Thị trường chứng khoán nước ta là một thị trường còn non trẻ, đi vào hoạt động trong thời gian chưa lâu, hàng hóa của thị trường ngày càng được bổ sung nhiều hơn. Song ở nhiều CTCK thì hoạt động lưu ký chỉ được coi là hoạt động phụ trợ và chưa được chú ý đúng mức so với vai trò của nó.
Qua thời gian thực tập tại PV Securities em đã phần nào hiểu được kỹ càng hơn về các nghiệp vụ của công ty chứng khoán nói chung cũng như hoạt động lưu ký nói riêng. Trong chuyên đề này em đã khái quát lại hoạt động lưu ký chứng khoán tại PV Securities và có đưa ra một số giải phát kiến nghị nhằm phát triển hoạt động này.
86 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBCKNN…
Tư vấn phương án phát hành trái phiếu: Tư vấn cơ sở pháp lý cho việc phát hành Trái phiếu; xây dựng Phương phát hành Trái phiếu (khối lượng, thời hạn, lãi suất, thời điểm phát hành, phương thức thanh toán,…); tư vấn lập và nộp Hồ sơ xin phép phát hành lên Bộ Tài chính hoặc UBCKNN (hồ sơ pháp lý, Bản cáo bạch,…); tổ chức phát hành phân phối Trái phiếu; thực hiện Bảo lãnh phát hành (nếu có); quản lý nguồn vốn huy động và thực hiện nghĩa vụ với Trái chủ…
Tư vấn đấu giá: Đấu giá là hình thức phân phối Chứng khoán ra công chúng theo phương án phát hành đã được phê duyệt. Thông qua đấu giá, Doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn rất lớn từ công chúng theo mức giá kỳ vọng của Doanh nghiệp. PV Securities sẽ phối hợp với công ty thực hiện: Thực hiện các công việc chuẩn bị (Đăng ký đấu giá, xây dựng Quy chế đấu giá, xây dựng bản công bố thông tin); niêm yết các thông tin và nhận tiền đặt cọc; tổ chức buổi đấu giá và thực hiện bán cổ phần
Tư vấn niêm yết: Niêm yết chứng khoán là một trong những biện pháp quảng bá hình ảnh và giá tăng giá trị của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có nhu cầu niêm yết chứng khoán, PV Securities sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tư vấn để niêm yết chứng khoán và các các dịch vụ hỗ trợ sau niêm yết. PV Securities sẽ trợ giúp doanh nghiệp trong các bước: Khảo sát và lập hồ sơ niêm yết; nộp Hồ sơ và giải trình với TTGDCK; chuẩn bị hồ sơ LKCK; phối hợp công bố thông tin theo quy định của pháp luật; phối hợp tổ chức buổi giao dịch đầu tiên cho công ty; hỗ trợ giao dịch cho các cổ đông (mở tài khoản cho cán bộ nhân viên, tổ chức hội thảo hướng dẫn giao dịch)...
Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Bảo lãnh Phát hành là việc PV Securities giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua toàn bộ giá trị chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết. Công việc mà PV Securities cam kết thực hiện bao gồm: Xác định mức giá nhận bảo lãnh phát hành trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; tổ chức quảng bá, giới thiệu, roadshow toàn quốc về đợt phát hành; mua lại phần còn lại sau khi phát hành (nếu không phân phối hết); tối đa hóa giá trị thu về cho Công ty sau phát hành; các điều khoản về giá trị, mức giá bảo lãnh và mức phí dịch vụ Bảo lãnh phát hành sẽ được Công ty và PV Securities thống nhất trong một Thỏa thuận riêng biệt”...
Dịch vụ khác: Dịch vụ Đại lý đấu giá, đại lý phân phối các loại chứng khoán; dịch vụ Ủy thác đấu giá; dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước qua tổ chức tài chính trung gian; dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp...
Đây là những dịch vụ giá trị gia tăng do PV Securities và đối tác chiến lược của mình cung cấp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2.1.5.Kết quả kinh doanh năm 2007 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí.
Năm 2007 là năm đầy biến động của TTCK Việt Nam với biểu hiện của chỉ số VN Index tăng trưởng chậm vì phải gánh chịu những hậu quả do việc tăng quá nóng của TTCK diễn ra vào cuối năm 2006 và 3 tháng đầu năm 2007. Những hậu quả có thể kể đến là việc thị trường điều chỉnh giảm trong một thời gian dài (từ tháng 3 đến tháng 12) để tìm về giá trị thật của nó, điều đó đã tác động tiêu cực tới tâm lý của các nhà đầu tư, đó là việc giảm lượng tiền do một phần tiền đang nằm ở các cổ phiếu mà các nhà đầu tư đã mua với giá cao tại thời điểm thị trường tăng nóng, một phần khác là do ảnh hưởng của chị thị 03 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định hạn mức cho vay đối với đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thương mại. Những yếu tố này làm cho hầu hết các hoạt động kinh doanh của các CTCK trong đó có PV Secuirities bị đình trệ. Đối với thế giới, năm 2007 cũng là năm đầy biến động của thị trường tài chính thế giới với các cuộc khủng hoảng tín dụng tại các thị trường lớn như Mỹ, Châu âu và Châu Á.
Mặc dù trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 8.5% nhưng tỷ lệ lạm phát cao (12.632%) cũng đang là vấn đề cần báo động của nền kinh tế. lạm phát cao, giá nguyên liệu đầu vào tăng đã ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh của các đơn vị sản xuất trong nước và làm ảnh hưởng tới quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư. Ngoài ra, việc đầu tư chứng khoán cũng đang bị cạnh tranh bởi các kênh đầu tư khác như vàng và bất động sản.
Bên cạnh các yếu tố bất lợi do các yếu tố vĩ mô đem lại, PV Secuirities cũng gặp khó khăn trong vấn đề nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và diện tích của sàn giao dịch.
Vượt qua rất nhiều khó khăn như vậy, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên đã hợp sức cùng nhau quyết tâm xây dựng và ổn định hoạt động của công ty nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế. Ta có thể thấy được kết quả đó trong bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh dưới đây:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007
Đơn vị: tỷ đồng.
STT
Khoản mục
Đơn vị
Kế hoạch năm 2007
Thực hiện năm 2007
Tỷ lệ TH/KH(%)
Ghi chú
1
Vốn điều lệ
Tỷ đồng
150
150
100.00
2
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
54.54
53.2
97.54
2.1
Doanh thu từ KD chứng khoán
Tỷ đồng
48.26
53.048
109.92
2.2
Thu từ lãi đầu tư
Tỷ đồng
6.28
0.15
2.39
3
Chi phí
Tỷ đồng
35.22
32.83
93.21
4
LNTT
Tỷ đồng
19.32
20.371
105.44
5
Tỷ suất LNTT/ Vốn điều lệ
%
12.88
13.5807
105.44
Nguồn: Báo cáo hoàn thành kế hoạch – PV Securities.
Theo kế hoạch lập từ đầu năm 2007, tổng doanh thu của công ty là 54.54 tỷ đồng gồm hai phần:
-Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh chứng khoán: 48.26 tỷ đồng.
-Thu từ lãi đầu tư: 6.28 tỷ đồng
Thực tế thực hiện kinh doanh trong năm đầu tiên tham gia hoạt động đầu tư chưa thể đạt được ngay khoản lãi đầu tư 6.28 tỷ đồng mà chỉ thu được 0.15 tỷ đồng đạt 2.39% so với kế hoạch. Mặc dù doanh thu từ các hoạt động kinh doanh chứng khoán đạt 53.48 tỷ đồng đạt so với kế hoạch là 109.92% nhưng do chỉ tiêu Thu lãi đầu tư đạt thấp nên Tổng doanh thu chỉ đạt 53.2 tỷ bằng 97.54% so với kế hoạch năm 2007.
