Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH đã diễn ra theo đúng xu thế chung của nền kinh tế trong nước cũng như xu thế của toàn cầu.Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. So với cả nước tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn nhanh, nhưng về cơ bản vẫn chậm so với các vùng khác trong cả nước. Trong nội bộ ngành kinh tế, sự chuyển dịch diễn ra cũng chậm. Trong khối ngành nông – lâm- thủy sản, tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn nhưng giá trị đóng góp vào GDP chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành này cũng chiếm đa số, mà chủ yếu là lao động không qua đào tạo. vì thế mà đóng góp của ngành vào GDP còn thấp. Trong vùng, ngành công nghiệp chế biến ngày càng được quan tâm, và đem lại nhiều giá trị kinh tế. Theo sự phát triển của kinh tế, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm thu hút nhiều lao động có kỹ năng, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ trong nước cũng như nước ngoài.
Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đã gây ra nhiều ảnh hướng đến đời sống kinh tế - xã hội trong vùng. Do sự phát triển của ngành công nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn nhiều đất nông nghiệp sử dụng không đúng mục đích, ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Do tính chất của nền kinh tế thị trường, sản phẩm ngành du lịch của vùng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, tạo ra sự chậm chuyển đổi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Vì thế, vùng ĐBSH cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục hiện trạng trên. Đồng thời trên quan điểm phát triển kinh tế, và tình hình kinh tế của vùng ĐBSH có những giải pháp đào tạo nguồn lao động, tạo ra đội ngũ lao động có kỹ năng để phát triển ngành công nghiêp - xây dựng cơ bản và ngành dịch vụ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vùng ĐBSH.
79 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ lệ lao động qua đào tạo chủ yếu là trình độ trung cấp chuyên nghiệp (13.61%) và CĐ, ĐH trở lên (22.1%). Mặt khác, ở nông thôn, lao dộng chủ yếu đã tốt nghiệp ở bậc tiểu học (19.8%), THCS (55.3%), tỷ lệ tốt nghiêp THPT chỉ đạt 19.6%. Mà ngành nông - lâm - thủy sản chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn tăng hàng năm, đặc biệt tình hình tai nạn lao động trong khu vực nông nghiệp chưa được kiểm soát, nguy cơ rủi ro và quyền lợi của người lao dộng không được đảm bảo khá lớn. Đó là do trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất của DN lạc hậu, thiếu đầu tư cải thiện điều kiện làm việc. Do đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành kinh tế của vùng ĐBSH.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÙNG ĐBSH
1 Quan điểm và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH trong giai đoạn 2011-2020
1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH
- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, tháo gỡ mọi khó khăn cản trở, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng…để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững
- Phát triển ngành kinh tế trong vùng trong sự hợp tác chặt chẽ với các vùng khác, tạo sự liên kết về kinh tế
- Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng với công bằng, tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa của nhân dân trong vùng.
- Đầu tư, phát triển các ngành phải gắn với bào vệ môi trường, cân bằng sinh thái
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chính sách xóa đói giảm nghèo,giải quyết việc làm cho người lao động, tránh tình trạng phân bố lao động không đồng đều
1.2. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng
1.2.1. Định hướng
Tiếp cận theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Xuất phát quan điểm “ Phát triển của vùng ĐBSH đặt trong chiến lược phát triển quốc gia và trong mối quan hệ với chiến lược phát triển của khu vực. Phát triển với tốc độ cao là yêu cầu xuất phát từ vị trí và vai trò của vùng đối với các vùng khác trong cả nước”
Vì vậy để giữ vững vai trò và vị trí của vùng ĐBSH với cả nước, mục tiêu đặt ra là GDP bình quân đầu người vùng ĐBSH phải đạt 17.8 triệu đồng/người vào năm 2010 và đạt 63.7 triệu đồng vào năm 2020. Quy ra USD, năm 2010 đạt trên 1100 USD và đạt trên 4000 USD năm 2020. Vì vậy tốc độ tăng trưởng GDP trong thồi kỳ 2006 - 2020 phải đạt 14-14.6%/năm
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng này nêu trên, trong thời kỳ 2020, cần có các điều kiện sau đây:
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa: Đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 8.1% GDP toàn vùng
-Tăng năng suất lao dộng : Tốc độ tăng năng suất lao động chung toàn bộ kinh tế vùng phải đạt 7.6%/năm, trong đó năng suất lao dộng nông nghiệp tưng 9.1%/năm, do đó lao dộng nông nghiệp giảm. Tương tự, năng suất lao động công nghiệp tăng : 6%/năm và dịch vụ tăng 7.6%/năm.
-Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp: Nhu cầu lao động tăng 3%/năm, nhưng lao động nông nghiệp giảm dần. Đến năm 2020 lao động trong nông nghiệp chiếm 30%, giẳm 2.4%/năm, lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 70% tổng số lao động.
-Tăng vốn sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Vốn sản xuất trong thời kỳ 2006-2020 tăng 14.8%/năm. Đồng thời cần đảm bảo tăng hiệu quả sử dụng vốn. Đảm bảo hệ số ICOR thấp, trong thời kỳ 2006-2020, hệ số ICOR chung là 4.9, trong đó công nghiệp:5.0: dịch vụ:4.4, riêng khu vực nông nghiệp do đất chật người đông, không còn tiềm năng để mở rộng sản xuất do dố hệ số ICOR là khá cao, lên đến12.3.
-Tăng chất lượng hiệu quả sủ dụng nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất: Năng lực của lao động công nghiệp và dịch vụ tăng 7.5%/năm.Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất trong công nghiệp và dich vụ cần tăng 5.5%/năm.
Bảng 16: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng một số chỉ tiêu tổng hợp
Đơn vị
Cơ cấu GDP
Tốc độ tăng
2010
2020
2006-2010
2011-2020
2006-2020
Tổng số
%
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông nghiêp
%
11,8
8,1
5,0
7,5
6,7
Công nghiệp
%
41,8
42,5
14,8
14,7
14,8
Dịch vụ
%
46,4
49,4
16,0
16,1
16,1
Bảng 17: Chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng năng suất lao động
Đơn vị
Cơ cấu lao động
Tốc độ tăng NS lao động
2010
2020
2006-2010
2011-2020
2006-2020
Tổng GDP
%
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
%
53,8
30,0
6,1
10,7
9,1
Công nghiệp
%
19,5
30,0
4,7
6,7
6,0
Dịch vụ
%
26,7
40,0
6,4
8,3
7,6
Bảng 18: Hệ số ICOR và nhu cầu vốn đầu tư theo giá cân bằng
ICOR
Vốn đầu tư( tỷ đồng)
2006-2010
2011-2020
2006-2010
2006-2010
2011-2020
2006-2020
∑ GDP
3,7
5,1
4,9
641070
5564524
6205594
N-L-TS
7,5
13,3
12,3
63015
546986
610001
CN-XD
3,6
5,2
5,0
269106
2335955
2605061
Dịch vụ
3,4
4,5
4,4
308949
2681583
2990532
Tiếp cận theo tiềm năng phát triển ngành
Có 3 phương án thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH, mỗi phương án có mục tiêu khác nhau, do đó kết quả chuyển dịch kinh tế ngành kinh tế là khác nhau. Cụ thể là:
Phương án 1( tiếp cận theo tiềm năng phát triển ngành)
Giả thiết môi trường phát triển kinh tế xã hội không được thuận lợi như ngày nay, do những hạn chế của các chính sách thu hút vốn đầu tư, chính sách phát triển công nghiệp, nông nghiêp, chính sách quản lý nguồn nước…không được đổi mởi
Về tăng lao động và tăng năng suất lao động: Lao động tăng trung bình trong thời kỳ 2006 - 2010 là 2.5%/năm, bao gồm lao động nội vùng và lao động từ các vùng khác đến, cao hơn giai đoạn 2001-2003. Trong đó công nghiệp tăng 2.3%/năm. Nông nghiệp tăng 1.8%/năm, dịch vụ tăng 3.4%/năm.
