Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thì những cơ hội và thách thức đặt ra cho doanh nghiệp ngày càng nhiều. Xu thế của một nền kinh tế hội nhập chỉ dành chỗ cho những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải tạo cho mình một lợi thế cạnh tranhlớn. Tuy là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong ngành BVTV nhưng Công ty THHH Việt Thắng khẳng định được mình trong nền kinh tế đó và đã tạo được niềm tin cho khách hàng và nó đã được thể hiện qua hiệu quả hoạt động kinh doanh trong mấy năm vừa qua.
Qua thời gian thực tập tại công ty mặc dù chỉ là bước đầu tìm hiểu tổng hợp về công ty nhưng em đã phần nào hiểu được quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là quá trinh tiêu thụ sản phẩm thuốc của công ty cũng như cơ cấu tổ chức của công ty và công tác kế toán của công ty. Từ đó giúp em củng cố lại kiến thức đã được học ở trường, đồng thời cũng có thêm nhiều kiến thức về thực tế và sẽ giúp em rất nhiều khi em ra trường.
Do trình độ nhận thức còn hạn chế cũng như thời gian thực tập có hạn nên báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong quý thầy cô thông cảm.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các cô, đặc biệt là các cô trong phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.
59 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tố tiêu cực..... Tuỳ theo các loại nhân tố mà doanh nghiệp có thể tác động trở lại trong quá trình quản trị tiêu thụ sản phẩm. Do vậy khi phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng và phân loại chúng, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp khả thi phù hợp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
Có nhiều cách phân loại các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm, nhưng thông thường người ta thường phân chia thành 3 nhân tố chính:
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp (các nhân tố thuộc về doanh nghiệp ) ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm như:
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm.
Tình hình dự trữ, công tác tiếp cận thị trường
Xác định giá bán sản phẩm
Uy tín của doanh nghiệp.
Tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc về thị trường: tình hình cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ, nhu cầu thị trường thay đổi khác với dự kiến doanh nghiệp, thu nhập của người tiêu dùng trên thị trường thay đổi....
Các nhân tố thuộc về chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách kích cầu, chính sách kích cung, chính sách thuế...
Các nhân tố khác như thời tiết khí hậu, văn hoá, chính trị, quốc tế.......
Phân tích các yếu tố trên giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục tận gốc những yếu kém trong khâu quản lý và trong việc thự hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Dưới đây là một số phương trình kinh tế phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ:
Phương trình kinh tế phân tích ảnh hưởng tới sự biến động chỉ tiêu tổng doanh thu tiêu thụ
(1)
Doanh thu
tiêu thụ
=
ồ(
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ(q’)
x
Giá bán sản phẩm (g)
)
Từ phương trình trên ta thấy, mức độ biến động của tổng doanh thu tiêu chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và giá bán đơn vị sản phẩm. Sử dụng phương pháp loại trừ, ta sẽ có thể lượng hoá đựơc mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự biến động tổng doanh thu tiêu thu thực hiện so với kế hoạch hoặc kỳ trước. Từ đó biết được nguyên nhân chủ yếu làm tăng giảm tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.
(2).
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
=
Vốn thành phẩm bình quân
x
Số vòng luân chuyển vốn thành phẩm
Phương trình (2) cho thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào 2 nhân tố là vốn thành phẩm bình quân và số vòng luân chuyển vốn thành phẩm. Cũng như phương trình (1) ta có thể sử dụng phương pháp loại trừ để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của vốn thành phẩm bình quân và số vòng luân chuyển vốn thành phẩm tới sự biến động của doanh thu tiêu thụ thực hiện so với kế hoạch hoặc kỳ trước.
(3).
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
=
Giá trị SP tồn kho ĐK kể cả số dư HGB
+
Giá trị SP nhập kho trong kỳ
-
Giá trị SP xuất kho không tính vào tiêu thụ
-
Giá trị SP tồn kho CK kể cả số dư HGB
Phương trình kinh tế này dùng để phân tích các nhân tố về quỹ thành phẩm biến động ảnh hưởng như thế nào tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm thông qua sử dụng phương pháp liên hệ cân đối.
- Phương trình kinh tế ảnh hưởng tới các nhân tố tới mức biến động tổng doanh thu thuần.
Doanh thu thuần
=
Tổng doanh thu
-
Giảm giá hàng bán
-
Hàng bán bị trả lại
-
Các khoản giảm trừ khác
Để lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến độ của doanh thu thuần ta sử dụng phương pháp loại trừ.
Là một đơn vị sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV, cũng như các doanh nghiệp khác, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với công ty. Để thấy hiểu được tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV của công ty Việt Thắng ta đi vào phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV của công ty:
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng
Sau 11 năm đi vào hoạt động ổn định, Công ty TNHH Việt Thắng hiện nay đã có được chỗ đứng trên thị trường, các sản phẩm của công ty phong phú và đa dạng, chất lượng lượng sản phẩm cao và được bà con nông dân tin dùng. Mặc dù thị trường thuốc BVTV cạnh tranh khá gay gắt nhưng hàng năm doanh số tiêu thụ của Việt Thắng vẫn tăng nhanh. Sự phát triển của Việt Thắng nói trên của Việt Thắng là nhờ sự cố gắng phấn đầu không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Nếu năm 2001 công ty chỉ có 89 loại sản phẩm, thì hiện nay năm 2005 số loại sản phẩm đã tăng lên 160 loại sản phẩm ( tăng gần gấp đôi) với mẫu mã kiểu dáng khác nhau. Các sản phẩm cung ứng trên thị trường chính của Công ty Việt Thắng hiện nay bao gồm:
Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ cỏ
Thuốc kích thích sinh trường trưởng
Dưới đây là danh mục một số loại thuốc BVTV tiêu thụ trong năm 2005 vừa qua của công ty:
Bảng 4: Danh mục một số loại thuốc BVTV tiêu thụ trong năm 2005 vừa qua của công ty Việt Thắng
Danh mục thuốc
Đơn vị tính
Giá bán có thuế
A.Thuốc trừ sâu
Marshal 200SC 20ml
2.400
2. Bestox 5EC:
Bestox 5EC 90ml
Đồng/ chai
11.000
Bestox 5EC 450 ml
Đồng/ chai
29.100
Cyperkill 25 EC 50ml
Đồng/ chai
7.500
Cyperkill 5 EC 450ml
Đồng/ chai
14.700
Arrivo 5 EC 90ml
Đồng/ chai
5.100
6. Arrivo 25 EC 100ml nhôm
Đồng/ chai
14.200
7. Vithadan 95 WP
Vithadan 95 WP 20g
Đồng/ gói
1,000
Vithadan 95 WP 100g
Đồng/ gói
4.000
8. Shachuang shong 95 WP 100g
Đồng/ gói
4.500
9. Pounce 19 EC
Pounce 19 EC 10ml
Đồng/ gói
1,100
Pounce 19 EC100ml
Đồng/chai
4.500
10. Forwrtin 440 WSC 100ml
Đồng/chai
17.000
11. Plutel 0.9 ml
15.000
12. Ahoado 50 WP
2.000
Ahoado 50 WP 5g
Đồng/ gói
2.000
Ahoado 50 WP 10g
Đồng/ gói
3.500
13. Pycythrin 5EC
Pycythrin 5EC 240ml
Đồng/ chai
8.600
Pycythrin 5EC 480ml
Đồng/ chai
14.500
14. Kayazinon 40 EC
Kayazinon 40 EC 90 ml
Đồng/ gói
13.230
Kayazinon 40 EC 240
Đồng/ gói
27.000
15. Kayazinon 50 EC 450 ml
Đồng/ chai
30.000
16. Bassa 50 EC
Bassa 50 EC 240ml
Đồng/ chai
9.500
Bassa 50 EC 450 ml
Đồng/ chai
17.000
17. Excel Bassa 50 EC 450 ml
Đồng/ chai
16.800
18. Địch Bách Trùng 90 SP
Địch Bách Trùng 90 SP 80 g
Đồng/ gói
2.400
19. Shachuang shong 18SL 450 ml
Đồng/ chai
7.800
20. Delfin 32 WG 10g
Đồng/ gói
3.000
22. Cymax 35 WP 10g
Đồng/ gói
3.500
D. Danh mục thuốc trừ bệnh
23. Zineb 80 WP 1kg
Đồng/ gói
33,000
24. Validacin 3L 240ml
Đồng/chai
9.000
25. Kasai 21,2 WP 100g
Đồng/ gói
13.600
26. Daconil 75WP 15g
Đồng/ gói
3.100
27. Daconil 500 SC 240 ml
Đồng/chai
45.000
Topsin 70 WP 500 g
Đồng/ gói
63.000
29. Fuzi-on 40 EC 240ml
Đồng/chai
16.800
30. Belazole 75 WP 5g
1.370
31. Rinhmyn 68 WP 100 g
16.000
C. Danh mục thuốc trừ cỏ
32. Cosmic 41 Sl 500 ml
Đồng/chai
22.000
33. Perfect 480 DD 100ml
Đồng/chai
5.200
34. Machete 60 EC 90ml
Đồng/gói
6.700
35. Taco 600 EC 80ml
Đồng/chai
4.600
36. Antaco 500 ND 50ml
Đồng/chai
5.000
37. Rorax 100WP 10g
Đồng/ gói
1.750
39. Sifata 36 WP 8g
Đồng/ gói
1.900
D. Thuốc kích thích sinh trưởng và một số loại thuốc khác
Orgamin 500ml
Đồng/chai
6.000
41. Agrispon 0,56 SL 100ml
Đồng/ gói
1.000
42. Goodcat 0.005 100g
Đồng/ gói
9.500
(Nguồn _ Phòng thị trường của công ty TNHH Việt Thắng)
Hầu hết các loại sản phẩm trên được khách hàng quen dùng, và đạt hiệu quả cao trong khi sử dụng.
Cùng với số lượng các mặt hàng tăng lên, thì sản lượng thuốc BVTV của công ty Việt Thắng cũng tăng lên qua các năm:
Bảng 5: Số liệu thống kê sản lượng sản phẩm thuốc BVTV của công ty TNHH Việt Thắng trong những năm vừa qua 2003-2005:
Tên sản phẩm tiêu thụ
2003
2004
2005
Sản lượng
(tấn)
Tỷ trọng (%)
Sản lượng
(tấn)
Tỷ trọng (%)
Sản lượng
( tấn)
Tỷ trọng (%)
1. Thuốc trừ sâu
1.068
37,3
1.155
35,8
1.476
37.0
2. Thuốc trừ bệnh
875
30,6
825
25,5
1.150
28,9
3. Thuốc trừ cỏ
665
23,2
940
29,0
947
23,8
4. Thuốc KT ST
252
8,9
320
9,7
412
10,3
Tổng
2.860
100
3.240
100
3.985
100
(Nguồn_ Phòng kinh doanh của công ty TNHH Việt Thắng)
Từ bảng trên ta có thể thấy được tình hình tiêu thụ thuốc BVTV qua 2003 - 2005 của công ty Việt Thắng:
So sánh năm 2003 với 2005: Nếu sản lượng thuốc năm 2003 là 2.840 tấn thì năm 2005 sản lượng thuốc BVTV của công ty là 3.985 tấn, tăng lên một lượng là ( 3.985 –2.860 ) = 1.125 tấn tương dương với 39,3%. Về cơ cấu sản phẩm, ta thấy có sự thay đổi, tỷ trọng của thuốc trừ bệnh năm 2005 giảm so với năm 2003 nhưng không đáng kể 0,3 %, cùng với thuốc trừ sâu thì cơ cấu thuốc trừ bệnh năm 2005 cũng giảm so với 2003, nếu năm 2003 cơ cấu thuốc trừ bệnh chiếm là 30,6% thì năm 2005 cơ cấu thuốc trừ bệnh giảm xuống chỉ còn 20,7% ( giảm 9,9%). Trong khi cơ cấu thuốc trừ sâu và trừ bệnh 2005 giảm xuống, thì ngược lại thuốc trừ cỏ và thuốc kích thích sinh trưởng lại có cơ cấu tăng lên. Năm 2003, cơ cấu thuốc trừ cỏ chiếm 23,2% thì năm 2005 cơ cấu thuốc trừ cỏ đã tăng lên 23,8% ( tăng 0,6 %), thuốc kích thích tăng trưởng 2005 có cấu tăng lên 10,3% so với năm 2003 (8,9%). Có sự thay đổi cơ cấu nói trên chủ yếu là do nhu cầu về sản phẩm thay đổi, năm 2005 nhu cầu về thuốc kích thích sinh trưởng của bà con tăng lên do vậy làm cho sản lượng bán ra tăng lên, trong khi đó nhu cầu về thuốc trừ bệnh năm 2005 giảm xuống.
Nếu so sánh năm 2004 với 2005, ta thấy sản lượng của năm 2005 tăng so với 2004 ( sản lượng 3240 tấn ) và đạt mức 3.580 tấn, tăng một lượng là (3985 –3240) =745 tấn tương đương với 23,0%. Về cơ cấu sản phẩm ta cũng thấy có sự thay đổi nhẹ thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm thuốc BVTV của Công Ty Việt Thắng
Nhìn vào biểu đồ ta thấy cơ cấu của thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, và thuốc kích thích sinh trưởng tăng, trong khi đó cơ cấu thuốc trừ cỏ giảm xuống 5,4%. Điều đó cho thấy nhu cầu về thuốc trừ cỏ năm 2005 giảm xuống so với năm trước. Còn các loại thuốc khác, nhu cầu thuốc tăng lên.
Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ qua các năm tăng lên năm sau cao hơn năm và tăng mạnh vào năm 2005 do công ty mở rộng thị trường tiêu thụ vào thị trường mới như các tỉnh Tây Nguyên, Cần Thơ….;về cơ cấu sản lượng có sự thay đổi qua các năm, phần lớn là do nhu cầu về các loại thuốc BVTV của thị trường thay đổi.
