GIỚI THIỆU
1.1.Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO ( ngày 7/11/2006 ) đã có sự phát triển đáng kể. Trong sự phát triển đó phải kể đến thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán (TTCK), đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Với quy mô thị trường tăng mạnh qua các năm. Trong năm 2006, vốn hóa của thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 22% GDP thì năm 2007 đã lên tới hơn 40% GDP. Về chỉ số Vn-Index đã lập kỷ lục. Lần đầu tiên trong lịch sử 7 năm hình thành TTCK, hàn thử biểu đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007. Nhưng từ cuối năm 2007 đến nay, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều sự biến động mạnh mẽ về tỷ giá, nhiên liệu, thiên tai, dịch bệnh , đặc biết là những biến động của thị trường tài chính do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ ( bắt đầu xảy ra năm 2007 và chính thức bùng nổ năm 2008 sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới cũng trong 2008) đã dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, điều này thể hiện rõ nét ở thị trường tài chính thế giới nói chung và cả châu Á nói riêng trong đó có Việt Nam
Thị trường tài chính Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng đặc biệt là TTCK . trong giai đoạn này TTCK Việt Nam diễn biến rất phức tạp. Điển hình là liên tiếp sự sụt giảm giá chứng khoán trên hai sàn giao dịch Hà Nội và TP HCM. Chỉ số VN-Index ngày 9/1/2007 đã rơi xống mức thấp nhất so với cùng kỳ năm 2006 với 879,41 điểm. Đến 9 tháng đầu năm 2008 chỉ số VN-Index biến động tăng giảm rất phức tạp. Đáy thị trường đã được xác lập khi kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6/2008 với 366,02 điểm. Nhưng đến ngày 23/10/2008 thì chỉ số VN-Index đã chính thức phá đáy kỷ lục với 360,43 điểm. Vì thế đã gây thiệt hại không nhỏ đến sự ổn định và phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, TTCK của một nước tăng trưởng cao, bền vững là biểu hiện của nền kinh tế của quốc gia đó phát triển thịnh vượng, ổn định, và an toàn. Cho nên để TTCK Việt Nam vượt qua những khó khăn do khủng hoảng tài chinh thế giới và phát triển toàn diện , bền vững TTCK trong tương lai chúng ta phải nghiên cứu những vấn đề ảnh hưởng đến sự suy giảm của TTCK để đưa ra các chính sách phát triển thích hợp trong thời gian tới. Vì tầm quan trọng trên, cho nên rất cần thiết nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra đến nay”. Đó là lý do em chọn đề tài này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích tình hình TTCK Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính xảy ra cho đến nay, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Phân tích thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn sau khi khủng hoảng tài chính xảy ra cho đến nay
Phân tích các nhân tố tác động đến các nhà đầu tư khi tham gia TTCK Việt Nam trong thời gian này
Đề ra các giải pháp để ổn định và phát triển lâu dài TTCK Việt Nam trong tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
1.3.1 Phạm vi không gian (địa bàn nghiên cứu): Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội
1.3.2 Phạm vi thời gian (Giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu) : Tuy cuộc khủng hoảng bắt đầu có những dấu hiệu xảy ra đầu tiên ở Mỹ năm 2007 nhưng cho tới năm 2008 cuộc khủng hoảng mới chính thức bùng nổ , sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới,và ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam. Mặt khác do han chế về thời gian thực hiên nên đề tài sử dụng số liệu từ năm 2008 – 06/2010
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu : Nhà đầu tư và các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 06/2010
Luận văn chia làm 3 chương
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO ( ngày 7/11/2006 ) đã có sự phát triển đáng kể. Trong sự phát triển đó phải kể đến thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán (TTCK), đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Với quy mô thị trường tăng mạnh qua các năm. Trong năm 2006, vốn hóa của thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 22% GDP thì năm 2007 đã lên tới hơn 40% GDP. Về chỉ số Vn-Index đã lập kỷ lục. Lần đầu tiên trong lịch sử 7 năm hình thành TTCK, hàn thử biểu đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007. Nhưng từ cuối năm 2007 đến nay, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều sự biến động mạnh mẽ về tỷ giá, nhiên liệu, thiên tai, dịch bệnh , đặc biết là những biến động của thị trường tài chính do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ ( bắt đầu xảy ra năm 2007 và chính thức bùng nổ năm 2008 sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới cũng trong 2008) đã dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, …điều này thể hiện rõ nét ở thị trường tài chính thế giới nói chung và cả châu Á nói riêng trong đó có Việt Nam..