Về năng suất lao động: Giả thiết nămg suất lao động tăng trung bình 3.2%/năm trong thời kỳ 2006 - 2020 do nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kết hợp với cải cách hành chính.
Về vốn đầu tư: Dự kiến trong năn tới hiệu quả vốn đầu tư được nâng cao, tỷ trọng đầu tư cho tăng tài sản lưu động và trang thiết bị cho sản xuất tăng nhanh hơn so với tăng tổng vốn đầu tư. Cơ cấu đầu tư tập trung cho phát triển khu vực dich vụ là 47.2%, cho công nghiệp là 42.65% và cho nông nghiệp là 10.15%. Tỷ trọng đàu tư cho nông nghiệp thấp bởi vì khu vực này có thể thay thế giữa vốn với sử dụng lao động. Vốn đầu tư bên ngoài vào vùng tăng 11.21%/năm.
Về thu nhập của người lao động: Giả thiết thu nhập của lao động nông nghiệp tăng chậm hơn thu nhập của các khu vực khác, do chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực các chậm. Thu nhập lao động nông nghiệp tăng 4.1%/năm, thu nhập lao động phi nông nghiệp tăng 5%/năm trong thời kỳ 2006 - 2020.
Với những giả thiết trên, tăng GDP trong thời kỳ 2006-2020 là 6.1%/năm. Trong đó nông nghiệp tăng 2.1%/năm, công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 6.1%/năm, dịch vụ tăng 7.1%/năm. Tốc độ tăng khu vực dịch vụ cao gấp 1.4 lần tăng khu vực sản xuất vật chất.
Quy mô GDP, nhu cầu lao động và năng suất lao động của các ngành vào năm cuối thời kỳ như sau:
Bảng 19: Quy mô một số chỉ tiêu tổng hợp vùng ĐBSH
Đơn vị
2010
2020
GDP
Tỷ đổng
257759
45989
N-L-TS
36482
41739
CN-XD
104475
184754
Dịch vụ
116802
229496
Lao động
1000 người
10831
13865
N-L-TS
6157
5144
CN-XD
1917
3371
Dịch vụ
2758
5349
Năng suất lao động
Triệu đồng
23,7
32,3
N-L-TS
5,9
8,1
CN-XD
54,5
54,8
Dịch vụ
42,4
42,9
Với tốc độ tăng trưởng của các ngành nêu trên, cơ cấu ngành kinh tế của vùng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
Bảng 20: Dự báo cơ cấu ngành kinh tế
( Đơn vị: %)
2010
2020
GDP
100,00
100,00
N-L-TS
14,5
13,0
CN-XD
40,0
39,5
Dịch vụ
45,5
47,5
Lao động
100,00
100,00
N-L-TS
60,0
54,0
CN-XD
17,5
21,0
Dịch vụ
22,5
25,0
Phương án 2:
Giả thiết những vướng mắc về cơ chế chính sách được tháo gỡ một phần, dồng thời tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tưng vốn đàu tư cao hơn phương án một, tốc độ tăng lao động như phương án 1
Với những giả thiết trên thì thì tốc độ tăng GDP trong giai đoạn 2006 - 2010 dự báo là 9.7%/năm, trong giai đoạn 2011-2020 tăng 9.3%. Tăng GDP bình quân cả thời kỳ 2006 -2020 là 9.4%/năm, cao hơn 2.3%/năm so với phương án 1.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng GDP nông nghiệp chiếm 10.2% năm 2020.
Bảng 21: Dự báo cơ cấu các ngành
(Đơn vị: %)
2010
2020
GDP
100,00
100,00
Nông nghiệp
14,4
10,2
Công nghiệp
40,6
43,8
Dịch vụ
45,0
46,0
Lao động
100,00
100,00
Nông nghiệp
59,1
54,1
Công nghiệp
17,5
20,5
Dịch vụ
23,4
25,4
Phương án 3: Giả thiết: Các hạn chế chính sách được tháo gỡ, đông thời các doanh nghiệp hội nhập vào WTO thuận lợi, tốc độ tăng vốn đầu tư là 13% cao hơn phương án 2, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 8.9%/ năm 2020
Bảng 22: Dự báo cơ cấu ngành
2010
2020
GDP
100,00
100,00
N-L-TS
12,1
8,9
CN-XD
40,2
39,9
Dịch vụ
47,7
51,2
Lao động
100,00
100,00
N-L-TS
58,6
52,0
CN-XD
17,1
19,9
Dịch vụ
24,3
29,1
Để lựa chọn phương án cho mục tiêu phát triển kinh tế của vùng ĐBSH trong giai đoạn sắp tới, người ta dựa vào một số chỉ tiêu sau:
Dân số vùng ĐBSH: Dự báo dân số cả nước năm 2020 vào khoảng 98 - 99 triệu người. Nếu giả thiết tỷ trọng dân số vùng ĐBSH so với cả nước là 23% vào năm 2020, thì dân số vùng ĐBSH năm 2020 vào khoảng 22.6 - 22.8 triệu người.
Quan hệ tăng trưởng GDP với mục tiêu GDP/người: Tính theo giá 2005, nếu trong thời kỳ 2006 - 2010 đạt 900 - 950 USD. Để GDP/người đạt 2000 USD băn 2020, thì tốc độ tăng GDP cả nước trong giai đoạn 2011-2020 phải vào khoảng 9.4 - 9.5%/năm..
Xuất phát quan điểm “ ĐBSH phải phát triển với tốc độ nhanh trên cơ sở đảm bảo phát triển ổn định và bền vững. Phát triển của ĐBSH đặt ra chiến lược phát riển của quốc gia và trong mối quan hệ với chiến lược phát triển của khu vực. Phát triển với tốc độ cao là yêu cầu xuất phát từ vị trí và vai trò của vùng đối với các vùng khác trong cả nước. Cho thấy vùng ĐBSH có nghĩa vụ tăng GDP ít nhất 9.4 - 9.5%/năm giai đoạn 2011 - 2020.
