Hai chữ “thương hiệu” không còn mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp đã nhận thức về việc cần phải xây dựng thương hiệu và vấn đề quan trọng còn lại chính là việc thực hiện nó như thế nào. Chúng ta không thể cạnh tranh nếu như vẫn sản xuất những sản phẩm đại trà mà không có thương hiệu. Khi Việt Nam đã vào WTO, áp lực cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải tạo dựng được một thương hiệu mạnh mới đủ sức cạnh tranh.
100 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex trong giai đoạn hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
003.
Kết quả xuất khẩu nông sản đạt được năm 2004 trước hết là do Công ty có định hướng rõ ràng, tìm mọi biện pháp thúc đẩy và khuyến khích xuất khẩu. Năm 2005, các mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống như Cà phê, Hạt tiêu tiếp tục tăng lên về lượng. Mặt hàng Cà phê: Sản lượng xuất khẩu đạt 70.000 tấn (bằng 28.000.000 USD) tăng 102% so với năm 2004. Tương tự với mặt hàng xuất khẩu là Hạt tiêu Công ty đạt 12.000 tấn (bằng 17.000.000 USD) tăng 122% so với năm 2004. Với kết quả trên Công ty vẫn duy trì được vị trí thứ nhất trong xuất khẩu Hạt tiêu của cả nước, tạo được một vị thế quan trọng cho Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong năm 2005 bên cạnh việc tiếp tục duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu hai mặt hàng này Công ty tiếp tục mở rộng thêm các mặt hàng nông sản khác có số lượng lớn như: Cao su, Gạo, Quế … Riêng Lạc nhân đạt 38.00 tấn (bằng 2.000.000 USD), tăng 6% so với năm 2004. Nhìn chung, lượng hàng nông sản xuất khẩu của Công ty đều tăng so với năm 2004. Đứng trước việc tăng khối lượng các mặt hàng xuất khẩu chính như Cà phê, Hạt tiêu bị giới hạn bởi khả năng sản xuất trong nước, trong năm 2005 Công ty đã chủ trương tìm các biện pháp tăng trị giá nông sản xuất khẩu thông qua chế biến nâng cao chất lượng hàng hơn. Hai dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản đã được thông qua nhưng việc triển khai chậm, chưa đưa vào sử dụng được. Đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế kết quả xuất khẩu của Công ty.
Một số bạn hàng nhập khẩu nông sản chủ yếu của Công ty vài năm qua theo từng mặt hàng như Lạc nhân có Singapore, Maylayxia, Trung Quốc…, Cà phê có Singapore, Bỉ, Thuỵ Sỹ, Đức…, Hạt tiêu có Singapore, Trung Quốc, Đức.
2.2.4. Tình hình thị trường của Công ty
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng nông sản theo thị trường của Công ty Intimex 2001 – 2005
Đơn vị USD
Thị trường
2001
2002
2003
2004
2005
1. Châu Âu
- Anh
- Thuỵ sỹ
- Đức
- Hà Lan
- Bỷ
-Các nước khác
..............
..............
145.690
34.560
621.954
171.971
134.179
.................
1.101.346
875.130
396.316
449.150
710.525
2.433.787
2.260.130
1.090.720
233.558
.................
1.987.583
2.897.445
6.071.823
7.650.338
2.393.723
7.368.273
2.052.347
2.963.779
5.962.851
7.694.397
2.475.732
7.576.666
2. Châu á
- Singapore
- Thái Lan
- Malayxia
-Trung Quốc
-Các nước khác
1.471.089
1.168.200
129.000
2.181.058
235.933
8.242.713
3.103.677
287.880
447.894
457.352
23.524.376
1.831.778
957.933
10.433.949
552.278
6.811.748
367.105
1.420.037
1.872.271
8.721.859
6.900.848
237.965
1.427.584
1.816.138
9.651.367
3.Châu Mỹ và Châu úc
3.710.949
3.965.632
7.586.175
7.679.064
Tổng trị giá
6.159.455
19.206.586
48.440.789
46.937.577
48.693.722
Là một trong nhữmg Công ty có truyền thống về buôn bán quốc tế tại Việt Nam, Công ty Intimex có thị trường hoạt động trên một số khu vực. Từ sau khi bạn hàng truyền thống mất đi, do sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, Công ty đã có nhiều cố gắng tìm hiểu và mở rộng quan hệ với các thị trường, mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu chưa cao song đây có thể được coi như thị trường tiềm năng hứa hẹn triển vọng buôn bán trong tương lai gần.
2.3. Thực trạng công tác phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex
2.3.1. Hệ thống siêu thị InTiMex
Intimex có một chuỗi các hệ thống siêu thị, các cửa hàng chuyên doanh trải dài khắp từ Bắc vào Nam, với nhiều mặt hàng chủng loại hàng hóa sản xuất từ hệ thống nhà máy xí nghiệp của Intimex trong nước, nhằm làm cho siêu thị đa dạng thêm về chủng loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao của người dân Intimex hàng năm nhập khẩu một số mặt hàng:
+ Thực phẩm, gia vị, đồ hộp, đồ uống, bánh kẹo các loại.
+ Đồ gia dụng, đồ điện gia đình ( máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, bình tắm nước nóng, bếp ga…), dụng cụ nhà bếp bằng sắt, thép, inox, nhựa, thủy tinh, phalê…
+ Hóa mỹ phẩm, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, đồ dùng trẻ em…của rất nhiều hãng danh tiến trên thế giới.
+ Hàng may mặc, quần áo, giầy dép, túi sách, tạp phẩm…
Định hướng kinh doanh gắn với phát triển thị trường nội địa là một chiến lược chủ đạo của Intimex, vì vậy công ty đã hoạch định một chương trình chiếm lĩnh thị truờng nội địa bằng việc phát triển chuỗi siêu thị trên địa bàn Hà Nội và một số thành phố khác.
Hiện nay tại Hà Nội, Intimex có 5 siêu thị trực thuộc Trung tâm thương mại Intimex với trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm sẵn sàng phục vụ khách hàng, đó là siêu thị Intimex Bờ Hồ, siêu thị Intimex Hào Nam, siêu thị Intimex Lạc Trung, siêu thị Huỳnh Thúc Kháng, siêu thị Intimex Định Công. Ngoài ra Intimex đang tiếp tục phát triển thêm một số siêu thị khác tại các thành phố trên cả nước, Siêu thị Intimex Minh Khai Hải Phòng là siêu thị đầu tiên trong năm 2005 Intimex triển khai ở các thành phố ngoài chuỗi siêu thị Hà nội mở đầu sự phát triển mạng lưới siêu thị rộng khắp cả nước trong chiến lược của Intimex. Tiếp đó là các siêu thị Hải Dương, Đà Nẵng…
Các siêu thị của Intimex thực hiện phương thức kinh doanh độc đáo, riêng, mới, khác với các siêu thị khác, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu tiêu dùng thiết yếu nhất của người dân. Siêu thị Intimex Bờ Hồ hay siêu thị Intimex nằm trong khu Trung tâm thương mại với tổng diện tích 1500 m2, hiện là một trong những siêu thị có chủng loại mặt hàng phong phú nhất và có chất lượng phục vụ tốt nhất tại Hà Nội. Siêu thị Intimex tự hào là nơi khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn, chỉ mới ra đời và hoạt động trong vòng ba năm nhưng Siêu thị đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường Hà Nội. Điều đó thể hiện ở việc số lượng hàng hóa đã tăng lên rất nhiều so với những năm đầu hoạt động. Đến với Siêu thị Intimex, khách hàng sẽ có cảm giác như bước chân vào "Thế giới hàng hóa", một thế giới hàng hóa đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã và có chất lượng cao. Nơi đây cung cấp về cơ bản những hàng hóa - dịch vụ thiết yếu từ thông dụng, phổ biến đến chuyên dụng, đáp ứng đầy đủ cho cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng.