Thị trường tài chính Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng đặc biệt là TTCK . trong giai đoạn này TTCK Việt Nam diễn biến rất phức tạp. Điển hình là liên tiếp sự sụt giảm giá chứng khoán trên hai sàn giao dịch Hà Nội và TP HCM. Chỉ số VN-Index ngày 9/1/2007 đã rơi xống mức thấp nhất so với cùng kỳ năm 2006 với 879,41 điểm. Đến 9 tháng đầu năm 2008 chỉ số VN-Index biến động tăng giảm rất phức tạp. Đáy thị trường đã được xác lập khi kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6/2008 với 366,02 điểm. Nhưng đến ngày 23/10/2008 thì chỉ số VN-Index đã chính thức phá đáy kỷ lục với 360,43 điểm. Vì thế đã gây thiệt hại không nhỏ đến sự ổn định và phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, TTCK của một nước tăng trưởng cao, bền vững là biểu hiện của nền kinh tế của quốc gia đó phát triển thịnh vượng, ổn định, và an toàn. Cho nên để TTCK Việt Nam vượt qua những khó khăn do khủng hoảng tài chinh thế giới và phát triển toàn diện , bền vững TTCK trong tương lai chúng ta phải nghiên cứu những vấn đề ảnh hưởng đến sự suy giảm của TTCK để đưa ra các chính sách phát triển thích hợp trong thời gian tới. Vì tầm quan trọng trên, cho nên rất cần thiết nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra đến nay”. Đó là lý do em chọn đề tài này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích tình hình TTCK Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính xảy ra cho đến nay, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Phân tích thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn sau khi khủng hoảng tài chính xảy ra cho đến nay
Phân tích các nhân tố tác động đến các nhà đầu tư khi tham gia TTCK Việt Nam trong thời gian này
Đề ra các giải pháp để ổn định và phát triển lâu dài TTCK Việt Nam trong tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian (địa bàn nghiên cứu): Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội
Phạm vi thời gian (Giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu) : Tuy cuộc khủng hoảng bắt đầu có những dấu hiệu xảy ra đầu tiên ở Mỹ năm 2007 nhưng cho tới năm 2008 cuộc khủng hoảng mới chính thức bùng nổ , sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới,và ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam. Mặt khác do han chế về thời gian thực hiên nên đề tài sử dụng số liệu từ năm 2008 – 06/2010
Đối tượng nghiên cứu : Nhà đầu tư và các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 06/2010
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận : Khung lý thuyết nghiên cứu
Khái niệm về chứng khoán
Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, là bằng chứng xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành Nguồn : Điều 6 , Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006
. Chứng khoán tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau .Theo luật chứng khoán Việt Nam Chứng khoán bao gồm :
Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
Quyền mua cổ phần , chứng quyền , quyền chọn mua , quyền chọn bán , hợp đồng tương lai , nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
Khái niệm Thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn.
Hay nói cách khác , TTCK là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi , mua bán , chuyển nhượng các laoij chứng khoán ,qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán GS.TS. Lê Văn Tư , Thị Trường chứng khoán , NXB Thống Kê 2006,trang 3
.
Thị trường
tài chính
Thị trường tài chính ngắn hạn (thị trường tiền tệ )
Thị trường tài chính dài hạn(thị trường vốn)
Thị trường tín dụng dài hạn
Thị trường cầm cố
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn,cấu thành thị trường tài chính .Vị trí của TTCK trong hệ thống thị trường tài chính được thể hiện qua sơ đồ sau đây Giáo trình Thị trường chứng khoán , Học viện tài chính (TS.Bạch Đức Hiền chủ biên),NXB Tài chính 2008, trang 10
Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán (tiếng Anh gọi là Stock Exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán, các lệnh mua và bán chứng khoán được khớp để hình thành giá giao dịch.
Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức có nhu cầu về vốn và thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán.Thông thường nhà phát hành bao gồm các chủ thể sau đây Nguồn : TS.Lê Thị Nguyệt Châu ,Giáo trình Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán , Tủ sách Đại Học Cần Thơ ,2009,trang 12
:
Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành các loại trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương nhằm huy động các nguồn vốn phục vụ cho mục đích sử dụng và đầu tư ,phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ,xã hội.
Doanh nghiệp : Phát hành các loại cổ phiếu ,trái phiếu , các loại chứng khoán phái sinh ,…nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các tổ chức tài chính : phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, ,tín phiếu ,chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của mình.
Nhà đầu tư
Nhà đầu tư chứng khoán là : “tổ chức cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên TTCK Khoản 10 điều 6 Luật chứng khoán Việt Nam.
”.Những nhà đầu tư này có thể tự mình trực tiếp tham gia đầu tư hoặc thông qua các chủ thể khác thực hiện việc đầu tư.
Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
Các tổ chức kinh doanh trên TTCK bao gồm: công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, các trung gian tài chính
Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán : Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán bao gồm: cơ quan quản lý Nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước , sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, các tổ chức tài trợ chứng khoán, công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Bùi Thị Kim Yến , Giáo trình Thị trường chứng khoán ,NXB Hà Nội ,trang 26
...
Phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản Bùi Văn Trịnh , Luu Thanh Đức Hải , giáo trình Thị trường chứng khoán , Tủ sách Đại Học Cần Thơ,1995, trang 36 , 37
:
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp : Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
Thị trường thứ cấp : Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường : Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).
Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường : Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Chuyên đề sử dụng phương pháp thu thập số liệu về chỉ số VN-Index và biểu đồ biến động giao dịch chứng khoán thứ cấp về giá và khối lượng chứng khoán trên internet, sử dụng thông tin về tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam hiện nay trên sách , báo , tạp chí chuyên môn và các cơ sở dữ liệu điện tử Proquest và Hinary
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.
Phương pháp phân tích thống kê mô tả và so sánh các số liệu thứ cấp đã thu thập được từ tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam để thực hiện mục tiêu của đề tài.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2008 -2010
1.1. Tình hình TTCK Việt Nam trong năm 2008
Thị trường đi xuống là xu hướng chủ đạo trong năm 2008, xu hướng này bắt đầu từ đỉnh VN-Index 1,104 điểm vào ngày 10/10/2007. Trong năm 2008 nhà đầu tư trên cả hai sàn HOSE và HASTC đẩy mạnh việc bán ra các loại cổ phiếu mình đang nắm giữ nhằm thu hồi vốn .
Đơn vị : 1 cổ phiếu , tỷ đồng
HOSE
HASTC
Tháng
khối lượng giao dịch
Giá trị giao dịch
Khối lượnggiao dịch
Giá trịgiao dịch
01/2008
174,864,030
14,376,842
53,745,319
5,291,595
02/2008
146,314,340
10,142,195
49,198,489
5,052,347
03/2008
223,139,990
11,976,758
92,655,351
8,786,939
04/2008
134,220,650
6,305,269
34,480,815
3,018,559
05/2008
55,709,080
2,540,146
32,584,681
1,965,380
06/2008
144,806,560
4,116,750
55,017,870
3,911,494
07/2008
338,160,070
11,222,269
24,970,588
1,087,627
08/2008
436,417,430
10,742,228
21,394,118
1,058,464
09/2008
407,724,760
10,054,494
26,796,182
1,106,669
10/2008
330,071,780
9,795,627
36,063,518
2,074,870
11/2008
279,659,430
7,679,753
28,994,447
1,603,564
12/2008
229,048,510
5,547,875
48,753,422
2,101,401
Bảng 1 : Thống kê khối lượng và giá trị giao dịch tai 2 sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội năm 2008 Nguồn số liệu : www.hnx.vn phần thống kê thị trường & www.hsx.vn phần thống kê giao dịch
Nguyên nhân là do khởi đầu năm 2008 ,TTCK đã đón nhận nhiều thông tin bất lợi từ chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm khống ché lạm phát đang ở mức cao hai con số.
Mặt khác ,NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ , rút tiền mặt khỏi lưu thông khiến các NHTM thiếu tiền mặt buộc phải tăng lãi suất huy động vốn. TTCK lúc này rơi vào xu hướng xuống giá. Do lãi suất cao khiến nhiều nhà đầu tư rời bỏ thị trường đẩy mạnh bán cổ phiếu gửi tiền vào ngân hàng vừa có lợi nhuận cao vừa an toàn.
Trong tháng 6 cuối năm 2008 nhà đầu tư trên 2 sàn giao dịch đẩy mạnh việc bán chứng khoán mà mình đang nắm giữ do lo sợ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ làm cho giá chứng khoán ngày càng giảm và một phần do tâm lý bầy đàn thấy thị trường đang có xu hướng bán ra nên họ bán theo làm giá cổ phiếu ngày càng giảm khiến giá trị giao dịch trên 2 sàn cũng giảm theo.
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình trong nước trong gia đoạn này thêm vào đó là việc bán ra ồ ạt tất cả các loại chứng khoán trên thị trường lúc này đã gây ảnh hưởng không tốt tới VN – Index và HASTC – Index .Trong năm 2008 hai chỉ số này giảm điểm liên tục
Hình 1 : Diễn biến của VN – Index và HASTC – Index trong năm 2008
Ngày 25/03 VN-Index đóng cửa tại 496.64 điểm, chính thức phá đáy 500. Điều này đã khiến cho UBCKNN quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá CP và CCQ tại HOSE từ +-5% xuống +-1%, tại HASTC từ +-10% xuống +-2%. Việc thu hẹp biên độ giao dịch bắt đầu thực hiện từ ngày 27/03/2008. VN-Index đã rớt liên tục từ 1,100 điểm còn 496 điểm (giảm hơn 50%),
Ngoài các tin xấu đến dồn dập, thị trường cổ phiếu còn đón nhận một lượng hàng bán ra bất chấp mọi giá trong thời điểm này, đó là lượng hàng giải chấp từ các hợp đồng Repo của các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại. Một lượng hàng rất lớn được tung ra bán trong khoảng thời gian đầu tháng 5 đến giữa tháng 6 ở hầu hết các mã Bluechip : STB, SSI, VNM, FPT, REE, DPM, PPC … vì đây là các mã có tính thanh khoản cao, mức vốn hóa thị trường lớn nên thường được đa số các công ty chứng khoán chấp nhận ký hợp đồng Repo với khách hàng của họ.Các yếu tố trên kết hợp lại đã kéo VN-Index tụt dộc không phanh vượt qua mốc 400 điểm một cách dễ dàng và chạm đáy 367 điểm vào ngày 11/06/2008. Thống kê giao dịch cho thấy sức cầu (mua) toàn thị trường 2 sàn HOSE và HASTC trong giai đoạn
15/5 - 15/6 chỉ đạt trung bình 140 tỷ đồng/ngày, mức thấp nhất từ năm 2006 đến nay.
