Hoạt động ngân hàng có vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia nhưng lại là loại hình kinh doanh có rủi ro cao, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này không những là mối quan tâm của các cơ quan quản lý chuyên ngành, các chủ ngân hàng mà còn của cả những người gửi tiền và toàn xã hội. Để ngăn ngừa những tổn thất và rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, ngoài cơ chế giám sát truyền thống thì BHTG - một cơ chế giám sát mới đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng hiệu quả để bảo vệ người gửi tiền ít và góp phần bảo đảm ổn định và an toàn hệ thống tài chính quốc gia
68 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng hoàn thiện công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi nhánh khu vực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.232.549
4.291.428
2
NHTM Cổ phần
4.723.002
2.562.555
2.138.714
1.473.478
1.348.635
506.638
381.418
3.910.829
2.614.023
2.374.519
217.462
22.043
1.296.805
812.173
3
NH nước ngoàI
1.635.109
871.904
803.062
498.565
388.157
247.809
139.118
1.307.033
796.727
536.957
259.771
-
510.306
328.076
4
NH liên doanh
175.758
72.374
70.399
93.378
77.397
10.007
5.776
143.290
89.51888.674
844
-
53.772
32.468
5
Công ty tàI chính
564.705
248.390
242.764
215.203
215.203
91.519
79.601
527.789
411.338
191.177
183.382
36.780
116.451
36.915
6
QTDND TƯ
350.018
315.502
314.616
24.858
24.816
4.864
4.835
333.219
227.907
132.735
95.173
-
105.312
16.799
7
QTDND Cơ sở
167.219
157.203
157.045
7.982
7.897
427
273
143.496
94.325
70.024
24.301
-
49.171
23.723
Tổng cộng
83.555.804
62.456.673
61.078.809
12.815.701
11.592.899
6.252.914
4.507.514
78.014.222
54.649.758
28.300.498
24.665.467
1.683.793
23.364.367
5.548.582
( Nguồn Báo cáo tình hình giám sát tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn khu vực Hà NôI, quý IV/2005)
3.2.2.8 Về giới hạn cho vay đối với khách hàng:
Trên cơ sở Quyết định số 296/1999/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999 của Thống đốc NHNN thì tổng dư nợ cho vay của một TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, BHTG VN chi nhánh Hà Nội đã tiến hành giám sát tại các TCTD và đã cho thấy phần lớn các TCTD trong khi giám sát đều đảm bảo tốt giới hạn cho vay đối với một khách hàng theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số QTDND vẫn chưa thực hiện nghiêm túc, giới hạn cho vay vẫn trên 15% theo quy định. Cụ thể trong số 48 QTDND cơ sở được giám sát tại 7 tỉnh, thành phố có 4/48 QTDND chiếm tỷ lệ 8.3% số QTDND được tiến hành giám sát vi phạm giới hạn cho vay:
2/9 QTDND ở Vĩnh Phúc là Đình Chu và Chấn Hưng có một khách hàng vay vượt quá 15% vốn tự có của QTDND tại thời điểm giám sát.
2/9 QTDND ở Bắc Ninh cũng vượt 15% vốn tự có của QTDND . Tuy nhiên, qua giám sát thấy ở 4 QTDND này tỷ lệ vượt trên 15% vốn tự có thấp, không đáng kể (15.1%,15.2%) nhưng để hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay ở TCTD trên, BHTG VN chi nhánh Hà Nội đã yêu cầu 4 QTDND vi phạm trên điều chỉnh, thu hồi số tiền cho vay vượt mức quy định trên.
3.2.2.9 Tỷ lệ về khả năng chi trả:
Khả năng chi trả, khả năng thanh toán là một trong những nhân tố phản ánh tình hình hoạt động của các QTDND, khi các tổ chức tín dụng không đảm bảo được khả năng chi trả, mất khả năng chi trả và bị chấm dứt hoạt động thì cũng là lúc BHTG VN chi nhánh Hà Nội tiến hành chi trả cho người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng này theo quy định.Để đề phòng và hạn chế tổn thất có thể xảy ra, BHTG VN chi nhánh Hà Nội đã tiến hành giám sát tỷlệ về khả năng chi trả của các QTDND. Qua giám sát tại 48 QTDND cơ sở, ta thấy 100% quỹ tín dụng luôn duy trì và đảm bảo khả năng chi trả theo tỷlệ tối thiểu hoặc vượt mức quy định là 1.
Tỷ lệ này > = 1 thì được xem là đảm bảo an toàn và càng cao càng tốt. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh toán ngay của quỹ tín dụng càng được bảo đảm.
Mặc dù 100% quỹ tín dụng được giám sát luôn duy trì và đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả, tuy nhiên tỷ lệ này luôn ở mức tối thiểu hoặc vượt mức quy định ( 1lần ) một chút chứ chưa đạt ở mức cao, có nghĩa là các TCTD đã nằm ở vùng an toàn nhưng khoảng cách an toàn này không đủ để đảm bảo cho các TCTD khi gặp phải biến cố, rủi ro xảy ra làm mất khả năng thanh toán.
Tổng hợp kết quả giám sát tại các TCTD tham gia BHTG trên cho thấy:
Thứ nhất: Việc triển khai thực hiện BHTG VN là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo sự tin tưởng trong hoạt động của các TCTD, có tác dụng tích cực trong việc củng cố niềm tin trong dân chúng và là một tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển của đất nước và phù hợp với mong muốn của người dân về đảm bảo an toàn cho tiền gửi dân cư.
Thứ hai: Nhìn chung các TCTD tham gia BHTG được giám sát đã thực hiện tương đối đấy đủ các quy định của Nhà nước về BHTG . Tuy nhiên, cũng còn một số đơn vị chưa hiểu hết về hoạt động BHTG, do đó cũng còn có một số TCTD vi phạm như không đưa tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân vào đối tượng được bảo hiểm, các số tiền gửi có số dư trên 30 triệu đồng không đưa vào tính phí bảo hiểm vì cho rằng mức chi trả bảo hiểm tối đa cho một khách hàng là 30 triệu. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng này cũng chưa chấp hành tốt thời hạn nộp phí BHTG và chế độ báo cáo cho BHTG VN chi nhánh Hà Nội.
Thứ ba: Việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng đã được các tổ chức tín dụng này thực hiện tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi những sai sót, đặc biệt là trong công tác tín dụng ở các QTDND cơ sở. Nhiều QTDND được giám sát chưa chấp hành tốt chế độ, thể lệ tín dụng thể hiện trên các mặt như khách hàng vay vốn quỹ tín dụng không có phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo thẩm định mang tính hình thức, không có biến bản kiểm tra sử dụng vốn vay. Việc định kỳ hạn nợ cũng như xác định mức cho vay hoàn toàn dựa vào đề xuất của khách hàng mà chưa dựa vào chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng như chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, một số quỹ tín dụng chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về lập sổ sách và ghi chép các chứng từ như thẻ lưu tiền gửi tiết kiệm không ghi đầy đủ các yếu tố cần thiết, không ghi số chứng minh nhân dân của người gửi tiền, sổ quỹ không đánh số trang và không khoá số hàng ngày…
Sau gần 4 năm hoạt động, bộ phận giám sát tại chi nhánh BHTG VN chi nhánh Hà Nội đã thu được những kết quả bước đầu tốt đẹp. Đã thực hiện giám sát 100% các tổ chức tham gia BHTG hoạt động trên địa bàn. Theo dõi việc nộp phí, nộp báo cáo và chấp hành các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng. Thông qua giám sát và đánh giá, chi nhánh đã kịp thời có thông báo tới các tổ chức tham gia BHTG để chia sẻ thông tin đồng thời cảnh báo những nguy cơ mất an toàn vi phạm quy định nhằm hạn chế và ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn xảy ra trong tương lai.
