Nghiên cứu của các nhà kinh tế học cho thấy, chi phí về logistics chiếm 10% giá trị buôn bán của hàng hóa lưu thông trong nước và chiếm 40% đối với hàng hóa mua bán trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, VN có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp logistics, làm tăng GDP.
Theo phân tích của ông Nguyễn Hùng: “Cơ hội để phát triển logistics của VN khi gia nhậïp WTO biểu hiện qua 5 nội dung sau: Thứ nhất, chính sách hội nhập, VN đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa VN thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Hai, lợi thế về khu vực, VN có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài trên 2.000 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề khả quan để phát triển logistics. Ba, vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguốn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho VN ngày càng tăng. Bốn, lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động logistics đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như của các DN trong và ngoài nước. Cuối cùng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, biểu hiện rõ nhất là từ tháng 7- 2005 chúng ta đã bắt đầu thực hiện thông quan điện tử thí điểm ở một số địa phương, đến năm 2007 sẽ áp dụng trên toàn quốc. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp logistics VN phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.”
55 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển các dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất ở nhà máy nhôm Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng số tương ứng rồi cộng lại. Kết quả ra bao nhiêu sẽ là số điểm của nhà cung cấp đó. Cuối cùng người ta chọn nhà cung cấp là người có tổng điểm cao nhất.
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ logistic ở các doanh nghiệp:
- Mức độ mở cửa của nền kinh tế : Là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Mức độ mở cửa nền kinh tế chính là chỉ số giữa tổng giá trị ngoại thương (XK, NK) so với tổng giá trị GDP của cả nước.
Mức độ mở cửa của nền kinh tế được thể hiện ở chính sách thuế quan, các hàng rào phi thuế quan, chính sách tỷ giá. Một quốc gia có mức độ nở cửa nền kinh tế cao nghĩa là nước đó có giá trị hàng hoá và dịch vụ XNK lớn, có chính sách đối ngoại mở cửa thông thoáng, có chính sách thuế XNK hợp lý, hạn chế các biện pháp phi thế để bảo hộ sản xuất trong nước.
Như vậy với sự gia tăng nhanh của giá trị hàng hoá XNK và GDP, nhu cần về việc cung cấp các dịch vụ logistics thương mại như vận tảI,giao nhận kho bãI …sẽ ngày càng lớn. Hơn thế nữa, xu hướng tự do hoá thương mại khu vực và toàn cầu đặt ra cho sự phát triển dịch vụ Logistics có tính chất quốc tế cao. Phạm vi hoạt động của các dịch vụ Logistics thương mại không chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau mà nó được mở rộng trong phạm vi nhiều nước mang tính chất toàn cầu theo dòng lưu chuyển hàng hoá vad DV giữa các nước, các khu vực trên thế giới.
- Thể chế, chính sách : Là các quy định của các quốc gia nhằm điều chỉnh hoạt động của một ngành, một lĩnh vực nào đó trong nền kinh tế, được quy định rõ ràng, minh bạch dế hiểu, dễ áp dụng nhằm tạo cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vưc hoạt động được lợi nhuận và bình đẳng.
Khi chính sách kinh tế mở cửa, khối lượng và giá trị hàng hoá được đưa vào lưu thông lớn, dẫn đến yêu cầu về dịch vụ Logistics phục vụ cho lưu chuyển hàng hoá (XNK) đề được tăng cả về số lượng và chất lượng.Vì vậy, các chính sách phát triển dịch vụ Logistics luôn phảI phù hợp và nhằm phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế của đất nước và dựa trên các chỉ tiêu về phát triển KTXH, chính sách phát triển XNK, chính sách lưu thông hàng hoá trong nước mới thực sự là nhân tố phục vụ, thúc đẩy, kiểm soát và hỗ trợ cho dòng chảy của hàng hoá ở cả trong và ngoài nước.
- Cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống đường sá, bến bãI, sân bay. Bến cảng,mạng trực viễn thông, hệ thống cấp điện nước…phục vụ cho việc lưu chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Đây là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình lưu chuyển hàng hoá.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng và kinh doanh dịch vụ Logistics : Dòng lưu chuyển hàng hoá có phạm vi toàn cầu, sản xuất trong một nước nhưng có thể phục vụ người tiêu dùng trên toàn thế giới, đòi hỏi dịch vụ Logistics cũng phải được mở rộng và khả năng và phạm vi phục vụ.Hiện nay, vận tải đa phương thức cùng với sự đa dạng hoá các hình thức giao nhận hiện đại( giao hàng bằng container, giao nhận tại nhà ), việc sử dụng các phương tiện xếp dỡ, kiểm đếm và các thông tin hiện đại khác đã làm cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics ngày càng phát triển và hoạt động có hiểu quả. Vì vậy, các doanh nghiệp phảI không ngừng mở rộng quy mô, công nghệ hiện đại và phảI có chiến lược kinh doanh rõ ràng mới thắng thế trong cạnh tranh.
- Khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật :
Do sản xuất xã hội không ngừng phát triển, khối lượng hàng hoá ngày càng lớn với loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, các doanh nghiệp cần phảI có một hệ thống theo dõi hàng hoá hiện đại và phảI được tổ chức một cách khoa học. Mặt khác, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lớn để có thể đảm nhận tất cả các khâu trong kinh doanh dịch vụ Logistics. Vì vậy,các doanh nghiệp đó phảI đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại như các phương tiện xếp dỡ kiểm đếm, truyền tin.Trong việc ứng dụng các thành tựu KHKT thì việc ứng dụng CNTT là hết sức quan trọng, giup doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics có thể tập hợp, xử lý và trao đổi thông tin trong quá trình chu chuyển hàng hoá và chứng từ một cách dễ dàng, thuận lợi.
- Khả năng tài chính : Là yếu tố hết sức quan trọng, có vai trò quyết định đến việc doanh nghiệp đó có khả năng đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cuối cùng qua các khâu vận tải, lưu kho, phân phối một cách an toàn và kịp thời hạn hay không. Nó thể hiện một phần uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trường kinh doanh dịch vụ Logistics toàn cầu.Khả năng tài chính thông qua số lượng và các phương tiện vận tải, hệ thống kho bãi, mức độ hiệnđại của trang thiết bị vận tải, hệ thống kho bãi và phương tiện thông tin.
- Yếu tố nguồn nhân lực : Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt hiểu quả kinh doanh cao.Do đó yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ trong các DNKD dịch vụ Logistics là tinh thông nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, nắm được các quy định cơ bản của pháp luật có liên quan, có khả năng ứng xử với các biến động của kinh tế thị trường,đặc biệt phải có tinh thần học hỏi cao vì sự đa dạng của các hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics. Đây là yếu tố quan trọng hơn cả trong việc thực hiện mục đích cuối cùng của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics là thoả mãn khách hàng và lợi nhuận.
