Nhận thấy điểm mạnh của loại hình công ty cổ phần, cũng như hạn chế của một số doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước ta đã quyết định chuyển DNNN thành công ty cổ phần, và coi cổ phần hoá DNNN là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù được triển khai hơn 15 năm nay (từ năm 1992) song việc triển khai chuyển DNNN thành công ty cổ phần vẫn gặp rất nhiều khó khăn do các DN vẫn lạ lẫm về công việc cổ phần hoá, không thể tự mình thực hiện cổ phần hoá. Chính điều này làm phát sinh một hoạt động mới là hoạt động tư vấn cổ phần hoá ở các CTCK.
Tư vấn cổ phần hoá là hoạt động được các CTCK chú trọng phát triển. Đây là hoạt động đem lại doanh thu cũng khá cao cho các CTCK nhưng nó cũng chịu nhiều sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức, CTCK khác. Đứng trước sự cạnh tranh như vậy các CTCK phải đề ra cho mình một chiến lược phát triển. Mặc dù công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương đã đưa hoạt động này vào hoạt động ngay từ khi mới thành lập công ty nhưng cho đến nay nó vẫn còn nhiều vấn đề chưa hoàn thiện, đặc biệt là tư vấn sau cổ phần hoá. Với tư cách là một sinh viên thực tập tại công ty, em hy vọng những giải pháp và kiến nghị của mình phần nào có thể giúp công ty hoàn thiện phần nào hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty.
Tư vấn cổ phần hoá là vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu trong khi trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập tại công ty ngắn nên trong quá trình nghiên cứu viết bài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp nhận xét của thầy cô giáo, cán bộ nhân viên công ty và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
77 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 của IBS.
* Hoạt động bảo lãnh và đại lý phát hành
Là hoạt động trong đó CTCK thực hiện chức năng bảo lãnh phát hành, giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Hoạt động bảo lãnh phát hành đòi hỏi vốn pháp định lớn (165 tỷ đồng) nên không phải CTCK nào cũng thực hiện được.
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của hoạt động bảo lãnh và đại lý phát hành
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
TH 2006
KH 2006
% KH
01
Số đợt
04
02
-
-
02
Doanh số (trđ)
330.000
1.550.000
-
-
03
Thu nhập(trđ)
419
1.147
700
133,6%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 của IBS.
* Hoạt động quản lý danh mục đầu tư:
Đây cũng là nghiệp vụ mới, đã được IBS thực hiện nhưng từ năm 2007 hoạt động này được tách ra khỏi các hoạt động của công ty. Trong năm 2006, tổng số hợp đồng uỷ thác đã được ký là 44 hợp đồng trong đó có 42 hợp đồng là uỷ thác đầu tư còn 2 hợp đồng là uỷ thác đấu giá. Tổng số tiền uỷ thác trong năm 2006 là 160.780 triệu đồng trong đó 4.692 triệu đồng là uỷ thác đầu tư còn 156.088 triệu đồng là uỷ thác đấu giá. Và phí thu được năm 2006 là 984 triệu đồng.
* Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ
Đã tiến hành kiểm tra nghiệp vụ kế toán tài chính trụ sở chính, kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động tại chi nhánh TPHCM. Qua kiểm tra, chưa phát hiện vi phạm hoặc vụ việc phức tạp nào. UBCKNN đã kiểm tra các mặt hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty và kết luận: công ty đảm bảo hoạt động công khai, công bằng, minh bạch, thực hiện đúng các quy định định của pháp luật.
Qua các bảng số liệu trên chứng minh rằng bên cạnh hiệu quả kinh tế, IBS đã xây dựng được thị trường riêng với khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng. Điều đó, được thể hiện qua số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tăng liên tục; số lượng mà các công ty mà IBS tư vấn cổ phần, tư vấn bán đấu giá… ngày một tăng.
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh toàn công ty qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Vốn điều lệ
55.000
55.000
55.000
105.000
105.000
105.000
Vốn chủ sở hữu
56.496
56.789
61.813
122.070
130.407
130.407
Tổng tài sản
60.126
61.774
544.756
409.834
599.024
1.050.000
Doanh thu
3.640
6.690
15.774
37.113
52.103
103.146
Lợi nhuận trước thuế
1.466
2.416
5.747
11.275
14.140
31.496
Nguồn: Báo cáo tài chính 2001 – 2006 của IBS.
Vốn điều lệ ổn định trong 3 năm 2001 – 2033 và tới năm 2004 tăng mạnh, gấp gần 2 lần so với trước. Tổng tài sản liên tục qua các năm; tới năm 2006 đã là 1.050.000 triệu đồng gấp hơn 17 lần so với năm 2001 và tăng gấp gần 2 lần so với năm 2005. Doanh thu của công ty cũng tăng qua các năm với tốc độ cũng khá nhanh, doanh thu năm 2006 tăng gần gấp đôi năm 2005 và gấp hơn 28 lần so với năm 2001. Trước năm 2003 công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng từ năm 2004 thì công ty phải nộp 14% thuế thu nhập doanh nghiệp (đã được miễn giảm). Vào năm 2006 thì lợi nhuận trước thuế đã tăng hơn 21 lần năm 2001 và gấp hơn 2 lần năm 2005.
Biểu đồ 2.2: Biến động lợi nhuận qua các năm
Tóm lại, công ty IBS là đơn vị thành viên của Ngân hàng Công thương Việt nam hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán,có tiềm lực tài chính hàng đầu trên thị trường, có thể nói tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua là khá tốt. Đặc biệt là hoạt động môi giới, tự doanh và tư vấn. Những năm vừa qua, công ty có những thay đổi trong định hướng kinh doanh, chú trọng phát triển những sản phẩm dịch vụ tài chính chất lượng cao, tạo nên uy tín của công ty trong lĩnh vực này. Đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn cổ phần hoá.
2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.
2.2.1. Các bước tổ chức công tác tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương
Quy trình tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương được xây dựng trên cơ sở những quy định về cổ phần hoá DNNN theo Nghị định 187/2004/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần và hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 126/2004/TT – BTC.
Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương tham gia ngay từ giai đoạn đầu doanh nghiệp xây dựng chiến lược cổ phần hoá, chiến lược tài chính của công ty và tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp trước và sau cổ phần hoá, thương thuyết tiến hành cổ phần hoá và tổ chức đấu giá ra công chúng. Các bước tổ chức công tác tư vấn cổ phần hoá của công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương như sau:
2.2.1.1. Tư vấn xây dựng lộ trình cổ phần hoá
IBS tiến hành thẩm định và rà soát các tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của DN, xây dựng một lộ trình cổ phần hoá cụ thể cho DN, bao gồm cả việc đả thông tư tưởng và tổ chức đại hội công nhân viên chức. Đây là nội dung quan trọng đảm bảo quá trình cổ phần hoá diễn ra thông suốt. Việc xây dựng lộ trình cổ phần hoá giúp DN cổ phần hoá cũng như tổ chức tư vấn xác định được các bước cụ thể trong từng giai đoạn từ đó đề ra kế hoạch hoạt động không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1.2. Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
Trên cơ sở các số liệu kế toán đã được kiểm toán và các tài liệu có liên quan, đội ngũ chuyên viên của IBS sẽ giúp doanh nghiệp xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp bằng các phương pháp khoa học nhằm đưa ra giá trị doanh nghiệp chính xác để cổ phần hoá. Ngoài ra, nhóm tư vấn và phân tích tài chính doanh nghiệp còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng phương án tài chính phù hợp ngay từ khi bắt đầu quá trình cổ phần hoá. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được thực hiện theo Nghị định 187/2004/NĐ – CP và hướng dẫn thi hành tại thông tư 126/2004/TT – BTC.
2.2.1.3. Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá
Trên cơ sở các yêu cầu của DN, IBS sẽ tư vấn cho DN xây dựng phương án cổ phần hoá bao gồm phương án sản xuất kinh doanh 3 – 5 năm đầu sau cổ phần hoá, dự thảo điều lệ hoạt động của công ty cổ phần, phương án tài chính, phương án giải quyết lao động dôi dư. Đồng thời, IBS sẽ tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng cơ cấu vốn điều lệ nhằm tối ưu hoá cơ cấu sở hữu sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
2.2.1.4. Tư vấn đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng
Với trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp cùng với những kinh nghiệm trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng, trên cơ sở thoả thuận với doanh nghiệp, IBS sẽ xây dựng lịch trình bán đấu giá cổ phần, phương án bán đấu giá cổ phần trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp bán bớt phần vốn Nhà nước tại DN), xây dựng bản công bố thông tin, quy chế bán đấu giá cổ phần, tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá về doanh nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư mua cổ phần và tổ chức bán đấu giá cổ phần theo quy định của pháp luật.
2.2.1.5. Tư vấn hậu cổ phần hoá
IBS cung cấp dịch vụ tư vấn hậu cổ phần hoá cho doanh nghiệp thông qua dịch vụ tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn chia tách, sáp nhập, hợp nhất, mua bán doanh nghiệp, tư vấn thẩm định đánh giá chiến lược phát triển, phân tích tính cạnh tranh và khả năng tồn tại, duy trì phát triển của công ty, nâng cao giá trị cổ phiếu tạo tiền đề cho quá trình phát triển trước mắt cũng như đảm bảo tính tăng trưởng lâu dài, giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán.
2.2.2. Tư vấn cổ phần hoá cho Công ty nhiệt điện Phả Lại
Để hiểu rõ hơn toàn bộ quy trình và nội dung tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương, ta đi phân tích một ví dụ cụ thể đó là hợp đồng tư vấn cổ phần hoá giữa Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương và Công ty nhiệt điện Phả Lại. Nội dung tư vấn như sau:
Bước 1: Tiến hành thu thập thông tin
Sau khi hợp đồng tư vấn cổ phần hoá được ký kết, IBS tiến hành thu thập thông tin từ phía Công ty nhiệt điện phả lại như sổ sách kế toán, tình hình lao động...
Bước 2: Tiến hành tư vấn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp
Sau khi thu thập thông tin, IBS tư vấn doanh nghiệp xử lý các khoản phải thu, phải trả, các khoản dự phòng lỗ lãi... theo quy định tại Nghị định 187/2004/NĐ – CP của Chính Phủ.
Tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp: IBS tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp cho Công ty nhiệt điện Phả Lại theo phương pháp tài sản.
Thành phần xác định giá trị doanh nghiệp gồm có:
Đại diện ban chỉ đạo cổ phần hoá
Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương
Công ty nhiệt điện Phả Lại
Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp:
Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế Công ty nhiệt điện Phả Lại năm 2005 của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kiểm kê và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2005
Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp trình lên Tổng công ty điện lực Việt Nam
Các tài liệu khác.
Theo kết quả định giá, giá trị thực tế tài sản của Công ty nhiệt điện Phả Lại tại thời điểm 31/12/2005 là 10.895.461.646.905 đồng.
Bước 3: Tiến hành xây dựng phương án cổ phần hoá và sắp xếp lao động
Phương án cổ phần hoá
Tình hình chung về doanh nghiệp
Giới thiệu về doanh nghiệp
Tên của công ty: CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
Tên giao dịch quốc tế: Pha Lai Thermal Power Company
Địa chỉ: Thôn Phao Sơn, Thị trấn Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương
Điện thoại: 0320.881126/Fax: 0320.881.338
Cơ sở pháp lý hình thành
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (PLPC) là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, là thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN).
Tiền thân là Nhà máy nhiệt điện Phả lại thành lập từ năm 1982, tháng 7 năm 2005 Nhà máy được chuyển thành Công ty nhiệt điện phả lại, hạch toán độc lập thuộc EVN và thực hiện cổ phần hoá, chuyển sang hoạt động theo hình thức CTCP từ ngày 26/1/2006. Mức vốn điều lệ của PLPC là 3.071 tỷ đồng.
Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (nay là công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại) được thành lập theo Quyết định số 22 ĐL/TCCB của Bộ Điện Lực vào ngày 26/04/1982, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Điện lực 1.
Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 1995 Nhà máy là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (theo quyết định số 121 NL/TCCB – LĐ ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Bộ năng lượng), hạch toán phụ thuộc.
Ngày 30 tháng 3 năm 2005 Bộ Công nghiệp có quyết định số 16/2005/QĐ – BCN chuyển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại thành Công ty Nhiệt điện Phả Lại, hạch toán độc lập - thuộc tổng công ty Điện lực Việt Nam. Ngày 18 tháng 5 năm 2005 Tổng công ty Điện lực Việt Nam có văn bản số 2436/CV – EVN – TCKT hướng dẫn bàn giao tài chính khi chuyển các nhà máy điện thành công ty hạch toán độc lập, Công ty TNHH một thành viên, theo đó Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại chính thức chuyển sang hạch toán độc lập từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.
Thực trạng công ty tại thời điểm cổ phần hoá
Giải trình về một số khoản nợ phải trả
Vay ngắn hạn
Số dư tại thời điểm 31/12/2005 là 99.734.778.790 đồng. Đây là khoản vay Ngân hàng Đầu tư và phát triển Phả Lại dưới hình thức hợp đồng tín dụng hạn mức. Khoản tín dụng này có thể rút bằng Đồng Việt Nam với hạn mức 100 tỷ đồng. Khoản vay này chịu lãi theo chế độ lãi suất của Ngân hàng theo từng thời kỳ.
