Chuyên đề Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (Nghiên cứu vận dụng tại Nhà máy len Hà Đông)

Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng duy trì cho mình một hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Sự khác nhau giữa các nước chỉ là doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức nào và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế ra sao. Ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, song trên thực tế các doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện tốt vai trò của chúng. Một trong những biểu hiện minh chứng cho điều này là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nhìn chung chưa cao (nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài), nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao chưa được thực hiện tốt ở nhiều doanh nghiệp. Xuất phát từ việc nghiên cứu những lý luận cơ bản về vốn nhà nước và những nội dung chung nhất về công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, chuyên đề đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua, công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông tuy đã đạt được những thành quả nhất định song còn tồn tại không ít hạn chế cả từ phía Nhà máy và phía các cơ quan quản lý cấp trên. Kết quả nghiên cứu này cho thấy công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông cần phải được hoàn thiện. Để thực hiện thành công chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc củng cố lại hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mà trước hết là đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước là rất cần thiết. Những đề xuất được đưa ra trong chuyên đề có thể chưa phải là những đề xuất tối ưu và hữu dụng nhất, song việc thực hiện các đề xuất này sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông.

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (Nghiên cứu vận dụng tại Nhà máy len Hà Đông), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nợ, Nhà máy đã mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản công nợ phải thu theo từng đối tượng nợ, thời gian nợ và số tiền thiếu nợ. Định kỳ (tháng, qúy), Nhà máy tiến hành đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ phải thu; đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, qúa hạn và các khoản nợ khó đòi (là các khoản phải thu dự kiến không thu được trong kỳ kinh doanh tới do khách nợ không có khả năng thanh toán). Với các khoản nợ không thu hồi được, Nhà máy xác định rõ mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp xử lý rồi trình Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam xem xét phê duyệt. Ngày 10/9/2002, một Hội đồng xử lý công nợ đã được thành lập, họp xem xét Nợ tồn đọng khó đòi phát sinh từ năm 1996 đến nay vẫn chưa thu hồi được. Hội đồng gồm Giám đốc, Trưởng phòng tài chính-kế toán và một nhân viên phòng tài chính- kế toán chuyên kế toán công nợ của Nhà máy. Căn cứ vào Nghị định số 69/2002/NĐ-CP về quản lí và xử lí nợ tồn đọng đối với DNNN và Quyết định số 628/QĐ-TCHC của Giám đốc Nhà máy len Hà Đông về thành lập Hội đồng xử lý công nợ, sau khi xem xét kỹ khả năng thu hồi các khoản nợ tồn đọng, đã thống nhất trích lập dự phòng các khoản nợ tồn đọng khó đòi sau: Bảng 3: Các khoản nợ tồn đọng khó đòi phát sinh từ năm 1996 đến nay STT Tên người nợ Số nợ (đ) Năm p/s nợ Lý do lập dự phòng 1 HTX Hoà Phát-Hoa Vang-QNĐN 11.539.300 1998 Khách hàng đã ngừng hoạt động và không tìm được địa chỉ 2 Nguyễn