Chuyên đề Phát triển hoạt động tín dụng với dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Gia Định

Hiện nay sự “giao thoa” giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm với ngân hàng đang được thể hiện rõ trên thị trường thế giới, nhiều tập đoàn bảo hiểm có ngân hàng thương mại và ngược lại nhiều ngân hàng thương mại thành lập công ty bảo hiểm. Đây là xu hướng thể hiện sự hỗ trợ nhau cùng kinh doanh phát triển. Hình thức này được gọi dưới tên Bancassurance. Theo xu hướng chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang mở rộng hoạt động của mình bằng sự liên kết với các công ty bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng Xu hướng này thiết lập trên nền tảng liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm với công nghệ hiện đại, hoạt động có phần phức tạp hơn so với sự liên kết giữa các ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích. Sự liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm đã biến dịch vụ bảo hiểm thành một phần sản phẩm của ngân hàng và ngược lại. Nói một cách khác trong cùng một sản phẩm dịch vụ người dân vừa được hưởng lợi ích của dịch vụ ngân hàng vừa hướng đến lợi ích an toàn của sản phẩm bảo hiểm Trước xu thế hội nhập, ngân hàng TMCP Phương Đông đang dần khẳng định thương hiệu, vị thế cũng như uy tín trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. Tại Việt Nam dịch vụ Bancassurance mới phát triển, xét thấy tìm năng phát triển của ngân hàng OCB là rất lớn, nhu cầu mở rộng thị phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, thu hút khách hàng là mục tiêu không thể tách rời với chiến lược phát triển. Trong thời gian thực tập tại NHTMCP Phương Đông - Gia Định nhận thấy việc đưa và phát triển Bancassurance tại ngân hàng là biện pháp khả thi. Đó chính là lý do em chọn đề tài “ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VỚI DỊCH VỤ BANCASSURANCE TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CN GIA ĐỊNH ” làm chuyên đề tốt nghiệp. Mục đích của chuyên đề là nghiên cứu các vấn đề chung về hoạt động Bancassurance. Qua nghiên cứu lấy đó làm cơ sở dùng để phân tích, đánh giá việc áp dụng Bancasurance vào hoạt động tín dụng tại CN Gia Định. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chuyên đề nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động Bancassurance tại Việt Nam, hoạt động tín dụng tại CN Gia Định bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, quan sát, thống kê và so sánh. Chuyên đề có nội dung chia làm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Giới thiệu về NHTMCP Phương Đông - CN Gia Định. Chương 2: Áp dụng dịch vụ Bancassurance vào hoạt động tín dụng tại NHTMCP Phương Đông - CN Gia Định. Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng với dịch vụ Bancassurance tại NHTMCP Phương Đông - CN Gia Định. Do thời gian, điều kiện và khả năng nghiên cứu có hạn nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô và quý Ngân hàng Phương Đông - CN Gia Định.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động tín dụng với dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CN GIA ĐỊNH QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG (OCB). GIỚI THIỆU NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CN GIA ĐỊNH. NHỮNG NHIỆP VỤ ĐANG THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG. HOẠT ĐỘNG CỦA CN GIA ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA. 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG (OCB). 