Thị trường chứng khoán là thể chế tài chính bậc cao voíư sự tham gia của các tổ chức trung gian, trong đó có vai trò quan trọng của các tổ chức trung gian đặc biệt là các ngân hàng thương mại
Thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn đầu hình thành và triển. Thị trường chứng khoán đang dần đi vào ổn định, và đã thu được một số kết qảu đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó cũng không ít những hạn chế và tồn tại. Có thể nói, ở Việt Nam, các Ngân hàng thương mại có nhiều lợi thế nhất trong việc trở thành trung gian, hỗ trợ cho sự páht triển thị trường. Nhưng trên thực tế, việc tham gia của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán là rất hạn chế, còn dè dặt, chưa phát huy được hết vai trò của các ngân hàng làm cầu nối trung gian trên thị trường chứng khoán.
Bằng việc vận dụng những kiến thức đã học và sự tìm tòi tham khảo các tài liẹu thực tiến em đã nghiên cứu được một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nêu được những lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán và vai trò của ngân hàng thương mại đối với thị trường này.
Thứ hai, phân tích thực trạng việc các ngân hàng thương mại thực hiện các vai trò của mình trên thị trường chứng khoán
Thứ ba, đưa ra một số giả pháp nhằm phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
Tuy nhiên, đay là một vấn đề mới, rất đa dạng và phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiến. Qua bài nghiên cứu nay, em chỉ hi vọng đóng góp một cái nhìn nhỏ bé của mình về vấn đề này, va mong rằng thì trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển trong một tương lai không xa với sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, em rất mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các độc giả để có thể lĩnh hội và có hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực mà em đã quan tâm nghiên cứu.
62 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát huy vai trò của Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn rất nhỏ bé. Nhìn chung, trong giai đoạn tăng trưởng của TTCK, các công ty chứng khoán đều kinh doanh có lãi. Song đến htời kỳ suy thoái thì ngược lại, các tài khoản khách hàng lần lượt bị đóng, cá công ty chứng khoán bị giảm cơ hội kinh doanh. Sở dĩ như vậy là vì các công ty chúng khoán mặc dầu có vốn không nhiều nhưng chỉ mới triển khai một số nghiệp vụ đơn giản không cần vốn nhiều như tư vấn, môi giới CK còn các nghiệp vụ khác như tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, v.v… là những nghiệp vụ có ý nghĩa lớn trong việc bình ổn thị trường, điều tiết quan hệ cung cầu thì các công ty chứng khoán chưa triển khai được nhiều, thậm chí các công ty chứng khoán phải đem nguồn vốn của mình gửi vào ngân hàng để hưởng lãi tiền gửi. Như vậy, việc tham gia TTCK của cá định chế trung gian tài chính thông qua các công ty chứng khoán của mình là rất quan trọng và cần thiết. Nhưng để cho các công ty chứng khoán hoạt động có hiệu quả, bước đầu các chủ sở hữu phải hỗ trợ công ty chứng khoán cảu mình không những về vốn, về cung cấp và đào tạo cán bộ mà cả việc sử dụng những dịch vụ và tiện ích sẵn có của mình phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, đặc biệt là mạng lưới thông tin và hệ thống cá chi nhánh, nhằm mở rộng các đối tượng khách hàng và phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới. Chẳng hạn, công ty chứng khoán của Ngân hàng á Châu đã sử dụng mạng thông tin nhanh có sẵn của ACB để giúp khách hàng của mình trên khắp cả nước có thể giao dịch tức thời với sàn giao dịch tại trung tâm. Những khách hàng ở xa vẫn có thể biết được thời giá và đặt lệnh mua bán rất thuận lợi. Công ty chứng khoán ACB cũng đã giúp các khách hàng của mình mở một tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng ACB, gọi là “ tìa khoản giao dịch CK’. Bằng tài khoản này, khách hàng vừa có thể sử dụng như một tài khoản tiền gửi thanh toán bình thường, vừa có thể sử dụng để giao dịch CK. Do đó, khách hàng chỉ cần gửi tiền tại một nơi duy nhất, nhưng có thể chủ động chi tiêu theo nhu cầu của mình, vừa có quyền đặt lệnh mua- bán CK bất kỳ lúc nào có phiên giao dịch mà không cần phải làm thủ tục ký quỹ trước.
Đến nay, TTCK Việt Nam có 13 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động trong đó bao gồm 6 công ty chứng khoán thuộc NHTM: Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB, công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Công thương ( cấp phép năm 2000 ), công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( cấp phép năm 2001), Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương ( cấp phép năm 2002 ), Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông á.
Từ khi được cấp phép hoạt động, các công ty chứng khoán không ngừng củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình, mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc mở rộng đại bàn hoạt động bằng việc mở thêm chi nhánh tại Hà Nội, Tp. HCM, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh tại Hà Nội, Vũng Tàu, Hải Phòng, Đồng Nai, Cần Thơ…. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng được cá công ty từng bước hoàn thiện qua việc mở rộng sàn giao dịch, trang bị thêm các thiết bị công bố thông tin, thiết lập trang Web riêng của công ty tạo điều kiện cho người đầu tư có thể tiếp cận được với công ty ở mọi nơi. Một số công ty chứng khoán sau một thời gian hoạt động đã xin tăng vốn để thực hiện thêm nghiệp vụ như cong ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng vốn lên 100 tỷ để gia tăng tiềm lực tài chính, có điều kiện mở rộng các loại hình kinh doanh chứng khoán.
Về nhân lực, các công ty chứng khoán đã chú trọng tuyển chọn, những người có kinh nghiệm quản lý ở những ngành có liên quan, những người được đào tạo cơ bản ở nước ngoài về làm việc cho công ty với chính sách đãi ngộ thoả đáng. Mặt bằng trình độ chuyên môn ở các công ty chứng khoán hiện nay đều từ trình độ cử nhân trở lên, nhiều vị trí chủ chốt trong cong ty được sự đảm nhận bởi những người có học vị cao. Được sự giúp đỡ của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong việc đào tạo nhân lực cho ngành chứng khoán, đến nay tổng số nhân viên của các công ty chứng khoán được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh là 260 người trong tổng số trên 400 người hiện đang làm việc cho các công ty chứng khoán.
Việc tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự, đầu tư thêm cơ sở vật chất, tăng vốn đã cho phép các công ty mở rộng triển khai các nghiệp vụ của mình. Chúng ta có thể điểm qua một số nét về tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán qua các nghiệp vụ kinh doanh của công ty
Đến nay, nghiệp vụ môi giới vẫn là một trong các nghiệp vụ được cá công ty triển khai tích cực nhất. Nếu như ngày đầu thị trường mới đi vào hoạt động chỉ có khoảng 500 tài khoản người đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thì đến cuối tháng 5/ 2004 đã có 18700 tài khoản trong đó có 170 nhà đầu tư có tổ chức. Các công ty ty chứng khoán đã thực hiện khá chính xác cá lệnh giao dịch của kháchhàng. Khi có sai sót trong việc thực hiện lệnh, các công ty chứng khoán cùng hợp tác, trợ giúp nhau khắc phục. Hình thức nhận lệnh giao dịch của khách hàng cũng đã phong phú hơn trước với các hình thức như qua điện thoại, qua fã, qua Internet. Nhờ đó góp phần giúp công ty chứng khoán mở rộng đối tượng khách hàng.
Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng đã thực hiện tốt các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động môi giới như cung cấp miễn phí các báo cáo giao dịch cho nhà đầu tư, tổ chức các buổi phân tích hiễn biến tình hình thị trường cho nhà đầu tư, phối hợp các NHTM thực hiện dịch vụ cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán. Nhờ đó khách hàng có thể đưa ra cá quyết định đúng đắn, kịp thời và gia tăng khoản đầu tư của mình, công ty chứng khoán cũng gia tăng giá trị giao dịch. Chính sách phí môi giới cũng được các công ty chứng khoán áp dụng linh hoạt trên cơ sở mức trần do pháp luật quy định. Mức phí thường được ưu đãi đối với những lệnh giao dịch lớn và với khác hàng có gái trị giao dịch lớn tính trong một thời gian nhất định ( hàng tuần, hàng tháng). Mức phí môi giới hiện nay cũng là một công cụ để các công ty chứng khoán cạnh tranh nhau. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán thuộc NHTM cụ thể như sau:
2.2.1.1 Về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán là nghiệp vụ kinh doanh do công ty chứng khoán thực hiện vì lợi ích của chính mình. Như vậy, khi thực hiện nghiệp vụ nay, công ty chứng khoán đóng vai trò là người đầu tư có tổ chức trên thị trường. Nghiệp vụ tụ doanh cũng được các công ty chú trọng thực hiện, nhiều công ty tăng vốn điều lệ để được thực hiện nghiệp vụ này. Tổng giá trị giao dịch và doanh thu tự doanh đã tăng mạnh qua cá năm mặc dù mức độ có khấc nhau ở từng công ty. Hiện nay sự thay đổi về kết cấu danh mục đầu tư chứng khoán tự doanh ở các công ty chứng khoán. Nếu như 2 năm đầu đi vào hoạt động cá công ty tập trung bào tự doanh cổ phiếu chưa niêm yết thì bắt đầu vào nửa cuối năm 2002 đến nay các công ty tập trung vào tự doanh trái phiếu và cổ phiếu niêm yết. Những công ty chứng khoán tự doanh nhiều cổ phiếu là công ty chứng khoán Đệ Nhất, công ty chứng khoán ACB. Những công ty chứng khoán tự doanh nhiều cổ phiếu là công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương, Công ty chứng khoán Ngân hàng công thương, công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Gần đây, giá trị trái phiếu tự doanh tăng là do một số công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ theo hình thúc cam kết chắc chắn và thực hiện giao dịch trái phiếu theo hợp đồng có kỳ hạn. Điều này góp phần kích hoạt thị trường thứ cấp về trái phiếu điều mà hơn 2 năm trước đây không có được.
2.2.1.2 Về nghiệp vụ tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán:
Cả 13 công ty chúng khoá trong đó có 6 công ty của các NHTM hiện nay đều được cấp phép để thực hện nghiệp vụ này. Những ngày đầu thị trường mới đi vào hoạt động, các công ty chúng khoán cũng là những chủ thể góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công chúng đầu tư. Đến nay, ngoài việc tư vấn đầu tư trực tiếp cho khác hàng, cung cấp miễn phí các báo cáo giao dịch định kỳ có phân tích, khuyến cáo, giúp cho người đầu tư nhìn nhận diễn biến thị trường, lựa chọn chứng khoán đầu tư dưới con mắt của người đầu tư chuyên nghiệp, công ty chứng khoán đã mở rộng hình thức tư vấn có tính chất lượng chuêyn môn sâu hơn như tư vấn phát hành cho một số công ty niêm yết trên TTGDCK có ý định phát hành thêm, tư vấn tái cấu trúc tái chính, tư vấn dự án cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Đặc biệt trong thời gian qua, các công ty chứng khoán đã tích cực tham gia mạnh mẽ vào tiến trình cổ phần hoá bằng việc tư vấn cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp, tổ chức bán đấu giá cổ phần cho công ty cổ phần. Trong đó, đặc biệt có hợp đồng lớn như hợp đồng tư vấn cổ phần hoá Tổng công ty (TCty) Saigontourist, tổ chức đấu giá cho Công ty bảo hiểm Bảo Minh, TCty Sữa Việt Nam (Vinamilk). Có thể nói đây là nghiệp vụ có tính chuyển biến rõ rệt nhất trong số các nghiệp vụ mà các công ty chứng khoán đã thực hiện. Ngoài ra, cùng với số lượng công ty được niêm yết trên TTGDCK tăng lên cũng là từng đó số công ty cổ phần được công ty chứng khoán tư vấn niêm yết thành công. Về hoạt động tư vấn phát hành và tư vấn niêm yết, ngoài việc phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của công ty chứng khoán, còn phụ thuộc rất lứon vào tình hình giao dịch trên thị trường chính thức. Trong giai đoạn thị trường đi xuống ( từ cuôi năm 2001 đến hết quý III/2003), việc tư vấn niêm yết và tư vấn phát hànhlà đặc biệt khó khăn, nhiều hợp đồng đã được ký kết nhưng vẫn trong giai đoạn triển khai do thị trường chưa thuận lợi mặc dù vẫn được các công ty chứng khoán duy trì. Vì thế, số lượng công ty cổ phần được công ty chứng khoán tư vấn niem yết thành công đều qua các năm như năm 2002 có thêm 11 công ty niêm yết, năm 2003 có thêm 2 công ty niêm yết và 5 tháng đầu năm 2004 có thêm 3 công ty niêm yết.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hiện nghiệp vụ nay, đó là: nghiệp vụ tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi tham gia đấu thầu các hợp đồng tư vấn, đặc biệt là giữa các công ty chứng khoán trên cùng đại bàn. Trong việc tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết, các công ty chứng khoán mới chỉ thể hiện vai trò qua việc chuẩn bị hồ sơ xin niêm yết nhưng kể cả việc làm này vẫn chưa được tốt. Vai trò tư vấn sau niêm yết chưa được thể hiện, bằng chứng là đa phần các công ty niêm yết chưa thực hiện tốt quy định về công nố thông tin và một số công ty niêm yết còn lúng túng trong việc xử lý tình huống bất lợi phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2.2.1.3 Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư:
Đây thực chất là hoạt động quản lý vốn cho khách, vì quyền lợi củakhách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết. Trong những năm đầu, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư đều chưa triển khai tại hầu hết các công ty chứng khoán được cấp phép nghiệp vụ này. Trong Quý I/2003 không có công ty chứng khoán nào có doanh thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư. Các công ty vẫn tiếp tục thục hiện các hợp đồng đã ký kết nhưng gặp rất nhiều khó khăn do tình hình thị trường diễn biến không thuận lợi. Đến nay đã có 12 công ty chứng khoán được cấp giấy phép hoạt dộng nghiệp vụ này và trong đó mới có công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển thuộc hệ thống NHTM đã triển khai nghiệp vụ này. Tuy nhiên, sang năm 2004, đã có dấu hiệu nghiệp vụ này được tăng cường hoạt động, đã có thêm công ty chứng khoán ACB, công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn bắt đầu có xu hướng triển khai nghiệp vụ này với các hợp đồng có giá trị lớn hàng trăm, hàng chục tỷ đồng. Hiện tại, công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển vẫn chưa ký kết được một hợp đồng quản lý danh mục quản lý danh mục dầu tư nào. Nhưng công ty cũng mạnh dạn thí điểm các hình thức ban đầu của hoạt động quản lý dnah mục đầu tư như: hợp đồng uỷ thác giao dịch, hợp đồng bán hộ trái phiếu niêm yết,…
Tuy nhiên , theo đánh giá một cách khách quan và tổng thể, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư vân tiếp tục dậm chân tại chỗ, doanh số giao dịch của nghiệp vụ này không cao, còn dè dặt, mang tính tập dượt. Điều này một phần là do xu hướng của người đầu tư trong giai đoạn đầu thường thích tự đầu tư hơn là uỷ thác cho người khác quản lý, đầu tư hộ mình. Thêm vào nữa, đây là nghiệp vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong khi khả năg đáp ứng của công ty chứng khoán trong giai đoạn này còn rất khiêm tốn. Ngoài ra, do hàng hoá trên tị trường chưa nhiêu, số lượng cổ phiếu thực được giao dịch thấp hơn nhiều so với số lượng chứng khoán phát hành do tỷ lệ cổ phần của Nhà nước ở các doanh nghiệp này còn lứon, chưa đa dạng nên không có diều kiện triển khai.