Bên cạnh những kết quả đạt được đã nêu trên, hoạt động giám sát đã góp phần tích cực vào tăng nguồn vốn huy động của các tổ chức tham gia BHTG thông qua việc tuyên truyền chính sách BHTG đến với đông đảo quần chúng bởi trong thời gian đầu các cán bộ giám sát cùng với cán bộ kiểm tra tại chỗ đã kiêm luôn cả công tác tuyên truyền quảng cáo về hoạt động BHTG và coi đây là nội dung cơ bản của mình. Các cán bộ giám sát và cán bộ của chi nhánh đã tích cực phối hợp với chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố để tổ chức nhiều hội nghị khách hàng tại các tỉnh nhằm tuyên truyền quảng cáo rộng rãi để công chúng nắm bắt và hiểu rõ mục đích của BHTG. Bên cạnh đó hoạt động giám sát của chi nhánh như một kênh phối hợp cùng với hoạt động quản lý của NHNN giúp tổ chức tham gia BHTG thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về BHTG bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra trong quá trình giám sát các cán bộ của bộ phận giám sát đã phát hiện thấy nhiều vấn đề chưa phù hợp trong các văn bản pháp lý của chính phủ, của BHTG VN và nhiều mặt hạn chế khác của các tổ chức tín dụng.
3.3 Xử lý sau giám sát.
Căn cứ vào kết quả giám sát đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn của phòng giám sát thuộc chi nhánh, những vấn đề được biết đến qua giám sát của BHTG VN: Giám đốc BHTG VN chi nhánh khu vực Hà Nội đã tổ chức chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG vi phạm, sửa chữa và khắc phục những vi phạm đã được thông báo.
*. Về việc chấp hành các quy định của BHTG : Cảnh báo đối với các đơn vị:
Tính và nộp phí thiếu do giám sát, kiểm tra phát hiện và đã thông báo nhưng chưa gửi bổ sung, chi nhánh sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để đôn đốc và yêu cầu.
Yêu cầu những đơn vị hạch toán kế toán các nội dung kinh tế phát sinh theo đúng quyết định về pháp luật, tài liệu thống kê kế toán và quyết định của Ngân hàng Nhà nước.
Những đơn vị chưa gửi bản vốn điều lệ mới và trong quý đơn vị nộp chậm báo cáo, những đơn vị chưa nộp báo cáo đã đôn đốc để những đơn vị này chấp hành nghiêm chỉnh.
*. Về việc chấp hành các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng.
- Những đơn vị chưa đảm bảo vốn pháp định theo Nghị định số 82: Chi nhánh cũng đã đề nghị với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh có ý kiến chỉ đạo đơn vị vi phạm có biện pháp tăng dần mức vốn điều lệ trong các quý sau.
Đối với các đơn vị có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nhỏ hơn 8%, chi nhánh đã có thông báo, cảnh báo đề nghị tổ chức này đối chiếu, kiểm tra lại và có biện pháp tăng vốn tự có lên cho phù hợp hoặc hạn chế và cẩn trọng trong việc mở rộng đầu tư tín dụng, đặc biệt là những tổ chức tín dụng có tỷ lệ an toàn tối thiểu nhỏ hơn 5%.
Đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao hơn mức cho phép ( lớn hơn 3%). BHTG VN chi nhánh Hà Nội đã có công văn khuyến cáo tổ chức tham gia BHTG đưa ra các biện pháp thu hồi nợ quá hạn, từ đó nâng dần chất lượng tín dụng lên trong quá trình kinh doanh của mình.
Còn đối với các tổ chức trích dự phòng thiều theo quy định, thì chi nhánh cũng có những cảnh báo và đề nghị đơn vị thự hiện trích dự phòng đúng theo tỷ lệ của các mức chuyển nợ quá hạn.
Như vậy, về công tác sau giám sát hiện nay chi nhánh BHTG VN khu vực Hà Nội đã làm rất tốt theo quy định của BHTG VN, đồng thời cũng kết hợp chặt chẽ với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trong việc đôn đốc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức tham gia bảo hiểm chấp hành bảo hiểm chấp hành các quyết định về an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng như việc khắc phục những vi phạm. Ngoài ra, sau khi giám sát chi nhánh cũng tiến hành phạt cảnh cáo đối với các đơn vị vi phạm trong các trường hợp nộp chậm phí như đã nói ở phần trên.
NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC GIÁM SÁT TẠI BHTG VN CHI NHÁNH HÀ NỘI.
Có thể khẳng định rằng hoạt động giám sát từ xa là một trong những chức năng quan trọng của BHTG Việt Nam. Cùng với hoạt động kiểm tra tại chỗ, cho vay hỗ trợ, chi trả BHTG, hoạt động giám sát có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của BHTG Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn khu vực Hà Nội nói riêng vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình vì những khó khăn, vướng mắc do một số nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan gây nên.
*. Về cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý về BHTG đang ở mức Nghị định của Chính phủ, chưa có luật về BHTG tương xứng với các luật khác đang điều chỉnh các NHTM cổ phần đô thị. Điều này đã hạn chế hiệu quả và hiệu lực trong việc thực hiện chức năng giám sát của BHTGVN.
Nghị định 89/NĐ-CP quy định trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu có phát hiện các tổ chức tham gia BHTG vi phạm các quy định an toàn thì báo cáo NHNN để có biện pháp xử lý. Quy định này phần nào hạn chế vị thế của BHTG Việt Nam và vì vậy kết quả giám sát của BHTG không phải phát huy hết "giá trị" của mình.
Một số văn bản pháp lý hướng dẫn liên quan đến việc triển khai nghiệp vụ giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG cũng như quy định về an toàn trong hoạt động NH còn chưa kịp thời, gây rất nhiều khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ giám sát. Trong năm 2005, nhiều văn bản pháp quy của NHNN liên quan trực tiếp đến nguồn thông tin, báo cáo của các TCTD phục vu yêu cầu công tác giám sát được bổ sung, sửa đổi, ban hành mới, trong đó có một số văn bản liên quan trực tiếp đến giám sát đó là Quyết định 516 trước đây được thay bằng 2 Quyết định 1145 và 477; Quyết định 435 được thay bằng Quyết định 479; các Quyết định 296, 297, 492... được thay thế bằng Quyết định 457; Quyết định 488 được thay bằng Quyết định 493... Hơn nữa, sau một thời gian triển khai thử nghiệm, Quyết định 477 được bổ sung chỉnh sửa để phù hợp với Quyết định 457 và Quyết định 493. Hiện nay, văn bản chỉnh sửa, bổ sung Quyết định 477 đã được ban hành nhưng có thời hạn hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2006;
Ngoài ra, cho đến thời điểm này BHTG Việt Nam vẫn chưa có văn bản hướng dẫn hoạt động giám sát từ xa đối với từng loại hình tổ chức tham gia BHTG chẳng hạn như đối với QTDND cơ sở, NHTM, công ty tài chính phù hợp với các Quy định mới ban hành của NHNN. Vì vậy, Chi nhánh khu vực Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động giám sát, phân tích một số chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng trong năm 2005.