Văn Mạnh-Cục thuế Hà Tây 2.000.000 1996 Là cá nhân đã già yếu không có khả năng thanh toán 3 Nhà máy giầy Yên Viên 965.579 1996 Chi phí đòi nợ > Giá trị khoản nợ phải thu 4 Nhà máy dệt vải công nghiệp HN 867.500 1998 Chi phí đòi nợ > Giá trị khoản nợ phải thu Tổng cộng 15.372.379 (Nguồn: Biên bản xử lý công nợ khó đòi năm 2002 của Nhà máy) Toàn thể Hội đồng xử lý công nợ đã nhất trí thông qua biên bản. Mức trích dự phòng như vậy là phù hợp với Thông tư số 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 hướng dẫn chế độ trích lập và bổ sung các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp; theo đó, tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm (tức là không quá 20% * 6.422.771.513 = 1.284.554.302,6 đ >15.372.379 đ). Khoản dự phòng các khoản nợ khó đòi sau tạm được Nhà máy hạch toán vào chi phí kinh doanh của Nhà máy. Mức trích này đã được Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam duyệt. Năm là, đối với dự trữ, Nhà máy đã mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản mục (gồm: Hàng mua đang đi đường; Nguyên liệu, vật liệu tồn kho; Công cụ, dụng cụ trong kho; Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; Thành phẩm tồn kho; hàng hoá tồn kho và Hàng gửi đi bán). Định kỳ (tháng, qúy), Nhà máy tiến hành đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình hàng tồn kho. Riêng đối với công cụ lao động nhỏ, Nhà máy đã theo dõi, quản lý, sử dụng chúng như đồi với TSCĐ và đã tính toán, phân bổ dần giá trị của chúng vào chi phí kinh doanh theo thời gian sử dụng cho phù hợp. Đối với công cụ đã phân bổ hết mà vẫn sử dụng được, Nhà máy đã theo dõi, quản lý, sử dụng chúng như những công cụ lao động nhỏ bình thường nhưng không phân bổ giá trị của nó vào chi phí kinh doanh. Đặc biệt, ngày 6/12/1999, Nhà máy len Hà Đông đã thành lập Hội đồng kiểm kê gồm: Giám đốc, Trưởng phòng tài chính-kế toán, Trưởng phòng kinh doanh, Trưởng phòng kỹ thuật sản xuất đầu tư và hai phó phòng kỹ thuật sản xuất đẩu tư cùng nhau kiểm tra xem xét đánh giá chất lượng các loại vật tư hàng hoá thành phẩm kém mất phẩm chất của Nhà máy tại thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2000 như sau: + Thảm len phục vụ xuất khẩu: Là loại thảm dệt ra với hy vọng trả nợ cho CH Liên bang Nga. Nhưng do chỉ tiêu trả nợ từ năm 1996 đến nay không có, cho nên không tiêu thụ được. Tổng số loại thảm này tồn kho đến 31/12/1999 là 1211,74 m2, số thảm này được dệt ra từ những năm 1991, 1994, 1995 nên chất lượng bị suy giảm nhiều, mặt thảm bị con nhậy cắn, các tua đa phần bị úa vàng, chất lượng kém; + Hoá chất thuốc nhuộm tồn kho ứ đọng lâu ngày: Do không có chỉ tiêu trả nợ cho CH liên bang Nga nên mặt hàng len thảm bị thu hẹp lại. Vì vậy, số hoá chất thuốc nhuộm mua về để chuẩn bị phục vụ cho sản xuát len thảm bị tồn kho ứ đọng nhiều, vì tồn kho lâu năm nên số hoá chất thuốc nhuộm này bị tác động của độ ẩm, không khí, oxy hoá làm chất lượng giảm đi rất nhiều, đại bộ phận là vón cục, chảy nước, thậm chí có những loại không còn sử dụng được trong sản xuất công nghiệp nữa (chỉ đưa vào sản xuất ở dạng thủ công nghiệp); + Vải thành phẩm tồn kho lâu ngày: Đại bộ phận số vải này là vải đầu tấm, vải có khuyết tật trong quá trình nhuộm và cũng có cả khuyết tật ngay khi còn là vải mộc được dồn từ năm này sang năm khác; số vải này do chất lượng kém, khó tiêu thụ nên tồn kho quá lâu năm, vì vậy độ bền cũng như màu sắc các dạng lỗi, không còn đảm bảo theo tiêu chuẩn phân loại nữa; + Len