Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng nhằm giảm chi phí sản xuất sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm: Định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật chưa hiệu quả; Nguyên vật liệu chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng vẫn cho vào sản xuất; Tổ chức sản xuất còn bất hợp lý; máy móc thiết bị ít đổi mới; nhiều người lao động chưa có ý thức bảo vệ tài sản chung của Công ty.
Do vậy Công ty cần có biện pháp khắc phục tốt những nhược điểm trên để có thể tiết kiệm được những lãng phí trong sản xuất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, tạo cho người lao động gắn bó với Công ty.
Qua quá trình nghiên cứu, thực tập tại Công ty đồ án đã nêu được hai biện pháp đơn giản những có hiệu quả kinh tế cao trong việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm cho Công ty. Mong rằng biện pháp trên được Công ty áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đúng tình hình thực tế của Công ty.
Qua thời gian thực tập kết hợp với những kiến thức đã được học, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Vũ Việt Hùng đến nay em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp " Phân tích và đề xuất biện pháp hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 tại Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh năm 2006"
Do sự hiểu biết và thời gian có hạn nên đồ án tốt nghiệp của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thấy, cô giáo. Em xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa và Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh tạo điều kiện, đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Với những kiến thức đã được học em sẽ cố gắng góp phần nhỏ của mình vào công cuộc đổi mới đất nước ngày càng phát triển vững mạnh./.
87 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích và đề xuất biện pháp hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 tại Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh năm 2006", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiết bị có công suất thiết kế và năng lực sản xuất lớn.
Về sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 là sản phẩm đang chiếm ưu thế trên thị trường Than Quảng Ninh, loại thuốc này có thể nổ an toàn trong các hầm lò có khí nổ và bụi nổ.
Công tác dịch vụ nổ mìn (bán hàng và nổ mìn) là dịch vụ đặc biệt phải được Chính phủ cho phép hoạt động phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt nên không có đối thủ cạnh tranh. Công ty nằm trong khu vực tỉnh Quảng Ninh nên dịch vụ nổ mìn có thể tiến hành trong một ngày, giảm được nhiều chi phí liên quan.
Nguồn vốn ( ngân sách, tự bổ sung...) được Công ty mẹ đáp ứng theo nhu cầu sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn.
2.1.7.2. Nhược điểm:
Mặc dù Công ty có những ưu điểm như đã nêu ở trên song Công ty vẫn tồn tại những nhược điểm cần được khắc phục như:
Giá bán hàng hoá cao hơn Công ty GAET của Bộ Quốc phòng.
Nhu cầu tiêu thụ thuốc nổ của ngành than không ổn định, do có sự co giãn lượng than khai thác xuất khẩu chậm.
Hiện tại giá thành sản xuất của Công ty còn cao, giá bán các loại thuốc nổ của Công ty còn cao sao vớiCông ty GAET của Bộ Quốc phòng.
Nguyên liệu sản xuất chính là Nitrơrat Amôn chiếm tỷ lệ 67% khối lượng vẫn phải nhập từ nước ngoài nên chi phí cao.
Qua tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh về ưu, nhược điểm trên, em rút ra được một số giải pháp sau:
Công ty cần định hướng sản xuất kinh doanh với các mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho những năm tiếp theo. Trong cơ chế thị trưòng hiện nay, cụ thể cần lập và tổ chức các kế hoạch chiến lược như:
Hoàn thiện công việc sản xuất để đảm bảo nâng cao và khẳng định chất lượng sản phẩm của mình.
Phân tích rõ nguyên nhân gây ra giá thành sản xuất sản phẩm cao, tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
Bố trí lao động hợp lý trong sản xuất để tăng năng suất lao động.
Khai thác triệt để năng lực sản xuất của máy móc thiết bị để không ngừng tăng sản lượng sản phẩm năm sau cao hơn năm trước.
Từ thực tế trên đồ án xin tập trung phân tích về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và đề xuất giải pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty công nghiệp Hoá chát mỏ Quảng Ninh.
2.2. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản xuất thuốc nổ an toàn hầm lò ah1 tại công ty công nghiệp hoá chất mỏ quảng ninh
2.2.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh.
Do là đơn vị hoạch toán phụ thuộc Công ty mẹ do vậy trong báo cáo sản xuất kinh doanh của Công ty chưa hạch toán lỗ lãi. Công ty mới chỉ tính đến giá thành sản xuất, còn giá thành toàn bộ do Công ty mẹ tính toán.
Công ty chỉ thực hiện công tác lập kế hoạch và tính toán giá thành thực tế hai loại giá thành sản phẩm đó là giá thành kế hoạch và giá thành thực hiện.
+ Giá thành kế hoạch: Do phòng kế hoạch chỉ huy sản xuất (KH-CHSX) tính toán dựa trên cơ sở sản lượng kế hoạch do Công ty mẹ giao, các định mức kinh tế kỹ thuật và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành kỳ báo cáo.
+ Giá thành thực hiện: Do phòng thống kê kế toán tài chính (TKKTTC) tính toán, dựa trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ.
Kết quả thực hiện giá thành thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 năm 2006
Bảng 03
Tên SP
Khối lượng (tấn)
So sánh
(%)
Giá thành đơn vị sản xuất (1000đ/tấn)
So sánh (%)
2006
2005 2006
2006
KH
TH
TH/KH
TH
KH
TH
TH/KH
Mo
M1
Zo
Z1
AH1
2200
2829
128,59
14.520
14395
14505
100,76
Nguồn: Phòng Kế hoạch chỉ huy sản xuất Công ty
Nhìn vào số liệu trong bảng 03 ta thấy:
Trong năm 2006 Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh đã thực hiện kế hoạch giá thành với sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1, cụ thể như sau:
Z (AH1) = 14.505.000 - 14.395.000 = 110.000 (đồng/tấn)
Theo tính toán thì sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 thực hiện giá thành chưa tốt giá thành thực hiện tăng so với giá thành kế hoạch.
Để đánh giá chung một cách tổng thể tình hình thực hiện kế hoạch giá thành ở Công ty trong năm 2006. Ta áp dụng công thức sau:
R(%) =
Trong đó:
R: Là tỷ lệ phần trăm thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá.
Qi1: Là sản lượng sản phẩm i thực tế trong kỳ.
Zi1, Zi0: Là giá thành sản xuất đơn vị của sản phẩm i thực tế trong kỳ và kỳ kế hoạch.
Thay số vào ta có:
(2829 x 14.505.000)
R (%) = (2829 x 14.395.000) x 100
= =101%
* Như vậy ta thấy năm 2006 giá thành sản xuất thuốc nổ an toàn hầm lò AH1đã tăng lên về tương đối là 1%.
Số tuyệt đối: Z (TH) = Q1.Z1 - Qo.Zo
Thay số: Z (TH = 41.034.645.000 - 40.723.455.000 = 311.190.000(đ).
Qua kết quả phân tích trên ta thấy Công ty đã không hoàn thành kế hoạch về giá thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 tăng lên 1% so với kế hoạch, về số tuyệt đối tăng: 311.190..000 đồng.
Để tìm hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của các nhân tố tới mức tăng giá thành đơn vị sản phẩm, ta tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1.
2.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh.
Để phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành ta đem so
sánh việc thực hiện kế hoạch với nhiệm vụ kế hoạch hạ giá thành của Công ty.
- Mức hạ giá thành kế hoạch (Mo):
Mo =
Trong đó: - Zik là giá thành sản xuất sản phẩm i kỳ trước.