*. Về cơ chế giám sát
Mô hình giám sát của BHTG Việt Nam chưa được xây dựng một cách chuẩn mực, dẫn đến hiệu quả giám sát chưa cao. Việc giám sát được thực hiện đối với từng tổ chức tham gia BHTG ở cả Trụ sở chính và các chi nhánh khu vực. Trụ sở chính thực hiện giám sát tất cả các tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở dữ liệu từ Cục Công nghệ tin học, nên tính pháp lý của số liệu chưa cao. Trong khi đó các chi nhánh khu vực lại thực hiện giám sát các đơn vị thuộc địa bàn quản lý trên cơ sở các cân đối kế toán tháng của các tổ chức tham gia BHTG và lập báo cáo gửi lên phòng Giám sát Trụ sở chính. Trên thực tế, BHTG Việt Nam hầu như cũng không sử dụng báo cáo giám sát của các chi nhánh khu vực mà phụ thuộc vào nguồn thông tin của NHNN. Điều này gây lãng phí lớn đứng trên cả phương diện chi phí và nguồn nhân lực.
Theo quy chế giám sát của BHTG hiện nay quy định việc giám sát tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG được thực hiện theo định kỳ quý. Như vậy, hoạt động giám sát từ xa chưa thật sự kịp thời vì mục tiêu của hoạt động giám sát là phát hiện, cảnh báo kịp thời những đơn vị có biểu hiện vi phạm các quy định về BHTG và các quy định về an toàn trong hoạt động NH.
*. Về mô hình giám sát
BHTG Việt Nam chưa xây dựng được mô hình giám sát chuẩn mực, mang đặc điểm riêng của mình đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế. Chi nhánh khu vực Hà Nội hiện đang thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG và các quy định về an toàn trong hoạt động NH theo tiêu chí của Thanh tra NHNN. Trong khi đó chỉ tiêu quản trị điều hành (M) và chỉ tiêu yếu tố nhạy cảm của thị trường (S) có vai trò rất quan trọng nhưng lại chưa đủ điều kiện và thông tin đầu vào để giám sát. Thực tế cho thấy, tổ chức tín dụng nào có bộ máy quản trị điều hành tốt, có định hướng chiến lược phát triển phù hợp sẽ có độ an toàn cao.
*. Về nguồn thông tin đầu vào
Theo quy định tại Thông tư 03/2000/TT-NHNN5, các tổ chức tham gia BHTG phải nộp bảng tính phí BHTG, bản cân đối tài khoản kế toán (cấp 3) và các báo cáo khác theo quy định của BHTG Việt Nam. Trong khi đó một số tổ chức tham gia BHTG lớn trên địa bàn như 4 NHTM Nhà nước chỉ nộp bảng cân đối kế toán quý cấp 3 và bảng tính phí BHTG và đôi khi còn nộp chậm các loại báo cáo này. Như vậy, sẽ không đảm bảo tính kịp thời về mặt thời gian, còn nội dung giám sát về an toàn trong hoạt động ngân hàng không thể đảm bảo sự chính xác dẫn tới việc cảnh báo vi phạm còn hạn chế.
Thông tin đầu vào phục vụ cho công tác giám sát từ xa tại Trụ sở
chính BHTG Việt Nam được lấy từ Cục Công nghệ tin học của NHNN, nên tính pháp lý không cao. Tuy nhiên một số thông tin quan trọng phục vụ cho việc đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của các đơn vị tham gia BHTG vẫn còn thiếu rất nhiều do chưa có cơ chế cụ thể cho phép BHTG Việt Nam truy cập mạng thông tin của các tổ chức thanh tra, kiểm toán khác.
Thông tin về thị trường tiền tệ ít được quan tâm và cập nhật trong quá trình giám sát một phần do chưa được Chi nhánh khu vực Hà Nội chú trọng đúng mức. Trong khi đó các tiêu chí này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động huy động vốn và cho vay.
*.Về nguồn nhân lực thực hiện công tác giám sát
Đội ngũ làm cán bộ giám sát thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Trình độ chuyên môn về tài chính - ngân hàng và những kiến thức bổ trợ như phân tích kinh tế, quản lý rủi ro, kinh tế lượng của cán bộ làm công tác giám sát vẫn có những hạn chế nhất định; cán bộ giám sát mới chỉ đơn thuần làm công tác nhập dữ liệu và phân tích sơ bộ những chỉ tiêu giám sát. Để hệ thống giám sát thực sự là phương tiện cảnh báo sớm cho các tổ chức tham gia BHTG, là kênh cung cấp thông tin hữu hiệu cho hoạt động kiểm tra và các hoạt động nghiệp vụ khác, trình độ và kỹ năng của cán bộ giám sát đòi hỏi phải được nâng lên một bước.
*. Công nghệ thông tin
Hệ thống CNTT và việc áp dụng công nghệ vào hoạt động giám sát quan trọng tại BHTG Việt Nam còn rất nghèo nàn và bất cập. Cho đến nay, phần mềm tin học hoàn chỉnh hỗ trợ hoạt động giám sát vẫn chưa được triển khai ứng dụng. Phần lớn nghiệp vụ phân tổ và tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động NH cũng như việc giám sát tính, nộp phí đều phải thực hiện bằng phương pháp thủ công. Ngoài ra, việc nối mạng trong toàn hệ thống BHTG mới được thực hiện vào giữa năm 2005.
Tóm lại, thực tế qua 4 năm đi vào hoạt động, với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, viên chức trong toàn Chi nhánh khu vực Hà Nội và sự hợp tác của các cơ quan hữu quan, hoạt động của Chi nhánh, đặc biệt là hoạt động giám sát từ xa đã thực sự góp phần duy trì sự ổn định và phát triển an toàn lành mạnh các hoạt động ngân hàng, là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động huy động nguồn vốn nội lực để phát triển kinh tế trên địa bàn. Hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh khu vực Hà Nội mặc dù chưa thực sự phát huy được vai trò của mình thông qua việc giám sát và đánh giá việc chấp hành các quy định về BHTG và quy định về an toàn trong hoạt động NH, nhưng đã đạt được những kết quả nhất định góp phần vào thành công chung của Chi nhánh.
PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT BHTGVN CHI NHÁNH HÀ NỘI.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BHTG VN TRONG THỜI GIAN TỚI (2006 – 2015).
Xây dựng BHTG Việt Nam trở thành một định chế tài chính lớn mạnh, phát triển bền vững và hiệu quả phù hợp với các thông lệ quốc tế, bảo vệ tốt nhất quyền lợi người gửi tiền, nâng cao niềm tin đối với công chúng và sự ổn định của hệ thống tài chính là chiến lược phát triển dài hạn của BHTG Việt Nam. Để thực hiện được mong muốn và mục đích lâu dài thì đòi hỏi BHTG Việt Nam phải có một chiến lược cụ thể trong chặng đường phát triển của mình.