Khoản phải trả nội bộ
Số dư tại thời điểm 31/12/2005 là 7.014.801.627.373 đồng. Trong đó, phải trả vốn đầu tư xây dựng là 6.914.508.732.332 đồng.
Phải trả người bán
Số dư tại thời điểm 31/12/2005 là 201.696.525.549 đồng trong đó: phải trả về nhiên liệu là 96.395.647.272 đồng, phải trả vật tư khác là 105.300.878.277 đồng
Lao động có đến thời điểm lập phương án cổ phần hoá
Trình độ trên đại học : 03 người
Trình độ đại học : 284 người
Trình độ cao đẳng, trung cấp : 528 người
Công nhân kỹ thuật bậc 7/7 : 50 người
Công nhân kỹ thuật : 1.045 người
Lao động phổ thông : 289 người
Bảng 2.7: Hoạt động kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Phả Lại năm 2005
Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
31/12/2005
I
1
-
-
2
II
1
-
-
2
III
1
2
3
IV
V
VI
VII
VIII
Tổng doanh thu thuần
Doanh thu bán hàng
Doanh thu sản xuất điện
Doanh thu sản xuất khác
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Giá vốn của thành phẩm đã cung cấp
Sản xuất điện
Sản xuất khác
Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
1.458.888.960.720
1.457.671.931.634
1.455.755.662.000
1.916.269.634
1.217.029.086
1.301.256.184.014
1.300.284.931.292
1.298.846.582.903
1.438.348.389
971.252.722
157.632.776.706
730.867.393
102.921.032.360
102.641.387.906
44.040.932.517
11.401.679.222
1.109.650.571
12.511.329.793
3.503.172.342
9.008.157.451
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2005, Biên bản kiểm tra quyết toán thuế 2005)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) là 0,19% và Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) là 0,66%.
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng nhà xưởng, đất đai
Diện tích nhà xưởng đang sử dụng
263.513 m2
Diện tích nhà xưởng không cần dùng
6.286 m2
Diện tích đang sử dụng trong kinh doanh
1.868.618,5 m2
Diện tích đất đang quản lý
1.956.776,5 m2
(Nguồn: Phương án cổ phần hoá Công ty Nhiệt điện Phả Lại)
Tình hình tài sản của Doanh nghiệp
Giá trị tài sản thực tế của Công ty Nhiệt điện Phả Lại là 10.895.461.646.905 đồng.
Phương án cổ phần hoá doanh nghiệp
Căn cứ vào Nghị định 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần
Căn cứ vào Thông tư số 126/2004/TT – BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.
Căn cứ vào Quyết định số 22 ĐL/TCCB của Bộ điện lực vào ngày 26/04/1982 thành lập Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
Căn cứ vào văn bản số 2436/CV – EVN – TCKT.
Hình thức cổ phần hoá
Căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế, doanh nghiệp chọn hình thức cổ phần hoá là: Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp trong đó dự kiến nhà nước chiếm 78,16% vốn điều lệ.
Tên công ty khi chuyển sang công ty cổ phần
Tên của công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
Tên giao dịch quốc tế: Pha Lai Thermal Power Joint – Stock Company
Tên viết tắt: PLPC
Địa chỉ: Thôn Phao Sơn, Thị trấn Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương
Điện thoại: 0320.881126/Fax: 0320.881.338
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất, kinh doanh điện năng; quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, các công trình nhiệt điện, công trình kiến trúc của Nhà máy điện, lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình điện, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Công ty chủ trương mở rộng một số ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhằm tận dụng được nguồn lực của Công ty cũng như các phụ phẩm, chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất điện như tham gia dự án sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay, khai thác xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, như tham gia góp vốn thành lập CTCP sửa chữa dịch vụ Phả Lại, và tiến tới nhận sửa chữa đại tu các công trình thiết bị điện cho các đơn vị bên ngoài, sản xuất thạch cao…
Vốn điều lệ, cơ cấu vốn điều lệ
Vốn điều lệ
- Vốn điều lệ dự kiến: 3.107.000.000.000 đồng
- Tổng số cổ phần: 307.196.006 cổ phần
- Mệnh giá một cổ phần: 10.000 đồng
Cơ cấu vốn điều lệ
Bảng 2.9: Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty nhiệt điện Phả Lại
Cổ đông
Số cổ phần nắm giữ (cổ phần)
Giá trị vốn cổ phần (VNĐ)
Tỷ lệ sở hữu (%)
Tổng số cổ phần
Nhà nước
CBCNV Công ty
Cổ đông bên ngoài
307.196.006
240.106.206
6.548.900
60.540.900
3.071.960.060.000
2.401.062.060.000
65.489.000.000
605.409.000.000
100,00
78,16
2,13
19,71
(Nguồn: Công ty chứng khoán Ngân hàng công thương)
Hình thức cổ phiếu
Toàn bộ cổ phiếu phát hành là cổ phiếu phổ thông
Việc chuyển nhượng và khống chế chuyển nhượng được quy định tại Điều lệ công ty cổ phần
Cổ phiếu công ty phát hành theo hình thức sổ chứng nhận cổ đông
Kế hoạch sử dụng tiền thu từ cổ phần hoá
Bảng 2.10: Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức sau cổ phần hoá
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006 (tỷ đ)
Năm 2007 (tỷ đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần
Tổng lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
Cổ tức
Tỷ lệ cổ tức (%)
3.107
3.214,49
487,606
-
487,606
15,17%
15,7%
372,84
12%
3.107
3.188,02
494,537
-
494,537
15,51%
15,92%
372,84%
12%
(Nguồn: Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương)
Bước 4: Tố chức bán cổ phần
Thời gian dự kiến bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp là 45 ngày sau khi có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền.
Phương thức phát hành cổ phần
Việc phát hành cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp được thực hiện thông qua tổ chức tài chính trung gian là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương.
Việc bán cổ phần ra bên ngoài được dự định thực hiện trong vòng 45 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá.
Doanh nghiệp tiến hành bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và nhà đầu tư chiến lược dự kiến trong vòng 15 ngày kể từ khi hoàn tất việc bán cổ phần ra bên ngoài.
Đề xuất giá khởi điểm cổ phần
Trên cơ sở phân tích tình hình thị trường trong những năm sau cổ phần hoá và tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp đề xuất giá khởi điểm cổ phần bán ra bên ngoài là 13.000 đồng/cổ phần.
Bước 5: Tư vấn hậu cổ phần hoá
Tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh
Công tác thị trường: Đánh giá khả năng phát triển và xu thế phát triển của ngành điện, tiềm năng thị trường đầu ra và thị trường đầu vào từ đó xây dựng phương án phát triển thị trường.
Công tác đầu tư trang thiết bị
Xác định nguồn vốn đầu tư cho các dự án thực hiện trong đó xác định cụ thể nhu cầu và nguồn vốn huy động...
