Với kinh nghiệm trên 40 năm xây dựng và phát triển công ty Tràng An đã khẳng định được thương hiệu của mình. Mặc dù những năm qua công ty gặp phải những khó khăn do nền kinh tế mang lại. Nhưng không vì thế mà doanh nghiệp chịu lùi bước. Để đối mặt và vượt qua những khó khăn trở ngại đó công ty đã xây dựng những kế hoạch chi tiết và cụ thể. Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và công nhân viên công ty trong những năm qua công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, mang lại lợi nhuận khá cao cao, nâng cao mức thu nhập cho người lao động, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong năm 2007,2008 tình hình kinh tế có nhiều bất ổn dẫn đến mức tăng của lợi nhuận giảm và hiệu quả kinh doanh của công ty bị giảm so với những năm trước. Vì thế để cải thiện tình hình đó công ty cần có những giải pháp được tính toán cụ thể sao cho giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Thông qua thực trạng phát triển của công ty trong giai đoạn 2006-2008 em có những đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế có hạn nhưng nhờ có sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, phòng ban trong công ty cùng với sự chỉ bảo tận tình của Ts. Nguyễn Thị Kim Dung đã giúp em hoàn thành đề tài của mình.
70 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh công ty bánh kẹo cổ phần Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hách hàng đến với công ty luôn là thượng đế bởi công ty luôn biết rằng khách hàng là người lựa chọn sản phẩm cân mua, địa điểm, cửa hàng sẽ đến. Vì thế công ty luôn có thái độ phục vụ tận tình và chu đáo với khách hàng như:
Luôn giữ thái độ niềm nở đối với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.
Không có thái độ phân biệt đối xử giữa khách hàng lớn và nhỏ.
Lập hòm thư nhận ý kiến đóng góp của khách hàng để có chất lượng phục vụ tốt hơn.
Chính sách phân phối
Công ty đã chú trọng đến việc phát triển các mạng lưới bán hàng. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại phân phối ở các tỉnh miền Bắc và được mở rộng xuất khẩu sang một só nước Asian chủ yếu là: Indonesia, Trung Quốc, Lào, Malaysia và một số nước khác.
Công ty thực hiện phân phối bằng 2 kênh:
Phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Phân phối gián tiếp thông qua các đại lý cấp , siêu thị, chợ lớn…
Trong 2 kênh phân phối trên thì kênh phân phối thứ 2 là kênh tiêu thụ chủ yếu của công ty. Công ty có khoảng 300 đại lý trên toàn miền Bắc và các đại lý này rât nhạy cảm với những biến động của thị trường, nắm bắt nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng giúp công ty đưa sản phẩm vào kênh phân phối được thông suốt và giảm thiểu được lượng hàng tồn kho.
Chính sách đối với sản phẩm
Trong gần 20 năm xây dựng và phát triển cùng với mức sống của người dân tăng lên với nhu cầu đối với các loại hàng hóa bánh kẹo ngày càng tăng về chất lượng cũng như chủng loại, mẫu mã. Vì vậy công ty đã thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính sách này phù hợp với thị hiểu của người tiêu dùng hiện nay vì thế mà công ty đã có được vị trí vững chắc trên thị trường bánh kẹo hiện nay. Quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã sử dụng nhiều hình thức đa dạng hóa sản phẩm sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển công ty và thị trường:
Đa dạng hóa theo hình thức đổi mới chủng loại sản phẩm đưa ra sản phẩm mới hoàn toàn thông qua nghiên cứu phát triển sản phẩm mới song song với quá trình tự nghiên cứu Công ty thường xuyên cử các nhân viên Marketing và các nhân viên phòng kỹ thuật đi tới các siêu thị và hội chợ triển lãm... trong và ngoài nước nhằm tìm hiểu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thị hiếu người tiêu dùng, để từ đó chế tạo các sản phẩm mới và tung ra thị trường.
Đa dạng hóa trên cơ sở hoàn thiện, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm hiện có.
Đối với hương vị sản phẩm: Công ty đưa ra nhiều hương vị sản phẩm mới, đặc biệt là các hương vị tự nhiên, hoa quả, thảo mộc… để làm thay đổi khẩu vị của người tiêu dùng như loại kẹo Chewy, Loly với các sản phẩm như: Kẹo nho đen, dâu, cam, bạc hà, hương cốm, socola…
Đối với bao bì, mẫu mã sản phẩm và qui cách đóng gói sản phẩm: Công thực hiện trên cơ sở thực hiện nghiêm ngặt ngặt các qui định về an toàn thực phẩm công ty đã có nhiều cải thiện về mẫu mã, bao bì sản phẩm. So với trước đây chủ yếu đóng gói vào túi nilon chất lượng thấp, rẻ tiền, thời gian bảo quản ngắn, tính thẩm mĩ không cao dẫn đến những đánh giá không đúng của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Do nắm bắt được xu hướng tiêu dùng hiện đại công ty đã thay thế các túi nilon bằng các hộp giấy cao cấp, hộp nhựa cứng trong, hộp bánh qui thiếc, gói nilon được hút chân không … đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dung đồng thời tăng thời gian cũng năng bảo quản sản phẩm và cũng rất đẹp mắt. Về qui cách đóng gói cũng đã cải tiến phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng như: Snack 9g, 19g, 21g phù hợp với trẻ em, đối với các hộp bánh 25g, 50g phù hợp mang ăn gọn nhẹ, tiện lợi và các hộp lớn 300g, 500g phù hợp trong các dịp lễ tết, quà biếu…
Chất lượng và chủng loại sản phẩm
+/ Công ty luôn chú trong đến sức khỏe người tiêu dùng do đó thông qua nghiên cứu thị trường công ty đã nhận thấy sản phẩm hiện nay rất phong phú vì thế để cạnh tranh được với sản phẩm khác thì yêu cầu sản phẩm không những phải ngon, giàu dinh dưỡng, đẹp mắt mà còn đáp ứng được rất nhiều nhu cầu khác như sản phẩm không chứa cholesterol, ít chất béo dành cho người ăn kiên, huyết áp cao, bệnh tim mạch… Bởi vậy công ty đã chia sản phẩm thành hai dòng sản phẩm: Là sản phẩm không cholesterol dành cho người ăn kiêng thông qua việc đưa thêm các hương vị thảo mộc hoặc socola một cách hợp lý… vào sản phẩm truyền thống và sản phẩm dinh dưỡng dành cho mọi đối tượng khác.
+/ Mọi sản phẩm của công ty khi đưa ra thị trường đều được kiểm định bằng các tiêu chuẩn ISO9001:2000, HACCP Code 2003 đảm bảo mọi tiêu chuần cần có đối với mỗi sản phẩm.