2.2.1.4 Về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
Ngiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của NHTM là việc NHTM tiến hành nhứng hoạt động cần thiết nhằm giúp cho tổ chức phát hành thực hiện thành công việc chào bán cổ phiếu ra công chúng. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, bảo lãnh phát hành chứng khoán được coi là một nghiệp vụ quan tọng và là một trong số 5 nghiệp vụ được cấo giấy phép cho hoạt động của các công ty chứng khoan thuộc NHTM. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán trong đó quan trọng nhất là mang lại tính chuyên nghiệp cho thị trường. Tuy nhiên, hiện nay nghiệp vụ này mới chỉ được các công ty chứng khoán tiếp cận bước đầu. Theo quy định hiện hành và qua thực tế của TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, thì boả lãnh phát hành chứng khoán ở nước ta hiện nay được chia làm hai loại: Bảo lãnh phát hành trái phiếu, hiện có trái phiếu chính phủ, trái phiếu Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và vừa rồi là trái phiếu đô thị TP.HCM; và bảo lãnh phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần ra công chúng. Hiện tại, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chỉ quản lý việc phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu và trái phiếu trên TTGDCK, còn việc phát hành trái phiếu chính phủ thì thực hiện theo các qy định của Bộ Tài chính, tức là hầu như Bộ này quản lý việc phát hành trái phiếu chính phủ. Thực tê thì các NHTM mới chỉ triển khai hoạt động nhiều tỏng việc bảo lãnh trái phiếu chính phủ có độ rui ro rất thấp, còn việc triển khai các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần thì còn rất nhiêu hạn chế.Trong năm 2001, chỉ có công ty IBS có doanh thu từ nghiệp vụ này. trong năm 2002, chưa có công ty nào thực hiện được bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Công ty VCBS thực hiện việc bảo lãnh 6 đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ (qua Quỹ Hỗ Trợ Phát triển). Một số công ty chứng khoán khác như ASC, ACBS và VCBS đã làm đại lý phát hành kỳ phiếu của một số tổ chức tín dụng như Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoặc đại lý phát hành cổ phiếu Công ty cổ phần Bảo Hiểm Nhà Rồng. Đến 31/3/2003 có một số công ty chứng khoán có doanh thu tư hoạt dộng bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt động này tập trung ở một số công ty chứng khoán như: BVSC, VCBS, ARSC. Ngoài ra, các công ty còn ký tiếp các hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam.
Nguyên nhân khiến việc bảo lãnh cổ phiếu của các công ty cổ phần còn hạn chế bên cạnh những lý do từ phía thị trường và các công ty cổ phần, thi còn xuất phát tù những hạn chế của những công ty chứng khoán của các NHTM. Các công ty chứng khoán hiện nay yếu cả về tiềm lực vốn và nghiệp vụ chuyên môn để có thể đảm đương được vai trò của đơn vị bảo lãnh phát hành. Với mức vốn đáp ứng ở mức yêu cầu tối thiểu khi đăng ký như hiện nay, các công ty chứng khoán chỉ dám tham gia với vai trò làm đại lý phân phối cho tổ chức phát hành. Có thể nói nghiệp vụ này cũng chỉ được áp dụng tại một số NHTM có quy mô lớn, chủ yếu là các NHTMNN. Các NHTM cổ phần chưa mạnh dạn áp dụng nghiệp vụ này. Tuy nhiên, đối với những đợt phát hành có giá trị vài chục tỷ đồng thì bản thân các công ty chứng khoán này cũng sẽ gặp khó khăn về vốn nhất là trong diều kiện các công ty chứng khoán chưa có thói quen liên kết thành tổ hợp bảo lãnh phát hành. Đội ngũ cán bộ của các công ty chứng khoán hiện nay còn có nhuẽng hạn chế khi triển khai nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Hầu hết các cán bộ hoạt động tỏng các công ty chứng khoán là những cán bộ trẻ được đào tạo bài bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Trong khi đó, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành đòi hỏi những cán bộ không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn phải có nững kinh nghiêm về ngành hay lĩnh vực hoạt động của tôt chức phát hành. Kinh nghiệm từ các thị trường khác cho thấy, tổ chức bảo lãnh phát hành thường phải tổ chức thành những nhóm hay có những cá nhân chuyên trách thực hiện nghiên cưu, phân tích và thường xuyên công bố các nghiên cứu của mình theo từng laọi cổ phiếu mà đơn vị tham gia bảo lãnh phát hành. Công việc này tốn kém nhưng cần thiết để hướng dẫn đầu tư cho thị trường. Đối với TTCK Việt Nam, các công ty chứng khoán hầu như chưa tổ chức thực hiện được công việc này. Có rất ít những nghiên cứu hay bài phân tích được công bố một cách có hệ thống nhằm thu hút nhà đầu tư mua cổ phiếu được đơn vị đó bảo lãnh phát hành. Đó chính là những thực tế đáng quan tâm đối với các NHTM để đẩy mạnh hơn nữa nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
2.2.1.5. Hoạt động lưu ký chứng khoán
Hoạt động lưu ký chứng khoán la hoạt động mà các công ty chứng khoán đặc biệt là các công ty thuộc các NHTM rất quan tâm. Nhìn chung, các thanh viên luôn tìm cách thu hút số khách hàng vào lưu ký tại công ty mình ngày càng nhiều, song do ngày càng nhiều các thanh viên được cấp phép hoạt động lưu ký nên đã diên ra sự cạnh tranh giữa các thanh viên. Tuy vậy, cũng có thành viên mới được cấp phép hoạt động đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường như Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCBS), đã chiếm được 5,09% thị phần, trong khi đó có một số thành viên khác mặc dù có thời gian hoạt động từ khi thị trường thành lập nhưng vẫn chỉ đạt được mức khiêm tốn như công ty CK Đệ hất và công ty CK Thăng Long.
