Chuyên đề Phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố - Thực trạng và giải pháp

Thị trường các nước nhập khẩu chè là một thị trường đầy tiềm năng với nhiều hứa hẹn đối với ngành chè Việt Nam, và những năm qua các tỉnh và thành phố và các ngành chè trong cả nước dã đạt được nhiều thàng công trên thị trường này . Tuy nhiên bên cạnh đó, những khó khăn tồn tại và bất cập vẫn còn , để giải quyết những vẫn đề này, thì không chỉ có sự nỗ lực của một mình ngành chè là đủ, ma còn cần sự hố trợ của Bộ Nông Ngiệp và Phát Triên Nông Thôn và chính quyền địa phương trong cả nước nơi có nhà máy và các vùng nguyên liệu chè . Thông qua đề tài này, em xin đưa ra những khái quát chung nhất Để tìm hướng ra đúng đắn cho cây chè và ngành chè Việt Nam, thì xuất khẩu là một giải pháp tối ưu hiệp hội chè Việt Nam di tiên phong trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho chè Việt Nam. về ngành chè Việt Nam nói chung và các tỉnh xuất khẩu chè của nước ta nói riêng, đưa ra những giải pháp cơ bản cho việc phát triển xuất khẩu chè vào thị trường thế giới.

doc97 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/tấn. Thực hiện chủ trương ổn định phát triển bền vững, các thị trường trọng điểm, ta đã mở đại diện tại thị trường này. Tại thị trường Đông Âu, đặt đại diện tại Nga: Công ty chè Ba Đình 100% vốn Việt Nam do tổng công ty chè thành lập, chuyển BTP sang đóng gói, bán thành phẩm quảng bá sản phẩm, năm 2004 tăng 195% so với 2007. Tại Tây Âu đại diện tại Đức- thủ đô Béc lin do công ty TM&DL Hồng Trà được phân công. Đây là cố gắng bước đầu của lĩnh vực thị trường. 2.3.2 Hạn chế còn tồn tại. Khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường cho đến nay vẫn không ổn định và trên thực tế, Việt Nam chưa thiệt lập được các bạn hàng chính. Khối lượng chè xuất khẩu sang một số thị trường biến động thất thường. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa ký được hợp đồng cung ứng dài hạn với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Thị trường xuất khẩu tuy đã được mở rộng nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng mất cân đối giữa các khu vực thị trường. Các thị trường mới mở như thị trường Mỹ, một số nước Tây, Bắc Âu đã góp phần đa dạng hóa cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam nhưng tỉ trọng chè xuất sang các thị trường này còn thấp, chưa là nhân tố làm xoay chuyển qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chè của cả nước. Thông thường người tiêu dùng ở các nước này chỉ chú trọng đến sản phẩm chất lượng cao mà các mặt hàng trong nước chưa đạt tới. Hơn nữa, chính phủ các nước này thường đặt ra những quy định phi quan thuế ngặt nghèo về kiểm dịch thực vật, về dư lượng hóa chất bị cấm sử dụng trên cây chè để hạn chế nhập khẩu các loại chè tinh chế từ thị trường các nước đang phát triển, đặc biệt là khi Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên không được hưởng lợi do giảm thuế từ hiệp định về nông nghiệp của WTO. (Bây giờ thì Việt Nam đã gia nhập WTO nên sẽ thuận lợi hơn trong vấn đề này) Chưa tạo được các thương hiệu có uy tín cho chè Việt Nam trên thị trường thế giới. 2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế trên. Ngoài những hạn chế nêu ở phần sản xuất sản phẩm còn có những hạn chế thuộc về công tác thị trường sau: Chưa quan tâm đến việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho các sản phẩm chè xuất khẩu. Cơ quan quản lý các cấp chưa nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược thị trường trong kinh doanh nên các chiến lược phát triển noi chung, chiến lược phát triển chè nói riêng ở Việt Nam còn chưa được coi là cấp thiết, hầu như người ta chỉ quan tâm đến việc xử lý những vấn đề phát dinh tức thời trong sản xuất kinh doanh hàng ngày. Chưa quan tâm đúng mức tới công tác nghiên cứu thị trường và tổ chức thông tin nước ngoài, những năm qua, mặc dù công tác nghiên cứu, dự báo, tìm kiếm thị trường đã được các cấp quản lý vĩ mô và vi mô quan tâm và bước đầu có những chiến biến tích cực, nhưng nhìn chung vẫn dừng lại ở mức nghiên cứu về mặt lượng của cung – cầu, ít chú ý đến các khía cạnh quan trọng khác đối với hoạt động xuất khẩu như điều kiện thâm nhập thị trường, luật pháp, chính sách, các công cụ phi thuế, văn hóa kinh doanh của nước nhập khẩu. Mặt khác, những thông tin về thị trường xuất khẩu còn chưa cụ thể, chậm xử lý, chậm tới tay người sản xuất, do vậy ít có tác dụng hướng dẫn để sản xuất phát triển gắn với nhu cầu thị trường. Tổ chức kinh doanh xuất khẩu chè chưa hợp lý, thiếu hiệu quả. Có nhiều thành phần kinh tế tham gia chế biến, xuất khẩu chè nhưng giữa họ thiếu sự liên kết nên thường xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân làm ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng nguyên liệu, làm tổn thương quá trình sinh trưởng của cây chè. Còn thiếu các doanh nghiệp đủ mạnh, đủ tiềm lực đứng ra đầu tư cho người sản xuất và thực hiện bao nhiêu sản phẩm. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu chè với người sản xuất, chế biến còn chưa gắn bó, chưa coi trọng chữ tín trong kinh doanh. Do vậy, khi gặp các biến động lớn trên thị trường về cung cầu, giá cả… các hợp đồng kinh tế thường có nguy cơ bị phá vỡ hoặc xảy ra tình trạng ép phẩm cấp, ép giá. Các doanh nghiệp nhà nước tuy có tiềm lực mạnh hơn các thành phần kinh tế khác song chưa thực hiện tốt vai trò chủ đạo, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác. còn thiếu cơ chế điều tiết để liên kết các thành phần kinh tế cùng hoạt động nhịp nhàng trong quá trình tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu sản phẩm. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÁC TỈNH VÀ THÀNH PHỐ THỜI GIAN TỚI I. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố trong những năm tới 1. Mục tiêu chiến lược Ngày 10/3/1999, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 43/1999/QĐ-TTg về kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2004 và định hướng phát triển chè đến năm 2007-2015 tạo hành lang pháp và cơ sở pháp quy cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển chè Việt Nam. Quyết định có nội dung cụ thể như sau đối với ngành chè. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nứớc và tăng kim ngạch xuất khẩu lên mức bình quân 200 triệu USD/năm từ năm 2010 trở ra. Ưu tiên phát triển ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Lâm Đồng; tập trung đầu tư xây dựng các vùng chè chuyên canh, tập trung, thâm canh. ổn định về năng suất, chất lượng cao và từng bước thực hiện đại hóa. Diện tích được ổn định ở mức 150000 ha; năng suất tối thiểu 2 tấn quy khô/ha; doanh thu bình quân 20 triệu đồng/ ha, mức cao từ 50 triệu đến 70 triệu đồng/ha. Giải quyết việc làm cho khoảng 1 triệu lao động Nhiệm kỳ III Hiệp hội chè Việt Nam diễn ra trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới với phương châm của ngành chè là: “ Không ngừng tăng trưởng – lấy chất lượng làm ưu tiên hàng đầu, lấy thị hiếu làm định hướng phát triển, coi hiệu quả bền vững là danh dự, là hạnh phúc, là văn hóa của ngành chè Việt Nam” Bảng 9: Một số chỉ tiêu chủ yếu. Chỉ tiêu 2004 2007 2010 2015 Tổng diện tích(ha) 120.000 125.000 150.000 170.000 Diện tích kinh doanh 102.000 109.000 135.000 150.000 Năng suất bình quân(tấn tươi/ha) 5,2 5,3 6,0 7.2 Tổng sản lượng chè búp tươi(tấn) 530.400 577.700 870.000 112.000 Tổng sản phẩm(tấn khô) 117.860 128.370 180.000 240.000 Tổng sản XK(tấn) 72.000 80.000 120.000 170.000 Kim ngạch XK(triệu USD) 79,2 100 200 350 1.1 Về sản phẩm. Mục tiêu đầu tiên được đặt ra là sản phẩm chè phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quốc gia chè Việt Nam và thế giới, đựợc mang thương hiệu quốc gia chè Việt Nam với thương hiệu xuất xứ "Chè an toàn- Chè vì sức khỏe người tiêu dùng" Chiến lựơc phát triển này đã định hướng mục tiêu phát triển đến năm 2007 ở mức 104000 ha,108000 tấn sản phẩm và 78000 tấn chè xuất khẩu. Đến năm 2010 tổng diện tích chè cả nước đạt 104000, tổng sản phẩm đạt 147000 tấn, xuất khẩu đạt 110000 tấn với tổng kim ngạch 200 triệu USD. Công suất sản xuất của công nghiệp chế biến chè Việt Nam đảm bảo tổng khối lượng xuất khẩu hàng năm từ 75-82 ngàn tấn. Thực hiện chiến lược hiện đại hóa, công nghiệp hóa toàn diện công nghiệp chế biến định hướng xuất khẩu, cần xây dựng thêm 95-100 nhà máy chè có công suất chuẩn 12 tấn chè đọt tươi/ngày. Mặt khác ngoài xuất khẩu sản phẩm, sản phẩm tiêu dùng trong nước được định hướng như sau: 65% được chế biến dưới các dạng tinh chế, chế biến thủ công, sản phẩm đặc hữu cao cấp phục vụ các tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau; 20% là các loại chè thực phẩm (giống địa phương), tự sản tự tiêu theo truyền thống và tập quán uống chè của dân tộc, như: Chè Gay hái cả cành, chè lá xanh ủ nống, chè đắng, chè hạt…15% là các loại sản phẩm phái sinh, các chế phẩm chè theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, trên cơ sở điều tra thị trường và thị hiếu tiêu thụ, định hướng chung là 50% chè đen và CTC; 50% chè xanh và các loại khác. 1.2. Về thị trường xuất khẩu. Phấn đấu sản xuất chè tốt, giá phù hợp với chất lượng cao để bán khắp các nước trong WTO. Tổ chức tốt tiêu thụ ở thị trừơng ASEAN với mức tiêu dùng 0,2 kg/người, trong nước đạt 0,6 kg/người với các siêu thị chè, các quán uống chè trong khắp nước. Mục tiêu là tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, mở ra các thị trường mới. Bằng việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chè có chất lượng cao và giá cả hợp lý, hấp dẫn người tiêu dùng, cần phải tổ chức quảng cáo và xây dựng đội ngũ tiếp thị, chuyên viên thị trường thành thạo. Đặc biệt coi trọng thị trường Nga và SNG, thị trường Pakistan. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững lâu dài. Thị trường, với mục tiêu xuất khẩu là chính, dành 75-80% sản phẩm để xuất khẩu, vì vậy cần: tiếp tục phát triển thị trường Trung Cận Đông- đảm bảo ở mức 30-45 ngàn tấn/ năm; Châu Âu : 20-35 ngàn tấn/năm; Châu á 20-25 ngàn tấn/năm; Châu Mỹ- Châu Phi khoảng 10-18 ngàn tấn/năm, để trong vòng 5 năm tới cả nước có thể xuất khẩu hàng năm được từ 90-110 ngàn tấn. 1.3 Về giá. Trước tiên là phải rà soát lại toàn bộ định mức kinh tế- kỹ thuật trong sản xuất và quản lý, tìm mọi biện pháp hạ giá thành sản phẩm 5-7% để nâng cao sức cạnh tranh của chè Việt Nam. Tất cả mục tiêu về sản phẩm hay thị trường điều phải đảm bảo doanh thu ngành chè khi định hình đạt 1000 triệu USD từ chè. Trong nhiệm kỳ này doanh thu ngành chè vào năm 2011 phải đạt 300 triệu USD. Cụ thể cho giá từng sản phẩm sau. Búp chè tươi: 2.800đ/kg – 16.000 đ/kg Chè đen đạt bình quân : 1,7 USD?kg Chè xanh : 1,9 USD/kg Chè xanh cao cấp : 9,0 USD/kg Chè đặc sản : 20,0 USD/kg Chè hương các loại và chè thực phẩm : 10,0 USD/kg 2. Quan điểm phát triển. Chiến lược phát triển ngành chè Việt Nam theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng dịch vụ, nắm bắt chính xác nhu cầu thị hiếu tiêu thụ trong nước và trên toàn thế giới; hội nhập một cách tích cực và chủ động vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu triển khai (R&D) của khu vực và trên toàn thế giới; biến Việt Nam thành một trong những nước xuất khẩu quan trọng về chè trên thế giới; phù hợp với những lợi thế cạnh tranh của cây chè ở Việt Nam. 2.1. Quan điểm hoạt động sản xuất sản phẩm. Trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu theo độ cao với tỷ lệ chè trồng mới thích hợp, tiến hành cải tạo đất nhằm tăng độ mùn, độ màu mỡ, cải biến cơ bản cơ cấu phân bón (trong đó chú trọng bón phân hữu cơ tổng hợp), trồng cây phân xanh, cây bóng mát, các loại cây lấy gỗ.. theo phương thức canh tác kết hợp nông- lâm và VAC (ở hộ gia đình); đẩy nhanh cơ giới hóa trong các các khâu làm đất, thu hoạch, vận chuyển; đưa các loại giống chè nhập nội ( của Ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc, Đài loan, Nhật bản, Indonesia, Kenay) cùng với các bộ giống tiên tiến trong nước nằm cải tạo quỹ gien chè và giống chè Việt Nam hiện nay để trong vòng 5-7 năm tới, phải có tối thiểu 50% diện tích được trồng bằng các giống chè có chất lượng cao để cải thiện chất lượng chè xuất khẩu Việt Nam. Để cải thiện hệ thống canh tác, phải thực hiện các biện pháp về thủy lợi nhằm nâng cao năng suất từ 25-30% hàng năm với diện tích được tưới nước từ 20% hiện nay lên 85-90% vào năm 2015. Về công nghiệp chế biến, giải pháp tập trung là nâng cấp, hiện đại hóa 100% hệ thống chế biến tập trung; đồng thời xây dựng các mô hình chế biến thích hợp với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng địa bàn nhỏ lẻ phức tạp, xa cơ sở chế biến công nghiệp với thiết bị, dây chuyền sản xuất chè mẫu, kiểu Việt Nam trên cơ sở kế thừa công nghệ tiên tiến của thế giới và các sản phẩm cơ khí khác phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp. Xuất phát từ quan điểm chè không hoạt động độc canh, nên việc mở rộng sản phẩm va khai thác các sản phẩm từ đất chè đang và sẽ được đặt ra một cách cấp thiêt. Sản phẩm từ chè sẽ không chẻ là các loại chè để uống mà còn là các sản phậm phái sinh từ cây chè, đồi chè, là thực phẩm, dược phẩm từ chè( như các loại chè dựoc phẩm, nước chè đóng hộp, chè chữa bệnh, các loại thực phẩm như kẹo chè, bánh chè, các loại mỹ phẩm từ chè…) và các loại sản phẩm ở vùng đất dốc (hoa quả, cây lâm nghiệp, cây lương thực,chăn