Trên thực tế thì bước này chưa được IBS thực hiện.
Nhận xét về các bước tiến hành tổ chức công tác tư vấn cổ phần hoá của IBS cho Công ty Nhiệt điện Phả Lại
* Kết quả đạt được:
- Công ty đã thực hiện đúng các bước tiến hành tư vấn, thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần.
- Phương án cổ phần hoá có tính khả thi, được phân tích sâu sắc.
- Quá trình cổ phần hoá được thực hiện một cách công khai, minh bạch.
* Hạn chế: Công ty có hạn chế trong thời gian thực hiện hợp đồng. Với mỗi một hợp đồng tư vấn cổ phần hoá thì CTCK chỉ cần thực hiện trong vòng 2 tháng là xong tuy nhiên thực tế là nó thường kéo dài 4 tháng. Điều này khiến CTCK tốn kém về mặt thời gian, chi phí, nhân lực hơn nữa nó còn làm giảm hiệu quả tư vấn cổ phần hoá.
Và còn một hạn chế nữa là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương mới chỉ dừng lại ở việc tư vấn đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng thôi chứ chưa có một phương án cụ thể nào đối với việc tư vấn sau cổ phần hoá.
2.3.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.
2.3.1. Kết quả đạt được của hoạt động tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương.
Doanh thu từ hoạt động tư vấn của công ty cao, tăng đều và ổn định qua các năm.
Biểu đồ 2.3: Doanh thu tư vấn từ năm 2002 đến năm 2006
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của IBS.
Dựa trên biểu đồ trên ta thấy doanh thu từ hoạt động tư vấn cổ phần hoá của IBS khá ổn định. Năm này tăng hơn so với năm trước.
Sản phẩm tư vấn cổ phần hoá của công ty luôn được đánh giá cao. IBS có uy tín về dịch vụ tư vấn đặc biệt là tư vấn cổ phần hoá. Uy tín của công ty dựa trên đội ngũ chuyên viên giỏi và năng động, am hiểu về thị trường tài chính. Mỗi hợp đồng tư vấn do IBS thực hiện đều được công ty đầu tư thời gian và công sức nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Những công ty do IBS tư vấn sau cổ phần hoá hoạt động hiệu quả.
Khách hàng của IBS là những khách hàng lớn, có tiềm năng. Khác với những CTCK khác trên thị trường, IBS không đặt mục tiêu doanh số lên hàng đầu mà chú trọng vào chất lượng tư vấn. Do đó, những khách hàng được IBS lựa chọn đều là những doanh nghiệp có khả năng phát triển và có nhu cầu cổ phần hoá thực sự.
MỘT SỐ CÁC DỰ ÁN ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN
TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ
Công ty điện lực 3
Tổng công ty Vật tư nông nghiệp
Công ty Nhiệt điện Phả lại
Công ty Cao su Đà nẵng
Công ty Vật tư Nông sản
Trường cao đảng Công nghệ Viettronics
Công ty điện lực Khánh hoà
Công ty cổ phần HACINCO
Công ty nhiệt điện Ninh Bình
Công ty nhiệt điện Uông Bí…
TƯ VẤN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Công ty nhiệt điện Uông Bí
Công ty nhiệt điện Phả Lại
Công ty nhiệt điện Ninh Bình
Công ty điện lực Tây Ninh
Công ty điện lực Khánh Hoà
Công ty Cao su Đà Nẵng
Công ty Gốm sứ Huế…
TƯ VẤN PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội
Công ty điện lực Khánh Hoà
Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (TRIBECO)
Công ty cổ phần nhựa Tân Hoá
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại
Công ty cổ phần Vinaconex Xuân Mai
Công ty sản xuất thiết bị điện…
TƯ VẤN BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại
Công ty hoá chất Đức Giang
Công ty bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Công ty Công trình giao thông 504
Công ty Hoàn Mỹ
Công ty 520
Công ty điện máy TPHCM…
TƯ VẤN ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Công ty Thương Mại và Dịch vụ
Công ty tư vấn quy hoạch xây dựng và dịch vụ phát triển đô thị.
2.3.2. Những hạn chế trong quá trình hoạt động tư vấn cổ phần hoá của Công ty
Bên cạnh những kết quả đạt được thì đi kèm với nó là những hạn chế. Hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty trong thời gian qua bộc lộ hạn chế là hoạt động tư vấn cổ phần hoá của Công ty chưa phát triển. Biểu hiện:
- Số lượng công ty tư vấn chưa nhiều : Do mục tiêu hướng đến chất lượng tốt nên IBS đầu tư rất kỹ lưỡng cho các hợp đồng tư vấn nên chưa phát triển được mạng lưới khách hàng rộng lớn.
- Doanh thu từ hoạt động tư vấn còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của công ty. Trong những năm gần đây, doanh thu từ hoạt động tư vấn của IBS tăng liên tục qua các năm song so với doanh thu từ các hoạt động khác của công ty thì doanh thu từ hoạt động tư vấn CPH không cao.
- Hiệu quả tư vấn chưa cao: Tư vấn là một trong các nghiệp vụ mang tính chuyên nghiệp, đòi hỏi chất xám của người tư vấn. Song IBS, cũng như nhiều CTCK khác chưa thực sự đáp ứng nhu cầu trên. Trong quá trình xây dựng phương án cổ phần hoá hay định giá doanh nghiệp còn lệ thuộc vào ý kiến của doanh nghiệp. Điều đó làm giảm chất lượng dịch vụ tư vấn. Ngoài ra, hoạt động tư vấn cổ phần hoá của IBS mới chỉ dừng lại ở việc tư vấn phát hành cổ phiếu ra công chúng. Còn việc hậu cổ phần hoá là công việc quan trọng đòi hỏi nhiều chất xám và mang tính chất quyết định tới việc cổ phần hoá có thành công hay không thì hầu như chưa thực sự được thực hiện.
2.3.3. Nguyên nhân
Những nguyên nhân dẫn tới hạn chế trên thì có nhiều, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Đội ngũ nhân lực còn ít: Đội ngũ chuyên viên tư vấn có chất lượng chuyên môn cao song còn hạn chế về mặt số lượng. Với một khối lượng công việc khổng lồ của hoạt động tư vấn CPH từ tìm kiếm khách hàng đến tư vấn cổ phần hoá…nhưng hiện nay IBS có một số lượng nhân viên khá mỏng, không đủ để giải quyết tất cả công việc. Điều này ảnh hưởng phần nào đến việc mở rộng và phát triển thị trường của công ty khi nhu cầu về tư vấn CPH ngày càng tăng.
Trình độ năng lực của các nhân viên tư vấn: Thực sự thì nhân viên tư vấn của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương hầu hết là những nhân viên trẻ, mới ra trường hoặc là những nhân viên từ ngành khác chuyển sang, tuy họ năng nổ nhiệt tình trong công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm nên khó đáp ứng được về mặt thời gian cần thiết cho quá trình CPH. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới kết quả tư vấn CPH của Công ty.