Tính đến 31/12/2004 số thành viên lưu ký chứng khoán là 18 tổ chức trong đó có: 13 Công ty chứng khoán (6 công ty chứng khoán thuộc các NHTM); 02 Ngân hàng thương mại trong nước; 03 chi nhánh ngân hàng nước ngoìa; số nhân viên nghiệp vụ lưu ký là 115 nhân viên.
Tính đến cuối năm 2004 đã có 26 loại cổ phiếu, 207 loại trái phiếu, o1 loại chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết tại TTGDCK T.p Hồ Chí Minh. Là trên 234 triệu trái phiếu ( chiếm trên 98% tổng số trái phiếu phát hành) và trên 123 triẹu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư ( chiếm trên 75% tổng số cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư đang lưu hành). Đối vơi nghiệp vụ này, có thể nói các NHTM đã tham gia rất tích cực sử dụng nhứng kỹ thuật vốn có và những kinh nghiệm quý báu của mình trên lĩnh vực hoạt động chủ yếu của mình là tín dụng để đẩy mạnh hơn nũa nghiệp vụ này, hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển thuận lợi của thị trường. Trong năm 2004, các công ty chứng khoán của NHTM trên 12 công ty triển khai nghiệp vụ cầm cố chứng khoán cho khách hàng. Tổng số phiếu cấm cố / tổng số cổ phiếu niêm yết là cổ phiếu chiếm 0,45%. Tỷ lệ cầm cố trái phiếu/ tổng số trái phiếu niêm yết đạt là trái phiếu chiếm 3,12%. Tỷ lệ cầm cố trái chứng chỉ quỹ đạt xấp xỉ 4%. Việc giải toả chứng khoán do mất khả năng thanh toán.
2.2.1.6 Hoạt động thanh toán bù trừ qua Ngân hàng chỉ định thanh toán
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được UBCK lựa chọn làm Ngân hàng chỉ định thanh toán. Hoạt động thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán của Ngân hàng chỉ định thanh toán cho đến nay được thực hiện tốt, không có hiện tượng vi phạm nguyên tắc thanh toán. Doanh số thanh toán bù trừ tiền/chứng khoán tăng liên tục qua các năm. Năm 2000, doanh số thanh toán bù trư tiền/ chứng khoán đạt gần 39 tỷ đồng, năm 2001 là 396 tỷ đồng, năm 2002 là 425 tỷ đồng, năm 2003 đạt 839 tỷ đồng và năm 2004 doanh số thanh toán bù trừ tiền/ chứng khoán đạt gần 32.382 tỷ đồng.
Hoạt động thanh toán các giao dịch chứng khoán được thực hiện đúng quy định kịp thời dảm bảo hời gian thanh toán chứng khoán, góp phần tăng tính thanh khoản của các chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán tập trung, Ngân hàng chỉ định than toán đã mở rộng cung cấp dịch vụ như dịch vụ cho vay tiền thực hiện các giao dịch chứng khoán, ứng trước tiền thanh toán giao dịch chứngkhoán cho khách hàng… Tính đến cuối năm 2004 số tiền cho vay ứng trước cho thanh toán giao dịch chứng khoán của Ngân hàng đạt gầ 300 tỷ đồng.
Một đặc điểm dễ nhận thấy hệ thống bù trừ thanh toán ở Việt Nam hoạt động theo 2 cấp, TTGDCK chỉ mở tài khoản cho thanh viên lưu ký, quan rlý và thực hiện lưu ký, bù trừ thanh toán theo thanh viên lưu ký, còn các thành viên lưu ký quản lý và cung cấp dịch vụ lưu ký, bù trừ và thanh toán chi tiêt ho các nhà đàu tư. Trong hoạt động thanh toán, việc chyển giao chứng khoán diễn ra tại TTGDCK, còn thanh toán tièn do ngân hàng chỉ định thanh toán do ngân hàng chỉ định thanh toán thực hiện dực trên kết quả bù trừ của TTGDCK. Hệ thống thanh toán bù TTCKừ chứng khoán có những hạ hcế như sau: thứ nhất, đó là chưa đạt tính đồng bộ và hoàn thiện về mặt pháp lý, và chưa tạo dựng được các yếu tố thị trường đồng bộ. Thứ hai, là thiéu một cơ chế quản lý việc in ấn và lưu ký chứng khoán thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ ba là các biện pháp khắc phục lỗi giao dịch chưa chủ động và hiệu quả. Thứ ba là năng lực của hệ thống phần mềm phục vụ cho các hoạt động bù trừ thanh toán chứng khoán chưa cao. Thưa tư, khả năng khắc phục rủi ro thanh toán của quỹ hỗ trợ thanh toán chưa cao. Và cuối cùng là các biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro chưa hoàn hảo. Đó là những mặt được và hạn chế của hệ thống ngân hàng trong hoạt động thanh toán bù trừ chứng khoán.
2.2.2. Sự tham gia vào TTCK của các NHTM với tư cách là chủ thể phát hành chứng khoán.
2.2.2.1 Tình hình hoạt động của các NHTM cổ phần.
NHTM cổ phần là loại hình tổ chức tín dụng được hình thành từ trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính . Sau khi điều chỉnh theo các Pháp lệnh trên ở nước ta, có 53 NHTM cổ phần, trong đó có 32 NHTM cổ phần đo thị và 20 NHTM cổ phần nông thônm được phân bố ở các thành phố lớn và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có nên kinh tế hàng hoá tương đối phát triển. Đến ngày 31/12/2002, sau hơn 3 năm thực hiện Đề án chấn chỉnh, củng cố sắp xếp lại các NHTM cổ phần,còn 24 NHTM cổ phần đô thị và 15 NHTM cổ phần nông thôn.