Tại tầng 1: Phong phú hàng thực phẩm
Khu bán hàng rau quả sạch, hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thực phẩm khô, gia vị, bánh kẹo, đồ uống... với nhiều chủng loại hàng phong phú, đa dạng, giá cả phải chăng. Đặc biệt, khác với các siêu thị khác ở Hà Nội, tại đây có hệ thống tủ bảo quản thức ăn đã chế biến sẵn, khách hàng có thể chọn thức ăn theo ý muốn hoặc đặt hàng các món ăn theo thực đơn 07 ngày của Siêu thị với công nghệ sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do chính các đầu bếp giỏi của Siêu thị Intimex thực hiện với chất lượng cao, hợp khẩu vị. Đây cũng là khu bán hàng thực phẩm công nghệ, đồ uống giải khát, rượu, bia với các nhãn hiệu nổi tiếng và quen dùng, nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới.
Tại tầng 2: Đa dạng hàng tiêu dùng.
Khu bán hàng bách hóa, tạp phẩm, đồ dùng gia đình, quần áo thời trang người lớn và trẻ em, giày dép, văn phòng phẩm, hàng lưu niệm - quà tặng, đồ chơi trẻ em, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ - thủy tinh - pha lê.... và nhiều mặt hàng khác, các mặt hàng đã và chưa có trên thị trường với các chủng loại hàng đa dạng. Các mặt hàng này là hàng nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, hàng liên doanh sản xuất trong nước hoặc hàng Việt Nam chất lượng cao với giá cả hợp lý cũng sẽ làm hài lòng tất cả các Quý khách đến Siêu thị.
Hơn thế nữa, Siêu thị InTiMex phục vụ mọi lứa tuổi, mọi đối tượng khách hàng. Vì vậy, Siêu thị dành riêng cho các cháu thiếu nhi một khu vui chơi giải trí với nhiều trò chơi hấp dẫn, ngộ nghĩnh mà các em ưa thích. Gian hàng văn phòng phẩm với tủ sách phong phú dành cho thiếu nhi, phòng chụp ảnh theo công nghệ kỹ thuật với những nhân vật ngộ nghĩnh trong những câu chuyện cổ tích, chuyện tranh. Đặc biệt, tại khu vui chơi thiếu nhi có dịch vụ làm sinh nhật trọn gói cho các cháu với nhiều hình thức hấp dẫn. Đây thực sự sẽ là nơi khách hàng và các cháu nhỏ có thể có những phút giây thư giãn, vui vẻ bên hồ Hoàn Kiếm.
Ngoài ra, một góc nhỏ yên tĩnh, thơ mộng nhìn ra Hồ Gươm cổ kính là nhà hàng giải khát - ăn nhanh, phục vụ quý khách sau những ngày làm việc mệt mỏi. Điều đó có nghĩa là, Siêu thị giúp khách hàng tiết kiệm thời gian bằng việc kết hợp giữa mua sắm, nghỉ ngơi, thư giãn.
Siêu thị Intimex cũng có dịch vụ bán hàng qua mạng trên trang web: “ecommerce.com.vn” giúp khách hàng tiết kiệm thời gian quý báu của mình, nhưng vẫn đảm bảo hàng hóa đúng tiêu chuẩn, chất lượng.
Đến Siêu thị Intimex người tiêu dùng sẽ được tận hưởng niềm vui mua sắm và hơn thế nữa là cảm giác thú vị giữa mua sắm và tiết kiệm, vì tất cả giá cả đã được chọn lựa để phù hợp nhất với túi tiền. Dịch vụ còn có nghĩa là phục vụ và InTiMex luôn mong muốn được phục vụ khách hàng tốt hơn nữa. Sự hài lòng của Quý khách là hạnh phúc của InTiMex.
Cùng với sự thành công của Siêu thị Intimex Bờ Hồ và để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng tăng của quý khách, Trung tâm thương mại Intimex mở rộng mạng lưới siêu thị bằng việc mở Siêu thị thứ hai trong chuỗi các siêu thị trên địa bàn Hà Nội - Siêu thị Intimex Hào Nam tại số 131-135 Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội. Siêu thị Intimex Hào Nam đã khai trương ngày 24/03/2004. Điều này cũng phù hợp với định hướng trong chiến lược kinh doanh của Công ty XNK Intimex là phát triển mạng lưới kinh doanh bán lẻ, góp phần xây dựng nền văn minh thương mại tại thủ đô Hà nội.
Siêu thị Hào Nam được thiết kế 2 tầng rộng rãi, thoáng mát và tiện nghi cho sự trưng bày hàng hóa, phong phú cả về chất lượng và chủng loại
Tầng 1:
Là khu bày bán ngành hàng thực phẩm gồm: hàng đông lạnh, rau quả tươi, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, gia vị, bánh kẹo, đồ uống các loại... đặc biệt là khu thức ăn chín và thực phẩm chế biến sẵn được thiết kế và lắp đặt lớn hơn so với Siêu thị Intimex Bờ Hồ.
Tầng 2:
Là khu dành cho ngành hàng may mặc và hàng tiêu dùng gồm rất nhiều sản phẩm như pha lê, thủy tinh, đồ sứ, đồ điện, đồ gia dụng, và các sản phẩm hóa mỹ phẩm. Đặc biệt, tại tầng 2 còn có khu hàng gồm các mặt hàng lưu niệm, quà tặng, mỹ phẩm cao cấp, trang sức và nước hoa dành riêng cho các quý cô, quý bà nội trợ được bố trí đẹp mắt và mới lạ.
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô, Siêu thị Intimex Lạc Trung (27 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã chính thức khai trương đúng vào ngày 10/10/2004. Đây là một phần trong chiến lược phát triển mạng lưới tiêu thụ của Công ty XNK Intimex để nâng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Số lượng hàng hoá hiện nay đã lên tới 15.000 đến 17.000 mặt hàng các loại. Ban quản lý Siêu thị Intimex cho biết phương châm hoạt động của siêu thị là "Sự tiện lợi của khách hàng".
Ngoài ra, Intimex cũng thực hiện dịch vụ bán hàng qua điện thoại. Chắc chắn, với sự phát triển không ngừng của Intimex, người tiêu dùng Thủ đô sẽ có được một địa chỉ mua sắm phong phú và tin cậy.
Siêu thị Lạc Trung được thiết kế 2 tầng rộng rãi, thoáng mát và tiện nghi cho sự trưng bày hàng hóa, phong phú cả về chất lượng và chủng loại.
Tầng 1:
Là khu bày bán ngành hàng thực phẩm gồm: hàng đông lạnh, rau quả tươi, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, gia vị, bánh kẹo, đồ uống các loại... đặc biệt là khu thức ăn chín và thực phẩm chế biến sẵn được thiết kế và lắp đặt lớn hơn so với Siêu thị Intimex Bờ Hồ.
Tầng 2:
Là khu dành cho ngành hàng may mặc và hàng tiêu dùng gồm rất nhiều sản phẩm như pha lê, thủy tinh, đồ sứ, đồ điện, đồ gia dụng, và các sản phẩm hóa mỹ phẩm. Đặc biệt, tại tầng 2 còn có khu hàng gồm các mặt hàng lưu niệm, quà tặng, mỹ phẩm cao cấp, trang sức và nước hoa dành riêng cho các quý cô, quý bà nội trợ được bố trí đẹp mắt và mới lạ.
