BHXH là một chính sách xã hội lớn của bất kỳ quốc gia nào, do vậy không chỉ có nước ta mới quan tâm đặc biệt đến nó. Để biến chính sách BHXH thực sự là chỗ dựa vững chắc cho người lao động là việc khó. Vì chính sách này áp dụng cho tất cả mọi người lao động, phạm vi áp dụng rất rộng. Do đó, tiến hành thực hiện chế độ BHXH phải dựa vào nhiều yếu tố. Ngay từ đầu chính sách phải được xây dựng thiết kế kỹ lưỡng sao cho phù hợp với điều kiện của đất nước, của xã hội, cũng như phải phù hợp với tình hình tài chính của quỹ BHXH trong dài hạn.
79 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn bảo hiểm xã hội thị xã Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người, đạt 95,3% tổng số người lao động tham gia BHXH.
Với những thành tích và kết quả trong 10 năm kế thừa và phát triển. Toàn hệ thống BHXH Việt Nam đã cso trên 1.500 tập thể, gần 3.000 cá nhân được tặng các hình thức khen thưởng từ bằng khen của BHXH Việt Nam, đến các hình thức khen thưởng cao của Chính phủ và Nhà nước.
Năm 2000, BHXH Việt Nam vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất.
II. BHXH TỈNH VĨNH PHÚC (MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH CỦA BHXH TỈNH VĨNH PHÚC).
Thấm nhuần lời dạy của Hồ chủ tịch: “thi đua là yêu nước, yêu nước thì phai thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, ngay thừ khi thành lập, BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc đã thường xuyên phát động phong trào thi đua yêu nước nhằm vận động cán bộ công chức- viên chức trong toàn hệ thống đoàn kết phấn đấu vượt mọi khó khăn, thử thách hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam, Tỉnh uỷ, UBNH Tỉnh Vĩnh Phúc giao cho.
Sau khi hoàn thành thắng lợi phong trao thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2000, mở đầu cho thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới, từ nhưng năm 2001, 2002 BHXH Tỉnh phát động phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với mục tiêu “mở rộng phạm vi và đối tượng tham gia BHXH”, năm 2003 phong trào “ Ổn định, đoàn kết, kỷ cương tiếp tục mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH, BHYT”, năm 2004 là phong trào “ tăng thu, giảm chi, mở rộng phạm vi tham gia BHXH”. Năm 2005 phát dộng phong trào thi đua đặc biệt chào mừng 10 năm thành lập BHXH Việt Nam (16/2/1995-16/2/2005), với chủ đề ”Tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH”. Các phong trào thi đua trên đều được phát động từ đầu năm với các chỉ tiêu cụ thể được sơ kết 6 tháng và tổng kết cuối năm. Bên cạnh các phong trào thi đua dài ngày, tuỳ từng điều kiện BHXH tỉnh còn phát động các phong trào thi đua ngắn ngày lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày thành lập BHXH Tỉnh 01/10 hàng năm; hoặc phong trào thi đua về trước kế hoạch vào tháng 11, 12 hàng năm, phát động phong trào sáng kiến cải tiến trong công tác, phong trào bảo vệ cơ quan an toàn, sạch đẹp, không có tệ nạn xã hội, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, khắc phục thiên tai, bão lũ, sóng thần, mua công trái xây dựng đất nước, công trái giáo dục.v.v…
Các hoạt động tuyên truyền trong công tác thu BHXH:
Năm 2001-2005 tốc dộ đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc phát triển khá mạnh, nhiều khu công nghiệp cới nhiều Doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế ra đời, thu hút hàng cạn công nhân lao động, đã tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều Doanh nghiệp phát triển và mở rộng sản xuất có hiệu quả, đảm bảo đời sống và quyền lợi BHXH cho người lao động, cũng còn một số doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả thu hẹp sản xuất không đóng BHXH cho người lao động; Một số doanh nghiệp sản xuất chuyên rđổi theo nghị định 41/2002/NĐ-CP làm cho số lao động tham gia BHXH bị giảm, số dư nợ BHXH của doanh nghiệp cuối năm 2000 vẫn còn khá lớn (trên 5 tỷ đồng ).
Tăng cường tuyên truyền về BHXH nghĩa vụ và quyền lợi BHXH để nâng cao nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động.
Năm 2001 chuyển tất cả các doanh nghiệp trước đây do BHXH Huyện thị thu BHXH về BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và thu BHXH.
Đề ra giải pháp thi đua ( Quy định các đơn vị vượt thu về thời gian và tỷ lệ vượt có mức thưởng hợp lý.
Vào tháng 11, 12 hàng năm lãnh đạo BHXH Tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc thu tại các cơ sở có khó khăn cùng chủ sử dụng lao động bàn cách tháo gỡ khó khăn để nộp BHXH cho người lao động theo luận định.
Công tác quản lý chế độ chính sách.
Tiếp nhận kiểm tra xét duyệt kịp thời, chính xác các chế độ BHXH cho người lao động và đối tượng được thụ hưởng BHXH là chỉ tiêu thi đua thường xuyên trong công tác quản lý chế độ chính sách.
Hướng dẫn lao động lập thủ tục, hồ sơ xin hưởng chế độ BHXH theo đúng quy định. Tổ chức xét duyệt hồ sơ thận trọng, chính xác nên nên các kỳ thẩm định khôg có hồ sơ sai phải hoàn lại.
Thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm đối tượng khi đã hết thời gian được hưởng( với đối tượng MSLĐ và đối tượng hưởng tuất ).
Lưu trữ hồ sơ khoa học hợp lý thuận tiên cho việc khai thác hồ sơ khi cần.
Điều chỉnh lương hưu và chợ cấp BHXH khịp thời cho các đối tượng theo nghị định 03/2003/NĐ-CP. Nghị định 31/2004/NĐ-CP và nghị định 208/2004/NĐ-CP.
Các hoạt động nghiệp vụ khác .
Bên cạnh các hoạt động nêu trên, BHXH Tỉnh luôn phát động và duy trì tốt các hoạt động trong công tác khác ít biến động, ổn định hơn như:
Hoạt động trong công tác kiểm tra: có chủ động thực hiện có nề nếp công tác kiểm tra từ BHXH huyện đến BHXH huyện, thị đối với cơ sở.
Trong công tác công nghệ thông tin đã mạnh dạn áp dụng trương trình, phần mềm trong quản lý đối tượng, in danh sách chi trả, cấp phát thẻ BHYT và phiếu KCB BHYT cho nhân dân. Trang bị thêm máy tính cho các cơ sở.
Trong công tác tổ chức cán bộ, nội dung thi đua chính là xây dựng nội bộ doàn kết, đơn vị trong sạch vững mạnh.
Trong công tác thông tin tuyên truyền: BHXH tỉnh đã duy trì tốt quan hệ phối hợp với Báo Vĩnh Phúc, đài Truyền hình, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ đẻ đăng tải các thông tin về BHXH trên báo, đài , tạp chí.
Kết quả đạt được.
Nhờ các giải pháp kiên quyết và đồng bộ trên nên hàng năm BHXH Tỉnh đều hoành thành vượt mức chỉ tiêu thu do BHXH Việt Nam giao cho:
Năm 2001 đến năm 2005 tổng thu BHXH, BHYT đạt 441.705 tỷ đồng trong đó:
Năm 2001 thu 44.423 tỷ đồng đạt 105% kế hoạch giao, nhiều đơn vị hoàn thành chỉ tiêu trước thời hạn: BHXH Lập Thạch trước thời hạn 48 ngày, BHXH Tam dương trước 17 ngày, BHXH Bình xuyên trước thời hạn 15 ngày.