- Zio là giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
- Qio là sản lượng sản phẩm thứ i kế hoạch trong kỳ.
- Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch ( To):
To =
* Kết quả thực hiện kế hoạch giá thành được tính theo công thức:
- Mức hạ giá thành thực tế ( M1):
M1=
- Tỷ lệ hạ giá thành thực tế (T1):
T1 =
Trong đó:
- Qi1 là sản lượng sản phẩm i thực tế trong kỳ.
- Zik là giá thành sản xuất sản phẩm thứ i kỳ trước
Thay số vào ta có:
Mo = 2200 x (14.395.000 - 14.520.000) = -275.000.000đ.
M1 = 2829 x (14.505.000 - 14.520.000) = - 42.435.000đ
To =
T1 =
Qua tính toán ta thấy mức chênh lệch các chỉ tiêu hạ giá thành như sau:
= M1 - Mo = - 275.000.000 - (- 42.435.000) = -232.565.000 (đồng)
T = T1 - To = - 0,1 - ( -0,86 ) = + 0,76 ( %)
Kết luận: kết quả trên có thể nói Công ty không hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm trong năm 2006.
Về tỷ lệ giảm giá thành Công ty chưa thực hiện được, việc giảm thực tế thấp so với kế hoạch là 0,76 % và về mức giảm là -42.435.000 đồng so với năm 2005.
Qua phân tích trên: Nguyên nhân chính Công ty không hoàn thành được kế hoạch giá thành là do giá thành sản xuất cao. Để tìm hiểu rõ điều này ta cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm là yếu tố chính để định ra giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá. Cần phân tích giá thành đơn vị sản phẩm, để từ đó có thể đánh giá chính xác tình hình thực hiện giá thành của từng loại sản phẩm.
2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản xuất sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1:
a. Phân tích chung:
Giá thành đơn vị sản phẩm được kết cấu bởi nhiều khoản mục chi phí khác nhau tập hợp thành, với những tỷ lệ tăng giảm của của các khoản mục chi phí khác nhau.
Theo số liệu tính toán trên sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1đã có sự tăng chi phí trên 1 tấn so với kế hoạch giá thành. để nhận biết các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến giá thành đơn vị sản phẩm ta phân tích tình hình thực hiện giá thành sản phẩm này. Số liệu được tập hợp trong bảng 04 sau:
Tình hình thực hiện giá thành thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 năm 2006
Bảng 04
Đơn vị tính: Đồng
tt
Khoản mục chi phí
KH
%
TH
%
Chênh lệch
Tiền
%
1
2
3
4
5
6
7=5 - 3
8=7/3*100
01
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
10.685.715
74,23
10.716.088
73,88
30.373
0,28
- Nitrat amon (NH4NO3)
3.283.203
22,81
3.292.368
22,69
9.165
0,28
- TNT
3.825.800
26,57
3.854.160
26,57
-2.178
0,74
- Muối (NaCl)
511.746
3,56
528.360
3,64
16.614
3,25
- Bột gỗ
242.700
1,69
292.331,2
2,02
49.631,2
20,45
- Vỏ hòm, dây đai
545.226
3,79
576.300
3,97
31.074
5,69
- Bao bì, bao gói
404.320
2,80
412.680
2,85
8.360
2,06
- Sáp nến
199.200
1,38
224.100
1,54
24.900
12,5
- Giấy gió
1.673.520
11,63
1.535.788,8
10,59
-137.731,2
-8,23
02
Chi phí nhân công trực tiếp
1.955.876
13,59
1.857.589
12,81
-98.287
-5,03
- Tiền lương
1.643.593,28
11,42
1.560.999,16
10,76
-82.594,12
-5,03
- BHYT, BHXH, KPCĐ
312.282,72
2,17
296.589,84
2,05
-15.692,88
-5,03
03
Chi phí sản xuất chung
1.753.409
12,18
1.931.323
13,31
177.914
10,15
Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm (đ/ tấn)
14.395.000
100
14.505.000
100
110.000
0,76
Nguồn: Phòng Kế hoạch chỉ huy sản xuất Công ty
Nhận xét:
Qua bảng 04 ta thấy giá thành sản phẩm một tấn thuốc nổ an toàn hầm lò AH1tăng lên: 14.505.000 - 14.395.000 = 110.000 ( đồng/tấn), làm tăng giá thành sản xuất tổng sản lượng AH1 là:
2829 tấn x 110.000 đ/ tấn = 311.190.000 đồng. Tương ứng tăng 0,76% so với kế hoạch. Nguyên nhân tăng giá thành sản xuất đơn vị là do ảnh hưởng từ sự biến động của các khoản chi phí cụ thể như sau:
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch là 30.373 đồng/tấn đã làm giá thàng sản phẩm AH1 tăng lên:
NVL = 30.373 x 2829 = 85.925.217 (đồng/tấn), tương ứng với 0,28% so với kế hoạch giá thành.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp:
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp làm giảm giá thành sản xuất 1 tấn AH1 mức: - 98.287 (đồng / tấn).
Và làm giảm giá thành sản xuất toàn bộ sản lượng AH1 là:
NCTT = - 98.287đ/tấn x 2829 tấn = - 278.053.923 đồng, tương đương mức giảm là 5,03% chi phí nhân công trực tiếp.
Khoản mục chi phí sản xuất chung:
Khoản mục này làm tăng giá thành sản xuất 1 tấn sản phẩm AH1 là : 177.914đồng.
Với mức tăng này làm tăng giá thành sản xuất toàn bộ sản lượng lên:
CFSXC = 177.914đ/tấn x 2829 tấn = 503.318.706 đồng, tương đương với mức tăng là: 10,15% chi phí sản xuất chung.
Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng tới việc tăng giá thành sản xuất sản phẩm thuốc nổ AH1 là:
AH1= NVL + NCTT +CFSXC = 85.925.217 + (- 278.053.923) +503.318.706
AH1 = 311.190.000 (đồng)
Qua số liệu trên ta thấy trong tổng giá thành sản xuất toàn bộ sản lượng thuốc nổ AH1 của Công ty năm 2006 có tỷ lệ tăng của các khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, giảm của các khoản mục chi phí nhân công trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm thuốc nổ AH1. Để tìm hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của giá thành sản xuất sản phẩm AH1, ta tiến hành phân tích từng khoản mục cụ thể của giá thành sản xuất thuốc nổ AH1 tại Công ty.
b. Phân tích chi tiết từng khoản mục:
* Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chi phí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm, khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm. Tính toán chính xác chi phí khoản mục này là biện pháp hiệu quả để hạ giá thành sản phẩm.
Tổng chi phí nguyên vật liệu đối với doanh nghiệp là loại chi phí biến động, tức nó phụ thuộc vào khối lượng sản xuất kinh doanh nhiều hay ít.
Các nguyên liệu trực tiếp tham gia vào sản xuất ra sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 của Công ty là:
+ Nguyên liệu chính: Nitrơrat amon (NH4NO3), TNT, muối (NaCl), bột gỗ.
+ Vật liệu phụ : Vỏ hòm, dây đai, bao bì, bao gói , sáp nến, giấy gió.