Chỉ tiêu tổng doanh thu chưa đạt so với kế hoạch nhưng do hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí nên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế đã vượt kế hoạch, đạt 20.37 tỷ đồng (105.44% so với kế hoạch năm 2007). Các chỉ tiêu được thể hiện cụ thể như sau:
Hoạt động môi giới và quản lý cổ đông
Tổng số tài khoản được mở: 4.570 tài khoản (Trong đó 1700 tài khoản mở tại Hà Nội, 2870 tài khoản mở tại chi nhánh)
Số hợp đồng quản lý cổ đông đã ký: 13
Hoạt động Tư vấn và Bảo lãnh phát hành
Số hợp đồng tư vấn niêm yết đã ký: 06
Số hợp đồng tư vấn phát hành đã ký: 04
Số hợp đồng tư vấn cổ phần hóa đã ký: 01
Số hợp đồng bán bớt phần vốn nhà nước đã ký: 01
Số hợp đồng đấu giá cổ phần lần đầu: 01
Tổng giá trị hợp đồng: 1.105.000.000 đồng
Số hợp đồng đã hoàn thành: 05
Hoạt động tự doanh
Giá trị góp vốn vào các doanh nghiệp: 136.4 tỷ đồng
Tình hình nhân sự
Tổng cộng số nhân sự có 142 người trong đó:
Hà Nội: 100 người
Chi nhánh TP.HCM: 42 người
Một số công việc khác đã và đang thực hiện
Tiếp tục tiến hành đàm phán với các đối tác để cho ra đời công ty Liên doanh chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
Đang thực hiện các thủ tục để mở 2 đại lý nhận lệnh tại Hà Nội và tại Vũng Tàu.
Thực hiện phương án tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 bán cho cổ đông lớn và cổ đông chiến lược 397.5 tỷ đồng, giai đoạn 2 bán cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên công ty: 102.5 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang triển khai giai đoạn 1 của phương án tăng vốn này.
Hoàn thành chiến lược phát triển của công ty từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025; Kế hoạch kinh doanh năm 2008 trình Tập đoàn phê duyệt. Và hiện tại đội ngũ nhân viên phòng phân tích đang thu thập các thông tin liên quan tới cổ phiếu các công ty ngành Dầu khí để xây dựng chỉ số PV Index.
Để cụ thể hơn từng chỉ tiêu có thể tham khảo ở bảng cân đối kế toán năm 2007 đã được kiểm toán kèm theo dưới đây:
Tài sản
Mã số
31/12/2007
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
403,398,742,979
100=110+120+130+140+150
I.Tiền
110
194,009,607,546
1.Tiền mặt
111
404,027,184
2.Tiền gửi ngân hàng
112
125,388,687,969
3.Tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán
114
30,224,194,041
4.tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán
116
37,992,698,352
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
149,157,442,237
1.Chứng khoán tự doanh
121
71,547,066,080
2.Đầu tư ngắn hạn
123
81,858,113,057
3.Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn
126
4,247,736,900
III.Các khoản phải thu
130
55,017,732,811
1.Phải thu của người đầu tư
132
40,412,163,249
2.Ứng trước cho người bán
134
946,606,700
3.Phải thu khác
137
13,658,962,862
IV.Vật liệu, công cụ tồn kho
140
64,000,000
1.Vật liệu
142
64,000,000
V.Tài sản lưu động khác
150
5,149,960,385
1.Tạm ứng
151
1,810,771,494
2.Chi phí trả trước
152
3,339,188,891
B.TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
200
47,149,145,184
(200=210+220+240)
I.Tài sản cố định
210
6,032,502,189
1.Tài sản cố định hữu hình
211
5,993,167,334
Nguyên giá
212
6,592,365,992
Giá trị hao mòn lũy kế
213
(599,198,658)
2.Tài sản cố định vô hình
217
39,334,855
Nguyên giá
218
40,000,000
Giá trị hao mòn lũy kế
219
(665,145)
II. Các khoản đầu tư chứng khoán và đầu tư dài hạn khác
220
38,234,000,000
1.Đầu tư dài hạn khác
224
38,234,000,000
III.Tài sản dài hạn khác
240
2,882,642,995
1.Ký quỹ, ký cược dài hạn
241
1,490,304,911
2.Tiền nộp quỹ hỗ trợ thanh toán
242
120,000,000
3.Tài sản dài hạn khác
243
1,272,338,084
TỔNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
270
450,547,888,163
NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310)
300
148,630,668,805
I.Nợ ngắn hạn
310
148,630,668,805
1.Vay ngắn hạn
311
41,420,098,837
2.Phải trả người bán
318
3,700,000
3.Người mua ứng trước
319
15,000,000
4.Phải trả cổ tức, gốc và lãi trái phiếu
320
9,230,884,729
5.Thuế và các khoản nộp nhà nước
323
5,718,457,995
6.Phải trả nhân viên
324
2,818,351,985
7.Chi phí phải trả
325
308,007,838
8.Phải trả tổ chức phát hành chứng khoán
327
3,870,326,580
9.Phải trả, phải nộp khác
328
29,297,734,854
10.Tài sản thừa chờ xử lý
329
90,000
11.Thanh toán giao dịch chứng khoán của người đầu tư
332
55,948,015,987
B.NGUỒN VỐN
400
301,917,219,358
1.Vốn điều lệ đã góp
411
287,250,000,000
2.các quỹ dự trữ
432
1,466,721,936
Quỹ dự trữ bắt buộc
433
733,360,968
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
434
733,360,968
3.Lợi nhuận chưa phân phối
438
13,200,497,422
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN VỐN (450=300+400)
450
450,547,888,163
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG
1.Chứng khoán lưu ký của thành viên trong nước
186,150,440,000
1.1.Chứng khoán tự doanh của công ty
2,667,130,000
1.2.Chứng khoán lưu ký của các nhà đầu tư
183,483,310,000
Trong đó: chứng khoán bị cầm cố
12,000,000,000
2.2..Quy trình các hoạt động của bộ phận lưu ký chứng khoán tại PV Securities.
Hoạt động LKCK tại PV securities bao gồm ba hoạt động chính là LKCK, quản lý sổ cổ đông và hoạt động phong tỏa. Các quy trình của các hoạt động của bộ phận lưu ký chứng khoán chủ yếu áp dụng cho các CTCP mà PV Securities được ủy quyền lưu ký hoặc quản lý sổ cổ đông (các chứng khoán chưa niêm yết).
2.2.1.Quy trình lưu ký chứng khoán tại PV Securities.
Quy trình LKCK tại PV Securities được soạn thảo nhằm mục đích đưa ra những chuẩn mực về đối tượng và trình tự triển khai hoạt động LKCK của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PVSecurities), các Chi nhánh thuộc PV Securities để hoạt động này được triển khai một cách đồng bộ, chặt chẽ và đảm bảo tính hiệu quả. Quy trình này nhằm hướng dẫn hoạt động LKCK trong Phòng Lưu ký và Quản lý cổ đông, các Chi nhánh thuộc Công ty Cổ phần chứng khoán Dầu khí. Nội dung của quy trình lưu ký chứng khoán tại PV Securities bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng khoán.
Khi Khách hàng (KH) mang chứng khoán đến lưu ký tại Công ty, chuyên viên nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ chứng khoán.
Một tờ chứng khoán hợp pháp, hợp lệ được xác định như sau:
- Theo đúng mẫu của doanh nghiệp phát hành.
- Trong danh sách được phép lưu ký, được phép chuyển nhượng (Danh sách do TTGDCK cung cấp).
- Không thuộc dạng chứng khoán bị báo mất cắp (Danh sách do TTGDCK cung cấp).
- Nếu là chứng khoán ghi danh: mặt sau của tờ chứng khoán phải ghi tên của chủ sở hữu và có đầy đủ chữ ký của những người đã sở hữu tờ chứng khoán đó, đồng thời phải có chữ ký của doanh nghiệp đồng ý chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu.
- Kiểm tra chứng khoán qua máy soi tiền (Giống như kiểm tra tiền).
Trong trường hợp muốn kiểm tra chính xác số chứng khoán của KH mang đến theo tên và số series thì có thể gọi điện thoại qua TTGDCK tra soát
Nếu chứng khoán hợp pháp, hợp lệ thì tiến hành tiếp bước tiếp theo. Ngược lại: không nhận lưu ký,chuyển trả lại cho khách hàng.