Trên cơ sở thực tiễn phát triển của ngành tài chính NH toàn cầu cũng như trong khu vực, để phù hợp với thực tiễn hoạt động và phát triển của các tổ chức tham gia BHTG, BHTGVN đã xây dựng cho mình chiến lược phát triển dựa trên 5 trụ cột chủ yếu sau:
Xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng pháp lý
Trụ cột1
Củng cố tăng cường năng lực tài chính và đảm bảo tính minh bạch hệ thống
Phát triển đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hội nhập quốc tế
Tái cấu trúc Bộ máy, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Chiến lược phát triển bền vững của BHTGVN
Trụ cột2
Trụ cột3
Trụ cột4
Trụ cột5
Sơ đồ 2: Mô hình chiến lược phát triển BHTGVN (2006-2015)
Thứ nhất, xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng pháp lý
Để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ mới đồng bộ với các luật liên quan tới NHNN, các tổ chức kinh doanh bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh chứng khoán, BHTG Việt Nam cần phải có cơ sở hạ tầng pháp lý tốt thông qua việc xây dựng và trình Quốc hội phê chuẩn Pháp lệnh hoặc Luật về BHTG.
Thứ hai, củng cố tăng cường năng lực tài chính và đảm bảo tính minh bạch hệ thống
Trong thời gian tới, BHTG Việt Nam cần có kế hoạch tạo lập một quỹ dự trữ tài chính tăng trưởng ổn định tương ứng với mức tăng trưởng tiền gửi được bảo hiểm, tích luỹ dự phòng nguồn lực đủ mạnh có thể đáp ứng ngay yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống QTDND, từng bước gia tăng năng lực đảm bảo an toàn hệ thống các NHTM.
Thứ ba, phát triển đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm- dịch vụ và hội nhập quốc tế
Phát triển các sản phẩm dịch vụ và các phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, từng bước nâng cao hiệu quả tài chính, thoả mãn yêu cầu quản lý Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu này, BHTG Việt Nam phải từng bước tiến hành:
- Xây dựng mô hình tổ chức theo nguyên tắc lấy khách hàng làm tâm điểm, thực hiện chuyên môn hoá theo nhóm khách hàng và sản phẩm dịch vụ; áp dụng chính sách tính phí BHTG theo mức độ rủi ro đối với các tổ chức nhận tiền gửi.
- Các sản phẩm dịch vụ của BHTG Việt Nam phải hướng tới mục tiêu hoạt động tổng quát của tổ chức, phục vụ cho việc bảo vệ tốt nhất người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi, phát triển thị trường tiền tệ, ổn định tổng thể hệ thống tài chính quốc gia, bảo toàn và phát triển vốn không ngừng nâng cao năng lực tài chính của BHTG Việt Nam.
Đối tượng khách
hàng
Các sản phẩm dịch vụ của BHTG Việt nam
Cấp chứng nhận
Thu phí
Thông tin tương tác
Tư vấn
Giám sát và kiểm tra
Bảo
lãnh
Cho vay hỗ trợ
NH bắc cầu
Mua lại nợ
Chi trả bảo
hiểm
Thanh lý tài sản
Hoạt động đầu tư
T/Tr Ngoại hối
T/Tr
Chứng khoán
T/Tr tiền tệ
Đầu tư khác
NH lớn
n
n
*
*
n
*
*
*
*
n
n
*
*
*
*
NHTM khác
n
n
*
*
n
*
*
*
*
n
n
*
*
*
*
QTD
n
n
*
*
n
*
*
*
*
n
n
x
x
x
*
Công ty tài chính
n
n
*
*
n
?
?
?
?
n
n
x
x
x
*
Bảo hiểm nhân thọ
n
n
*
*
n
?
?
?
?
n
n
x
x
x
*
Quỹ uỷ thác đầu tư
n
n
*
*
n
?
?
?
?
n
n
x
x
x
*
Người gửi tiền
x
x
*
*
x
x
x
x
x
n
x
x
x
x
x
Ghi chú: n: Sản phẩm dịch vụ đang được cung cấp cho đối tượng khách hàng;
x: Sản phẩm dịch vụ không cung cấp cho đối tượng khách hàng;
?: Sản phẩm dịch vụ chưa được cung cấp cho đối tượng khách hàng;
*: Sản phẩm dịch vụ sẽ được cung cấp cho khách hàng.
Bảng 9: Các sản phẩm dịch vụ của BHTGVN trong tương lai
Nguồn: Chiến lược phát triển của BHTG Việt Nam 2006 -2015
- Mở rộng phạm vi loại tiền gửi được bảo hiểm: đồng Việt Nam và tiền gửi ngoại tệ; BHTG của khách hàng tại các tổ chức bảo hiểm nhân thọ, công ty uỷ thác đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quy mô nhỏ; nâng cao chất lượng dịch vụ, thông tin.
- Xây dựng quy trình xử lý nghiệp vụ, quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ;
- Xây dựng tiêu chuẩn, nội dung, thời gian thực hiện đối với từng sản phẩm dịch vụ đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả;
- Tổ chức hệ thống thông tin dịch vụ chăm sóc khách hàng;
- Ứng dụng khoa học CNTT vào việc đảm bảo thực thi các sản phẩm dịch vụ một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực pháp lý;
Thực hiện mục tiêu này với nội dung cụ thể:
- Phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hướng tới là xây dựng đội ngũ cán bộ của BHTG Việt Nam chuyên nghiệp, đảm bảo các tiêu chuẩn về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có khả năng làm việc nhạy bén, sáng tạo và hiệu quả trên tinh thần hợp tác, bình đẳng, thận trọng, trung thực và gắn bó với tổ chức;
- Phân biệt rõ chức năng quản trị, điều hành, đảm bảo tính tập trung thống nhất và hiệu quả;
- Xây dựng hệ thống các văn bản quản trị điều hành của BHTG Việt Nam đảm bảo đồng bộ, nhất quán và dễ thực hiện.
Cuối cùng là xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Xây dựng hệ thống CNTT theo hướng quản lý tập trung, kết nối trực tuyến với các khách hàng lớn, xử lý theo thời gian thực. Cụ thể:
- Xây dựng các ứng dụng cơ bản cho từng loại hình nghiệp vụ BHTG;
- Triển khai các ứng dụng phần mềm quản lý và giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG;
Xây dựng và triển khai dự án hiện đại hoá BHTG Việt Nam
[trích Chiến lược phát triển BHTG Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015].
II. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH KHU VỰC HÀ NỘI
Căn cứ định hướng phát triển BHTG Việt Nam giai đoạn 2006-2015, Chi nhánh khu vực Hà Nội cũng đã xây dựng định hướng hoạt động của mình theo phương châm "lấy khách hàng làm tâm điểm". Bên cạnh những hoạt động nghiệp vụ thường xuyên như giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, cấp giấy Chứng nhận BHTG, theo dõi nộp phí, Chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội cũng đã đề ra một số mục tiêu sau:
Điều chỉnh và quy hoạch lại chức năng, nhiệm vụ và quy mô các phòng chức năng tại chi nhánh phù hợp với định hương mới của BHTG Việt Nam. Hoạt động giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp sẽ là nhiệm vụ chính của Chi nhánh khu vực Hà Nội, những hoạt động khác sẽ thu hẹp và chuyển về Trụ sở chính BHTG Việt Nam. Do vậy, thời gian tới Chi nhánh sẽ chú trọng đến hoạt động phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động giám sát và kiểm tra theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
Tham gia triển khai Đề án xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng pháp lý, Đề án củng cố tăng cường năng lực tài chính và đảm bảo tính minh bạch hệ thống, Đề án phát triển đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và Đề án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh theo định hướng khách hàng như kế toán, quản lý phí, giám sát, phân tích, quản lý rủi ro, hệ thống cảnh báo sớm được gắn kết trên hạ tầng CNTT hiện đại.
- Tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức tại Chi nhánh. Đồng thời cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý, nghiệp vụ, tiếng Anh, tin học do BHTG Việt Nam tổ chức.
Phối hợp chặt chẽ với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, chính quyền địa phương và hội đồng thanh lý để theo dõi, đôn đốc việc thu hồi nợ cho BHTG VN.
Theo dõi, tiếp nhận và thụ lý hồ sơ đăng ký tham gia BHTG của tổ chức thành lập mới thuộc đối tượng tham gia BHTG bắt buộc, trình Tổng giám đốc BHTG VN cấp giấy chứng nhận BHTG.
Thực hiện thông báo, cảnh báo tới những đơn vị có vi phạm theo kết quả giám sát hàng quý đối với các tổ chức tham gia BHTG trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về BHTG và an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
Nhận xét, phân loại đánh giá các tổ chức tham gia BHTG theo mức độ vi phạm của quy định Nhà nước về BHTG.
Đôn đốc các tổ chức tham gia BHTG thực hiện đúng chế độ thông tin báo cáo, tính và nộp phí đầy đủ và đúng hạn.
Thúc đẩy công tác tuyên truyền về hoạt động bảo hiểm tới công chúng với nhiều hình thức.
Tổ chức nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn.
Tổ chức cho cán bộ trong chi nhánh tham gia học tập, nghiên cứu các văn bản liên quan đến hoạt động BHTG và tham gia các lớp tập huấn do BHTG VN và chi nhánh tổ chức.
Tham gia hưởng ứng các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao do BHTG VN cũng như các đơn vị có liên quan tổ chức. Tổ chức các hoạt động thể thao ngoài giờ cho cán bộ chi nhánh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
III- GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát
Nhằm đáp ứng đòi hỏi của tiến trình hội nhập cũng như Chiến lược phát triển BHTG Việt Nam giai đoạn 2006 -2015, để có thể trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của BHTG tại Chi nhánh, nghiệp vụ giám sát từ xa phải được tiến hành đổi mới và nâng cao. Xuất phát từ vai trò của hoạt động giám sát và để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của hoạt động giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn, sau đây xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh khu vực Hà Nội.
*. Hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý liên quan
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát từ xa đạt hiệu quả và hiệu lực cao, thực sự là hệ thống cảnh báo sớm đối với tổ chức tham gia BHTG, xin có một số kiến nghị sau với BHTG Việt Nam:
Thứ nhất, Trụ sở chính BHTG Việt Nam với chức năng và nhiệm vụ là xây dựng chính sách cần có chương trình nghiên cứu hoàn thiện và nâng cấp Nghị định về BHTG lên ở mức pháp lệnh và sau đó là luật theo thông lệ quốc tế về cơ sở hạ tầng pháp lý đối hoạt động BHTG.
Thứ hai, phòng Giám sát tại Trụ sở chính BHTG Việt Nam phải tiến hành soạn thảo trình Ban lãnh đạo ký ban hành các văn bản hướng dẫn về hoạt động giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG phù hợp với các quy định mới ban hành của NHNN, để hoạt động giám sát của Chi nhánh khu vực Hà Nội được liên tục và hiệu quả.
Thứ ba, Để hệ thống giám sát từ xa và phân tích cảnh báo sớm đạt hiệu quả cần phải có những báo cáo thận trọng phải được chuyển từ dữ liệu thống kê đầu vào, ước tính thanh khoản và dự trữ bắt buộc, những tính toán từ bảng cân đối kế toán thông thường thành dữ liệu đầu vào có thể đánh giá được rủi ro. Điều này có nghĩa là bộ phận giám sát phải thu thập dữ liệu liên quan đến danh sách nợ của các tổ chức tham gia BHTG, bao gồm biểu hiện phạm pháp và những tài sản có vấn đề, vị trí trong thị trường ngoại hối, những nghiệp vụ ngoại bảng, và những khu vực có rủi ro khác, cũng như bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi lỗ. Do đó, đề nghị BHTG Việt Nam phải sớm xây dựng và ban hành Quy định về chế độ thông tin báo cáo đối với tổ chức tham gia BHTG trong đó quy định về các loại báo cáo, thời gian, nội dung, và mẫu báo cáo. Từ đó dữ liệu có thể so sánh được chuẩn bị và sử dụng trong thời điểm phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh khu vực trong quá trình giám sát.
Cuối cùng, việc xây dựng quy chế đánh giá xếp loại các tổ chức tham gia BHTG là rất cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại sau giám sát đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống phục vụ cho hoạt động kiểm tra tại chỗ và nghiệp vụ hỗ trợ tài chính.
* Xây dựng cơ chế giám sát hợp lý và hiệu quả
Hiện nay cơ chế giám sát vẫn là một tồn tại lớn đối với hoạt động giám sát của BHTG Việt Nam nói chung và các chi nhánh khu vực nói riêng, trong đó có Chi nhánh khu vực Hà Nội.
Trong khi chờ đợi có một nội dung, quy trình giám sát và xử lý sau giám sát thống nhất trong toàn hệ thống, chuyên đề xin đề xuất quy trình giám sát nhằm giúp hoạt động giám sát đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn một kịp thời và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó phải đảm rằng việc phân công, phân cấp hoạt động giám sát từ xa giữa trụ sở chính và chi nhánh theo nguyên tắc đảm bảo sử dụng nguồn lực có hiệu quả tránh chồng chéo và phù hợp với điều kiện thị trường tài chính hiện nay.
Để có thể nâng cao hiệu quả và tính kịp thời của hoạt động giám sát từ xa đối với tổ chức tham gia BHTG, việc giám sát không chỉ thực hiện theo quý mà phải theo tháng để hệ thống giám sát từ xa thực sự là công cụ hữu hiệu giúp BHTG thực hiện mục tiêu "bảo hiểm tích cực", cảnh báo và ngăn ngừa kịp thời đối với các biểu hiện vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động và BHTG cũng như hỗ trợ tích cực các hoạt động nghiệp vụ khác.
Các báo cáo
Chỉ tiêu vi mô
Phân tích
Đánh giá nhận xét và cảnh báo
Các báo cáo
Các chỉ tiêu vi mô định tính và định lượng
Phân tích
Đánh giá xếp loại
Cảnh báo
Quy trình giám sát
hiện nay
Quy trình giám sát
đề
xuất
Sơ đồ 3: Quy trình giám sát từ xa
*. Nghiên cứu và xây dựng mô hình cảnh báo sớm
Hoàn thiện mô hình giám sát để đảm bảo hệ thống giám sát của BHTG Việt Nam giám sát hiệu quả, toàn diện hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, bước đầu xây dựng mô hình giám sát theo rủi ro là một yêu cầu cấp thiết. Qua nghiên cứu mô hình giám sát của một số hệ thống BHTG trên thế giới, chuyên đề xin được giới thiệu về hệ thống cảnh báo sớm của Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Đài Loan (CDIC)) - một tổ chức BHTG mới được thành lập có mô hình giám sát hữu hiệu mà BHTG Việt Nam có thể học tập và áp dụng.
