Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế trong nước bắt nhịp cùng với sự phát triển hội nhập đó thì hệ thống thị trường bán lẻ đó là kênh phân phối quan trọng giúp cho hàng hóa trong nước có thể đứng vững khi đã đưa những sản phẩm của mình vào lòng người tiêu dùng trước khi hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam.
Một trong những kênh phân phối đó là hoạt động đại lý mà tôi đã được nghiên cứu qua quá trình thực tập và thực tế tại công ty gạch ốp lát Hà Nội đã cho thấy một số sự nhìn nhận vấn đề là cần có sự đẩy mạnh hơn nữa sao cho hoạt động đại lý (thị trường bán lẻ) của cả nước nói chung phát triển cũng như hoạt động đại lý của công ty ngày càng phải có xu hướng phát triển để từ đó tự tạo dựng cho thương hiệu của mình chấp cánh bay xa hơn nữa. Để đáp ứng điều đó một mặt công ty cũng cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách nâng cao đầu tư hệ thống máy móc, nhà xưởng áp dụng công nghệ hiện đại, việc chiêu dụng nhân tài để đáp ứng ngày càng cao sự đòi hỏi của người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng đại lý và thực tiễn áp dụng tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội tốt mà không có một biện pháp nào có thể hiệu quả hơn.
6.2. Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Đây là biện pháp bất đắc dĩ sau khi đã thương lượng hòa giải không được nhưng nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả xấu hơn nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khi phía bên kia không chấp dứt việc vi phạm hợp đồng hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên cũng cần hết sức cân nhắc thận trọng để tránh nóng vội không cần thiết.
Lưu ý, trong trường hợp bắt buộc phải áp dụng biện pháp này mà gây ra thiệt hại cho bên vi phạm hợp đồng thì không phải bồi thường thiệt hại cho họ. Đây cũng được coi là hậu quả mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu.
6.3. Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết
Nói chung nếu việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết( chỉ áp dụng trong trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh doanh – thương mại giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình trong thời hạn luật định).
Việc yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết là biện pháp cần thiết và hữu hiệu khi không còn biện pháp nào có thể làm thay đổi được tình hình bởi các cơ quan này, nhất là Tòa án, là cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi phạm các phán quyết này có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc.
Khi yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mai giải quyết thì các bên phải tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp.
6.4. Yêu cầu cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự
Đây là biện pháp cứng rắn được áp dụng nếu bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm.
Việc lừa đảo được thể hiện qua thủ đoạn gian dối với ý định trước khi ký kết, thực hiện hợp đồng. Thông qua việc ký kết hợp đồng có tính chất gian dối của một bên đã thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của đối tác.
Đối với việc lạm dụng tín nhiệm thì các thủ đoạn và ý định chiếm đọat xảy ra sau khi ký kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nếu có đủ cơ sở xác định có tội phạm xảy ra thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử tại Tòa án và buộc người chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt và phải trả lại hoặc bồi thường những tài sản bị chiếm đoạt, những thiệt hại cho người bị hại.
Chương II.
Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý
tại công ty
I. Vài nét khái quát về công ty.
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Gạch ốp lát Hà Nội.
Công ty gạch ốp lát Hà Nội tièn thân là xí nghiệp gạch ngói HữuHưng,
trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Sành sứ thủy tinh, được thành lập tháng 6/1959 theo quyết định số 094A/BXD- TCLĐ ngày 29/3/1993 của Bộ xây dựng và theo căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/03/1994 của chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BXD.Theo quyết định số 280/QĐ- BXD quyến định đổi tên công ty gốm xây dựng Hữu Hưng thành tên mới công ty Gạch ốp lát Hà Nội
Tên doanh nghiệp : Công ty Gạch ốp lát Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế : Ha Noi Ceramic Tiles Company
Địa chỉ : Trung Hoà- Cầu Giấy- Hà Nội
Điện thoại : 048543043
Fax : 048542889
Website : www.ceramichn.com
Tồn tại và phát triển gần 50 năm, đến ngày 19/5/1998, theo quyết định số
84/QĐ- BXD của Bộ xây dựng, Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng đựoc tách ra thành công ty gạch ốp lát Hà Nội và nhà máy gạch Hữu Hưng nhằm nâng cao tính độc lập và phát huy năng lực trong quản lý kinh doanh đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và tự hoạch toán độc lập.Được thành lập trong giai đoạn nền kinh tế đất nước mở cửa hội nhập đó là thành viên của ASEAN
Quan hệ Việt- Mỹ đã được thiết lập trở lại tạo cho nền Kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nên tạo ra cho các doanh nghiệp của nước ta nói chung cũng như cho công ty gạch ốp lát Hà Nội nói riêng về những cơ hội và thách thức
Với cơ sở thuận lợi là Công ty Nhà nước nên Công ty đã có những điều kiện thuận lợi như sự ưu đãi về cơ sở vật chất,với tổng diện tích 22600 m2 bao gồm hệ thống nhà xưởng,kho bãi văn phòng làm việc và hai dây chuyền sản xuất gạch hoàn toàn tự động được nhập từ Châu Âu, sản phẩm và gạch ốp lát nền và gạch ốp lát tường mang nhẵn hiệu Viglacera đang có chỗ đứng vững chức trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài
Các giai đoạn phát triển của công ty
Giai đoạn từ năm 1994 đến 1999 :
1994-1997 trong giai đoạn này công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm đầu ra cho các sản phẩm do quá trình mở cửa còn thấp do đó mà các sản phẩm chủ yếu là trong nước, mặt khác cùng với sự khủng hoảng kinh tế đông nam á1997 cũng làm ảnh hưởng đến việc tìm đầu ra cho các sản phẩm của công ty,công ty đã từng bước thay đổi lại tư duy kinh doanh .Với toỏng đầu tư 130 tỷ đồng được thực hiện trong 3 năm từ 1994-1997,công ty đã mạnh dản đầu tư 2 dây chuyền sản xuất tự động với công nghệ hiện đại với tổng công suất 3 triệu m2 /năm gồm: dây chuyền của hãng Welko- CHLB Đức và dây chuyền sản xuất số II của hãng Nassetti-Italia có thể nói doanh nghiệp đã tích cực trong việc tham gia chủ động hội nhập một cấch tíchcực
Ngay từ đầu năm 1998với việc xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng tại công văn số 466/HĐQT ngày 15/5/1998 và Vụ trưởng Vụ tổ chức lao động,Vụ Kế hoạch và Thống kê,Vụ quản lý vật liệu xây dựng. Công ty đã chủ động sắp xếp lại tổ chức từ phòng ban cho đến phân xưởng sản xuất,đồng thời thành lập phòng KCS trên cơ sở táh từ phòng kỹ thuật của công ty,nhằm tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát việc thực hiện quy trình công nghệ do các chuyên gia của các đối tác công nghệ hướng dẫn và đào tạo cho phù hợp với công nghệ và điều kiện và môi trường làm việc tại việt nam.Bên cạnh đó Quy chế gắn trách nhiệm của tất
Cả các phòng ban trong công ty nói chung và của người lao động nói riêng với chất lượng sản phẩm nó được thể hiện rõ hơn ở việc thông qua Quyết định số 280/QĐ- BXD ngày 19/5/1998 của Bộ trưởng xây dựng,đông thời thực hiện giao định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu cho từng công đoạn do đó có thể nói doanh nghiệp đã thực hiện việc khoán nhằm chi phí vật tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời cũng chánh tình trạng việc lợi dụng chức vụ của cán bộ, công nhân viên trong việc báo cáo khống số liệu thực tế . Nhưng do cơ cấu sản phẩm của công ty còn nghèo nàn, mẫu mã sản phẩm còn hạn chế nên đã dẫn đến sản lượng và doanh thu tiêu thụ thấp hơn nhiều so với sản lượng sản xuất một mặt do quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở việt nam chưa phát triển đã làm cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị hạn chế.Vì thế để khẳng định vị trí của một công ty có kinh nghiệm trên thương trường được thành lập lâu năm và quan trọng hơn cả là nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế cong ty đã liên tục đề ra những biện pháp, kế hoạch trước mắt và lâu dài để kịp thời chấn chỉnh mọi mặt, phấn đấu đề ra
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:
Được sự chỉ đạo quan tâm sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Tổng công ty cùng với sự năng động, đoàn kết nhất trí, sáng tạo và miệt mài hăng say lao động ,tinh thần quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên ,ví dụ như các mẫu sản phẩm tung ra thị trường đã được người tiêu dùng đón nhận và khả năng tiếp thị các sản phẩm do đó Công ty đã hoàn thành vượt chỉ tiêi kế hoạch sản xuất kinh doanh .Tổng sản lượng sản xuất hàng năm liên tục tăng .
