Chuyên đề Quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong Công ty May Đức Giang

Để trở thành công cụ quản lý có hiệu lực, tài chính kế toán nói chung và đặc biệt là công tác quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng phải luôn được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng công tác quản lý trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chi phí sản xuất là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là một tấm gương phản chiếu toàn bộ chi phí sản xuất lãng phí hay tiết kiệm trong quá trình sản xuất sản phẩm. Việc hạch toán chính xác , đầy dủ chi phí sản xuất là một vấn đề mà các nhà quản lý coi trọng, nó là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng và kịp thời các thông tin về nội bộ cũng như bên ngoài doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lý sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại những hiệu quả kinh tế cao nhất. Là sinh viên được thực tập tại Công ty May Đức Giang, trên cơ sở những kiến thức, phương pháp luận đã học ở trường kết hợp với tìm hiểu tình hình thực tế ở công ty trong thời gian qua, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: ”Quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ” trong Công ty May Đức Giang. Đề tài này luôn là một vấn đề thời sự được các doanh nghiệp quan tâm vì nó là một vấn đề quan trọng, thiết thực có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bản thân tôi khi chọn nghiên cứu đề tài này cũng mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc củng cố và tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty. Trên cơ sở những tồn tại và tình hình cụ thể, tôi đã mạnh dạn đề suất một số ý kiến nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán nói chung và công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng của công ty.

doc64 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong Công ty May Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc xếp vận chuyển về đến kho của Công ty và toàn bộ chi phí được tính vào giá thành nguyên vật liệu chỉ bao gồm: Chi phí làm thủ tục hải quan, chi phí chuyên chở, chi phí thuê kho, thuê bãi...gọi chung là chi phí vận chuyển bốc dỡ. Do lượng vải nhập về không đo được và do yêu cầu của bên đặt hàng không cho đo vải (vì sợ nhàu vải) cho nên đòi hỏi phải theo dõi từ khâu cắt đến việc ghi chép lượng vải thiếu hụt hoặc dư thừa. Mặt khác, do sản phẩm sản xuất phần lớn là áo Jacket, có nhiều lớp và được sản xuất từ nhiều loại vải chính khác nhau, để theo dõi được từng loại, chi tiết cho từng mã hàng thì phải tổ chức kế toán hạch toán bàn cắt, ngoài ra còn theo dõi lượng vải thiếu hụt, dư thừa trong quá trình sản xuất để có chế độ thưởng, phạt nhằm khuyến khích, động viên tiết kiệm nguyên vật liệu. Quá trình theo dõi, quản lý và hạch toán nguyên vật liệu có thể được khái quát qua 2 nghiệp vụ: Nhập - Xuất cụ thể trên 2 mặt hiện vật và giá trị. - Nhập kho. * Với nguyên vật liệu nhận gia công nhập kho. Về mặt hiện vật: Căn cứ vào hợp đồng gia công giữa Công ty May Đức Giang và Công ty nước ngoài đã ký kết. Khi nguyên vật liệu đã được bên nước ngoài chuyển sang. Phòng kế hoạch cùng thủ kho tiến hành nhập kho vật liệu gia công vào kho vật liệu của công ty. Phòng kế hoạch lập 2 liên “phiếu nhập kho”: 1 liên giao thủ kho giữ, 1 liên lưu tại bộ phận kế hoạch. Về mặt giá trị: đến cuối quý phòng tài chính – kế toán tổng hợp số liệu trên sổ kế toán tổng hợp để xác định giá trị vật liệu nhận gia công (đó là tổng chi phí vận chuyển, bốc dỡ). * Nhập kho nguyên vật liệu do tiết kiệm được trong sản xuất. Phòng kế hoạch cùng thủ kho tiến hành nhập kho vật liệu, Phòng kế hoạch lập 2 liên “phiếu nhập kho” và cùng thủ kho kí vào. Số lượng vật liệu tiết kiệm này được các nhân viên hạch toán ở bàn cắt tiến hành theo dõi số lượng của toàn bộ các vật liệu đó trên Bảng nguyên liệu thu hồi. Cuối tháng các nhân viên này gửi toàn bộ các bảng nguyên liệu thu hồi lên cho phòng kế toán để kế toán nguyên vật liệu theo dõi. * Phế liệu thu hồi nhập kho: Trong quá trình sản xuất vào cuối mỗi kỳ sản xuất phế liệu không được tiến hành nhập kho mà tập trung tại 1 chỗ nhất định được thủ kho phụ liệu cân và ghi lại số phế liệu đã thải loại và thu hồi. Mặc dù thủ kho ghi lại nhưng không phản ánh trên sổ sách kế toán của Công ty. Biểu 8: Phiếu nhập kho nguyên vật liệu. Phiếu nhập kho Ngày 4 tháng 11 năm 2002 Mẫu số 02-VT QĐsố 141TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 BTC Số 1 Họ tên người nhận hàng: XN cắt may số 6 Lý do xuất kho : để sản xuất sản phẩm áo sơ mi mã 279320/106 của hãng Foowang Xuất tại kho: Nguyên liệu Stt Tên nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) mã số Đơn vị tính Số lượng Yêu cầu Thực nhập Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 4 1 Vải chính 279320/106 m 637,83 2 Vải lót ... m 447,8 ... Cộng ... - Xuất kho Để quản lý một cách chặt chẽ tình hình sử dụng vật liệu. Giám đốc Công ty đã kí duyệt bảng quy định định mức vật tư dùng cho sản xuất. Đồng thời, định mức tiêu hao các loại vải là căn cứ phân bổ chi phí vận chuyển các loại vải cho các đối tượng liên quan. * Theo dõi về mặt hiện vật: Khi xuất kho nguyên vật liệu, lượng xuất căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức tiêu hao của từng mặt hàng. Tại kho: Thủ kho kết hợp với nhân viên kinh tế các xí nghiệp tiến hành theo dõi, quản lý số lượng vật liệu chính xuất dùng trong kì. Cụ thể: khi xuất kho vật liệu chính, số lượng xuất được thủ kho và nhân viên kinh tế xí nghiệp theo dõi trên “sổ giao vật tư - do thủ kho và nhân viên kinh tế xí nghiệp lập, có kí nhận chéo nhau. Cuối tháng, sau khi tổng hợp đối chiếu số lượng vật liệu chính xuất dùng trong tháng giữa thủ kho và nhân viên kinh tế xí nghiệp thì gửi về phòng kế hoạch để làm “phiếu xuất kho”. Phiếu xuất kho làm 3 liên: 1 liên thủ kho giữ, 1 liên gửi phòng kế hoạch và 1 liên cho nhân viên kinh tế phân xưởng giữ. + Cuối tháng, Kế toán vật liệu xuống kho để nhận tổng số chứng từ nhập, chứng từ xuất trong tháng từ thủ kho, sau khi đối chiếu chứng từ với thẻ kho và công nhận việc ghi chép của thủ kho là chính xác thì kế toán vật liệu sẽ kí xác nhận vào 1 cột của thẻ kho, rồi đem toàn bộ lượng chứng từ đó về phòng kế toán để ghi sổ. Tại xí nghiệp cắt may: Theo kế hoạch sản xuất ở từng phân xưởng, giám đốc phân xưởng căn cứ vào định mức vật tư của từng mã hàng trong từng đơn đặt hàng để tiến hành xin lĩnh vật tư. khi