Công ty chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng: Khách hàng của IBS nhìn chung là khá đa dạng, có mọi lĩnh vực từ sản xuất, công nghiệp, du lịch, dịch vụ cho đến giao thông…trong đó công ty chú trọng phát triển khách hàng thuộc ngành công nghiệp. Xét về số lượng thì không nhiều nhưng xét về giá trị thì đem lại cho công ty doanh thu cũng khá cao. Song số lượng khách hàng còn hạn chế một phần do công ty chưa thực sự quan tâm đến việc tìm kiếm khách hàng, đa dàng hoá đối tượng phục vụ.
Năng lực tài chính của công ty: Hiện nay vốn điều lệ của công ty cũng tương đối cao song so với các công ty khác cũng không đáng kể gì. Hơn nữa việc sử dụng vốn chủ yếu được đầu tư vào hoạt động tự doanh của công ty, đầu tư cho hoạt động tư vấn còn khiêm tốn. Do đó, công ty thiếu vốn để đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ cho hoạt động tư vấn CPH.
Công ty chưa xây dựng được một quy trình tư vấn cụ thể: Mặc dù đã triển khai nghiệp vụ tư vấn CPH hơn 6 năm song cho tới nay IBS vẫn chưa xây dựng cho mình một quy trình cụ thể. Trên cơ sở nội dung cổ phần hóa được quy định theo pháp luật, các CTCK tự xây dựng cho mình một quy trình tư vấn riêng. Khi tư vấn cho các DN thuộc các ngành nghề khác nhau thì công ty phải tìm hiểu và thay đổi quy trình cho phù hợp với từng loại hình DN để quá trình CPH DNNN diễn ra theo đúng trình tự pháp luật mang lại hiệu quả cao cho DN CPH. Do đó rất tốn thời gian và công sức cho bộ phận tư vấn của Công ty.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Môi trường pháp lý: Trong thời gian vừa qua Nhà nước ta đã đưa ra một số quy định về cổ phần hoá gây ra bất lợi một cách gián tiếp tới hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty, chẳng hạn như quy định về việc Nhà nước sẽ giữ lại 51% cổ phần đối với các doanh nghiệp làm ăn có lãi có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, chính điều này làm chậm tiến trình cổ phần hoá của doanh nghiệp, từ đó nó ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của hoạt động tư vấn CPH của các công ty chứng khoán nói chung mà trong đó có công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương.
Sự ưu đãi đối với các DNNN vẫn còn lớn. Chính vì vậy các DNNN vẫn dùng dằng chưa muốn cổ phần hoá, làm cho thị trường cổ phần hoá còn eo hẹp. Điều này ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của hoạt động tư vấn cổ phần hoá thông qua mối quan hệ cung cầu về dịch vụ tư vấn.
Cổ phần hoá mặc dù đã được thúc đẩy mạnh mẽ song tiến trình cổ phần hoá diễn ra còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do phía các Bộ, ban ngành chưa có kế hoạch cổ phần hoá cụ thể, bên cạnh đó nhiều DNNN có khó khăn về tài chính, thua lỗ kéo dài, lao động nhiều, nợ phải trả lớn, nợ phải thu khó đòi lớn hoặc không đủ hồ sơ, nhiều tài sản vật tư ứ đọng, kém phẩm chất, lạc hậu về kỹ thuật, do đó không hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Hơn nữa, nhiều tổng công ty không muốn cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên vì sợ năng lực về vốn cũng như vai trò điều hành của Tổng công ty sẽ giảm đi. Tiến trình CPH diễn ra chậm dẫn đến nhu cầu tư vấn ít đi và ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn CPH của CTCK.
Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường tư vấn CPH: Ngày càng nhiều công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động trên thị trường, hầu như tất cả các công ty đều triển khai dịch vụ tư vấn cổ phần hoá thì sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng trở lên gay gắt hơn. Để tồn tại và phát triển thì các công ty phải lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển riêng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Thị trường Chứng khoán Việt Nam.
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt, các công ty muốn tồn tại thì phải không ngừng tìm tòi, phát triển. Khi công ty phát triển sẽ đảm bảo khả năng cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường.
Theo Quyết định số 163/2003/QĐ – TTg ngày 5 tháng 8 năm 2003 đã phê duyệt chiến lược phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010: “Phát triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.”
Trong đó nhấn mạnh vấn đề tăng cung chứng khoán cho thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại bằng việc lựa chọn các DN cổ phần hoá và gắn tiến trình CPH DNNN với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên TTCK.
Nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước chủ trương thúc đẩy nhanh và bền vững quá trình cổ phần hoá DNNN, coi đó là khâu then chốt trong việc cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 164/2004/NĐ – CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, sau đó là Nghị định 187/2004/NĐ – CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần thay thế cho Nghị định 164, ban hành kèm theo thông tư 126/2004/TT – BTC của Bộ Tài chính và quyết định 155/2004/QĐ – TTg ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về đẩy nhanh vững chắc cổ phần hoá Công ty Nhà nước. Có thể nói hệ thống văn bản pháp quy ban hành đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc tổ chức cổ phần hoá DNNN.
Tính đến năm 2005 đã CPH được 2.935 DNNN và bộ phận DNNN, năm 2006 có khoảng 3.500 DN được CPH. Riêng giai đoạn 2001-2005, cả nước sắp xếp được 3.590 DNNN trong tổng số 5.655 DNNN có vào đầu năm 2001, trong đó đã CPH 2.347 DNNN, chiếm hơn 80% toàn bộ số DN đã CPH trong cả 15 năm. Đã huy động được thêm 20.704 tỉ đồng để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh, ngân sách nhà nước thu về 14.971 tỉ đồng. 85% số DN cổ phần hoạt động có lãi, có cổ tức cao. (Nguồn: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội).
Cổ phần hoá gắn với niêm yết cũng được khuyến khích mạnh mẽ bằng chính sách ưu đãi thuế, không phải nộp thuế trong 02 năm sau khi niêm yết (trước 2007). Chính sách này có tác dụng khuyến khích các DN tham gia niêm yết trên TTCK nhằm thúc đẩy hàng hoá trên TTCK Việt nam.Chính vì vậy mà năm 2006 rất nhiều DN đã tranh thủ cơ hội ưu đãi này của Nhà nước đua nhau lên sàn.
Một vấn đề nổi bật của cổ phần hoá DNNN là vấn đề “hậu cổ phần hoá”: Đất đai của DN sau khi cổ phần hoá, vấn đề quản trị DN sau cổ phần hoá, kiểm kê đánh giá lại tài sản tài chính của DN sau cổ phần hoá… vì vậy vấn đề cổ phần hoá là hết sức khó khăn và nặng nề. Các tổ chức tư vấn cổ phần hoá như các CTCK có vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn giải quyết các vấn đề “ hậu cổ phần hoá”.
