Hiện nay, đối tác cũng như nguồn hàng của Petrolimex còn hạn chế, chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á. Trong đó có một số thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malysia, Indonesia.là những thị trường mà sản lượng xuất khẩu xăng dầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị.đặc biệt là yếu tố chính trị. Chính vì vậy, nguồn hàng của Petrolimex hiện nay vẫn chưa có sự ổn định về lâu dài. Những thị trường trên đều là những quốc gia đang có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nên nhu cầu xăng dầu trong nước là rất lớn. Đồng thời bất cứ sự thay đổi chính trị nào của nước họ cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của Petrolimex. Để khai thác các nguồn hàng hiện tại một cách chủ động Petrolimex cần phải tăng cường công tác dự báo nguồn hàng. Đây là hoạt động nhằm mở rộng khả năng nhận biết năng lực của mỗi nguồn hàng và tình hình hoạt động của mỗi nguồn hàng hiện tại và tương lai.
Dự báo nguồn hàng là đánh giá khả năng của nguồn hàng mà Tổng công ty có thể mua trong kỳ. Xác định rõ phạm vi của dự báo - vấn đề thời hạn của dự báo có ý nghĩa thiết thực đối với Tổng công ty.
- Dự báo ngắn hạn:
Thời gian dự báo có thể vài ngày, vài tuần. Dự báo này đòi hỏi phải chính xác, cụ thể để trực tiếp phục vụ cho chỉ đạo kinh doanh.
- Dự báo trung hạn:
Thời gian dự báo từ vài tháng cho đến một hoặc hai năm. Dự báo này có tính tổng hợp hơn vì nó chỉ ra xu hướng hoặc tốc độ phát triển. Nó cũng có tác động lớn trong việc lập kế hoạch, vạch các chính sách trong hoạt động kinh doanh.
- Dự báo dài hạn:
Thời hạn dự báo từ ba năm trở lên. Đây là những dự báo tổng hợp, trên những phương hướng chung trong hoạt động của Tổng công ty. Nó có tác dụng lớn trong việc xây dựng các kế hoạch và đề án phát triển kinh doanh những chương trình mục tiêu trong việc phát triển, mở rộng kinh doanh, liên doanh liên kết và thăm dò những nguồn hàng mới.
Có rất nhiều phương pháp dự báo thị trường nguồn hàng như: Phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra, phương pháp thống kê kế toán, phương pháp thử nghiệm, phương pháp điều tra ngoại suy.
Như vậy, công tác dự báo nguồn hàng đối với hoạt động nhập khẩu xăng dầu là rất quan trọng nó giúp Petrolimex chủ động hơn trong hoạt động nhập khẩu của mình. Do đó, Tổng công ty cần phải có một bộ phận riêng chuyên về việc dự báo các nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu. thì việc khai thác các nguồn hàng hiện tại và tìm kiếm những nguồn hàng mới hiệu quả hơn.
79 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu ở tổng công ty xăng dầu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao dịch nhập khẩu theo nước của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam năm 2005.
TT
Nước
Sản lượng (m3,T)
Kim ngạch
( triệu USD)
Tỷ phần nhập (SL)
1
Trung Quốc
1,267,827.753
596,585,251.356
16.39%
2
Indonesia
31,450.134
16,716,600.416
0.41%
3
Hàn Quốc
545,095.364
264,313,827.777
7.05%
4
Cô oét
872,608.335
420,934,167.083
11.28%
5
Malaysia
82,627.173
27,499,967.093
1.06%
6
Nga
113,473.934
51,202,299.640
1.46%
7
Singapore
3,314,385.559
1,433,125,367.74
42.85%
8
Đài Loan
1,349,916.244
627,743,564.935
17,45%
9
Thái Lan
158,715.024
77,458,080.891
2.05%
Tổng
7,736,609.52
3,515,579,126.92
100.00%
Nguồn: Báo cáo thống kê nhập khẩu năm 2005 của Phòng xuất nhập khẩu.
Bảng2.7: Giao dịch nhập khẩu theo nước của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam năm 2006.
TT
Nước
Sản lượng (m3,T)
Kim ngạch (USD)
Tỷ phần nhập (SL)
1
Trung Quốc
595,879.044
280,395,068.180
6.99%
2
Indonesia
21,395.526
11,353,168.200
0.23%
3
Hàn Quốc
469,109.070
227,468,480.060
6.07%
4
Cô oét
456,548.681
220,232,756.280
5.95%
5
Malaysia
222,285.833
73,972,161.600
3.43%
6
Nga
54,376.709
24,535,662.710
0.72%
7
Singapore
3,680,293.770
1,591,342,427.938
49.28%
8
Đài Loan
2,070,771.519
962,958,628.940
25.50%
9
Thái Lan
146,747.911
71,617,741.500
1.83%
10
Tổng
7,717,408.063
3,463,876,095.408
100.00%
Nguồn: Báo cáo thống kê nhập khẩu năm 2006 của Phòng xuất nhập khẩu.
Bảng 2.8: Giao dịch nhập khẩu theo nước năm 2007 của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
STT
Nước
Sản lượng (m3,T)
Kim ngạch (USD)
Tỷ phần nhập (SL)
1
Úc
32,199.730
22,360,754.190
0.39%
2
Bahrain
39,386.000
17,779,343.630
0.47%
3
Trung Quốc
411,800.817
194,313,054.060
4.94%
4
Indonesia
62,954.852
29,720,670.650
0.76%
5
Nhật Bản
63,665.856
45,886,857.200
0.76%
6
Hàn Quốc
1,808,559.258
952,276,197.782
21.70%
7
Malaysia
272,711.752
129,370,326.480
3.27%
8
Nga
166,241.189
87,288,122.450
1.99%
9
Singapore
3,058,109.344
1,392,533,117.664
36.70%
10
Đài Loan
2,274,752.474
1,226,373,087.150
27.30%
11
Thái Lan
142,849.596
79,823,278.200
1.71%
12
Tổng
8,333,230.868
4,177,724,809.456
100%
Nguồn: Báo cáo thống kê nhập khẩu năm 2007 của Phòng xuất nhập khẩu.
Qua các bảng số liệu 2.6; 2.7; 2.8 ta có thể thấy trong 3 năm gần đây Tổng công ty đã tiến hành giao dịch mua bán với trên dưới 10 nguồn hàng. Nhưng các nguồn hàng chủ yếu chiếm tỷ trọng cao vẫn là Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, hàng năm Tổng công ty vẫn khai thác các nguồn hàng như: Trung Quốc, Inđônêsia, Malaysia, Nga, Cô - oét, Thái Lan. Mặt khác, Tổng công ty cũng có thể khai thác các nguồn hàng vãng lai chẳng hạn như năm 2007 Tổng công ty đã nhập khẩu xăng dầu của Bahrain, Úc..Điều này phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể và từng trường hợp nhất định. Ta cũng nhận thấy rằng sản lượng và kim ngạch nhập khẩu của Tổng công ty có sự tăng lên hàng năm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước.
Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Petrolimex nhập khẩu 4 mặt hàng xăng dầu là: Xăng, Diesel, Mazut, Dầu hoả với cơ cấu thay đổi hàng năm. Cụ thể là:
Bảng 2.9: Cơ cấu các mặt hàng xăng dầu nhập khẩu theo năm
Đơn vị: m3, T
Hàng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Xăng
2,136,841.48
2,466,556.12
4,587,794.38
Diesel
3,630,591.71
3,563,788.82
3,023,677.56
Dầu hoả
247,018.70
160,216.33
101,367.78
Mazút
1,720,778.53
1,526,846.79
1,463,521.95
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng mặt hàng xăng có sản lượng nhập khẩu tăng theo năm, còn các mặt hàng khác như: diesel, dầu hoả, dầu mazút có sản lượng nhập khẩu giảm. Điều này là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do nhu cầu về mặt hàng xăng của nước ta hiện nay là rất cao, xuất phát từ sự gia tăng của các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy...nên nguồn cung cũng phải tăng để đáp ứng với nhu cầu của thị trường.
