Để đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành, cùng các phòng ban nghiệp vụ phải đề ra phương hướng tìm ra giải pháp từng bước đưa công ty cổ phần vào hoạt động ổn ddinhj tạo thế đi lên vưng chắc.
Thi công các công trình đúng đồ án thiết kế được duyệt, đúng quy trình quy phạm, đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu kỹ mỹ thuật.
Cần tranh thủ sự quan tâm chủa các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý chức năng, tăng cường khai thác việc làm trên thị trường thanh phố Hải Phòng và các tỉnh khác đảm bảo đủ việc làm từng bước nâng cao đời sống người lao động.
94 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng tại công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộn được xác định bằng phương pháp thực nghiệm do các thí nghiệm (LAS) có tư cách pháp nhân thực hiện.
- Trong quá trình thi công bê tông cần đúc mẫu kiểm tra, mẫu có kích thước 15 x 15 x 15cm dưới sự giám sát của Chủ đầu tư hoặc Tư vấn giám sát, có biên bản và sơ hoạ vị trí lấy mẫu. Số lượng mẫu căn cứ vào khối lượng từng “Khối đổ” như qui định tại các khoản danh mục 5.3.5. tiêu chuẩn ngành 14 TCN 59 – 2000.
- Những hạng mục công trình rất quan trọng: mang cống, thân đê, mái kè… thiết kế không qui định số lượng mẫu thí nghiệm trong hồ sơ thiết kế thì đơn vị thi công chủ động bàn bạc và thống nhất với Chủ đầu tư xác định khối lượng mẫu và vị trí lấy mẫu để có tài liệu làm cơ sở nghiệm thu hoàn công.
3. Thực hiện thi công
- Thi công đất
+ Những hạng mục công trình đất khi thi công, đơn vị có biện pháp tiêu thoát nước cho phù hợp để đảm bảo: Hố móng cần đào hoặc mặt bằng nơi đắp luôn khô ráo không sinh bùn lầy trong suốt thời gian thi công.
+ Khi đào móng phải đảm bảo các yêu cầu thiết kế, có các biện pháp chống sạt trượt, vị trí đất thải được tuân thủ theo chỉ định của thiết kế để đảm bảo an toàn hố móng.
+ Công tác đào kênh mương chú ý cao độ đáy thiết kế, mặt cắt đào và đắp bờ kênh.
+ Công tác đắp đất chỉ tiến hành đắp khi mặt bằng nơi đắp đã được vệ sinh sạch sẽ, dọn cỏ, rác, xử lý tiếp giáp giữa lớp cũ và lớp mới, đánh cấp đào rãnh…
+ Những công trình cống dưới đê theo yêu cầu của thiết kế hoặc cơ quan chủ quản cấp trên phải luyện đất để đắp mang cống. Phần đất thịt, sét luyện cũng được đắp từng lớp và đầm nén kỹ bằng đầm cóc đảm bảo dung trọng thiết kế.
+ Đắp áp trúc đê bằng đất ướt phải bạt thảo, đánh cấp hoàn thiện mới đắp, đắp đến đâu thực hiện xăm vằm ngay đến đó, không đắp dựng viên đất, đắp từ dưới đắp lên.
+ Nếu đắp bằng đất khô phải đảm bảo chiều dày đất đắp độ ẩm phù hợp với khả năng hoạt động của thiết bị đầm, đảm bảo đạt dung trọng thiết kế.
- Xây đúc
+ Gia công lắp dựng cốt thép
* Cốp thép được uốn thẳng trước khi gia công
* Không sử dụng loại thép sau khi uốn có vết rạn, nứt loại thép không rõ nguồn gốc, trường hợp thay đổi nhóm thép và số hiệu phải được sự đồng ý của thiết kế và chủ đầu tư nhưng tuân thủ theo quy phạm thi công bê tông thuỷ công SDJ 207 – 82 tại điều 3.1.5.
* Thép sau khi hàn 2 thanh phải có đường tim trùng nhau.
* Việc đặt buộc, lắp dựng đảm bảo đúng theo yêu cầu thiết kế chú ý chiều dày tầng bảo hộ, không bị xê dịch biến dạng trong thi công.
* Không quét nước xi măng lên cốt thép để đề phòng han gỉ, vệ sinh sạch sẽ những đoạn sắt của đợt đổ bê tông trước khi đổ bê tông đợt sau.
+ Gia công lắp dựng ván khuôn
Công ty cổ phần Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng đang sử dụng ván khuôn thép định hình. Một vài vị trí cấu kiện đặc biệt như hèm …, dài van, mũi thoi…các đơn vị có thể đề nghị Công ty gia công từng loại hoặc có thể dùng ván khuôn gỗ vào những cấu kiện trên nhưng phải được những yêu cầu:
* Bề mặt ván khuôn phẳng nhẵn, nếu là ván khuôn thép hình phải được vệ sinh và quét lớp dầu chống dính trước khi lắp dựng.
* Các cạnh ván khuôn phẳng, thẳng để khi ghép kín khít.
* Ván khuôn thép định hình được liên kết bằng bu lông với cột đơn, dầm kép, nếu là hệ thống khung cứng ván khuon treo dùng lông Múp ta không dùng máy hàn hàn các tấm ván khuôn lại với nhau..
* Khi lắp dựng chú ý bộ phận tháo trước không ảnh hưởng đến bộ phận tháo sau.
* Ván khuôn được lắp kín khít thành hệ thống chắc chắn không biến dạng trong quá trình thi công.
+ Tháo dỡ ván khuôn
Khi bê tông đủ thời gian chịu lực mới được tháo dỡ ván khuôn, thời gian tối thiểu như sau (bảng 4 trang 24 – Quy phạm kỹ thuật thi công việc nghiệm thu các kết cấu bê tông cốt thép).
* Đối với ván khuôn thẳng đứng không chịu tải trọng của kết cấu như tường trụ…
Mùa đông đủ 2 ¸3 ngày
Mùa hè đủ 1 ¸ 2 ngày
* Đối với ván khuôn chịu tải trọng - Tấm đan có khẩu độ từ 2m trở xuống:
Nhiệt độ bình quân 200C sau 6 ngày tháo dỡ
Nhiệt độ bình quân 250C sau 5 ngày tháo dỡ
* Tấm đan có khẩu độ từ 2 ¸ 6m:
Nhiệt độ bình quân 200C sau 10 ngày tháo dỡ
Nhiệt độ bình quân 250C sau 9 ngày tháo dỡ
Nhiệt độ bình quân 300C sau 8 ngày tháo dỡ
Khi tháo dỡ chú ý:
* Tránh hư hỏng mặt ngoài, sứt mẻ bê tông, hư hỏng ván khuôn.
* Tháo ván đứng trước, kiểm tra xem có cần xử lý khuyết tật thì tiến hành ngay.
* Tháo từ trên xuống, bộ phận thứ yếu trước, chủ yếu sau
* Tháo dầm đơn dầm kép trước, ván khuôn sau.
Riêng ván khuôn được lắp dựng theo hệ thống khung cứng MúpTa thì có thể dược phép tháo dưới tháo lên với điều kiện hàng trên dùng để làm giá đỡ các đợt tiếp theo.
+ Cầu công tác
* Cầu công tác phải chắc chắn, bằng phẳng, ít rung động cả khi đổ bê tông, không được tỳ trực tiếp vào cốp pha, cốt thép.
* Cầu đủ rộng để đi lại, vận chuyển và tránh nhau dễ dàng
* Có lan can 2 bên cầu chắc chắn cao từ 0,8m trở lên
* Mép cầu có gờ 2 bên cao từ 0,15m trở lên
* Ván cầu phải chắc chắn, khe ghép < 1cm
* Được tu sửa, bổ sung và dọn vệ sinh thường xuyên đảm bảo an toàn suốt quá trình thi công.