Siêu thị Huỳnh Thúc Kháng tại địa chỉ 27 Huỳnh Thúc kháng được thiết kế rộng hơn 1500m2, thoáng mát và tiện nghi cho sự trưng bày hàng hóa, phong phú cả về chất lượng và chủng loại. Đây là siêu thị thứ 4 được ra đời trong hệ thống siêu thị Intimex tại Hà Nội.
Tầng 1:
Khu bán hàng rau quả sạch, hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thực phẩm khô, gia vị, bánh kẹo, đồ uống... với nhiều chủng loại hàng phong phú, đa dạng, giá cả phải chăng.
Tại tầng 2:
Khu bán hàng bách hóa, tạp phẩm, đồ dùng gia đình, quần áo thời trang người lớn và trẻ em, giày dép, văn phòng phẩm, hàng lưu niệm - quà tặng, đồ chơi trẻ em, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ - thủy tinh - pha lê....
Nhằm tiếp tục phát triển hệ thống chuỗi siêu thị. Ngày 12/01/2007 Công ty XNK Intimex khai trương siêu thị thứ 5 trên địa bàn Hà nội tại địa chỉ 96-Định Công-Quận Hoàng Mai-Hà nội, Siêu thị InTiMex Định Công.
Với diện tích hơn 3000m2 trưng bày gần 20.000 mặt hàng các loại Siêu thị Intimex luôn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Thực phẩm an toàn phong phú
Là khu bày bán ngành hàng thực phẩm gồm: hàng đông lạnh, rau quả tươi, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, gia vị, bánh kẹo, đồ uống các loại... đặc biệt là khu thức ăn chín và thực phẩm chế biến sẵn.
Đa dạng hàng tiêu dùng
Với hơn 20.000 mặt hàng tiêu dùng gồm rất nhiều sản phẩm như pha lê, thủy tinh, đồ sứ, đồ điện, đồ gia dụng, và các sản phẩm hóa mỹ phẩm. Đặc biệt, ở đây còn có khu hàng gồm các mặt hàng lưu niệm, quà tặng, mỹ phẩm cao cấp, trang sức và nước hoa dành riêng cho các quý cô, quý bà nội trợ được bố trí đẹp mắt và mới lạ.
Siêu thị Intimex Minh Khai được khai trương vào ngày 19/01/2005 tại địa chỉ 23 Minh khai- Hồng Bàng- Hải phòng đã mở đầu cho chiến lược mở rộng chuỗi các siêu thị trên toàn quốc ngoài khu vực thành phố Hà nội của Intimex.
Nằm trên đường Minh khai thuộc khu trung tâm mua bán sầm uất Hải Phòng, Intimex Minh Khai nhanh chóng trở thành một trong những siêu thị có hàng hoá phong phú, đa dạng nhất Hải Phòng.
Giống như chuỗi siêu thị Hà nội, Siêu thị Intimex Minh Khai được trang trí hàng hoá khoa học và hấp dẫn cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ quý khách nhiệt tình.
Tiếp đó để thực hiện hiện chiếm lĩnh thị trường nội địa, các siêu thị tại Hải Dương, Đà Nẵng đã được khai trương và đi vào hoạt động năm 2006, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Và chắc chắn trong tương lai InTiMex sẽ mở rộng thêm nhiều siêu thị của mình trên khắp các thành phố trên cả nước.
Cùng với siêu thị Intimex Bờ Hồ, Siêu thị Intimex Hào Nam, Siêu thị Intimex Lạc Trung, Siêu thị Intimex Huỳnh Thúc Kháng , Siêu thị InTiMex Định Công, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, là nơi đáp ứng về cơ bản những gì cần cho cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng, là nơi phục vụ mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, có thể kết hợp mua sắm với thư giãn, nghỉ ngơi và là địa chỉ bán hàng chất lượng cao cùng thực phẩm an toàn, vệ sinh. InTiMex luôn dành nhiều chương trình khuyến mại đặc sắc, những quà tặng hấp dẫn cho khách hàng, với các dịch vụ hoàn hảo sẽ làm khách hàng hài lòng và thú vị.
Với tiêu chí phát triển lớn mạnh mạng lưới kinh doanh mua bán nội địa và mạng lưới bán buôn, Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã và đang xây dựng và phát triển một số Trung tâm thương mại tại Hà Nội và các thành phố khác. Hiện nay Công ty đã có Trung tâm thương mại InTiMex tại Hà Nội với các siêu thị và cửa hàng dịch vụ ăn uống, giải trí, bán hàng tiêu dùng cao cấp phục vụ khách hàng. Đồng thời InTiMex cũng đã xây dựng Trung tâm Giới thiệu sản phẩm và Xúc tiến thương mại tại Thành phố Vinh, Nghệ An và một số Trung tâm thương mại sẽ được xây dựng trong thời gian tới như: Trung tâm thương mại và khu liên hợp nhà ở Intimex Long Khánh - Đồng Nai.
Thông qua hệ thống các Trung tâm thương mại và hệ thống kinh doanh bán buôn, InTiMex đã và đang phát triển đa dạng về số lượng và chủng loại hàng hóa, tìm kiếm các chủng loại hàng có chất lượng cao, giá cả phù hợp, hợp thị hiếu người tiêu dùng. InTiMex cũng là đại lý độc quyền, đại lý phân phối và bán buôn các mặt hàng tiêu dùng tại phía Bắc. Đến nay mạng lưới phân phối bán buôn của Trung Tâm Thương Mại InTiMex đã phủ kín hoàn toàn với tất cả các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, Công ty Xuất Nhập Khẩu InTiMex đã mở rộng quan hệ với các khu vực thị trường: Miền Nam Việt Nam, các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, các nước trong khối EU và Mỹ...
Hiện tại Trung tâm thương mại là một trong những đại lý độc quyền, đại lý phân phối và bán buôn các mặt hàng tiêu dùng tại phía Bắc.
Với hàng nội địa, Công ty Xuất Nhập Khẩu InTiMex là đại lý phân phối cho thuốc lá Vinataba, công tơ, thiết bị đo điện...
Với hàng nhập về, Công ty Xuất Nhập Khẩu InTiMex là đại lý phân phối hóa mỹ phẩm, nước tẩy... cho các đầu mối bán buôn và bán lẻ, phân phối hóa mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống cho các siêu thị.
Ngoài ra Công ty còn phát triển và mở rộng thêm với nhiều nhà sản xuất trực tiếp trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm các nguồn hàng ổn định và nhận được sự hỗ trợ tối đa trong việc khuếch trương sản phẩm như các hình thức quảng cáo, khuyến mại, cạnh tranh với hàng nhập lậu...
2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của hội nhập đối với việc phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex
2.3.2.1. Thuận lợi
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế tri thức, với sự đóng góp rất quan trọng của công nghệ thông tin, truyền thông điện tử và INTERNET. Đó là một lợi thế chung mà công ty cần phải khai thác có hiệu quả và có chiến lược đúng đắn, kịp thời để sản phẩm mang Thương hiệu InTiMex có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước và tiến tới cạnh tranh hiệu quả trên thị trường Quốc tế.