Bước 2: mở tài khoản giao dịch chứng khoán.
Trong trường hợp khách hàng chưa mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty, chuyên viên nhận hồ sơ mời khách hàng sang quầy giao dịch để mở tài khoản giao dịch chứng khoán.
Bước 3: Khách hàng kê khai thông tin vào phiếu gửi chứng khoán.
Chuyên viên nhận hồ sơ đưa khách hàng Phiếu gửi Chứng khoán ( theo mẫu của Công ty) để khách hàng kê khai đầy đủ thông tin có trên Phiếu gửi. Mỗi phiếu gửi Chứng khoán gồm 3 liên:
- Liên 1: Gửi TTLKCK
Liên 2: Lưu tại Công ty
Liên 3: Giao cho Khách hàng
Bước 4: chuyên viên nhận hồ sơ kiểm tra lại việc kê khai phiếu gửi chứng khoán của khách hàng và hoàn tất thủ tục nhận hồ sơ.
Nhân viên nhận hồ sơ kiểm tra lại việc khai thông tin của khách hàng. Tập trung vào các trường thông tin về người sở hữu chứng khoán, loại chứng khoán, số lượng chứng khoán lưu ký và các thông tin liên quan….
Khách hàng phải ký đầy đủ các chữ ký trong “Phiếu gửi chứng chỉ chứng khoán”
Nhân viên nhận hồ sơ ký tên vào liên 3 “Phiếu gửi chứng khoán” để chuyển trả khách hàng, xác nhận việc đã nhận hồ sơ LKCK của Khách hàng;
Đề nghị khách hàng ký tên vào sổ ký gửi chứng khoán.
Bước 5: Chuyên viên nhận hồ sơ bàn giao cho chuyên viên phụ trách lưu ký.
Vào cuối ngày giao dịch, chuyên viên nhận hồ sơ bàn giao cho chuyên viên phụ trách lưu ký các bộ hồ sơ lưu ký của khách hàng. Trong đó, mỗi bộ hồ sơ bao gồm:
Sổ cổ đông gốc
Phiếu gửi chứng khoán ( Liên 1 và Liên 2)
Chuyên viên phụ trách lưu ký ký xác nhận vào sổ bàn giao hồ sơ lưu ký
Bước 6: chuyên viên phụ trách lưu ký tiến hành xử lý bộ hồ sơ lưu ký.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ LKCK do chuyên viên nhận hồ sơ bàn giao, chuyên viên phụ trách lưu ký tiến hành xử lý bộ hồ sơ lưu ký trong 01 ngày làm việc. Bao gồm:
Lập “ Danh sách người sở hữu chứng khoán ghi sổ” ( 3 liên) – theo đúng mẫu của TTLKCK
Hoàn chỉnh bộ hồ sơ lưu ký để tái Lưu ký vào TTLKCK. Hồ sơ lưu ký bao gồm:
Sổ cổ đông gốc
Phiếu gửi chứng khoán ( Liên 1)
Danh sách người sở hữu chứng khoán ghi sổ
Lưu hồ sơ lưu ký: hồ sơ lưu ký bao gồm:
Phiếu gửi chứng khoán ( Liên 2)
Bản Photo Sổ cổ đông gốc
Bước 7: Tái lưu ký chứng khoán với TTLKCK
Chuyên viên Lưu ký mang bộ hồ sơ và TTLKCK, yêu cầu chuyên viên của TTLKCK ký nhận vào biên bản bàn giao
Bước 8: Nhận giấy báo nợ từ trung tâm lưu ký.
Khi nhận được Giấy báo nợ chứng khoán từ TTLKCK ( thông thường là sau 3 ngày làm việc kể từ khi gửi bộ hồ sơ lưu ký và TTLKCK), Chuyên viên lưu ký :
Ghi nhận giấy báo nợ chứng khoán vào bảng kê theo dõi Giấy báo nợ
Bàn giao Giấy báo nợ gốc cho Phòng Giao dịch để hạch toán số chứng khoán lưu ký vào Tài khoản Giao dịch chứng khoán của Khách hàng
Thông báo cho Khách hàng về việc chứng khoán của khách hàng đã được lưu ký hoàn thành
2.2.2.Quy trình hoạt động Quản lý cổ đông tại PV Securities.
2.2.2.1.Quy trình thực hiện quyền tham dự đại hội cổ đông
Bước1: Khi CTCP có nhu cầu họp đại hội cổ đông, CTCP sẽ gửi các văn bản đến Bộ phận quản lý cổ đông của PVS. Các văn bản bao gồm:
+ Công văn thông báo mời họp Đại hội cổ đông
+ Thời điểm chốt danh sách mời họp Đại hội cổ đông, nội dung và thời gian họp Đại hội cổ đông
Bước 2: Sau khi nhận được các văn bản ở bước trên, định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, lập danh sách và số lượng cổ phần nắm giữ của từng cổ đông tại thời điểm chốt danh sách mời họp Đại hội cổ đông và gửi lại CTCP
Bước 3: Phía CTCP/P.LK&QLCĐ sẽ gửi thông báo mời họp đại hội cổ đông và tài liệu họp đến các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông do P.LK&QLCĐ PVS cung cấp
Nếu CTCP yêu cầu P.LK&QLCĐ PVS thì chi phí dịch vụ sẽ được thanh toán căn cứ trên hợp đồng mà PV Securities đã ký với công ty cổ phần.
Mẫu thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo biểu mẫu: BM-QT-07-08-01
Bước 4: CTCP/P.LK&QLCĐ xác định số thành viên tham dự đại hội và tiếp nhận thông tin của cổ đông
- Thành viên có đủ điều kiện tham dự Đại hội cổ đông phải là người có đủ số cổ phần theo điều lệ của CTCP
- Thông tin phản hồi của cổ đông gồm có:
+ Ý kiến và tài liệu của cổ đông gửi tới Đại hội đồng cổ đông
+ Thông báo không tham dự Đại hội đồng cổ đông
+ Giấy uỷ quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông
Giấy uỷ quyền tham dự đại hội đồng cổ đông theo mẫu: BM-QT-07-08-02
Bước 5: P.LK&QLCĐ gửi thông tin của cổ đông đến CTCP
Bước 6: CTCP tổ chức cuộc họp Đại hội cổ đông
2.2.2.2. Quy trình trả cổ tức
Quy trình trả cổ tức bằng tiền
Vào ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức cho các cổ đông, CTCP sẽ tạm dừng việc chuyển nhượng trong 07 ngày để bộ phận quản lý cổ đông đóng sổ, lập danh sách cổ đông được hưởng quyền cổ tức. Các cổ đông có thể nhận trực tiếp tại trụ sở công ty hoặc yêu cầu chuyển khoản.
Nếu các cá nhân hoặc các tổ chức có yêu cầu chuyển khoản thì gửi bằng thư các tài liệu dưới đây trước ngày chốt danh sách cổ đông:
Bản sao sổ cổ đông
Bản photo CNTND
Giấy yêu cầu chuyển khoản một lần hoặc nhiều lần (cổ đông có thể lấy mẫu này tại CTCP, trang WEB của PVS, hoặc tại các P.GD của PVS)
Bước 1: P.LK&QLCĐ tiếp nhận công văn thông báo của CTCP về đợt chi trả cổ tức trong đó nêu rõ mức chi trả cổ tức, thời hạn chốt danh sách cổ đông để nhận cổ tức.
Bước 2: Căn cứ vào thời điểm chốt danh sách như trong thông báo của CTCP P.LK&QLCĐ tạm dừng việc chuyển nhượng cổ phần để lập danh sách được hưởng quyền nhận cổ tức. Đồng thời P.LK&QLCĐ tính toán số tiền chi trả cổ tức cho từng cổ đông và lập danh sách các cổ đông có yêu cầu chuyển khoản
Bước 3: P.LK&QLCĐ thông báo cho CTCP danh sách cổ đông, danh sách cổ đông chuyển khoản và khối lượng tiền chuyển khoản để PVS trả cổ tức.