vật liệu được chuyển xuống xí nghiệp. ở phòng kế toán: đến cuối tháng kế toán vật liệu xuống kho nhận các chứng từ nhập, xuất (đã được thủ kho sắp xếp theo thứ tự thời gian) sau đó kế toán vật liệu tiếp tục phân loại từng loại chứng từ theo từng loại nguyên vật liệu để ghi vào các sổ chi tiết vật liệu nhập xuất tương ứng - “Sổ chi tiết vật liệu” được mở hàng quý khi có chứng từ, mỗi chứng từ nhập xuất được ghi một dòng trên sổ chi tiết nhập xuất vật liệu theo trình tự thời gian, kế toán chỉ theo dõi về mặt lượng. Biểu 9 Sổ chi tiết vật liệu Quý IV/2002 Hãng HABITEX – Mã hàng 2082 STT Tên vật tư ĐVT Dư đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Dư cuối kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền 1 Chi may Cuộn 0 984 984 0 2 Nhãn mác Chiếc 0 2.726 2.726 0 3 Khoá Chiếc 0 1.365 1.365 0 4 Cúc dập Bộ 0 6.820 6.820 0 5 Thẻ bài Cái 0 1.363 1.363 0 Cộng 0 13.285 13.285 0 Từ sổ chi tiết vật liệu kế toán sẽ lấy số liệu tổng hợp để ghi “sổ cân đối nhập - xuất - tồn” tài khoản tương ứng. Biểu 10 Sổ cân đối nhập – xuất – tồn Tên vật tư hàng hoá ĐVT Dư cuối kỳ Lượng Tiền I. Hàng tồn các loại Nhãn các loại Chiếc 313.458 0 Chỉ các loại Cuộn 0 0 ...................... II. Hàng mua ngoài Nhãn các loại Chiếc 403.593 123.373.859 Băng keo Cuộn 7.353 38.648.201 Khoá dài Chiếc 13.935 40.865.328 .......................... * Theo dõi về mặt giá trị: Chi phí vận chuyển bốc dỡ mỗi chuyến của nguyên vật liệu từ cảng Hải Phòng về kho của công ty được chia bình quân cho số vải ngoài của chuyến đó, mặc dù trong đó không chỉ có riêng vải ngoài mà còn cả vải lót, bông, nguyên phụ liệu... Sau đó, căn cứ vào lượng vải ngoài xuất kho cho các xí nghiệp trong quý để phân bổ chi phí vật chuyển bốc dỡ tính vào giá thành sản phẩm trong quý đó (không kể lượng vải ngoài xuất cho các xí nghiệp trong quý đó có sử dụng hết vào sản xuất sản phẩm hay không). Biểu 11: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu phiếu xuất kho Ngày 04 tháng 11 năm 2002 Mẫu số 02-VT QĐ số 141TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 BTC Số 1 Họ tên người nhận hàng: XN cắt may số 6 Lý do xuất kho : để sản xuất sản phẩm áo sơ mi mã 279320/106 của hãng Foowang Xuất tại kho: Nguyên liệu Stt Tên nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Yêu cầu Thực xuất Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 4 1 Vải chính 279320/106 m 620,48 2 Vải lót ... m 438,5 ... Cộng ... Vật liệu trong Công ty chủ yếu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, ngoài ra còn có thể cho các nhu cầu khác như phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các xí nghiệp, bộ phận sản xuất khác như xuất mẫu, xuất bán, xuất trả . Việc xuất vật liệu cho các mục đích khác ngoài mục đích sản xuất sản phẩm kế toán đều không tiến hành xác định trị giá thực tế xuất kho cho các mục đích này mà chỉ theo dõi về mặt số lượng. Có nghĩa là không phân bổ chi phí vật liệu xuất kho cho các đối tượng sử dụng mà tính hết vào chí phí sản xuất sản phẩm. Trường hợp công ty phải mua vật liệu chính đưa vào sản xuất thì việc theo dõi về mặt hiện vật ở từng xí nghiệp vẫn được giữ nguyên. Nhưng giá thực tế của vật liệu được đưa vào giá thành sản xuất trong kì thay cho việc hạch toán chi phí vận chuyển, bốc dỡ vào giá thành sản phẩm. 2.2.3.1.2. Đối với chí phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp Vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm may, song nó lại là những vật liệu không thể thiếu được hoặc làm tăng thêm giá trị sản phẩm như: Chỉ, cúc, nhãn, khoá kéo... ở Công ty May Đức Giang, vật liệu phụ gồm 2 loại, đó là: một loại vật liệu phụ của khách hàng gửi đến theo một định mức thoả thuận tương ứng với số lượng sản phẩm mà công ty phải giao cho họ sau một thời gian nhất định và một loại vật liệu phụ do công ty mua.Vật liệu phụ của công ty được chi tiết là: vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản, bao bì. Vật liệu phụ được cung cấp cho các XN căn cứ vào định mức vật liệu phụ cho các đơn vị sản phẩm và số lượng bán thành phẩm đã cắt được ở từng XN may. Định mức vật liệu phụ thường phù hợp với tiêu hao thực tế như 1 cái áo cần 1 bộ khuy. Trường hợp vật liệu phụ kém phẩm chất hoặc mất mát, hao hụt trong sản xuất thường không vượt quá phạm vi cho phép là 3% hao hụt trong định mức. Đối với bộ phận vật liệu phụ mà khách hàng yêu cầu công ty mua: Công ty phải bỏ tiền ra mua những vật liệu cần thiết theo đơn đặt hàng, kế toán theo dõi việc nhập xuất kho vật liệu cả về số lượng và giá trị, đồng thời giá trị của những vật liệu phụ này được hạch toán vào khoản mục chi phí vật liệu phụ trực tiếp.Vật liệu phụ khi được mua về nhập kho rồi xuất cho các XN sản xuất theo đơn đặt hàng. Căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu phụ, hàng quý kế toán NVL tiến hành tính giá thực tế của vật liệu phụ xuất dùng. Đơn giá vật liệu phụ xuất dùng được công ty sử dụng là đơn giá bình quân gia quyền: Giá thực tế VL phụ i Giá thực tế VL phụ i Đơn giá bình quân tồn đầu quý + nhập trong quý gia quyền vật liệu = phụ i Khối lượng VL phụ i Khối lượng VL phụ i tồn đầu quý + nhập trong quý Từ đó tính được: x Giá thực tế xuất kho Số lượng Đơn giá bình quân VL phụ i = VL phụ i gia quyền VL phụ i Thực tế ở công ty trong quý IV/2002, để sản xuất các mã hàng cho hãng HABITEX, Công ty Đức Giang xuất dùng 67.679 chiếc cúc dập hai phần. Đầu quý IV, lượng cúc loại này còn 14.540 chiếc, đơn giá mỗi chiếc là 1000 đ. Theo phiếu nhập kho trong quý, lượng cúc dập hai phần do Công ty mua hộ HABITEX nhập về là 55.252 chiếc với đơn giá 950 đ. Như vậy, giá trị xuất kho của loại phụ liệu này là: Đơn giá bình quân 14.540 x 1000 + 55.252 x 950 gia quyền của = = 960,41 đ/m vải lót 14.540 + 55.252 Giá thực tế xuất kho của vải lót = 960,41 x 67.679 = 65.000.040đ Các loại phụ liệu khác của HABITEX cũng được tính giá theo cách trên. Sau đó, Kế toán NVL sẽ tổng hợp lại cho tất cả các đơn đặt hàng trong quý. 2.3.Công tác quản lý sử dụng chi phí nguyên vật liệu . 2.3.1. Công tác quản lý sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Như ở phần trước ta đã đề cập, do hoạt động gia công xuất khẩu chiếm hơn 80 đến 90% toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty. Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính do khách hàng gửi đến theo định mức thoả thuận trong hợp đồng kí kế với công ty; nguyên vật liệu phụ có thể do khách hàng gửi đến hoặc do công ty mua hộ khách hàng. 2.3.1.1. Tình hình quản lý, sử dụng vật liệu chính trực tiếp. Bởi chi phí nguyên vật liệu chính không cấu thành giá thành sản phẩm nên công ty chỉ theo dõi về mặt lượng chứ không theo dõi về mặt giá trị. Song trên thực tế, Công ty May Đức Giang rất chú trọng đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu chính trong sản xuất vì ngoài việc tận dụng được lượng nguyên vật liệu tiết kiệm (khi ký kế hợp đồng, phía khách hàng luôn giao thêm 2%- 3% định mức nguyên vật liệu chính để bù đắp vào số hao hụt trong quá trình sản xuất) nó còn đảm bảo cho Công ty có thể giao hàng cho khách hàng đúng tiến độ, đủ hợp đồng, tránh tình trạng thiếu nguyên liệu, giữ uy tín lâu dài cho công ty. Để theo dõi, đánh giá và đôn đốc việc tiết kiệm một cách sát sao, Công ty đã bố trí nhân viên kinh tế xí nghiệp làm công tác hạch toán bàn cắt. Nhân viên kinh tế XN có nhiệm vụ theo dõi từng chủng loại nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của XN, theo dõi từng sản lượng bán thành phẩm cắt ra, tình hình nhập kho thành phẩm. ở từng XN, căn cứ vào phiếu giao việc hàng ngày, công nhân trải vải phải trải lá vải theo mẫu giác đồ của phòng kỹ thuật. Cuối ngày, họ có trách nhiệm đo, gấp, phân loại nguyên vật liệu thu hồi dưới dạng đầu tấm theo mức lượng mét và báo lại cho nhân viên hạch toán bàn cắt. Việc nhập kho đầu tấm được thực hiện vào cuối mỗi mã hàng theo quy định: đầu tấm trên 2m nhập lại kho nguyên liệu, đầu tấm dưới 2m nhập lại kho thay thân đổi màu, phục vụ sửa hàng lỗi hoặc thay thế hàng hỏng. Việc nhập kho đầu tấm và việc báo cáo tiết kiệm có thể không trùng thời gian vì công tác hạch toán bàn cắt chỉ được thực hiện vào cuối tháng. Các loại vải của một mã hàng được theo dõi riêng trên một tờ phiếu, xếp từng tập riêng cho từng mã. Để xác định tình hình tiết kiệm, nhân viên hạch toán bàn cắt lập phiếu theo dõi bàn cắt và tình hình thu hồi đầu tấm theo công thức: Tổng số lá x Số bộ (mẫu loại) = Tổng số BTP Tổng số lá x Chiều dài một lá = Tổng nguyên liệu tiêu hao NVL nhập - (NVL tiêu hao + NVL thu hồi) = Chênh lệch thừa (thiếu) Việc xuất kho hoàn toàn dựa theo định mức kỹ thuật nên việc thừa vải được xác định là sự cố gắng của XN. Để khuyến khích tiết kiệm, công ty có quy định thưởng 50% thu nhập hàng nội địa từ số thành phẩm tiết kiệm cho XN. (vải tiết kiệm được thường dùng sản xuất hàng bán nội địa). Trường hợp vải trong cây thiếu hoặc bị lỗi không sử dụng được trước khi tiến hành cắt mẫu, nhân viên kinh tế phải báo cho thủ kho, lập biên bản và trình với lãnh đạo cấp trên xử lý thì việc thiếu sót này không nằm trong trách nhiệm của XN. Trường hợp thiếu vải do lỗi của công nhân, nhân viên hạch toán bàn cắt cũng phải lập biên bản, gửi về phòng TC-KT để giải quyết trừ lương của công nhân đó. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, lượng vải thiếu sẽ được nhập thêm từ kho nguyên liệu từ những lô vải cùng loại ngoài định mức. 2.3.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng vật liệu phụ trực tiếp. Bên cạnh việc chú trọng tiết kiệm nguyên vật liệu chính, Công ty May Đức Giang, cũng rất quan tâm đến việc sử dụng hợp lý chi phí nguyên vật liệu phụ. Như vật liệu chính, vật liệu phụ được đưa vào sản xuất theo định mức kỹ thuật trong hợp đồng nên việc quản lý sử dụng được tiến hành theo định mức đó. Thực tế, trong tháng 12/2002, tại xí nghiệp 9 với mã hàng 279320, bộ phận may nhận được 362 BTP cắt từ bàn cắt. Kết quả tổng kết của nhân viên kinh tế XN cho thấy, trong tháng bộ phận may đã tiết kiệm được 0,4m dựng. 2.3.2. Công tác quản lý chi phí nhân công trực tiếp Với hoạt động chính là gia công hàng xuất khẩu, chi phí tiền lương trong giá thành sản xuất là khoản chi phí rất lớn. Vì vậy, công tác quản lý quỹ tiền lương đang là mối quan tâm lớn của Công ty May Đức Giang. Công ty May Đức Giang trả lương cho công nhân theo hình thức lương sản phẩm. Trong từng XN, quỹ lương được xác định là : Trong đó: QLSi : Quỹ lương sản phẩm XN i SLJ : Sản lượng mã hàng j hoàn thành nhập kho XN i GJ : Đơn giá gia công mã hàng j theo hợp đồng PJ : Phí quata của mã hàng j Tg : Tỷ giá hối đoái thời điểm tính lương Ti: Tỉ lệ trích lương của XN i ( Ti = 46% đối với XN may hàng Jacket Ti = 46% đối với XN may hàng sơ mi) Để đưa ra giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác quản lý chi phí tiền lương, chúng ta sẽ đi sâu phân tích tình hình thực hiện quỹ lương của từng XN. Từ công thức tổng quát, ta thấy quỹ lương sản phẩm phụ thuộc vào 3 nhân tố: - Sản lượng sản phẩm nhập kho - Kết cấu mặt hàng - Đơn giá lương Sản lượng sản phẩm nhập kho của Công ty May Đức Giang phụ thuộc vào hợp đồng đã kí kết với bên khách hàng. Việc tăng giảm số lượng sản phẩm sản xuất đều có ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của công ty. Công ty May Đức Giang trích lương sản phẩm theo tỷ lệ cố định cho mặt hàng Jacket (46%), hàng sơ mi(47%). Đồng thời, tại mỗi XN chỉ chuyên sản xuất hoặc hàng sơ mi hoặc hàng jacket. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ trích lương của mỗi XN là cố định. Hay sự cố định của giá tính lương sẽ kéo theo sự cố định của đơn giá lương sản phẩm. Như vậy, nhân tố kết cấu mặt hàng là nhân tố duy nhất tác động đến việc thay đổi quỹ lương của Công ty,trong kì nếu số lượng hàng sơ mi chiếm tỷ trọng lớn, thì quỹ lương phải trích cũng tăng. Trong tháng 12/2002, XN may 9 có tình hình sản xuất như sau: Công ty May ĐG Phòng TC- KT Bảng tổng hợp doanh thu tính lương và sản lượng XN May 9 Tháng 12/2002 STT Hãng Tổng sản phẩm nhập kho Đơn giá gia công theo HĐ Phí Quata (USD) Giá tính lương (USD) Đơn giá lương (46%) KH TT (USD) Tổng đ.vị 1 FOOWANG 1000 1.023 3,3 72,3 0,07 3,23 1,49 2 FLEXCON 1304 1.304 3,3 92,5 0,07 3,23 1,48 3 FLEXCON 1000 1.006 3,7 71,3 0,07 3,63 1,67 4 HABITEX 3900 4.025 4,1 285,5 0,07 4,03 1,85 ... ... ... ... Như vậy: QLSK = 1000 x 1,49 + 1304 x 1,48 + 1000 x 1,67 + 3900 x 1,85 = 12.304,92 (USD) QLS1 = 1020 x 1,49 + 1304 x 1,48 + 1006 x 1,67 + 4025 x 1,85 = 12.575,99 (USD) s QL S = QLS1 - QLSK = 12.575,99 - 12.304,92 = 271,07 USD Ta nhận thấy việc tăng quỹ lương thực tế của XN may 9 lên 217,07 USD so với kế hoạch là do có sự thay đổi lớn về kết cấu mặt hàng: Với mã hàng 521.04 có đơn giá lương cao được sản xuất tăng lên 125 SP; với mã hàng 281.280 có đơn giá lương thấp hơn sản xuất giảm 20 SP. Việc tăng quỹ lương của XN 9 không nói lên được là tốt hay không. Trên thực tế, Công ty May Đức Giang nhận làm gia công cho các