Chuyên đề Phát triển các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Chùa Hà

Đây là cơ quan Nhà nước phụ trách quản lý, điều hành hoạt động của ngành Ngân hàng nước ta. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần phải có những chính sách và cách thức điều hành hợp lý cụ thể như: - Tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định và hiệu quả. Điều này sẽ giúp các Ngân hàng mở rộng thêm cá dịch vụ như tư vấn, ủy thác, Đồng thời việc tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ giúp cho các ngân hàng được biết đến nhiều hơn. Như việc ACB lên sàn HASTC với giá cổ phiếu luôn ở mức cao và ổn định đã giúp cho ACB nâng cao được uy tín hơn, góp phần làm gia tăng lượng khách hàng đến với ACB - Thực hiện đổi mới công nghệ ngân hàng, thiết lập hệ thống thanh toán liên ngân hàng với những trang thiết bị hiện đại hơn nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng nhất là các doanh nghiệp trong việc giao dịch, thanh toán với đối tác. - Có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.Như vấn đề vay vốn ngân hàng là nhu cầu thường xuyên của các doanh nghiệp hiện nay.

doc66 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Chùa Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 tỷ đồng và gấp hơn 7,5 lần so với năm 2004. Chính sự phát triển nhanh chóng đó mà giá trị tài sản của ACB ngày càng lớn, năm 2004 giá trị tổng tài sản hợp nhất là 15.420 tỷ đồng, sau đó 1 năm con số này là 24.273 tỷ đồng tăng đến 8853 tỷ đồng. Đến năm 2006 thì tổng tài sản hợp nhất là 44.650 tỷ đồng tăng hơn 1,8 lấn so với năm 2006, sang năm 2007 nhờ sự phát triển nhanh chóng nên tổng tài sản của ACB là 85.392 tỷ đồng gấp hơn 5 lần chỉ trong vòng 3 năm từ 2004 đến 2007. Qua những số liệu trên ta có thể phần nào thấy được sự phát triển lớn mạnh không ngừng của ACB. Đặc biệt trong năm 2007, tuy tình hình tài chính, kinh tế có nhiều biến động thất thường nhưng lại là năm ACB có sự phát triển vượt bậc. Điều này cho thấy một chiến lược phát triển đúng đắn và khả năng thực hiện của ACB. 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh ACB – Chùa Hà Tiền thân của chi nhánh ACB – Chùa Hà là phòng giao dịch Chùa Hà thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội. Do chủ trương nâng cấp phòng giao dịch của ACB đến năm 2005 phòng giao dịch Chùa Hà được nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh ACB Hà Nội theo quyết định số NHN7 12/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau đó đến năm 2006 ACB Chùa Hà tiếp tục được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội. Hiện nay, trụ sở của Chi nhánh được đặt tại số 44 đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Chùa Hà hiện nay tuy đã là chi nhánh cấp 1 có giấy phép hoạt động kinh doanh riêng nhưng vẫn trực thuộc Chi nhánh ACB Hà Nội. Vì vậy, ACB Chùa Hà chịu sự quản lý trực tiếp của Chi nhánh Hà Nội. Các kế hoạch hoạt động kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo của ACB Hà Nội, đồng thời các kết quả kinh doanh cũng được tập trung và hạch toán trong các báo cáo tài chính của ACB Hà Nội. Cũng chính vì vậy mà cơ cấu tổ chức của Chi nhánh hiện nay rất đơn giản: Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ACB Chùa Hà: Giám đốc chi nhánh Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng giao dịch Bộ phận khách hàng doanh nghiệp Bộ phận khách hàng cá nhân Bộ phận giao dịch Bộ phận dịch vụ khách hàng Trong đó: Giám đốc Chi nhánh: chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các hoạt động của Chi nhánh và báo cáo tình hình kinh doanh của chi nhánh lên Chi nhánh ACB Hà Nội Phòng hành chính: thực hiện các hoạt động hành chính của Chi nhánh như hoạt động lễ tân, tiếp khách và lên kế hoạch hoạt động cho chi nhánh theo sự chỉ đạo trực tiếp của chi nhánh ACB Hà Nội cũng như theo kế hoạch chung của NHTMCP Á Châu – ACB. Phòng Giao dịch: Phòng thực hiện tất cả các hoạt động với khách hàng Bao gồm 6 giao dịch viên và một kiểm soát viên. Phòng Kinh doanh bao gồm hai bộ phận: Bộ phận khách hàng cá nhân: Thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến khách hàng cá nhân Bộ phận khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tất cả các hoạt động chuyên môn liên quan tới khách hàng doanh nghiệp Chi nhánh không có phòng kế toán riêng do ACB Chùa Hà là chi nhánh trực thuộc Chi nhánh ACB Hà Nội. Vì vậy các kết quả kinh doanh của chi nhánh sẽ được chuyển lên hạch toán tại Chi nhánh ACB Hà Nội. Trong thời gian tới, ACB Chùa Hà sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Cụ thể: Phòng kinh doanh sẽ được tách thành phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân nhằm thực hiện công việc một cách chuyên môn hóa đạt được hiệu quả cao hơn. 2.2. Phân tích các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ACB – Chùa Hà Là một trong những chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB – Chùa Hà luôn sẵn sàng cung cấp tất cả các dịch vụ mà ACB đã cam kết với khách hàng. Tuy nhiên, với thời gian ra đời còn tương đối ngắn nên không phải tất cả các hoạt động của ACB đều thực hiện một cách có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao ở Chi nhánh Chùa Hà. Mặt khác, do đặc điểm của vị trí nên Chi nhánh có những ưu thế và hạn chế đối với từng loại dịch vụ ngân hàng cung cấp. Những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp chủ yếu của Chi nhánh trong thời điểm hiện tại bao gồm: Hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tài khoản và một số dịch vụ khác như bảo lãnh, ngân quỹ….Các hoạt động này không ngừng được phát triển, gần đây ngày 08/04/2008 ACB đã đưa ra dịch vụ “tiền gửi Upstair”. Đây là chương trình phục vụ cho các doanh nghiệp có dòng tiền ra vào thường xuyên và mong muốn một hình thức gửi với lãi suất bậc thang hấp dẫn tương ứng với số dư duy trì trên tài khoản cuối mỗi ngày. Với điều kiện tham gia chỉ là số dư bình quân hàng tháng tối thiểu chỉ 50.000.000 đồng. Ngoài ra có các chương trình dành riêng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điển hình là các sản phẩm tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: SMEFP (Small and Medium Enterprises Financial Project): đây là sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của chương trình tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (những doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam thỏa mãn các điều kiện về vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động bình quân hàng năm không