Chuyên đề Phát triển hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam

Công ty không tiếp tục duy trì cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ thì khó có thể cạnh tranh được với các công ty chứng khoán khác. Việc duy trì và mở rộng hơn nữa mạng lưới khách hàng không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc trở thành nhà tạo lập thị trường sau này của Công ty, mà còn giúp phát triển các hoạt động hiện tại. Nếu khách hàng mà thấy hài lòng về công ty thì họ có thể giới thiệu những người quen biết của họ cho công ty, những người này lại có thể giới thiệu tiếp những người người quen biết khác của họ Và đây chính là cách quảng cáo tốt nhất về công ty mà không hình thức nào có thể sánh được. Ngoài ra, Công ty cũng nên tận dụng uy tín và sự quen biết của Ngân hàng mẹ trong việc trong việc mở rộng lượng khách hàng tiềm năng của mình, đây là một lợi thế mà không phải công ty chứng khoán nào cũng có.

doc54 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p nên nếu họ có thao túng thị trường thì rất khó có thể tìm được bằng chứng chứng minh sự vi phạm của họ nếu không phải là những nhà quản lí chuyên nghiệp và có kinh nghiệm. Chính vì vậy, cần phải có những quy định chặt chẽ để quản lí hoạt động này, bởi nếu không mục tiêu ban đầu khi thừa hoạt động này không những không đạt được mà còn kìm hãm sự phát triển của thị trường. - Ngoài ra, môi trường kinh tế, xã hội trong nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà tạo lập thị trường. Nếu một nước mà chứng khoán đã được xã hội hoá, nghĩa là được hầu hết mọi người dân đều có những hiểu biết nhất định về chứng khoán, thì hoạt động tạo lập thị trường cũng sẽ thuận lợi hơn do hiện tượng bong bóng giá chứng khoán ít, mà giá chứng khoán sẽ được giao dịch sát giá trị thực hơn, nhờ vậy mà hạn chế được rủi ro cho nhà tạo lập thị trường, và ngược lại. Các yếu tố kinh tế như lãi suất, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế,…cũng tác động đến sự biến động của thị trường chứng khoán. Đặc biệt, đối với các loại trái phiếu có thu nhập cố định, nhất là các trái phiếu dài hạn, thì lãi suất và lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của loại chứng khoán đó. Lạm phát thì luôn làm giảm giá trị của trái phiếu đó theo thời gian; còn đối với lãi suất, nếu lãi suất tăng thì giá của trái phiếu sẽ giảm, lãi suất giảm thì giá của trái phiếu sẽ tăng. - Vấn đề thông tin thông tin không cân xứng cũng là mối quan tâm và lo ngại hàng đầu đối với các nhà tạo lập thị trường. Thường các nhà tạo lập thị trường sẽ được cơ quan quản lí ưu tiên về mặt thông tin hơn so với các nhà đầu tư khác, nhưng điều đó cũng không đảm bảo rằng họ biết nhiều hơn các nhà đầu tư khác, nhất là nhà đầu tư nào có được nguồn thông tin nội gián. Khi nắm được nguồn thông tin nội gián thì đương nhiên nhà đầu tư sẽ có lợi thế hơn so với nhà tạo lập thị trường khi tham gia giao dịch. - Với sự liên kết giữa các thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới ngày càng tăng thì những sự thay đổi của thị trường này cũng sẽ ảnh hưởng đến các thị trường khác, qua đó nó cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà tạo lập thị trường. Khi đã liên kết các thị trường với nhau thì chứng khoán của một công ty có thể niêm yết trên nhiều thị trường chứng khoán khác nhau, khi một trong những thị trường mà có chứng khoán của công ty đó niêm yết biến động thì cũng sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các thị trường còn lại. Hơn nữa, khi tham gia vào thị trường chứng khoán thế giới thì một rủi ro nữa mà công ty phải đối mặt đó chính là rủi ro tỷ giá, tỷ giá sẽ tác động đến giá chứng khoán do đó sẽ làm thay đổi lợi nhuận của công ty. - Sự cạnh tranh giữa các nhà tạo lập thị trường và các tổ chức tài chính khác. Bất kì một khách hàng nào cũng luôn muốn mình có thể thực hiện được giao dịch ở mức giá tốt nhất với mức rủi ro nhất định. Chính vì vậy, nếu muốn nhận được lệnh tù phía khách hàng thì buộc các nhà tạo lập thị trường phải yết các mức giá sát với mức giá thị trường hơn, thị trường nào mà càng có nhiều nhà tạo lập thị trường thì sự cạnh tranh này càng gay gắt. Và các nhà tạo lập thị trường phải tìm được mức giá mà làm sao vừa đảm bảo tính cạnh tranh nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì lợi nhuận cho hoạt động này. *Ở các thị trường chứng khoán khác nhau thì mô hình tổ chức của hoạt động tạo lập thị trường cũng khác nhau (xem bảng dưới). Thị trường chứng khoán nước ta ra đời khá muộn so với các nước trên thế giới nên việc tìm hiểu và nghiên cứu mô hình tổ chức hoạt động của các nước đi trước là rất cần thiết để chúng ta phát triển thị trường chứng khoán trong nước, và tuỳ từng thời điểm mà ta lựa chọn mô hình phù hợp với nước mình. Bảng thống kê các hệ thống thị trường Nước Tên Hình thức sàn Số lượng nhà tạo lập thị trường Châu Mĩ Mĩ NYSE Sàn cổ điển đấu lệnh 1 Mĩ NASDAQ Sàn điện tử đấu giá (NASDAQ) Ít nhất 1 (tối đa 3 với chứng khoán mới niêm yết) Canada Sàn GD Toronto Sàn ĐTĐL 1 Châu Âu Anh Sàn GD London Sàn điện tử đấu giá (SEAQ) và Sàn ĐTĐL (SETS) Ít nhất 1 Không có Đức Deutsche Borse Sàn cổ điển đấu lệnh và Sàn điện tử đấu giá (XETRA) 1 1 hoặc nhiều Pháp Euronext Paris Sàn ĐTĐL (NSC) 1 hoặc nhiều Hà Lan Euronext Amsterdam Sàn ĐTĐL (NSC) 1 hoặc nhiều Bỉ Euronext Brussels Sàn ĐTĐL (NSC) 1 hoặc nhiều Bồ Đào Nha Euronext Lisbon Sàn ĐTĐL (NSC) 1 hoặc nhiều Tây Ban Nha Sàn GD Maldrid Sàn ĐTĐL (SIBE) 1 hoặc nhiều Ý Sàn GD Ý Sàn ĐTĐL (MTA) Tối đa là 1 Hi Lạp Sàn GD Athens Sàn ĐTĐL (OASIS) 1 hoặc nhiều MM riêng cho trái phiếu Đan Mạch Sàn GD Copenhagen Sàn ĐTĐL 1 hoặc nhiều Áo Wiener Borse Sàn ĐTĐL 1 Phần Lan Sàn GD Hensilki Sàn ĐTĐL Tối đa là 1 Na Uy Sàn GD Oslo Sàn ĐTĐL 1 hoặc nhiều Thụy Sĩ Sàn GD Thụy Sĩ Sàn ĐTĐL 1 hoặc nhiều Ai len Sàn GD Ailen Sàn ĐTĐL 1 hoặc nhiều MM cho trái phiếu Châu Á Nhật Bản Sàn GD Tokyo Sàn ĐTĐL Không có Israel Sàn GD Tel-Aviv Sàn ĐTĐL Không có Thị trường mới nổi (Gia nhập khối Châu Âu) Ba Lan Sàn GD Warsaw Sàn ĐTĐL Ít nhất 1 Czech Sàn GD Prague Sàn ĐTĐL Ít nhất 1 Slovakia Sàn GD Ljubjana Sàn ĐTĐL Không có Malta Sàn GD Malta Sàn ĐTĐL Không có Estonia Sàn GD Estonia Sàn ĐTĐL Tối đa là 1 Cyprus Sàn GD Cyprus Sàn ĐTĐL Không có Thị trường mới nổi Ai Cập Sàn GD Cairo Sàn ĐTĐL MM riêng cho trái phiếu Thổ Nhĩ Kì Sàn GD Istanbul Sàn ĐTĐL MM riêng cho chứng khoán phái sinh Hồng Kông Sàn GD Hongkong Sàn ĐTĐL MM riêng cho chứng khoán phái sinh Ấn Độ Sàn GD Bombay Sàn ĐTĐL Không có Trong đó: - GD: giao dịch. - ĐTĐL: Điện tử đấu lệnh. - MM: Nhà tạo lập thị trường. Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (NHCTVN) 2.1/ Khái quát về Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam 2.1.1) Lịch sử hình thành và phát triển của CTCK NHCTVN Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 01/09/2000 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN). Công ty Chứng khoán NHCTVN là đợn vị thành viên của NHCTVN, được tổ chức theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do NHCTVN sở hữu 100% vốn. Công ty chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 16/11/2000. Số vốn điều lệ hiện tại của công ty là 105 tỷ đồng, còn từ khi thành lập đến trước tháng 12 năm 2004 chỉ có 55 tỷ đồng. *Tên đầy đủ : Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam. *Tên giao dịch quốc tế: Incombank Securities Co.,LTD. (viết tắt là IBS) *Hiện tại công ty có : -Một trụ sở chính ở Hà Nội: Địa chỉ: 306 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng Thành phố Hà Nội Tel : (04)9741764 (04)9741055 Fax : (04)9741760 (04)9741053 Email : ibs-ho@hn.vnn.vn Website: www.ibs.com.vn -Một chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh: Địa chỉ: 153 Hàm Nghi, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Tel : (08)9140200 Fax : (08)9140201 Email : ibs-hcm@hcm.vnn.vn -Và 7 đại lí nhận lệnh tại các chi nhánh NHCTVN như: 36 Điện Biên Phủ - TP.Hải Phòng. ĐT: (031)859859. 24 Trần Quốc Toản - TP.Đà Nẵng. ĐT: (0511)834153. 172 Nguyễn Văn Linh - TP. Đà Nẵng. ĐT: (0511)824293 65-67 Trưng Trắc - TP.Vũng Tàu. ĐT: (064)510144. 9 Phan Đình Phùng - TP.Cần Thơ. ĐT: (071)820875 Ngã tư Vũng tàu - Phường An Bình - TP.Biên Hoà. ĐT: (061)831570 218 Trần Hưng Đạo - Quận 5 - TP.Hồ Chí Minh. ĐT: (08)8547747 Theo Quyết định số 09/QĐ-CKCT1 ngày 30/12/2005 của Giám đốc Công ty về việc sắp xếp các phòng Trụ sở chính Công ty, thay cho Quyết định số 38/QĐ-NHCT, thì kể từ ngày 01/01/2006 Công ty có 7 phòng (trước đó có 6 phòng), gồm: * Khối phụ trợ: -Văn phòng Công ty (hiện tại do chị Sinh phụ trách). -Phòng Kế toán tài chính (hiện tại do chị Ngân phụ trách). -Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ (hiện tại do anh Tuấn phụ trách). *Các phòng nghiệp vụ: -Phòng Môi giới (hiện tại do anh Hùng phụ trách). -Phòng Tự doanh và Bảo lãnh phát hành (hiện tại do anh Tú phụ trách). -Phòng Quản lí danh mục đầu tư (hiện tại do anh Dũng phụ trách). -Phòng Tư vấn Tài chính doanh nghiệp (hiện tại do anh Phùng phụ trách). Mô hình tổ chức của Công ty Chứng khoán NHCT: Chủ tịch công ty Ban điều hành Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng quản lý danh mục đầu tư Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp Phòng môi giới Văn phòng công ty Phòng kế toán tài chính Phòng tự doanh và bảo lãnh phát hành Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Văn phòng Phòng kế toán lưu ký Phòng môi giới Phòng kinh doanh Đại lý tại Đà Nẵng Đại lý tại Bà Rịa Vũng Tàu Đại lý tại Cần Thơ Đại lý tại Hải Phòng Đại lý tại KCN Biên Hoà Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng là: 1Phòng Môi giới 1.1>chức năng -Đại diện giao dịch của Công ty tại các Trung tâm giao dịch. -Môi giới mua bán chứng khoán. -Nghiên cứu, phân tích thị trường chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán. -Kết toán giao dịch và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng. (Như dịch vụ cho vay cầm cố, ứng trước tiền bán chứng khoán, ứng trước tiền cổ tức, trả lời tự động qua điện thoại,…) -Lưu ký chứng khoán. 1.2>nhiệm vụ *Nghiên cứu và phân tích: -Thu thập thông tin; theo dõi, phân tích thị trường chứng khoán; đưa ra các báo cáo nghiên cứu và khuyến nghị đầu tư. -Cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán và các loại chứng khoán cho khách hàng và nội bộ Công ty. -Tổ chức tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng. *Môi giới chứng khoán: -Trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng. -Cung cấp thông tin về tài khoản và thị trường chứng khoán cho khác hàng. -Quản lý các đầu mối nhận lệnh và phát triển dịch vụ môi giới của Công ty. -Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và, đưa ra các sản phẩm mới liên quan đến hoạt động môi giới. *Kế toán giao dịch và các dịch vụ hỗ trợ khác: -Tổ chức kế toán giao dịch, hạch toán và quản lý các tài khoản tiền gửi, chứng khoán lưu ký của khách hàng. -Lưu ký và tái lưu ký chứng khoán cho khách hàng. -Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư chứng khoán liên quan đến hoạt động môi giới và lưu ký chứng khoán. *Công tác tiếp thị: -Tiếp thị và chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ môi giới và các dịch vụ hỗ trợ khác. -Đầu mối thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo và quảng bá thương hiệu Công ty. *Các nhiệm vụ khác: -Xây dựng, nghiên cứu, đề xuất, cải tiến các quy trình nghiệp vụ liên quan. -Thực hiện công tác phân tích và báo cáo hoạt động nghiệp vụ môi giới. -Đơn vị đầu mối và tham mưu quản lý hoạt động nghiệp vụ môi giới trong toàn Công ty. -Các công việc khác. 2.Tự doanh và bảo lãnh phát hành 2.1>Chức năng -Kinh doanh chứng khoán -Đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán. -Tư vấn phát hành. 2.2>Nhiệm vụ *Kinh doanh chứng khoán: -Nghiên cứu, phân tích thị trường nhằm đề xuất các phương án tự doanh chứng khoán. -Xây dựng mạng lưới khách hàng có tiềm năng giao dịch tự doanh với công ty. -Tổ chức thực hiện hoạt động tự doanh theo phương án và Quy trình tự doanh của công ty. -Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới có liên quan tới hoạt động tự doanh. *Tư vấn phát hành: -Tư vấn phát hành đối với các khách hàng là tổ chức tài chính. *Bảo lãnh và đại lý phát hành: -Xây dựng phương án bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành đối với các khách hàng. -Thiết lập và duy trì quan hệ với các đơn vị có tiềm năng phát hành chứng khoán. -Phân tích, thẩm định, đề xuất các phương án bảo lãnh phát hành chứng khoán bảo đảm an toàn và hiệu quả. -Tổ chức thực hiện đại lý, bảo lãnh phát hành theo phương án đã được phê duyệt. *Các nhiệm vụ khác -Xây dựng, nghiên cứu, đề xuất, cải tiến các quy chế, quy trình nghiệp vụ liên quan. -Thực hiện công tác phân tích và báo cáo hoạt động nghiệp vụ Tự doanh và bảo lãnh phát hành. -Đơn vị đầu mối và tham mưu quản lý hoạt động nghiệp vụ Tự doanh và bảo lãnh phát hành trong toàn Công ty. -Các công việc khác. 3.Quản lý danh mục đầu tư 3.1>Chức năng Quản lý danh mục đầu tư và uỷ thác đầu tư của khách hàng. 3.2>Nhiệm vụ -Phát triển các sản phẩm quản lý danh mục đầu tư. -Tiếp thị, tìm kiếm khách hàng sử dụng dịch vụ Quản lý danh mục đầu tư -Thực hiện đầu tư theo sự uỷ thác của khách hàng. -Theo dõi hạch toán, phân bổ giao dịch cho tài khoản uỷ thác của từng khách hàng riêng biệt, thực hiện báo cáo thông tin về tài khoản cho khách hàng. -Các nhiệm vụ khác: +Xây dựng, nghiên cứu, đề xuất, cải tiến các quy trình nghiệp vụ liên quan. +Thực hiện công tác phân tích và báo cáo hoạt động nghiệp vụ Quản lý danh mục đầu tư. +Đơn vị đầu mối và tham mưu quản lý hoạt động nghiệp vụ Quản lý danh mục đầu tư trong toàn Công ty. +Các công việc khác. 4.Tư vấn tài chính doanh nghiệp 4.1>Chức năng Các dịch vụ tư vấn liên quan đến Tài chính doanh nghiệp. 