nuôi..) nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai, lao động, thiết bị và tăng thu nhập cho người lao động. Các giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa sản phẩm nói trên đặt chất lượng làm yếu tố ưu tiên hàng đầu, ở tất cả các khâu của hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch, kiểm tra chất lượng làm, vệ sinh công nghiệp, bảo quản, vận chuyển và dịch vụ nhằm hạ giá thành, tăng quy mô lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm, tạo cơ sở tích lũy, tái sản xuất mở rộng, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Việc nâng cao chất lượng và hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh và dịch vụ sẽ góp phần tiết kiệm ít nhất 10-20% chi phí trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội (than, điện, tiêu hao nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm…) 2.2 Quan điểm hoạt động xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường. Mở rộng quy mô thị trường theo chiến lược “viết dầu loang”, củng cố quan hệ giao thương cới các tổ chức thương mại, kinh doanh quốc tế trên thế giới và khu vực; phục hồi giữ vững quan hệ giao thương với các bạn hàng truyền thống; thâm nhập một cách chủ động và tích cực các thị trường mới với yêu cầu chất lượng cao, phù hợp với tập quán buôn bán quốc tế, năng động và hiệu quả. Thực hiện bán hàng theo mẫu, theo xuất xứ, bán các sản phẩm chè có đặc tính, hương vị Việt Nam nhằm tận dụng và nâng cao năng lực và lợi thế canh tranh. Thành lập các trung tâm nghiên cứu, tiếp thị, quy hoạch thị trường với sự tham gia của toàn thể thành viên Hiệp hội chè Việt Nam và các tổ chức tư vấn quốc tế nhằm định hướng thị trường, điều chỉnh cơ cấu tiêu thụ, quy mô, phẩm cấp sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam. Dự báo toàn diện về giá cả và thông tin kịp thời cho các nhà kinh doanh chè trong nước và thế giới. Cải tổ hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý theo hướng tinh, nhậy, thích ứng nhanh với thị trường. Cải tổ toàn diện hệ thống thông tin nhằm phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ điều hành quản lý. II. Triển vọng xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố trong thời kỳ hội nhập quốc tế 1.Dự báo và định hướng phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè của các tỉnh và thành phố giai đoạn đến 2015. 1.1. Dự báo nhu cầu và khả năng tiêu thụ. -Về nội tiêu: Bình quân đầu người tiệu thụ 260 g/năm ( 1997), dự kiến mức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ tăng 5-6 %/năm (theo tài liệu của FAO và ADB thì mức tiêu thụ chè trung bình của thế giới tăng ở mức 4-5%/ năm trong một vài năm tới), như vậy tổng mức nội tiêu sẽ tăng từ 20040 tấn/năm (1997 lên 22004 tấn năm 1999; 24000 tấn năm 2004; 35000 tấn năm 2007 và năm 2015 sẽ tiêu thụ khoảng 50000 tấn. - Về xuất khẩu: Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới rất lớn trong khi đó xuất khẩu chè của Việt Nam chỉ đạt khoảng 2% của thế giới. Xuất khẩu có thể đạt 37000 tấn vào năm 1999, năm 2004 đạt 42004 tấn, năm 2007 đạt 78000 tấn và năm 2015 đạt 115000 tấn. 1.2.Định hướng phát triển ngành chè của các tỉnh và thành phố thời gian tới 2015. Phấn đấu sản xuất chè tốt, giá phù hợp với chất lượng cao để bán khắp các nước trong WTO. Phương hướng chung của ngành chè là củng cố giữ vững mối quan hệ hiện có, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, đơn vị kinh tế đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng, các tập đoàn, các tổng công ty của các nước để tăng cường thông tin, củng cố mở rộng thị trường xuất khẩu chè Việt Nam, nhất là các thị trường mà mấy năm vừa qua ta đã có quan hệ tốt như Nga, Belausia, Ucraina, Anh, Mỹ, Pakítan, Irắc, Iran, Afghanistan, Đức Nhật, Trung Quốc,Thái lan, Indonesia… Cụ thể định hướng đối với từng thị trường là: 1.2.1.Định hướng phát triển xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường truyền thống. Trước đây khi liên bang Xô viết đang còn thì đây là thị trường rất quan trọng của ngành chè Việt Nam. Cũng như bây giờ thị trường này vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị kim nghạch xuất khẩu chè của ngành chè Việt Nam. Đặc biệt là đối với Tổng công ty chè Việt Nam một doanh nghiệp có giá trị sản lượng sản xuất và xuất khẩu chiếm gần một nửa của ngành chè Việt Nam. Trong giai đoạn trước năm 1989 kim ngạch xuất khẩu giưa Việt nam với liên xô cũ và các nước Đông Âu chiếm tỷ trọng lớn, thường từ 70-80. Hiện nay thị trường này cũng mất nhiều thị phần mặc dù có xuất khẩu sang các nứơc như Nga, Ukraina, Ba lan… tuy số lượng không nhiều như trước nhưng mấy năm gần đây nhìn chung kim ngạch thị trường này có tăng nhưng không lớn lắm khoảng 10%. Năm 2007 Tổng công ty chè Việt Nam xuất được 14000 tấn đạt 1,3 triệu USD. Do đó có thể khẳng định đây là thị trường tương đối quan trọng. Vì thế trong kế hoạch thị trừong thời gian tới là phải khôi phục lại thị trường này. Thị trường Iraq Đây là thị trường có dung lượng tiêu thụ lớn, bình quân mỗi người dân tiêu thụ 4,5 kg/năm. Tại thị trường này ngành chè Việt Nam giao cho Tổng công ty chè Việt Nam là người đại diện chính của Việt Nam trong việc xuất khẩu chè theo chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc. Vì thế ngành chè Việt Nam nói chung và tổng công ty chè Viêt Nam nói riêng phải duy trì tốt mối quan hệ với thị trường này. 1.2.2.Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm sang thị trường mới. Thị trường truyền thống rất quan trọng nhưng bên cạnh đó không ngừng định hướng mở rộng thị xuất khẩu sản phẩm chè sang các thị trường mới đầy tiềm năng. Cụ thể một số nước như: thị trường Mỹ, thị trường Nhật, thị trường ASEAN, thị trường EU, thị trường Anh, Đông Âu, Bắc Phi, Thổ, Đức, Trung Quốc, Cộng đồng châu Âu, Ấn Độ… Thị trường Mỹ Đây là thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn, mỗi năm những 96000 tấn. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết nên việc xâm nhập vào thị trường này tất sẽ có nhiều thuận lợi. Những năm 2007-2007 ta xuất sang thị trường này trung bình khoảng 150 tấn là một kết quả bước đầu rất khả quan chứng tỏ chè Việt Nam vẫn có thể được thị trường khó tính này chấp nhận, trong thời gian tới có thể gặt hái được nhiều hơn thế. Thị trường Nhật. Nhật Bản vốn nổi tiếng với truyền thống uống chè nghệ thuật pha chè. Chè được xem như là một loại thực phẩm không thể thiếu được đối với người dân nước này. Người Nhật có xu hướng chung là thích uống các loại chè cành như ở nước ta.Thị trường Nhật là thị trường hứa hẹn đối với chè Việt Nam. Năm 2007 sản lượng 1700 tấn tăng gấp 3 lần so với những năm trước đây. Có thể nói xét về góc độ hiệu quả kinh tế thì thị trường Nhật là tương đối cao so với các tị trường khác. Tất cả chè xuất khẩu sang nước này đều là loại có phẩm cấp tốt, giá xuất cao nhất trong các thị trường. Do đó, mặc dù sản lượng xuất khẩu cũng chưa cao lắm nhưng kim ngạch xuất khẩu lại rất lớn. Bởi vậy ngành chè Việt Nam rất chú trọng xuất khẩu sang thị trường này. Thị trường ASEAN Thị trường này tuy nằm kề ta nhưng ta cũng mới chỉ xuất khẩu được trong những năm gần đây. Trong khối ASEAN, Việt Nam là một trong những nước sản xuất chè lớn nhất, do có nhiều lợi thế tương đối về thổ nhưỡng, khí hậu. Hiện nay ta xuất sang thị trường này mỗi năm chừng 400-500 tấn, trong đó chủ yếu là thị trường Singapore và Malaysia. Việt Nam đã tham gia AFTA vào năm 2007 nên chè Việt nam có nhiều có hội để thúc đẩy xuất sang thị trường này. III. Giải pháp phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố trong thời gian tới 1.Giải pháp về sản phẩm Kinh doanh sản phẩm là một yếu tố không thể thiếu và chiếm vị trí rất quan trọng trong việc đóng góp vào thành công của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nhưng để sản phẩm đảm bảo đựợc nhu cầu mong muốn của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước thì đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất có những biện pháp thích hợp đối với sản phẩm của mình về các yếu tố của sản phẩm như chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu, bao gói và dịch vụ, chủng loại và danh mục và không thể thiếu khâu thiết kế và Marketting sản phẩm đến từng thị trường. Và ta có những giải pháp cụ thể đối với từng yếu tố trên. 1.1.Chất lượng sản phẩm. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm rất nhiều thành tố kinh tế kỹ thuật và quản lý. Về mặt kỹ thuật. 1.1.1 Quy hoạch vùng nguyên liệu Trên địa bàn 34 tỉnh có chè hiện nay, tập trung phát triển ở 10 tỉnh trọng điểm là: Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Lâm đồng. Ổn định diện tích ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung và hai tỉnh Tây Nguyên (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Bình, Quảng Trị , Thừa thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kontum, Đắc Lắc). Phải đầu tư tập trung, đưa ngay giống mới tiến bộ vào sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến và xây dựng các dây chuyền chế biến chuẩn, chất lượng cao. Nhà nứơc cần có quy hoạch phát triển tổng thể ngành chè theo mục tiêu ổn định, bền vững, tránh tình trạng quy hoạch tự phát, cục bộ. Bên cạnh đó phải xây dựng các vùng chè đặc hữu và cao sản. Cac vùng chè này thuộc địa bàn huyện Mộc Châu (Sơn la); vùng Than Uyên (Tam Đường); vùng chè đặc sản núi cao Hà Giang được trồng các loại giống thuần chủng đặc sản và các loại giống chè thơm để sản xuất các loại sản phẩm đặc hữu cao cấp của Việt Nam; các loại chè hữu cơ, chè an toàn thực phẩm chất lượng cao cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. 1.1.2 Giống và cơ cấu giống. Mở hệ thống mạng lưới các vườn ươm giống mới, giống có chất lượng cao tại các vùng đang mở rộng diện tích trồng chè tập trung quy mô lớn. Xóa bỏ tình trạng làm chè theo phong trào (các cơ sở được chỉ định hay tự phát làm giống tìm cách đẩy cho các đơn vị trồng chè những giống nhất định, không phù hợp với cơ cấu sản phẩm). Đối với các diện tích trồng mới, trồng dặm, tuyệt đối trành nhân trồng che hạt bằng các giống cũ, lẵn, tạp. Cơ cấu giống tương thích với từng vùng, thực hiện khu vực hóa giống. Cơ cấu giống phù hợp với cơ cấu sản phẩm. 1.1.3 Chăm sóc thâm canh chè. Thực hiện sử dụng phân khoáng cân đối, nhiều yếu tố bằng các dạng phân đa yếu tố (hỗn hợp, phức hợp) trên nền phân hữu có đầy đủ để đảm bảo năng suất, chất lượng cao, an toàn thực phẩm và hiệu quả cao trên cơ sở hiệu suất sử dụng phân bón cao. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, hóa học trên cây chè. Đẩy mạnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), áp dụng các chế phẩm thảo mộc. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc cấm, thuốc có tồn dư dài ngày, tuân thủ thật tốt thời gian cách ly cần thiết khi thu hái chè. Thuốc sâu sẽ do xí nghiệp cấp, dân thực hiện phun khi có sâu. Bên cạnh đó xây dựng bổ sung và hoàn thiện các công trình phụ trợ trên đồi chè, đảm bảo các điều kiện sinh thái như bể nước, cây che bóng và tưới, tiêu nước trên đồi chè. Riêng thủy lợi trên chè rất cần có sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước về các công trình đầu mối và tuyến trục đến đầu mỗi nương đồi, giúp giảm chi phí trực tiếp trong giá thành sản phẩm chè. 1.1.4.Thu hoạch và bảo quản. Thu hái đúng cấp, đúng trật, đúng số lá chừa, sửa bằng mặt tán để tăng năng suất lên 10% -15% đảm bảo chất lượng nguyên liệu. Đây là tiền đề là biện pháp quan trọng nhất đảm bảo cho khâu chế biến công nghiệp không lẫn loại, tiết kiệm, hiệu quả. Phục hồi, phát triển hệ thống nông vụ làm cầu nối giữa người sản xuất (người trồng chè và xí nghiệp chế biến, thực hiện hai mục đích: Nâng cao phẩm cấp và chất lượng nguyên liệu và truyền bá tri thức khoa học công nghệ cho người lao động) Thiết lập, phục hồi hệ thống thu mua và bảo quản nguyên liệu. Có cam kết đầy đủ giữa nhà máy và người bán nguyên liệu về đảm bảo chất lượng, không để tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên liệu sau khi hái được đựng vào sọt thưa, bao túi thoáng, vận chuyển bằng xe chuyên dụng và đựợc bảo quản đúng quy cách, không để bị ôi thối, dập nát. 1.1.5 Công nghệ chế biến Quy mô và quy cách. Hoàn thiện sớm nhất quy định tiêu chuẩn của một nhà máy chế biến chè. Trong đó coi trọng các tiêu chí cứng về con người: quản lý, kỹ thuật, về chất lượng thiết bị, quy trình công nghệ; cũng như quy mô cự ly vận chuyển trong vùng nguyên liệu. Ngoài ra còn có các tiêu chí mềm tương thích với những biến động của nền kinh tế thị trường như sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm và mặt hàng; cơ chế giá thu mua đầu vào, bán sản phẩm đầu ra, hướng tới tiêu chí mỗi vùng, tiểu vùng ở nhà máy có sản phẩm đặc hữu, sản phẩm riêng. . Sản xuất chè không có khuyết tật. Biện pháp này thực hiện tiêu chí bán sản phẩm theo xuất xứ, đảm bảo chữ tín đối với người tiêu dùng và bảo vệ thương hiệu, bao gồm các yếu tố sau đây. Quan tâm đầy đủ, chính xác nguyên liệu đầu vào về cấp loại, tồn dư hóa, lý trong chăm sóc, bảo vệ thực vật. Nghĩa là chủ động vùng nguyên liệu và kiểm soát được. Đổi mới hay cải tiến thiết bị tiên tiến, hiện đại phù hợp, đồng bộ. Con người chỉ kiểm soát tốt được quy trình khi có sự ổn định chất lượng thiết bị. Phối hợp bảo quản nguyên liệu, trong chế biến chè đen cần áp dụng héo chè tự nhiên kết hợp nhân tạo, đảm bảo thời gian héo 14-16 tiếng, tối thiểu 