thảm: Số len thảm tồn kho từ đầu những năm 1990 đến nay đã bị nhậy cắn nhiều, ố vàng, chất lượng suy giảm rất nhiều; + Len Acrylic: Do mới đầu tư nên chất lượng chưa đạt được như len Acrylic của các Nhà máy có truyền thống như len Vĩnh Thịnh, len Biên Hoà. Mặt khác, do chưa có kinh nghiệm trong khâu tiếp cận thị trường, nắm bắt những nhu cầu của khách hàng cho nên một số màu sắc bị lạc mốt, chỉ số sợi bị lạc hậu; + Phụ tùng dụng cụ: Một số phụ tùng dụng cụ để từ lâu không sử dụng đến dẫn đến bị han rỉ, nứt hỏng, giá trị sử dụng bị giảm đi rất nhiều; Bảng 4: Giá trị nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm ứ đọng kém, mất phẩm chất đến 31/12/1999 đơn vị: đồng STT Tên vật tư Theo giá trị sổ sách Theo giá trị xác định lại Chênh lệch tăng(+) giảm(-) A B 1 2 3=1-2 1 Hàng mộc 8.670.560 4.947.400 -3.723.160 2 Thuốc nhuộm hoá chất 1.259.331.692 536.851.416 -722.480.276 3 Xăng dầu mỡ 202.173.366 148.617.506 -53.555.860 4 Phụ tùng và vật liệu khác 94.185.309 24.501.660 -69.683.649 5 Công cụ dụng cụ 14.289.789 7.843.330 -6.446.459 6 Vải các loại 305.660.388 140.603.779 -165.056.609 7 Thảm len 588.978.514 98.210.000 -490.768.514 8 Len thảm 482.085.827 428.186.000 -53.899.827 9 Len đan 1.175.293.162 695.744.000 -479.549.162 Tổng 4.130.668.607 2.085.505.091 -2.045.163.516 (Nguồn: Biên bản xác định chất lượng vật tư, hàng hoá, thành phẩm kém, mất phẩm chất tồn kho đến 1/1/2000) Tất cả mọi thành viên của Hội đồng kiểm kê đều ký tên vào Biên bản này. Nhà máy đã thảo Công văn số 159/CV-TCKT về việc xin xử lý hàng hoá kém mất phẩm chất kèm theo Biên bản này gửi Công ty len Việt Nam, đề nghị Công ty len Việt Nam đề nghị Tổng công ty dệt may Việt Nam xem xét và giải quyết cho Nhà máy được giảm vốn của số vật tư, hàng hoá, thành phẩm kém, mất phẩm chất tồn kho đến 1/1/2000 là: 2.045.163.516 đ; đồng thời có phương án nhượng bán số hàng tồn này để tránh chúng tiếp tục xuống giá nhanh chóng, song cho đến nay vẫn chưa được duyệt. Sáu là, Nhà máy đã dùng lãi năm sau (trước thuế) để bù lỗ các năm trước: Lỗ luỹ kế hơn 1,5 tỷ đồng (tính đến hết năm 1998) của Nhà máy được bù bằng lãi trong 4 năm liên tục từ 1999à2002 (thời gian chưa quá 5 năm), đến nay lỗ luỹ kế chỉ còn 170.396.772 đ; Bảy là, Nhà máy đang nỗ lực giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Trong quản lý chi phí vật tư, giá vật tư đã được xác định như sau: + Theo giá hoá đơn do công ty giao cho nhà máy đối với vật tư do công ty trực tiếp nhập khẩu; + Là giá theo hoá đơn của người bán cộng với các chi phí khác có liên quan như vận chuyển, bốc xếp... đối với vật tư do nhà máy mua trong nước; + Là giá vật tư thực tế xuất kho cộng với chi phí phát sinh trong quá trình tự chế đối với vật tư tự chế và là giá vật tư thực tế xuất kho cộng với chi phí thuê ngoài gia công chế biến đối với vật tư thuê ngoài gia công chế biến. Các loại vật tư trên đều phải có hoá đơn chứng từ theo quy định của nhà nước. Các khoản chi phí mua vật tư trong nước được quy định như sau: + Đối với loại vật tư mua lẻ, đột xuất, Giám đốc Nhà máy len Hà Đông quyết định, sau đó đã báo cáo Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam; + Các loại vật tư khác: Do Công ty len Việt Nam trực tiếp đàm phám giá và uỷ quyền cho Nhà máy len Hà Đông thực hiện. Đối với mức tiêu hao vật tư, Giám đốc Nhà máy chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành định mức các loại vật tư dùng trong sản xuất kinh doanh. Tổ chức hạch toán, theo dõi, kiểm tra thường