4.2>Nhiệm vụ -Tiếp thị, tìm kiếm khách hàng và thực hiện các dịch vụ tư vấn: Xác định giá trị doanh nghiệp, cổ phần hoá… -Tiếp thị, tìm kiếm khách hàng và thực hiện dịch vụ tư vấn niêm yết, đăng kí giao dịch, lưu ký chứng khoán. -Tiếp thị, tìm kiếm khách hàng và thực hiện các hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp khác như: tư vấn thành lập, chia, tách, sát nhập, hợp nhất… -Các nhiệm vụ khác: +Xây dựng, nghiên cứu, đề xuất, cải tiến các quy trình nghiệp vụ liên quan. +Thực hiện công tác phân tích và báo cáo hoạt động nghiệp vụ Tư vấn tài chính doanh nghiệp. +Đơn vị đầu mối và tham mưu quản lý hoạt động nghiệp vụ Tư vấn tài chính doanh nghiệp trong toàn Công ty. +Các công việc khác. 5.Phòng kế toán tài chính 5.1>Chức năng -Quản lý tài chính. -Hạch toán kế toán. -Ngân quỹ. 5.2>Nhiệm vụ *Quản lý tài chính. -Tham mưu và thực hiện việc quản lý, điều hành và khai thác vốn trong hoạt động kinh doanh của Công ty. -Lập kế hoạch tài chính năm, quý và giám sát việc thực hiện kế hoạch được duyệt. -Giám sát về tài mặt chính trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch mua sắm tài sản, quản lý trang thiết bị, tài sản của Công ty. -Tham mưu về các vấn đề phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ, thu chi tài chính. -Tham mưu về xây dưng đơn giá tiền lương, thanh toán tiền lương, thưởng. *Hạch toán kế toán: -Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại công ty. -Theo dõi biến động tài khoản tiền gửi, tiền vay của công ty ở các tổ chức tài chính tín dụng. *Ngân quỹ: -Thực hiện công tác ngân quỹ -Quản lý an toàn két tiền mặt của Công ty. *Công tác báo cáo, kiểm tra, kiểm soát: -Lập báo cáo tài sản có và tổng hợp báo cáo toàn công ty theo quy định -Định kỳ hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra công tác kế toán tài chính Chi nhánh để kịp thời phát hiện sai sót và có biện pháp khắc phục và sử lý. *Các nhiệm vụ khác: -Xây dưng, nghiên cứu, đề xuất, cải tiến các quy chế quy trình nghiệp vụ liên quan. -Thực hiện công tác phân tích và báo cáo hoạt động nghiệp vụ kế toán tài chính. -Đơn vị đầu mối và tham mưu quản lý hoạt động nghiệp vụ Kế toán tài chính trong toàn công ty. -Các công việc khác. 6.Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Chức năng nhiệm vụ theo quyết định 38/QĐ-NHCT ngày 18/12/2001 của chủ tịch Công ty về Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng Kiểm soát nội bộ Công ty Chứng khoán Công thương. 7.Văn phòng Công ty 7.1>Chức năng -Hành chính - tổng hợp. -Quản trị - tin học. -Tổ chức cán bộ và đào tạo. -Quản lí lao động và tiền lương. 7.2>Nhiệm vụ *Hành chính - tổng hợp: -Tổng hợp chương trình công tác của các phòng, ban. Bố trí sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần của Ban điều hành Công ty. -Bố trí thư ký trong các cuộc họp theo yêu cầu của Giám đốc. -Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo đúng quy định của Công ty và các quy định của pháp luật. Quản lý con dấu theo đúng quy định của pháp luật. -Phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Công ty. -Đầu mối trong việc triển khai công tác thi đua. -Tổ chức, thực hiện công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cán bộ nhân viên Công ty. -Tổ chức thực hiện công tác an ninh, bảo vệ, giữ gìn an toàn tài sản và an ninh trật tự toàn Công ty. *Quản trị - tin học: -Xây dựng kết hoạch mua sắm tài sản và triển khai thực hiện việc mua sắm thiết bị, phương tiện làm việc của Công ty theo đúng quy định. Tổ chức quản lý, bảo dưỡng tài sản cố định theo định kì. -Xây dựng và hướng dẫn thực hiện nội quy, sử dụng trang thiết bị của cơ quan. Trực tiếp quản lý tổng đài, xe ô tô và các tài sản khác của Công ty. -Tham mưu đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của Công ty, soạn thảo kế hoạch hàng năm phát triển tin học nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh của Công ty. -Quản lý hệ thống tin học, gồm cả phần cứng, phần mềm và hệ thống mạng máy tính của Công ty. *Tổ chức cán bộ và đào tạo: -Tham mưu cho Ban điều hành xây dựng bộ máy tổ chức nhân sự, sắp xếp, phân công lao động giữa các đơn vị trong Công ty đảm bảo phát huy tốt năng lực của từng các nhân, đáp ứng yêu cầu công tác kinh doanh. -Giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo, quy hoạch cán bộ, làm thủ tục đề bạt cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Giám đốc công ty. *Quản lý lao động và tiền lương: -Tham mưu cho Ban điều hành Công ty về chính sách, chế độ tiền lương đối với người lao động. -Tham mưu cho Giám đốc công ty trong việc tuyển dụng, kí kết, huỷ bỏ hợp đồng lao động với người lao động, cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, quản lý người lao động theo đúng Luật lao động và các quy định về quản lý lao động của Công ty. *Các nhiệm vụ khác: -Xây dựng, nghiên cứu, đề xuất, cải tiến các quy chế quy trình nghiệp vụ liên quan. -Thực hiện công tác phân tích và báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định. -Đơn vị đầu mối và tham mưu quản lý hoạt động nghiệp vụ trong toàn Công ty. -Các công việc khác. 2.1.2) Cơ cấu tổ chức nhân sự. Đội ngũ cán bộ của IBS là những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tín dụng, pháp luật, đầu tư, kinh doanh tiền tệ và được lựa chọn chủ yếu từ NHCTVN. IBS luôn đặt yếu tố con người lên trên hết và coi đó là điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công và sự phát triển của Công ty, vì vậy IBS luôn chú trọng tới hoạt động đào tạo con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng. Các cán bộ quản lý và kinh doanh của IBS đều được trải qua các khoá đào tạo về chứng khoán cả trong nước lẫn ngoài nước; có các chuyến đi khảo sát thực tế thị trường chứng