Mô hình kinh tế trang trại trong chăn nuôi đã đưa lại thu nhập khá cao cho các trang trại bình quân từ 40- 50 triệu đồng/ năm. Có một số trang trại chă nuôi gia cầm đem lại thu nhập từ 70- 80 triệu đồng/năm. Song nhìn chung vẫn còn một số vấn đề chưa nhìn nhận ra và đầu tư chưa đúng mức và còn một số hạn chế làm ảnh hướng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.
Trong thời gian tới để cho hoạt động của các trang trại chăn nuôi phát triển nhanh và đúng hướng tôi có một số kiến nghị sau:
- Về đất đai cần có chính sách giao đất trống đồi trọc, đất hoang hoá vận động khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các trang trại chăn nuôi như bò, dê,. để mặt bằng chăn thả cũng như trồng cỏ, thức ăn,.Quy hoạch đất đai phải phù hợp với yêu cầu cần có của sự phát triển kinh tế trang trại như xa khu dân cư sinh sống, gần những vùng nguyên liệu thức ăn, khu chế biến,
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi lợn nái ngoại, số trang trại này được cấp bù lãi suất ngân hàng là 456.688.000 đồng.
- Chính sách của tỉnh: Căn cứ chính sách của tỉnh ban hành, UBND huyện đã chỉ đạo các nghành triển khai, hướng dẫn các trang trại làm thủ tục để được hỗ trợ theo quy định. Từ năm 2002- 2006 các trang trại được vay vốn của tỉnh 840 triệu đồng và được hỗ trợ lãi suất 111.3 triệu đồng. Ngoài ra tỉnh đã cấp bù chênh lệch giá nái giống gốc lợn ông bà, lợn bố mẹ là 264 triệu đồng.
- Chính sách đất đai: ngoài chính sách về vốn, huyện xã gắn với việc thực hiện chuyển đổi ruộng đất, huyện đã có chủ trương cho đấu thầu và cho thuê đất có thời hạn, một số cơ sở xã 2 năm đầu không thu thuế để tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế trang trại. Từ đó khuyến khích được nhân dân tận dụng được diện tích mặt nước ao hồ, ruộng trũng, đất hoang hoá để phát triển kinh tế trang trại.
Nguyên nhân đạt được:
- Có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển của tỉnh, huyện.
- Hiệu qủa của mô hình kinh tế trang trại ngày càng được khẳng định. Lơị thế của mô hình về quy mô, người quản lí, điều kiện sản xuất cộng vào sự ủng hộ của chính quyền địa phương
- áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều giống vật nuôi có năng suất chất lượng cao.
- Công tác thú y tốt phòng trừ các dịch bệnh kịp thời và đúng hướng.
- Quá trình cung ứng thức ăn cho chăn nuôi phù hợp vơi yêu cầu của các trang trại chăn nuôi.
4.2 Tồn tại khuyết điểm
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, kinh tế trang trại chăn nuôi còn bộc lộ một số yếu điểm sau:
- Về quy mô: tuy số lượng trang trại đã có sự phát triển về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ, có nhiều trang trại chưa đạt yêu cầu về kỹ thuật cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật. Một số trang trại, chủ trang trại có điều kiện nhưng chưa dám đầu tư xây dựng những trang trại chăn nuôi đặc sản.
- Về mức đầu tư: phần lớn các trang trại chưa được tập trung đầu tư tương xứng, mức đầu tư còn ít, cơ cấu con nuôi còn manh mún, thiếu quy hoạch, có nhiều vùng trang trại trở thành khu dân cư nên chưa phát huy rõ nét như các xã miền núi Nam Thanh, Khánh Sơn,...
- Tiềm năng đất đai còn nhiều nhưng vẫn chưa được khai thác để đưa vào quy hoạch sản xuất.
- Hiệu quả đầu tư: Trang trại chăn nuôi tuy đã có hiệu quả ban đầu nhưng hiệu quả chưa cao, sản xuất còn mang tính manh mún nhỏ lẻ, sản xuất theo tập quán quảng canh.
Trình độ sản xuất kinh doanh, kỹ thuật của các chủ trang trại còn thấp, quan tâm đầu tư kỹ thuật công nghệ cho trồng trọt, chăn nuôi còn hạn chế. Việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho các chủ trang trại chưa được quan tâm đúng mức.
Chưa làm tốt công tác giám sát trong các quá trình xây dựng trang trại, có một số trang trại vị phạm về quy hoạch xây dựng.
Nguyên nhân tồn tại
- Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền thiếu quan tâm tới phát triển kinh tế trang trại.
- Một số bộ phận nhân dân tư tưởng hẹp hòi nứi kéo. Sự phối hợp thẩm định, phê duyệt các dự án trang trại giữa các phòng ban chức năng của huyện chưa kịp thời đồng bộ, chưa giúp cơ sở định hướng và cách xây dựng một cách chi tiết.
- Kinh tế phần đông nông dân còn khó khăn, vốn đầu tư phát triển cho kinh tế trang trại còn hạn chế.
Nhiều xã chưa quan tâm phát triển kinh tế trang trại, thiếu cơ chế chính sách khuyến khích, đặc biệt là sự chuyển đổi ruộng đất chưa đạt yêu cầu, đất đai chia còn manh mún, nhiều trang trại giao đất mà không được cấp bìa hoặc cấp chưa đúng quy định của luật đất đai nên một số trang trại không dám đầu tư hay không đủ điều kiện để vay vốn tại các ngân hàng.
Chương 3
Phương hướng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi tại
huyện Nam đàn
1 phương hướng phát triển kinh tế của mô hình kinh tế trang trại.
1.1 Những quan điểm cơ bản phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm tới.
1.1.1 Phát triển kinh tế trang trại gắn với tình hình thực tế của địa phương, nhu cầu thực tế của sản phẩm sản xuất.
Kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với những đặc điểm sản xuất nông nghiệp. Sản xuất gắn với đất đai và điều kiện tự nhiên của vùng. Vì vậy phát triển kinh tế trang trại phải dựa vào tình hình thực tế của địa phương phù hợp với hiện trạng đất đai đang sử dụng và khẳ năng tái tạo khai thác sử dụng để xây dựng mô hình kinh tế trang trại phù hợp. Sản xuất Nông nghiệp gắn với cây gắn với cơ thể sống có chu kỳ sinh trưởng và phát triển riêng nên phải có chính sách phù hợp để sản xuất phù hợp.