Thứ hai, giá cả của các mặt hàng diesel, dầu hoả, dầu mazút trên thị trường thế giới càng ngày càng tăng cao. Do đó, sản lượng nhập các mặt hàng đó có xu hướng giảm.
Về các nhà cung cấp: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam có một số lượng khá lớn các nhà cung cấp. Tổng công ty chào hàng hàng quí trên 50 nhà cung cấp xăng dầu trên toàn cầu. Trong 3 năm gần đây có trên dưới 30 khách hàng cung cấp các mặt hàng xăng dầu cho Petrolimex, trong đó các nhà cung cấp lớn là: Unipec, SK Energy, Kuo Oil, Elico Oil, Winton, Vitol, BP, Shell, Simosa, Projector.
2.2.2. Hoạt động phát triển nguồn hàng tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
Từ bức tranh tổng thể về công tác nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam có thể cho ta thấy hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty.
Như chúng ta đã biết hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu có thể biểu hiện ở việc tăng số lượng thị trường nhập khẩu hoặc tăng số lượng nhà cung cấp hoặc tăng quy mô, sản lượng các mặt hàng nhập khẩu. Nhưng đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ngoài những biểu hiện chung thì hoạt động phát triển nguồn hàng lại mang những nét riêng biệt bởi vì xăng dầu là hàng hoá đặc biệt.
Ở Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam trong những năm gần đây hoạt động phát triển nguồn hàng không diễn ra theo xu hướng tăng nguồn hàng, nhà cung cấp hay sản lượng mà nó lại thể hiện ở việc Petrolimex đã tạo dựng được một hệ thống nguồn hàng nhập khẩu khá ổn định và hiệu quả, đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước và giá cả.
Xét trong 3 năm 2005, 2006, 2007 thị trường nhập khẩu của Petrolimex không có sự thay đổi nhiều, sự mở rộng thị trường là không đáng kể, 3 thị trường chủ đạo vẫn là Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc . Còn các thị trường khác như: Trung Quốc, Inđônêsia, Malaysia, Thái Lan, Cô – oét, Nga...vẫn được Petrolimex khai thác với tỷ trọng thấp trong kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên Petrolimex luôn đảm bảo nguồn cung cho thị truờng và đạt được chỉ tiêu của Nhà nước. Như vậy chứng tỏ rằng trong thời gian qua Petrolimex đã khai thác có hiệu quả các nguồn hàng nhập khẩu của mình.
2.2.3. Đặc điểm một số nguồn nhập khẩu xăng dầu chính của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
Nguồn hàng Singapore:
Singapore là một quốc gia nằm ở cực nam bán đảo Malắcca, điểm trọng yếu chiến lược trên con đường giao lưu buôn bán bằng đường biển giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. Ngoài đảo Singapore với diện tích 580 km2, quốc gia này còn có 50 hòn đảo khác với diện tích bằng 60 km2. Đảo Singapore bị ngăn các với đảo Malắcca của Malaixia bởi vịnh Johor. Singapore đã xây dựng một đập bê tông lớn, dài hơn 1 km chắn ngang qua vịnh này. Đây là huyết mạch giao thông bằng đường bộ và đường sắt nối đảo với đất liền, đồng thời là hệ thống dẫn nước ngọt từ Malaixia cung cấp cho Singapore.
Singapore là một quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á, là trung tâm công nghiệp chế tạo hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao vào bậc nhất Đông Nam Á. Singapore là một thị trường xăng dầu lớn của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi tập trung nhiều nhà máy lọc dầu và các nhà buôn xăng dầu lớn. Đây là một thị trường xăng dầu có tính chuyên nghiệp cao. Singapore là một trong các nước công nghiệp mới (NIC) có nền kinh tế cũng như khoa học công nghệ khá phát triển. Bên cạnh đó, Singapore còn có vị trí địa lý gần với Việt Nam, nằm trong cùng khu vực Đông Nam Á, và là nơi có rất nhiều hải cảng. Chính vì vậy, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã chọn Singapore là thị trường cung cấp xăng dầu chính, với tỷ trọng nhập khẩu ngày càng lớn. Khi chọn thị trường nhập khẩu nảy, Tổng công ty sẽ tiếp cận được các mặt hàng xăng dầu có chất lượng cao, chủng loại đa dạng, phong phú. Đồng thời do có vị trí địa lý gần Việt Nam và có nhiều hải cảng nên việc vận chuyển thuận lợi, giá cước vận chuyển thấp. Tuy nhiên, khi nhập khẩu ở thị trường Singapore đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao, nếu những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thiếu kinh nghiệm sẽ có thể gặp rất nhiều rủi ro ở thị trường này.
Bảng 2.10: Giao dịch xăng dầu nhập khẩu của Petrolimex với nguồn hàng Singapore.
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng
(m3,T)
3,314,385.559
3,680,293.770
3,058,109.344
Giá trị
(USD)
1,433,125,367.74
1,591,342,427.938
1,392,533,117.664
Tỷ trọng
42.85%
49.28%
36.70%
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
Như vậy, nguồn hàng Singapore là một nguồn hàng quan trọng nhất của Petrolimex, riêng năm 2006 nó đã chiếm gần 50% kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên năm 2007 tỷ trọng giảm xuống còn 36.07%. Điều này có thể được giải thích là do năm 2007 nước ta đã thay đổi một số chỉ tiêu chất lượng của hai mặt hàng xăng và diesel nên thị trường Singapore chưa kịp thích ứng hoàn toàn với sự thay đổi đó. Trong khi đó Đài Loan và Hàn Quốc lại là thị trường cung cấp các sản phẩm xăng dầu ngay tại nhà máy nên Petrolimex đã nhập khẩu tại 2 thị trường này nhiều hơn. Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường Đài Loan và Hàn Quốc tăng trong năm 2007.
Nguồn hàng Đài Loan:
Đài Loan là một đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam đại lục Trung Quốc, phía nam giáp với Biển Đông và phía đông giáp với Trung Hải, Đài Loan còn có một số đảo nhỏ ở kế bên như: Lan Tư, Lục Đại...Đài Loan là một trong các nước công nghiệp mới của khu vực Châu Á (NIC) và là thị trường xăng dầu lớn, nơi tập trung nguồn hàng có chất lượng cao và phong phú. Và đây cũng là một trong những thị trường nhập khẩu chủ yếu của Tổng công ty. Tuy nhiên do thị trường này chủ yếu là cung cấp cho Trung Quốc nên lượng hàng cung cấp cho Việt Nam luôn ở một mức độ nhất định.
Bảng 2.11: Giao dịch xăng dầu nhập khẩu của Petrolimex với nguồn hàng Đài Loan.
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng (m3, T)
1,349,916.244
2,070,771.519
2,274,752.474
Giá trị (USD)
627,743,564.935
962,958,628.940
1,226,373,087.150
Tỷ trọng
17,45%
25.50%
27.30%
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
Đài Loan cũng là một thị trường nhập khẩu xăng dầu quan trọng sau Singapore của Petrolimex, trong 3 năm gần đây tỷ trọng trong kim ngạch nhập khẩu tại thị trường này luôn đạt mức khá cao và có xu hướng gia tăng. Đây là một trong những thị trường mà Petrolimex cần thiết lập mối quan hệ lâu dài và vững chắc trong quan hệ giao dịch mua bán của mình.