Năm 2002 thu 47.465 tỷ đồng đạt 104% kế hoạch, các đơn vị về trước kế hoạch gồm: BHXH Lập Thạch trước thời hạn 30 ngày, Vĩnh tường trước 17 ngày, BHXH Vĩnh yên trước 17 ngày, BHXH Mê linh trước 13 ngày.
Năm 2003 thu 91.047 tỷ đồng đạt 107% kế hoạch, các đơn vị về trước kế hoạch gồm: BHXH Lập Thạch trước thời hạn 22 ngày, BHXH Bình xuyên 21 ngày,BHXH Tam dương và Yên lạc 20 ngày, Vĩnh tường trước 18 ngày, BHXH Vĩnh yên trước 15 ngày.
Năm 2004 thu 110.782 tỷ đồng đạt 104% kế hoạch, các đơn vị về trước kế hoạch gồm: BHXH Phúc yên trước thời hạn 22 ngày, Tam đảo 21 ngày, BHXH Vĩnh yên trước 16 ngày, BHXH Lập thạch trước 13 ngày.
Năm 2005 BHXH Tỉnh thu BHXH BHYT được 150 tỷ đồng đạt 105 % kế hoạch
II. THỰC TRẠNG BHXH THỊ XÃ VĨNH YÊN.
Quá trình phát triển của BHXH thị xã Vĩnh Yên -Tỉnh Vĩnh Phúc.
Thị xã Vĩnh yên trực thuộc Tỉnh Vĩnh phúc với diện tích là 523.039 ha. Dân số 72.111 người. Với tỉ lệ người trong độ tuổi lao động là hơn 2/3. Thị xã Vĩnh yên với 8 xã, phường, có quốc lộ số 2 chạy qua giao thông thông suốt thuận tiện cho việc giao dịch buôn bán với các tỉnh bạn.
Cơ quan BHXH Vĩnh yên được thành lập theo Quyết định số 07a.QĐ/TC CB ngày 15 tháng 6 năm 1995 của Giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện, thị xã trực thuộc BHXH Tỉnh Vĩnh phú (cũ).
Ban đầu sau khi thành lập BHXH Vĩnh yên trực thuộc BHXH Tỉnh Vĩnh phú (cũ). Năm 1997 sau khi tách Tỉnh Vĩnh Phú ra làm hai Tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thì cơ quan BHXH Vĩnh Yên trực thuộc BHXH Tỉnh Vĩnh phúc. Hiện nay cơ quan BHXH Vĩnh yên với bác Phạm Văn Tín làm giám đốc, trụ sở đặt tại Khu công sở Phường Đống Đa Thị xã vĩnh yên. Cơ sở hạ tầng khang trang, thuận tiện thoải mái. Lúc đầu cơ quan BHXH Vĩnh Yên có tám cán bộ, rồi còn bảy. Sau khi thực hiện quyết định về việc sát nhập Bảo hiểm y tế với BHXH công việc có nhiều và nặng nề hơn, nhưng cơ quan BHXH Vĩnh Yên không có thêm cán bộ mới. Hiện nay, cơ quan BHXH Vĩnh Yên vừa tiếp nhận một nhân viên mới, đưa con số cán bộ trong cơ quan lên tám người. Song cơ quan BHXH Vĩnh Yên luôn ổn định cơ cấu tổ chức để làm tốt công việc được giao.
Nhiệm vụ của cơ quan BHXH Vĩnh Yên.
- Đầu năm cơ quan phải lập dự toán thu BHXH ( 23%), và thu Bảo hiểm y tế tự nguyện. Hàng tháng, hàng quý phải lập báo cáo kết quả thu (danh sách các tổ chức thực hiện việc đóng BHXH, tổng số tiền thu) gửi lên cơ quan BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc và chuyển số thu được vào tài khoản của cơ quan BHXH Tỉnh theo quy định.
- Tiếp nhận và cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng được cấp thẻ Bảo hiểm y tế trên địa bàn theo danh sách của BHXH Tỉnh gửi xuống và cấp sổ BHXH cho các đối tượng mới tha gia theo danh sách của BHXH Tỉnh.
- Đầu năm cơ quan phải lập dự toán chi. Tổ chức chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp một lần cho các đối tượng tham gia BHXH. Tổ chức chi trả trợ cấp hàng tháng, một lần cho các đối tượng hưởng lương hưu. Hàng tháng, hàng quý lập báo cáo tổng hợp chi, báo cáo các trường hợp chết, hết hạn hưởng BHXH. Lập báo cáo về hình thức chi trả, các Ban đại diện chi trả gửi lên cơ quan BHXH Tỉnh.
- Kiểm tra việc thực hiện công việc như công tác thu, chi của cán bộ công chức trong cơ quan, của các đại lý thu chi. Kiểm tra công tác tài chính, việc thực hiện các chế độ cho đối tượng hưởng....Đảm bảo không có tiêu cực.
- Giải thích, tăng cường mở rộng phạm vi tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế tự nguyện.
- Tham gia các chương trình, phong trào của các ngành có liên quan và cơ quan BHXH cấp trên.
Quyền hạn của cơ quan BHXH thị xã Vĩnh Yên.
- Cơ quan BHXH Vĩnh Yên chỉ được phép thu chi trong phạm vi mình quản lý theo đúng quy định.
- Cơ quan BHXH Vĩnh Yên có quyền chấm dứt việc chi trả đối với những đối tượng theo quyết định của BHXH Tỉnh.
Cơ quan BHXH Vĩnh Yên ký hợp đồng với các đại lý chi trả các chế độ BHXH và có quyền chấm dứt hợp đồng nếu xét thấy đại lý chi trả có dấu hiệu sai trái.
Cơ cấu tổ chức cơ quan BHXH Vĩnh Yên như sau:
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Bộ phận Quỹ
BP Kế Toán
BP quản lý thu
BP chế độ chính sách
BP tổ chức hành chính
BP giám định chi
Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng, được giám sát chặt của Giám đốc BHXH Vĩnh yên. Nhiệm vụ của mỗi bộ phận được quy định cụ thể như sau:
- Bộ phận Quỹ: Quản lý quỹ khi nhận tiền của BHXH Tỉnh cấp. Tiến hành chi lương, trợ cấp theo phiếu chi có sự xác nhận của Giám đốc.
- Bộ phận kế toán: Cập nhật số thu, tổng chi hàng tháng hàng quý. Lập báo cáo gửi lên cơ quan BHXH cấp Tỉnh, đồng thời hàng năm phải lập dự toán chi BHXH.
- Bộ phận quản lý thu: Lập dự toán thu, tổ chức thực thu BHXH. Theo dõi việc tăng giảm lương, tăng giảm số lao động, số lao động chuyển đến số lao động chuyển đi.
- Bộ phận giám định chi: Theo dõi, giám sát việc khám chữa bệnh có đúng người đúng bệnh hay không. Ngoài ra con tiến hành cấp sổ bảo hiểm y tế và phiếu khám chữa bệnh cho đối tượng.
- Bộ phận chế độ chính sách: Giải quyết các thắc mắc về chế độ chính sách, tiếp nhận giải quyết các khiếu nại có liên quan.
- Bộ phận tổ chức hành chính: Giải quyết những vấn đề có liên quan đến cơ cấu tổ chức hành chính. Tiếp nhận cán bộ mới được điều chuyển đến. Đây là bộ phận phụ trong cơ quan, nên có cán bộ tiếp nhận công việc này và làm thêm công việc thu một số đơn vị theo quy định.
- Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và trước pháp luật mọi hoạt động của cơ quan.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc của giám đốc thay mặt giám đốc khi giám đốc đi công tác.
Đối tượng tham gia BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngàBHYT 09/01/2003 của Chính phủ gồm:
a. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sau:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật Doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, công ty tư nhân;
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam, bao gồm: Doanh nghiệp liên doanh và Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
- Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức xã hội;
- Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị- xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lức lượng vũ trang, kể cả các đơn vị được phép hoạt động, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội quần chúng tự trang trải về tài chính;
- Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, YTế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành khác;
- Trạm Y tế xã, phường, thị trấn;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Các tổ chức khác có sử dụng lao động là những tổ chức chưa có quy định tại điểm a này.
b. Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức.
c. Người lao động xẫ viên làm hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
d. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại điều a và điểm c mục này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với cả doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phaỉ tham gia BHXH bắt buộc.
e. Người lao động quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d mục này,đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước nà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng la động trả thì cũng thuộc đối tượng BHXH bắt buộc.
Quân nhân công an nhân dân thuộc diện hưởng lương và hưởng sinh hoạt phí theo điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ
Cán bộ xã, phường, thị trắn hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ; Điều 7 Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ và Điều 1 Nghị định số 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ.
Người lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài quy định tại Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.
Đối tượng tự đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và đối tượng quy định tại khoản b điểm 9 mục II Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/03/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.
Người lao động Việt nam trong danh sách lao động thường xuyên, lao động hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên làm việc trong:
- Các doanh nghhiệp nhà nước kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
- Các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp trung tâm; bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chũ nghĩa Việt nam đã ký hoặc tham gia có quy định khác.
- Các đơn vị, tổ chức kinh tế- xã hội ngoài quốc doanh từ 10 lao động trở lên.
Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, cán bộ xã phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại nghị định số 09/19988NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ; người làm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đến cấp xã, phường.
Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế nhà nước hoặc không hưởng chế độ BHXH hàng tháng.
- Các đối tượng nêu tại tiết 2.1, 2.2, 2.3 nêu trên trong thời gian đi học ngắn hạn hoặc dài hạn trong nước vẫn thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.
Người có công với cách mạng theo quy định tại NGhị đinịh số 28CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ.
Thân nhân sỹ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ.
Lưu học sinh nước ngoài tại Việt nam quy định tại Thông tư liên bộ số 68/LB/TC-KH ngày 04/11/1996 của Bộ Tài chính-Kế hoạch và đầu tư.
Các đối tượng bảo trợ xã hội được nhà nước cấp kinh phí thông qua BHXH;
Người nghèo được hưởng chế độ KCB theo quy định tại quyết định số 139/202/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Người đang hưởn chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, công nhân cao su).
Một số đối tượng thuộc địa ban thị xã nhung BHXH thị xã ko thu BHXH.
Trước đây, khi mới thành lập BHXH thị xã Vĩnh Yên được phép thu BHXH ở tất cả các đơn vị trên địa bàn. Do chỉ thi của BHXH tỉnh nên BHXH thị xã Vĩnh Yên đã bàn giao thu BHXH cho BHXH tỉnh thu một số đơn vị đóng BHXH.
Quá trình bàn giao thanh 3 đợt:
Đợt 1 vào ngày 10 tháng 08 năm 2001 bàn giao: 59 đơn vị với số người bàn giao là: 3.501 người.
Đợt 2 vào ngày 18 tháng 01 năm 2002 bàn giao: 06 đơn vị với số người bàn giao là: 222 người.
Đợt 3 vào ngày 21 tháng 08 năm 2002 bàn giao: 02 đơn vị với số người bàn giao là: 58 người.
2. Những mặt khó khăn, thuận lợi trong quá trình quản lý thu tại BHXH thị xã Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1. Thuận lợi.
Cơ quan BHXH Vĩnh Yên ngay khi thành lập đã sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, sâu sát của BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, vì gần cơ quan BHXH Tỉnh Vĩnh phúc nên cơ quan BHXH có nhiều thuận lợi hơn trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn, hay luôn nhận được sự hướng dẫn trực tiếp liên quan đến mọi công tác thu, chi các chế độ BHXH. Vì trụ sở của cơ quan nằm tại khu đặt trụ sở của các cơ quan cấp Tỉnh. Do vậy, cơ quan luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, trực tiếp của các cấp uỷ đảng, các ngành có liên quan.
Cơ quan BHXH Vĩnh Yên có một đội ngũ cán bộ nắm vững các quy định cũng như thủ tục thu, chi trả,.. các chế độ BHXH, BHYT và nhiệt tình trong công việc.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 8 người thì có tới 6 người là Đảng viên nên công tác tổ chức, phát động các phong trào thi đua của BHXH tỉnh diễn ra rất tốt, không khí làm việc tốt.
Vì nằm trên địa bàn Thị xã nên cơ quan BHXH Vĩnh Yên có điều kiện tiếp xúc với khoa học công nghệ, cũng như xuống địa bàn cơ sở hay liên hệ với đối tượng khá nhanh chóng và thuận tiện.
2.2. Khó khăn.
Cơ quan BHXH Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý thu, chi trả các chế độ BHXH dài hạn nói riêng và trong mọi mặt của hoạt động của cơ quan nói chung.
Mặc dù có một đội ngũ cán bộ nhiệt tình trong công việc, song trình độ của các cán bộ vẫn còn hạn chế, đặc biệt là về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác thu, chi các chế độ.
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thu, chi các chế độ BXHH dài hạn chưa đảm bảo đầy đủ, còn nhiều thiếu thốn. Cụ thể là thiếu phương tiện vận chuyển kinh phí chi trả, thiếu máy vi tính phục vụ cho công việc vào sổ,.. dẫn đến nhiều bất lợi trong công việc.
Vì cơ quan BHXH là cơ quan trực tiếp thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng thông qua nguồn kinh phí do BHXH Tỉnh cấp. Các quyết định của cơ quan BHXH Vĩnh Yên rất hạn chế, chỉ liên quan đến công việc thường xuyên của cơ quan. Khi có vấn đề gì khó khăn thường xin ý kiến của cơ quan BHXH cấp tỉnh. Cũng như việc sử dụng quỹ, ra quyết định tự trang bị các thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến... thường phải xin ý kiến của cơ quan BHXH cấp trên.
Cơ quan BHXH Vĩnh Yên gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý đối tượng. Khi có sự biến động giảm của đối tượng, gia đình của đối tượng, Uỷ ban nhân dân, đơn vị sử dụng lao động, thậm chí các đại lý không hề báo cho cơ quan BHXH biết. Do vậy mà công tác quản lý thu, chi các chế độ BHXH, BHYT gặp rất nhiều khó khăn.
Vấn đề ý thức của người lao động và đơn vị sử dụng lao động cung chưa được tốt, một phần do kiến thức về BH của họ chưa tốt, phần khác do tinh thần tự giác chua cao nên công tác quản lý thu nói chung và công tác thu BHXH, BHYT nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
Công tác thông tin tuyên truyền luôn luôn đứng cuối trong bảng chấm điểm về mọi hoạt động của BH Vĩnh yên.
3.Thực trạng trong quá trình quản lý thu tại BHXH thị xã Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ khi thành lập đến nay, cơ quan BHXH Vĩnh yên đã thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với người tham gia và người được hưởng trợ cấp BHXH trên địa bàn. Về công tác thu BHXH thị xã Vĩnh Yên luôn cố gắng hoàn thành mọi chỉ tiêu mà BHXH tỉnh đề ra.