khách hàng nước ngoài. Tăng sản lượng sản xuất trong tháng của công ty không phải là mối quan tâm của các khách hàng vì kỳ hợp đồng thường ít khi trùng khớp với một tháng. Song đối với XN, việc tăng hay giảm sản lượng sản xuất trong tháng này sẽ làm ảnh hưởng tới khối lượng công việc của tháng sau, không tận dụng đồng đều lao động giữa các tháng. Mặt khác, việc tăng giảm so với kế hoạch như vậy sẽ ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng của công ty. Chính vì thế, công tác quản lý, thực hiện quỹ lương của công ty cần phải xem xét lại. 2.3.3. Công tác quản lý chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung ở Công ty May Đức Giang bao gồm nhiều loại, để có hướng phân tích hiệu quả, thiết thực, ta xét tỷ trọng các khoản chi phí sản xuất chung: Biểu12: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố STT Khoản mục Lượng chi phí Tỷ trọng (%) 1 Nguyên vật liệu, nhiên liệu 1.003.761.787 16.28 2 Tiền lương, các khoản trích 2.119.002.091 34,38 3 Khấu hao TSCĐ 2.202.026.457 35,7 4 Chi phí DV mua ngoài và chi phí bằng tiền khác 838.335.912 13,64 Tổng chi phí sản xuất chung 6.163.126.247 100 Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy, Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất chung, ta sẽ đi sâu phân tích 2 khoản chi phí này; * TSCĐ trong công ty được khấu hao với tốc độ khá nhanh do thời gian sử dụng TSCĐ của công ty ngắn, thường bằng thời gian sử dụng tối thiểu trong khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ theo quyết định trích khấu hao 1062 TC/QĐ/CSTC. Trong năm 2001: tổng nguyên giá TSCĐ của công ty là: 53.336.679.785đ Trong năm 2002: tổng nguyên giá TSCĐ của công ty là: 58.259.859.308đ. Như vậy, trong năm 2002 tổng số vốn đầu tư mua sắm TSCĐ của công ty đạt gần 5 tỷ đồng, cụ thể: xây dựng thêm nhà kho, mở rộng mặt bằng sản xuất cho các XN 4, XN 2, XN 9. Trong đó, quý 4 tại XN 9 Công ty ngoài việc mở rộng mặt bằng sản xuất còn đầu tư mua sắm thêm thiết bị sản xuất với giá trị hơn 1 tỷ đồng (1 Máy ép Mex Keniger cho XN may với nguyên giá: 870.174.900đ; 1 Máy thùa phẳng JUKI với nguyên giá 489.662.276đ; 1 Máy may lông thú với nguyên giá 289.660.000đ ). Chính việc công ty tăng tốc độ khấu hao cùng việc đầu tư thêm máy móc thiết bị đã làm cho số KH tăng nhanh: Quý 3 năm 2002 Tổng số khấu hao TSCĐ là: 1.867.450.000đ tới Quý 4 năm 2002 .Tổng số khấu hao TSCĐ đã là: 2.202.026.457đ . Việc đổi mới máy móc thiết bị để doanh nghiệp có thể nhận thêm các đơn đặt hàng khác, sản xuất thêm các sản phẩm khác (ngoài áo jacket, áo sơ mi) như áo lông thú, quần jean... điều đó cho thấy sự cố gắng của bản thân Công ty trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường may mặc. Song khi Công ty đẩy nhanh tốc độ khấu hao TSCĐ đã làm cho giá thành sản phẩm sản xuất bị đẩy lên theo tỉ lệ tương đương, giá thành sản phẩm bị đẩy lên rất có thể sẽ làm giảm các đơn đặt hàng gia công được ký kết. Do vậy, Công ty cần có biện pháp quản lý và sử dụng triệt để số lượng tài sản hiện có như nâng cấp cải tiến máy móc cũ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời có chính sách phù hợp trong việc quyết định đổi mới, mua thêm trang thiết bị sản xuất sao cho có hiệu quả nhất. * Cùng với việc mở rộng mặt bằng sản xuất, xây mới thêm nhà kho, mua sắm trang thiết bị mới...doanh nghiệp đã phải tuyển dụng thêm nhân viên quản lý có trình độ để quản lý trang thiết bị mới đó. Năm 2001tổng số nhân viên phục vụ SXC: 412 nhân viên Năm 2002 tổng số nhân viên phục vụ SXC: 450 nhân viên Tổng số nhân viên quản lý tăng 38 người, đồng thời thu nhập bình quân của công nhân viên trong công ty tăng từ 1.071.372đ (năm 2001) lên 1.200.180đ (năm 2002) đã làm chi phí tiền lương tăng. Trong kỳ tới, công ty cần xem xét lại số lượng nhân viên phục vụ sản xuất chung để giảm thiểu số lượng nhân viên này mà không làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của công ty. 2.3.4. Đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty May Đức Giang. Để tồn tại và phát triển, Công ty May Đức Giang đã luôn chú trọng tới việc giữ gìn và nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Điều này được thể hiện ở công việc Công ty luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm nhằm hạ giá bán, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Và trong quá trình phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh Công ty đã đạt được nhiều thành tích sau: 1. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh + Do chu kỳ sản xuất dài, kiểu liên tục nên tập hợp chi phí sản xuất thường xuyên theo định kỳ hàng quý là hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác cho ban lãnh đạo của Công ty để có biện pháp kịp thời, nhằm tiết kiệm chi phí mang lại lợi ích cho Công ty. + Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của quy trình công nghệ, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, có căn cứ khoa học tạo điều kiện cho công tác hạch toán và quản lý kinh tế ở Công ty đạt hiệu quả cao. 2. Công ty đã áp dụng một cách có hiệu quả một số biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh: + Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, quản lý việc tiêu dùng nguyên vật liệu theo định mức, giảm được định mức tiêu hao một số loại nguyên vật liệu. + Tìm được một số nguồn mua nguyên vật liệu có giá rẻ hơn mà chất lượng vẫn bảo đảm. + Công ty có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, làm giảm lượng vốn vay (chỉ có vay ngắn hạn), đã làm giảm đáng kể chi phí tiền vay. +Công ty đã sắp xếp bố trí lại lực lượng lao động trong Công ty phù hợp với tiến độ công việc, chú trọng tới công tác bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên . Công ty cũng đã áp dụng chế độ thưởng phạt, khuyến khích tăng năng suất lao động. 3. Công ty đã đầu tư máy móc thiết bị mới nên đã góp phần làm giảm lượng tiêu hao nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động. Song bên cạnh những thành tích đạt được đó, Công ty còn có những hạn chế cần phải khắc phục sau: + Chi phí cố định như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong giá thành. Do đặc điểm sản xuất của công ty theo mùa vụ do đó có những tháng sản xuất giảm xuống nhưng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn cao. Mặt khác, máy móc thiết bị công suất giảm xuống nhưng vẫn với chi phí khấu hao, chi phí điện năng như vậy. Chính vì vậy chi phí cố định cao, Công ty cần xem xét để hạ thấp khoản chi phí này. + Chi phí điện năng khá lớn, năm 2001 chi phí điện năng là 654 triệu và năm 2002 chi phí này là 742 triệu. Nhưng hiện nay, Công ty vẫn chưa xây dựng được định mức dùng điện nên vẫn còn sử dụng lãng phí, làm cho chi phí này có xu hướng tăng. + Công ty có hệ thống kho bãi để dự trữ nguyên vật liệu nhưng Công ty vẫn chưa xây dựng được định mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý nên nhiều khi nhu cầu thị trường tăng, khối lượng sản xuất lớn, Công ty phải mua với giá cao. + Công ty chưa có trách nhiệm vật chất đối với việc hao phí quá định mức thích hợp, do đó không khuyến khích được nhân viên bảo quản để giảm bớt tỷ lệ hao phí nguyên vật liệu. 2. 