khoán các nước Châu Âu, Châu Á nhằm giúp cán bộ của IBS có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế từ các nước có thị trường chứng khoán đã rất phát triển. Hiện nay, phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh của IBS đã trải qua kì thi sát hạch và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán. Đồng thời các cán bộ quản lý và kinh doanh đều có bằng cử nhân chuyên ngành Tài chính ngân hàng, chứng khoán, đầu tư trở lên. Trước đây, số cán bộ quản lý và kinh doanh làm việc tại IBS là 55 người (trong đó có: 3 tiến sĩ, 6 thạc sĩ, 46 cử nhân). Hiện nay, số cán bộ đã là hơn 70 người, trụ sở chính có khoảng 40 người và chi nhánh khoảng 30 người. Về phía ban lãnh đạo của IBS gồm có: *Ông Nguyễn Thạc Hoát: -Chủ tịch Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công Việt Nam. -Uỷ viên Hội đồng quản trị NHCTVN. -Lĩnh vực chuyên môn: Tài chính - Ngân hàng. -Học vấn : Tiến sỹ kinh tế. -Kinh nghiệm công tác: hơn 23 năm trong ngành Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoán. *Bà Phạm Thị Tuyết Mai: -Giám đốc Công ty Chứng khoán NHCTVN. -Lĩnh vực chuyên môn: Tài chính - Ngân hàng. -Học vấn : Tiến sỹ kinh tế. -Kinh nghiệm công tác: hơn 22 năm trong ngành Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoán, Bảo hiểm. *Ông Phạm Ngọc Phú: -Phó Giám đốc Công ty Chứng khoán NHCTVN. -Lĩnh vực chuyên môn: Tài chính - Ngân hàng. -Học vấn : Tiến sỹ kinh tế. -Kinh nghiệm công tác: hơn 18 Năm trong ngành Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoán. *Ông Hà Khánh Thuỷ: -Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. -Lĩnh vực chuyên môn: Tài chính - Ngân hàng. -Học vấn : Cử nhân kinh tế. -Kinh nghiệm công tác: hơn 18 năm trong ngành Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoán. 2.1.3) Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây Bảng Kết quả kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Vốn chủ sở hữu 55 000 000 000 55 000 000 000 55 000 000 000 105 000 000 000 Tổng tài sản 60 126 225 293 89 909 287 107 553 470 458 099 417 939 327 038 Doanh thu 3 440 980 326 6 557 629 308 11 359 551 959 37 071 044 617 Chi phí 2 185 130 593 4 175 004 785 10 027 039 981 26 788 259 344 Lợi nhuận 1 466 564 667 1 655 944 397 4 836 578 430 11 275 458 287 Bảng Lợi nhuận sau thuế của các CTCK (Đơn vị tính: đồng) Thµnh viªn N¨m 2001 N¨m 2002 N¨m 2003 N¨m 2004 BVSC 1 941 102 285 337 884 024 563 447 487 6 604 348 681 BSC 2 104 393 801 566 420 602 667 625 376 6 779 634 197 SSI 696 716 105 499 714 791 108 424 197 13 204 744 480 FSC 2 128 953 870 1 586 007 154 1 328 912 719 11 446 292 694 TSC 527 854 357 (664 888 071) (564 228 990) 2 282 166 893 ACBS 7 647 210 115 2 033 737 369 1 732 926 661 15 434 147 805 IBS 1 466 564 677 1 655 944 397 4 836 578 430 11 313 832 925 AGISECO 2 837 697 281 4 001 259 166 11 476 897 256 VCBS 4 307 454 049 19 700 880 772 34 989 482 897 MSC (1 926 716 055) (985 765 735) HSC 2 149 098 845 5 655 915 918 HPS 0 DAS 1 521 740 546 Tæng céng 16 512 795 210 13 159 971 566 32 598 208 608 119 723 438 557 Bảng Tỉ trọng lợi nhuận sau thuế của Công ty so với toàn thị trường ChØ tiªu N¨m 2001 N¨m 2002 N¨m 2003 N¨m 2004 IBS 1 466 564 677 1 655 944 397 4 836 578 430 11 313 832 925 Tæng céng toµn thÞ tr­êng 16 512 795 210 13 159 971 566 32 598 208 608 119 723 438 557 Tû träng 8.88% 12.58% 14.84% 9.45% Trong đó: - BVSC: Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. - BSC: Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - SSI: Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn. - FSC: Công ty cổ phần chứng khoán Đệ nhất. - TSC: Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Thăng Long. - ACBS: Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Á Châu. - IBS:Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam. - AGRISECO: Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam. - VCBS: Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - MSC: Công ty cổ phần chứng khoán Mê kông. - HSC: Công ty cổ phần chứng khoán Hồ Chí Minh. - HPS (HASECO): Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng. - DAS: Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Đông Á. Qua các bảng trên ta thấy, lợi nhuận của Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam liên tục tăng qua các năm, đồng thời cũng là một trong những công ty chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao so với tổng lợi nhuận của toàn thị trường. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhất không thể không nói tới VCBS, một công ty tuy ra đời sau (27/5/2002) nhưng luôn là công ty chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao nhất trong số tất cả các công ty chứng khoán trên thị trường. Đặc biệt, năm 2004 tỷ trọng lợi nhuận của CTCK NHCTVN so với toàn thị trường giảm đáng kể so với năm 2003 (từ 14,84% xuống còn có 9,45%), mặc dù lợi nhuận của Công ty cũng tăng nhưng không thực sự ấn tượng so với các công ty chứng khoán khác (ví dụ như SSI, ACBS,...) nên đã làm tỷ trọng của Công ty bị giảm. Nếu Công ty không có các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì khó có thể cạnh tranh được với các công ty chứng khoán khác 2.2/ Thực trạng hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán NHCTVN Thị trường chứng khoán Việt Nam ngay trong đầu năm 2006 đã có sự mở màn đầy ấn tượng với sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu tham dự lễ khai trương phiên giao dịch đầu tiên của năm Bính Tuất tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Qua đó thể hiện rất rõ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với thị trường chứng khoán. Cũng có rất nhiều nhận định khả quan về thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2006 như: Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm cho rằng sẽ có thêm ngày càng nhiều các tổ chức dịch vụ chứng khoán quốc tế sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay. Hay như nhận định của ông Trần Thanh Tân, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ VFM: "Vào tháng 6/2006, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ có thêm 4 quỹ nước ngoài mới tham gia với quy mô 50 - 100 triệu USD/quỹ". Bốn quỹ tiềm năng này gồm: một quỹ đến từ Thụy Sỹ, một quỹ đến từ Đông Âu, một quỹ đến từ Nhật Bản và một quỹ lớn của Mỹ. Hơn nữa, vào ngày 2/2/2006 Merrill Lynch, một trong những công ty tư vấn và quản lí tài chính hàng đầu thế giới, đã đưa ra một báo cáo nghiên cứu đầy ấn tượng dài tới 52 trang về Việt Nam, một trong những