Bảng 1: Tổng Quan về quá trình thu BHXH trên địa bàn BHXH thị xã Vĩnh Yên 5 năm vùa qua.
Năm
Số lao động
(người)
Số đã thu trong kỳ.
(Đồng)
2001
18.532
3.263.443.257
2002
11.917
2.862.013.395
2003
10.950
5.336.771.397
2004
15.992
8.795.136.573
2005
14.208
11.369.235.076
(Nguồn của BHXH Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Số thu BHXH tại địa bàn BHXH thị xã Vĩnh Yên có sự thay đổi rõ rệt từ năm 2001 đến 2005: 3.263.443.257 năm 2001 - 11.369.235.076 năm 2005. một phần lượng tăng thu BHXH trên địa bàn BHXH thị xã là Do Nhà nước tiến hành thay đổi mức lương tối thiểu, từ 180.000 đồng/ tháng năm 2000 lên 210.000 đồng/ tháng năm 2001 và 290.000 đồng/ tháng năm 2003 năm 2005 la 350.000đồng/ tháng. Dẫn đến mức hưởng của từng đối tượng tăng lên, làm cho tổng thu sẽ tăng theo.
Mặt khác ta thấy năm 2001 so với 2002 tiền thu BHXH giảm và số người đóng BHXH cũng giảm một lượng đáng kể từ 18.532 xuống còn 11.917 là do chính sách của tỉnh thu hồi một số đơn vị trên địa bàn thị xã do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và thu BHXH. Quá trình chia thành 3 đợt: Đợt 1 gồm 3.501 người đợt 2 gồm 222 người đợt 3 gồm 58 người.
Nhìn vào bảng ta thấy được đời sống nhân dân ngày một được cải thiện. số lượng tham gia BHXH qua các năm tăng đáng kể tù 10.950 năm 2003 đến 15.992 người năm 2004 điều này chinh tỏ ý thức của người dân về BHXH đã được nâng cao.
Bảng 2: Tốc độ phát triển trong công tác thu BHXH năm 2001 - 2005
Năm
Số đã thu trong kỳ
(Đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
2001
3.263.443.257
-
2002
2.862.013.395
87,7
2003
5.336.771.397
186,47
2004
8.795.136.573
164,8
2005
11.369.235.076
129,27
(Nguồn của BHXH Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua bảng trên ta thấy:
Tốc độ phát triển BHXH thị xã Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc có xu hướng tăng lên.
Năm 2002 so với 2001 tốc độ phát triển giảm mạnh giảm 12,3% cho thấy lượng tham gia BHXH trên địa bàn giảm là do năm 2002 BHXH tỉnh Vĩnh Phúc có chủ trương thu hồi một số đơn vị do địa bàn BHXH thị xã Vĩnh Yên về BHXH tỉnh trực tiếp quản lý. Tuy mức lương bình quân có tăng nhưng không ảnh hưởng do lượng giảm số lao động thuộc địa bàn BHXH thị xã quá nhiều.
Năm 2003 so với năm 2002 tốc độ phát triển thu BHXH tại địa bàn BHXH thị xã Vĩnh Yên tăng mạnh 86,47%. Do mức lương bình quân có sự thay đổi vì vậy lượng thu BHXH tăng lên.
Năm 2004 so với 2003, tuy thấp hơn so với năm 2003 - 2002 nhưng tốc độ phát triển vẫn cao, tăng 64,8%.
Năm 2005 có xu hướng chững lại tốc độ phát triển tăng so với năm 2004 là 29,27%. Điều này cho thấy cơ cấu năm 2005 so với 2004 ít có sự biến động, số đơn vị tham gia BHXH là ổn định: lượng di dân nhỏ, lượng người lao động qua 2 năm ít có sự biến động trên địa bàn.
Bảng 3: Phân tích kết quả thu trong 5 năm 2001-2005
Năm
Số đã thu trong kỳ.
(Đồng)
Tốc độ tăng(giảm)
liên hoànsố thu BHXH (%)
2001
3.263.443.257
-
2002
2.862.013.395
-12,30
2003
5.336.771.397
86,47
2004
8.795.136.573
64,80
2005
11.369.235.076
29,27
(Nguồn của BHXH Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua kết quả trên cho thấy số Thu luôn có sự tăng trưởng, đảm bảo số Thu vượt kế hoạch được giao. Cụ thể nếu xét sự biến động của số Thu BHXH
Năm 2002 so với năm 2001 lượng tăng tuyệt đối giảm manh do đay la năm thực hiện chủ chương của Tỉnh thu hồi một số đơn vị thuộc địa bàn BHXH thị xã cho BHXH tỉnh trực tiếp quản lý, so sánh sự biến động của tổng thu BHXH từ 2 nguồn : Người lao động và chủ sử dụng lao động sẽ thấy được những nhân tố tác động nhằm tăng thu chủ yếu : Số thu năm 2002 giảm về số tương đối là 12,30% so với năm 2001. Nguyên nhân do mức lương tối thiểu tăng từ 180.000đ lên mức 210.000đ.
Năm 2003 số Thu so với năm 2002 tăng 86,47% do mức lương tối thiểu được điều chỉnh từ mức 210.000đ lên mức 290.000đ. Do vậy ta thấy tốc độ tăng của mức thu tăng nhanh một cách đột biến tuy nhiên lượng thu này tăng lên cũng chỉ tỷ lệ thuận với các khoản chi cho các chế độ thuộc phạm vi BHXH quản lý.
Năm 2004 số thu so với năm 2003 tăng 64,80% là do lương tối thiểu không tăng nhưng số đơn vị mà BHXH quản lý tăng nhanh và gắn theo đó là lượng lao động cũng tăng theo, hơn nữa do làm tốt công tác vận động lẫn cưỡng chế trong việc thu lệ phí BHXH hội từ các doanh nghiệp, nhiêu lao động mới tham gia BHXH nên đã không ngừng làm nguồn thu BHXH tăng. Để từ đó góp phần làm giảm nhẹ vấn đề mất cân đối Thu - Chi quỹ BHXH.
Năm 2005 có số thu tăng 29,27% so với năm 2004 một phần là do lượng lao động trong khối Ngoài quốc doanh mà BHXH quản lý tăng nhanh và nhất là việc chính phủ quyết định nâng mức lương tối thiểu từ 290.000 lên 350.000 (Từ 1/10/2005) đã tác động không nhỏ tới nguồn thu BHXH nhưng nguồn thu này cũng chỉ đảm bảo cân đối một phần so với nguồn chi cho các chế độ vì khi đó nguồn chi cho các chế độ cũng tăng theo sự tăng mức lương cơ bản cho nên ngân sách nhà nước vẫn phải chi ra một khoảng lớn để bù đắp cho mất cân đối quỹ BHXH.
Nguyên tắc hoạt động của BHXH là “Số đông bù số ít”. Công tác thu BHXH giữ vai trò quan trọng trong hệ thống BHXH để thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Quỹ BHXH có ý nghĩa thiết thực và liên quan trực tiếp đến việc ổn định đời sống của mỗi cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và người lao động cũng như sự ổn định phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy mọi thay đổi bổ xung hay đổi mới các chế độ chính sách BHXH đều ảnh hưởng đến sự ổn định trên. Đây là vấn đề liên quan đến cuộc sống của mọi người và thu hút sự quan tâm của xã hội. Qua quá trình nghiên cứu, xây dựng các chế độ, chính sách BHXH nói riêng và luật BHXH nói chung cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản nhất của BHXH đã qua thực tiễn và các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. Nguyên tắc đó là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đối với việc hoạch định chính sách chế độ BHXH ban hành.