Bước 4: Phối hợp với các bộ phận lien quan để trả cổ tức cho cổ đông bằng hình thức chuyển khoản.
Bước 5: Bộ phận quản lý cổ đông PVS tiến hành cập nhật số liệu chi trả cổ tức vào hệ thống
Bước 6: Căn cứ vào biểu phí chi trả cổ tức đã quy định P.LK&QLCĐ tính phí dịch vụ chi trả cổ tức. Sau đó P.LK&QLCĐ gửi số liệu đợt chi trả cổ tức và phiếu yêu cầu thanh toán phí dịch vụ tới CTCP.
Bước 7: P.LK&QLCĐ làm thủ tục thanh toán phí dịch vụ trả cổ tức
Bước 8: Tiến hành lưu hồ sơ đợt chi trả cổ tức (theo các văn bản đã phát hành)
Quy trình trả cổ tức bằng cổ phần
Bước 1: P.LK&QLCĐ tiếp nhận công văn thông báo của CTCP về việc chi trả cổ tức trong đó nêu rõ mức chi trả cổ tức, thời hạn chốt danh sách cổ đông để nhận cổ tức
Thông báo trả cổ tức của CTCP được thực hiện theo mẫu: BM-QT-07-08-03
Trong thông báo chi trả cổ tức bằng cổ phần phải ghi rõ địa điểm nộp sổ cổ đông
Bước 2: P.LK&QLCĐ tạm dừng việc chuyển nhượng để lập danh sách được hưởng quyền nhận cổ tức theo thời hạn do CTCP thông báo
Bước 3: P.LK&QLCĐ thông báo cho CTCP danh sách các cổ đông được nhận cổ tức và khối lượng cổ phần được nhận tương ứng với số cổ phần hiện có.
Bước 4: P.LK&QLCĐ thu lại sổ cổ đông và viết giấy hẹn nhận lại sổ cổ đông
Bước 5: P.LK&QLCĐ trình Chủ tịch hội đồng quản trị CTCP hoặc người có thẩm quyền ký xác nhận tăng thêm số cổ phần trên Sổ cổ đông.
Bước 6: Căn cứ vào giấy hẹn trả Sổ cổ đông và CMTND của Cổ đông P.LK&QLCĐ tiến hành trả lại sổ cổ đông cho các cổ đông
Bước 7: P.LK&QLCĐ làm thủ tục thanh toán Phí dịch vụ trả cổ tức. Mức phí dịch vụ trả cổ tức dựa trên biểu phí do PVS quy định
Bước 8: P.LK&QLCĐ lưu hồ sơ, kết thúc đợt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.
2.2.2.3.Hoạt động chuyển nhượng chứng khoán chưa niêm yết.
Quy trình này nhằm hướng dẫn hoạt động nhận và xử lý hồ sơ chuyển nhượng chứng khoán của Phòng Lưu ký và Quản lý Cổ đông trong Ban Kinh doanh và Dịch vụ Chứng khoán, các Chi nhánh thuộc Công ty Cổ phần chứng khoán Dầu khí. Quy trình này bao gồm các bước cụ thể như sau:
Bước 1: nhận hồ sơ của khách hàng. Trong bước này bao gồm hai bước nhỏ, cụ thể như sau:
Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ chuyển nhượng
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành nhận hồ sơ của khách hàng dựa trên yêu cầu của từng loại chứng khoán chuyển nhượng (Yêu cầu được thực hiện dựa trên Quy chế chuyển nhượng của từng loại chứng khoán).Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra, đảm bảo tính hợp lệ, đầy đủ thông tin của của mỗi bộ hồ sơ chuyển nhượng.Thông thường một bộ hồ sơ chuyển nhượng được cho là hợp lệ phải đầy đủ một số giấy tờ cơ bản sau đây:
Đơn đề nghị chuyển nhượng (Mẫu 01) : Cán bộ tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng có trách nhiệm hướng dẫn Khách hàng ghi đầy đủ thông (Ngày tháng, thông tin bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng, số cổ phần đề nghị chuyển nhượng, ký xác nhận)
Sổ cổ đông của Bên chuyển nhượng và Bên nhận chuyển nhượng (nếu có)
Bản sao giấy Chứng minh nhân dân của Bên chuyển nhượng và Bên nhận chuyển nhượng
Bản sao Đăng ký kinh doanh (có công chứng nhà nước), Quyết định Bổ nhiệm Giám Đốc, Giấy ủy quyền cho người đi làm thủ tục chuyển nhượng (Trong trường hợp là tổ chức)
Hóa đơn nộp phí chuyển nhượng
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ chuyển nhượng
- Kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ chuyển nhượng
- Kiểm tra số dư chứng khoán : Cán bộ tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng sẽ tiến hành kiểm tra số dư chứng khoán của Bên chuyển nhượng bằng phần mềm. Nếu số dư đủ điều kiện để chuyển nhượng theo Đơn đề nghị chuyển nhượng thì Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành viết Phiếu nhận hồ sơ (mẫu 02) trả cho các bên tham gia chuyển nhượng.
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hành đánh số thứ tự tương ứng với số hồ sơ chuyển nhượng đã nhận trong ngày
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp lệ của bộ hồ sơ chuyển nhượng sau khi đã ký tên vào phiếu nhận hồ sơ
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ bàn giao cho Cán bộ Quản lý chuyển nhượng vào cuối ngày làm việc (Lập sổ bàn giao chứng từ và hai bên cùng ký xác nhận số hộ hồ sơ chuyển nhượng)
- Cán bộ quản lý chuyển nhượng có trách nhiệm kiểm tra lại Hồ sơ chuyển nhượng, nếu thấy thiếu sót hoặc chưa hợp lệ thì phải yêu cầu Cán bộ tiếp nhận hồ sơ bổ xung, xử lý
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng, ký sổ bàn giao. Cán bộ quản lý chuyển nhượng sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với các Hồ sơ chuyển nhượng đã nhận bàn giao.
Bước 2: xử lý hồ sơ của khách hàng.
Sau khi nhận bàn giao hồ sơ từ cán bộ tiếp nhận hồ sơ, Cán bộ quản lý chuyển nhượng tiến hành theo các bước sau:
- Sắp xếp hồ sơ theo thứ tự và theo ngày nhận hồ sơ;
- Thực hiện chuyển nhượng: Trong trường hợp Bên nhận chuyển nhượng đã là cổ đông (Kiểm tra bằng số Chứng minh nhân dân) thì sử dụng luôn tài khoản lưu ký đã có;
- In Sổ : Kiểm tra số lượng cổ phần in trên sổ với số lượng cổ phần trong đơn đề nghị chuyển nhượng.Cán bộ quản lý chuyển nhượng kiểm tra lại một lần nữa rồi ký nháy vào sổ trước khi chuyển cho lãnh đạo phòng ký, đóng dấu.
- Sau khi lãnh đạo phòng đã ký đóng dấu vào sổ cổ đông của khách hàng. Cán bộ quản lý chuyển nhượng có trách nhiệm bàn giao lại cho Cán bộ tiếp nhận hồ sơ trước 01 ngày so với ngày đã hẹn khách hàng đến nhận sổ cổ đông
Bước 3: trả kết quả cho khách hàng.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ nhận sổ cổ đông, xác nhận cổ phần…từ người phụ trách chuyển nhượng và có trách nhiệm trả kết quả cho khách hàng đúng ngày ghi trong phiếu nhận hồ sơ
- Thu hồi phiếu nhận hồ sơ (hẹn trả kết quả) của khách hàng, lưu theo ngày hẹn trả sổ
- Tiến hành ghi nhận việc trả Sổ cổ đông cho Khách hàng trên phần mềm để quản lý.