Với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, NHTM cổ phần có thể phát hành cổ phiếu lần đầu để thành lập ngân hàng hoặc phát hành các lần tiếp theo để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên do cá NHTM cổ phần chưa thực sự lớn mạnh, số lượng vốn huy động còn nhỏ nên hiện nay, các n cổ phần Việt Nam mới chỉ thực hiện phương thực hiện phát hành riêng lẻ, nghĩa là huy động vốn cổ phần dưới hình thức kêu gọi các cổ đông hoặc nhóm cổ đông quen biết lẫn nhau cùng góp vốn. Chưa có ngân hàng nào phát hành, niêm yết giao dịch cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng này mới chỉ có duy nhất loại cổ phiếu phổ thông có ghi tên, mỗi ngân hàng páht hành với một mệnh giá khác nhau: nếu ngân hàng có các cổ đông với tiềm lực vốn lớn thì mệnh giá thường cao ( 5 triệu đến 10 triệu đồng/ 1 cổ phiếu), những ngân hàng có cổ đông đại chúng thì mệnh giá thấp ( ngoài NHTM cổ phần Sài Gòn thương tín phát hành mệnh giá 0,2 triệu đồng/ 1 cổ phiếu, đa số các ngân hàng pháthành với mệnh giá 1 triệu đồng / cổ phiếu). Tính đến 31/12/2002/, toàn hệ thống NHTM cổ phần huy động được trên 2.200 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ, nếu tính tho mệnh giá 10.000đ/1cổ phiếu thì hiện nay, các nnn này năm giữ trên 200 nghìn tỷ cổ phiếu. Việc các NHTM cổ phần được phát hành cổ phiếu ra công chúng, được niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ giúo các ngân hàng có cơ hội nâng quy mô về vốn, gia tăng một khối lượng hàng hoá đáng kể cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, để thực hiện được thực hiện điều này, không phải điều dễ dàng đặc biệt là những trở ngại về cơ sở pháp lý. Thủ tướng Chính phủ đã có Ưuyết định số 172/1999/QĐ- TTg bgày 19/8/1999 “V/v các tổ chức tín dụng thành lập Công ty chứng khoán và tham gia niêm yết chứng khoán”. Theo đó, về chủ trương, các NHTM cổ phần được phát hành và niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, chủ trương chưa được triển khai trong thực tiễn, do Ngân hàng Nhà nước chưa có hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của các NHTM cổ phần, thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường vào tạo cơ sở pháp lý cần thiết để Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp nhận cho một số NHTM cổ phần đã có hơn và hồ sơ xin niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành văn bản quy đinhk về việc cho phép các NHTM cổ phần được tham gia niêm yết, giao dịch và phát triển cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành văn bản quy định về việc cho phép các NHTM cổ phần được tham gia niêm yết, giao dịch và phát hành cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
2.2.2.2 Vấn đề cổ phần hoá NHTMNN.
Trong chỉ thị 11/2004/Ct-TTg để đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 và tổ chức triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính và cá cơ quan cos liên quan xyâ dứng đề án CPH Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cưu Long, trình Thủ tướng Chính phủ xem xet quyết định trước ngày 30/6/2004. Cho đến nay, Đề án CPH VCB đã được xây dựng và trình thông đốc Ngân hàng Nhà nước. Trả lời báo chí, thông đốc Ngân hàng Việt Nam Lê Đức Thuý cho hay, tiến trình CPH VCB sẽ chậm hơn dự kiến khoảng 15 tháng. Trên cơ sở thực hiện Đề án CPH VCB sẽ rút kinh nghiệm để CPH Ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long và tiến toiư CPH cac NHTM nhà nước khác.
Trong bối cảnh hiện nay, chủ trương CPH cá NHTM nhà nước có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với ngành ngân hàng , mà còn tác động tích cực đến cá doanh nghiệp là khách hàng truyền thống của hệ thống ngân hàng này và có thể tạo “ đòn bẩy kép” cho sự phát triển của TTCK. Trên thực tế, các NHTM đều đang có nhu cầu về vốn cấp bách phải nâng cao năng lực về vốn, về quản trị điều hành và hiệu quả kinh doanh để có thể đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tê. Trong khi nguôn lực của Nhà nước có hạn, việc CPH NHTM nhà nước la fdiều tất yếu và sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt đối với Nhà nước, xã hội và bản thân ngân hàng. CPH NHTM nhà nước , nếu được thực hiện thông qua chào bán cổ phiếu ra công chúng, chính là tạo điều kiện cho công chúng đầu tư được cùng Nhà nước tham gia trực tiếp vào việc kiểm soát ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ chế sở hữu cổ phiếu của cán bộ nhân viên Ngân hàng được xác lập thông qua CPH là nguồn động lực mạnh mẽ tạo nên đội ngũ nhân viên năng động và tích cực cho ngân hàng, đồng thời góp phần tăng cường công tác kiểm soát nội bộ. Là những doanh nghiệp có uy tín, ngân hàng thực hiện CPH thường gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK có tổ chức. Sự tham gia của ngan hàng vào TTCK không những làm tăng uy tín, hình ảnh của ngân hàng, mà còn làm tăng giá trị và tính thanh khoản cho cổ phiếu của ngân hàng; từ đó mở ra khả năng huy động những nguồn vốn lớn một cách thường xuyên và chủ động để đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn. Như vậy, CPH NHTM nhà nước không những thúc đẩy quá trình xã hội hoá đầu tư, tạo điều kiện cho những ngân hàng này tăng, giảm vốn một cách linh hoạt cùng với quy mô hoạt động mà còn tăng cường tính đại chúng của ngân hàng và sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của ngân hàng. Khi đó, ngân hàng không thể cho vay dễ dãi và không chờ Nhà nước khoanh nợ, xoá nợ cho cá khoản tín dụng xấu. Các doanh nghiệp khách hàng của ngân hàng do đó cũng sẽ phải tìm kiếm các nguồn vốn khác trên thị trường để bổ sung cho tín dụng ngân hàng, nhất là nguồn vố trùn và dài hạn. Vì những lợi ích to lớn đó, CPH hay đại chúng hoá chính là con đường phát triển của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới trong đó có ngân hàng.
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của NHTM trên thị trường chứng khoán.
Một điều dễ nhận thấy là vai trò của NHTM đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán là còn rất hạn chế, các NHTM chưa thực sự vào cuộc, cùng bắt tay sẻ chia những khó khăn voiư sthị trường chứng khoán nhằm đưa TTCK phát triển. Các hoạt động của NHTM vẫn còn mang tính chất tham dò và tiến hành cá nghiệp vụ ít rủi ro, và không đòi hỏi vốn lớn. Nguyên nhân của những hạn chế này chủ yếu không phải là các NHTM không thấy được tiêm năng to lớn của TTCK và vai trò của mình trên TTCK mà đó xuất phát từ những hạn chế, yếu kém về năng lực và nguồn lực bên trong của các NHTM Việt Nam.