1.1.1 Hình thành: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông có tên gọi là Orient Commercial Bank (viết tắt là: OCB), được thành lập theo: ▪ Giấy phép số 1114/GP-VB do Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp vào ngày 08/05/1996. ▪ Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 13/04/1996 với thời hạn hoạt động là 99 năm. ▪ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp . Trụ sở chính đặt tại : 45 Lê Duẩn, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh. Điện thoại giao dịch: 8.220.960-61-62 Fax:8.220.963. Web: www.ocb.com.vn 1.1.2 Vốn điều lệ, cổ đông: Vốn điều lệ: Ngày 10/06/1996, ngân hàng TMCP Phương Đông chính thức đi vào hoạt động với tổng vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 04/06/2003 thì vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên 101.351 tỷ đồng. Đến cuối năm 2005 vốn điều lệ của ngân hàng là 300 tỷ đồng. Đến tháng 6/2006 vốn điều lệ của ngân hàng Phương Đông là 363.5 tỷ đồng. Đến tháng 7/2006 vốn điều lệ của ngân hàng Phương Đông là 520 tỷ đồng. Đến tháng 12/2006 vốn điều lệ của ngân hàng Phương Đông là 567 tỷ đồng. Từ tháng 2/2008 vốn điều lệ của ngân hàng Phương Đông là 1,111 tỷ đồng . Cổ đông: Thành phần cổ đông và tỷ trọng cổ phần nắm giữ hiện nay như sau: Bảng 1: Cơ cấu cổ đông tại ngân hàng. Đvt: % TT Cổ đông Tỷ trọng 1 Tổ chức Đảng, CĐ và Cổ đông khác  1.,5 2 Doanh nghiệp Nhà nước 25.236 3 Công ty cổ phần, công ty TNHH 16.0 4 Cá nhân 38.264 5 Đơn vị nước ngoài 10.0 ( Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Gia Định ) Các cổ đông sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên:     ▪ Tổng Công ty Bến Thành (SUNIMEX).          ▪ Ban Quản trị Tài chính Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh.          ▪ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK).          ▪ Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (SAVICO). ▪ Ngân hàng BNP Paribas (Pháp). 1.1.3 Mạng lưới hoạt động :  Ngân hàng Phương Đông không ngừng mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch để thâm nhập trên diện rộng thị trường trong nước, nhằm đưa sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng ngày càng gần gũi với người dân trong cả nước và để chuẩn bị trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt. Mạng lưới của ngân hàng Phương Đông ngày càng được mở rộng. Cụ thể: Đến tháng 03/2006, mạng lưới của OCB gồm: - Hội sở chính. - 14 Chi nhánh. - 15 Phòng Giao dịch. - 2 Điểm Giao dịch tại các tỉnh, thành phố: Tp. Hồ Chí Minh, Hà nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà mau, Kiên Giang, Đồng Nai.   Đến tháng 08/2006, mạng lưới của OCB gồm: - Hội sở chính. - 14 Chi nhánh. - 21 Phòng Giao dịch. - 01 Điểm Giao dịch tại Kiên Giang. Đến tháng 12/2006, mạng lưới của OCB gồm: - Hội sở chính. - 14 Chi nhánh. - 27 Phòng Giao dịch.  Đến tháng 2/ 2008, mạng lưới của OCB gồm: - Hội sở chính. - 14 Chi nhánh. - 44  Phòng Giao dịch.  Ngân hàng Phương Đông nằm ngay trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, việc mở rộng địa bàn hoạt động đáp ứng nhu cầu giao dịch là điều cần thiết và thiết yếu. Theo kế hoạch cuối năm 2010 sẽ có mặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước.. 1.1.4 Nhân viên, đối tác Nhân viên: - Đến cuối tháng 12 năm 2005, số lượng nhân viên của OCB hơn 600 người. - Đến cuối tháng 06 năm 2006, số lượng nhân viên của OCB là 669 người. - Đến cuối tháng 12 năm 2006, số lượng nhân viên của OCB là 875 người. - Đến cuối tháng 02 năm 2008, số lượng nhân viên của OCB là 1250 người Đối tác: - OCB l thành viên của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT:Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). - OCB tham gia chương trình Quỹ Phát triển nông thôn (RDF: Rural Development Fund) của ngân hàng thế giới (World Bank). - OCB tham gia hệ thống chuyển tiền nhanh trên tòan thế giới Western Union. - OCB tham gia liên minh Thẻ Vietcombank. 