Đặc thù của sản xuất tại các trang trại là sản xuất các sản phẩm hàng hoá vì thế cho nên phải có kế hoạch sản xuất cụ thể sản xuất cái gì, cho ai, và sản xuất như thế nào để sản xuất ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
1.1.2 Phát triển các loại hình kinh doanh của chủ trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá, phát huy lợi thế so sánh ở mỗi vùng đất nước.
Từng vùng sinh thái ở nước ta hiện nay có thế mạnh riêng, vì vậy hướng kinh doanh chính của trang trại sẽ rất đa dạng, tính đa dạng của các loại hình trang trại không chỉ biểu hiện ở những phương hướng kinh doanh khác nhau khi sử dụng các yếu tố đầu vào và kết qủa đầu ra của trang trại. Hơn nữa đối với từng trang trại cụ thể bên cạnh hướng kinh doanh chính theo quy hoạch vùng, việc lựa chọn hướng kinh doanh bổ sung đa dạng cũng là yếu tố tạo nên tính đa dạng về loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại.
1.1.3 Phát triển trang trại phải gắn với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
Phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở tận dụng thế mạnh nguồn lực của gia đình và của vùng miền. Phát triển kinh tế trang trại tạo ra thu nhập cao cho các hộ sản xuất trong nông nghiệp tăng nhằm cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó phát triển kinh tế trang trại thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá tiếp cận được với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.
Phát triển kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội giải quyết việc làm cho xã hội bước đầu tạo việc làm trước mắt cho lao động không có việc làm sau đó từ từ mở ra quy mô lớn hơn để tạo ra việc làm lâu dài đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội hạn chế tệ nạn.
1.1.4 Phát huy nội lực trong nông nghiệp, nông thôn tạo bước ngoặt phát triển kinh tế trang trại nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế trang trại.
Nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn luôn dồi dào và còn mãi vì đặc điểm sản xuất nông nghiệp thì tư liệu sản xuất của nông nghiệp là đất đai nếu biết cách sử dụng thì có thể tái tạo tốt, bên cạnh đó nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm sản xuất là những yếu tố có thể khai thác để phát triển kinh tế trang trại.
Phát huy nội lực phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp phải chú ý khai thác nội lực trong nông nghiệp, nông thôn gắn với tăng cường sức mạnh của nội lực trong đó đặc biệt chú y một số vấn đề như khai thác nguồn lao động phải gắn liền với phân công lao động xã hội, khai thác đất đai gắn liền với bảo vệ, tránh làm suy kiệt, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Phát huy nội lực của nông nghiệp để phát triển kinh tế trang trại bên cạnh đó phải cần có sự linh hoạt để thu hút vốn đầu tư vào các dự án, các chương trình phát triển của trong nước và nước ngoài.
1.1.5 Phát triển kinh tế trang trại có sự quản lí của nhà nước.
Kinh tế trang trại ở nước ta trong thời gian qua còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún để giải quyết vấn đề trước mắt như tận dụng lao động gia đình. Mà chưa có sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhà nước bởi vậy các trại gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư, , ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm...
Vì vậy để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại được phát triển và đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế trong tương lai thì điều cần thiết thì các trang trại ngay từ đầu thành lập và quá trình phát triển phải có sự công nhận nó về mặt pháp lí và phải có cơ chế quản lí và chính sách thoả đáng. Nhất là phải có văn bản pháp quy dưới hình thức nghị định của chính phủ về phát triển kinh tế trang trại, trong đó khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và có những chính sách khuyến khích kinh tế trang trại phát triển như chính sách đất đai, đầu tư, thuế, khoa học công nghệ, ... Bằng các phương thức như đào tạo công tác kỹ thuật, các dự án phát triển đầu tư vốn,...
1.2 Phương hướng chung về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi
- Rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất Nông- Lâm - Ngư nghiệp của các tỉnh, thành phố xác định vùng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi là vùng đất trống đồi trọc ở Trung Du, miền Núi, đất hoang hoá, ao hồ, ...
- Xác định các loại vật nuôi phù hợp với lợi thế của đất đai, khí hậu của mỗi vùng có tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, ở vùng đông dân cư hướng vào kinh doanh các loại sản phẩm có giá trị cao, yêu cầu ít đất, gắn với công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ.
- Các địa phương rà soát lại các trang trại hiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chính sách đất đai.
- Các địa phương có kế hoạch bố trí vốn để hỗ trợ các trang trại để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở chế biến, cung cấp thông tin.
- Trang trại được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước từ quỹ hỗ trợ đầu tư để trồng rừng, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản.
- Khuyến khích phát triển các trang trại gia đình ở các vùng miền, cán bộ, đảng viên có gia đình làm nông nghiệp được làm trang trại như các hộ nông dân khác.
- Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển các trang trại gia đình, chủ trang trại trực tiếp sản xuất và quản lí, hướng vào khai thác có hiệu quả đất trống đồi trọc, diện tích mặt nước và đất còn hoang hoá để phát triển sản xuất hàng hoá. Tuỳ vào quỹ đất của từng vùng để có quy hoạch sử dụng hợp lí.
- Đối với các vùng đồng bằng khuyến khích phát triển các trang trại chăn nuôi, nông trại chế biến nông sản, thực phẩm thúc đẩy sản xuất thức ăn gia súc, ...
- Thực hiện miễn thuế sử dụng đất, thu nhập đối với thời gian tối đa nếu chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở những vùng địa bàn đất trống đồi trọc, bãi bồi, đâm phá ven biển, ...
2 Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn- Tỉnh Nghệ An.
2.1 Phương hướng chung và mục tiêu phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn.
Phương hướng chung
Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các trang trại làm một khâu hoàn chỉnh từ tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Do vậy để có một trang trại hoàn chính từ đầu đến cuối cần phải có một định hướng rõ ràng ngay từ ban đầu để có một hệ thống tổ chức vững chắc đạt kết quả mang lại lợi ích kinh tế cho cá nhân, xã hội.