Thứ nhất, về năng lực tài chính của các NHTM. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “ sau 15 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn ở giai đoạn phát triển ban đầu, năng lực tài chính của nhiều NHTM Việt Nam còn yếu, nợ quá hạn cao, nhiều rủi ro.”Tuy chiếm gần 80% thị phần tín dụng nhưng vốn tự có của cá NHTM nhà nước thấp và chưa tương xứng với thị phần. Vốn tự có của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chỉ chiếm 4,1% trong tổng nguồn vốn; Ngân hàng Công thương là 2,9%. Tỷ lệ này là quá thấp so với chuẩn mực quốc tế 8%. Tính đến tháng 3/2003, NHTM nhà nước có vốn điều lệ lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Viêt Nam với số vốn là 4.320tỷ đồng, tương đương với 280 triệu úD. Mức vốn này chỉ ngang với tổng vốn đầu tư của một dự án lớn của một doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam, chứ chưa nói đến việc so sánh với vốn điều lệ hàng tỷ, hàng chục tỷ của cá ngân hàng nước ngoài. Trong khi đó, vốn tự có đóng vai trò quan trọng đói với hoạt động của một ngân hàng, vừa là nguồn lực đảm bảo sức mạnh tài chính vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Nếu không tăng được vốn ở mức cần thiết thì khó có thể nói đến việc tài trợ hiệu quả cho những dự án lớn, khách hàng lớn. Đồng thời, khi không có nguồn lực thì khó có thể đầu tư cho công nghệ hiện đại, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, không có khả năng đầu tư tài chính, vươn ra cạnh tranh trên các thị trường tài chính khu vực và thế giới. Để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về vốn, đến năm 2010, các NHTM nhà nứoc cần bổ sung khoảng 117.000 tỷ đồng. Nguồn vốn nói trên namư ngoài khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Thứ hai, về công nghệ ngân hàng, tuy vấn đề hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đã được quan tâm và đầu tư song chủ yếu cũng mới ở giai đoạn thử nghiệm và cũng mới được thực hiện ở một số ngân hàng lớn, thuộc khu vực đô thị. Còn lại phần lớn hệ thống ngân hàng có trình độ cơ giới thấp, công nghệ lạc hậu, mạng lưới chi nhánh rộng nhưng hoạt động kém hiệu quả. Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của phần lớn các ngân hàng thương mại mà đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Nhà nước đều thua kém các ngân hàng trong khu vực. Đó là một trở ngại, một vấn đề lớn cần quan tâm của hệ thông ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, Về năng lực quản trị của các NHTM mà dặc biệt là các ngân hàng thương mại Nhà nước là rất thấp. Hiện nay, “đội ngũ lao động của các NHTM Việt Nam tương đối đông về số lượng nhưng trình độ chuyên môn thấp, nhất là cán bộ quản lý”. Năng lực quản trị của các NHTM không thể cải thiện được một khi cung cách hoạt động của ngân hàng vẫn mang nặng tính bao cấp, trông chờ bảo hộ, khoanh nợ, xoá nợ của Nhà nước. Năng lực của nhân viên ngân hàng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hôi nhập, đáp ứng được xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Đó là một hiện tượng đáng báo nói đến hiện nói. Nói riêng về các công ty chứng khoán hiện nay, nhân viên của họ được đào tạo tương đối bàn bản và quy củ nhưng họ thiếu nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh chứng khoán , vốn là một lĩnh vực hết sức khó khăn và phức tạp. Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các NHTM còn dè dặt khi tham gia vào TTCk và chưa thực sự trở thành cầu nối giữa những tổ chức phát hành chứng khoán và những nhà đầu tư.
Chương 3:
Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò
của NNTM đối với thị trường chứng khoán
3.1 Mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Quan điểm chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam là đi từ quy mô nhỏ đến lớn, theo định hướng XHCN, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng thị trường hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, bảo vệ người đầu tư, và có thể linh hoạt thích ứng thực tế, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với thị trường.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược là “củng cố, ổn định và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường, từng bước mở rộng phạm vi, quy mô htij trường; tăng cường hiệu quả quản lý giám sát thị trường, bảo vệ người đầu tư. Góp phần phát triển thj trường tài chính Việt Nam, đảm bảo ổn định và an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia; nâng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Tạo ra một môi trường nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá và huy động nguồn vốn cho đầu tư pahs triển”
Mục tiêu giai đoạn 2003- 2005 là củng cố TTCK và hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho thị trường, từng bước phát triển quy mô, phạm vi hoạt động TTCK. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là: hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động TTCK; tăng cung hàng hoá; hoàn thiện cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật của thị trường; xây dựng và phát triển các định chế hoạt động trên thị trường.
Mục tiêu gia đoạn 2006- 2010 là tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịc vụ của TTCK. Nhiệm vụ chủ yếu là mở rộng và tăng cường năng lực của thị trường, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ; khuyến khích, tăng cường khả năng cạnh tranh; thúc đẩy hội nhập quốc tế
Đó là những mục tiêu chính trong chiến lược phát triển ngành chứng khoán. Dựa vào đó ta có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển thị trường mà ở trong phần nghiên cứu này em chỉ dám đua ra một vài những ý kiến nhằm phát huy vai trò của Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán.
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của NNTM trên TTCK
Để phát triển TTCk hiện nay, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giã hoạt động của các trung gian tài chính với sự điều tiết nhanh nhạy của cá nhà uản lý thị trường, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước về luật pháp, chính sách và cũng không loại trừ cả những giải pháp mạnh ở tầm vĩ mô lúc cần thiết. Trong tình hình hiện nay, ở Việt Nam nếu không có sự kết hợp đồng các tổ chức nói trên thì khó có thể phát huy được hết vai trò của các NNTM cũng như sự phát triển hon nữa của thị trường.
3.2.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý thị trường
3.2.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK Việt Nam và công tác pháp chế của UBCKNN
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK hiện nay với văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Nghị Định số 144/2003/NDD-CP tuy đã khắc phục được nhiều mặt hạn chế, thiếu sót của Nghị định số 48/1998/NDD-CP nhưng do là văn bản dưới luật nên tính pháp lý của hệ thông pháp luật về chứng khoán và TTCK chua cao, chưa đồng bộ, không thể giải quyết được một cách triệt những mâu thuẫn xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan, chưa tạo được môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định để điều chỉnh mọi hoạt động trên TTCK phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển TTCK Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và TTCK Việt Nam hiện nay là chính là xây dựng Luật Chứng khoán. Đây cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK. Luật Chứng khoán với những ưu thế rất lớn sẽ tạo ra một môi trường pháp luý ổn định, vững chắc, bảo vệ quyền, lợi ích của cá chủ thể tham gia thị trường. Góp phần xây dựng và phát triển TTCK Việt nam trở thành một kênh huy động vốn quan trọng và thiết yếu đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Hoàn thiện khung pháp lý TTCK Việt nam là một trong những giải pháp nhằm bình ổn và phát triển TTCK, mở rộng phạm vi, quy mô của thị trường, đảm bảo xây dựng một TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, hệu quả, được quản lý một cách chặt chẽ. Qua đó cũng tạo điều kiên thuận lợi, khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trên TTCK.
3.2.1.2 Hiện đại hoá các hệ thống và nâng cấp hoạt động của TTCK
Hoàn thiện hệ thống giao dịch theo hướng đảm bảo sự kết hợp giữa các điều kiện sẵn có của môi trường kinh tế với nhu cầu của các đối tượng tiềm năng tham gia TTCK, trong đó tập trung vào các yêu tố như: Tính ổn định của thị trường; tính đơn giản; tính thích nghi; tính bảo mật. Trong thời gian qua, mặc dù hệ thống gaio dịch của TTGDCK được xây dựng từ các nguồn cung cấp khác nhau nhưng bước đầu đã đáp ứng được các nhu câu giao dich chứng khoán trên thị trường. Tuy nhiên, hệ thống giao dịch hiện tại sẽ khó có thể đáp ứng được yêu cầu cho giao dịch sắp tới, đòi hỏi chúng ta cần phải thiết kế, xây dựng hệ thống mang tính đồng bộ, có công suất lớn và đảm bảo được sự tương thích giữa các hệ thống và có tính mở để có thể nâng cấp và khả năng kết nối với các hệ thống khác từ công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký, trung tâm thanh toán …..., từng bước cho phép ứng dụng các giao dịch trực tuyến trên TTCk, tạo điều kiện dễ dàng và thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc tiếp cận các phòng giao dịch thông qua mạng Internet; Mobile phne; fax; telex v.v..Cần pahir đưa hẹ thống giao dịch tự đọng mới vào vận hành, có thể khớp lệnh liên tục hoặc định kỳ. Kết nối mạng diện rộng với các công ty chứng khoán thành viên, áp dụng hệ thống ngừng giao dịch tự động khi đưa hệ thống khớp lệnh liên tục vào hoạt động.