+ Công tác đổ bê tông
a). Yêu cầu chung
* Cốt liệu dùng để đổ bê tông sạch, xi măng khuôn vón cục, nước dùng pảhi là nước sạch, ngọt, dùng nguồn nước uống được để trộn và bảo dưỡng bê tông.
* Việc cân đong vật liệu theo cấp phối ở hiện trường (trừ trạm trộn bê tông) được thực hiện theo tỷ lệ thể tích, hộc đong vật liệu có kích thước phù hợp với vối mẻ trộn tính cho từ 1 hoặc 2 bao xi măng.
* Bê tông trộn dẻo, đảm bảo độ sụt theo quy định. Tỷ lệ nước thời gian trộn phải được quan tâm theo dõi thường xuyên.
* Có phương án đổ bê tông hợp lý đảm bảo đổ liên tục không sinh khe lạch, trường hợp phải ngừng thì áp dụng đúng như mục 4.6.3.14.TCN 59 – 20002.
* Khi thi công bê tông đường, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông nếu ³ 1,5m phải dùng phễu.
Tại các công trường lớn như cống, trạm bơm thi công bê tông bằng cơ giới việc thực hiện phải tiến hành theo các bước:
b). Công tác chuẩn bị
b1) Phương án, biện pháp
* Mọi khối đổ, đợt bê tông, Ban chỉ huy công trường đều phải đề ra được: Phương án, biện pháp đổ bê tông hợp lý, phù hợp với điều kiện, năng lực sản xuất, máy móc thiết bị hiện có của công trường và thông qua cán bộ giám sát. Những khối đổ, đợt đổ bê tông lớn (đợt đầu): Với móng cống từ 400m3 trở lên, móng trạm bơm 200m3 trở lên, với tường cống từ 150m3 trở lên, tường trạm bơm 100m3 trở lên, phải báo cáo bằng văn bản về Công ty thông qua phòng KHKT trước 5 ngày để xin ý kiến chỉ đạo.
* Phương án, biện pháp phải quy định thời gian chi tiết: giờ báo, thức, giờ ăn (bữa chính, bữa phụ) giờ vào ca, giờ giao ca…Phân ca phù hợp đảm bảo quá trình đổ bê tông diễn ra liên tục, không nghỉ quá so với thời gian cho phép khi cần thiết phải ngừng, phải thể hiện chi tiết đầy đủ đến từng vị trí do cá nhân đảm nhiệm, có dự kiến các trường hợp sự cố về điện, thiết bị và lựa chọn thay thế dự phòng.
* Sau khi phương án được thông qua, ban chỉ huy công trường phổ biến tới từng vị trí, từng tổ sản xuất, từng cán bộ kỹ thuật để thống nhất thực hiện.
b2) Mặt bằng thi công
* Mặt bằng thi công được chuẩn bị chu đáo:
- Tại vị trí khối đổ bê tông phải sạch sẽ , khô ráo, xử lý tiếp giáp đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Bên vật liệu thuận tiện cho việc nạp liệu của thiết bị và chứa đủ khối lượng vật tư cho đợt đổ bê tông như cát đá, xi măng. Điều kiện mặt bằng không cho phép phải có phương án trung chuyển.
- Vật liệu được chuẩn bị trước, xi măng được kê cao, có bạt che để phòng mưa, gió…
- Việc nghiệm thu cốp pha, cốt thép được tiến hành trước lúc đổ bê tông ít nhất là 1 giờ.
b3). Các công tác khác
* Máy móc thiết bị được vận hành thủ trước, mọi trục trặc đều được khắc phục xong trước lúc đổ bê tông và có thiết bị dự trữ thay thế cần thiết.
* Kiểm tra việc tiêu thụ điện năng của thiết bị, có biện pháp khắc phục kịp thời có sự cố về điện (thay thế điện máy phát cho điện lưới).
* Phương tiện chỉ huy điều hành phải đảm bảo điều kiện cần thiết (bộ đàm, loa, cờ hiệu..) kiểm tra công tác an toàn.
c) Đổ bê tông
c1) Trộn bê tông
* Người điều khiển máy trộn hoặc trạm trộn:
- Phải thuần thục các thao tác của mình thường xuyên quan sát các vị trí liên quan đảm bảo an toàn quá trình sản xuất.
- Chịu trách nhiệm về năng suất, chất lượng độ sụt, độ dẻo của từng mẻ trộn.
- Khi vận hành máy: Thao tác đổ bê tông ra gầu hoặc thùng chứa chú ý không để văng bê tông ra ngoài, không giật máy gấp làm mất an toàn thiết bị.
* Người nạp xi măng:
- Tháo bao sẵn, xi măng nạp vào thùng liệu từng bao một, nhặt hết giấy, vỏ bao và các phế liệu khác nếu có, sau đó mới đổ tiếp bao sau, tuyệt đối không đổ hai bao chồng lên nhau một lúc tránh vỏ bao sót ở phía dưới, giảm cường độ bê tông.
- Xi măng chỉ nạp vào gầy liệu khi trong gầu có cát hoặc đá tránh dính xi măng thành gầu.
- Người đón thùng vận chuyển vữa bê tông điều chỉnh thùng vào đúng vị trí mới xả bê tông ở thùng chứa ra, không đứng dưới thùng bê tông.
- Người phục vụ bê tông cửa ra có nhiệm vụ dọn dẹp tất cả bê tông rơi vãi đổ vào thùng vận chuyển, đảm bảo hiện trường trong và sau khi đổ bê tông gọn gàng, sạch sẽ.
c2). Vận chuyển và đổ bê tông
* Thợ điều khiển thiết bị vận chuyển bê tông:
- Vận chuyển bê tông tại công trường có thể bằng máy xúc cầu dài hoặc cần cẩu có thùng bê tông tự đổ. Người vận hành điều khiển thiết bị vận chuyển bê tông đặc biệt chú ý khâu an toàn cho người ở các khu vực thi công và thiết bị, trước khi đổ bê tông kiểm tra dây cáp, các nút mối buộc và thùng chứa bê tông, không để thùng bê tông trên đầu những người ở khu vực đầm và đón vữa.
- Đóng đáy thùng bê tông trước khi di chuyển tránh vữa rơi vãi dọc đường ảnh hưởng đến mặt bằng bê tông đổ trước và cốt thép chờ.
- Thao tác nhịp nhàng phát huy cao nhất năng suất của thiết bị.
* Tại khu vực san đầm người ra hiệu lệnh có cờ hiệu để thống nhất hành động.
* Người đón vữa:
- Đứng ở vị trí an toàn không đứng dưới thùng hoặc vị trí thùng bê tông có thẳng văng ra (đặc biệt khi đứng trên cầu công tác)
- Giữ cho thùng bê tông đúng vị trí cần đổ mới ra lệnh đổ.
* Người san bê tông phải có dụng cụ thủ công: xẻng, cào, bàn xoa…để san bê tông đúng vị trí. Những chỗ vướng cột thép thiết bị không đổ được trực tiếp, có thể xúc ra xô vận chuyển vào nơi đổ.
c3) Đầm bê tông
*Bê tông đều được đầm bằng máy: Đầm rung hoặc đầm bàn, thiết bị phải phù hợp: bán kính, tác dụng của đầm lùi, dây đầm…đảm bảo thao tác thuận tiện.
* Người dâm không dùng vòi dầm để san bê tông
* Thời gian đầm căn cứ vào độ lún sụt xuống và xuất hiện bọt khí, bắt đầu phùi vữa xi măng ra để làm chuẩn.
- Không đầm lâu quá tránh gây phân tầng
* Khoảng cách đầm đùi chấn động giữa 2 lần trước và sau đùi vào bê tông không lớn hơn 1,5 bán kính hữu hiệu của đầm đùi.
* Dùi đầm vào bê tông theo hướng vuông góc, đầm theo thứ tự không để xót.
* Khi đầm bê tông lớp đổ trên, dùi đầm xuống bê tông lớp dưới khoảng 5cm để tăng cường độ kết hợp của 2 lớp bê tông.