Tháng 9/2002 Nhà máy gạch ốp lát Hải Dương đã được nhập về công ty với công suất thiết kế là 2.5triệu m2/năm với việc sát nhập này đã làm cho quy mô của công ty đã dược nâng cao cả chất và lượng :
+Thành tựu của công ty năm 2003:
- Sản xuất :6.381556m2 (Gýa trị sản xuất là 395.656 trđ)
- Doanh thu : 304.412 trđ
- Lợi nhuận : 2.350 trđ
- Nộp ngân sách: 7.492 trđ
- Thu nhập BQ: 1.672.000 đ/người/tháng
+ năm 2004
- sản xuất :7.000.000m2(giá trị SXCN 434.000trđ)
- doanh thu :340.667trđ (trong đó xuất khẩu 1.355.000 USD)
- lợi nhuận : 2.538trđ
+ năm 2005
- sản xuất :8.125.369m2 (giá trị SXCN 512.023 trđ)
- doanh thu :469.153 trđ( trong đó xuất khẩu 2.123.420 USD)
- Lợi nhuận :3.689 trđ
+ năm 2006
sản xuất : 10.146.456m2 (giá trị SXCN 669.789 trđ)
doanh thu: 673.679 trđ( trong đó xuất khẩu 3.526.752 USD)
lợi nhuận :5.536 trđ
Để đạt đươc những kết quả trên công ty đã chủ động tìm nguyên liệu có trữ lượng lớn ,đặc biệt là các bạn hàng ổn định ,thành phần ổn định va có kế hoạch khai thác sớm. Các nguyên liệu men, màu nhập ngoại ,phụ tùng thay thế được tính toán, lập kế hoạch chi tiết cùng với đó là việc quy hoạch thị trường và việc mở rộng các thị trường tiêu thụ, nhờ đó mà công ty có thể chủ động trong quá trình sản xuất và thay thế sủa chữa ,bảo dưỡng .Mặt khác công ty đã chủ động đàm phán với các nhà cung cấp để giảm giá nguyên liệu đầu vào từ đó góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách hiệu quả với các doanh nghiệp cùng sản xuất ra các mặt hàng.Nhìn chung các chỉ tiêu của doanh nghiệp đặt ra đều thực hiện được các chỉ tiêu năm sau thường cao hơn năm trước .Đặc biệt là thu nhập bình quân đầu người hàng năm liên tục tăng các chế độ ưu đãi đại ngộ được công ty chú trọng do đó đã tạo ra động lực làm việc cho người lao động
Hiện nay, nhãn hiệu Viglacera không những được người tiêu dùng trong nước đón nhận như những sản phẩm tốt có chất lượng ngoài ra doanh nghiệp luôn giới thiệu các sản phẩm tại các hội trợ trong nước và quốc tế nên đã đẩy mạnh xuất khẩu tại nhiều thị trường trên thế giới như: Philippines,Hàn quốc, Myanmar, USA,EU...Có thể nói Công ty đã thâm nhập vào được cả những thị trtường khó tính như Mỹ hay Eu cho thấy trước nhữnh thành công đáng nể cùng với đó công ty luôn khảo sát tìm hiểu nhu cầu của thị trường về các sản phẩmvà do đó đã có những phản hồi từ khách hàng,bạn hàng vì vậy mà chất lượng của công ty không ngừng được cải thiện và năng vị thế của công ty lên, chất lượng dịch vụ tạo chỗ đứng vững chắc cho các sản phẩm của mình trên trị trường
2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1- Chức năng, nhiệm vụ.
Sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng của các chủ thể trong nền kinh tế
Với chức năng là một tổ chức từ hoạt động sản xuất kinh doanh đến hoạt động tiêu thụ được khép kín
Trong việc sản xuất thì công ty tổ chức nghiên cứu, ứng dụng,triển khai công nghệ, đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất bằng việc mua các công nghệ tiên tiến trên thế giới thực hiện phương thức đi tắt đón đầu hàng năm công ty chủ động cho nhân viên ở các bộ phận đi đào tạo cả trong nước và ngoài nước
Trong việc kinh doanh thực hiện các kênh phân phối từ các đại lí đến các cơ sở bán lẻ công ty luôn có các chương trình khuyến mãi, thực hiện việc đi sâu sát tìm hiểu thị trường tiêu thụ thì trực tiếp nhân viên kinh doanh đến các cơ sở giới thiệu các sản phẩm mới của công ty
Đồng thời trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án thuộc mục tiêu của ngành, các dự án hợp tác đầu tư trong và ngoài nước
Hằng năm công ty tổ chức các cuộc thi trong công ty về các đề tài nghiên cứu,sáng tạo ra các sản phẩm mới, chiến lược kinh doanh mới
2.2- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là một đơn vị sản xuất ngành vật liẹu xây dựng chủ yếu là các sản phẩm gạch men, tính từ thời điểm thành lập đến bây giờ thì công ty đã thiét kế khoảng hơn 1000 mẫu gạch khác nhau với các mẫu mã kích thước khác nhau họa tiết thì rất phong phú và đa dạng công ty nhận các đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng, phù hợp với điều kiện thiết bị và công nghệ hiện tại của công ty .Hiện nay công ty đã và đang đầu tư sản xuất nhiều loại sản xuất niều loại sản phẩm như gạch ốp tường, nền, gạch viền hoa văn như vân gỗ, vân đá..