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương.
Với mục tiêu trở thành một trong những CTCK hàng đầu trên Thị trường chứng khoán Việt nam, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương đã đề ra những định hướng cụ thể cho sự phát triển của Công ty.
Phát triển hơn nữa các nghiệp vụ của Công ty, nâng cao doanh thu hơn nữa so với các năm trước. Mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần các sản phẩm dịch vụ của Công ty trên thị trường, xây dựng hoàn thiện bản sắc và thương hiệu.
Công ty đã đề ra chỉ tiêu trong phát triển trong năm 2007 đó là, đối với hoạt động môi giới: phí môi giới đạt 12 tỷ đồng; phí dịch vụ 1,5 tỷ đồng; phí lưu ký 0,5 tỷ đồng. Tự doanh cổ phiếu chiếm 78,6%, phí bảo lãnh phát hành 9%, quản lý danh mục đầu tư 500 triệu đồng, tư vấn tài chính doanh nghiệp 2,6 tỷ đồng.
Công ty đã đề ra các biện pháp cụ thể:
- Xác định rõ hơn khách hàng chiến lược, khách hàng mục tiêu của các sản phẩm dịch vụ của Công ty, cần tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng, đặc biệt khách hàng là tổ chức, là nhà đầu tư nước ngoài.
- Đẩy mạnh phát triển các nghiệp vụ cả về quy mô và chất lượng, tăng tính cạnh tranh và nâng cao thị phần các sản phẩm dịch vụ, tăng cường khai thác vốn, cân đối hợp lý nguồn vốn cho các nghiệp vụ.
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế, quy chế, quản trị điều hành, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ vừa đảm bảo cơ sở pháp lý, đúng hướng mọi hoạt động, vừa thông thoáng, thuận lợi, cạnh tranh thu hút được khách hàng.
- Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ thông tin, tin học hoá tất cả các giao dịch và nghiệp vụ các phần mềm ứng dụng tiên tiến với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, phục vụ công tác quản lý điều hành.
- Đổi mới phương pháp quản lý, điều hành kinh doanh theo hướng tiên tiến hiện đại, phân cấp quản lý hợp lý, uỷ quyền phù hợp, tăng quyền chủ động, quyền quyết định trong hạn mức cho các cấp cán bộ trên cơ sở thực hiện đúng cơ chế và quy trình nghiệp vụ.
- Thực hiện các chính sách, cơ chế đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ cán bộ quản quản lý điều hành đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có trình độ chuyên môn cao.
- Đổi mới cơ chế kinh doanh, cơ chế động lực, hoàn thành đề án xây dựng thương hiệu, đề án xây dựng văn hoá công ty, hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO đối với các sản phẩm dịch vụ.
- Phát động các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo.
Năm 2007 – 2010 là giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ của Thị trường chứng khoán, toàn diện cả về bản chất sở hữu, mô hình tổ chức, cơ chế điều hành, quy mô và chất lượng hoạt động. Tất cả mọi mặt phải được đổi mới để tồn tại và phát triển tốt hơn, Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt nam chắc chắn sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong những năm tới.
3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của Công ty.
Tư vấn cổ phần hoá nằm trong hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, đây cũng là một thế mạnh của công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm. Với những thuận lợi về cầu thị trường do Chính phủ tích cực đẩy mạnh hoạt động cổ phần hoá DNNN, từ năm 2006 đến 2010, tư vấn cổ phần hoá vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các tổ chức tư vấn khai thác. Trong những năm tới Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương tiếp tục theo đuổi mục tiêu chất lượng là hàng đầu cho các hợp đồng tư vấn, tìm kiếm các khách hàng lớn và thực sự có nhu cầu tư vấn, xây dựng vị thế vững chắc và uy tín của công ty đối với lĩnh vực tư vấn cổ phần hoá. Đó là về lâu dài còn trước mắt công ty hoàn thành các hợp đồng tư vấn đã ký kết trong thời gian ngắn hiệu quả cao và từng bước tiếp cận với khách hàng là các DN lớn, các DN đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán sau khi thực hiện cổ phần hoá.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.
3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực bao giờ cũng là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của một công ty, đặc biệt lại là lĩnh vực tư vấn vì đây là ngành nghề đòi hỏi phải có chất xám. Do đó muốn nâng cao chất lượng dịch vụ, trước hết phải xây dựng một đội ngũ nhân lực đủ mạnh. Hơn thế nữa hoạt động tư vấn cổ phần hoá của CTCK chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các CTCK khác và từ các tổ chức có chức năng thực hiện nghiệp vụ này như công ty kiểm toán, các tổ chức định giá DN. Do vậy IBS cần xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi trong lĩnh vực này.
Như nói ở trên tư vấn là sản phẩm của chất xám do đó chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quyết định tới sự thành công của hoạt động tư vấn. IBS có lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, năng động có trình độ chuyên môn cao, am hiểu lĩnh vực thị trường tài chính. Tuy nhiên do yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ do đó đòi hỏi các chuyên viên tư vấn phải liên tục nâng cao về kiến thức tư vấn, về khả năng thuyết phục khách hàng. Vì vậy công ty cần phải có chương trình đào tạo liên tục, thường xuyên cho cán bộ tư vấn bằng các chương trình đào tạo do các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm trong và ngoài nước giảng dạy; Công ty nên có chính sách đãi ngộ, khuyến khích động viên nhân viên để nhân viên làm việc một cách thoải mái, hết mình vì công việc tạo nên hiệu quả cao cho công việc.
Do số lượng nhân viên tư vấn còn hạn chế đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng tư vấn của công ty. Do vậy, công ty cần tuyển thêm nhân viên cho hoạt động tư vấn. Chính sách tuyển dụng cần phải hợp lý, công ty nên tuyển những nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và kiểm toán để đẩy mạnh hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp,và hoạt động tư vấn hậu cổ phần hoá. Ngoài ra công ty nên tuyển cả những sinh viên vừa mới tốt nghiệp Đại hoc chuyên nghiệp, mặc dù họ chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng với kiến thức được học trong Đại học cộng với sự nhiệt tình của tuổi trẻ sẽ đem lại thành công cho công ty.