xuyên, định kỳ hàng quý phân tích tình hình thực hiện định mức vật tư, có biện pháp không ngừng hoàn thiện định mức trên. Đối với tiền lương, hàng năm Nhà máy đã xây dựng định mức chi phí tiền lương trên doanh thu. Công ty len Việt Nam chịu trách nhiệm xem xét, tổng hợp trình Tổng công ty dệt may Việt Nam phê duyệt, làm cơ sở cho Nhà máy trích vào chi phí và trả cho người lao động. Chi phí ăn ca được căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy, mức ăn ca do Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam xem xét quyết định. Năm 2001 và 2002, mức này là 3000đ/người/ca. Các khoản chi phí tiếp khách, hội họp, giao dịch, đối ngoại Nhà máy đã tự xây dựng định mức chỉ tiêu trình Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam phê duyệt. Các khoản chi và chi phí khác được Nhà máy len Hà Đông thực hiện theo quy định hiện hành. Giám đốc Nhà máy len Hà Đông giải quyết các trường hợp giá trị hàng trả lại dưới 1 triệu đồng (Giá trị hàng hoá trả lại trên 1 triệu đồng phải báo cáo Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam quyết định). b, Từ phía các đơn vị quản lý cấp trên: Một là, hoạt động giám sát được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất: - Hoạt động giám sát đột xuất những năm gần đây thể hiện qua hai sự việc sau: + Trong năm 2001, kiểm toán nhà nước (theo kế hoạch của Chính phủ) tiến hành kiểm toán một số doanh nghiệp nhà nước và Công ty len Việt Nam đã được lựa chọn. Việc kiểm toán được thực hiện ở các nhà máy thành viên của Công ty len Việt Nam trong đó có Nhà máy len Hà Đông. Qua kiểm tra kiểm toán nhà nước phát hiện thấy việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi 13.539.300 đồng năm 2000 không hợp lệ do Nhà máy đã không thành lập Hội đồng xử lý công nợ (hồ sơ thiếu thủ tục cần thiết) nên đã yêu cầu Công ty len Việt Nam điều chỉnh lại, xoá bút toán lập dự phòng, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng lãi năm 2000; phân tích cơ cấu vốn của Nhà máy thấy việc điều chuyển khoản vốn 7.478.889.093 đ (trước đã được Công ty len Việt Nam quyết định điều chuyển khỏi Nhà máy nhưng Nhà máy chưa chuyển mà vẫn để lại ở tài khoản 336- phải trả nội bộ) không hợp lí đã kiến nghị lên Công ty điều chuyển lại số vốn đó cho Nhà máy và đến năm 2002 đề xuất đó mới được Công ty len Việt Nam thực hiện. + Trong năm 2001, Tổng công ty dệt may Việt Nam thuê kiểm toán độc lập (Công ty AFC-Sài Gòn) về kiểm toán Công ty len Việt Nam, trong đó có kiểm toán đơn vị thành viên phía bắc là Nhà máy len Hà Đông. Kết quả kiểm toán phát hiện Nhà máy trích BHXH thừa 18.362.372 đồng. Tổng công ty dệt may Việt Nam đã có ý kiến chỉ đạo yêu cầu Công ty len Việt Nam điều chỉnh giảm tiền BHXH tăng lãi 18.362.372 đồng, Công ty len Việt Nam đã thực hiện và điều chỉnh lại Báo cáo tài chính của Nhà máy len Hà Đông trong đợt đi kiểm tra Báo cáo tài chính năm 2001của Nhà máy Hoạt động giám sát định kỳ thể hiện qua việc Công ty theo dõi, kiểm tra Báo cáo tài chính hàng quý của Nhà máy và Báo cáo kiểm kê tài sản 6 tháng một lần do Nhà máy nộp lên. Kết thúc mỗi năm, cán bộ Công ty trực tiếp xuống kiểm tra Báo cáo tài chính năm của Nhà máy. Chẳng hạn trong hai năm 2001 và 2002 khi tiến hành công việc này, một Hội đồng kiểm tra đã được thành lập gồm có sự tham gia của cán bộ Công ty len Việt Nam (kế toán trưởng và kế toán tổng hợp) kết hợp với cán bộ Nhà máy len Hà Đông (Giám đốc, trưởng phòng TCKT và phó phòng TCKT). Việc kiểm tra cho kết quả như sau (trang bên): Bảng 