Để sản xuất các loại gạch tránh men cao cấp,công ty sử dụng các nguyên liệu chủ yếu
+ Nguyên liệu xương: Đất sét, đôlômít. đất ao lanh, quartz, sttp
+ Nguyên liệu làm men, màu trang trí
+ Vật liệu bao bì : Vỏ hộp, nẹp, kẹp dây đai, dung dịch dạ quang, axeton, nilon....các nguyên liệu chủ yếu được doanh nghiệp tự sản xuất trong nước và tự nghiên cứu một số sản phẩm khác nhập ngoại nhưng chỉ trong thời gian ngắn thì với sự cộng tác với các nhà khoa học công ty đã từng bước nội địa hoà các sản phẩm từ 30%- 50%
Qúa trình sản xuất gạch men được thực hiện trên dây chuyền công nghệ hiện đại của nước ngoài. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Quy trỡnh sản xuất
Chứa nguyên liệu
Chế biến NVL để làm xương
Chế tạo và dự trữ bột
ép sản phẩm
Sấy gạch mộc
Nung
Tráng men
Phân loại sản phẩm
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Xuất phát từ một đơn vị sản xuất - kinh doanh của một công ty Nhà nước, đơn vị trực thuộc Tổng công ty nên mô hình bộ máy quản lý đựoc tổ chức theo mô hình trực tiếp chức năng bao gồm :giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban .
Do đó có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo mô hình sau Giám đốc công ty: là ngưòi đứng đầu bộ máy quản lý chỉ đạo và chụi trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .Ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc, giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp các phòng ban trong công ty ,là người đại diện trước pháp luật
Phó giám đốc công ty : là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc ,đồng thời chỉ đạo trực tiếp về lĩnh vực mình quản lý
Các phòng ban- phân xưởng : việc tổ chức các phòng ban phụ thuộc yêu cầu quản lý của công ty,ví dụ như gần đây với cơ chế mở cửa công ty có xuất khẩu một số mặt hàng sang các thị trường trên thế giới thì việc đòi hỏi có phòng xuất nhập khẩu là điều tất yếu . đứng đầu là các trưỏng phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốcvà đồng thời có nghĩa vụ trợ giúp giám đốc về những mặt mà mình phụ trách
Mặt dù được chia thành các bộ phận ,các phòng ban nhưng giữa các phòng ban và các phân xưởng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, cùng bàn bạc, trao đổi triển khai công việc và hỗ trợ nhau khi có lệnh của giám đốc cũng vì mục tiêu cuối cùng đó là đem lại hiệu quatrong công việc đồng thời một mặt tạo ra một bộ mặt văn hoá doanh nghiệp
Phòng kế hoạch- sản xuất :
1.Lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm theo quí, năm
2.Lập kế hoạch và tổ chức cung cấp đầy đủ kịp thời, đúng số lượng và chất lượng các loại vật tư, nguyên nhiên liệu, phụ tùng thiết bị theo kế hoạch sản xuất
3.Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và theo dõi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, công tác sữa chữa nhỏ về thiết bị nhà xưởng, nhà làm việc và các công trình kiến trúc khác, quản lý hồ sơ xây dựng cơ bản
4.Phân tích đánh giá và tổng kết việc thực hiện kế hoạch sản xuất, cuung cấp vật tư nguyên nhiên liệu, làm báo coá định kỳ, báo cáo ban giám đốc và các đơn vị có liên quan
5.Thực hiện công tác điều độ sản xuất và công tác bảo hộ lao động
6.Quản lý tổ sơ chế nguyên liệu
Phòng kỹ thuật sản xuất:
1.Xây dựng và hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất
2.Nghiên cứu cảitiến công nghệ và áp dụng công nghệ mới
3.Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các loại vật tư nguyên liệu sản xuất và sản phẩm
4.Nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới
5.Xác định các thôngsố kỹ thuật
6.Phân tích thành phần hoá học
7.Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật
8.Tham gia biên soạn tàI liệu giảng dạy các lớp đào tạo công nhân
9.Kiểm tra đánh giá chất lượng vật tư nguyên liệu
10.Kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình công nghệ
11.Hướng dẫn kiểm tra giám sát phân loại sản phẩm
12.Tham gia với phòng kinh doanh làm công tác dịch vụ bán hàng
Phòng kinh doanh
1.Thực hiện các công việcvề thương mại để bán hết sản phẩm
2.thực hiện các công việc nghiên cứu thị trường và đề ra chiến lược kinh doanh
3.Phối hợp với các đơn vị trong công ty
4.Thực hiện các công việc kinh doanh khác để sinh lời và các công việc dịch vụ sau bán hàng
Phòng tổ chức lao động:
1.Xây dựng công tác quản lý tổ chức, lao động tiền lương, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, bổ xung lao động …
2.Quản lý công tác đào tạo, công tác nâng bậc lương cho CBCNV, theo dõi ký kết hợp đồng
3.quản lý hồ sơ cán bộ công nhân, giảI quyết thủ tục tuyển dụng, thôiviệc
4.Quản lý công tác thi dua khen thưởng, kỷ luật và công tác xã hội
Phòng tài chính kế toán
1.Lập kế hoạch tàichính và tổ chức thực hiện tốt công tác kế hoạch theo đúng tháng, quý năm
2.Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tàichính cần thiết cho giám đốc
3.Thực hiệnhạch toán kế toán theo đúng quy định của nhà nước và theo đúng điều lệ hoạt động của công ty
4.Lập báo cáo tàichính phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh theo tháng,quý, năm
Phân xưởng cơ điện
1.Bảo quản hồ sơ thiết bị
2.Xây dựng và lập hồ sơ lý lịch để theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị
3.theo dõi hoạt động các thiết bị máy móc
4.giám sát việc thực hiện quy trình vận hành máy móc thiết bị
5.bảo dưỡng, sửa chữa hoàn thiện các thiết bị máy móc
6.bảo đảm hoạt động an toàn cho người và thiết bị
Phân xưởng sản xuất gạch ốp lát
1.tổ chức sản xuất có hiệu quả ttheo kế hoạch của công ty giao cho, đảm bảo số lượng, chất lượng
2.chịu trách nhiệm vụ quản lý, bảo đảm và sử dụng có hiệu quả 2.1. tài sản cố định gồm : máy móc thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc
2.2. vật tư nguyên liệu nhiên liệu, phụ tùng
2.3.công cụ lao động sản xuất
2.4.thành phẩm, bán thành phẩm chưa nhập kho
4. Ngành nghề kinh doanh
+Công nghiệp sản xuất gạch, ngói
+Sản xuất kinh doanh gạch ốp và lát nền tráng men (ceramic)
+kinh doanh vận tải hàng hoá
+ kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng
Nhìn chung thì các sản phẩm mà công ty kinh doanh đều là các mặt hàng chịu sự điều chỉnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện công ty đã thực hiện một cách đầy đủ các điều kiện của một đơn vị sản xuất ví dụ như điều kiện về đảm bảo về môi trường (tiếng ồn, khói, bụi ...)đều trong hàm lượng cho phép theo quy trình công nghệ khép kín
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty 2005- 2006
chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ%
1.DTBH và CCDV
228.168.401
244.847.511
16.679.110
7,31
2.các khoản giảm trừ
-
-
-
-
3.DT thuầnBH và CCDV
228.168.401
244.847.511
16.679.110
7,31
4.giá vốn hàng bán
219.712.090
235.355.596
15.643.506
7,12