Theo đánh giá của các chuyên gia, dịch vụ logistics chưa phát triển là do:
- Đồng vốn và nhân lực ít ỏi nên việc xây dựng bộ máy doanh nghiệp quá đơn giản
- Tính chuyên sâu gần như không có, hầu hết các doanh nghiệp việt nam chưa đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài trong khi xu thế hiện nay là logistics toàn cầu.
- Về nguồn nhân lực, chúng ta chưa có một trường nào chuyên đào tạo về logistics.kiến thức mà những nhân viên làm việc tại doanh nghiệp logistics hiện nay có đựợc là từ nước ngoài, một phần nhỏ từ các đại học chuyên ngành trong nước với kiến thức thiếu cập nhật.
- Các doanh nghiệp logistics hoạt động rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thâm chí cạnh tranh thiếu lành mạnh.
CHƯƠNG II:Thực trạng phát triển các dịch vụ Logistics ở nước ta hiện nay( lấy nhà máy nhôm Đông Anh làm ví dụ)
I. Quá trình phát triển dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ logistics ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay.
1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy nhôm Đông Anh
Là đơn vị trực thuộc công ty cơ khi Đông Anh.
Được thành lập theo quyết định số 482/QĐ/TCT –HĐQT Ngày 02 tháng 08 năm 2004 của tổng công ty Xây Dựng và Phát Triển Hạ tầng LICOGI. Số đăng kí kinh doanh là: 0116000339 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 01 tháng 09 năm 2004.
Quy mô nhà máy:
- Quy mô nhân lực : Tổng số cán bộ nhân viên của nhà máy là 320 người. Trong đó có
+ 85 người lao động gián tiếp
+ 235 người lao động trực tiếp.
+ Khoảng 30% người lao động trong nhà máy có trình độ đại học
+ Khoảng 55% người lao động trong nhà máy có trình độ cao đẳng.
+Khoảng 10% người lao động trong nhà máy có trình độ trung cấp
+ Khoảng 5% người lao động trong nhà máy là lao động phổ thông
Đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, có trình độ, trong đó có nhiều kỹ sư được đào tạo tại các nước có nền công nghiệp tiên tiến, sản xuất nhôm với trình độ cao như hàn Quốc, Italia, Đài loan…
- Quy mô đầu tư: Nhà máy được xây dựng khép kín trên khuôn viên với tổng diện tích 28000 m2
Địa điểm: tại Khối 2A, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Tổng mức vốn đầu tư cho thiết bị và nhà xưởng là 170.000.000.000 VNĐ
- Quy sản xuất: Với 3 phân xưởng sản xuất và một xưởng gia công kết cấu được trang bị hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại đồng bộ gồm :
+ Phân xưởng dùn ép thanh nhôm định hình chất lượng cao
+ Phân xưởng anode xử lý và trang trí bề mặt thanh nhôm bằng phương pháp sơn tĩnh điện và phủ film.
Với hệ thống thiết bị hiện đại và đồng bộ, được bố trí khoa học, dảm bảo cho nhà máy vận hành đạt công suất 10.000 tấn/năm.
- Thiết bị thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nhà máy đã đầu tư mới các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại để kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Sau mỗi công đoạn sản xuất, tất cả các bán thành phẩm đều được kiểm soát bằng hệ thống các thiết bị kiểm tra như:
+ Máy phân tích thành phần của sản phẩm của Thuỵ Sỹ.
+ Máy kiểm tra khuyết tật đầu vào và đầu ra của sản phẩm của Hoa Kỳ.
+ Máy thự độ bền kéo, thử độ bền uốn, Máy đo độ cứng bề mặt, Máy xác định chiều dày của lớp phủ bề mặt, Máy thử độ mất màu của Italia.
- Vật tư:
+ Nguyên liệu cho khâu đùn ép – Billet 100% nhập từ Australia, Thái lan và một số nước công nghiệp tiên tiến, Billet đều được biến tính Bo và Ti, và đồng hoá, đều được kiểm tra khuyết tật trước khi đùn ép, đảm bảo tạo ra được những sản phẩm nhôm thanh định hình chất lượng cao đáp ứng được các công trình có yêu cầu cao về chất lượng.
Mạng Lưới Hoạt Động:
- Phạm vi phân phối về mặt địa lý: Hiện nay mạng lưới phân phối sản phẩm của Nhà máy nhôm Đông Anh được thiết lập trên 64 tỉnh thành phố trong cả nước thông qua các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp, xuất khẩu ra thị trường các nước Châu Âu, Châu Mỹ và á.
- Đối tượng khách hàng: Khách hàng của Nhà máy nhôm Đông Anh đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau:
+ Lĩnh vực xây dựng Dân dụng
+ Lĩnh vực Trang trí Nội thất
+ Lĩnh vực Công nghiệp ôtô
+ Lĩnh vực Công nghiệp điện tử
+ Lĩnh vực Giao thông
+ Lĩnh vực Công nghiệp Đóng tàu
+ Lĩnh vực Giáo dục, Văn phòng.
2. Quá trình phát triển dịch vụ Logistics nói chung.
Theo ESCAP ( Econmic and Commission for Asia and Pacific - Uỷ ban Kinh tế và xã hội châu á - Thái Bình Dương ) Logistics được phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: phân phối vật chất
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ thứ 20, người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản lý một cách có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách có hiệu quả. Những hoạt động đó bao gồm : vận tảI, phân phối, bảo quản, quản lý tồn kho, bao bì đóng gói, phân loại, dán nhãn… nhữnghoạt động trên được gọi là phân phối, cung ứng sản phẩm vật chất hay còn có tên gọi là Logistics đầu vào.
Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
Đến những năm 80, 90của thế kỷ trước, các công ty tiến hành kết hợp quản lý 2 mặt: đầu vào( gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng thêm hiệu quả của quá trình này. Sự kết hợp đó được gọi là hệ thống Logistics.
Giai đoạn 3: Quản trị dây truyền cung ứng.
Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung cấp - đến người sản xuất – khách hàng tiêu ding sản phẩm, cùng với việc lập các chứng từ có liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra làm tăng thêm giá trị sản phẩm. KháI niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, với người tiêu ding và các bên có liên quan, như : các công ty vận tải, kho bãI, giao nhận và cung cấp công nghệ thông tin ( IT – Information Techology). Logistics phát triển quá nhanh tróng, trong nhiều ngành nhiều lĩnh vực, ở nhiều nước, nên có rất nhiều tổ choc nhóm 7 tham gia nghiên cứu, đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau, cho đến nay chưa có được kháI niệm thống nhất về Logistics.
Trong lĩnh vực sản xuất, người ta đưa ra định nghĩa Logistics một cách đơn giản, ngắn gọn nhất là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ… cho hoạt động của tổ choc, doanh nghiệp đươc tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả; bên cạnh đó còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới.
Ngài ra còn có thể định nghĩa “Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.