* Khoảng cách vuông góc của đầm đùi cách ván khuôn không lớn hơn ½ bán kính hữu hiệu của máy, không dùi vào cốt thép và ván khuôn.
* Khi dịch chuyển đầm rút từ từ, không tắt động cơ tránh đổ lỗ trong bê tông.
* Không ấn gập dây đầm, không để ngang dùi đầm trên mặt bê tông.
* Nếu dùng đầm bàn để làm lớp mặt cũng phải đầm thứ tự không sót.
c4). Làm mặt bằng
* Người làm mặt bằng:
- Được cán bộ kỹ thuật hoặc tổ trưởng sản xuất giao mốc cao độ chuẩn (khi mặt bê tông hoàn thành) có dụng cụ cần thiết: Xẻng, cào, thước nhôm, bàn xoa, bay…để làm phẳng, nhẵn bề mặt bê tông theo yêu cầu thiết kế.
- Lưu ý đến cốt thép chờ sau khi đổ bê tông: Không để cót thép chờ nghieng ngả sai lệch khoảng cách, nếu quá trình đổ bê tông có biến dạng khoảng cách, tầng bảo hộ thì nắm chỉnh ngay sau khi làm mặt bằng.
* Nếu là phần bê tông chờ đổ tiếp thì không xoa nhẵn mà xử lý tiếp ngay sau khi bê tông chưa đủ cường độ, nếu khi bê tông đã đông cứng hoặc đủ cường độ mới xử lý đánh xờm thì dùng đục trơ đá ra 1,5cm và lấy vòi nước vệ sinh sạch sẽ.
c5) Trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật và tổ trưởng sản xuất.
* Trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật
- Cán bộ được giao phụ trách tại khu vực thi công nào thì chủ động kiểm tra hiện trường: Vị trí đứng thao tác của công nhân, thiết bị và ánh sáng khi thi công ban đêm, xe máy thiết bị, dụng cụ thi công của tổ sản xuất, chịu trách nhiệm trước. Ban chỉ huy công trường về chất lượng sản phẩm do tổ sản xuất thực hiện.
- Thường xuyên nhắc nhở công tác an toàn, yêu cầu kỹ thuật của công việc.
- Kiểm tra đôn đốc nhắc nhở tổ trưởng và các tổ viên của tổ sản xuất tại khu vực trộn: kiểm tra về liều lượng, độ dẻo và loại bỏ vỏ bao xi măng (giấy) trong thùng nạp liệu, nếu tại vị trí san đầm thì nhắc nhở đôn đốc việc sổ - san - đầm theo những qui trình trên không để bê tông rỗ, phải nắm được cáo trình chuẩn khi bê tông bê tông hoàn thiện, trực tiếp giao cho tổ trưởng sản xuất và người làm mặt bằng.
- Theo dõi việc sử dụng vật tư và báo cáo kịp thời về BCH công trường sau mỗi đợt đổ bê tông.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở công tác vệ sinh thu dọn mặt bằng khu vực được phân công đảm nhiệm. Cùng chịu trách nhiệm sản phẩm với tổ sản xuất nếu sản phẩm không đạt yêu cầu, sau 2 lần phải có kiểm điểm về trách nhiệm gửi Ban chỉ huy công trường, nếu mắc phải lần thứ 3 công trường phải có báo cáo bằng văn bản gửi về Công ty.
- Có báo cáo rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bê tông.
* Trách nhiệm của Tổ trưởng tổ sản xuất
- Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm trước Ban chỉ huy công trường về sản phẩm cuối cùng của tổ mình.
- Tổ trưởng phân công các vị trí phù hợp với năng lực, tay nghề các tổ viên.
- Trong quá trình thi công thường xuyên có mặt tại hiện trường, ở các vị trí cần có chỉ đạo tập trung đảm bảo cho sản phẩm làm ra với chất lượng tốt nhất. Nếu khi tháo dỡ ván khuôn sản phẩm bê tông rỗ chất lượng kém thì tổ sản xuất hoàn toàn chịu trách nhiệm phần kinh phí sửa chữa khắc phục đó. Nếu nhiều lần vi phạm công trường thì có quyền từ chối không giao việc sau khi đã có hình phạt kinh tế với tổ sản xuất.
- Những đợt đổ bê tông lớn, kéo dài tổ trưởng phải có phương án phục vụ và sinh hoạt của tổ thật chu đáo, đảm bảo sức khoẻ cho tổ viên, thuận tiện cho việc giao ca và chỉ đạo chung của toàn công trường.
- Chịu trách nhiệm phân công, đôn đốc tổ viên thực hiện công tác vệ sinh, thu dọn mặt bằng.
d) Công tác hoàn thiện
d1) Tưới dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật
* Bê tông sau khi đổ xong bề mặt phải được che phủ giữ ẩm muộn nhất sau 12 – 18h. Nếu trời nắng và có gió thì sau 2 – 3h đã tiến hành bảo dưỡng bê tông. Bê tông được bảo dưỡng liên tục trong 7 ngày. Đối với bê tông tường giữ cho ván khuôn luôn ẩm, tất cả các trường hợp không để cho bê tông khô trắng mặt.
* Khi tháo dỡ ván khuôn thấy có hiện tượng rỗ, hổng thì ngay sau khi dỡ ván khuôn, phải xử lý ngay: Đục hết phần bê tông yếu, xấu, rửa sạch nhét bê tông mới vào, hỗn hợp này có số hiệu như bê tông đã đổ nhưng cốt liệu nhỏ hơn, đầm chặt và miết cẩn thận.
* Toàn bộ bê tông kể cả phần xử lý khuyết tật phải đánh bóng tăng khả năng chống thấm và mỹ thuật công trình.
d2 Vệ sinh và thu dọn mặt bằng
* Khi đổ bê tông xong, tổ sản xuất phải vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ đổ bê tông: máy trộn, trạm trộn, thùng chứa, thùng vận chuyển bê tông, cào, xẻng, thước, máy đầm…
* Rửa vệ sinh cốt thép chờ trong điều kiện cho phép
* Thu dọn các thiết bị, dụng cụ thi công về vị trí án toàn không vướng đến công tác thi công sau, vệ sinh gầm máy trộn, trạm trộn… không để vật liệu chất đống, đông cứng.
* Thu dọn vỏ bao, bao xi măng, xếp đống có che bạt chằng buộc như ban đầu.
* Cát đá phải thu gom gọn không để bừa bãi.
* Thu dây điện ở những vị trí không sử dụng đến tránh gây mất an toàn.
+ Công tác xây, lát đá
a) Xây đá
* Công tác xây đá chỉ được tiến àhnh sau khi đã làm công tác chuẩn bị xong về mặt bằng, cao độ, mái dốc.
* Lót vải, lót đá đảm bảo đúng chiều dày thiết kế (trong quá trình thi công đá dăm lót thường bị dồn không đều, phải thường xuyên điều chỉnh).
* Đá hộc dùng để xây lát trong có trọng lượng từ 20 ¸ 40kg bề mặt viên đá không được lõm quá 3cm.
* Vữa xây phải dẻo (độ lưu động) phù hợp với thời tiết ngoài trời tại khu vực xây.
* Khi xây tường không tập trung xây đá to hoặc đá nhỏ vào một chỗ theo chiều dài tường, nếu tường dày thì đá to xây phía ngoài, đá nhỏ trong lõi, đá lớn dùng để xây chân và góc, xây lên đều, nếu chia kết cấu thành từng đoạn thì chỗ ngắt đoạn phải dật cấp.
* Phải chèn chặt các khe mạch rỗng bên trong khối xây bằng vữa và đá nhỏ, không xây trùng mạch ở ngoài và trong khối xây, những viên đá xây trong 1 lớp có chiều dầy tương đương nhau, mạch đứng lớp xây trên so le với mạch đứng lớp xây dưới ³ 8cm, phải đổ vữa trước, đặt đá sau. Khi ngừng xây đổ vữa, chèn đá vào lớp xây trên cùng, không tác động hoặc đi lại trên mặt khối xây khi mạch vữa chưa đông cứng.
