Chuyên đề Quản lý dự án tại công ty cổ phần Khoáng Sản Hòa Phát- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

• Các ban quản lý dự án của công ty cần áp dụng phương pháp quản lý mới, hiệu quả cho công tác quản lý tiến độ Giải pháp thứ nhất, trong quá trình quản lý dự án, cần tiếp cận và sử dụng các kỹ thuật quản lý dự án như sơ đồ PERT/ CPM, tính toán thời gian dự trữ toàn phần, thời gian dự trữ tự do tính toán các mốc thồi gian quan trọng mà dự án cần đạt tới Những kỹ thuật này sẽ giúp cho Ban quản lý được các công việc của dự án, có thể điều chỉnh tiến độ và chi phí của dự án để đảm bảo thực hiện kế hoạch đã đặt ra nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Giải pháp thứ hai, thông qua sơ đồ PERT và biểu đồ GANTT, Ban xác định thời gian dự trữ tự do và toàn phần của các công viêc. Khoảng thời gian này có tác dụng đề phòng khi có sự cố bất ngờ như: mưa, bão, lũ lụt xảy ra làm chậm tiến độ thi công của các công việc nhưng vẫn không làm chậm tiến đọ của dự án. Điều này là hết sức cần thiết vì đây là dự án xây dựng nên công việc chủ yếu là ngoài trời, lại diễn ra trong thời gian dài nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố thời tiết. Tuy nhiên, việc xác định thời gian dự phòng này phải được kèm theo chi phí dự phòng sao cho không làm tăng quá so với tổng vốn đàu tư của dự án và chiếm tỷ lệ thích hợp. • Khi thực hiện dự án ở địa phương nào, công ty cần có thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương đó. Trong việc giải phóng mặt bằng, cac ban quản lý dự án cần thích cức chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tổ chức tuyên truyền về chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tới những đối tượng phải di dời. Thực tế ở nhiều nơi đã cho thấy khi tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng, người dân thường thực hiện không đúng trình tự hoặc cố tình không thực hiện di dời. Nhưng khi có sự phối hợp của chính quyền địa phương thì sẽ kịp thời đưa ra những biện pháp hữu hiệu. Bên cạnh đó, ở địa phương luôn có những đối tượng quá khích, vì chưa thỏa mã với chính sách, chế độ bồi thường hỗ trợ của chủ đầu tư có thái độ kích động, lôi kéo, gây hoang mang cho những người khiác. Nếu không có những hành động kịp thời thì những phần tử này sẽ là môi đe dọa cho an ninh trật tự cũng như tới thành công của công tác đền bù giải phóng mặt bằng của chủ đàu tư. Mặt khác khi có những tin đồn xấu này, những người dân còn lại chần chừ, trây lì không chấp hành chính sách. Vì vậy công ty cần có những phát hiện kịp thời để kiến nghị với cơ quan công an, chnhs quyền địa phương phối hợp để ngăn chặn những phần tử này. Có làm được như vậy thì công tác giải phóng mặt bằng mới triển khai đúng tiến độ, cán bộ thực hiện mới yên tâm công tác.

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý dự án tại công ty cổ phần Khoáng Sản Hòa Phát- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. - Cập nhật, nghiên cứu, lưu giữ, phổ biến, hướng dẫn thực hiện cho các bộ phận liên quan (các ĐXD, Xưởng, các công trình trực thuộc...) và báo cáo BGĐ công ty về các quy định của Pháp luật (các văn bản pháp quy, quy phạm, Tiêu chuẩn, hướng dẫn, thông tư...) liên quan đến các hoạt động SXKD của công ty. - Cập nhật, nghiên cứu, đề xuất với BGĐ các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật thuộc các lĩnh vực SXKD của công ty nhằm cải tiến công nghệ, kỹ thuật nâng cao hiệu quả trong SXKD. - Tiến hành nghiên cứu thị trường, công tác tiếp thị và đấu thầu các dự án. - Lập báo cáo đầu tư thiết bị chiều sâu. - Theo dõi, kiểm tra tiến độ, chất lượng, ATLĐ các dự án. Cùng các phòng ban, bộ phận khác kết hợp và hướng dẫn các ĐXD lập biện pháp, tiến độ thực hiện dự án, công tác nghiệm thu, hoàn công, thanh toán, quyết toán và bảo hành công trình. -  Lập báo cáo định kỳ (hàng tuần, hàng tháng, quý, năm...) tình hình thực hiện các dự án. - Các nhiệm bất thường khác do Ban giám đốc giao. 2.2.8. Các công ty con và công ty liên kết Nhiệm vụ chính của các công ty con và công ty liên kết là tìm kiếm thăm dò xin giấy phép khai thác mỏ, xây dựng và vận hành nhà máy chế biến quặng tại địa phương, tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và ổn định cho Khu Liên hợp. Triển khai kế hoạch tạo nguồn, công ty đã thành lập nhiều công ty con và công ty liên kết nhằm tìm kiếm thăm dò xin giấy phép khai thác mỏ, xây dựng và vận hành nhà máy chế biến quặng tại địa phương, tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và ổn định cho Khu Liên hợp. 3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Các lĩnh vực hoạt động của công ty được liệt kê trong bảng sau TT Tên ngành Mã số 1 Khai thác và thu gom than non 0502 2 Khai thác quặng sắt 0710 3 Khai thác quặng boxit 0722 4 Khai thác quặng kim loại quý hiếm 0730 5 Khai thác đá 0810 6 Khai thác cát, sỏi 0810 7 Khai thác đất sét 0810 8 Khai thác và thu gom than bùm 0892 9 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ quặng 0990 10 Sản xuất than cốc 1910 11 Sản xuất vôi 2394 12 Sản xuất thạch cao 2394 13 Sản xuất sắt, thép, gang 2410 14 Sản xuấtkim loại màu và kim loại quý 2420 15 Đúc sắt thép 2431 16 Đúc kim loại màu 2432 17 Bán buôn kim loại và quặng kim loại 4662 18 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933 19 Vận tải hàng hóa ven biển 5012 20 Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa 5022 21 Kho bãi và lưu giũ hàng hóa 5210 22 Bốc xếp hàng hóa đường bộ 5224 23 Bốc xếp hàng hóa cảng biển 5224 24 Bốc xếp hàng hóa cảng sông 5224 25 Khảo sát, tư vấn, thăm dò khoáng sản 74 26 Khảo sát, tư vấn và thiết kế mỏ 74 27 Hoạt động hỗ trợ kinh doanh 82 28 Hoạt động dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật 71 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỎ SẮT SÀNG THẦN Tình hình kinh doanh và đầu tư của công ty Cổ Phần Khoáng sản Hòa Phát thời gian qua. Từ khi thành lập đến nay, công ty Cổ Phần Khoáng Sản Hòa Phát thực hiện chức năng kinh doanh chính là mua bán và khai thác quặng sắt. Cho đến thời điểm này, công ty đã thu mua và chuyển về kho Kinh Môn được gần 500.000 tấn quặng tinh. Đồng thời công ty cũng đã mua được rất nhiều mỏ sắt để tự mình tiến hành khai thác và tinh chế. Có thể kể đến ở đây là các mỏ Sàng Thần, Tùng Bá- Hà Giang; mỏ Tắc Ái- Lào Cai, các mỏ sắt ở Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Bình… Phần lớn trong số các mỏ đã mua đều đang trong giai đoạn xây dựng. Chỉ có duy nhất mỏ Khả Cửu- Phú Thọ là đã hoàn thành việc xây dựng và đang tiến hành khai thác, tinh chế để chuyển về Kinh Môn. 1. Dự án khai thác quặng sắt tại xã Khả Cửu- Thanh Sơn- Phú Thọ Công ty cổ phần Hòa Phú là công ty con của công ty cổ phần khoáng sản Hòa Phát. Công ty kinh doanh, khai thác khoáng sản quặng sắt với vốn pháp định là 40.000.000.000 