DANH MỤC VIẾT TẮT
- NHNO&PTNT VN: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam
- NHNN: Ngân hàng nhà nước
- NHTW: Ngân hàng trung ương
- TCPH: Tổ chức phát hành
- TCBLPH: Tổ chức bảo lãnh phát hành
- UBCKNN: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
- MG: Hoạt động môi giới chứng khoán
- QLDMĐT: Quản lý danh mục đầu tư cho người đầu tư
- TVĐT: Tư vấn đầu tư
- LKCK: Lưu ký chứng khoán
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.1. Các công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam 42
2. Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu của Agriseco 44
3. Bảng 2.3: So sánh doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành giữa các CTCK trong năm 2003 45
4. Biểu đồ 2.1: So sánh doanh thu hoạt động bảo lãnh phát hành của các công ty 46
5. Bảng 2.4: Thị phần hoạt động bảo lãnh phát hành của ARSC 47
6. Biểu đồ 2.2: Thi phần của hoạt động bảo lãnh phát hành của ARSC 47
7.Bảng 2.5: So sánh doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành với các hoạt động khác của công ty 48
8. Biểu đồ: So sánh doanh thu từ hoạt động bảo lãnh với doanh thu khác của công ty 49
9.Bảng 2.6: Lợi nhuận của ARSC qua các năm hoạt động 50
10. Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận của ARSC 50
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn trung, dài hạn rất có hiệu quả của một nền kinh tế hiện đại. Vì vậy sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán ở một đất nước như đất nước ta là rất cần thiết và là yếu tố quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế của đất nước trong tương lai, để đạt đựoc sự phát triển đó các công ty chứng khoán có một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của cả thị trường chứng khoán. Thông qua các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán như hoạt động mối giới chứng khoán, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán và các nghiệp vụ khác các công ty chứng khoán đã tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa những người sử dụng vốn và những người có tiền nhàn rỗi, cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch, tao ra tính thanh khoản cao cho chứng khoán, góp phần điều tiết và bình ổn thị trường Mục tiêu khi tham gia vào thị trường chứng khoán của các tổ chức phát hành là huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng khoán, vì vậy các TCPH phải cần đến các công ty chứng khoán tư vấn cho đợt phát hành và thực hiện bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng, tạo ra cơ chế huy độn vốn phục vụ các nhà phát hành . Đó là vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán góp phần quan trọng cho sự thành công của các đợt chào báo chứng khoán ra công chúng.
Vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty chứng khoán NHNN & PTNT nam Hà Nội em xin được nghiên cứu đề tài “ phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành của Công ty chứng khoán NHNN&PTNT VN”. Đề tài của em được nghiên cứu theo cấu trúc gồm ba chương:
Chương I: Các vấn đề cơ bản về hoạt động bảo lãnh của Công ty chứng khoán.
Chương II: Thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành của Công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN.
Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành của Công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN.
Nhằm đối chiếu những kiến thức đã học với thực tế, bài viết của em được nghiên cứu theo phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, cùng với các đồ thị, bảng biểu Tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi các thiếu sót và sai lầm trong quá trình nghiên cứu, em mong sẽ nhận được sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn và các anh chị trong Công ty chứng khoán NHNO&PTNT nam Hà Nội nơi em thực tập.
Trước khi đi vào nội dung của bài viết em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn TH.S Lê Trung Thành và các anh chị phòng kinh doanh Công ty chứng khoán NHNO&PTNT nam Hà Nội đã tận tình hưóng dẫn chỉ bảo em hoàn thành bài viết này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình
- Ts. Ngô Hướng, Ts. Tô Kim Ngọc – Lý thuyết Tiền tệ và Ngân hàng – NXB Thống Kê, năm 2002
- Ts. Lê Hoàng Nga – Giáo trình Thị trường Chứng khoán – NXB Thống kê, năm 2001.
- PGS. Ts. Nguyễn Văn Nam, PGS. Ts. Vương Trọng Nghĩa – Giáo trình Thị trường Chứng khoán – NXB Tài chính, năm 2002.
- Minh Đức, Hồ Kim Chung - Hướng dẫn đầu tư vào thị trường chứng khoán – NXB Trẻ, năm 2000.
2.Văn bản pháp luật
- Nghị định 144/2003/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Nghị định 48/1998/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Thông tư số 60/2004/TT-BTC, thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn về việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
- Thông tư số 75/2004/TT-BTC, thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn về việc phát hành trái phiếu ra công chúng.
3.Tạp chí
- Tạp chí Chứng khoán Việt Nam
- Tạp chí Đầu tư chứng khoán
4.Tài liệu khác
- TTGDCK Tp. HCM, Báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005
- UBCKNN, Báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005
- Agriseco, Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2004.
- Agriseco, Báo cáo tổng kết 2005 và phương hướng hoạt động 2006
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành của Công ty chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các tổ chức bão lãnh phát hành là các tổ chức phát hành chứng khoán vì vậy muốn hoạt động bảo lãnh phát hành đạt hiệu quả thì các tổ chức bảo lãnh phải hiểu hoạt động của các tổ chức phát hành và đối thủ cạnh tranh trong hoạt động đó.
1.4.2. Nhân tố bên trong
1.4.2.1. Nhân tố về khả năng tài chính
Khả năng tài chính là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của CTCK, CTCK sẽ hoạt động một số hoặc tất cả các nghiệp vụ là tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của công ty. Thông thường các CTCK thường phát triển cho mình một thế mạnh riêng trên thị trường nhằm tận dụng có hiệu quả nhất khả năng tài chính của chính công ty và thế mạnh do mình tao ra.
1.4.2.2. Nhân tố về nhân sự, năng lực chuyên môn và tổ chức quản lý
Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến các hoạt động của CTCK, bởi năng lực chuyên môn của nhân viên và tổ chức quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của chính công ty, công ty muốn hoạt động có hiệu quả thì không những cần phải có khả năng tài chính vững mạnh mà còn cần phải có được một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn và tổ chức quản lý khoa học, hiệu quả.