điểm chính của báo cáo có liên quan đến thị trường vốn của Việt Nam. Sau đây là dự đoán của Merrill Lynch về một số chỉ tiêu năm 2006 của thị trường Việt Nam, có so sánh với một số thị trường khác trong khu vực: Thị trường Tăng trưởng EPS (%) P/E (lần) ROE (%) Việt Nam 20,2 9,7 29,8 Inđônêxia 13,9 12,7 20,4 Malaixia 10,8 13,0 14,9 Philippin 15,0 10,8 12,9 Singapo 9,6 14,5 12,8 Thái lan 3,8 9,6 19,9 Nhật Bản 9,7 18,7 11,8 Trung Quốc 6,8 11,6 16,8 Hồng Kông 0,9 13,7 12,6 Hàn Quốc 9,4 10,2 16,0 Đài Loan 11,0 12,0 17,1 Úc 10,8 14,5 18,0 Ấn Độ 18,5 14,7 24,2 Pakixtan 10,4 11,3 27,1 Nhờ những tín hiệu tốt như vậy mà từ đầu năm đến nay một lượng tiền lớn đã được đổ vào thị trường chứng khoán, số lượng tài khoản mở mới chỉ tính riêng từ đầu năm 2006 đến nay đã cao hơn khoảng 2 đến 3 lần tổng số tài khoản được mở từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động đến hết năm 2005. Chính điều này đã làm cho chỉ số VN-Index ngay những tháng đầu năm 2006 tăng một cách chóng mặt từ 307,5 điểm vào ngày 31/12/2005 lên 591,39 điểm vào ngày 21/4/2006, vượt qua ngưỡng cao nhất đã từng đạt được là 571,04 điểm vào tháng 6/2001 và cũng vượt ra ngoài mọi sự dự đoán của các chuyên gia phân tích thị trường (còn tính đến ngày 04/05/2006 thì chỉ số VN-Index là 609,52 điểm). Nhờ sự chuyển biến tích cực từ Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nên nó đã ảnh hưởng tốt tới hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC - Index cũng tăng khá ấn tượng từ mức dưới 100 điểm lên tới 201,56 điểm cũng vào ngày 21/4/2006. Với những sự trên trên đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán, ngay cả các công ty chứng khoán trước kia có rất ít khách hàng đến giao dịch ( như AGRISECO, HASECO,…) thì bây giờ cũng nhộn nhịp hẳn lên, hầu hết các công ty chứng khoán đều thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện tại CTCK NHCTVN chưa triển khai cũng như xây dựng chiến lược phát triển cho hoạt động tạo lập thị trường của công ty. CTCK NHCTVN, cũng như các công ty chứng khoán khác, trong giai đoạn hiện nay mới chỉ chú trọng phát triển một số hoạt động nhằm củng cố và mở rộng thị phần cũng như xây dựng thương hiệu cho công ty mà chưa chú trọng đến hoạt động tạo lập thị trường. 2.3/ Đánh giá thực trạng hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán NHCTVN 2.3.1) Kết quả. Mặc dù theo như tìm hiểu ở thị trường một số nước thì hoạt động tạo lập thị trường đem lại cho công ty rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, vì nếu công ty muốn trở thành nhà tạo lập thị trường cho bất kì một loại chứng khoán nào thì phải chứng minh chất lượng đội ngũ nhân sự có đủ khả năng để thực hiện việc đó; củng cố thêm uy tín đối với khách hàng, nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty, cũng giống như các công ty khi tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, lấy Hapaco (công ty cổ phần Giấy Hải Phòng) làm ví dụ: trước khi tham gia thị trường chứng khoán thì công ty này mới chỉ là một doanh nghiệp địa phương không được mấy ai biết đến, nhưng sau khi tham gia vào thị trường chứng khoán thì công ty này đã thu hút được sự chú ý của nhiều người và hiện tại đã trở thành doanh nghiệp lớn thứ 2 của ngành giấy, chỉ sau Công ty giấy Bãi Bằng; khi khách hàng muốn giao dịch loại chứng khoán đó thì khách hàng sẽ nghĩ đến công ty, do công ty nắm giữ một lượng lớn chứng khoán và sẵn sàng mua hoặc bán theo các mức giá đã yết nên giao dịch của khách hàng sẽ dễ thành công hơn, qua đó sẽ tăng thu nhập cho công ty thông qua việc thu phí giao dịch; mặt khác do lợi thế về mặt thông tin nên sẽ giúp công ty cơ cấu danh mục đầu tư của mình hiệu quả hơn, nhờ vậy mà sẽ giảm rủi ro cho công ty; hơn nữa, khi trở thành nhà tạo lập thị trường thì sẽ nhận được những ưu đãi nhất định từ phía các cơ quan quản lí thị trường như ưu đãi về vốn (chẳng hạn nếu công ty gặp khó khăn trong thanh toán thì sẽ được cho vay với mức lãi suất ưu đãi,…), được sự bảo hộ từ phía cơ quan quản lí (vì nếu công ty chứng khoán mà gặp khó khăn thì sẽ gây bất lợi cho hoạt động của thị trường, đặc biệt nếu nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường thì dễ dẫn đến việc thoái lui đầu tư và gây sụp đổ thị trường),… Bất kì một công ty nào trên thị trường đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, trừ trường hợp là công ty của nhà nước, nên nếu lợi nhận không đủ hấp dẫn thì sẽ không thể thu hút sự tham gia của các công ty chứng khoán hay bất kì tổ chức tài chính nào triển khai hoạt động trên. Nhất là ở Việt Nam việc trở thành nhà tạo lập thị trường trong thời điểm này không hề thuận lợi, do thiếu cả cơ chế hoạt động lẫn các khuyến khích cần thiết để các công ty chứng khoán hay tổ chức tài chính có thể triển khai hoạt động. Đặc biệt, sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán cũng ngày càng khốc liệt do ngày càng có nhiều CTCK mới gia nhập vào thị trường, các CTCK ra đời sau muốn cạnh tranh được buộc phải hạ mức phí xuống. Chính điều đó phần nào đã ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty, vì vậy ở thời điểm này việc củng cố thị phần ở các hoạt động hiện tại được các công ty chứng khoán quan tâm hơn. Nếu các công ty chứng khoán không triển khai tốt các hoạt động hiện tại thì khó có thể triển khai các hoạt động mới được. Do đó, việc CTCK NHCTVN chưa triển khai hoạt động trên trong thời điểm hiện tại cũng không phải là một điều khó hiểu. 2.3.2) Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1) Hạn chế Hoạt động tạo lập thị trường hiện tại vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các công ty chứng khoán, và CTCK NHCTVN cũng vậy. Tuy Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã từng công bố trở thành nhà tạo lập thị trường cho trái phiếu chính phủ, nhưng hoạt động của nó vẫn mang tính chất kinh doanh hơn và cũng không có được sự thừa nhận từ phía cơ quan quản lí thị trường. Mặc dù việc trở thành nhà tạo lập thị trường có rất nhiều lợi thế, tuy nhiên bên cạnh những lợi thế đó thì vẫn có rất nhiều mặt bất lợi. Những mặt bất lợi dễ gây thiệt hại cho công ty khi trở thành nhà tạo lập thị trường có thể kể đến là: họ luôn phải đối mặt với các nhà đầu cơ, giao dịch nội gián có thể phá hoại thị trường bất cứ lúc nào; phải đầu tư cơ sở vật chất ban đầu khá lớn, nếu không phải là công ty có tiềm lực tài chính mạnh thì khó có thể thực hiện được; vốn bị ứ đọng do phải nắm giữ một lượng lớn chứng khoán mà họ muốn tạo lập, do phải nắm giữ lượng lớn