Ở Việt Nam hiện nay, khi nói đến Logistics người ta chú tâm vào cấp độ hai – tức là khâu vận chuyển và lưu trữ.
3. Thực trạng chung về dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam
Nằm trong khu vực chiến lược ở Đông Nam á, với vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, lại có bờ biển dài và cảng nước sâu, Vịêt Nam được đánh giá có tiềm năng lớn về phát triển dịch vụ Logistics. Tuy nhiên,trong xếp hạng của ngân hàng thế giới về chỉ số hiệu quả hoạt động Logistics năm 2007, Việt Nam vẫn đứng thứ 53 thế giới và thứ 5 ở ASEAN. Theo đánh giácủa hiệp hội giao nhận, kho vận và vận tải biển thế giới. Đến năm 2015 Logistics Việt Nam chiếm 15% GDP với kim ngạch XNK 200 tỷ USD. Nhưng cho tới nay con số các doanh nghiệp kinh doanh Logistics Việt Nam mới đáp ứng được 20% nhu cầu và tạm nhường sân cho các doanh ngiệp nước ngoài đầu tư và thu rất nhiều ngoại tệ ở lĩnh vực này.
Theo tính toán của cục hàng hải Việt Nam cho đến nay Việt Nam mới đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường dịch vụ logistics đang ngày càng phát triển. Cụ thể, dịch vụ quan trọng nhất là vận tảu biển, các doanh nghiệp mới đáp ứng được 18% tổng lượng hàng hoá sản xuất nhập khẩu. Đây thực sự là một thua thiệt lớn, khi có đến 90% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hơn 800 doanh nghiệp Việt Nam tham gia dịch vụ này nhưng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay số doanh nghiệp đủ sức để tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động logistics. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần đều nhỏ bé hạn chế về vốn, công nghệ và trình độ nhân lực, có thể vì thế nên chỉ đủ khả năng làm thuê một vài công đoạn trong cả chuỗi dịch vụ mà các doanh nghiệp nước ngoài dành được ngay trên thị trường Việt Nam.
Trước tới thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO do có sự bảo hộ nên có một hãng logistics nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này với đầu tư đồng bộ và cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ liên quan đến logistics một cách chuyên nghiệp mà chỉ dừng lại ở việc sử dụng đại lý để handle hàng ở Việt Nam dưới hình thức chỉ định một công ty có uy tín hoặc liên doanh với công ty đó. Chính vì việc cung cấp một dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp và thực sự mang thương hiệu của hãng đều là không thể. Trong khi đó các đơn vị trong nước cũng đã dần dần phát triển mảng logistics để dáp ứng nhu cầu này như Vinatrans (cung cấp cho nhiều hãng mà họ làm đại lý), Bee Logistics... nhưng số đơn vị có khả năng làm Logistics made in Viet Nam thực sự là ít và trong số đơn vị có khả năng cung cấp một dịch vụ chuyên nghiệp hoàn thiện thì lại càng ít, có lẽ miền bắc Việt Nam thì chỉ có Vinatrans. Ngay trước khi gia nhập WTO, các hàng Logistics lớn của nước ngoài dã dần tách và chấm dứt hợp đồng đại lý với các công ty Việt Nam như Panapinal, Geo, KueNagel, Jardine...và tự thành lập đại lý tại Việt Nam với quyền kiểm soát 100% của mình tuy nhiên nhừng khâu chính trong dịch vụ Logistics là vận tải inland( nội địa) bằng feeder, rail, truck chỉ được nhà nước cam kết với mức thấp nên các hãng Logistics nước ngoài khi vào Việt Nam vần chưa cung cấp một dịch vụ theo ý muốn của họ và có sức mạnh thực sự được.
Trung bình 10% GDP là số tiền mà các nước phát triển phải chi cho dịch vụ Logistics, các nước kém phát triển phải chi tới 30% GDP. Nừu tính chỉ 15% - 20%GDP của Việt Nam, cơ hội kinh doanh của dịch vụ Logistics cùng đã hơn 10 tỷ USA. Tuy nhiên,tiền ấy đang ào ào chảy vào những TNT,DHL,Maersk Logistics của nước ngoài... và nhỏ giọt với các doanh nghiệp Logistics VN.
Trong hệ thống của hoạt động dịch vụ Logistics thì Logistics hàng hải là hoạt động có đóng góp lớn nhất. Hoạt động Logistics hàng hải không đơn thuần chỉ là giao nhận vận chuyển mà thực tế phải đảm nhận các khâu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hoá như gia công, chế biến, lắp ráp, đóng gió, gom hàng, xếp hàng, lưu kho và giao nhận. Xu hướng đó không những đòi hỏi phải phối hợp liên hoàn tất cả những phương thức vận tải mà còn đòi hỏi kiểm soát được các luồng thông tin,luồng hàng hoá và luồng tài chính.
Những năm gần đây, vận tải hàng hoá trên thế giới mang tính toàn cầu hoá, nên vị trí cảng biển giống như một trung tâm dịch vụ hậu cần. Kinh doanh dịch vụ Logistics hàng hải đã và đang phát triển mạnh mẽ với qui mô rộng và toàn diện.
Ơ Việt Nam,lĩnh vực kinh doanh logistics hàng hải cũng rất mới. Phần lớn các dịch vụ hàng hải chỉ dừng lại ở phần việc của các công ty giao nhận, các cảng biển hầu như chưa hình thành dịch vụ này.Thực tế, quá trình vận chuyển hàng hoá bằng đường biển của ta chỉ đơn giản từ người gửi đến người nhận(vận chuyển- xếp dỡ), cùng các quá trình( dịch vụ) phục vụ cho gửi-nhận, Việt Nam thường “nhường” cho người kinh doanh Logistíc của nước ngoài tại Việt Nam thực hiện.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2006-2010,Cục Hàng hải Việt Nam sẽ được Chính Phủ,Bộ GTVT giao cho làm chủ đầu tư một số dự án trọng điểm và xây dựng đề án phát triển cảng biển hướng tới phát triển toàn diện trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Logistics hàng hải.
Lĩnh vực quan trọng nhất trong Logistics là vận tải biển thì DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài.Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho DN Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển . Năm 2006, lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%.Đây thực sự một thị trường mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang thèm muốn và tập trung khai phá.Hầu hết , các DN cung cấp dịch vụ Logistics trong vận tải biển ở Việt Nam mới chỉ đóng vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối tác nước ngoài .Chưa có một DN nào của Việt Nam đủ sức để tổ chức và điều hành toàn bộ quy trình hoạt động Logistics. Hiện nay, các DN Việt Nam có một điểm yếu là không kết nối được với mạng lưới toàn cầu và DN chúng ta chỉ hoạt động như những nhà cung cấp dịch vụ cấp 2, thậm chí là cấp 3, cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có mạng điều hành dịch vụ toàn cầu.