Nam Đàn trong những năm tới nhằm thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế trang trại trong những năm tới. Đại hội đảng bộ huyện Nam Đàn lần thứ XXIV đã vạch ra phương hướng chung cho phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện nhà nhất là trong là trong điều kiện kinh tế hội nhập cộng vào cơ chế chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các trang trại chăn nuôi. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gồm một số nội dung sau:
2.1.1 Khai thác tốt tiềm năng lợi thế của vùng, từng địa phương để phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng loại hình quy mô.
Phát triển mạnh trang trại tổng hợp nuôi bò sinh sản, bò thịt, lợn hướng nạc, kết hợp nuôi cá xuất khẩu và các mô hình trang trại sinh thái nông lâm kết hợp, và chăn nuôi đặc sản gắn phát triển du lịch.
Nam Đàn là một huyện nông nghiệp từ lâu đời có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại. Phát huy thế mạnh về ruộng đất, thế mạnh về nguồn lao động dồi dào,... Gần thị trường tiêu thụ lớn là thành phố Vinh, dọc tuyến đường 46 và 15 A nên có khả năng tiêu thụ lớn. Phát huy những lợi thế đó
- Giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính, đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân yên tâm phát triển kinh tế trang trại.
2.12 Hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trạ chăn nuôii cần hướng tới gắn kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chương trình khép kín.
Xu hướng gắn chặt sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của trang trại là xu hướng phổ biến của các nước trên thế giới. Bởi vì để đi lên sản xuất hàng hoá thì sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm gắn liền với nhau trong một chu trình ăn khớp và khép kín chứ không thể tách rời 2 khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, việc tiêu thụ được thực hiện một cách bấp bênh hay ngẫu nhiên như hiện tại ở các trang trại tại địa bàn huyện thì kết quả sản xuất không cao. Để tạo được điều này cần phải trang bị cho hoạt động sản xuất tại các trang trại nói riêng và cơ sở vật chất của địa phương phải được đầu tư và trang bị một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật mới đảm bảo cho sản phẩm làm ra có chất lượng cao và ổn định, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
2.1.3 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn cần gắn kết với các hình thức liên kết kinh tế giữa các trang trại, tạo điều kiện cho các trang trại nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiện nay hoạt động sản xuất của trang trại của các trang trại tại huyện Nam Đàn chủ yếu được tiến hành một cách riêng rẽ, sự liên kết và hợp tác giữa các trang trại hầu như chưa có. Vì thế troang những năm tới với các hướng phát triển thì cần có sự liên kết và hợp tác giữa vac trang trại. Hơn nữa sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trong kinh doanh nông nghiệp cũng đặt ra yêu cầu hợp tác giữa các trang trại sẽ gặp nhiều khó khăn và ách tắc trong phát triển sản xuất kinh doanh nếu thiếu sự liên kết giữa các trang trại với nhau.
Do vậy cần phát triển các hình thức liên kết, hợp tác đa dạng giữa các trang trại tùy theo điều kiện từng vùng và đặc biệt hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Sự liên kết hợp tác giữa các trang trại dựa trên nguyên tắc tự nguyện và do bản thân các trang trại tự quyết định, sự tác động của cơ quan quản lí ở địa phương chỉ là sự định hướng, hướng dẫn, và hỗ trợ một số điều kiện nào đó tuyệt đối tránh sự chỉ đạo gò ép của cơ chế cũ trước đây.
2.1.4 Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi
Sản xuất sản phẩm tại các trang trại chăn nuôi với tỷ suất hàng hoá cao, với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao nên phải có kế hoạch sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, bắt nhịp kịp thời với sự biến động của thị trường để có kế hoạch sản xuất ra những sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao.
Sản phẩm sản xuất tại các trang trại với tỷ suất hàng hoá cao nên vấn đề tìm kiến thị trường tiêu thụ cho sản phẩm sản xuất ra. Khi hiện nay nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội và thách thức rất lớn, vì thế trên địa bàn huyện cần phải có kế hoạch sản xuất phù hợp.
Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích mọi thành phần tham gia vào phát triển kinh tế trang trại. Thu hút những người có trình độ, có khả năng quản lí, ... tạo điều kiện như cho vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để tạo điều kiện cho các thành phần tham gia vào hoạt động sản xuất này.
2.2 Mục tiêu phát triển trang trại chăn nuôi đến năm 2010.
Kinh tế trang trại ngày một phát triển đóng vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Huyên Nam Đàn trong dự án phát triển trang trại chăn nuôi này đã đưa ra mục tiêu phát triển trang trại đến năm 2010 như sau:
Phấn đấu đến năm 2010 trang trại trên địa bàn huyện đạt các chỉ tiêu sau:
- Tổng số trang trại và mô hình kinh tế trang trại, vườn trại: 900- 1000 trong đó trang trại chăn nuôi đạt khoảng 540- 600 trang trại.
Trong đó trang trại đạt tiêu chuẩn nhà nước: 95- 100 trang trại.
Bao gồm:
Trang trại chăn nuôi đại gia súc: 30- 35 trang trại.
Trang trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt + cá: 20- 25 trang trại.
Trang trại chăn nuôi gia cầm : 8- 10 Trang trại
Trang trại chăn nuôi đặc sản 6- 8 trang trại.
3 Giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn trong thời gian tới.
3.1 Tiếp tục rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trang trại phù hợp với quy hoạch tổng thể của từng địa phương.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thay thế được cho tất cả các hoạt động sản xuất đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa nông nghiệp là nghành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để tạo đà cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp thì điều cần thiết quan trọng phải có sự quy hoạch tổng thể để cho nông nghiệp phát triển một cách toàn diện nhất. Nam Đàn là một huyện nông nghiệp từ lâu đời với ngày càng có nhiều mô hình kinh tế mới được áp dụng mà qua đó hình thức kinh tế trang trại trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi hơn. Để có sự hoạt động có kết quả cao cộng với sự phát triển đan xen của các mô hình kinh tế. Bởi vậy tại các kỳ họp hội đồng Huyện đã đưa ra những giải pháp thích hợp cho cơ cấu phát triển mà điều cần có là quy hoạch tổng thể đất đai.
Trên cơ sở quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được duyệt và biến động đất đai cũng như yêu cầu phát triển kinh tế, các xã tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dùng đất nông nghiệp đưa vào quản lí hết những nơi còn hoang hoá, nơi chưa giao sử dụng quy hoạch phát triển trang trại cho từng vùng từ loại hình.