Tóm lại: Trong chương 1 em đã nghiên cứu về lý thuyết chung của chứng khoán và thị trường chứng khoán, các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán, sự cần thiết của hoạt động bảo lãnh phát hành và nội dung của hoạt động đó. Bảo lãnh phát hành là một phương pháp phát hành tiên tiến và có hiệu quả cả đối với cổ phiếu và trái phiếu. Tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ gợi ý cho tổ chức phát hành nhiều vấn đề về kỹ thuật như loại chứng khoán sẽ phát hành, thời gian phát hành, giá phát hành, điều khoản phát hành… Ngoài ra tổ chức phát hành còn nhận được sự giúp đỡ từ các công ty luật, tư vấn từ các công ty tài chính… Quá trình phân phối chứng khoán là trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh phát hành. Có thể nói, đối với các tổ chức phát hành chi phí của đợt phát hành và phân phối chứng khoán sau phát hành sẽ được giảm đi rất nhiều do được chia sẻ với tổ chức bảo lãnh phát hành cùng với mức độ rủi ro sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất bởi sự chặt chẽ của đợt phát hành các tổ chức phát hành cần phải tuân thủ các quy đinh chặt chẽ trong quy chế phát hành của pháp luật. Đối với tổ chức bảo lãnh phát hành khi tham gia bảo lãnh phát hành với tư cách là một nghiệp vụ kinh doanh, họ phải hứng chịu rủi ro khi số chứng khoán phát hành không được bán hết như đã cam kết và họ sẽ phải chịu bù lỗ do số tiền thu về không đủ để bù đắp số tiền đã ứng trước. Tuy nhiên, tổ hợp bảo lãnh phát hành cũng đã có phương pháp ứng phó nằm ngay trong phương thức bảo lãnh phát hành.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NHNO&PTNT VN
2.1. Giới thiệu về công ty và hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của Công ty chứng khoán NHNO&PTTN VN
2.1.1. Giới thiệu về công ty
2.1.1.1. Sự cần thiết thành lập Công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ( NHNO&PTNT VN) là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Viết Nam và là định chế tài chính chiếm hơn 70% thị phần của thị trường tài chính nông thôn, góp phẩn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và công nghiệp hoá đất nước đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, nếu chỉ với nghiệp vụ tín dụng truyện thống thì hoạt động của một ngân hàng sẽ ngày càng bị bó hẹp. Do vậy, NHNO&PTNT VN đã sớm nhận ra và triển khai các hoạt động nhằm trở thành một ngân hàng đa chức năng hoạt động có hiệu quả trên thị trường tài chính thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng các nhà đầu tư. Ngoài ra NHNO&PTNT VN còn mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại, hợp tác quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của nước ngoài, tiếp cận công nghệ hiện đại, tranh thủ nguồn vốn dài hạn từ các tổ chức quốc tế.
Việc thành lập công ty chứng khoán đã được NHNO&PTNT VN quan tâm từ rất sớm, nó như là một yêu cầu khách quan của sự phát triển nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế của đất nước ta đang đần từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường với một số lượng các doanh nghiệp cổ phần hoá, công ty cổ phần ngày càng tăng, những doanh nghiệp này có nhu cầu về một số lượng vốn là rất lớn và thị trường tín dụng không đủ khả năng đáp ứng đầy đủ các nguồn vốn trung và dài hạn đó của các công ty vị vậy một kênh huy động vốn mới thônng qua thị trường chứng khoán và các CTCK đang trở nên một nhu cầu cấp thiết và có hiệu quả tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong thu nhập của người dân đang có xu hướng tiết kiệm, đầu tư ngày càng nhiều. Trong bối cảnh đó, việc thành lập công ty chứng khoán sẽ cho phép NHNO&PTNT VN không những giữ được các khách hành là các doanh nghiệp cổ phần hoá, các công ty cổ phần mà còn mở rộng được mạng lưới khách hàng thông qua hoạt động của công ty chứng khoán, góp phần đưa các luồng tiền nhàn rỗi vào đầu tư tạo thêm thu nhập cho các nhà đầu tư. Vì vậy. việc thành lập công ty chứng khoán của NHNO&PTNT VN trở thành một bộ phận chiến lược rất quan trọng trong sự phát triển của NHNO&PTNT VN.
2.1.1.2. Quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh của Công ty
Qua năm năm từ ngày Công ty ra đời, Công ty đã có những bước phát triển thăng trầm cùng với thị trường chứng khoán và cuối cùng đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường góp phần cho sự phát triển của thị trường chứng khoán và nền kinh tế đất nước. Sự hình thành và phát triển đó được đánh dấu bằng một số mốc chính quan trọng sau:
- Ngày 16/12/1999, Tổng giám đốc NHNO&PTNT VN ra quyết định số 969 – NHNO – 02 thành lập ban trù bị thành lập công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN. Ban trù bị nay gồm 10 người làmviệc nhằm vạch ra kế hoạch cho sự thành lập và hướng phát triển của công ty trong tương lai.
- Ngày 20/12/1999, ban trù bị này bắt đầu làm việc để vạch ra kế hoạch triển khai thành lập công ty.
- Ngày 28/08/2000, nhận thấy bản thân NHNO đã hội tụ các điều kiện để thành lập một CTCK, thông qua điều lệ thành lập và đề án thành lập công ty chứng khoán của ban trù bị đồng thời xin phép và được chấp thuận của uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cho phép thành lập công ty chứng khoán.
- Ngày 20/12/2000, Chủ tich Hội dông quản trị NHNO&OTNT VN ký quyết định số 269/QQĐ – HĐQT thành lập Công ty TNHH chứng khoán NHNO&PTNT VN.
- Ngày 09/01/2001, NHNO&PTNT VN quyết đinh giao vốn điệu lệ cho công ty với số vốn ban đầu là 60 tỷ VNĐ.
- Ngày 04/05/2001, Chủ tịch UBCKNN cấp giấy phép kinh doanh số 08/GPHĐKD cho phép Công ty TNHH chứng khoán NHNO&PTNT VN tham gia hoạt động trong cả 5 hoạt động theo quy định tại nghị định 48/1998/NĐ-CP của chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Ngày 05/11/2001, Công ty được chính thức khai trương đi vào hoạt động dưới sự điều hành của Giám đốc ông Hà Huy Toàn.
- Ngày 23/11/2001, mở chi nhánh công ty TNHH chứng khoán NHNO&PTNT VN tại Tp. Hồ chí Minh.
- Ngày 01/01/2003, hội nghị tổng kết bảo vệ kế hoạch kinh doanh. Tổng kết về kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2002 và đưa ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong năm 2003.
- Ngày 16/04/2003, hoàn thành chiến lược kinh doanh và lộ trình phát triển. Phát huy các thế mạnh sẵn có của công ty đồng thời cần quan tâm phát triển các hoạt động chưa được xem là thế mạnh của công ty như là hoạt động môi giới chứng khoán hay tư vấn chứng khoán…
- Ngày 30/10/2003, Quyết đinh mở phòng giao dịch Ngọc Khánh Hà Nội.
- Năm 2004, Công ty đã quyết định nâng số vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng, là công ty có số vốn diều lệ lớn thứ hai sau công ty chứng khoán Ngân hàng công thương. Bên cạch các nghiệp vụ trưyền thống của công ty, công ty còn phát triển thêm các nghiệp vụ mới phát triển công ty ngày càng toàn diện hơn cùng với việc năng số nhân sự của công ty lên 33 người.
- Năm 2005, công ty tiếp tục trong quá trình kiện toàn bộ máy hoạt động. Đặt ra các mục tiêu quan trọng nhằm củng cố và năng cao vị thế của công ty trên thị trường, vươn lên trở thành một nhà tạo lập thị trường cho trái phiếu, hoàn thiện hơn nữa các mảng hoạt động nghiệp vụ của công ty.
- Năm 2006, Đánh giấu một bước phát triển mới cho công ty khi quyết định nâng số vốn điều lệ của công ty lê 150 tỷ đồng và năng số định biên lên 50 người.