Vấn đề kinh tế, xã hội
Trình độ phát triển kinh tế
Trong những năm qua 2007 và 2008 kinh tê Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, cao góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên kéo theo đó là lạm phát cũng rất cao, giá cả leo thang chính vậy mà sức mua hàng lại không tăng do sức tăng của thu nhập không theo kịp sức tăng của giá cả hàng hóa.Điều này gây cản trở cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Hệ thống pháp luật, chính trị xã hội
Tình hình chính trị nước ta khá ổn định bên cạnh đó nhà nước trong những năm gần đây có những cải cách về hành chính, rõ rệt như đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm ổn định đầu tư, phát triển. Cùng với sự ổn định chính trị, Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 Việt Nam thiết lập mối quan hệ thương mại song phương với Mỹ, mở rộng và gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới như AFTA, WTO. Điều đó tạo cơ hội cho công ty mở rộng thị trường của mình, đồng thời cũng gặp phải những thách thức bởi hàng hóa bánh kẹo nước ngoài tràn vào với giá rẻ và phong phú về chủng loại đòi hỏi công ty phải có chiến lược phát triển phù hợp,đúng đắn để phát huy hết khả năng, nội lực của mình, đứng vững trên thị trương nội địa và vươn tới thị trường thế giới.
Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty bánh kẹo Tràng An
Hiệu quả sản xuất - kinh doanh tổng hợp
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
92,005
136,73
201,975
Tổng chi phí
88,698
132,312
197,232
LN sau thuế
2,035
3,106
3,512
Tỷ suất doanh thu/ Chi phí
1,037
1,033
1,024
Tỉ suất lợi nhuận /doanh thu
2,2%
2,3%
1,7%
Nhận thấy hiệu quả sản xuât kinh doanh tổng hợp giảm sút so với năm 2006 với tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu giảm từ 2,2 % xuống 1,7 % tức là lợi nhuận từ một đồng doanh thu giảm xuống. Nguyên nhân là do mức tăng của chi phí nhanh hơn mức tăng nhanh hơn mức tăng doanh thu thể hiện ở tỷ suất doanh thu/ chi phí giảm dần từ 1,037 – 1,024.
Nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng cao là do:
Công ty tăng cường trang bị máy móc mới, tăng cường thu hút nhân lực trình độ cao, đầu tư cho đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ công ty.
Lạm phát cao kéo theo chi phí nguyên vật liệu tăng, chi phí vận tải tăng…làm cho giá thành sản phẩm tăng.
Hiệu quả sử dụng lao động
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
Tỷ đồng
92,005
136,73
201,975
LN sau thuế
Tỷ đồng
2,035
3,106
3,512
Tổng số lao động
Người
420
504
520
NSLĐ bình quân
Tr.đ/ng
160,94
185,08
215,66
Mức sinh lời bình quân/lao động
Tr.đ/ng
4,85
6,16
6,75
Trong 3 năm 2006-2008 lượng lao động đều tăng lên. Năm 2007 tăng 84 người, năm 2008 tăng 16 người so với 2007. Mức tăng giữa 3 năm có sự giảm dần do công ty chú trọng tăng thêm lao động trình độ cao phục vụ trong các lĩnh vực quản lý bán hàng, kĩ thuật…, giảm thiểu lao động phổ thông. Với hướng đi đúng đắn ấy đã góp phần làm tăng năng suất lao động bình quân lên đáng kể:
Năm 2006: 160,94 triệu đồng / người.
Năm 2007: 185,08 triệu đồng / người tăng 15% so với 2006
Năm 2008: 215,66 triệu đồng / người tăng 16,5 % so với 2007
Với sự nỗ lực của toàn thể công ty góp phần làm tăng lợi nhuận, tạo nên những bước đi vững chắc trên con đường phát triển của công ty bánh kẹo Tràng An. Chính vậy công ty đã không ngừng tăng lương cho cán bộ công nhân viên qua các năm thể hiện ở mức sinh lời bình quân lao động tăng từ 4,85 năm 2006 lên 6,75 năm 2008 mục đích làm cho công nhân viên có động lực làm việc, phục vụ cho sự phát triển của công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
92,005
136,73
201,975
Tổng nguồn vốn
61.945,83
73.641,07
101.253,68
Tỷ suất doanh thu/ vốn kinh doanh
1,485
1,856
1,994
Vốn cố định
19,247
24,005
49,725
Vốn lưu động
42,698
49,636
51,528
Số vòng quay vốn lưu động
2,154
2,75
3,919
Số vòng quay vốn cố định
4,78
5,7
4,06
Số vòng quay vốn lưu động tăng đều qua các năm từ 2006 đến 2008 tăng từ 2,154 đến 3,919. Tuy nhiên số vòng quay vốn lưu động so với công ty có qui mô như công ty Tràng An thì số vông quay này còn thấp nên điều này cũng làm giảm khả năng sử dụng vốn. Nếu tăng được số vòng quay vốn lưu động lên cao hơn sẽ tăng khả năng sử dụng vốn trong chi trả, thanh toán, giao dịch với khách hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Số vòng quay vốn cố định qua các năm lần lượt là:
Năm 2006: 4,78
Năm 2007: 5,7 tăng 1,19 lần so với năm 2006
Năm 2008: 4,06 giảm 1,4 lần so với 2007
Số vòng quay vốn cố định không ổn định:
Năm 2008 giảm so với 2007 là do công ty đầu tư phần lớn máy móc thiết bị ngoại nhập làm tăng chi phí cho tài sản cố định, đồng thời công ty có dự án mở chi nhánh ở Cửa Lò làm vốn cố định tăng từ 24,005 tỷ đồng lên đến 49,725 tỷ đồng ( tăng 107% so với năm 2007)
Năm 2007 tăng so với năm 2006: Do chưa đầu tư bổ sung nhiều về tài sản cố định, chủ yếu dùng máy móc, dây chuyền đã được nhập từ trước: Năm 2006 vốn cố định là: 19,247 tỷ đồng và năm 2007 vốn cố định là 24,005 tỷ đồng. Vì thế số vòng quay vốn cố định vẫn tăng nhưng tăng rất chậm.
Tỷ suất doanh thu / vốn kinh doanh tăng tăng dần từ 1,48 đến 1,99 tuy nhiên tỷ suất và mức tăng của nó còn chưa cao. Do khấu hao tài sản cố định còn chậm, vòng quay của vốn kinh doanh chậm điều đó đã làm cho mức tăng doanh thu bị chậm lại
Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội
- Doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng tỷ đồng: Năm 2007 đóng góp: 5,8tỷ đồng và năm 2008 đóng góp 7,9 tỷ đồng. Và dự kiến năm 2009 công ty sẽ đóng góp 8,3 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước góp phần cải thiện ngân sách nhà nước đóng góp vào công cuộc xây dựng một đất nước giàu mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm, y tế, giáo dục…
Bên cạnh đó sự phát triển của công ty đã giải quyết công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho hàng trăm người lao động.
Năm 2007 giải quyết việc làm cho 504 người, năm 2008 là 520 người. Với mức lương bình quân tăng dần từ 1,8 trđ/người đến 2,4 trđ/ người Góp phần ổn định xã hội nâng cao tay nghề cho người lao động và giảm thiểu các tệ nạn xã hội… xây dựng một xã hội ngày càng lành mạnh và văn minh hơn.