Phát triển cảng biển bao gồm việc phát triển hệ thống cầu cảng,kho bãi, cảng thông quan nội địa(ICD), đầu tư các phương tiện xếp dỡ, phương tiện vận chuyển hàng hoá trong cảng cũng như phương tiện vận chuyển hàng hoá từ ICD đến cảng và ngược lại, áp dụng các công nghệ thông tin.Phát triển logistics cũng gắn với quá trình phát triển hàng hải, với sự phát triển của phương thức vận chuyển bằng container,đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.Các cảng cần đầu tư,hiện địa hoá để đủ sức tiếp nhận các tàu container thế hệ mới phù hợp với xu hướng phát triển hàng hải của thế giới.
Tuy Nhà nước ta chưa cho phép người nước ngoài hành nghề hàng hoá ở Việt Nam,song bằng nhiều hình thức thông qua các văn phòng đại diện hoặc các công ty của Việt Nam, họ đã tìm cách luồn lách hoạt động dưới nhiều hình thức.
Nhân tố không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động nào của dịch vụ Logistics đó chính là con người.Nguồn nhân lực đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào cũng đều là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường. Trong những năm gần đây,ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 900 công ty được thành lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc. Theo thông tin từ Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM thì trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận,logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển ồ ạt về số lượng các công ty giao nhận, logistics trong thời gian qua là kết quả của Luật doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 với việc dỡ bỏ rất nhiều rào cản trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp . Hiện nay, đối với doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vống và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũng không còn là rào cản nữa và lợi nhuận biên(profit margin), lợi nhuận trên vốn tương đối cao(theo các thống kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 18-20%). Cứ theo đà này thì trong vài năm nữa Việt Nam sẽ vượt cả
Thái Lan ( 1200 công ty), Singapore (1000), Indonesia, Philipin( 900-1000) về số lượng các công ty logistics đăng ký hoạt động trong nước. Các công ty giao nhận nước ngoài, mặc dù các quy định về pháp luật Việt Nam chưa cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bằng cách này, cách nọ cũng thành lập chừng vài chục doanh nghiệp, chủ yếu tại TP.HCM. Việc phát triển nóng của ngành logistics là điều đáng lo ngại do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô(con người, vốn , doanh số,...) vẫn rất nhỏ bé,ngoại trừ vài chục doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần là tương đối lớn(300-400 nhân viên), số còn lại trung bình từ 30-50 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kếm,chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều. Nói chung là hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún và quy mô nhỏ, mức độ công nghệ chưa theo kịp các nước phát triển trong khu vực Đông Nam A.
Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Bam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng. Theo thông tin có được từ các công ty săn đầu người như KPMG về việc tuyển chọn nhân viên kinh doanh(sales), các doanh nghiệp tư nhân tại TP.HCM đăng báo tìm người ... trong 3,4 tháng vẫn không tìm người theo yêu cầu.
Theo VIFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ. Nừu chỉ tính riêng các công ty thành viên Hiệp hội( có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5500 người. Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4000-5000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham giao hiệp hội. Các nguồn nhân lực nói trên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Ơ trình độ cấp đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường ĐH Kinh tế và ĐH Ngoại thương. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ...
II. Phân tích tình hình phát triển dịch vụ Logistics ở các doanh nghiệp ( Lấy nhà máy nhôm đông Anh làm ví dụ)
1. Dịch vụ Logistics vật tư
Phòng Vật tư:
Là phòng nghiệp vụ quản lý cấp phát nguyên vật liệu vật tư cho toàn nhà máy. Phòng này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng vật tư : quản lý tồn kho, xuất khẩu, và tiếp liệu. Lập các kế hoạch – lên các phương án kinh doanh sao cho phù hợp với mục tiêu của nhà máy, lập dự toán công trình, lập dự án đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thống kê tình hình hoạt động của nhà máy.
Làm công tác nhập xuất vật tư cho các đơn vị, phân tích công tác kinh doanh tham mưu cho giám đốc.
Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác kế hoạch của nhà máy và lập các mô hình về quy mô sản xuất, kế họch tác nghiệp, giáo khoán cho các đơn vị trực thuộc.
Năm 2009 đa khép lại với những biến cố lớn với nền kinh tế việt nam và thế giới, chịu ảnh hưởng sâu xắc từ cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 2008. trong điều kiện khó khăn đó doanh nghiệp Việt Nam phải gồng mình lên để tồn tại và phát triển.
Đứng trước khó khăn đó toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy nhôm Đông Anh cũng như công ty cơ khí Đông Anh quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản xuất và kinh doanh đã đề ra và thực tế đã được khẳng định bằng các con số tổng kết của các đơn vị và của toàn nhà máy.
Tình hình cung ứng vật tư của nhà máy: tình hình cung ứng billet ( billet là vật liệu chính làm ra những thanh Nhôm).
Tình hình cung ứng Billet từng tháng năm 2009
TT
Tháng
Kế hoạch
Thực cấp hàng tháng (tấn)
Sử dụng hàng tháng (tấn)
Sản lượng năm 2008
Thực cấp
Chênh lệch/nhu cầu
Tỷ lệ %
Sử dụng
Chênh lệch/nhu cầu
Tỷ lệ %
1
Tháng 1
200.0
309.1
109.1
115%
192.39
(7.61)
96%
254.8
2
Tháng2
125.0
292.8
167.8
234%
287.73
162.73
230%
179.1
3
Tháng 3
300.0
376.3
76.3
125%
320.51
20.51
107%
269.4
4
Tháng 4
275.0
328.8
53.8
120%
321.87
46.87
117%
235.5
5
Tháng 5
275.0
317.0
42.0
115%
336.17
91.17
133%
236.0
6
Tháng 6
280.0
398.8
118.8
142%
331
51.00
118%
219.5
7
Tháng 7
285.0
527.0
242.0
185%
435
150.00
153%
220.7
8
Tháng 8
300.0
409.0
109.0
136%
413
113.00
138%
238.4
9
Tháng 9
310.0
277.7
(32.3)
90%
424
114.00
137%
220.0
10
Tháng 10
380.0
563.0
183.0
148%
433
53.00
114%
239.3
11
Tháng 11
400.0
310.0
(90.0)
78%
408
8.00
102%
267.3
12
Tháng 12
420.0
458.0
38.0
109%
420
-
100%
295.0
Tổng cộng
3,550.0
4,567.5
1,017.5
128.7%
4,352.7
364.7
122.6%
2,875.0
Về quản lý tồn kho (Tỷ đồng)
Tháng
Năm 2008
Năm 2009
Tỷ lệ %
Tháng 1
8.1
7.7
95.1
Tháng 2
6.2
6.5
104.8
Tháng 3
8.2
7.8
95.1
Tháng 4
6.6
8.8
133.3
Tháng 5
6
8.8
146.7
Tháng 6
9.3
8.5
91.4
Tháng 7
10.5
15
142.9
Tháng 8
12.4
15
121.0
Tháng 9
11
10
90.9
Tháng 10
9.9
12.6
127.3
Tháng 11
9.3
13
139.8
Tháng 12
9.5
17.8
187.4
Tổng
107
13.5
T.bình
8.9
11.0
122.9
Nếu so sánh với năm 2008 giá vật tư chính billet : =34.000/ 46.838 = 72.2% tương ứng giảm 27.5% trong khi sản lượng tăng 63% thì giá trị tồn kho năm 2009 bình quân phải như sau: 8.9 tỷ - (8.9 *27.5%) + (8.9 *63) = 12 tỷ. Như vậy là mức tồn kho bình quân hiện tại thấp hơn kế hoạch =12- 10.6 = 1.4tỷ tức đã giảm = 1.4/ 10.6 = 13%.