Hiện đại hoá hệ thống giám sát thị trường, xây dựng hệ thống giám sát tự động kết nối với các hệ thống giao dịch, công bố thông tin, lưu ký, thanh toán
Nâng cấp hệ thống công bố thông tin, đảm bảo có một hệ thống công bố thông tin có thể truyền phát rộng và truy cập dễ dàng cho các đối tượng tham gia thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư. Mở rộng phạm vi thông tin cần công bố trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đầy dủ bao gồm thông tin giao dịch trên thị trường, thông tin về các công ty niêm yết, thông tin về các tổ chức trung gian thị trường và thông tin quản lý thị trường.
Tự động hoá một bước hệ thống lưu ký, và thanh toán bù trư chứng khoán. Thực hiện dịch vụ lưu ký cho các chứng khoán chưa niêm yết.; giảm thời gian thanh toán; tự đọng hoá tứng bước hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ; thực hiện nối mạng giữa các thanh fvieen lưu ký và TTGDCK
3.2.1.3 Hoàn thiện thể chế TTCk va tăng cường năng lực cho các định chế trung gian khác
Để đảm bảo một môi trường đầu tư ổn định, giảm thiểu rủi ro thị trường, hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước, thể chế TTCK cần được hoàn thiện thông qua một số các hoạt động sau đây: Củng cố và hiện đại hoá các định chế thị trường thị trường đã có như các TTGDCK, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.Bên cạnh đó, cũng cần phải phát triển và hoàn thiện hơn nữa những thể chế khác cho TTCk. Các quỹ đầu tư chứng khoán với quy mô ài chính lớn và kỹ năng chuyên nghiệp cân được khuyến khích hoạt động mạnh mẽ hơn nhằm chuyên môn hoá hoạt động đầu tư chứng khoán và tạo đinh hướng cho nhà đầu tư nhỏ lẻ. Việc phát triển các định chế quỹ đầu tư chứng khoán sẽ tạo ra một đội ngũ các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp định hướng đầu tư cho thị trường.
Bên cạnh đó các định chế mang tính chất thiết yếu trong cấu trúc thị trường như tổ chức định mức tín nhiệm, trung tâm lưu ký, ddanwg ký và thanh toán bù trừ chứng khoán độc lập cần được xây dưng và sớm đi vào hoạt động. Việc thành lập cá tổ chức tín nhiệm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng như tổ chức tốt một thị trường trái phiếu thứ cấp. Có thể thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm dưới hình thức một công ty cổ phần với sự tham gia của các định chế ngân hàng, tài chính và có sự tham gia quản lý của Nhà nước. Hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm Việt Nam cần phải đáp ứng được các tiêu chí xếp hạng và nguyên tắc hoạt động cơ bản của một tổ chức định mức tín nhiệm trên thế giới, nhưng cần phải phù hợp với bối cảnh hiện tại ở Việt Nam.
Ngoài ra vai trò của những tổ chức tự quản như Hiệp hôi ngành chứng khoán và Hiệp hôi các nhà đầu tư tài chính cần được phát huy để có thể thực hện được các chức năng tự quản đối với các thanh viên tham gia thị trường, giảm nhẹ gánh nặng quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước, và tăng cường hiệu quả quản lý thị trường thông qua cơ chế kiểm tra và điều chỉnh.
3.2.2 Các giải pháp đối với các NHTM
3.2.2.1 Nâng cao vai trò cầu nối của các Cty chứng khoán của các NHTM
Hiện nay, các hoạt động của NHTM tham gia vào TTCk mới chỉ chủ yếu là thông qua các công ty chứng khoán giông như nhiều các công ty chứng khoán khấc không thuộc ngân hang. Như vây, các NHTM chưa thuạc sự pahts huy dược vai trò của minh, thế mạnh của mình trên thị trường chứng khoán. Các công ty chứng khoán của các NNTM cần phải phát huy hiưn nữa vai trò cầu nối trung gian của minhf giữa các nhà đầu tư với các doanh nghiệp, góp phần tạo kênh huy động vốn mới thực sự hiệu quả cho nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hơn nữa nghiệp vụ môi giới và bảo lãnh phát hành chứng khoán; nâng cao chất lượng và mở rộng hơn nữa tư vấn đầu tư chứng khoán, tăng cường tiếp xúc với cá doanh nghiệp dưới mọi hình thức nhằm giới thiệu khả năng huy động vốn qua kênh TTCK cho các doanh nghiệp; nâng khả năng và tính chuyên nghiệp cho các công ty chứng khoán là một đòi hỏi rất quan trọng. Bên cạnh đó, bằng cachs cung cấp dịch vụ tư vấn CPH, tư vấn niêm yết thực hiện BLPH chứng khoán, cá công ty chứng khoán se phát huy vai trò tạo cơ chê giá, giup cá doanh nghiệp đánh giá phát ành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành và giúp nhà đầu tư đánh giá đúng và chính xác về giá trị các khoản đầu tư của mình bắng cách dó công ty chứng khoán sẽ phát huy được vai trò tạo sản phẩm mới cho thị trường. Cuối cùng, công ty chứng khoán cần quan tâm hơn nữa tới việc tăng cường cầu nối trung gian trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường tiếp cận với khách hàng tiềm năng, góp phần tạo nên văn hoá đầu tư, tạo thói quen đầu tư trên TTCK cho nhà đầu tư, tạo thói quen và kỹ năng sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư thông qua việc xây dựng hình ảnh của công ty, tạo niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đối với cá nhân người hành nghề kinh doanh chứng khoán và đối với chính công ty.
3.2.2.2 Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên chứng khoán của các NHTM
Thứ nhất, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên tác nghiệp tại các công ty chứng khoán và công tác đào tạo cấp giấy phép hành nghề chứng khoán có tình độ và kỹ năng nghề nghiệp ngang tầm với cá nước trong khu vực; đảm bảo chất lượng đào tạo và thi tuyển cấp phép hành nghề ngang tầm khu vực.
Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ tư vấn đầu tư chứng khoán: Ngoài những kiến thức nền tảng về kinh tế tài chính, đội ngũ này cần có hiểu biết sấu sắc về kỹ năng phân tích chứng khoán và lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán, có khả năng tìm tòi, khai thác, phân tích tổng hợp thông tin.
Các công ty chứng khoán nên phối hợp với TTNCKH& DDTCK cử các chuyên gia giảng dạy đối với từng nghiệp vụ chuyên sâu, cũng như thông tin tình hình của thị trường.