quá 300 người) thông qua hiệp định ODA giữa NHNN VN và Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) có trụ sở chính, hoặc Chi nhánh tại bốn thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Sản phẩm này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn với nhiều ưu đãi bởi lãi suất cho vay ưu đãi, thời hạn cho vay tối đa lên đến 10 năm và thời hạn ân hạn (thời gian mà khách hàng chỉ trả lãi vay, chưa phải trả vốn cho ngân hàng), tối đa 02 năm, phù hợp với các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, mua máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng… SMELG (Small & Medium Enterprise Loan Guarantee): đây là chương trình phối hợp giữa ACB với tổ chức quốc tế Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tài trợ. Chương trình sẽ giúp các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn hoặc trung hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc mua sắm, nâng cấp máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng có thể đảm bảo cho khoản vay bằng các tài sản như: phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, hàng hóa hay tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay đối với các khoản vay dự án. Tỷ lệ xét duyệt cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo cao hơn so với các khoản vay thông thường, đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. SMEDF (Small and Medium Enterprise Development Fund): là chương trình phối hợp giữa ACB với tổ chức quốc tế Châu Âu nhằm tài trợ trung và dài hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp đang có nhu cầu bổ sung vốn để mua sắm, nâng cấp máy móc thiết bị hoặc xây dựng, mở rộng nhà xưởng với thời gian cho vay và thời gian ân hạn dài. Với chương trình này, ACB có chính sách đặc biệt về lãi suất cho vay đối với các khoản vay trung dài hạn. Đặc biệt, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh liên quan đến sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và cam kết bán ngoại tệ cho ACB. SMESC (Small and Enterprise Loan Guarantee of SECO’s Green Credit Trust Fund): là chương trình bảo lãnh tín dụng danh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ Quỹ tín dụng xanh do ACB phối hợp với tổ chức quốc tế Thụy Sỹ. Chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tài trợ với mục đích đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ cải thiện tình hình sản xuất đồng thời giảm ô nhiễm môi trường. Khi tham gia vay vốn theo chương trình này, doanh nghiệp sẽ có nhiều tiện ích như: tài sản đảm bảo đa dạng, có thể đảm bảo cho khoản vay bằng các tài sản như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dây chuyên sản xuất, hàng hóa hay tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay đối với các khoản vay dự án với với tỷ lệ xét duyệt cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo cao hơn so với các khoản vay thông thường, đáp ứng tối đa nhu cầu doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được miễn phĩ bảo lãnh đối với các khoản vay thiếu tài sản đảm bảo, được hỗ trợ sau đầu tư tối đa 25% giá trị khoản vay đối với các dự án đạt được trên 50% mức độ cải thiện ô nhiễm môi trường so với trước khi đầu tư dự án. Có thể nói doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là một trong những nhóm khách hàng quan trọng nhất của Chi nhánh. 2.2.1. Tình hình kinh doanh dịch vụ tài khoản. Trong thời gian đây việc sử dụng tài khoản tại các ngân hàng đã trở nên phổ biến đối với các khách hàng nhất là các khách hàng doanh nghiệp. Việc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng giúp cho doanh nghiệp thuận tiện hơn nhiều trong việc thanh toán, giao dịch cũng như an toàn hơn là để tại doanh nghiệp. Hiện nay tất cả các doanh nghiệp của nước ta đều mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng. Chính vì thế dịch vụ tài khoản là một trong những dịch vụ phát triển tại Chi nhánh ACB – Chùa Hà. Bảng 2.2: Số liệu huy động vốn qua các năm trong giai đoạn từ năm 2005-2007 của chi nhánh Chùa Hà Đơn vị tính:Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng vốn huy động 2.120.207 2.907.360 4.173.507 1. Tiền gửi các doanh nghiệp 1.493.352 2.259.403 3.462.729 2. TG trong dân cư 182.855 119.597 76.746 3. Nguồn khác 444.000 528.360 634.032 (Nguồn:Phòng kinh doanh - Chi nhánh Chùa Hà) Biểu đồ 2.1: Giá trị huy động vốn từ các nguồn giai đoạn 2005 – 2007 của Chi nhánh ACB Chùa Hà Thành lập từ ngày 17/5/2005 và đến 31/12/2007 tổng số vốn huy động của năm là 4.173.507 triệu đồng. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 số vốn huy động qua các năm liên tục tăng: năm 2006 là 2.907.306 triệu đồng, tăng 37,1% so với năm 2005, năm 2007 tổng số vốn huy động là 4.173.507 triệu đồng tăng 43,5% so với năm 2006. Qua đó có thể thấy công tác huy động vốn của chi nhánh Chùa Hà liên tục tăng qua các năm, nhất là huy động vốn từ các tổ chức kinh tế. Lượng vốn từ nguồn này có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 – 2007. Năm 2005 là 1.493.352 triệu đồng, năm 2006 là 2.259.403 triệu đồng (tăng 51,3% so với năm 2005), năm 2007 là 3.642.729 triệu đồng (tăng 53,3% so với năm 2006). Trong đó, nguồn vốn huy động được lớn nhất của Chi nhánh là từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể: - Huy động vốn theo loại hình doanh nghiệp Bảng 2.3: Số liệu huy động vốn của từng loại hình doanh nghiệp của Chi nhánh ACB Chùa Hà giai đoạn 2005 – 2007. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng vồn huy động 1.493.352 2.259.403 3.462.729 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 193.136 214.643 279,624 Doanh nghiệp quốc doanh 1.300.216 2.044.760 3.183.105 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Chi nhánh Chùa Hà) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh từ khách hàng doanh nghiệp trong năm 2005 là 1.493.352 triệu đồng trong đó từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1.300.216 triệu đồng, chiếm tới hơn 87% tổng số vốn huy động được từ các doanh nghiệp. Năm 2006, nguồn vốn huy động được từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục tăng lên, chiếm 90,50% trong tổng số 2.259.403 triệu đồng huy động được. Sang năm 2007, số vốn huy động được từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 3.183.105 triệu đồng, bằng 155,67% so với năm 2006 và chiếm 91,92% nguồn vốn huy động được từ các doanh nghiệp. Có thể thấy khách hàng doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chính là những khách hàng lớn nhất của