Để đạt mục tiêu đó ĐBSH phải đi đầu trong tăng trưởng kinh tế, thì tốc độ tăng GDP của vùng phải vào khoảng 10 - 11%/năm.
Với những điều kiện trên, phương án 3 là phương án được lựa chọn làm căn cứ để bố trí các ngành
1.2.2. Mục tiêu
1.2.2.1 Mục tiêu tổng quát
Dự báo đến năm 2010 và năm 2020 cơ cấu kinh tế của cả nước sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm xuống còn 14% năm 2010 và 9% năm 2020, tỷ trọng công nghiệp tăng tương ứng lên 42% và 45%, dịch vụ tăng lên 44% và 46%.
Cơ cấu kinh tế vùng cũng chuyển dịch theo xu hướng tăng dần các ngành , các sản phẩm chủ lực đóng góp nhiều vào GDP quốc gia. Đối với vùng ĐBSH đổi mới và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 10 năm tới phải hướng đến các mục tiêu sau đây:
-Mục tiêu tổng quát của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong 10 năm tới là kinh tế của vùng ĐBSH ít nhất phải chuyển đổi và đạt đến giai đoạn phát triển cao hơn, trong đó tăng trưởng của vùng sẽ từng bước dựa nhiều hơn vào năng suất lao động, chất lượng, các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều vốn và công nghệ sẽ thay thế dần các ngành thiên về khai thác tài nguyên và sử dụng nhiều lao động
-Các ngành phi nông nghiệp của vùng ĐBSH chiếm khoảng 90% trong tổng GDP, các sản phẩm chủ lực đóng góp 60 - 65% GDP , độ mở của nền kinh tế đạt trên 90%. Cơ cấu kinh tế của vùng là cơ cấu hiện đại với các ngành mũi nhọn có khả năng đột phá cao, có sức cạnh tranh. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân vùng năm 2011 - 2020 là 8 - 9%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 12 - 14%, dịch vụ tăng 16 - 17%
Cơ cấu ngành kinh tế đa dạng, tinh vi phức tạp ngay trong nội bộ từng ngành kinh tế, trong đó, các ngành sản phẩm với hàm lượng khoa học công nghệ cao và giá trị gia tăng cao ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP.
Kinh tế nông thôn được phát triển hài hòa với thành thị, sản xuất nông nghiệp được tổ chức theo phương thức công nghiệp, có các dịch vụ công ích có chất lượng và đảm bảo dân cư nông thôn tiếp cận được một cách dễ dàng, bình đẳng và chi phí hợp lý.
Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư tích lũy tài sản cố định , gia tăng quy mô và năng lực sản xuất, thì cơ cấu sản xuất phải thay đổi , chuyển dịch sang các ngành, các hoạt động kinh doanh có năng suất cao hơn, cơ cấu công nghiệp phải chuyển dịch đến các ngành hiện đại với công nghệ cao hơn, các nguồn lực, trước hết là vốn đầu tư phải được sủ dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn hoặc đồng thời phải được phân bố, chuyển dịch sang các ngành năng suất cao hơn.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH phải được tiến hành một cách tuần tự, các nguồn lực được phân bố và sử dụng trước hết theo cơ chế thị trường, khai thác tận dụng được lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của từng ngành, từng lĩnh vực trong vùng. Nhà nước chủ yếu hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi bằng các đòn bẩy kinh tế hợp lý như tạo môi trường để thu hút đầu tư từ các vùng khác cũng như đầu tư nước ngoài để doanh nghiệp và nhà nước phát huy và tận dụng được lợi thế cạnh tranh hiện có của vùng, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.
1.2.2.2 Mục tiêu cụ thể của ngành
Về phát triển ngành công nghiệp-xây dựng:
Khai thác triệt để lợi thế và kết cấu hạ tầng, trình độ khoa học công nghệ, lao động kỹ thuật, điều kiện thị trường, tài nguyên khoáng sản và các cơ sở sản xuất công nghiệp sẵn có để chuyển đổi nhanh cơ cấu sản phẩm công nghệ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa và sức cạnh tranh bền vững của công nghiệp trong quá trình hội nhập sâu kinh tế thế giới. Quan tâm phát triển ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nhàn rỗi.
Tập trung phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử cơ khí, chế tạo, sinh học, hóa sản phẩm trở thành ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn tiến tới trở thành các ngành công nghiệp chủ lực của vùng sau 2010. Nâng cao tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong công nghiệp lên tới 30% vào 2010 và 2020.
Củng cố, nâng cao sức cạnh tranh cho công nghiệp của Trung ương và địa phương trên địa bàn, phát triển mạnh công nghiệp bổ trợ trong nước để giảm nhập khẩu, hạ giá giá thành và nâng dần giá trị nôi địa của sản phẩm. Phấn đấu nâng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp chủ lực đạt trên 90% vào giai đoạn 2015 - 2020
-Hiện đại hóa công nghiệp cơ khí, hình thành và phát triển các nhà máy, tổ công nghiệp cơ khí chế tạo có trình độ công nghệ tương đương khu vực, đóng vai trò là hạt nhân công nhiệp cơ khí chế tạo một số sản phẩm như thiết bị, phụ tùng, máy xây dựng, máy nông nghiệp, dây chuyền chế biến, lắp ráp ô tô…Nâng tỷ trọng công nghiệp cơ khí hiện chiếm khoảng 18% lên 20% và 25% GTSX công nghiệp của vùng.
- Phát triển các nhà máy sản xuất thép liên hợp, sản xuất thép cán quy mô công suất trên 200 nghìn tấn/năm ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Từng bước phát triển sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng cung cấp cho công nghiệp cơ khí đóng tàu.
-Phát triển cụm công nghiệp cơ khí đóng tàu và sửa chữa tàu biển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Nâng cấp, mở rộng quy mô nhà máy đóng tàu.
-Phát triển chiều sâu công nghệ điện tử và công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp của vùng vào năm 2010 và 2020.
Đẩy nhanh phát triển công nghiệp phần mềm, tốc độ tăng trưởng bình quân 30-35%/năm, doanh thu đạt 0.5tỷ USD, 1-1.5 tỷ USD và 3-4 tỷ USD vào năm 2010, 2015, 2020. Xây dựng các khu công nghiệp công nghệ thông tin sản xuất phần mềm ở Hà Nội, Hải Phòng Bắc Ninh. Phát triển công ghiệp công nghệ thông tin phần cứng, sản xuất linh kiện, lắp ráp tiến đến sản xuất hoàn chính máy tính, điện thoại di động. Phát triển cụm công nghiệp điện- điện tử ở Hải Phòng, cụm công nghiệp điện tử ở Hà Nội, Bắc Ninh, nhanh chóng chuyển dần từ sản xuất linh phụ kiện và lắp ráp thiết bị điện tử nghe nhìn, thiết bị điện, cáp điện và thiết bị thông tin viễn thông sang sản xuất hàng điện tử nghe nhìn cao cấp.