1.1.5 Định hướng, mục tiêu: Định hướng: Định hướng của OCB là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu (nhóm 1) tại Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, an toàn và bền vững với khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân có nhu cầu được cung ứng các tiện ích ngân hàng với chất lượng tốt nhất. Mục tiêu:   - Phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và đối tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và cùng nhau phát triển. - Gia tăng giá trị cổ phiếu của cổ đông. - Giải quyết hài hòa lợi ích của khách hàng, cổ đông và cán bộ, nhân viên 1.2. GIỚI THIỆU NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH GIA ĐỊNH 1.2.1 Quá trình hình thành: Đáp ứng nhu cầu phát triển của toàn xã hội, việc mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh là điều cần thiết và thiết yếu. Ngân hàng Phương Đông –CN Gia Định tiền thân là chi nhánh Gò Vấp (khai trương ngày 26 tháng 05 năm 2003), ra đời theo quyết định số 56 /2006/QĐ-NHPĐ, ngày 01 tháng 8 năm 2006, của Hội đồng quản trị ngân hàng Phương Đông, về việc thay đổi địa điểm và tên gọi chi nhánh Gò Vấp. Theo quyết định này thì việc thay đổi tên và địa điểm giao dịch của ngân hàng Phương Đông - Chi nhánh Gò Vấp cụ thể như sau: ● Tên cũ: Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh Gò Vấp Địa chỉ: 664 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh. ● Tên mới: Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh gia Định Địa chỉ: 81, Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh. Như vậy đến ngày 14 tháng 12 năm 2006 chi nhánh Gia Định chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại địa điểm mới số 81 Phan Đăng Lưu, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay chi nhánh Gia Định đã có 3 phòng giao dịch là: - PGD Gò Vấp : địa chỉ 664, đường Phan Văn Trị, Quận Gò Vấp. - PGD Xóm Mới : địa chỉ 695 đường Lê Đức Thọ, Quận Gò Vấp. - PGD Duy Tân : địa chỉ 17, đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 3. 1.2.2 Cơ cấu tổ chức: Ngân hàng TMCP Phương Đông - CN Gia Định hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn Thành phố, khu dân cư đông đúc với nhiều ngành nghề khác nhau, để cung cấp hoặc đem sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng thì ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ khi khách hàng cần. Hiện tại, cơ cấu chi nhánh Gia Định được tổ chức theo sơ đồ sau: Hình 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại CN Gia Định Phòng ban Giám đốc -Giám đốc -Phó Giám đốc Phòng kế toán Phòng ngân quỹ Phòng tín dụng Phòng hành chánh Phòng công nghệ thông tin 1.2.3 Chức năng của từng phòng ban: ► Phòng ban Giám đốc Bộ phận đứng đầu trong hoạt động Chi nhánh là Phòng ban Giám đốc, Giám đốc và Phó giám đốc thay thế nhau trong việc kiểm tra mọi hoạt động ngân hàng ở từng phòng ban, chỉ đạo thực hiện khi có thắc mắc của nhân viên, chịu trách nhiệm trong toàn hệ thống ngân hàng. Khi những vấn đề phát sinh vượt qua quyền hạn của các phòng ban thì ban Giám đốc sẽ cùng giải quyết đưa ra biện pháp tốt nhất vừa có lợi cho ngân hàng vừa có lợi cho khách hàng. Giám đốc là người điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, đây là người đưa ra chiến lược mục tiêu cho chi nhánh, chuyển giao thông tin nội bộ từ hội sở để chi nhánh thực hiện. ► Phòng Tín dụng Bộ phận này có 8 nhân viên làm việc độc lập, thực hiện tất cả công việc từ khâu tư vấn, tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định, đến hoàn tất thủ tục vay. Trưởng phòng tín dụng luôn nắm bắt tình trạng cấp tín dụng cho khách hàng, phân công cán bộ tín dụng giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ vay vốn theo khả năng của từng nhân viên. Khâu thẩm định tín dụng là rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng vì qua khâu này, cán bộ tín