Bảng 4: Tổng hợp các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn thuộc BHXH năm 2005
Khối cơ quan doanh nghiệp
Số lao động
(người)
Số thu đã thu trong kỳ
Số thu phải thu chuyên sang kỳ sau
Cơ cấu số đã thu
(%)
1. Khối doanh nhà nước.
214
175.972.875
1.120.800
6,21%
2. Khối doanh nghiệp ngoài QD.
386
238.886.469
1.055.207,3
8,44%
3. Khối hành chính sự nghiệp.
2684
2.238.323.750
572.949.780,2
79,04%
4. Khối công lập.
12
22.626.135
18.595.500
0,80%
5. Khối HTX.
28
18.516.330
-
0,65%
6. Khối xã, phường.
227
137.528.810
2.174.755,5
4,86%
Cộng khối nộp BHXH 23%
3551
2.831.854.369
595.896.043
100%
(Nguồn của BHXH Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua bảng ta cũng thấy cơ cấu thu BHXH của BHXH thị xã Vĩnh Yên có nhiều điểm đáng chú ý:
Số thu BHXH xã hội chủ yếu từ khối hành chính sự nghiệp tỷ lệ chiếm 79,0409% chiếm phần lớn trong tong số thu BHXH của BHXH thị xã. Do đó có thể thực hiện hoàn thành nhiệm vụ thu mà BXHH thị xã Vĩnh yên được giao chủ yếu thu lệ phí BHXH từ các đơn vị hành chính sự nghiệp. Chính vì lý do đó mà công tác quản lý thu BHXH cần được triển khai trước hết từ những đơn vị này, việc đôn đốc kiểm tra thu BHXH không nhưng làm tăng thu ngân sách BHXH còn làm cho người sử dụng lao động có tinh thần tự giác hơn trong việc đóng BHXH.
Tiếp sau là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,4357% đây là khối mà việc thực hiện lệ phí BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn bởi nó gắn liền với doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra vì tổng quỹ lương dùng làm căn cứ đóng BHXH lại gắn liền với tổng doanh thu của doanh nghiệp tạo ra. Khối này cần có những biện pháp cứng rắn hơn trong việc kiểm tra và đôn đốc đóng BHXH, họ thường xuyên trốn đóng BHXH hoặc có nhưng cách nhu nợ tiền BHXH kéo dài.
Các khối còn lại như: Xã, phường, ngoài công lập... chiếm tỷ lệ khá đồng đều trong tổng thu BHXH có tác động không nhỏ tới tình hình thực hiện kế hoạch của BHXH của thị xã.
Cuối cùng là khối HTX: chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu BHXH trên địa bàn thị xã 0.6539%. Trong quá trình phát triển trên địa bàn BHXH thị xã cơ cấu HTX đã thu hẹp còn lại một lượng rất nhỏ.
Vấn đề quản lý thu BHXH là một vấn đề hết sức trừu tượng nên việc kiểm tra đôn đốc giữa các đơn vị hết sức khó khăn, chúng ta cần phải có một vốn kiến thức về BHXH vững trắc để tuyên truyền cho người dân, giải đáp thắc mắc của mọi người.
Bảng 5: Tổng chi các chế độ BHXH dài hạn ở cơ quan BHXH Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh phúc
Năm
Ngân sách nhà nước
Quỹ BHXH
Tổng thu BHXH
Tổng chi của quỹ BHXH so với tổng thu (%)
A
1
2
3
4 = 2/3
2001
16.773.104.600
2.668.815.600
3.263.443.257
81.78
2002
15.384.141.900
2.669.573.200
2.862.013.395
93,28
2003
16.963.483.791
4.851.579.512
5.336.771.397
90,91
2004
22.951.759.700
6.298.845.400
8.795.136.573
71,62
2005
23.946.880.000
7.639.067.000
11.369.235.076
67,20
(Nguồn của BHXH Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc)
- Nhìn vào bảng số 8, ta thấy tỉ lệ chi cho các chế độ BHXH dài hạn do quỹ BHXH đảm bảo so với tổng thu BHXH ngày càng tăng lên.Trong đó năm 2005 và 2004 tổng chi quỹ BHXH so với tổng thu có xu hướng giảm xuống do năm 2002 một số đơn vị thuộc BHXH thị xã quản lý chuyển lên BHXH tỉnh trực tiếp quản lý.
- Nguồn chi do ngân sách Nhà nước đảm bảo chiếm phần lớn trong tổng chi, mà không có xu hướng giảm xuống, là một gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Đây chính là một bài toán khó đặt ra đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Hàng tháng cơ quan BHXH Vĩnh Yên chi trả cho gần 4.000 đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng và nhiều đối tượng hưởng trợ cấp một lần, với số tiền lên tới hàng tỉ đồng. Do vậy cơ quan BHXH Vĩnh Yên phải luôn chú ý đến công tác hạch toán, thanh tra giám sát công tác chi trả, bảo đảm không có thiếu sót trong quá trình thực hiện.
Bảng 6: So sánh số thu BHXH qua 2 năm (1997- 2005)
Năm
Số lao động(người)
Tổng thu BHXH (đồng)
Tổng quỹ lương(đồng)
1997
20101
3.442.741.911
19.747.502.830
2005
14.208
11.369.235.076
39.155.810.000
(Nguồn của BHXH Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua bảng trên ta thấy:
Tổng thu BHXH tại địa bàn BHXH thị xã Vĩnh Yên từ khi thành lập tăng từ 3.442.741.911 đồng đến 11.369.235.076 đồng mà số lượng lao động lai giảm từ 20101 người xuống 14208 người do từ năm 1997 đến năm 2005 thực hiện chính sách thay đổi thang bảng lương, chế độ nâng lương của đảng và nhà nước. Tiền lương bình quân của người lao động tăng nhanh đến năm 2005 là 350.000 đồng/tháng.
Sự biến động giảm của người lao động so với lượng tăng bình quân tiền lương là không đáng kể. Lượng giảm khá lớn của người lao động không hề ảnh hưởng đến tổng thu BHXH điều này chứng tỏ đời sống của người dân được nâng cao.
Tỷ lệ thu BHXH năm 1997 là:17.43% so với năm 2005 là 29.04% cho thấy lượng thu BHXH năm 2005 lớn hơn năm 1997 do số người lao động co cuộc sống ổn định họ ý thực hơn được về BH nên việc đóng BHXH chấp hành nghiêm chỉnh hơn năm 1997.
Đến tháng 12 năm 2005 BHXH thị xã Vĩnh yên đạt:
Thực hiện nhiệm vụ thu BHXH trong tháng đến ngày 20 tháng 12 đã thu được 1.100.000.000 đồng. luỹ kế năm: 7.896.000.000 đồng đạt 100% KH năm. Phấn đấu đến ngày 31tháng 12 năm 2005 thu thêm 200.000 triệu đồng để vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2.9%.
Trong tháng đã tập trung đôn đốc thu nợ cũ còn tồn đọng từ những tháng trước, chủ yếu là các đơn vị kinh doanh và hoàn thành, già soát đối chiếu chứng từ quý 4 để thực hiện quyết toán quý và cả năm theo đúng lịch quy định.
Khai thác mở rộng đầu mối thu được 6 đơn vị với tổng số 70 lao động nâng tổng số người tham gia BHXH lên 4413 người. Tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Ghi bổ xung sổ bảo hiểm theo QĐ tăng lương hàng tháng cho các đơn vị có biến đổi về mức lương và phụ cấp.
Công tác thu BHYT tự nguyện : Cả năm đã thu và cấp 6.591 thẻ với tổng số tiền là 273.950.000 đồng. Đạt 75% KH được giao.
