chính xác tình hình này chúng ta xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền qua chỉ tiêu: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Năm 1999 = 37.611.954.976 = 4,07 9.230.627.698 Năm 2000 = 42.813.064.517 4,48 % 9559.875.580 Hệ số vòng quay của khoản phải thu năm 2000 cao hơn năm 1999 chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu mạnh hơn năm 1999. Đối với các khoản phải trả So với đầu năm các khoản phải trả tăng 8.927.180.926 đạt 196,4% vào cuối năm chứng tỏ trong năm 2000 công ty tiếp tục đi chiếm vốn bên ngoài để đảm bảo nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đóvay ngắn hạn tăng khá lớn do vay ngân hàng và là khoản chiếm dụng hợp lý vì chưa đến hạn trả song công ty phải chịu thêm một khoản chi phí nữa trong tổng chi phí là lãi vay ngắn hạn. Khoản phải trả CNV tăng. Tuy nhiên đây được coi là khoản chiếm dụng hợp lý vì thực chất do vào thời điểm cuối năm công ty còn nợ lại lương tháng 12 của năm chưa kịp thanh toán. Các khoản phải thu phải nôpợ khác, phải trả nội bộ bị tăng chứng tỏ công ty luôn cố gắng huy động bằng nguồn khác nhau. Vay dài hạn do công ty vay để mua sắm 2 chiếc ô tô phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó khoản phải trả người bán và thuế phải nộp giảm xuống chứng tỏ mặc dù luôn thiếu vốn nhưng công ty luôn cố gắng thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, thanh toán đúng hạn với nhà nước, thanh toán đúng hạn với nhà cung cấp tạo uy tín cho công ty. Tuy nhiên, việc tổng các khoản phải trả tăng lên là không tốt, vì nó chứng tỏ khả năng tự tài trợ của Công ty là chưa cao. 2.1.7.2 Phân tích khả năng thanh toán. Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của Công ty trong thời gian tới để cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán: Bảng số 6. Trên cơ sở bảng phân tích trên, tính hệ số về khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán = Đầu năm = = 0,78 Cuối năm = = 1,07 Hệ số về khả năng thanh toán > = 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường. Vậy qua kết quả tính trên cho thấy khả năng thanh toán cuối kì tăng lên 1.07 chứng tỏ tình hình tài chính của công ty trong tương lai có xu hướng tốt. Tuy nhiên đẻ đánh giá khả năng thanh toán của công ty trước mắt ta cần xem xét các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn , khả năng thanh toán nhanh … qua bảng số 07. Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cả hai thời điểm đầu năm và cuối kỳ rất thấp. Điều này chứng tỏ mức độ đảm bảo tài chính của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn là thấp. Khả năng tự chủ về mặt tài chính không có. Vì để đánh giá khả năng thanh toán củadoanh nghiệp khi cho vay thì hệ số chủ nợ chấp nhận là 2. Tuy nhiên, để đánh giá khả năng thanh toán tốt hay xấu còn phải phụ thuộc ít nhất 3 yếu tố. Bản chất ngành kinh doanh Cơ cấu tài sản hiện có. Hệ số vòng quay một số loại tài sản hiện có. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty có xu hướng giảm có nghĩa là khả năng thanh toán nhanh phụ thuộc rất nhiều vào hàng tồn kho chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nên khả năng thanh toán nợ bị hạn chế. Qua bảng phân tích cho thấy khả năng thanh toán nhanh đầu năm 0. là 0,59 và cuối năm giảm còn 0,34. Chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Mặt khác, nếu chỉ xét khả năng thanh toán của vốn bằng tiền ta thấy khả năng này tăng lên. Đây là (một) dấu hiệu đáng mừng và Công ty đảm bảo được nhu cầu thanh toán của một số khoản nợ đến hạn. Kết quả phân tích trên chứng tỏ rằng mức độ độc lập về tài chính chưa tốt, tình hình tài chính không ổn định vấn đề đặt ra là Công ty phải nhanh chóng hoàn thành nghiệm thu một số công trình đang còn dở dang, giảm chi phí sản xuất dở dang, thu hồi vốn, tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ phải thu để thu hồi kịp thời, hạn chế mức thấp nhất những thất thoát, ứ đọng vốn gây ra để đảm bảo tốt nhất khả năng thanh toán. Bảng 06: Phân tích tình hình thanh toán của Công ty Cơ khí xây dựng và Lắp máy điện nước. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. Các khoản phải thu 11.256.778.682 100 7.850.972.449 100 -3.405.806.203 69,7 1. Phải thu của khách 11.762.050.954 104,5 19.379.723.888 246,8 7.617.672.934 164,8 2. Trả trước cho người bán 355.397.185 3,16 82.298.755 0,05 -273.099.403 23,2 3. Phải thu nội bộ -1.010.154.808 -8,99 -11.649.469.437 148,4 -10.639.314.629 -1153 4. Phải thu khác 149.485.378 1,33 38.420.273 0,49 -111.365.105 25,7 5. Dự phòng phải thu khó đòi B. Các khoản phải trả 19.174.940.514 100 28.102.120.940 100 8.927.180.426 146,5 1. Vay ngắn hạn 1.343.285.907 70,05 17.741.468.269 63,13 4.308.608.362 132,1 2. Phải trả cho ngưòi bán 7.434.791.218 3,88 585.633.157 2,08 -157.846.061 78,76 3. Người mua trả tiền trước 2.240.138.100 11,68 5.855.107.884 20,84 3.614.469.784 261,4 4.Thuế và các khoản phải nộp 