Các trang trại chăn nuôi với quy hoạch sử dụng đất phù hợp bởi ngay từng trong ngành chăn nuôi nó luôn gắn liền với công tác thức ăn, phân, ... Nên trong quy hoạch sử dụng đất cần chú ý:
- Vùng chăn nuôi tập trung tránh xã khu dân cư, khu đô thị.
- Đối với các trang trại chăn nuôi đại gia súc, dê, ... cần phát triển các trang trại chăn nuôi ở những nơi vùng đồi núi, vùng trồng cỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, ...
- Bố trí khu vực chế biến, giết mổ gia súc phù hợp tạo điều kiện cho công tác vận chuyển, kịp thời ,...
Tiếp tục thực hiện công tác chuyển đổi đất, chuyển nhượng và cho thuê đất đảm bảo quy mô cơ cấu của từng loại hình trang trại một cách hợp lí nhằm phát huy lợi thế của đất đai, điều kiện tự nhiên từng vùng, từng địa phương gắn với giao thông, thuỷ lợi, tiêu úng. Quy hoạch trang trại phải phù hợp với quy hoạch vùng kinh tế, đảm bảo yêu cầu về môi trường, thuận lợi cho việc đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo điều kiện cho chủ trang trại sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn có chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Cụ thể định hướng phát triển các vùng như sau:
- Vùng núi và bán sơn địa: Chân núi Đại Huệ, cần thiên nhân phát triển kinh tế trang trại trồng trọt và khoanh nuôi và bảo vệ rừng kết hợp chăn nuôi. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, tiến hành rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp có rừng mà không hiệu quả có độ dốc dưới 15° chuyển sang trồng cây ăn quả. Bố trí mỗi trang trại có từ 2 - 5 ha vường trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đại gia súc như bò sinh sản, bò vỗ béo, nuôi dê theo phương thức kết hợp chăn thả với nuôi nhốt thâm canh.
- Vùng đồng bằng sâu trũng: Những vùng ruông sâu trũng cho đấu thầu để xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt bằng phương thức công nghiệp và bán công nghiệp kết hợp chăn nuôi cá và thuỷ cầm, xây dựng một số trang trại sinh thái nuôi thuỷ cầm kết hợp du lịch.
- Vùng bãi ven sông, vùng cao cưỡng: Xây dựng các trang trại nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo, thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn gia súc phục vụ chăn nuôi đồng thời kết hợp trồng dâu nuôi tằm, trồng chuối va một số cây ăn quả phù hợp.
3.2 Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về quản lí đất đai tạo điều kiện pháp lí cho trang trại và trang trại chăn nuôi phát triển.
Đất đai là yếu tố sản xuất mà gắn với nó thuộc nhiều yếu tố như quyền quyến sở hữu, quyền sử dụng, ... Nên cơ chế quản lí đất đai phải rõ ràng, chính xác để cho hoạt động sản xuất tiếp tục để cho người nông dân có kế hoạch cụ thể để quy hoạch sản xuất trên mảnh đất họ có quyền sở hữu, sử dụng, quyền chuyển nhượng, cho thuê....
Đối với nơi nào có điều kiện giao đất thì kịp thời cho các hộ nông dân. Trên cơ sở đó các hộ nông dân mới mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, xây dựng hệ thống chuồng trại, xây dựng khu vực lán trại để bảo vệ, trông nom vật nuôi. Xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng cho các trang trại.
Đối với các khu đất cho thuê thì soát lại xem những trang trại cấp hết hạn điền thì chuyển sang cho thuê theo một giới hạn nhất định để cho nông hộ có kế hoạch sản xuất phù hợp.
Tiếp tục vận động chuyển đồi, chuyển nhương đất đai để phát triển trang trại. Các hộ chuyển đổi đất 64 tập trung cùgn với các đất xấu, đất đấu thầu để xây dựng trang trại, căn cứ vào từng loại đất để thực hiện hợp đồng hoặc gia hạn theo quy định của pháp luật.
3.3 Giải pháp về vốn đầu tư phát triển kinh tế trang trại trang trại chăn nuôi
Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi là mô hình kinh tế có sự đầu tư đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, con giống, công nghệ kỹ thuật chăn nuôi,... Cái gì cũng cần có vốn đầu tư nhưng thực tế lại cho thấy hầu hết những hộ nông dân phát triển kinh tế trang trại đang có nhu cầu về vốn. Qua điều tra thực tế số vốn vay thực tế chỉ đáp ứng trên 50% nhu cầu của chủ trang trại. Nhìn chung thực tế những hộ nông dân phát triển kinh tế trang trại là những hộ có nguồn vốn tự có tương đối lớn với những tư tưởng sáng tạo và y chí làm giàu lớn nên họ luôn có nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất nhất là trong hoạt động sản xuất chăn nuôi ở tại các trang trại có quy mô lớn, có sự tiến bộ trong công tác sản xuất, có lợi nhuận kinh tế cao. Hiện nay thì nguồn vốn đáp ứng cho vay còn rất hạn chế, sự hỗ trợ của nhà nước còn rất hạn chế vì vậy nhà nước cần có những chính sách phù hợp để các trang trại vay vốn một cách thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại.
Thực hiện tốt các quyết định của chính phủ về đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn và thuỷ sản, Quyết định số 303/QĐ- UBND huyện Nam Đàn về việc phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản năm 2006- 2010.
Có những hoạt động cụ thể hướng dẫn cho các trang trại lập dự án để vay vốn Ngân hàng nông nghiệp và vốn để giải quyết việc làm để phát triển kinh tế trang trại. Cần có sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách lãi suất, thời gian vay vốn phù hợp với chu kỳ kinh doanh.
Cần có những hoạt động cụ thể như sự trợ giúp kỹ thuật, tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ, huy động nguồn lực các trang trại với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
Về chính sách tín dụng phải được ưu đãi với kinh tế trang trại, nên tăng vốn công khai, bình đẳng và hợp pháp.
3.4 Giải pháp về đào tạo và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Con người là mối liên kết giữa tư liệu lao động và đối tượng lao động. Muốn cho hoạt động có hiệu quả cao cần phải có một người lao động có trình độ nhất định đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Nhất là trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế lực lượng lao động ở các trang trại phải được đảm bảo cả về số lượng và trình độ nhất định của cả chủ trang trại, lao động gia đình và lao động làm thuê.