Chi nhánh trong thời điểm hiện tại. Huy động vốn theo thời hạn Bảng 2.4: Số liệu huy động vốn theo loại tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Chùa Hà giai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng huy động 1.493.352 2.259.403 3.462.729 Tiền gửi không kỳ hạn 1.018.336 1.425.231 2.285.401 Tiền gửi có kỳ hạn 169.957 622.239 951.212 Tiền gửi ký quỹ 305.059 211.933 226.116 (Nguồn: Phòng Kinh doanh – Chi nhánh Chùa Hà) Theo những số liệu trên, ta nhận thấy tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh. Giá trị tiền gửi không kỳ hạn tăng nhanh và mạnh trong giai đoạn 2005 – 2007. Năm 2005, tiền gửi không kỳ hạn là 1.018.336 triệu đồng chiếm 72,41% trong tổng số huy động, trong khi tiền gửi có kỳ hạn là 169.957 triệu đồng, và tiền gửi ký quỹ là 305.059 triệu đồng. Sang năm 2006, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn có giảm xuống còn 63,08% nhưng giá trị vẫn tăng lên và đạt 1.425.231 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn tăng lên cả về tỷ lệ (27,54% so với 11,18%) lẫn về mặt giá trị, đạt 622.239 triệu đồng, còn tiền gửi ký quỹ lại giảm xuống nhưng không đáng kể. Đến năm 2007, tiền gửi không có kỳ hạn là 2.285.401 triệu đồng, chiếm 66% trong tổng số huy động được, tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng lên khá cao, đạt 951.212 triệu đồng. Như vây có thể thấy đối với khách hàng doanh nghiệp thì huy động vốn theo loại tiền gửi không kỳ hạn là hiệu quả nhất. Tóm lại công tác huy động vốn của Chi nhánh đối với khách hàng doanh nghiệp mà đặc biệt là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh (phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ) là khá tốt và ổn định. Sở dĩ có được kết quả này là do Chi nhánh đã có những chủ trương kinh doanh hợp lý trong công tác thu hút nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp ví dụ như: chính sách lãi suất, chế độ ưu đãi đối với khách hàng... Đồng thời Chi nhánh cũng chú trọng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động huy động vốn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản... để đảm bảo an toàn cho Chi nhánh. Chính vì vậy, Chi nhánh đã đạt được kết quả khá khả quan trong việc huy động vốn từ nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp, và đây cũng là nguồn vốn huy động lớn nhất của Chi nhánh trong thời gian qua. Hơn nữa với mục tiêu chính là hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như nhóm dân cư thì trong thời gian tới nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong công tác huy động vốn của Chi nhánh 2.2.2. Dịch vụ tín dụng Bên cạnh hoạt động huy động vốn là hoạt động tín dụng, đây không chỉ là hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng mà tín dụng luôn được đánh giá là nghiệp vụ đem lại tỷ trọng thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Trọng tâm của công tác tín dụng năm 2007 là tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ đọng tập trung chủ yếu vào khối khách hàng doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kết quả là năm 2007 tổng số dư nợ cho vay là 3.764.927 triệu đồng tăng 57,3% so với năm 2006. Năm 2006 tổng dư nợ cho vay là 2.381.691 triệu đồng, năm 2005 là 1.360.575 triệu đồng. Cụ thể như sau: Dư nợ cho vay theo đối tượng cho vay Nhìn chung việc sử dụng vốn cho vay của Chi nhánh Chùa Hà luôn đạt được kết quả tăng dần qua các năm. Tổng số vốn cho vay năm 2005 là 1.368.489 triệu đồng, năm 2006 là 2.023.311 triệu đồng ( tăng 47,8% so với năm 2005), năm 2007 là 3.080.023 triệu đồng tăng 52,2% so với năm 2006. như vậy giai đoạn từ năm 2005 đến 2007 hoạt động sử dụng vốn thông qua cho vay liên tục tăng mạnh. Bảng 2.5: Bảng tình hình cho vay vốn giai đoạn 2005 – 2007 nhóm khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh Chùa Hà Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Tổng dư nợ cho vay 1.360.575 2.381.691 3.746.927 Doanh nghiệp quốc doanh 177.904 338.018 659.134 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.026.367 1.324.013 1.734.458 Hộ gia đình 156.304 719.660 1.353.335 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh - Chi nhánh Chùa Hà) Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay vốn giai đoạn 2005 – 2007 theo nhóm khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh Chùa Hà + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Với mục tiêu xây dựng ngân hàng bán lẻ kiểu mẫu, khách hàng chính của Chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân hộ gia đình… chính vì vậy trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng thì DN ngoài quốc doanh luôn chiếm một tỷ trọng vốn trong tổng doanh số cho vay. Năm 2005 doanh số cho vay của DN ngoài quốc doanh là 1.026.367 triệu đồng chiếm 75% trong tổng doanh số cho vay, năm 2006 là 1.324.013 triệu đồng chiếm 65,4% và năm 2007 là 1.734.458 triệu đồng chiếm 56,3% doanh số cho vay. Như vậy trong giai đoạn 2005 – 2007 thì tỷ trọng doanh số cho vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh luôn chiếm hơn 50% tổng doanh số cho vay. Về số lượng vốn cho vay cũng tăng dần qua các năm. + Doanh nghiệp quốc doanh Tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh trong tổng doanh số cho của chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ. Điều này cũng là do đặc trưng của chi nhánh Chùa Hà là ngân hàng bán lẻ, khách hàng chủ yếu là DN ngoài quốc doanh và hộ gia đình. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng doanh số và tỷ trọng luôn tăng qua các năm: năm 2005 là 177.904 triệu đồng chiếm 13% trong tổng doanh số, năm 2006 là 338.018 triệu đồng chiếm 16,7%, năm 2007 là 659.134 triệu đồng chiếm 21,4%. Qua đó cho thấy việc cho các doanh nghiệp quốc doanh vay đã có xu hướng tăng qua các năm tuy vậy tỷ trọng vẫn thấp hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều. Để tiếp tục phát triển hơn nữa việc cho vay thì trong thời gian tới chi nhánh cũng cần khai thác mạnh khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây thực sự là khách hàng tiềm năng bởi các doanh nghiệp này phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhu cầu về vốn là rất thường xuyên đa dạng và lớn hơn nhiều so với nhóm doanh nghiệp quốc doanh cũng như khối khách hàng cá nhân. Dư nợ cho vay theo thời hạn vay Cũng như hầu hết các ngân hàng hiện nay, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay trung dài hạn. Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo thời hạn vay giai đoạn 2005-2007 của chi nhánh Chùa Hà Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Cho vay ngắn hạn 1.059.057 1.986.235 3.202.123 Cho vay trung dài hạn 301.518 395.456 544.804 Tổng dư nợ cho vay 1.360.575 2.381.691 3.746.927 (Nguồn: Chi nhánh ACB – Chùa Hà) Biều đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo thời hạn vay giai đoạn 2005 – 2007 tại chi nhánh Chùa Hà Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy rõ dư nợ cho vay theo thời hạn vay của chi nhánh Chùa Hà có những biến động qua các năm trong giai đoạn từ năm 2005 – 2007. Cho vay ngắn hạn: liên tục tăng về khối lượng cho chiếm và tỷ trọng trong tổng số dư nợ cũng tăng dần qua các năm. Năm 2005 đạt 1.059.057 triệu đồng chiếm 77,83%, năm 2006 là 1.986.235 triệu đồng chiếm 83,39%, năm 2007 là 3.202.123 triệu đồng chiếm 85,46%. Như vậy, cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh Chùa Hà, điều đó cho thấy chi nhánh chú trọng phục vụ những khách hàng nhỏ,vừa với những hợp đồng cho vay ngắn hạn. Cho vay trung và dài hạn: cũng có tăng qua các năm trong giai đoạn từ năm 2005 – 2007, tuy nhiên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2005 đạt 301.518 triệu đồng chiếm 22,17%, năm 2006 là 395.456 triệu đồng chiếm 16,61%, năm 2007 là 544.804 triệu đồng chiếm 14,54 %. Dư nợ cho vay theo loại tiền: Bảng 2.7: Dư nợ cho vay theo loại tiền giai đoạn 2005 – 2007 tại chi nhánh Chùa Hà Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ cho vay 1.360.575 2.381.691 3.746.927 * VNĐ 802.634 1.630.231 2.800.802 * Ngoại tệ 557.941 751.460 946.125 (Nguồn:Phòng Kinh Doanh - Chi nhánh ACB Chùa Hà) Nhìn vào bảng biểu có thể thấy được dư nợ cho vay theo VND luôn tăng qua các năm và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay tính theo loại tiền. Năm 2005 là 802.634 triệu đồng, năm 2006 là 1.630.231 triệu đồng , năm 2007 là 2.800.802 triệu đồng. Cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ khách hàng của chi nhánh Chùa Hà chủ yếu vay vốn để đầu tư, sản xuất trong nước là chiếm phần lớn, còn hoạt động cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng cũng có tăng dần qua các năm. 2.2.3. Các dịch vụ khác Hiện nay, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng không chỉ đơn thuần là huy động vốn và cung cấp các khoản tín dụng như trước mà giờ đây còn bao gồm các hoạt động dịch vụ khác như thanh toán, ngân quỹ, tư vấn tài chính… Ngoài ra các hoạt động chính cũng được đa dạng hóa hơn với nhiều hình thức khác nhau như việc cấp tín dụng bằng tài sản, bảo lãnh… Những dịch vụ này đang ngày càng được các ngân hàng chú trọng phát triển. Đây chính là một nguồn thu đáng kể đối với các ngân hàng hiện nay. Tại chi nhánh Chùa Hà tuy tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản, và là nguồn thu chính cho Chi nhánh nhưng tỷ trọng các dịch vụ khác trong thu nhập đang ngày càng được nâng cao Bảng 2.8: Bảng tình hình thu phí từ các hoạt động dịch vụ khác của chi nhánh Chùa Hà giai đoạn 2005 – 2007 TT Dịch vụ 2005 2006 2007 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1 Dịch vụ bảo lãnh 1.300 16,40 1800 13,90 1750 11,50 2 Dịch vụ thanh toán trong nước 265 3,30 310 2,40 350 2,30 3 Dịch vụ thanh toán quốc tế 4.436 56,00 6.800 52,50 8200 54,00 4 Dịch vụ Ngân quỹ 127 1,60 150 1,20 175 1,20 5 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 1.772 22,40 2000 15,40 2200 14,50 6 Dịch vụ khác 15 0,30 1900 14,70 2500 16,50 Tổng phí 7.915 100,00 12.960 100,00 15.175 100,00 (Nguồn:Phòng Kinh Doanh Chi nhánh Chùa Hà) Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng phí thu các dịch vụ khác của Chi nhánh Chùa Hà giai đoạn 2005 – 2007 So với năm 2005 và năm 2006 thì năm 2007 nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ cũng có tăng. Tuy nhiên dịch vụ của Chi nhánh vẫn tập trung vào các dịch vụ thanh toán quốc tế chiếm trên 50% và dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Năm 2007 tổng phí thu được là 15.175 triệu đồng tăng 17,09% so với năm 2006 là 12.960 triệu đồng. Nhìn chung tất cả các hoạt động dịch vụ của Chi nhánh đều tăng cùng với sự tăng trưởng của chi nhánh. Cụ thể : Dịch vụ bảo lãnh Năm 2005 phí thu từ dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh Chùa Hà là 1.300 triệu đồng, năm 2006 là 1.800 triệu đồng và năm 2007 là 1.750 triệu đồng. Tỷ trọng phí thu từ dịch vụ bảo lãnh qua các năm trong giai đoạn 2005 – 2007 cũng có sự thay đổi: Năm 2005 chiếm 16,4% , năm 2006 là 13,9% và năm 2007 là 11,5%. Phí thu từ dịch vụ bảo lãnh có xu hướng giảm tỷ trọng qua các năm. Dịch vụ thanh toán trong nước Dịch vụ này có tổng phí thu được qua các năm cũng tăng tuy nhiên tỷ trọng trong tổng phí các dịch vụ mà Chi nhánh cung cấp thì lại nhỏ chỉ chiếm chưa đến 4% qua các năm. Năm 2005 phí dịch vụ thanh toán trong nước thu được là 265 triệu đồng, năm 2006 là 310 triệu đồng và năm 2007 là 350 triệu đồng. Dịch vụ thanh toán quốc tế Dịch vụ thanh toán quốc tế chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng phí thu được. Năm 2005 tổng phí thu được là 4.436 triệu đồng ( chiếm 56% trong tổng phí thu được), năm 2006 là 6.800 triệu đồng ( chiếm 52,5% trong tổng phí thu được) và năm 2007 là 8.200 ( chiếm 54% trong tổng phí thu được). Tuy nhiên, hiện nay Chi nhánh vẫn chưa trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà chỉ là nhận lệnh của khách hàng rồi chuyển lên cho Chi nhánh ACB Hà Nội. Điều này đã hạn chế khả năng phát triển của Chi nhánh trong lĩnh vực này. Dịch vụ ngân quỹ Dịch vụ ngân quĩ có phí thu được cũng tăng dần qua các năm tuy nhiên không đáng kể : năm 2005 là 127 triệu đồng, năm 2006 là 150 triệu đồng, năm 2007 là 170 triệu đồng. Phí thu từ dịch vụ ngân quĩ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ ( chưa đầy 2% ) trong cơ cấu phí thu từ dịch vụ của Ngân hàng. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Dịch vụ này cũng tăng qua các năm: năm 2005 là 1.772 triệu đồng, năm 2006 là 2.000 triệu đồng, năm 2007 là 2.200 triệu đồng. Đây cũng chính là dịch vụ chiếm tỷ trọng cao sau dịch vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh Chùa Hà. Chi nhánh cũng đã tổ chức các đợt tập huấn để nhận biết nhiều loại ngoại tệ, từ đớ để đang dạng hoá các loại ngoại tệ để kinh doanh( USD, EUR, CAD, JPY, SGD, GBP,CHF…) chứ không đơn thuần là USD và EUR. Với việc Việt Nam là thành viên của WTO thì việc mở rộng quan hệ kinh doanh với các quốc gia khác ngày càng gia tăng. Không chỉ bó hẹp ở những đồng tiền quen thuộc. Do vậy trong thời gian tới chi nhánh cần mở thêm nhiều đợt huấn luyện hơn nữa để hiểu biết nhiều hơn về các loại tiền của các quốc gia khác trên thế giới. Dịch vụ khác Như các dịch vụ tư vấn về : đầu tư, tài chính tiền tệ, bảo hiểm, dự án đầu tư phát triển… các dịch vụ này tăng mạnh trong giai đoạn 2005 – 2007: năm 2005 mới chỉ có đạt 15 triệu đồng nhưng năm 2006 đạt 1.900 triệu đồng, và năm 2007 là 2.500 triệu đồng. Từ đó làm tăng tỷ trọng của nguồn thu này trong tổng phí dịch vụ thu được của chi nhánh. Trong xu thế phát triển kinh tế như hiện nay thì Chi nhánh cũng nhận thấy được các dịch vụ này rất phát triển để tử đó càng đẩy mạnh hơn nữa công tác đầu tư, tăng cường cho hoạt động này. Trên đây là tình hình các hoạt động của Chi nhánh ACB – Chùa Hà, qua đó có thể thấy được hoạt động kinh doanh của chi nhánh càng ngày càng phát triển và hứa hẹn khả năng mở rộng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ khi mới thành lập đến nay, năm nào cũng có lãi. 2.3. Đánh giá tình hình phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp tại Chi nhánh trong những năm gần đây. 2.3.1. Một số thành tựu đạt được Mới thành lập được gần 3 năm nhưng chi nhánh Chùa Hà đã có được những bước phát triển đáng ghi nhận. Tháng 5/2005, khi mới thành lập ACB Chùa Hà là một chi nhánh cấp hai trực thuộc Chi nhánh ACB – Hà Nội nhưng đến tháng 6/2006 Chi nhánh đã được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp một của Chi nhánh ACB – Hà Nội. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm qua cũng liên tục phát triển. Bảng 2.9: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 – 2007 của chi nhánh Chùa Hà Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 I. Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh = (1) + (2) 931.990 1.374.663 2.062.803 1. Thu nhập lãi thuần và các khoản tương đương 928.205 1.368.489 2.052.734 2. Lãi từ hoạt động dịch vụ = (a) – (b) 3.785 6.174 10.069 a. Thu phí dịch vụ 4.680 7.915 13.456 b. Chi phí dịch vụ 895 1.741 3.386 II. Tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh = (1) + (2) + (3) 786.293 1.163.131 1.750.908 1.Lương và các chi phí nhân viên khác 305.194 487.515 780.024 2. Chi phí khấu hao 129.719 139.575 150.741 3. Chi phí hoạt động khác 351.380 536.041 820.143 III. Thu nhập hoạt động kinh doanh trước thuế = (I) - (II) 145.697 211.532 311.895 (Nguồn: phòng Kinh DoanhChi nhánh ACB Chùa Hà) Từ bảng số liệu trên, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn từ 2005 – 2007 đều có sự tăng trưởng khá cao. Năm 2005 thu nhập trước thuế của chi nhánh đạt 145.697 triệu đồng, năm 2006 đạt 211.532 triệu đồng tăng 45% so với năm 2005, năm 2007 đạt 311.985 triệu đồng bằng 114% so với năm 2006, gấp hơn 2 lần so với năm 2005. Đây thực sự là những con số đáng ghi nhận đối với một chi nhánh ngân hàng mới thành lập như chi nhánh Chùa Hà. Qua phân tích tình hình kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2005 – 2007 ta thấy rằng khách hàng doanh nghiệp nói chung và những doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng là những khách hàng chủ yếu của Chi nhánh. Cụ thể: Ở hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn và tín dụng thì tỷ trọng và giá trị lợi nhuận từ các hoạt động này mà khối khách hàng doanh nghiệp mang lại luôn dẫn đầu. Nhất là hoạt động tín dụng – hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất của các ngân hàng, bên cạnh việc cung cấp các khoản tín dụng thông thường, Chi nhánh cũng thực hiện tốt các chương trình dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chính sách chung của ACB. Chính vì thế, hoạt động tín dụng luôn là được chú trọng và là mặt mạnh nhất của Chi nhánh trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới. Điều này cho thấy định hướng kinh doanh của Chi nhánh là hoàn toàn đúng. 2.3.2. Những mặt tồn tại Bên cạnh những thành tích đáng khích lệ trên thì Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc chưa thể tháo gỡ hết. Cu thể: Thành lập từ tháng 5/2005 đến nay nhưng Chi nhánh vẫn chưa thể triển khai hết các dịch vụ mà ACB cam kết cung cấp cho khách hàng. Đây thực sự là một điểm yếu cần phải được khắc phục ngay trong thời gian sớm nhất. Bởi như chúng ta đã biết, hiện nay ngành ngân hàng ở nước ta đang phát triển với tốc độ cao. Ngày càng có thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng lớn khách được khai trương, đồng thời số lượng các ngân hàng mới được thành lập cũng không ngừng được gia tăng. Chính vì thế việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, nếu chi nhánh không nhanh chóng triển khai hết các dịch vụ một cách đầy đủ thì sẽ làm giảm đi sức cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn hoạt động. Thứ hai, đối với những dịch vụ đã thực hiện nhiều dịch vụ vẫn chưa mang lại lợi nhuận cao như mong muốn. Điều này ta có thể thấy được qua những số liệu ở bảng 2.6 và bảng 2.7. Hiện nay, thu nhập từ các dịch vụ đem lại vẫn còn rất thấp so với thu nhập từ các hoạt động chính. Cụ thể: năm 2005 trong khi thu nhập từ hoạt động chính là 928.205 triệu đồng thì lãi từ hoạt động dịch vụ chỉ là 3.785 triệu đồng. Sang năm 2006 lãi từ hoạt động dịch vụ là 6.174 triệu đồng tăng lên rất nhiều so với năm 2005 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất ít 0,45% trong tổng thu nhập của Chi nhánh là 1.374.663 triệu đồng. Năm 2007 thu nhập từ dịch vụ là 10.069 triệu đồng, trong khi thu nhập từ hoạt động kinh doanh là 2.052.734 triệu đồng. Như vậy có thể thấy hoạt động dịch vụ vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao cho Chi nhánh. 2.3.3. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, do chi nhánh mới được thành lập. ACB Chùa Hà được thành lập tháng 7/2005, mặc dù trước đó là phòng giao dịch Chùa Hà nhưng khi được nâng cấp lên thành Chi nhánh thì trụ sở hoạt động cũng được thay đổi chính vì thế không thể tận dụng những ưu thế trước đây đã có. Mặt khác, do mới thành lập nên khách hàng đến với Chi nhánh vẫn còn nhiều e ngại. Thứ hai, Chi nhánh nằm ở vị trí chưa được thuận lợi cho việc kinh doanh. Thuộc địa phận quận Cầu Giấy là một trong những quận phát triển của Hà Nội, tuy nhiên trụ sở của Chi nhánh lại nằm trên đường đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài là một con đường mới mở trong khu đô thị mới xây dựng. Điều này gây không ít khó khăn cho Chi nhánh trong việc mở rộng kinh doanh, tiếp thị sản phẩm. Ngoài ra, trên địa bàn quận Cầu Giấy còn có rất nhiều Chi nhánh của các Ngân hàng khác với vị trí kinh doanh thuận lợi hơn, thời gian thành lập lâu hơn. Điều này thực sự là một trở ngại lớn cho chi nhánh vì loại hình kinh doanh này thường là mối quan hệ lâu dài nhất là các doanh nghiệp Thứ ba là do Chi nhánh trực thuộc NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội, chính vì vậy mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh đều theo sự chỉ đạo của NHTMCP Á Châu, Chi nhánh Hà Nội. Hiện nay, các chính sách về cho vay cũng như các chính sách về các dịch vụ ngân hàng khách đối với doanh nghiệp của ACB còn khá chặt chẽ so với các ngân hàng khác. Chính điều này cũng làm giảm sức cạnh tranh của Chi nhánh trong việc cung cấp các dịch vụ cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, là một chi nhánh mới thành lập nên đội ngũ nhân sự còn thiếu kinh nghiệm, chưa thông thạo đặc điểm địa bàn, các doanh nghiệp trên địa bàn. Vì thế chưa thực sự biết được nhu cầu về các dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời do hầu hết là những người trẻ tuổi ít kinh nghiệm nên chi nhánh còn thiếu khả năng tiếp thị sản phẩm, khả năng thuyết phục khách hàng. Thứ hai, đội ngũ nhân sự còn mỏng nên chưa thể triển khai được hết các dịch vụ của ACB, cũng như chưa thể đáp ứng kịp thời, nhanh chóng hết các dịch vụ đã có tại Chi nhánh. Thứ ba, chi nhánh chưa có những sáng tạo trong việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng cũng như quản lý hoạt động. Chưa sử dụng các phần mềm, các ứng dụng khoa học công nghệ một cách hiệu quả để nâng cao hiệu quả hoạt động. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH ACB – CHÙA HÀ 3.1. Phương hướng phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ACB – Chùa Hà trong thời gian tới 3.1.1. Định hướng phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – ACB “Ngân hàng Á Châu luôn phấn đấu là ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.” Có thể nói, với định hướng đa dạng hoá sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai thực hiện chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thuờng xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao. Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn, của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. Một ví dụ điển hình: ACB là ngân hàng đầu tiên tung ra thị trường sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ có dự thưởng, trị giá của giải cao nhất lên đến 350 triệu đồng. Hình thức này đã thu hút mạnh nguồn vốn từ dân cư và tạo nên sự khác biệt rất lớn của ACB vào những năm 1990 và đầu 2000. Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP và đang ngày càng tiến gần đến quy mô các NHTMNN. Ngoài những phương thức huy động vốn đó, ACB còn huy động được một khối lượng không nhỏ vốn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Chính thức tham gia thị trường chứng khoán vào năm 2006 bằng việc được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) chấp thuận cho đăng ký giao dịch tại Trung tâm kể từ ngày 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006 với nội dung: Loại chứng khoán : Cổ phiếu phổ thông Mã chứng khoán : ACB Mệnh giá : 10.000 đồng/ cổ phiếu Số lượng chứng khoán được đăng ký giao dịch : 110.004.656 cổ phiếu Thị phần chính là TP.Hồ Chi Minh( với trên 80% cổ đông), nhưng ACB lại chọn Hà Nội là nơi niêm yết cổ phiếu của mình. Điều này sẽ giúp cho ACB mở rộng được thị trường của mình ra phía Bắc hơn nữa, nhất là thủ đô Hà Nội. Đây chính là cách để ACB giới thiệu, thu hút thêm vốn đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân ở khu vực phía Bắc. Các dịch vụ ngân hàng do ACB cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ. Là một ngân hàng bán lẻ, ACB cũng cung cấp danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quỹ và thanh toán. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn với nhiều tiện ích cộng thêm cho khách hàng. Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng cũng là những mảng kinh doanh truyền thống của ACB từ nhiều năm nay. ACB đang từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị trường. Danh mục các sản phẩm phái sinh ACB cung cấp bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng. ACB tiên phong trong hợp tác với công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA để đưa ra sản phẩm liên kết là dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua ngân hàng. Với nguồn vốn huy động khá lớn, ACB hoạt động mạnh trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. ACB tham gia đấu thầu và mua các lọai trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu đô thị với doanh số hàng nghìn tỷ đồng hàng năm. Các hoạt động này góp phần làm tăng thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. ACB cũng thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ACBS. Chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ACB được các khách hàng đón nhận và được nhiều tổ chức trong và ngoài nước bình bầu đánh giá cao qua các năm. Việc khách hàng và các tổ chức quản lý nhà nước, các đối tác nước ngoài dành cho ACB nhiều giải thưởng lớn là một minh chứng quan trọng cho điều này. 3.1.2. Phương hướng phát triển các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Chùa Hà Trước hết, trong năm 2008 Chi nhánh sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng chuyên môn hóa hơn. Cụ thể, phòng kinh doanh sẽ được tách thành phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân. Đồng thời các phòng sẽ được tăng thêm nhân sự để thực hiện các nghiệp vụ nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Việc làm này sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy hài lòng hơn với chất lượng phục vụ của Chi nhánh. Đối với Chi nhánh thì việc thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng chuyên môn hóa sẽ làm cho Chi nhánh am hiểu các doanh nghiệp hơn nữa. Bên cạnh đó, do là một chi nhánh mới thành lập lại nằm trong khu đô thị mới xây dựng nên trong thời gian qua chi nhánh vẫn chưa triển khai được hết các dịch vụ nói chung cũng như các dịch vụ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, kế hoạch trước mắt của Chi nhánh là triển khai thực hiện tất cả các dịch vụ của ACB một cách đầy đủ nhất. Cụ thể, Huy động vốn: Tiếp tục thực hiện các biện pháp và hình thức huy động vốn phù hợp với thực tế thị trường theo hướng phấn đấu đa dạng hóa các hình thức huy động, kỳ hạn huy động nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng vững chắc. Cụ thể là trong năm 2008 mục tiêu huy động vốn là khoảng 6 tỷ đồng chủ yếu là từ các cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về hoạt động tín dụng: đây là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh vì vậy trong năm 2008 Chi nhánh tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các hình thức tín dụng. Nhất là các chương trình tín dụng dành cho doanh ngiệp vừa và nhỏ mà ACB đã triển khai. Mặt khác, trong năm tới chi nhánh điều chỉnh dư nợ theo hướng chọn lọc những khách hàng tốt, ngành hàng và dự án hiệu quả. Rút dư nợ đối với những khách hàng làm ăn yếu kém, thua lỗ, xử lý các khoản nợ quá hạn còn tồn đọng. Đối với các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác trong những năm tới Chi nhánh sẽ thực hiện các dịch vụ như: tư vấn tài chính, cho thuê tài chính, bao thanh toán, quyền chọn và một số dịch vụ khác. Đối với các dịch vụ đã được triển khai Chi nhánh tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ. Cụ thể: Bảng 3.1: Kế hoạch thực hiện các dịch vụ trong năm 2008 TT Dịch vụ Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Dịch vụ bảo lãnh 1.821,00 10,00 Dịch vụ thanh toán trong nước 182,10 1,00 Dịch vụ thanh toán quốc tế 9.833,40 54,00 Dịch vụ ngân quỹ 2.731,50 1,50 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 2.640,45 14,50 Dịch vụ khác 3.459,90 19,00 Tổng phí 18.210,00 100,00 (Nguồn:Phòng Kinh Doanh - Chi nhánh ACB Chùa Hà) 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Chùa Hà Hiện nay, ngành ngân hàng ở nước ta đang phát triển với tốc độ khá nhanh, các chi nhánh của các ngân hàng được mở ra ngày càng nhiều. Vì thế để thu hút được các khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn đòi hỏi Chi nhánh phải có những biện pháp phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Mặt khác là một chi nhánh mới thành lập, lại có những bất lợi về vị trí như hiện nay thì để thu hút được khách hàng Chi nhánh cần phải thực hiện rất nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục những điểm yếu của mình từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác. 3.2.1. Củng cố, phát triển quan hệ khách hàng Chi nhánh mới được thành lập chưa lâu nên việc củng cố và thiết lập quan hệ mới là thực sự cần thiết để có thể gia tăng số lượng khách hàng. Trước hết đối với những khách hàng có quan hệ tốt với Chi nhánh cần có những ưu đãi nhất định trong việc thực hiện các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Ví dụ như việc duyệt cấp tín dụng có thể rút ngắn thời gian xuống mức tối thiểu nhờ những thông tin mà ngân hàng đã có từ trước, hay việc thực hiện các dịch vụ khác cũng cần được cải thiện theo hướng thuận tiện nhất cho các khách hàng, rút bớt các thủ tục hành chính rườm rà nhưng vẫn đảm bảo các quy định của pháp luật về ngân hàng. Bên cạnh việc củng cố quan hệ với các khách hàng đã có Chi nhánh cần phải đẩy mạnh việc thiết lập các quan hệ mới. Tuy nhiên, để làm được điều này Chi nhánh cần phải tìm hiểu rõ các nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực hoạt động của mình đó là các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Nhổn, Diễn và khu công nghiệp An Khánh (Hà Tây). Cùng với việc tìm hiểu những nhu cầu của các doanh nghiệp thì vấn đề tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cũng cần được quan tâm đúng mức. Bởi đây chính là một trong những yếu tố thu hút được khách hàng lựa chọn Chi nhánh. Cũng chính vì vậy mà trong thời gian tới Chi nhánh sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức đồng thời bổ sung nhân sự theo hướng chuyên môn hóa cao, tăng cường hiệu quả trong hoạt động. Điều này sẽ là cơ sở cho việc phát triển các hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng của Chi nhánh. 3.2.2. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có Đối với những dịch vụ đã cung cấp Chi nhánh cần phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đặc biệt là đối với những dịch vụ mà Chi nhánh đã có uy tín như dịch vụ tín dụng và một số dịch vụ khác. Đối với hoạt động tín dụng, vốn là hoạt động có thế mạnh của Chi nhánh, cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ thông qua công tác lập hồ sơ tín dụng đến việc thẩm định tín dụng, ra quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát. Chi nhánh cần phải quan tâm tới việc rút ngắn thời gian trong từng bước, nhất là khâu thẩm định tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Nhất là nhóm khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh nên quan tâm tới uy tín của các doanh nghiệp, cũng như các mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác trên thị trường để làm cơ sở cho việc đánh giá, ra quyết định. Điều này sẽ phần nào làm giảm bớt được thời gian thực hiện nghiệp vụ, tạo nên sự hài lòng cho khách hàng. Ngoài ra chi nhánh cũng nên áp dụng các công nghệ, phần mềm tin học tiện ích để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trở nên dễ dàng hơn. 3.2.3. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ Như trong chương II, ta thấy sau 3 năm kể từ khi đi vào hoạt động Chi nhánh vẫn chưa thể triển khai thực hiện hết các dịch vụ của ACB. Chính vì vậy mà việc mở rộng các dịch vụ cung cấp là một trong những việc mà Chi nhánh cần thực hiện. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp không chỉ là gửi tiền hay vay vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh mà nó đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều lần. Như nhu cầu tư vấn tài chính, quản lý ngân quỹ, thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử… Chính ví thế để thu hút được các doanh nghiệp thì việc mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ là điều cần thiết. Không những thế, đây còn là một trong những biện pháp giúp cho Chi nhánh có thể cạnh tranh với các Chi nhánh của ngân hàng khác một cách hiệu quả hơn. 3.2.4. Tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu về Chi nhánh Là một chi nhánh mới thành lập, không những thế vị trí hoạt động lại chưa được thuận lợi nên để thu hút được nhiều khách hàng Chi nhánh cần phải tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu hơn nữa. Phải có một bộ phận phụ trách việc tiếp thị, giới thiệu về chi nhánh cũng như các sản phẩm cung cấp. Đối với các doanh nghiệp, Chi nhánh cần phải có những hoạt động tiếp thị tại cơ sở. Ngoài ra, tại địa điểm hoạt động Chi nhánh nên có nhưng biển hiệu, hay những băng rôn quảng cáo về các sản phẩm để tạo nên sự chú ý cho khách hàng. 3.2.5. Tăng cường công tác phát triển và đào tạo nguồn nhân lực Nhân lực là một yếu tố hết sức quan trọng, đóng vai