Sản lượng thay đổi, dẫn đến doanh thu thay đổi. Cụ thể trong trường hợp này tổng doanh thu qua các năm của Việt Thắng tăng trưởng qua các năm. Ta có thể thấy rõ điều này ở bảng sau:
Bảng số 5: Bảng số liệu thống kê doanh thu tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV của công ty TNHH Việt Thắng trong những năm vừa qua 2003-2005 Đơn vị: Triệu đồng
Tên sản phẩm
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
2003
2004
2005
1.Thuốc trừ sâu
28.451
31.935
43.847
2.Thuốc trừ bệnh
44.031
35.700
59.401
3.Thuốc trừ cỏ
27.318
42.648
43.279
4.Thuốc KT sinh trưởng
15.207
20.222
34.018
Tổng
115.007
130.505
180.545
( Nguồn_ Phòng Thị trường của công ty TNHH Việt Thắng)
Nếu 2003 tổng doanh thu là 115.007 triệu đồng thì đến năm 2005 tăng lên 180.545 triệu đồng tăng 56,9% ( tương đương với 65.538 triệu đồng). Doanh thu của các mặt hàng năm 2005 đều tăng rõ rệt so với năm 2003, cụ thể nếu năm 2003 doanh thu tiêu do thuốc trừ sâu đem lại là 38.451 triệu đồng, thì năm 2005 doanh thu này là 43.847 triệu đồng tăng ( 43.874 - 38.45) = 15.396 triệu đồng, tương đương với 54,1% , doanh thu thuốc trừ cỏ năm 2005 tăng lên so với năm 2003 một lượng là (43.279 - 2.7318) = 15961 triệu đồng. Điều này là do sản lượng tiêu thụ năm 2005 tăng so với năm 2003, bên cạnh đó có thể nói do giá bán các sản phẩm năm 2005 tăng lên so với năm 2003.
Nếu so sánh doanh thu năm 2005 với doanh thu 2004 (130.505 triệu đồng) ta thấy tổng doanh thu tiêu thụ 2005 là 180.545 triệu đồng tăng 42,06% (tương đương 50.040 triệu đồng). Tổng doanh thu tăng là do doanh thu của các sản phẩm thuốc tăng lên, trong đó phải kể đến doanh thu thuốc trừ bệnh năm 2005 tăng rõ rệt 59.401 triệu đồng tăng một lượng so với 2004 ( doanh thu tiêu thụ thuốc trừ bệnh là 35.700 triệu đồng) là 59.401-35.700 =23.701 triệu đồng ( tăng 39,2%), dễ nhận thấy có sự tăng nhanh về
doanh thu thuốc trừ bệnh là do sản lượng tiêu thụ thuốc trừ bệnh năm 2005 tăng, bên cạnh đó giá bán sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu.
Nhìn chung doanh thu qua các năm tăng nhanh, đó là do giá bán sản phẩm tăng, kết cấu sản phẩm thay đổi và sản lượng sản phẩm cũng tăng nhưng tăng không đáng kể. Tuy thuốc trừ sâu luôn có sản lượng lớn nhất, nhưng doanh thu sản phẩm này không cao so với các sản phẩm khác là do giá bán sản phẩm thấp so với các sản phẩm khác. Doanh thu tiêu thụ thuốc trừ bệnh đem lại luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm do sản lượng tăng, và giá bán tăng qua các năm. Thuốc kích thích sinh trưởng, do có sản lượng thấp nhất, nhưng giá bán cao nên doanh thu của sản phẩm này cao so với các sản phẩm có sản lượng cao nhưng doanh thu tiêu thụ không cao. Để doanh thu tiêu thụ qua các năm tăng lên, doanh nghiệp cần nắm rõ được nhu cầu về sản phẩm, thị hiếu sản phẩm của khách hàng, đồng thời tiến hành không ngừng cải tiến sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã, có những hoạt động Marketing thích hợp nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.
2.2.2 Phân tích chi tiết tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV năm 2005 của công ty Việt Thắng
a. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian
Khác với các ngành kinh doanh khác, ngành BVTV có một đặc thù riêng. Thuốc BVTV là loại vật tư gắn liền với sản xuất nông nghiệp, tuỳ thuộc vào từng vùng, từng loại cây trồng, vào thời tiết khí hậu…mà lượng thuốc tiêu thụ nhiều hay ít. Lúa là cây có diện tích cây trồng lớn nhất ở nước ta, đây được coi là loại cây trồng mục tiêu trong sản xuất kinh doanh thuốc BVTV do vậy mà lượng thuốc BVTV tiêu thụ chủ yếu là thuốc trừ sâu và trừ bệnh.
Do ảnh hưởng của thời tiết, nên cây lúa ở đây chỉ được trồng trong hai vụ: Đông xuân và Hè thu. Vì thế lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng được tiêu thụ nhiều hơn trong thời gian này. Vụ đông xuân bắt đầu từ tháng cuối tháng 10 năm trước đến cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm sau, tuy theo điều kiện tự nhiên khí hậu từng vùng mà vụ đông có thể bắt đầu sớm hay muộn, trong thời gian này lượng thuốc bảo vệ thực vật tiêu thụ nhiều nhất vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, đây là thời kỳ mà thời tiết rất thích hợp cho sâu bệnh phát triển và sinh trưởng như bọ trĩ, khô vằn, đạo ôn, rầy nâu.........và cũng là thời điểm tiêu diệt sinh vật hại có hiệu quả nhất. Cũng như vậy vụ hè thu bất đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng tháng 8 hoặc tháng 9 có nơi vụ hè thu sớm bắt đầu từ cuối tháng 2. Trong vụ hè thu thời tiết thay đổi bất thường, nên tình hính sâu bệnh cũng diễn ra phức tạp. Các loại sâu bệnh thường gặp trong giai đoạn này là rầy nâu, sâu ăn lá, bệnh đạo ôn, ốc bươu vàng….Ngoài hai vụ lúa chính ra, thì một số vùng còn có thêm vụ thứ 3. Bên cạnh cây lúa, còn có các loại cây rau, và một số loại cây công nghiệp khác, tuy diện tích đất trồng là ít so với diện tích đất trồng lúa, nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đến tình hình tiêu thụ thuốc BVTV hàng năm nói chung.
Tình hình số lượng thuốc bảo vệ thực vật được tiêu thụ qua 3 năm
2003 -2005 theo thời gian của Công ty được thể hiện trên bảng biểu sau:
Đơn vị tấn
Bảng 5: Bảng số liệu thộng kê sản lượng tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV theo thời gian qua các năm 2003-2005 của công ty TNHH Việt Thắng
Năm
2003
2004
2005
Bình quân
So sánh (%)
Tháng
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
2005 /2003
2005 /2004
Quý 1
527,71
18,45
689,78
21,29
798,38
16,97
671.9567
51,29
15,74
1
75,56
2,64
155,64
4,8
155,8
4,35
129
106,19
0,10
2
181,91
6,36
321.1
9,91
275,99
4,92
259.66
51,72
-14,05
3
270,24
9,45
213,04
6,58
366,59
7,7
283,29
35,65
72,08
Quý 2
977,3
34,17
1001,88
30,93
1.320,08
37,71
1099,753
35,07
31,76
4
483.96
16,92
400,04
12,35
487,39
14.45
457,13
0,71
21,84
5
264,64
9,25
288,69
8,91
398,52
11,13
317,28
50,59
38,04
6
228,7
8
313,15
9,67
434,17
12,13
325,34
89,84
38,65
Quý 3
859,18
30.04
1.105,99
34,13
1.393,36
33,18
1119,51
62,17
25,98
7
209,17
7,31
417,66
12,89
445,2
6,7
357,34
112,84
6,59
8
466,51
16,31
470,53
14,52
653,07
18,24
530,03
39,99
38,79
9
183,5
6,42
217,8
6,72
295,09
8,24
232,13
60,81
35,49
Quý 4
495,81
17,34
442,35
13,65
473.34
12,14
470,5
-4,53
7.01
10
100,67
3,52
169,79
5,24
124,3
3,47
131,58
23,47
-26,79
11
99,54
3,48
102,2
3,15
175,7
3,83
125,81
76,51
71,92
12
295,6
10,34
170,36
5,26
173,34
4,84
213.1
-41,36
1,75
Tổng
2.860
100
3.240
100
3.985
100
3361,66
39,34
22,99
( Nguồn _ Phòng thị trường của công ty TNHH Việt Thắng)
Qua bảng trên trên cho thấy, lượng thuốc bảo vệ thực vật của Công ty được tiêu thụ tăng dần qua các năm:
Năm 2005 lượng thuốc được tiêu thụ tăng 3985 tấn, tăng so với năm 2003 là 39,34%, và sản lượng tiêu thụ theo các tháng của năm 2005 tăng so với năm 2003. Năm 2003 tháng 1 tháng có sản lượng tiêu thụ thấp nhất chỉ đạt 75,56 tấn chỉ chiếm 2,46% trên tổng số sản lượng tiêu thụ trong năm , tuy nhiên đến năm 2005 thì sản lượng thấp nhất lại rơi vào tháng 10, do vào thời điểm này sâu bệnh ít phát triển do vậy nhu cầu về thuốc cũng giảm xuống so với các tháng khác. Sản lượng tiêu thụ nhiều nhất năm 2003 rơi vào tháng 4, trong khi đó sản lượng tiêu thu nhiều nhất năm 2005 lại rơi vào tháng 5.