5.LN gộp bán hàng và CCDV
8.456.311
9.491.915
1.035.604
12,25
6.DT HĐTC
32.849.248
42.871.068
9.976.820
30,37
7.CP HĐTC
16.797.916
22.280.756
5.482.840
32,33
8.CPBH
18.662.457
22.430.432
3.767.975
20,19
9.CPQLDN
4.239.236
5.653.915
1.414.679
33,37
10.LN thuần
1.605.950
1.997.880
319.930
24,4
11.Thu nhập khác
707.645
757.612
49.967
7,06
12.Chi phí khác
539.473
587.249
57.776
10,71
13.lợi nhuận khác
168.172
170.363
2.191
1,3
14.Tổng LN trước thuế
1.437.778
1.890.517
452.739
31,49
15.Thuế TNDN phải Nộp
402.578
529.345
126.767
31.49
16.LN sau thuế
1.035.200
1361.172
325.972
31,49
Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 2005 so vơi năm 2006 tăng 16.679.1101.000 VNĐ, tỷ lệ tăng tương ứng là 7,31% . Các khoản giảm trừ doanh thu không có do đó doanh thu thuần tăng tương ứng với tỷ lệ tăng của tổng doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán năm 2006 so với năm 2005là tăng 15.643.506.000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 7,12% tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán tăng tương ứng với tỷ lệ tăng của doanh thu thuần
Lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.035.604.000 VNĐ ,tỷ lệ tăng tương ứng là 12.25% do doanh thu thuần và giá vốn có tỷ lệ tăng ứng nhau
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2006 so với năm 2005là tăng 9.976.820.000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 30,37%đây là một dấu hiệu tốt 2006 so với năm 2005là tăng
Nhưng chi phí hoạt động tài chính 2006 so với năm 2005là tăng 5.482.840.000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 32.33% điều này là đương nhiên vì do doanh thu tăng tức là số lượng bán ra tăng lên do đó chi phí đầu vào phải tăng lên mặt khác doanh nghiệp sử dụng vốn cuă các chủ thể khác nhau do đó chi phí cho việc trả lãi cao làm giảm lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Cả hailoại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều có tốc độ tăng khá cao cụ thể như sau :
Chi phí bán hàng năm 2006 so với năm 2005là tăng 3.767.975. 000 vnđ tương ứng với tỷ lệ tăng 20.19%
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 so với năm 2005là tăng 1.414.679.000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 33.37%
Quy mô sản xuất tăng lên cũng đồng nghĩa với việc thuê kho bãi ,chi phí cho việc vận chuyển ,thuê thêm nhân công ,mở thêm các đại lý ...
Nhận thấy đây là một tín hiệu tốt mặt khác nó làm cho lợi nhuận thuần của công ty từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm
Thu nhập khác năm 2006 so với năm 2005là tăng 49.967.000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 7.06%
Chi phí khác năm 2006 so với năm 2005là tăng 57.776.000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 10.71%
Lợi nhuận khác năm 2006 so với năm 2005là tăng 2.191.000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 1.3%
Nhận thấy tốc độ tăng của Thu nhập khác so với Chi phí khác là thấp hơn tương ứng là 3.65% cho thấy doanhnghiệp đã lãng phí trong việc làm phát sinh các chi phí không cần thiết, lợi nhuận khác tăng nhưng vẫn chưa tốt do vậy doanh nghiệp cần điều chỉnh lại việc làm giả các chi phí do con người gây ra,đổi mới các thiết bị, thay đổi công nghệ cho phù hợp với tốc độ phát triển theo đúng quy mô của doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế năm 2006 so với năm 2005là tăng 452.739.000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 31,49%
Thuế thu nhập năm 2006 so với năm 2005là tăng 126.767.000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 31.49%
Qua việc phân tích trên cho thấy công ty đã có nhiều nỗ lực trong quá trình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới doanh nghiệp nên đổi mới phương thức kinhdoanh, đầu tư công nghệ hiện đại (tự động hoá )một phần làm giảmchi phí về nhân công đồng thời tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao tăng khả năng cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập, thay đổi cải tổ lại bộ máy tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, khoa học
II áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý
1. các loại hợp đồng
Ngoài các loại hợp đồng đại lý như hợp đồng đại lý bao tiêu , tổng đại lý thì công ty còn hàng loạt các đại lý cấp một
Tên đại lý
Điện thoại
Số 2 giangvăn minh (HÀ NỘI)
7323906 – 905
15 A1 cát linh
8233892/ fax 733046
Giáp bát
6423048 – 0904118007
Nguyễn trãi
8540411 – 8547494 – 6886626
Khương trung
8539237
Hoàng quốc việt
7560266
Cầu diễn
7564619
Nguyễn chí thanh
7732888
Lương thế vinh
8391692
Võ thị sáu
9873353
Hoàng hoa thám
7644791
Lạc trung
9712499 – 9715765
Gia lâm
8273223
Đông anh
8835686
Yên viên
8273947
Minh khai
8621825
Trường chinh
8539360
Âu cơ
7196844
Kho đầu mối (xuân đỉnh)
7573505
Bắc ninh
(0241)821644 -824670-831845-832405
Lạng sơn
(025)870445-872458
Bắc giang
0240.856097-854944-858416-85539
Thái nguyên
(0280)852473-852457-844156
Hà tây
034.785043-751438-521562-833133
Hải dương
0320.852197-853692-891317
Hưng yên
0321.943055-920047-862552
Hải phòng
031.876990-701864-874445
Quảng ninh
033.826189-854196-862970
Vĩnh phúc
0211.869441-861085-843716-850368
Thanh hóa
037.856375-853961-870599
Nghệ an
038.843153-596048-848522
Hà tĩnh
039.856919-856826-853306-831995
Đà nẵng
05116460-618234-608456
S44 bàu cát p13 q tân bình
088490582/fa x 0888427386
178 lý thường kiệt p8 qtân bình
088.646800-642132/fa x 088661129
60/674 bis nguyễn oanh- Q gò vấp
088.952682
411A quốc lộ 1A thị trấn cái răng- cần thơ
071.847145-071836527/ fa x 071846061
2. Giao kết hợp đồng.
* Thiết lập đại lý
Bên A: Công ty Gạch ốp lát Hà Nội
Địa chỉ: phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy
Điện thoại:048.542627
Mã số thuế: 0100774247
Tài khoản: 710A-00031-Ngân hàng công thương Ba Đình Hà Nội
Đại diện: ông Hoàng Anh Dũng Chức vụ: Phó Giám Đốc công ty
Bên B……………………………………………………………………………………
Địa chỉ…………………………………………………………………………………..
Điện thoại……………………………………………………………………………….
Mã số thuế……………………………………………………………………………….
Tài khoản………………………………………………………………………………..
Đại diện…………………………………..Chức vụ…………………………………….
* Hiệu lực hợp đồng
+ Những trường hợp có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Bên B không đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng trong sáu tháng liên tục
Bên B bị khiếu nại tuyên bố phá sản, cửa hàng, tài sản, hàng hóa bị kê biên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Khi một bên đề nghị chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho bên kia tối thiểu là 15 ngày, sau ngày chấm dứt hợp đồng bên B, phải giao trả số hàng hóa, tài sản cho bên A theo những cách thức bên A đề nghị. Bên A đề nghị chấm dứt hợp đồng phải chịu chi phí giao trả hàng hóa, tài sản.