1.851.307.059 9,65 1.166.595.064 4,15 -684.711.995 63,01 5. Phải trả công nhân viên 91.543.368 0,33 9.154.336 100 6. Phải trả nội bộ 670.737.629 3,49 1.088.120.076 5,87 417.382.447 162,2 7. Phải trả phải nộp khác -3.581.399 0,01 61.798.622 0,22 6.531.702 1725 8. Vay dài hạn 1.140.000.000 4,06 1.140.000.000 100 9. Nợ dài hạn 134.854.500 0,47 134.854.500 100 10. Chi phí phải trả 237.000.000 1,24 237.000.000 0,85 0 Bảng 07: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty Cơ khí xây dựng và Lắp máy điện nước. Năm 2000 Nhu cầu thanh toán Đầu năm Cuối kỳ (1) (2) (3) A. Các khoản cần thanh toán ngay 1.851.037.059 1.258.128.432 I. Các khoản nợ quá hạn II. Các khoản nợ đến hạn 1.Phải nộp ngân sách 1.851.307.059 1.166.595.064 2. Phải trả công nhân viên 91.543.368 B. Các khoản phải thanh toán 14.843495.355 19.477.020.124 1. Phải trả ngân hàng 13.432.859.907 17.741.468.269 2. Phải trả người bán 743.479.218 585.633.157 3. Phải trả nội bộ 670.737.629 1.088.120.157 4. Phải trả khác -35081399 61.798.622 Tổng cộng khả năng thanh toán 16.694.803.414 20.735.158.556 A. Các khoản có thể dung thanh toán ngay 93.387.916 1.250.475.646 1. Tiền mặt 72.600.486 34.797.666 2. Tiền gửi ngân hàng 20.787.430 1.215.677.980 3. Tiền đang chuyển B. Các khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới. 13.024.609.231 21.037.430.043 1. Phải thu 11.256.778.682 7.850.972.479 2. Hàng tồn kho 1.767.830.682 13.186.457.564 Tổng cộng 1.767.997.147 22.284.905.689 Bảng 08: Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước. Năm 2000 Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch (1) (2) (3) (4) 1. Vốn bằng tiền (đ) 93.387.916 1.250.475.646 1.157.087.730 2. Đầu tư tài chính NH (đ) 3. Các khoản phải thu (đ) 11.256.77/.682 7.850..972.479 -3.405.806.203 4. TCLĐ và ĐTNH (đ) 13.673.304.119 22.799.019.644 9.125.715.525 5, Nợ dài hạn 18.934.940.511 26.590.266.440 7.655.325.292 6. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 4/5lần 0,72 0,85 0,13 7. Khả năng thanh toán nhanh = (1 + 2+ 3)/5 lần 0,59 0,34 -0,25 8. Khả năng thanh toán của vốn bằng tiền = 1/5 l(ần) 0,005 0,05 0,045 2.2.5 Phân tích tình hình lợi nhuận Để đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty trong năm qua chúng ta sử dụng các chi tiết thông qua bảng sau Bảng 09: Bảng phân tích, đánh giá tình hìnhlợi nhuận của Công ty Xây dựng và Lắp máy điện nước. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch Doanh thu thuần (d) 37.611.954.976 42.636.728.139 5.024.773.163 Tổng nguồn vốn hay tài sản bình quân. (đ) 21.220.905.313 26.700.897.259 5.479.991.946 Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân (đ) 2.868.688.291 3.063.866.532 195.478.241 Tổng lợi nhuận trước thuế (đ) 64.250.109 149.407.025 85.156.916 Doanh lợi doanh thu (lần) 0,001 0,003 0,002 Doanh lợi vốn hay tài sản cố định (lần) 0,003 0,005 0,002 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (lần) 0,02 0,04 0,002 Kết quả trên cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của một đồng doanh thu tăng. Điều này chủ yếu là do năm 2000 Công ty thực hiện tốt giải pháp tiết kiệm chi phí năm 2000 hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu tăng lợi nhuận. Hơn nữa các chỉ tiêu doanh lợi tăng vốn hay doanh lợi vốn chủ sở hữu đều tăng. Kết quả này một lần nữa cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2000 tốt hơn năm 1999. Tuy mức tăng không cao nhưng điều này cũng cho thầy rằng tình hình tài chính đang có xu hướng tốt. Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện, phân tích và cải thiện tình hình tài chính của công ty 3.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty. + Về công tác phân tích tình hình tài chính của công ty. Như chúng ta đã biết phân tích tình hình tài chính có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đó là việc sử dụng các phương pháp và công cụ cho phép thu nhập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết định tài chính quản lý phù hợp. Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của công ty trong những năm qua công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước đã thực hiện khá tốt việc phân tích tình hình tài chính chủ yếu trên kết quả tạo nguồn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích công ty đã xác định được những nguyên nhân và các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củ công ty từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong những năm tiếp theo. + Một số nhận xét tình hình tài chính của công ty: Với tư cách là một sinh viên chuyên ngành kế toán tiếp cận với tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo tài chính, cá nhân em có một số đánh giá về tình hình tài chính của công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước như sau: - Trong những năm gần đây tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả chưa cao. So với năm 1999 thì năm 2000 lợi nhuận tăng lên là 149.407.025 đ, mặc dù con số này chưa phải là cao nhưng cũng là dấu hiệu đáng mừng. Song song với việc cố gắng tăng lợi nhuận, đơn vị không ngừng mở rộng quy mô hoạt động của mình, không ngừng nâng cao thu nhập tạo thêm việc làm cho CBCNV. Bên cạnh những mặt tích cực vừa nêu trên, tình hình tài chính của công ty còn nhiều điểm chưa được như sau: + Nhìn vào bức tranh toàn cảnh của đơn vị ta thấy sự mất cân đối giữa các loại tài sản, và trong mỗi loại tài sản vẫn chưa có sự phân bố hợp lý giữa các khoản mục. + Phần tài sản cố định chỉ chiếm 26,64% trong tổng số tài sản. Đối với đơn vị vừa sản xuất mặt hàng cơ cấu, vừa xây dựng và lắp máy thì tỷ lệ này là chưa cao. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh. + Lượng tiền gửi ngân hàng tăng lên nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán của công ty. Biểu hiện ở thời điểm đầu năm và cuối năm, trị số của chỉ tiêu “tỷ suất thanh toán nhanh” <0,5 l nhỏ hơn rất nhiều so với đầu năm) 0,59 và cuối năm là 0,34 sẽ gây khó khăn trong vấn đề thanh toán của công ty cũng như các hoạt động đầu tư nhanh vào lĩnh vực kinh doanh có chu kỳ ngắn bị hạn chế. + Vay ngắn hạn tăng nhiều cụ thể đầu năm 13.432.859.907 đ và cuối năm năm tăng lên tới 17.741.468.269 đ. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của công ty. Do hàng năm phải trả chi phí lãi vay ngân hàng nên công ty phải trích một phần lợi nhuận để trả lãi vay, do đó lợi nhuận còn lại rất ít, việc trích lập các quỹ là rất khó khăn, nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm có tăng lên (tăng 55.062.205 đ tương ứng tỷ lệ tăng là 0,02%) nhưng mức tăng không đáng kể, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số nguồn vốn (đầu năm là 13,67%, cuối năm 9,9%) và có xu hướng giảm.. Điều này chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của công ty chưa cao. Với nguồn vốn tự có của công ty không đủ trang trải cho tài sản cố định. Do đó công ty buộc phải huy động vốn từ bên ngoài để bù đắp. - Một điều đáng quan tâm là mức sinh lợi của vốn lưu động không cao mặt dù ở thời điểm cuối năm đã tăng lên so với đầu kỳ nhưng mức tăng không đáng kể. Có nhiều nguyên nhân để lý giải vấn đề này song nguyên nhân đầu tiên là lượng tiền của công ty để dươí hình thức các khoản phải thu, phải trả là tương đối nhiều… Công ty vừa tăng cường cho vay lại vừa tăng cường đi chiếm dụng vốn. - Để phần nào khắc phục được tình trạng tài chính công ty còn bất cập, cần thiết phải có các kiến nghị nhằm cải thiện hơn tình hình tài chính 3.2 Các kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước. Những phân tích ở phần trên cũng chỉ dừng lại ở những đánh giá chung nhất và những nét cơ bản nhất về tình hình tài chính của đơn vị mà thôi. Do vậy những kiến nghị mang tính đề xuất dưới đây cũng chỉ có ý nghĩa trong một giới hạn nhất định nào đó. Qua việc phân tích tài chính tại công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước, em xin trình bày một số kiến nghị nhằm có thể cải thiện hơn tình hình tài chính. Thứ nhất, hiện nay đơn vị chỉ có tài sản cố định hữu hình chứ không có các loại tài sản khác, hơn nữa tỷ trọng tài sản cố định lại chiếm một tỷ lệ nhỏ. Như đã phân tích ở trên với loại hình hoạt động cơ khí, xây dựng củ đơn vị thì TSCĐ đóng một vai trò rất quan trọng. Để có thể phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động trong tương lai đòi hỏi đơn vị phải đầu tư. Hơn nữa, vào lại tài sản này. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế, đơn vị có thể cải thiện tình hình bằng cách sử dụng TSCĐ thuê tài chính hoặc thuê dài hạn. Thứ hai, đơn vị hiện nay chưa tiến hành lập các khoản dự phòng, đặc biệt là dự phòng phải thu khó đòi: vì trong thực tế, nếu tính cả khoản phải thu của đơn vị phụ thuộc thì khoản phải thu này là quá lớn. Vì vậy trước tiên đơn vị phải tiến hành trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi. Vả lại dự phòng chỉ làm tăng thêm tính thận tọng trong sản xuất kinh doanh, giúp đơn vị tránh được những rủi ro đáng tiếc. Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi có thể tiến hành theo sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi. TK 131 TK 721 TK 139 TK 6426 Số thiệt hại do nợ khó đòi không đòi được đã xử lý xoá sổ Trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi Số nợ khó đòi đã xoá sổ lớn hơn dự phòng đã lập Như vậy, về phương diện kinh tế, nhờ có các khoản dự phòng đã làm cho bảng cân đối kế toán của đơn vị phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản. Về phương diện tài chính, các khoản dự phòng là nguồn tài chính của đơn vị, tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thực thụ. Còn về phương diện thuế khoá, dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí giảm lợi tức phát sinh để tính ra số lợi tức thực tế. Thứ ba, phải tăng cường huy động nguồn vốn kinh doanh. Do nguồn vốn kinh doanh thấp cho