12 tiếng, để góp phần tạo hương sản phẩm ngay từ giai đoạn đầu. Trong chế biến chè đỏ (lên men bán phần) và cả trong chè xanh, việc héo chè nhẹ để tạo hương cũng đã được một số nước áp dụng. Hêt sức chú trọng điều kiện và thời gian vò cũng như lên men chè, vì đây là công đoạn dễ bị “căt xén” trong quy trình, nhất là các xưởng chế biến nhỏ, mà đây là điểm khác biệt quan trọng cần thiết nhất của chế biến chè đen. Chế biến chè xanh cần coi trọng các thiết bị, công nghệ mới tạo hình ngau từ khâu bán thành phẩm trên cơ sở lựa chọn nguyên liệu, đa dạng hóa loại hình, tránh can thiệp bằng thiết bị, dụng cụ va đập trong khâu hoàn thành phẩm. Thực hiện quy trình chế biến đúng loại nguyên liệu, góp phần đảm bảo điều kiện tốt cho sấy, sàng, tạo mặt hàng không lẫn, độ ẩm sản phẩm sau chế biến không cao. Bảo quản sau chế biến cần chú ý việc hoàn thiện điều kiện kho tàng, chế độ, phương pháp bảo quản tiên tiến, giữ tốt chất lượng chè. Riêng độ ẩm sản phẩm đến vào thùng cần đảm bảo không vượt quá 5%. . Đầu tư thiết bị: Bổ sung dàn héo tự nhiên, hiện đại hóa bộ phận ép của máy vò, cải tiến hộp số, thay đổi động cơ làm giảm tốc độ vòng quay của máy vò, hiện đại hóa các phòng lên men, trang thiết bị hệ thống lên men liên tục và làm mát lá chè theo kiểu của Nhật, thay bộ phận phun ẩm bằng phun sương. Hiện đại hóa khâu hút bụi để đảm bảo vệ sinh, thay lò nhiệt đốt than bằng đốt dầu để tăng chất lượng chè. Xây dựng kho bảo quản chè bán thành phẩm đảm bảo không tăng độ ẩm… . Quản lý chất lượng sản phẩm: Xây dựng và mở rộng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng (ISO 9001: 2004), về phân tích rủi ro bằng kiểm soát tới hạn (HACCP) và về quản lý môi trường (ISO 14001) để bán chè xuất xứ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đầu tư xây dựng hệ thống kiểm nghiệm chất lượng, đặc biệt dư lượng hóa, lý trọng hàng hóa chè tại các vùng trên phạm vi cả nước, bằng hình thức các trạm cố định và di động, cả nội địa và cửa khẩu, vừa kiểm soát định kỳ, vừa kiểm soát theo lô mẫu, lô hàng, không để lọt sản phẩm không đủ tiêu chuẩn ra thị trường. Thành lập trung tâm giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm chè. Trung tâm này tổ chức duy nhất cấp chứng nhận (Certificate) về chất lượng chè Việt Nam trước và sau tiêu thụ, nhằm đảm bảo uy tín tuyệt đối của sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường. 1.2.Nhãn hiệu Quyết định về nhãn hiệu cho những hàng hóa cụ thể là một trong những quyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược marketing cho chúng. Quyết định đó có liên quan trực tiếp tới ý định vị hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường trong những năm gần đây vấn dề gắn nhãn hiệu hàng hóa ở nước ta được lưu ý hơn. Đối với ngành chè cũng vậy nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại yếu kém nhất định. Nhãn hiệu có ý nghĩa nhất định bởi nhìn vào nhãn hiệu ta có thể thấy được xuất xứ của sản phẩm hàng hóa đó. Chính vì vậy khách hàng khi mua hàng hóa thường nhìn vào nhãn hiệu hàng hóa đó bởi nó tạo cho họ niềm tin và uy tín của sản phẩm đó. Không chỉ ngành chè mà nhiều mặt hàng khác phải chú trọng về khâu làm sao cho nhãn hiệu vừa đẹp mắt vừa tạo cho khách hàng một niềm tin để họ nhìn vào là muốn mua ngay. Chính vì vậy xúc tiến nhanh các hoạt động xây dựng, đăng ký, bảo vệ nhãn hàng hóa, mác sản phẩm, thương hiệu nhằm giúp người tiêu dùng hình dung và từng bước làm quen với nhãn, mác hàng hóa và thương hiệu là biểu trưng của chất lượng sản phẩm tương thích với từng doanh nghiệp, từng nguồn gốc xuất xứ, từng vùng cũng như uy tín của sản phẩm chè Việt Nam. 1.3.Bao gói và dịch vụ. Về bao gói: Một số hàng hóa không cần bao gói. Nhưng đối với nhiều sản phẩm bao gói là yếu tố rất quan trọng về các phượng diện khác nhau và đối với sản phẩm chè cũng thế. Bao gói thường gồm có bốn yếu tố tạo thành: lớp tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, lớp bảo vệ lớp tiếc xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả hàng hóa trên bao gói. Đối với sản phẩm chè là một mặt hàng thực phẩm dùng để uống vì thế việc giữ được hương vị và màu sắc của nó rất quan trọng đối với sụ thành công của nhà sản xuất khi đưa sản phẩm đi ra ngoài nước và đi xa và bảo đảm về vấn đề bảo quản sản phẩm dù thời gian bao lâu cũng không bị mất hương vị ban đầu. Chính vì thế các doanh nghiệp chè phải chú trọng vấn đề bao gói sản phẩm. Bên cạnh đó không chỉ chú trọng việc bảo quản sản phẩm mà một yếu tố quan trọng là tìm hiểu thị hiếu của khách hàng từng thị trường họ thích dùng sản phẩm được bao gói như thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ. Có thị trường thì thích bao gói nhỏ như ở thị trường Irắc họ thích bao gói có khối lượng 1kg chữ được thiết kế theo chữ của họ. Và xu hướng của thị trường chung là thiết kế theo FTT trong nilong ngoài bằng bì. Vì thế doanh nghiệp phải chú ý và tìm hiểu rõ nhu cầu của họ để sản phẩm của mình được ưa chuộng hơn. Vì thế phải đa dạng hóa bao bì, mỹ thuật công nghiệp, đầu tư thích ứng vào khâu này nhằm gia tăng giá trị sản phẩm. Dịch vụ: dịch vụ là yếu tố luôn đi cùng để tạo ra sự hoàn chỉnh cho sản phẩm. Như đã nói sản phẩm chè là một đồ uống vì thế để khách hàng nhận biết được hương vị của nó các doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức những dịch vụ giúp khách hàng nhận biết được chất lượng sản phẩm của mình vì thế doanh nghiệp phải thường tổ chức các cuộc “văn hóa uống trà” ở các địa điểm của từng quốc gia mà nơi mình giao dịch. Bên cạnh đó phải có những dịch vụ khách hàng phù hợp với từng yêu cầu của thị trường. 1.4.Chủng loại và doanh mục. Ngoài các loại chè truyền thống, thực hiện việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phái sinh từ chè và trên vườn chè. Các loại sản phẩm này bao gồm: chè các loại đóng lon, đóng chai; các loại kẹo chè, bánh chè, dược phẩm, sản phẩm chiết xuất từ chè, mỹ phẩm từ chè 1.5.Thiết kế và Marketing sản phẩm Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm (quảng cáo, hội chợ, truyền thông đại chúng, mạng, đại lý, tuần văn hóa chè Việt Nam thường niên, biễu diễn nghệ thuật uống trà truyền thống ..). Dành tối thiểu 10% doanh thu cho hoạt động này. Ngăn ngừa, tự bảo vệ thương hiệu trước các hành vi xâm hại, làm giả, làm nhái, lừa đảo; xâm phạm sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, kiểu dáng công nghệ, phát sinh sáng chế, bí quyết công nghệ.. ) và bí mật thương mại. Thành lập sàn giao dịch chè Việt Nam tại Hà Nội, tạo điều kiện cho việc tiếp xúc trực tiếp giữa người sản xuất với khách hàng. Các hội viên, doanh nghiệp, các cá nhân tham gia sẽ gửi chè đến sàn giao dịch vừa tư vấn, vừa