-Phát triển ngành hóa chất sử dụng công nghệ tiến tiến, công nghệ cao sản xuất các sản phẩm phân bón vi sinh có hàm lượng dinh dưỡng cao, các loại kích thích tố, chất điều hòa sinh trưởng, chế biến sinh học phòng trừ sinh vật hại, dược phẩm, hóa chất phục vụ công nghiệp , sản xuất điện hóa, sản phẩm nhựa, cao su, sơn cao cấp, hóa mỹ phẩm. Nâng tỷ trọng của công nghiệp hóa chất từ khoảng 8% hiện nay lên 10% và 14% GTSX công nghiệp của toàn vùng vào 2010 và 2020.
-Phát triển công nghiệp khai khoáng theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại, chế biến tính để nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản và hiệu quả sử dụng tổng hợp khoáng sản. Khai thác than theo hướng phát triển bền vững về môi trường.
-Phát triển công nghiệp dệt may, da giày theo hướng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy nhanh phát triển các ngành bổ trợ như sợi, chỉ may, nhuộm, thiết kế mẫu mã để chuyển dần từ gia công sang sản xuất nội địa. Tỷ trọng sản phẩm dệt may - da giày chiếm khoảng 22% và 18% GTSX công nghiệp toàn vùng năm 2010 và 2020.
-Mở rộng quy mô công nghiệp chế biến nông – lâm - thủy sản, thực phẩm về nông thôn, khuyến khích đầu tư phát triển các nhà máy, cơ sở chế biến trang thiết bị hiện đại gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu tại chỗ để sản xuất các sản phẩm chất lượng tiệu thụ trong nước và xuất khẩu.
Về ngành dịch vụ:
Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển dịch vụ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao độn, tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng thông qua phát triển các ngành dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội.
Đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm dịch vụ đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế nhất là đầu tư nước ngoài để phát triển các dịch vụ chất lượng cao và vận chuyển, du lịch, tài chính - ngân hàng, viễn thông, đào tạo, y tế trở thành các ngành dịch vụ mũi nhọn, chất lượng sản phẩm ngân hàng khu vực và quốc tế, tiến đến để xuất khẩu dịch vụ tại chỗ và từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các dịch vụ có thể mạnh như dịch vụ cảng biển, vận chuyển - kho bãi, du lich và cac dịch vụ có thị trường tiếm năng lớn như dịch vụ tài chính- ngân hàng, đào tạo, du lịch…
Tăng cường phát triển các dịch vụ xã hội để phục vụ dân sinh và phát triển nguồn lực con người như giáo dục , đào tạo,…
-Phát triển dịch vụ viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin nhất là các dịch vụ mới, chất lượng cao để dáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại hóa. Xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, mở rộng độ phủ về nông thôn đến xã, thôn với thông lượng lớn.
Mở rộng dịch vụ viễn thông đến 2010, mật độ điên thoại 65 - 70 máy/100 lần, mật độ thuê bao internet đạt 25 - 30 thuê bao/100 dân.
-Phát triển dịch vụ tài chính- ngân hàng lành mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao gấp 1.5 - 2 lần tốc độ kinh tế chung của vùng để đáp ứng một phần lớn nhu cầu huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu xã hội đồng thời trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn đóng gốp trực tiếp và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của vùng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm tài chính - ngân hàng có uy tín trong khu vực.
Củng cố lại ngân hàng tài chính, ngân hàng theo hướng hiện đại hóa và đa dạng hóa các tổ chức và dịch vụ tài chính, ngân hàng. Đầy nhanh mạnh, và đa dạng các tổ chức tài chính, ngân hàng. Đẩy mạnh và phát triển cấc tín dụng, tài chính làm dịch vụ huy động vốn cho sản xuất kinh daonh như các ngân hàng, quỹ tín dụng , quỹ đầu tư phát triển, công ty tiết kiệm, công ty chứng khoán.
Khuyến khích các ngân hàng mở rộng các hình thức huy động vốn ở trong và ngoài nước, mở rộng các tiện ích kinh doanh và tiện ích ngân hàng đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Phát triển mạnh thị trường chứng khoán cùng với đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường khuôn khổ pháp lý cho các dịch vụ tài chính như kiểm toán, kế toán, bảo hiểm, trung gian tài chính chư công tuy chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, giao dịch bất động sản.
-Phát triển du lịch, tăng cường xây dựng hạ tầng kết hợp với khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch để phát triển du lcihj trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh một số khu du lịch và giải trí có tầm cỡ quốc tế, đủ sức hấp dẫn và ngày thu hút khách du lịch trong cả nước và quốc tế,trở thành một điểm đến quan trọng trong các tuyến du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.
•Mục tiêu phát triển du lịch:
Năm 2010: thu hút được 20 triệu lượt khách trong đó có khoảng 4.5 - 5 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu du lịch đạt 1.2 - 1.3 tỷ USD.
Năm 2015: Thu hút được 30 triệu lượt khách trong đó có 7 - 8 triệu khách du lịch quốc tê, doanh thu đạt 3 tỷ USD
Năm 2020: thu hút được 31 - 33 triệu lượt khách trong đó có 10 - 11 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu đạt 6 - 7 tỷ USD.
Phát triển các cụm, tuyến du lịch trong vùng:
- Khu vực Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh: Cụm Ba Vì - Suối Hai - Đồng Mô. Đó là khu du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí cuối tuần, sân golf, tham quan làng văn hóa các dân tộc Việt Nam; cụm du lịch Tam Đảo - Đại Lải - Đầm Vạc. Đó là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí; cụm du lịch Bắc Ninh, tham quan làng nghề, di tích, chùa chiền, lễ hội và làng nghề
Khu vực ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh: Du lịch an dưỡng, nghỉ mát, du lịch bãi biển, du lịch sinh thái và văn hóa du lịch Hải Phòng, Quảng Ninh như Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long…
•Phát triển thương mại:
Tăng cường đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng thương mại kết hợp với xây dựng một trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, chống hàng giả, hàng lậu để phát triển thương mại đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng sinh hoạt dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu du lịch xã hội tăng bình quân 18 - 20% trong giai đoạn năm 2010 đến 2020.
Hoàn thiện hệ thống thương mại điện tử và hệ thống, siêu thị các đô thị trong vùng, đối với thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố thị xã, xây dựng trung tâm thương mại cao tầng kinh danh, giao dịch bán buôn, bán lẻ hàng hóa tiêu dùng.
Tăng cường xây dựng mạng lưới Trung tâm triển lãm và hội chợ, các chợ đầu mối giao dịch hàng hóa và sản phẩm nông sản, củng cố hệ thống chợ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm cho khu vực nông thôn. Mỗi tỉnh, thành trong vùng xây dựng có ít nhất 1 - 2 trung tâm triển lãm.
Đẩy mạnh hợp tác xúc tiến thương mại để tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của vùng, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa, sản phẩm của các địa phương trong vùng ra nước ngoài.
Khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 18 - 19% và 16 - 18% trong giai đoạn đến 2010, và 2011 - 2020. Tiến dần đến cân xuất nhập khẩu vào giao đoạn sau 2010 với mức xuất siêu trung bình 3-4 tỷ USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 800 USD và 3600 USD vào 2010 và 2020.
Về nông-lâm- thủy sản:
Chuyển đổi mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật cao và hiện đại đông thồi chuyển dịch nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ trông trọt sang chăn nuôi để nâng cao GTSX nông nghiệp /ha đất. Phấn đầu GTGT/ha đất nông nghiệp đạt mức tiêu bình quân 50 triệu đồng/ha, 70 triệu dồng/ha và 100 triệu đồng/ha và 2010 và 2015, 2020.
Tạo đột phá năng suất nông nghiệp băng xây dựng và phát triển mô hình vùng chuyên canh ứng dụng khoa học công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao và các mô hình kinh tế trang trại, HTX chăn nuôi, trồng trọt có mức độ chuyên môn hóa và tham canh cao.
Tăng cường phát triển công nghệ chế biến đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, thủy sản qua chế biến. Nâng tỷ lệ nông sản hàng hóa qua chế biến đạt trên 20% và 70% vào 2010 và 2020.
-Sản xuất lúc để đảm bảo lương thực và làm hàng hóa. Chuyển khoảng 10 - 15% đất lúa hiệu quả thấp sang sản xuất các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn như nuôi cá, trồng cây ăn quả. Đầu tư thâm canh hai vụ, trồng thêm màu.
-Đẩy mạnh phát triển các vùng trồng rau, quả thực phẩm và hoa, cây cảnh tập trung, các vùng sản xuất rau sạch, rau quả chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong vùng và xuất khẩu. Phát triển các vành đai rau thực phẩm, hoa quả cây cảnh chất lượng cao ở các khu vực ven thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố, thị xã với các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nhà lưới, nhà kinh.
Mở rộng diện tích rau quả đến năm 2010 và 2020 có 130 nghìn ha và 100 nghìn ha trong đó diện ích hoa cây cảnh đến 2010 và 2020 có 7 - 8 nghìn ha và khoảng 15 nghìn ha, tập trung ở Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh phúc.
-Tập trung phát triển cây công nghiệp lâu năm và cậy công nghiệp thực phẩm làm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu gồm đậu tương, lạc, chè và một số cây khác.
-Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dưới các hình thức, quy mô hộ gia đình, trang trại, HTX, xí nghiệp đồng thời tăng cường công tác thú y, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống, gia súc, gia cầm xuất chuồng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Củng cố phát triển nghề ra khơi đánh cá, đánh bắt xa bờ. Xây dựng hệ thống hậu cần và đội tàu khai thác xa bờ đủ năng lực tham gia Hiệp định hợp tác nghề cá với Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ. Đến năm 2010, số lượng tàu thuyền đánh cá đạt 60 - 65 nghìn tấn trong đó sản lượng khai thác xa bờ chiếm 50%, đến năm 2020 chiếm 70%.
-Phát triển ngành nuôi trổng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt theo hướng phát triển các vùng nuôi trồng tập trung với các mô hình nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh có hệ thống thoát nước kênh cống bảo đảm hiệu quả phòng trừ bệnh dịch cho thủy sản nuôi trồng , bảo vệ một trường và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhất là đất trũng và đất bãi triều. Năm 2010, diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 97 - 98 nghìn ha trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm 40-43% sản lượng đạt 217 nghìn tấn bao gồm mặn lợ đạt 87 nghìn tấn và nuôi nươc ngọt 130 nghìn tấn. Đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 105 - 110 nghìn ha trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm trên 60%, sản lượng đạt khoảng 350 nghìn tấn bao gòm nuôi măn, lợ đạt trên 180 nghìn tấn và nuôi nước ngọt 170 nghìn tấn.
-Tập trung khoanh vùng, bảo vệ và tái sinh các khu rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển. Phát triển rừng đa mục tiêu kết hợp có hiệu quả giữa phòng hộ, đặc dụng với du lịch sinh thái. Đẩy mạnh phát triển rừng cảnh quan sinh thái khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và rừng kinh tế. Chuyển đổi một bộ phận rừng trồng thành rừng cây lấy gỗ và cây ăn quả để tăng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Mở rộng diện tích các lợi rừng năm 2010 và 2020 có khoảng 430 - 44 nghìn ha và 470 - 480 nghìn ha.
2. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH
2.1 Giải pháp thực hiện trong năm 2010
Đối với nhóm ngành nông- lâm- thủy sản:
-Sử dụng hợp lý đất nông nghiệp: Đất đai là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến sản xuất. Hiện nay đất đang là vấn đề khá nhạy cảm, là nguồn lực khan hiếm ở nông thôn vùng ĐBSH. Vì thế, cần sử dụng hợp lý đất nông nghiệp để mạng lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.
Phải đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp vì thâm canh chính là quá trình đầu tư thêm tư liệu sản xuất cho lao động, đồng thời trong quá trình đó thì độ màu mỡ của đất cũng tăng và thu được nhiều sản phẩm trên đơn vị diện tích. Muốn vậy, phải tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp để đầy nhanh quá trình thâm canh. Cùng với thâm canh thì cần tiến hành tăng vụ, tăng thêm số lần trồng trên diện tích canh tác.
Đẩy mạnh công tác chuyển đổi sản xuất khắc phục tình trạng đất manh mún hiện nay. Hiện nay đất nông nghiệp vùng ĐBSH ngày càng giảm, lại manh mún gây khó khăn cho quá trình sản xuất nhất là chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung. Vì vậy cẩn phải dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp dần hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất, thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Việc hình thành các vùng sản xuất lớn sẽ hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trên cơ sở quy hoạch chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, hình thành nên vùng nuôi trồng thủy sản. Về vấn đề thủy sản, vùng ĐBSH cần phát triển nhanh, toàn diện, đồng bộ và bền vững; khi thác đi đôi vối nuôi trồng , phát triển ổn định ở cả 3 khu vực: Ngọt- lợ- mặn. Tăng cường phát triển theo hướng thâm canh trong đất liền và trang bị tàu thuyền, thiết bị để đánh bắt xa bờ với mục tiêu vừa tăng sản lượng nuôi trồng vừa tăng sản lượng đánh bắn trên biển. Đầu tư chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển các trung tâm hậu cần nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản. Đồng thời cần tạo ra hồ chứa tự nhiên và nhân tạo kết hợp với cơ chế chính sách giao quyền sử dụng mặt nước để có đầu tư ổn định về thủy sản.
-Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiêp. Một trong những nguyên nhân làm giảm giá trị gia tăng ngành nông nghiệp là do chất lượng người lao động làm việc trong ngành này còn thấp, tỷ lệ qua đào tạo không cao. Vì vậy cần có chính sách nâng cao chất lượng người lao động.
Hoàn thiện chính sách đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động, nội dung đào tạo phải hướng vào việc giáo dục kiến thức phổ thồng, kiến thức chuyên nghiệp và kiến thức quản lý, mở rộng quy mô giáo dục đào tào đối với nguồn nhân lực qua đào tạo.