* Nếu xây đá hộc không thành hàng thì đá ngàm vào nhau, chiều dầy mạch vữa 2cm. Không được tập trung vào điểm mút, không tạo thành mạch chéo, kéo dài hình thành đường cong.
* Không tạo mạch đứng song song nhau.
* Khi xây đổ vữa lên trước, đặt đá lên vữa và sắp xếp bằng tay để các viên đá ăn khớp nhau, đảm bảo ít nhất 3 điểm tỳ lên các viên đá ở dưới, các viên đá nhỏ được chèn vào giữa những viên đá to tạo thành khối đặc vững chắc, đổ vữa lấp đầy các khe kẽ.
* Trít mặt nhẵn tăng cường độ chống thấm và vẻ đẹp bề mặt khối xây.
* Trước khi trít mặt: Mạch xây thường thấp hơn với mặt đá 3mm nếu cao hơn dùng đục con để đục đảm bảo yêu cầu trên, vệ sinh sạch sẽ và giữ độ ẩm không có nước đọng. Dùng bay đáp vữa vào khe mạch và miết mạch sau khi se miết lần nữa cho chặt, bóng.
* Sau khi trít mạch phải vệ sinh các vết vữa còn dính trên bề mặt khối xây hoặc rơi vãi ở chân công trình.
b) Lát đá (Công tác chuẩn bị giống như xay đá)
* Đặt viên đá theo chiều thẳng đứng thẳng góc với mặt nền không được xếp 2 viên đá dẹt chồng lên nhau, khe kẽ các vêin đá lớn được chèn bằng viên đá nhỏ, dùng búa chêm căng.
* Lát đá mặt nghiêng phải lát từ dưới lên, độ gồ ghề của mái dốc <100mm so với tuyến thiết kế.
* Khối đá kát phải đặc chắc nếu dùng xà beng để cạy thử 1 viên thì ít nhất 3 viên xung quanh cũng lên theo tức là có 3 điểm tiếp xúc với các viên khác.
c) Xây gạch
* Trước khi xây nhúng nước viên gạch để giữ ẩm, những viên gạch dính bùn đất, rêu mốc được cạo rửa trước khi xây.
* Xây phải ngang bằng, thẳng đứng, mặt bằng góc vuông, mạch đứng lớp trên phải so le với lớp dưới ít nhất 5cm có dây kiểm tra tuyến thẳng thường xuyên.
* Mạch xây không dày quá 12mm đối với mạch gang và 10mm đối với mạch đứng
* Xây với tốc độ cao đồng đều nền lún đều, nếu phải chia nhiều chỗ đoạn xây thì chỗ ngắt đoạn phải xây theo kiểu bậc thang, chênh lệch giữa 2 khối xây không quá 1,2m.
* Chỉ xây tường từ 1 ¸ 1,2m với tường có chiều dày nhỏ hơn 60cm, ngừng 24 giờ, sau đó xây tiếp tường dày hơn thì giảm chiều cao một đợt xây.
* Không được tác động, đặt vật liệu đi lại trực tiếp trên khối xây đang thi công hoặc mới thi công xong, những chỗ vữa chưa được cứng.
* Thường xuyên tưới dưỡng khối xây để đảm bảo vữa xây tăng dần cường độ (đặc biệt lưu ý về mùa hè).
4, Nghiệm thu công trình: (thực hiện theo các quy định hiện hành)
- Nghiệm thu từng phần
+ Trước khi nghiệm thu A – B đơn vị thi công phải nghiệm thu nội bộ với đại diện của phòng KHKT. Nghiệm thu phải thể hiện được: Khối lượng, chất lượng của công việc được nghiệm thu.
+ Nghiệm thu từng phần là nghiệm thu những công việc, những cấu kiện bộ phận bị che khuất, lắp đặt từng phần thiết bị, của các hạng mục công trình theo biên bản phụ lục. Việc nghiệm thu từng phần được tiến hành thường xuyên tại hiện trường. Người ký trong phụ lục phía đại diện nhà thầu xây lắp là thủ trưởng các đơn vị thi công hoặc phó phụ trách.
+ Nghiệm thu các hạng mục công trình phụ trợ: Lán trại, điện nước, mặt bằng thi công, bãi vật liệu, lạch thuyền…theo hồ sơ trúng thầu hoặc chỉ định thầu.
+ Nghiệm thu các công việc của xử lý chân quai sanh, chân đê: đóng cọc tre, cọc gỗ, ghép phên, giằng néo, vét bùng, bạt thảo đánh cấp trong quá trình đắp đê.
+ Nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng tại công trình đã có chứng chỉ, những kết quả thí nghiệm: Cát, đá dăm, sắt thép, gạch chỉ.v.v.. thì phải xuất trình để ghi vào biên bản. Ngoài ra những loại vật tư khác không cần thiết phải thí nghiệm cũng phải được nghiệm thu như: Cọc tre, cọc gỗ, xác định chiều dài đường kính, độ đặc chắc và ghi số lượng của từng loại.
+ Nghiệm thu công tác gia công đặt buộc cốt thép cọc bê tông, trong biên bản của phụ lục ghi rõ ngày tháng, số lượng chủng loại thép trong một cọc, số lượng cọc nghiệm thu từ cọc số…đến….và kết luận chất lượng quá trình gia công đặc buộc đó.
+ Nghiệm thu hố móng
Nghiệm thu công tác đào hố móng cần xác định được:
* Vị trí hố móng
* Mặt cắt thiết kế (Kích thước hình học)
* Cao độ thực tế
* Cự ly vận chuyển đất đào hố móng
* Các biện pháp xử lý đảm bảo hố móng khô ráo: Rãnh nước, phên tre, hố bơm.
+ Nghiệm thu công tác xử lý nền: Đóng cọc tre hoặc cọc gỗ. Trong biên bản phải ghi rõ:
* Mật độ cọc, số lượng.
* Cao trình đầu cọc
* Độ chối (kết quả nén thí nghiệm nếu có theo yêu cầu thiết kế)
+ Nghiệm thu công tác đệm cát đầu cọc, để bê tông lót truớc khi đặt buộc cốt thép ( chú ý cao độ sau khi đổ bê tông lót móng).
+ Nghiệm thu công tác gia công lắp dựng cốt thép móng, số lượng, chủng loại, yêu cầu đặt buộc (lưu ý thép cấy của tường).
+ Nghiệm thu cốt pha cầu công tác với các chỉ tiêu
* Cốt pha với các kích thước hình học
* Độ kín khít, độ phẳng, thẳng và công tác văng chống đảm bảo an toàn trong khi thi công.
* Cầu công tác phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc thi công bê tông có thể gộp chung các việc: Nghiệm thu gia công lắp dựng cốt thép, cốt pha, cầu công tác chuẩn bị đổ bê tông với các điều kiện vật tư, thiết bị đảm bảo cho quá trình thi công bê tông vào cùng phụ lục. Tuy nhiên phải đánh giá đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của những công việc trên và xác định: Chấp nhận nghiệm thu để đổ bê tông và tiến hành các công việc tiếp theo
+ Đối với những công trình bê tông cốt thép, việc nghiệm thu các phần việc tiếp theo, tường, đan…cũng làm tương tự như trên.
+ Trong quá trình thi công bê tông cần lấy mẫu kiểm tra cường độ bê tông như quy định tại mục 3 (phần thí nghiệm). Mẫu kiểm tra được bảo quản và xác định đúng mẫu đó trước khi ép (kết quả ép mẫu làm cơ sở nghiệm thu kỹ thuật và hoàn công công trình).
+ Nghiệm thu công tác đắp đất hoàn thành xác định được: Việc đăqps tuân thủ theo chỉ định thiết kế, vị trí lấy đất, cự ly vận chuyển công tác đầm nện và lấy mẫu thí nghiệm theo yêu cầu cảu đầu tư, xác định đắp đúng mái dốc, cao độ.