+ Chuyển nhượng hợp đồng: không bên nào được chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba khi không có sự đồng ý của bên kia. Bên B giao dịch với khách hàng để bán hàng có quyền và nghĩa vụ theo một hợp đồng khác.
+ Cách lập phụ lục hợp đồng: những hoạt động cụ thể phục vụ cho hợp đồng đại lý ở giữa hai bên như: quảng cáo, sửa chữa, bảo hành, giao hàng…..hoặc các hoạt động khác phát sinh ngoài hợp đồng sẽ được lập thành phụ lục riêng nhưng được coi là một thành phần của bản hợp đồng này.
+ Gia hạn hợp đồng: hợp đồng này có thể gia hạn theo đề xuất của bên A trước khi hết thời hạn hợp đồng và được hai bên thống nhất bằng văn bản.
Hợp đồng này được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.
* Nhiệm vụ của bên đại lý
+ Lập cửa hàng hoặc phòng chưng bày tại các cơ sở kinh doanh cho bên A để bán sản phẩm cho bên A đưa tới, cam đoan không tự ý đưa hàng hóa vào bán khi chưa có sự chấp thuận của bên A; bán hàng đúng giá quy định của bên A, thu tiền ngay, chỉ bán chịu cho khách hàng khi được sự đồng ý của bên A hoặc bên B tự chi trả số tiền đó.
+ Bên B tự quyết định số nhân sự làm việc cho cửa hàng và phòng chưng bày…
+ Giới thiệu các địa điểm ký gửi tin cậy để bán hàng hóa cho bên A
+ Thay mặt A giải quyết các giao dịch khác khi được bên A ủy quyền
+ Bên B thực hiện kiểm kê và báo cáo hàng tháng tình hình kinh doanh cho bên A vào ngày 31 trong từng tháng bằng văn bản.
+ Khi có đơn đặt hàng cần cung ứng ngay thì kịp thời thông báo cho bên A mà không cần chờ đúng thời điểm của báo cáo tháng
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên A trong toàn bộ hoạt động đại lý.
* Trách nhiệm của bên giao đại lý.
+ Giao đúng số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm thỏa thuận và thanh toán các chi phí vận chuyển hàng hóa
+ Hỗ trợ tài chính để chi phí trong phạm vi chức năng đại lý mà bên B đã đề xuất đúng số lượng và thời hạn.
+ Thực hiện hoạt động kiểm toán sổ sách kế toán của bên B, thanh toán các hoạt động thương mại của đại lý và hàng tồn kho.
* Phương thức thanh toán thù lao
+ Bán sản phẩm bên B được hưởng với phần trăm giá bán các sản phẩm và được thu ngay sau khi nhận tiền bán hàng (theo sự thoả thuận của hai bên)
+ Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trị giá từng lô hàng đã giao ghi trên hóa đơn (bên A xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho bên B) và thanh toán toàn bộ phát sinh trong tháng cho bên A.
+ Trả thù lao cho việc giới thiệu cho bên A các nhà bán lẻ hoặc cửa hàng ký gửi có tín nhiệm.
+ Các thù lao khác (do sự thỏa thuận của hai bên)
3. Thực hiện
+ Ký quỹ, thế chấp
Bên B ký quỹ cho bên A số tiền là: …………………………………………đồng
Bằng chữ…………………………………………………………………
Bên B sẽ thanh toán lãi suất của số tiền ký quỹ trên bằng mữc lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại hệ thống ngân hàng công thương trong từng thời điểm. Số tiền ký quỹ này sẽ không được tính lãi trong trường hợp số dư nợ cuối mỗi tháng của bên B vượt quá mức ký quỹ nêu trên.
Trong trường hợp thế chấp bằng tài sản (sổ đỏ, sổ tiết kiệm…)thì giá trị tài sản này không được tính lãi suất.
Trường hợp bên B vi phạm một trong các điều khỏan hai bên đã cam kết tại hợp đồng hai bên thỏa thuận thì số tiền ký quỹ đó sẽ được bên A phạt do vi phạm hợp đồng hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ thanh toán của bên B.
+ Trách nhiệm vật chất do vi phạm
Bên đại lý cam kết thanh toán đúng hạn cho bên A như đã cam kết trong hợp đồng, trường hợp bên B thanh toán không đúng hạn, thì số ngày quá hạn bên B phải chịu phạt quá hạn là 8%/ngày; nhưng thời gian không quá 30 ngày.
Nếu sau 30 ngày (kể từ ngày nợ quá hạn) bên B chưa thanh tóan đủ số tiền quá hạn, bên A có quyền ngừng cung cấp hàng hóa và đơn phương đình chỉ hợp đồng. Số tiền ký quỹ được khấu trừ trong việc thanh toán.
+ Những cam kết khác
Khi ký hợp đồng đại lý bên B cam kết có đủ giấy phép kinh doanh và các chứng chỉ hành nghề liên quan đến ngành hàng đại lý.
Bên B cam kết tiêu thụ lượng sản phẩm hàng hóa do bên A quy định. Nếu số lượng hàng hóa không đảm bảo thì bên A có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng hoặc chuyển đổi phương thức.
Việc kiểm tra được lập thành biên bản ghi toàn bộ nội dung, đính kèm theo hợp đồng và coi đó là bộ phận không thể tách dời trong hợp đồng.
2. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.
Việc sửa đổi hợp đồng có thể do các trường hợp sau:
+ Do quá trình thay đổi luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật thì hai bên phải có quá trình thỏa thuận cụ thể và tuân theo văn bản hướng dẫn của luật.
+ Khi một bên đề nghị chấm dứt hợp đồng mà không cần lý do hoặc lỗi của bên kia
+ Không chịu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng. Chẳng hạn như vay tiền sau khi nhận được tiền vay thì sau đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
5. Giải quyết tranh chấp.
Thường thì có tranh chấp xảy ra hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết trên cơ sở tôn trọng và cùng hợp tác để đảm bảo quyền lợi cho hai bên.
Nếu không tự giải quyết được thì thống nhất chuyển vụ việc tới Tòa án kinh tế nơi bên A đặt trụ sở chính. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng mà hai bên phải thi hành.
Các chi phí về kiểm tra, xác minh và án phí Tòa án do bên có lỗi chịu trách nhiệm chi trả.
Chương III.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng đại lý và một số kiến nghị
Đánh giá áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý.
Những kết quả đạt được
Nhận thấy qua quá trình thực tập tại công ty gạch ốp lát Hà Nội thuộc tổng công ty gạch men Vigalacera:
+ Quy mô số các đại lý: Do quá trình làm ăn, tổ chức bộ máy của công ty ngày được cải thiện, một số sản phẩm mới ra thị trường ngày càng nhiều, và các sản phẩm đó được người tiêu dùng tín nhiệm, và công ty đã khẳng định được vị trí, chỗ đứng của mình trong làng sản xuất gạch men, gốm sứ từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của mình bằng việc nhập các công nghệ mới có tính chất chính xác cao, có hiệu quả về quy mô, hiệu quả về chi phí, đạt các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp hướng tới và đã thực hiện được đó là các tiêu chuẩn quản lý ISO 9001:2000, tiêu chuẩn ISO 14000 về môi trường. Từ đó làm cho quy mô các đại lý đã được mở rộng hơn, được giải rác đi tất cả cá vùng, miền Nam, miền Bắc, miền Trung, với hai chi nhánh tại Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tên tuổi của Viglacera đang chuyển mình trước thềm hội nhập.