Tình hình thực hiện chi phí nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm AH1 được tập hợp trong bảng 05 sau:
Chi phí NVL trực tiếp cho 1 tấn thuốc nổ an toàn hầm lò AH1
Bảng 05
Đơn vị tính: Đồng
Khoản mục chi phí
Đơn vị tính
Lượng hao phí / tấn
Đơn giá
Thành tiền
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Chi phí NVL trực tiếp
-Nitrơrat amon
Kg
671
678
4.893
4.856
3.283.203
3.292.368
- TNT
kg
100
101
38.258
38.160
3.825.800
3.854.160
- Muối (NaCl)
kg
201
204
2.546
2.590
511.746
528.360
- Bột gỗ
kg
30
30,1
8.090
9.712
242.700
292.331,2
- Vỏ hòm, dây đai
Bộ
50
51
10.904,52
11.300
545.226
576.300
- Bao bì, bao gói
Bộ
56
57
7.220
7.240
404.320
412.680
- Sáp nến
Kg
8
9
24.900
24.900
199.200
224.100
- Giấy gió
Kg
120
125
13.946
12.286,3104
1.673.520
1.535.788,8
Tổng cộng
10.685.715
10.716.088
Nguồn: Phòng Kế hoạch chỉ huy sản xuất Công ty
Nhận xét:
Qua bảng phân tích: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo thực tế 1 tấn thuốc nổ AH1 là: 10.716.088đ/tấn, kế hoạch là: 10.685.715 đồng/tấn.
Đã vượt chi so với kế hoạch là:
10.716.088 - 10.685.715 = 30.373 (đồng/tấn).
Kết hợp với bảng 02: Tổng chi phí nguyên vật liệu làm tăng giá thành thực tế toàn bộ sản lượng sản phẩm một lượng là:
C = C1 - C2
Mà: C1 = Q1 x m1 x G1
Co = Qo x mo x Go
Trong đó: - Q1, Qo là sản lượng thực tế và sản lượng kế hoạch
- m1, mo là mức tiêu hao vật liệu cho một đơn vị sản phẩm trong kỳ và kỳ kế hoạch.
- G1, Go là đơn giá cho 1 đơn vị vật liệu trong kỳ và kỳ kế hoạch.
- C1, Co là chi phí thực tế và kế hoạch.
Vậy => CNVL = C1 - Co
Thay số:
(10.716.088x2829) - (10.685.715 x2200) = 6.807.239.952 (đồng).
Qua phân tích: Năm 2006 tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho toàn bộ sản lượng sản phẩm AH1 tăng lên: 6.807.239.952 (đồng).
Tất cả các yếu tố trên đều gây mức độ ảnh hưởng khác nhau, vì trong đó có cả mức tăng do ảnh hưởng của sản lượng sản xuất.
+ Mức ảnh hưởng của nhân tố sản lượng sản xuất:
Giả sử chi phí cho một đơn vị sản phẩm theo kế hoạch không đổi thì:
CNVL(Q) = Q1 x mio x Gio - Qo x mio x Gio
Trong đó: - Q1 là sản lượng thực hiện trong kỳ.
- Qo là sản lượng kế hoạch.
- mio là mức hao phí vật liệu kế hoạch cho 1 đơn vị sản phẩm thứ i.
- Gio là đơn giá cho 1 đơn vị vật liệu kỳ kế hoạch.
Thay số:
2829 x10.685.715 - 2200 x 10.685.715 = 6.721.314.735 (đồng).
Để tính mức độ lãng phí trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm AH1, ta tính CNVLTT .
CNVLTT = C1 - Co x
Ta có: Q1 x mi1 x Gi1 - Q1 x mio x Gio
Trong đó: - C1, Co là chi phí thực tế và chi phí kế hoạch.
- Q1, Qo là sản lượng thực tế và sản lượng kế hoạch.
- mi1 là mức tiêu hao vật liệu thực tế cho 1 đơn vị sản phẩm thứ i.
- Gi1 là đơn giá cho 1 đơn vị vật liệu thực tế.
Thay số:
2829 x 10.716.088 - 2829 x 10.685.715 = 85.925.217 (đồng).
Chi phí nguyên vật liệu tăng lên do hai yếu tố là mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và yếu tố giá cả nguyên vật liệu.
+ Mức ảnh hưởng của tiêu hao nguyên vật liệu:
NVL = Q1xm1 x Go - Q1 x mo x Go
Thay số:
NVL = 2829x[(678x4.893 + 101x38.258 + 204x2.546 + 30,1x8.090 +51x10.904,52 +57x7.220 + 9x24.900 + 125x13.946)] - 2829x10.685.715 =
= 2829x10.879.425,52 - 2829x10.685.715 = 548.007.061 (đồng).
NVL = 548.007.061 (đồng).
+ Mức tăng do ảnh hưởng của giá cả:
G = Q1xm1 x G1 - Q1 x m1x Go
Thay số:
G = 2829x10.716.088 - 2829x10.879.425,52 = - 462.081.844 (đồng)
Từ kết quả tính toán trên ta thấy chi phí NVL trực tiếp cho 1 tấn thuốc nổ AH1 năm 2006 của Công ty tăng lên.
85.925.217 đồng
Mức tăng = = 30.373 đồng/tấn
2829 tấn
30.373 đồng
Tương ứng với: x 100 = 0,284%
10.685.715 đồng
Trong đó:
+ Do tăng lượng hao phí trên 1 đơn vị sản phẩm:
548.007.061 đồng
Mức tăng = = 193.710,52 đồng/ tấn
2829 tấn
193.710,52 đồng
Tương ứng với tỷ lệ tăng: x 100 = 1,81%
10.685.715 đồng
+ Và đơn giá vật liệu làm giảm:
- 462.081.844 đồng
Mức tăng = = -1.633.372,515 đồng/tấn
2829 tấn
-1.633.372,515
Tương ứng: x 100 = 15,29%
10.685.715
Kết luận: Qua phân tích ở trên; Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm AH1 tăng lên là: 6.807.239.952 (đồng), thì việc tăng do tăng sản lượng là: 6.721.314.735 (đồng) là hợp lý.
Mức tăng do hao phí nguyên vật liệu và giá cả nguyên vật liệu giảm là:
85.925.217 (đồng). Nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn: 0,28% do đó những biến động trên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm thuốc nổ AH1. Công ty nên tập trung tìm biện pháp khắc phục, hạn chế đến mức thấp nhất về hao phí nguyên vật liệu và giảm chi phí trong khâu vận chuyển và bảo quản hàng.
* Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí mà Công ty phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Tình hình thực hiện kế họach khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh trong sản xuất thuốc nổ AH1 được tập hợp trong bảng 06.
Chi phí nhân công trực tiếp cho SX 1 tấn thuốc nổ AH1
Bảng 06
Khoản mục chi phí
Lượng hao phí
Đơn giá khoản
mục chi phí
Thành tiền
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Chi phí nhân công TT
(Công/ tấn)
(Đồng/ công)
(Đồng/ tấn)
1- Tiền lương
1.643.593,28
1.560.999,16
- Công nhân sấy đạm
1,86
1,76
93.251,5
92.683
173.447,79
163.122,08
- Công nhân sấy bột gỗ
0,88
0,88
89.955
92.694
79.160,4
81.570,72
- Công nhân nghiền trộn
3,12
3,12
102.483
98.930
319.746,96
308.661,6
- Công nhân đóng thuốc
4,55
4,16
95.601
98.796
434.984,55
410.991,36
- Công nhân cuộn ống giấy
4,46
4,46
99.288
95.501
442.824,48
425.934,46
- Công nhân bao gói
1,8
1,8
46.226
46.226
83.206,8
83.206,8
- Công nhân nhập kho
3,57
3,57
30.874,59
24.513,204
110.222,3
87.512,14
2 - Trích theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ
312.282,72
296.589,84
Cộng
1.955.876
1.857.589
Nguồn: Phòng thống kê kế toán tài chính Công ty
Kết hợp bảng 06 và bảng 04: Ta đi tính toán các chỉ tiêu và các đối tượng phân tích:
CNCTT = (2829 x1.857.589)- (2200 x1.955.876) = 925.192.081 (đồng).