Năm 2005 tiêu thụ 3985 tấn, tăng so với năm 2004 là 22,99%, sản lượng tiêu thụ trong các tháng 2005 nhìn chung cao hơn so với 2004. Trong năm 2004, tháng 8 có sản lượng tiêu thụ mạnh, trong khi đó sản lượng tiêu thụ thấp nhất lại rơi vào tháng 11.
Nói chung lượng thuốc tiêu thụ, lượng sản phẩm được tiêu thụ hàng năm ở Công ty tăng lên dần, và lượng thuốc được tiêu thụ nhiều nhất trong năm thường rơi vào các tháng 3,4,5, và 7,8,9 lượng tiêu thụ thấp nhất thường vào thời điểm là tháng 1,10,11. Lượng thuốc bình quân tiêu thụ của 3 năm 2003-2005 theo của từng quý lần lượt là:671,9567 tấn; 1099,753 tấn;1119,51 tấn; 470,5 tấn như ta thấy lượng thuốc tiêu thụ trung bình trong 3 năm 2003-2005 của quý 2 và quý 3 khá cao, trong khi đó lượng thuốc trung bình trong 3 năm 2003-2005 của quý 4 là thấp nhất. Do vậy mà trong công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty nên chuẩn bị thật chu đáo đáo công tác dự trữ vào các tháng trong quý 2 và quý3 lượng để đáp ứng nhu cầu tăng cao của bà con nông dân.
Để thấy rõ sự biến động sản lượng nói trên ta có thể theo dõi biểu đồ sau:
b. Phân tích tiêu thụ sản phẩm theo địa điểm (thị trường tiêu thụ sản phẩm)
Ngoài cơ sở hoạt động chính ở Bắc Giang, Công ty Việt Thắng còn có các chỉ nhánh khác ở các tỉnh thành phố:
Chi nhánh Bắc Ninh
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Quảng Nam
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Hàng năm các sản lượng tiêu thụ, và doanh thu góp đóng góp phần lớn vào tổng doanh thu của cả công ty. Ta có thể thấy ở dưới bảng sau:
Bảng 6: Bảng số liệu thống kê tình hình tiêu thụ của Việt Thắng theo khu vực thị trường
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SL bán (tấn)
DT
(triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
SL bán (tấn)
DT
(triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
SL bán (tấn)
DT
(triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
A. Khu vực miền Bắc
1.202
48.835
42.46
1.313
52.887
40,52
1.838
89.424
49.53
1.Văn phòng Cty
577
24.202
21,04
650
26.182
20,06
832
41.155
22,79
2.CN Hà Nội
245
9.552
8,31
349
14.057
10,77
397
16.808
9,31
3.CN Bắc Ninh
380
15.081
13,11
314
12.648
9,69
609
31.461
17,43
B. Khu vực miền Trung
274
11.018
9,,58
321
12.93
9,91
374
13.835
7,66
4.C.N Đã Nẵng
274
11.018
9,58
321
12.93
9,91
374
13.835
7,66
C. Khu vực miền Nam
1384
55.154
48,39
1606
64.688
49,57
1773
77.286
42,81
5. CN TP HCM
1.384
55.154
48,39
1.606
64.688
49,57
1773
77.286
42,81
Tổng
2.860
115.007
100
3.240
130.505
100
3.985
180.545
100
(Nguồn_ Phòng thị trường của công ty TNHH Việt Thắng)
Nhìn vào bảng dữ liệu trên ta thấy được tình hình tiêu thụ sản lượng của 3 miền qua 3 năm 2003-2005. Là một nơi có sản xuất nông nghiệp nhiều nhất, khu vực miền Nam luôn là thị trường tiêu thụ lớn của Việt Thắng, doanh thu tiêu thụ ở miền Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Việt Thắng. Tuy nhiên năm 2005 sản lượng tiêu thụ ở khu vực miền Bắc tăng vượt miền Nam do có sự đầu từ kỹ cho khâu sản xuất và bán hàng ở khu vực này, Trong đó sản lượng tiêu thụ lớn nhất ở miền Bắc là trụ sở chính Bắc Giang của công ty, nơi công ty nắm giữ thị phần lớn. Do chưa chú ý tập trung vào thị trường miền Trung nên sản lượng tiêu thụ ở thị trường này còn thấp, những năm tới đây Công ty có chiến lược phát triển thị trường ở khu vực này.
2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng
Có thể nói mọi hoạt động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh suy cho cùng đều hướng vào mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp được hiểu đó là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động đem lại. Do vậy lợi nhuận (đặc biệt là lợi nhuận thuần) là một trong những mục tiêu kinh tế cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, trước hết người ta đánh giá thông qua lợi nhuận. Hay nói cách khác lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhất phản ánh kết quả hoạt
động sản xuắt kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Và không ngừng nâng cao lợi nhuận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Do đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đa dạng và phong phú, nên lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều bộ phận khác nhau. Nếu xét về nguồn hình thành lợi nhuận thì lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (LT): được định nghĩa là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bộ lợi nhuận. Thông qua tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp có doanh thu và sau khi bù đắp các chỉ phí, phần còn lại là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có nhiều chỉ tiêu phản ánh như: Lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, trước thuế và lợi nhuận thuần sau thuế.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (LTTC): được hiểu là lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính, bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động cho thuê tài sản
+ Lợi nhuận từ hoạt động mua bán trái phiếu, chứng khoán...
+ Lợi nhuận từ hoạt động mua bán ngoại tệ
+ Lãi cho vay thuộc nguồn vốn và quỹ
+ Lãi cổ phần
+ Lãi do góp vốn liên doanh
+ Hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính được xác định bằng hiệu số thu chi hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác (LTkhác) được hiểu là lợi nhuận thu được từ hoạt động không diễn ra thường xuyên, nó được xác định bằng chênh lệch giữa khoản thu từ hoạt động khác và các khoản chi cho hoạt động khác.