dụng căn cứ lập tờ trình đồng ý cho vay hoặc bác đơn xin vay của khách hàng nên thẩm định khách hàng đóng vai trò quan trọng đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ tín dụng. Tùy theo giá trị số tiền khách hàng muốn vay mà nhân viên, trưởng phòng cùng thẩm định khách hàng. ► Phòng Kế toán Phòng này chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch với khách hàng một phần là huy động vốn cho ngân hàng thông qua nghiệp vụ huy động vốn như nhận mở sổ tiết kiệm (tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo hiểm) cho khách hàng, mở và giao dịch trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Giao dịch viên còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, mua bán ngoại tệ cho các đối tượng mà ngân hàng được phép, tiếp nhận khách hàng làm thẻ ATM, thực hiện các công việc liên quan đến quá trình thanh toán qua ngân hàng các ủy nhiệm thu, ủy nhiện chi, đảm bảo về mặt tài chính cho hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh, tổ chức và quản lý các loại tài sản nhà nước giao. Đồng thời thực hiện các chỉ tiêu tiết kiệm đúng chế độ, chính sách theo dõi quá trình kinh doanh thông qua số liệu, chứng từ có liên quan để phân tích tình hình kinh doanh của chi nhánh. ► Phòng ngân quỹ: Triển khai thực hiện có các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của ngân hàng Nhà nước. Nhân viên ngân quỹ còn nhận thu tiền gốc và lãi của khách hàng theo hợp đồng tín dụng, chi lãi tiền gửi tiết kiệm theo thỏa thuận với khách hàng; kết hợp với Phòng tín dụng tiến hành giải ngân cho khách hàng khi thủ tục vay hoàn tất và được duyệt thông qua sự trợ giúp của bộ phận ngân quỹ. ► Phòng Hành chánh: Phòng hành chánh có chức năng đánh giá tác phong làm việc của nhân viên, kiểm soát các hoạt động về nhân sự (nghỉ phép, tổ chức các buổi sinh hoạt, vui chơi, nghỉ mát,…), xem xét cung cấp các đồ dùng, vật dụng văn phòng, trong hoạt động hằng ngày của các phòng ban, chăm lo đời sống cán bộ. ► Phòng công nghệ thông tin: Phòng công nghệ thông tin chuyên xử lý các vấn đề về máy móc, thiết bị và hệ thống mạng khi có sự cố, cài đặt, viết chương trình dùng trong nội bộ hệ thống ngân hàng và bảo mật thông tin cho khách hàng của ngân hàng. 1.3 NHỮNG NGHIỆP VỤ ĐANG THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG Huy động vốn Chi nhánh Gia Định thực hiện mọi nghiệp vụ huy động vốn, huy động vốn qua tài khoản tiền gửi: - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn. - Tiền gởi thanh toán. - Tiền gởi tiết kiệm có kì hạn bằng VND có đảm bảo bằng USD. - Tiền gởi áp dụng lãi suất bậc thang (áp dụng cho những khách hàng gởi tiền từ 100 triệu đồng trở lên). - Tiền gởi tiết kiệm linh hoạt. - Tiền gởi tiết kiệm đồng hành cùng sinh viên. - Tiền gởi tiết kiệm ươm mầm tương lai. Hiện nay có thể nói nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của các cá nhân và tổ chức kinh tế là chủ yếu. Hoạt động tín dụng Tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Một ngân hàng phát triển mạnh thì một trong những tiêu chí quan trọng nhất là hoạt động tín dụng của ngân hàng đó phải thật sự mạnh. Về mặt lý thuyết tín dụng có thể chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo cách phân loại. Thực tế hiện nay ngân hàng phân loại tín dụng thành tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp, gồm: Cho vay sản xuất kinh doanh. Cho vay Bất động sản. Cho vay kinh doanh chứng khoán. Cho vay mua xe ô tô trả góp. Cho vay sinh hoạt, tiêu dùng trả góp. Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà. Cho vay trả góp xây nhà, sửa chữa nhà. Cho vay du học. Ngoài ra có ngân hàng phân loại tín dụng theo thời hạn, tức là tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng phân loại như vậy mục đích cuối cùng vẫn là nhằm tạo thuận lợi cho việc theo dõi quản lý. Hoạt động dịch vụ Hoạt động dịch vụ của chi nhánh bao gồm những dịch vụ kinh doanh vàng, ngoại tệ, thu chi hộ, dịch vụ ATM… và những hoạt động dịch vụ liên quan đến quốc tế, thanh toán quốc tế, bảo lãnh. 1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CN GIA ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA. 1.4.1 Tình hình huy động vốn. Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng sẽ đo lường được uy tín của mình, cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, từ đó có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ khách hàng. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết đầu vào của ngân hàng. Chính vì vậy vốn huy động là nguồn vốn hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng OCB nói chung, và đối với CN Gia Định nói riêng. Nên CN Gia Định luôn quan tâm đến việc gia tăng nguồn vốn huy động, gia tăng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Tình hình huy động nguồn vốn của CN Gia Định được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2: Tình hình huy động vốn, cho vay, kết quả kinh doanh Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 Quý 1/ 2008 So sánh 2007/2006 + / - % Huy động vốn 63.5 144.95 226.946 81.45 128.27 Dư nợ cho vay 123.545 213.753 206.183 90.21 73.01 Lợi nhuận trước thuế 5.12 7.75 2.143 2.63 51.37 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Gia Định ) Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn qua các năm Qua bảng số liệu, cho thấy tình hình huy động vốn tại chi nhánh gia tăng mạnh mẽ, nhất là vào những tháng đầu năm 2008. Năm 2007, bước vào năm CN Gia Định bắt đầu hoạt động tại địa điểm mới, đã cho thấy sự khởi đầu thành công với doanh số huy động vốn từ con số 63.5 tỷ đồng năm 2006 đã tăng tốc lên 144.95 tỷ đồng vào năm 2007, tương ứng tăng đến 128.27% so với năm 2006. Với đà phát triển, NHTMCP Phương Đông - CN Gia Định tiếp tục tạo được uy tín cao đối với khách hàng, chỉ trong quý 1 năm 2008 thì lượng huy động vốn đã là 226.946 tỷ đồng, tăng hơn cả tổng huy động vốn trong năm 2007 là 81.996 tỷ đồng. Thực tế cho thấy những tháng vừa qua của năm 2008, tình hình lãi suất biến động rất phức tạp, đã có những lúc các ngân hàng chạy đua lãi, gây nên tình trạng “chảy tiền” từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, và có khi lãi ngắn hạn lại cao hơn lãi suất dài hạn. Ngân hàng OCB cũng đã điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp, chính vì thế tại các chi nhánh nói chung không riêng ở CN Gia Định đều có nguồn huy động vốn tăng lên rõ rệt, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì đây là một thành công của CN Gia Định. 1.4.2 Tình hình hoạt động cho vay: Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn. Đối với CN Gia Định hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho chi nhánh. Bảng 3: Tình hình dư nợ cho vay của CN Gia Định Đvt: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 Quý 1/2008 2007/2006 + / - % Ngắn hạn 95.989 74.460 59.972 - 21.529 77.57 Trung,dài hạn 27.556 139.293 146.211 111.736 405.49 Tổng cộng 123.545 213.753 206.183 90.21 73.01 ( Nguồn: Báo cáo KQKD chi nhánh Gia Định ) Biểu đồ 2: Tình hình dư nợ cho vay qua các năm Tuy chuyển địa điểm mới nhưng hoạt động cho vay tại chi nhánh đã tạo được uy tín lớn, khá thu hút khách hàng, ngày càng có nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Dư nợ cho vay từ 123.545 tỷ đồng năm 2006 đã tăng lên 213.753 tỷ đồng năm 2007, tương ứng tăng đến 90.21 % so với năm 2006. Và chỉ trong quý 1 năm 2008, mặc dù đây là thời điểm lãi suất có sự biến động và điều chỉnh cạnh tranh mạnh trên thị trường, nhưng dư nợ cho vay tại ngân hàng vẫn đạt 206.183 tỷ đồng, gần xấp xỉ với tổng dư nợ cho vay của cả năm 2007. 