Trong đó: Mức tăng chi phí nhân công trực tiếp do việc tăng sản lượng Q là:
CNCTL(Q) = Q1 x Lio x Gio - Qo x Lio x Gio
Thay số :
(2829 x 1.955.876) - ( 2200 x 1.955.876) = 1.230.146.004 đồng.
Mức tăng chi phí này không được coi là lãng phí vì không hoàn toàn làm tăng khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm, mà do tăng sản lượng.
Tính toán mức tăng chi phí với chỉ tiêu sản lượng (Q1/Qo ) ta sẽ biết được mức giảm chi phí nhân công trực tiếp làm giá thành sản phẩm giảm, cụ thể:
(2829 x 1.560.999,16) - (2829 x 1.643.593,28) = - 233.658.765,48 (đồng).
Trong năm 2006 Công ty tổ chức sản xuất sản phẩm AH1 đã tiết kiệm được: 233.658.765,48 (đồng) ở khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, để đạt được điều đó là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
* Nhân tố mức tiêu hao thời gian lao động làm thay đổi chi phí NCTT:
CNCTT(L) = Q1 x Li1 x Gio - Q1 x Lio x Gio
Thay số:
CNCTT(L)=2829x[(1,76x93.251,5+0,88x89.955+3,12x102.483 +4,16x95.601
+4,46x99.288 +1,8x46.226 +3,57x30.874,59)] - (2829x1.643.593,28)=
= (2829x1.517.636,03) - (2829x1.643.593,28) = - 356.333.060,25 (đồng).
CNCTT(L) = - 356.333.060,25 (đồng).
* Nhân tố đơn giá lương làm thay đổi chi phí NCTT:
CNCTT(G) = Q1 x Li1 x Gi1 - Q1 x Li1 x Gio
Thay số:
CNCTT(G)=(2829x1.560.999,16)-(2829x1.517.636,03)=122.674.294,77(đồng)
Từ kết quả trên ta thấy năm 2006, chi phí tiền lương trực tiếp cho 1 tấn thuốc nổ AH1 Công ty đã tiết kiệm được: -356.333.060,25 (đồng) nhờ tăng năng suất lao động giảm tiêu hao thời gian và đơn giá tăng 122.674.294,77 (đồng). Như vậy mức giảm chi phí tiền lương trực tiếp cho 1 tấn sản phẩm AH1 là:
(-356.333.060,25) + 122.674.294,77 = - 233.658.765,48 (đồng/tấn).
Vậy khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất 1 tấn thuốc nổ AH1giảm được là :
- 233.658.765,48
Mức giảm trên 1 tấn = =-82.594,12 (đồng/ tấn).
2829
- 82.594,12
Hay x 100 = - 5,025%
1.643.593,28
Do ảnh hưởng của hai yếu tố:
-356.333.060,25
C (L)/ tấn = = - 125.957,25 (đồng/ tấn)
2829
- 125.957,25
Tương ứng với: x 100 = - 7,66 %
1.643.593,28
122.674.294,77
C (G)/ tấn = = 43.363,13 (đ/tấn)
2829
43.363,13
Hay tương ứng với: x 100 = 2,64 %
1.643.593,28
Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn là một phần không thể thiếu vì đó là chế độ chính sách của nhà nước.
Trong năm 2006 chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho 1 tấn thuốc nổ AH1 thay đổi như sau:
C (BH)/ tấn = 296.589,84 - 312.282,72 = - 15.692,88 (đ/ tấn).
Với sản lượng 2829 tấn thuốc nổ AH1 năm 2006, Công ty đã tiết kiệm được chi phí trích theo lương là:
2829 tấn x (- 15.692,88 đ/ tấn) = - 44.395.157,52 đồng.
Vậy khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất AH1 năm 2006 ảnh hưởng tới giá thành sản xuất sản phẩm AH1 một lượng là:
CNCTT = C (L) + C(G) + C(BH)
Thay số:
=-356.333.060,25+122.674.294,77 +(-44.395.157,52) = -278.053.923 (đồng)
Tính trên 1 đơn -278.053.923
vị sản phẩm = = - 98.287 ( đ/ tấn )
Thì mức giảm 2829
Hay - 98.287
tỷ lệ = x 100 = 5,03 %
giảm 1.955.876
Nhận xét:
Qua phân tích ở trên: Việc tăng sản lượng kỳ KH: 2200 (tấn) lên kỳ TH: 2829 (tấn), làm chi phí nhân công trực tiếp tăng so với kế hoạch là: 1.230.246.004 (đồng), trong khi chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất thuốc nổ AH1 lại tiết kiệm được: -278.053.923 (đồng).
Các nhân tố mức tiêu hao thời gian lao động, biến động về chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn giảm góp phần làm hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ AH1.
*Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến quản lý hoạt động sản xuất chung của toàn phân xưởng. Nó được tính cho mỗi loại sản phẩm bằng cách phân bổ theo tiêu thức nhất định, mà mỗi doanh nghiệp tự lựa chọn để phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
Công ty phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm theo sản lượng sản phẩm i. CFSXC
Chi phí sản
xuất chung = x Qi
phân xưởng
Qi
Trong đó:
CSXC : Là tổng chi phí chung phân xưởng / năm
Qi : Là tổng sản lượng sản phẩm sản xuất trong phân xưởng/ năm.
Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí được tập hợp từ các nhân tố:
1. Chi phí nhân viên phân xưởng.
2. Chi phí vật liệu dùng trong phân xưởng.
3. Chi phí công cụ dùng chung trong phân xưởng.
4. Chi phí khấu hao tài sản cố định phân xưởng.
5. Chi phí dịch vụ mua ngoài.
6. Chi phí khác bằng tiền.
Sau đây là bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho sản xuất sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 năm 2006 của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh, được tập hợp trong bảng 07.
Chi phí sản xuất chung cho sản xuất 1 tấn thuốc nổ AH1
Bảng 07
Đơn vị tính: đồng/tấn
STT
Yêú tố chi phí
Tỷ lệ (%)
Chi phí sản xuất chung
Chênh lệch +/-
KH
TH
1
Chi phí nhân viên phân xưởng
20
350.681,8
386.264,6
35.582,8
2
Chi phí vật liệu
5,4
94.684,086
104.291,442
9.607,356
3
Chi phí công cụ dụng cụ
16,9
296.326,121
326.393,587
30.067,466
4
Chi phí khấu hao TSCĐ
19,6
343.668,164
378.539,308
34.871,144
5
Chi phí dịch vụ mua ngoài
17,5
306.846,575
337.981,525
31.134,95
6
Chi phí khác bằng tiền
20,6
361.202,254
397.852,538
36.650,284
Tổng
100
1.753.409
1.931.323
177.914
Nguồn: Phòng Thống kê kế toán tài chính Công ty
Nhận xét:
Bảng 07 cho thấy chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản xuất 1 tấn thuốc nổ AH1 của Công ty năm 2006 tăng lên: 177.914 (đồng/ tấn).Trong năm 2006 tổng chi phí sản xuất chung của phân xưởng sản xuất thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 đã lãng phí:
2829 tấn x 177.914 đồng/ tấn = 503.318.706 đồng.
