Chuyên đề Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty cổ phần chứng khoán Việt Quốc

Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty cổ phần chứng khoán Việt QuốcMục lục Trang Lời mở đầu Chương 1- LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3 1.1. Khái quát hoạt động của công ty chứng khoán 4 1.1.1. Khái niệm và phân loại Công ty chứng khoán 4 1.1.1.1.Khái niệm 4 1.1.1.2. Phân loại Công ty chứng khoán 4 1.1.2. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán 6 1.1.3. Các hoạt dộng của CTCK 10 1.1.4. Vai trò của công ty chứng khoán 11 1.2. Nghiệp vụ tự doanh của Công ty chứng khoán 14 1.2.1 Khái niệm hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán 14 1.2.2. Đánh giá hoạt động tự doanh 14 1.2.3. Yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh 15 1.2.4. Lợi ích của hoạt động tự doanh đối với công ty chứng khoán 16 1.2.5. Quy trình hoạt dộng tự doanh của công ty chứng khoán 17 Chương 2- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT quèc 23 2.1. Vài nét về công ty cổ phần chứng khoán Việt Quốc. 23 2.2. Chức năng, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền phẩn chứng khoán Việt Quốc (VQS) 24 2.2.1. Chức năng của VQS 24 2.2.2. Nguyên tắc hoạt động của VQS 24 2.2.3. Cơ cấu tổ chức các phòng ban 24 2.3. Kết quả hoạt động môi giới của VQS năm 2007 27 2.4. Thực trạng hoạt động tự doanh tại VQS 33 2.4.1. Thực trạng nguồn vốn tự doanh của VQS 33 2.4.2. Hạn mức tự doanh của VQS 33 2.4.3. Tình hình hoạt động tự doanh của VQS 33 2.5. Đánh giá hoạt động tự doanh của VQS 40 2.5.1. Kết quả đạt được 40 2.5.2. Hạn 40 Chương 3- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VQS 42 3.1. Chiến lược chung về phát triển kinh doanh tại VQS 42 3.2. Định hướng hoạt động tự doanh của VQS 45 3.2.1. Mục tiêu trước mắt 45 3.2.2. Mục tiêu lâu dài của Công ty 46 3.3. Giải pháp phát triển hoạt động tự doanh tại VQS 48 Tài liệu tham khảo

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty cổ phần chứng khoán Việt Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua trung gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán. Tuy nhiên trên TTCK sự biến động thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho những nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư. Nhưng thông qua các CTCK, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả. 1.2. Nghiệp vụ tự doanh của Công ty chứng khoán. 1.2.1 Khái niệm hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán Khái niệm: Hoạt động tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các dịch vụ mua bán các chứng khoán cho chính mình bằng nguồn vốn của chính công ty chứng khoán. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán có thể được thực hiện trên các thị trường giao dịch tập trung hoặc thị trường OTC... Tại một số nước hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán còn được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường (ví dụ ở Mĩ) 1.2.2. Đánh giá hoạt động tự doanh. Mục đích của nghiệp vụ tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng. Nghiệp vụ này hoạt động song song với nghiệp vụ môi giới vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vì vậy trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thân công ty. Do đó, luật pháp của các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa nghiệp vụ môi giới và tự doanh. CTCK phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình. Thậm chí ở một số nước còn quy định có hai loại hình CTCK là công ty môi giới chứng khoán chỉ làm chức năng môi giới và CTCK có chức năng tự doanh. Khác với nghiệp vụ môi giới, CTCK chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh CTCK kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty. Vì vậy, CTCK đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. 1.2.3. Yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh Tách biệt quản lý Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch rõ ràng trong hoạt động của mình. Sự tách bạch này bao gồm cả yếu tố con người và quy trình nghiệp vụ. Ngoài ra các công ty chứng khoán còn phải đảm bảo tính minh bạch về tài sản của khách hàng và tài sản của công ty. Ưu tiên khách hàng Pháp luật hầu hết các nước đều yêu cầu công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty. Góp phần bình ổn trên thị trường Các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh nhằm góp phần bình ổn giá cả thị trường. Trong trường hợp này, hoạt động tự doanh được tiến hành bắt buộc theo luật định. Luật các nước đều quy định các CTCK phải dành một tỷ lệ % nhất định các giao dịch của mình (ở Mĩ là 60%) cho hoạt động bình ổn thị trường. Theo đó, các CTCK có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán bị giảm và bán ra khi chứng khoán đang lên nhằm giữ giá chứng khoán ổn định. Hoạt động tạo thị trường. Khi được phát hành, các chứng khoán mới chưa có thị trường giao dịch. Để tạo thị trường cho các chứng khoán này, các CTCK thực hiện tự doanh thông qua việc mua và bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp 2. Trên TTCK phát triển, các nhà tạo lập thị trường sử dụng nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thị trường. Theo đó, họ liên tục có những báo giá để mua hoặc bán chứng khoán với các nhà kinh doanh chứng khoán khác. Như vậy, họ sẽ duy trì một thị trường liên tục đối với chứng khoán mà họ kinh doanh. Các hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh +Giao dịch gián tiếp: CTCK đặt lệnh mua và bán chứng khoán trên sở giao dịch, lệnh của họ có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào không được xác định trước. +Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch tay đôi giữa hai CTCK hay giữa CTCK với một khách hàng thông qua thương lượng. Đối tượng của các giao dịch trực tiếp là các loại chứng khoán đăng ký giao dịch ở thị trường OTC. 1.2.4. Lợi ích của hoạt động tự doanh đối với công ty chứng khoán Tự doanh chứng khoán mang lại doanh thu không nhỏ cho CTCK. Bất cứ một CTCK nào hoạt động trên TTCK đều quan tâm tới nghiệp vụ này. Tự doanh chứng khoán đã tạo ra tính thanh khoản cho các chứng khoán. Việc mua đi bán lại các cổ phiếu của các CTCK trên TTCK đã giúp cho việc hoán chuyển từ chứng khoán ra tiền và ngược lại từ tiền ra chứng khoán một cách dễ dàng. Do đó đã tạo ra tính thanh khoản cho các chứng khoán. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán đã đem lại cho các CTCK thông tin về chứng khoán trên thị trường, biết được các diễn biến về tình hình biến động của các loại chứng khoán trên TTCK từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý. Tự doanh chứng khoán còn tạo ra các mối quan hệ giữa CTCK và các bạn hàng từ đó nảy sinh các mối quan hệ tốt đẹp khác. 1.2.5. Quy trình hoạt dộng tự doanh của công ty chứng khoán Các công ty chứng khoán tuỳ vào cơ cấu tổ chức của mình sẽ có các quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp. Quy trình của nghiệp vụ có thể chia thành năm giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược đầu tư. Trong giai đoạn này, công ty chứng khoán phải xác định được chiến lược trong hoạt động tự doanh của mình. Đó có thể là chiến lược đầu tư chủ động, thụ động hoặc đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực cụ thể nào đó. Giai đoạn 2: Khai thác tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Sau khi xây dựng được chiến lược đầu tư của công ty, bộ phận tự doanh sẽ triển khai tìm kiếm các nguồn hàng hoá, cơ hội đầu tư trên thị trường theo mục tiêu đã định. Giai đoạn 3: Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư. Trong giai đoạn này, bộ phận tự doanh có thể kết hợp với bộ phận phân tích trong công ty tiến hành thẩm định, đánh giá chất lượng của các khoản đầu tư. Kết quả của giai đoạn này sẽ là kết luận cụ thể về việc công ty có nên đầu tư hay không và đầu tư với số lượng, giá cả bao nhiêu là hợp lý. Giai đoạn 4: Thực hiện đầu tư. Sau khi đã đánh giá, phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh sẽ triển khai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán. Cơ chế giao dịch sẽ tuân theo các quy định của pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành. Giai đoạn 5: Quản lý đầu tư và thu hồi vốn. Trong giai đoạn này, bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, đánh giá tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lý. Sau khi thu hồi vốn, bộ phận tự doanh sẽ tổng kết, đánh giá hiệu quả đầu tư và lại tiếp tục chu kỳ mới. Để đánh giá hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán là hiệu quả hay không, người ta căn cứ vào tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư tự doanh. Khi mà tỷ suất sinh lời của công ty mà cao hơn tỷ suất sinh lời trung bình của toàn bộ thị trường thì là hiệu quả. Sơ đồ 1: Quy trình hoạt động tự doanh của một CTCK Nghiên cứu đầu tư Phân tích rủi ro, lợi nhuận Mục tiêu đầu tư Phân bổ tài sản Lựa chọn chứng khoán Xây dựng danh mục đầu tư Đầu vào Đầu ra 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán * Nhân tố khách quan Môi trường pháp lý Yếu tố môi trường pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tự doanh của các CTCK. Tuỳ từng luật chứng khoán của các nước khác nhau mà các CTCK có sự khác biệt trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Nhu cầu về cổ phiếu, trái phiếu Bên cạnh nhân tố môi trường pháp lý thì nhân tố nhu cầu về chứng khoán cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng nghiệp vụ tự doanh của các CTCK. Một TTCK phát triển thật sự thì nhu cầu về cả cổ phiếu lẫn trái phiếu phải cao thì thị trường đó mới thực sự phát triển, ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có nhu cầu về cổ phiếu là cao, còn nhu cầu về trái phiếu thì cũng chưa cao lắm, mà mới còn đang ở dạng tiềm năng, do thị trường chứng khoán có một bộ phận lớn coi đây là sân chơi cờ bạc nên trái phiếu cũng chưa được đưa vào danh mục đầu tư do có tính thanh khoản thấp hơn nhiều so với cổ phiếu Sự phát triển của TTCK Sự phát triển của TTCK là một yếu tố khách quan quan trọng nhất ảnh hưởng tới nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của các CTCK. Đối với một TTCK phát triển thì hàng hoá để giao dịch trên thị trường sẽ phong phú và đa dạng do đó hoạt động tự doanh của các CTCK sẽ phát triển. Ngược lại, thì với một TTCK chậm phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự chậm chễ của nghiệp vụ tự doanh trong các CTCK. * Nhân tố chủ quan Năng lực của các CTCK Một CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán trên TTCK đòi hỏi phải có năng lực nhất định. Với một CTCK mà có đội ngũ kinh doanh giỏi, nắm bắt thông tin về chứng khoán trên thị trường tốt, hiểu được đối thủ cạnh tranh thì công ty đó sẽ thành công trong việc tự doanh chứng khoán trên TTCK. Năng lực về nhân sự Nguồn nhân lực của một CTCK sẽ quyết định tới việc tự doanh chứng khoán của các CTCK. Một CTCK với nguồn nhân lực nghèo nàn, trình độ hiểu biết về chứng khoán và TTCK hạn chế thì sẽ không thể tự doanh được trên thị trường và ngược lại với đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ hiểu biết về chứng khoán và TTCK thì sẽ đảm bảo việc thành công trong việc tự doanh chứng khoán. Năng lực về tài chính Quy mô về vốn kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của các CTCK. Khi một CTCK muốn thực hiện các chiến lược tự doanh chứng khoán của mình thì đều phụ thuộc vào quy mô về vốn của công ty mình. Quy mô về vốn kinh doanh của một CTCK phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu một CTCK được thành lập từ một ngân hàng mẹ thì sẽ có được một lượng vốn không nhỏ từ ngân hàng mẹ, lượng vốn kinh doanh cũng sẽ tăng qua từng năm nếu CTCK tự doanh có lãi. Ngược lại nếu một công ty chứng khoán thành lập mà không có một ngân hàng mẹ đứng đằng sau thì công ty chứng khoán chắc chắn sẽ không có một nguồn lực lớn về tài chính cũng như về nhân sự cho công ty và công ty sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong các vấn đề tổ chức, tìm kiếm khách hàng... và một khi công ty hoạt động không hiệu quả do thiếu vốn hoặc thiếu nhân sự rất có thể sẽ dẫn đến phá sản. *Tỷ lệ cổ phiếu so với trái phiếu Các nhân tố chủ quan khác cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của các CTCK. Tỷ lệ tự doanh cổ phiếu so với trái phiếu của các công ty chứng khoán cũng rất quan trọng để nói về tình hình tự doanh của công ty chứng khoán. Để có một tỷ lệ hợp lý giúp cho công ty có được nhiều lợi nhuận hơn, và phát triển bền vững hơn thì công ty chứng khoán phải có đội ngũ cán bộ giỏi và có năng lực. Thông thường tỷ lệ này nó phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty, nguồn thông tin có thể tìm kiếm được, khai thác và trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực. * Quy trình tự doanh Quy trình tự doanh chứng khoán là một quy trình trong đó sự phân bổ công việc, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của từng nhân viên thực hiện kinh doanh đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và nhiều đối tượng khác có liên quan đồng thời cũng quy định chính sách giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư của công ty. Chỉ khi công ty xây dựng được một quy trình chặt chẽ và khoa học thì từng các bộ phận tự doanh cũng như các cấp ra quyết định ở trên mới nhận thức được rõ trách nhiệm của mình, từ đó hiệu quả của hoạt động tự doanh mới có hiệu quả nhất. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT QUỐC. 2.1. Vài nét về công ty cổ phần chứng khoán Việt Quốc. Công ty cổ phần chứng khoán Việt Quốc tên giao dịch VQS có trụ sở chính đặt tại Trung tâm thương mại Vân Hồ, số 51 Lê Đại Hành, Hà Nội. Được thành lập theo Giấy phép số 55/UBCK-GPHĐKD ngày 29/12/2006 của Uỷ Ban Chứng Khoán và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/6/2007. Ngoài ra VQS còn mở chi nhánh tại toà nhà ITAXA, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay vốn điều lệ của công ty là 45 tỷ đồng. Dự kiến đầu năm 2008, công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng và cuối năm 2008 sẽ là 300 tỷ đồng. Cổ đông lớn nhất sáng lập ra Việt Quốc là U&I Group. Hoạt động chính của VQS bao gồm : môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, Bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh chứng khoán. Trong đó giai đoạn đầu, VQS sẽ đẩy mạnh kinh doanh trên hai lĩnh vực : môi giới và tư vấn tài chính Công ty chứng khoán Việt quốc đã trở thành thành viên giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (25/9/2007) và của Trung Tâm Giao Dịch Chứng khoán Hà Nội (10/8/2007) VQS đã ký kết hợp đồng với 3 đối tác là Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam và China Milenium Group Xu hướng VQS sẽ trở thành một công ty chứng khoán hàng đầu theo mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam. Triết lý kinh doanh của công ty là khách hàng sẽ luôn được chăm sóc một cách công bằng với các chuẩn mực cao đạo đức cao nhất . Mọi quan hệ với các cơ quan quản lý, các đối tác và các cổ đông đều được tôn trọng và giữ gìn. Đội ngũ VQS cam kết cung cấp dịch vụ trên tiêu chí trung thực, chuyên nghiệp và vì lợi ích của khách hàng. . 2.2. Chức năng, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty cổ phẩn chứng khoán Việt Quốc (VQS). 2.2.1. Chức năng của VQS Tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách nối những người có tiền (nhà đầu tư) với những người muốn huy động vốn (người phát hành chứng khoán như các công ty cổ phần, Chính phủ..). Cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư. Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt cho các nhà đầu tư, tức là cung cấp một cơ chế chuyển chứng khoán ra tiền mặt một cách nhanh nhất và ngược lại. 2.2.2. Nguyên tắc hoạt động của VQS Giao dịch trung thực và công bằng vì lợi ích của khách hàng trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa lợi ích của công ty và lợi ích của khách hàng . Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của công ty. Không tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán hoặc các hoạt động khác gây thiệt hại cho khách hàng 2.2.3. Cơ cấu tổ chức các phòng ban Sơ đồ tổ chức Ban giám đốc: Ban Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm đã được hội đồng quản trị thông qua. Giám đốc là người đại diện trước pháp luật của Công ty, thành viên ban giám đốc có nhiệm kỳ 3 năm. Phòng Môi giới chứng khoán với hai chức năng cơ bản là: Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng: công ty thông qua các nhân viên bán hàng cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu những khuyến nghị đầu tư. Nguồn quan trọng nhất của các báo cáo nghiên cứu này là từ bộ phận nghiên cứu trong công ty. Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính giúp khách hàng thực hiện giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của họ. Qúa trình này bao gồm hàng loạt các công việc sau: hướng dẫn khách hang mở tài khoản tại công ty, tiến hành giao dịch, xác nhận giao dịch, thanh toán và chuyển kết quả giao dịch cho khách hàng. Phòng phân tích . Phòng phân tích của công ty bao gồm hai chức năng cơ bản là: Phân tích cho hoạt động tự doanh của công ty. Phân tích để phục vụ các khách hàng chiến lược của công ty cũng như các khách hàng tiềm năng. Vì vậy phòng phân tích có vai trò đặc biệt quan trọng trong một công ty chứng khoán, nó không những tự đưa ra các sản phẩm cho chính mình mà còn là mắt xích quan trọng để kết nối khách hàng với công ty và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty hoạt động có hiệu quả hay không có phụ thuộc rất lớn vào các sản phẩm từ phòng phân tích này. Phòng Tự doanh VQS đầu tư kinh doanh cho chính Công ty bằng vốn của mình, . Hoạt động tự doanh là điều kiện song song bắt buộc phải có để công ty có thể triển khai thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành, một hoạt động quan trọng liên quan trực tiếp đến việc huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán mà hiện nay công ty đang triển khai rất mạnh mẽ. Hoạt động tự doanh được hỗ trợ rất nhiều từ hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành cũng như dịch vụ tư vấn tài chính của công ty, những thông tin có được từ các hoạt động này là những yếu tố quan trọng giúp VQS xây dựng được một danh mục đầu tư hợp lý, an toàn. VQS đang xây dựng một danh mục đầu tư tự doanh hợp lý và hiệu quả bao gồm các chứng khoán niêm yết, chưa niêm yết và trái phiếu, trên nguyên tắc đa dạng hóa danh mục đầu tư để phân tán rủi ro, đảm bảo cân bằng và tập trung vào các chứng khoán có tiềm năng tăng trưởng nhanh và ổn định. Phòng tư vấn đầu tư Phòng tư vấn đầu tư có nhiệm vụ sử dụng những thông tin, kiến thức mà mình có được để đưa ra những khuyến nghị cho nhà đầu tư nền đầu tư vào những cổ phiếu nào? Như vậy vai trò của phòng phân tích nó thể hiện năng lực của công ty chứng khoán, tạo dựng niểm tin cho nhà đầu tư. Một khi công ty chứng khoán đưa ra những nhận định sai lầm làm cho các nhà đầu tư bị thiệt hại khi đó uy tín của công ty sẽ bị giảm sút, khách hàng cũng giảm đi. Ngược lại một công ty chứng khoán nhận định đúng thị trường nhà đầu tư được lại , lúc đó nhiều khách hàng sẽ đến công ty hơn. 2.3. Kết quả hoạt động môi giới của VQS năm 2007 Người đầu tư trong nước Bảng số lượng tài khoản giao dịch của NĐT trong nước năm 2007 Tổng số tài khoản mở giao dịch chứng khoán Cá nhân Tổ chức 1232 5 Tổng 1232 5 Nguồn VQS Hiện nay số lượng tài khoản giao dịch của NĐT trong nước ước tính khoảng 300000. Trong khi số lượng tài khoản của VQS chỉ có 1237 cả tổ chức và cá