VNĐ ( Bốn mươi tỷ đồng) và vốn doanh nghiệp là 120.000.000.000 VNĐ ( Một trăm hai mươi tỷ đồng). Công ty đã xây dựng nhà máy chế biến quặng sắt. với mục tiêu đầu tư mới 100 % bằng công nghệ hiện đại, đồng bộ các thiết bị và công nghệ từ nước có nền công nghiệp sản xuất luyện thép phát triển trên thế giới. Dự án dự định đạt công suất 600.000 tấn/năm, sản xuất quặng sắt từ độ hạt mịn 1-30 mm hàm lượng sắt 55-59%, quặng sau tuyển đạt hàm lượng > 62% Fe. Dự án nhà máy này dự định hoạt động 50 năm và được khởi công tháng 1 năm 2008 đến tháng 7 năm 2008. Vào ngày 13 tháng 1 năm 2009, nhà máy đã tiến hành chạy thử với sự giám sát của các chuyên gia từ Trung Quốc,cùng tổng giám đốc, giám đốc và các bộ phận liên quan. Trong quá trình chạy thử, chưa đạt tiêu chuẩn 100%,do có một số vấn đề như : khi máy nghiền bi đập thì các bu lông ốc vít tuy đã vặn chặt nhưng do sức đập nặng nên cần phải thêm thời gian vặn lại đến lúc các bu lông chặt ; máng dẫn nước vào máy tuyển từ cấp 1 đặt hơi lệch, nên nước từ máy phân cấp ruột xoắn chạy qua máng không đều. Tuy nhiên đó chỉ là những lỗi nhỏ, không xuất hiện việc gián đoạn công nghệ, các máy móc thiết bị đạt yêu cầu, và đã cho ra 1 lượng tinh quặng nhất định. Sau khi đưa về phòng KCS, kiểm tra cho thấy tinh quặng đạt yêu cầu và thành phần Fe chiếm khoảng 65% Một số chỉ tiêu hiệu quả của Dự án: Thời gian hoàn vốn có chiết khấu : 10 năm. Tỷ suất thu hồi nội tại IRR : 21,5% Hiện giá thu nhập NPV (với r=12%/năm) sau 10 năm : 34.485.000.000 VNĐ Tỷ số lợi ích chi phí (BCR) : 0,1 Nộp Ngân sách nhà nước :46.000.000.000 VNĐ Cho đến nay, Nhà máy Khả Cửu là nhà máy duy nhất của công ty đã đi vào hoạt động. Trong quá trình hoạt động bộc lộ những sai sót cần được chú ý khắc phục trong các dự án sau: a. Việc lựa chọn vị trí lắp đặt nhà máy Khả Cửu không thực sự khoa học và bao gồm những nhược điểm cơ bản sau: Việc thi công bãi chứa quặng thô ( quặng nguyên khai) tốn kém, khó mở rộng mặt bằng bãi chứa, bãi chứa quặng nằm ở cao độ cos 140 vì vậy đường vận chuyển quặng thô từ mỏ về bãi gặp khó khăn, xe phải lên dốc khi có tải nặng. Hệ thống đảm bảo nước sản xuất có đường dẫn dài, lắp đặt nhiều trạm bơm tăng áp và trung chuyển vừa tốn kém đầu tư ban đầu, năng lượng tiêu hao trong sản xuất và bố trí lao động đảm bảo hoạt động. Quy hoạch tổng thể và kết nối giữa các khâu tản mạn, không lợi dụng được các điều kiện tự nhiên. b. Tổ chức thi công xây dựng nhà máy. - Cán bộ chỉ huy – cán bộ kỹ thuật thực hiện thi công chưa thực sự có năng lực. - Phương pháp triển khai thi công thiếu khoa học- gây lãng phí các vật tư nguyên liệu và thời gian. - Chất lượng nguyên vật liệu ( xi măng- đá ) không tốt- kế hoạch sử dụng và bảo quản tập kết không phù hợp. - Việc nghiên cứu đường dẫn liệu- cấp nước các dây chuyền sản xuất không phù hợp với đường dẫn dài, lãng phí vật tư và đầu nối khó. - Phương pháp sử dụng vật tư- thiết bị- tài sản trong quá trình thi công chưa khoa học, công tác thu hồi phế liệu và các dụng cụ sử dụng tiếp sau cũng không tiết kiệm. c. Về chất lượng công trình và máy móc thiết bị - Một số chi tiết- một số bộ phận chế tạo kém chất lượng như: hộp số, bánh răng, bảng điện, động cơ, bơm nước… - Công tác kiểm tra, gia công cơ khí trước khi lắp đặt không được thực hiện nghiêm túc. - Hệ thống cầu thang, lan can, sàn thao tác còn thiết kế thiếu khoa học không thuân lợi cho vận hành sau này. 2. Các dự án đang trong quá trình triển khai. Sau nhà máy Khả Cửu, Công ty Khoáng sản Hòa Phát đang tiếp tục triển khai xây dựng các nhà máy tuyển quặng với quy mô lớn hơn ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang…Với những kinh nghiệm rút ra từ dự án Khả Cửu, chắc chắn công tác quản lý dự án ở các dự án đang triển khai sẽ hoàn thiện hơn. II. Giới thiệu về dự án đầu tư khai thác và chế biến mỏ sắt Sàng Thần- xã Minh Sơn- huyện Bắc Mê- tỉnh Hà Giang. 1. Nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. 1.1. Nhu cầu thị trường Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước điều đó đòi hỏi mọi ngành nghề phát triển toàn diện, tương xứng. Ngành cơ khí chế tạo là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân cũng đang được chú trọng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, góp phần phát triển kinh tế Nước nhà. Vì thế, nguyên liệu cho ngành cơ khí chế tạo là gang đúc ngày càng lớn. Hiện tại, nhu cầu về gang đúc trên thị trường nội địa về Gang ngày càng tăng. Một số nước xung quanh như Lào, Campuchia, Thái Lan không có lò cao nhưng nhu cầu gang đúc của họ hàng năm cũng khá lớn trên 10 vạn tấn/năm. Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, lượng Gang đúc cần cho các ngành cơ khí chế tạo không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước nói trên đều tăng mạnh. Dự báo tới năm 2010 Việt Nam sẽ tăng lên khá lớn, để thoả mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, ngành luyện Gang không những tăng năng suất của nhà máy hiện tại mà còn phải mở rộng sản xuất, tăng cường phát triển các liên doanh với các nhà máy luyện gang địa phương. Với chủ trương phát triển nhanh công nghiệp gang thép và cơ khí trong những năm sắp tới. Hiện nay nhiều mỏ sắt và khu liên hợp sản xuất gang Thép của các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty đã ra đời và đang đi vào khai thác, chế biến như: Mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); mỏ sắt Nà Lũng, Nà Rụa (Cao Bằng); mỏ sắt Tiến Bộ (Thái Nguyên); mỏ sắt Quý Xa (Lào Cai); mỏ sắt Thanh Kỳ, Thanh Tân (Thanh Hoá), mỏ sắt Làng Mỵ (Yên Bái) đã và đang đi vào hoạt động khai thác v.v...Bên cạnh các mỏ khai thác quặng sắt, hiện nay cũng đã xây dựng các khu liên hợp gang thép như: Nhà máy luyện gang thép công suất 2,0 triệu tấn/năm (Vũng áng-Hà Tĩnh), khu liên hợp Gang Thép Cao Bằng công suất 220.000 tấn gang/năm, khu luyện gang ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa) v.v... Được sự đồng ý của các Bộ, Ban ngành ở Trung ương và UBND tỉnh Hà Giang, hiện nay Công ty Cổ phần Khoáng Sản Hòa Phát đã lập kế hoạch và đang triển khai xây dựng Nhà máy luyện gang trong khu vực mỏ sắt Sàng Thần và Tùng Bá. Với mục tiêu của Công ty là đầu tư khai thác chế biến sâu quặng sắt, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng, tạo nguồn thu cho Ngân sách của tỉnh Hà Giang cũng như thu hút nguồn lao động của địa phương. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu quặng sắt cho Nhà máy luyện gang của Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông, yêu cầu cần thiết là phải đầu tư khai thác nguồn tài nguyên sẵn có trên địa bàn tỉnh, trong đó có mỏ sắt Sàng Thần thuộc huyện Bắc Mê. Trong đó giai đoạn đầu mỏ sẽ cung cấp được 500.000 tấn quặng tinh/năm. Mặt khác nhu cầu tiêu thụ sản phẩm quặng sắt của thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc cũng rất lớn. Hiện nay, sản phẩm quặng sắt của các mỏ trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai v.v... phần lớn đều xuất khẩu sang thị trường nước bạn. 1.2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm. a. Nhu cầu tiêu thụ hàng năm của Nhà máy luyện thép do Công ty Cổ phần Khoáng Sản Hòa Phát xây dựng tại tỉnh Hà Giang khoảng 700.000 tấn tinh quặng/năm. b. Ngoài ra, hiện nay và những năm tới nhu cầu tiêu thụ quặng sắt của các Nhà máy luyện Gang thép trên địa bàn các tỉnh như: Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Công ty Gang thép Thái Nguyên v.v.... mỗi năm tới hàng triệu tấn quặng tinh. Với chất lượng quặng sắt của mỏ Sàng Thần khi đầu tư dây chuyền sản xuất chế biến sẽ cho ra sản phẩm có hàm lượng sắt Fe >60%, kích thước sản phẩm đáp ứng tốt cho nhu cầu của Nhà máy luyện gang thép cũng như thị trường xuất khẩu. - Hiện nay trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, giá bán quặng sắt sau chế biến của một số mỏ có chất lượng tương tự như mỏ Sàng Thần từ 940.000 – 970.000 đồng/tấn. 2. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư. 2.1- Sự cần thiết phải đầu tư Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước Công nghiệp phát triển. Vì vậy mà hiện nay cũng như những năm tới nhu cầu Thép cho các ngành kinh tế quốc dân như: Xây dựng, Giao thông, Thuỷ lợi, Điện, Xi măng, Khoáng sản v.v... là rất lớn. Hiện nay và vài năm tới nước ta vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu phôi thép và thép từ nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu về thép cho nền kinh tế quốc dân, hiện nay nhiều Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty đã có chủ trương đầu tư xây dựng mới cũng như cải tạo nâng công suất các mỏ quặng sắt. Đi đôi với khai thác công nghệ chế biến quặng sắt cũng đang được các cấp các ngành quan tâm thích đáng. Vì vậy, nhiều Nhà máy luyện thép cũng được đầu tư xây dựng trong đó có Khu liên hợp luyện Thép Hà Giang. Theo chủ trương của tỉnh Hà Giang sẽ cấp giấy phép cho Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông đầu tư xây dựng Nhà máy luyện gang thép công suất 700.000 tấn/năm. Nguồn nguyên liệu chính trong khu vực Hà Giang để cung cấp cho Nhà máy là mỏ sắt Sàng Thần, mỏ sắt Tùng Bá và một vài mỏ khác. 2.1.1. Hiện trạng khai thác của mỏ Hiện nay trong khu vực mỏ quặng sắt Sàng Thần địa hình còn nguyên thuỷ, chưa bị đào phá bởi các công trình khai thác. Địa hình khu mỏ có dạng đồi núi thuận lợi cho quá trình thoát nước mỏ. 2.1.2. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng khu mỏ Khu mỏ đã có hệ thống đường giao thông cách khu mỏ 5km, trong khu mỏ có các hệ thống đường mòn. Tuy nhiên, khi đi vào sản xuất quy mô lớn cần đầu tư cải tạo tuyến đường dẫn vào khai trường. Hệ thống điện, thông tin liên lạc trong khu vực cần được đầu tư xây dựng khi mỏ đi vào hoạt động. 2.1.3. Chất lượng quặng của mỏ Quặng sắt mỏ Sàng Thần gồm các khoáng vật quặng là magnetit, hematit, pyrit, pyrotin, calcopyrit, gơtit, mactit, melnhecovit, malachit trong đú khoáng vật quặng chủ yếu là magnetit. 2.2. Các chính sách kinh tế xã hội liên quan tới sự phát triển ngành Hà Giang là một tỉnh miền núi, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp. Nhìn chung công nghiệp gần như chưa phát triển. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh đã phát triển khá mạnh mẽ. Một trong những nguồn lực thúc đẩy kinh tế Hà Giang phát triển là cơ sở nguyên liệu khai thác và chế biến khoáng sản. Với một tỉnh khá đa dạng về khoáng sản, nổi bật là: Sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng v.v...Trong đó nguồn quặng sắt có một số mỏ có trữ lượng quy mô trung bình bình và nhiều mỏ có quy mô nhỏ, điểm mỏ khá tập trung, hàm lượng quặng đảm bảo yêu cầu đúc gang với nhiều loại chất lượng, rất thuận lợi cho công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luyện gang lò cao trên địa bàn tỉnh đó cũng là một nhiệm vụ trong quy hoạch phát triển Công nghiệp của tỉnh đã đề ra. Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, yêu cầu phải phát triển cơ sở hạ tầng: Các công trình giao thông, đô thị. Các công trình xây dựng công, nông nghiệp. ở mỗi công trình đó, vai trò của sắt thép hết sức quan trọng. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường, chủ trương khuyến khích phát triển Ngành công nghiệp sắt thép của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương và đóng góp một phần vào ngân sách cho tỉnh và Nhà nước. Với chiến lược phát triển đa ngành của tỉnh Hà Giang, trong đó công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: sắt, chì, kẽm, vàng v.v...là một trong những ngành được chú trọng hàng đầu. 2.3- Mục tiêu đầu tư của dự án Mục tiêu đầu tư khai thác lộ thiên mỏ sắt Sàng Thần đạt công suất 740.648 tấn quặng nguyên khai/năm, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu quặng cho Nhà máy luyện gang thép và nhu cầu tiêu thụ của các hộ khác trên địa bàn tỉnh. Dự án đánh giá khả năng khai thác mỏ Sàng Thần tối đa bằng công nghệ lộ thiên, cải tạo các thông số kỹ thuật của mỏ, lựa chọn công nghệ thiết bị khai thác hợp lý nhằm đạt công suất mỏ 740.648 tấn quặng nguyên khai/năm, tương ứng 500.000 tấn quặng tinh/năm. Xác định tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế khi khai thác mỏ Sàng Thần. Định hướng cho Công ty Cổ phần Khoáng Sản Hòa Phát có chiến lược đầu tư khai thác hợp lý mỏ sắt Sàng Thần. 3. Hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng công trình, nhu cầu sử dụng đất. 3.1. Hình thức đầu tư và quản lý dự án 3.1.1. Hình thức đầu tư Hình thức đầu tư mới đồng bộ thiết bị, công nghệ và xây lắp các hạng mục công trình phục vụ cho khai thác, sàng tuyển, vận tải đổ thải, đời sống văn hoá xã hội của cán bộ công nhân mỏ. Nguồn vốn đầu tư gồm: - Vốn vay trung hạn của các Ngân hàng thương mại. 3.1.2. Hình thức quản lý Dự án Dự án đầu tư nâng công suất khai thác lộ thiên mỏ sắt Sàng Thần đạt công suất 740.648 Tấn quặng nguyên khai/năm, do Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông- công ty con của công ty Cổ Phần Khoáng Sản Hòa Phát- làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý và khai thác dự án. 3.1.3. Phương thức thực hiện Dự án Theo luật đấu thầu số: 61/2005/QH11 được Quốc Hội ban hành trong kỳ họp Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 (từ ngày 18/10 đến ngày 29/11/2005). Quy định các gói thầu dưới 500 triệu đồng thì nhà thầu được phép chỉ định thầu, nếu trên 500 triệu đồng cần phải tiến hành đấu thầu. 3.1.4. Tiến độ thực hiện Dự án Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ sắt Sàng Thần đạt công suất 740.648 Tấn/năm là rất cần thiết và cấp bách. Hiện nay và những năm tới nhu cầu của thị trường về nguyên liệu quặng sắt là rất lớn, đặc biệt khi Khu liên