Do các nhân tố ảnh hưởng sau:
* Chi phí nhân viên phân xưởng:
Chi phí tiền lương cho cán bộ nhân viên phục vụ phân xưởng, thực hiện so với kế hoạch tăng: 35.582,8 đồng/ tấn. Nguyên nhân là do bố trí lao động, chế độ tiền lương của Nhà nước thay đổi và làm tăng chi phí lên:
2829 tấn x 35.582,8 đồng/ tấn = 100.663.741,2 đồng.
* Chi phí vật liệu dùng trong phân xưởng.
Chi phí vật liệu tăng lên so với kế hoạch là: 9.607,356 đồng/ tấn. Chi phí này bao gồm những khoản mua vật liệu phụ dùng cho sửa chữa, thanh lý tài sản cố định. Nguyên nhân từ sự biến động về giá cả thị trường của các loại vật liệu chung của phân xưởng và việc sử dụng các loại vật liệu cao hơn định mức do Công ty quản lý không được chặt chẽ. Cho nên chi phí vật liệu phân xưởng tăng lên:
2829 tấn x 9.607,356 đồng/ tấn = 27.179.210,124 đồng.
* Chi phí công cụ dụng cụ phân xưởng:
Chi phí này bao gồm các chi phí mua sắm các loại công cụ dụng cụ nhỏ phục vụ nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng như xe đẩy hàng, bạt che, thùng xô... . Trong năm 2006 chi phí này cho 1 tấn thuốc nổ AH1 tăng lên so với kế hoạch: 30.067,466 (đồng/ tấn).
Cho nên chi phí công cụ dụng cụ tăng lên :
2829 tấn x 30.067,466 đồng/ tấn = 85.060.861,314 đồng.
Việc tăng như trên là do giá cả tăng của các loại công cụ, dụng cụ trên thị trường và việc sử dụng công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh công nhân chưa có ý thức bảo quản sử dụng vẫn để mất mát nên phải mua sắm bù đã làm tăng chi phí.
* Chi phí khấu hao TSCĐ:
Trong các nhân tố sản xuất chung phân xưởng thì nhân tố chi phí khấu hao tài sản cố định tăng trên 1 tấn thuốc nổ AH1, với mức tăng là:
34.871,144 (đồng/tấn) do sản lượng sản xuất tăng so với kế hoạch là:
(2829 - 2200) = 629 (tấn), tài sản cố định của Công ty cho việc sản xuất AH1 không thay đổi. Việc giảm chi phí khấu hao tài sản cố định không làm tăng tổng chi phí trong kỳ sản xuất.
Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng so với kế hoạch:
2829 tấn x 34.871,144 đ/tấn = 98.650.466,376 đồng.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các chi phí như: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê các dịch vụ sửa chữa bên ngoài, thuê vận tải... của phân xưởng trong năm 2006. Các chi phí được phân bổ cho việc sản xuất 1 tấn thuốc nổ AH1 tăng lên: 31.134,95 (đồng/tấn).
Việc tăng chi phí cho một đơn vị sản phẩm đã làm tăng chi phí dịch vụ mua ngoài của toàn bộ sản lượng sản phẩm lên:
2829 tấn x 31.134,95 đồng/tấn = 88.080.773,55 đồng.
* Chi phí khác bằng tiền:
Yếu tố chi phí khác bằng tiền bao gồm: Chi phí tiếp khách, hội họp .
Thực tế năm 2006 yếu tố chi phí này cho 1 tấn thuốc nổ AH1 tăng lên so với kế hoạch là: 36.650,284 (đồng/tấn). Làm tăng chi phí khác bằng tiền toàn bộ sản lượng năm 2006 là:
2829 tấn x 36.650,284 đồng/tấn = 103.683.653,436 đồng.
Vậy năm 2006, khoản mục chi phí sản xuất chung chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố như sau:
CCPSXC = 100.663.741,2 + 27.179.210,124 + 85.060.861,314 + 98.650.466,376 + 88.080.773,55 + 103.683.653,436 = 503.318.706 (đồng).
Kết luận:
Tổng mức tăng do lãng phí là: 503.318.706 đồng. Chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng lớn, do đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất sản phẩm thuốc nổ AH1 của Công ty.
Công ty cần khắc phục những nhân tố đã làm tăng như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền như đã phân tích ở trên để giảm chi phí sản xuất chung cho Công ty.
3.2. Nhận xét và đánh giá:
Từ phân tích trên, ta thấy trong năm 2006 Công ty đã không hoàn thành kế hoạch giá thành. Dù đã có những cố gắng nhất định, nhưng vẫn chưa hoàn thành kế hoạch giá thành và hạ giá thành, dẫn tới tổng chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm AH1 tăng lên với mức tăng: = 311.190.000 (đồng).
Kết quả phân tích ta thấy: Trong các nhân tố kể trên thì có nhân tố làm tăng và nhân tố làm giảm chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm thuốc nổ an toàn
hầm lò AH1 năm 2006, được tập hợp trong bảng 08:
Bảng tổng hợp các chi phí Bảng 08
STT
Yếu tố chi phí
KH 2006
TH 2006
Chênh lệch
1
2
3
4
5=4-3
6=5/3*100
1
Chi phí NVL trực tiếp
10.685.715
10.716.088
30.373
0,28
-Nitrơrat amon
3.283.203
3.292.368
9.165
0,28
- TNT
3.829.626
3.827.448
28.360
0,74
- Muối (NaCl)
511.746
528.360
16.614
3,25
- Bột gỗ
242.700
292.331
49.631,2
20,45
- Vỏ hòm, dây đai
545.000
576.300
31.074
5,69
- Bao bì, bao gói
404.320
412.680
836
2,06
- Sáp nến
199.200
224.100
24.900
12,5
- Giấy gió
1.673.520
1.535.788,8
-137.731,2
-8,23
2
Chi phí nhân công TT
1.955.876
1.857.589
-79.612,47
-5,03
1- Tiền lương
1.584.259,56
1.504.647,09
-93.606
-5,03
- Công nhân sấy đạm
173.447,79
163.122,08
-10.325,71
-5,95
- Công nhân sấy bột gỗ
79.160,4
81.570,72
2.410,32
3,044
- Công nhân nghiền trộn
319.746,96
308.661,6
-11.085,36
-3,467
- Công nhân đóng thuốc
434.984,55
410.991,36
-23.993,19
-5,52
- Công nhân cuộn ống giấy
442.824,48
425.934,46
-16.890,02
-3,81
- Công nhân bao gói
83.206,8
83.206,8
0
0
- Công nhân nhập kho
50.888,58
31.160,07
-19.728,51
-38,77
2 - Trích theo lương:
BHYT, BHXH, KPCĐ
371.616,44
352.941,91
-18.674,53
-5,03
3
Chí phí SX chung
1.753.409
1.931.323
177.914
10,15
- Chi phí nhân viên phân xưởng
350.681,8
386.264,6
35.582,8
10,15
- Chi phí vật liệu
94.684,086
104.291,442
9.607,356
10,15
- Chi phí công cụ dụng cụ
296.326,121
326.393,587
30.067,466
10,15
- Chi phí khấu hao TSCĐ
343.668,164
378.539,308
34.871,144
10,15
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
306.846,575
337.981,525
31.134,95
10,15
- Chi phí khác bằng tiền
361.202,254
397.852,538
36.650,284
10,15
Giá thành đơn vị sản phẩm
14.395.000
14.505.000
110.000
0,76
Qua bảng ta thấy Công ty đã có những cố gắng tìm các biện pháp để tăng năng suất lao động, giảm tiêu hao lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, giảm chi phí khấu hao tài sản cố định, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Năm 2006 giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 tăng so với kế hoạch đặc biệt là khoản chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm 73,88%, Cụ thể trong bảng 03 ta tính:
- Tỷ trọng NVL trực tiếp: (10.716.088/14.505.000) x 100 =73,88 %
-Tỷ trọng chi phí sản xuất chung:(1.931.323/14.505.000)x100 = 13,31%.