Đối với ngành công nghiệp- xây dựng:
Để phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm công nghiệp có giá trị, đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa các ngành, vùng ĐBSH cần có những giải pháp thích hợp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp:
-Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm đa dạng phong phú, thay thế các công nghệ lạc hậu đồng thời kết hợp với quy trình xử lý chất thải, giảm lượng ô nhiễm môi trường.
-Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các nguồn vốn trong nước cũng như vốn nước ngoài để mở rộng quy mô sản xuất tránh tình trạng cơ sở công nghiệp nhỏ , phân tán hoạt động lẫn trong dân cư
-Cần có quy hoạch ngành một cách hợp lý: công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử tin học, công nghiệp sản xuất nguyên liệu cơ bản, công nghiệp nông thôn. Theo quy hoạch có 13 khu công nghiệp tập trung là: Đông Bắc Hà Nội, Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long, Sóc Sơn, Nội Bài, Đông Anh, Đồ Sơn, Nomura, Đình Vũ, Minh Đức, Hoà Lạc 1, Hoà Lạc 2, Xuân Mai. Hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp bao gồm: Khối phục các làng nghề và ngành nghề truyền thống, phát triển tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đẩy mạnh các tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp (các loại máy móc thay thế lao động, trang thiết bị kỹ thuật đánh bắt chế biến thủy hải sản, chế biến sơ chế sản phẩm nông nghiệp...phát triển mạnh mẽ ở cấp huyện, xã và các khu dân cư tập trung ở nông thôn. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ (gia đình, tư nhân, cá thể) đáp ứng nhu cầu tại chỗ, sơ chế thô để cung cấp cho các cụm công nghiệp trong và ngoài vùng. Phát triển các cơ sở công nghiệp địa phương về chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thuỷ điện nhỏ và rất nhỏ. Riêng vùng trung lưu còn có khả năng về khai thác và chế biến khoáng sản.
Đối với nhóm ngành dịch vụ:
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ vùng ĐBSH, ngành du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì vậy, Vùng ĐBSH cần có những chính sách để khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của vùng:
-Tránh trùng lặp sản phẩm: Để phát triển du lịch cho vùng ĐBSH trong thời gian tới, ngành du lịch cần xây dựng và triển khai các giải pháp cần thiết trong đó nên nhanh chóng tổng hợp, kiểm tra, rà soát lại các sản phẩm du lịch hiện đang khai thác trên địa bàn của mỗi địa phương nhằm đánh giá lại việc tổ chức và khai thác du lịch trên địa bàn tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi sản phẩm du lịch của từng địa phương. Từ đó nghiên cứu, rút kinh nghiệm nhằm chỉnh sửa các sản phẩm du lịch đang có như xây dựng những sản phẩm mới có chất lượng tốt, phù hợp hơn với nhu cầu của khách du lịch. Khi xây dựng cần xác định rõ đối tượng nhắm đến sản phẩm đó. Mỗi địa phương cần lựa chọn cho mình hay mỗi tuyến, điểm du lịch của mình những đối tượng khách du lịch mục tiêu. Trong quá trình tạo dựng sản phẩm đặc thù mang đậm bản sắc của từng địa phương và của khu vực, mỗi địa phương cần nghiên cứu, tìm ra những đặc điểm mang đậm dấu ấn của địa phương mình, tạo nên sự khác biệt và không thể thau thế của sản phẩm du lịch. Điều quan trọng mỗi địa phương nên quan tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch để nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa, gửi chán bộ, học viên đến cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài địa bàn, luân chuyển đào tạo với các cơ sở và địa phương khác.
- Liên kết với các vùng khác để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn: Việc lựa chọn và đầu tư xây dựng những khu du lịch hay tuyến điểm du lịch trọng điểm là cần thiết với các địa phương nhưng không được tách rời với quy hoạch tổng thể và việc nghiên cứu phối hợp cùng các địa phương khác trong khu vực nhằm tạo điểm nhấn về du lịch, làm động lực tác động tích cực và thúc đẩy các khu du lịch hoặc tuyến, điểm du lịch khác cùng phát triển. Cùng với điều đó phát triển cơ sở hạ tầng về du lịch như hệ thống giao thông cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn thì mới tạo được động lực phát triển du lich nói chung cà tăng lượng khách du lịch đến với địa phương nói riêng. Đồng thời cần ưu tiên đầu tư ít nhất một vài doanh nghiệp lữ hành của các địa phương để làm nòng cốt. Đây là mối thông tin, dịch vụ để cung cấp, hỗ trợ, liên kết với các công ty lữ hành khác trong nước và ngoài nước phát triển du lịch địa phương, giúp địa phương chủ động phần nào xây dựng và giới thiệu sản phẩm du lịch đến với du khách.
- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch phải thường xuyên trong quá trình xây dựng thương hiệu ra bên ngoài thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội chợ thương mại, du lịch trong nước, quốc tê và trên các ấn phẩm du lịch. Thường xuyên gửi và trao đổi thông tin các hãng lữ hành để họ nắm rõ về các sản phẩm của địa phương và qua đó tiếp thị du lịch của địa phương đến các vùng, miền trong cả nước. Đồng thồi vùng ĐBSH cần trang bị thêm thông tin điện tử riêng của vùng để thường xuyên cập nhật, giới thiệu, quảng cáo các điểm đến và tua du lịch mới.
2.2 Giải pháp thực thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH đến năm 2020
2.2.1 Giải pháp về đầu tư phát triển khoa học và công nghệ
Với mục tiêu phấn đấu đưa tổng mức đầu tư cho KH - CN của vùng ĐBSH đạt 3% GDP năm 2020. Phát triển nguồn nhân lực KH - CN có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ, chuyên môn phù hợp với các hướng KH - CN ưu tiên. Phấn đấu đến năm 2020, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ KH - CN ngang mức trung bình tiên tiến của các nước trong khu vực. Phát triển lực lượng cán bộ KHCN theo hướng ưu tiên: điện tử, tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hóa. Nâng cao trình độ, chất lượng và hiệu quả của các công trình nghiên cứu trong nước, tăng số lượng và hiệu quả của các công trình nghiên cứu trong nước, tăng số lượng công trình khoa học đạt trình độ quốc tế tương đương với các nước trung bình tiên tiến trong khu vực. Tập trung phát triển khoa học công nghệ cơ bản và công nghệ sản phẩm phục vụ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong vùng ĐBSH để sản xuất ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế bảo đảm sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tạo bước nhảy vọt về công nghệ với tốc độ tăng trưởng vượt trội tại một số ngành và lĩnh vực kinh doanh then chốt, nhất là ở những sản phẩm và dịch vụ và chủ lực trên cơ sở chuyên giao công nghệ hiện đại của thế giới. Đến năm 2020 đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại từ nước ngoài nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa…
Để đạt được những mục tiêu trên, vùng ĐBSH cần có những giải pháp như sau:
- Nâng cao nhận thức về vai trò nền tảng và động lực phát triển KT - XH của KHCN: Xây dựng quan niệm đúng đắn trong tư duy cũng như hành động của các lãnh đạo và quản lý các ngành, các cấp, các chủ doanh nghiệp và toàn xã hôi về vai trò nền tảng và động lực của KHCN. Thường xuyên quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyể, cung cấp thoong tin về vai trò động lực và lực lượng sản xuất trực tiếp của KHCN đối với phát triển kinh tế xã hội
- Đổi mới quản lý KHCN: Đổi mới KHCN theo hướng hình thành cơ chế quản lý mới phù hợp cơ chế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với đặc thù của hoạt động KHCN nói chung, yêu cầu hội nhập quốc tế, làm KHCN gắn bó chặt chẽ hơn, phục vụ tốt hơn sản xuất và đời sống , bảo đảm công khai , dân chủ nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ cấp tỉnh , thành phố đến cấp huyện, thị và cấp ngành theo hướng linh hoạt, tinh giản bộ máy bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý trên cơ sở các nội dung quản lý tại thông tư 15 Liên bộ KHCN và bộ Nội vụ, củng cố, tăng cường đầu mối, phân cấp quản lý KHCN cho các ngành và quận huyện. Đối với các nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức KHCN và doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ KHCN, triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.