2.2.2.4.Quy trình phát hành thêm cổ phần
Bước 1: Phía CTCP gửi các văn bản có liên quan đến việc phát hành thêm cổ phần cho P.LK&QLCĐ các văn bản trên bao gồm:
+ Quyết định của HĐQT về việc phát hành thêm cổ phần
+ Thông báo về việc phát hành thêm cổ phần bao gồm thời hạn chốt danh sách cổ đông, thời hạn ngừng thực hiện chuyển nhượng, khối lượng cổ phần phát hành, khối lượng được mua, thời hạn đăng ký mua thêm cổ phần, thời hạn nộp tiền mua thêm cổ phần, các đối tượng được mua, tỷ lệ tương ứng.
Bước 2: P.LK&QLCĐ rà soát lại số cổ đông có đủ điều kiện mua thêm cổ phần. Sau đó tính toán số lượng cổ phần được mua thêm tương ứng với số lượng cổ đông. Tiếp đến lập danh sách và chuyển tới CTCP
Bước 3: Phía CTCP gửi thông báo và các văn bản liên quan đến việc phát hành thêm cổ phần tới các cổ đông, các văn bản liên quan này gồm:
- Công văn thông báo cho cổ đông về việc phát hành thêm cổ phiếu
- Biên bản họp hoặc Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu
- Quyết định của Hội đồng Quản trị về việc phát hành thêm cổ phần
Bước 4: Cổ đông có yêu cầu mua cổ phần sẽ gửi Giấy đăng ký mua thêm cổ phần hay giấy chuyển quyền mua cổ phần qua thư bảo đảm đến P.LK&QLCĐ. Sau đó, P.LK&QLCĐ sẽ tính toán số lượng cổ phần được mua của các cổ đông và chuyển danh sách lên phòng giao dịch.
Đơn đăng ký mua thêm cổ phần theo mẫu: BM-QT-07-08-08
Giấy chuyển quyền mua cổ phần theo mẫu: BM-QT-07-08-09
Bước 5: P.LK&QLCĐ gửi công văn thông báo B.TCKT về việc nhận tiền mua thêm cổ phần đính kèm theo danh sách ghi số cổ phần được mua của các cổ đông
Bước 6: Phòng Giao dịch căn cứ vào danh sách được mua cổ phần của các cổ đông để thu tiền mua cổ phần tiếp đó thu sổ cổ đông và bản sao giấy CMTND. Cuối cùng là viết biên bản giao nhận hồ sơ và giấy hẹn ngày lấy sổ cổ đông mới.
Biên bản giao nhận hồ sơ theo mẫu: BM-QT-07-08-10
Bước 7: GD gửi Hồ sơ cổ đông, danh sách chi trả cổ tức tới P.LK&QLCĐ
Bước 8: P.LK&QLCĐ gửi công văn tới B.ĐT và B.TCKT yêu cầu chuyển khoản tiền mua cổ phần tới CTCP sau khi đã trừ đi phí dịch vụ phát hành thêm cổ phần
Bước 9: P.LK&QLCĐ phối hợp với CTCP để:
+ Ghi tăng trong sổ cổ đông nếu là cổ đông cũ
+ In và cấp Sổ cổ đông mới nếu là cổ đông mới (thủ tục in sổ như lần phát hành đầu tiên)
Bước 10: Chuyển trả Sổ cổ đông cho CTCP
Bước 11: Sau khi giải quyết xong thủ tục chuyển nhượng cho cổ đông, Bộ phận quản lý cổ đông có trách nhiệm tiến hành nhập số liệu ngay các bút toán thay đổi về sở hữu trong Sổ cổ đông của CTCP đồng thời lưu và đánh dấu mã số chuyển nhượng theo thứ tự phát sinh.
2.2.3.Quy trình hoạt động phong tỏa và giải tỏa chứng khoán.
Quy trình của hoạt động phong tỏa và giải tỏa chứng khoán của PV Securities chỉ áp dụng cho các cổ phần của các TCPH mà PV Securities được ủy quyền làm đơn vị quản lý cổ đông.
2.2.3.1.Hoạt động phong tỏa chứng khoán.
Quy trình của hoạt động phong tỏa chứng khoán tại PV Securities diễn ra như sau:
Bước 1: nhận hồ sơ của khách hàng.
Khi khách hàng có nhu cầu Cầm cố chứng khoán Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành hướng dẫn thủ tục và kiểm tra tính hợp lệ của bộ sơ lưu ký gồm các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị phong tỏa cổ phần do tổ chức tín dụng lập (02 bản)
Sổ cổ đông (để kiểm tra)
Bản sao Đăng ký kinh doanh (có công chứng nhà nước), Quyết định Bổ nhiệm Giám Đốc, Giấy ủy quyền cho người đi làm thủ tục phong tỏa (Trong trường hợp là tổ chức)
Phí phong tỏa theo đơn yêu cầu của khách hàng là 100.000/lần (Một trăm ngàn/ một lần phong tỏa)
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sau khi kiểm tra tính hợp lệ cuả hồ sơ sẽ trả lại khách hàng sổ cổ đông, ký xác nhận vào Phiếu nhận hồ sơ (hẹn trả kết quả sau 02 ngày) và trả lại cho khách hàng. Cuối ngày làm việc, Cán bộ tiếp nhận hồ sơ bàn giao lại toàn bộ số hồ sơ đã nhận trong ngày cho người phụ trách (lập sổ bàn giao chứng từ và hai bên cùng ký xác nhận số bộ hồ sơ lưu ký)
Bước 2: Xử lý hồ sơ của khách hàng.
Nhân viên quản lý phong tỏa tiến hành cách bước sau:
- Kiểm tra số dư chứng khoán rồi tiến hành phong tỏa trên phần mềm;
- In xác nhận phong tỏa (Kiểm tra đối chiếu số cổ phần phong tỏa với đơn đề nghị phong tỏa của khách hàng), trình lãnh đạo phòng ký, đóng dấu;
- Lập sổ theo dõi những cổ đông sẽ giữ lại sổ khi phát hành sổ cổ đông. Sau khi phát hành sổ cổ đông sẽ tập hợp và bàn giao ngay cho tổ chức tín dụng quản lý.
- Cán bộ phụ trách tiến hành lưu hồ sơ
- Bàn giao lại giấy Xác nhận phong tỏa cho Cán bộ tiếp nhận hồ sơ trước 01 ngày so với ngày hẹn trả khách hàng
Bước 3: trả kết quả cho khách hàng
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ nhận Xác nhận phong tỏa cổ phần…từ người phụ trách chuyển nhượng và có trách nhiệm trả kết quả cho khách hàng đúng ngày ghi trong phiếu nhận hồ sơ
2.2.3.2.Hoạt động giải tỏa chứng khoán.
Bước 1: nhận hồ sơ của khách hàng.
Khi khách hàng có nhu cầu giải tỏa chứng khoán, Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho khách hàng làm các thủ tục sau:
- Yêu cầu giải tỏa cổ phần do tổ chức tín dụng lập (01 bản)
- Khách hàng ký vào sổ xác nhận
- Nhân viên nhận hồ sơ viết phiếu hẹn trả kết quả cho khách hàng (tối đa sau 02 ngày làm việc)
- Bàn giao lại hồ sơ cho Cán bộ phụ trách (Lập sổ bàn giao chứng từ)
Bước 2: xử lý hồ sơ của khách hàng.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ bàn giao, Cán bộ phụ trách tiến hành các bước sau:
- Kiếm tra lại bộ hồ sơ
- Tiến hành giải tỏa cho khách hàng trên phần mềm
- In xác nhận giải tỏa (Bàn giao cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ trước 01 ngày so với ngày hẹn trả kết quả cho khách hàng)
Bước 3: trả kết quả cho khách hàng.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ nhận Xác nhận giải tỏa cổ phần…từ người phụ trách chuyển nhượng và có trách nhiệm trả kết quả cho khách hàng đúng ngày ghi trong phiếu nhận hồ sơ.
2.3.Đánh giá hoạt động lưu ký chứng khoán tại PV Securities.
Công ty cổ phần chứng khoán Dầu khí được thành lập theo giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 26//UBCK-GPHĐKD ngày 19/12/2006 của UBCKNN và đã chính thức đi vào hoạt động từ giữa tháng 3 năm 2007. Sau hơn 1 năm xây dựng và hoạt động, dù gặp phải khá nhiều khó khăn nhưng hoạt động của công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
2.3.1.Kết quả đạt được.