Là một thành viên của NHNO&PTNT VN công ty có rất nhiều lợi thế khi phát triển hoạt động của công ty, tận dụng được một mạng lưới các chi nhánh của công ty để mở thêm các đại lý nhận lệnh tại các cơ sở thu hút thêm các nhà đầu tư. Kinh nghiệm kinh doanh và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ cũng là lợi thế lớn cho sự phát triển của công ty thêm vào đó là mạng lưới khách hàng của NHNO&PTNT VN đã được xây dựng từ trước cũng là lợi thế rất lớn và quan trọng giúp cho hoạt động của công ty đạt hiệu quả.
2.1.1.3. Vai trò, nghiệp vụ và các nguyên tắc hoạt động của Công ty
Theo giấy phép kinh doanh được UBCKNN cấp, công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Theo đó công ty hoạt động trên tất cả các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán, thế mạnh của công ty là hoạt động tự doanh trái phiếu và hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, các hoạt động khác tuy công ty có đầu tư hoạt động nhưng thực tế chưa có được vị thế xứng đáng với hinh ảnh của công ty và trong tương lai đây sẽ là một hạn chế của công ty và sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty vì thế cần có giải pháp nhằm phát triển toàn diện hơn các hoạt động của công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN, góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đặc thù của công ty chứng khoán là hoạt động theo các nghiệp vụ được pháp luật quy định. Tuỳ từng công ty mà các nghiệp vụ được thực hiện bởi các phòng ban khac nhau, kết quả thu được sẽ do tinh hinh hoạt động của các nghiệp vụ này quyết định. Đối với công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ có thể kiếm tiền cho công ty đều được thực hiện bởi phòng kinh doanh, nghiệp vụ lưu ký được thực hiện bởi phòng lưu ký.
Tinh hình, kết quả hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ của công ty:
Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Đây là hoạt động chủ đạo và là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Cũng như hầu hết các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, Công ty Chứng khoán NHNO&PTNT VN đã thực hiện nghiệp vụ môi giới ngay từ buổi đầu đi vào hoạt động, xác định những hướng đi và kế hoạch cụ thể để nâng cao tiện ích cho người đầu tư, chào hàng sản phẩm mới và hấp dẫn nhằm mở rộng cơ sở khách hàng của Công ty. Trải qua hơn 5 năm hoạt động, được sự quan tâm chỉ đạo của NHNO&PTNTVN, sự ủng hộ giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, cùng với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo công ty cũng như cán bộ công nhân viên, Agriseco đã từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu, hoạt động kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định. Tuy mới hoạt động được 5 năm nhưng nghiệp vụ môi giới luôn tỏ ra là một nghiệp vụ hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao đối với công ty.
Mặc dù đã thu được những kết quả đáng khích lệ nhưng không phải nghiệp vụ môi giới của công ty không có những hạn chế, những hạn chế đó là: Tác phong phục vụ khách hàng của nhân viên môi giới còn thiếu tính chuyên nghiệp, tinh thân chịu trách nhiệm chưa thực sự cao và số người hoạt động nghiệp vụ môi giới của công ty còn rất ít ( 2 người ).
Hoạt động tự doanh
Công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN đăng ký thực hiện nghiệp vụ tự doanh và triển khai hoạt động ngay từ thời gian đầu thành lập, tuy nhiên ở thời gian đầu công ty thực hiện nghiệp vụ này chỉ ở mức độ dự trữ chứ chua thực hiện theo đúng bản chất của nó. Tức là công ty chỉ mua chứng khoán để phòng ngừa cho những sai sót có thể say ra cho công ty như: Sái sót trong khâu nhập lệnh… chưa có hoạt động mua bán chứng khoán cho mình.
Hoạt động tự doanh của công ty bao gồm: Tự doanh cổ phiếu và tự doanh trái phiếu, trong đó công ty chủ yếu hoạt động mảng tự doanh trái phiếu bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và trái phiếu của NHNO&PTNT VN. Nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu rất ít được sự quan tâm đầu tư của công ty nên nghiệp vụ này của công ty hoạt đông rất kém, định hướng trong năm nay và các năm tiếp theo công ty sẽ có những chiến lược nhằm phát triển mạnh hơn nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu của công ty. Nguyên nhân của tình trạng kém phát triển của nghiệp vụ mối giới chứng khoán là do:
Nhìn chung đây là nghiệp vụ mang lại thu nhập chính cho công ty, tuy nhiên ở hoạt động này sự mất cân đối ở hai mảng kinh doanh thể hiện rất rõ. Nguồn thu từ nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu chiếm đa số trong khi đó nguồn thu tư nghiệp vụ tự doanh trai phiếu thì rất ít thậm chí trong những năm đầu hoạt động nguồn thu từ hoạt động này còn không có. Điều này về mặt lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt cho công ty vì thế cần có những chiến lược nhằm phát triển hoạt động kinh doanh cổ phiếu của công ty trong năm nay và các năm sắp tới theo xu hướng chung của thị trường và tận dụng có hiệu quả hơn nưa lợi thế sẵn có của công ty.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Dựa vào vị thế của Ngân hàng mẹ công ty đã thu được khá nhiều thành công trong nghiệp vụ này và là một trong hai nghiệp vụ chính mang lại thu nhập chính cho công ty.
Năm 2002: Doanh số từ hoạt động bảo lãnh phát hành đạt: 888.952.462 VNĐ.
Năm 2003: Doanh số từ hoạt động bảo lãnh phát hành đạt: 16.920.123.000 VNĐ, tăng 266% so với năm 2002. Trong đó, công ty đã thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước 5 hợp đồng; cho quỹ hỗ trợ phát triển 8 hợp đồng; tham gia vào 7 đợt đấu thầu trái phiếu qua TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh và trúng thầu 298,6 tỷ đồng; làm đại lý phát hành cho trái phiếu của NHNO&PTNT VN được 611,77 tỷ đồng.
Năm 2004: Tổng doanh số từ hoạt động bảo lãnh phát hành đạt 20.456.455VNĐ
Năm 2005: Tổng doanh số từ hoạt động bảo lãnh phát hành đạt 26.680.000.000 VNĐ
Nhìn chung kết quả từ hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty rất khả quan, với doanh số tăng qua các năm và thực hiện thành công nhiều hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng là công ty có uy tín về bảo lãnh phát hành chứng khoán trên thị trường. Tuy nhiên, cũng cần tích cực và năng động hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng, không nên quá phụ thuộc váo khách hàng từ NHNO&PTNT VN, khéo léo hơn nữa trong việc sử lý các kỳ hạn trái phiếu, có chính sách khách hàng phù hợp hơn nhăm thu hút thêm khách hàng đồng thời vẫn phải quan hệ tốt với khách hàng nhằm giữ khách hàng và tổ chức phát hành.
Nghiệp vụ lưu ký và đăng ký chứng khoán
Tất cả các khách hàng tham gia giao dịch tại công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN đều phải tham gia lưu ký chứng khoán tại công ty, do phòng kế toán lưu ký thực hiện. Nhằm lưu giữ bảo quản chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với chứng khoán phát hành.
Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư
Sau một thời gian xây dựng đề án thực hiện, đến tận đầu năm 2004 công ty mới đưa nghiệp vụ này vào hoạt động.