Bước sang đầu tháng 9 thị trường lại tiếp tục chu kỳ giảm giá dài hạn, đặc biệt chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đang lên đến đỉnh điểm. HASTC lần đầu tiên giảm dưới mốc 100 điểm sau hơn 3 năm thành lập, đạt 97.6 vào ngày 27/11, còn VN-Index thì gần chạm mốc 300 điểm đạt 303.54 vào hôm đó.
Hàng loạt tin tức xấu trong vòng 2 tuần về các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu. Thị trường chứng khoán thế giới từ Mỹ, Châu Âu, Nhật tới các nước Châu Á đều tụt dốc không phanh, và TTCK Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trước tình hình trên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán ra các cổ phiếu đang nắm dữ càng làm giá cổ phiếu bị tụt giảm
Chung tay với Chính phủ các nước trên thế giới nhằm ngăn đà suy thoái kinh tế. NHNN cũng đã liên tục 5 lần cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm còn 8.5% vào chiều ngày 22/12/2008, Và trong giai đoạn này thị trường sẽ có xu hướng đi ngang, do nhiều mã chứng khoán niêm yết có giá thị trường thấp hơn giá sổ sách đáng kể.
1.2. Tình hình của TTCK Việt Nam trong năm 2009 - 10/2010.
Mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ,nhưng TTCK Việt Nam đã nhanh chóng tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi kinh tế.Nền kinh tế thế giới nói chung và nên kinh tế Việt Nam nói riêng đã thoát khỏi suy thoái và xác lập đáy trong quý II năm 2009. năm 2009 là giai đoạn thị trường hồi phục TTCK.
HOSE
HNX
Tháng
khối lượng giao dịch
Giá trị giao dịch
khối lượng giao dịch
Giá trị giao dịch
01/2009
115,713,970
2,649,539
11,345,360
600,172
02/2009
159,920,220
3,020,650
12,484,341
463,855
03/2009
386,981,200
7,606,373
25,143,016
801,382
04/2009
717,397,200
16,953,234
31,511,116
896,217
05/2009
987,809,670
28,942,985
37,772,143
1,808,482
06/2009
1,146,397,280
41,854,613
42,890,549
1,774,017
07/2009
751,551,480
27,248,633
43,281,370
1,664,173
08/2009
1,130,597,270
43,361,796
41,430,774
2,660,282
09/2009
1,444,208,550
67,277,051
29,832,722
1,707,826
10/2009
1,729,452,450
83,354,382
711,689,922
4,101,558
11/2009
1,063,201,490
49,679,763
64,781,399
3,268,094
12/2009
923,067,980
36,216,411
120,949,491
4,718,669
Bảng 2: Thống kê khối lượng và giá trị giao dịch tai 2 sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội năm 2009
TTCK không còn tình trạng bán ồ ạt hang loạt các loại chứng khoán như trước. Nhà đầu đã lấy lại niềm tin về thị trường. Trong năm 2009 Nhà nước quyết định chuyển đổi Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội thành Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường chứng khoán đây là tin vui cho TTCK Việt Nam. Trong năm 2009 các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước và chính phủ và tình hình kinh tế trên thế giới có nhiều chuyển biến tích cực :
- Chính phủ công bố gói kích cầu 1 tỷ USD.
Quốc hội giữ nguyên mức tăng trưởng GDP 5%.
Ủy ban chứng khoán yêu cầu ngừng hoạt động Repo.
Chỉ số Dow jones vượt 10000 điểm
Các chỉ số chứng khoán của các thị trường khác cũng bắt đầu tăng lên báo hiệu sự phục hồi của nên kinh tế thế giới.
Bảng 3: Các chỉ số CK cơ bản của Việt Nam và một số nước khác tháng 12/2009.)
Tất cả đều tác động tích cực đến nền kinh tế nước ta nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng . TTCK tăng trưởng rất tích cực và tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2009
Giai đoạn 6 tháng cuối năm 2009 ,những chính sách tiền tệ của Nhà nước ban hành giai đoạn trước giờ đây đa phát huy hiệu quả cao độ giúp cho nên kinh tế cả nước đi lên. Đây là một thuận lợi để TTCK phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng. Giá các loại chứng khoán trên thị trường bắt đầu tăng gia trở lại làm giá trị của các phiên giao dịch tăng đáng kể
Tất cả đều tác động một cách tích cực tới 2 chỉ số của TTCK Việt Nam là VN-Index và HNX – Index . VN – Index Từ mốc thấp nhất 235 điểm tại thời điểm cuối tháng 2/2009 Chỉ số VN-Index xác lập những đỉnh cao trên 600 trong năm này.