Trong đó : - Trong đó thu BHYT học sinh đạt : 5373 thẻ với số tiền là 185.665.000đồng đạt 67% KH.
- Thu BHYT tự nguyện của nhân dân đat : 1.218 thẻ với tổng số tiền là 88.2850.000 đồng đạt 156 % KH.
Công tác thu BHXH trong năm trên địa bàn thị xã còn nhiều khó khăn do một số đơn vị sản xuất kinh doanh tập thể, cá thể chưa quan tâm đúng mức đến công tác thu BHXH nên chưa thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ, quyền lợi cho người lao động theo quy định. Một số đơn vị hành chính sự nghiệp có thu thực hiện chế độ BHXH theo lương mới còn chậm chễ (đến nay vẫn còn có đơn vị chưa thực hiện tính theo thang bảng lương mới).
Công tác thu BH tự nguyện còn có khó khăn do nhận thức của nhân dân về y tế cộng đồng còn hạn chế, số người tham gia chủ yếu là ốm yếu. mặt khác do phát triển kinh tế của nhân dân còn hạn chế, việc tham gia BHYT còn tính toán.
HBYT học sinh ở một số trường tham gia ít do sức thuyết phục tuyên truyền, vận động của nhà trường chưa quán triệt đầy đủ ý nghĩa nội dung của BHYT học sinh trong nhà trường nên số học sinh tham gia ít như các trường thuộc xã Định trung , Thanh Trù, Hội Hợp.
Cơ quan BHXH Vĩnh Yên sớm áp dụng khoa học kỹ thuật vào công việc do vậy mà có thể đẩy nhanh tiến trình của công việc, đặc biệt công tác quản lý tài chính được thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo an toàn.
Trong thời gian tới cơ quan BHXH Vĩnh yên phải nỗ lực hơn nữa trong công việc, tiến hành cơ cấu lại bộ máy một cách hợp lý cho phù hợp với tình hình mới.
Công tác thanh tra kiểm tra cũng được đẩy mạnh trong năm 2005
Kết quả giải quyết khiếu lại - tố cáo – tiếp công dân.
Tổng số đơn thư khiếu lại – Tố cáo tiếp công dân cả năm 77 trường hợp trong đó :
Hỏi chế độ chính sách : 63
Đơn xin hưởng tiếp chế độ : 3
Đơn khiếu tố chế độ BHXH : 0
Đơn đề nghị xem xét lại chế độ : 11
Đơn tố cáo cán bố làm sai : 0
Kết quả kiểm tra cấp và quản lý số BHXH :
- Số đơn vị được kiểm tra : 20 đơn vị
Số sổ được kiểm tra : 550 quyển
Trong đó số sổ đúng quy định : 510
Số sổ sai so với hồ sơ gốc : 0
Số sổ sai do ghi chép (có thể sửa được) : 25
Số sổ phải làm lại : 15
Số sổ phải thu hồi : 0
Kết quả kiểm tra công tác thu nộp BHXH :
Số đơn vị thực hiện kiểm tra : 09
Tổng số phải thu : 457.608.000đ
Số đã thu : 215.809.000đ
Số truy thu : 11.500.000đ
Số còn tồn đọng : 230.799.000đ
Kết quả kiểm tra quỹ khám chữa bệnh :
Số đơn vị kiểm tra : 2 đơn vị
Kinh phí dư kì trước : 0
Kinh phí tiếp nhận kỳ này : 295.169.000 đ
Số đã quyết toán : 287.504.000đ
Nội dung vi phạm :
Thiếu thủ tục : không
Quyết toán sai chế độ : không
Quyết toán khống : không
Số tiền phải thu hồi : không
Kiểm tra về công tác chi trả các chế độ BHXH:
+ Bảo đảm chi trả theo đúng chế độ hiện hành của đối tượng hưu , mất sức, tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp và chế độ tuất đúng quy định .
+ Số sai so với chế độ :
do quá thời gian được hưởng chế độ tuất quá hạn 34 tháng và 01 trường hợp học sinh do sai năm sinh.
Số tiền thu hồi là : 3.940.000đ
01 trường hợp tuất viên chức tăng chưa rõ nguyên nhân.
(Nguồn từ báo cáo công tác kiểm tra BHXH thị xã Vĩnh Yên)
PHẦN IIIMỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BHXH TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC
I. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ THU BHXH TẠI ĐỊA BÀN XÃ VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC
Qua các bảng phân tích ở trên, ta chỉ có thể đưa ra được các nhận xét chủ quan về thực trạng, nguyên nhân của sự biến động các đối tượng cũng như sự tăng lên của số tiền chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn ở cơ quan BHXH Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc . Còn riêng về công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn của BHXH Vĩnh Yên thì tương đối tốt. Nhưng cũng không tránh được những thiếu sót.
1. Công tác thu
Hoàn thành chỉ tiêu thu năm 2006 do BHXH Tỉnh cấp là 6.384.708 nghìn đồng trong tổng số quỹ lương là: 7.104.468 nghìn đồng.
Trong đó xác định thu BHXH và BHYT là nhiệm vụ trọng tâm, thu BHXH, Bảo hiểm y tế không đạt coi như không hoàn thành nhiệm vụ chính. Tăng cường bám sát cơ sở chỉ đạo thu ngay từ ngày đầu, tháng đầu không để dồn vào cuối năm.
Tuyên truyền sâu rộng BHXH, Bảo hiểm y tế tới các đơn vị chưa tham gia BHXH và các đơn vị mới thành lập.
Báo cáo kết quả thu đúng theo quy định.
2. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ Bảo hiểm y tế và phiếu khám chữa bệnh.
Tiếp tục cấp sổ BHXH, thẻ Bảo hiểm y tế, và phiếu khám chữa bệnh cho các đối tượng chưa cấp và các đối tượng mới tham gia.
Công tác chi trả BHXH.
Tổ chức tiến hành chi trả cho các đối tượng được hưởng BHXH kịp thời. Chi trả kịp thời cho các cơ sở khám chữa bệnh đã ký hợp đồng khám chữa bệnh để đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ Bảo hiểm y tế. Với dự toán chi năm 2006, nguồn ngân sách nhà nước là 23.946.880 nghìn đồng, nguồn từ quỹ BHXH là 7.639.067 nghìn đồng.
Tổ chức kiểm tra việc chi trả của các Ban đại diện chi, cũng như của các cán bộ trực tiếp tiến hành chi trả đảm bảo không có gian lận trong chi.
Công tác quản lý tài chính.
Tăng cường công tác quản lý tài chính từ khâu tiếp nhận nguồn kinh phí từ BHXH tỉnh cấp, phân bổ nguồn chi một cách hợp lý. Thường xuyên nâng cao nghiệp vụ cho kế toán cơ quan. Thường xuyên kiểm tra hoạt động tài chính, thực hiện nề nếp công tác duyệt quyết toán.
Công tác thanh tra kiểm tra.
Thực hiện QĐ số 1539/ QĐ- BHXH ngày 27- 10- 2003 của tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định kiểm tra của BHXH Việt Nam và công văn hướng dẫn số: 1131 BHXH- KT, ngày 16 tháng 2 năm 2004 của Giám đốc BHXH tỉnh Vĩnh Phúc về việc hướng dẫn công tác tự kiểm tra giải quyết khiếu lại, tố cáo và tiếp công dân hàng năm.
BHXH thị xã Vĩnh Yên xây dựng kế hoạch tự kiểm tra và giải quyết khiếu lại, tố cáo năm 2005 như sau:
Công tác tự kiểm tra.