Việt Nam, một thị trường đặc biệt với nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều đặc trưng riêng là một thách thức không nhỏ cho các nhà đầu tư và kinh doanh trong và ngoài nước. Với lợi thế là một công ty trong nước và có bề dày lịch sử hoạt động nên InTiMex am hiểu sâu sắc về hành vi của người tiêu dùng, văn hóa truyền thống, các yếu tố pháp luật, cơ sở hạ tầng…
Hội nhập WTO đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử cũng như những ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng và nó cũng tạo điều kiện hơn cho công ty học tập kinh nghiệm quản lý cao, hiện đại từ phía bên ngoài.
2.3.2.2. Khó khăn
Những khái niệm “thôn tính”, sáp nhập… không còn là mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu áp lực “thôn tính” không chỉ từ các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các doanh nghiệp nước ngoài, khi mà những cam kết mở cửa theo quy định của WTO buộc Việt Nam phải dỡ bỏ sự khống chế về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài từ 49% lên 100%. Thực tế ở VN những năm gần đây cho thấy, nước ta xuất hiện khá nhiều các siêu thị, trung tâm mua sắm có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia. Tuy nhiên, doanh thu bán lẻ của họ mới chỉ đạt 10% tổng doanh thu bán lẻ của cả nước, cho dù tốc độ tăng trưởng của hệ thống này đạt bình quân trên 20%/năm.
Quả thực, lưu chuyển hàng hoá của việt Nam cơ bản vẫn do hệ thống phân phối trong nước đảm nhiệm thông qua gần 9 nghìn khu chợ ngoài trời và khoảng trên 150 nghìn cửa hàng bán lẻ.
Nhưng cơ cấu ngành dịch vụ phân phối Việt Nam còn rất lạc hậu, mang nặng tính tự phát, phân tán. Thị trường chưa xuất hiện những nhà phân phối bán buôn và tập đoàn bán lẻ “nội” hùng mạnh…
Trong khi nền tảng của ngành dịch vụ phân phối Việt Nam còn nhiều bất cập thì nước ta lại được xếp ở vị trí thứ 8 trong 30 thị trường bán lẻ nhanh nhất toàn cầu, đồng thời là 1 trong 7 quốc gia được đánh giá là có sức hấp dẫn nhất về đầu tư thương mại.
Như thế, rõ ràng ngành dịch vụ phân phối trong nước đang đứng trước nguy cơ “bị tấn công” từ bên ngoài.Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hiện có nhiều tập đoàn đang xây dựng kế hoạch để xâm nhập thị trường VN, nhất là khi cửa WTO đã mở. Trong đó phải kể đến 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp), Tesco (Anh) và các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á như: Dairy Farm (Hồng Kông), South Asia Investment Pte (Singapore)... Trong khi đó, hệ thống phân phối trong nước của công ty vẫn chưa đủ lớn và thiếu các chính sách thúc đẩy để phát triển.
Áp lực:
Cho đến thời điểm này, thị trường đã chính thức mở, một số nhà kinh doanh bán buôn và bán lẻ hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam như: Metro Cash & Carry (Đức), Big C của Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc).
Các tập đoàn này đã và đang triển khai chiến lược phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại đầy tham vọng của mình trên phạm vi toàn quốc.
Parkson vạch một kế hoạch phát triển 10 trung tâm mua sắm trong vòng 5 năm. Tập đoàn Bourbon ngoài 3 đại siêu thị đang hoạt động và một điểm sắp khai trương tại Hà Nội, từ nay đến năm 2008, họ sẽ mở thêm 6 đại siêu thị mới. Tập đoàn Metro Cash & Carry đứng hàng thứ 5 trên thế giới về bán buôn dự kiến sẽ đầu tư 8 trung tâm bán buôn ở VN.
Chính sự có mặt của các tập đoàn này đã đẩy hoạt động kinh doanh bán lẻ trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đi vào bước ngoặt mới của cuộc cạnh tranh. Nhưng hệ thống phân phối của InTiMex đang còn rất non trẻ. Công ty có 5 siêu thị trên địa bàn Hà Nội và một số ít siêu thị tại các thành phố khác, nhưng hệ thống phân phối này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Hầu hết các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước nói chung và công ty Xuất nhập khẩu InTiMex đều thiếu nội lực (kinh nghiệm, nguồn lực, trình độ chuyên môn, vốn...), thiếu thương hiệu. “Nếu Metro có một địa thế thuận lợi ở trung tâm thành phố, thì chỉ một Metro thôi sẽ đè bẹp hết các nhà phân phối trong nước” - ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ G7, nói.
2.3.3. Chiến lược xây dựng thương hiệu siêu thị của công ty
2.3.3.1. Các hoạt động Marketing
A. Chính sách sản phẩm
Việc đạt được mức độ hài lòng cao về giá trị cảm nhận từ phía khách hàng ngày càng trở nên khó khăn. Nhận thức được điều đó nên công ty luôn không ngừng đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm, thiết kế và cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm mới, phong phú, đa dạng về chủng loạicầu khách hàng đến với hệ thống siêu thị của công ty.
Siêu thị InTiMex luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm với khách hàng. Đồng thời luôn nghiên cứu, cải thiện chất lượng sản phẩm. Để làm được điều này công ty thường xuyên tiến hành thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng về tình hình chất lượng sản phẩm tại các siêu thị InTiMex, tại các siêu thị cạnh tranh khác.
B. Chính sách giá
Giá là một thành phần quan trọng trong giải pháp tổng hợp và cần phải được quản trị một cách thông minh như là cách để quản trị những thành phần khác. Nhìn chung giá là một phần đi kèm với kế hoạch sản phẩm/thị trường và không phải là một thực thể riêng lẽ
Hệ thống siêu thị của công ty cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, cao cấp và các dịch vụ đi kèm nên chính sách giá mà công ty đưa ra là chính sách giá cạnh tranh (định giá theo thị trường). Trước khi tiến hành đưa ra bảng giá cho khách hàng công ty tiến hành nghiên cứu về khu vực thị trường, đối tượng khách hàng mà công ty dự định cung cấp các sản phẩm cũng như dịch vụ đi kèm. Bên cạnh đó công ty còn tiến hành thăm dò mức giá của các hệ thống siêu thị của các tập đoàn khác. Chính vì vậy mà siêu thị InTiMex thường đưa ra được mức giá cạnh tranh.
Giá các mặt hàng tại các siêu thị đều được xây dựng từ yếu tố thị trường, bao gồm:
Giá dựa trên nhận thức của khách hàng về lợi ích
Giá khác cho từng thị trường khác nhau.
Giá ưu thế thị trường
Giá dựa trên tình hình cung/cầu
Giá cao cấp
Giá thâm nhập thị trường
Giá ở mức thấp
Giá của cái mới
Giá tâm lý
Giá theo “gói” hàng
Giá linh động
Giá đánh đồng nhiều loại
Giá khuyến mại
Giá kinh tế
C. Hệ thống siêu thị phân phối của công ty Xuất Nhập Khẩu InTiMex
Hiện nay tại Hà Nội, Intimex có 6 siêu thị trực thuộc Trung tâm thương mại Intimex với trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm sẵn sàng phục vụ khách hàng, đó là siêu thị Intimex Bờ Hồ, siêu thị Intimex Hào Nam, siêu thị Intimex Lạc Trung, siêu thị Huỳnh Thúc Kháng, siêu thị Intimex Định Công. Ngoài ra Intimex đang tiếp tục phát triển thêm một số siêu thị khác tại các thành phố trên cả nước, Siêu thị Intimex Minh Khai Hải Phòng là siêu thị đầu tiên trong năm 2005 Intimex triển khai ở các thành phố ngoài chuỗi siêu thị Hà nội mở đầu sự phát triển mạng lưới siêu thị rộng khắp cả nước trong chiến lược của Intimex. Tiếp đó là các siêu thị Hải Dương, Đà Nẵng cũng đã được khai trương và đi vào hoạt động năm 2006. Trong thời gian tới InTiMex sẽ mở rộng hệ thống siêu thị của mình ra nhiều thành phố khác trong cả nước để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, cũng như để chiếm lĩnh thị trường nội địa đầy tiềm năng.