Do là một thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên PV Securities nhận được sự ủng hộ từ phía lãnh đạo Tập đoàn và từ phía lãnh đạo các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, trong năm 2007 đã diễn ra những cuộc IPO lớn nhất từ trước tới nay đó là IPO của công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (tháng 5/2007), công ty Tài chính Dầu khí ( 10/2007) và ngân hàng ngoại thương Việt Nam (cuối tháng 12/2007)…Từ phía công ty, PV Secuirities có đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trẻ trung, có trình độ, được đào tạo bài bản và nhiệt tình với công việc. Ở bên trên, chúng ta đã biết sơ qua về kết quả hoạt động kinh doanh của PV Securities, ở phần này chủ yếu đi vào phân tích kết quả đạt được của bộ phận LKCK của PV Securities.
2.3.1.1.Kết quả đạt được của hoạt động LKCK so với các các hoạt động khác.
Để so sánh được kết quả đã đạt được của hoạt động LKCK so với các hoạt động khác trong công ty, ta có thể xem số liệu kết quả doanh thu của các bộ phận trong các quý của năm 2007 trong bảng dưới đây:
Bảng 2: Doanh thu của các hoạt động của PV Securities.
Đơn vị: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
Quý III
Quý IV
1
Tổng doanh thu
5,662,155,938
15,282,901,849
32,254,522,386
2
DT từ hoạt động MG và LKCK
1,129,738,216
1,695,517,658
7,117,851,764
3
DT từ hoạt động TDCK
2,350,511,600
12,747,872,800
19,275,151,200
4
DT từ hoạt động tư vấn và BLPH
75,000,000
235,817,000
404,000,000
5
DT về vốn kinh doanh
2,106,096,122
1,523,336,091
4,387,649,422
6
Thu từ lãi đầu tư
81,168,300
69,870,000
Nguồn: PV Securities.
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của phòng môi giới – Lưu ký chiếm một tỷ trọng đáng kể so với tổng doanh thu trong từng kỳ tính toán và so với doanh thu cả các bộ phận khác. Để dễ so sánh, ta có thể quy đổi ra phần trăm và vẽ biểu đồ hình tròn như sau:
Biểu đồ số 1: TTCKỷ lệ doanh thu giữa các bộ phận của PV Securities.
Đơn vị: % (đã làm tròn)
Nguồn: chiết suất từ số liệu doanh thu 6 tháng đầu năm ở bảng 2.
Chú thích: Series1 đến Series5 theo chiều từ dưới lên trên.
Series1: Tỷ lệ doanh thu của hoạt động MG và LK
Series 2: Tỷ lệ doanh thu của hoạt động TDCK
Series 3: Tỷ lệ doanh thu của hoạt động Tư vấn và BLPH
Series 4: Tỷ lệ doanh thu về vốn kinh doanh
Series 5: Tỷ lệ doanh thu từ lãi đầu tư.
Biểu đồ số 1: Tỷ lệ doanh thu giữa các hoạt động.
Từ biểu đồ này ta có thể thấy rằng doanh thu của phòng MG và Lưu ký chiếm đến 20% doanh thu 6 tháng đầu năm của toàn công ty tương đương với hơn 1.1 tỷ đồng, chỉ đứng sau hoạt động TDCK và thu từ vốn đầu tư. Sang quý III con số này là 11% và 17% ở quý IV tương đương với gần 1.7 tỷ của quý III và hơn 7.1 tỷ ở quý IV. Sở dĩ như vậy là do 6 tháng đầu năm là thời gian công ty mới bắt đầu đi vào hoạt động, chưa ổn định về mọi hoạt động, sang các quý sau các hoạt động đã ổn định hơn, các hoạt động đã bắt đầu có hiệu quả và ngày càng cao. Điều này được chứng tỏ bằng con số doanh thu của chính bộ phận MG và LK, tăng từ 1.1 tỷ của cả 6 tháng đầu năm lên 7.1 tỷ chỉ của quý IV. Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ nhân viên phòng MG và LK của PV Securities.
2.3.1.2. So sánh kết quả đạt được giữa các phần trong bộ phận lưu ký.
Ta có thể thấy rằng riêng hoạt động lưu ký chứng khoán sẽ không mang lại doanh thu cho bộ phận lưu ký mà chỉ có các hoạt động như quản lý sổ cổ đông, chuyển nhượng, phong tỏa là mang lại doanh thu cho bộ phận lưu ký.
Hoạt động Quản lý sổ cổ đông:
Do là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên khách hàng của bộ phận quản lý sổ cổ đông chủ yếu là các công ty khác của tập đoàn. Hiện nay PV Securities đã và đang thực hiện quản lý sổ cổ đông cho 17 CTCP như CTCP Nhơn Trạch 2, Du lịch Phương Đông với mức phí 40 triệu đồng một hợp đồng.
Một số công ty mà PV Securities thực hiện quản lý sổ cổ đông với mức phí 30 triệu đồng một hợp đồng như: CTCP Sông Đà Việt Đức, CTCP Xây dựng Dầu khí Nghệ An, PV Gas North, PV Gas South, Petronaco, CTCP cảng Đình Vũ…Ngoài ra có một số công ty khác với mức phí tùy theo từng hợp đồng như: CTCP Tản Viên, Công ty Tài chính Dầu khí – PVFC…
Với lương khách hàng như vậy thì lượng doanh thu do bộ phận này mang lại khoảng xấp xỉ 400 triệu đồng, chiếm khoảng 10.7% doanh thu của hoạt động lưu ký.
Hoạt động chuyển nhượng và phong tỏa: chiếm khoảng 89.3% doanh thu còn lại của bộ phận lưu ký với mức phí chuyển nhượng là 5% giá trị chứng khoán chuyển nhượng và mức thấp nhất là 100 000đồng một bộ chuyển nhượng. Còn phí phong tỏa, giải tỏa thì tùy theo giái trị của từng hợp đồng để tính phí.
Về hoạt động lưu ký chứng khoán: Tuy không mang lại doanh thu cho bộ phận Lưu ký song hoạt động này cũng có một thành tích đáng kể. Với thời gian lưu ký nhanh thì PV Securities đã tiến hành lưu ký được 831.119 cổ phần cũ và 735.315 cổ phần mới của công ty Bảo hiểm Dầu Khí. Bên cạnh đó có thực hiện lưu ký để cho các CTCP giao dịch trên sàn như: 781.961 cổ phần của công ty Vận tải Dầu khí, 1.475.482 cổ phần của công ty Đạm Phú Mỹ…
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân.
2.3.2.1.Hạn chế.
Tuy trong thời gian một năm hoạt động vừa qua bộ phận lưu ký nói riêng cũng như các bộ phận khác của toàn công ty nói chung đã đạt được những thành tích đáng khích lệ song không thể tránh khỏi một số hạn chế như:
Đã xây dựng các quy trình cho các hoạt động song vẫn còn một số thiếu sót gây ra khúc mắc trong hoạt động
Về nhân sự, tuy có đội ngũ nhân sự trẻ trung nhiệt tình, có trình độ song đội ngũ này chưa đủ để ứng cho công việc, dẫn đến không chuyên môn hóa trong công việc.
Lượng khách hàng trong thời gian hoạt động vừa qua chưa nhiều và chủ yếu là các công ty thành viên của tập đoàn Dầu khí, hầu như không có khách hàng bên ngoài, đặc biệt là các tổ chức lớn.
Chưa xây dựng được phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh nên thị phần vẫn còn nhỏ hẹp, làm giảm sức cạnh tranh với các CTCK khác trên thị trường.