* Nội dung và các phương pháp phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích chung tình hình lợi nhuận
Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp là đánh giá sự biến động về lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, của từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch, giữ kỳ nay và kỳ trước nhằm khái quát tinh hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
Chỉ tiêu phân tích thường được sử dụng khi phân tích khái quát tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp là “ Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ”
Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác. Doanh nghiệp có thể phân tích chỉ tiêu lợi nhuân trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế.
LTDN = LT + LTTC + LTkhác
Phương pháp phân tích chung tình hình lợi nhuận thường được sử dụng là phương pháp liên hệ cân đối.
Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
*Phân tích lợi nhuận ( lãi) gộp từ hoạt động kinh doanh
Lãi gộp từ hoạt động kinh doanh (LG) được xác định là hiệu số của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán.
LG = LTDN – GV
Khi phân tích chi tiết tình hình lãi gộp từ hoạt động kinh doanh trước
hết cần so sánh chỉ tiêu này giữa thực(LG1) với kế hoạch hoặc với kỳ trước (LG0)
DLTDN = LG1- LG0
*Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Để phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ta có thể sử dụng các phương trình kinh tế sau:
LT = ồ q’g - ồq’t -ồq’z - ồq’c
LT = DT.DLDT
LT= DT - GV- CPBH – CPQL
Từ đó lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới lợi nhuận thuần và tìm ra được nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến mức biến động của lợi nhuận thuần
Vậy có thể nói phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Bằng những số liệu cụ thể ta tiến hành phân tình hình tích lợi nhuận của công ty Việt Thắng:
2.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuân chung năm 2005 của Công ty TNHH Việt Thắng
Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng dưới đây
Đơn vị triệu đồng
Bảng 7: Bảng số liệu thống kê các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty Việt Thắng 2003-2005:
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Chênh lệch
2005/2003
2005/2004
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1. LN
765
87,4
984
89,8
1169
78,1
404
52.81
185
18.80
2.LNTC
110
12,6
122
10,2
167
18,0
57
51.82
45
36.89
3.LNkhác
_
_
_
_
54
3,9
54
54
LTDN
875
100
1106
100
1390
100
515
58.86
284
25.68
( Nguồn _ Phòng kế toán của công ty TNHH Việt Thắng)
Từ bảng trên ta thấy:
Lợi nhuận thuần năm 2005 tăng so với năm 2003 là 515 triệu đồng tương đương với 58,86 đó là do ảnh hưởng của các nhân tố lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác. Trong lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2005 tăng 52,81% so với năm 2003 tương đương với 404 triệu đồng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 57 triệu đồng ( 51,82%), về lợi nhuận từ hoạt động bất thường như ta thấy trên bảng trên năm 2003 công ty không có thu chi cho hoạt động nào khác ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính nhưng đến năm 2005 công ty thu được 54 triệu động từ hoạt động khác. Từ phân tích trên ta thấy lợi nhuận chủ yếu mà công ty Việt Thắng có được là từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận này luôn giữ tỷ trọng lớn trọng các năm. Tuy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2005 tăng so với năm 2003 nhưng lại có có tỷ trọng giảm so với 2003 là 9,3%. Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2005 lại tăng lên so với 2003 5,4 %.
Nếu so sánh lợi nhuận 2004 với năm 2005 ta sẽ thấy lợi nhuận năm 2005 tăng lên là 284 triệu đồng (25.68%), cũng như năm 2004 nguồn lãi chủ yếu mà công ty thu được là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, năm 2005 này lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đem lại cho công ty 1169 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 185 triệu đồng( 18.8%), tổng lợi nhuận thuần của năm 2005 tăng so với 2004 một phần là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2005 tăng so với năm 2004 là 45 triệu tương đương với 36,89%, nếu năm 2004 ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính doanh nghiệp không có hoạt động khác nào cả nhưng đến năm 2005 các hoạt động khác đã đem lại cho công ty 54 triệu đồng đóng góp vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Có thể nói lợi nhuận thuần của Việt Thắng có sự thay đổi cụ thể trong trường hợp này là tăng đều qua các năm năm sau cao hơn năm trước, nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của doanh đã đi vào ổn định.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình lợi nhuận qua các năm của Việt Thắng:
Để thấy rõ được tình hình lợi nhuận của công ty Việt Thắng ta đi vào phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
2.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2005 của công ty
Tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2005 đựơc phản
ánh qua bảng sau:
Đơn vị tính triệu đồng
Bảng 8: Bảng số liệu thống kê một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh của công ty Việt Thắng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh 2005/2003
So sánh 2005/2004
% so với doanh thu thuần
Số tiền
%
Số tiền
%
2003
2004
2005
1. Doanh thu thuần
11.5007
130.505
180545
65.538
56,99
50.040
38,34
100
100
100
2. Giá vốn hàng bán
11.0160
125.107
169513
59.353
53,88
44.406
35,49
95,79
95,86
93,89
3. LN gộp
4.847
5.398
11032
6.185
127,60
5.633
104,35
4,21
4,14
6,11
4. CP bán hàng
3.622
3.749
9451
5.829
160,89
5.703
152,12
3,15
2,87
5,24
5. CP quản lý KD
460
665
410
205
44,56
-255
38,35
0,40
0,51
0,23
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
765
984
1169
406
53,14
185
18,8
0,67
0,7
0,65
(Nguồn_ Phòng Kế Toán của công ty TNHH Việt Thắng)
*Tình hình lợi nhuận gộp của công ty Việt Thắng:
Nếu năm 2003 lợi nhuận gộp là 4847 triệu đồng thì năm 2005 lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp tăng lên là 6185 triệu đồng (tăng 127.6%) so với năm 2003, có sự tăng trên là do mức tăng doanh thu năm 2005 nhanh hơn mức tăng giá vốn.
Năm 2005 lợi nhuận gộp có sự tăng vọt và đem lại cho công ty 169513 triệu đồng tăng l04, 35% (5,633 triệu đồng) so với năm 2004.
Doanh thu thuần năm 2005 tăng (180.545 –130.505 ) = 50.040 triệu đồng ( tương đương 38,34%) so với năm 2003.
Tổng giá vốn năm 2005 tăng (169513-125107) = 44.406 triệu đồng tương đương với 35.49 % so với năm 2004
Nhưng do sự gia tăng của doanh thu nhanh hơn với sự gia tăng của giá vốn hàng bán, hay nói cách khác mức tăng giá bán của một đơn vị sản
phẩm tăng nhanh hơn mức tăng của giá vốn hàng bán do vậy mà lợi nhuận năm 2005 cao hơn so với năm 2004.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng đều qua các kỳ, lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2005 tăng 18,8% so với 2004 với một lượng là 185 triệu đồng. Sự biến động trên là do các yếu tố sau: Do doanh thu thuần tăng làm cho lãi thuần tăng với mức là 377.3triệu đồng, cùng với doanh thu thuần, tỷ suất giá vốn bán hàng ảnh hưởng tới sự biến động của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, do giá tỷ suất giá vốn giảm l,97 % nên làm cho tăng lãi thuần lên 3556,3 triệu đồng. Tỷ suất chỉ phí bán hàng tăng 2,37% làm cho lãi thuần giảm 4279,9 triệu đồng. Cuối cùng là tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp, do tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 0.28 %làm cho lãi thuần tăng một lượng 505,53triệu đồng. Như vậy trong các nhân đã phân tích nhân tố có 3 nhân tố làm tăng lãi thuần đó là doanh thu thuần, giá vốn hàng bán ( do tỷ suất giá vốn hàng bán giảm đi so với năm trước) và chi phí quản lý doanh nghiệp ( do tỷ suât chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đi), và nhân tố duy nhất làm giảm lãi thuần đó là chi phí bán hàng tuy nhiên chi phí bán hàng làm giảm một lượng khá lớn là 4279,9 triệu đồng.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện một số chỉ tiêu lợi nhuận năm 2003-2005 của công ty TNHH Việt Thắng:
Qua kết quả phân tích ta thấy được tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, mặc dù có sự cạnh tranh ngay gắt của các đối thủ khác trên thị trường nhưng Công ty vẫn tăng được khối lượng sản phẩm bán ra, giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chiếm được niềm tin của khách hàng, nhưng vẩn duy trì được mức lợi nhuận cao.