Hình 2: Sự tăng điểm của VN-index trong năm 2009.
Nếu tính từ 01/01/2009 đến 31/12/2009 VN-index tăng thêm 171,96 điểm từ 312,79 lên 494,77 tương đương với mức tăng 58% .Nếu tính từ đáy thấp nhất trong năm thì thì VN-Index ở mốc 234,66 vào ngày 24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN-Index đã tăng 2.69 lần.
Tương tự ớ sàn HASTC ,mức tăng trưởng của HNX-Index là 60,9% ,nếu so từ đáy thấp nhất la 78,06 điểm lên đỉnh cao nhất trong năm là 218,38 thì HNX-index đã tăng 2,79 lần.
Hình 3: Diễn biến của HNX-Index trong năm 2009
Tổng kết chung trên cả 2 sàn HOSE và HASTC có trong 45 cổ phiếu có mức tăng giá hơn 40% trong đó PVC tăng giá gấp đôi ,có 10 cổ phiếu có mức tăng mạnh và ấn tượng nhất
Bước sang năm 2010 TTCK Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn do thị trường ngoại tệ tiếp tục ổn định NHNN tháo bỏ nút thắt lãi suất đầu vào và đầu ra đây la thay đổi quan trọng trong 6 tháng đầu năm do Chính phủ quyết hạ mặt bằng lãi suất để thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Tổng kết 6 tháng dao dịch đầu năm 2010 ,cuối tháng 6 VN-index ở mức 542.37 tăng 8,64% so với mức điểm cao nhất của Vn-Idex trong năm 2009.So với VN-Index thì HNX-Index có diễn biến ấn tượng hơn.đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6 HNX-Index đạt 179,69 tăng 11,92% so với năm 2009.Tính chung tới tháng 6/2010 sàn HNX giao dịch bùng nổ có 258 mã CK tăng giá,chỉ có 26 mã giảm giá ,2max đứng giá tham chiếu.
Đơn vị tính : 1000 đồng
TT
MãCK
Giá ngày 31/3
Giá ngày 30/6
Thay đổi
1
PVC
24,1
59,5
146,89%
2
CVT
24,4
53,1
117,62%
3
HHC
31,2
66,8
114,10%
4
PVE
15,6
33,2
112,82%
5
HJS
15,7
34,6
113,56&
6
PVA
57,1
115,9
102,98%
7
TNA
22,5
45,4
101,78%
8
LTC
19,2
38,4
100,00%
9
PDC
10,8
21,4
98,15%
10
PTC
10,6
21
98,11%
Bảng 5 : Cổ phiếu có giá tăng mạnh nhất 6 tháng đầu năm 2010
Tóm lại năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 đã khép lại với những cung bậc thăng trằm bất ngờ và ấn tượng chưa từng có của TTCK Việt Nam. Vượt qua nhưng khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 và lấy lại đà tăng trưởng. Nếu tính từ ngày 1/1/2009 đến 30/6/2010 VN-Index đã tăng lên từ mức 312,49 điểm lên 542,37 đã tăng hơn 50%,tương tự mức tăng trưởng của HNX-Index trong giai đoạn này từ 78,06 lên 179,69 đã tăng hơn 60%.Mức vốn hóa thị trường gần 39% GDP năm 2009,tăng gấp 3 lần so với năm 2008.Số lượng tài khoản của nhà đầu tư là hơn 793 nghìn tài khoản,tăng 50% so với năm 2008.giá trị danh mục đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài cuối 2009 là 6,6 tỷ USD so với năm 2008 là 5,1 tỷ USD đã tăng 1,5 tỷ đồng.Điều đáng chú ý nhất của TTCK giai đoạn này là sự gia tăng rất ấn tượng về khối lượng giao dịch và giá giao dịch.Nếu chỉ tính cả năm 2009 chưa tính 6 tháng 2010 thì đã có tới 16846 triệu chứng khoán được chuyển nhượng trên cả hai sàn giao dịch tương ứng với giá trị giao dịch là hơn 630 nghìn tỷ đổng .So với năm 2008 ,khối lượng giao dịch tăng 234,44%,giá trị giao dịch tăng 233,17%
Thị trường 6 tháng cuối năm theo nhiều chuyên gia nhận xét là thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng cao hơn so với năm 2009 và hứa hẹn nhiều bất ngờ hơn nữa
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NÀY.
2.1. Phân tích ảnh hưởng của tình hình thị trường thế giới tới TTCK Việt Nam
Trong năm 2008 nền kinh tế nước ta đón nhận nhiều tin xấu từ nền kinh tế thế giới điều này có ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng cụ thể là:
Ngày 11/07/2008 Giá dầu thô trên thế giới đạt mức cao kỉ lục 147.24$/thùng nhiều chuyên gia dự báo rằng giá dầu có thể tăng 200$/thùng ,Chính phủ bỏ tiền ra để bù lỗ cho giá xăng dầu nhưng do giá tăng quá cao ,ngân sách có hạn nên đến ngày 17/07/2008 Chính phủ tăng giá xăng dầu lên 31,05% từ mức 14500 lên 19000.Hậu quả là VN-Index và HNX-Index giảm điểm liên tục 6 phiên sau đó.