Hệ thống cảnh báo sớm của CDIC nhằm mục đích giám sát tình trạng tài chính và tổ chức đánh giá rủi ro hiện hữu của các tổ chức tài chính dựa trên sự tương xứng về vốn, thu nhập, tính thanh khoản, độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, và các chỉ tiêu khác để phát hiện sớm các tổ chức có vấn đề tài chính và tiến hành những biện pháp kiểm soát cần thiết đúng thời điểm, đồng thời xác định phạm vi, tính thường xuyên, và độ ưu tiên cho các cuộc kiểm tra và thực hiện chính sách đánh giá phù hợp.
Hệ thống cảnh báo sớm của CDIC sử dụng 2 công cụ giám sát chính là (1) hệ thống phân loại dữ liệu kiểm tra và (2) hệ thống phân loại báo cáo thu nhập và hoạt động (%).
Hệ thống phân loại dữ liệu kiểm tra về cơ bản chính là hệ thống phân loại CAMELS mà các nước phát triển đang thực hiện. Hệ thống phân loại dữ liệu kiểm tra sử dụng mẫu thống kê để kiểm tra các tỉ lệ đánh giá tài chính và định mức trọng yếu theo 5 mức là tốt (A), khá tốt (B), trung bình (C), không tốt (D), nguy hiểm(E). Mức D và E là những dấu hiệu cảnh báo hữu hiệu cho các tổ chức bị lâm vào tình trạng khó khăn trong hoạt động.
Hệ thống phân loại dữ liệu kiểm tra nên được áp dụng với 2 nhóm các tổ chức tham gia BHTG như sau:
Kiểm tra cả 6 chỉ tiêu CAMELS Đây là chữ viết tắt của một số chỉ tiêu trong hệ thống phân loại CAMELS của Mỹ, chi tiết về các chỉ tiêu này xin xem phần nghiệp vụ kiểm tra.
: với các tổ chức tín dụng trong nước;
Kiểm tra chỉ 3 chỉ tiêu AME -nt-
: với chi nhánh NH nước ngoài.
Những tổ chức tham gia BHTG ở mức phân loại khá thấp, hoặc bị suy yếu trong khoảng thời gian ngắn sẽ được gửi cho các cơ quan quản lý NH để thực hiện các biện pháp xử lý.
Những thủ tục lựa chọn các tỉ lệ kiểm tra:
Lựa chọn ban đầu trong quy trình giám sát
Phép kiểm tra trọng yếu
Phép kiểm tra tương quan
Kiểm tra thử nghiệm và đánh giá của kiểm tra viên chính
Hệ thống phân loại Báo cáo thu nhập và hoạt động theo phần trăm sử dụng mức phân loại thống kê theo phần trăm để xây dựng các mẫu phân tích, lựa chọn các tỉ lệ đánh giá có độ trọng yếu thống kê cao và độ tương quan thấp. Hệ thống này thu thập dữ liệu từ các báo cáo Thu nhập và hoạt động hàng quý của các tổ chức tham gia BHTG, sau đó tính mức phân loại theo phần trăm riêng lẻ của mỗi tỉ lệ đánh giá, và cuối cùng đưa ra tỉ lệ đánh giá tổng hợp. Từ mức phân loại tổng hợp của mỗi nhóm tổ chức tham gia BHTG, có thể so sánh tình trạng và xu hướng hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.
Hệ thống phân loại Báo cáo thu nhập và hoạt động theo phần trăm được áp dụng với 2 nhóm các tổ chức tham gia BHTG như sau:
Giám sát cả 5 chỉ tiêu CAMELS Đây là chữ viết tắt của một số chỉ tiêu trong hệ thống phân loại CAMELS của Mỹ, chi tiết về các chỉ tiêu này xin xem phần nghiệp vụ kiểm tra.
: với các NH trong nước, hiệp hội tín dụng hợp tác, phân nhánh tín dụng của các liên hiệp nông dân và liên hiệp ngư dân.
Giám sát chỉ 3 chỉ tiêu AME -nt-
: với chi nhánh của các NH nước ngoài.
Khi một tổ chức tham gia BHTG bị phân loại tổng hợp ở mức thấp hoặc mức phân loại bị giảm nhanh chóng trong thời hạn một năm, hoặc một trong các mức phân loại của các yếu tố được đánh giá dưới mức 90 trên 100, tổ chức đó sẽ bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.
*. Xây dựng cơ chế cung cấp và trao đổi thông tin
Để hoạt động giám sát từ xa thực sự là một công cụ hữu hiệu, thông tin đầu vào phục vụ hoạt động giám sát là yếu tố quyết định. Chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội cần thiết lập mối quan hệ tốt với các cơ quan liên quan như thanh tra, kiểm toán, Chi nhánh NHNN các cấp để có thể chia sẻ và cập nhật thông tin về khách hàng của mình.
Bên cạnh đó, phải tiến hành xây dựng quy trình thu nhận, quản lý, sử dụng thông tin đảm bảo tập trung, bảo mật và dễ sử dụng, nâng cao trách nhiệm của các bộ giám sát từ xa trong việc đôn đốc, nhận và sử dụng thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước và các nguồn khác.
Đồng thời cần phải xây dựng và áp dụng phương pháp đối chiếu, kiểm tra thông tin như một lưới lọc thông tin trước khi đưa vào phân tích đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn thông tin hiện có.
*. Nâng cao kỹ năng và kiến thức cho cán bộ giám sát
Để đáp ứng yêu cầu mới của công tác giám sát theo định hướng chiến lược phát triển BHTG Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015, trong nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Chi nhánh Hà Nội cần quan tâm tới việc đào tạo, đào tạo lại và có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác giám sát.
Trước mắt, đối với những cán bộ giám sát có chuyên ngành đào tạo là tài chính - NH, cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ, cập nhật văn bản mới đồng thời khuyến khích tạo điều kiện cho họ bổ sung những kiến thức và kỹ năng mới về phân tích, đánh giá, dự báo, quản lý rủi ro.
Đối với những cán bộ giám sát không có chuyên ngành đào tạo là tài chính - NH, Chi nhánh động viên tham gia những khóa học do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc những khóa học bên ngoài có nội dung về tài chính - ngân hàng. Đồng thời cần có sự phân công, bố trí hợp lý phù hợp với năng lực của từng cán bộ, áp dụng hình thức đào tạo qua công việc.
*. Triển khai và ứng dụng CNTT
Xây dựng và ứng hệ thống CNTT và sử dụng công nghệ với phương châm lấy khách hàng làm tâm điểm sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả giám sát. Mặc dù những nhu cầu cụ thể có thể khác nhau, phụ thuộc vào từng loại hình tổ chức tham gia BHTG, nhưng việc tiếp cận các thông tin một cách kịp thời, chính xác và nhất quán mang lại lợi ích cực kỳ to lớn cho hoạt động giám sát.
Hệ thống quản lý thông tin trong giám sát sẽ giúp Chi nhánh khu vực Hà Nội phát hiện và xử lý các thông tin nhanh chóng và chính xác đối với các các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề. Trong một số trường hợp, nhờ hệ thống CNTT hiện đại, nối mạng với các tổ chức khác trong mạng lưới bảo đảm an toàn tài chính, thông tin về khách hàng có thể được tổng hợp để đưa ra một phân tích chính xác và toàn diện.