Nếu so sành với tồn kho kế hoạch đạt 8.5 tỷ đang kí từ đầu năm 2009 thì gía trị tồn kho điều chỉnh theo mức giảm gái vật tư và mức tăng sản lượng của năm 2009 bình quân phải như sau: 8.5 tỷ -(8.5*27.5) +(8.5*63%) = 11.5 tỷ. Như vậy mức tồn kho bình quân hiện tại thấp hơn kế hoạch = 11.5 -10.6 = 0.9 tỷ tức đà giảm = 0.9/10.6 8.5%.
+Như vậy mức tồn kho năm 2009 là 10.6 tỷ
+ Mức tồn kho năm 2009 ( nếu tình theo mức giảm giá đầu vào và mức tăng sản lượng ) so với năm 2008 là 12 tỷ.
+ Mức tồn kho kế hoạch của năm 2009 là 11.5 tỷ.
Như vậy mức tồn kho 2009/2008 giảm bình quân = 12 – 10.6 =1.4 tỷ tương ứng giảm 13%
Mức tồn kho thực tế năm 2009 so với kế hoạch đề ra = 11.5- 10.6 = 0.9 tương ứng giảm 8.5%.
Báo dự kiến về cơ cấu tồn kho thường xuyên
TT
Loại vật tư
Đơn vị
Trị giá (VNĐ)
1
Billet
đồng
11,542,500,000
2
Hoá chất Anod nhập khẩu
đồng
600,000,000
3
Hoá chấ Anod nội địa
đồng
300,000,000
4
Hoá chất Sơn film
đồng
200,000,000
5
Film nhập khẩu
đồng
900,000,000
6
Sơn tĩnh điện
đồng
500,000,000
7
Tiền bao bì + phụ kiện cửa + các loại khác
đồng
500,000,000
Tổng
14,542,500,000
2. Dịch vụ kho bãi
Tổng diện tích mặt bằng của kho bãi là 12.000 m2 là kho trung chuyển trong các kênh phân phối của nhiều hãng sản xuất lớn trong nước và trên thế giới, các sản phẩm chủ yếu là nhôm công nghiệp, nhôm xây dựng, dịch vụ lắp đặt.
Số liệu tình hình sử dụng kho bãi của nhà máy nhôm Đông Anh
Đơn vị: tỷ VND
Năm
Hệ số sử dung kho bãi(%)
doanh thu
lãi gộp
Tỷ lệ lãi gôp/ doanh thu (%)
2002
90
5.8
1.9
32.75
2003
90
7.3
2.4
32.87
2004
92
7.8
2.83
35.9
2005
90
6.7
2.67
40.2
2006
95
8.4
3.51
41.67
2007
100
8.6
3.67
41.9
2008
95
8.9
3.9
43.8
2009
100
10.2
4.23
42
Báo cáo hoạt động của phòng vật tư.
III: Ưu nhược điểm của các dịch vụ logistics ở các doanh ngiệp hiện nay.
1. Ưu điểm
Logistics là thuật ngữ còn khá mới với các doanh nghiệp Việt Nam, ở lĩnh vực này phần lớn doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn tuy vậy nó tạo ra lợi thế cho chúng ta trong việc tìm hiểu, khai thác và sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật công nghệ trong quá trình hoạt động, quản lí từ các nước và các công ty có truyền thống và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Là một lĩnh vực quan trọng có tiềm năng mang về cho Việt Nam một bộ mặt kinh tế mới trong tương lai nên được nhà nước, chính phủ quan tâm và giành cho nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, đồng thời được sự ủng hộ, giúp đỡ và tư vấn của các nước và các chuyên gia hàng đầu sẽ giúp xác định từng phần và từng bước quy hoạch hiệu quả. Chúng ta được điều kiện thiên nhiên ưu đãi về đường biển (đường hàng hải) vì vậy chúng ta có lợi thế xây dựng cảng biển để cạnh tranh, vì cảng sẽ cạnh tranh trên sân nhà là chính với đủ điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam cũng nhanh hơn nhiều so với các nước trong khu vực và quốc tế, đảm bảo lượng hàng hóa đi và đến cảng Việt Nam tăng đều trong thời gian tới để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào cơ sở hạ tầng cảng biển, đặc biệt là cho hàng container làm cho dịch vụ logistics phát triển.
Việt Nam có một đội ngũ lao động dồi dào,chi phí nhân công giá rẻ, điều căn bản là chúng ta cần đào tạo bồi dưỡng như thế nào để khai thác tốt đội ngũ ấy phục vụ cho quá trình phát triển của lĩnh vực này. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng nhanh chóng thích nghi và làm chủ được công nghệ, trình độ quản lí. Với tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay có thể nhanh chóng khai thác được thị trường một cách hiệu quả, thu hút hàng trung chuyển từ các cảng lớn về để hình thành nên các trung tâm hàng hải, trung tâm tài chính có tầm vóc khu vực và quốc tế tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam là điều kiện tiền đề phát triển Logistics vững mạnh .
Các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài muốn cạnh tranh với nhau trên thị trường Việt Nam đều phải dựa vào dịch vụ logistics đơn lẻ do các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng hơn là tự do. Vì vậy các doanh nghiệp của chúng ta sẽ có lợi thế định hướng đúng đắn cho sự phát triển chung của ngành một cách hợp lí.
Đối với nhà máy nhôm Đông Anh:
- Logistics vật tư là một mắt xích quan trọng lược đồ Logistics cảu nhà máy nhôm cũng như trong hoạt động của nhà máy.
- Là yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến chu trình hoạt động Logistics và làm cho toàn bộ hoạt động chung được tốt.
- Logistics vật tư góp phần kiểm soát hoạt động chung và là phương tiện để quản trị doanh nghiệp.
- Logistics sẽ tác động chất lượng dịch vụ và kiểm soát chất lượng sản phẩm của nhà máy, hướng đến tiêu chuẩn quốc tế hoặc các chuẩn mực.
2. Nhược điểm.
Ngành Logistics của ta khá mới mẻ nên việc phát triển dịch vụ này vẫn còn trong giai đoạn: Manh mún, chụp giật.