Nguồn hàng Hàn Quốc:
Hàn Quốc là một quốc gia cũng khá phát triển trong khu vực. Ở Hàn Quốc có nhiều nhà máy lọc dầu do đó đây cũng là một thị trường xăng dầu lớn, có nhiều chủng loại phong phú. Nhưng xét về mặt địa lý thì thị trường này có khoảng cách xa so với Việt Nam nên việc vận chuyển không thuận tiện bằng các nguồn hàng Singapore và Đài Loan và nguồn hàng này cũng chủ yếu chảy về thị trường Trung Quốc do đó tỷ trọng nhập khẩu tại nguồn hàng của Petrolimex khá lớn nhưng vẫn kém hơn ở thị trường Singapore và Đài Loan.
Bảng 2.12: Giao dịch xăng dầu nhập khẩu của Petrolimex với nguồn hàng Hàn Quốc
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng (m3, T)
545,095.364
469,109.070
1,808,559.258
Giá trị (USD)
264,313,827.777
227,468,480.060
952,276,197.782
Tỷ trọng
7.05%
6.07%
21.70%
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu của Petrolimex tại thị trường Hàn Quốc ngày càng lớn, nếu năm 2006 tỷ trọng chỉ là 6.07% thì đến năm 2007 tỷ trọng đã tăng rất nhanh và lên tới 21.7%. Điều này cho thấy Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã phát triển nguồn hàng nhập khẩu xăng dầu theo hướng tăng sản lượng nhập khẩu tại một số thị trường tiềm năng.
Bên cạnh 3 thị trường nhập khẩu chủ yếu, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam còn nhập khẩu ở một số thị trường khác như: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Cô oét, Nga...Những thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu nhưng đã góp phần đảm bảo nguồn hàng cho Petrolimex khi mà các thị trường chủ yếu khan hiếm hàng. Trong các nguồn hàng trên, phần lớn đều nẳm trong khu vực Châu Á có vị trí địa lý rất gần Việt Nam. Đặc biệt là nguồn hàng Trung Quốc, Trung Quốc là quốc gia nằm ở phía Đông Châu Á, bờ tây Thái Bình Dương, là nước có diện tích lãnh thổ rộng lớn đứng thứ ba trên thế giới, có dân số lớn nhất thế giới. Trung Quốc có đường bờ biển dài, có nhiều hải cảng đẹp, phía nam giáp với Việt Nam do đó giao thông đường biển và giao thông đường bộ đều thuận lợi. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi Trung Quốc còn là thị trường xăng dầu lớn với nhiều nhà máy lọc dầu, sản phẩm xăng dầu phong phú, đa dạng. Trung Quốc còn nhập khẩu xăng dầu thô từ các nguồn khác để sản xuất các sản phẩm xăng dầu. Như vậy, Trung Quốc có thể là một bạn hàng đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối của Việt Nam. Nhưng do lượng cầu về xăng dầu của Trung Quốc lớn nên lượng cung tuy nhiều nhưng vẫn chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước còn về xuất khẩu thì chỉ giữ ở một tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, Tổng công ty cũng chỉ nhập khẩu được ở thị trường này với tỷ trọng khá nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của mình.
Ngoài ra, thị trường Cô - oét cũng là một thị trường đáng quan tâm. Cô - oét nằm trên bờ phía Tây Bắnc vịnh Péc - xích, phía Bắc và phía Tây giáp Irắc, phía Nam và phía Tây Nam giáp Ả Rập Xê Út, phía Đông nhìn ra vịnh Péc - xích. Quốc gia này là một thành viên của OPEC, nằm trong vùng có tài nguyên dầu mỏ dồi dào của thế giới. Cô - oét có trữ lượng dầu mỏ lớn khoảng 94 tỷ thùng chiếm gần 10% trữ lượng của thế giới tương đương với gần 13,3 tỷ tấn. Dầu mỏ chiếm tới 99% giá trị xuất khẩu, đảm bảo 94% ngân sách. Những năm về trước, Cô - oét là một thị trường mà Petrolimex nhập khẩu với tỷ trọng khá lớn. Nhưng gần đây do thị trường này cung cấp những mặt hàng xăng dầu không phù hợp với yêu cầu của thị trường Việt Nam về chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm nên Tổng công ty đã nhập khẩu ở thị trường Cô - oét chiếm khoảng trên dưới 6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Như vậy ta có thể thấy rằng, hiện nay nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu của Petrolimex cũng khá đa dạng, song phần lớn vẫn tập trung ở những khu vực địa lý gần. Những thị trường nhập khẩu này đang trong giai đoạn phát triển kinh tế với tốc độ khá cao nên nhu cầu về các sản phẩm xăng dầu trong tương lai là rất lớn. Mà xăng dầu lại là nguồn tài nguyên quý với trữ lượng hạn chế, đồng thời nó là mặt hàng chiến lược của mỗi quốc gia nên chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố chính trị nên sự ổn định thị trường nhập khẩu hiện tại khó có thể là sự ổn định trong tương lai. Chính vì vậy, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam cần có những biện pháp để phát triển nguồn hàng nhập khẩu xăng dầu. Bên cạnh những bạn hàng truyền thống, hàng năm vẫn cung ứng một lượng hàng ổn định, Tổng công ty cần tìm những bạn hàng mới ở những thị trường xăng dầu lớn của thế giới chẳng hạn như Ấn Độ, Trung Đông... có như vậy nguồn hàng mới thật sự được đảm bảo lâu dài và ổn định.
2.3. Đánh giá hoạt động phát triển nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu ở Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
2.3.1. Mặt được
Hoạt động phát triển nguồn hàng ở Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam trong 3 năm vừa qua đã đạt được một số kết quả thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, Tổng công ty đã tập trung khai thác các nguồn hàng truyền thống một cách có hiệu quả. Điều này thể hiện ở việc tỷ trọng nhập khẩu tại các thị trường truyền thống như Sigapore, Đài Loan, Hàn Quốc luôn giữ ở mức cao và ổn định.
Thứ hai, Nguồn hàng luôn được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cả về số lượng và chất lương.
Thứ ba, Tổng công ty có quan hệ mua bán với nhiều quốc gia và nhiều nhà cung cấp xăng dầu lớn của thế giới.
2.3.2. Mặt hạn chế
Một là, phụ thuộc nhiều vào các bạn hàng truyền thống. Xuất phát từ việc nhập khẩu ở các thị trường truyền thống như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc với tỷ trọng lớn mà dẫn đến việc Petrolimex phụ thuộc nhiều vào các thị trường này. Nếu các thị trường này xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoặc giá cả có sự biến động lớn thì Petrolimex sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Hai là, thị trường nhập khẩu chủ yếu nằm trong khu vực Châu Á. Thực tế cho ta thấy Petrolimex tập trung khai thác các nguồn hàng nằm trong khu vực Châu Á mà chưa khai thác các nguồn hàng ở các châu lục khác với những thị trường có trữ lượng xăng dầu như khu vực Trung Đông, các nước trong tổ chức OPEC... Điều này sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận với những nguồn hàng đa dạng các chủng loại sản phẩm xăng dầu, có chất lượng cao. Nhưng với điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay thì việc khai thác những nguồn hàng ở xa sẽ rất khó thực hiện bởi sự chi phối của năng lực vận tải, yếu tố chi phí và nhu cầu của thị trường trong nước.