Thêm một tin xấu vào kỳ nghỉ lễ 30/4 – 4/5, ngày 2/5 Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor (S&P) hạ triển vọng định mức tín nhiệm của Việt Nam từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực”.
Bước sang đầu tháng 9 thị trường lại tiếp tục chu kỳ giảm giá dài hạn, đặc biệt chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đang lên đến đỉnh điểm. HASTC lần đầu tiên giảm dưới mốc 100 điểm sau hơn 3 năm thành lập, đạt 97.6 vào ngày 27/11, còn VN-Index thì gần chạm mốc 300 điểm đạt 303.54 vào hôm đó. Hàng loạt tin tức xấu trong vòng 2 tuần về các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu. Thị trường chứng khoán thế giới từ Mỹ, Châu Âu, Nhật tới các nước Châu Á đều tụt dốc không phanh, và TTCK Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Nhằm ngăn chặn đà đi xuống của TTCK nói riêng và cả nền kinh tế thế giới nói chung, các Chính phủ trên thế giới đã chung tay can thiệp vào thị trường. Tuy nhiên các chính sách kinh tế luôn có độ trễ trong việc tác động tới các thực thể trong nền kinh tế. Vì thế cần phải chờ thời gian mới biết được kết quả các giải pháp của Chính phủ tác động ra sao. Nên trong năm 2008 các chính sách can thiệp của chính phủ chưa phát huy hết tác dụng đối với nền kinh tế nên TTCK của tất cả các nước trên thế giới đều rơi vào su hướng giảm điểm mạnh.
Bước sang năm 2009 Nền kinh tế thế giới nói chung và nên kinh tế Việt Nam nói riêng đã thoát khỏi suy thoái và xác lập đáy trong quý II năm 2009. năm 2009 là giai đoạn thị trường hồi phục TTCK.
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua hàng loạt nghị quyết nhằm thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng. Các nghị quyết này cũng góp phần giải quyết các thách thức chính sách về tăng trưởng dài hạn, thương mại và phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, thực hiện các quyền hợp pháp của người nghèo cũng như các nguyên tắc chi phối quan hệ sống hài hòa của nhân loại với Trái Đất.
Các gói kích cầu của các chính phủ các nước bơm vào nền kinh tế thế giới phát huy được hiệu quả cao.
Các nền kinh tế lớn trên thế giới bắt đầu hồi phục nhanh chóng làm cho TTCK thế giới tăng điểm liên tục ,góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của TTCK các nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam
Nhà đầu tư đẩy mạnh việc đầu tư vào thị trường Việt Nam
2.2 Phân tích ảnh hưởng của tình hình trong nước tới TTCK.
2.2.1 Về phía Chính phủ
Khởi đầu năm 2008 VN-Index đã đón nhiều thông tin bất lợi từ chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm khống chế lạm phát đang ở mức cao hai con số. do khởi nguồn từ:
- Dòng vốn ồ ạt đổ vào Việt Nam trong năm 2007
- Chính phủ lựa chọn ưu tiên đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
- Mức tăng cơ sở tiền tệ
Thêm vào đó :
- Bong bóng nhập siêu hàng tiêu dùng
- Hoạt động đầu tư của các tập đoàn đầu tư kinh tế và tổng công ty đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính đã khiến cho giá trị tài sản tăng vọt.
=> Tín dụng tăng trưởng nóng, lạm phát gia tăng, bong bóng bất động sản, nhập siêu ngày càng cao.
Để đối phó với tình hình kinh tế vĩ mô ngày càng khó khăn, Chính phủ đã chuyển từ hướng ưu tiên tốc độ tăng trưởng sang hướng ổn định kinh tế. Với gói 8 giải pháp của Chính phủ công bố vào tháng 03/2008 đã phát huy tác dụng, tình hình kinh tế từng bước ổn định.
Với các biện pháp mạnh nhằm kiềm chế lạm phát, NHNN đã rút tiền mặt khỏi lưu thông, khiến các NHTM thiếu tiền mặt buộc phải đẩy lãi suất huy động vốn lên cao. Thị trường cổ phiếu lúc này vẫn đang theo xu hướng xuống giá, lãi suất cao khiến các nhà đầu tư rời bỏ thị trường, gửi tiền vào ngân hàng vừa có lợi nhuận cao vừa an toàn.
Hai vấn đề nóng nhất của Việt Nam là lạm phát và nhập siêu vừa được hạ nhiệt thì cuộc khủng hoảng địa ốc cho vay dưới chuẩn của Mỹ bùng phát, thổi bùng cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tâm lý lo sợ và bầy đàn đã làm trì trệ các hoạt động kinh tế, triển vọng kinh tế của các nước công nghiệp phát triển liên tục được điều chỉnh theo hướng đi xuống.