Trước mắt cần xây dựng phần mềm giám sát đối với hoạt động giám sát hiện tại, ưu tiên phát triển hệ thống CNTT đảm bảo đủ mạnh để hỗ trợ toàn diện hoạt động giám sát, làm cơ sở xây dựng và triển khai hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm của BHTGVN.
Thay cho lời kết, cùng với yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động BHTG nói chung và hoạt động giám sát nói riêng đáp ứng với xu thế phát triển và hòa nhập của hoạt động tài chính - ngân hàng là phải chuẩn mực hóa và quốc tế hóa các hoạt động BHTG Việt Nam, trong đó có Chi nhánh khu vực Hà Nội sẽ phải cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Bên cạnh những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát từ xa thuộc trách nhiệm của BHTG Việt Nam, Chi nhánh khu vực Hà Nội cũng phải thực hiện một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tại Chi nhánh như nâng cao kỹ năng và kiến thức cho cán bộ làm công tác giám sát, thiết lập mối quan hệ hợp tác và chia sẻ thông tin với các chi nhánh NHNN trên địa bàn, ứng dụng CNTT vào công tác giám sát, tham gia nghiên cứu áp dụng các mô hình giám sát hiện đại, hiệu quả phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để hoạt động giám sát thực sự là "hệ thống cảnh báo sớm" đối với tổ chức tham gia BHTG và cả với chính Chi nhánh khu vực Hà Nội.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị với tổ chức BHTG VN.
2.1.1. Khẩn trương xây dựng và ban hành văn bản về cơ chế nghiệp vụ, quy chế điều hành, quản lý một cách chặt chẽ và đồng bộ.
Là một tổ chức mới được thành lập, cơ sở pháp lý để hoạt động mới chỉ là các văn bản khung. Do vậy, để tạo cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình. BHTG VN cần thiết phải ban hành đầy đủ các văn bản quy định của nhà nước về BHTG.
- Thực tế hiện nay, cùng một TCTD, có thể chịu sự kiểm tra và giám sát của cả hai đơn vị chức năng là thanh tra NHNN và đoàn kiểm tra của BHTG VN với cùng một nội dung kiểm tra là chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng như việc thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, thực hiện công tác kiểm tra ở hai đơn vị chức năng này là độc lập với nhau. Sự kiểm tra thường xuyên trên một góc độ nào đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTD được kiểm tra nhưng vấn đề quan trọng là công tác kiểm tra giám sát sẽ đạt hiệu quả ngày càng cao nếu như có sự phối hợp giữa BHTG VN và NHNN, có sự cung cấp và trao đổi thông tin với nhau. Việc phối hợp này cần được cụ thể hoá trong việc xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ trong hoạt động BHTG, trong việc triển khai các nội dung kiểm tra và chương trình kế hoạch.
Như vậy, BHTG VN cần nhanh chóng ban hành quy chế về cung cấp và trao đổi thông tin giữa các đơn vị chức năng của NHNN và BHTG VN.
2.1.2. Tăng cường công tác quản lý, theo dõi việc tham gia và nộp phí BHTG.
Công tác quản lý, theo dõi việc tham gia BHTG của các TCTD là rất quan trọng đối với BHTG VN. Bảo hiểm với ý nghĩa là bảo đảm, phòng ngừa cho những rủi ro tương lai trên nguyên tắc số đông bù số ít nên theo dõi việc tham gia BHTG của các TCTD sẽ là cơ sở đảm bảo cho nguyên tắc này được thực thi. Do vậy, ngày càng nhiều các TCTD sẽ đăng ký tham gia BHTG nên khối lượng công việc của kiểm tra điều kiện để cấp giấy chứng nhận BHTG đối với các tổ chức này cũng tăng lên. Khi có tổ chức mới đăng ký tham giâ BHTG, BHTG VN cần tién hành kiểm tra điểu kiện của các TCTD đó một cách nhanh chóng và hướng dẫn đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục cũng như bổ sung kịp thời những thiều sót để trình tổng giám đốc cấp giấy chứng nhận BHTG cho TCTD nếu như đủ điều kiện
2.1.3 Đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến, tuyên truyền về hoạt động của BHTG.
Hoạt động của BHTG là một lĩnh vực mới mẻ mà không phải bất cứ người nào đều biết và hiểu rõ về nó. Và một cách để tổ chức tham gia BHTG, các cơ quan đơn vị, cùng dân chúng hiểu rõ hơn về hoạt động BHTG là thông qua phương tiện thông tin để tuyên truyền, phổ biến cho mọi người. Qua công tác tuyên truyền sẽ giúp cho các TCTD, cơ quan đơn vị trên nhiều địa bàn hiểu rõ hơn sự ra đời của BHTG VN là cần thiết và hoạt động của BHTG là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD , đảm bảo sự phát triển an toàn lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Việc tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền sẽ giúp cho các TCTD hiểu biết hơn về những quy định của nhà nước về BHTG cũng như vai trò của BHTG để từ đó tạo thuận lợi và hổ trợ cho công tác kiểm tra giám sát của BHTG VN được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả.
2.1.4 BHTG VN cần phải hợp tác và chia sẽ thông tin với các bên có liên quan đến hoạt động của mình:
BHTG VN là một tổ chức tài chính của nhà nước, là một tổ chức hợp pháp riêng biệt và độc lập. Tuy nhiên, BHTG VN cũng cần phải có mối quan hệ làm việc chặt chẽ và hợp tác để cho phép chia sẻ thông tin với NHNN, các TCTD tham gia BHTG và cơ quan chức năng khác có liên quan để có những thông tin làm cơ sở đưa ra những chấn chỉnh hoặc các biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng và phù hợp với điều kiện cụ thể
2.1.5 Nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên:
Bất kỳ một công ty nào dù có vốn lớn, có trang thiết bị hiện đại đến đâu mà nguồn nhân lực không đảm bảo yêu cầu thì công ty đó cũng không thể phát triển được bởi con người là chủ thể quyết định thành công hay thất bại của công ty đó. Do vậy, để tồn tại và phát triển thì buộc mỗi công ty phải chăm lo đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách thường xuyên liên tục.
Đối với BHTG VN, vấn đề nguồn nhân lực đang là một vấn đề được quan tâm. Nhân viên chưa được đào tạo nhiều về các nghiệp vụ của BHTG đang triển khai nên còn thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm tra giám sát. Chính vì vậy, trong thời gian tới việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của CBCNV cần phải được BHTG VN đặc biệt quan tâm. Cụ thể:
Tổ chức nhiều đợt đào tạo tập huấn nghiệp vụ.
Thường xuyên gửi các cán bộ có triển vọng đi nghiên cứu học tập kinh nghiệm về BHTG ở trong nước và nước ngoài.
Tạo điều kiện để các nhân viên còn yếu và thiếu về nghiệp vụ đi học các lớp đào tạo bổ sung hoặc đào tạo tại chức.
Bố trí các cán bộ có kinh nghiệm làm việc cùng để bồi dưỡng các nhân viên trẻ giúp đội ngũ này trưởng thành trong công tác.