Thực tế cho thấy tại các trang trại tại huyện Nam Đàn nhìn chung quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu còn các trang trại có quy mô lớn chiếm rất ít nên các trang trại chủ yếu là sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, một số trang trại thuê mướn lao động thời vụ và lao động thường xuyên. Việc thuê mướn lao động là hoạt động bình thường tại các trang trại. Việc sử dụng lao động gia đình và lao động làm thuê góp phần giải quyết việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người lao động từ đó dần nâng cao mức sống của người dân.
Hiện nay tình trạng sử dụng lao động làm thuê tại các trang trại chỉ qua sự thoả thuận theo thời gian sử dụng và mức tiền được hưởng với sức lao động đó mà chưa có một chính sách sử dụng lao động nào có tổ chức lãnh đạo từ trên xuống nên cần phải có một chính sách phù hợp sử dụng lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động làm thuê và cả chủ sử dụng lao động. Cần có những cơ chế chính sách phù hợp để gắn mối quan hệ hai bên cùng có lợi và gắn trách nhiệm của người lao động như không được bỏ công việc khi chưa sự đồng y của chủ trang trại,... với chủ trang trại phải bảo hộ lao động,...
Chính quyền địa phương phải hướng dẫn chủ trang trại thực hiện tốt bộ luật lao động, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi thiếu lành mạnh trong sử dụng lao động.
Các phòng ban đặc biệt là phòng kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có sự kết hợp khăng khít với nhân dân. Tổ chức các lớp tập huấn, truyền đạt kiến thức kỹ thuật để tạo được những kiến thức nhất định về những gì mình đang làm và làm như thế nào để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
3.5 Từng bước nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật và quản lí cho chủ trang trại và làm tốt hơn công tác chuyển giao kỹ thuật.
Công tác chăn nuôi
- Chăn nuôi bò: Tiếp tục phát triển các trang trại chăn nuôi trên cả 3 vùng, phát triển nuôi bò sữa. Những hộ gia đình có bò cái lai sind sinh sản nên phối tinh nhân tạo bò Hà Lan để từng bước tạo đàn bò sữa, thực hiện phát triển đàn bò sữa của tỉnh. Với công tác giống phải tiếp tục thực hiện chương trình sind hoá đàn bò, tập trung chỉ đạo mỏ rộng mạng lưới dẫn tinh viên, nhất là các xã chưa có dẫn tinh viên để phục vụ đầy đủ kịp thời trong việc phát triển bò lai sind và bò sữa.
- Chăn nuôi lợn: phát triển các trang trại chăn nuôi lợn nạc, tạo ra những sản phẩm có số lượng và chất lượng cao, cung cấp cho thị trường nội địa và hàng hoá cho xuất khẩu.
Phát triển chăn nuôi lợn sinh sản trong đó chú y phát triển nhanh đàn lợn nái ngoại nhất là các trang trại chăn nuôi để sản xuất ra đàn lợn hậu bị ngoại thuần và con giống. Tiếp tục kết hợp với trung tâm giống chăn nuôi của tỉnh, chỉ đạo trạm giống chăn nuôi huyện sản xuất đủ tinh lợn ngoại và tinh lợn móng cái phục vụ địa bàn,...Chăn nuôi lợn thịt ở các trang trại khi mà nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu đòi hỏi phải có tỷ lệ nạc cao nên đòi hỏi các trang trại chăn nuôi lợn thịt phải chọn nuôi lựon tạo ra sản phẩm nạc cao như đại bạch, landrát, yorsia, ... chỉ đạo thực hiện chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp.
- Chăn nuôi gia cầm: Phát triển các trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn rộng. Đưa tiên bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến vào chăn nuôi như các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thức ăn công nghiệp. Nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp,...
- Chăn nuôi cá: Cần có kế hoạch cụ thể về chăn nuôi cá, tích cực chỉ đạo mở rộng diện tích và thâm canh nuôi cá lúa, cá vụ 3 tận dụng diện tích các hồ thủy lợi. Trang trại chăn nuôi cá cần phải có kế hoạch cụ thể sản xuất với quy mô như thế nào để đảm bảo nhu cầu thức ăn.
Và một số phương thức chăn nuôi khác đảm bảo yêu cầu phát triển và đảm bảo số lượng và chất lượng.
Công tác thú y
Hoạt động chăn nuôi gắn liền với công tác thú y để đảm bảo năng suất và chất lượng của sản phẩm. Thấy được tầm quan trọng của công tác thú y nên UBND huyện Nam Đàn đã đưa ra biện pháp phát triển kinh tế trang trại là thực hiện tốt công tác thú y.
Củng cố mạng lưới thú y từ huyện đến xã hoạt động có hiệu quả và phải thực hiện tốt các chức năng:
+Quản lí hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh thú y.
+ Tham mưu cho UBND xã về công tác thú y trên địa bàn, dự tính, dự báo dịch bệnh để kịp thời phòng và chống dịch không để lây lan.
+ Xây dựng kế hoạch, kiểm tra chỉ đạo côgn tác thú y trong tất cả các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, vừa và nhỏ.
+ Xây dựng quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thú y trên địa bàn xã.
+ Thường xuyên tuyên truyền pháp lệnh thú y để nhân dân thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc phòng bệnh cho gia súc và gia cầm,...
+ Trạm thú y huyện phải làm công tác cung ứng các loại vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thường xuyên kiểm tra công tác kinh doanh thuốc thú y, chỉ đạo công tác tiêm phòng, kiểm tra kiểm soát giết mổ gia súc. ....
-Nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật và quản lí cho chủ trang trại và làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật
+ Đưa các giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao, năng suất và chất lượng tốt vào sản xuất kinh doanh.
+ Không ngừng đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến các sản phẩm của trang trại nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.
+ Mở một số lớp đào tạo ngắn hạn sơ cấp, trung cấp nông nghiệp, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật khuyến nông khuyến lâm để tất cả các trang trại trên địa bàn có hiểu biết kỹ thuật và kiến thức tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, nâng cao năng lực chuyên môn, quản lí kinh tế và dịch vụ thương mại cho các chủ trang trại.
+ Tổ chức cho các chủ trang trại tham quan các mô hình trong và ngoài tỉnh, hội thảo chuyên đề để rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế trang trại ở địa phương.