chứng khoán của một vài công ty mà họ tạo lập thị trường nên kết cấu danh mục đầu tư không được linh động như các nhà đầu tư khác và đôi lúc họ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình, nhất là nếu chứng khoán mà họ tạo lập bị rớt giá thì thiệt hại cũng không phải là nhỏ;… 2.3.2.2) Nguyên nhân CTCK NHCTVN tuy cũng là một trong những CTCK mạnh nhưng để trở thành nhà tạo lập thị trường thì ở thời điểm này vẫn chưa thích hợp. Có rất nhiều nguyên nhân chưa cho phép CTCK NHCTVN có triển khai hoạt động này, trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan a) Nguyên nhân chủ quan Mặc dù có sự hậu thuẫn của ngân hàng mẹ, Ngân hàng Công thương Việt Nam, nhưng xét về quy mô vốn của Công ty (hiện tại vốn chủ sở hữu của Công ty là 105 tỷ VNĐ) thì chưa phải là công ty có số vốn lớn nhất. Công ty có vốn lớn nhất hiện nay là CTCK Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam với số vốn điều lệ hiện tại là 200 tỷ VNĐ, hiện tại các CTCK trong nước khác cũng đã và đang có kế tăng vốn điều lệ như CTCK Habubank, CTCK Sài Gòn,… Sắp tới cũng có nhiều công ty nước ngoài với tiềm lực vốn mạnh có thể sẽ gia nhập vào thị trường chứng khoán của Việt Nam. Thêm vào đó, với việc đẩy nhanh việc cổ phần hoá và bán bớt phần vốn của nhà nước ra bên ngoài thì có khả năng sẽ có nhiều công ty nên niêm yết trên thị trường chứng khoán như: Công ty cổ phần (CTCP) Thuỷ điện Ry Ninh II, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), CTCP Vật tư Xăng dầu (Comeco),… Vì vậy, nếu không có kế hoạch tăng vốn thì khó cạnh tranh với các công ty chứng khoán khác chứ chưa nói đến việc trở thành nhà tạo lập thị trường. Đội ngũ cán bộ của Công ty tuy hầu hết đã được đào tạo ở trong nước cũng như ở nước ngoài, nhưng vẫn cần có thêm thời gian để trau đồi thêm kiến thức cả lí thuyết lẫn thực tiễn nếu công ty muốn trở thành nhà tạo lập thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù đã chính thức đi vào hoạt động được gần 6 năm nhưng so với thế giới thì vẫn còn quá trẻ, những diễn biến trên thị trường hầu như vẫn nằm ngoài dự kiến của các chuyên gia, vì vậy Công ty vẫn cần thêm thời gian để ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế ở Việt Nam. Hơn nữa, đội ngũ nhân sự của Công ty hiện tại vẫn đang bị thiếu khá trầm trọng ngay cả ở những hoạt động chính của Công ty như Môi giới hay Quản lí danh mục đầu tư, vì vậy khó có thể triển khai thêm hoạt đông mới. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện tại cũng chưa cho phép Công ty thực hiện hoạt động tạo lập thị trường. Hiện tại, Công ty vẫn tiếp tục tiến hành sửa chữa lớn ở trụ sở chính. Tốc độ đường truyền của mạng máy tính ở Công ty vẫn còn yếu, khi nào mà khách hàng đông là tốc độ máy rất chậm, rất khó để vào mạng và chương trình hay bị lỗi. b) Nguyên nhân khách quan Hiện tại ở Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán mới chỉ là các Quyết định, Nghị định, Thông tư mà chưa có một luật riêng để điều chỉnh. Mà trong các văn bản pháp quy này cũng chưa đề cập đến vấn đề nhà tạo lập thị trường. Tuy vấn đề nhà tạo lập thị trường cũng đã được quan tâm, thể hiện thông qua việc: vào ngày 13/03/2006, Bộ Tài chính phối hợp với Viện Nghiên cứu Nomura của Nhật Bản đã tổ chức Hội thảo về hệ thống các nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam. Hội thảo này là một trong những hoạt động trong khuôn khổ của Dự án Hỗ trợ kĩ thuật song phương giữa Bộ Tài chính Việt nam và Bộ Tài chính Nhật Bản với mục tiêu chính là xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động thị trường trái phiếu. Nhưng vấn đề này mới chỉ được đem ra để bàn bạc chứ chưa có những bước đi cụ thể rõ ràng. Những công cụ để giúp Công ty có thể phòng ngừa rủi ro như các hợp đồng quyền chọn (hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua hoặc được bán một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định - theo Giáo trình thị trường chứng khoán), bán khống (theo quy tắc 3B-3, Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ đã định nghĩa như sau: "Thuật ngữ bán khống có nghĩa là bất cứ việc bán chứng khoán nào mà người bán không có chứng khoán hay việc bán mà chứng khoán đem giao lại được người bán mượn của người khác"),… cũng chưa được quy định, thậm chí việc bán khống còn bị cấm vì sợ các nhà đầu tư có thể tận dụng nó để làm lũng đoạn thị trường. Tuy sắp tới luật chứng khoán có thể sẽ cho phép các nhà đầu tư được bán khống nhưng vẫn phải chờ Quốc hội thông qua. Mặc dù thị trường chứng khoán có tốc độ tăng trưởng rất mạnh trong những tháng đầu năm 2006, nhưng việc nắm giữ các loại chứng khoán nợ vẫn gây rủi ro cho Công ty khi lãi suất trên thị trường thế giới liên tục tăng, việc này có thể làm tăng lãi suất ở trong nước, qua đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Với tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán những tháng vừa qua thì việc trở thành nhà tạo lập thị trường cũng sẽ gây bất lợi cho công ty, nhất là nhà nước lại chưa có cơ chế khuyến khích đối với hoạt động này, nên nếu triển khai hoạt động này thì lợi nhuận cũng không thể bằng hoạt động tự doanh được. Thông tin trên thị trường vừa thiếu vừa không cập nhật. Các thông tin từ phía các công ty niêm yết thì chủ yết là các thông tin mang tính bắt buộc, chứ hầu như các công ty vẫn chưa chủ động cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Còn thông tin trên thị trường OTC thì càng khó tìm hiểu hơn nếu không có các mối quen biết rộng. Đôi khi các công ty còn đưa thông tin không chính xác làm cho các nhà đầu phân tích sai dẫn đến thiệt hại cho các nhà đầu tư (chẳng hạn như vụ gian lận tài chính tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long,…). Việc quản lí thông tin từ phía các cơ quan quản lí thị trường cũng như xử lí các vi phạm trong việc công bố thông tin chưa được tốt. Chính vì vậy rất khó để đánh giá chính xác về cổ phiếu của các công ty. Do đó, nếu trở thành nhà tạo lập thị trường thì rủi ro đối với công ty càng cao. Chuẩn mực kế toán thì vẫn chưa thống nhất. Đa số các công ty đều có 2 Báo cáo tài chính, một báo cáo công khai còn một báo cáo sử dụng trong nội bộ công ty. Các công ty thường lợi dụng sự không thống nhất trong chuẩn mực kế toán để thay đổi số liệu theo ý của mình. Một quan chức trên Uỷ ban chứng khoán đã từng nói: do đa phần các nhà đầu tư chưa biết cách đọc các Báo cáo tài chính nên mới dám đầu tư, chứ một người mà biết cách đọc báo cáo tài chính thì đọc xong họ dám đầu tư. Sự không thống nhất trong các báo cáo tài chính của các công ty cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà tạo lập thị trường. Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay chưa phải là các công ty tiêu biểu đại diện cho nền kinh tế, và không phải công ty nào hoạt động cũng tốt thậm chí có công ty còn bị thua lỗ (chẳng hạn như Công ty cổ phần Bê tông 620 - Châu Thới đã từng bị thua mấy năm liên tục và suýt nữa là không được giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nữa). Chính vì vậy, việc trở thành nhà tạo lập thị trường trong thời điểm này đối với các công ty chứng khoán mà nói là cực kì rủi ro. Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NHCTVN 3.1/ Định hướng phát triển Công ty chứng khoán NHCTVN Theo như Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005, phương hướng và biện pháp công tác năm 2006 có đoạn: Năm 2006 - 2010 sẽ là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện về bản chất sở hữu, mô hình tổ chức, cơ chế quản trị điều hành, quy mô chất lượng hoạt động. Tất cả mọi mặt sẽ phải đổi mới để tồn tại,phát triển tốt hơn, Công ty Chứng khoán NHCTVN chắc chắn sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong năm tới. Phương hướng hoạt động trong năm tới của Công ty là Mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần các sản phẩm dịch vụ của công ty trên thị trường, xây dựng cho được bản sắc và thương hiệu. Chỉ tiêu kế hoạch tổng hợp : -Môi giới: Thị phần đạt 10%, tăng 2,2%. -Tự doanh: Quy mô nguồn vốn: 550 tỷ đồng, tăng 35%, trong đó cổ phiếu 50 tỷ đồng. -Bảo lãnh và phát hành: Doanh số: 1500 tỷ đồng, tăng 328%. -Uỷ thác đầu tư: 1200 tỷ đồng, tăng 18%. -Quản lý danh mục đầu tư: Giá trị 100 tỷ đồng, tăng 58%. -Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Giá trị hợp đồng ký kết 3,32 tỷ đồng, tăng 10%. -Lợi nhuận: 16 tỷ đồng, tăng 12%. Nhìn chung, định hướng phát triển của Công ty vẫn rất chung chung mà chưa có các biện pháp cụ thể rõ ràng để thực hiện. Đồng thời, việc có triển khai hoạt động tạo lập thị trường hay không cũng không được Công ty nhắc tới trong chiến lược phát triển của mình. Mà trong giai đoạn sắp tới (2006 - 2010) Công ty vẫn tập chung phát triển các hoạt động truyền thống của Công ty. 3.2/ Giải pháp Muốn thúc đẩy hoạt động tạo lập thị trường thì trước tiên phải có sự ủng hộ và giúp đỡ từ phía cơ quan quản lí thị trường. Trước hết, phải hoàn thiện hệ thống luật pháp, thống nhất các luật chuyên ngành với nhau thành một bộ luật chung, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa các luật. Nên đưa vấn đề nhà tạo lập thị trường vào trong luật để quản lí và cần có các biện pháp khuyến khích cần thiết để thu hút các công ty chứng khoán cũng như các tổ chức tài chính khác quan tâm hơn tới việc tham gia trở thành nhà tạo lập thị trường. Các vấn đề về cơ sở hạ tầng kĩ thuật cũng cần được quan tâm. Nhất là từ phía cơ quan quản lí thị trường, cần nâng cấp và đồng bộ hoá các chương trình của trung tâm giao dịch, cả Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội lẫn Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, cần nắm vững các chương trình của hệ thống hay xây dựng các chương trình riêng để tránh phụ thuộc vào phía đối tác và chủ động hơn trong việc xử lí các vấn đề về kĩ thuật, chẳng hạn như lô giao dịch. Xây dựng chương trình phần mềm quản lí dữ liệu về các doanh nghiệp trong đó có sự phân cấp về mặt thông tin, chẳng hạn như thông tin từ nhiều người biết cho đến ít người biết hay thông tin miễn phí, thông tin cần phải mất tiền, thông tin dành cho các đối tượng đặc biệt,…Về phía các công ty chứng khoán thì cũng nên nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất của mình. Chủ động xây dựng các trương trình sao cho tương thích với các trương trình của trung tâm để trách các rủi ro không đáng có cho công ty, ví dụ như lỗi đường truyền hay đường truyền chậm. Hệ thống cơ sở vật chất sao cho thuận tiện khi khách hàng giao dịch và phát triển các hoạt động của công ty. Một mặt để phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, mặt khác để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Các công ty chứng khoán cũng cần xây dựng cho mình đội ngũ nhân lực đủ khả năng để có thể thực hiện tốt hoạt động tạo lập thị trường. Bên cạnh kinh nghiệm làm việc thực tế thì nên tạo điều kiện cho họ trau dồi các kiến thức mới. Chẳng hạn như xây phòng tư liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho họ nghiên cứu, thuê các chuyên gia có kinh nghiêm về giảng dạy,… Đồng thời cần có các chính sách phù hợp để có thể thu hút và sử dụng nhân tài. Các công ty chứng khoán cũng cần xây dựng cho mình chiến lược phát triển trung và dài hạn và một số các biện pháp cụ thể để đạt được. Xác định nhóm chứng khoán mà công ty sẽ đầu tư, như: đầu tư vào chứng khoán của các công ty có tốc độ tăng trưởng ổn định, nhóm chứng khoán của các công ty có độ rủi ro cao,… và kiên định theo mục tiêu mà mình đã lựa chọn, tránh việc "đứng núi này, trông núi nọ" vì nếu không rất dễ dẫn đến thua lỗ. Phát huy nghiệp vụ mà công ty có thế mạnh, bên cạnh đó tiếp tục nâng cao các nghiệp vụ khác, tránh việc đầu tư dàn trải mà lại không có hiệu quả. Trên cở đó, định vị cho công ty nhóm khách hàng mục tiêu và tập chung phát triển nhóm khách hàng đó, nhằm tạo cho công ty lượng khách hàng nhất định khi tham gia trở thành nhà tạo lập thị trường. Ngoài ra, các công ty chứng khoán nên thành lập hẳn một phòng chuyên thu thập và xử lí thông tin cho toàn công ty. Như vây, việc thu thập và xử lí thông tin sẽ được tiến hành một cách chuyên nghiệp hơn, các thông tin thu thập được cũng sẽ có chất lượng hơn. Phòng này có thể sẽ phân tích sơ qua về các thông tin thu thập được, sau đó thì các thông tin sẽ được chuyển tải về cho các phòng. Và tuỳ từng mục đích sử dụng khác nhau mà các phòng mà các phòng sẽ tiến hành sử lí sâu hơn các thông tin được cung cấp, hoặc bỏ qua các thông tin mà không phù hợp với phòng mình. Nếu là công ty lớn, thì có thể đầu tư nhiều hơn cho phòng này để ngoài việc ngoài việc đáp ứng nhu cầu cho chính công ty mình, thì các thông tin đó có thể đem bán cho các công ty khác. 3.3/ kiến nghị Theo như định hướng phát triển Công ty chứng khoán NHCTVN thì sắp tới Công ty sẽ có những thay đổi căn bản. Do đó, thời gian tới có thể là thời điểm thuận lợi cho việc chuẩn bị những tiền đề để Công ty trở thành nhà tạo lập thị trường. Thứ nhất, Công ty cần chuẩn bị các điều kiện về vốn. Công ty nên có các biện pháp để tăng vốn điều lệ. Một