Nghiệp vụ tư vấn
Hiện nay nghiệp vụ tư vấn kinh doanh chứng khoán của công ty đang được thực hiện miễn phí cho khách hàng.
Nghiệp vụ tư vấn niêm yết và tư vấn cổ phần hoá mới được thực hiện trong năm 2004 và thực tế hoạt động này chưa có được sự phát triển phù hợp với sự phát triển của thị trường và công ty.
Các nghiệp khác như: Dịch vụ REPO, REREPO
Được đưa vào hoạt động và tháng 05/2003, công ty đã ký được 30 hợp đồng REPO với tổng số giao dịch là: 8.475.400.000 VNĐ và lợi nhuận thu được là: 464.870.000 VNĐ
Hiện nay, dịch vụ REPO,REREPO của công ty đã có được những bước phát triển rất lớn dần có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và trở thành thế mạnh của công ty.
Với các hoạt động trên công ty đã góp phân rất quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán và cả nền kinh tế Việt Nam. Vai trò đó được thể hiện thông qua các hoạt động sau:
- Góp phần tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn có hiệu quả cho thị trường. Do nên kinh tế của đất nước ta ngày càng phát triển theo xu thế của thị trường nên các doanh nghiệp không thể trông chờ mãi vào nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng mà cần phải biết tự tạo ra nguồn vốn kinh doanh cho mình thông qua TTCK băng việc phát hành chứng khoán…
- Nhờ các CTCK tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, góp phần cơ cấu lại các doanh nghiệp của nhà nước theo chủ trương của chính phủ.
- Góp phần vào việc thu hút vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán. Hiện nay, theo quyết đinh của chính phủ đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ 49% số cổ phiếu của một tổ chức phát hành so với số cổ phiếu được phép nắm giữ trước đây là 30%.
Để các vai trò đó của công ty được thể hiện đầy đủ trên thị trường, công ty phải hoạt động một cách có nguyên tắc và phải tuân thủ theo các nguyên tắc đã đề ra đó, các nguyên tắc hoạt động của công ty đó là:
- Kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và các quy định, thông tư về chứng khoán và thị trường chứng khoán của UBCKNN, NHNN, Bộ tài chính…
- Kinh doanh phù hợp với chiến lược, kế hoạch hoạt động và lợi ích của NHNO&PTNT VN.
- Từng bước phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
- Phát huy nội lực, sử dụng sức mạnh tối đa của toàn bộ hệ thống NHNO&PTNT VN, đồng thời từmg bước phát triển mối quan hệ hợp tác với các công ty trong và ngoài nước.
- Công tác tổ chức thực hiện thanh tra kiểm soát nội bộ để đảm bảo hoạt động của công ty và nhân viên của công ty là phù hợp với quy định của pháp luật. Đây là một hoạt động thường niên và vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động và cả hình ảnh của công ty trên thị trường, nhờ đó có thể phát hiện được các sai phạm và có biện pháp sử lý kịp thời giảm được các thiệt hại có thể sảy ra cho công ty.
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty
Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động được hơn 5 năm trải qua nhiều bước phát triển thăng trằm và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, số chứng khoán niêm yết trên thị trường đã tăng lên rất nhiều khảng định được vai trò của mình trên thị trường tài chính thể hiện là một kênh huy động vốn lớn và quan trọng. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một thị trường còn nhỏ và là một lĩnh vực khá là mới mẻ đối với nhà đầu tư Việt Nam vì vậy, những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến các hoạt động của các công ty như quy trình nghiệp vụ của các hoạt động, cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty… Yêu cầu cần phải có được một cơ cấu hợp lý và chiến lược kinh doanh phù hợp. Agriseco cũng không là ngoại lệ, công ty cũng cần phải có được một cơ cấu hợp lý, hoạt động có hiệu quả, với phương châm tinh gọn, phù hợp với tình hình kinh doanh của thị trường…
Số nhân viên của công ty ban đầu thành lập là 24 nhân viên và để phù hợp với thị trường công ty đã tăng số nhân viên lên 33, 39 và hiện nay số nhân viên của công ty là 50 nhân viên. Trụ sở chính của công ty tại Hà Nội có 30 người, trong đó các bộ phận chia thành: Phòng kinh doanh là bộ phận tạo ra thu nhập cho công ty và số nhân viên của bộ phận này chiếm phần lớn số nhân viên của công ty, phòng kế toán lưu ký thực hiện thanh toán tiền và chứng khoán cho khách hàng và phòng tổng hợp thực hiện các nghiệp vụ văn thư, hành chính, tổ chức nhân sự và quản lý tài sản.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agriseco được thể hiện trên sơ đồ sau:
CHỦ TỊCH
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
P. Phân tích và tư vấn đầu tư chứng khoán
Phòng kinh doanh
P. Kế toán và lưu ký chứng khoán
P. Hành chính tổng hợp
Phòng kinh doanh
P. Kế toán và lưu ký chứng khoán
P. Hành chính tổng hợp
Chi nhánh Tp. HCM
Phòng giao dịch Ngọc Khánh
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agriseco
2.1.2. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN
2.1.2.1. Thực trạng của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của Agriseco
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam như là một xu thế của thời đại, muốn nền kinh tế của đất nước phát triển thì nhất thiết không thể thiếu hoạt động của thị trường chứng khoán vì thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn hiệu quả nhất của nên kinh tế thị trường. TTCK Việt Nam mới chỉ ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2000, qua 5 năm phát triển nhưng thị trường đã có những bước phát triển rất đáng kể, từng bước vững chắc khảng định vai trò, tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế.
Hiện nay, trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã có rất nhiều công ty hoạt động trên thị trường chứng khoán
Bảng 2.1. Các công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam
STT
Tên công ty chứng khoán
Trụ sở chính
Vốn điều lệ (tỷ đồng)
Các loại hình kinh doanh được phép
1
Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
Hà Nội
43
Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
2
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BSC)
Hà Nội
100
Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.
3
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
Tp.HCM
20
Môi giới, tự doanh, Tư vấn đầu tư chứng khoán.
4
Công ty cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất (FSC)
Bình Dương
43
Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán.
5
Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (TSC)
Hà Nội
43
Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.
6
Công ty TNHH Chứng khoán Á Châu (ACBS)
Tp.HCM
43
Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.
7
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (IBS)
Hà Nội
55
Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.
8
Công ty TNHH Chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam (ARSC)
Hà Nội
100
Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.
9
Công ty Chứng khoán Mê Kông (MSC)
Hà Nội
6
Môi giới, Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.
10
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCBS)
Hà Nội
60
Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.
11
Công ty cổ phần Chứng khoán Hải Phòng (HASECO)
Hải Phòng
21,75
Môi giới, tự doanh, Tư vấn đầu tư chứng khoán.
12
Công ty cổ phần Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC)
Tp.HCM
50
Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.
13
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á
Tp. HCM
21
Môi giới, tự doanh, Tư vấn đầu tư chứng khoán.
(Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước)
Do phạm vi hoạt động khác nhau đồng thời mỗi công ty lại học tập cách thức tổ chức từ các nước khác nhau trên thế giới nên gần như không có điểm chung nào trong tổ chức của các công ty chứng khoán. Nhưng hầu hết các công ty chứng khoán đều tham gia hoạt động các hoạt như là mối giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán…
Trong đó hoạt động bảo lãnh phát hành là hoạt động bảo lãnh cho các công ty, các tổ chức kinh tế phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường, cung cấp các dịch vụ giúp các tổ chức phát hành chứng khoán chuẩn bị các điều kiện và thủ tục trước khi chào bán chứng khoán và cuối cùng giúp TCPH thực hiện việc phân phối chứng khoán cho công chúng đầu tư trên thị trường.
Công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN được phép hoạt động trên tất cả các nghiệp vụ của một công ty chứng khoán và hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty là một thế mạnh trên thị trường đem lại cho công ty rất nhiều khách hàng và lợi nhuận. Điều đó được thể hiện trên bảng số liệu số liệu sau:
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm2004
Năm 2005
Tr.đồng
%
Tr.đồng
%
Tr.đồng
%
Tr.đồng
%
Tổng DT
12520
100
31864
100
230500
100
262135
100
-MG
353
2.82
263
0.83
1320
0.57
5293
2.24
-Tự doanh
4888
39.04
12226
38.05
31030
13.46
40263
15.36
-QLDMĐT
0
0
0
0.0
90
0.04
157
0.06
-BLPH
889
7.1
6600
20.71
5850
2.54
7864
3.0
-TVĐT
0
0
0
0,0
0
0.0
300
0.11
-LKCK
0
0
0
0.0
0
0.0
0
0.0
-Trích trước
523
4
423
1.41
7100
3.09
7872
3.5
-DT về vốn
5889
47.04
12427
39.0
185110
80.3
172301
65.73
Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu của Agriseco
N
N
( Nguồn: Báo cáo tài chính Agriseco )
Nhìn vào bảng cơ cấu doanh thu của agriseco ta có thể dễ dang thấy được doanh thu của hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành chiếm một tỷ lệ rất lớn chỉ sau hoạt động tự doanh chứng khoán, năm 2002 đạt 889 triệu đồng chiếm 7.1 % tổng doanh thu của công ty, năm 2003 đạt 6600 triệu đồng chiếm 20.71 tổng doanh thu của công ty, đến năm 2004 doanh thu của công ty đã có sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt do điều kiện của thị trường doanh, sự chuyển hướng hoạt động của công ty bắt đầu quan tâm tới một số mảng hoạt động khác đồng thời tập trung vào hoạt động tự doanh chứng khoán nhằm tạo ra một thế mạnh của công ty trên thị trường cho nên doanh thu của công ty đã tăng lên rất cao, thị phần của doanh thu từ hoạt động BLPH đã giảm xuống 2.54% tổng doanh thu của công ty nhưng số doanh thu của hoạt động này vấn là rất lớn và là một trong hai nguồn thu chủ yếu của công ty, đạt 5859 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2005 doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành lại bắt đầu tăng lên khẳng định được vai trò quan trọng của hoạt động bảo lãnh phát hành và là thế manh của công ty, doanh thu của hoạt động đã tăng lên là 7864 triệu đồng chiếm tỷ lệ 3% tổng doanh thu của công ty.
Hoạt động bảo lãnh phát hành là một hoạt động có vai trò rất quan trọng tới sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường muốn phát triển ngày càng lớn mạnh thì các hoạt động phát hành cổ phiếu phải được diễn ra và thực hiện thành công đợt chào bán chứng khoán phát hành đó. Vì vậy, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của Agriseco cần phải được quan tâm phát triển hơn nhằm xứng đáng với vai trò, vị thế và thế mạnh hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty trên thị trường.
Để đánh giá thế mạnh của công ty trên thị trường chúng ta cần so sánh doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty.
Bảng 2.3: So sánh doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành giữa các CTCK trong năm 2003.
Đơn vị: triệu đồng
SST
Công ty
DT
1
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCBS)
5.5
2
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (IBS)
5
3
Công ty TNHH Chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam (ARSC)
6.6
4
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam BSC)
1.6
5
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
2.4
6
Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
1.3
7
Công ty TNHH Chứng khoán Á Châu (ACBS)
2
8
Công ty cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất (FSC)
0
9
Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (TSC)
0.15
10
Công ty Chứng khoán Mê Kông (MSC)
0
11
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á
0
12
Công ty cổ phần Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC)
0.8
( Nguồn: UBCK )
Biểu đồ 2.1: So sánh doanh thu hoạt động bảo lãnh phát hành của các công ty
Nhìn vào biểu đồ chúng ta cơ thể dễ dàng nhận thấy thế mạnh của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của ARSC trên thị trường, doanh thu của hoạt động này là lớn nhất trên thị trường đạt 6.6 tỷ đồng và chiếm 28.42 % doanh thu từ hoạt động này của cả thị trường được thể hiện trên biểu đồ sau:
Bảng 2.4: Thị phần hoạt động bảo lãnh phát hành của ARSC
( Đơn Vị: Phần trăm )
Công ty
VCBS
IBS
ARSC
BSC
BVSC
ACBS
C.ty khác
Thị phần
23.38
22.53
28.42
6.96
5.79
8.69
3.78
( Nguồn: UBCK )
Biểu đồ 2.2: Thị phần của hoạt động bảo lãnh phát hành của ARSC
Hoạt động bảo lãnh phát hành của ARSC là một thế mạnh của công ty và cả trên thị trường, chiếm 28.42% thị phần của cả thị trường. Vì thế, để hoạt động này của công ty vẫn giữ được vị trí là thế mạnh của công ty trên thị trường thị ARSC cần phải có được các chiến lược để phát triển mạnh hơn nữa để phát triển hoạt động này, trở thành một công ty dẫn đầu hoạt động bảo lãnh phát hành tăng doanh thu cho công ty và góp phần quan trọng vào công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của ARSC là một thế mạnh của công ty trên thị trường, để đành giá lợi thế đó của công ty trên thị trường ta có bảng số liệu so sánh doanh thu các hoạt động của ARSC sau:
Bảng 2.5: So sánh doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành với các hoạt động khác của công ty
Chỉ tiêu
Năm2004
Tr.đồng
%
Tổng DT
230500
100
-MG
1320
0.57
-Tự doanh
31031
13.46
-QLDMĐT
90
0.04
-BLPH
5850
2.54
-TVĐT
0
0.0
-LKCK
0
0.0
-Trích trước
7100
3.09
-DT về vốn
185110
80.3
Biểu đồ 2.3: So sánh doanh thu hoạt động bảo lãnh với các hoạt động khác của công ty.
Nhìn vảo bảng số liệu và biểu đồ so sánh doanh thu của các hoạt động ta có thể thấy được, doanh thu của hoạt động tự doanh chứng khoán là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty mang lại cho công ty 31.03 tỷ đồng ( Năm 2004 ) chủ yếu là từ tự doanh trái phiếu và hoạt động bảo lãnh phát hành là hoạt động mang lai doanh thu lớn thứ hai cho công ty 5.85 tỷ đồng, khảng định là một thế mạnh của công ty. Tuy hiện nay công ty đã bắt đầu có những chiến lược nhằm phát triển các hoạt động như môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán…phát triển các hoạt động này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của thị trường, phù hợp với sự phát triển của công ty và hình ảnh của của công ty nhưng hoạt động bảo lãnh phát hành vẫn sẽ được quan tâm phát triển và sẽ có doanh thu cao hơn trong những năm sắp tới nhờ có những chiến lược chính xác phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành, khảng định vị thế của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty trên thị trường góp phần phát triển ổn định tình hình phát triển của công ty, thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ, phát triển nền kinh tế đất nước.