4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong công ty May Đức Giang. Phương pháp tính giá thành là phương pháp kỹ thuật sử dụng số hiệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán và các tài liệu liên quan để tính tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị của sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành theo đối tượng tính giá thành sản phẩm đã định. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất phải được trích theo khoản mục sau đây: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Tuỳ theo yêu cầu quản trị của doanh nghiệp mà các khoản mục có thể được chi tiết hoá để phục vụ thiết thực cho chủ doanh nghiệp trong việc phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, các khoản chi tiết hướng tới giá thành sản phẩm. Số liệu kết quả tính toán giá thành sản phẩm phải được phản ánh trên các bảng, biểu tính giá thành, thể hiện nội dung, phưong pháp tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng. Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay: 2.4.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) * Điều kiện áp dụng Phương pháp đối với tất cả các sản phẩm, công cụ có quy trình sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, cuối kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm theo công thức sau: Tổng giá thành = Sản phẩm làm + Chi phí sản xuất - Sản phẩm làm sản phẩm dở đầu kỳ trong kỳ dở cuối kỳ Giá thành sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm đơn vị khối lượng sản phẩm hoàn thành * Ưu nhược điểm Phương pháp tính giá thành trực tiếp này đơn giản, dễ tính nhưng chỉ áp dụng được cho những loại hình sản xuất giản đơn như đã nêu ở trên. 2.4.2. Phương pháp tính giá theo hệ số. * Điều kiện áp dụng: được áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu, cùng một lượng lao động nhưng kết quả thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bbộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành từng loại sản phâmtrong quy trình công nghệ. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào hệ số tính giá thành của từng loại sản phẩm tương ứng để quy đổi số sản phẩm khác nhau về sản phẩm gốc (sản phẩm tiêu chuẩn). Và từ đó, ta tính ra được tổng giá thành, giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm. * Ưu nhược điểm Phương pháp này cho giá kết quả giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào hệ số quy đổi. Nếu hệ số quy đổi được tính toán xác định thì giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm tính toán được cũng chính xác. Vì vậy, phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp đã nêu trên. 2.4.3. . Phương pháp tính giá theo tỷ lệ. * Điều kiện áp dụng: phương pháp này được áp dụng ở các loại hình sản xuất mà trong cùng một công nghệ kết quả sản xuất được nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác. Doanh nghiệp may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo... Để giảm bớt khối lượng hạch toán kiểm toán thường tập hợp chi phi sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại, căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế trong chi phí sản xuất kế hoạch hoặc định mức kế toán sẽ tính tổng giá thành, giá đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm. Tổng Z thực tế = Tỷ lệ Z * ( Z định mức) ( của từng loại sản phẩm) ( của từng loại sản phẩm) Giá trị dở dang + S chi phí sản xuất + Giá trị sản phẩm định kỳ phát sinh đầu kỳ cuối kỳ Z = S giá thành hoặc S giá trị mức kế hoạch của nhóm sản phẩm S kế hoạch hoặc = Sản lượng sản phẩm x Giá thành đơn vị hoặc định mức thực tế cùng loại định mức từng loại sản phẩm S đơn vị thực tế = S giá thành thực tế của từng loại từng loại sản phẩm Sản lượng từng loại 2.4.4. Phương pháp tính giá thành phân bước. * Điều kiện áp dụng Phương pháp này được áp dụng ở loại hình sản xuất phức tạp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục hoặc áp dụng cho từng trường hợp quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất khác. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản xuất hoặc giai đoạn công nghệ Đối tượng tính giá thành những sản phẩm ở cuối quy trình công nghệ hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Để tính được giá thành của sản phẩm ta dùng phương pháp tổng cộng phí. Để tính tổng cộng phí của các bộ phận khác của giai đoạn công nghệ các chi tiết sản phẩm tạo nên chính sản phẩm đó: Công thức tổng quát: Z thành phẩm = Z1 + Z2 + Z3 + . + Zn ( Z chi phí các bước ) Trường hợp 1: Quy trình công nghệ chế biến trải qua các bước liên tục theo một trật tự xác định và trình độ hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp cao hoặc doanh nghiệp có bán nửa thành phẩm ra ngoài thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng bước công nghệ, đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm ở từng bước và giá thành của thành phẩm bước cuối cùng, phương pháp này gọi là “ tính giá thành phân bước theo phương án có tính giá thành sản phẩm ’’. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất của phương án này được tiến hành như sau: Chi phí NVL + Chi phí chế biến - Giá trị SP = Giá thành bán thành chính bước 1 bước 1 cuối kỳ bước 1 phẩm bước 1 Chi phí chế biến + Giá thành bán - Giá trị SP = Chi phí chế biến bước 2 thành phẩm dở dang bước 2 bước 2 bước 2 Trường hợp 2: trường hợp quy trình công nghệ trải qua nhiều bước liên tục, bán thành phẩm bước trước là đối tượng chế biến của bước sau, song do yêu cầu hạch toán nội bộ không cao và doanh nghiệp không cần bán nửa thành phẩm ra ngoài, do đó doanh nghiệp chỉ tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp bước cuối cùng bằng cách xác định chi phí của từng bưởctong giá của thành phẩm bằng phương pháp cộng tổng chi phí. Kế toán tổng hợp chi phí các bước trong giá thành để đưa ra giá của thành phẩm. Trình tự luân chuyển của phương pháp này như sau: (tính giá từng bước không tính giá bán thành phẩm). Sơ đồ luân chuyển chi phí theo phương án không tính giá bán thành phẩm. Chi phí NVL chính trong Z thành phẩm Chi phí chế biến bước 1 Z thành phẩm Chi phí chế biến bước 2 Z thành phẩm Chi phí chế biến bước n Z thành phẩm Giá thành của thành phẩm + + + + 2.4.5. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng (áp dụng tính Z liên hợp). Trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng, phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn để áp dụng phương pháp thích hợp: phương pháp trực tiếp, hệ số tổng cộng * Đặc điểm của phương pháp này là: - Đối với chi phí trực tiếp (NVL và nhân công) được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng theo các chứng từ gốc. - Đối với các chi phí sản xuất chung: sau khi tập hợp song sẽ phân bổ cho từng dơn theo tiêu thưc phù hợp (giờ công sản xuất, nhân công trực tếp). Việc tính giá chỉ được đặt ra khi đơn đặt hàng hoàn thành toàn bộ (kỳ tính giá thành phù hợp trong chu kỳ sản xuất). Đơn đặt hàng này chưa hoàn thành chi phí sản xuất của đơn đó sẽ được gọi là giá trọ sản phẩm dở dang cuối kỳ của đơn đó. 2.4.6. Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ. * Điều kiện áp dụng: được áp dụng ở loại hình sản xuất mà trong cùng quy trình công nghệ bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ như các doanh nghiệp sản xuất mỳ ăn lion, rượu, bia, đường Để tính giá của sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị của sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như: giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch Tổng Z sản = Giá trị sản phẩm + chi phí phát sinh – giá trị sảnphẩm – giá trị sản phẩm chính phẩm chính chính dở dang trong kỳ phụ trongkỳ chính dở cuối kỳ đầu k ỳ 2.4.7. Phương pháp tính giá thành theo phương pháp cộng chi phí. * Điều kiện áp dụng: phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất thành phẩm được thực hiện ở nhiều quá trình sản xuất hay nhiều công nghệ. Loại hình này sản xuất kiểu phức tạp, liên tục. Quy trình công nghệ gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm, mà bán thành phẩm của bước trước là đối tượng hay nguyên liệu chế biến của bước sau. 2.5. Biểu tính giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty May Đức Giang. bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất tạI công ty may đức giang Quý iv năm 2002 STT Mã SLNK ĐG Lương Lương gốc Nguyên liệu Phụ Liệu Tiền lương BHXH Khấu hao Điện Chi phí khác Tổng chi phí SPHT trong kỳ Giá thành SP HT trong kỳ 1 Tổng cộng 4.794.071.796 8.682.326.810 3.302.453.229 11.201.231.997 443.489.681 1.254.357.188 474.575.264 3.043.703.794 28.402.137.963 2 Cộng XNI 789.561..319 2.266.680.862 939.814.198 1.757.637.514 69.590.032 221.247.797 78.160.338 501.283.853 5.834.414.594 3 1.248 1.190 14.900 17.731.000 2.313.876 39.470.868 1.562.768 4.968.512 1.755.229 11.257.218 61.328.471 51.537 4 3.279 701 14.500 10.164.500 1.363.048 22.627.130 895.875 2.848.257 1.006.205 6.453.330 35.193.844 50.205 5 3.290 300 14.900 4.470.000 583.330 9.950.639 393.975 1.252.566 442.495 2.837.954 15.460.959 51.537 6 3.294 1.836 14.900 27.356.400 3.569.980 60.897.911 2.411.127 7.665.704 2.708.068 17.368.279 94.621.069 51.537 7 9.208 1.644 17.100 28.112.400 3.1963649 62.580.838 2.477..759 7.877.547 2.782.906 17.848.256 96.763.954 58.859 8 9.265 1.006 16.300 16.397.800 1.956.100 36.503.040 1.445..263 4.594.928 1.623.253 10.410.784 56.533.367 56.196 9 23.990 8.937 6.960 62.201.520 17.377.404 138.466.415 5.482..292 17.429.868 6.157.459 39.491.065 224.404.503 25.110 10 51.204 384 13.500 5.184.000 34.137.560 16.530.012 11.540.070 456.905 1.452.640 513.175 3.291.265 67.921.627 176.879 11 51.253 3.545 13.900 49.275.500 291.257.424 150.622.449 109.691.882 4.343.024 13.807.789 4.877.886 31.284.476 605.884.929 170.913 12 100.146 35 46.300 1.620.500 68.055 3.607.385 142.827 454.090 160.417 1.028.838 5.461.612 156.046 13 100.146 35 46.300 1.620.500 68.055 3.607.385 142.827 454.090 160.417 1.028.838 5.461.612 156.046 14 100.146 35 46.300 1.620.500 68.055 3.607.385 142.827 454.090 160.417 1.028.838 5.461.612 156.046 15 110.140 28 46.300 1.296.400 54.444 2.885.908 114.262 363.272 128.333 823.070 4.369.289 156.046 16 .. .. .. .. . . .. Chương 3 Một số GiảI pháp giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm trong công ty may đức giang. 3.1. Một số nhận xét chung 10 năm – một khoảng thời gian chưa dài đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Nhưng bằng sự quyết tâm, nỗ lực của mỗi thành viên và sự đoàn kết trong Công ty May Đức Giang công ty đã tự khẳng định mình trên thị trường may mặc trong và ngoài nước, biểu hiện: số lượng đơn đặt hàng ngày một nhiều, quy mô doanh nghiệp ngày càng to đẹp hơn... Luôn coi trọng chữ tín, không ngừng đổi mới, hoàn thiện nâng cao công tác quản lý sao cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường đó là bí quyết tạo nên sự thành công của Công ty May Đức Giang. Trong sự thành công này, có sự đóng góp rất lớn của công tác tài chính - kế toán, công ty đã luôn cố gắng hoàn thiện công tác kế toán, đặt biệt là công tác quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Đó là tiền đề giúp cho công ty thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Qua thời gian thực tập không dài tại Công ty May Đức Giang, với kiến thức đã tích luỹ tại trường Cao đẳng Quản trị kinh doanh cùng sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các cán bộ kế toán trong phòng Tài chính - Kế toán của công ty, em đã hiểu được khá nhiều tình hình thực tế về công tác kế toán nói chung, công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng. Nhìn chung, việc sắp xếp, bố trí nhân sự ở phòng Tài chính - Kế toán là phù hợp với trình độ, khả năng của từng người. Đội ngũ kế toán của công ty có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đặt ra trong hình thức Nhật ký chứng từ mà công ty đang áp dụng. Do vậy, các phần hành công việc kế toán được thực hiện khá trôi chảy. Đối với công tác quản lý chi phí, trong những năm qua, công ty đã có rất nhiều biện pháp tăng cường khuyến khích sử dụng tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất: Điển hình là công ty đã xác định đúng đắn đối tượng quản lí chi phí sản xuất là từng xí nghiệp sản xuất. Đối với công tác quản lý sử dụng chi