3.2.2.3 Hiện đại hoá trang thiết bị cho các NHTM
Hoạt động chứng khoán là hoạt động hết sức phức tạp, đòi hỏi những công nghệ và thiết bị hiện đại. Để phát huy được vai trò của mình trên thị trường chứng khoán, cùng với sự đổi mới toàn ngành, hệ thống ngân hàng không thể không đổi mới công nghệ của minh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh. Các NHTM cần đầu tư đổi mới các cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho các hoạt động giao dịch và thanh toán được nhanh chóng và hiệu quả, áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của NHTM. Hiện đại hoá hệ thống htoong tin, nối mạng giữa các công ty chứng khoán với TTGDCK và người đầu tư; phát triển hệ thống tác nghiệp tập trung cho các công ty chứng khoán để hiện đại hoá hệ thống tác nghiệp trên cơ sở tiết kiệm chi phí, dễ dàng chia sẻ thông tin giupc ho việc quản lý được thuận tiện , nâng cao chaat lượng xử lý giao dịch và dễ dàng nâng cấp trong tương lai.
3.2.2.4 Cổ phần hoá NHTMNN nhằm nâng cao tiêm lực về vốn
Có thể thấy, cổ phần hoá NHTMNN là một nhu cầu cần thiết và thực tế, một xu hướng tất yếu khi mà định hướng chung của kinh tế nước ta là hội nhập với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cần phải quan tâm đến những yêu cầu sau đây:
Một là, CPH các NHTMNN phải nằm trong kế hoạch tổng thể cơ cấu lại và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một trong những trọng tâm của nó là việc nâng vốn của các NHTMNN lên càng sớm càng tốt, để khi tiến hành CPH xong thì tỷ lệ an toàn vốn phải đạt chuẩn mực quốc tế
Hai là, CPH các NHTMNN cần phải tiền hành từng bước thận trọng. Do tính chất tương đối đặc thù, ngân hàng vốn được coi là một ngành nhạy cảm, hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng raat to lớn đến hầu hết cá ngành khác trong nền kinh tế. Do đó, CPH các NHTMNN cần hết sức thận trọng để đảm bảo độ an toàn và bên vững của không những hệ thống ngân hàng mà còn của toàn bộ nền kinh tế.
Ba là, CPH các NHTMNN phải gắn liền với việc nâng cao điều hành, quản trị, ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại, tạo ra cá sản phẩm ngân hàng mới, có sức cạnh tranh cao
Bốn là, CPH các NHTMNN phải gắn liền với trình xử lý các yếu kém tồn tại, lành mạnh hoá tài chính, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.
Năm là, CPH các NHTMNN phải được tiến hành theo hướng công khai, minh bạch theo hướng đa sở hữu trong đó Nhà nwocs nắm giữ cổ phần chi phối. Tránh hiện tượng CPH khép kín. Hơn nữa, CPH NHTMNN không phải là bán tài sản hiện tại của Nhà nước cho khu vực tư nhân mà là giữ nguyên tài sản Nhà nước với mức tăng hàng năm do tái đầu tư bình thường, đồng thời huy động thêm vốn mới từ công chúng, nhằm nâng cao tiêm lực tài chính và quy mô hoạt dộng của các NHTMNN. Ngoài việc đảm bảo an toàn cho hoạt động cho cả hệ thống ngân hàng , cơ sở vốn bền vững còn là điều kiện cần thiết và là cơ hội để hiện đại hoá công nghệ và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện vai trog, vị thế và uy tín quốc tế của hẹ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam, đồng thời có thể hỗ trợ đặc lực cho phát triển thị trường chứng khoán của nước ta.
3.2.2.5 Tạo điều kiện cho phép các NHTM cổ phần mở rộng quy mô vốn
Một trong những vấn đề đang thời sự hiện nay là ch phép các NHTM cổ phần niêm yết phát hành cổ phiếu trên TTGDCK để huy đông vốn, tăng thêm vốn điều lệ cho các ngân hàng này.Đó là một tỏng những giải pháp quan trọng được đưa ra bàn bạc sôi nổi trong thời gian qua. Được biết UBCKNN cũng mong muốn triển khai vấn đề này vì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt nam lên tầm cao mới , trước mắt là tăng thêm số lượng cổ phần giao dịch trên TTGDCK Tp.HCM. Đồng thời cho đến nay, Thống đốc NHNN cũng ủng hộ chủ trương nói trên. Hiện nay, trên thực tế, nhiều NHTM cổ phần trong nước làm ăn có bài bản, lãi lớn, hoạt động ổn định, hạch toán rõ ràng, được kiểm toán quốc tế hay kiểm toán độc lập, có uy tín trong nước và quốc tế, tạo được lòng tin trong dân chúng, nên chắc chắn việc niêm yết và phát hành cổ phiếu trên TTGDCK sẽ thành công.
Kết luận
Thị trường chứng khoán là thể chế tài chính bậc cao voíư sự tham gia của các tổ chức trung gian, trong đó có vai trò quan trọng của các tổ chức trung gian đặc biệt là các ngân hàng thương mại
Thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn đầu hình thành và triển. Thị trường chứng khoán đang dần đi vào ổn định, và đã thu được một số kết qảu đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó cũng không ít những hạn chế và tồn tại. Có thể nói, ở Việt Nam, các Ngân hàng thương mại có nhiều lợi thế nhất trong việc trở thành trung gian, hỗ trợ cho sự páht triển thị trường. Nhưng trên thực tế, việc tham gia của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán là rất hạn chế, còn dè dặt, chưa phát huy được hết vai trò của các ngân hàng làm cầu nối trung gian trên thị trường chứng khoán.
Bằng việc vận dụng những kiến thức đã học và sự tìm tòi tham khảo các tài liẹu thực tiến em đã nghiên cứu được một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nêu được những lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán và vai trò của ngân hàng thương mại đối với thị trường này.
Thứ hai, phân tích thực trạng việc các ngân hàng thương mại thực hiện các vai trò của mình trên thị trường chứng khoán
Thứ ba, đưa ra một số giả pháp nhằm phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
Tuy nhiên, đay là một vấn đề mới, rất đa dạng và phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiến. Qua bài nghiên cứu nay, em chỉ hi vọng đóng góp một cái nhìn nhỏ bé của mình về vấn đề này, va mong rằng thì trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển trong một tương lai không xa với sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, em rất mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các độc giả để có thể lĩnh hội và có hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực mà em đã quan tâm nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Gs. Ts Lê Văn Tư, “Ngân hàng thương mại” Nhà xuất bản thống kê
2. Gs. Ts Lê Văn Tư, “Thị trường chứng khoán”, Nhà xuất bản thống kê
3. Gs. Ts Lê Văn Tư, “ Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản thống kê.
4. Ts. Phan Thị Thu Hà, “Giáo trình Ngân hàng thương mại- Quản trị và nghiệp vụ”
5. Ts Phan Đình Nam (chủ biên), “Giáo trình Thị trưòng chứng khoán”, Nhà xuất bản thống kê
6. Trần Thị Minh Châu, “ Thị trường chứng khoán và những điều kiện kinh tế- xã hội nhình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia
7. Sv. Đỗ Đức Sơn- TC 41A, Luận văn tốt nghiệp “ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia các hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng”.
8. Tạp chí Ngân hàng
9. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam
10. Một số tạp chí khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0419.doc