+ Thành lập và hướng dẫn hoạt động có hiệu quả hiệp hội các trang trại nhằm giúp nhau về kỹ thuật, từng bước tìm đầu ra cho sản phẩm.
3.6 Giải pháp về thức ăn.
Trong chăn nuôi điều quan trọng để cho sản phẩm tăng trưởng phát triển tốt đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm thì điều quan trọng là giải quyết vấn đề thức ăn để đảm bảo cho quá trình phát triển đó. Trong nghành chăn nuôi sản phẩm thức ăn đa dạng về chủng loại. Vì vậy cần phải có giải pháp tích cực đảm bảo thức ăn cho nghành chăn nuôi, điều này đòi hỏi có sự quan tâm chỉ đạo việc cung ứng thức ăn từ bên ngoài cũng như quy hoạch phát triển từ bên trong bằng các biện pháp như diện tích để trồng cỏ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp. Từ đó theo tôi cần có một số giải pháp sau để giải quyết vấn đề thức ăn trong các trang trại chăn nuôi tại điạ phương mình:
- Các hộ gia đình tại các trang trại chăn nuôi cần phải có sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt để lấy một số sản phẩm từ trồng trọt, áp dụng kỹ thuật tự chế biến thức ăn.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng có sự kết hợp trong chăn nuôi. Trồng các loại cây như ngô, phát triển cây đậu tương hè làm nguyên liệu cho việc chế biến thức ăn gia súc.
- Dựa trên diện tích đang có và được sử dụng để trồng thức ăn cho chăn nuôi để có quy hoạch vùng trồng cỏ để phát triển chăn nuôi ổn định.
- Cần có kế hoạch cho việc dự trữ thức ăn như rơm rạ cho trâu bò vào mùa mưa rét, ...
Cần có kế hoạch thức ăn phù hợp cho từng loại trang trại chăn nuôi:
Đối với trang trại chăn nuôi
3.7 Giải pháp về thị trường.
Trang trại sản xuất sản phẩm trong nông nghiệp chủ yếu là cung cấp cho thị trường. Sản xuất ra cái gì, như thế nào và cho ai là những điều quan trọng trong lập định kế hoạch sản xuất. Bởi thế giải pháp thị trường cho các trang trại chăn nuôi là điều quan trọng chi phối cho các kế hoạch sản xuất cũng như phương thức sản xuất. Nhất là trong giai đoạn này, giai đoạn của nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế hội nhập tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng bên cạnh đó còn rất nhiều thách thức đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì thế điều quan trọng đối với các nhà sản xuất là phải bắt nhịp được với sự chuyển biến này để biến các thách thức thành cơ hội mà từ đó sản phẩm của nông nghiệp nói chung và sản phẩm của chăn nuôi nói riêng có cơ hội xâm nhập vào các thị trường rộng lớn
Hiện nay trên các vùng của cả nước đang dần hình thành các vùng nguyên liệu tập trung. Trong các vùng đó hạt nhân mà trung tâm là hệ thống các nhà máy chế biến(sơ chế và tinh chế). Các nhà máy đã góp phần ổn định thị trường ổng định vùng nguyên liệu. Nhưng nhìn chung công nghiệp chế biến ở nước ta chỉ chủ yếu ở các sản phẩm cao su, cà phê, điều, ... và một số sản phẩm từ chăn nuôi dưới dạng đồ hộp nhưng ở quy mô nhỏ và chỉ ở một số sản phẩm.
Nam Đàn là một huyện nông nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm của địa phương cung ứng cho nhu cầu thực phẩm lớn nhất tại thành phố Vinh và một số vùng lân cận là chủ yếu còn một số lượng nhỏ các sản phẩm của địa phương được thu gom lại cung ứng cho các nhà chế biến. Nhưng công tác cung ứng cho các nhà máy chế biến chỉ là những hoạt động không có kế hoạch mà lúc mà nhà máy cần thì có kế hoạch thu gom nhỏ lẻ. Nông hộ tại địa bàn luôn đứng trước những sự e ngại của sự biến động của thị trường. Nên cần có một kế hoạch cụ thể cho thị trường nông sản của địa phương rõ ràng và thực tế hơn. Nhất là đối với các trang trại khi mà quy mô sản xuất lớn. Tạo ra sản phẩm mà thị trường đòi hỏi. Từ đó cần có một số biện pháp thiết thực hơn về công tác thị trường và công nghệ chế biến.
Hiện nay sản phẩm của chăn nuôi đã có một số sản phẩm được qua chế biến nhưng nhìn chung ở dạng quy mô nhỏ. Nhìn chung chi phí các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp có xu hướng tăn lên nhưng sản phẩm đầu ra đang bị ách tắc và khó tiêu thụ. Để cho thị trường được ổn định cần phải. Có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ổn định. Nhà nước cần có kế hoạch điều tiết sản xuất.
Công nghiệp chế biến thì đang còn ở dạng thô sơ chủ yếu là sơ chế. Đòi hỏi các trang trại chế biến sản phẩm chăn nuôi phải có công nghệ phù hợp đáp ứng thị trường trong nước và xuất khâủ. Để làm được điều nay cầm có sự tác động và hỗ trợ của nhà nước.
Nhà nước nên thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau để giúp cho trang trại tiêu thụ được sản phẩm, hạn chế được thua thiệt do giá xuống thấp và ứ đọng sản phẩm.
- Hình thành các hợp tác xã tiêu thụ, dịch vụ cung ứng vật tư, thực hiện liên kết, liên doanh các trang trại trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Các doanh nghiệp nhà nước hình thành các mạng lưới mua bán trực tiếp sanư phẩm đến từng trang trại, hạn chế tư thương ép giá sản phẩm.
- Các doanh nghiệp nhà nước hình thành các mạng lưới mua bán trưch tiếo sản phẩm đến từng trang trại, hạn chế tư thương ép giá sản phẩm.
- Nhà nước cho phép một số trang trại có điều kiện về vốn, có kinh nghiệm kinh doanh thương nghiệp được trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của họ đồng thời mua gom sản phẩm từ các trang trại khác.