- Xây dựng và phát triển thị trường KHCN: Đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách phát triển KHCN của các tỉnh, thành phố nhằm tạo nhu cầu ứng dụng các thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống, tăng cường sự hỗ trợ cho các hoạt động ứng dụng tiến bộ KHCN, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, phát triển thị trường vốn, mở rộng, lồng ghép quỹ ưu đãi đầu tư. Triển khai các cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, thể chế hóa các giao dịch trong thị trường KHCN. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế và thúc đẩy việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế tạo sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm thực sự đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính toán hiệu quả khi lựa chon công nghệ, đổi mới sản phẩm. Thể chế hóa các giao dịch trong thị trường KHCN nhằm đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ góp vốn bằng bản quyền đối với sản phẩm nghiên cứu hoặc các hình thức sở hữu trí tuệ khác.
- Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ: Tập trung xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm của thành phố phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN, quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập trung đầu tư xây dựng các khu công ngh, kỹ thuật cao phù hợp với mô hình của địa phương trong lĩnh vực công nghiêp, nông nghiệp ,,..chuẩn bị cơ sở vật chất cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực KHCN có trình độ cao ở nước ngoài, chuẩn bị cho cả nước trước mắt cũng như lâu dài. Nâng cao mức đầu tư, hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý KHCN, các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm.
- Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về KHCN: Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển KHCN trong và ngoài nước, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cả nước, các tổ chức quốc tế trung ương trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, đổi mới công nghệ. Chủ động mở rộng và phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế và trong nước về KHCN hướng theo các muc tiêu ưu tiên của vùng. Đa dạng hóa đối tác và hình thức hợp tác quốc tế về KHCN, lựa chọn đối tác chiến lược, gắn kết giữa hợp tác quốc tế về KHCN với hợp tác quốc tế về kinh tế. Tranh thủ tối đa các kênh chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài, đặc biệt là kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, hợp tác nghiên cứu KHCN.
- Giải pháp thu hút phát triển KHCN: Chuyển hoạt động của các tổ chức KHCN sang cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm, dưới hình thức các doanh nghiệp KHCN, xây dựng các quỹ phát triển KHCN nhằm thu hút các nguồn lực cho phát triển KHCN, khuyến khích thành lập Qũy đầu tư mạo hiểm nhằm khuyến khích ứng dụng KHCN vào các ý tưởng kinh doanh mới. Phát triển thị trường nhân lực trình độ cao theo hướng chuyên nghiệp hóa là đòi hỏi ngày càng bức xúc trong thực tiễn phát triển kinh tế của vùng. Nhằm thu hút khoa học kỹ thuật từ các công ty nước ngoài, nên tạo điều kiên dễ dàng cần đưa ra những chính sách ưu đãi đầu tư bằng cách cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sống, điều kiện làm việc, và các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ từ phía chính phủ.
2.2.2 Giải pháp thị trường
Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường cho phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết đồng bộ từ thị trường sản xuất đến chế biến tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu đang có sức canh tranh, chủ động cà có lộ rình hợp lý hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động cảu doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh cổ phần hó doanh nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình, kinh tế hợp tác.
Tạo môi trường phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp trên đại bàn vùng nhằm ổn định phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động và khuyến khích sự đầu tư của các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư.
Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hóa nông sản cho nông dân và tạo điều kiên phát triển dản xuất công nghiệp.
Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là cơ chế, chính sách, tạo điều kiên thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp ở tất cả các ngành, các lĩnh vực thuộc mọi thành phần kinh tế.
Tăng cường xúc tiến đầu tư, xây dựng, chiến lược đầu tư theo định hướng xuất khẩu và chương trình xúc tiến thị trương xuất khẩu.
2.2.3 Giải pháp nguồn nhân lực
- Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh nghiệp vụ đủ sức tiếp cận với những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa
- Có chính sách lương bổng hợp lý, phụ cấp và ưu đãi để thu hút nhân tài và lao dộng kỹ thuật từ các nơi đến công tác và làm việc ở các tỉnh trong vùng ĐBSH.
- Có chính sách hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo kịp với cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động lớn nông thôn không có đất canh tác do sử dụng đất vào mục đích công nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiêp nông thôn đáp ứng nhu cầu CDCC ngành kinh tế của vùng ĐBSH. Vùng có thể đẩy nhanh phát triển các khu công nghiệp tập trung để thu hút CN bên ngoài vào vùng , đẩy mạnh cụm công nghiệp vừa và nhỏ và các cụm CN làng nghề. Tăng cường tạo thêm việc làm ở khu vực phi nông nghiệp, cấy thêm các ngành nghề phi nông nghiệp vào nông thôn để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa khu nông thôn và hiện đại hóa cư dân nông thôn, hình thành hệ thống đô thị vệ tinh trên địa bàn các tỉnh trong vùng ĐBSH. Thu hút lao động trên cơ sở đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng để phát triển CN, tiểu thủ CN, xây dựng và các hoạt động dịch vụ.
2.2.4 Giải pháp thu hút đầu tư
- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của vùng, tiếp tục duy trì cho đầu tư phát triển. Xây dựng danh mục các dự án cụ thể, kiến nghị với Trung ương đầu tư cao các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung cấp điện, thủy lợi,…
-Vốn đầu tư ngoài nhà nước: Đây là nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân. Để tăng nguồn vốn này cần thực hiên cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn vùng. Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hồi các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, khu đô thị mới, khu công nghiệp
- Vốn đầu tư nước ngoài: Vùng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ các tỉnh khác vào các tỉnh trong vùng.