mặt, để đảm bảo yêu cầu cạnh tranh, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi quy mô giao dịch của thị trường đang tăng mạnh và các CTCK khác vẫn tiếp tục tăng vốn điều lệ, do có một lượng vốn lớn đang tiếp tục tục đổ vào thị trường chứng khoán; mặt khác, thời gian tới có thể sẽ có nhiều công ty niêm yết có vốn lớn tham gia vào thị trường nên việc tăng vốn lên là cũng là một đòi hỏi cần thiết và cũng khá cấp bách kể cả khi CTCK NHCTVN chưa có ý định trở thành nhà tạo lập thị trường. Thứ 2, Công ty cần chuẩn bị điều kiện về nguồn nhân lực. Công ty cũng nên có các biện pháp để có thể thu hút được đội ngũ nhân sự có chất lượng để có thể đáp ứng các yêu cầu phát triển hiện tại cũng như trong tương lai của Công ty. Hiện tại, Công ty đang áp dụng mức lương kinh doanh nhằm khuyến khích nâng cao năng suất lao động trong toàn Công ty. Ngoài ra, nếu điều kiện tài chính cho phép Công ty có thể trả mức lương cao hơn so với trung bình của thị trường để có thể thu hút đội ngũ lao động giỏi và giữ chân những người lao động hiện có của Công ty, mà trước đó một công ty của Nhật đã áp dụng rất thành công, còn ở Việt Nam thì Công ty Xi măng Chinfong cũng đã từng áp dụng khá thành công còn hiện tại là Công ty Xi măng Hải Phòng. Hay Công ty có thể tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hoà đồng và quan tâm tới đời sống của những người lao động để tạo cho người lao động cảm giác gần gũi, gắn bó đối với Công ty, qua đó phát huy tốt nhất năng lực làm việc của họ. Hoặc tạo môi trường làm việc có thể giúp họ phát huy khả năng sáng tạo của mình, ví dụ như định kì tổ chức các cuộc thi đóng góp ý tưởng để xây dựng công ty hay các sản phẩm dịch vụ mới… Thứ 3, Công ty cũng cần phải chuẩn bị về cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Để bắt kịp tốc độ phát triển chung của thị trường thì Công ty cũng đang tiến hành sửa chữa lớn ở trụ sở chính và dự tính mua sắm các trang thiết bị mới lắp đặt lắp đặt thêm cho Công ty. Nhân dịp này, Công ty nên mua các trang thiết hiện đại luôn để tránh việc sử dụng được mấy năm lại phải thay, vì mỗi lần thay là lại ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Đồng thời, Công ty cũng nên nâng cấp lại hệ thống phần mềm mà Công ty đang sử dụng bởi vì tốc độ đường truyền hiện nay là rất chậm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như ở phòng Môi giới, hiện nay khối lượng công việc là rất lớn, nhiều hôm buổi sáng 12 giờ vẫn còn khách hàng đến giao dịch và khách hàng kêu ca vì để họ phải chờ lâu, còn buổi chiều thì đến tận 6 giờ mà công việc vẫn còn nhiều. Thứ 4, Công ty cũng nên thành lập một phòng thu thập và xử lí thông tin riêng. Hiện nay, ở Công ty những phòng nghiệp vụ chính hầu như đều có người chuyên thu thập thông tin riêng của phòng. Tuy nhiên, những thông tin này không có gì đặc sắc vì các nhà đầu tư chỉ cần truy cập vào mạng là có thể biết được, mà với việc tổ chức như vậy sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực. Đôi khi, có những thông tin quan trọng mà phòng thì biết trước, phòng thì biết sau chính điều đó làm giảm hiệu quả của thông tin. Thứ 5, Công ty cần chăm sóc tốt lượng khách hàng hiện có cũng như chú trọng vào việc mở rộng thêm nhiều khách hàng mới. Công ty cũng đã thực hiện khá tốt điều này như: Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của khách hàng, tặng hoa cho các nhà đầu tư nữ nhân dịp mùng 8 tháng 3,… Tuy nhiên do lượng nhà đầu tư tăng đột biến trong những tháng đầu năm 2006, mà đội ngũ nhân lực thì vẫn giữ nguyên nên đã không đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Gần đây, Công ty đã bắt đầu nhận được khá nhiều lời phàn nàn từ phía khách hàng về chất lượng phục vụ, chính vì vậy Công ty đã phải chuyển một số người từ Văn phòng công ty sang hỗ trợ cho Phòng môi giới nhưng vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng. Trong giai đoạn đầu phát triển của thị trường chứng khoán thì việc tạo được những ấn tượng tốt trong lòng các nhà đầu tư sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động sau này của công ty. Mặc dù CTCK NHCTVN đã gây dựng được uy tín tốt đối với các nhà đầu tư nhưng nếu Công ty không tiếp tục duy trì cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ thì khó có thể cạnh tranh được với các công ty chứng khoán khác. Việc duy trì và mở rộng hơn nữa mạng lưới khách hàng không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc trở thành nhà tạo lập thị trường sau này của Công ty, mà còn giúp phát triển các hoạt động hiện tại. Nếu khách hàng mà thấy hài lòng về công ty thì họ có thể giới thiệu những người quen biết của họ cho công ty, những người này lại có thể giới thiệu tiếp những người người quen biết khác của họ… Và đây chính là cách quảng cáo tốt nhất về công ty mà không hình thức nào có thể sánh được. Ngoài ra, Công ty cũng nên tận dụng uy tín và sự quen biết của Ngân hàng mẹ trong việc trong việc mở rộng lượng khách hàng tiềm năng của mình, đây là một lợi thế mà không phải công ty chứng khoán nào cũng có. KẾT LUẬN Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán, chính nhờ có họ mà hiệu quả hoạt động của thị trường được nâng lên. Tuy nhiên hiện ở Việt Nam thiếu hẳn những điều kiện cần thiết để hoạt động này có thể phát triển. Nhưng việc phát triển hoạt động tạo lập thị trường là một tất yếu khách quan nếu chúng ta muốn thị trường chứng khoán phát triển. Chính vì vậy qua đề tài nghiên cứu trên, ngoài việc tìm hiểu những điều kiện cần và đủ để cho hoạt động này có thể phát triển được thì em muốn phân tích khả năng trở thành nhà tạo lập thị trường của CTCK NHCTVN, thông qua việc đánh giá tình hình hiện tại cũng như định hướng phát triển trong tương lai của Công ty. Với tình hình hiện tại thì thời gian tới hoạt động tạo lập thị trường vẫn chưa thể triển khai ở Việt Nam được, nhưng việc nghiên cứu về nó ở thời điểm này không phải là sớm, nhất là các cơ quan quản lí thị trường cũng đã bắt đầu để ý đến vấn đề này. Công ty chứng khoán cũng cần phải tìm hiểu về nó từ bây để tránh bị động và có những chuẩn bị cần thiết nếu có ý định trở thành nhà tạo lập thị trường. CTCK NHCTVN qua phân tích thì hiện tại cũng chưa đủ các điều kiện để trở thành nhà tạo lập thị trường mà vẫn cần có thêm thời gian để chuẩn bị. Tuy nhiên, đây là thời điểm thuận lợi để CTCK NHCTVN chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phục vụ cho hoạt động tạo lập sau này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32625.doc
Tài liệu liên quan