D. Các hình thức xúc tiến bán hàng
Hiện nay công ty Xuất nhập khẩu InTiMex chưa thật sự chú trọng tới việc cần phải có các hình thức xúc tiến bán hàng:
- Công ty dành một khoản chi phí khá nhỏ cho quảng cáo.
- Bộ phận tiép xúc cũng như phụ trách công việc tiếp xúc với khách hàng còn ít.
Mặc dù không chú trọng tới công tác xúc tiến bán hàng nhưng siêu thị của công ty vẫn thành công vì một số lý do sau:
- Mặt hàng tại siêu thị là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đồ gia dụng…
- Khách hàng chủ yếu là người tiêu dùng thành thị.
- Chất lượng các mặt hàng tại siêu thị đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên trong thời gian tới hệ thống siêu thị InTiMex xác định phải chú trọng hơn tới công tác xúc tiến bán hàng, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của tổ chức thương mại thế giới WTO. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ tham gia nhiều hơn vào thị trường nước ta với tiềm lực tài chính có thể lớn hơn rất nhiều so với công ty và nhiều kinh nghiệm buôn bán quốc tế .
Thêm vào nữa các đối thủ cạnh tranh trong thời gian tới chắc chắn sẽ có những thay đổi trong cách thức kinh doanh của mình.Tất cả những điều này đặt các siêu thị InTiMex vào một vị thế cạnh tranh mới khốc liệt hơn và khó khăn hơn.
2.3.3.2. Công tác định vị thương hiệu
Hiện nay, InTiMex đã xác định rõ tầm quan trọng của việc định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Vì vậy, ngoài việc bán hàng đảm bảo chất lượng, hàng hóa phong phú, dịch vụ hoàn hảo tại các siêu thị tự chọn hiện đại, siêu thị InTiMex cũng thực hiện bán hàng qua mạng tại địa chỉ “ecommerce.com.vn”.
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SIÊU THỊ INTIMEX
3.1. Các giải pháp cho hệ thống siêu thị InTiMex
3.1.1. Tổ chức phát triển, mở rộng thương hiệu Siêu thị
Người ta thường dùng cụm từ xây dựng, củng cố, phát triển và mở rộng thương hiệu hay như nhiều nhà kinh tế nói, tạo thương hiệu mạnh, để chỉ quá trình phấn đấu xây dựng một doanh nghiệp trở nên có tên tuổi và giữ uy tín đó trên thị trường. Nếu không, biểu tượng, thương hiệu chỉ phản tác dụng, một khi kinh doanh chuyên đổ bể, mất uy tín với khách hàng.
3.1.1.1. Nghiên cứu thị trường
Do trong marketing hiện đại, mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường, nên có thể nói nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong qui trình xây dựng, củng cố thương hiệu InTiMex cũng như siêu thị InTiMex.
Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để công ty đưa ra một chiến lược thương hiệu phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động xây dựng thương hiệu sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân vật lực.
Đối với InTiMex, trước khi quyết định thâm nhập một đoạn thị trường, tung ra một sản phẩm mới, hoặc thực hiện một chiến dịch quảng bá truyền thông, hay quyết định điều chỉnh một trong các yếu tố chiêu thị như tăng giảm giá, thay đổi bao bì sản phẩm, tái định vị v.v. nên thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng kế hoạch chi tiết.
Nhiều siêu thị của doanh nghiệp VN, hoặc do đánh giá không đúng tầm mức quan trọng của nghiên cứu thị trường, hoặc cũng có thể có nhận thức nhưng do hạn chế về ngân sách, đã không chú tâm đúng mực đến công tác nghiên cứu thị trường trước khi tung một sản phẩm mới, kết quả là họ đã phải trả giá đắt khi vấp phải những trở ngại khó có thể vượt qua trong quá trình triển khai thâm nhập thị trường.
Tại sao cần nghiên cứu thị trường?
Điều cơ bản nhất quyết định sự thành công của một sản phẩm tại siêu thị, tiến tới là của một thương hiệu là sự chấp nhận của người mua sản phẩm hoặc sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ. Làm thế nào biết được khách hàng có thích hay không thích, chấp nhận hay không chấp nhận? Chỉ có cách duy nhất, chính xác nhất và cũng là một kỹ thuật xưa như trái đất là hỏi chính khách hàng người được cho là sẽ mua sản phẩm, hoặc/và người dù không trực tiếp mua nhưng có ảnh hưởng tác động đến quyết định mua sản phẩm. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật nghiên cứu thị trường ngày càng được phát triển tinh vi hơn, người ta tranh thủ mọi cơ hội để thu thập thông tin khách hàng, thị trường.
Tại sao thông tin thị trường lại quan trọng đến vậy?
Bởi vì:
Thông tin là chìa khoá để am hiểu thị trường.
Cần phải hiểu thị trường hơn đối thủ cạnh tranh.
Cần phải dự báo được những sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Cần phải biết làm thế nào để ứng phó với những sự thay đổi đó.
Cần phải có phương pháp hệ thống hoá việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin thị trường.
Nghiên cứu thị trường nên chia ra làm hai dạng:
Nghiên cứu định tính
Tìm hiểu động cơ, những yếu tố thúc đẩy khách hàng đến siêu thị.
Khách hàng là ai? Ở đâu? Đến siêu thị vàp thời gian nào? Đến bằng cách nào và tại sao lại đến?
Dựa trên số lượng nhỏ ( mẫu điều tra ).
Nghiên cứu định lượng
Đo lường, chẳng hạn như dân số trong khu vực đó, lượng khách hàng trung bình đến siêu thị mỗi ngày.
Phân khúc thị trường nơi siêu thị và so sánh với thị trường tại nơi kinh doanh siêu thị khác.
Dựa trên số lượng lớn và nội dung phỏng vấn người tiêu dùng hàng tại siêu thị được sắp xếp có chủ ý .
Ngày nay, nghiên cứu thị trường trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc nắm bắt thị trường, được sử dụng một cách rất phổ biến, phục vụ cho những mục đích rất đa dạng, dưới đây là những ứng dụng phổ biến nhất của nghiệp vụ nghiên cứu thị trường mà InTiMex nên thực hiện.
1. Thu thập thông tin thị trường
InTiMex có thể sử dụng công cụ nghiên cứu thị trường để:
- Hàng hoá tại siêu thị luôn phải mới mẻ, InTiMex phải thu thập thông tin về các sản phẩm mới được phát triển có thể dùng thay thế cho sản phẩm của cũ. Qua đó có thể chủ động đề ra biện pháp để đối phó với những biến động bất ngờ trên thị trường.
- Thu thập thông tin về chính sách nhà nước như thuế xuất nhập khẩu, quota và các thoả thuận cấp nhà nước có liên quan đến thị trường, nguồn cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm... . Qua đó có thể dự đoán thị trường và xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình
- Thu thập thông tin về hoạt động của các siêu thị đối tác, khách hàng tiềm năng. Qua đó giúp đưa ra những quyết định đúng đắn, ngăn ngừa rủi ro ...
2. Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng, xu hướng tiêu dùng để qua đó có thể tung sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện hữu nhằm có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng đến với siêu thị, củng cố vị trí của mình trên thị trường.