Như vậy có thể nói rằng công ty bánh kẹo Trầng An là một trong những doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với xã hội, đất nước, giải quyết tốt các vấn đề kinh tế cũng như xã hội. Là một trong những nhân tố góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Đánh giá chung
Ưu điểm
Công ty thành công trong việc đưa ra thị trường những danh mục sản phẩm luôn thay đổi cả về hình dáng, mẫu mã, kích cỡ, hương vị sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty đã đánh vào mọi loại đối tượng từ thu nhập trung bình đến thu nhập cao nhằm không bỏ phí đoạn thị trường nào cả. Bên cạnh đó công ty còn phát triển sản phẩm theo chiều sâu nhu cầu của người tiêu dùng như các sản phẩm ăn kiêng, không chứa cholestorol mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng chống gây béo phì, tăng huyết áp…, hay những sản phẩm hương thảo mộc chữa những bệnh thường gặp như ho, rát họng… như sản phẩm kẹo gừng, kẹo bạc hà…Những sản phẩm này không những có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng mà bên cạnh đó nó còn mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho công ty bánh kẹo Tràng An.
Sản phẩm bánh kẹo Tràng An đã trở thành quen thuộc đối với mỗi người tiêu dùng bởi bề dày lịch sử phát triển dựa vào uy tín và thương hiệu “Tràng An” – Tinh hoa bánh kẹo Việt- của công ty thể hiện ở việc công ty đã nỗ lực phấn đấu trong suốt quá trinh hình thành và phát triển đã đạt rất nhiều giải thưởng huy chương vàng, bạc, đồng… qua các kỳ thi, kỳ hội chợ quốc tế hàng công nghiệp như sản phẩm kẹo Cốm , Socola…
Thương hiệu Tràng An giành được giải “ Thương hiệu uy tín chất lượng” trong hội chợ Thương hiệu nổi tiếng trong tháng 10/2005 và gần đây nhất là giải “Sao vàng đất Việt” năm 2008 và rất nhiều giải thưởng khác.
Công ty rất chú trọng cập nhật khoa học công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm tốt, chất lượng,hơn thế nữa là rất an cho môi trường, cho sức khỏe người dân sông quanh khu vực sản xuất của công ty. Đó là ưu điểm lớn của công ty mà rất nhiều nhà sản xuất hiện nay chưa chịu thực hiện. Cùng với việc việc đầu tư máy móc, thiết bị mới công ty cũng rất chú trọng đến phát triển đội ngũ lao động thông qua việc đào tạo, tạo mọi điều kiện để đội ngũ này có khả năng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn để làm gốc rễ cho sự phát triển của công ty.
Công ty góp phần tạo nên một xã hội lành mạnh, giàu đẹp bởi việc tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động giảm thiểu những tệ nạn xã hội, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó công ty rât coi trọng người lao động, quan tâm đến sức khỏe, an toàn lao động,nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động.
Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù đã có những thành tích trong xây dựng, phát triển công ty nhưng công ty cũng còn những tồn tại trong mở rộng sản xuất, hoàn cơ cấu sản phẩm. Những yếu điểm này cần được khắc phục nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty sau này.
Tổng chi phí còn ở mức cao so với doanh thu thu được làm giảm lợi nhuận dẫn đến những khó khăn trong mở rộng sản xuất, đầu tư vào chiều sâu sản phẩm. Với nguyên nhân là do chi phí đầu vào cao do một số nguyên liệu công ty phải nhập từ nước ngoài mà không có sản phẩm thay thế bên cạnh đó chi phí cho bộ máy quản lý quá cao biểu hiện ở chi phí quản lý, bán hàng đều tăng năm 2008 tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2007. Điều đó góp phần đẩy giá thành lên cao, tuy nhiên mức giá bán tăng len không được cao quá bởi trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều sản phẩm cùng loại đang cạnh tranh với sản phẩm của công ty. Một sự thay đổi về giá sẽ ảnh hưởng đến một số lượng không nhỏ người tiêu dùng. Đó là yếu tố làm cho lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2007.
Thị trường của công ty vẫn còn nhỏ hẹp, công ty chủ yếu phát triển ở thị trường khu vực miền Bắc và một só tỉnh phía Nam vì thế chưa tận dụng hết thị trường tiềm năng trong nước. Nguyên nhân do việc mở rộng thị trường cần chi phí vôn lớn vì thê công ty cần có thời gian để mở rộng thị trường của mình.
Công ty rất chú trọng đến máy móc, công nghệ mới tuy nhiên vì chưa đủ vốn nên công ty không có điều kiện thay thế đồng bộ chính vì vậy mà hiệu suât hoạt động của máy móc chưa cao.
Hiệu suất sử dụng lao động chưa cao do vấn đề chuyên môn, trình độ của lao động không đồng đều giữa lao động lâu năm và lao động mới vào nghề cần được đào tạo làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của công ty.
Do hạn chế vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, vốn công ty chủ yếu là vốn vay dẫn đến khả năng chu chuyển vốn cũng như chi trả các khoản nợ còn thấp vì thế mà số vòng quay của vốn thường thấp và tăng chậm
Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất-kinh doanh tại công ty bánh kẹo
Tràng An.
Dự báo tình hình sản xuất-kinh doanh tại công ty bánh kẹo Tràng An đến 2015.
Dự báo sản xuất kinh doanh là vấn đề không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp trong mọi thời kỳ. Nó có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý. Nó cung cấp thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng nguồn lực trong tương lai một cách hợp lý, có căn cứ thực tế. Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép nhà hoạch định chính sách có những quyết định vể đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, những chính sách về tài chính…Dự báo được dựa trên kinh nghiệm thực tế, những phân tích khoa học để đưa ra những dự báo đúng nhất nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình hoàn thiện, phát triển công ty.
Cơ sở dự báo.
Phân tích khuynh hướng vận động, phát triển của nền kinh tế Việt Nam và các yếu tố cấu thành nó trong tương lai : Về các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, lãi suất tiền vay,…tác động đến thu nhập, mức sống của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, của công ty.
Phân tích về dân số trong những năm tới tăng hay giảm, cơ cấu dân số thay đổi như thế nào, ảnh hưởng thế nào đến cung cấp nguồn nhân lực cho công ty.
Phân tích những thay đổi về môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến những thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu, tác động xấu hay tốt đến nguồn cung cấp nguyên liệu cho công ty như hiện tượng mất mùa, lũ lụt đều làm giá thành nguyên liệu cung cấp tăng dẫn đến giá thành sản phẩm tăng ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Phân tích mức cầu trên thị trường: Phân tích nhu cầu tiêu dủng trên thị trường dựa vào phiếu điều tra, đóng góp ý kiến qua hộp thư của công ty, những cuộc điều tra, khảo sát thị trường… từ đó xây dựng đường cầu thị trường. Và có kế hoạch cho sản phẩm.
Phân tích khả năng sản xuất kinh doanh của công ty: Khả năng về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật…
Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo Tràng An đến 2015
Đến năm 2015 kinh tế Việt Nam đi vào vòng ổn định với tỉ lệ tăng trưởng vào khoảng 8,5%, lạm phát được khống chế góp phần ổn định, nâng cao mức sống cho người dân. Một sự gia tăng thu nhập, ổn định đời sống ở người dân sẽ làm họ quan tâm đến tiêu dùng nhiều hơn, có những nhu cầu cao hơn và lựa chọn phong phú hơn về sản phẩm bánh kẹo tạo động lực để công ty duy trì và nâng cao vị thế của mình trong ngành bánh kẹo.