Số liệu thống kê chưa đầy đủ, tại VN hiện đã có khoảng từ 500-600 DN hoạt động trong lĩnh vực cung cấp logistics. Có một hiện tượng đang nổi lên là “nhà nhà làm logistics và người người làm logistics”…
Thạc sĩ Phạm Tú Anh, Công ty Vinatrans đã chỉ ra rằng, cách làm đại trà như vậy là đúng nhưng thực chất các đơn vị này chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics thứ hai, nghĩa là chỉ làm thuê cho các DN nước ngoài và cung cấp các dịch vụ logistics cơ bản như khai quan, vận tải,… Một số ít DN lớn cũng mới chỉ đạt đến mức độ đơn vị cung cấp dịch vụ logistics thứ 3, tức cung cấp dịch vụ làm cầu nối giữa nhà cung cấp và người sử dụng. Nói cách khác, chúng ta còn thiếu những nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói “Door to Door” (dịch vụ logistics thứ 4 – thứ bậc cao nhất) cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hoạt động logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải tích hợp được hàng loạt các dịch vụ vận tải giao nhận thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển trọn gói từ nhà sản xuất – vận tải - người tiêu dùng.
Một vấn đề nữa trong hoạt động logistics, đó là chưa có sự liên minh, liên kết giữa các DN trong ngành. Nguồn nhân lực cung cấp cho các DN trong ngành đang trở nên thiếu hụt trầm trọng. Các DN trong nước chưa đủ tầm để vươn ra thị trường khu vực và thế giới… Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia cho rằng, hoạt động cung cấp dịch vụ logistics của VN đang trong giai đoạn phát triển “nóng”, trong khi quy mô hoạt động còn rất nhỏ bé, manh mún, chụp giựt, sẵn sàng phá giá để lôi kéo khách hàng. Đây chính là tiền lệ xấu, tạo điều kiện cho các DN nước ngoài “nhảy” vào khai thác, đe dọa sự phát triển ngành công nghiệp logistics non trẻ của VN.
Đối với nhà máy nhôm Đông Anh nhược điểm của Logistics
Chưa đẩy mạch được Logistics giá trị gia tăng
Logistics vật tư làm được phải phụ thuộc vào các Logistics khác và hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.
Logistics chưa được kiểm soát chi tiết và chặt chẽ.
Hệ thống vận hành và sử dụng dịch vụ Logistics còn chưa tốt phụ thuộc vào yếu tố con người như nhân sự làm việc, cán bộ điều hành và sự phối hợp giữa các đơn vị trong doanh nghiệp.
Chậm đổi mới và tiếp thu những cải tiến thị trường vì chỉ bó hẹp trong nhà máy.
Hệ thống kiểm soát công việ thực hiên Logistics và các chỉ tiêu thực hiện chưa tốt, chưa phân tích vì còn rất mơi mẻ trong doanh nghiệp vì vậy chưa đua ra được các giải pháp kip thời.
CHƯƠNG III :Biện pháp phát triển dịch vụ Logistics ở các doanh nghiệp.
I. Triển vọng của dịch vụ Logistics trong hoạt động xuất khẩu của Doanh nghiệp Việt Nam.
1. Xu hướng phát triển chung của dịch vụ Logistics.
Một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá làm cho quan hệ thương mại giữa các nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động XNK, từ đó kéo theo hàng loạt các nhu cầu mới có lien quan đó là các nhu cầu về vận tải, kho bãi, bốc xếp, các dịch vụ phụ trợ. Xu thế đó đã dẫn đến bước phát triển tất yếu của Logistics và Logistics toàn cầu. Vì thế các tập đoàn, công ty đặt trụ sở và phục vụ cho nhiều thị trường ở các nước khác nhau, nên phải thiết lập hệ thống Logistics toàn cầu để cung cấp hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu cảu khách hang.
Đặc điểm chung của các dịch vụ Logistics là sự kết hợp khéo léo, khoa học, chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như marketing, sản xuất, tài chính, vận tải, thu mua, dự trữ, phân phối… để đạt mục đích phục vụ khách hàng tối đa với chi phí tối thiểu.
Toàn cầu hoá càng sâu rộng thì tính cạnh tranh ngày càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong kinh doanh DV Logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Để đáp ứng nhu cầu cung ứng và phân phối sản phẩm, các nhà kinh doanh luôn phải cân nhắc : tự làm hay đi mua dịch vụ? Nếu mua thì mua của ai? Tự làm thì làm những công đoạn nào, làm phần cơ bản hay đi thuê? Do đó bên cạnh những nhà sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành công lớn trong kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics của chính mình như Procter & Gamble, Spokane Company, Ladner Building Products thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics …
Sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ là một xu hướng khá thịnh hành, vì họ không chỉ đơn thuần là một người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, mà còn là người tổ chức các dịch vụ khác như: quản lý kho hàng, bảo quản trong kho, thực hiện các đơn đặt hàng, tạo thêm giá trị gia tăng cho hang hoá bằn cách lắp ráp, kiểm tra chất lượng trước khi gửi đi, đóng gói bao bì, ghi chú mã hiệu, dán nhãn, phân phối cho các điểm tiêu thụ, làm thủ tục XNK…
Cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực - trong đó có Logistics và toàn thể xã hội. Chính nhờ những tiến bộ của CNTT mà Logistics đã phát triển lên một nấc thang mới. Giờ đây, chỉ cần ngồi tại một trung tâm Logistics, nhờ mạng máy tính, bạn có thể biết được hàngk của mình đang ở đâu? Trong tình trạng như thế nào? Và cũng nhờ CNTT, bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể trong hoạt động Logistics.
Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21 Logistics sẽ phát triển theo 3 xu hướng chính sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics, như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến,... vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả.
- Phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp Logistics đẩy (Push) theo truyềnthống. - Thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh nêu trên, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics trên thế giới đang tích cực phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của mình để nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, mỗi công ty Logistics sẽ có những chiến lược phát triển cho riêng mình nhưng tựu chung lại theo những hướng chính sau :
Phát triển các dịch vụ làm tăng giá trị gia tăng.
Đẩy mạnh hoạt động marketing trong Logistics.
Không ngừng làm mới các hoạt đôngj Logistics.
Thiết kế mạng lưới phân phối ngược, thực hiện việc trả lại hàng cho nhà phân phối, nhà sản xuất hoặc người bán hàng.
Phát triển mạnh thương mại điện tử, coi đây là một bộ phận quan trọng của Logistics.
Ứng dụng những thành tựu mới của CNTT.
Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý, tích cực đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp mình.
2. Xu hướng phát triển dịch vụ Logistics trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ngày nay các doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới hoạt động của dịch vụ Logistics, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Bởi doanh nghiệp phải chi trả một phần chi phí không nhỏ để đi thuê các dịch vụ Logistics của các công ty kinh doanh DV đó như thuê các dịch vụ kho bãi, bao bì, đóng gói, vận tải (đường bộ, đường biển), các phương thức thuê tàu.