3.8 Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn
Như một lẽ tất nhiên ở đâu có hệ thống giao thông, hệ thống điện, bưu chính và thông tin liên lac,... thuận lợi thì ở đó kinh tế phát triển và ở đâu kinh tế phát triển thì mới có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển. Hiện nay đứng trước những yêu cầu của phát triển nhà nước cũng như địa phương có chính sách đầu tư phát triển. Do nguồn vốn hạn hẹp nên phải có chính sách phân bổ nguồn vốn hợp lí với nhu cầu thực tế của từng địa phương, của từng vùng. Lựa chọn đầu tư xây dựng các trung tâm, các cụm kinh tế văn hoá của từng xã, ưu tiên xã khó khăn trước
Cùng với việc xây dựng các trung tâm các nhóm kinh tế văn hoá, cần hỗ trợ nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường giao thông liên thôn, xã. Sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước có tính chất khởi đầu trên cơ sở đó tập trung huy động nguồn lực, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
3.9 Giải pháp về chính sách
Hiện nay có rất nhiều vấn đề về thuế nông nghiệp, nếu các chính sách thuế về nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng nếu được quy định hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển và kích thích các trang trại phát triển sản xuất hàng hoá trong điều kiện kinh tế thị trường.
Giảm thuế sử dụng đất từ 10% xuống còn 3% để hạn chế chuyển nhượng không làm thủ tục ở các cơ quan nhà nước chính sách có thẩm quyền.
Đối với các trang trại thuê đất đồi núi, đất khai hoang thì phải có chính sách miễn thếu,...
Triển khai tốt công tác nghị quyết 03/2000/NQ- CP ngày 02/02/2000 của chính phủ về kinh tế trang trại, quyết định số 07/2006/QĐ- UBND ngày 18/1/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về một số chính sách hỗi trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản. Quyết định số 303/ QĐ- UBND ngày 03/04/2006 của UBND huyện Nam Đàn về việc phê duyệt dự án phát triển trang trại chăn nuôi 2006- 2010.
- Hướng dẫn cho các trang trại lập dự án để vay vốn Ngân Hàng nông nghiệp và vốn giải quyết việc làm để phát triển kinh tế trang trại.
- Hỗ trợ kinh phí để tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ chăn nuôi cho các chủ trang trại. Có chính sách phù hợp trong chỉ đạo trực tiếp cán bộ và người dân cùng làm. Các chủ trang trại được trực tiếp chỉ đạo cặn kẽ phù hợp với tình trạng thực tế trang trại của mình.
Kết luận và kiến nghị
Như một quy luật của sự phát triển kinh tế trang trại ra đời mở ra một phương thức sản xuất mới phù hợp với điều kiện của thời đại. Nó là mô hình chuyển từ nền sản xuất tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá đưa ra thị trường.
Nam Đàn là một huyện thuần nông, mô hình kinh tế trang trại mở ra tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân lao động. Hoạt động sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi của huyện làm nền tảng với các mô hình chăn nuôi bò, lợn, gia cầm,... với kết quả kinh doanh khá cao. Sự phát triển của mô hình sản xuất mới này không những nâng cao năng suất thực tế của mô hình sản xuất kinh doanh đó mà từng bước sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của địa phương như đất đai, lao động. Hơn thế nữa mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi đã đưa sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơi mà nền công nghệ tiên tiến từng bước xâm nhập vào cuộc sống của nhân dân. Để mà từ đó hoạt động này kinh tế trang trại chăn nuôi ngày càng được sự ủng hộ của cơ quan chính quyền địa phương cũng như các dự án đầu tư của chính phủ, tỉnh Nghệ An và huyện nhà. Giải quyết được các vấn đề bức xúc trước mắt cũng như những kế hoạch lâu dài khi nền kinh tế hội nhập. Hoạt động sản xuất kinh tế trang trại tạo điều kiện cho nông hộ khai thác những lợi thế của nền kinh tế hàng hoá mà từ trước tới giờ nền kinh tế tự cung tự cấp không có được.
Mô hình kinh tế trang trại trong chăn nuôi đã đưa lại thu nhập khá cao cho các trang trại bình quân từ 40- 50 triệu đồng/ năm. Có một số trang trại chă nuôi gia cầm đem lại thu nhập từ 70- 80 triệu đồng/năm. Song nhìn chung vẫn còn một số vấn đề chưa nhìn nhận ra và đầu tư chưa đúng mức và còn một số hạn chế làm ảnh hướng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.
Trong thời gian tới để cho hoạt động của các trang trại chăn nuôi phát triển nhanh và đúng hướng tôi có một số kiến nghị sau:
- Về đất đai cần có chính sách giao đất trống đồi trọc, đất hoang hoá vận động khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các trang trại chăn nuôi như bò, dê,... để mặt bằng chăn thả cũng như trồng cỏ, thức ăn,...Quy hoạch đất đai phải phù hợp với yêu cầu cần có của sự phát triển kinh tế trang trại như xa khu dân cư sinh sống, gần những vùng nguyên liệu thức ăn, khu chế biến,
- Chính sách về thị trường cần phải có kế hoạch cụ thể, phân tích thị trường. Tìm kiếm đối tác lâu dài để ổn định sản xuất đối với các nhà sản xuất nhỏ lẻ,...
- Hỗ trợ cho nông dân áp dụng các máy móc vào sản xuất nông nghiệp dưới hình thức trợ giá, vay không lãi, trả góp không lãi,...
- Có các lớp tập huấn kinh nghiệm sản xuât, tham quan giới thiệu các mô hình kinh tế ở nơi khác nhằm tạo nền tảng học hỏi cho các chủ trang trại.
- Tạo điều kiện vay vốn hỗ trợ sản xuất với mức lãi thấp hoặc không có lãi.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Hà Nội năm 2000.
2 Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về tiếp tục đổi mới phát triển nông nghiệp- nông thôn. NXB nông thôn, NXB nông nghiệp HN 1993.
3. Đề án phát triển kinh tế trang trại tại huyện Nam Đàn. Nam Đàn tháng 10/2005
4. Báo cáo tổng hợp " Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Nam Đàn thời kỳ 2000- 2010.
5. Giáo trình kinh tế Nông Nghiệp. NXB Thống kê - Hà Nội năm 2004
6. Giáo trình Quản trị kinh doanh Nông Nghiệp. NXB lao động- xã hội- Hà Nội 2005.
7. Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, NXB Thống kê - Hà Nội năm 2002.
8. Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Nam Đàn nhiệm kỳ 2005- 2010.