Về thị trường bánh kẹo được đánh giá là đầy tiểm năng do nhu cầu bánh kẹo ngày càng tăng, đặc biệt cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ngày càng tăng do việc Việt Nam hội nhập kinh tế các nước trong khu vực và kinh tế thế giới góp phần giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường phân phối sản phảm cũng như chiếm lĩnh thị trường ra khu vực nước ngoài do không vướng phải những rào cản về thuế quan…Cùng với thuận lợi đó thì doanh nghiệp trong nước cũng phải đối đầu với những khó khăn từ hàng ngoại nhập, chủ yếu là những mặt hàng đắt tiền, xa xỉ dành cho đối tượng thu nhập cao, những đối tượng có tâm lý “sính hàng ngoại ”còn những mặt hàng có giá trung bình, khá được được đánh giá là người tiêu dùng trong nước ưa chuộng hàng Việt Nam hơn:
+ Đối với thị trường trong nước:
Bánh mỳ, bánh nướng đang dần trở thành những đồ ăn quen thuộc của người dân Việt Nam, thị trường bánh kẹo của Việt Nam đang có tiểm năng phát triển hàng đầu Đông Nam á và trên thê giới. Theo công ty tổ chức và điều phối IBA( GHM), sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 476.000 tấn, đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 1.993.000 tấn tổng giá trị bán lẻ tại thị trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm 2015 sẽ là 2.563 triệu USD . Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2009-2015 tính theo USD ước tính khoảng 114,7%/năm, trong khi con số tương tự ở các nước trong khu vực như Trung quốc là 49,09%; Philipin là 52,35%, Indonesia là 64.02….
+ Đối với thị trường nước ngoài:
Để tăng thêm thị phần các doanh nghiệp đã mở rộng đại lý phân phối sang các nước trên thế giới như: Trung quốc, Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Nga… Với sự kiện Việt Nam gia nhập kinh tế thế giới WTO năm 2007 đẫ thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài với bước đầu còn gặp những khó khăn vê những tiêu chuẩn chất lượng, qui cách đóng gói bánh kẹo. Tuy nhiên đến 2015 là thời gian đủ để doanh nghiệp Việt Nam thích nghi với môi trường kinh doanh ở nước ngoài, trụ vững và phát huy thương hiệu Việt của mình, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà phía nước nhập yêu cầu.
Như vậy có thể nói thị trường bánh kẹo Việt Nam đầy tiềm năng, do chưa khai thác hết thị trường vốn có, tạo động lực để ngành bánh kẹo Việt Nam nói chung và công ty Bánh kẹo Tràng An nói riêng mở rộng và phát triển.
Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu là yếu tố không thể thiếu trong dự báo. Nhất là đối với ngành bánh kẹo. Trái đất đang ngày một nóng lên gây ra bao nhiêu tai họa như lũ lụt, hạn hán mất mùa do nạn chặt phá rừng, do quá trình đô thị hóa đã thu hẹp diện tích cây xanh lại. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp bảo quản nguyên liệu cho ngành bánh kẹo. Vì thế doanh nghiệp cần có những kế hoạch chuẩn bị để có thể tự túc được nguyên liệu, giảm thiểu tối đa tác động của chi phí nguyên vật liệu và có kế hoạch phủ xanh những vùng đất trống giảm thiểu quá trình nóng lên của trái đất.
Với những nhân tố khách quan thuận lợi cho quá trình phát triển của công ty bánh kẹo Tràng An, mở ra cho Tràng An một tương lai sáng láng, đầy triển vọng. Dựa trên năng lực sản xuất kinh doanh hiện có của mình: Với đội ngũ cán bộ, nhân viên giàu kinh nghiệm, lực lượng lao động trẻ đầy nhiệt huyết và cơ sở vật chất khá hoàn thiện với hệ thống dây chuyền công nghệ luôn được cập nhật sẽ là đòn bẩy để công ty ngày càng lớn mạnh, phát huy được thương hiệu Tràng An, một thương hiệu Việt mạnh sẽ được sự tiêu dùng, ưa chuộng của mọi khách hàng khi đã một lần sử dụng sản phẩm của nó. Khẳng định được đẳng cấp của thương hiệu Tràng An – Tinh hoa bánh kẹo Việt.
Phương hướng phát triển sản xuất-kinh doanh của công ty bánh kẹo Tràng An giai đoạn 2009-2012
Phương hướng sản xuất-kinh doanh giai đoạn 2009-2012
Giai đoạn 2009-2012 là thời kỳ của công ty trong bối cảnh có nhiều biến động trong nước cũng như thế giới khó lường trước. Song tập thể lãnh đạo và công nhân trong công ty vẫn khẳng định mục tiêu mà công ty phấn đấu là:
+ Tăng khả năng cạnh tranh
+ Tăng lợi nhuận
+ Tăng thị phần
+ Phát triển thương hiệu
Cùng với sự tăng trưởng của ngành bánh kẹo trong những năm qua (10%-15%) và khả năng sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã đưa ra những định hướng phát triển sản xuất kinh doanh như sau:
Không ngừng nâng cao mở rộng qui mô sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm trên thị trường đồng thời năng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang sang các tỉnh miền Trung đồng thời tăng cường xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Inddonexesia…
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Đầu tư dây chuyền sản xuất cả chiều sâu và chiều rộng thông qua nâng cấp máy móc, thiết bị sản xuất vốn có và mua dây chuyền công nghệ mới nhằm tăng năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất. Và dần từng bước tiến đến cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu sản xuất.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng với mọi mức thu nhập.
Đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm, quy cách đóng gói: Tạo ra những mẫu mới sang trọng, đẹp mắt hơn và cao cấp hơn. Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng từ đó có quy cách đóng gói phù hợp đối với từng sản phẩm.
Đa dạng hóa sản phẩm theo chiều rộng và chiều sâu tức là tăng về chủng loại sản phẩm: Nghiên cứu sản phẩm mới và hoàn thiện sản phẩm hiện có, tìm hiểu sâu về nhu cầu tiêu dùng đối với từng đối tượng như các sản phẩm dành cho người ăn kiêng, hay những sản phẩm dành cho người gầy giàu dinh dưỡng, năng lượng…
Để khắc phục tính mùa vụ của sản phẩm bánh kẹo công ty cần phát triển những chủng loại sản phẩm mới như: Bánh kem tươi, bánh mỳ…dành cho các dịp hội nghị, sinh nhật, đám cưới, điểm tâm …
Nghiên cứu sản phẩm mới phải tận dụng được dây chuyền sản xuất hiện tại, dựa vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp tại thời điểm nghiên cứu, đồng thời không làm mất bản sắc thương hiệu vốn có.
Kế hoạch hoạt động 2009
Để từng bước thực hiện phương hướng sản xuất trên, công ty đã xây dựng kế hoạch hàng năm. Cụ thể, năm 2009 kế hoạch của công ty như sau:
Các kế hoạch sản sản xuất-kinh doanh 2009
Đảm bảo tăng doanh thu ở mức khoảng gấp 2 lần quốc gia và 1,5 lần của Hà Nội.
Duy trì lợi nhuận trung bình, ưu tiên đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động và thực hiện tốt các loại hình bảo hiểm (BHXH, y tế, thất nghiệp…)
Đẩy mạnh phát triển thương hiệu, ưu tiên gia tăng thị phần, đặc biệt là miền Trung và miền Nam.