2.3.3. Nguyên nhân:
Như đã đề cập ở trên, hoạt động phát triển nguồn hàng xăng dầu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do năng lực vận tải yếu. Hiện nay, Việt Nam chưa có những con tàu có trọng tải lớn, có điều kiện cơ sở kỹ thuật hiện đại để có thể khai thác những nguồn hàng ở các châu lục khác, những nguồn hàng ở khu vực địa lý xa. Mặc dù Petrolimex đã có đội tàu riêng tầm cỡ quốc tế nhưng vẫn chưa thể khai thác các nguồn hàng ở xa được do hạn chế bởi trọng tải và trang thiết bị.
Thứ hai, do yếu tố chi phí. Khi nhập khẩu ở các thị trường có khu vực địa lý gần sẽ làm cho chi phí vận chuyển giảm, điều này sẽ tác động đến giá thành sản phẩm nhất là đối với mặt hàng xăng dầu là mặt hàng rất nhạy cảm. Khi nhập khẩu ở bất cứ thị trường nào, hay nhà cung cấp nào Tổng công ty đều phải cân nhắc rất kĩ yếu tố chi phí. Bởi vì sự biến động của giá cả xăng dầu sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội.
Thứ ba, do nhu cầu của thị trường trong nước. Mỗi thị trường sẽ có những quy định riêng về tiêu chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm xăng dầu điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Ở thị trường Việt Nam cũng vậy, tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm xăng dầu là do Nhà nước quy định. Petrolimex hay bất cứ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào khác cũng phải nhập khẩu những sản phẩm xăng dầu đáp ứng các tiêu chuẩn đó. Và thường những nước có trình độ phát triển tương tự nhau hay những nước trong cùng một khu vực địa lý thì những tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm xăng dầu là tương đối giống nhau. Điều đó cũng phần nào đó giải thích tại sao Petrolimex chỉ khai thác chủ yếu ở thị trường trong khu vực còn các thị trường ở châu lục khác ít được khai thác.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG XĂNG DẦU NHẬP KHẨU Ở TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU
VIỆT NAM
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển
3.1.1. Thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi
+ Uy tín thương hiệu
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được Nhà nước giao nhiệm vụ đảm bảo bình ổn thị trường xăng dầu trong cả nước trong bất kỳ tình huống nào. Sau hơn 50 năm hoạt động kinh doanh trên thương trường, đặc biệt sau thời kỳ đổi mới với các thơi điểm khó khăn nhất khi Nhà nước không đảm bảo cân đối đủ ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu, cũng như xảy ra chiến tranh Vùng Vịnh giá cả leo thang chưa từng có thì Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam vẫn đảm bảo duy trì ổn định thị trường xăng dầu trong nước với chất lượng ngày càng được nâng cao, tạo được uy tín trên thị trường quốc tế. Thương hiệu Petrolimex không chỉ nổi tiếng ở thị trường trong nước mà còn được rất nhiều bạn hàng trên thị trường thế giới tin tưởng và đặt quan hệ giao dịch mua bán. Đây là một nhân tố vô cùng thuận lợi cho hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
+ Nguồn nhân lực có chất lượng cao
Tổng số lao động tính đến 31/12/2007 toàn ngành là 16.480, có chất lượng như sau:
Trình độ trên đại học: 58 người chiếm 0,35%
Trình độ đại học : 3911 người chiếm 23,7%
Trình độ cao đẳng : 532 người chiếm 3,59%
Trình độ trung cấp : 3360 người chiếm 20,4%
Công nhân : 7999 người chiếm 48,5 %
Lao động khác : 620 người chiếm 3,46%
Với lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong quản lý ngành hàng xăng dầu và lực lượng có tay nghề cao đang là một lợi thế cho Tổng công ty. Đặc biệt là nguồn nhân lực của phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty, tất cả đều có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn nghiệp vụ rất cao, có triừnh độ ngoại ngữ tốt. Đây là một thuận lợi rất lớn cho việc phát triển nguồn hàng nhập khẩu.
+ Sự phát triển của công nghệ thông tin và lĩnh vực giao thông vận tải
Petrolimex đã có bề dày lịch sử hơn 50 năm, đó là khoảng thời gian dài gắn liền với sự chuyển biến của đất nước. Ngày nay, đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá, do đó những tiến bộ về khoa học công nghệ của thế giới được ứng dụng một cách rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, kể cả trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, Petrolimex đã ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin và giao thông vận tải vào các lĩnh vực hoạt động của mình. Việc giao dịch nhập khẩu chủ yếu diễn ra trên máy tính kết nối Internet, điện thoại...nên đã giảm được một phần nào đó nhược điểm của khoảng cách địa lý trong buôn bán quốc tế. Đồng thời những thông tin về các nguồn hàng sẽ dễ dàng được cập nhật, tạo điều kiện cho việc khai thác các nguồn hàng mới. Bên cạnh đó, sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải cũng làm cho năng lực chuyên chở tăng lên, việc nhập khẩu các nguồn hàng ở xa có thể thực hiện được.
- Khó khăn
+ Xăng dầu là hàng hoá đặc biệt
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược đối với tất cả các quốc gia, nó là mặt hàng cần thiết cho tất cả các hoạt động của con người, nhưng lại là nguồn hàng quý hiếm không phải quốc gia nào cũng có thể tự sản xuất. Cho nên, việc tìm kiếm khai thác nguồn hàng xăng dầu mới không phải là việc đơn giản mà nó chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Đây là một khó khăn lớn trong việc phát triển nguồn hàng nhập khẩu xăng dầu của bất cứ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào chứ không phải của riêng Petrolimex. Mặt khác, các mặt hàng chính mà Tổng công ty Xăng dầu nhập khẩu gồm: xăng, diesel, dầu mazút, dầu hoả. Mỗi loại đều có đặc tính riêng nhưng nhìn chung vẫn là các chất dễ bay hơi, dễ cháy nổ, độc hại nên đòi hỏi trong việc vận chuyển phải có những thiết bị chuyên dụng. Điều này sẽ gây ra khó khăn trong hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu nhất là đối với những nguồn hàng có vị trí địa lý không thuận lợi.
+ Hoạt động của Tổng công ty chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Do tính chiến lược của mặt hàng xăng dầu, nó ảnh hưởng tới cả chính trị - kinh tế - xã hội của một đất nước nên hoạt động của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Trong việc kinh doanh của Tổng công ty, nhất là mặt hàng xăng dầu vẫn có sự can thiệp của Nhà nước về kim ngạch nhập khẩu và giá bán trên thị trường. Đây là một yếu tố gây khó khăn cho việc kinh doanh nói chung việc phát triển nguồn hàng nhập khẩu nói riêng.
+ Năng lực vận tải còn yếu
Ở nước ta hiện nay, ngành vận tải cũng đã phát triển rất nhiều so với trước nhưng so với mặt bằng chung của thế giới thì năng lực vận tải còn yếu, nhất là vận tải biển. Tuy Petrolimex đã có đội tàu viễn dương đáp ứng tới 70% nhu cầu vận tải của Tổng công ty, nhưng mới chỉ vận chuyển với trọng lượng hạn chế và quãng đường tương đối ngắn. Đây là khó khăn khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các nguồn hàng xăng dầu ở xa hay có vị trí địa lý không thuận lợi.
3.2.1. Phương hướng và mục tiêu
3.2.1.1. Chiến luợc kinh doanh của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đến năm 2010.
Dự báo thị trường xăng dầu thế giới.
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của thế giới ngày càng tăng, ngoài việc tăng cường tìm kiếm các nguồn năng lượng khác thay thế từ nay đến năm 2010 Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới đang tập trung để tăng cường khai thác chế biến, phát hiện các nguồn tài nguyên mới nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Thị trường xăng dầu thế giới sẽ bị chi phối bởi 2 yếu tố cơ bản là cung và cầu xăng dầu. Chúng ta sẽ đi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến 2 yếu tố này.