Nhờ có các chính sách, chiến lược chính xác và phù hợp ARSC đã tăng được lợi nhuận qua các năm hoạt động.
Bảng 2.6: Lợi nhuận của ARSC qua các năm hoạt động
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
Lợi nhuận
2.96
8.67
11.47
16.3
( Nguồn: báo cáo tài chính Agrseco )
Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận của ARSC
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, năm 2001 do công ty mới đi vào hoạt động nên không tránh khỏi những khó khăn trong hoạt động vì thế nên trong năm 2001 công ty đã hoạt động thua lỗ 703 triệu đồng nhưng bắt đầu từ năm 2002 nhờ có các chiến lược phát triển phù hợp nên doanh thu của công ty bắt đầu tăng lên và công ty bắt đầu có lãi năm 2002 lọi nhuận của công ty là 2.96 tỷ đồng, năm 2003 lợi nhuận của công ty là 8.67 tỷ đồng, năm 2004 lợi nhuận của công ty là 11.47 tỷ đồng và lợi nhuận của công ty trong năm 2005 là 16.3 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường chứng khoán còn rất non trẻ hoạt động mới chỉ được hơn năm năm và ARSC là một trong những CTCK ra đời sớm nhất trên thị trường nhưng bằng những chính sách phát triển hợp lý công ty đã dần khảng định được chỗ đứng của mình trên thị trường nhờ đó mà doanh thu và thu nhập và thu nhập của công ty đã không ngừng tăng lên qua các năm góp phần quan trọng cho sự phát triển của TTCK Việt Nam.
2.1.2.2. Đánh giá, nhận xét hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của ARSC
Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là một hoạt động rất quan trọng của các công ty chứng khoán và thị trường nó giúp cho các TCPH có thể phát hành thành công chứng khoán ra công chúng tạo hàng hoá cho thị trường thu hút thêm các nguồng vốn nhàn rỗi có trong công chúng. Là một thế mạnh của công ty ARSC càng phái thấy được vai trò quan trọng đó của hoạt động bảo lãnh phát hành để công ty có được những chiến lược quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động vì vậy hoạt động bảo lãnh phát
2.2. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại của Công ty
2.2.1. Những kết quả đạt được
Cũng như các công ty chứng khoán khác, Agriseco ra đời nhằm mục đích hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận và góp phần phát triển thị trường chứng khoán còn non trẻ tại Việt Nam. Tuy là một công ty ra đời sau một số công ty chứng khoán khác trên thị trường nhưng ARSC đã biết tận dụng điều đó làm lợi thế cho chính mình, từ thực trạng hoạt động của các công ty ra đời trước ARSC đã biết rút ra bài học quản lý cho chính hoạt động của mình nhờ đó mà trong năm năm hoạt động công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ góp phần cho sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Doanh thu của Công ty đã không ngừng tăng qua các năm và trở thành một công ty con của NHNO&PTNT VN mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty mẹ. Năm 2005 lợi nhuận của công ty là 16.3 tỷ đồng và chiến lược trong năm 2006 này công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện mạng lưới kinh doanh của mình và sẽ mang lại doanh thu cao hơn cho NHNO. Trong điều kiện khó khăn chung của TTCK non trẻ Việt Nam ARSC đã có những chiến lược đúng đắn để đưa công ty phát triển đi lên: Đẩy mạnh kinh doanh chứng khoán có kỳ hạn ( Repo, Rerepo ), mở kênh thu mua chứng khoán lẻ, khai thác tốt quan hệ quốc tế nhằm thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài tạo thêm hướng phát triển mới cho cả thị trường chứng khoán Việt nam. Đồng thời công ty còn phát triển thêm các dich vụ mới bên các các dịch vụ truyền thống của công ty như là thuần kinh doanh trái phiếu chính phủ sang kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp, phát triển các nghiệp vụ mà công ty còn yếu như nghiệp vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
Về cơ cấu tổ chức và nhân sự: Công ty đã hình thành được cho mình một khung bộ máy hoạt động hợp lý và có hiệu quả, tránh được các thủ tục không cần thiết trong hoạt động thu hút được ngày càng nhiều công chúng đầu tư quan tâm tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Xây dựng được một đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, làm việc sáng tạo và có hiệu quả…
Về mạng lưới hoạt động: Hiện nay ARSC đã xây dựng được cho mình một hệ thống đại lý nhận lệnh rất lớn, có 17 đại lý nhận lệnh ở các tỉnh trên khắp toàn quốc.
Trong năm 2006 này số vốn điều lệ của ARSC đã được Ngân hàng mẹ tăng lên là 150 tỷ đồng với số vốn này chắc chắn công ty sẽ có được những bước phát triển mới nhằm tăng doanh thu cho công ty, phát triển mạnh hơn nữa các nghiệp vụ truyền thống của mình đồng thời mở rộng thêm các dịch vụ nhằm thu hút thêm nguồn vốn và công chúng đầu tư góp phần cho sự phát triển của thị trường.
Những kết quả đã đạt được của công ty có được là do sự điều hành năng động của công ty cùng với sự lao động không biết mệt mỏi và đầy sáng tạo của toàn bộ cán bộ nhận viên trong công ty… Tuy nhiên, không thể tránh khỏi việc công ty còn tồn tại một số khó khăn cần phải khắc phục.
2.2.2. Hạn chế
Hạn chế mà Agriseco đang phải đối mặt đồng thời cũng là hạn chế chung đối với các công ty chứng khoán ở Việt Nam, đó là:
- Môi trường tài chính còn rất thô sơ: Điều này được thể hiện qua các kênh huy động vốn đang ở trong giai đoạn mới hình thành, thiếu đồng bộ, đang chịu sự can thiệp hành chính thay cho sự tác động của các lực lượng thị trường. Trong khi nền kinh tế đang thiếu vốn nghiêm trọng thì nguồng vốn trong nước lại tắc lại trong các ngân hàng với một số lượng không nhỏ, không có lối thoát cho đầu tư. Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ tài chính còn quá ít ỏi khiến cho môi trường đầu tư nghèo nàn, kém hấp dẫn. Tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh trong những năm vừa qua đã tạo ra thu nhập gia tăng đáng kể trong nền kinh tế nói chung và các hộ gia đình nói riêng. Nhiều người có vốn nhàn rỗi, thị trường chứng khoán đem lại cho họ cơ hội đầu tư mới hấp dẫn song do thị trường còn quá mới mẻ, hàng hoá còn đơn giản, ít ỏi nên sự lựa chọn của các nhà đầu tư vẫn còn khiêm tốn.