nên tỷ suất từ tài trợ của đơn vị cũng rất thấp gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động kinh doanh. Muốn khắc phục, Nhà nước nên xem xét và cấp thêm vốn cho đơn vị, dưới dạng vốn lưu động và vốn cố định cho đơn vị. Nguồn vốn kinh doanh trong đó vốn chủ sở hữu có vai trò hết sức quan trọng, nó là nguồn hình thành chính tạo ra nhưng tài sản cố định cũng như TSLĐ của đơn vị. Việc tăng cường hơn nữa của nguồn vốn kinh doanh thể hiện tiềm lực của đơn vị. Tuy nhiê, nếu chỉ nhiều về số lượng mà thiếu đi tính hiệu quả trong sử dụng vốn kết quả nói riêng, vốn chủ sở hữu nói chung trên phạm vi toàn đơn vị thì tình hình tài chính là chưa tốt. Do đó việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn đang là một mục tiêu quan trọng đặt ra cho đơn vị. + Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Ta đã biết, muốn sản xuất kinh doanh phải có vốn là số lượng vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào doanh thu lớn hay nhỏ, nhưng với một mức doanh thu cụ thể nào đó đòi hỏi phải có sự cân bằng nhất định với một nhu cầu vốn. Do vậy, khi doanh thu biến thiên đòi hỏi phải có sự biến thiên của vốn. Tuy nhiên, hai sự biến thiên này không nhất thiết là theo một tỷ lệ bởi nó còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, một số giải pháp được nêu ra như sau: Nâng cao tổng doanh thu thuần: việc nâng cao không ngừng doanh thu của đơn vị là mục tiêu hàng đầu của Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Trên thực tế doanh thu của đơn vị đã có sự tăng lên nhanh chóng trong năm qua. Tuy nhiên, để tăng doanh thu thì đòi hỏi đơn vị phải phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư về chiều sâu hơn nữa, đó là đầu tư về TSCĐ và đầu tư về tiền. Điều này không phải là dễ bởi vì là một doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn chủ yếu là do Nhà nước đầu tư, nguồn vốn bổ sung từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đáng kể. Vì vậy bằng sự cố gắng nỗ lực của mình đơn vị đã tăng cường huy động vốn từ bên ngoài để hoạt động. Vì vậy, cần có sự tác động từ phía Nhà nước. Hơn nữa, đơn vị có thể phát triển hoạt động sang lĩnh vực không cần nhiều vốn mà mang lại hiệu quả cao như các lĩnh vực tư vấn đầu tư và thiết kế công trình kinh doanh vật tư, tiến hành liên doanh liên kết với các đơn vị nước ngoài tranh thủ nguồn vốn của họ còn ta chủ yêú góp nguồn nhân lực. Tuy nhiên mục tiêu của công ty là lợi nhuận thuần chứ không phải là doanh thu nói chung. Thực tế doanh thu của công ty cũng tương đối cao nhưng lợi nhuận vẫn chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn. Qua phân tích ở trên cho thấy chúng tôi huy động vốn chủ yếu bằng cách vay ngân hàng, do đó hàng năm phải trả một khoản lãi tương đối lớn do đó trong năm tới chúng tôi cần phải có những biện pháp thích hợp để thu hồi vốn từ các khoản khách hàng tự nhằm bổ sung vốn tự có, giảm bớt các khoản vay nợ. Chiếm dụng bên ngoài, giảm lãi vay để phát triển nguồn vốn, cân bằng cán cân thanh toán. Bên cạnh đó công ty cần cần cố gắng giảm các khoản chi phí khác như: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tiếp khách, hạn chế việc sử dụng điện thoại di động đối với CBCNV trong công tác quản lý công ty nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Thứ tư: về công tác phân tích tình hình tài chính Như đã nói ở phần trên trong những năm qua chúng tôi đã thực hiện tốt công tác phân tích tình hình tài chính giúp cho việc quản lý chúng tôi ngày một tốt hơn - Tuy nhiên việc phân tích của chúng tôi chưa được thực hiện đầy đủ và chi tiết ở một số mặt hoạt động như tình hình và khả năng thanh toán, tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giảm chi phí… Do đó đã hạn chế phần nào việc cung cấp thông tin đã phân tích đến người quan tâm Hơn nữa, chúng tôi chỉ thực hiện phân tích và so sánh dựa trên kết quả thực hiện giữa kỳ này và kỳ trước. Để đánh giá mà chưa đi sâu vào so sánh với một số chỉ tiêu quan trọng khác như so sánh với kế hoạch, so sánh dọc và ngang từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có những đánh giá chính xác và đầy đủ hơn. Thực tế cho thấy khi phân tích tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp, người ta thường phân tích theo hai phương pháp là so sánh và phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích. Do đó để có thể phản ánh rõ hơn thực trạng tài chính của mình, chúng tôi nên tiếnhành phân tích báo cáo tài chính dựa trên một hoặc cả hai phương pháp trên để có cái nhìn đầy ddủ và toàn diện hơn về tình hình tài chính của công ty. Bởi vì trên thực tế, nếu chỉ so sánh giữa số thực hiện của hai kỳ kế toán thì có thể thấy tình hình tài chính là khả quan nhưng nếu đem kết quả đó so với tiêu chuẩn chung của ngành thì vẫn còn thấp, vẫn chưa phù hợp thì có nghĩa chúng tôi cần có những giải pháp khác nưa để cải thiện tình hình tài chính của mình. Khi phân