Đồng thời trong quá trình kinh doanh công ty luôn đổi mới, nghiên cứu thị trường. Bảng nghiên cứu đối với người tiêu dùng khi đi đến các đại lý của công ty đã tạo ra công ty một só sự đối thoại trực tiếp giữa người tiêu dùng và công ty để từ đó công ty có thể thay đổi một cách rất nhanh mẫu mã, chất lượng sản phẩm theo nhu cầu, thị hiếu sản phẩm của khách hàng. Cùng với đó là việc cung cấp đầy đủ, kịp thời chất lượng từ công ty đến các đại lý do đó công ty luôn luôn đáp ứng các đại lý đã có mà còn mở rộng các đại lý nếu ở những khu vực có nhu cầu gạch men.
+ Trình độ nhân viên
Ngày nay với quá trình hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, thì kinh tế trong nước đang chủ động hội nhập cùng thế giới, trước yêu cầu đó thì nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công, thất bại của một doanh nghiệp thì nhân tố con người được coi là nhân tố cơ bản, quyết định đến sự thành công đó. Công ty đang chủ động tuyển và đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới của quả trình kinh doanh.
Đối với các nhân viên cũ thì công ty cho đi đào tạo tại các trường đại học hàng đầu trong nước tùy theo lĩnh vực mà họ họat động, ngoài nghiệp vụ chuyên môn, công ty luôn có cho nhân viên đi thăm quan các công ty hoạt động cùng ngành nghề (gạch men) nhằm nâng cao vốn thực tế và học hỏi được kinh nghiệm của các công ty cùng ngành nghề.
Đối với các nhân viên mới tuyển dụng, trong quá trình tuyển dụng công ty luôn có sự bình đẳng giữa ứng viên nhằm tuyển chọn những ứng viên có đủ chuyên môn, sức khỏe đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra.
Do công ty áp dụng cả sản xuất đến kinh doanh một cách khép kín, do đó mà số nhân viên kể cả có trình độ đại học ví dụ như họ làm nhân viên tại phòng kinh doanh thì giai đoạn thử thách đầu tiên của họ là việc làm quen đối với các mẫu gạch và việc đi giới thiệu các mẫu gạch đó cho các đại lý như việc họ phải gián các mẫu gạch đó cho các đại lý cũng với đó là việc học hỏi kinh nghiẹm, chăm sóc các đại lý đó từ đó có thể biết rõ được mẫu hàng nào đang bán chạy và báo cáo đến công ty để có kế hoạch sản xuất cho sản phẩm đó, và có kế hoạch cho các sản phẩm mới chuyẩn bị ra lò.
Tỷ lệ nhân viên có trình độ trong công ty như sau:
Trình độ đại học : 40%
Trình độ cao đẳng: 35%
Trình độ công nhân, trung cấp : 25%
Số lượng nhân viên đạt trình độ đại học chủ yếu là số lượng nhận viên làm hành chính văn phòng như phòng kế tóan, xuất nhập khẩu, kinh doanh, kỹ thuật.
+ Soạn thảo hợp đồng. Quá trình soạn thảo hợp đồng là quá trình hết sức phức tạp, đa dạng để ra được mẫu hợp đồng đại lý thật sự hoàn hảo thì cần có sự tham khảo các mẫu hợp đồng do các nhà làm luật đưa ra, các văn bản pháp luật của nhà nước. Vì trình độ, am hiểu, kinh nghiệm soạn thảo của người soạn thảo, song song với sự phát triển kinh tế xã hội thì những rủi ro pháp lý cũng xảy ra ngày một nhiều hơn và không hề báo trước.
Trước yêu cầu đó, công ty đã chủ động như trong việc tuyển dụng thì nhân viên kinh doanh ngoài nghiệp vụ kinh doanh họ phải có sự am hiểu về pháp luật kinh doanh. Quá trình soạn thảo hợp đồng của công ty đã áp dụng pháp luật mới nhất ( như Luật thương mại 2005, Bộ Luật dân sự 2005 ) Do công ty sản xuất các mẫu hàng hóa mà việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là rất cần thiết. Mẫu hợp đồng đại lý của công ty có đầy đủ các yêu cầu mà một hợp đồng mẫu đại lý phải có.
Khó khăn
Do quy mô số các đại lý hoạt động rất rộng khắp cả nước do đó có thể nói địa bàn các đại lý của công ty là rất rộng. Do vậy mà trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng gặp rất nhiều khó khăn.
+ Việc bán hàng đúng giá mà công ty đã đưa ra hay không
+ Chất lượng hàng hóa mà công ty đưa ra
+ Giao nhận, vận chuyển
+ Tiêu thụ trong thị trường mà công ty đã giao cho bên đại lý
+ Việc công ty khác nhái sản phẩm của công ty mình làm đại lý
Do đó làm giảm uy tín thương hiệu, làm giảm chất lượng sản phẩm. Ngoài ra một số đại lý không bảo quản hàng hóa tốt làm cho hàng hóa bị hỏng, men gạch do ẩm, quy cách hàng hóa đã bị mất đi so với ban đầu. Với quy mô đại lý mở rộng mà từ đó dẫn tới công việc mà nhân viên kinh doanh phải đảm nhiệm số tuyến đại lý ngày càng nhiều hơn, dẫn đến việc chăm sóc khách hàng đã bị giảm đi. Ngoài ra, thường xuyên phải đi công tác xa do đó giữa nhân viên kinh doanh và nhân viên kỹ thuật thiết kế ít có sự đối thoại về những sản phẩm mà nhân viên kinh doanh biết qua các đại lý đang được người tiêu dùng đón nhận hơn hoặc số sản phẩm đã lạc hậu và không được người tiêu dùng đón nhận.
II. Một số kiến nghị
1. Đối với nhà nước
Do phạm vi hoạt động đại lý thượng mại rộng nên nguồn pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động trung gian thương mại này rất phong phú, không chỉ có Luật thương mại 2005 mà còn nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan điều chỉnh hoạt động đại lý trong các lĩnh vực chuyên ngành.
Do có nhiều văn bản pháp luật quy định về các vấn đề liên quan đến hoạt động đại lý thương mại nên việc áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động đại lý nói riêng phải tuân theo nguyên tắc quy định tại điều 4 Luật thương mại 2005. Theo đó, hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại 2005 và trong các văn bản khác thì áp dụng Bộ Luật dân sự 2005. Mặt khác theo các nhà nghiên cứu luật tìm hiểu thì trong nhiều tài liệu cũng như trong các văn bản pháp luật có cách hiểu, cách quy định rất khác nhau về đại lý nói chung và đại lý thương mại nói riêng.