3.2.2. Hoàn thiện quy trình tư vấn cổ phần hoá
Một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần giúp cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá phát triển đó là quy trình tư vấn cổ phần hoá mà công ty đã xây dựng. Thật vậy, khi quy trình tư vấn được xây dựng một cách đúng đắn và phù hợp nó sẽ giúp cho quá trình tư vấn diễn ra nhanh hơn, điều đó có nghĩa là tiết kiệm được về mặt thời gian, chi phí cho khách hàng đồng thời tăng hiệu quả tư vấn. Quy trình tư vấn của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương đã được xây dựng tương đối cơ bản, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Công ty nhưng vẫn cần lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, về phát triển tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp. Theo điều 16 Nghị định 187/NĐ – CP thì các Doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá có thể sử dụng một trong các phương pháp sau để xác định giá trị Doanh nghiệp:
+ Phương pháp tài sản (phụ lục 1)
+ Phương pháp dòng tiền chiết khấu (phụ lục 2)
+ Các phương pháp khác.
Thường thì việc xác định giá trị Doanh nghiệp sản xuất dùng phương pháp tài sản, còn xác định giá trị của những doanh nghiệp thương mại dịch vụ thì dùng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Do Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương thường xác định giá trị cho những Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất cho nên Công ty Chứng khoán chỉ xác định giá trị bằng phương pháp tài sản. Nếu Công ty muốn mở rộng thị trường tư vấn của mình tới các ngành dịch vụ phải có thêm phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Tiếp nữa công ty nên chú trọng đến hoạt động tư vấn hậu cổ phần hoá. Cho đến nay, hoạt động tư vấn cổ phần hoá của CTCK mới chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị đầy đủ thủ tục về mặt pháp lý và đảm bảo cho quá trình cổ phần hoá diễn ra theo đúng trình tự pháp luật. Sau khi cổ phần hoá DN gặp rất nhiều khó khăn bỡ ngỡ do chuyển sang loại hình sở hữu khác, đặc biệt là vấn đề tài chính vì trước khi cổ phần hoá các DNNN được hỗ trợ rất nhiều về mặt tài chính, nay chuyển sang công ty cổ phần thì phải tự lo về mọi mặt. Đây là mảng mà công ty có thể tiếp tục cung cấp các dịnh vụ tư vấn hỗ trợ nhằm giúp DN ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá. Đồng thời về lâu dài đây sẽ trở thành hoạt động tư vấn chủ yếu của công ty bởi sau khi các DNNN cổ phần hoá hết thì công việc tư vấn cổ phần hoá sẽ không còn.
Ngoài ra, Công ty cấn phát triển hơn nữa hoạt động tư vấn phát hành, tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp...
3.2.3. Nâng cao khả năng tìm kiếm khách hàng
Việc lựa chọn tổ chức tư vấn do Ban chỉ đạo cổ phần hoá quyết định nên để có các hợp đồng tư vấn cổ phần hoá, ngoài tiếp cận với DN công ty cần duy trì mối quan hệ với các cơ quan quản lý ở các Bộ, Ban ngành và phải cập nhật thông tin liên tục từ phía Chính phủ, Bộ Tài chính để biết thông tin về kế hoạch cổ phần hoá.
Cần phát triển bộ phận Marketing riêng phục vụ cho việc tìm kiếm khách hàng và quảng bá hình ảnh của công ty.
Chính sách khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Với mục tiêu trở thành công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam vào năm 2010 thì một giải pháp về chính sách khách hàng đúng đắn sẽ là yếu tố quyết định vị trí của Công ty trong việc cạnh tranh giành thị phần với các công ty khác.
Chính sách khách hàng có thực hiện được hay không là kết quả thực của việc kết hợp sử dụng nhiều chính sách khác nhau, mỗi chính sách đó có một vị trí nhất định nhưng chúng có mối quan hệ với nhau. Chính sách khách hàng phải bao gồm:
- Chính sách giá cả hấp dẫn: bởi lẽ trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay thì mức phí tư vấn của Công ty phải được áp dụng một cách linh hoạt. Mức phí đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng, với từng thời điểm cụ thể thì mới có thể nâng cao khả năng tìm kiếm và thu hút thêm nhiều khách hàng.
- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ. Điều này đòi hỏi công ty phải nghiên cứu, học hỏi và cải tiến những dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá như tư vấn giao dịch, tư vấn niêm yết...
- Chủ động tìm kiếm khách hàng: Thường thì các doanh nghiệp tự tìm hiểu và chủ động liên hệ mời công ty tư vấn cổ phần hoá cho họ, Công ty chứng khoán chưa chủ động tìm kiếm, mở rộng mạng lưới khách hàng chính vì thế để tăng số lượng khách hàng tư vấn thì công ty cần phải chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng.
3.2.4. Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các hoạt động của công ty
Các hoạt động của công ty, tuy là những hoạt động khác nhau, nhưng giữa chúng không có sự tách rời nhau mà có mối liên hệ với nhau, tạo điều kiện, tiền đề cho nhau phát triển. Sự liên hệ này có thể thông qua sự tin tưởng của khách hàng, khách hàng thấy một hoạt động này tốt, có thể nghĩ rằng các hoạt động khác cũng tốt. Mối liên hệ này còn được thể hiện chẳng hạn như hoạt động tư vấn cổ phần hoá, tư vấn xác định giá trị DN… phát triển sẽ tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng cho hoạt động tư vấn niêm yết chứng khoán, hoạt động tư vấn niêm yết phát triển sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động khác có liên quan như đăng ký lưu ký chứng khoán, môi giới chứng khoán phát triển…
3.2.5. Nâng cao năng lực tài chính của Công ty
Khi một Doanh nghiệp tìm kiếm tổ chức tư vấn cổ phần hoá, họ luôn chú trọng và tìm kiếm những công ty có tiềm lực tài chính và vốn điều lệ cao. Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương là một CTCK có vốn điều lệ cũng tương đối so với các CTCK khác nhưng chưa hẳn đã cao. Và sắp tới Công ty cần điều chỉnh tăng thêm vốn điều lệ cho phù hợp với Luật chứng khoán mới ra. Việc có tiềm lực trong vốn điều lệ giúp cho Công ty có điều kiện hỗ trợ hoạt động tư vấn cổ phần hoá, cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong đó có cả hoạt động tư vấn cổ phần hoá.
3.2.6. Tận dụng mối quan hệ với Ngân hàng mẹ
Một lợi thế đặc biệt quan trọng của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương là sự gắn bó rất chặt chẽ giữa hoạt động của Công ty với hoạt động của Ngân hàng mẹ - Ngân hàng Công thương Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng. Do đây là mối quan hệ rất khăng khít nên sẽ mang lại cơ hội kinh doanh cho cả Ngân hàng Công thương và Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương. Ngân hàng có thể cho Công ty Chứng khoán vay vốn để công ty tăng quy mô kinh doanh đem lại lợi nhuận cao hơn ngược lại Ngân hàng sẽ thu được khoản lãi.
3.3. KIẾN NGHỊ.
Hoạt động tư vấn cổ phần hoá có vai trò quan trọng tới quá trình cổ phần hoá DNNN. Để quá trình cổ phần hoá DNNN diễn ra một cách nhanh chóng và bền vững, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động tư vấn cổ phân hoá của CTCK, em xin đề xuất một số ý kiến sau:
3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý.