tích công ty thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu trên thì sẽ đưa ra được những nhận xét và đánh giá đầy đủ hơn về tình hình tài chính qua đó có những giải pháp cụ thể và chi tiết hơn cho từng mặt hoạt động của mình. Ngoài ra công ty thực hiện chương trình phân tích nhanh các chỉ tiêu tài chính trên máy tính để cung cấp thông tin thường trực cho giám đốc nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý doanh nghiệp Kết luận Cũng như ở bất kỳ một doanh nghiệp nào, tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước là vấn đề đáng quan tâm của chủ doanh nghiệp cũng như nhiều đối tượng liên quan khác. Tình hìnht tài chính như quy mô tài sản, nguồn vốn, hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lợi cũng như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước tuy có nhiều mặt tích cực, đáng khích lệ, song bên cạnh đó còn có những điểm tồn đọng đòi hỏi cần thiết được khắc phục để từng bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Trong thời gian thực tập vừa qua với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Đăng Hạc và tập thể nhân viên Phòng Kế toán – Tài chính của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề. Đó là việc phân tích tài chính trên cơ sở số liệu của báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên với những hiểu biết còn hạn chế của mình và khó khăn về nguyên nhân nguồn gốc các con số trên các báo cáo tài chính nên việc rất khó do đó bài viết không tránh khỏi thiếu sót em rất mong có sự đóng góp và giúp đỡ của thầy cô giáo và nhân viên Phòng Kế toán Công ty để bài viết được hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: PGS. PTS: Phạm Thị Gái (chủ biên). NXB Giáo dục. Lập, đọc phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp. PTS: Đoàn Xuân Tiên – PTS. Vũ Công Ty- ThS. Nguyễn Viết Lợi – NXB Tài chính: 1996 Phân tích Kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. PGS. PTS Nguyễn Đăng Hạc (Chủ biên). PTS. Lê Tự Tiến, PTS.: Đình Đăng Quang Quản trị Tài chính Doanh nghiệp . PTS. Vũ Duy Đào, ThS Nguyễn Quang Ninh . NXB Thống kê 1997 5. Một số tài liệu cơ quan thực tập cấp Mục lục Dưới đây trích lập báo cáo tài chính của công ty cơ khí sản xuất và lắp máy điện nước năm 2000 Đơn vị: Công ty cơ khí, xây dựng & lắp máy điện Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2000 Mã số Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ 100 A. Tài sản lưu động và ĐT ngắn hạn 13.673.364.119 22.799.019.644 110 I. Vốn bằng tiền 93.387.916 1.250.475.646 111 1. Tiền mặt (111) 72.600.486 34.979.666 112 2. Tiền gửi ngân hàng (112) 20.787.430 1.215.677.980 113 3. Tiền đang chuyển (113) 120 II. Đầu tư ngắn hạn 121 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (121) 128 2.Đầu tư ngắn hạn khác (128) 129 3.Dự phòng g.giá ĐT ngắn hạn (129) 130 III. Các khoản phải thu 11.256.778.682 7.850.972.479 131 1.Phải thu của khách hàng (131) 11.762.050.954 19.379.723.888 132 2. Trả trước cho người bán (331) 355.397.158 82.297.755 133 3. Thuế GTGT được khấu trừ 134 4. Phải thu nội bộ (136) -1.010.154.808 -11.649.469.437 135 - Phải thu nội bộ (1361) 135 - Phải thu nội bộ (1362) -1.010.154.808 -11.649.469.437 136 - Phải thu nội bộ khác (1368) 138 5. Phải thu khác 149.485.378 38.420.273 139 6. Dự phòng p.thu khó đòi 9139) 140 IV. Hàng tồn kho 1.767.830.549 13.186.457.564 141 1.Hàng mua đang đi đường (151) 142 2.Nguyên vật liệu (152) 146.422.414 114.395.414 143 3. Công cụ, dụng cụ (153) 60.015.500 83.899.600 144 4. Chi phí SXKD dở dang (154) 926.240.923 149.485.056.725 145 5. Thành phẩm (155) 609.385.825 605.105.825 146 6. Hàng hoá (156) 25.765.887 147 8. Hàng gửi bán (157) 149 9.Dự phòng g.giá hàng tồn (159) 150 V. Tài sản lưu động khác 555.306.972 511.113.955 151 1.Tạm ứng (141) 229.871.304 389.383.343 152 2.Chi phí trả trước (1421) 3.589.000 153 3. Chi phí chờ kết chuyển (1422) 325.435.668 35.358.052 154 4. Tài sản thiếu chờ xử lý (1381) 155 5. Thế chấp, ký quỹ ngắn hạn (144) 82.783.560 160 VI. Chi sự nghiệp (161) 161 1. Chi sự nghiệp năm trước (1611) 162 2. Chi sự nghiệp năm nay (1612) 200 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 8.534.971.915 8.394.498.841 210 I. Tài sản cố định 8.450.150.915 8.309.677.841 211 1. Tài sản cố định hữu hình (211) 8.450.150.915 8.044.542.622 212 - Nguyên giá (211) 13.655.947.815 13.690.047.595 213 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2141) -5.205.796.900 -5.645.504.943 214 2. Tài sản cố định thuê tài chính (212) 265.135.219 215 - Nguyên giá (212) 292.563.000 216 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2142) -27.427.781 217 3. Tài sản cố định vô hình (213) 218 - Nguyên giá (213) 219 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2143) 220 II. Đầu tư tài chính dài hạn 221 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn (221) 222 2. Góp vốn liên doanh (222) 228 3. Đầu tư