hợp luyện Nhà máy gang thép được xây dựng và đi vào hoạt động. Vì vậy khi mỏ Sàng Thần được đầu tư nâng công suất sẽ góp phần cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho Nhà máy, tăng hiệu quả kinh tế cho Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của khu vực. Do đó để đáp ứng các yêu cầu trên dự án cần được đầu tư thực hiện sớm. Tiến độ thực hiện dự án như sau: - Thời gian lập dự án: Quý 4/2008. - Thời gian gian thẩm định, xét duyệt dự án: tháng 1/2009 - Thiết kế bản vẽ thi công: tháng 2¸4/2009 - Thời gian duyệt Thiết kế bản vẽ thi công: tháng 5/2009. - Mua sắm thiết bị: tháng 1¸6/2009 - Thi công xây dựng các hạng mục công trình: tháng 3¸6/2009. - Lắp đặt chạy thử các thiết bị không tải: tháng 6¸8/2009. - Căn chỉnh thiết bị: tháng 6¸8/2009. - Hiệu chỉnh đồng bộ thiết bị: tháng 9/2009. - Giải phóng mặt bằng: tháng 3¸6/2009. - Bóc đất xây dựng cơ bản từ tháng 3¸12/2009. Lịch biểu thực hiện dự án xem bảng 3.1. Bảng 3: Tiến độ thi công TT Nội dung thực hiện Thời gian thực hiện Quý 4/2008 Tháng 1/09 Tháng 2/09 Tháng 3/09 Tháng 4/09 Tháng 5/09 Tháng 6/09 Tháng 7/09 Tháng 8/09 Tháng 9/09 Tháng 10/09 Tháng 11/09 Tháng 12/09 1 Lập dự án đầu tư 2 Duyệt Dự án đầu tư 3 Thiết kế bản vẽ thi công 4 Duyệt thiết kế bản vẽ thi công 5 Mua sắm thiết bị 6 Làm đường, bóc đất mở mỏ 7 Xây dựng các hạng mục công trình 8 Lắp đặt, chạy thử không tải 9 Căn chỉnh thiết bị 10 Hiệu chỉnh đồng bộ thiết bị 11 Giải phóng mặt bằng 3.1.5- Trách nhiệm của các cơ quan liên quan Các cơ quan liên quan đến Dự án bao gồm: Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm khai thác mỏ. 1. Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông là đơn vị chủ đầu tư, trực tiếp quản lý và thực hiện Đự án. 2. Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm khai thác mỏ là Cơ quan tư vấn, thực hiện các nhiệm vụ: Lập Dự án đầu tư, Thiết kế bản vẽ thi công và lập Tổng dự toán. 3. Các cơ quan khác trong và ngoài tỉnh Hà Giang phối hợp cung cấp các thiết bị cho Dự án. 3.2. Địa điểm xây dựng dự án Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ sắt Sàng Thần được xây dựng tại xó Minh Sơn, huyện Bắc Mờ, tỉnh Hà Giang. 3.3. Nhu cầu sử dụng đất Để đảm bảo mục tiêu đầu tư khai thác mỏ lộ thiên đạt 740.648 tấn/năm, nhu cầu sử dụng đất của các hạng mục công trình bao gồm: - Diện tích khai trường: 30,43 ha - Diện tích xưởng tuyển: 2,3 ha - Diện tích khu Văn phòng Xí nghiệp + xưởng bảo dưỡng thiết bị: 1,4 ha - Bãi thải bùn: 6,2 ha - Đường vận tải: 22,1 ha 4. phân tích tài chính dự án 4.1. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án. Là toàn bộ chi phí cần thiết để tiến hành cho công tác đầu tư từ chuẩn bị đầu tư tới khi đưa toàn bộ dây chuyền khai thác quặng vào hoạt động. Vốn đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đề bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi phí khác, chi phí dự phòng. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ ĐVT: 103đ TT Các khoản mục chi phí Giá trị trớc thuế Thuế GTGT Giá trị sau thuế A VỐN ĐẦU TU MỚI 173.252.761 10.695.046 183.947.806 I CHI PHÍ XÂY DỰNG 53.347.198 5.334.720 58.681.918 I.1 Chi phí xây dựng công trình chính và phụ trợ 52.819.008 5.281.901 58.100.909 1 Làm đường mở mỏ 22.189.887 2.218.989 24.408.876 2 Khu văn phòng Xí nghiệp 4.990.067 499.007 5.489.074 3 Mặt bằng xưởng bảo dưỡng sửa chữa thiết bị và cơ điện 3.160.198 316.020 3.476.218 4 Mặt bằng xưởng tuyển 18.593.252 1.859.325 20.452.578 5 Hệ thống đập 482.216 48.222 530.438 6 Hệ thống cung cấp điện động lực và chiếu sáng 1.055.443 105.544 1.160.988 7 Hệ thống cung cấp nước 2.347.944 234.794 2.582.738 I.2 Chi phí xây dựng công trình tạm để ở và điều hành thi công 528.190 52.819 581.009 II CHI PHÍ THIẾT BỊ 89.059.284 3.723.818 92.783.101 1 Chi phí mua thiết bị 84.352.331 3.253.122 87.605.453 2 Chi phí lắp đặt chạy thử thiết bị 4.706.953 470.695 5.177.648 III CHI PHÍ ĐỀN BÙ, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 2.435.750 2.435.750 IV CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN, CHI PHÍ T VẤN ĐẦU T XÂY DỰNG VÀ CHI PHÍ KHÁC 13.209.153 664.232 13.873.385 1 Chi phí quản lý dự án 2.075.258 207.526 2.282.784 2 Chi phí t vấn đầu t xây dựng 4.418.390 401.576 4.819.967 3 Chi phí khác 6.715.504 55.129 6.770.634 V DỰ PHÒNG 15.201.375 972.277 16.173.652 4.2. Nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư XDCB của dự án được dự kiến như sau: - Vốn đầu tư XDCB dự kiến vay từ nguồn vốn vay trung hạn của các Ngân hàng thương mại trong nước với lãi suất 15%/năm, thời hạn trả vốn gốc là 5 năm. - Vốn lưu động được vay từ nguồn vốn vay ngắn hạn của các Ngân hàng thương mại trong nước với lãi suất 12%/năm và trả lãi vay vào cuối năm vay vốn. Bảng kế hoạch trả nợ TT NỘI DUNG Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 CỘNG I CÁC KHOẢN VAY 183.947.806 183.947.806 1 Xây dựng 58.681.918 58.681.918 2 Thiết bị 92.783.101 92.783.101 3 Đền bù 2.435.750 2.435.750 4 Chi phí quản lý dự án và chi phí khác 13.873.385 13.873.385 5 Dự phòng 16.173.652 16.173.652 II CÁC KHOẢN TRẢ NỢ 21.554.539 58.863.298 53.344.864 47.826.430 42.307.995 36.789.561 260.686.687 1 Trả gốc 36.789.561 36.789.561 36.789.561 36.789.561 36.789.561 183.947.806 2 Trả lãi vay vốn đầu tư 21.554.539 22.073.737 16.555.303 11.036.868 5.518.434 0 76.738.881 Dư nợ vốn vay 183.947.806 147.158.245 110.368.684 73.579.123 36.789.561 0 551.843.419 5. Hiệu quả kinh tế của dự án 5.1. Giá thành sản phẩm 5.1.1. Giá thành Giá thành sản phẩm được tính theo công đoạn sản xuất: khoan nổ mìn, xúc, bóc đất đá, vận tải, khai thác quặng, nghiền, tuyển quặng thô, chi phí quản lý và chi phí bán hàng. Giá thành sản phẩm được tính toán theo các yếu tố chi phí sau: + Nguyên nhiên vật liệu: Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của TKV của Công ty. Đơn giá vật liệu được lấy theo bảng thông báo giá vật liệu vào thời điểm tính toán của Sở Tài chính Vật giá tỉnh Hà Giang. + Điện năng: Căn cứ theo Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2006 về giá bán điện và định mức điện năng theo thiết kế . + Tiền lương của CBCNV: Lương của công nhân tính theo lương cấp bậc và mức lương tối thiểu theo Thông tư số 12/2006/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và thực hiện của Công ty trong các năm trước. + Bảo hiểm các loại: Khoản chi phí bảo hiểm xã hội, y tế, kinh phí Công Đoàn, kinh phí hoạt động Đảng được tính theo quy định hiện hành của Nhà Nước với mức trích theo quỹ tiền lương và lương cấp bậc hàng năm. + Khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ theo QĐ 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. + Chi phí khác được tính theo tỷ lệ quy định. + Các khoản thuế phí: - Thuế VAT: Tính theo phương pháp khấu trừ. - Thuế đất: Thuế đất căn cứ vào NĐ 94/CP ngày 25/08/1994 và TT 1417 TC/TCDN ngày 31/12/1994 của Bộ Tài Chính. Thuế đất tính từ thuế đất của mỏ phải nộp hàng năm. - Thuế tài nguyên: Căn cứ vào nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ. - Chi phí bảo vệ môi trường: Theo nghị định của chính phủ số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 “Về chi phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản” được tính bằng 40.000 đ/T quặng nguyên khai. - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định của Nhà nước (28%). 