Có được đội ngũ cán bộ tốt là điều kiện cần đối với bất kỳ một tổ chức nào và BHTG VN cũng vậy. Tuy nhiên để đội ngũ này làm việc một cách có hiệu quả thì BHTG VN cần phải có chế độ khen thưởng hợp lý, xử phạt nghiêm minh đối với những cá nhân vi phạm làm ảnh hưởng đến những hoạt động của BHTG VN nói chung và của công tác giám sát từ xa nói riêng.
2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
Đề nghị NHNN sớm ban hành quy chế trao đổi thông tin giữa các đơn vị chức năng của NHNN mà trước hết là thanh tra NHNN với các chi nhánh của BHTG . Theo đó các chi nhánh có thể khai thác kết quả giám sát, kiểm tra và các thông tin khác liên quan đến hoạt động BHTG và ngược lại BHTG cũng cung cấp thông tin liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước, nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm tra của các cơ quan liên quan.
Ngân hàng Nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng sao cho phù hợp với công tác thực tế của các tổ chức tín dụng, đặc biệt cần có tài khoản riêng biệt giữa tiền gửi cá nhân với tài khoản tiền gửi của các tổ chức để dễ dàng cho công tác giám sát từ xa hiện tại cũng như trong tương lai.
Ngân hàng nhà nước và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố phải có biện pháp chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa đối với các quỹ tín dụng nhân dân trong việc đốc thúc các quỹ này thực hiện một cách nghiêm chỉnh các trường hợp vi phạm để từ đó giúp chính các tổ chức này hoạt động tốt hơn, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động BHTG tương lai.
2.3. Kiến nghị đối với quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân được hình thành, vận động và phát triển theo xu hướng các quỹ tín dụng cho nhân dân cơ sở là những hạt nhân đầu tiên ra đời và cũng chính họ là người chủ sở hữu góp vốn thành lập nên các quỹ tín dụng.
Cho đến nay hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã thành lập được Hiệp hội QTDNDVN. Tuy nhiên, đây chưa phải là tổ chức liên kết mạnh. Do đó, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm tăng cường tính liên kết của cả hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thông qua vai trò của hiệp hội này.
Cần phải xây dựng một tinh thần tương trợ, đoàn kết chặt chẽ, gắn bó với nhau trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân nhằm góp phần cũng cố tăng cường hoạt động của quỹ cũng như làm tăng sự tin cậy lần nhau trong hệ thống. Với mong muốn này, việc tăng cường trao đổi thông tin chia sẻ kinh nghiệm giữa các quỹ tín dụng nhân dân là rất cần thiết.
Cần thiết phải có một cơ quan kiểm toán đối với quỹ tín dụng nhân dân bởi vì kiểm toán không chỉ kiểm tra, nhận xét, đánh giá và kết luận về việc tuân thủ các quy định pháp luật, các quy định của Ngân hàng Nhà nước mà kiểm toán còn phải xem xét tổ chức hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đã hợp lý và có hiệu quả kinh tế không, có phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của các thành viên không. Như vậy có thể nói kết quả kiểm toán vừa phục vụ cho chính quỹ tín dụng nhân dân, vừa sẽ là nguồn thông tin toàn diện và độc lập để có thể cung cấp cho tổ chức BHTG khu vực. Sử dụng tốt kết quả kiểm toán thì hoạt động BHTG nói chung sẽ đạt được mục đích của mình một cách hữu hiệu về mặt chuyên môn và hiệu quả về kinh tế.
Ngoài ra, công tác đào tạo và đào taọ lại nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cũng cần được chú trọng.
Trên đây là một số kiến nghị và giải pháp mà em đưa ra nhằm tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của BHTG VN. Để tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát không chỉ cần ở sự nỗ lực của bản thân mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên có liên quan như các TCTD tham gia BHTG và NHNN. . . Sự phối hợp chặt chẽ này sẽ làm cho công tác kiểm tra giám sát nói riêng và toàn bộ hoạt động BHTG VN ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
KẾT LUẬN
Hoạt động ngân hàng có vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia nhưng lại là loại hình kinh doanh có rủi ro cao, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này không những là mối quan tâm của các cơ quan quản lý chuyên ngành, các chủ ngân hàng mà còn của cả những người gửi tiền và toàn xã hội. Để ngăn ngừa những tổn thất và rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, ngoài cơ chế giám sát truyền thống thì BHTG - một cơ chế giám sát mới đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng hiệu quả để bảo vệ người gửi tiền ít và góp phần bảo đảm ổn định và an toàn hệ thống tài chính quốc gia.
Giám sát từ xa là một nghiệp vụ cơ bản được hình thành và phát triển cùng với hoạt động BHTG. Vì vậy, có thể đánh giá sự phát triển của một tổ chức BHTG qua sự phát triển của hệ thống giám sát từ xa.
Giám sát từ xa tại Chi nhánh khu vực Hà Nội dù còn sơ khai và nhiều hạn chế đặc biệt trong việc giám sát các quy định về an toàn đối với tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn do BHTG là hoạt động mới được triển khai tại Việt Nam (gần 5 năm) nên cơ sở hạ tầng pháp lý cho hoạt động này nói chung và hoạt động giám sát nói riêng còn bất cập, hiện đang trong quá trình bổ sung, điều chỉnh và nâng cấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới khi Chiến lược phát triển BHTG Việt Nam được triển khai, với những giải pháp của Chi nhánh và nỗ lực của cán bộ làm công tác giám sát, hiệu quả hoạt động giám sát của BHTG Việt Nam nói chung và tại Chi nhánh khu vực Hà Nội nói riêng sẽ có những thay đổi và cải tiến đáng kể để Chi nhánh khu vực Hà Nội đóng góp nhiều hơn nữa vào việc phát triển hoạt động ngân hàng của các tổ chức tham gia BHTG ngày càng an toàn và lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn lớn của cả nước.
Dù chuyên đề này vẫn còn nhiều hạn chế do thời gian thực tập có hạn cũng như hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh Hà Nội mới được phát triển, hy vọng rằng chuyên đề này sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tại Chi nhánh nhằm đáp ứng yêu cầu mới ngày càng cao trong tiến trình hội nhập quốc tế của hoạt động tài chính -ngân hàng thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS-TS Hồ Sỹ Sà, các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Kinh tế bảo hiểm trường ĐHKTQDHN, cùng các cô chú và anh chị là cán bộ phòng Giám sát từ xa thuộc tổ chức BHTG VN chi nhánh Hà Nội đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 28 tháng 4 năm 2006
Sinh viên
Nguyễn Thị Tâm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình "Kinh tế Bảo hiểm" của trường ĐHKTQD
2. Báo cáo kết quả hoạt động từ năm 2002-2005 của BHTG VN chi nhánh Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Kim Oanh,Bảo hiểm tiền gửi nguyên lý, thực tiễn và định hướng, Luận án tiến sỹ
4. BHTG VN (2002), Báo cáo hoạt động soạn thảo văn bản năm 2003.
5. Các tạp chí : Tạp chí bảo hiểm, tạp chí Ngân hàng tài chính, Tạp chí kinh tế phát triển, Thời báo kinh tế Việt Nam. . .
6. Tập san: BHTG VN 5 năm xây dựng và trưởng thành.
7. Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi.
8. Thông tư số 03/2000/QĐ- NHNN5 ngày 16/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định 89/1999/NĐ - CP của chính phủ về việc Bảo hiểm tiền gửi.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32277.doc