Công tác thu BHXH, BHYT.
Công tác quản lý sổ.
Công tác chi 3 chế độ.
Công tác chi trả thường xuyên.
Tổ chức kiểm tra khám chữa bệnh.
Công tác phối hợp kiểm tra.
- Phối hợp với các phòng của BHXH tỉnh và các ban ngành của tỉnh để kiểm tra đơn vị về việc thực hiện chế độ chính sách BHXH tại đơn vị đã tham gia BHXH cho người lao động . Bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và chủ sử dụng lao đông.
- Phối hợp với phòng tổ chức LĐ & TBXH, phòng kinh tế kế hoạch của thị xã Vĩnh Yên và liên đoàn LĐ thị xã để kiểm tra các đơn vị đã có giấy đăng ký kinh doanh mà chưa tham gia BHXH trong địa bàn thị xã.
Công tác giải quyết kiếu nại tố cáo.
Xây dựng kế hoạch giải quyết các đơn thư khiếu lại, tố cáo kịp thời đúng nội dung trong đơn thư.
Có kế hoạch trực tiếp tiếp Dân và giải quyết những thắc mắc trong phạm vi thuộc thẩm quyền của BHXH thị xã .
Tổ chức thực hiện.
Kế hoạch kiểm tra các đơn vị được tổ chức vào 2 tháng đầu của các quý .
Nhiệm vụ kiểm tra giao cho cán bộ chuyên môn có kế hoạch tổ chức kiểm tra theo nội dung cụ thể hàng tháng.
Sau mỗi kỳ kiểm tra lập báo các để báo cáo về BHXH tỉnh .
Các trường hợp sau khi kiểm tra phát hiện sai sót nếu đúng thẩm quyền của BHXH huyện thị thì phải giải quyết ngay. Nếu vượt quả thẩm quyền thì báo các BHXH tỉnh để kịp thời giả quyết.
BHXH thị xã Vĩnh Yên quản lý thu BHXH trực tiếp từng đơn vị sử dụng lao động theo danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH, BHXH tỉnh, huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan ban, ngành liên quan ở các cấp, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, nắm các đơn vị, các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tổ chức quản lý, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra công tác thu nộp BHXH của các đối tượng tham gia BHXH.
Công tác khác.
Tiếp tục đưa khoa học công nghệ vào công việc. Tích cực tham gia các phong trào của các ngành có lên quan và tham gia phong trào thi đua của BHXH Tỉnh.
Tăng cường đưa Bảo hiểm y tế tự nguyện vào các tầng lớp dân cư, tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại.
Nhiệt tình trong việc giải thích các chế độ BHXH cho đối tượng tham gia.
Kỷ luật nghiêm khắc đối với những trường hợp gian lận. Có những chương trình khuyến khích cán bộ công chức hăng say làm việc.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC
Đối với cơ quan BHXH Việt Nam.
Từ thực trạng quản lý thu BHXH ở Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc, mà cơ quan BHXH Việt Nam cần đưa ra những biện pháp cụ thể sao cho ngày càng đảm bảo thực hiện tốt công tác này không chỉ ở BHXH Vĩnh Yên nói riêng , và BHXH các cấp huyện nói chung.
Thứ nhất: Theo kết luận của tình hình quản lý các chế độ BHXH dài hạn ở cơ quan BHXH Vĩnh Yên thì BHXH Việt Nam phải có biện pháp thích hợp trong việc cân đối thu- chi quỹ BHXH sao cho hợp lý trong khi xu hướng đối tượng hưởng ngày càng tăng lên cộng với đời sống của dân cư ngày càng được cải thiện dẫn đến sự thay đổi mức lương tối thiểu làm căn cứ xác định mức hưởng của một số chế độ.
Thứ hai: Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH dài hạn từ việc giải quyết đối tượng hưởng cho đến việc trực tiếp chi trả trợ cấp cho các đối tượng. Vì Thu- chi trả là công đoạn đầu tiên và cuối cùng của việc giải quyết một chế độ, BHXH Việt Nam cần có những quy định cụ thể hướng dẫn BHXH cấp dưới thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác này. Hạn chế tối đa các tiêu cực có thể phát sinh. Nếu có xảy ra tiêu cực phải kỷ luật một cách thích đáng, đồng thời có khuyến khích cho những đơn vị làm tốt công tác thu chi, trợ cấp cho đối tượng.
Thứ ba: BHXH Việt Nam cần trang bị cho cơ quan BHXH cấp huyện phương tiện vận chuyển tiền sao cho đảm bảo an toàn nhất. Cơ quan BHXH thực hiện chuyển tiền cung nhu nhận tiền đều thông qua tài khoản ngân hàng. Chỉ có cơ quan cấp huyện mới trực tiếp chi trả trợ cấp các chế độ BHXH cho các đối tượng. Với số tiền lớn hàng tỉ đồng mà cơ quan BHXH cấp huyện thu từ các đơn vị chuyển đến ngân hàng nếu không có phương tiện vận chuyển hợp lý thì sẽ không đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nếu mất cảnh giác hay có gì thiếu sót xảy ra ai sẽ là người chịu trách nhiệm.
Như vậy, vấn đề phương tiện vận chuyển là thực sự cấp bách đối với cơ quan BHXH Vĩnh Yên nói riêng và cơ quan BHXH cấp huyện nói chung.
Thứ tư: Bộ phận kế toán của cơ quan BHXH Vĩnh Yên là bộ phận có khối lượng công việc lớn nhất cơ quan. Mà chỉ do một cán bộ đảm nhiệm, thiết nghĩ BHXH Việt Nam nên thống nhất một phần mềm kế toán cho BHXH cấp huyện như vậy không những công việc được giải quyết nhanh chóng mà còn góp phần vào công tác quản lý đối tượng được tốt hơn.
Tích cực đưa khoa học công nghệ vào quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn từ trung ương đến địa phương. Vì cơ quan BHXH cấp huyện là nơi trực tiếp tiến hành chi trả các chế độ BHXH, cho nên việc trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến vào công tác quản lý đối tượng, cũng như việc vào sổ tài chính... là rất cần thiết.
Ngoài ra, tiến hành nối mạng máy tính nội bộ, nối mạng INTERNET tại cơ quan BHXH từ trung ương đến địa phương. Nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ cũng như cập nhật thông tin và các cán bộ có thể tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp khi gặp vướng mắc trong công việc.
Thứ năm: Tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ công chức trong toàn ngành để họ có thể thích nghi với những yêu cầu mới, khắc phục kịp thời những hẫng hụt về chuyên môn, về khoa học kỹ thuật. Đồng thời nâng cao năng lực quản lý và phát huy hết kinh nghiệm đã tích luỹ trước đây của các cán bộ công chức trong lĩnh vực BHXH.
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi hiểu biết về chế độ chính sách và các vấn đề có liên quan đến chế độ BHXH cho các cán bộ cấp huyện cùng tham gia. Để từ đó có thể tìm ra những người thực sự có trình độ có năng lực trong công việc và có những kế hoạch đào tạo cho hợp lý.
Đối với cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
Thứ nhất: Tăng cường kiểm tra giám sát cơ quan BHXH cấp huyện trong công tác thu- chi. Không những kiểm tra thông qua các báo cáo tài chính mà còn phải trực tiếp xuống từng cơ quan BHXH cấp huyện để tiến hành kiểm tra. Thậm chí trực tiếp đi thu- chi trả, kiểm tra cho đối tượng để nắm rõ cung cách làm việc cũng như việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp. Đặc biệt, cơ quan BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc phải kiểm tra thông qua các chứng từ gốc, vì chứng từ gốc mới phản ánh rõ nhất nội dung của quyết định chi trả. Xử phạt nghiêm khắc đối với những khoản chi không hợp lý, và có dấu hiệu gian lận.