2.3 Đánh giá tình hình tiêu thụ và lợi nhuận năm 2005 của công ty:
2.3.1 Những thành tựu:
Tuy hoạt động trong ngành có tính cạnh tranh khá quyết liệt, hiện nay trên có khoảng trên 120 doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV. Một số doanh nghiệp uy tín và chiếm thị phần lớn trên thị trường như Cty vật tư BVTVI ( Hà Nội), Công ty vật tư BVTV II (TP Hồ Chí Minh), Công ty cổ phẩn thuốc sát trùng, Cty DV BVTV An Giang, Cty LD sx nông dược vi sinh (Viguato)….và một số công ty nước ngoài như Jiangyin Jianglian Ind. Trade Co., Lt; Behn Meyer & Co. (Pte) Ltd…Trước những đối thủ cạnh tranh lớn như vậy nhưng nhìn chung tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty TNHH Việt Thắng năm 2005 có những kết quả đáng mừng, sản lượng tiêu thụ năm 2005 tăng nhanh so với mọi năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm ở miền Bắc và miền Nam được củng cố và mở rộng hơn. Thị phần của Việt Thắng ngày một tăng ( chiếm 3,5% thị phần). Nếu năm 2001 công ty chỉ có 160 đại lý bán buôn, bán lẻ ở tập trung ở các tỉnh thành phố lớn mật độ dân số đông thì nay con số này đã lên tới 200 đại lý có mặt trên khắp các tỉnh thành phố của các nước, công ty hiện nay đang có chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ vào các tỉnh như Tây Nguyên, Long An…. Những sản phẩm mang thương hiệu Vithaco của công ty được bà con tin dùng và đánh giá hiệu quả sử dụng cao. Các mặt hàng sản phẩm thuốc của công ty ngày một đa dạng, giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo….Về lợi nhuận, vẫn duy trì ở mức độ cao so với mọi năm, lợi nhuận chủ yếu của công ty là từ hoạt động kinh doanh. Có được kết quả đáng mừng như vậy là do những nguyên nhân sau:
Nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật tăng cao:
So với năm 2003, 2004 nhu cầu thuốc BVTV của bà con nông dân năm 2005 tăng cao, đặc biệt đối với thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh, do năm 2005 vừa qua thời tiết thuận lợi, tình hình lũ lụt ít hơn, và lũ rút sớm so với mọi năm do đó diện tích đây cây trồng tăng lên, vào cuối tháng 2 năm vừa qua mưa nhiều, thời tiết ẩm ướt, thuận lợi cho sâu bệnh phát triển đặc biệt là rầy nâu, do vậy mà nhu cầu về thuốc trừ bệnh và trừ sâu khá lớn.
Uy tín của doanh nghiệp: Sau nhiều năm sản xuất và kinh doanh thuốc, uy tín của Công ty Việt Thắng được nâng cao, năm 1999 công ty Việt Thắng đã đạt được giải thưởng Chất lượngViệt Nam, năm 2004 với những cố gắng không ngừng Việt Thắng đã được bình chọn giải Thương hiệu mạnh và phát triển bên vững, giải vàng vì sự nghiệp đổi mới công nghệ. Các sản phẩm mang thương hiệu Vithaco có chỗ đứng thị trường.
Về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng năm sản lượng sản xuất thuốc của công ty Việt Thắng tăng lên vượt mức kế hoạch đề ra cả về mặt chất lượng lẫn số lượng bên cạnh những sản phẩm mà công ty sản xuất ra, công ty còn cung ứng độc quyền sản phẩm thuốc BVTV cho một số công ty nước ngoài khác như Hãng SDS Biotech của Nhật, Hãng Hangzhou Quinfeng của Trung Quốc, Hãng FMC của Mỹ, Hãng Michell Cotts của Anh và nhiều hãng khác. Do vậy phần nào cung đáp ứng đủ nhu cầu thuốc BVTV.
Chất lượng cao, giá cả hợp lý:
Chất lượng sản phẩm thuốc BVTV của Việt Thắng được khách hàng đánh giá cao và có uy tín trên thị trường. Năm 1999 sản phẩm củaViệt Thắng đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam. Chất lượng sản phẩm thuốc do Việt Thắng sản xuất và cung ứng được đảm bảo thể hiện qua việc kiểm tra xác nhận đều bằng hoặc cao hơn tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký. Và hiện nay công ty vẫn không ngừng cho ra đời những sản phẩm mới, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm mẫu mã để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng.
Dưới đây là bảng so sánh chất lượng một số loại thuốc so với quy định chuẩn năm 2005 của công ty Việt Thắng:
Đơn vị: %
Bảng 7: Bảng so sánh chất lượng một số loại thuốc so với quy định chuẩn năm 2005 của công ty Việt Thắng:
( Nguồn_ Phòng kỹ thuật của công ty TNHH Việt Thắng)
STT
Tên thành phẩm
Quy định
Chuẩn
Kiểm tra thực tế
Chênh lệch
+
-
1.
Cypermap 25EC
25 ±1.25
25,4
0,4
2.
Cyberkill 10EC
10 ± 1
10
3.
Kasai 21,2 WP
20 ± 1,2
21,8
0,6
4.
Validamycin 5SC
5 ± 0,5
5,3
0,3
5.
Butacholor 60EC
60 ± 2
61,9
1,9
6.
Zineb 80 WP
80 ± 2
80,2
0,2
7.
Daconil 75 WP
75 ± 2
76,0
0,1
8.
Kayazinon 95
95 ±2,5
94,9
0,1
9.
Bassa50 EC
50 ± 2
49,9
0,1
10.
Kayazinon 40EC
40 ± 2
40,0
Chú thích: Ví dụ Cyberkill 10 EC thì 10 ở đây có nghĩa là hoạt chất chiếm 10 % trong loại thuốc trên, EC là kí hiệu của dạng thuốc trong trường hợp này EC là ký hiệu của loại thuốc nhũ dầu.
Giá bán cho sản phẩm: Trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh, cạnh tranh về giá bán là không thể tránh khỏi. Hầu hết các sản phẩm thuốc của Việt Thắng có giá cả hợp lý, tuy nhiên do một số sản phẩm được nhập từ nước ngoài nên không tránh khỏi giá thành tương đối cao. Các bảng giá thuốc BVTV được công ty niêm yết, cho khách hàng biết về giá cả từng mặt hàng sản phẩm.