2.3.2.2.Nguyên nhân:
Việc còn tồn tại các hạn chế như trên chủ yếu là do một số các nguyên nhân chủ yếu như sau:
Nguyên nhân chủ quan: Do công ty mới thành lập trong thời gian ngắn là một năm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình lãnh đạo cũng như vận hành các hoạt động trong công ty, đội ngũ nhân sự còn thiếu, chưa đồng bộ. Công nghệ mới chưa được triển khai gây khó khăn cho mọi hoạt động nghiệp vụ trong công ty. Bên cạnh đó là diện tích sàn giao dịch cũng như diện tích làm việc còn nhỏ cũng gây khó khăn đáng kể cho khách hàng đến LKCK, đặc biệt là trong thời điểm thị trường nóng.
Nguyên nhân khách quan: Năm 2007 là năm đầy biến động của TTCK Việt Nam với biểu hiện của chỉ số VN Index tăng trưởng chậm vì phải gánh chịu những hậu quả do việc tăng quá nóng của TTCK diễn ra vào cuối năm 2006 và 3 tháng đầu năm 2007. Những hậu quả có thể kể đến là việc thị trường điều chỉnh giảm trong một thời gian dài (từ tháng 3 đến tháng 12) để tìm về giá trị thật của nó, điều đó đã tác động tiêu cực tới tâm lý của các nhà đầu tư, đó là việc giảm lượng tiền do một phần tiền đang nằm ở các cổ phiếu mà các nhà đầu tư đã mua với giá cao tại thời điểm thị trường tăng nóng, một phần khác là do ảnh hưởng của chị thị 03 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định hạn mức cho vay đối với đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thương mại. Những yếu tố này làm cho hầu hết các hoạt động kinh doanh của các CTCK trong đó có PV Secuirities bị đình trệ. Đối với thế giới, năm 2007 cũng là năm đầy biến động của thị trường tài chính thế giới với các cuộc khủng hoảng tín dụng tại các thị trường lớn như Mỹ, Châu âu và Châu Á.
Mặc dù trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 8.5% nhưng tỷ lệ lạm phát cao (12.632%) cũng đang là vấn đề cần báo động của nền kinh tế. lạm phát cao, giá nguyên liệu đầu vào tăng đã ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh của các đơn vị sản xuất trong nước và làm ảnh hưởng tới quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư. Ngoài ra, việc đầu tư chứng khoán cũng đang bị cạnh tranh bởi các kênh đầu tư khác như vàng và bất động sản.
Tất cả các nguyên nhân trên đều góp phần làm hạn chế các hoạt động của công ty nói chung cũng như hoạt động LKCK nói riêng.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN DẦU KHÍ
3.1.Định hướng phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại công ty Cổ Phần chứng khoán Dầu khí.
3.1.1.Dự báo về sự phát triển của thị trường Chứng khoán Việt nam đến năm 2010.
Do có tầm quan trọng là một kênh dẫn vốn của nền kinh tế nên TTCK Việt nam được phát triển theo định hướng là một kênh huy động vốn hiệu quả nhất của nền kinh tế.
Năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu huy động nguồn vốn gần 140 tỷ USD, trong đó có khoảng 65% vốn trong nước, còn lại là vốn nước ngoài. Thị trường chứng khoán sẽ là kênh huy động vốn lớn để thực hiện mục tiêu này. Tổng giá trị vốn hóa thị trường phải đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP ( theo đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến 2020 do Bộ Tài chính đề xuất, vừa được Thủ tướng phê duyệt).
Từ nay cho đến năm 2010, chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ diễm ra mạnh mẽ với sự góp mặt của các doanh nghiệp lớn như: Vietcombank, MHB, Incombank, BIDV, Mobifone, Sabeco…
Tốc độ tăng trưởng số lượng các công ty niêm yết vào khoảng 50 công ty/năm trong 5 năm tới.
Số lượng các công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động sẽ ngày càng nhiều và phát triển nhanh các loại hình dịch vụ tài chính, chứng khoán nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của thị trường.
Tóm lại, thị trường chứng khoán Việt nam trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ theo đúng quy luật của một nền kinh tế trên đà phát triển.
3.1.2.Chiến lược phát triển của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam
Ngành Dầu khí và sự phát triển kinh tế - xã hội
Trong vai trò và vị trí là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế đất nước, ngành công nghiệp dầu khí đóng góp gần 20-25% nguồn thu trong ngân sách quốc gia và 25 % GDP/năm của nền kinh tế,chiến lược phát triển tổng thể và bền vững của Tập đoàn Dầu khí Việt nam khẳng định sẽ trở thành Tập đoàn Công nghiệp – Thương mại – Tài chính hàng đầu trong nền kinh tế đất nước.
Nhu cầu vốn đầu tư - phát triển của Tập đoàn Dầu khí
Phát triển ngành công nghiệp dầu khí đòi hỏi nhiều khoản vốn rất lớn cho những chương trình và kế hoạch phát triển hoạt động dầu khí ở các khâu thăm dò khai thác dầu khí trong và ngoài nước; chế biến, kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu khí; cung cấp các dịch vụ cầu cảng, bến bãi, kho chứa,v.v; cung ứng nhân lực trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn 2005-2025, cần một lượng vốn trên 42 tỷ US$, trong đó dự định nguồn vốn huy động từ đầu tư nước ngoài khoảng 18-21tỷ USD. Như vậy để đạt được các chỉ tiêu trong định hướng chiến lược tài chính và đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển, Tập đoàn sẽ phải từng bước chủ động tham gia vào thị trường vốn trong và ngoài nước để thu hút tối đa nguồn vốn cho phát triển ngành dầu khí.
Thực tiễn huy động vốn tín dụng – đầu tư của Tập đoàn:
Trong thời gian qua, Tập đoàn đã khai thác một số nguồn tín dụng và đầu tư đáng kể, bao gồm cả vay trong nước và vay nước ngoài, đáp ứng cho nhu cầu vốn kinh doanh và đầu tư phát triển của Tập đoàn. Những năm gần đây, Tập đoàn bắt đầu nghiên cứu để mở rộng các kênh huy động vốn có tính chiến lược như vay tín dụng xuất khẩu, vay ứng trước tiền dầu thô xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… và đặc biệt một kênh huy động vốn mới mà Tập đoàn đang triển khai để chuẩn bị đi vào thực hiện đó là phát hành trái phiếu công ty ra thị trường quốc tế.
Mỗi kênh huy động vốn đều có những giải pháp tài chính thích hợp để tăng thêm vốn đầu tư cho Tập đoàn. Thực chất, việc huy động vốn của Tập đoàn trong những năm qua còn mang tính đơn lẻ mà chưa được xây dựng và thực hiện theo một chiến lược huy động vốn mang tính thống nhất, tổng thể và khép kín phù hợp với nhu cầu và khả năng của Tập đoàn cũng như phù hợp với sự phát triển của thị trường vốn trong nước và quốc tế. Nhìn chung, hình thức huy động vốn để đáp ứng những yêu cầu phát triển củaTập đoàn vẩn còn hạn chế.
Phát triển bền vững các định chế tài chính trong Tập đoàn
Trong chiến lược phát triển tổng thể và bền vững của Tập đoàn Dầu khí Việt nam, lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ là lĩnh vực được chú trọng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động khác của Tập đoàn. Lĩnh vực tài chính - ngân hàng của Tập đoàn sẽ phát triển thông qua việc mở rộng quy mô hoặc thành lập mới các định chế tài chính. Việc thúc đẩy sự lớn mạnh của các định chế tài chính trong Tập đoàn sẽ mang đến sự chủ động về nguồn vốn, phát triển năng lực tài chính đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn.
3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại công ty Cổ Phần chứng khoán Dầu khí.
Công ty Chứng khoán Dầu khí chọn lĩnh vực Tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành làm trọng tâm cho chương trình và kế hoạch kinh doanh của mình trong giai đoạn 2007-2010. Từ trọng tâm này, tới năm 2015, Công ty Chứng khoán Dầu khí từng bước phát triển và triển khai toàn diện mô hình Ngân hàng Đầu tư chứng khoán (như Goldman Sach, Morgan Stanely, CLSA...) hoạt động trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tư vấn, bảo lãnh phát hành, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, đầu tư dự án, tài trợ tài chính dự án... với các loại sản phẩm và dịch vụ xoay quanh thị trường vốn.