9. Tổng hợp phát triển kinh tế trang trại từ 2003- 2007 Huyện Nam Đàn.
10. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 06 của BTV Huyện uỷ Nam Đàn về chương trình phát triển chăn nuôi (2002 - 2004).
11. Đề án phát triển chăn nuôi tại Huyện Nam Đàn 2006- 2010
12. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi qua 5 năm từ 2001 - 2005.
13. Ngoài ra còn sử dụng một số tạp chí và báo như:
- Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
- Tạp chí kinh tế phát triển
- Tạp chí kinh tế và dự báo.
- Tạp chí kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Báo Nông nghiệp Việt Nam.
- Báo kinh tế mới
- Các trang chọn về vấn đề hội nhập WTO
Danh mục bảng biểu
Biểu số 2.1 Cơ cấu diện tích đất đai huyện Nam Đàn................................25
Biểu số 2.2 Cơ cấu lao động huyện Nam Đàn.............................................27
Biểu số 2.3 Tổng giá trị sản xuất huyện Nam Đàn......................................32
Biểu số 2.4 Loại hình trang trại chăn nuôi huyện Nam Đàn.......................34
Biểu số 2.5 Trình độ văn hoá chủ trang trại chăn nuôi................................37
Biểu số 2.6 Trình độ chuyên môn chủ trang trại chăn nuôi ........................38
Biểu số 2.7 Phân loại trang trại theo quy mô đất.........................................40
Biểu số 2.8 Nguồn vốn chủ trang trại..........................................................41
Biểu số 2.9 Lao động của trang trại chăn nuôi ...........................................42
Biểu số 2.10 Tổng giá trị sản xuất và giá trị sản phẩm hàng hoá trang trại
chăn nuôi huyện Nam Đàn...................................................46
Biểu số 2.11 Chi phí vật chất bình quân .....................................................47
Biểu số 2.12 Thu nhập bình quân trang trại chăn nuôi ...............................48
Mục lục
Mở đầu.............................................................................................................1
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi..........................................................................................................4
1 Vai trò và đặc điểm của kinh tế trang trại.....................................................4
1.1 Khái niệm và đặc trưng của trang trại...................................................4
1.2 Sự cần thiết phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi................................7
1.2.1 Vai trò của chăn nuôi.......................................................................7
1.2.2 Vai trò của trang trại chăn nuôi......................................................8
1.3 Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại chăn nuôi..................................10
1.4 Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng..........................................................................................11
1.5 Lịch sử hình thành và phát triển trang trại và trang trại chăn nuôi ở Việt Nam................................................................................................................13
2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển Trang trại chăn nuôi ở Việt Nam.........................................................................................................16
2.1 Nhân tố tự nhiên.................................................................................17
2.2 Nhân tố kinh tế xã hội........................................................................18
2.3 Đường lối chính sách và chủ trương của Đảng...................................20
2.4 Hội nhập và vấn đề đặt ra cho phát triển thị trường............................21
Chương 2: Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.......................................................................................21
1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Nam đàn ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi.................................................................................21
1.1 Vị trí địa lí...........................................................................................21
1.2 Tài nguyên khí hậu ảnh hưởng đến công tác chăn nuôi......................22
1.3 Tình hình sử dụng đất đai....................... ...........................................23
1.4 Tình hình dân số lao động.....................................................................25
1.5 Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng ..........................................................27
1.5.1 Thuỷ lợi..........................................................................................27
1.5.2 Giao thông nông thôn.....................................................................27
1.5.3 Hệ thống điện.................................................................................28
1.6 Công tác y tế giáo dục...........................................................................28
1.7 Tình hình phát triển kinh tế của huyện..................................................30
2 Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tại Huyện Nam Đàn..................31
2.1 Thực trạng chung về phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn..................................................................................................................31
2.2 Các loại hình trang trại chăn nuôi..........................................................32
2.3 Tình hình về chủ trang trại chăn nuôi....................................................35
2.4 Các yếu tố sản xuất................................................................................37
2.5 Tình hình đầu tư thâm canh...................................................................41
2.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi....................43
3 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi tại Huyện Nam Đàn.........................................................................................................43
3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh.................................................................44
3.1.1 Giá trị sản xuất...............................................................................44
3.1.2 Giá trị sản phẩm hàng hoá..............................................................44
3.2 Chi phí vật chất của các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn........46
Chương 3 Phương hướng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam đàn........................................................................................52
1 phương hướng phát triển kinh tế của mô hình kinh tế trang trại.................52
1.1 Những quan điểm cơ bản phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm tới..................................................................................................52
1.1.1 Phát triển kinh tế trang trại gắn với tình hình thực tế của địa phương, nhu cầu thực tế của sản phẩm sản xuất..............................................52
1.1.2 Phát triển các loại hình kinh doanh của chủ trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá.......................................................................52
1.1.3 Phát triển trang trại phải gắn với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường........................................................................................53
1.1.4 Phát huy nội lực trong nông nông nghiệp.......................................53
1.1.5 Phát triển kinh tế trang trại có sự quản lí của nhà nước.................54
1.2 Phương hướng chung về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi............54
2 Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn- Tỉnh Nghệ An...............................................55.
2.1 Phương hướng chung và mục tiêu phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn..............................................................................................55
2.1.1 Khai thác tốt tiềm năng lợi thế của vùng, từng địa phương để phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá....................................56
2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôii cần hướng tới gắn kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chương trình khép kín.....56
2.1.3 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn cần gắn kết với các hình thức liên kết kinh tế ..............................................................56
2.1.4 Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu..............................................................................57
2.2 Mục tiêu phát triển trang trại chăn nuôi đến năm 2010.................58
3 Giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn trong thời gian tới....................................................................................................................58
3.1 Tiếp tục rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trang trại ..........................................................................................58
3.2 Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về quản lí đất đai tạo điều kiện pháp lí cho trang trại và trang trại chăn nuôi phát triển...........................................60
3.3 Giải pháp về vốn đầu tư ........................................................................60
3.4 Giải pháp về đào tạo và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực..................61
3.5 Từng bước nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật và quản .....................63
3.6 Giải pháp về thức ăn..............................................................................65
3.7 Giải pháp về thị trường..........................................................................66
3.8 Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ......................67
3.9 Giải pháp về chính sách.......................................................................68
Kết luận và kiến nghị .....................................................................................69
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................71
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32110.doc