nhân. Đó là con số rất thấp. Đơn giản là do các công ty chứng khoán hoạt động lâu năm như SSI, BVS, VCBS. Các công ty này có năng lực tài chính lớn cũng như chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên chất lượng cho nên nó thu hút. khoảng 70% số lượng tài khoản giao dich của nhà đầu tư. Còn lại 30% thị phần sẽ được chia cho các công ty chứng khoán nhỏ lẻ, mới hoạt động như VQS. Yêu cầu của VQS hiện nay làm thế nào để thu hút ngày càng nhiều hơn nhà đầu tư mở tài khoản giao dich tại VQS. Bảng tình hình hoạt động môi giới cổ phiếu cho NĐT trong nước năm 2007. Hình thức giao dịch Tổng mua cả năm Tổng bán cả năm Tổng mua Quý IV Tổng bán Quý IV Khối lượng (cổ phiếu) Giá trị (nghìn đồng) Khối lượng (cổ phiếu) Giá trị (nghìn đồng) Khối lượng (cổ phiếu) Giá trị (nghìn đồng) Khối lượng (cổ phiếu) Giá trị (nghìn đồng) K. lệnh 4,560,000 218,589,642 3,024,760 254,076,790 3,025,150 145,014,574 2,613,040 219,492,725 Thỏa thuận 1,805,900 200,059,366 1,500,000 185,206,210 1,230,000 136,653,000 1,120,000 138,287,303 Tổng 6,365,900 418,649,008 4,524,760 439,283,000 4,286,150 281,667,574 3,733,040 357,780,028 Tổng số 6,365,900 418,649,008 4,524,760 439,283,000 4,286,150 281,667,574 3,733,040 357,780,028 Nguồn VQS Bảng tình hình hoạt động môi giới trái phiếu cho NĐT trong nước năm 2007 Hình thức giao dịch Tổng mua cả năm Tổng bán cả năm Tổng mua Quý IV Tổng bán Quý IV Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (Nghìnđồng) Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (nghìn đồng) Khối lượng (trái phiếu ) Giá trị (nghìn đồng) Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (nghìn đồng) Thoả thuận 560,110 71,694,080 20,590 2,500,650 420314 47,075,168 16,325 1,822,250 Tổng số 560,110 71,694,080 20,590 2,500,650 506,980 59,005,596 16,325 1,822,250 Nguồn VQS Qua bảng số liệu ta thấy khối lượng và giá trị giao dịch cổ phiếu lớn hơn rất nhiều so với khối lượng và giá trị giao dịch của trái phiếu. Về khối lượng giao dịch cổ phiếu gấp hơn 10 lần và về giá trị gấp khoảng 6 lần so với trái phiếu. Nói chung với thị trường chứng khoán Việt Nam các nhà đầu tư chủ yếu tập trung vào cổ phiếu ít chú trọng tới trái phiếu. Do những cổ phiếu có mức sinh lời thấp không đáp ứng được kỳ vọng cao của nhà đầu tư. Đối với người đầu tư nước ngoài Bảng tình hình hoạt động môi giới cổ phiếu cho NĐT nước ngoài năm 2007 Hình thức giao dịch Tổng mua cả năm Tổng bán cả năm Tổng mua Quý IV Tổng bán Quý IV Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (nghìn đồng) Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (nghìn đồng) Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (nghìnđồng) Khôi lượng (trái phiếu) Giá trị (nghìn đồng) K. lệnh 1,002,500 45,237,813 400,610 19,714,819 445,000 20,915,900 105,560 5,066,880 Thỏa thuận 1,202,000 54,345,824 102,000 50,195,000 700,560 32,926,000 30,900 1,452,300 Tổng 2,204,500 99,583,637 605,600 69,909,819 1,245,560 129,616,900 136,460 6,519,180 Tổng số 2,204,500 99,583,637 605,600 69,909,819 1,245,560 53,841,900 136,460 6,519,180 Nguồn VQS Bảng tình hình hoạt động môi giới trái phiếu của NĐT nước ngoài năm 2007 Hình thức giao dịch Tổng mua cả năm Tổng bán cả năm Tổng mua Quý IV Tổng bán Quý IV Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (nghìn đồng) Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (nghìn đồng) Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (nghìn đồng) Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (nghìn đồng) Thỏa thuận 80,000 8,480,000 20,000 3,500,000 35,600 3,987,200 10,000 1,200,000 Tổng số 80,000 8,480,000 20,000 3,500,000 45,600 3,987,200 10,000 1,200,000 Nguồn VQS Do trong thời gian gần đây thị trường chứng khoán ảm đạm, tỉ lệ “room” của nhà đầu tư nước ngoài đã được Chính phủ tăng từ 30% lên tới 49%. Như vậy nhà nước đã mở rộng , khuyến khích đầu tư đối với cá nhân và nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc nới lỏng room đã làm cho khối lượng và giá trị giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là tương đối lớn. Giá trị mua đạt gần 100 tỷ trong năm 2007. Tuy VQS mới đi vào hoạt động nhưng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài như thế là đã thành công. Một khi có sự giao dịch lớn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm tăng uy tín cũng như sức cạnh tranh của công ty. Tổng phí môi giới thu được - Cổ phiếu: 20,148,658 đồng - Chứng chỉ quỹ: 3,686,649,000 đồng - Trái phiếu: 2,760,000,000 đồng Tổng tiền gửi giao dịch chứng khoán - Cá nhân đầu tư: 15,521,762,200 đồng - Tổ chức đầu tư: 32,150,100,000,000 đồng Nhận xét chung về kết quả kinh doanh năm 2007 của VQS Giai đoạn cuối năm 2007 là giai đoạn khó khăn của Thị Trường chứng khoán nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng. Chỉ số VN-index liên tục mất điểm, nhà đầu tư rút lui ra khỏi thị truờng để tham gia vào các thị trường khác nóng bỏng hơn như thị trường vàng, thị trường nhà đất….. Tuy nhiên với sự điều hành của một ban giám đốc với chính sách đúng đắn công ty cổ phần chứng khoán Việt Quốc đã dần lấy được lòng tin của nhà đầu tư cộng với đội ngũ nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết thêm vào đó chất lượng dịch vụ chứng khoán của công ty rất là tốt. Hiện nay song song với sự phát triển của VQS là sự ra đời hàng loạt các công ty chứng khoán khác. Bên cạnh những công ty chứng khoán mới thành lập là những công ty chứng khoán lâu năm như BVS, ICBS, VCBS, SSI… có tiềm lực rất mạnh cả về tài chính lẫn con người. Đây chính là vấn đề khó khăn hiện nay đối với VQS trong việc cạnh tranh khách hàng. Thị phần về khách hàng đối với những công ty lớn này chiếm tới 70% trong khi đó những các công ty mới thành lập thị chia sẽ 30% số còn lại . Vì vậy VQS sẽ phải đề ra những biện pháp thích hợp để thu hút các nhà đầu tư bằng việc như nâng cao cơ sở kỹ thuật hạ tầng, tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ của nhân viên tại công ty…. Về hoạt động môi giới của công ty: Đây là nghiệp vụ kinh doanh chiếm phần lớn nhuận của bất kỳ một công ty chứng khoán nào đặc biệt là đối với những công ty chứng khoán mới thành lập. Có thể nói rằng nghiệp vụ này thì công ty đã có những bước phát triển vượt bậc. Hồi đầu năm số lượng nhà đầu tư mới chỉ có vài trăm người, tổ chức cũng chỉ có một vài tổ chức quen biết nhưng đến nay mới chưa được một năm công ty đã có tới gần 1300 nhà đầu tư và 6 tổ chức, ngoài ra công ty cũng đã tiếp nhận nhiều nhà đầu tư cá nhân, tổ chức nước ngoài đến lập tài khoản và đầu tư tại công ty