- Môi trường pháp lý còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn chỉnh. Nhà nước hiện nay chưa có những hoạch định cụ thể ở tầm chiến lược để phát triển một cách bài bản, đồng bộ và hiệu quả cho thị trường chứng khoán. Nhiều văn bản pháp lý được đưa ra không phù hợp với tình hình thực tế và còn nhiều bất cập. Bản thân các văn bản pháp lý hiện hành cũng đang trong quá trình điều chỉnh. Văn bản pháp lý cao nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán hiện nay mới chỉ là Nghị định nhưng bản thân nó cũng chua thể bao quát hết mọi vấn đề của thị trường. Do đó gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư cũng như các công ty chứng khoán.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn: Cơ sở vật chất kỹ thuật có tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nó không chỉ tạo dựng lên hình ảnh của công ty trong lòng công chúng mà còn hỗ trợ cho việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của công ty một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
- Thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng: Có thể nói, con người là yếu tố quan trọng nhất và có vai trò quyết định đến thành công của một công ty. Các công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ với những sản phẩm dịch vụ cao cấp của thị trường đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên dầy dạn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ. Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường chứng khoán non trẻ nên đội ngũ cán bộ của thị trường không thể tránh khỏi việc thiếu nguồn nhận lực có ký năng và Agriseco cũng không là ngoại lệ.
- Là công ty con của NHNO&PTNT VN, ARSC nhận được rất nhiều lợi thế nhưng đó cũng là một hạn chế của ARSC khi phải đồng thời chịu sự quản lý đôi khi không đồng bộ giữa NHNO&PTNT VN với UBCK và các cơ quan chức năng. Đông thời với nguồn vốn điều lệ do NHNO&PTNT VN cấp ARSC không thể tự tăng nguồn vốn điều lệ này nhằm phát triển mạnh hơn hoạt động của công ty trong điều kiện công ty có thể và các chính sách thu hút nguồn nhân lực, tăng thêm biên chế cho công ty ARSC cũng không có khả năng tự điều chỉnh.
- Doanh thu các hoạt động của ARSC chênh lệnh nhau quá nhiều, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ARSC.
Nhận định và phân tích được những hạn chế cũng như thuận lợi đó của công ty, ARSC đã đưa ra được những chính sách và chiến lược hợp lý không ngừng năng cao khả năng cạch tranh của công ty trên thị trường, tuy là công ty ra đời sau nhưng đã chiếm lĩnh được thị trường một cách ổn định phát triển ngày càng đưa công ty phát triển đi lên góp phần xây dựng phát triển TTCK Viêt nam.
Tóm lại: Trong chương 2 này chuyên đề đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về ARSC và hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của ARSC. Cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán đối với thị trường và đối với Công ty, là một trong hai hoạt động chính mang lại doanh thu rất lơn cho công ty nên hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của Công ty cấn phái được sự quan tâm đặc biệt hơn nữa nhằm khai thác tối đa thế mạnh đó của công ty trên thị trường. Trong tương lai hoạt động này vẫn cần phải được quan tâm phát triển hơn nữa nhằm tạo ra một lượng hàng hoá đầy đủ và có chât lượng cho thị trường mặc dù chiến lược hiện nay của công ty đang quan tâm phát triển một số hoạt động khác mà công ty còn yếu nhưng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty vẫn là một trong những hoạt động rât quan trọng của công ty. Hiện nay, ARSC đang cố gắng trở thành một nhà tạo lập thị trường cho trái phiếu, đó là một chiến lược nhằm năng cao hơn nữa thế mạnh của công ty trong hoạt động tự doanh trái phiếu và hoạt động bảo lãnh phát hành cũng vậy, vì hoạt động này có vai trò rất quan trọng trên thị trường nó thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước tạo ra một danh mục hàng hoá ngày càng đa dạng cho thị trường chứng khoán Việt nam…
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NHNO&PTNT VN
3.1. Định hướng phát triển của TTCK Việt Nam và của ARSC trong giai đoạn 2006-2010
3.1.1. Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán chính là đường dẫn để các hoạt động của công ty chứng khoán phát triển.
Trên cơ sở những kết quả xây dựng nền tảng thị trường chứng khoán Việt Nam có sự quản lý của Nhà nước 5 năm qua và căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành Tài chính giai đoạn 2006-2010, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu ngành chứng khoán phấn đấu và phát triển trong giai đoạn 2006-2010 nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến 2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt: “Mục tiêu cơ bản của thị trường chứng khoán trong 5 năm tới là phấn đấu trở thành kênh huy động vốn đầu tư hiệu quả và góp phần năng cao tính minh bạch của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Về chỉ tiêu định lượng phấn đấu đến năm 2010 tổng giá trị thị trường chứng khoán niêm yết đạt 10-15% GDP”
Để có thể đạt được mục tiêu trên, nhất thiết phải tập trung đẩy mạnh các nhiệm vụ và tăng cường hoạt động của các Công ty chứng khoán trên thị trường, đặc biệt phải tập trung phát triển nguồn hàng hoá cho thị trường chứng khoán. Phải tăng số lượng và chất lượng cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán thông qua gắn cổ phần hoá hoanh nghiệp Nhà nước (đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, thuộc lĩnh vực hấp dẫn) với niêm yết trên thị trường chứng khoán, chú trọng phát triển hàng hoá, tăng cường tính công khai minh bạch của doanh nghiệp. Vì vậy, thời gian tới căn cứ Chương trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, xây dựng và thực hiện kế hoạch gắn kết cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước với việc niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm chứng khoán, xoá bỏ tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán; bán bớt cổ phần Nhà nước không cần nắm giữ tại các công ty niêm yết theo Danh mục lĩnh vực, ngành nghề chính phủ quy định.
Chính định hướng này của thị trường đã khuyến khích các hoạt động của công ty chứng khoán phát triển. Hiện nay mới chỉ có 35 công ty và 1 chứng chỉ quỹ niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và có 10 công ty đăng ký giao dịch cổ phiếu tại trung tâm giao dịch thành phố Hà Nội, cùng hàng trăm loại trái phiếu chính phủ. Con số trên là khá khiêm tốn so với tiềm lực của thị trường. Cung hàng hoá trên thị trường còn quá ít để nhà đầu tư lựa chọn. Giai đoạn 2006-2010 dự báo là giai đoạn bùng nổ về số lượng nhà đầu tư tìm đến thị trường, số lượng tài khoản đặc biệt là tài khoản cá nhân sẽ tăng mạnh vì vậy chiến lược chung của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phải nhanh chóng tăng lượng hàng hoá cho thị trường. Định hướng này đã tạo đà cho các công ty chứng khoán phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán một hoạt động gián tiếp tạo ra những loại hàng hoá có chất lượng cho thị trường.
3.1.2. Định hướng phát triển của ARSC trong tương lai.
Trong tương lai công ty sẽ mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần các sản phẩm dịch vụ của Công ty trên thị trường, xây dựng cho mình một thương hiệu vững chắc trên thị trường.