Tổ chức sản xuất và tiêu thụ tốt:
Công tác quản lý sản xuất, gia công thuốc BVTV cũng có những chuyển biến và thụ được những kết quả đáng khích lệ. Khâu sản xuất thuốc được công ty năm 2005 chú trọng và chỉ đạo chặt chẽ từng công đoạn ngay từ khâu nhập nguyên liệu, phối chế với các phụ gia đảm bảo chất lượng theo công thức đã định. Trường hợp chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng các biện pháp khắc phục theo sự chỉ dẫn của các bộ kĩ thuật và chuyên gia. Công ty luôn nhận thức rõ khâu sản xuất là khâu quan trọng có tính quyết định đến chất lượng của sản phẩm, nên cần phải tập trung chỉ đạo đồng thời kiểm tra thường xuyên các công đoạn trong sản xuất.
Chất lượng hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên quan tâm.
Khâu phân phối sản phẩm đến khách hàng được thực hiện kịp thời đầy đủ đến tận tay khách hàng. Khách hàng có quyền tự do lựa chọn sản phẩm, yêu cầu sự đảm bảo về mặt chất lượng, khiếu nại khi chất lượng không đảm bảo.
2.3.2 Những hạn chế:
Tuy nhiên trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, công ty Việt Thắng còn tồn tại một số điểm bất cập và những khó khăn:
Công ty Việt Thắng cũng như các công ty kinh doanh thuốc BVTV khác là không có một hệ thống bán hàng riêng biệt của mình mà chủ yếu phải thông qua hệ thống đại lý ở các địa phương hoặc bán lẻ cho bà con nông dân. Mạng lưới đại phân phối ở các quy mô khác nhau, hiện nay Việt Thắng có trên 200 đại lý có mặt khắp các tỉnh thành phố. Chưa chú trọng quan tâm đến việc mở rộng thị trường miền Trung.
Phương thức thanh toán chủ yếu là gửi hàng – thanh toán chậm. Phương thức thanh toán này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Việt Thắng, vì làm cho doanh nghiệp khó có khả năng quay vòng vốn nhanh.
Tuy nhiên phương thức bán hàng thông qua đại lý cũng có thuận lợi cho công ty, đó là công ty không phải đầu tư nguồn kinh phí lớn để xây dựng cửa hàng, kho bãi cho đội ngũ nhân viên bán hàng.
Công tác nghiên cứu thị trường vẫn chưa được được quan tâm thích đáng do vậy chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường, việc dự báo tình hình cung và cầu về sản phẩm chưa được chú ý. Tuy vậy nhu cầu sử dụng thuốc BVTV lớn nên sản lượng tiêu thụ hàng năm vẫn tăng. Nhưng điều đó không có nghĩa là công tác nghiên cứu thị trường không được quan tâm. Những năm tới đây công ty cần chú ý hơn trong công tác nghiên cứu thị trường.
Phần III: Biện pháp để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và nâng cao lợi nhuận của công ty
Như phần trên đã đề cập, mặc dù có những thành công trong công tác tiêu thụ sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho công ty , nhưng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Việt Thắng vẫn còn tồn tại những bất cập, khó khăn nhất định như công tác tổ chức mạng lưới bán hàng còn yêú, kỷ luật thanh toán tại các đại lý chưa được thực hiện chưa được nghiêm túc, công tác nghiên cứu thị trường vẫn chưa được được quan tâm thích đáng... Đó là những cản trở lớn tới tình hình tiêu thụ sản phẩm, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp mà Công ty đang tìm biện pháp để tháo gỡ.
í Biện pháp:
Để giải quyết một phần các vấn đề khó khăn trên của Công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao lợi nhuận, trong quá trình thực tập, mặc dù thời gian ngắn, kiến thức có hạn, em xin đưa ra một số biện pháp để góp phần thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm và nâng cao lợi nhuận của Công ty:
Biện pháp thứ nhất: Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mặc dù sản phẩm của Công ty đã được thị trường chấp nhận, được khách hàng tin dùng, nhưng không có gì đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm đó sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trên thị trường nếu các sản phẩm của công ty không được duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã ,bao bì…Để làm được điều này Công ty ty cần phải trước hết phải kiểm tra nghiêm ngặt quá trình gia công, chế biến sao cho đảm bảo tốt được tỷ lệ giữa các hoạt chất, dung môi, các chất phụ gia.Trước hết chuẩn bị chu đáo
cho quá trình gia công, chế biến về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, các thông số về tỷ lệ giữa các chất tham gia vào sản phẩm. Trong quá trình tiến hành gia công cần phải tổ chức quản lý kiểm tra thường xuyên đảm bảo thực hiện đúng tiến trình của quá trình sản xuất.
Biện pháp thứ hai: Tổ chức điều tra nghiên cứu, dự báo nhu cầu của thị trường về sản phẩm
Thị trường là nơi sản phẩm được tiêu thụ, là nơi khách hàng và doanh nghiệp gặp nhau để trao đổi về các điều kiện trao đổi. Sản phẩm được tiêu thụ nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự chấp nhận của khách hàng đối với sản phẩm, phụ thuộc vào khả năng nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp. Để nâng cao khả năng của việc nghiên cứu dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng sản phẩm, Công ty cần chú ý tới các vấn đề sau trong công tác nghiên cứu, dự báo thị trường:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mang tính thời vụ phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết khí hậu của từng vụ mùa, từng năm và đặc điểm tự nhiên của từng khu vực, vùng miền… tuỳ từng điều kiện thời tiết mà các loại sâu bệnh sinh sôi phát triển, do vậy để sản xuất và đưa ra thị trường lượng sản phẩm sát với nhu cầu thực tế Công ty cần phải nghiên cứu về sự biến đổi của các nhân tố này một cách thường xuyên nhằm đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng. Thường thì việc nghiên cứu nên bắt đầu trước khi mùa vụ sản xuất bắt đầu, ngoài ra trong mùa vụ sản xuất Công ty cần phải luôn theo dõi những diễn biến của thời tiết, khí hậu, dịch hại để điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Ngoài việc nghiên cứu đầu ra của sản phẩm, Công ty cũng nên lưu ý nghiên cứu thị trường đầu vào nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất diến ra liên tục và nhằm tiết kiệm tối đa chi phí nguyên vật liệu đầu vào từ đó hạ giá thành sản phẩm tạo thuận lợi cho việc tạo ra một chính
sách giá bán thích hợp thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh hơn. Các nguồn
nguyên liệu của Công ty chủ yếu là từ bên nước ngoài. Hiện nay Công ty đã có mối quan hệ hợp tác bền vững với một số đối tác nước ngoài, tuy nhiên để an toàn trong sản xuất kinh doanh và để tạo ra sự cạnh tranh của các đối tác với nhau trong việc cung ứng nguyên liệu đầu vào cho Công ty, Công ty cần phải thường xuyên nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tham gia hợp tác với các đối tác khác thông qua mạng internet,và một số phương tiện thông tin khác.
Biện pháp thứ ba: Xây dựng hệ thống quảng cáo tổng hợp
Quảng cáo là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến người với người tiêu dùng , đông thời nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Để để quảng cáo mang lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty thì công ty nên chú ý đến một số vấn đề sau:
Lựa chọn đúng đối tượng cần truyền đạt thông tin: Công bảo Việt Thắng chuyên sản xuất thuốc bảo vệ thực vật vì vậy đối tượng tiêu dùng sản phẩm là đông đảo bà con nông dân và một số đơn vị sản xuất nông nghiệp khác có đặc điểm là mức thu nhập thấp và phân bố chủ yếu ở nông thôn. Từ đó, Công ty nên lựa chọn các hình thức truyền tin rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Qua truyền hình, Radio, các loại báo chí nông nghiệp, đây là các hình thức truyền tin dễ tiếp cận tới bà con nông dân nhất.