điều đó đã nói lên sự trưởng thành của đội ngũ môi giới trẻ của công ty. Về hoạt động tư vấn đầu tư cũng đã thu được những bước tiến đáng kể đã tư vấn, bán bản quyền phân tích cho nhiều công ty, cũng như những cá nhân cần sự tư vấn trước khi đầu tư, tuy đội ngũ còn trẻ song họ nắm rất vững những kiến thức cơ bản và phân tích chuyên sâu đã đưa ra những sản phẩm tốt cho công ty. Về hoạt động tự doanh của công ty thì cũng đã thu được những kết quả nhất định là khả quan. Do thị trường đang trong giai đoạn không khởi sắc, việc tự doanh chứng khoán của công ty rất là khó khăn. Tuy nhiên với sự nhận định đánh giá tình hình cũng như sự phân tích tâm lý thị trường, phân tích công ty sâu sắc đã mang lại những khoản lợi nhuận nói chung là tương đối tốt cho công ty trong tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Hoạt động tự doanh của công ty thì chủ yếu lại là đầu tư cổ phiếu chưa Niêm yết, chưa chú trọng nhiều đến cổ phiếu niêm yết và Trái phiếu nên hoạt động tự doanh của công ty đã có những rủi ro nhất định, vì vậy để định hướng cho sự phát triển lâu dài và ổn định của công ty thì công ty cần có tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu Niêm yết cũng như OTC và Trái phiếu phải phù hợp… 2.4. Thực trạng hoạt động tự doanh tại VQS 2.4.1. Thực trạng nguồn vốn tự doanh của VQS Với vốn điều lệ hiện có là 45 tỷ, là do vốn góp của các cổ đông chủ yếu là U&I Group thành lập. VQS đang có chiến lược tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ từ nay đến năm cuèi 2008 bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, công ty chưa thực hiện được hoạt động tự doanh trên phần vốn vay. Việc nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và nâng hạn mức tự doanh cổ phiếu lên tương ứng sẽ làm tăng năng lực tài chính và nâng cao được nguồn vốn tự doanh vào cổ phiếu tự nguồn vốn phát hành thêm cổ phiếu này. 2.4.2. Hạn mức tự doanh của VQS Tự doanh cổ phiếu Theo điều lệ công ty kinh doanh tự doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của công ty. Trong trường hợp đặc biệt, Tổng Giám Đốc có thể quyết định vượt hạn mức trên đến 50% vốn điều lệ để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Như vậy vốn tự doanh của VQS có thể đạt tới 22.5 tỷ đồng. VQS chú trọng đầu tư vào các doanh nghiệp mới cổ phần hoá, có hoạt động kinh doanh tốt, có thể trở thành cổ đông chiến lược của công ty đó. Tự doanh trái phiếu Hiện nay Ban Giám Đốc chưa có một quy định cụ thể nào về nguồn vốn để kinh doanh trái phiếu, tuy nhiên đầu tư trái phiếu chỉ là một hoạt động nhỏ trong hoạt động tự doanh của VQS. 2.4.3. Tình hình hoạt động tự doanh của VQS Bảng thể hiện tóm tắt danh mục đầu tư của công ty. Danh môc ®Çu t­ Gi¸ trÞ (ngh×n ®ång) TØ lÖ (%) Cæ phiÕu và CCQ 13,125,567 78,20 Tr¸i phiÕu 3,658,290 21,80 Tæng 16,783,857 100 Nguồn VQS Qua bảng danh mục ta thấy rằng phần lớn vốn tự doanh của VQS chủ yếu là đầu tư vào cổ phiếu và Chứng chỉ Quỹ nó chiếm tới hớn 3/4 so với tổng vốn đầu tư. Trong khi đó đầu tư vào trái phiếu chỉ là con số nhỏ chiếm 1/4 tổng số vốn tự doanh. Để có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động tự doanh của VQS, ta đi vào phân tích cụ thể từng danh mục đầu tư của VQS. Bảng Tỷ lệ vốn đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết Danh môc Gi¸ trÞ (ngh×n ®ång) TØ lÖ (%) CPNY và CCQ 4.364.251 33.25 CPCNY 8.761.316 67.75 Tæng 13.125.567 100 Nguồn VQS Nhận xét. Tổng giá trị tự doanh cổ phiếu là 13.125.567 trong số đó khoảng 2/3 là giá trị tự doanh của Cổ phiếu là những cổ phiếu chưa niêm yết. Ta biết rằng những cổ phiếu chưa niêm yết là những chứng khoán chưa đầy đủ thông tin trên thị trường. Đó là cổ phiếu của những công ty có thể là rất là tốn nhưng công ty không đủ điều kiện để niêm yết huy động vốn mà phải bằng các thông qua thị trường OTC.Đây là nơi chứa đựng rủi ro cao nhưng bù lại lợi nhuận tiềm năng là rất lớn Qua số liệu trên ta có thể kết luận VQS là một công ty rất mạnh dạn và chấp nhận mạo hiểm lao vào kinh doanh trên TTCK đầy may rủi này. Theo những chuyên viên nghiên cứu của VQS thì họ cho rằng thị trường CP CNY là một nơi hứa hẹn nhiều tiềm năm trong đó đặc biệt là những cổ phiếu sắp lên sàn, cổ phiếu của những tổng công ty lớn ... đó là nguồn cung vô cùng hấp dẫn cho VQS nói riêng và thị trường nói chung. Đặc biệt hiện nay nhu cầu những cổ phiếu trên sàn liên tục giảm, những cổ phiếu niêm yết không còn hấp dẫn cho những nhà đầu tư. Tiềm năng về những cổ phiếu chưa niêm yết là rất lớn. Do vậy VQS luôn duy trì một tỉ lệ thích hợp giữa CPNY và CPCNY. Bảng Đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư cổ phiếu Danh mục Vốn ĐT (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (30/12/07) (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) % Lãi vốn CP NY 4.364.251 33,25% 4.898.872 31,22% 12,25% CP CNY 8.761.316 67,75% 10.790.437 68,78% 23,16% Tổng cộng 13.125.567 100% 15.689.309 100% 19,75% Nguồn VQS Qua bảng trên ta thấy danh mục đầu tư cổ phiếu của VQS là hiệu quả trong năm 2007, cổ phiếu niêm yết có mức lãi vốn là 12,25% còn tỷ lệ lãi vốn của cổ phiếu chưa niêm yết là 23,16%, và trung bình của danh mục là 19,75%. Trong đó tỷ lệ lãi vốn của cổ phiếu chưa niêm yết cao hơn gần gấp đôi tỉ lệ lãi vốn của cổ phiếu niêm yết chứng tỏ được hiệu quả của việc nâng cao tỉ trọng của cổ phiếu chưa niêm yết so với cổ phiếu niêm yết trong danh mục tự doanh của VQS. Điều đó chứng tỏ hoạt động tự doanh của VQS đang đi đúng hướng của thị trường. Một điểm nữa là công ty cũng rất chú trọng đến hoạt động phân tích ngành trong tự doanh cổ phiếu, hoạt động này đã đem lại một lợi nhuận không nhỏ cho hoạt động tự doanh của công ty. Dưới đây là bảng danh mục đầu tư cổ phiếu theo ngành của VQS. Bảng danh mục đầu tư cổ phiếu theo ngành của VQS năm 2007 TT Cổ phiếu Vốn đầu tư Tỉ lệ (%) Giá trị TT (31/12/07) Tỉ lệ (%) % Lãi vốn (ngàn đồng) (ngàn đồng) 1 Ngân hàng tài chính 5.524.047 42,09 6.772.953 43.17 22,61 NH Sacombank 4.036.112 30,75 4.908.719 31.29 21,62 NH Quân đội 1.487.935 11,34 1.8649.234 1188 25,59 2 Dầu khí 726.012 5.53 756.822 4.82 4,24 PVD 312.802 9.24 322.249 2.05 3,02 VIPCO 413.210 3,91 434.573 2.77 5,17 3 Vận tải 858.496 6,54 952.498 6.07 10,94 GMD 385.165 5,22 426.185 2.72 10,65 MHC 247.848 2,65 272.261 1.74 9,85 TMS 225.483 2,48 254.052 1.61 12,67 4 XD& VLXD 859.072 6,55 989.692 6.31 15,2 REE 603.755 6,2 689.669 4.4 14,23 NTP 255.317 6,44 300.023 1.91 17,51 5 Điện tử - viến thông 491.064 3,74 521.759 3.33 6,25 FPT 213.215 5,35 225.155 1.44 