3. Nghiên cứu kênh phân phối tại các siêu thị
Thu thập thông tin về thói quen và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng để thiết lập kênh phân phối tại siêu thị cho sản phẩm mới sắp được tung ra thị trường. Hoặc phát triển thêm kênh phân phối mới cho sản phẩm hiện hữu khi phát hiện sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của một bộ phận khách hàng.
4. Đánh giá mức độ nhận biết của một thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu
Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn khách hàng nhằm đánh giá mức độ nhận biết về thương hiệu hàng hoá tại siêu thị trước và sau khi tung ra một chiến dịch quảng bá thương hiệu nhằm để đo lường hiệu quả của hoạt động truyền thông.
5. Thu thập thông tin của đối thủ siêu thị cạnh tranh
Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh nhằm phục vụ cho việc phân tích cạnh tranh. Phán đoán chiến lược của họ như các kế hoạch đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, bổ sung nhân lực, xây dựng kho tàng, nhà máy, kênh phân phối, hệ thống siêu thị. Thu thập thông tin về các hoạt động chuẩn bị của đối thủ cạnh tranh về các hoạt động truyền thông như chương trình khuyến mại, khuyến mãi. Qua đó có thể đề ra chiến lược chặn trước hoặc đáp trả trước khi quá muộn.
6. Nghiên cứu giá, định vị giá
Thu thập thông tin về giá của đối thủ cạnh tranh, thu thập thông tin về sự phân phối lợi nhuận trong các thành phần tham gia phân phối sản phẩm để kịp thời điều chỉnh nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng lợi nhuận cho mình. Qua đó có thể định vị giá một cách hợp lý bởi vì người tiêu dùng hiện nay rấta nhạy cảm với giá và họ luôn được cung cấp đầy đủ thông tin về giá cả hàng hoá tại các siêu thị bằng nhiều cách.
7. Đánh giá thái độ của khách hàng đối với một sản phẩm, thương hiệu.
Thu thập phản hồi từ phía khách hàng, người tiêu dùng để cải tiến dịch vụ khách hàng nâng cao tính cạnh tranh. Hoặc chấn chỉnh những nhận thức lệch lạc về thương hiệu, bất lợi cho hoạt động kinh doanh siêu thị của doanh nghiệp.
8. Định vị hàng hóa manh thương hiệu InTiMex
Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và thị trường về các sản phẩm trên thị trường để qua đó tìm ra một định vị thích hợp cho sản phẩm mang thương hiệu InTiMex.
Trong trường hợp cần có cơ sở thị trường đáng tin cậy để đi đến một quyết định quan trọng, nên thuê các công ty chuyên nghiệp nghiên cứu thị trường thực hiện việc nghiên cứu thị trường.
3.1.1.2. Phân khúc thị trường
InTiMex không thể thu hút toàn bộ người mua hàng trên thị trường, hoặc ít ra là họ không thể cùng một cách mà có thể thu hút được toàn bộ người mua hàng. Người mua hàng thì quá lớn về số lượng, quá dàn trải về mặt địa lý, nhu cầu và cách mua sắm hàng hóa của họ cũng qua đa dạng
Như vậy thay vì dàn trải năng lực để phục vụ cho toàn bộ nhu cầu trên thị trường, InTiMex cần xác định cho mình một phần của thị trường mà họ có khả năng phục vụ tốt nhất, có lợi nhất. Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đã rời bỏ chiến lược thị trường chung, họ bắt đầu đi theo hướng thị trường tuyển chọn. Như thế, sẽ có thể có những phân khúc thị trường họ rút lui hoặc chỉ phục vụ cầm chừng, và có những phân khúc thị trường họ quyết tâm, dốc sức phục vụ
Như vậy, có thể nói mục tiêu của phân khúc thị trường nhằm để xác định phân khúc thị trường nào InTiMex sẽ cạnh tranh và phân khúc nào công ty sẽ không cạnh tranh.
Tại sao cần phân khúc thị trường?
InTiMex cần thực hiện phân khúc thị trường vì công việc phân khúc thị trường đòi hỏi công ty phải tìm hiểu thị trường của mình một cách kỹ càng hơn. Có như thế công ty mới có thể chia khách hàng theo từng nhóm, những những nhóm khách hàng có cách ứng xử như nhau khi tiếp cận một giải pháp marketing.
Qui trình phân khúc thị trường còn đòi hỏi InTiMex phải hiểu động cơ của sự chọn lựa và yếu tố ưa chuộng của khách hàng trên thị trường, thông qua đó phát hiện ra cơ sở của ưu thế cạnh tranh.
Phân khúc thị trường còn giúp cho công ty nhìn thấy cơ hội trên thị trường thông qua công việc phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Từ đó có thể đưa ra những sản phẩm cùng loại nhưng có công dụng khác nhau, bao bì khác nhau, giá thành khác nhau v.v.. để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của những đối tượng khách hàng khác nhau.
Quan trọng hơn cả, phân khúc thị trường là cơ sở tiền đề để xây dựng chiến lược thị trường của InTiMex. Nếu công ty làm tốt công việc phân khúc thị trường, qua đó xác định cho mình một phân khúc thị trường thích hợp, sẽ dễ dẫn đến thành công vì chiến lược thị trường của công ty dựa trên cơ sở năng lực và lợi thế thực sự của công ty phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ngược lại, nếu công ty chọn sai thị trường, thì chiến lược trên lý thuyết có hay cở nào cũng khó mà có thể thực hiện thành công, bởi vì có thể công ty đã chọn một thị trường quá lớn so với khả năng của mình, hoặc một thị trường mà yêu cầu bức xúc nhất, quyết định nhất của khách hàng thì siêu thị InTiMex lại không có khả năng đáp ứng tốt hơn so với các siêu thị khác.
Phân khúc thị trường còn là cơ sở để InTiMex nhận định, đánh giá thị trường, nó giúp cho công ty theo dõi diễn biến thị trường, phán đoán những thay đổi trên thị trường trong tương lai nhằm đón đầu nhu cầu thị trường.
Vậy cụ thể phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc thị trường là:
Xếp khách hàng thành nhóm dựa theo động cơ thúc đẩy họ mua hàng, chọn nguồn cung cấp hàng hoá (sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng ...)
Xếp khách hàng thành nhóm dựa trên nhu cầu và hành vi của họ.
Xếp khách hàng thành từng nhóm dựa theo những yếu tố quyết định mà họ đặt ra để (mua hàng hoá, chọn nguồn cung cấp sản phẩm, dịch vụ ...)
Cơ sở để InTiMex phân khúc thị trường
A. Phân khúc thị trường người tiêu dùng
1. Phân khúc theo địa lý
Phân khúc thị trường theo địa lý là chia thị trường theo từng đơn vị địa lý chẳng hạn như theo vùng miền như miền Bắc, miền Trung và miền Nam, hoặc theo từng vùng, quận như nơi trung tâm thành phố hay nơi ngoại thành. Siêu thị InTiMex có thể xác định chỉ hoạt động trên một vùng giới hạn địa lý nào đó, hoặc có thể hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ nhưng tập trung chú ý vào sự khác biệt về nhu cầu, ý muốn của khách hàng giữa vùng này với vùng khác.
2. Phân khúc theo các chỉ số nhân chủng học
Phân khúc thị trường theo các chỉ số nhân chủng học chia thị trường dựa theo sự khác nhau về tuổi tác, giới tính, qui mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo, chủng tộc, thế hệ và quốc tịch…Điều này cũng có ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sở thích mua hàng.