Định hướng triển khai xuyên suốt trong quá trình phát triển PV SECURITIES là: dựa vào những chính sách dài hạn của chính phủ; dựa vào chương trình phát triển và vị thế, tiềm năng và nhu cầu tài chính của Tập đoàn Dầu khí để xây dựng PV SECURITIES trở thành một định chế tài chính lớn mạnh, hiện đại đáp ứng một cách chất lượng những nhu cầu của khách hàng trong hoạt động trên thị trường vốn.
Từ định hướng tổng quát đó, công ty đã cụ thể hóa thành nội dung phát triển tất cả các hoạt động của công ty nói chung cũng như hoạt động lưu ký chứng khoán nói riêng. Theo đó, định hướng phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán trong thời gian tới của PV Securities như sau:
Mở rộng thị phần của hoạt động lưu ký, không chỉ phục vụ các công ty trong Tập đoàn mà hướng cả tới các khách hàng là các công ty bên ngoài tập đoàn.
Mở rộng địa bàn, hoàn tất, phát triển hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh không chỉ ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh mà còn tiến về các tỉnh như Hải Phòng, Vũng Tàu…
Áp dụng, triển khai công nghệ hiện đại, sử dụng phần mềm mới để phục vụ các hoạt động của công ty nói chung và hoạt động LKCK nói riêng.
Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp về hoạt động LKCK.
Để thực hiện được các định hướng này một cách hiệu quả cần phải có nỗ lực của chính ban lãnh đạo cũng như của các thành viên trong công ty. Và đặc biệt cần phải có các giải pháp hợp lý, thích hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty.
3.2.Một số giải pháp phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại PV Securities.
Tiếp tục hoàn thiện Quy trình, quy chế để đảm bảo cho quá trình tác nghiệp được thông suốt, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
Tự đào tạo và đề nghị phòng tổ chức nhân sự có kế hoạch đào tạo để có một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp về kiến thức, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp, xử lý yêu cầu của khách hàng.
Tiếp tục xúc tiến, đàm phán và ký kết các hợp đồng quản lý cổ đông với các công ty khác trong Tập đoàn, đặc biệt là các công ty có triển vọng, cổ phiếu có tính thanh khoản cao để thu phí chuyển nhượng.
Xây dựng các phòng giao dịch kiểu mẫu, mở thêm 02 phòng giao dịch ở Hà Nội để thu hút thêm khách hàng đến lưu ký chứng khoán cũng như sử dụng các dịch vụ khác của công ty.
Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động lưu ký để đảm bảo thời gian lưu ký ngắn nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng.
3.3.Kiến nghị.
3.3.1.Kiến nghị đối với cơ quan,tổ chức có thẩm quyền trong việc ban hành khung pháp lý cho hoạt động lưu ký chứng khoán.
Với bất kỳ một định chế tài chính nào muốn tồn tại và phát triển thì phải tuân theo các quy đinh của pháp luật. Các văn bản pháp luật này điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong hoạt động LKCK giúp cho giao dịch diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và giảm thiểu các rủi ro có thể xẩy ra.Và nhìn chung để cho hoạt động LKCK trên thị trường diễn ra có hiệu quả thì phải tạo môi trường pháp lý thông nhất và đồng bộ.Vì các văn bản pháp luật này sẽ tác động tới giao dịch chứng khoán,bắt buộc các hoạt động diễn ra theo pháp luật. Các nước khác nhau cũng có những quy định về hoạt động LKCK khác nhau bởi mỗi nước đi theo con đường phát triển thị truờng chứng khoán riêng.
Với sự ra đời của Luật chứng khoán là một bước tiến lớn về khung pháp lý đối với TTCK song do mới ra đời nên Luật chứng khoán còn có nhiều điểm bất cập, thiếu đồng bộ, gây hiểu lầm trong thực hiện các hoạt động của TTCK nói chung và hoạt động lưu ký nói riêng. Vì vậy cần thiết phải ra các văn bản hướng dẫn thi hành luật hướng dẫn cụ thể các hoạt động, trường hợp để hoạt động của TTCK thông suốt, hiệu quả hơn.
Đồng thời nhà nước cần có các chính sách khuyến khích thị trường phát triển, tạo ra các kênh cung hàng có chất lượng cho TTCK, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
3.3.2.Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý.
Do con người là yếu tố trung tâm của mọi hoạt động nên yếu tố con người luôn phải được xem trọng hàng đầu. Con người có tri thức, khả năng và sức khỏe thì mới làm việc, vận hành máy móc có hiệu quả.
Ngoài các cán bộ lưu ký ở các công ty chứng khoán thì các cán bộ lưu ký tại trung tâm lưu ký chứng khoán cũng cần phải được đào tạo và nâng cao năng lực quản lý cũng như năng lực chuyên môn để giải quyết công việc nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn, đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và cho chính công ty.
3.3.3.Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho bộ phận lưu ký của công ty chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán.
Cần mở rộng diện tích kho lưu giữ chứng khoán để có thể thực hiện lưu ký tập trung các chứng khoán không niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung hiện nay qua đó các cơ quan quản lý Nhà nước có thể quản lý các hoạt động liên quan đến mảng chứng khoán này như hoạt động cầm cố hay repo chứng khoán
Tăng thêm số lượng máy tính hiện đại tốc độ cao,cải tạo phần mềm lưu ký cho phòng lưu ký –thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán để dễ dàng thực hiện hoạt động cầm cố chứng khoán,cũng như hoạt động quản lý hơn.
KẾT LUẬN.
Thị trường chứng khoán nước ta là một thị trường còn non trẻ, đi vào hoạt động trong thời gian chưa lâu, hàng hóa của thị trường ngày càng được bổ sung nhiều hơn. Song ở nhiều CTCK thì hoạt động lưu ký chỉ được coi là hoạt động phụ trợ và chưa được chú ý đúng mức so với vai trò của nó.
Qua thời gian thực tập tại PV Securities em đã phần nào hiểu được kỹ càng hơn về các nghiệp vụ của công ty chứng khoán nói chung cũng như hoạt động lưu ký nói riêng. Trong chuyên đề này em đã khái quát lại hoạt động lưu ký chứng khoán tại PV Securities và có đưa ra một số giải phát kiến nghị nhằm phát triển hoạt động này.
Tuy đã rất cố gắng, song do lưu ký chứng khoán là một nghiệp vụ có tính chuyên nghiệp cao nên không thể tránh khỏi những thiếu sót có thể mắc phải như còn nặng về lý thuyết, số liệu chưa được cập nhật đầy đủ, các giải pháp và kiến nghị thì chưa được cụ thể… Em rất mong sự góp ý của thầy cô và bạn đọc để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS. TS. NguyÔn V¨n Nam; PGS. TS. V¬ng Träng NghÜa, Gi¸o tr×nh thÞ trêng chøng kho¸n, NXB Tµi chÝnh - 2002
UBCKNN, Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ chøng kho¸n vµ thÞ trêng chøng kho¸n, NXB ChÝnh trÞ quèc gia – 2002
UBCKNN, Ph©n tÝch ®Çu t chøng kho¸n, NXB ChÝnh trÞ quèc gia - 2002
PGS. TS. Lu ThÞ H¬ng, Gi¸o tr×nh tµi chÝnh doanh nghiÖp, NXB Thèng kª – 2003
Frederic S. Mishkin, TiÒn tÖ ng©n hµng vµ thÞ trêng tµi chÝnh, NXB Khoa häc vµ kü thuËt – 2001
LuËt chøng kho¸n sè 70/2006/QH 11
Báo cáo tài chính có kiểm toán của PV Securities
Báo cáo hoàn thành kế hoạch năm 2007 của PV Securities
Quy chế lưu ký chứng khoán – UBCKNN
Quy chế hoạt động của bộ phận lưu ký tại PV Securities.
T¹p chÝ ®Çu t chøng kho¸n/bé kÕ ho¹ch ®Çu t.
Thêi b¸o kinh tÕ ViÖt Nam
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32982.doc