Với một nền kinh tế vừa mới gia nhập WTO được 2 năm, tăng trưởng kinh tế dựa khoảng 60% vốn đầu tư, định hướng xuất khẩu…lại vừa trải qua lạm phát và nhập siêu cao nên cuộc khủng hoảng thế giới đã tác động khá mạnh đến Việt Nam do xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng xấu, cam kết vốn FDI sẽ giảm đi đáng kể.
Chính những nguyên nhân trên dẫn tới tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam có một năm giảm điểm liên tục
Để đối phó với khủng hoảng kinh tế chính phủ đưa ra gói kính cầu 1 tỷ USD và gói 5 giải pháp đối phó với khủng hoảng là :
- Thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu với gói lãi suất 4% của chính phủ
- Kích cầu đầu tư và tiêu dùng
- Chính sách tài chính, tiền tệ hết sực linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp và nhân dân sản xuất – kinh doanh
- Đảm bảo an sinh xã hội
- Tổ chức, chỉ đạo điều hành năng động, quyết liệt, trong đó chú trọng rà soát lại các loại thủ tục, nhất là thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, tiếp cận vốn, nộp thuế, hoàn thuế…
Trong năm 2009 , Việt Nam đã phải hai lần chuyển đổi mục tiêu ưu tiên với các nhóm giải pháp phù hợp :
Từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang ưu tiên ngăn chặn suy giảm kinh tế
Từ chính sách thắt chặt tiền tệ chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ
Nhằm thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ trong 6 tháng đầu năm 2010 nút thắ lãi suất đầu vào và đầu ra được tháo bỏ do Chính phủ quyết tâm hạ mặt bằng lãi suất để tạo điệu kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế .Này 9/4/2010 nhiều NHTM cam kết lãi suất cho vay không quá 15%/năm.Sau đó NHTM cũng công bố lãi suất tiền gửi tối đa là 11,5%/năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2010 thị trường ngoại tệ tiếp tục ổn định .Có thể nói NHNN đã thành công khi tấn công mạn vào giới đầu cơ vàng và điều hòa bình ổn giá vàng trong nước không cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới.
3.2.2 Về phía doanh nghiệp
Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng từ nhiều nguồn.Ngoài các yếu tố vĩ mô nên trên thì yếu tố nội tại là kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mới là nhân tố quan trọng giúp TTCK hồi phục mạnh mẽ.Hầu hết các công ty niêm yết đều công bố kết quả kinh doanh trong năm 2008,2009 khá khả quan và thậm chí vượt kế hoạch đề ra.thông tin
Các công ty chứng khoán tăng cường công cụ đòn bẩy tài chính cho khách hàng ,thậm chí có công ty còn cho sử dụng đòn bẩy với tỉ lệ 1: 3,1:5…
Tất cả những yếu tố tích cực từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước đã nêu
trên đã góp phần làm cho TTCK Việt Nam năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 có một giai đoạn tăng trưởng rất ngoạn mục và ấn tượng.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
3.1 Tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục.
Trong những năm vừa qua TTCK Việt Nam đã khắc phục được những khó khăn để tiếp tục hoàn thiện và phát triển .Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục :
Hạ tầng kỹ thuật hiện nay không đồng đều ,cụ thể là phần mềm giao dịch giữa các công ty chứng khoán thành viên còn rất khác nhau.Sự không tương thích ,thiếu đồng bộ về công nghệ thong tin giữa các công ty thành viên là rào cản lớn nhất đối với việc áp dụng hình thức giao dịch trực tuyến với SGDCK.TP.HCM hiện nay.
Việc thực thi pháp luật về sử lý vi phạm pháp luật về CK và TTCK hiện nay vẫn còn thấp xuất phát từ nguyên nhân như thiếu thẩm quyền của cơ quan thanh tra CK,tính độc lập chưa cao.chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc UBCKNN.
Hệ thống giám sát thị trường hiện nay còn có nhiều khuyết điểm như giám sát còn rất thủ công ,khiến hoạt động thanh tra ,điều tra gặp nhiều khó khăn.
Nhiều công ty chứng khoán thành viên còn thực hiện hành vi xé rào ,lách luật
Một hạn chế nữa của TTCK Việt Nam đó là vấn đề công bố thông tin vẫn còn nhiều doanh nghiệp công bố thông tin sai sự thật hay phao tin đồn nhảm gây bất lợi cho TTCK .Ví dụ trường hợp của công ty bông Bạch Tuyết công ty này kinh doanh thua lỗ hàng chục tỷ nhưng lại công bố là hoạt động có lời
4.2 Một số giải pháp khắc phục.
Về mặt công bố thông tin : Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư 09/2010/TT – BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK
Về mặt thanh tra giám sát , xử lý vi phạm: Bộ Tài Chính và Bộ Công An ban hành thông tư liên tịch số 46/2009/TTLT – BTC – BCA quy định tám nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực CK để tránh tình trạng doanh nghiệp lách luật tăng cường hoạt động kiểm tra ,giám sát việc thực thi pháp luật về CK trên TTCK
Để nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, Nhà nước đã sửa đổi nghị định số 14/2007/NĐ – CP của thủ tướng chính phủ và quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán… nhằm tạo ra một hàng lang pháp lý đồng bộ hoàn chỉnh hơn, đảm bảo cho thị trường hoạt động lành mạnh.