3. Phân khúc thị trường theo tâm lý
Phân khúc thị trường theo tâm lý là chia thị trường thành từng nhóm dựa trên sự khác biệt về tầng lớp xã hội, lối sống, cá tính. Chẳng hạn như người dân sống ở phố cổ hay trung tâm thành phố sẽ có những nét đặc thù và có những ảnh hưởng văn hoá về việc mua hàng như thích hàng hiệu, hàng chất lượng, đắt tiền…
4. Phân khúc thị trường theo hành vi, thái độ
Phân khúc thị trường theo hành vi là chia thị trường thành từng nhóm dựa trên sự khác biệt về kiến thức, thái độ, cách sử dụng hoặc là phản ứng đối với một sản phẩm.
3.1.1.3.Phát triển chiến lược tiếp thị
Dựa trên chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu được thiết lập, hệ thống siêu thị InTiMex phải xây dựng một chiến lược tiếp thị phù hợp, rõ ràng,với kế hoạch hành động cụ thể cũng như phải dự kiến về doanh số thu được. Trong quá trình vận hành, nếu gặp trở ngại, chẳng hạn doanh số không đúng dự kiến, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có chương trình hành động thích ứng. Nên lưu ý tránh làm theo kiểu xong bước một rồi mới suy nghĩ bước tiếp theo sẽ làm gì, hoặc cứ tung quảng cáo ra rồi thụ động chờ xem doanh số sẽ là bao nhiêu.
Ví dụ để có thể định vị hàng hóa tại siêu thị InTiMex là “chất lượng siêu thị, giá chợ” thì chiến lược tiếp thị phải được đưa ra như sau:
+ Giá bán hàng hóa tại siêu thị InTiMex đảm bảo cạnh tranh hơn các siêu thị khác.
+ Các hoạt động chủ yếu hướng vào người tiêu dùng thành thị.
+ Xây dựng khu vui chơi, giải trí cho trẻ em, nơi thư giãn người tiêu dùng đến mua hàng tại siêu thị.
+ Chương trình tiếp thị cũng cần phải tập trung vào nhóm khách hàng là các bà nội chợ.
3.1.1.4. Phát triển chiến lược quảng cáo
Trong các loại hình truyền thông marketing như khuyến mại (sales promotion), quan hệ công chúng (public relations), bán hàng cá nhân (personal selling), tiếp thị trực tiếp (direct marketing), tổ chức sự kiện (events), truyền thông tại điểm bán hàng (POS), truyền thông điện tử(e-communication) ... quảng cáo là một hình thức truyền thông marketing hữu hiệu nhất.
Vì vậy, thông điệp quảng cáo của công ty phải đặc sắc, khác biệt và nếu cần phải gây “sốc” một chút. Kinh nghiệm cho thấy, với một thông điệp nhàn nhạt như nước ốc, lẫn lộn trong muôn vàn mẩu quảng cáo trên ti vi hay trên báo sẽ không thu hút được sự chú ý. Lúc đó công ty phải tốn nhiều chi phí mà hiệu quả chẳng là bao.
Tránh chi tiêu vào những thời điểm đang có những sự kiện lớn, thu hút hết sự quan tâm của công chúng nếu không lợi dụng được sự kiện ấy. Hoặc biết rằng không thể lôi họ ra khỏi những mối quan tâm nóng hổi trước mắt, thì không phải tốn tiền để quảng cáo khi người ta không để ý đến. Chẳng hạn vào thời điểm cận Tết, đó là lúc các hãng bánh kẹo, bia rượu, nước ngọt tăng âm tối đa. Hãy tìm lấy mùa của mình để quảng cho từng sản phẩm tại siêu thị.
Hãy tập trung quảng cáo vào khu vực có nhiều người tiêu dùng sản phẩm của mình và tung chương trình quảng cáo, hay kích hoạt vào khu vực nào, vùng nào thì công ty phải lập tức lên kế hoạch bán hàng cho toàn bộ khu vực đó. Thông tin về hỗ trợ phát sóng quảng cáo phải được truyền đạt đến toàn thể nhân viên bán hàng.
Các loại hình quảng cáo mà hệ thống siêu thị InTiMex nên áp dụng:
Quảng cáo thương hiệu (brand advertising)
Quảng cáo xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận biết về một thương hiệu siêu thị lâu dài. Nội dung quảng cáo nầy thường rất đơn giản vì chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính.
Quảng cáo địa phương (local advertising)
Quảng cáo địa phương chủ yếu thông báo đến khách hàng rằng sản phẩm đang có mặt tại một siêu thị nào đó nhằm lôi kéo khách hàng đến đó.
Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising)
Là hình thức quảng cáo nhằm hướng dẫn khác hàng làm thế nào để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt tại siêu thị InTiMex. (chẳng hạn như sách hướng dẫn lựa chọn hàng, mua hàng trong hệ thống siêu thị).
Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-respond advertising)
Hình thức quảng cáo nầy nhằm để bán hàng một cách trực tiếp, khách hàng mua sản phẩm chỉ việc gọi điện thoại hoặc email tới nhân viên trực tại siêu thị, sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi.
Quảng cáo tương tác (interact advertising)
Đây chủ yếu là các hoạt động quảng cáo bằng internet nhắm đến cá nhân người tiêu dùng. Thường người tiêu dùng sẽ trả lời bằng cách click vào quảng cáo hoặc chỉ lờ đi.
3.2. Phân tích và đánh giá các đối thủ cạnh tranh
Công ty cũng phải có những nghiên cưú cụ thể, sâu sắc về các hệ thống siêu thị đang hoạt động cạnh tranh với siêu thị của mình, tìm hiểu về năng lực tài chính, nguồn hàng cho siêu thị của họ, chất lượng cũng như dịch vụ tại các siêu thị đó, các chương trình khuyến mãi, tiếp thị, cách quản lý, điều hành…Đó cũng là cách để công ty có những điều chỉnh kịp thời để tăng khả năng cạnh tranh.
3.3. Nâng cao khả năng quản lý thương hiệu của doanh nghiệp
Cuộc chiến trên thị trường bán lẻ sẽ rất gay gắt và không cân sức giữa các "đại gia" nước ngoài và các nhà bán lẻ trong nước. Bởi các tập đoàn kinh tế quốc gia có kinh nghiệm, nguồn vốn phong phú và mối quan hệ toàn cầu đồng thời họ còn hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của VN như thuế, giá thuê đất... Trong khi đó các nhà bán lẻ của VN mới phát triển, nguồn vốn còn hạn hẹp, kinh nghiệm quản lý thiếu và yếu... Các nhà bán lẻ VN "đau đầu" nhất là cuộc cạnh tranh về giá. Các "đại gia" nước ngoài có thể chịu lỗ đến... 10 năm để hạ giá thành sản phẩm một cách tối đa (nếu được) để chiếm lĩnh thị trường và tạo thương hiệu. Nên có thể thấy nguy cơ thị trường bị các "đại gia" nước ngoài thao túng là điều có thể xảy ra, nhất là khi VN đã ra nhập WTO. Vì vậy, InTiMex nói riêng và các doanh nghiệp VN nói chung cần đoàn kết nhằm “giành giật” thị trường, không cho các "đại gia" chia khách và chiếm lĩnh thị trường một cách dễ dàng.