trò nền tảng đối với mọi hoạt động của bất cứ một tổ chức nào nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Vì tất cả mọi hoạt động đều do con người quản lý và thực hiện, máy móc công nghệ có hiện đại đến đâu đi nữa thì cũng chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không thể làm thay con người. Do đó, việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ở một ngân hàng phụ thuộc nhiều rất nhiều vào chất lượng, trình độ nguồn nhân lực ở đó. Để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực của mình, trong thời gian tới ACB Chùa Hà cần phải có những biện pháp sau: Trước hết, cần phải có kế hoạch nguồn nhân lực riêng của Chi nhánh, theo đó ngoài những tiêu chuẩn chung mà ACB đã quy định Chi nhánh cần có những tiêu chuẩn khác để chọn lựa được những người thực sự có chuyên môn nghiệp vụ mà mình đang cần. Kế hoạch nhân lực này phải được xây dựng dựa trên tình hình hoạt động của Chi nhánh, bởi qua quá trình hoạt động Chi nhánh sẽ thấy được bộ phần nào còn thiếu, thiều như thế nào… Thứ hai, đối với những nhân viên hiện có, Chi nhánh cần phải có một chương trình bổ sung, cập nhật thông tin liên quan mới nhất. Điều này là rất quan trọng đòi hỏi Chi nhánh phải có một chương trình cụ thể và một số vốn nhất định thường xuyên dành cho vấn đề này. Thứ ba, dó để thu hút và giữ chân các nhân tài làm việc cho mình Chi nhánh cần phải quan tâm tới những vấn đề như quy chế trả lương theo hiệu quả công việc nhắm khuyến khích các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, xây dựng một bầu không khí làm việc có văn hóa, nghiêm túc nhưng không cứng nhắc tạo cho mọi người trong Chi nhánh tâm lý thoải mái, thân thiện, có ý thức tự giác cao trong công việc. Thứ tư, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức theo hướng chuyên môn hóa để tạo hiệu quả tối đa trong công việc. Tránh tình trạng sử dụng cán bộ, nhân viên không phù hợp với vị trí công việc. Điều này không chỉ tăng năng suất lao động mà còn tạo nên sự hợp lý trong tổ chức tránh tình trạng cồng kềnh gây lang phí. Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần phải có chế độ đánh giá khen thưởng, đãi ngộ phù hợp. Đây là một trong những biện pháp góp phần động viên nhân viên có hiệu quả cao. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì ngành ngân hàng cũng ngày càng phát triển với nhiều sản phẩm dịch vụ phong phú và đa dạng. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, tình hình thị trường tài chính luôn có nhiều biến động bất thường điều này đòi hỏi ACB phải có những dự báo, cũng như những kế hoạch linh hoạt hơn. Bởi như hiện nay, các chỉ tiêu kế hoạch do ACB đặt ra cho các chi nhánh thường rất cao, và hầu như khó thực hiện được đúng như chỉ tiêu đề ra một cách toàn diện. Mặt khác, hiện nay tại Chi nhánh còn có sự hoạt động của sàn giao dịch vàng ACB và trung tâm địa ốc ACB. Vì thế mặt bằng hiện tại là chưa tương xứng, hơn nữa trong thời gian tới Chi nhánh lại mở rộng hoạt động nên ACB cần quan tâm tới việc đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cho Chi nhánh. Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, ACB mà cụ thể là Chi nhánh Hà Nội cần tăng cường thêm cán bộ, chuyên gia phổ biến, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm việc tại Chi nhánh. 3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước Đây là cơ quan Nhà nước phụ trách quản lý, điều hành hoạt động của ngành Ngân hàng nước ta. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần phải có những chính sách và cách thức điều hành hợp lý cụ thể như: Tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định và hiệu quả. Điều này sẽ giúp các Ngân hàng mở rộng thêm cá dịch vụ như tư vấn, ủy thác, …Đồng thời việc tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ giúp cho các ngân hàng được biết đến nhiều hơn. Như việc ACB lên sàn HASTC với giá cổ phiếu luôn ở mức cao và ổn định đã giúp cho ACB nâng cao được uy tín hơn, góp phần làm gia tăng lượng khách hàng đến với ACB Thực hiện đổi mới công nghệ ngân hàng, thiết lập hệ thống thanh toán liên ngân hàng với những trang thiết bị hiện đại hơn nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng nhất là các doanh nghiệp trong việc giao dịch, thanh toán với đối tác. Có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.Như vấn đề vay vốn ngân hàng là nhu cầu thường xuyên của các doanh nghiệp hiện nay. 3.3.3. Đối với Nhà nước Nhà nước là cơ quan đưa ra định hướng và điều tiết sự nền kinh tế. Do đó để tạo thuận lợi cho ngành ngân hàng phát triển ngoài những kế hoạch, chiến lược chung Nhà nước cần phải đưa ra những chính sách thiết thực, phù hợp với từng thời điểm cụ thể hơn nữa. Cụ thể như: Hoàn thiện môi trường pháp lý cho ngành ngân hàng theo hướng phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay. Thường xuyên theo dõi bổ sung những điểm không còn phù hợp và có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật ngân hàng và những văn bản dưới luật khác có liên quan. Có những chính sách nhằm ổn định nền kinh tế giúp cho ngành ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bởi sự phát triển đó sẽ giúp cho các thành phần kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng thương mại Á Châu – chi nhánh Chùa Hà, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với các nội dung như sau: Chương I: Tập trung nói về ngân hàng thương mại, các dịch vụ ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển các dịch vụ đó. Chương II: Nghiên cứu, tìm hiểu tình hình kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Chùa Hà trong giai đoạn 2005 – 2007. Đồng thời rút ra một sô đánh giá, nguyên nhân của thực trạng đó. Chương III: là một số ý kiến đóng góp để mở rộng và phát triển các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Bên cạnh đó là một số kiến nghị đối với các tổ chức, cơ quan liên quan nhằm góp phần tạo hành lang an toàn cho việc kinh doanh các dịch vụ ngân hàng. Với hiểu biết và thời gian có hạn nên bài viết con nhiều thiếu sót, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Đặng Thị Thuý Hồng và các cán bộ nhân viên tại chi nhánh ACB Chùa Hà trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân. TS. Ngyuyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê Edward.W.Redd & Edward.K.Gilk, Ngân hàng thương mại, NXB TP. Hồ Chí Minh. Các website: Báo cáo thu nhập chi phí 2005, 2006, 2007 của Chi nhánh ACB Chùa Hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11505.doc
Tài liệu liên quan