Các nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố cung xăng dầu:
Thứ nhất, hạn ngạch của tổ chức những nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries) gồm 13 thành viên có ảnh hưởng to lớn đến nguồn cung xăng dầu của thị trường thế giới. Năm 2007 OPEC chiếm 40% sản lượng dầu thế giới. Tổ chức này bao gồm các nước sản xuất dầu lớn như Ả Rập Xê Út, Iran, Irắc, Cô oét, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất...OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên từ đó khống chế giá dầu. Vì là tổ chức tập trung những nước xuất khẩu lớn nên sự thay đổi sản lượng của OPEC ảnh hưởng lớn đến lượng cung của thế giới. Trong thời gian qua sản lượng của OPEC tăng không đáng kể, thêm vào đó lượng dự trữ của Mỹ giảm và yếu tố địa chính đã đẩy giá dầu thô lên cao kỷ lục trên dưới 100 USD/thùng.
Thứ hai, tình hình chính trị trên thế giới có tác động mạnh mẽ đến cung cầu và giá cả dầu mỏ trên thế giới. Đặc biệt là khu vực Trung Đông, nơi tập trung 29,6 % sản lượng của thế giới. Chẳng hạn, sau cuộc chiến Irắc, chính trị căng thẳng ở Palestin và Israel, nạn khủng bố đe doạ toàn cầu, ảnh hưởng đến sản lượng khai thác của khu vực này.
Thứ ba, lượng dầu trong kho dự trữ của tổ chức năng lượng thế giới
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu xăng dầu:
Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế thế giới: Nhu cầu xăng dầu có quan hệ chặt chẽ đến mức tăng trưởng kinh tế thế giới. Cụ thể, năm 2007 nền kinh tế thế giới được đánh giá là đang ở vào giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất đạt 5,2%. Hầu hết các nền kinh tế đóng góp lớn cho sự tăng trưởng chung của thế giới đều nằm ở Châu Á, các thị trường mới nổi ở khu vực này có IEA (International Energy Agency). IEA bao gồm những nước tiêu thụ xăng dầu lớn là Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu. IEA được thành lập để thúc đẩy những hành động thống nhất giữa các thành viên nhằm giải quyết vấn đê năng lượng trong đó có xăng dầu. Biện pháp quan trọng nhất của IEA là dự trữ dầu nhằm chống lại những ảnh hưởng tiêu cực khi OPEC giảm sản lượng khai thác hoặc có những biến động lớn về cung trên thị trường. Khi cung trên thị trường giảm đến mức cần thiết, IEA sẽ lấy dầu trong kho dự trữ ra, bù đắp một phần mức thiếu hụt, xoa dịu căng thẳng và giảm áp lực tăng giá dầu.mức tăng trưởng hơn 8% trong đó nền kinh tế Trung Quốc có đóng góp lớn nhất với tốc độ tăng GDP khoảng 11,5% năm 2007. Nói riêng Trung Quốc nhu cầu tiêu thụ dầu hàng năm tăng 8%, hiện chiếm 8,6% tổng nhu cầu dầu mỏ của toàn thế giới. Trên bình diện thế giới, sự tăng trưởng kinh tế làm nhu cầu xăng dầu tăng 1,5 triệu thùng/ ngày.
Thứ hai, sự đầu cơ của các quốc gia, các hãng xăng dầu lớn trên thế giới, làm ảnh hưởng đến giá xăng dầu giao dịch trên thị trường. Cụ thể như năm 2002 mặc dù sản lượng khai thác và chế biến vẫn lớn hơn nhu cầu tiêu dùng trên thế giới nhưng do yếu tố đầu cơ, làm cho giá vẫn tăng cao và ảnh hưởng đến cả năm 2003. Năm 2004 là năm thế hiện rõ nét nhất tính đầu cơ, lũng đoạn của các tập đoàn dầu lửa hàng đầu thế giới. Mặc dù sản lượng khai thác đã đạt mức tối đa, nhu cầu không có đột biến lớn nhưng giá cả đã leo thang và bất ổn suốt cả năm bởi sự đầu cơ của các hãng dầu quốc tế nhằm tạo ra lợi nhuận khổng lồ như Shell đạt tới 44 tỷ USD lợi nhuận năm 2004, một kỷ lục lợi nhuận trong lịch sử kinh doanh hãng này. Những năm gần đây, hoạt động đầu cơ vẫn diễn ra rất mạnh mẽ và là một trong những nguyên nhân đẩy giá xăng dầu lên cao như hiện nay.
Thứ ba, yếu tố thời tiết. Xăng dầu hiện nay được dùng làm nguyên liệu sưởi ấm chính, thay thế gần như hoàn toàn củi và than nên nhiệt độ của mùa đông cũng ảnh hưởng đến nhu cầu xăng dầu thế giới.
Thứ tư, việc sử dụng nhiên liệu thay thế và những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh xăng dầu, người sử dụng năng lượng còn có những nguồn nhiên liệu khác như khí thiên nhiên, than, năng lượng nguyên tử...Khí thiên nhiên có thể dùng thay xăng dầu làm nguyên liệu đun nấu. Than được dùng trong các nhà máy xi măng và phần nào thay thế cho dần mỏ trong một số ngành công nghiệp khác. Năng lượng nguyên tử được sử dụng rộng rãỉ ở những nước phát triển và một số nước đang phát triển trên thế giới. Trong tương lai, năng lượng nguyên tử sẽ được sử dụng rộng rãi hơn.
Thứ năm, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép con người là ra những máy móc, phương tiện tiêu thụ xăng dầu ít hơn trước đây, thay thế cho những cổ máy lạc hậu tiêu tốn rất nhiều xăng dầu. Đồng thời, khoa học kỹ thuật cũng cho phép tạo ra những máy móc chạy bằng nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời... Như vậy, việc chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật có tác động giảm nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên thế giới.
Từ tình hình thị trường xăng dầu thế giới hiện nay và xem xét những nhân tố tác động đến yếu tố cung và cầu xăng dầu ta có thể thấy rằng:
Cấu trúc của những nước sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu xăng dầu trên thế giới ít thay đổi, được định hình bởi điều kiện địa lý của dầu mỏ, bởi kỹ thuật của việc tìm kiếm, khai thác, vận chuyển, lọc dầu, phân phối và bởi sự phát triển công nghiệp và mức sống của chính những quốc gia đó.
Giá xăng dầu trên thế giới tăng cao ngoài sự tác động bởi sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường mà còn yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến giá là sự đầu cơ của các quốc gia, các hãng có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu nhằm bảo vệ lợi ích cho họ. Bởi vậy, mặc dù tiêu tốn hàng trăm tỷ đô la, Mỹ và các nước đồng minh vẫn gây ra cuộc chiến Irắc, lập lại trật tự tại khu vực Trung Đông theo hướng có lợi cho họ.
Chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội theo dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu (không kể gas) năm 2010 vào khoảng 19,147 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng khoảng 10,5% (ngang bằng với tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng). Như vậy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn
Thực hiện Quyết định 187/2003/QĐ-BTM ngày 15 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ về cơ chế kinh doanh xăng dầu mới, theo đó cơ chế giá được điều chỉnh với biên độ rộng hơn, nhiều doanh nghiệp trực tiếp tham gia nhập khẩu và tiêu thụ mặt hàng này.
Xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, xăng dầu là một mặt hàng chiến lược, được sự quan tâm rộng lớn của xã hội, của các tổ chức quốc tế, có ảnh hưởng lớn tới tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tham gia kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ là các hãng có tiềm lực tài chính rất hùng mạnh, địa bàn hoạt động rộng lớn, tính chuyên nghiệp rất cao. Do vậy, khi mở cửa thị trường theo quy định của các tổ chức quốc tế (AFTA, WTO) thì sức ép cạnh tranh từ các hãng xăng dầu quốc tế sẽ rất cao. Điều này càng cho chúng ta thấy vai trò của việc phát triển nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu đối với công ty xăng dầu của Việt Nam nói chung và Petrolimex nói riêng. Phát triển nguồn hàng nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho các công ty xăng dầu nâng cao năng lực cạnh tranh, những nguồn hàng tốt sẽ giúp công ty bảo đảm nguồn cung, chất lượng, giá cả...
Định hướng chiến lược phát triển của Tổng Công ty là trở thành một tập đoàn kinh doanh mạnh của Nhà nước ở khâu hạ nguồn, lấy kinh doanh xăng dầu làm chính, đa dạng hóa có chọn lọc các mặt hàng và loại hình kinh doanh, đa dạng hóa hình thức sở hữu, đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
3.1.1.2. Phương hướng và mục tiêu.
Mục tiêu chung trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam:
Xây dựng và phát triển Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế mạnh, có vị trí xứng đáng tại Việt Nam với đa ngành hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp có năng lực tài chính vững mạnh, công nghệ quản lý tiên tiến, đội ngũ cán bộ có trình độ cao, xây dựng được các mối quan hệ với các nhà cung cấp trong và ngoài nước, xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối rộng khắp, trọng điểm đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập, đảm bảo kinh doanh theo tiêu chuẩn quốc tế, chi phối thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước, từng bước tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế và thực hiện nhiệm vụ Nhà nước về đảm bảo an ninh xăng dầu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam sẽ đầu tư và nắm cổ phần chi phối một số lĩnh vực kinh doanh then chốt và / hoặc bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty như vận tải bộ, thuỷ, viễn dương..; Kinh doanh hoá dầu; Kinh doanh gas; Kinh doanh bảo hiểm, tài chính tiền tệ; Kinh doanh tin học viễn thông; Kinh doanh thiết kế và xây dựng chuyên dụng. Xây dựng quy trình quản lý, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách khoa học, theo tiêu chuẩn quốc tế, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các thành viên (kể cả khối cổ phần và liên doanh) với Tổng công ty thông qua các cơ chế tài và hành chính mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một số chỉ tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển đến năm 2010 là:
Giữ vững thị phần kinh doanh xăng dầu chính (khoảng 54%)
Phát triển hệ thống kênh phân phối, mạng lưới đại lý...
Phát triển và mở rộng những lĩnh vực kinh doanh xoay quanh trục kinh doanh xăng dầu như gas, hoá dầu, bảo hiểm – tài chính, vận tải, tin học viễn thông, thiết kế và xây dựng chuyên dụng...
Thúc đẩy nghiệp vụ đầu tư tài chính phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu doanh thu đến năm 2010 của TCTXDVN
STT
Chỉ tiêu
Doanh thu (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
1
Kinh doanh xăng dầu chính
45.000
76,01
2
Kinh doanh hoá dầu
3.000
5,07
3
Kinh doanh khí hoá lỏng
2.000
3,38
4
Kinh doanh bảo hiểm
1.200
2,03
5
Kinh doanh tài chính-ngân hàng
5.000
8,45
6
Kinh doanh vận tải
1.000
1,69
7
Kinh doanh tin học viễn thông
500
0,84
8
Kinh doanh thiết kế, xây dựng, BĐS
500
0,84
9
Kinh doanh khác (cơ khí, XNK...)
1.000
1,69
10
Tổng cộng
59.200
100
Như vậy, mục tiêu chung của Petrolimex đến năm 2010 tổng doanh thu sẽ đạt 59.200 tỷ đồng trong đó kinh doanh xăng dầu chiếm 76,01%. Điều này cho thấy hoạt động nhập khẩu xăng dầu có vai trò to lớn trong việc thực hiện mục tiêu. Vì vậy, trong hoạt động nhập khẩu Tổng công ty cũng đặt ra mục tiêu là ổn định nguồn hàng, nhập khẩu những mặt hàng có chất lượng, xây dựng mối quan hệ vững chắc và uy tín với các bạn hàng truyền thống đồng thời tăng cường tìm kiếm và đặt quan hệ mua bán với các bạn hàng mới.
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Tìm kiếm những bạn hàng mới bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ lâu dài và vững chắc với bạn hàng truyền thống.
Đây là giải pháp trực tiếp để củng cố và mở rộng nguồn hàng nhập khẩu xăng dầu. Thiết lập mối quan hệ lâu dài và vững chắc với bạn hàng truyền thống là một đòi hỏi tất yếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào muồn kinh doanh thành công trong điều kiện ngày nay. Mối quan hệ lâu dài và vững chắc sẽ tạo ra được uy tín, sự tin tưởng trong các giao dịch, nhất là trong hoạt động nhập khẩu, từ đó dẫn đến các bước trong giao dịch sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Đồng thời, sẽ tạo ra được các nguồn hàng ổn định ngay cả khi thị trường thế giới có sự biến động lớn. Chính do đòi hỏi khách quan đó, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam cũng đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài và vững chắc với một số bạn hàng như: Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc...điều này đã phần nào giúp Tổng công ty có được những thuận lợi trong quá trình giao dịch mua bán và ổn định được nguồn cung của mình. Nhưng hệ thống bạn hàng truyền thống mà Tổng công ty xây dựng vẫn còn hạn chế ở số lượng, cần tăng cường thiết lập quan hệ vững chắc hơn nữa với các bạn hàng hiện nay đang chiếm tỷ trọng thấp trong kim ngạch nhập khẩu như: Cô - oét, Nga, Thái Lan, Indonesia, Malaysia...
Bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ lâu dài vững chắc với các bạn hàng truyền thống Tổng công ty nên tìm hiểu và khai thác các thị trường nhập khẩu mới, có tiềm năng như các thị trường trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới OPEC đặc biệt các nước ở khu vực Trung Đông hoặc các nguồn hàng lớn như Ấn Độ, Vịnh Mêxicô...Đó là những thị trường xăng dầu lớn của thế giới và cũng đã đến lúc Petrolimex cần có biện pháp cụ thể để tiếp cận với các nguồn hàng xăng dầu lớn của thế giới. Tuy nhiên, việc này không thể thực hiện trong một sớm một chiều, nó cần sự hội tụ của nhiều yếu tố, đòi hỏi sự cân nhắc kĩ lưỡng bởi vì kinh doanh nhập khẩu là một bài toán kinh tế với sự so sánh giữa lợi ích và chi phí.
3.2.2. Dự báo được nguồn hàng nhập khẩu.
Hiện nay, đối tác cũng như nguồn hàng của Petrolimex còn hạn chế, chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á. Trong đó có một số thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malysia, Indonesia...là những thị trường mà sản lượng xuất khẩu xăng dầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị...đặc biệt là yếu tố chính trị. Chính vì vậy, nguồn hàng của Petrolimex hiện nay vẫn chưa có sự ổn định về lâu dài. Những thị trường trên đều là những quốc gia đang có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nên nhu cầu xăng dầu trong nước là rất lớn. Đồng thời bất cứ sự thay đổi chính trị nào của nước họ cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của Petrolimex. Để khai thác các nguồn hàng hiện tại một cách chủ động Petrolimex cần phải tăng cường công tác dự báo nguồn hàng. Đây là hoạt động nhằm mở rộng khả năng nhận biết năng lực của mỗi nguồn hàng và tình hình hoạt động của mỗi nguồn hàng hiện tại và tương lai.