+ Nghiệm thu việc gia công: Rọ thép, rọ tre, rồng tre.
* Nghiệ thu rải vải dá lót…công tác thực hiện thả rọ đá, rồng đá, rồng xi mang cát tại hạng mục công trình kè mái, kè hộ bờ, xử lý hố xói..
+ Những công trình, hạng mục công trình xẩy lát ngầm: Xây kênh xây lắp cống, bể hút, trạm bơm…Trong quá trình thi công, xử lý hố móng có nhật ký bơm nước, phục vụ công tác nghiệm thu, hoặc xuất trình khi thẩm định quyết toán công trình song phải phù hợp với phương án thi ông được duyệt.
- Nghiệm thu công đoạn
+ Khi công trình hoàn thành các công đoạn: Dắp quai sanh, tháo dỡ công trình cũ, đóng cọc bê tông, xây lắp thân cống, đắp đát hoàn thành thả rọ đá, rồng đá nghiệm thu kỹ thuật tổng thể trước khi hoàn công. Công việc nghiệm thu được tiến hành theo biên bản, phục lục hiện hành.
+ Nghiệm thu kỹ thuật tổng thể lại các công trình phòng chống lụt bão trong kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên hoặc xử lý khẩn cấp của việc hoàn công nghiệm thu, thẩm định.
+ Nghiệm thu giai đoạn hoàn thành, đơn vị thi công xuất trình các tài liệu:
* Các phụ lục
* Các biên bản hiện trường, biên bản bàn giao mặt hàng.
* Nhật ký thi công, nhật ký đóng cọc bê tông (nếu có) được ghi chép đầy đủ: Số hiệu cọc, vị trí đóng, quá trình đóng, đóng cọc thử phải thực hiện đúng đề cương đã được phê duyệt.
* Quyết định phê duyệt cho phép đóng cọc bê tông đại tra…
+ Nghiệm thu quai sanh: Có đầy đủ bản vẽ hoàn công do đơn vị thi công lập. Đối với các cống dưới đê do tính chất quan trọng của quai sanh thành phần nghiệm thu theo quy định của Ngành. Đơn vị thi công có trách nhiệm theo dõi thường xuyên độ ổn định quai sanh theo hồ sơ thiết kế và có kế hoạch tu bổ bồi trúc đảm bảo an toàn trong suốt thời gian thi công.
+ Đối với công trình quai sanh được thi công thay thế bằng cừ ván thép, việc nghiệm thu cũng được tiến hành tương tự.
- Hoàn công công trình
+ Bản vẽ hoàn công là một bộ phạn của công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thự tế so với kích thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duỵệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được thể hiện trên bản vẽ.
+ Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
+ Đơn vị công lập bản vẽ hoàn công bộ phạn công trình xây dựng cà công trình. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công.
* Khung tên bản vẽ hoàn công được đóng vào góc phải của bản vẽ phía trên khung tên bản vẽ thiết kế sao cho hợp lý.
* Có xác nhận của nhà thầu và đại diện chủ đầu tư và tư vấn giám sát hoặc cán bộ giám sát của chủ đầu tư.
- Nghiệm thu bàn giao công trình
+ Khi công việc thực hiện xong đảm bảo yêu cầu thiết kế, đã được nghiệm thu kỹ thuật và hoàn tất các tài liệu hoàn công, biên bản nghiệm thu. Đơn vị thi công chủ động bàn với chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu chính thức công trình đua vào sử dụng và báo cáo Lãnh đạo Công ty cử đại diện tham gia.
+ Hồ sơ nghiệm thu đóng thành từng quyển, bao gồm: Biên bản bàn giao mặt bằng, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật, biên bản kiểm tra hiện trường, nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công, các kết quả kiểm tra chất lượng, biên bản xác định khối lượng phát sinh, tổng hợp kinh phí, bảng tính khối lượng, các phụ lục. Hồ sơ gửi về Phòng Kế hoạch Kỹ thuật kiểm tra trước khi trình Lãnh đạo Công ty ký duyệt và phục vụ nghiệm thu bàn giao.
+ Sau khi thẩm định giá xây dựng công trình các đơn vị trực tiếp thi công báo cáo kết quả về Công ty và có nhiệm vụ tiếp nhận mọi hồ sơ nghiệm thu hoàn công giao nộp cho Phòng Kế hoạch kỹ thuật, Phòng Kế Toán Tài vụ chậm nhất sau 07 ngày.
+ Các thủ tục chứng từ nghiệp vụ liên quan liên quan của từng giai đoạn thi công các đơn vị phải hoàn tất đầy đủ gửi về Phòng Kế toán Tài vụ và duy trì thường xuyên đảm bảo tính pháp lý theo hướng dẫn của Phòng Kế toán Tài vụ.
+ Để làm cơ sở cho việc tính khấu hao xe máy thiết bị tại các công trình, khi hoàn thành, các đơn vị thi công, Phòng kế hoạch kỹ thuật, Phòng Kế toán Tài vụ, Xí nghiệp thi công cơ giới xác định khối lượng xe máy thực hiện báo cáo Phó tổng Giám đốc phụ trách sản xuất.
- Công tác bảo hành
+ Công tác bảo hành được thực hiện theo đúng hiện hành. Ngoài ra một số công trình đấu thầu căn cứ vào hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu để thực hiện thời gian bảo hành các công trình đó.
+ Trong thời gian bảo hành nếu xảy ra sự cố do thi công: Nứt, sụt ,sạt mái đất, mái kè, hỏng hóc máy đóng mở, sự cố tổ máy các trạm bơm …Đơn vị thi công có trách nhiệm khắc phục hoàn thiện, khi công việc hoàn thành có lập biên bản xác nhận gồm Chủ đầu tư – Nhà thầu Đơn vị quản lý sử dụng.
+ Khi hết thời hạn bảo hành đơn vị thi công chủ động liên hệ cho đầu tư, kết hợp với Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Công ty kiểm tra hiện trường có biên bản xác định, làm cơ sở thanh lý hợp đồng.
III. CÔNG TÁC AN TOÀN
1. An toàn về con người.
Do yêu cầu nhân lực, để đẩy nhanh tiến độ thi công các đơn vị được thu mướn lực lượng lao động ngoài song phải có hợp đồng lao động. Hợp đồng được ký với các điều khoản đảm bảo an toàn và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện nội quy an toàn lao động tại công trường.
2. An toàn trong vận chuyển vật tư, thiết bị, dụng cụ thi công
- Mọi vật tư, thiết bị, dụng cụ thi công vận chuyển đến và đi khỏi công trường được xếp lên phương tiện gọn gàng, có dây chằng buộc, che đậy trong quá trình vận chuyển.
- Khi thực hiện cẩu xếp dụng cụ thiết bị, người tham gia không đứng dưới mã hàng không.
- Không đẩy dụng cụ trực tiếp từ thùng xe xuống đất như: Ván khuôn, dầm đơn, dầm kép…
3. An toàn trong sử dụng điện.
- Toàn bộ dây điện sử dụng trên công trường là dây bọc, có cột chôn chắc, đầu cột có sứ cách điện.
- Dây điện được nâng cao khỏi mặt đất, đảm bảo không vướng khi người và thiết bị đi lại trên công trường.
- Người không có nhiệm vụ không tự ý đóng, ngắt điện, đấu nối vào các máy thi công.
- Người được giao nhiệm vụ phải có trang bị cá nhân phù hợp như: Găng tay, kìm cách điện, bút thử điện..
- Các máy công cụ trên công trường: Máy cắt sắt, máy trộn…phải có dây tiếp đất đúng yêu cầu.
4. An toàn trong thi công xây lắp.
- Khi thi công các hạng mục công trình trên cao: Dàn van, trạm bơm, nhà điều hành, nhà quản lý chú ý đảm bảo công tác an toàn.