dài hạn khác (228) 229 4. Dự phòng g.giá đầu tư dài hạn (229) 230 III. Xây dựng cơ bản dở dang (241) 84.821.000 84.821.000 240 IV. Ký quỹ, ký cược dài hạn (244) 250 Tổng cộng tài sản 22.208.276.034 31.193.518.485 300 A. Nợ phải trả 19.174.940.514 28.102.120.940 310 I. Nợ ngắn hạn 18.934.940.511 26.590.266.440 311 1. Vay ngắn hạn (311) 13.432.859.907 17.741.468.269 312 2. Nợ dài hạn đến hạn trả (315) 313 3. Phải trả cho người bán (331) 743.479.218 585.633.157 314 4. Người mua trả tiền trước (131) 2.240.138.011 5.855.107.884 315 5. Thuế và các khoản phải nộp (333) 1.851.307.059 1.166.595.064 316 6. Phải trả công nhân viên (334) 91.543.368 317 7. Phải trả nội bộ (336) 670.737.629 1.088.120.076 318 8. Phải trả phải nộp khác -3.581.399 61.798.622 320 II. Nợ dài hạn 1.274.854.500 321 1. Vay dài hạn (341) 1.140.000.000 322 2. Nợ dài hạn (342) 134.854.500 330 III. Nợ khác 237.000.000 237.000.000 331 1. Chi phí phải trả (335) 237.000.000 237.000.000 332 2. Tài sản thừa chờ xử lý (3381) 333 3. Nhận ký quỹ, kỹ cược dài hạn (344) 400 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.036.335.520 3.091.397.545 410 I. Nguồn vốn – Quỹ 3.036.335.520 3.091.397.545 411 1. Nguồn vốn kinh doanh (411) 3.137.114.815 3.137.114.815 412 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản (412) 413 3. Chênh lệch tỷ giá (413) 414 4. Quỹ đầu tư phát triển (414) 26.914.623 26.914.623 415 5. Quỹ dự phòng tài chính (415) 416 6. Quỹ dự phòng về tài chính mất việc làm (416) 414 7. Lãi chưa phân phối (421) 149.407.025 417 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (431) -177.693.918 -272.038.918 418 9. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (441) 50.000.000 50.000.000 420 II. Nguồn kinh phí 421 1. Quỹ quản lý của cấp trên (451) 422 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp (461) 423 - Nguồn kinh phí sn năm trước (4611) 424 - Nguồn kinh phí sn năm nay (4612) 430 Tổng cộng nguồn vốn 22.208.276.034 31.193.518.485 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật tư hàng hoá giữ hộ gia đình 3. Hàng hoá nhận hộ, ký gửi 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại 6. Hạn mức kinh phí còn lại 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản Ngày…… tháng…..năm……. Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Kết quả Hoạt động sản xuất KINH DOANH Từ ngày 01-01-2000 đến ngày 31/12/2000 Phần I. Lãi lỗ. Chỉ tiêu MS Kỳ này Tổng doanh thu 01 42.813.064.517 Trong đó: Dthu hàng xuất khẩu 02 Các khoán giảm trừ (04+05+06+7) 03 176.336.378 - Chiết khấu 04 - Giảm giá 05 - Hàng bán bị trả lại 06 176.336.378 - Thuế TTĐB, XK phải nộp 07 1.Doanh thu thuần (01-03) 10 42.636.728.139 2.Giá vốn hàng bán 11 40.642.743.005 3.Lợi tức gộp (10-11) 20 1.993.985.134 4.Chi phí bán hàng 21 7.872.727 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 1.521.744.350 6. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 30 464.368.057 7. Lợi tức HĐ tài chính (31-32) 40 -315.461.032 - Thu nhập HĐTC 31 8.878.370 - Thuế TM từ HĐTC 31 - Chi phí HĐTC 32 324.339.402 8. Lợi tức bất thường (41-42) 50 500.000 - Các khoản TNBT 41 51.000.000 - Thuế TNBT 41 - Chi phí BT 42 50.500.000 9.Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50) 149.407.025 10. Thuế TNDN phải nộp 37.351.756 11. Lợi tức sau thuế. 112.055.269 Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Chỉ tiêu Số phải nộp đầu năm Số phải nộp hàng năm Số phát sinh quý 4 Luỹ kế từ đầu năm Số còn phải nộp cuối kỳ Số phải nộp Số đã nộp Số phải nộp Số đã nộp Số phải nộp Số đã nộp I. Thuế 1851307059 1063135295 1393443747 1351901073 1706304616 2415036368 3099748363 1166595064 1. VAT phải nộp 1650125014 956984702 1232497811 1328738073 160100523 2285722775 2833502834 1102344955 2.VAT hàng nhập khẩu 3. Thuế TTĐB 5. Thuế TNDN 79738486 63675959 63675959 16062527 6. Thu trên vốn 114733559 66545977 66545977 48187582 7.Thuế Tnguyên 8.Thuế nhà đất 23164000 23164000 23163000 23163000 46327000 46327000 9. Tiền thuê đất 10.Các loại thuế khác 6710000 82986593 756000 82136593 82986593 89696593 II. Các khoản phải nộp khác 1. Các khoản phụ thu 2. Các khoản lệ phí 3. Các khoản phải nộp khác Tổng số 1851307059 1063135295 1393443747 1351901073 1706304616 2415036368 3699748363 1166595004 Phần II . Thuế VAT được khấu trừ, hoàn lại miễn giảm Năm 2000 Chỉ tiêu MS Số tiền Kỳ này Luỹ kế từ đầu năm I. Thuế VAT được khấu trừ 1. Số GTGT còn được khấu trừ hoàn lại đầu kỳ 10 2. Số VAT được khấu trừ p/s 11 2.520.776.523 2.520.776.523 3. Số VAT được khấu trừ, hoàn lại (12=13+14+15) 12 252.0776.523 2.520.776.523 a,Số VAT đã được khấu trừ 13 2.520.776.523 2.520.776.523 b. Số VAT đã hoàn lại 14 c. Số VAT không được khấu trừ 15 4. Số thuế còn được khấu trừ còn được hoàn lại (16 = 10 + 11 – 12) 16 II. VAT được hoàn lại 1. VAT được hoàn lại đầukỳ 20 2. VAT đã hoàn lại 22 3. VAT còn được hoàn lại cuối kỳ (23 = 20 + 21) 23 III. VAT được miễn giảm 1.VAT được miễn giảm đầu kỳ 30 2. VAT được miễn giảm 31 3.VAT đã được miễn giảm 32 4. VAT còn đượcmiễn giảm cuối kỳ (30 + 31 –32) 33 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Năm 2000 Chỉ tiêu MS Kỳ này Kỳ trước I. Lưu chuyển từ HĐSXKD 20 2.340.006.636 1. Tiền thu bán hàng 01 11.300.994.936 2.Tiền thu từ các khoản nợ phải thu 02 56.137.936 3. Tiền thu từ các khoản khác 03 174.800.231 4. Tiền đã trả cho người bán 04 153.516.070 5. Tiền đã trả cho CBCNV 05 382.947.174 6. Tiền đã nộp thuế và các khoản cho Nhà nước 06 314.510.324 7. Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác. 07 834.952.926 8. Tiền trả cho các khoản khác 08 16.900.250 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động Đầu tư 30 1. Tiền thu từ các khoản đầu tư vào các đơn vị khác 21 2. Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác. 22 3. Tiền thu do bán TSCĐ 23 51.000.000 4. Tiền đầu tư vào đơn vị khác 24 5. Tiền mua TSCĐ 34.099.750 III. Lưu chuyển từ HĐTC 40 -1.324.153.841 1. Tiền thu do đi vay. 31 6.658.021.368 2. Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn 32 3. Tiền thu từ lẫn tiền gửi 33 3.938.931 4.Tiền đã trả nợ vay 34 7.974.709.140 5. Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu 35 6. Tiền lãi đã trả cho nhà đầu tư vào doanh nghiệp 36 11.405.000 Lưu chuyển tiền thuần trongkỳ 50 1.032.753.045 Tồn đầu kỳ 60 217.722.601 217.722.601 Tồn cuối kỳ 70 1.250.475.646 217.722.601 Thuyết minh BCTC năm 2000 I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Công ty CKXD và LMĐM đóng trên địa bàn xã bồ đề – huyện Gia Lâm TPHN là một đơn vị hạch toán độc lập. Thuộc CTCK XâY DÙNG-BXD Hình thức sở hữu vốn: Nguồn vốn công ty sử dụng trong kinh doanh là NVN Nhà nước cấp, nguồn tự bổ sung và nguồn vốn vay. Lĩnh vực kinh doanh * sản xuất thiết bị, phụ tùng, máy móc cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và công trình đô thị * Sửa chữa, đóng mới canô, sà lan, sản xuất ống nước và phụ tùng kèm theo. *SXKD vật liệu xây dựng: cấu kiện bê tông và cơ khí. *Xây dựng, hoàn thiện và trang trí nội thát công trình, lắp đặt cơ điện nước, kết cấu xây dựng và thiết bị công nghệ * Nhận thầu thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp đường dây và trạm biến áp, thi công xây lắp hệ thống cấp thoát nước. *KDPT nhà *sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành điện bao gồm: tư bảng điện trung, hạ thế, trạm biến áp hộp bộ, trạm kiốt, hòm công tơ tự chiếu sang, tự điềukhiển và các sản phẩm CK liên quan đến ngành điện. *KDXNK vật tư thiết bị * Chế tạo lắp đặt công nghệ thiết bị áp lực, các thiết bị đường ống dầu khí, các hệ thống thông gió, cấp nhiệt, điều hoà không khí, chiếu sáng hệ thống lọc bụi, bồn bể. * Chế tạo thi công lắp đặt hệ thống cầu đường bộ và đường sắt. Thi công bằng phương pháp khoan bắn nổ mìn. Tư vấn thiết kế cơ khí xây dựng các công trình dân dụng và CN. * Thi công các công trình thi công bến cảng, thuỷ lợi, chế tạo và lắp dựng cột anten (Viba). Chế tạo thiết bị nâng, hạ, lập dự án đầu tư thiết kế xây dựng. * Địa bàn hoạt động của công ty rất phân tán, có ở khắp toàn quốc. Trong năm 2000 tổng công ty đã thi công trên 100 công trình lớn nhỏ trong cả nước. Tổng số công nhân viên: 658 người. Số người đi làm là 650 người, trong đó cán bộ quản lý là : 60 người. Những ảnh hưởng quan trọng đến THKD trong năm báo cáo - VKD được Nhà nước giao vốn thấp không đảm bảo nhu cầu vốn cho công ty mở rộng sản xuất, tăng doanh thu, mở rộng thị phần trong thị trường cơ khí, xây dựng Vốn thanh toán một số công trình đã thi công hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chủ đầu tư chưa quyết toán, thanh toán cho đơn vị đã dẫn đến đơn vị thi công thiếu vốn lao động Vốn lao động của đơn vị thấp, khó đáp ứng thi công các công trình, yêu cầu tiến độ theo hợp đồng, đơn vị thi công như đi vay vốn lao động ngân hàng, trả lãi suất cao, lợi nhuận sinh ra trả lãi vay là chủ yếu. Lợi nhuận để lại đơn vị không đáng kể, dẫn đến việc trích lập 3 quỹ là rất khó khăn. II. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp 2.1 Niên độ KT bắt đầu từ 01/01/2000 và kết thúc 31/12/2000 2.2 Đơn vị tiền được sử dụng, trong ghi chép kế toán là “VNĐ) và nguyên tắc phương pháp chuyển đổi (nếu có TH dùng tiền ngoại tệ để mua, bán thì được quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái bán ra của ngân hàng ngoại thương tại thời điểm quy đổi. 2.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp HT ” NKC” 2.4 Phương pháp kế toán TSCĐ. Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đấu giá lại trong quá trình sử dụng, theo nguyên tắc + Giá trị hẹn + Giá trị còn lại NT TSCĐ được xác định bằng giá trị thực tế phải trả theo hoá đơn + lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ + Chi phí khác ( trước bạ, thuế XNK, bốc dỡ, lắp đặt) Phương pháp khấu hao áp dụng: Khấu hao theo phương pháp đường thằng và căn cứ quyết định 1062/TC QĐ/CSTC ngày 14 /11/1996 2.5 Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá thực tế Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ Theo giá thực tế nhập trước xuất trước, phương pháp thẻ song song Phương pháp hạch toán HTK: phương pháp KKTV 2.6 Tình hình trích lập, hoàn nhập dự phòng. III. Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính 3.4 Tình hình tăng giảm VCSH I. NVKD Số Đkỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ 1. NS Cấp 3.137.114 3317114 2.Tự bổ sung 2.669.051 2.669.051 3. Liên doanh 468.063 468.063 II. Các quỹ -150.779 -245124 1.Quỹ đầu tư phát triển 26.914 26914 2. Quỹ nghiên cứu khoa học 3. Quỹ dự phòng 4. Quỹ khen thưởng phúc lợi -177693 94.345 -272038 - Quỹ khen thưởng - Quỹ phúc lợi -177,693 94345 -272038 5. Quỹ dự phòng trợ cấp việc làm III. Nguồn vốn đầu tư XDCB 50.000 50000 Tổng 3.036.335 2941990 Lý do tăng giảm 3.5 Các khoản phải thu và nợ phải trả. Chỉ tiêu Đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số cuối kỳ Tổng số tiền tranh chấp mặt khái niệm thanh toán Tổng số Trong đó số quá hạn Phát sinh tăng Phát sinh giảm Tổng số Trong đó nợ quá hạn A 1 2 3 4 5 6 7 1. Các khoản phải thu 11256778 96.566.203 99.182.497 8.240.355 Cho vay 3.739.136 19.379.723 Phần thu từ khách hàng 11762050 45.009.033 1.421.049 389.383 Trả trước cho người bán 355397 77.996 60.106.679 -11649468 Phiếu thu nội bộ -1010154 49.467.365 242.313 38.420 Các khoản phải thu khác 149485 131.248 39.626.618 28.102.120 2. Các khoản phải trả 19171940 48.556.798 53.215 1.274.854 a.Nợ dài hạn 1.328.570 23.793 1.140.000 -Vay dài hạn 1.163.793 29.422 134.854 -Nợ dài hạn 164.277 39.573.403 26.590 b. Nợ ngắn hạn 18934940 47.228.728 18.026.059 17.741.468 - Vay ngắn hạn 13432860 22.334.668 2.395.924 585.633 - Phải trả cho người bán 743479 2.238.078 6.117.906 5.855.107 - Người mua trả trước 2240138 9.732.875 8.950.460 91.543 - Doanh thu nhận trước 9.042.003 3.049.788 1.166.595 Phải trả CNV 2.415.036 477.282 1.088.120 - Thuế phải nội nhà nước 1851307 894.665 506.024 61.789 - Phải trả nội bộ 670737 571.403 237.000 - Phải trả khác -3581 Công nợ khác 237000 Tổng cộng 30658589 14.123.001 139.439.115 36.342.475 IV Giải thích và thuyết minh tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trong năm 2000. Công ty Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước luôn luôn giữ vững và phát triển trên mọi mặt Về doanh thu bán hàng trong năm 2000 = 42.813 trđ Lãi thực hiện năm 2000 = 149 trđ Nộp ngân sách năm 2000 = 2415 trđ Tiền lương năm 2000 = 8.950 trđ Tiền lương bình quân : 1.113.000 đ + Thu nhập bình quân : 1.137.000đ Một số chỉ tiêu khái quát tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm trước Năm nay 1. Bố trí cơ cấu tài sản nguồn vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản - TSCĐ/Tổng số tài sản % 38 26,9 - TSLĐ/ Tổng số tài sản % 61 73,0 1.2 Bố trí cơ cấu vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 86,3 90,1 Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 13,7 9,9 2. Khả năng thanh toán 2.1 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,16 0,85 2.3 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,72 0,86 2.4 Khả năng thanh toán nợ dài hạn Lần 0,005 0,36 3. Tỷ suất lợi nhuận 3.1 Tỷ suất lợi nhuận cho doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế /doanh thu % 0,17 0,35 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu % 0,13 0,26 3.2 Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản % 0,29 0,48 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % 0,22 0,36 3.3 Tỷ suất lợi nhuận/Nguồn vốn chủ sở hữu 1,59 3,62 VI. Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu: Trong năm 2001 Công ty Cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước quan tâm phấn đấu kế hoạch sản xuất với giá trị sản lượng là 80 tỷ đồng. Tổ chức thi công bao gồm các công trình: + Trung tâm triển lãm Vân Hồ Việt Nam + Sửa chữa quốc lộ 2C Vĩnh Phúc + sản xuất lắp đặt 03 cột Anten: Móng Cái, Kon tum và Buôn ma thuộc + Hàng cơ khí và hàng hoá xuất nhập khẩu. VII. Các kiến nghị Cần có chính sách ưu đãi về cho vay vốn lưu động như lãi suất thấp, thời gian trả nợ gốc, lãi phù hợp với tiến trình sản xuất sản phẩm cơ khí xây dựng vào thời gian khá dài Cần có chính sách bổ sung các nguồn đầu tư xây dựng cơ bản tạo cơ sở vật chất cho một số dự án xây dựng trang bị máy móc thiết bị tiên tiến cho một số máy cơ khí nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển theo đúng hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trung ương Đảng, yêu cầu cung cấp các văn bản có hệ thống đầy đủ, kịp thời, tạo điều kiện cho đơn vị vận dụng trong quá trình quản lý nâng cao được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh Người lập biểu Kế toán trưởng Ngày 28/02/2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0457.doc
Tài liệu liên quan