trực tiếp giao dịch, không cần ủy thác, tránh được tình trạng để khách hàng dìm giá, ép giá. Người mua hiểu được thực chất sản phẩm người bán biết được yêu cầu người mua. Trên cơ sở đó mạnh dạn đầu tư, cải tiến để có sản phẩm tốt, giá tốt có lợi cho cả đôi bên. Trên cơ sở đưa sàn giao dịch vào hoạt động có hiệu quả, từ cuối năm 2007 đến hết năm 2007 tiến hành thuê tư vấn quốc tế thiết kế, tổ chức trung tâm đấu giá chè Việt Nam hoạt động theo thông lệ quốc tế đến năm 2015, tổ chức này sẽ trở thành Trung tâm đấu giá chè Việt Nam theo thông lệ quốc tế để đến năm 2015, tổ chức này sẽ trở thành đấu giá của khu vực Đông Nam Á, bên cạnh các trung tâm đấu giá CoLombo (Srilanka),Cittagon (Bangladesh), Calcutta (Ân Độ), Giacacta (Inđônesia). Trung tâm này sẽ bảo đảm ban hàng theo xuất xứ, đảm bảo tuyệt đối về mặt số lượng, năng động, phù hợp với lợi ích của cả người bán và người mua. 2.Giải pháp về giá. Giá là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng đó cũng là một vấn đề rất nhạy cảm nên rất khó điều chỉnh về nó. Như đã nói ở phần thực trạng giá sản phẩm chè của Việt Nam vào diện thấp nhất trên thế giới so với các ngành chè khác, ở đây không phải là chè Việt Nam tốt và chi phí thấp bán gia thấp để cạnh tranh sản phẩm trên thị trường mà là do chất lượng sản phẩm chè và các yêu cầu khác về sản phẩm kinh doanh của ngành chè Việt Nam chưa đáp ứng được nên phải bán giá thấp để mong bán được sản phẩm và thu lại doanh thu. Chính vì thế ngành chè phải có giải pháp về giá để sao cho sản phẩm chè không chỉ có thể cạnh tranh tốt trên thị trường thế gíơi mà còn thu lại được lợi nhuận cao cho mình. Giá cũng là yếu tố tác động khá lớn đến ý đồ mua hàng hóa của một vài thị trường nhưng có những thị trường họ không quan trọng giá bán như thị trường Mỹ, Nhật Bản…chính vì vậy doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ từng thị trường để có những giải pháp thích hợp cho sản phẩm của mình. Ở đây tôi mạnh giạn đưa ra một số giải pháp về giá cho sản phẩm chè Việt Nam. 2.1.Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến các quyết định về giá. Khi giá được quyết định thì có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng và tác động cả bên trong lẫn bên ngoài như yếu tố đầu vào, các dịch vụ về vận chuyển sản phẩm, các sản phẩm thay thế, các nhu cầu tiêu dùng của người mua…chính vì thế việc nắm rõ và có một dự báo chính xác các yếu tố đó sẽ giúp doanh nghiệp ra một mức giá phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình cũng như nắm được thị trường cung cầu để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Muốn làm được điều này các doanh nghiệp phải liên kết và có sự trao đổi về thông tin thị trường cho nhau. 2.2.Xác định mức giá chào hàng, giá bán, chiết khấu, giá sản phẩm mới, khung giá, giá giới hạn. Khi tung sản phẩm ra thị trường và nhất là thị trường mới việc đầu tiên là phải có mức giá chào hàng để khuyến khích người tiêu dùng chú ý và mua sản phẩm để dùng. Và tiếp đó là trình tự các mức giá có thể sao cho sản phẩm vừa bán được nhiều vừa thu lại lại nhuận. 2.3.Ra các quyết định về thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi. Trong thời kinh tế thị trường nền kinh tế luôn biến đổi và do đó hàng hóa cũng biến đổi theo môi trường đó, điều này tác động đến giá bán sản phẩm nhất định vì kinh tế thị trường giá thay đổi theo cung– cầu sản phẩm khi cung vượt quá cầu thì giá sản phẩm sẽ phải thấp xuống và ngược lại khi cầu vượt cung thì giá sẽ tăng lên. Do đó doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời diễn biến thay đổi của thị trường để có những quyết định về giá cho phù hợp với môi trường kinh doanh. 2.4.Lựa chọn những ứng xử thích hợp trước những hoạt động cạnh tranh qua giá cả của đối thủ cạnh tranh. Khi kinh doanh sản phẩm thì không thể tránh sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành. Khi kinh doanh doanh nghiệp nào cũng muốn sản phẩm của mình bán được nhiều và thu được lợi nhuận. Vì vậy họ tìm mọi cách để cạnh tranh với đối thủ của mình thậm chí bán hạ giá sản phẩm. Chính vì vậy doanh nghiệp chè Việt Nam phải nắm bắt và điều chỉnh những ứng xử của mình về những haọt động cạnh tranh của đối thủ để sao cho sản phẩm của mình không bị gạt ra khỏi lề. Để làm được những điều trên doanh nghiệp phải phối hợp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp như bộ phận nghiên cứu thị trường bộ phận nghiên cứu sản phẩm, bộ phận nghiên cứu giá bán… để có những chính sách phù hợp với những hoạt động kinh doanh của mình để có thể tồn tại và phát triển giữa thị trường đầy cạnh tranh và sóng gió này. 3.Giải pháp về thị trường xuất khẩu. 3.1.Xây dựng chiến lược nghiên cứu phát triển thị trường và lựa chọn thị trường xuất khẩu sản phẩm. 3.1.1.Nghiên cứu thị trường. Trong chiến lược mở rộng thị trường khâu nghiên cứu thị trường là một hoạt động rất quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nói chung và với ngành chè nói riêng. Nó cho phép đánh giá quy mô và tiềm năng thị trường và là cơ sở lựa chọn thị trường và đoạn thị trường quốc tế. Đó cũng là tiền đề để doanh nghiệp xác lập những chính sách sao cho phù hợp với từng thị trường và môi trường của nó. Bởi ở mỗi thị trường có những đặc điểm và yêu cầu về tiêu dùng sản phẩm khác nhau bên cạnh đó còn là những chính sách về nhập khẩu sản phẩm, những phong tục tập quán văn hóa của từng thị trường từng nước là khác nhau nếu không tiến hành nghiên cứu đặc điểm của từng thị trường thì không thể tiến hành xuất khẩu sản phẩm có hiệu quả được. Trên thế giới có rất nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Việt Nam nhưng đối với ngành chè thì khác có những thị trường họ không thích sử dụng đồ uống là chè nhiều lắm như ở phần nhiều các nước châu Âu, châu Phi…nếu có thì rất ít và họ là những khách hàng khó tính như thị trường Mỹ. Chính vì vậy câu hỏi đặt ra cho bộ phận nghiên cứu thị trường của ngành chè Việt Nam là phải nghiên cứu kỹ và phải nắm bắt rõ thông tin về thị trừơng từng nước về việc tiêu thụ sản phẩm chè. Vì thế ngành hè Việt Nam phải xây dựng hệ thống thông tin, có các trung tâm nghiên cứu thị trường đặt tại các nước lớn ở mỗi châu lục và có thể là mỗi quốc gia. 3.1.2.Lựu chọn thị trường. Để tiến hành được khâu này thì doanh nghiệp sản xuất phải làm được tốt khâu nghiên cứu thị trường bởi khi có cơ sở về các thị trường trên thế giới thì mới có thể chọn được thị trường để xuất khẩu. Việc lựu chọn được thị trường xuất khẩu sản phẩm là vấn đề rất phức tạp và quan trọng nó quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp và cho phép tiết kiệm thời gian và kinh phí để thâm nhập và phát triển thị trường bên ngoài. Mục đích của