Khánh thành nhà máy Tràng An 2 vào quý III/09, thành lập công ty thương mại Tràng An vào quý II/09.
Tận dụng nguy cơ kinh tế thiểu phát, lãi suất ngân hàng sẽ giảm thấp để đầu tư các sản phẩm có đầu ra tốt( Snack, Rice Cracker, nâng cấp công nghệ Biscuit…)
Bảng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh chủ yếu năm 2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện 2008
Kế hoạch 2009
So sánh 2009
/2008(%)
1. GT SXCN
Triệu đồng
112.145
1.250
111
2. Tổng doanh thu
Triệu đồng
201.975
227.000
112
3. Nộp ngân sách
Triệu đồng
7.909
6.789
86
4. Cổ tức
%
12
12
100
5.Sản phẩm chính
Tấn
5.652
6.300
111
6. Kim ngạch NK
USD
635.000
650.000
102
7. Doanh thu XK
Triệu đồng
723
1.000
138
8. Tổng VĐT mới
Triệu đồng
6.716
5.837
87
9. Tổng số LĐ
Người
574
600
105
10.TNBQ
/tháng/LĐ
1000đ
2.543
2.800
110
11. LN sau thuế
Triệu đồng
3.512
3.637
104
(Nguồn: Phòng kế hoạch và sản xuất)
Kế hoạch đầu tư sản phẩm mới và nghiên cứu, phát triển sản phẩm.
Tổng dự toán kinh phí (riêng thiết bị nhập khẩu) gần 5.837.000.000VNĐ
Công ty thực hiện nghiên cứu sản phẩm mới với quy mô nghiên cứu phòng thí nghiệm đối với các sản phẩm sau:
1./Đề tài khoa học 2008 cấp thành phố:”Nghiên cứu bánh mì ngọt có nhân, bổ sung các chất vi lượng tăng thời gian bảo quẩn”. Tổng kinh phí 1,3 tỷ VNĐ được hỗ trợ 300 triệu VNĐ.
2./ Công nghệ sản xuất “ cháo hộp”
3./ Kẹo cứng nhân rượu, vitamin, “dịch hoa quả tươi”, DHA…
4./ Kẹo cao cấp kết hợp dược phẩm
5./ Kẹo ngậm chống ngứa cổ( phối hợp nghiên cứu với công ty dược Hoa Linh, Hậu Giang…)
6./ Kẹo Chewy có bổ sung vitamin, DHA…
7./ Bánh phủ Socola, kem masmalow.
8./ Snack có nhân( Gắn với đầu tư nhà máy sản xuất Snack thứ 2)
9./ Bánh mỳ kiểu Pháp nhân kem
Kế hoạch quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên.
a. Đào tạo - kinh phí: 200Tr VNĐ
Bao gồm: * Đào tạo quản lý cho cán bộ chủ chốt và chuyên viên
Đào tạo thi nâng bậc
Đào tạo công nhân mới
Đầu tư phần mềm quản lý – kinh phí: 100tr đồng
Phần mềm thanh toán lương đến từng cá nhân và qua thẻ ATM 100% người lao động ( 35Tr.VNĐ)
Phần mềm quản lý máy, thiết bị (20Tr.VNĐ)
Nâng cấp hệ thống mạng LAN tại Tràng An – Hà Nội và thực hiện liên kết thông tin với nhà máy Tràng An 2 tại Cửa Lò (45TR.VNĐ)
Triển khai các qui chế khen thưởng
Xây dựng quy chế khen thưởng chính thức của công ty
In các mẫu giấy khen, biểu tượng giải thưởng…
Kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất-kinh doanh
Nhà máy Tràng An No.2, Cửa Lò, Nghệ An bắt đầu đi vào sản xuất vào quý III/2009 với 2 sản phẩm Teppy Snack và bánh Rice Cracker. Trong đó:
Kinh phí đầu tư : 64.530 tr VNĐ ( vốn điều lệ 10 Tỷ đồng và vốn vay 54.530 tr đồng)
Lao động: 250 người
Nhà máy Tràng An No.1, Đức Thượng, Hoài Đức.
Kế hoạch: Từ 2009 tiếp nhận mặt bằng, thiết kế xây dựng nhà máy Tràng An.1 và đi khởi công xây dựng từ 2010.
Công ty thương mại Tràng An
Đề án công ty thương mại Tràng An thuê trụ sở tại công ty cổ phần Tràng An với vốn điều lệ 6 tỷ VNĐ. Với ngành nghề: kinh doanh phân phối bánh kẹo, bia rượu, nước giải khát…
Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty bánh kẹo Tràng An.
Hiệu quả sản xuất-kinh doanh cao hay thấp sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó được chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ yếu như: Khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng triển khai công nghệ hiện có hay tính cập nhật công nghệ mới, việc sử dụng nguồn nhân lực như thế nào, những đánh giá về nghiên cứu thị trường, điều kiện thời tiết khí hậu kết hợp với những dự báo cho những năm sắp tới có chính xác hay không… Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hay giảm thiểu những rủi ro, tận dụng và phát huy những thuận lợi, lợi thế mà những nhân tố tác động trên mang lại đang là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp để tạo nên một vị thế vững chắc trong thị trường hiện nay khi quá trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và công ty Tràng An cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Từ những phân tích những nhân tố trên có thể đưa ra những giải pháp như sau:
Tăng cường nghiên cứu thị trường và triển khai sản phẩm
Tốc độ tăng trưởng của ngành vào khoảng 14%/năm cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, xóa bỏ dần hàng rào thuế quan đã làm giảm rào cản gia nhập thị trường dẫn đến số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường bánh kẹo ngày càng tăng làm cho cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bánh kẹo ngày càng khốc liệt. Việc nghiên cứu kỹ thị trường nhắm mục đích tránh rủi ro thất bại cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp đồng thời tránh lãng phí trong quá trình sản xuất như sản xuất dư thừa so với nhu cầu do sản phẩm chưa phù hợp với nhu cầu thực sự của người tiêu dùng… điều này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp còn bị hạn chế về nguồn vốn đầu tư như Tràng An. Một sự sử dụng vốn lãng phí sẽ gây tổn thất lớn cho công ty. Ví dụ như việc nghiên cứu sản phẩm mới cần tìm hiểu rõ nhu cầu, khẩu vị từng vùng miền cần phân phối sản phẩm sau đó có thể đi vào sản xuất và cho dùng thử với lượng nhỏ nếu thầy thực sự phù hợp mới đưa vào sản xuất đại trà để tránh tổn thất về vốn đầu tư, ảnh hưởng đến cả quá trình vận hành sản xuất-kinh doanh.
Bên cạnh đó mỗi thị trường đều có những đặc thù riêng, tính chất riêng, với văn hóa, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của mỗi nơi một khác nếu không nghiên cứu thị trường kỹ càng thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ thất bại trong giành thị phần, chiếm lĩnh thị trường với đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu thị trường càng chi tiết, cụ thể càng chính xác cho các khâu định hướng phát triển cho doanh nghiệp đẩm bảo thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách nhịp nhàng, tăng khả năng thích nghi của sản phẩm khi đưa ra thị trường.