Dự báo nguồn hàng là đánh giá khả năng của nguồn hàng mà Tổng công ty có thể mua trong kỳ. Xác định rõ phạm vi của dự báo - vấn đề thời hạn của dự báo có ý nghĩa thiết thực đối với Tổng công ty.
Dự báo ngắn hạn:
Thời gian dự báo có thể vài ngày, vài tuần. Dự báo này đòi hỏi phải chính xác, cụ thể để trực tiếp phục vụ cho chỉ đạo kinh doanh.
Dự báo trung hạn:
Thời gian dự báo từ vài tháng cho đến một hoặc hai năm. Dự báo này có tính tổng hợp hơn vì nó chỉ ra xu hướng hoặc tốc độ phát triển. Nó cũng có tác động lớn trong việc lập kế hoạch, vạch các chính sách trong hoạt động kinh doanh.
Dự báo dài hạn:
Thời hạn dự báo từ ba năm trở lên. Đây là những dự báo tổng hợp, trên những phương hướng chung trong hoạt động của Tổng công ty. Nó có tác dụng lớn trong việc xây dựng các kế hoạch và đề án phát triển kinh doanh những chương trình mục tiêu trong việc phát triển, mở rộng kinh doanh, liên doanh liên kết và thăm dò những nguồn hàng mới.
Có rất nhiều phương pháp dự báo thị trường nguồn hàng như: Phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra, phương pháp thống kê kế toán, phương pháp thử nghiệm, phương pháp điều tra ngoại suy...
Như vậy, công tác dự báo nguồn hàng đối với hoạt động nhập khẩu xăng dầu là rất quan trọng nó giúp Petrolimex chủ động hơn trong hoạt động nhập khẩu của mình. Do đó, Tổng công ty cần phải có một bộ phận riêng chuyên về việc dự báo các nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu. thì việc khai thác các nguồn hàng hiện tại và tìm kiếm những nguồn hàng mới hiệu quả hơn.
3.2.3. Nghiên cứu và mở rộng nguồn hàng nhập khẩu.
Ngày nay, vấn đề mở rộng và quan hệ bạn hàng có tính chất chiến lược để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của thị trường . Vì vậy khi mở rộng thị trường và tìm kiếm bạn hàng, Petrolimex nên nghiên cứu nguồn hàng bằng nhiều phương pháp và nhiều nguồn thông tin. Trước khi đặt quan hệ với bạn hàng, Tổng công ty cần nghiên cứu kỹ về các yếu tố:
Chất lượng, giá cả các sản phẩm xăng dầu.
Chủng loại, mẫu mã sản phẩm.
Khả năng cung ứng và tính ổn định của nguồn hàng.
Các điều kiện, phương thức giao hàng của đối tác.
Tình hình tài chính, khả năng cung ứng của bạn hàng.
Chính trị, pháp luật và tập quán thương mại của nước xuất khẩu ...
Việc tìm hiểu, nghiên cứu kỹ đối tác sẽ là cơ sở thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai bên, do đó, Tổng công ty cần thu thập đầy đủ thông tin về nguồn hàng để có cơ sở vững chắc cho hoạt động nhập khẩu của mình.
3.2.4. Lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu.
Thực tế, trong thời gian hoạt động, Petrolimex đã giao dịch mua bán với nhiều nguồn hàng nhưng không phải nguồn hàng đã được lựa chọn luôn đáp ứng được tối đa các yêu cầu của Tổng công và không phải lúc nào việc cung cấp cũng thực hiện trôi chảy như ban đầu. Vì thế, Tổng công ty phải không ngừng mở rộng phát triển quan hệ với nguồn hàng mới bên cạnh việc duy trì, củng cố nguồn hàng cũ. Để có thể khai thác được tối đa các ưu thế, lợi thế của mỗi nguồn hàng, mang lại lợi ích lớn nhất thì công việc lựa chọn nguồn hàng chính của Tổng công ty là vô cùng cần thiết.
Tổng công ty nên tiến hành lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu cho mình qua các bước:
- Gạn lọc những thị trường không thích hợp
Những thị trường không thích hợp là những thị trường không phù hợp với các tiêu thức mà Tổng công ty đã đặt ra về chất lượng, giá cả, khả năng cung ứng và tính ổn định, các điều kiện thanh toán, thời gian giao hàng, các điều kiện và phương thức giao hàng... hoặc có thể là những thị trường có chế đọ bảo hộ mậu dịch khắt khe, các chính sách kinh tế cực đoan, điều kiện thời tiết, địa lý không thích hợp...
- Lựa chọn thị trường mục tiêu
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, phân loại và đánh giá ban đầu về các nguồn hàng, Tổng công lựa chọn một số thị trường có triển vọng và thuận lợi nhất cho việc nhập khẩu. Ngoài việc đáp ứng tốt các yêu cầu, đòi hỏi của Tổng công ty về các mặt hàng xăng dầu và việc cung ứng, các nguồn hàng này còn cần có các ưu thế hơn về môi trường bên ngoài, về các điều kiện tự nhiên và các điều kiện xã hội...
- Lựa chọn bạn hàng giao dịch
Sau khi lựa chọn được một số thị trường mục tiêu thuận lợi nhất cho việc tiến hành nhập khẩu thì bước tiếp theo mà Tổng công ty cần thực hiện là lựa chọn bạn hàng giao dịch. Bạn hàng ở đây có thể là các hãng, các Công ty sản xuất hoặc các Công ty xuất khẩu, các tổ chức kinh doanh khác.
Để lựa chọn đúng nguồn hàng nhập khẩu, Tổng công ty cần chú trọng đến việc lựa chọn bạn hàng giao dịch. Việc lựa chọn bạn hàng giao dịch không chỉ căn cứ vào lời quảng cáo, giới thiệu mà cần dựa trên tình hình sản xuất kinh doanh của bạn hàng, khả năng cạnh tranh, tình hình thực hiện tài chính trong lĩnh vực kinh doanh...để có thể chắc chắn về khả năng cung cấp lâu dài, thường xuyên và ổn định của bạn hàng.
Ngoài ra, uy tín, thế lực và quan hệ trong kinh doanh, mục tiêu, chiến lược và những ứng xử của bạn hàng trên thị trường cũng là yếu tố mà Tổng công ty cần phải cân nhắc và đi đến quýêt định kinh doanh mua bán với nguồn hàng đó. Việc lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu dựa trên các căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng và tiên quyết để Tổng công ty có thể thực hiện thắng lợi các hoạt động mua bán sau này trong thương mại quốc tế.
3.2.5. Nâng cao năng lực chuyên chở.
Năng lực chuyên chở là một điều kiện giúp cho việc phát triển nguồn hàng nhập khẩu có thể thực hiện được nhất là các nguồn hàng nhập khẩu ở xa. Mặt hàng xăng dầu là mặt hàng khi vận chuyển yêu cầu phải có thiết bị chuyên dụng và năng lực vận tải lớn. Chính vì vậy muốn khai thác các nguồn hàng ở xa cần phải nâng cao năng lực vận tải. Điều này đòi hỏi không chỉ riêng đối với Petrolimex mà nó còn đặt ra cho cả ngành vận tải nước ta. Hiện nay năng lực chuyên chở nước ta tuy phát triển hơn trước rất nhiều nhưng so với thế giới thì vẫn ở mức độ hạn chế, nhất là vận tải đường biển. Vì vậy, Nhà nước cần phải có chính sách thích hợp để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành vận tải. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam tuy đã có đội tầu riêng đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu vận chuyển của Tổng công ty. Tuy vậy, trọng tải các tầu vẫn còn thấp, khả năng đi xa hạn chế. Do vậy, Tổng công ty cần đầu tư hơn nữa để nâng cao khả năng chuyên chở của mình để đáp ứng nhu cầu như thế mới có thể chủ động và giảm chi phí góp phần vào việc mở rộng nguồn hàng nhập khẩu xăng dầu.