Do các nhân tố nguyên vật liệu chính, phụ, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền tăng lên. Hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất sản phẩm.
Việc đánh giá các khoản mục trên ta biết được nhân tố nào tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hạ giá thành sản phẩm. Từ đó để đưa ra biện pháp khắc phục, các giải pháp nhằm hạ giá thành sản xuất sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 cho những năm tới.
Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho những năm tiếp theo, Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh cần xây dựng chiến lược cho những năm tới về các mặt như: Đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề có trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất... Có như vậy mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mới đạt được hiệu quả cao.
Để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm phụ thuộc lớn vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu, vì khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Việc tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất mang lại ý nghĩa lớn trong các biện pháp hạ giá thành. Việc giảm bớt chi phí nguyên vật liệu cần tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo chất lượng theo kỹ thuật. Nôi dung chủ yếu của biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là hạ tỷ lệ hao phí trong quá trình sản xuất. Vì vậy phương hướng đầu tiên là giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thông qua các biện pháp sau:
Hạ mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm như:
+ Trang bị các loại máy móc, thiết bị mới, tiên tiến hiện đại.
+ Đào tạo nâng cao khả năng, trình độ tay nghề cho công nhân, để qua đó thực hiện tốt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật.
Bên cạnh đó yếu tố quan trọng là đơn giá các loại vật tư dùng trong sản xuất kinh doanh. Để hạn chế mức thấp nhất chỉ tiêu này cần quan hệ, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp có các loại vật tư đúng yêu cầu cho quá trình sản xuất kinh doanh là rất cần, nhằm có lợi nhất cho Công ty về chất lượng vật tư cũng như giá cả phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chương III
Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ AN toàn hầm lò AH1 của công ty công nghiệp hoá chất mỏ quảng ninh
Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có, mục tiêu lớn là lợi nhuận. Để cạnh tranh và đúng vững trong nền kinh tế thị trường đầy biến động thì doanh nghiệp phải làm sao để đạt được lợi nhuận tối đa mà vẫn đảm bảo cân bằng trong sản xuất. Để làm tốt được điều đó trước hết doanh nghiệp cần giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí, hạ giá thành sản phẩm có liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi chi phí giảm, giá thành sản phẩm giảm góp phần giảm sức ép nhu cầu về vốn lưu động và vốn cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có những thế mạnh, có những ưu điểm của doanh nghiệp trước những đối thủ cạnh tranh.
Để giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm là đi tìm cách tiết kiệm các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Giảm được giá thành toàn bộ cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
3.1. Phương hướng.
Trong những năm tiếp theo để tối đa hoá lợi nhuận Công ty đã lập ra kế hoạch định hướng chiến lược về các mặt như: Đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề có trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất.... Để có thể giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm một cách hiệu quả nhất.
Giá thành sản phẩm là tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí. Muốn hạ giá thành cần phải có các biện pháp tác động làm giảm các khoản mục chi phí, và các nhân tố tác động làm tăng giá thành.
Để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm đầu tiên là phải làm cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu giảm, bởi khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Việc tiết kiệm vật tư là biện pháp quan trọng trong quá trình sản xuất đem lại ý nghĩa lớn trong các biện pháp hạ giá thành. Trong các biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu phải tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều quan trọng hơn cả để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là hạ được tỷ lệ hao phí trong quá trình sản xuất. Vì vậy phương hướng đầu tiên là phải giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thông qua các biện pháp sau:
Hạ mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm thuốc nổ là:
+ Trang bị các loại máy móc thiết bị mới, công nghệ tiến hiện đại để giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu.
+ Hướng dẫn, đào tạo, nâng cao khả năng trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm cho người lao động, để qua đó thực hiện tốt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật.
Một yếu tố quan trọng đó là đơn giá các loại vật tư dùng trong sản xuất kinh doanh. Để hạn chế các chỉ tiêu này ở mức thấp, có lợi, cần tạo mối quan hệ mới, tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp các loại vật tư đúng yêu cầu kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh để làm sao Công ty vừa có lợi nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng vật tư cũng như giá cả phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hiện nay, Công ty đang phải nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất NH4NO3 từ nước ngoài. Công ty cần xây dựng kế hoạch để thành lập các nhà máy sản xuất nguyên liệu Nitratmon (NH4NO3), tạo điều kiện thuận lợi cho khâu sản xuất và đồng thời tiết kiệm được chi phí nhập khẩu cho Công ty.
3.2. Một số biện pháp cụ thể hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh:
* Biện pháp thứ nhất:
Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu cho thuốc nổ AH1:
3.2.1. Cơ sở và mục tiêu của biện pháp:
Nguyên vật liệu thuộc đối tượng lao động một trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất. Việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, bảo đảm chất lượng là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành và tăng tích luỹ cho doanh nghiệp.
Qua phân tích trên ta thấy trong năn 2006 mức tiêu hao các loại vật tư đều tăng so với kế hoạch, đặc biệt là nguyên liệu chính Ntrat amon (NH4NO3)
đã vượt định mức 9.165 đồng, tương đương với tỷ lệ 0,28%.
Trong kế hoạch Công ty đã tính toán tỷ lệ thất thoát do rơi vãi, thất thoát do lỗi kỹ thuật công nghệ. Nhưng thực tế chi phí chi ra đều tăng so với kế hoạch sản xuất đề ra. Ngoài ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn có ảnh hưởng từ yếu tố đơn giá vật tư.
Từ tình hình chung em xin đề xuất biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thông qua việc giảm mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm (hay lượng hao phí).
3.2.2. Nội dung biện pháp:
Việc sản xuất thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 tại Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh có định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo quy trình công nghệ. Việc không chấp hành, tuân thủ theo các phương pháp thao tác quá trình sản xuất đã dẫn tớ sự hao hụt, thất thoát vật liệu.
Khi xây dựng kế hoạch Công ty có tính đến tỷ lệ hao hụt do rơi vãi, do lỗi kỹ thuật, ý thức thực hiện. Nhưng trong kỳ thực hiện thì mức tiêu hao thực tế khác so với kế hoạch đã đặt ra, cụ thể như sau:
Bảng 09
Tên NVL
ĐVT
Tỷ trọng
Chênh lệch
KH
TH
+(-)
Nitrơrat amon
Kg
671
678
7
TNT
Kg
100
101
1
Muối (NaCl)
Kg
201
204
3
Bột gỗ
Kg
30
30,1
0,1
Vỏ hòm, dây đai
Bộ
50
51
1
Bao bì, bao gói
Bộ
56
57
1
Sáp nến
Kg
8
9
1
Giấy gió
Kg
120
125
Kỳ thực hiện mức tiêu hao đã tăng so với mức tiêu hao kế hoạch. Vì vậy Công ty cần có biện pháp cụ thể để hạn chế hao hụt, thất thoát các loại vật tư nguyên vật liệu. Nguyên nhân của việc tăng mức vật tư thực tế so với kế hoạch là:
+Kho bảo quản chưa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn để NH4NO3 hút ẩm, chảy nước và vón cục dẫn đến không sử dụng được làm tăng tỷ lệ hao hụt.