5.1.2- Sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán quặng - Sản lượng tiêu thụ: Theo sản lượng khai thác được hàng năm. - Doanh thu được tính toán trên cơ sở sản lượng quặng tiêu thụ và giá bán quặng thực tế tại Công ty trong thời gian gần đây. 5.2. Hiệu quả kinh tế 5.2.1- Hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở chỉ tiêu: - Lợi nhuận trước thuế hàng năm của dự án. Giá trị của nó được xác định bằng hiệu số giữa doanh thu bán quặng và chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm. - Lợi nhuận ròng: Phần còn lại của lợi nhuận trước thuế sau khi khấu trừ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành. 5.2.2- Hiệu quả vốn đầu tư Hiệu quả kinh tế của dự án được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: - Giá trị hiện tại thực (NPV) - Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR) - Thời gian hoàn vốn - Lợi nhuận ròng áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả vốn đầu tư của UNIDO và IDCAS thông qua việc xác định các chỉ tiêu: Giá trị hiện tại thực (NPV): Hay là lợi ích thực của dự án là tổng các khoản chênh lệch giữa thu và chi hàng năm trong khoảng thời gian thực hiện dự án đã được chiết khấu theo một tỷ suất chiết khấu hợp lý về thời điểm lựa chọn ban đầu. Trong đó: CIt, COt - Các khoản thu chi năm t. at - Hệ số chiết khấu năm t tương ứng với tỷ suất chiết khấu đã chọn r. Tỷ lệ lãi nội tại (IRR): Là tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0, tức: Lợi nhuận ròng (Pn): Pn= DT - Csx – Cql – Ctt -Ttn Trong đó: DT – Doanh thu hàng năm Csx – Chi phí sản xuất Cql – Chi phí quản lý Ctt – Chi phí bán hàng T – Thuế thu nhập doanh nghiệp Thời gian hoàn vốn (T). Trong đó: -T : Thời gian hoàn vốn. - I : Tổng số vốn đầu tư. - Pn: Lợi nhuận ròng hàng năm. - Kh : Khấu hao TSCĐ hàng năm. Dự án xác định vốn đầu tư mới và vốn đầu tư duy trì theo lịch khai thác của 2 phương án, trên cơ sở đó tính toán hiêu quả kinh tế vốn đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bảng dưới đây trình bày những chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chủ yếu của dự án. BẢNG CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Ghi chú 1 Tổng sản lượng quặng nguyên khai 103T 31,040 2 Hệ số thu hồi % 67.50% 3 Quặng thành phẩm 103T 20,952 4 Tổng mức đầu tư 106đồng 183,948 Vốn đầu tư mới " 183,948 5 Tổng doanh thu 106đồng 21,119,834 6 Tổng chi phí SX-KD 106đồng 11,023,356 7 Giá bán quặng tinh đ/T 960,000 8 Giá thành bình quân đ/T 526,119 9 Lợi nhuận trước thuế 106đồng 10,622,954 10 Lợi nhuận ròng (Pn) 106đồng 7,648,527 11 Giá trị hiện tại thực (NPV) 106đồng 1,000,390 12 Tỷ lệ lãi nội tại (IRR) % 107.30% 13 Lãi vay ngân hàng %/năm 15.00% 14 Thời hạn hoàn vốn (T) năm 1.00 III. Thực trạng quản lý dự án tại dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ sắt Sàng Thần-Xã Minh Sơn- huyện Bắc Mê- tỉnh Hà Giang. Mô hình tổ chức quản lý dự án. Với công suất 740.648 tấn quặng nguyên khai/ năm, dự án Sàng Thần là dự án lớn nhất trong số các dự án đã và đang triển khai của công ty Cổ Phần Khoáng Sản Hòa Phát. Do đó, Ban giám đốc công ty rất quan tâm và đã điều phối một số lượng lớn nhân viên phục vụ dự án. Mô hình tổ chức quản lý dự án được áp dụng là mô hình chuyên trách quản lý dự án. Một số cán bộ các phòng kỹ thuật công nghệ, phòng địa chất khoáng sản, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng quản lý chất lượng được tách hẳn ra khỏi phòng để tập trung vào dự án. Chỉ đạo trực tiếp dự án là phó giám đốc công ty. Các cán bộ được đưa vào trong dự án đều là những cán bộ đã có kinh nghiệm và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Áp dụng mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án, việc triển khai dự án sẽ có nhiều thuận lợi. Các thành viên có thể chuyên tâm hoàn toàn vào dự án, không vướng bận công việc riêng của phòng chức năng của mình. Chủ nhiệm dự án cũng có đầy đủ quyển lực hơn. Do tổ chức tập trung, thông tin của dự án sẽ được truyền nhanh, hiệu quả thông tin cao. Tuy nhiên, mô hình tổ chức chuyên trách dự án cũng có điểm bất cập. Đó là việc chuyển hoàn toàn cán bộ từ phòng chức năng vào ban quản lý dự án gây ra tình trạng thiều hụt nhân sự thực hiện công việc của phòng, hỗ trợ các dự án khác của công ty. Bản thân dự án Sàng Thần đã thu hút một phần không nhỏ cán bộ của công ty ( đa số đều là những kỹ sư có kinh nghiệm). Do công ty đồng thời triển khai cả các dự án ở Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ… nên đã tạo khó khăn cho việc cân đối nhân lực. Có thể nói, áp dụng mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án là một lựa chọn đúng đắn của ban giám đốc công ty. Bởi vì đây là một dự án quy mô lớn, có mức độ phức tạp cao, yêu cầu phối hợp trong nội bộ mạnh, và bị giới hạn bởi thời gian. 2.Thực trạng quản lý dự án xây dựng công trình mỏ sắt Sàng Thần. Tính đến thời điểm cuối tháng 3/ 2009, dự án đang ở cuối của giai đoạn phát triển- giai đoạn thiết kế và lập kế hoạch. Các công việc chính trong giai đoạn này là hoàn thiện các thủ tục đất; xây dựng phương án khai thác mỏ; thiết kế nhà máy tuyển quặng; xây dựng tuyến đường lên mỏ và lên nhà máy; mua sắm trang thiết bị. 2.1. Tiến độ thực hiện các hạng mục của dự án 2.1.1.Tiến độ triển khai các thủ tục đất Trong các thủ tục về đất, điện, nước thì thủ tục xin thuê đất là thủ tục cần được tập trung trước hết để có thể tiến hành dự án. Các bước tiến hành thủ tục xin thuê đất như sau: Xin chủ trương của tinh Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành lập biên bản thỏa thuận địa điểm. Đo vẽ bản đồ giải thửa. Đền bù giải phóng mặt bằng. Cho đến thời điểm hiện tại thì công ty đã hoàn thành hai công việc đầu là xin được văn bản chấp thuận về mặt chủ trương của tỉnh và lập được biên bản thỏa thuận địa điểm với các Sở, Ban, Ngành địa phương. Công việc đo vẽ giải thửa và đền bù giải phóng mặt bằng đang được tiến hành nhưng còn chậm do phải chờ hoàn thiện phương án thiết kế kỹ thuật của nhà máy và các tuyến đường. Dân cư khu vực xây dựng dự án chủ yếu là người dân tộc tày, sinh hoạt theo các thôn và hợp tác xã sản xuất, đời sống nhân dân còn nghèo nàn và mang nhiều tập tục lạc hậu. Do đó, công tác đền bù giải phóng mặt bằng được đánh giá là tương đối khó và rất nhạy cảm, rất cần có sự xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Sau đây em xin trình bày kĩ về vấn đề giải phóng mặt bằng tại dự án này. Để tiến hành giải phóng mặt bằng cho khu đất, huyện Bắc Mê phải thành lập tổ giải phóng mặt bằng phối hợp cùng với công ty tiến hành các công việc như: khảo sát diện tích đất, thỏa thuận với xã, dân về phương án đền bù, số tiền đền bù và hỗ trợ cho địa phương. * Quy trình tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư. Bước 1: Các cấp có thẩm quyền ( UBND tỉnh Hà Giang, Sở Xây Dựng, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư) phê duyệt thiết kế cơ sở và quyết định thu hồi đất.. Bước 2: Căn cứ vào quyết định thu hồi đất, UBND Huyện Bắc Mê thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và tổ chức công tác giúp việc cho hội đồng. Bước 3: Thông báo dự án đầu tư và quyết định thu hồi đất. Bước 4: Kiểm kê diện tích đất, tài sản trên đất của từng đối tượng bị thu hồi đất. Bước 5: Hội đồng bồi thường tổng hợp hồ sơ về đất để xác định tính hợp pháp, không hợp pháp về đất, đề xuất quy mô diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường, mức độ bồi thường hoặc trợ cấp vè đất cho từng chr sử dụng đất bị thu hồi, phương án tái định cư. Bước 6: Thông báo và thực hiện trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư trực tiếp đến từng hộ gia đình. Bước 7: Hôi đồng bồi thường, tái định cư quyết toán kinh phí bòi thường, hỗ trợ theo quy định. * Các nguyên tắc về bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Tổ chức, cá nhân được bồi thường thiệt hại về đất phải là tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước cấp đất, giao đất hợp pháp, có đủ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc cấp có thẩm quyền công nhận. Tổ chức, cá nhân sự dụng đất trái phép, đất lấn chiếm khi thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất. Trường hợp xét thấy cầ hỗn trợ thì UBND huyện, hội đồng bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng căn cứ điều kiện cụ thể trình hội đồng thẩm định GPMB tỉnh, UBND tỉnh xem xét quyết định. Đối với các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi: sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB phải tháo dỡ, di chuyển các công trình, vật kiến trúc, đồng thời giao lại mặt bằng cho chủ dự án quản lý, sử dụng theo quy định và bàn giao đất đúng tiến độ cho chủ dự án sử dụng theo quy hoạch. Nhà cửa, vật kiến trúc được bồi thường, hỗ trợ từ thời điểm có thông báo kế hoạch tiến hành kiểm đếm của Hội đồng bồi thường. Sau thời điểm thông báo, nếu có phát sinh thì không được bồi thường. Các hạng mục công trình ( trạm biến thế, đường dây điện, hệ thống đường điện thoại, đường giao thông thủy lợi…) trong quy hoạch GPMB khi trình giá trị bồi thường phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế, dự toán, giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyển phê duyệt. * Những chi phí trong quá trình giải phóng mặt bằng - Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định, thu hồi đất và các chính sách, chế độ bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. - Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai tài sản thực tế bị thiệt hại. - Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án tái định cư. - Chi phụ cấp kiêm nhiệm, công tác phí khoán, đi hiện trường… cho các thành viên trong hội đồng, tổ chuyên viên giúp việc, các thành phần có liên quan làm công tác GPMB. Trong đó công ty quy định mức chi cụ thể như sau: Các khoản chi phí đã có trong định mức, tiêu chuẩn cuả Nhà nước quy định như công tác phí, hội nghị, hội họp, đo đạc, kiểm kê xác định đất đai, tài sản thiệt hại, chi phí làm thêm ngoài giờ… thực hiện theo chế độ hiện hành. 2.1.2. Tiến độ thiết kế tuyến đường lên nhà máy, đường lên mỏ Sàng Thần Do đặc điểm địa hình khu vực, đặc điểm kỹ thuật của các công trình nên nhà máy phải xây dựng cách khu mỏ khoảng chừng 8km. Do vậy, tuyến đường lên mỏ và tuyến đường lên nhà máy là hai hạng mục tách biệt nhau. Theo kế hoạch tiến độ thực hiện dự án, tuyến đường vào nhà máy ( dài khoảng gần 2km kể từ đường có sẵn) sẽ được xây dựng trước để phục vụ cho việc xây dựng nhà máy. Cho đến cuối tháng 3 đã lập đựợc thiết kế kỹ thuật để tiến hành đo vẽ giải thửa, đền bù, cũng như mua sắm thiết bị khởi công. Về con đường lên mỏ Sàng Thần, sau khi khảo sát kỹ lưỡng, ban quản lý dự án nhận xét đây là một hạng mục khó, phức tạp do địa hình dốc đứng và địa chất ko chắc chắn. Do đó, công ty đã quyết định sẽ thuê thiết kế và xây dựng con đường để tập trung nguồn lực vào các công việc khác. 2.1.3. Tiến độ thiết kế nhà máy Do đây là nhà máy thứ hai của công ty ( nhà máy thứ nhất là nhà máy Khả Cửu- Phú Thọ) nên các thành viên dự án đã rút được những kinh nghiệm từ những bất cập trong thiết kế của Nhà máy Khả Cửu. Tuy nhiên, so với nhà máy đầu tiên, nhà máy tuyển quặng Sàng Thần có công suất lớn hơn rất nhiều lần. Do đó công nghệ, kỹ thuật cũng có nhiều điểm khác biệt. Đầu tháng 2, công ty đã thuê một đơn vị tư vấn tại Hà Nội lên đo vẽ mặt bằng nhà máy. Trong thời gian này, một đơn vị tư vấn khác đang tiến hành khoan khảo sát địa chất nhà máy. Trong thời gian tới, phương án thiết kế sẽ được hoàn thiện và đưa ra để các thành viên dự án họp bàn và thống nhất. 2.1.4. Tiến độ thiết kế phương án khai thác mỏ. Trên cơ sở đặc điểm các thân quặng, trước mắt có hai phương án khai thác sau: Phương án 1: Tiến hành khai thác đồng thời cả khu A (TQ1, TQ2) và khu B (TQ4). Vì khu B sản lượng nhỏ, thời gian tồn tại ngắn, chất lượng lương thấp hơn khu A nên cần tiến hành khai thác đồng thời để trung hoà chất lượng quặng giữa hai khu vực khai thác. Phương án này có ưu điểm: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhỏ hơn phương án 2. Cung độ vận tải quặng nguyên khai giai đoạn I ngắn. Điều hoà được chất lượng quặng. Tạo được không gian đổ thải trong nhằm giảm cung độ vận tải đất đá thải. Nhưng phương án 1 cũng có nhược điểm là cung độ vận chuyển quặng nguyên khai 2 năm đầu xa hơn phương án 2 Phương án 2: Phương án này sẽ tiến hành mở mỏ và khai thác khu B trước, khai thác hết khu B mới tiến hành làm đường mở mỏ và khai thác khu A. + ưu điểm: Cung độ vận chuyển quặng nguyên khai 2 năm đầu ngắn phương án 1. + Nhược điểm: Vốn đầu tư ban đầu lớn hơn phương án 1 do phải làm đường lên đến đỉnh núi. Khả năng thi công đường phức tạp Cung độ vận tải quặng nguyên khai về xưởng tuyển những năm đầu lớn hơn phương án 1. Khó điều hoà được chất lượng quặng trong những năm đầu. Mỏ chậm đạt được công suất thiết kế Các thành viên dự án thường xuyên có những đợt khảo sát, nghiên cứu thực địa mỏ nhưng cho đến nay vẫn chưa chốt được phương án khai thác cụ thể. 2.2. Thực trạng quản lý dự án Sàng Thần theo các lĩnh vực chủ yếu. Công tác quản lý dự án bao gồm các công việc sau: Lập kế hoạch tổng quan, quản lý phạm vi, quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý nhân lực, quản lý thông tin và quản lý rủi ro và quản lý hợp đồng mua bán. Trong tất cả các lĩnh vực này thì quản lý chất lượng, thời gian, chi phí là ba nội dung quan trọng nhất. Do vậy, trong phần này em sẽ tập trung vào đánh giá quá trình quản lý thời gian, chi phí và chất lượng của dự án Sàng Thần. Ba yếu tố : chi phí, thời gian, chất lượng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ của cùng một dự án, nhưng có một nguyên tắc chung rằng để đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải hy sinh một hoặc hai mục tiêu kia. Trong quá trình quản lý dự án thường xuyên phải diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Kế hoạch thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của một nhà quả lý dự án. 2.2.1. Quản lý tiến độ thực hiện dự án. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều dự án phải điều chỉnh tiến độ thực hiện so với kế hoạch đặt ra. Tình trạng chậm tiến độ xảy ra có thể do vài nguyên nhân sau: Thứ nhất, do chủ dự án gặp khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa, chậm triển khai; chi phí vượt nhiều lần so với dự kiến. Thứ hai, quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản diễn ra chậm ( thẩm định, phê duyệt, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, đấu thầu, thanh quyết toán… Theo kế hoạch thì dự án Sàng Thần thì công việc làm đường lên mỏ phải được thực hiện ngay từ cuối tháng 1 nhưng do nảy sinh một số vấn đề nên phải đến cuối tháng 4 mới có thể bắt đầu triển khai. Việc chậm chễ này do hai nguyên nhân chính: Một là, việc xin thuê đất để thực hiện dự án diễn ra chậm. Các thủ tục về đất làm đường lên nhà máy đáng ra phải hoàn thành vào cuối tháng ba nhưng đến cuối tháng tư mới hoàn thành. Hai là, tiến độ mua máy móc thiết bị cho dự án bị chậm. Do đây là dự án lớn, đòi hỏi những máy móc thiết bị có công suất lớn nên phải cần thêm thời gian để lựa chọn kỹ lưỡng trước khi nhập về. Ba là, do việc thiết kế con đường ban đầu không hợp lý, đến khi tiến hành đo vẽ giải thửa mới phát hiện ra. Do đó mất thêm thời gian để thay đổi phương án. Mặc dù dự án mới bước vào giai đoạn thực hiện đầu tư nhưng đã xuất hiện nhiều vấn đề có thể làm chậm tiến độ của dự án, đặc biệt là thời gian này lại đúng vào mùa lũ tại địa phương. Do đó, Ban quản lý dự án cần hết sức chú ý trong giai đoạn này. 2.2.2. Quản lý chi phí của dự án. Việc quản lý chi phí của dự án là một việc rất quan trọng. Ban quản lý dự án phải tiến hành quản lý sao để tối thiểu hóa chi phí của dự án, đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà Ban coi nhẹ các vấn đề môi trường, vấn đề xã hội của địa phương. Ban quản lý dự án đã thuê một đơn vị tư vấn thuộc Viện khoa học khí tượng thủy văn Hà Nội lên đề làm đánh giá tác động môi trường chi tiết cho khu vực nhà máy và khu mỏ. Nguồn vốn sử dụng cho dự án trên 183 tỷ chủ yếu là nguồn vốn vay trung hạn từ ngân hàng. Cho đến nay, dự án mới chỉ sử dụng một phần nhỏ trong số này do mới bước vào giai đoạn thực hiện dự án. Để quản lý chi phí của dự án tốt thì Ban quản lý cần có một phương án phân bổ vốn đầu tư cho các công việc hợp lý. Đối với dự án này chi phí cho máy móc thiết bị là lớn nhất, 92.7 tỷ đồng trong khi chi phí xây dựng chỉ là hơn 58 tỷ đồng. 2.2.3. Quản lý chất lượng dự án. Chất lượng dự án là một yếu tố rất quan trọng vì đây là một dự án lớn, thời gian vận hành trên 40 năm. Sang đến giai đoạn thực hiện đầu tư thì giám sát thi công công trình sẽ phải đặt lên hàng đầu vì các hoạt động trong giai đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xây dựng công trình. Trong quá trình giám sát cần đặc biệt chú ý đến chất lượng nguyên, nhiên liệu đầu vào có đúng với hợp đồng đã ký và và các quy chuẩn xây dựng hiện tại hay không. Việc đảm bảo chất lượng công trình sẽ tạo được niềm tin để công ty tự mình thực hiện các dự án khác sau này. 3. Một vài bất cập trong quá trình thực hiện dự án. Thứ nhất, về mô hình tổ chức dự án áp dụng. Về cơ bản đây là mô hình chuyên trách quản lý dự án, tuy nhiên trong ban quản lý dự án vẫn còn một, hai cán bộ vẫn còn làm đồng thời công việc dự án và công việc của công ty. Đây lại là những cán bộ chủ chốt của dự án nên có thể sẽ gây ảnh hưởng đến công việc chung của dự án. Thứ hai, việc mua sắm trang thiết bị cho dự án lại giao cho phòng kỹ thuật công nghệ của công ty, không nằm trong ban quản lý dự án. Điều này làm xảy ra sự trì trệ nhất định trong việc cung cấp thiết bị do cán bộ phòng công nghệ không cập nhật đầy đủ thông tin về dự án. Thứ ba, do thành viên dự án vẫn còn tương đối ít, lượng công việc lại rất nhiều nên các thành viên thường phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ không phải chuyên môn của mình. Điều này làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Thứ tư, việc quản lý thời gian còn chưa thật hiệu quả và khoa học. Trong thời gian này, các công việc chủ yếu là chuẩn bị đầu tư, có thời gian thực hiện ngắn nên việc chậm trễ là ít và thời gian chậm trễ không nhiều. Tuy nhiên trong quá trình quản lý tiến độ, việc áp dụng kỹ thuật quản lý PERT/ CPM còn ít. Do vậy, công tác quản lý tiến độ của công ty chỉ là lập kế hoạch thực hiện đơn thuần, chưa chỉ rõ được mối quan hệ giữa các công việc, công việc nào thực hiện trước trong khi các công việc cùng cạnh tranh một nguồn lực, thời gian dự trữ tự do, thời gian dự trữ toàn phần của các công việc. 4. Nguyên nhân Nhiều cán bộ của dự án còn thiếu hiểu biết về quản lý dự án. Đây cũng là dễ hiều vì đa số các cán bộ này đều xuất phát là các kỹ sư xây dựng, cơ khí, địa chất, chưa được đào tạo chuyên môn về quản lý dự án. Do địa bàn thực hiện dự án tương đối mới. Trên 90% các cán bộ dự án đều chưa từng làm việc tại Hà Giang nên chưa có kinh nghiệm trong việc lo các thủ tục xin các giấy phép tại địa phương. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN HÒA PHÁT. Dự báo nhu cầu khoáng sản thời gian tới và định hướng của công ty. Dự báo nhu cầu khoáng sản đến năm 2020. Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước điều đó đòi hỏi mọi ngành nghề phát triển toàn diện, tương xứng. Ngành cơ khí chế tạo là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân cũng đang được chú trọng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, góp phần phát triển kinh tế Nước nhà. Vì thế, nguyên liệu cho ngành cơ khí chế tạo là gang đúc ngày càng lớn. Hiện tại, nhu cầu về gang đúc trên thị trường nội địa về Gang ngày càng tăng. Một số nước xung quanh như Lào, Campuchia, Thái Lan không có lò cao nhưng nhu cầu gang đúc của họ hàng năm cũng khá lớn trên 10 vạn tấn/năm. Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, lượng Gang đúc cần cho các ngành cơ khí chế tạo không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước nói trên đều tăng mạnh. Dự báo tới năm 2010 Việt Nam sẽ tăng lên khá lớn, để thoả mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, ngành luyện Gang không những tăng năng suất của nhà máy hiện tại mà còn phải mở rộng sản xuất, tăng cường phát triển các liên doanh với các nhà máy luyện gang địa phương. Với chủ trương phát triển nhanh công nghiệp gang thép và cơ khí trong những năm sắp tới. Hiện nay nhiều mỏ sắt và khu liên hợp sản xuất gang Thép của các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty đã ra đời và đang đi vào khai thác, chế biến như: Mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); mỏ sắt Nà Lũng, Nà Rụa (Cao Bằng); mỏ sắt Tiến Bộ (Thái Nguyên); mỏ sắt Quý Xa (Lào Cai); mỏ sắt Thanh Kỳ, Thanh Tân (Thanh Hoá), mỏ sắt Làng Mỵ (Yên Bái) đã và đang đi vào hoạt động khai thác v.v...Bên cạnh các mỏ khai thác quặng sắt, hiện nay cũng đã xây dựng các khu liên hợp gang thép như: Nhà máy luyện gang thép công suất 2,0 triệu tấn/năm (Vũng Áng-Hà Tĩnh), khu liên hợp Gang Thép Cao Bằng công suất 220.000 tấn gang/năm, khu luyện gang ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa) v.v... Mục tiêu phát triển của công ty trong năm 2009-2010 Trong thời gian tới, công ty tiếp tục hoàn thiện các dự án đang triển khai dở dang, đồng thời tìm mua những mỏ mới ở những tỉnh thành khác, thậm chí cả ở nước ngoài nhằm tạo ra tinh quặng cung cấp đầu vào cho Khu liên hiệp Gang Thép. Cụ thể như sau: Tại Phú Thọ, tiếp tục vận hành nhà máy tuyển quặng tại Khả Cửu và chở tinh quặng về Khu liên hiệp. Triển khai dự án xây dựng nhà máy luyện thép tại Phù Ninh do công ty Hòa Phú làm chủ đầu tư. Tại Hà Giang, nhanh chóng thực hiện các hạng mục công trình của hai mỏ Sàng Thần và Tùng Bá. Đây là dự án trọng điểm trong giai đoạn này. Tập trung nguồn lực để có thể hoàn thành công trình đúng mục tiêu đề ra là cuối quý I, đầu quý II năm 2010. Tại Lào Cai, công ty Đức Long khai thác quặng thô tại mỏ Tắc Ái, công suất 200.000 tấn/ năm. Tại Quảng Bình, Huế, tiếp tục xúc tiến việc khai thác quặng thô chở về Kinh Môn. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án tại công ty Cổ Phần Khoáng Sản Hòa Phát trong thời gian tới. Nâng cao kiến thức về quản lý dự án cho các cán bộ của công ty. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển với tốc độ rất nhanh, hệ thống pháp luật còn nhiều biến động, nhiều lý thuyết kinh tế, kỹ thuật, quản lý mới được đưa vào. Mặt khác lĩnh vực khai thác khoáng sản của công ty đòi hỏi nhiều nhân lực. Do vậy công ty cần thường xuyên cử cần bộ đi bồi dưỡng kiến thức về xây dựng và quản lý dự án, lập hồ sơ mời thầu… Để thự chiện được các giải pháp này, công ty có thể tảo điều kiện cho cán bộ bằng cách: Liên lạc với cac cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo ngoài giờ làm việc. Tổ chức các buổi sinh hoạt , nói chuyện giữa các cán bộ trong công ty để trao đổi kinh nghiệm công tác. Cử cán bộ đi học các khóa chuyên sâu ngắn hạn, dài hạn về quản lý dự án. Phát tài liệu tham khảo cho các cán bộ tự nghiên cứu ở nhà Các ban quản lý dự án của công ty cần áp dụng phương pháp quản lý mới, hiệu quả cho công tác quản lý tiến độ Giải pháp thứ nhất, trong quá trình quản lý dự án, cần tiếp cận và sử dụng các kỹ thuật quản lý dự án như sơ đồ PERT/ CPM, tính toán thời gian dự trữ toàn phần, thời gian dự trữ tự do tính toán các mốc thồi gian quan trọng mà dự án cần đạt tới… Những kỹ thuật này sẽ giúp cho Ban quản lý được các công việc của dự án, có thể điều chỉnh tiến độ và chi phí của dự án để đảm bảo thực hiện kế hoạch đã đặt ra nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Giải pháp thứ hai, thông qua sơ đồ PERT và biểu đồ GANTT, Ban xác định thời gian dự trữ tự do và toàn phần của các công viêc. Khoảng thời gian này có tác dụng đề phòng khi có sự cố bất ngờ như: mưa, bão, lũ lụt… xảy ra làm chậm tiến độ thi công của các công việc nhưng vẫn không làm chậm tiến đọ của dự án. Điều này là hết sức cần thiết vì đây là dự án xây dựng nên công việc chủ yếu là ngoài trời, lại diễn ra trong thời gian dài nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố thời tiết. Tuy nhiên, việc xác định thời gian dự phòng này phải được kèm theo chi phí dự phòng sao cho không làm tăng quá so với tổng vốn đàu tư của dự án và chiếm tỷ lệ thích hợp. Khi thực hiện dự án ở địa phương nào, công ty cần có thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương đó. Trong việc giải phóng mặt bằng, cac ban quản lý dự án cần thích cức chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tổ chức tuyên truyền về chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tới những đối tượng phải di dời. Thực tế ở nhiều nơi đã cho thấy khi tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng, người dân thường thực hiện không đúng trình tự hoặc cố tình không thực hiện di dời. Nhưng khi có sự phối hợp của chính quyền địa phương thì sẽ kịp thời đưa ra những biện pháp hữu hiệu. Bên cạnh đó, ở địa phương luôn có những đối tượng quá khích, vì chưa thỏa mã với chính sách, chế độ bồi thường hỗ trợ của chủ đầu tư có thái độ kích động, lôi kéo, gây hoang mang cho những người khiác. Nếu không có những hành động kịp thời thì những phần tử này sẽ là môi đe dọa cho an ninh trật tự cũng như tới thành công của công tác đền bù giải phóng mặt bằng của chủ đàu tư. Mặt khác khi có những tin đồn xấu này, những người dân còn lại chần chừ, trây lì không chấp hành chính sách. Vì vậy công ty cần có những phát hiện kịp thời để kiến nghị với cơ quan công an, chnhs quyền địa phương phối hợp để ngăn chặn những phần tử này. Có làm được như vậy thì công tác giải phóng mặt bằng mới triển khai đúng tiến độ, cán bộ thực hiện mới yên tâm công tác. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Khoáng sản Hòa Phát, em thấy công tác quản lý dự án của công ty bên cạnh nhưng mặt đã được vẫn còn có nhiều hạn chế. Đó là những tồn tại trong vấn đề quản lý tiến dộ, chi phí dự án… Là một sinh vien thực tập, em đã đưa ra một số biện pháp theo ý kiến chủ quan của mình. Tuy nhiên do hiểu biết có hạn, có thể các giải pháp của em đưa ra còn nhiều hạn chế nên rất mong được sự thông cảm và góp ý của cán bộ công ty Cổ Phần Khoáng Sản Hòa Phát, các thầy cô và bạn bè để chuyên đề của em được hnoàn chỉnh hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương “Giáo trình kinh tế đầu tư năm” 2007 NXB Đại học kinh tế quốc dân 2. TS. Từ Quang Phương “Giáo trình quản lý dự án” 2007 NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. 4. www.gov.chinhphu.vn 5. www.Vietbao.net.vn 6.www.hoaphat.com.vn 7.www.Vietnamnet.vn 8. Báo cáo tài chính năm 2008- Công ty cổ phần khoáng sản Hòa Phát. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21749.doc
Tài liệu liên quan