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của ARSC
Qua các phân tích đã trình bày chuyên đề đã cho thấy được tính quan trọng của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Việc bảo lãnh phát hành chứng khoán và các dịch vụ tư vấn phát hành, phân phối chứng khoán đi kèm đã tao được cho TTCK một lượng hàng hoá phong phú và có chất lượng ạo điều kiện cho sự phát triển của TTCK.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đó, qua nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành tai ARSC em xin được đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán như sau:
3.2.1. Về chỉ đạo điều hành
Trong điều kiện môi trường tài chính còn rấy thô sơ, các công cụ tài chính còn đang trong giai đoạn mới hình thành còn thiếu đồng bộ, các công cụ tài chính chưa đủ sức để lôi cuốn được đông đảo công chúng đầu tư thì hoạt động chỉ đạo điều hành hoạt động của các công ty tài chính, nhất là các công ty chứng khoán là vô cùng quan trọng. Cần phải có những chiến lược phù hợp với thị trường đồng thời chỉ đạo hoạt động của công ty bám sát chiến lược mà công ty đã hoạnh định ra.
3.2.2. Về kinh doanh
Đẩy mạnh khai thác, mở rộng các mạng lưới dịch vụ mới nhằm thu hút ngày càng nhiều công chúng đầu tư với thị trường chứng khoán. Đẩy mạnh kinh doanh chứng khoán ngắn hạn và nên đầu tư khai thác một số hoạt động mà công ty còn yếu, chuyển từ hoạt động kinh doanh thuần trái phiếu chính phủ sang kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp và cả cổ phiếu.
3.2.3. Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
Các công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ với những sản phẩm dịch vụ cao cấp của thị trường đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên dầy dạn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ. Trong điều kiện thị trường còn ở giai đoạn đầu, các công ty chứng khoán ở Việt Nam còn thiếu một đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm kinh doanh thương trường, Agriserco cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Một số nghiệp vụ của công ty còn thiếu cán bộ chủ chốt như: nghiệp vụ tư vấn, phân tích, môi giới, quản lý danh mục đầu tư. Vì vậy, trong thời gian tới vấn đề đào tạo kinh nghiệm chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ là một việc làm tất yếu vừa là một thách thức lớn lao đối với công ty trong những năm tới.
3.2.4. Về công nghệ
Trong suốt quá trình hoạt động, Agriseco luôn tiến hành nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật, áp dụng tiến bộ về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí còn hạn hẹp, trong khi đó công nghệ thông tin lại phát triển nhanh chóng cũng gây áp lực lớn cho công ty. Hơn nữa công ty chưa có bộ phận chuyên trách về tin học nên công ty không thể tránh khỏi sự yếu kém về công nghệ và vậy trong tương lai công ty cấn phải có những kế hoạch năng cao công nghệ nhằm thu thập thông tin một cách có nhanh và chính xác nhất.
3.2.5. Về công tác tiếp thị
Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa hình ảnh của công ty trên thị trường qua đó mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty khác trên thị trường, thúc đẩy hợp tác, kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoại…
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ liên quan
Về phía Chính phủ cần có sự quan tâm hơn nữa về thị trường chứng khoán, tạo ra những ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư cũng như công ty cổ phần một cách lâu dài và chắc chắn để kích thích họ tham gia thị trường. Song song với việc này, Chính phủ cũng cần thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động bảo lãnh phát hành phát triển.
Để nâng cao hiệu lực, đảm bảo tính ổn định về mặt pháp lý cho các hoạt động của Công ty chứng khoán, Chính phủ nên nhanh chóng ban hành Luật chứng khoán Việt Nam. Sửa đổi nghị định 144 về chứng khoán và thị trường chứng khoán cùng các Thông tư hướng dẫn thực hiện sao cho phù hợp với các văn bản pháp lý khác có liên quan, và phù hợp với tình hình nền kinh tế nước ta.
3.3.2. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
Uỷ ban chứng khoán cần có những tác động tích cực, nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán nói chung cũng như về quy trinh hoạt động bảo lãnh phát hành nói riêng. Nghiên cứu, tìm hiểu xây dựng quy trình để các Công ty chứng khoán đủ điều kiện thực hiện các nghiệp vụ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Mặt khác Uỷ ban cũng cần phải nâng cao công tác quản lý giám sát các Công ty chứng khoán, tránh những mâu thuẫn về quyền lợi xảy ra giữa các bên.
3.3.3. Đối với các trung tâm giao dịch
Cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa hai trung tâm giao dịch chứng khoán. Đặc biệt trong hoạt động bán đấu giá cổ phần, để hoạt động này phát triển, thu hút được đông đảo công chúng tham gia, hai trung tâm nay cần phối hợp với nhau để thực hiện đầu giá trực tuyến.
Các trung tâm nên trang bị khoa học công nghệ hiện đại đảm bảo cho hoạt động bán đấu giá và hoạt động niêm yết đăng ký giao dịch chứng khoán diễn ra thuận lợi.
Tóm lại: Trong chương 3, chuyên đề đã đưa ra các giải pháp cho ARSC và các kiến nghị đối với các bộ, ngành, cơ quan chức năng , nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các ý kiến của chuyên đề căn cứ diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam, và thực trạng hoạt động của ARSC. Qua đó, hy vọng đóng góp được một phần nhỏ vào sự phát triển bền vững của ARSC nói chung và hoạt động bảo lãnh phát hành nói riêng của công ty.
KẾT LUẬN
Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là một hoạt động có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của các công ty chứng khoán nói riêng và của cả TTCK nói chung. Đây là một hoạt động góp phần vào công cuộc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ, tăng lượng hàng hoá trên thị trường tạo đà cho sự phát triển của TTCK. Hơn thế hoạt động này còn mang lại cho các CTCK doanh thu rất lớn, nhất là ARSC, hoạt động này là một trong hai thế mạnh của công ty trên thị trường đem lại doanh thu rất lớn, vị vậy việc phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của ARSC có vai trò rất quan trọng không chỉ vì lợi nhuận của công ty trước mắt mà còn vì hình ảnh của công ty và sự phát triển lâu dài của công ty trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình
- Ts. Ngô Hướng, Ts. Tô Kim Ngọc – Lý thuyết Tiền tệ và Ngân hàng – NXB Thống Kê, năm 2002
- Ts. Lê Hoàng Nga – Giáo trình Thị trường Chứng khoán – NXB Thống kê, năm 2001.
- PGS. Ts. Nguyễn Văn Nam, PGS. Ts. Vương Trọng Nghĩa – Giáo trình Thị trường Chứng khoán – NXB Tài chính, năm 2002.
- Minh Đức, Hồ Kim Chung - Hướng dẫn đầu tư vào thị trường chứng khoán – NXB Trẻ, năm 2000.
2.Văn bản pháp luật
- Nghị định 144/2003/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Nghị định 48/1998/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Thông tư số 60/2004/TT-BTC, thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn về việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
- Thông tư số 75/2004/TT-BTC, thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn về việc phát hành trái phiếu ra công chúng.
3.Tạp chí
- Tạp chí Chứng khoán Việt Nam
- Tạp chí Đầu tư chứng khoán
4.Tài liệu khác
- TTGDCK Tp. HCM, Báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005
- UBCKNN, Báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005
- Agriseco, Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2004.
- Agriseco, Báo cáo tổng kết 2005 và phương hướng hoạt động 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cq443028_ttck44_trieu_van_tuan_1008.doc