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH đã diễn ra theo đúng xu thế chung của nền kinh tế trong nước cũng như xu thế của toàn cầu.Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. So với cả nước tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn nhanh, nhưng về cơ bản vẫn chậm so với các vùng khác trong cả nước. Trong nội bộ ngành kinh tế, sự chuyển dịch diễn ra cũng chậm. Trong khối ngành nông – lâm- thủy sản, tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn nhưng giá trị đóng góp vào GDP chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành này cũng chiếm đa số, mà chủ yếu là lao động không qua đào tạo. vì thế mà đóng góp của ngành vào GDP còn thấp. Trong vùng, ngành công nghiệp chế biến ngày càng được quan tâm, và đem lại nhiều giá trị kinh tế. Theo sự phát triển của kinh tế, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm thu hút nhiều lao động có kỹ năng, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ trong nước cũng như nước ngoài.
Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đã gây ra nhiều ảnh hướng đến đời sống kinh tế - xã hội trong vùng. Do sự phát triển của ngành công nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn…nhiều đất nông nghiệp sử dụng không đúng mục đích, ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Do tính chất của nền kinh tế thị trường, sản phẩm ngành du lịch của vùng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, tạo ra sự chậm chuyển đổi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Vì thế, vùng ĐBSH cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục hiện trạng trên. Đồng thời trên quan điểm phát triển kinh tế, và tình hình kinh tế của vùng ĐBSH có những giải pháp đào tạo nguồn lao động, tạo ra đội ngũ lao động có kỹ năng để phát triển ngành công nghiêp - xây dựng cơ bản và ngành dịch vụ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vùng ĐBSH.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế phát triển: Chủ biên GS.TS.Vũ Ngọc Phùng- Nhà xuất bản lao động- xã hội năm 2005
2. Giáo trình dự báo kinh tế- xã hội: nhà xuất bản thống kê năm 1997
3. Báo cáo tổng hợp quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Hồng năm 2006
4. Chuyên đề “ Đổi mới và giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020” của Bộ kế hoạch và đầu tư
5. Tạp chí kinh tế và dự báo số 3 năm 2009
6. Tạp chí cộng sản số 1 năm 2009
7. Sách tư liệu 63 tỉnh thành năm 2008
8. Niên giám thông kê năm 2008
9. www.nhandan.com.vn
10. www.mpi.gov.vn
11. www.gos.gov.vn
12. www.mof.gov.vn
13. www.mot.gov.vn
14. www.molisa.gov.vn
Phụ lục 2.1: Bản đồ khu công nghiệp vùng ĐBSH
Phụ lục 2.2: Danh mục các khu công nghiệp của các tỉnh vùng ĐBSH
TỈNH
KHU CÔNG NGHIỆP
DIỆN TÍCH
HÀ NỘI
KCN Q.Ba Đình
KCN Q.Cầu Giấy
KCN Q.Hai Bà Trưng
KCN Q.Hoàn Kiếm
KCN Q.Hoàng Mai
KCN Q.Long Biên
KCN Q.Tây Hồ
KCN Q.Thanh Xuân
KCN H.Đông Anh
KCN H.Gia Lâm
KCN H.Sóc Sơn
KCN H.Thanh Trì
KCN H.Từ Liêm
KCN Q.Hà Đông
KCN TX.Sơn Tây
KCN H.Ba Vì
KCN H.Chương Mỹ
KCN H.Đan Phượng
KCN H.Hoài Đức
KCN H.Mỹ Đức
KCN H.Phú Xuyên
KCN H.Phú thọ
KCN H.Quốc Oai
KCN H.Thạch Thất
KCN H.Thanh Oai
KCN H.Thường Tín
KCN H.Ứng Hòa
HÀ NAM
KCN Đồng Văn H.Duy Tiên
154 ha
KCN Hoàng Đông
100 ha
KCN Châu Sơn xã Phủ lý
169 ha
NINH BÌNH
KCN Gián Khẩu
KCN Ninh Phúc
KCN Tam Điệp
KCN Phúc Sơn
KCN Sơn Hà
KCN Xích Thố
KCN Khánh Cư
BẮC NINH
KCN Tiên Sơn
KCN Quế Võ
KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn
KCN Yên Phong
KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh
KCN Quế Võ 2
KCN Yên Phong 2
KCN Việt Nan- Singapore
KCN Đại Kim
KCN Quế Võ 3
KCN Hanaka
KCN Thuận Thành 3
KCN Thuận Thành 2
KCN Từ Sơn
KCN Gia Bình
VĨNH PHÚC
KCN Tam Dương
700 ha
KCN Nam Bình Xuyên
304 ha
KCN Phúc Yên
150 ha
KCN Lập Thạch I
150 ha
KCN Sông Lô I
200 ha
KCN Sông Lô II
180 ha
KCN Lập Thạch II
250 ha
KCN Tam Dương II
750 ha
KCN Vĩnh Tường
200 ha
KCN Thái Hòa
600 ha
KCN Liên Hòa
600 ha
KCN Vĩnh Thịnh
270 ha
HƯNG YÊN
KCN dệt may Phố Nối
KCN Phố Nối A
KCN Thăng Long II
KCN Minh Quang
KCN Minh Đức
KCN cơ khí Tân Tạo
NAM ĐỊNH
KCN Hòa Xá
326.8 ha
KCN Mỹ Trung
150 ha
KCN Thành An
150 ha
KCN Bảo Minh
200 ha
KCN Hồng Tiến
250 ha
KCN Ninh Cơ
250 ha
HẢI DƯƠNG
KCN TP. Hải Dương
KCN H. Bình Giang
KCN H. Cầm Giàng
KCN H. Chí Linh
KCN H. Gia Lộc
KCN H. Kim Thành
KCN H. Kinh Môn
KCN H. Nam Sách
KCN H. Ninh Giang
KCN H. Thanh Hà
KCN H. Thanh Miên
KCN H.Tứ Kỳ
THÁI BÌNH
KCN Phúc Khánh
KCN Nguyễn Đức Cảnh
KCN Tiền Phong
KCN Tiền Hải
KCN Diêm Điền
QUẢNG NINH
KCN Cái Lân phường Bãi Cháy
KCN Việt Hưng xã Việt Hưng
KCN Hải Yến
KCN Đông Mai
KCN Hải Hà
HẢI PHÒNG
KCN NOMURA
KCN Đình Vũ
KCN Đồ Sơn
KCN Vĩnh Niệm
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Viết đầy đủ tiếng Việt
CCKT
Cơ cấu kinh tế
CDCCKT
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
KT- XH
Kinh tế- xã hội
KH-CN
Khoa học – công nghệ
ĐBSH
Đồng Bằng Sông Hồng
ĐBSCL
Đồng bằng song Cửu Long
DHMT
Duyên Hải Miền Trung
ĐNB
Đông Nam Bộ
BTB
Bắc Trung Bộ
KCN
Khu công nghiệp
HTX
Hợp tác xã
GTSX
Gía trị sản xuất
CN - XD
Công nghiệp – xây dựng
N-L-TS
Nông – lâm – thủy sản
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
ĐH
Đại học
CĐ
Cao đẳng
VA
Giá trị gia tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25703.doc