- Dàn giáo, cầu công tác đủ chắc, có lan can, có lưới bảo hiểm.
- Không tung vật tư từ dưới lên cao với chiều ³ 2m.
- Không đi lại trên đầu tường, không đứng trên tường mới để xây.
- Không để thang tựa vào tường mới xây để lên xuống
- Khi lắp ráp các cấu kiện: Máy bơm, cánh cống phải có thiết bị nâng hạ phù hợp với tải trọng lắp ráp.
5. An toàn trong gia công đặt buộc cốt thép.
- Bàn gia công được đặt cố định chắc chắn.
- Không chất cốt thép lên sàn công tác hoặc trên ván khuôn vượt quá tải trọng thiết kế cho phép.
- Khi nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hay bằng tay phải có biện pháp đề phòng sợi thép tuột đứt văng vào người.
- Khi lắp dựng cốt thép gần đường dây điện phải cắt điện. Trường hợp không cắt được có biện pháp ngăn ngừa không để cốt thép chạm vào dây điện.
6. An toàn trong thi công bê tông.
- Trong quá trình lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn phải chú ý:
+ Chỉ được lắp đặt những tấm ván khuôn tầng trên khi đã cố định ván khuôn tầng dưới.
+ Khi dựng ván khuôn ở độ cao 6m phải dùng sàn thao tác.
- Không để trên ván khuôn những thiết bị, vật liệu không có trong thiết kế, không cho người trực tiếp tham gia đổ bê tông đứng trên ván khuôn.
- Khi tháo dỡ ván khuôn: Tháo từ trên xuống, tháo dầm kéo, dầm đơn trước, ván khuôn sau. Không đẩy tấm ván khuôn từ trên cao rơi xuống đất.
- Khi thùng trộn của máy trộn đang nạp liệu hoặc sửa chữa phải hạ xuống vị trí an toàn.
- Không dùng xẻng hoặc dụng cụ cầm tay khác lấy vữa ra khi thừng trộn đang vận hành.
- Thi công bê tông bằng máy cấm những người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông.
7. An toàn phòng chống chấy nổ
- Khu vực chứa vật liệu dễ cháy nổ: Xăng dầu, bình hơi, thiết bị có lực phải có hàn rào cách ly, có biển báo cấm lửa. cấm người không phận đến gần.
8. An toàn cho xe máy thiết bị
- Mọi hoạt động thực hiện theo Quy định về quản lý xe máy thiết bị của Công ty.
9. An toàn công trình
- Phương án thi công cần chú ý biện pháp đảm bảo an toàn móng, toàn công trình, đặc biệt an toàn quai sanh trong suốt thời gian thi công.
- Nếu mặt bằng thi công trình khác phải có biện pháp đảm bảo an toàn tránh gây nứt, gẫy, sự cố.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH GIAO ĐÚNG THỜI HẠN
I. HOÀN THIỆN QUY CHẾ ĐẤU THẦU.
Thực hiện từng bước các khâu trong công tác đấu thầu một cách nhanh chóng và tránh một số thủ tục rườm rà không cần thiết và tiến hành các giai đoạn một cách nhanh chóng.
- Như nộp hồ sơ dưk thầu.
- Lựa chọn nhà thầu
- Ký kết hợp đồng xây dựng
- Xin giấy phép của cơ quan có thâm quyền
- Giải phóng mặt bằng
- Thi công, công trình
- Bàn giao công teình
- Bàn giao công trình
- Đưa công trình vào sử dụng
- Thanh toán hợp đồng
- Giải quyết vi phạm, xử lý tranh chấp.
+ Và phải biết rõ quyền và nghĩa vụ của bên mờithaùa và bên dự thầu.
1. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu.
a) Quyền của bên mời thầu.
- Yêu cầu các bên dự thầu cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọn nhà thầu.
- Lựa chọn nhà thầu trúng thầu hoặc huỷ bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về thầu.
b) Nghĩa vụ của bên mời thầu
- Lập hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu phù hợp với nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình đã đuợc phê duyệt.
- Kiểm tra việc kê khai năng lực hoạt động xây dựng năng lực hành nghề xây dựng và tình trạng tài chính của bên dự thầu được lựa chọn.
- Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đẻ thực hiện công việc đúng tiến độ.
- Thông báo những yêu cầu cần thiết cho các bên dự thầu và thực hiện đúng các nội dung thông báo.
- Công bố công khai đơn vị trúng thầu và giá trúng thầu đối với các công trình xây dựng thuộc nguồn vốn Nhà nước sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Mua bảo hiểm công trình
- Bồi thường thiệt hại cho các nhà thầu tham gia dự thầu trong trường hợp do lỗi của mình gây ra.
- Chịu trách nhiệm truớc pháp luật về những hành vi dàn xếp thầu, mua, bán thầu, tiết lộ thông tin khi xét thầu hoặc thông đồng với nhà thầu và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đấu thầu.
2. Quyền của bên dự thầu
a) Quyền của bên dự thầu.
- Tham gia dự thầu độc lập hoặc liên doanh với các nhà thầu khác để dự thầu.
- Yêu cầu cung cấp thông tin, khảo sát hiện trường để lập hồ sơ dự thầu.
- Khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm các quy định về lựa chọn nhà thầu.
b) Nghĩa vụ của bên dự thầu.
- Lập hồ sơ dự thầu trung thực, chính xác, bảo đảm các yêu cầu cảu hồ sơ mời thầu.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, vi phạm
- Bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm của mình gây ra dẫn đến kéo dài đấu thầu hoặc đấu thầu lại.
- Thực hiện bảo lãnh dự thầu thưo quy định.
II. MỘT SỐ MẶT TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC.
1. Mặt tiêu cực
- Trong hoạt động đấu thầu ngày nay việc thiên vị và phan biệt đối xử giữa các doanh nghiệp dự thầu ngày càng phổ biến. Tạo lên sự phát triển không tương đồng giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, tạo lên sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn .
- Sự quan liêu, tham nhũng, ăn hối lộ của bên giao thầu
- Do diễn biến bất thường của thời tiết dẫn tới việc thi công xây dựng công trình còn một số vướng mắc khó khăn.
- Trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở vật chất của một số doanh nghiệp còn thiếu thốn và gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong công tác đấu thầu, dự thầu.
- Tiến độ thi công công trình còn hạn chế, không đủ thời gian do các nhà dự thầu đẩy nhanh quá trình thi công, và giảm vốn dự thầu để có nhiều cơ hội trúng thầu để ký kết hợp đồng.
- Do sự hạn chế và thời gian cấp phép xây dựng của các cơ quan có thẩm quyền.
- Do những tình huống bất khả kháng xẩy ra trong quá trình thi công.
- Trình độ quản lý năng lực thi công
- Trình độ quản lý năng lực thi công còn một số hạn chế. Sự ỷ lại của các cá nhân.
2. Mặt tích cực
Trong những năm qua hoạt động đấu thầu ngày càng được nhà nước quan tâm. Cũng như xậy dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng hệ thống thuỷ lợi hiện đại thông suốt. Nước ta tuy đang trong quá trình hội nhập kinh tế, nền công nghiệp sản xuất và dịch vụ luôn được đề cao trong mô hình nền kinh tế nhưng như thế không có nghĩa là nước không coi trọng hệ thống thuỷ lợi. Vì dù sao nước ta vẫn thuần tuý là một nước nông nghiệp, lấy nông nghiệp để phát triển các lĩnh vực khác. Thêm vào đó nước ta nằm trong vành đai khí hậu gió mùa, chịu rất nhiều ảnh hưởng của thời tiết, như hạn hán, lũ lụt, bão lũ…Vì vậy công tác xây dựng thuỷ lợi luôn quan tâm đúng đắn.
- Công tác đấu thầu lên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nâng cao trình độ sản xuất, phát triển.
- Do sự quy định cụ thể trong các quy phạm lên các nhà thầu đều cố gắng giảm thời gian thi công, hoàn thành một cách nhanh nhất, tránh lãng phí về vốn.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐÚNG THỜI HẠN.