việc lựa chọn thị trường là xác định số lượng các thị trường mục triển vọng để doanh nghiệp tập trung khả năng của mình và xác định các đặc điểm của từng thị trường để có thể áp dụng các chính sách Marketing một cách có hiệu quả nhất. 3.1.3.Lựu chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế. Tiến hành tốt hai khâu trên nhưng để thực hiện được hoạt động xuất khẩu sản phẩm vào từng thị trường có hiệu quả mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những phương thức thâm nhập thị trường sao cho có hiệu quả và có lợi nhất đối với doanh nghiệp mình. Đối với ngành chè Việt Nam như đã phân tích ở phần thực trạng xuất khẩu sản phẩm hình thức xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là qua các trung gian tài chính vì thế ngành chè Việt Nam đã để mất phần khá lớn lợi nhuận đáng lẽ ra thuộc về mình. Mặc dù thời gian gần đây đã giảm được phần nào hình thức kinh doanh này mà đã trực tiếp xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường các nước nhưng vẫn còn tồn tại những yếu kém và chưa thể thực hiện tốt vì thế ngành chè Việt Nam cần xem xét và lựa chọn những phương thức hợp lý sao cho kinh doanh vừa xuất khẩu rộng khắp thế giới vừa thu lại lợi nhuận cao. Và bên cạnh đó nghiên cứu đặc điểm từng thị trường để có những giải pháp thích hợp đối với từng thị trường. Sau quá trình nghiên cứu tôi mạnh dạn có những giải pháp sau đối với việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè sao cho có hiệu quả. Cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường phù hợp. Cần có chiến lược thâm nhập thị trường cả tầm quốc gia lẫn doanh nghiệp, trước tiên là các thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng. Có chiến lược thị trường đúng đắn sẽ vừa thúc đẩy xuất khẩu vừa thu được hiệu quả cao nhất. Trong những năm tới việc phát triển thị trường xuất khẩu chè cần thực hiện theo những định hướng sau: Giữ vững và phát huy các thị trường đang nhập khẩu khối lượng lớn và ổn định như thị trường Irắc, Đài Loan, Nga, Nhật Bản, Đức, Ba Lan. Đặc biệt là thị trường Irắc với các sản phẩm chè đen chế biến theo công nghệ othordox. Nhu cầu nhập khẩu của thị trường này sẽ tăng khá ổn định do chè không bị cạnh tranh bởi đồ uống có cồn. Thị trường châu Phi là và các nước Tây Nam Á được đánh giá là khu vực thị trường quan trọng và nhiều tiềm năng cho xuất khẩu chè của Việt Nam tuy hiện nay còn một số bất lợi như xa về vị trí địa lý và điều kiện thanh toán còn nhiều khó khăn. Mở rộng thị trường sang khu vực Tây Âu- khu vực thị trường có tiềm lực kinh tế mạnh và yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Do vậy, cần coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo uy tín về giao nhận vận chuyển, từng bước tạo quan hệ hợp tác mật thiết, gắn bó. Nhìn chung thị trường các nước Âu Mỹ vẫn có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm chè đen sản xuất theo công nghệ CTC. Củng cố và giữ vững thị trường thị khu vực châu Á, đặc biệt là các nước Đài Loan, Nhật Bản trên cơ sơ tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm. Trong những năm tới, Đài Loan, Nhật bản là thị trường chủ yếu tiêu thụ chè xanh của nước ta. Ngoài ra cần phát triển thị trường tiềm năng khác như thị trường Pakistan, Trung Quốc, thị trường Bắc mỹ, thị trường các nước châu Âu khác.. Đối với các thị trường này, cần làm tốt công tác nghiên cứu tiếp thị và dự báo phát triển để có chiến lược kinh doanh thích hợp. Nắm vững xu thế phát triển về qui mô và chuyển dịch cơ cấu tiêu thụ mặt hàng chè trên thị trường ngoài nước để xác định và tổ chức nguồn cung cho phù hợp. Trên cơ sơ nắm bắt xu thế tiêu thụ của các thị trường lớn, Chính phủ có thể xây dựng chiến lược xuất khẩu, tạo niềm tin và định hướng phát triển xuất khẩu cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, Việt Nam có thể định hướng vào xuất khẩu nhiều chè xanh hơn, đa dạng hóa mặt hàng, bổ sung các sản phẩm chè ướp hương thảo, chè hòa tan, chè chữa bệnh… để đáp nhu cầu đang có xu hướng tăng lên trên thị trường thế giới. Giải quyết biện pháp này phải bắt đầu từ việc xây dựng và thực hiện chương trình xuất khẩu chè ở tầm vĩ mô, chủ động xây dựng chiến lựoc, quy hoạch và kế hoạch tổ chức nguồn hàng cho xuất khẩu. Linh hoạt điều chỉnh hướng thâm nhập thị trường kịp thời trước những biến động cung cầu do tác động đột xuất của các yếu tố chính trị- xã hội. Tóm lại, mục đích của việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường là tạo lập được một hệ thống thị trường xuất khẩu ổn định, các bạn hàng lớn nhằm ổn định sản xuất, góp phần thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu của đất nước. _ Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Việt Nam: Trước hết cần phải khẳng định rằng, muốn phát triển thị trường cho sản phẩm chè Việt Nam, cần phải tạo ra sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, sản phẩm đó phải có sức cạnh tranh và phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tiếp đến là các chính sách tiếp cận thị trường và chính sách hỗ trợ, xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm chè ra thị trường thế giới. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Việt Nam đồng thời cũng là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam. Như đã trình bày ở phần thực trạng, hầu hết các sản phẩm chè tinh chế của Việt Nam chưa có nhãn hiệu uy tín trên thị trừơng Quốc tế. Đây là hạn chế không chỉ riêng đối với mặt hàng chè mà là tình trạng chung của nhiều sản phẩm xuất khẩu khác của nước ta. Các doanh nghiệp thường không tích cực xây dựng thương hiệu do sợ chi phí cao, rủi ro lớn và phải tốn nhiều công sức cho nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới. Nếu các nhà sản xuất và xuất khẩu chè của Viêt Nam không tạo được nhãn hàng của riêng mình thì họ không thể tạo được danh tiếng trên thị trường, không có cơ hội cạnh tranh quốc tế và sẽ rất khó khăn trong việc phát triển thị trường xuất khẩu. Vì vậy, về phía chính phủ, cần có sự hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp vì xây dựng thương hiệu chính là một hoạt động đầu tư, có chính sách hỗ trợ xuất khẩu khi các sản phẩm thương hiệu Việt Nam được xuất khẩu. Về phía doanh nghiệp, cần phối hợp với các tổ chức nghiên cứu, công nghệ, đầu tư thích đáng cho hoạt động này để hình thành ý đồ thiết kế sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có chất lượng và phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Mặt khác, cần coi trọng việc đăng ký bản quyền tại các thị trường trong và ngoài nước để tránh phải bị động làm các thủ tục kiện tụng đòi quyện sơ hữu khi nhãn hiệu hợp pháp của mình bị doanh nghiệp khác đăng ký. Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu chè nói riêng, cần coi trọng công tác nghiên cứu và thông tin thị trường , các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tổ chức và mở rộng thị trường xuất khẩu cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Nghiên cứu và tổ chức tốt hệ thống thông tin thường xuyên về thị trường sẽ tạo điều kiện cho người kinh doanh sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nắm bắt được những cơ hội của thị trường, đồng thời giúp các cơ quan chức năng của Nhà nước nắm được những diễn biến của thị trường để kịp thời ứng phó nhằm thực hiện chức năng vĩ mô đối với thị trường. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chè nhiệm vụ của bộ phận thông tin là hết sức cần thiết. Tổ chức này thường xuyên thu thập thông tin về nhu cầu, giá cả qua nhiều kênh thông tin khác nhau, qua các thông báo của nhiều tổ chức sản xuất- kinh doanh chè thế giới. Sau khi thông tin được xử lý, sẽ cung cấp cho lãnh đạo đơn vị, cho các cơ quan có liên quan sủ dụng vào việc hoạch định chính sách và điều hành sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần đào tạo để nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên tiếp thị, chuyên viên thị trường. Và không thể thiếu là việc tăng cường thiết lập quan hệ thương mại và mở rộng hợp tác, liên doanh với đối tác nước ngoài. Những tác động ở tầm vĩ mô là vô cùng quan trọng trong việc phát triển thị trường xuất khẩu và đảm bảo sự an toàn, bền vững phát triển quan hệ hợp tác lâu dài ở cấp trưng ương, cấp tỉnh giữa Việt Nam và các nước, thực hiện ký kết các Hiệp định thương mại song phương ( nhất là với những nước có nhu cầu nhập khẩu chè) duy trì quan hệ thương mại bền vững ổn định sẽ tạo môi trừơng thuận lợi cho sản xuất- kinh doanh xuất khẩu, hạn chế tình trạng bị động như thời gian qua. Đặc biệt, cải thiện quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tăng cường mua bán trực tiếp với đối tác nước ngoài từ đó có thể năng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Những cuộc đàm phán nhằm nới lỏng các hàng rào phi thuế quan, nhằm thống nhất hóa các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật có ý nghĩa thiết thực, mở đường cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa một cách thuận lợi. Để phát triển thị trường xuất khẩu và xác lập quan hệ bạn hàng lâu dài và ổn định, cần tăng cường thực hiện các hình thức hợp tác, liên doanh và kêu gọi đầu tư. Các công ty chè Việt Nam có thể lựa chọn các phương thức linh hoạt và thích hợp như: hợp tác với các công ty lớn xuyên quốc gia như Brock Bond, Lipton, Lyon, Tetly, Twining… để bán các sản phẩm chè rời, sau đó tiến tới thâm nhập vào các kênh, mạng lưới tiêu thụ trên toàn cầu của họ, đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở chế biến, bao gói và thiết hệ thống mạng lưới tiêu thụ ngay tại những nước đó. KẾT LUẬN Thị trường các nước nhập khẩu chè là một thị trường đầy tiềm năng với nhiều hứa hẹn đối với ngành chè Việt Nam, và những năm qua các tỉnh và thành phố và các ngành chè trong cả nước dã đạt được nhiều thàng công trên thị trường này . Tuy nhiên bên cạnh đó, những khó khăn tồn tại và bất cập vẫn còn , để giải quyết những vẫn đề này, thì không chỉ có sự nỗ lực của một mình ngành chè là đủ, ma còn cần sự hố trợ của Bộ Nông Ngiệp và Phát Triên Nông Thôn và chính quyền địa phương trong cả nước nơi có nhà máy và các vùng nguyên liệu chè . Thông qua đề tài này, em xin đưa ra những khái quát chung nhất Để tìm hướng ra đúng đắn cho cây chè và ngành chè Việt Nam, thì xuất khẩu là một giải pháp tối ưu hiệp hội chè Việt Nam di tiên phong trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho chè Việt Nam. về ngành chè Việt Nam nói chung và các tỉnh xuất khẩu chè của nước ta nói riêng, đưa ra những giải pháp cơ bản cho việc phát triển xuất khẩu chè vào thị trường thế giới. Hy vọng những năm tới với sự nố lực của các tỉnh và thành phố và hiệp hội chè Việt Nam, chính quyền người dân ,ngành chè sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững ,các tỉnh và thành phố sẽ phát triển xuất khẩu chè vào những thị trường đày tiềm năng và khó tinh trên thế giới để đưa ngành chè việt Nam lên tần cao hơn nữa so với các nước xuất khẩu chè. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GSTS: Đặng Đình Đào đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú và anh chị ở Vụ Thương Mại và Dịch Vụ thuộc Bộ Kế Hoạch Đầu Tư đã giúp đỡ em hoàn thành . Em xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Marketing căn bản – NXB Giáo Dục PGS.TS. Trần Minh Đạo Cây chè Việt Nam – NXB Nông Nghiệp- Hà Nội 1997 Đỗ Ngọc Quỹ- Nguyễn Kim Phong. Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học: chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. - NXB- Bộ Thương Mại Hội khoa học kinh tế Hà Nội. Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện quyết định số 43 TTG của Thủ Tướng Chính phủ và các giải pháp phát triển chè Việt Nam giai đoạn 2004- 2007 đến 2015. – NXB Bộ Nông Nghiêp & PTNT Hiệp hội chè Việt Nam. Báo cáo hiện trạng và Kế hoạch sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam năm 2007-2007 – Bộ Nông Nghiệp & PTNT Tổng công ty chè Việt Nam. Hội thảo khoa học công nghệ chuyên đề “ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và chế biến chè xuất khẩu” - NXB_Bộ khoa học & công nghệ. Tạp chí thế giới Chè-2007- số tháng 7,8,9,11,12 Tạp chí ngoại thương số 05-06/ 2007 Trang web: w.w.w.vinatea.com.vn w.w.w.fao.org.vn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, ngày….tháng….năm 2008. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Hà Nội, ngày….tháng….năm 2008. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC BIỂU DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1:Cơ cấu sản phẩm chè xuất khẩu của Việt nam. 30 Bảng 2: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam năm 2007 33 Bảng 3: Giá trị gia tăng trên một tấn chè xanh xuất khẩu. 36 Bảng 4: Nhịp độ phát triển chè ở Việt Nam thời gian qua. 37 Bảng 5: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè 2004-2007 47 Bảng 6: Diễn biến giá chè xuất khẩu của tổng công ty chè 49 Việt Nam tính theo giá FOB 49 Bảng 7: Giá chè xuất khẩu Việt Nam và thế giới. 51 Bảng 8: Sản lượng chè xuất khẩu thế giới 2004- 2007 54 Bảng 9: Một số chỉ tiêu chủ yếu. 61 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ1: Biểu đồ sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang các 34 thị trường các nước. 34 Biểu đồ 2: Giá chè Việt Nam so với thế giới. 51 Biểu đồ 3: Sản lượng chè xuất khẩu thế giới 2004- 2007 55

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11493.doc
Tài liệu liên quan