Như vậy tăng cường nghiên cứu thị trường nghĩa là công ty phải đi tìm câu trả lời cho các vấn đề sau:
Sự thay đổi về dân số: Quy mô, giới tính, độ tuổi… như thế nào?
Nhu cầu của thị trường hiện tại và xu hướng thay đổi nhu cầu trong tương lai như thế nào?
Thu nhập / mức sống hiện nay như thế nào?
Thái độ của khách hàng về sản phẩm của công ty ra sao?(giá cả, chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng…)
Đối thủ cạnh tranh hiện nay là ai, có những đối thủ nào đang là mối đe dọa đối với công ty hiện nay? Họ có những điểm mạnh nào mà sản phẩm của công ty có thể học tập…
Tìm hiểu thông tin về nguồn nguyên liệu mới
Nhà nước có những thay đổi gì về chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty trong tương lai…
Vì thế cần thu thập thông tin thông qua các điều tra, khảo sát thị trường như phát phiếu điều tra, phỏng vấn khách hàng, tìm hiểu thông qua các đại lý của hãng... Thiết lập hòm thư hay số điện thoại nóng để khách hàng có góp ý về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Để nâng cao chất lượng nghiên cứu thị trường cần có một đội ngũ cán bộ giỏi được trang bị máy móc, thiết bị xử lý thông tin đầy đủ và cần có một quỹ dành cho nghiên cứu thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu thị trường và triển khai sản phẩm.
Hoàn thiện kênh phân phối - tiêu thụ sản phẩm
Thị trường phân phối của công ty mới chỉ tập trung ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và đặt một số đại lý ở các tỉnh miển Trung, miền Nam. Tuy nhiên công ty chưa khai thác được triệt để 2 thị trường miền Trung và miền Nam. Vì thế thời gian tới, công ty cần tập trung hoàn thiện các kênh phân phôi- tiêu thụ sản phẩm, khai thác triệt để thị trường trong nước và hướng ra xuất khẩu. Thiết lập các đại lý lớn, đại lý bán lẻ và cấc cửa hàng giới thiệu sản phảm trên cả 3 vùng miền. Có những chính sách ưu đãi đối với các đại lý lớn như : chiết khấu, hoa hồng, các chính sách bán hàng trả chậm… khuyến khích với các khách hàng tiêu thụ với khối lượng lớn.
Tăng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm
+ Tăng cường đầu tư cho chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông:
Quảng cáo trên đài truyền hình hoặc trên radio : Do ngân sách của công ty là hạn hẹp vì thế không nên chọn đài trung ương mà nên chọn những đài truyền hình của địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh… vừa tiết kiệm chi phí đồng thời tập trung vào những thị trường mục tiêu.
Quảng cáo trên tờ rơi, áp phic, băng rôn… tại các đại lý bán hàng, các bến xe…đây là hình thức quảng cáo ít tốn kém hơn so với quảng cáo trên truyền hình đồng thời hiệu quả cũng không kém.
Quảng cáo trên Internet: Mọi thông tin về hoạt động và những chính sách đối với khách hàng của công ty sẽ được cập nhật trên website riêng của công ty. Đồng thời tạo tiện lợi cho khách hàng có thể biết được thông tin về sản phẩm hay nhu cầu đặt hàng trên mạng…
+ Đưa ra các chương trình khuyến mại
Tổ chức các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng vào các dịp lễ, tết để kích cầu tiêu dùng: Như mua một tặng một, mua càng nhiều thưởng càng lớn, thẻ cào rút thăm trúng thưởng…
Thực hiên chiết khấu phần trăm đối với khách hàng tiêu dùng với khối lượng lớn
Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nhân lực là bộ phận cấu thành nên một công ty, góp phần thúc đẩy phát triển cho công ty, có nhân lực lành nghề là doanh nghiệp đó đã thành công đến hơn một nửa, vấn đề là sử dụng nhân lực như thế nào.
Công ty Bánh kẹo Tràng An rất chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực cho tương lai, nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong công ty về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ nâng cao trình độ chuyên môn góp phần đưa công ty lên tầm cao mới, chiếm vị trí nhất định trong ngành với sự phát triển ổn định và bền vững. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho công ty là phải thực hiện tốt những vấn đề sau:
+ Đối với cán bộ quản lý, kỹ thuật tăng cường cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, tạo điều kiện để đội ngũ này học tập tốt như vấn đề học phí, tài liệu và cam kết nếu có cống hiến với công ty sẽ có những chế độ đãi ngộ riêng
+ Đối với đội ngũ công nhân: Tiến hành đào tạo tại chỗ được thực hiện bởi những công nhân lành nghề, kinh nghiệm lâu năm.
+ Đối với vấn đề thu hút nhân lực cho công ty: Công ty nên tăng cường liên kết với các trường đại học, cao đẳng để thu hút những sinh viên giỏi hoặc đơn giản như các sinh viên cuối cấp phải thực tập ở các công ty mà phù hợp với chuyên ngành họ nghiên cứu thì công ty nên tạo điều kiện để sinh viên học tập, làm quen với môi trường mới đồng thời hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty,từ đó hướng cho các sinh viên này tương lai có thể làm việc tại công ty nhằm tạo nên nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng đồng thời lại giảm chi phí thời gian học việc tại công ty.
Bên cạnh đó công ty cần chủ động liên kết với các cơ sỏ đào tạo nhằm phát triển nhân lực theo mô hình đào tạo tại doanh vừa tiết kiệm chi phí mà lại rất hiệu quả.
+Xây dựng chính sách, qui chế khen thưởng để khuyến khích người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ đồng thời có những xử lý đối với những công nhân viên được cử đi học nhưng lại không có ý thức trong học tập.
+ Công ty cần có chế độ thưởng đối với công nhân làm thêm ca thêm giờ. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến sức khỏe, an toàn lao động cho đội ngũ công nhân viên như thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… có chế độ khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên để đảm bảo hoạt động công tác diễn ra thường xuyên, liên tục.
Tăng cường tạo vốn
3.4.1. . Tăng cường huy động vốn
Để mở rộng sản xuất-kinh doanh hay bất kỳ một kỳ một hoạt động đầu tư nào của công ty đều cần đến vốn. Vì thế để huy động được nguồn vón có các giải pháp như sau:
Liên doanh, liên kết
Đây là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay, sự liên kết tạo ra sự có lợi cho tất cả các bên, tận dụng được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, vốn đầu tư… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có 2 hình thức liên kết:
Liên kết dọc: Sự liên kết của công ty với nhà cung ứng nguyên vật liệu nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung nguyên liệu cũng như giá thành của nó giảm được chi phí về nguyên liệu tăng lợi nhuận cho công ty, tăng tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong ngành.
Liên kết ngang: Là sự liên kết giữa công ty Tràng An với các hãng khác cùng ngành ví dụ như : Kinh đô, Hải hà, Hải châu… Nhằm chống lại sự tràn vào ồ ạt của của mặt hàng bánh kẹo từ nước ngoài. Khẳng định được thương hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao”
Phát hành cổ phiếu
Việc tham gia thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu góp phần tăng tài sản ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn, được tạo thuận lợi trong việc vay vốn ngân hàng như vay với lãi suất ưu đãi, giảm được thủ tục phiền hà trong cầm cố tài sản… Và có một ưu điểm lớn là khi tham gia thị trường chứng khoán các công ty khác sẽ biết được khả năng thực sự của công ty tạo cơ hội cho công ty trở thành đối tác liên doanh với các công ty nước ngoài.