Với InTiMex, mặc dù thương hiệu InTiMex cũng như siêu thị InTiMex có một vị thế nhất định trên thị trường song nếu không quản lý thương hiệu chặt chẽ thì sẽ gây hậu quả rất lớn. Luật định kiểm soát thị trường còn rất lỏng lẻo, do đó việc làm giả, nhái sản phẩm, sử dụng thương hiệu công ty có thể xảy ra. Nên công ty cần phải có những biện pháp để quản lý, kiểm soát chặt chẽ thương hiệu của mình để tránh xảy ra hậu quả làm ảnh hưởng tới danh tiếng, uy tín, thị phần siêu thị InTiMex. Do đó công ty cần phải đảm bảo tất cả những hàng đưa vào hệ thống siêu thị của mình đều đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm quy định, mẫu mã, bao bì đẹp, rõ xuất xứ nguồn gốc, hạn sử dụng…
3.4.Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc phát triển hệ thống siêu thị
và bảo hộ thương hiệu
Hệ thống phân phối của VN hiện nay dù chưa đuối sức nhưng cũng cần một chiếc... áo phao để mạnh hơn. Chiếc áo phao ở đây chính là sự giúp sức của nhà nước trong các công tác hoạch định chính sách, phát triển thương hiệu, đào tạo nhân lực... Điều quan trọng nhất là nhà nước phải khống chế, không thả lỏng cho các "đại gia" nước ngoài bán phá giá, phải tạo một môi trường bình đẳng để cùng cạnh tranh. Đơn cử như chi phí cho quảng cáo, các DN trong nước bị khống chế với mức 10% trong khi các doanh nghiệp nước ngoài lại được thoải mái. Bên cạnh đó, cần có các chính sách về lãi suất, giá thuê đất, ưu đãi sau đầu tư để kích thích các doanh nghiệp trong nước tái đầu tư. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới và mở rộng hệ thống phân phối bằng các nguồn vốn ưu đãi trong các chương trình phát triển, có chính sách ưu đãi về thuế và đất đai, đổi mới công nghệ cũng như được hỗ trợ về thông tin thị trường, dự báo giá cả và xúc tiến thương mại.
Một cơ quan nào đó (chẳng hạn Bộ Thương mại) đứng ra vận động và hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước liên kết lại thành những tập đoàn phân phối lớn, phát triển các chuỗi siêu thị với nhiều quy mô khác nhau ở thành phố... để tập hợp sức mạnh, nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng thị phần trên thị trường bán lẻ nội địa.
Ngành công nghiệp bán lẻ rất nhạy cảm. Nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế - xã hội của một đất nước. Hiện nay lưu thông phân phối bán lẻ đóng vai trò trên 60% thành công của doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là các cơ quan chức năng của VN phải xây dựng cho mình một chính sách hợp lý và kịp thời, vừa hoạt động theo thông lệ quốc tế vừa hỗ trợ cho các nhà phân phối và bán lẻ trong nước trở thành các doanh nghiệp mạnh làm đối trọng với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài hướng tới cạnh tranh lành mạnh, có lợi cho nhà sản xuất, có lợi cho người tiêu dùng và có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Nếu ngành phân phối bán lẻ được tập trung vào tay các tập đoàn nước ngoài thì ngành sản xuất trong nước sẽ bị lệ thuộc.
Trên mọi phương diện: vốn, kinh nghiệm, uy tín... các doanh nghiệp VN đều yếu thế so với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy hỗ trợ từ phía Nhà nước cần tập trung vào 3 vấn đề: Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về mặt bằng. Thứ hai, xây dựng Pháp lệnh Bán lẻ nhằm tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tập đoàn lớn với các doanh nghiệp nhỏ. Thứ ba, cần có những cuộc khảo sát thực tế trên quy mô rộng, các chương trình đào tạo, cung cấp thông tin.
Đối với lĩnh vực phân phối bán lẻ, trong tương lai xa các doanh nghiệp VN khó mà vượt quá 50% thị phần. Vì vậy mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp phân phối trong nước nhằm huy động nguồn vốn, nhân lực để xây dựng chuỗi siêu thị, hệ thống phân phối rộng khắp là rất cần thiết...Tuy nhiên để tìm được tiếng nói chung thì phải là các doanh nghiệp phải liên kết với nhau.
Thực trạng xây dựng thương hiệu VN đòi hỏi cấp thiết sự quan tâm của Chính phủ đối với xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua thương hiệu và đầu tiên sẽ là các chính sách và hỗ trợ thiết thực đối với hoạt động này. Nhà nước tạo điều kiện cung cấp những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp để họ ý thức được mức độ cần thiết phải đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình.
Nên giảm bớt thủ tục và những bất cập khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.
Tăng cường quy chế pháp lý về việc đăng ký, thanh tra, kiểm soát cũng như các chế tài xử phạt về việc vi phạm thương hiệu.
KẾT LUẬN
Hai chữ “thương hiệu” không còn mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp đã nhận thức về việc cần phải xây dựng thương hiệu và vấn đề quan trọng còn lại chính là việc thực hiện nó như thế nào. Chúng ta không thể cạnh tranh nếu như vẫn sản xuất những sản phẩm đại trà mà không có thương hiệu. Khi Việt Nam đã vào WTO, áp lực cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải tạo dựng được một thương hiệu mạnh mới đủ sức cạnh tranh.
Từ việc nhận thức đầy đủ về thương hiệu đi đến thương hiệu mạnh là cả một sự kiên trì. Xây dựng thương hiệu chỉ có điểm bắt đầu mà không có điểm kết thúc. Công ty Xuất nhập khẩu InTiMex đã chủ động xây dựng thương hiệu của mình với hệ thống siêu thị không chỉ chất lượng cao mà sản phẩm cũng tạo được ấn tượng đẹp trước người tiêu dùng. Công ty xác định xây dựng bản sắc thương hiệu như là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .
Nội dung của bản chuyên đề cũng đã đề cập đến vấn đề thương hiệu từ góc độ lý thuyết đến thực tế thông qua việc phân tích, đánh giá hệ thống siêu thị InTiMex. Và từ đó cũng mạnh dạn đưa ra các giải pháp cho việc xây dựng, củng cố, phát triển và mở rộng chuỗi siêu thị mang thương hiệu InTiMex. Chắc chắn trong thời gian tới cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, sự tăng lên cả về số lượng cũng như chất lượng nhu cầu của người tiêu dùng.Chuỗi Siêu thị InTiMex luôn luôn đáp ứng đầy đủ, hoàn hảo và là sự lựa chọn đúng đắn của khách hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách
1. GS.TS. Đỗ Đức Bình, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng _ Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế _ NXB Lao Động - XH, Hà Nội - 2004.
2. Giáo trình Marketing Quốc Tế_NXB Thống Kê, Hà Nội - 2002.
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường _ Giáo trình kinh doanh Quốc Tế_ NXB Thống Kê, Hà Nội – 2001.
2. Báo, Tạp chí.
1. Báo diễn đàn doanh nghiệp
2. Báo Lao Động – Cơ quan của tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
3. Báo Sài Gòn tiếp thị
4.Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam:
Website:
3. Tài liệu tham khảo khác.
1. Báo cáo tổng kết và các nguồn tài liệu khác của công ty InTiMex Hà Nội
2. Công ty Xuất nhập khẩu InTiMex, www.intimexco.com
3. Bộ Thương Mại, www.mot.gov.vn
4.Mạng truyền thông thương hiệu Việt, Thuonghieuviet.com
5.
6. Website hàng Việt Nam chất lượng cao, www.hvnclc.com.vn
7. Doanh nhân Việt, www.doanhnhanviet.net.vn
8.
9. Thông tấn xã Việt Nam, vnanet.vn
10.
11. VnExpress.net
12. Mạng quảng bá – Xúc tiến thương mại, VietnamTradeFair.com
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2007.
GIÁO VIÊN HƯỚN DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32015.doc