1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 4 : Tình hình lợi nhuận trước thuế của CN Gia Định Đvt: tỷ đồng Năm 2006 2007 Quý 1/2008 2007/2006 + / - % Lợi nhuận trước thuế 5.12 7.75 2.143 2.63 151.37 ( Nguồn: Báo cáo phòng Tín dụng- CN Gia Định ) Biểu đồ 3: Lợi nhuận trước thuế qua các năm. Qua biểu đồ chúng ta nhận thấy rằng lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng qua các năm một cách rõ rệt, từ 5.12 tỷ đồng năm 2006 lên 7.75 tỷ đồng năm 2007 ( tăng 2.63 tỷ đồng ). Trong quý 1 năm 2008 lợi nhuận trước thuế của chi nhánh là 2.143 tỷ đồng, xét cùng kỳ năm ngoái thì đây là một sự gia tăng đáng kể, tuy nhiên lợi nhuận chủ yếu đạt được là từ nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay. 1.5 Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới: Ngân hàng Phương Đông cũng như tất cả các ngân hàng TMCP đều lấy mục tiêu lợi nhuận làm thước đo hàng đầu trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên đối với OCB - Chi nhánh Gia Định lợi nhuận bền vững- khả năng sinh lợi an toàn, hiệu quả luôn là tiêu chí hàng đầu trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Bước sang năm 2008 và trong những năm tới, Việt Nam mở rộng cửa hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới và khu vực đã đặt ra không ít khó khăn và thách thức cho ngân hàng Phương Đông nói chung và chi nhánh Gia Định nói riêng. Vì vậy vấn đề củng cố và tăng cường nội lực phải được giải quyết trước mắt. Nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm, để tiếp tục phát huy những ưu điểm và lợi thế đồng thời gia tăng hơn nữa tốc độ phát triển đã đạt được, trong năm 2008 và những năm tới HĐQT đã đề ra mục tiêu phương hướng hoạt động cho OCB-Chi nhánh Gia Định như sau: OCB-Chi nhánh Gia Định mục đích hỗ trợ và thúc đẩy cho hoạt động của ngân hàng Phương Đông nói chung đồng thời tận dụng những ưu điểm riêng, phát huy thế mạnh của chi nhánh để gia tăng nguồn thu trong hoạt động của ngân hàng. Song hành cùng hội sở thực hiện kết hợp về công nghệ thông tin hiện đại. Gia tăng các dịch vụ và đưa ra những sản phẩm mới về huy động vốn, cho vay và dịch vụ phi tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo ra lợi thế riêng cho ngân hàng OCB - Chi nhánh Gia Định. Trong hoạt động cho vay cần phải đẩy mạnh các hình thức cấp tín dụng. Cần áp dụng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng có quan hệ thường xuyên đối với ngân hàng, các khách hàng doanh nghiệp có niềm tin phát triển mạnh trong tương lai. Đặc biệt trong hoạt động huy động vốn, nghiên cứu các giải pháp riêng cho từng nhu cầu của khách hàng. Đối với kênh huy động tiền gửi từ dân cư sẽ có phương án thu hút vốn dài hạn nhằm tránh tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ hội sở. Song hành cùng các hoạt động trên cần phải phát triển nguồn nhân lực, gửi nhân viên về hội sở học các khóa bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Xây dựng các chương trình, thực hiện quảng bá thương hiệu làm cho ngân hàng Phương Đông trở thành người bạn thân thiết của khách hàng. Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh các quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản trị. Xây dựng các chương trình thực hiện quảng bá thương hiệu, giữ khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng tiềm năng. Đặc biệt là đưa ra những sản phẩm mới, đặc trưng của ngân hàng Phương Đông nói chung, của chi nhánh Gia Định nói riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG 1.doc
  • docBIA.doc
  • docchuong 2.DOC
  • docCHUONG 3.doc
  • docKET LUAN.doc
  • docLOI NOI DAU.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.DOC
  • docVIET TAT, BANG BIEU, LOI NOI DAU.doc
Tài liệu liên quan