Thứ hai: Cần có sự tiếp thu ý kiến từ cơ quan BHXH cấp dưới cũng như việc hướng dẫn giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến công tác chi trả. Hàng tháng hoặc hàng quý tổ chức cuộc họp bàn về những vấn đề còn hạn chế trong công tác chi trả các chế độ BHXH nói chung, đặc biệt là các chế độ BHXH tiến hành chi trả thường xuyên
Thứ ba: Cần có sự nhất quán trong công việc in ấn với công việc kế toán, đảm bảo cho cơ quan BHXH cấp huyện không gặp khó khăn gì trong việc đối chiếu số liệu.
Thứ tư: Có kế hoạch cụ thể trong việc điều chuyển cán bộ không nên tuỳ tiện điều chuyển cán bộ, như vậy không những gây khó khăn cho cơ quan cấp dưới mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ được điều chuyển.
Thứ năm: Đẩy nhanh quá trình xét hưởng cho đối tượng vì có đối tượng có quyết định về hưu hay quyết định hưởng các chế độ khác hai thậm chí ba tháng sau vẫn chưa có danh sách chuyển cho BHXH Vĩnh Yên. Không những gây phiền hà cho chính đối tượng mà còn làm mất thời gian của cán bộ BHXH Vĩnh Yên vì phải kiểm tra danh sách khi đối tượng hưởng có thắc mắc.
Đối với cơ quan BHXH thị xã Vĩnh Yên.
a. Về bộ máy tổ chức và thực hiện thu BHXH.
Giám đốc BHXH Vĩnh Yên cần có sự phân công công việc một các hợp lý, sao cho khi công việc trở lên cấp bách nhất cũng không làm ảnh hưởng đến công việc của các bộ phận khác trong cơ quan.
Đồng thời phải kiện toàn lại bộ máy tổ chức một các hợp lý và khoa học hơn. Nâng cao trình độ cho cán bộ của cơ quan bằng việc cử đi học các lớp đào tạo do cơ quan BHXH cấp trên mở. Khuyến khích các cán bộ trong cơ quan tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu về chính sách BHXH và các vấn đề có liên quan đến BHXH để nâng cao trình độ hiểu biết.
Đồng thời cơ quan BHXH Vĩnh Yên coi trọng công tác xây dựng, quy tắc tập chung dân chủ. Tiếp tục hoàn thiện mình, nâng cao uy tín chất lượng trong công tác thu-chi.
b. Về quản lý đối tượng hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.
Công việc này rất quan trọng cho nên cơ quan BHXH phải chú trọng hơn nữa. Có sự phối hợp với các Uỷ ban nhân dân các phường, xã trong việc quản lý đối tượng. Vì các Uỷ ban nhân dân là nơi nắm rõ sự di biến động của các đối tượng hưởng BHXH nhất. Vì vậy, cơ quan BHXH có thể thông qua Uỷ ban nhân dân các phường, xã để theo dõi sự biến động của đối tượng. Cơ quan BHXH có thể phối hợp với những lần xuống cơ sở để theo dõi tình hình sự biến động của đối tượng.
Nâng cao ý thức cho cán bộ trực tiếp thu trong việc theo dõi tình hình biến động của đối tượng: Đối tượng chuyển đi, hay đối tượng chuển đến có những biện pháp cụ thể dự thảo thu BHXH.
c. Về công tác kiểm tra thanh tra.
Giám đốc BHXH phải thường xuyên tiến hành kiểm tra việc chi trả, kiểm tra việc sử dụng quỹ, cũng như kiểm tra xem có thực hiện đúng chế độ tài chính theo quy định không. Công việc này không chỉ có cấp trên mới thực hiện mà quan trọng nhất là sự kiểm tra, giám sát của chính giám đốc cơ quan BHXH Vĩnh Yên. Đặc biệt, bộ phận quỹ của của cơ quan phải thường xuyên kiểm kê số tiền có trong quỹ, cân đối việc thu chi quỹ.
Không những giám đốc thường xuyên đôn đốc hoạt động của cơ quan mình mà còn đôn đốc các đại lý chi trả trợ cấp BHXH. Đảm bảo thực hiện chi trả theo đúng nguyên tác.
d. Về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Vì chưa được giải quyết phương tiện vận chuyển kinh phí chi trả hợp lý, do vậy cơ quan BHXH Vĩnh Yên cần đặc biệt chú ý đến sự an toàn trong khi vận chuyển. Cơ quan có thể thuê xe ở những nơi đáng tin cậy, và phân công một số cán bộ nhất định đi rút tiền cũng như đi vận chuyển tiền đến địa điểm chi trả.
Vì thiếu trang thiết bị tiên tiến trong công tác chi trả, cụ thể là ở bộ phận quỹ do đó cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn trong công việc. Sau mỗi đợt chi lương hưu và trợ cấp BHXH bộ phận quỹ phải vào sổ căn cứ từ các phiếu chi. Vì không có máy tính lên công việc cộng sổ gặp rất nhiều khó khăn. Bộ phận quỹ cần phải phối hợp với bộ phận kế toán để đối chiếu số liệu, cụ thể là tổng chi mỗi tháng. Có như vậy mới đảm bảo chính xác và hiệu quả.
KẾT LUẬN
BHXH là một chính sách xã hội lớn của bất kỳ quốc gia nào, do vậy không chỉ có nước ta mới quan tâm đặc biệt đến nó. Để biến chính sách BHXH thực sự là chỗ dựa vững chắc cho người lao động là việc khó. Vì chính sách này áp dụng cho tất cả mọi người lao động, phạm vi áp dụng rất rộng. Do đó, tiến hành thực hiện chế độ BHXH phải dựa vào nhiều yếu tố. Ngay từ đầu chính sách phải được xây dựng thiết kế kỹ lưỡng sao cho phù hợp với điều kiện của đất nước, của xã hội, cũng như phải phù hợp với tình hình tài chính của quỹ BHXH trong dài hạn.
Từ ngay sau khi chính sách BHXH được triển khai, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và đổi mới chính sách BHXH sao cho phù hợp với từng thời kỳ. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHXH vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, đòi hỏi phải có sửa đối bổ xung cho phù hợp với điều kiện mới. Quá trình sửa đổi đến khi thực hiện vẫn còn khá nhiều khâu phức tạp và gặp không ít khó khăn.
BHXH thị xã Vĩnh Yên –Tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong các công tác thực hiện chế độ chính sách cho người lao động, công tác thu chi BHXH, công tác thanh tra kiểm tra và các hoạt động khác cung cần được cải thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Mạc Văn Tiến cùng sự giúp đỡ của các cô, các chú tại cơ quan BHXH Vĩnh Yên –Tỉnh Vĩnh Phúc đã đã giúp đỡ em hoàn thành bai viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng hợp BHXH thị xã các năm 1997, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.
2. Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm- Bộ môn Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm - Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà nội.
3. Hệ thống văn bản pháp quy về BHXH của BHXH Việt nam Tháng 10 năm 1995 và sửa đổi bổ sung Tháng 1 năm 2001.
4. Những điều cần biết về BHXH của BHXH Việt nam và Hệ thống các văn bản từ năm 1995 đến năm 2006.
5. Tạp trí BHXH từ số 01 đến số 12 năm 2005
6. Trang web: http :// www.baohiem.pro.com
7. Các văn bản pháp luật có liên quan.
8. Bộ luật lao động.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32313.doc