1. Tham gia đấu thầu.
- Căn cứ vào hồ sơ mời thầu và thực tế hiện trường, năng lực của Công ty, Phòng Kế hoạch Kỹ thuật chuẩn bị hồ sơ pháp lý và năng lực, kiểm tra tiên lượng trong hồ sơ mời thầu, đối chiếu đồ án thiết kế được duyệt, bổ sung khối lượng thiếu vào hồ sơ dự thầu và những kiến nghị, lập phương án thi công, triết tính đơn giá, tổng hợp kinh phí…để báo cáo Tổng Giám quyết định giá dự thầu.
- Phòng Kế toán Tài vụ chuẩn bị kinh phí bảo lãnh thầu theo hồ sơ mời thầu của chủ thầu của chủ đầu tư và các báo cáo tài chính liên quan trong hồ sơ năng lực.
- Đối với công trình chỉ thị thầu, Phòng Kế hoạch kỹ thuật kết hợp với các đơn vị được Công ty giao thi công liên hệ với chủ đầu tư để tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ ban đầu, tổng hợp báo Công ty những bất hợp lý của hồ sơ và nhưng khối lượng, đơn giá…chưa phù hợp để lãnh đạo Công ty cho ý kiến chỉ đạo.
2. Chuẩn bị thi công.
- Khi công trình trúng thầu, Phòng Kế hoạch Kỹ thuật triển khai các thủ tục sau trúng thầu: Điều chỉnh giá theo quyết định trúng thầu và các thủ tục liên quan, triển khai các thủ tục ký hợp đồng, giao lệnh sản xuất, hồ sơ đồ án, dự toán cho các đơn vị thi công, phòng nghiệp vụ liên quan để thực hiện.
- Phòng Kế toán Tài vụ căn cứ vào phương án thi công được duyệt, hồ sơ dự toán có kế hoạch đáp ứng về tài chính cho từng giai đoạn thi công hoặc có kế hoạch vay vốn để phục vụ thi công, có kế hoạch thu hồi vốn theo từng giai đoạn
3. Xây dựng cơ chế xử lý vi phạm kỷ luật lao động
- Người lao động ở bất cứ cương vị nào nếu có hành vi bị coi là vi phạm kỷ luật lao động thì có thể xử lý theo 1 trong 3 hình thức kỷ luật sau:
+ Khiển trách
+ Cuyển làm công việc khác, có mức lương thấp hơn mức lương công việc cũ, thời gian tối đa là 6 tháng
+ Sa thải
- Vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động
4. Xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất với cá nhân.
- Người lao động có hành vi gây thiệt hạn đến tài sản công ty thì phải bồi thường một phần hay toàn bộ giá trị thiệt hại theo giá trị thị trường.
- Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ xuất của người lao động thì phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương và bị khấu trừ dần không quá 30% tiền lương hàng tháng.
- Trường hợp bất khả kháng hoàn toàn không do lỗi người lao động gây ra thì không phải bồi thường.
5. Đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại.
6. Xây dựng cơ chế khen thưởng, xử ký vi phạm kỷ luật tả lương, mức lương, bậc lương.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 1: Trích và phân phối Quỹ tiền lương, tiền thưởng.
1. Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, Tổng Giám đốc xác định quỹ lương thực hiện hàng tháng của Công ty để tính vào chi phí, căn cứ lợi nhuận sau thuế trích Quỹ khen thưởng.
2. Quỹ lương thực hiện tháng được phân phối như sau:
- Trích 100% Quỹ lương thực hiện tháng để trả lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
- Trích đến 5% lợi nhuận sau thuế làm Quỹ khen thưởng chi cho công tác thi đua khen thưởng CBCNV Công ty sau khi tả lợi tức và các quỹ.
Điều 2. Hình thức trả lương, mức lương, nâng lương, nâng bậc.
1. Hình thức trả lương.
- Đối với công nhân: Trả lương theo sản phẩm, những công việc khó áp dụng hình thức trả lương sản phẩm thì áp dụng hình thức tả lương khoán hoặc trả lương theo thời gian.
- Đối với lao động gián tiếp: Trả lương theo thời gian.
2. Mức lương
Áp dụng theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước quy định hiện hành; Đối với lao động gián tiếp có thể được tăng thêm hệ số điều chỉnh do Hội đồng quản trị thông qua. Các đơn vị dự kiến hệ số tăng thêm bằng tổng mức lương dự kiến hưởng một tháng chia tổng mức lương theo chế độ tháng.
- Hệ số lương tăng thêm có thể được thay đổi tuỳ theo hiệu quả sản xuất kinh doanh từng thời kỳ sau khi được Tổng Giám đốc để tổng hợp thông qua hội đồng quản trị.
- Mức thù lao kiêm nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát áp dụng theo Nghị Quyết Đại hội đồng cổ đông công ty.
- Tiền lương của nhân viên phục vụ và các đối lượng khác do Tổng Giám đốc quyết định.
- Các đơn vị thuộc Công ty được quyền chủ động trả lương và hiệu quả công việc đảm bảođúng pháp luật Nhà nước quy định nhưng không thấp hơn mức lương cơ bản do nhà nước quy định.
3. Phụ cấp lương, phụ cấp làm đêm thêm giờ: Áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Nâng lượng, năng lực.
- Căn cưa vào văn bản của Nhà nước ban hàng và hệ thống thang lương, bảng lương.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty, hàng năm Tổng giám đốc quyết định thực hiện việc nâng lương, nâng bậc đối với cán bộ công nhân viên đang công tác tại Công ty theo hợp đồng lao động trên cơ sở vừa đảm bảo quy định của Nhà nước vừa khuyến khích người lao động.
- Điều kiện được nâng lương, bậc:
Người lao động thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng và chất lượng; không vi phạm kỷ luật lao động, nội quy, quy chế, quy định của đơn vị và Công ty; không vi phạm pháp luật Nhà nước có liên quan trực tiếp đến công việc được giao hoặc tư cách đạo đức nghề nghiệp.
Trong thời gian thuộc diện nâng lương, nâng bậc nếu có 1 năm bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên thì bị trừ năm đó.
Căn cứ vào hiệu quả công việc của từng cá nhân, Tổng Giám đốc có thể quyết định việc nâng lương, bậc sớm hơn tối đa trước 1 năm (12 thang) so với thời hạn nâng lương, bậc.
Những người đã đến tuổi về nghỉ hưu trí cũng có thể được xem xét nâng lương, bậc sớm hơn nhưng cũng không quá 1 năm (12 tháng) so với thời hạn nâng lương bậc.
Thời hạn nâng lương: Có ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các chức danh chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành công vụ có hệ số lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34. Đối với các chức danh quản lý doanh nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ có hệ số lương khởi điểm (bậc 1) là 2,34 trở lên phải có thời gian đủ 3 năm (36 tháng) kể từ thời điểm nâng lương trước đó.
- Nâng bậc:
Người thuộc diện nâng bậc là công nhân trực tiếp sản xuất đều phải thi nâng bậc (tuỳ theo ngành nghề, Tổng giám đốc sẽ quyết định).
Căn cứ vào tình hình thực tế, Công ty xem xét tổ chức việc thi nâng bậc phù hợp với điều kiện công tác ở đơn vị.
5. Tổng Giám đốc chỉ đạo xây dựng quỹ tiền lương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Xác định hệ số lương, hệ số lương tăng thêm của cán bộ công nhân viên Công ty thông qua Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị phê duyệt hệ số lương và hẹ số lương thêm của cán bộ công nhân Công ty.
- Các đơn vị lập sổ lương và lưu trữ tại đơn vị theo quy định kưu trữu hồ sơ.
Điều 3. Phân phối quỹ tiền lương.
1. Trích đến 90% tiền thưởng cả năm để chi thưởng năm cho cán bộ công nhân viên có thành tích trong năm, mức thưởng theo quy định về chế độ khen thưởng của công ty.