3.4.2. Đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả.
Để tăng cường tạo vốn trước tiên phải đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có vì thế cần quan tâm trước hết đến vốn đầu tư cho vấn đề gì và vấn đề đó có khả thi để đầu tư không nghĩa lầ kết quả đầu tư là gì, mang lại lợi nhuận ra sao… Hiệu quả của sử dụng vốn là phải chọn đúng phương thức sản xuất-kinh doanh. Doanh nghiệp phải dựa vào nhu cầu thị trường để có quyết định về qui mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, giá cả hay chất lượng hàng hóa đảm bảo mọi hoạt động sản xuất-kinh doanh diễn ra cân đối nhịp nhàng, tài sản cố định sử dụng hết công suất, tài sản lưu động luân chuyển đều đặn…từ đó công ty có điều kiện bảo toàn và phát huy nguồn vốn hiện có. Vì vậy cần có kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng vốn và nâng cao khả năng tạo vốn:
Đối với vốn cố định
+ Tăng cường quản lý nghiêm ngặt các tài sản cố định của công ty không để hỏng hóc trước thời gian khấu hao. Vì vậy cần phân cấp quản lý tài sản cố định nhằm tăng tính trách nhiệm trong quản lý và sử dụng tài sản cố định.
+ Đối với những máy móc đã hư hỏng mà không sử dụng đến hoặc ít sử dụng thì nên sớm thanh lý nhằm thu hồi vốn tránh lãng phí để vốn đầu tư đứng yên, không sinh lời.
+ Xác định đúng mức khấu hao trong năm, xác định đúng giá trị còn lại của tài sản nhằm thực hiện tái đầu tư . Hiện tại công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao bình quân hàng năm, công ty nên nghiên cứu và cho thực hiện phương pháp khấu hao nhanh đối với một số tài sản để có điều kiện hiện đại và đổi mới công nghệ
+ Công ty cần có kế hoạch nhập những thiết bị mới để thay dần cho những thiết bị cũ đã nhập từ những năm 91-92 đã lạc hậu đồng thời công suất hoạt động rất thấp không đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Với máy móc thiết bị nhập về yêu cầu phải phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam, con người Việt Nam, phù hợp với loại sản phẩm sản xuất của công ty nhằm phát huy tối đa hiệu suất sử dụng của máy móc cũng như khả năng sử dụng, vận hành của đội ngũ công nhân viên.
Đối với vốn lưu động
+ Cần lập kế hoạch sử dụng vốn lưu động cho hợp lý đồng thời quản lý chặt chẽ công tác sử dụng vốn lưu động trong từng thời kỳ sản xuất-kinh doanh nhằm mục đích huy động nguồn vốn bổ sung một cách hiệu quả nhất bởi nếu tính toán mà dư thừa vốn sẽ gây lãng phí trong sử dụng vốn, còn thiếu vốn sẽ gây chậm trễ cho các khâu sản xuất- kinh doanh, chậm trễ trong chu chuyển vốn.
+ Giảm thiểu các sản phẩm kinh doanh dở dang vầ hàng tồn kho.
Xác định lượng hàng tồn kho hợp lý vừa đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh tránh việc sản xuất quá nhiều so với nhu cầu trên thị trường gây ứ đọng vốn lưu động gây khó khăn trong huy động vốn vì thế khâu nghiên cứu thị trường cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng, thu thập thông tin một cách chính xác để tránh rủi ro cho khâu đầu tư vốn cho sản xuất-kinh doanh.
Bánh kẹo là mặt hàng khó bảo quản lâu vì thế cần bán thanh lý nhanh những mặt hàng tồn kho để nhanh chóng thu hồi vón tránh bị thua lỗ do hàng hóa bị hết hạn đồng thời giảm được các chi phí lưu kho…
Chú trọng các chính sách giá của công ty
Công ty luôn cố găng thực hiện các giải pháp để hạ giá thành của sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên được chất lượng sản phẩm nhằm đưa ra mức giá hợp lý đảm bảo phù hợp với mức thu nhập của mỗi khách hàng :
- Đối với sản phẩm bánh kẹo thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Ví dụ sản phẩm kẹo cứng chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm khoảng 72 - 73% giá thành sản phẩm, kẹo mềm chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 70% và bánh có chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 65% giá thành sản phẩm. Vì vậy giảm chi phí về nguyên vật liệu có nghĩa quyết định đến hạ giá thành sản phẩm. Để giảm được chi phí và nguyên vật liệu công ty cần thực hiện tốt các khâu sau:
Tổ chức tốt khâu thu mua nguyên vật liệu:
Ngoài việc đánh giá, kiểm tra, giám sát chất lượng của nguyên vật liệu thu mua, Công ty còn phải chi phí vận chuyển từ phía nhà cung ứng về kho… để đi đến quyết định mua nguyên vật liệu ở nguồn cung ứng nào là hiệu quả nhất.
Giảm chi phí bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu
Để giảm được chi phí nguyên vật liệu dự trữ ở trong kho, Công ty cần thực hiện tốt quản trị nguyên vật liệu trong kho. Thực hiện tốt khâu tiếp nhận nguyên vật liệu vào trong kho, bảo quản, cấp phát nguyên vật liệu có ở trong kho và thực hiện kiểm tra thường xuyên mức dự trữ nguyên vật liệu, chống ẩm mốc, bảo quản tốt chất lượng nguyên vật liệu trong kho.. Bên cạnh đó Công ty cần nâng cấp hệ thống kho chứa để nguyên vật liệu trong kho được bảo quản tốt hơn, đảm đảm khả năng cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, đảm bảo được chất lượng khi đưa vào sản xuất.
- Giảm chi phí quản lý
Chi phí quản lý bán hàng của công ty chiếm tỷ lệ cao trong công tác quản lý chung về sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy cần bố trí nhân lực một cách hợp lý về số lượng, vị trí làm việc và phù hợp với yêu cầu của công việc. Tổ chức bán hàng phải mang tính ổn định để giảm những tổn thất về chi phí nhân sự, đồng thời tổ chức phải đủ linh hoạt để điều chỉnh theo những biến đổi, tác động từ bên ngoài như sự biến động của thị trường…
Cải tiến mẫu mã, bao bì cho sản phẩm hiện có
Với mức sống của người dân đang ngày một cải thiện thì nhu cầu về bánh kẹo ngày càng tăng, việc công ty tạo ra những sản phẩm có mẫu mã, bao bì đẹp sẽ là lợi thế cho công ty. Bởi theo tâm lý của người tiêu dùng, hàng hóa trước tiên cần phải đẹp, nhìn hấp dẫn sau đó mới là ngon và phần lớn những sản phẩm bắt mắt lại có khả năng đánh lừa vị giác của người tiêu dùng. Vì thế công ty cần cố gắng tạo nên một hình ảnh, phong cách mà khách hàng chỉ cần nhìn vào là biết ngay đó là sản phẩm của công ty, có thể đánh giấ được chất lượng, mẫu mã ra sao. Nếu công ty thực hiện tốt khâu tổ chức, thiết kế mẫu mã bao bì không những tạo thiện cảm cho người tiêu dùng mà còn tiết kiệm chi phí vật liệu phụ, giảm giá thành tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Để đảm bảo thực hiện tốt khâu thiết kế mẫu mã, bao bì cần chú ý những điểm sau:
Giữa bao bì và sản phẩm phải có sự thống nhất với nhau làm tăng lòng tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó việc sử dụng bao bì cần đảm bảo vệ sinh như hút chân không, khử trùng…bao bì sử dụng cần chú ý đến tính kinh tế của nó như việc đóng gói bao bì cần phải vừa khít với sản phẩm,dễ đóng gói, không nên in quá nhiều màu mè lên sản phẩm vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, vừa giảm được chi phí sản xuất cho công ty.