Bộ Tài Chính , UBCKNN hiện đang xem xét vấn đề tăng cường hợp tác quốc tế hóa trong việc phòng tránh và xử lý giao dịch bất hợp pháp , từng bước tham gia vào hoạt động của các tổ chức điều tra quốc tế trong lĩnh vực điều tra tội phạm CK.
Nhà nước đang thực hiện nhiều biện pháp kêu gọi, thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI hướng vào thị trường Việt Nam để tăng thêm nguồn vốn cho thị trường.
Chính sách kết hối ngoại tệ của NHNN bắt đầu từ ngày 31/12/2009 theo đó các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước phải bán lại ngoại tệ khiến một lượng tiền lớn sẽ được chảy vào hệ thống ngân hàng và điều đó sẽ hỗ trợ tích cực cho TTCK.
C.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận.
Sự phát triển của TTCK có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển kinh tế của nước ta.Trước tình hình chỉ số VN – Index biến động như hiện nay, Chính phủ cần đề ra và thực hiện nhiều giải pháp để quản lý chặt chẽ hơn trước các biến động của nền kinh tế trong nước nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Từ đó có những biện pháp giúp đỡ cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp phát triển bền vững. Và việc nghiện cứu tình hình TTCK có rất nhiều ý nghĩa và lợi ích thiết thiết thực. Sau 10 năm hoạt động nói chung và sau những thăng trầm, biến cố do cuộc khủng hoảng kinh tế nói riêng đã mang lại cho TTCK Việt Nam nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu trong việc đối phó với khủng hoảng cũng như trong việc xây dựng , phát triển TTCK, điều này rất có giá trị trong những năm hoạt động tiếp theo của TTCK Việt Nam.Trong thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó hăn nhưng TTCK đã làm được rất nhiều việc và có một diện mạo mới rất khác thời kì đầu. Dù còn nhiều điểm cần hoàn thiện ,nhiều thách thức, khó khăn phía trước nhưng TTCK Việt Nam hiện tại có thể hoàn toàn tự tin bước vào một tương lai tươi sáng.Để bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi hội nhập WTO sẽ vô cùng sinh động, phát triển,ổn định và vững chắc
2.Kiến nghị
TTCK với vai trò là kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế, vì vậy việc tạo lập và phát triển TTCK là rất cần thiết. Vậy để TTCK phát triển nhanh và bền vững, riêng cá nhân tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:.
Về công nghệ thông tin : Cần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin của các TTGD và các Công ty Chứng khoán.Xây dựng một quy trình ,quy chuẩn về công nghệ thông tin đối với các lĩnh vực liên quan tới giao dịch , đăng ký , lưu ký , bù trừ , thanh toán ,kiểm tra ,giám sát và quản lý
Về công bố thông tin : cần nâng cao cả về chất lượng và số lượng Cần nâng cao vai trò của kiểm toán đối với TTCK, từ đó đưa ra được báo cáo tài chính đầy đủ, trung thực và cung cấp được cho các cổ đông những thông tin xác thực nhất về tình hình tài chính của công ty để có sự quyết định đầu tư hợp lý.
Về thanh tra giám sát ,xử lý vi phạm: đẩy mạnh công tác giám sát trên thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cần đưa ra những biện pháp sử phạt nặng hơn đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về CK và TTCK.
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực : Để chở thành một TTCK hiện đại trong thời kì hội nhập thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trở thành chiến lược .Nguồn nhân lực được đào tạo phải có đẳng cấp quốc tế ,có khả năng sử lý các vấn đề giao dịch trên thị trường vốn quốc tế ,đặc biệt phải có đạo đức nghề nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.1. Tham khảo từ các tài liệu đọc
Sách ,giáo trình
Bùi Thị Kim Yến (2009) . “Giáo trình thị trường chứng khoán” ,NXB Hà Nội
Dương Thị Hiền (2009) . “24 bài học sống còn để đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán” ,NXB Thống Kê
Lê Thị Nguyệt Châu (2009) , “ Giáo trình pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam” , tủ sách ĐH Cần Thơ.
Báo ,tạp chí ,bài viết liên quan
Thời báo Kinh tế Việt Nam
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Một số bài báo và tạp chí chuyên ngành khác
Số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam có liên quan tới đề tài
1.2.Tham khảo tài liệu số
a). Tham khảo trên một số website :
www.hsx.vn
www.hnx.vn
www.hastc.org.vn
www.mof.gov.vn
www.vnexpress.net
www.vietnamnet.vn
www.ttck.vn
b). Tham khảo trên cơ sở dữ liệu điện tử proquest :
www.proquest/umi/pauto.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_nhap_chuyen_de_kinh_te_4241.doc