phí, công ty cũng có rất nhiều biện pháp tăng cường khuyến khích sử dụng tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất bằng việc xây dựng hệ thống định mức sử dụng vật tư cụ thể, chi tiết cho từng loại, từng thứ vật tư đến từng sản phẩm. Bên cạnh đó với chế độ thưởng, phạt phân minh tới những công nhân sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. Qua nghiên cứu công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty May Đức Giang tôi mạnh dạn đưa ra những ưu điểm và hạn chế của công ty trong thời gian qua. Ưu điểm (1) Bộ máy quản lí của công ty tổ chức gọn nhẹ, hợp lí, các phòng ban chức năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình, cung cấp kịp thời chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo trong việc giám sát kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu mở rộng thị trường, quản lí kinh tế... phù hợp với điều kiện hiện nay, yêu cầu quản lí và đặc điểm sản xuất của công ty. Từ đó tạo điều kiện cho công ty chủ động trong quan hệ với khách hàng, khẳng định uy tín trên thị trường, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh. (2) Về tổ chức bộ máy kế toán của công ty được bố trí hợp lí, chặt chẽ, hoạt động có nề nếp, có kinh nghiệm. Các cán bộ kế toán hầu như có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững chế độ và vận dụng một cách linh hoạt, tinh thần làm việc khẩn trương, khoa học. Quy trình sản xuất quần áo là một quy trình công nghệ sản xuất liên tục, sản phẩm phải qua nhiều công đoạn khác nhau. Do đó trong cơ cấu xí nghiệp sản xuất (may) có nhiều tổ sản xuất, việc xác định quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo quy trình công nghệ của xí nghiệp là hoàn toàn hợp với đặc điểm và sản phẩm của công ty. Cách tính và trả lương, thưởng đã khuyến khích được người lao động tích cực trong sản xuất nhằm hoàn thành và vượt mức quy định . Hạn chế Trong quá trình áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ công ty đã đơn giản trình tự kế toán, nhưng tại phòng Tài chính - Kế toán của công ty không lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Như vậy sẽ không phản ánh được hệ thống chứng từ ghi sổ và số tiền phát sinh trên mỗi chứng từ đã được tập hợp . Trong thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan mà công ty phải ngừng sản xuất như thiếu nguyên vật liệu, mất điện, sửa chữa đột xuất TSCĐ nhưng vẫn phải chi phí cho công nhân hoặc những khoản thiệt hại hàng năm có thể xảy ra mà doanh nghiệp đã biết trước nhưng không hạch toán đầy đủ vào các kỳ sản xuất. 3.2. Giải pháp giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của công ty. Trong doanh nghiệp, quản trị tài chính có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có tác động tới việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp. Quản trị tài chính đó chính là việc sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu mua sắm vật tư như vậy sẽ tránh được những tổn thất cho sản suất như việc ngừng sản xuất do thiếu vật tư, nguyên liệu. Thông qua việc tổ chức sử dụng vốn kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm, từ đó phát hiện, ngăn chặn kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát, hao hụt vật tư, sản phẩm; kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch lao động tiền lương và tình hình thực hiện quỹ lương sự tác động của hình thức trả lương tới việc tăng năng suất lao động; kiểm tra được các khoản chi phí mang tính chất tổng hợp như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có phù hợp với dự toán chi phí được lập không qua đó ngăn chặn kịp thời tình trạng chi phí quá mức cần thiết, kém hiệu quả. Ngoài ra, quản trị tài chính sẽ đẩy mạnh sự chu chuyển vốn có thể giảm nhu cầu vay vốn, và sẽ giảm bớt chi phí phải trả về lãi tiền vay. Tất cả sự tác động trên làm giảm bớt chi phí sản xuất, góp phần tích cực đến việc hạ giá thành sản phẩm. Bất kỳ một doanh nghiệp nào kể từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất đều phải có những biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm, bởi vì: * Trên góc độ doanh nghiệp. - Hạ giá thành giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm, sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, doanh nghiệp có thể giảm bớt giá bán để tiêu thụ nhanh sản phẩm, nhanh thu hồi vốn. - Hạ giá thành trực tiếp làm tăng lợi nhuận, nếu giá thành đơn vị sản phẩm càng thấp so với giá bán trên thị trường thì doanh nghiệp thu được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm càng cao. Mặt khác, giá thành sản phẩm thấp doanh nghiệp có lợi thế là hạ được giá bán, tăng khối lượng tiêu thụ và thu được nhiều lợi nhuận. Hạ giá thành là cơ sở cho doanh nghiệp giảm bớt lượng vốn lưu động đã sử dụng vào sản xuất, khi hạ giá thành sản phẩm tức là doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí về nguyên nhiên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí quản lý, nghĩa là với khối lượng sản xuất như cũ nhưng doanh nghiệp cần một lượng vốn ít hơn. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp có thể rút bớt vốn lưu động trong sản xuất hoặc mở rộng tăng thêm khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Vì vậy, muốn hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý tốt chi phí sản xuất. Trước đây, các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức giao nộp, lãi lỗ nhà nước chịu, do đó các doanh nghiệp không quan tâm đến việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Nhưng từ khi chuyển đổi nền kinh tế thì việc quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là vấn đề trọng tâm của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Tiết kiệm chi phí không chỉ có ý nghĩa làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để có thể đề ra được các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh thì các nhà quản lý phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh. *Trên góc độ cả nước: hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện tăng tích lũy thực hiện được mở rộng tái sản xuất. Ngoài một số biện pháp trên, ta còn có các nhân tố hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp: + Tăng cường khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất. + Tổ chức lao động và sử dụng con người. + Tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý tài chính tốt. Kết luận Để trở thành công cụ quản lý có hiệu lực, tài chính kế toán nói chung và đặc biệt là công tác quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng phải luôn được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng công tác quản lý trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chi phí sản xuất là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là một tấm gương phản chiếu toàn bộ chi phí sản xuất lãng phí hay tiết kiệm trong quá trình sản xuất sản phẩm. Việc hạch toán chính xác , đầy dủ chi phí sản xuất là một vấn đề mà các nhà quản lý coi trọng, nó là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng và kịp thời các thông tin về nội bộ cũng như bên ngoài doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lý sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại những hiệu quả kinh tế cao nhất. Là sinh viên được thực tập tại Công ty May Đức Giang, trên cơ sở những kiến thức, phương pháp luận đã học ở trường kết hợp với tìm hiểu tình hình thực tế ở công ty trong thời gian qua, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: ”Quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ” trong Công ty May Đức Giang. Đề tài này luôn là một vấn đề thời sự được các doanh nghiệp quan tâm vì nó là một vấn đề quan trọng, thiết thực có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bản thân tôi khi chọn nghiên cứu đề tài này cũng mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc củng cố và tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty. Trên cơ sở những tồn tại và tình hình cụ thể, tôi đã mạnh dạn đề suất một số ý kiến nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán nói chung và công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng của công ty. Vì thời gian thực tập ngắn mà sự vận dụng lý thuyết nhà trường vào thực tế là cả một quá trình, cho nên bài báo cáo này không thể tránh khỏi được những sai sót, hạn chế nhất định. Tôi rất mong được sự xem xét và vận dụng những kiến nghị trong bài báo cáo này vào thực tế tại công ty để tôi có thể khẳng định hơn nữa những suy nghĩ của mình về một phần hành công việc tài chính kế toán hiện nay. Qua thời gian làm báo cáo tốt nghiệp được sự chỉ bảo tận tình và đầy tinh thần trách nhiệm của Ths. Nguyễn Thị Thu Hà cùng các cán bộ trong phòng TC-KT của Công ty May Đức Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, các cán bộ tài chính kế toán cũng như các bạn sinh viên đẻ tôi hoàn thiện kiến thức của mình. Tôi xin trân thành cảm ơn !!! Hà nội, ngày 24 tháng 04 năm 2003 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Thủy Tài Liệu Tham Khảo 1. Tiến sĩ Lưu Thị Hương, giáo trình Tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản giáo dục 2002. 2. Nguyễn Hải Sản, giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản thống kê năm 2001. 3. Tiến sĩ Vũ Duy Hào, giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản tài chính, năm 1998. 4.Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài (chủ biên), giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê 2002. 5. Trường ĐH kinh tế thành phố HCM , giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học quốc gia TP HCM. 6. PGS. TS Lê Văn Tế, Thạc sỹ Nguyễn Thị Xuân Kiều, giáo trình Phân tích thị trường tài chính, NXB thống kê, năm 2000. 7. Nguyễn Đình Tài, giáo trính sự hình thành và phát triển thị trường tài chính của nền kinh tế chuyển đổi VN, NXB CTQG, năm 1998. Mục Lục Lời nói đầu (Tr 1) Chương I. Những vấn đề lý luận chung về quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong Công ty May Đức Giang. (Tr 2) 1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí. 1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và khối lượng hoạt động kinh doanh. 1.3. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. 1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.3.2.1. Nhóm nhân tố khách quan. 1.3.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan. Chương II. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong công ty May Đức Giang. (Tr 14) 2.1. Một số nét chủ yếu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty May Đức Giang. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trong Công ty May Đức Giang. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty May Đức Giang. 2.1.2.1. Cơ cấu mặt hàng sản xuất. 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất. 2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty May Đức Giang. 2.1.2.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 2.2. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất trong Công ty May Đức Giang. 2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty May Đức Giang. 2.2.2. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất trong Công ty May Đức Giang. 2.2.2.1. Tình hình thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất trong Công ty May Đức Giang. 2.2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty May Đức Giang. 2.2.3. Quy trình quản lý chi phí sản xuất trong Công ty May Đức Giang. 2.2.3.1. Phương pháp quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.2.3.1.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. 2.2.3.1.2. Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp. 2.3. Công tác quản lý sử dụng chi phí nguyên vật liệu. 2.3.1. Công tác sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.3.1.1. Tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp. 2.3.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng vật liệu phụ trực tiếp . 2.3.2. Công tác quản lý chi phí nhân công trực tiếp. 2.3.3. Công tác quản lý chi phí sản xuất chung. 2.3.4. Đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong Công ty May Đức Giang. 2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong Công ty May Đức Giang. 2.4.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp). 2.4.2. Phương pháp tính giá theo hệ số giá. 2.4.3. Phương pháp tính giá theo tỷ lệ. 2.4.4. Phương pháp tính giá thành phân bước. 2.4.5. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng (áp dụng tính giá liên hợp). 2.4.6. Phương pháp loại từ chi phí sản phẩm phụ. 2.4.7. Biểu tính giá thành sản phẩm quý IV năm 2002. Chương III. Một số giải pháp giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm trong Công ty May Đức Giang. (Tr 54) 3.1. Một số nhận xét chung. 3.2. Giải pháp giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của công ty. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Thu Hà . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH359.doc
Tài liệu liên quan