+ Trong quá trình cân định lượng không đúng kỹ thuật để rơi vãi, lại không thu hồi kịp thời làm vật liệu chảy nước, dính bẩn không sử dụng lại được.
+ Trong quá trình sản xuất do ý thức chưa tốt nên đã để vật liệu dính bao, dính trong máng tôn máy trộn gây lên hao hụt.
+ Bao bì không đúng quy cách, chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật bị lỗi phải bỏ do đó đã làm tăng số lượng bao bì trên một tấn sản phẩm.
Để khắc phục được tình trạng trên ta có thể áp dụng một số biện pháp tuy đơn giản mà lại ít tốn kém:
- Kiểm tra kỹ chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập khẩu và đưa vào sản xuất, không để tình trạng nguyên vật liệu bị vón cục. Khi nguyên vật liệu đã bị cứng, vón cục cần thêm chi phí và công sức trong công đoạn đập vỡ các vón cục làm cho vật liệu hút ẩm và chảy nước gây hao hụt.
- Trong khi cần định lượng muốn hiệu quả tránh hao hụt cần trang bị một hộp định lượng để hỗ trợ thuận lợi cho việc cân định lượng, cách này sẽ giảm bớt được vật liệu rơi vãi, cũng như quá trọng lượng.
- Khi vật liệu bị rơi vãi gây chảy nước thì sau quá trình sản xuất ta phải thu hồi ngay vật liệu, nếu không thu hồi ngay mà để lâu mới thu Ni trat amon bị bẩn dẫn đến không sử dụng lại được. Để giải quyết được vấn đề này cần rải một tấm bạt nhựa cho việc thu hồi vừa hiệu quả vừa ít hao hụt do tránh thất thoát rơi vãi ra ngoài.
- Khi mua bao bì, bao gói phải kiểm tra kỹ quy định và chất lượng của lo đưa vào sử dụng, không sử dụng những lo bị sai quy định, chất lượng kém. Để làm được việc này cần bố trí một kỹ thuật viên kiểm tra hàng trước khi nhập kho.
- Cần quy định biện pháp thưởng, phạt rõ ràng khi người lao động không làm đúng với quy trình công nghệ và thiếu ý thức khi thực hiện các nội quy lao động và an toàn lao động trong sản xuất, để nâng cao ý thức tiết kiệm trong sản xuất cho người lao động.
Khi các biện pháp được thực hiện triệt để nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 sẽ được tiết kiệm hiệu quả nhất. Lúc đó, mức hao hụt hay lượng hao phí giảm xuống theo đúng thiết kế kế hoạch. Khi đó mức hao hụt nguyên vật liệu có thể giảm với mức dự kiến là:
- Nitrơrat amon : 0,1 %.
- TNT : 0,01 %.
- Muối (NaCl) : 0,02 %.
- Bột gỗ : 0,02 %.
- Vỏ hòm, dây đai : 0 %.
- Bao bì, bao gói : 0 %.
- Sáp nến : 0,7 %.
- Giấy gió : 0,15 %.
Với mức hao hụt, thất thoát như trên thì mức tiêu hao mới sẽ là:
- Nitrơrat amon : 671x 1,001 = 671,671 (Kg/tấn).
- TNT : 100 x 1,0001 = 100,1 (Kg/tấn).
- Muối (NaCl) : 201 x 1,0002 = 201,0402 (Kg/tấn).
- Bột gỗ : 30 x 1,0002 = 30.006 (Kg/tấn).
- Vỏ hòm, dây đai : = 0 (Kg/tấn).
- Bao bì, bao gói : = 0 (Kg/tấn).
- Sáp nến : 8 x 1,007 = 8,056 (Kg/tấn).
- Giấy gió : 120 x 1,0015 = 120,18 (Kg/tấn).
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của biện pháp:
Trong qúa trình thực hiện đúng các biện pháp tiết kiệm chi phí trên Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trong kỳ cho 1 tấn thuốc nổ AH1 là:
TKNVL = S ( Ki - K1i ) x G1i x Q1
Trong đó :
TKNVL: Mức tiết kiệm nguyên vật liệu.
Ki: Mức tiêu hao vật liệu i cho 1 tấn thuốc nổ sau áp dụng biện pháp.
K1i : Mức tiêu hao vật liệu i thực tế trong kỳ cho tấn thuốc nổ trước biện pháp.
G1i: Đơn giá vật tư i thực tế .
Q1: Sản lượng sản phẩm thực tế trong kỳ.
Thay số :
Tiết kiệm = {[(671,671- 678) x 4.856]+[(100,1 - 101) x 38.160] + [(201,0402 - 204) x 2.590] +[(30,006 - 30,1) x 9.712] + [(50 - 51) x 11.300] +[(56- 57) x 7.240] +[(8,056 - 9) x 24.900] +[(120,18 - 125) x 12.286,3104] } x 2829 = - 494.854.479,812 (đồng/ năm).
Tổng hợp các yếu tố được tập hợp trong bảng 09:
Tổng hợp phân tích và lợi ích của biện pháp thứ nhất
Bảng 10
STt
Tên vật tư
ĐVT
Mức tiêu hao/ tấn AH1
Đơn giá
Lợi ích
Trước biện pháp
Sau biện pháp
Chênh lêch + -
1
Nitratamon (NH4NO3)
Kg/tấn
678
671,671
-6,329
4.856
-30.733,624
2
TNT
Kg/tấn
101
100,1
-0,9
38.160
-34.344
3
Muối (NaCl)
Kg/tấn
204
201,0402
-2,9598
2.590
-7.665,882
4
Bột gỗ
Kg/tấn
30,1
30,006
-0,094
9.712
-912,928
5
Vỏ hòm, dây đai
Bộ/tấn
51
50
-1
11.300
-11.300
6
Bao bì, bao gói
Bộ/tấn
57
56
-1
7.240
-7.240
7
Sáp nến
Kg/tấn
9
8,056
-0,944
24.900
-23.505,6
8
Giấy gió
Kg/tấn
125
120,18
-4,82
12.286,3104
-59.220,016128
Tổng cộng lợi ích 1 tấn
-174.922,050128
S lợi ích cả năm 2829 tấn AH1
-494.854.479,812
Theo biện pháp trên Công ty đã giảm được khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp với mức giảm là: - 494.854.479,812 đồng.
Sản lượng thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 sản xuất trong kỳ là 2829 tấn thì giá thành đơn vị sẽ giảm (- D Z) :
- 494.854.479,812
( - D Z) = = - 174.922,050128 ( đồng/ tấn)
2829
* Biện pháp thứ hai:
Giảm chi phí sản xuất chung cho phân xưởng.
3.2.1. Cơ sở và mục tiêu của biện pháp:
Chi phí sản xuất chung trên 1 tấn sản phẩm năm 2006 của Công ty tăng lên: 177.914 đồng/ tấn, làm cho tổng chi phí sản xuất chung trong kỳ tăng:
2829 tấn x 177.914 đồng/ tấn = 503.318.706 đồng.
Chi phí sản xuất chung tăng lên do các nhân tố chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền tăng làm tăng giá thành sản phẩm thuốc nổ AH1. Ta xét điển hình hai chi phí , cụ thể như sau:
Chi phí công cụ dụng cụ tăng là: 30.067,466 đồng/ tấn nên chi phí công cụ dụng cụ tăng lên trong kỳ là:
2829 tấn x 30.067,466 đồng/tấn = 85.066.861,314 đồng.