5,6 SAM 277.849 6,01 296.604 1.89 6,75 6 Thực phẩm - HTD 648.817 4,94 752.264 4.79 15,99 VNM 253.407 5,66 292.482 1.86 15,42 BBC 138.396 3,34 153.259 0.98 10,74 PNC 257.014 2,8 306.823 1.95 19,38 7 Khác 4.018.059 30,61 4.997.928 31.86 24,39 VFMVF1 254.791 2,78 287.481 1.83 12,83 SSI 180.896 3,74 195.277 1.24 7,95 Tập đoàn Hoà phát 2.043.398 4,14 2.613.521 16.66 27,9 Đạm Phú Mĩ 1.193.871 3,92 1.500.338 9.56 25,67 TRI 345.103 6.89 401.311 2.57 16,28 8 Tổng cộng 13.125.567 100% 15.689.309 100% 19,75 Nguồn VQS Nhận xét: Nói chung danh mục đầu tư vào cổ phiếu của VQS là khá đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như Tài chính Ngân hàng, Vận tải, Điện tử viễn thông, Xây dựng và vật liệu xây dựng và một số ngành nghề khác mà Công ty thấy có tiềm năng và có thể mang lại lợi nhuận cao trong tương lai. Trong các ngành VQS đã đầu tư thì đặc biệt công ty thì công ty chú trọng vào ngành Ngân hàng nhiều nhất và chiếm tỉ trọng rất cao tới gần nửa (42,09%) tổng vốn đầu tư và nó cũng là ngành đem lại lãi vốn cao nhất trung bình là (22.61%). Một trong những ngành cũng mang lại lợi nhuận rất cao cho toàn bộ danh mục đầu tư của VQS là ngành Thực phẩm-HTD, lãi vốn đạt tới 15,99%, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 4,79% trong danh mục đầu tư trong đó đặc biệt là cổ phiếu PNC là cổ phiếu của công ty cổ phần Văn Hoá Phương Nam, là một công ty kinh doanh hiệu quả, là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh .Lãi vốn của ngành tiêu dùng chỉ đứng sau ngành Ngân hàng cho nên công ty sẽ có kế hoạch đầu tư mạnh vào ngành này trong tương lai. Ngành xây dựng và vật liệu xây liệu mức lãi tương đối 15.2% . Tiếp đó là ngành Vận tải với lãi vốn 10,94% đây là mức lời vốn thấp có thể là do ảnh hưỏng của giá dầu trên thế giới tăng cao dẫn tới tăng chí phí đầu vào của ngành này so với trước kia. Lãi vốn thấp nhất lại là cổ phiếu của ngành điện tử- viễn thông chỉ đạt 6.25%. Hầu hết tất cả những cổ phiếu niêm yết đều có mức lãi vốn thấp so với mức lãi vốn chung của cả danh muc. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự khởi sắc, nhà đầu tư vẫn chưa lạc quan vào thị trường. Như vậy phần lời vốn mà công ty có được chủ yếu là đầu tư vào cổ phiếu OTC .. Danh mục đầu tư vào trái phiếu của VQS được thể hiện trong bảng dưới đây Bảng danh mục đầu tư trái phiếu của VQS năm 2007 TT Các khoản đầu tư Đơn vị PH Giá mua (đồng) Số lượng (TP) Thành tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Lãi suất (%/năm) Ngày PH Ngày thanh toán 1 CP1A023 TPCP 95640 9576 915848640 25,04 8,3 29/10/2003 29/10/2008 2 CP1A0304 TPCP 98230 8320 817273600 22,34 8.35 22/04/2004 22/04/2009 3 BID1_106 NH Đầu Tư Phát triển TP.HCM 100000 10650 1065000000 29,11 9.8 19/05/2006 19/05/2016 4 HCMA0204 Trái phiếu đô thị HCM 102218 8415 860167760 23,51 9 27/09/2004 27/09/2014 5 Tổng 3658290000 100 Nguồn VQS Nhận xét: Nói chung về hoạt động tự doanh trái phiếu của VQS là không đáng kể do công ty ưa hình thức mạo hiểm hơn là đầu tư vào cổ phiếu là chủ yếu . Nguyên nhân nguồn vốn của Công ty còn hạn hẹp hơn so với các Công ty khác cộng vào đó nguồn nhân lực của Công ty còn rất thiếu thốn cả về số lượng lẫn kinh nghiệm thị trường, còn nói về trái phiếu thì công ty cũng đã bắt đầu có những sự đầu tư cho tương lai, khi mà công ty đã có những sự ổn định nhất định trong vấn đề nhân sự cũng như về nguồn vốn tự doanh thì công ty cũng đã chuyển dần một phần tự doanh cổ phiếu sang tự doanh trái phiếu để cân bằng hơn danh mục đầu tư cũng như hạn chế rủi ro cho công ty. Các trái phiếu trong danh mục đầu tư đã có sự đa dạng về thời gian đáo hạn, có trái phiếu có thời gian đáo hạn là 5 năm, 10 năm. Như vậy công ty đã có sự đa dạng về thời gian đáo hạn cũng như chủ thể phát hành. Ở đây chủ thể phát hành ngoài Chính phủ còn có chủ thể là địa phương ( TP.HCM) và cả doanh nghiệp. Ngoài ra hình thức đa dạng trái phiếu còn thể hiện mà chúng ta có thể thấy đó là ngày đáo hạn của các trái phiếu không đều nhau. Trái phiếu doanh nghiệp (Ngân hàng đầu tư phát triển TP.HCM lớn nhất trong danh mục đầu tư của VQS là 29,11%. 2.5. Đánh giá hoạt động tự doanh của VQS 2.5.1. Kết quả đạt được Nhìn chung lợi nhuận từ tự doanh của VQS là chỉ tương đối tốt tuy nhiên trong tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang vô cùng ảm đảm thì việc công ty chứng khoán thu được một khoản lợi nhuận như vậy đã là một thành công của một công ty chứng khoán mới thành lập như VQS. Công ty đã chú trọng được những cổ phiếu có khả năng sinh lợi cao trong tương lai như là cổ phiếu của ngành Ngân hàng là ví dụ điển hình. Bên cạnh đó danh mục đầu tư cổ phiếu công ty là rất đa dạng và bao gồm nhiều ngành nghề lĩnh vực kinh doanh khác nhau: cả về Ngân hàng , thực phẩm-HTD, điện tử viễn thông... Danh mục đầu tư vào cổ phiếu đạt mức sinh lợi cao, đó là nhóm danh mục đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết với mức lăi vốn 23.16%. Tuy mới thành lập nhưng hoạt động tự doanh như thế của công ty là hiệu quả. 2.5.2. Hạn chế Đầu tư vào trái phiếu còn ít làm cho cả danh mục đối mặt với những rủi ro cao Tự doanh nhóm cổ phiếu chưa niêm yết mang lại tỉ lệ lãi vốn khá cao song vẫn chưa đa dạng hoá về ngành nghề mà mới chỉ chú trọng tới một số công ty đặc biệt đã có những kết quả kinh doanh nhất định, mặt khác cũng có một số cổ phiếu có tỉ trọng chiếm khá cao xong lãi vốn lại thấp Đối với nhóm cổ phiếu niêm yết so với thị trường chung là thấp , tuy đa dạng hoá được nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, xong cũng còn tồn tại một số cổ phiếu không hiệu quả, phát sinh trong quá trình sửa lỗi từ bộ phận môi giới, hệ thống công nghệ thông tin còn chưa được thông suốt làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của VQS. Về trái phiếu tuy chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong danh mục tự doanh của VQS đã làm tăng tính sinh lời cho VQS xong mức độ rủi ro ẩn đằng sau nó vẫn là nhiều. Thời gian đáo hạn khác nhau của những trái phiếu có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. . CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VQS. 3.1. Chiến lược chung về phát triển kinh doanh tại VQS Việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 07/11/2006 vừa qua đã đem lại những thách thức cũng như những cơ hội cho các DN Việt Nam nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng. VQS là một trong những CTCK như vậy, công ty đang rất tích cực chuẩn bị các bước đi hội nhập để phù hợp với điều kiện định hướng phát