2. Trích đến 10% Quỹ tiền thưởng để chi thưởng đột xuất cho cán bộ công nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc.
3. Tổng Giám đốc chỉ đạo lập danh sách và mức thưởng đột xuất những cá nhân cóa thành tích đặc biệt xuất sắc đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt.
4. Hội đồng quản trị phê duyệt mức thưởng và danh sách thưởng đột xuất những cá nhân có thành tích đặc xuất sắc do Tổn Giám đốc đề nghị.
Điều 4. Trích nộp BHXH, BHYK
1. Căn cứ vào Nghị định số 01/2003/NĐ – CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.
2. Căn cứ Quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT và quy định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ngày 26/5/2003 về quản lý thu BHXH bắt buộc.
Hàng tháng doanh nghiệp nộp cho cơ quan BHXH 20% lương cơ bản của CBCN vào quỹ BHXH và 3% lương cơ bản của CBCN vào quỹ BHXH trong đó.
Doanh nghiệp chi 15% BHXH, 2% BHYT, cá nhân người lao động nộp 5% BHXH, 1%BHYT.
1. Hình thức khen thưởng
- Lao động tiên tiến (xét 1 năm 1 lần) vào dịp cuối năm
- Tập thể tiên tiến (xét 1 năm 1 lần) vào dịp cuối năm
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (xét 1 năm 1 lần) vào dịp cuối năm
- Khen thưởng đột xuất
- Đề nghị lên cấp trên xét khen thưởng ở mức cao: Giấy khen, bằng khen, bằng lao động sáng tạo, huân chương, chiến sĩ thi đua cấp ngành, thành phố, toàn quốc (thực hiện theo hướng dẫn của ngành và thành phố).
2. Tiêu chuẩn để xét khen thưởng.
- Lao động tiên tiến
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng xuất và chất lượng cao
+ Chấp hành tốt chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần chủ động sáng tạo, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua.
+ Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
- Tập thể lao động tiên tiến:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao.
+ Có phong trào thi đua thường xuyên thiết thực có hiệu quả
+ Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu lao động tiên tiến và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở nên.
+ Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
- Chiến lược thi đua cấp cơ sở
+ Đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu lao động tiên tiến
+ Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để
7. Xây dựng chế độ làm việc hợp lý, đào tạo cán bộ nâng cao tay nghề.
3. Chế độ làm việc
- Tất cả những người được Công ty xét vào làm việc tại Công ty đều theo chế độ hợp đồng lao động có xác định thời hạn (trừ những người chuyển công tác ở có quan khác đã đến là CNVC Nhà nước trước năm 1998).
- Người lao động khi vào làm việc hợp đồng tại công ty phải :
+ Có hồ sơ hợp lệ
+ Có đơn cam kết vào làm việc tại Công ty (do cá nhân viết tay nội dung do phòng HCTC hướng dẫn).
+ Có ý kiến của gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng) đồng ý và có trách nhiệm bảo lãnh cho người xin vào làm việc tại Công ty.
+ Phải trải qua thời kỳ thử việc 90 ngày hưởng 75% lương cấp bậc, chức vụ phụ cấp (nếu có)
+ Chưa được tham gia đóng BHXH (trừ những người chuyển công tác)
+ Chấp hành sự phân cônh điều động của tổ chức công ty.
- Hết thời gian thử việc người lao động phải có bản kiểm điểm trong thơì gian làm việc người lao động phải có bản kiểm điểm trong thời gian làm việc tại đơn vị, có ý kiến nhận xét của người phụ trách gửi về Phòng HCTC Công ty để báo cáo Lãnh đạo Công ty.
- Trong thời gian thử việc người lao động vi phạm kỷ luật, không hoàn toàn thành công việc giao, đơn vị sử dụng được quyền cho phép người đó nhỉ việc và báo cáo bằng văn bản về Công ty để Công ty ra quyết định xoá tên.
- Các đơn vị khi nhận được quyết định của Công ty gửi xuống phải có nhiệm vụ bố trí tạo điều kiện cho người lao động làm việc theo đúng chức danh ghi trong quyết định.
- Người lao động vi phạm kỷ luật bị cơ quan xoá tên phải hoàn trả các chi phí phục vụ cho công tác đào tạo, thi tuyển (nếu có)
II. ĐÀO TẠO
- Để từng bước nâng cao trình độ quản lý chuyên nghiệp vụ và tay nghế cho công nhân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường Công ty sẽ tổ chức đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động của công ty.
- Công ty giao cho phòng HCTC lập kế hoạch đào tạo chi tiết đối với từng chức danh, nghề nghiệp trong công ty trên cơ sở vừa đảm bảo sản xuất công tác vừa tham gia học tập nâng cao trình độ.
KẾT LUẬN
Để đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành, cùng các phòng ban nghiệp vụ phải đề ra phương hướng tìm ra giải pháp từng bước đưa công ty cổ phần vào hoạt động ổn ddinhj tạo thế đi lên vưng chắc.
Thi công các công trình đúng đồ án thiết kế được duyệt, đúng quy trình quy phạm, đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu kỹ mỹ thuật.
Cần tranh thủ sự quan tâm chủa các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý chức năng, tăng cường khai thác việc làm trên thị trường thanh phố Hải Phòng và các tỉnh khác đảm bảo đủ việc làm từng bước nâng cao đời sống người lao động.
Bên cạnh đó công ty cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Tiếp tục đầu tue các thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất, quản lý sử dụng tốt máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kho tàng biến bãi.
- Tập trung đẩy nhanh tiến bộ thực hiện độ thực hiện dự án kiên cố, các công trình chưa hoàn tất.
- Tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phat triển các ngành nghê, quản lý chặt chẽ định mức kinh tế kỹ thuật gắn với áp dụng các tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật phù hợp với chức năng nhiệm vụ công ty.
- Xây dựng cơ chế quản lý gắn liền quyền lợi trách nhiệm người lao động trong công ty. Giao chỉ têu khoa học sản xuất cho các đơn vị. Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật phù hợp với quy định của công ty và pháp luật.
- Nghiêm chỉnh thực hiện đúng chính sách pháp luật của nhà nước.
- Từng bước đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên moon nghiệp vụ và tuyển dụng thêm lao động có trình độ tay nghề quản lý đáp ứng được yêu cầu snr xuất của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Bộ luật lao động 1994 – NXB Chính Trị Quốc gia
+ Bộ lao động sửa đổi bổ sung 2002
+ Những văn bản pháp luật về luật kinh tế - NXB Tư Pháp
+ Nội quy – quy chế quản lý điều hành công ty cổ phần xây dựng thuỷ Lợi Hải Phòng.
+ Điều lệ công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.
+ Phương án cổ phần hoá công ty xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng
- Quyết định số 2915/QĐ – UB ngày 05/11/2004 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc tiến hành cổ phần hoá công ty xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.
- Quyết định số 91/QĐ – UB ngỳa 17/1/2005 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá công ty xây dựng thuỷ lợi.
- Quyết định số 837/QĐ – UB ngày 7/5/2005 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc xác định cổ phần doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá công ty xâydựng thuỷ lợi Hải Phòng.
- Nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của chính phủ và thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn về tài chính khi chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
+ Bộ luật xây dựng – NXB Chính trị quốc gia.
+ Nghị định số 16/2005/ NĐ-CP ngỳ 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư XDCT.
+ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001.
+ Luật 16/2003/ QH 11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về xây dựng.
+ Chỉ thị só 8/2004/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về triển khai thi hanh luật xây dựng.
+ Chỉ thị 19/2003/ CT-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ Tuớng Chính Phủ về việc tổ chức lập quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
+ Thông tư 07/2003/TT – BXD ngày 17/06/2003.
+ Quy chế quản lý điều hành công ty cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi Hải Phòng.
+ Điều lệ công ty cổ phând xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32002.doc