Hoàn thiện khung pháp lý: Hiện nay Luật chứng khoán được ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2007 quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra hoạt động tư vấn cổ phần hoá còn được quy định rõ trong Nghị định 187/2004/NĐ – CP và được hướng dẫn thi hành tại thông tư 126/2004/TT – BTC. Tuy có nhiều sửa đổi nhưng không phải đã hoàn chỉnh toàn bộ do vậy cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp luật về cổ phần hoá. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ từ đó mà nâng cao hiệu quả tư vấn.
Hoàn thiện phương án xác định giá trị doanh nghiệp: Thực tế cho thấy giá trị doanh nghiệp sau khi xác định bằng hai phương pháp khác nhau nhiều khi cho ra kết quả chênh lệch nhau khá lớn, điều này gây ra một số tranh cãi làm giảm tiến độ cổ phần hoá của Doanh nghiệp. Hơn nữa gần đây có nhiều ý kiến cho rằng Doanh nghiệp được xác định thấp hơn giá trị thực của nó. Chính vì vậy cần hoàn chỉnh hơn nữa hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đã có và đưa thêm ra các phương án mới kèm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Xây dựng cơ chế khuyến khích tổ chức tư vấn thực hiện trọn vẹn các quy trình tư vấn cổ phần hoá, đảm bảo cho quá trình tư vấn cổ phần hoá diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả, liên tục, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc cổ phần hoá: Cổ phần hoá DNNN là công việc tốn kém, phức tạp, khó khăn do mỗi khâu trong tư vấn cổ phần hoá được tiến hành chặt chẽ, từng bước. Song thủ tục hành chính của ta còn quá rườm rà, kéo dài như phải xin rất nhiều loại dấu, giấy phép…do vậy cần cắt giảm đi các thủ tục không cần thiết làm kéo dài quá trình cổ phần hoá DNNN.
Chính phủ nên tạo nhiều ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp cổ phần hoá để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cổ phần hoá, tạo cung cho thị trường chứng khoán.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương
Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương là công ty con của ngân hàng Công Thương Việt Nam, tuy có hạch toán độc lập nhưng vẫn chịu sự quản lý, giám sát của ngân hàng mẹ. Vì vậy ngân hàng Công Thương nên tạo mọi điều kiện giúp đỡ CTCK Công Thương về vốn, công nghệ và nhất là giúp công ty phát triển hơn nữa hoạt động tư vấn cổ phần hoá.
3.3.3. Kiến nghị đối với chính công ty
Đứng trên giác độ là một sinh viên thực tập em xin đưa ra kiến nghị đối với chính Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương là cần xây dựng một chiến lược phát triển tổng thể và toàn diện hoạt động tư vấn cổ phần hoá. Tích cực đào tạo cho nhân viên của mình, nâng cao kiến thức cho nhân viên tư vấn, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật giúp các nhà tư vấn thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Công ty cần có những chính sách khuyến khích đối với các nhà tư vấn giỏi để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
KẾT LUẬN
Nhận thấy điểm mạnh của loại hình công ty cổ phần, cũng như hạn chế của một số doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước ta đã quyết định chuyển DNNN thành công ty cổ phần, và coi cổ phần hoá DNNN là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù được triển khai hơn 15 năm nay (từ năm 1992) song việc triển khai chuyển DNNN thành công ty cổ phần vẫn gặp rất nhiều khó khăn do các DN vẫn lạ lẫm về công việc cổ phần hoá, không thể tự mình thực hiện cổ phần hoá. Chính điều này làm phát sinh một hoạt động mới là hoạt động tư vấn cổ phần hoá ở các CTCK.
Tư vấn cổ phần hoá là hoạt động được các CTCK chú trọng phát triển. Đây là hoạt động đem lại doanh thu cũng khá cao cho các CTCK nhưng nó cũng chịu nhiều sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức, CTCK khác. Đứng trước sự cạnh tranh như vậy các CTCK phải đề ra cho mình một chiến lược phát triển. Mặc dù công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương đã đưa hoạt động này vào hoạt động ngay từ khi mới thành lập công ty nhưng cho đến nay nó vẫn còn nhiều vấn đề chưa hoàn thiện, đặc biệt là tư vấn sau cổ phần hoá. Với tư cách là một sinh viên thực tập tại công ty, em hy vọng những giải pháp và kiến nghị của mình phần nào có thể giúp công ty hoàn thiện phần nào hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty.
Tư vấn cổ phần hoá là vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu trong khi trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập tại công ty ngắn nên trong quá trình nghiên cứu viết bài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp nhận xét của thầy cô giáo, cán bộ nhân viên công ty và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình
Giáo trình Thị trường chứng khoán – NXB tài chính 2002 – chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Nam – PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa.
Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán – NXB Chính trị quốc gia 2002 – UBCKNN, trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán - chủ biên: TS. Đào Lê Minh.
Văn bản pháp luật
- Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006
- Nghị định 144/2003/NĐ – CP
- Nghị định 187/2004/NĐ – CP
- Thông tư 126/2004/TT – BTC
Tạp chí
Tạp chí đầu tư chứng khoán
Tạp chí chứng khoán Việt nam
Các tài liệu khác
Giới thiệu chung về Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương
Báo cáo tổng kết kinh doanh qua các năm của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương
Các trang web có liên quan.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTCK : Công ty chứng khoán
CK : Chứng khoán
TTCK : Thị trường chứng khoán
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBCK : Uỷ ban chứng khoán
UBCKNN : Uỷ ban chứng khoán nhà nước
ĐHKTQD : Đại học kinh tế quốc dân
QĐ : Quyết định
NĐ : Nghị định
TT : Thông tư
CP : Chính phủ
BTC : Bộ tài chính
CPH : Cổ phần hoá
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tố chức 36
Bảng 2.1: Doanh thu các hoạt động của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương qua các năm 37
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của hoạt động môi giới năm 2006 38
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của hoạt động tự doanh cổ phiếu năm 2006 39
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của hoạt động tự doanh trái phiếu năm 2006 39
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của hoạt động bảo lãnh và đại lý phát hành 40
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh toàn công ty qua các năm 41
Bảng 2.7: Hoạt động kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Phả Lại năm 2005 48
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng nhà xưởng, đất đai 49
Bảng 2.9: Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty nhiệt điện Phả Lại 51
Bảng 2.10: Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức sau cổ phần hoá 51
Biểu đồ 2.1: Doanh thu các hoat động của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương 37
Biểu đồ 2.2: Biến động lợi nhuận qua các năm 41
Biểu đồ 2.3 : Doanh thu tư vấn từ năm 2002 đến 2006 54
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36710.doc