triển chung của toàn thị trường. Về tầm nhìn chiến lược: mục tiêu của Công ty là trở thành một công ty chứng khoán theo mô hình của ngân hàng đầu tư dẫn, cung ứng một cách toàn diện các dịch vụ và sản phẩm có tính sáng tạo cao và mang lại giá trị thực sự cho khách hàng, VQS đang không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất cũng như toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty. Về mục tiêu hoạt động: Bảo toàn, phát triển vốn và tăng trưởng lợi nhuận, cung cấp các dịch vụ sản phẩm vì lợi ích của khách hàng. Nội dung chiến lược tổng thể là: Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, phát triển cung cấp dịch vụ theo hướng giá rẻ nhưng chất lượng cao, phát triển cơ cấu tổ chức điều hành theo mô hình Ngân hàng đầu tư. Biện pháp để thực hiện chiến lược như sau: VQS sẽ tăng vốn điều lệ lên tới 300 tỷ đồng theo lộ trình đến năm 2008 nhằm đảm bảo đủ vốn pháp định theo yêu cầu của luật chứng khoán, tăng cường năng lực tài chính cho VQS. Phát triển Hệ thống quản trị nhân sự. Mục tiêu là tạo ra đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phục vụ cho việc phát triển VQS và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Hệ thống quản trị nhân sự được tiến hành trên các mặt: chính sách nguồn nhân lực, quy chế tổ chức nhân sự, quy trình tuyển dụng, thiết lập hệ thống mô tả công việc, hệ thống đánh giá, hệ thống lương thưởng đãi ngộ và công tác đào tạo. Song song với việc phát triển Hệ thống quản trị nhân sự, cơ cấu tổ chức của VQS cũng được xây dựng theo mô hình Ngân hàng đầu tư đảm bảo được hiệu quả kinh doanh và quản trị rủi ro. Tập trung đầu tư vào công nghệ thông tin để phát triển dịch vụ môi giới online với chi phí thấp để phục vụ nhiều khách hàng. Công nghệ này sẽ xoá bỏ khoảng cách về địa lý giữa khách hàng với VQS, tạo điều kiện cho khách hàng VQS có thể thực hiện đặt lệnh qua internet, mạng điện thoại và cáp truyền hình. Tuy nhiên việc làm này còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện tại, trong đó tập trung phát triển dịch vụ môi giới và nghiệp vụ tự doanh; tăng cường các dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là bảo lãnh phát hành và sáp nhập mua bán công ty. Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm tìm kiếm các khách hàng thân thiết theo đúng kênh cần tìm và phục vụ họ những sản phẩm, dịch vụ đúng nhu cầu nhằm thu hút và giữ khách hàng, đem lại sự tăng trưởng doanh thu và thị phần ổn định trên cơ sở chi phí thấp nhất có thể, xây dựng một thương hiệu mạnh gắn liền với tên tuổi, khái niệm, biểu tượng của VQS, thái độ đối với khách hàng, số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp... hoặc có thể tập hợp tất cả các yếu tố khiến cho khách hàng phân biệt VQS với các công ty chứng khoán khác và dần thay đổi thái độ của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của VQS. Trong thời gian tới, công ty sẽ tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu VQS trở thành một thương hiệu mạnh, tạo ra một hình ảnh quen thuộc và khắc sâu trong tâm trí người đầu tư, với phong cách làm việc năng động và phục vụ chuyên nghiệp thông qua việc đầu tư hợp lý về con người, chuẩn hoá các quy trình theo tiêu chuẩn ISO cùng với các chương trình quảng cáo, tài trợ, tiếp thị và cả những hoạt động xã hội khác. Bảng kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 2008-2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền (triệu đồng) +/-(%) 2007 Số tiền (triệu đồng) +/- (%) 2008 Vốn điều lệ 200.000 334,4% 300.000 50% Doanh thu thuần 110.000 243,8% 120.000 9,09% Lợi nhuận sau thuế 40.000 166,6% 55.000 37,5% Lợi nhuận trả cổ tức 12.000 50% 24.000 100% Tỉ lệ trả cổ tức 12% 4% 17% 5% Nguồn VQS Nhận xét: Nhìn chung kế hoạch lợi nhuận từ 2008 đến 2009 của VQS là hợp lý và có thể thực hiện được, kế hoạch doanh thu của công ty tăng từ 32 tỷ năm 2007 tỷ lên 110 tỷ năm 2008 tương đương với 243,8%, và tăng lên 120 tỷ năm 2009. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng cổ tức cũng tăng từ 12% năm 2008 lên 17% năm 2009. 3.2. Định hướng hoạt động tự doanh của VQS. 3.2.1. Mục tiêu trước mắt Đây mạnh hoạt động tự doanh cổ phiếu, trái phiếu Cần mở rộng hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty, để nghiệp vụ này trở thành hoạt động thường xuyên và đạt hiệu quả cao cho Công ty. Nghiên cứu áp dụng phân tích kỹ thuật trong việc quyết định mua, bán cổ phiếu, trái phiếu bởi TTCK Việt Nam đã bắt đầu chuyên nghiệp hơn, do đó chắc chắn sẽ đi theo quy luật, nếu phân tích kỹ thuật tốt sẽ tránh được rủi ro và tăng thêm lợi nhuận. Thu thập và phân tích thông tin: Thực hiện thu thập và phân tích thông tin có bài bản và thường xuyên. Hàng tháng, phải có báo cáo về tình hình tự doanh của Công ty và thông tin về các công ty, cổ phiếu, loại trái phiếu nằm trong Danh mục đầu tư của Công ty. Cố gắng triển khai phát hành bản tin Công ty một cách đầy đủ về Công ty và về thị trường Quảng bá hình ảnh Công ty: Nhanh chóng hoàn thiện trang Web của công ty để quảng bá hình ảnh của công ty thông qua trang Web này. Sản phẩm mới: Nghiên cứu hoàn thành hệ thống nhập lệnh qua điện thoại, qua Internet. Nghiên cứu lập Sàn giao dịch OTC của Công ty. Nghiên cứu vấn đề liên doanh, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Công ty 3.2.2. Mục tiêu lâu dài của Công ty * Nghiên cứu TTCK Việt Nam Nghiên cứu TTCK Việt Nam đến năm 2010 trong chiến lược đã được Chính phủ phê duyệt là chiếm từ 25- 30% GDP từ đó đưa ra chiến lược riêng cho Công ty mình. Mục tiêu: Mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Mặt khác, trên quan điểm: phát triển TTCK phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Định hướng: Mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến năm 2010 đạt mức 25-30% GDP; tập trung phát triển thị trường Trái phiếu, trước hết là Trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển; tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các công ty niêm yết. Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường Giao dịch Chứng khoán phi tập trung OTC. Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình: công ty chứng khoán đa nghiệp vụ và công ty chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ. Khuyến khích các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước. * Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường quốc tế tới sự phát triển của TTCK Chúng ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đã ký hiệp định thương mại Việt Mĩ 2006.... Để các doanh nghiệp Việt Nam (đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước - DNNN) có thể hoà nhập với môi trường kinh doanh nhiều biện pháp đang được thực thi. Trong đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được coi là hàng đầu. Vì vậy, Chính phủ đang đẩy nhanh tiến trình CPH các DNNN, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của những doanh nghiệp này khi có các thành phần kinh tế khác tham gia sở hữu. Kinh tế Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng liên tục với tốc độ cao. Dự báo, trong những năm tới, nền kinh tế Nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định. Điều này khẳng định nhu cầu vốn dài hạn cho phát triển kinh tế là vấn đề rất cấp bách hiện nay, khi mà vốn ODA (viện trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu á...) và FDI (đầu tư nước ngoài trực tiếp) ngày càng có dấu hiệu sụt giảm, vốn nhàn rỗi trong dân cư lại chưa được phát huy hết. TTCK Việt Nam chính là cầu nối giữa nhu cầu vốn (dài hạn) của nền kinh tế với khả năng cung ứng vốn từ nguồn tiết kiệm của mọi tầng lớp dân cư, mọi thành phần kinh tế. Những nhận định trên đây cho thấy, triển vọng của TTCK rất tốt đẹp, tương lai của các công ty chứng khoán cũng rất tốt đẹp, do đó cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho thời kỳ phát triển. Một số yêu cầu dài hạn của Công ty cần đạt được trong thời gian tới Mở rộng, phát triển đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh, triển khai và đưa vào hoạt động các nghiệp vụ kinh doanh mới. Hội nhập quốc tế, hướng đầu tư ra các chứng khoán nước ngoài, liên kết, liên doanh về vốn, nhân lực, công nghệ với nước ngoài, thực hiện kinh doanh, hoạt động dịch vụ với các cá nhân, tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài. Phát triển công nghệ tin học đáp ứng với thời kỳ phát triển hiện đại của TTCK Việt Nam trong thời gian tới. 3.3. Giải pháp phát triển hoạt động tự doanh tại VQS. Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, để đảm bảo cho Công ty đi đúng hướng và phát triển bền vững giai đoạn 2008-2010. Sau đây là một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tự doanh cổ phiếu tại VQS. Thay đổi về định hướng Cần triển khai các sản phẩm mới: Đẩy mạnh nghiệp vụ Repo, Rerepo, phát triển nghiệp vụ Rerepo cổ phiếu niêm yết. Chủ trương thành lập bộ phận đối ngoại, mở rộng cơ sở khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài, nghiên cứu phương thức liên doanh, góp vốn với các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh của chính VQS. Từ đó nguồn vốn cho hoạt động tự doanh của VQS sẽ được tăng thêm và hoạt động có hiệu quả hơn. Thay đổi về chỉ tiêu Với thị trường đang mở rộng và phát triển như hiện nay, các chỉ tiêu đã không còn phù hợp, không mang tính thực tế. Dựa trên tình hình hoạt động của Công ty đến hết năm 2007, Công ty cần xây dựng lại hệ thống chỉ tiêu kế hoạch cho giai đoạn phát triển 2008 – 2010. Thay đổi về biện pháp và chương trình hành động Tăng cường công tác quản trị điều hành, nâng cao vai trò Tổ theo dõi thực hiện Chiến lược đã điều chỉnh. Nâng cao vai trò bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ, thực hiện kiểm toán nội bộ và tự kiểm tra định kỳ. Tiến hành khảo sát các địa điểm sẽ mở Đại lý nhận lệnh để có định hướng phát triển nghiệp vụ kinh doanh tại đó. Tăng cường công tác đào tạo và tuyển dụng để bổ sung cán bộ và mở rộng nghiệp vụ. Đổi mới toàn diện hệ thống cán bộ, xây dựng hệ thống tiêu chí, lập quy trình đánh giá cán bộ, quy hoạch cán bộ, lên chương trình đào tạo 2008-2010, xây dựng cơ chế trả lương để khuyến khích lao động có hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống tin học, xây dựng phần mềm hỗ trợ tính giá, REREPO... cải cách phần mềm môi giới, đấu giá.. đáp ứng nhu cầu mở rộng của thị trường, xây dựng trang WEB và hệ thống giao dịch qua mạng, đưa các thông tin về Công ty và các sản phẩm mới của Công ty đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. KẾT LUẬN Sự tồn tại và phát triển của TTCK gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các CTCK. TTCK Việt Nam đã trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau có lúc khủng hoảng có lúc bùng nổ, nhưng không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của các CTCK tới sự vận hành và phát triển của TTCK. Với sự phát triển của TTCK Việt Nam thì hiện hầu hết các CTCK đang thực hiện nghiệp vụ tự doanh trái phiếu, còn với tự doanh cổ phiếu chỉ chiếm một phần nhỏ trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Tuy nhiên với VQS thì lại khác, lại tập trung vào mảng tự doanh cổ phiếu do cổ phiếu thì không tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn thì chắc chắn sẽ tăng trưởng và lãi vốn tất yếu sẽ cao hơn trái phiếu. Với xu thế đó thì nghiệp vụ tự doanh của các CTCK cần phải được quan tâm hơn nữa. Sự quan tâm này không chỉ của các CTCK mà còn là sự quan tâm của UBCKNN và các cơ quan hữu quan khác. Điểm hạn chế lớn nhất của đề tài mà em nghiên cứu chính là: Khả năng hiểu biết của bản thân về chứng khoán và TTCK còn hạn chế. Thời gian thực tập và nghiên cứu tại VQS còn ít, do đó lý thuyết và thực tiễn của đề tài chưa được nghiên cứu sâu. Mặc dù rất cố gắng song đề tài nghiên cứu còn tồn tại rất nhiều điểm hạn chế, chưa có nhiều số liệu trong lĩnh vực tự doanh do công ty mới thành lập vì vậy em viết đề tài này cũng chưa được chuyên sâu, mong các thầy các cô giúp đỡ đóng góp ý kiến để đề tài của em có thể hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn Th.S Phan Hữu Nghị, các thầy các cô trong bộ môn và anh Quang Huy phòng tự doanh của công ty chứng khoán VQS đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình và sách 1/ UBCKNN, Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản chính trị quốc gia - 2003. 2/ UBCKNN, Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 2002. 3/ UBCKNN, Tài liệu giảng dạy, Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê - 2006 Các tạp chí, báo chuyên ngành. 1/ Tạp chí chứng khoán, UBCKNN 2/ Tạp chí đầu tư chứng khoán, Bộ kế hoạch và đầu tư 3/ Thông tin chứng khoán, TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh */ Các Website 1/ Trang web của UBCKNN 2/ Trang web của TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh 3/ Trang web của TTGDCK Hà Nội http:// www.hastc.org.vn 4/ Trang Web của Ngân hàng Ngoại thương 5/Trang Web của CTCK Việt Quốc. */Các tài liệu trong phòng phân tích của CTCK VQS.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB1100.DOC
Tài liệu liên quan