Chi phí công cụ dụng cụ tăng do: Trong quá trình sản xuất việc sử dụng công cụ, dụng cụ như: Khay nhôm, sẻng xúc thuốc, xe đẩy thuốc, thùng đựng ống giấy.... không đúng quy định do ý thức người lao động chưa tốt đã dẫn đến thất thoát, mất mát làm cho chi phí tăng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng là: 36.650,284 đ/ tấn, dẫn đến tăng chi phí này của toàn bộ sản lượng trong kỳ là:
2829 tấn x 36.650,284 đồng/ tấn = 103.683.653,436 đồng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng là do:
Do yếu tố khách quan giá điện phục vụ sản xuất kinh doanh tăng lên, dẫn đến chi phí dịch vụ mua ngoài tăng. Bên cạnh đó việc sử dụng điện thoại, nước lãng phí thiếu trách nhiệm.
3.2.2. Nội dung của biện pháp:
Biện pháp làm giảm chi phí công cụ dụng cụ:
- Xây dựng quy chế chặt chẽ trong việc sử dụng công cụ, dụng cụ cho người lao động sao cho tránh được tình trạng hưu hỏng. Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của người lao động nhằm tăng thời gian sử dụng công cụ dụng cụ.
- Sử dụng tái chế những công cụ, dụng cụ có thể sử dụng lại được mà không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất.
- Quy định việc thưởng phạt với người lao động khi không tuân theo quy định, nội quy lao động.
- Sau giờ làm việc phải thu gom và kiểm tra công cụ, dụng cụ trước lúc bàn giao ca.
- Thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, trong công việc, phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm trong Công ty, mua sắm, sử dụng các loại công cụ dụng cụ đạt tiêu chuẩn chất lượng và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Có biện pháp quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ chặt chẽ. Đề ra những quy định cụ thể rõ ràng và phổ biến rộng rãi trong toàn Công ty.
Biện pháp làm giảm Chi phí dịch vụ mua ngoài:
- Nâng cao ý thức của người công nhân vận hành máy móc thiết bị, tạo điều kiện học tập nâng cao tay nghề cho công nhân vận hành máy móc thiết bị thành thạo tránh để máy móc chạy không tải nhằm tiết kiệm những chi phí điện năng vô ích.
- Máy móc, thiết bị phải được sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên.
- Khoán cụ thể mức chi phí điện thoại hàng tháng tới từng đơn vị cụ thể.
- Tổ chức, bố trí đúng người đúng việc. Bố trí lao động hợp lý, có thể kết hợp kiêm nhiệm một người đảm nhận nhiều nhiệm vụ nhằm giảm chi phí nhân viên phân xưởng.
- Quy định và quản lý mức chi phí tiếp khách hội họp.
- Bố trí nơi làm việc một cách hợp lý. Người lao động được trang bị bảo hộ lao động theo đúng tính chất công việc. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý tạo điều kiện tốt cho người lao động có đủ sức khoẻ để thao tác đúng quy trình công nghệ cố gắng giảm bớt lãng phí vật tư trong sản xuất.
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của biện pháp:
Sau khi thực hiện biện pháp trên thì chi phí sản xuất chung có thể giảm
khoảng 12% .
Tương ứng với:
177.914 đồng/ tấn x 12 % = 21.349,68 đồng/ tấn.
Vậy tổng chi phí có thể tiết kiệm được trong khoản mục chi phí sản xuất chung trong kỳ là: 21.349,68 đồng/ tấn x 2829 tấn = 60.398.244,72 đồng.
Tổng hợp lợi ích của biện pháp thứ hai
Bảng 11
Yếu tố chi phí
ĐVT
Trước biện pháp
Sau biện pháp
Lợi ích
Chi phí sản xuất chung 1 tấn
Đồng
117.914
96.564,32
- 21.349,68
Chi phí sản xuất chung
tổng sản lượng 2829 tấn thuốc nổ AH1
Đồng
333.578.706
273.180.461,3
- 60.398.244,72
Qua phân tích và những giải pháp trên ta có thể tổng hợp hai biện pháp theo bảng sau:
Tổng hợp giá thành Thuốc nổ AH1 sau hai biện pháp
Bảng 12
Đơn vị tính: Đồng
STT
Giá thành sản phẩm AH1
Z trước biện pháp
Lợi ích biện pháp thứ nhất
lợi ích biện pháp thứ hai
Z sau hai biện pháp
1
Giá thành 1 tấn AH1
14.505.000
-174.922,050128
- 21.349,68
14.308.728,2699
2
Giá thành toàn bộ sản lượng AH1 (2829 tấn)
41.034.645.000
-494.854.479,812
- 60.398.244,72
40.479.392.275,5
3.3. Nhận xét chung:
Qua phân tích : Năm 2006 Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng phấn đấu nhằm hạ giá thành sản phẩm. Nhưng trong kỳ sản xuất tiếp theo Công ty cần tiếp tục các biện pháp nhằm tiếp tục giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty.
Công ty phải ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển không ngừng. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên. Quy định và thực hiện tốt nội lao động, an toàn trong lao động. Không ngừng nâng cao bộ máy quản lý, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ, tay nghề để phục vụ cho Công ty ngày càng phát triển tốt hơn.
Kết luận chung
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng nhằm giảm chi phí sản xuất sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm: Định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật chưa hiệu quả; Nguyên vật liệu chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng vẫn cho vào sản xuất; Tổ chức sản xuất còn bất hợp lý; máy móc thiết bị ít đổi mới; nhiều người lao động chưa có ý thức bảo vệ tài sản chung của Công ty.
Do vậy Công ty cần có biện pháp khắc phục tốt những nhược điểm trên để có thể tiết kiệm được những lãng phí trong sản xuất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, tạo cho người lao động gắn bó với Công ty.
Qua quá trình nghiên cứu, thực tập tại Công ty đồ án đã nêu được hai biện pháp đơn giản những có hiệu quả kinh tế cao trong việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm cho Công ty. Mong rằng biện pháp trên được Công ty áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đúng tình hình thực tế của Công ty.
Qua thời gian thực tập kết hợp với những kiến thức đã được học, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Vũ Việt Hùng đến nay em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp " Phân tích và đề xuất biện pháp hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 tại Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh năm 2006"
Do sự hiểu biết và thời gian có hạn nên đồ án tốt nghiệp của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thấy, cô giáo. Em xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa và Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh tạo điều kiện, đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Với những kiến thức đã được học em sẽ cố gắng góp phần nhỏ của mình vào công cuộc đổi mới đất nước ngày càng phát triển vững mạnh./.
Quảng Ninh, ngày tháng 6 năm 2007
Sinh viên
Lưu Văn Bền
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quản lý công nghệ - Khoa kinh tế và quản lý - Trường ĐHBK, Hà Nội.
2. Giáo trình quản lý sản xuất - Khoa kinh tế và quản lý - Trường ĐHBK, Hà Nội.
3. Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Khoa kinh tế và quản lý - Trường ĐHBK, Hà Nội.
4. Giáo trình kế hoạch sản xuất kinh doanh - Khoa kinh tế và quản lý - Trường ĐHBK, Hà Nội.
5. Giáo trình phân tích hoạt động doanh nghiệp - Trường ĐHBK (Khoa kinh tế và quản lý) , Lê Thị Phương Hiệp - NXB khoa học và kỹ thuật- Hà Nội 2006
6. Giáo trình định mức kinh tế kỹ thuật và quy trinh công nghệ sản xuất thuốc nổ Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh.
7. Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh.
8. Bảng tổng hợp định mức sử dụng vật tư TSCĐ của Công ty.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36612.doc