Quy định đại lý thương mại trong Luật thương mại 2005 khác với quy định đại lý trong nhiều luật chuyên ngành. Căn cứ vào nội dung của hoạt động đại lý: đại lý thương mại sẽ chia thành nhiều loại: đại lý bảo hiểm, đại lý lữ hành, đại lý quảng cáo…Vì vậy, Luật thương mại 2005 là luật chung điều chỉnh hoạt động thương mại nên khái niêm đại lý trong những lĩnh vực hoạt động cụ thể phải có cách hiểu thống nhất, phù hợp với cách hiểu về đại lý thương mại trong Luật thương mại 2005. Tuy nhiên trong nhiều luật chuyên ngành, đại lý lại được hiểu theo phương diện chủ thể,(người thực hiện hoạt động thương mại). Ví dụ điều 84 Luật kinh doanh bảo hiểm: đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của luật này. Do đó tư cách của người đại lý theo các văn bản này giống với tư cách của người đại diện cho thương nhân chứ không phải với tư cách của người đại lý trong hoạt động đại lý thương mại quy định trong Luật thương mại 2005.
Do đó, các cơ quan nhà nước cũng cần xem xét lại việc pháp luật dùng cùng một tên gọi, một khái niệm là đại lý để tránh tình trạng nội dung của chúng lại không đồng nhất như đã nêu ở trên. Từ đó dẫn tới sự hiểu lầm, gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đặc biệt là khi có tranh chấp xảy ra.
Với việc Việt Nam là thành viên của WTO thì trong quá trình xin ra kết nạp thành viên thì Việt Nam đã phải tiến hành sửa các điều luật, luật, bộ luật cho phù hợp với luật quốc tế, chính vì vậy mà việc tham khảo luật quốc tế là điều tất yếu để cho quá trình áp dụng luật trong nước trở nên dễ dàng hơn khi các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ quốc tế, đồng thời đưa luật trong nước phù hợp với thông lệ quốc tê.
Tuy nhiên cùng với quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các nguồn luật quốc tế khác nhau thì trong quá trình các dịch giả soạn dịch sang tiếng việt thì tùy thuộc vào nội dung của quy định mà sử dụng thuật ngữ cho phù hợp với ngôn ngữ pháp lý, tránh làm sai lệch bản chất và sự khác biệt giữa các quan hệ này. Do đó mà nó đỏi hỏi các cơ quan nhà nước và các nhà làm luật cần đưa ra một cách hiểu chung nhất để từ đó nó thuận lợi cho dịch giả đồng thời tạo cho đọc giả cách hiểu đúng nhất. Về ngôn ngữ pháp lý nói riêng cũng như hiểu rõ bản chất, khái niệm pháp lý của đại lý thương mại nói riêng cũng như hoạt động thương mại nói chung, từ đó nó tạo ra tính thống nhất trong các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của nó.
2. Đối với công ty
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại những rủi ro pháp lý trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thường để lại những hậu quả nặng nề khó khắc phục, không chỉ mất nhiều thời gian mà còn tốn nhiều công sức, tiền bạc để khắc phục những hậu quả đó. Vấn đề nêu ra ở đây không phải là hướng dẫn cách khắc phục những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng mà vấn đề là làm cách nào đó phòng, tránh được các rủi ro có thể xảy ra hoặc cũng hạn chế mức thấp nhất những khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với người tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng.
+ Tìm hiểu kỹ đối tác trước khi chính thức đặt bút ký kết hợp đồng. Nhất thiết phải tìm hiểu kỹ đối tác mà mình đang dự định sẽ ký kết hợp đồng, không chỉ lần đầu làm ăn với nhau mới tìm hiểu kỹ mà ngay cả những lần sau nếu tiếp tục ký kết hợp đồng thì cũng thường xuyên xem xét lại khả năng, điều kiện và những thay đổi của phía đối tác một cách kỹ lưỡng thông qua các nguồn thông tin tin cậy.
Việc tìm hiểu kỹ đối tác sẽ cho phép đánh giá được khả năng, sự tín nhiệm, những hạn chế của đối tác từ đó sẽ có sự lựa chọn cần thiết là có nên hợp tác hay ký kết hợp đồng với họ hay không. Việc làm này là hoàn toàn cần thiết vì chẳng những có thể loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro khi ký hợp đồng mà còn tạo cơ hội cho công việc luôn phát triển vững chắc.
+ Tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng. Việc làm này rất cần thiết bởi lẽ nó bảo đảm cho việc ký kết hợp đồng, nội dung thỏa thuận luôn đúng pháp luật, sẽ bảo đảm giá trị pháp lý của hợp đồng và hạn chế được những rủi ro do hợp đồng trái pháp luật gây ra.
Việc tìm hiểu kỹ pháp luật sẽ cho phép quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng luôn thận trọng, chính xác, đạt độ chuẩn cao và như vậy sẽ có thể loại trừ được việc lợi dụng các sơ hở của bên đối tác để vi phạm hợp đồng. Vậy việc tìm hiểu kỹ toàn diện các quy định của pháp luật về hợp đồng và có liên quan đến lĩnh vực mà minh tham gia giao dịch là điều cần làm đầu tiên, có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Soạn thảo nội dung phải chặt chẽ , đầy đủ nội dung cơ bản và ngôn ngữ phải chính xác. Yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng. Để bảo đảm sự chặt chẽ và đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng thì nên tham khảo các hợp đồng mẫu hoặc nhờ các luật sư, luật gia giúp đỡ. Ngoài ra phải xem lại giao dịch đó còn những yêu cầu gì cần đưa vào hợp đồng không. Chỉ khi nào tất cả những yêu cầu liên quan đến giao dịch được thỏa mãn thì mới chính thức ký hợp đồng. Tốt nhất khi soạn thảo hợp đồng xong thì nhờ người có am hiểu góp ý các ý kiến của người ngoài cuộc thì sẽ sáng suốt hơn. Cũng không nên chủ quan cho rằng mình đã ký kết nhiều hợp đồng khác mà bỏ qua sự chặt chẽ và quên đưa vào đầy đủ các nội dung chủ yếu của giao dịch trong bản hợp đồng vì sự cẩn thận không bao giờ là thừa.
Về ngôn ngữ, văn phong trong bản hợp đồng thực hiện cho thấy chỉ sai một li đi một dặm nghĩa là rất nhiều trường hợp do ngôn ngữ, cách hành văn trong văn bản hợp đồng chưa chuẩn, tùy tiện đã gây ra các hậu quả không nhỏ. Nguyên tắc chung khi soạn thảo văn bản phải bảo đảm ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, văn phong phải mạch lạc, dễ hiểu không hàm chứa nhiều nghĩa, tức là chỉ được hiểu một nghĩa mà thôi. Từng dấu chấm, dấu phẩy phải đặt đúng chỗ vì nếu đặt các dấu sai chỗ thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của câu. Điều cần chú ý là sau khi soạn thảo, đánh máy bao giờ cũng phải đọc, dò lại để kiểm tra xem khâu đánh máy có nhiều thiếu sót gì không và thêm một lần nữa để kiểm tra, cân nhắc từng câu chữ của bản hợp đồng.
+ Nội dung của bản hợp đồng không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Nếu bất kỳ nội dung nào mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mà trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì nội dung đó bị vô hiệu, nhiều trường hợp làm cho hợp đồng bị vô hiệu hoàn toàn. Điều này sẽ làm cho phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề chẳng hạn tài sản giao dịch có thể bị tịch thu, không thu hồi được vốn, không được pháp luật bảo hộ…
Đây thực chất là một biện pháp mang yếu tố kỹ thuật, buộc người tham gia ký kết hợp đồng phải cân nhắc, xem xét về tính chất và hậu quả xấu có thể xảy ra trước khi ghi các nội dung thỏa thuận vào văn bản. Do đó có thể nói đương nhiên người tham gia giao kết còn phải nhận biết chính xác những quy định của pháp luật về lĩnh vực mà mình giao kết để tránh không vi phạm.
+ Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đã được pháp luật quy định. Pháp luật dân sự, kinh doanh- thương mại quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng gồm cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược. Tùy từng nội dung giao dịch mà người tham gia giao kết xem xét nên đưa hình thức bảo đảm nào và sao cho phù hợp và không phải giao dịch nào cũng giống nhau và áp dụng hình thức bảo đảm giống nhau.
Các biện pháp bảo đảm này có tính ràng buộc bên đối tác để tạo sự tin tưởng và độ an toàn khi giao dịch (nhất là trong hoạt động cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng). Các biện pháp này nhìn chung là hiệu quả cao, ít xảy ra hậu quả xấu, nếu thường được áp dụng phổ biến để phòng ngừa sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác. Lưu ý, để bảo đảm tính pháp lý của hợp đồng khi có áp dụng biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp tài sản thì cần phải làm thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng thủ tục pháp luật quy định.
+ Nhờ luật sư, luật gia hoặc người có kinh nghiệm về lĩnh vực giao kết hợp đồng tư vấn trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng. Không phải ngẫu nhiên mà ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì tổ chức luật sư, luật gia cũng phát triển và vai trò của luật sư luật gia trong đời sống xã hội nói chung và trong các hoạt động kinh doanh thương mại và giao dịch dân sự trở nên rất quan trọng. Việc nhờ luật sư, luật gia cố vấn từ khi soạn thảo, ký kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng, có thể được xem là một biện pháp hữu hiệu. Luật gia, luật sư sẽ sử dụng kiến thức pháp lý và vận dụng các quy định pháp luật để giúp người tham gia giao dịch (dân sự, kinh doanh-thương mại) soạn thảo một hợp đồng đạt được yêu cầu và khi ký kết thì các bên có thể vững tin. Vấn đề còn lại là phải chọn lựa đúng luật sư, luật gia mà mình có thể tin cậy.
Với sự giúp đỡ của luật sư, luật gia thì người tham gia giao dịch có thể yên tâm là mình đang ở trong một hành lang pháp lý an toàn. Điều này cũng giải thích được hiện tượng các doanh nghiêp nước ngoài (kể cả nhiều công dân nước ngoài) bao giờ cũng có luật sư tư vấn riêng. Cũng cần lưu ý rằng việc nhờ luật sư, luật gia phải nhằm mục đích giúp đỡ mình khi soạn thảo, ký kết hợp đồng luôn đúng pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý chứ không được lợi dụng họ để soạn thảo, ký kết hợp đồng có tinh thần lách luật, che dấu thỏa thuận, các giao dịch, trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Kết luận
Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế trong nước bắt nhịp cùng với sự phát triển hội nhập đó thì hệ thống thị trường bán lẻ đó là kênh phân phối quan trọng giúp cho hàng hóa trong nước có thể đứng vững khi đã đưa những sản phẩm của mình vào lòng người tiêu dùng trước khi hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam.
Một trong những kênh phân phối đó là hoạt động đại lý mà tôi đã được nghiên cứu qua quá trình thực tập và thực tế tại công ty gạch ốp lát Hà Nội đã cho thấy một số sự nhìn nhận vấn đề là cần có sự đẩy mạnh hơn nữa sao cho hoạt động đại lý (thị trường bán lẻ) của cả nước nói chung phát triển cũng như hoạt động đại lý của công ty ngày càng phải có xu hướng phát triển để từ đó tự tạo dựng cho thương hiệu của mình chấp cánh bay xa hơn nữa. Để đáp ứng điều đó một mặt công ty cũng cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách nâng cao đầu tư hệ thống máy móc, nhà xưởng áp dụng công nghệ hiện đại, việc chiêu dụng nhân tài để đáp ứng ngày càng cao sự đòi hỏi của người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
Trong thời gian thực tập tại công ty, được sự giứp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo phòng kinh doanh nói riêng cũng như cán bộ công ty nói chung đã cho em nắm vững được giữa lý luận đã học và tình hình thực tế áp dụng lý luận đó.
Do điều kiện thực tế không cho phép và thời gian có hạn nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài thực tập chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, ban lãnh đạo công ty để bài thực tập được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hữu Mạnh, thầy Đinh Hoài Nam cùng ban lãnh đạo và toàn thể anh chị phòng kinh doanh đã tận tình giúp đỡ em. Tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận chuyên đề thực tập này.
Tài liệu tham khảo
Luật
Luật dân sự 1995
Bộ Luật dân sự 2005
Luật thương mại 2005
Luật doanh nghiệp 2005
Sách
Ths.luật học Đặng Văn Được, hợp đồng thương mại, NXB LĐXH 2006
219 mẫu soạn thảo hợp đồng dân sự- kinh doanh thương mại. NXB LĐXH 2006
Mẫu soạn thảo hợp đồng dân sự-kinh doanh thương mại, NXB LĐXH 2006
Giáo trình Luật kinh tế, trường đại học luật, 2006
Giáo trình luật kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân, 2006
Tạp chí
Luật học số 5/2006
Nghiên cứu pháp luật số 4/2005
Mục lục
Mục lục
Mở đầu 1
Chương I:Cơ sở pháp lý của hợp đồng đại lý 2
Khái quát chung về hợp đồng 2
Khái niệm, đặc điểm hợp đồng 2
Khái niệm 2
Đặc điểm 2
Phân loại hợp đồng 4
Theo tính chất, nghĩa vụ các bên 4
Theo các lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật 5
Hợp đồng đại lý 9
Khái niệm, đặc điểm hợp đồng đại lý 9
Khái niệm 9
Đặc điểm 13
Các loại hợp đồng đại lý 15
Giao kết hợp đồng đại lý 17
Nguyên tắc 17
Chủ thể 18
Trình tự, thủ tục 20
Nội dung 22
Hình thức 26
Căn cứ 26
Thực hiện hợp đồng đại lý 27
Nguyên tắc 27
Các biện pháp bảo đảm thực hiện 27
Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng đại lý 29
Đã được hoàn thành hợp đồng 29
Theo thỏa thuận của các bên 29
Hợp đồng bị hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng 30
Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý 31
Thương lượng-hòa giải 31
Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng 31
Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết 32
Yêu cầu cơ quan điều tra, việc kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự 32
Chương II:Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý tại công ty 33
I .Khái quát về công ty 33
Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33
Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 37
Cơ cấu tổ chức bộ máy 39
Ngành nghề kinh doanh 42
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 43
II. Áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý tại công ty 46
Các loại hợp đồng đại lý 46
Giao kết hợp đồng 47
Thực hiện 50
Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng đại lý 51
Giải quyết tranh chấp 51
Chương III:Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý và một số kiến nghị 52
I. Đánh giá áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý 52
Những kết quả đạt được 52
Khó khăn 54
II. Một số kiến nghị 54
Đối với nhà nước 54
Đối với công ty 56
Kết luận 60
Tài liệu tham khảo 61
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31981.doc