Ngoài ra hàng năm Công ty nên tham ra vào các hội chợ triển lãm trên phạm vi toàn quốc, đây là cơ hội để Công ty thực hiện được nhiều mục đích như: quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, nắm bắt các thông tin từ phía người tiêu dùng, học tập kinh nghiệm bán hàng của các đơn vị khác.
Biện pháp thứ tư: Hoàn thiện hệ thống tổ chức bán hàng của Công
ty.
Cần thiết lập nhiều hơn nữa hệ thống các đại lý, lựa chọn, bố trí ở những địa điểm thích hợp nhằm tạo điều kiện cho người nông dân mua thuốc dễ dàng, nhanh chóng, tạo ra sự cạnh tranh giữa các đại lý trong việc tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, mức giá được duy trì ổn định không tăng quá cao khi có dịch hại lớn. Đặc biệt Công ty cần mở thêm một số đại lý ở vùng sâu vùng xa, rút ngắn khoảng cách tới bà con nông dân, không gây ra sự chênh lệch lớn giữa mức giá bán của công ty với giá bán tại các vùng đó vì giảm được các trung gian, môi giới . Có như vậy thì sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường, duy trì và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên việc thiết lập thêm các đại lý Công ty phải đặc biệt lưu ý lựa chọn các đại lý phải có trình độ nghiệp vụ ở mức độ nhất định, có thể thay mặt công ty thực hiện các công việc giao dịch với khách hàng.
Mặt khác việc mở rộng đại lý phải chú ý đến vấn đề thanh toán của các đại lý. Thông thường các đại lý thường xảy ra tình trạng thanh toán chậm. Vì vậy công ty cần có sự cam kết thanh toán chặt chẽ hơn với các đại lý, yêu cầu các đại lý ghi sổ sách đầy đủ. Hàng tháng công ty cần cử các nhân viên trực tiếp xuống kiểm tra các đại lý để phát hiện kịp thời các sai sót yếu kém và có biện pháp khắc phục kịp thời. Các đại lý làm tốt có thể thưởng bằng cách giảm giá hàng bán, thực hiện chiết khấu, hoặc tăng tỷ lệ hoa hồng...
ĩ Một số kiến nghị với nhà nước
Là một doanh nghiệp tư nhân sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV, hoạt động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp - một ngành sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân, vì vậy Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi có những chính sách khuyến khích, ưu đãi để Công ty có thể phục cho ngành sản xuất nông nghiệp đựơc tốt hơn.
Hiện nay do giá thành cao nên giá bán của thuốc BVTV cao, điều này sẽ gây khó khăn cho bà con trong sản xuất nông nghiệp, hiện nay nguồn nguyên vật liệu chủ yếu là nhập từ nước ngoài, vì vậy mà Nhà nước cần phải giảm hơn nữa mức thuế nhập khẩu những nguyên liệu để sản xuất thuốc BVTV, tạo điều kiện giảm giá thành của thuốc BVTV.
Với giá thành rẻ, độc tính cao, thấy rõ được hậu quả sâu bệnh bị đảy lùi nhanh nên thuốc BVTV Trung Quốc được nông dân ưa chuộng sử dụng. Nguồn thuốc này chủ yếu là thuốc lậu nhập từ Trung Quốc. Từ thực trạng trên Nhà nước cần khẩn trương đưa ra các chủ trương, biện pháp nhằm hạn chế thuốc nhập lậu, thuốc giả kém chất lượng gây ảnh hưởng cho các doanh nghiệp trong nước và cho nền nông nghiệp nước nhà.
kết luận
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thì những cơ hội và thách thức đặt ra cho doanh nghiệp ngày càng nhiều. Xu thế của một nền kinh tế hội nhập chỉ dành chỗ cho những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh lớn. Tuy là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong ngành BVTV nhưng Công ty THHH Việt Thắng khẳng định được mình trong nền kinh tế đó và đã tạo được niềm tin cho khách hàng và nó đã được thể hiện qua hiệu quả hoạt động kinh doanh trong mấy năm vừa qua.
Qua thời gian thực tập tại công ty mặc dù chỉ là bước đầu tìm hiểu tổng hợp về công ty nhưng em đã phần nào hiểu được quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là quá trinh tiêu thụ sản phẩm thuốc của công ty cũng như cơ cấu tổ chức của công ty và công tác kế toán của công ty. Từ đó giúp em củng cố lại kiến thức đã được học ở trường, đồng thời cũng có thêm nhiều kiến thức về thực tế và sẽ giúp em rất nhiều khi em ra trường.
Do trình độ nhận thức còn hạn chế cũng như thời gian thực tập có hạn nên báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong quý thầy cô thông cảm.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các cô, đặc biệt là các cô trong phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.
Hà nội, tháng 5/2006
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Mục lục
Phần I: Giới thiệu chung về công ty TNHH Việt Thắng
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Việt Thắng...……………………………………………………………………3
1.2 Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp……………………….5
1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý……………………………..5
1.2.2 Chức năng từng bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp……………………………………....6
1.3 Tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất của Công ty………...8
1.3.1 Đặc điểm về trang thiết bị:………………………………...8
1.3.2 Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng………………….9
1.4 Tình hình vốn của Công ty………………………………….…9
1.5 Tình hình lao động của Công ty……………………………..11
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp………………………………………………………..12
1.6.1 Môi trường vĩ mô………………………….…………......13
1.6.2 Môi trường cạnh tranh ngành…………………………....16
II. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV và lợi nhuận năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng…………………………………..20
2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng………………………………..25
2.1.2 Phân tích chi tiết tình hình tình hình tiêu thụ thuốc BVTV thuốc BVTVnăm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng…………………..32
2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng…………………………………………………………….….37
2.2.1 Phân tích tình hình lợi nhuân chung năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng………………………………………………………..40
2.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng……………………………………..42
2.3 Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV và tình hình lợi nhuận năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng
2.3.1 Những thành tựu…………………………………………...45
2.3.2 Những hạn chế……………………………………………..49
Phần III: Một số nhận xét và biện pháp để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và nâng cao lợi nhuận của công ty
í Biện pháp……………………………………………………………..51
í Kiến nghị với nhà nước………………………………………………54
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh _ Viện ĐH Mở Hà Nội
( Chủ biên Phan Quang Niệm _ NXB Thống kê)
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh
( Tác giả: TS . Phạm Quang Dược- Đặng Kim Cương. NXB Thống kê)
3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh _ ĐH Kinh tế QD
( Chủ biên: PGS.TS Phạm Thị Gái_ NXB Thống kế)
4. Giáo trình quản trị kinh doanh _ Viện ĐH Mở Hà Nội
( Tác giả: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn – GSTS Nguyễn Kim Truy _NXB Thống kê)
Giáo trình Chiến lược kinh doanh_ Viện ĐH Mở HN
Giáo trình Quản trị sản xuất _ Viện ĐH Mở HN
( PGS.TS Nguyễn Kim Truy- TS. Trần Đình Hiền_ NXB Thống kê)
………………………………………………………………….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0538.doc