Bao bì phải thiết kế sao cho dễ phân biệt với sản phẩm cùng loại của hãng khác, trên bao bì cần thể hiện rõ những thông tin cần thiết: Nhà sản xuất, hạn sản xuất, tên sản phẩm, tiêu chuẩn năng lượng, dinh dưỡng, thành phần cầu tạo nên sản phẩm…
Công ty nên sử dụng những bao bì có khả năng tái chế được như những hộp nhựa, hộp thiếc… và thu mua những sản phẩm này từ phía khách hàng để tái sử dụng vừa khuyến khích được việc tiêu dùng mà công ty lại giảm được chi phí đáng kể do không phải mua bao bì mới.
Giữ vững và phát huy thương hiệu đã xây dựng
Với kinh nghiệm trên 40 năm xây dựng và phát triển công ty Tràng An đang ngày càng lớn mạnh dựa trên uy tín, thương hiệu của mình. Vì thế công ty cân chú trọng giữ vững và chân trọng thành quả đã tạo ra đồng thời phát huy thương hiệu Tràng An để nó luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng với cam kết đảm bảo chất lượng, các tiêu chuẩn ISO.
Để phát huy thương hiệu bánh kẹo Tràng An công ty cần chú trọng đến các vấn đề sau:
Cập nhật công nghệ đồng bộ đảm bảo hiệu quả sản xuất, đảm bảo các tiêu chuản về thành phần trong mỗi sản phẩm đo lường chính xác, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đa dạng hóa sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, phù hợp với khẩu vị của người Việt. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, công ty cần có những kế hoạch chi tiết, đồng bộ cho việc thiết kế mẫu mã, bao bì cho sản phẩm sao cho đẹp mắt, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, tăng lợi nhuận làm động lực phát triển cho công ty.
Quảng bá sản phẩm là vấn đề không thể thiếu nhằm mục đích để mọi người tiêu dùng đều biết đến sản phẩm của công ty. Quảng bá sản bá sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông: Báo, đài, tivi, trên các phương tiện giao thông công cộng…
Kiến nghị với Nhà nước
Thực hiện quản lý chật chẽ chất lượng, mẫu mã sản phẩm
Hiện nay, bánh kẹo là hàng hóa rất đa dạng, phong phú trên thị trương vì thế tình trạng hàng nhái, hàng giả diễn ra tràn lan do đội ngũ cán bộ quản lý còn mỏng so với thị trường phân phối bánh kẹo hiện nay dẫn đến tình trạng không kiểm soát, xử lý hết các vi phạm đồng thời do pháp luật còn nhiều lỗ hổng khiến các đối tượng vi phạm vẫn có khả năng luồn lách để lách luật được. Bên cạnh đó còn do một nguyên nhân là có một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất làm ngơ, nhận hối lộ từ những đối tượng này để các đối tượng này ngang nhiên hoành hành. Vì thế vấn đề đặt ra hiện nay là nhà nước cần tăng cường đội ngũ cán bộ có chuyên môn rà soát vấn nạn này và có những chế tài xử phạt nghiêm khắc với các đối tượng vi phạm và các cán bộ vi phạm việc rung túng cho các đối tượng này. Cùng với đó nhà nước cần rà soát những văn bản pháp luật hiện hành để có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp và cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp
Chính sách thuế
Cần tránh sự chồng chéo trong đánh thuế lên các sản phẩm, các chi phí cho nguyên vật liệu điều đó cản trở việc kinh doanh của doanh nghiệp
Trong năm 2007-2008 tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm đều tăng gây khó khăn trong khâu tiêu thụ cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó một số nguyên vật liệu, máy móc thiết bị bắt buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài để tăng tính cạnh tranh với doanh nghiệp khác vì thế trong thời gian tới nhà nước cần có sự điều chỉnh về mức thuế nhập khẩu nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm này.
Cho doanh nghiệp vay vốn với mức lãi suất hợp lý
Lãi suất là vấn đề quyết định đến việc doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng hay không. Với mức lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong khâu hoàn trả. Một mức lãi suất hợp lý sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng nhu cầu vay vốn để mở rộng sản do giảm được chi phí trong sản xuất, giảm giá thành kích thích được tiêu dùng trong dân góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó nhà nước cần có những chính sách cho vay vốn nhanh gọn, tránh những thủ tục rườm rà, gây khó khăn trong khâu vay vốn làm trễ mất thời cơ đầu tư của doanh nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp
Việc tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt với công ty bánh kẹo Tràng An với qui mô vốn còn hạn chế thì tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng trưởng thành và lớn mạnh. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp công ty an tâm sản xuất-kinh doanh tránh được các hiện tượng độc quyền, chèn ép giá với công ty, mất ổn định cho nền kinh tế… mà người tiêu dùng là người thiệt hại đầu tiên.
Kết luận
Với kinh nghiệm trên 40 năm xây dựng và phát triển công ty Tràng An đã khẳng định được thương hiệu của mình. Mặc dù những năm qua công ty gặp phải những khó khăn do nền kinh tế mang lại. Nhưng không vì thế mà doanh nghiệp chịu lùi bước. Để đối mặt và vượt qua những khó khăn trở ngại đó công ty đã xây dựng những kế hoạch chi tiết và cụ thể. Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và công nhân viên công ty trong những năm qua công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, mang lại lợi nhuận khá cao cao, nâng cao mức thu nhập cho người lao động, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong năm 2007,2008 tình hình kinh tế có nhiều bất ổn dẫn đến mức tăng của lợi nhuận giảm và hiệu quả kinh doanh của công ty bị giảm so với những năm trước. Vì thế để cải thiện tình hình đó công ty cần có những giải pháp được tính toán cụ thể sao cho giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Thông qua thực trạng phát triển của công ty trong giai đoạn 2006-2008 em có những đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế có hạn nhưng nhờ có sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, phòng ban trong công ty cùng với sự chỉ bảo tận tình của Ts. Nguyễn Thị Kim Dung đã giúp em hoàn thành đề tài của mình.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình quản trị chiến lược- Nhà xuất bản thống kê.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam- Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Tràng An các năm 2006-2008.
Dự báo và kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần Tràng An năm 2009
Website công ty Tràng An:
Website:
Website:
Mục LụC
Nhận xét của đơn vị thực tập
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22084.doc