Có 3 xu hướng cơ bản trong việc sử dụng dịch vụ Logistics hiện nay của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, đó là:
Thứ nhất, tự làm.
Thứ hai, thuê cơ bản .
Thứ ba, thuê hoàn toàn.
3. Triển vọng cho hoạt động DV Logistics của các doanh nghiệp VN.
Logistics là một hoạt động tổng hợp, dây chuyền. Hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Với một nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao, nếu chỉ tính theo tỷ lệ trên thì phí dịch vụ logistics trên thị trường VN đã có một doanh số khổng lồ và hứa hẹn tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ
II. Mục tiêu phát triển của dịch vụ Logistics ở các doanh nghiệp nói chung và ở nhà máy nhôm Đông Anh nói riêng.
Mục tiêu phát triển của dịch vụ Logistics ở các doanh nghiệp nói chung và ở nhà máy nhôm Đông Anh nói riêng đó là : Mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Đặt ra câu hỏi Logistics là gi?.
Theo lụât thương mại của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005: dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng vận chuyển lưu kho,lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hang đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hang hoặc các dịch vụ khác có lien quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hang để hưởng thù lao. Xuất pháp từ khái niệm trên có thể thấy tác dụng của việc triển khai dịch vụ Logistics : góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu hoá chu trình luân chuyển hoá vốn lưu động từ khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất đến lưu thong, giảm thiểu trong quá trình lưu thong, phân phối, tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, góp phần mở rộng thị trường trong nước và quốc tê.
Mục tiêu phát triển dịch vụ Logistics của Nhà máy nhôm Đông Anh là nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho kho bãi đạt yêu cầu,quản lý tốt kho vật tư của nhà máy, thực hiện nhập xuất và cấp phát vật tư cho các phân xưởng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh dẫn đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là bảo đảm lợi nhuận.
III. Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong các doanh nghiệp và ở nhà máy nhôm Đông Anh.
Thị trường thế giới năm 2010 đang trong quá trình hồi phục sau suy thoái kinh tế, quá trình này diễn ra chậm và có những yếu tố ko bền vững cần phải có thời gian để các yếu tố nền tảng của kinh tế thế giới hồi phục vững chắc.
Thị trường giá nhôm và kim loại sẽ tăng, mức giá bình quân năm 2009của nhôm trên thị trường LME lôn đôn là 1.660 USD/tấn dự kiến năm 2010 khoảng 2.300 – 2.400 USD/tấn điều này sẽ làm cho giá Billet nhập khẩu sẽ đạt khoảng 2.600 đến 2.700USD/tấn tức tăng so với năm 2009 khoảng 25 – 30%
Các chi phí khác cho đầu vào của nhà máy nhôm cũng có xu hướng tăng theo đà tăng giá trên thị trường thế giới như chi phí gas, bao bì, sơn tĩnh điện, hoá chất cả trong nước và nhập khẩu…đều có xu hướng tăng từ 5 đến 20%.
Căn cứ vào tình hình biến động trên thị trường và các yếu tố như trên, phòng vật tư phải coa các giải pháp cung ứng vật tư phù hợp đảm bảo đủ chủng loại, số lượng và chất lượng kịp tiến độ và giá thành phù hợp.Nhập hang theo phương thức đuổi duy trì mức tồn kho hợp lý cho sản xuất về giá có xu hướng tăng.
Các giải pháp như sau:
1. Đối với cung ứng Billet
- Căn cứ vào sản xuất năm 2010, phòng vật tư lập dự trù nhu cầu vật tư cho từng tháng và cả năm.
- Hàng tháng có kế hoạch mua bán các loại vật tư trong nước đáp ứng theo nhu cầu sản xuất.
- Thực hiện việc kiểm tra tồn kho Billet hang tuần để kịp thời điều tiết tiến độ nhập hang và gửi thong tin tới các đơn vị sản xuất để chủ động cân đối.
- Kết hợp với phòng nhập khẩu để nhập khẩu billet đùng số lượng, kịp tiến độ, hang tuần hai phòng phải trao đổi thong tin về việc mua hang và kiểm tra lịch hang về.
2. Đối với quản lý tồn kho và quản lý kho hàng, mặt bằng.
Duy trì giá trị tồn kho hợp lý đảm bảo giá trị tồn kho bình quân năm 2010 < 14 tỷ bằng cách điều độ việc nhập hang hợp lý.
3. Công tác cung ứng vật tư đột xuất.
Đối với các vật tư phục vụ cho sửa chữa thiết bị là hang khó tìm, đặc chủng hoặc phải nhập khẩu đề nghi phòng thiết bị lập danh mục và triển khai mua dự phòng, nếu phòng vật tư không giải quyết được sẽ xác nhậ với phòng cơ điện để phòng cơ điện thực hiện.
Đối với các loại vật tư đột xuất phòng vật tư sẽ kiểm tra và không cấp quá so với định mức nhà máy ban hành.
4. Tăng cường nhận thức về logistics
Logistics là một lĩnh vực còn rất mới. Vì vật để có thể phát triển được dịch vụ Logistics trong nhà máy ta phải tăng cừng nhận thức về Logistics của người lao động cũng như ban lãnh đạo nhà máy. Cho nên giải pháp tăng cừng nhận thức về Logistics là hết sức cần thiết. Cụ thể cần có chương trình nghiên cứu về Logistics Kết quả nghiên cứu của công trình phải được công bố và phổ biến rộng rãi để các thành viên trong nhà máy nhôm Đông Anh.
5. Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển dịch vụ logistics
Như tăng cường công tác nghiên cứu thị trường , việc nghiên cứu một cách chuyên nghiệp và có hệ thống sẽ giúp nhà máy nhôm Đông Anh.
tìm kiếm các khách hàng mới
thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó công ty mới có thể giữ được khách hàng truyền thống, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện cạnh tranh gay găt khi Việt Nam gia nhâp WTO
ứng phó tốt hơn trong cạnh tranh
tiếp tục tăng tỷ trong bán buôn bằng việc thiết lập các đại lý của công ty, của hàng chuyên bán bôn bán lẻ, để mở rộng mạng lưới bán hàng thì trước hết phải thong qua đội ngũ nhân viên kinh doanh của nhà may.
đa dạng hóa các mặt hàng, linh kiện khác nhau kết hợp các linh kiện nhập khẩu
đối vói thị trường các tỉnh miền núi, nôn thôn nhu cầu về những loại máy tính không cao, tốc độ trung bình. Công việc nghiên cứu thị trường và linh kiện máy tính tỏ ra khá hiệu quả bằng cách thu thập thông tin hành vi lưới Webc của đối tác mà có thể phân tích thói quen nhu cầu của người tiêu dung.
6. Giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến , khuyêch trương
Tăng cường các hình thức xúc tiến, khuyêch trương, quảng cao.
Quảng cáo bằng hình thức giới thiệu về nhà máy và các dịch vụ cung cấp tới khách hàng qua bao, vô tuyến mạng internet, qua đài phát thanh, pano apphich
Thực hiện các hình thức khuyến mại như chiết khấu , giảm giá, bốc thăm trúng thường, % hoa hồng..
Chào hàng qua phát tờ rơi, Email, chào hàng trực tiếp, vận động hành lang…
7. Giải pháp chăm sóc phục vụ khách hàng và quản lý khách hàng
- Xây dựng chính sách phục vụ khách hàng trên cơ sở nhu cầu cảu khách và khả năng của công ty. Do đó cần xác định rõ các dịch vụ khách hàng và tiêu chuẩn của chúng, chính sách cũng nêu rõ chế độ kiểm tra, báo cáo việc thực hiện dịch vụ.
- Giới thiệu và cung cấp các văn bản về chính sách dịch vụ khách hàng của nhà máy cho khách hàng : Văn bản sẽ giúp khách hàng biết được các dịch vụ của nhà máy.
tổ chức thực hiện các dịch vụ: cơ cầu tổ chức phải cho phép hỗ trợ, phối hợp các chính sách đối nội cũng như đối ngoại, giúp khách hàng tiếp cận một cách dễ dàng đến mỗi cá nhân trong tổ chức, những người có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như trả lời được các câu hỏi của họ
Thông tìn về những sản phẩm nhôm của nhà máy giúp khách hàng biết lượng hàng mà họ cần mua. Như: lượng hàng tồn kho, tình hình thực hiện đơn hàng, ngày chuyển hàng dự kiến hoặc thực tế, vị trí của lô hàng, hàng bị trả về…
thường xuyên theo dõi các sản phẩm, phát hiện những tình huống có thể xảy ra và thông báo kịp thời cho khách hàng, đồng thời giải quyết những than phiền của khách hàng nhằm thu thập kịp thời những dữ liệu từ phía khách hàng, xử lý và phản hồi lại cho khách.
8. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị
Nhà máy nhôm Đông Anh chủ yếu trong các lĩnh vực về nhôm phục vụ cho công nghiệp va xây dựng. Một hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại sẽ phục vụ tốt cho hoạt động của nhà máy.
Đầu tư các loại máy tính có cầu hình cao , tốc độ nhanh, nơi làm việc tiện nghi, sữa chữa thiết bị chiếu sang tại nơi làm việc , thay thế các loại máy có dấu hiệu đã cũ, mở rộng các khu vực đại lý của công ty về bán buôn, bán lẽ các thiết bị máy vi tính
9. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
Để thực hiện việc cung cấp dịch vụ, nâng cao dịch vụ logistics ngoài điều kiện về cơ sở vật chất hiện đại cần có một đội ngũ nhân viên giầu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn. Do đó cần có kế hoạch đầu tư phát triển nguồn nhân lục một cách toàn diên.
Cán bộ quản lý : đào tạo bổ xung về nghiệp vụ quản lý, nâng cao trình độ lý luận chính trị pháp luật, đặc biệt cần có kế hoạch đào tạo các nghiệp vụ chuyên môn còn yếu như ngoại ngữ, vi tính văn phòng, khả năng tổ chức tác nghiệp..
Cán bộ khai thác điều hành: bổ sung nâng cấp trình độ chuyên môn về marketing, khai thác và quản lý khách hang. Tập trung hướng dẫn làm công tác điều hành một cách độc lập để phát triển có khả năng tính toán và thực hiện các dự án trọn gói với đối tác.
10. Ứng dụng công nghệ thông tin
Để đáp ứng tốt hoạt động kinh doanh, khi sản xuất phát triển, lượng hàng gia công, cung cấp cho khách ngày càng nhiều về số lượng và phức tạp về chủng loại, rộng về thị trường đòi hỏi chặt chẽ về thời gian địa điểm, đơn hàng, báo giá, hợp đồng thì việc áp dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết
Xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử, đây là xu thế tất yếu của thời đại, trong thời gian tới khi cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam tốt hơn, cơ sở pháp lý về thương mại điện tử được hình thành và phát triển, thanh toán điện tử và bảo mật đạt đủ trình độ thích hợp nhà máy nhôm Đông Anh có thể áp dụng để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.
IV. Điều kiện tiền đề để phát triển dịch vụ Logistics.
Nghiên cứu của các nhà kinh tế học cho thấy, chi phí về logistics chiếm 10% giá trị buôn bán của hàng hóa lưu thông trong nước và chiếm 40% đối với hàng hóa mua bán trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, VN có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp logistics, làm tăng GDP.
Theo phân tích của ông Nguyễn Hùng: “Cơ hội để phát triển logistics của VN khi gia nhậïp WTO biểu hiện qua 5 nội dung sau: Thứ nhất, chính sách hội nhập, VN đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa VN thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Hai, lợi thế về khu vực, VN có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài trên 2.000 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề khả quan để phát triển logistics. Ba, vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguốn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho VN ngày càng tăng. Bốn, lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động logistics đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như của các DN trong và ngoài nước. Cuối cùng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, biểu hiện rõ nhất là từ tháng 7- 2005 chúng ta đã bắt đầu thực hiện thông quan điện tử thí điểm ở một số địa phương, đến năm 2007 sẽ áp dụng trên toàn quốc. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp logistics VN phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.”
KẾT LUẬN
Với đề tài “ Phát triển các dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất ở nhà máy nhôm Đông Anh’’. Sau một thời gian thực tập, với những gì đã học được và trao đối với cán bộ quản lý em cảm thấy hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của nhà máy nhôm Đông Anh đợt thực tập này cho em rất nhiều hữu ích. Qua những gì đã học được có tác dụng lớn để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và công việc mai sau. Làm cho em hiểu dõ hơn về dịch vụ Logistics, còn cho em hiểu công tác quản lý của cán bộ kinh tế, quản lý kinh doanh thương mại…. Em xin trân thành cám ơn cán bộ phòng vật tư của nhà máy nhôm Đông Anh và GS.TS Đặng Đình Đào đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số liệu từ nhà máy nhôm Đông Anh.
Mã số 44-25. Kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty Vinafco Logistics. Thực trạng và các giải pháp marketing. Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế - ĐHKTQD, năm 2005.
Mã số 45-22. Một số gải pháp dẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty Vinashin. Khoa TM & KTQT, năm 2006.
4. Bài giảng Logistics ( Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội)
Các Website
1. http:// caohockinhte.info.
2.
3.
4. vietship.vn
5. forum.sachhay.com
6. vietnamnet.com.vn
7. www.SAGA.vn
8. www.vpa.org.vn
9.www.nhomdonganh.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25671.doc