3.2.6. Tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật.
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam hiện tại có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại so với toàn ngành. Nhưng so với mặt bằng thế giới vẫn còn hạn chế. Ở nước ta vẫn chưa thế tự sản xuất xăng dầu mà hoàn toàn phải nhập khẩu, đây là một yếu tố hạn chế việc phát triển nguồn hàng. Nếu có các nhà máy lọc dầu thì sẽ nhập khẩu được các sản phẩm dầu thô, khi đó thị trường nhập khẩu sẽ đa dạng và phong phú hơn. Trên thực tế, nước ta đang xây dựng nhà máy lọc dầu tai Dung Quất nhưng đên năm 2009 mới có thể hoàn thành. Do vậy việc phát triển nguồn hàng nhập khẩu xăng dầu không chỉ dừng lại ở việc mở rộng các thị trường cung cấp thành phẩm xăng dầu mà còn phải tính đến cả khía cạnh thị trường đó có khả năng cung cấp cho chúng ta dầu thô không. Bên cạnh đó sự hạn chế của cơ sở vật chất kỹ thuật còn dẫn đến tình trạng khan hiếm sản phẩm xăng dầu dự trữ do thiếu máy móc thiết bị phục vụ cho việc bảo quản nên sản lượng nhập khẩu sẽ hạn chế. Do vậy, phát triển nguồn hàng bằng cách tăng quy mô sẽ không thể thực hiện. Như vậy, yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuạt có ảnh hưởng lớn tới hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu, muốn hoạt động này thực sự có hiệu quả đối với Petrolimex nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên cả nước nói chung cần có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại ngang tầm thế giới. Giải pháp này cần có sự can thiệp của Chính Phủ trong việc đầu tư xây dựng các nhà máy lọc dầu, các thiết bị dùng trong ngành xăng dầu và sự đóng góp của chính các doanh nghiệp đầu mối trong việc nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật của chính doanh nghiệp mình.
3.2.7. Các giải pháp khác:
Các giải pháp trên có tác động một cách trực tiếp đến hoạt động phát triển nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu. Bên cạnh đó có một số giải pháp đi kèm, gián tiếp tác động như: Cần phải hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện cơ chế nhập khẩu; hoàn thiện kênh phân phối.
- Hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Bộ máy quản lý và nguồn nhân lực là gốc rễ của mọi sự thành công trong kinh doanh. Nếu có một bộ máy quản lý có năng lực và một nguồn nhân lực có chuyên môn cao thì chắc chắn hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu sẽ rất dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam cần quan tâm hơn nữa việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công nhân viên, đặc biệt là các cán bộ ngoại thương, có liên quan tới hoạt động nhập khẩu xăng dầu.
- Hoàn thiện cơ chế nhập khẩu: Tổng công ty phải nhận thức được những diễn biến trên thị trường để lựa chọn thị trường nhập khẩu một cách đúng đắn. Một cơ chế nhập khẩu hoàn thiện, chặt chẽ và chuẩn mực sẽ giúp Tổng công ty hạn chế được rủi ro và tạo được uy tín với bạn hàng, từ đó thì việc mở rộng các nguồn hàng nhập khẩu xăng dầu sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn
- Hoàn thiện kênh phân phối: Phân phối hàng hoá là toàn bộ những công việc để đưa các loại hàng hoá từ kho của công ty đến khách hàng và các hộ tiêu dùng nhằm đáp ứng đúng nhu cầu và địa điểm, đảm bảo chất lượng và chủng loại mà khách hàng mong muốn. Xăng dầu là loại hàng hoá được sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ, xe máy trong các ngành kinh tế và đời sống xã hội nên việc thiết lập các kênh phân phối ảnh hưởng lớn đến lượng hàng tiêu thụ, nhất là trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh là vô cùng mạnh mẽ và khâu phân phối hàng cũng là một yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Từ việc ảnh hưởng đến cầu trong nước kênh phân phối ảnh hưởng gián tiếp đến việc phát triển nguồn hàng. Nếu kênh phân phối của doanh nghiệp tốt, sản lượng tiêu thụ tăng sẽ dẫn đến sản lượng nhập khẩu tăng và tất nhiên nhu cầu phát triển nguồn hàng cả về việc mở rộng thị trường hay tăng quy mô sẽ cao.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây tình hình thị trường xăng dầu thế giới luôn biến động cả về nguồn cung và giá cả. Điều này đặt ra khó khăn rất lớn trong việc đảm bảo nguồn của các quốc gia phải nhập khẩu mặt hàng này. Ở nước ta chưa thể tự sản xuất xăng dầu mà hoàn toàn phải nhập khẩu. Vì vậy việc phát triển nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết đặc biệt là ở Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - đơn vị chiếm hơn 60% thị phần cung cấp xăng dầu của cả nước. Nhưng hiện tại hoạt động nhập khẩu xăng dầu ở Tổng công ty mới chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu tại các thị trường truyền thống. Việc phát triển nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu tại Tổng công ty còn ở mức hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy vậy với cương vị là một đơn vị đầu ngành Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã có những nổ lực rất lớn trong việc phát triển nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu như: thị trường nhập khẩu ngày càng mở rộng, quy mô nhập khẩu ngày càng lớn, có đội tàu riêng của Tổng công ty vận chuyển được khoảng 70% lượng hàng nhập khẩu, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư ở mức tối đa và đặc biệt nguồn hàng xăng dầu luôn ổn định đáp ứng tương đối nhu cầu của thị trường trong nước. Với những gì Tổng công ty đã đạt được hy vọng rằng trong những năm tới việc phát triển nguồn hàng sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Brochure giới thiệu về Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam
GS.TS Bùi Xuân Lưu - PGS.TS Nguyễn Hữu Khải: Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động - Xã hội, Hà nội - 2006.
Lê Hiếu Tiên: Nghiệp vụ buôn bán quốc tế, NXB Thanh niên, Hà Nội - 1995.
Nguyễn Đình Liêm: Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan, NXB Khoa học - Xã hội, Hà Nội - 2006.
Nguyễn Trần Quế: Lựa chọn sản phẩm và thị trường trong ngoại thương thời kỳ công nghiệp hoá, các nền kinh tế Đông Á, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2000.
6. Nhóm tác giả trực tiếp biên soạn: GS.TS. Đỗ Quang Hưng; GS.TS. Trần Kim Đỉnh; Đại tá, nhà văn Ngô Vĩnh Bình: 50 năm Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (1956 – 2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2006.
PGS.TS Nguyễn Thị Hường: Giáo trình kinh doanh quốc tế tập 1, NXB thống kê, Hà Nội - 2005
PGS.TS Trần Minh Đạo: Giáo trình Marketing căn bản, NXB giáo dục, Hà Nội - 2002.
PGS, Nhà giáo ưu tú, Luật sư, Trọng tài viên VIAC Vũ Hữu Tửu: Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB giáo dục, Hà Nội - 2006.
Thạc sĩ Kiều Đình Kiểm: Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 2005.
11. Trang web của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam:
www.petrolimex.com.vn
Tổng cục thống kê: Tư liệu các nước thành viên ASEAN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26373.doc