5: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2001 và 31/12/2002 Đv: đồng Số liệu của Nhà máy Số liệu kiểm kê 2001 2002 2001 2002 A.Tài sản 21.438.844.185 21.959.137.838 21.188.869.185 21.960.684.332 I.TSLĐ&ĐTNH 14.313.648.416 15.076.041.603 14.063.673.416 14.538.886.535 1.Tiền 2.153.516.935 950.029.391 2.153.516.935 950.029.391 2.Phải thu 5.563.229.036 6.422.771.513 5.313.254.036 5.819.316.513 3.Tồn kho 6.536.958.897 7.668.885.025 6.536.958.897 7.668.885.025 4.TSLĐ # 59.943.548 34.355.674 59.943.548 34.355.674 II.TSCĐ&ĐTDH 7.125.195.769 6.883.096.235 7.125.195.769 7.488.096.235 1.TSCĐ 6.430.030.223 6.649.097.963 6.430.030.223 6.649.097.963 2. Chi phí XDCB dở dang 695.165.546 233.998.272 695.165.546 838.998.272 B.Nguồn vốn 21.438.844.185 21.959.137.838 21.188.869.185 21.960.684.332 III.Nợ phải trả 12.458.715.511 4.537.323.878 12.076.616.270 4.537.323.878 1.Nợ NH 10.240.926.511 1.735.023.732 9.858.827.270 1.735.023.732 2.Nợ DH 2.217.789.000 2.802.300.146 2.217.789.000 2.802.300.146 IV.Vốn CSH 8.980.128.674 17.421.813.960 9.112.252.915 17.423.360.454 1.Vốn+quỹ 8.975.302.185 17.416.987.471 9.107.426.426 17.418.533.965 2.Nguồn kinh phí, quỹ# 4.826.489 4.826.489 4.826.489 4.826.489 (Nguồn: Tài liệu kiểm kê đánh giá tài sản Nhà máy len Hà Đông) Số liệu kiểm kê khác với sổ sách của Nhà máy là do tổ kiểm tra có những điều chỉnh sau: Năm 2001: 1- Điều chỉnh theo số thuế GTGT đầu vào Nhà máy kê sai do cơ quan thuế khi quyết toán thuế phát hiện (cao hơn số thực tế 1.840.413 đồng); 2- Tạm điều chỉnh số dư đầu năm: giảm chênh lệch do định giá lại khi kiểm kê 1/1/2000 của kho nguyên liệu hoá chất thuốc nhuộm số tiền 703.920.902 đ; 3- Tăng vốn lưu động (thuộc nguồn vốn có từ vốn đầu tư xây dựng cơ bản) do trong năm có đầu tư xây dựng nhà vệ sinh và mua sắm TSCĐ 132.101.514 đồng; 4- Giảm doanh thu, tăng thu nhập bất thường (cho thuê nhà) hoá đơn số 63832, 63569 là 543.273 đồng; 5- Tăng doanh thu do hoá đơn số 71420 kê thiếu hàng bán cho ông Lê Văn Dũng: 22.727 đồng, đồng thời tăng VAT đầu ra 2.273 đồng; 6- Giảm phải thu khoản trợ cấp về hưu trước tuổi bằng quỹ lương: 250.000.000 đồng; Năm 2002: Xoá bỏ bút toán lập dự phòng, giảm chi phi quản lý doanh nghiệp và tăng lãi 13.539.300 đồng; Hạch toán giảm bảo hiểm xã hội trích thừa, tăng lãi 18.362.372 đồng. Tăng thu nhập bất thường khoản phải trả nội bộ (Nhà máy len Vĩnh Thịnh tặng hàng mẫu) 1.545.000 đồng; Xoá bỏ bút toán trả trước người bán, thay vào đó ghi tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án xây dựng nhà xưởng đan dệt 605.000.000 đồng; Ngoài ra, tổ kiểm tra còn đưa ra yêu cầu Nhà máy phải lập hồ sơ quyết toán theo quy định của dự án cải tạo, nâng cấp nhà vệ sinh và đặt tên danh mục tài sản cho phù hợp với dự án; cần tích cực thu hồi công nợ. Hai là, Công ty thực hiện giám sát ngân quỹ của Nhà máy về việc thực hiện hạn mức tồn quỹ và số dư tiền gửi; đối với tài khoản của Nhà máy tại ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây, Công ty thông báo tới ngân hàng này về được quy định chuyên thu chuyên chi như trong Quy chế. Ba là, Công ty tái cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Nhà máy qua việc điều hoà vốn, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán tài sản, quản lý việc vay vốn của Nhà máy (chỉ uỷ quyền cho Giám đốc Nhà máy vay vốn lưu động với thời gian vay từ 6à12 tháng, các khoản vay khác phải trình Tổng giám đốc Công ty duyệt trước khi thực hiện) để vốn và tài sản được sử dụng hiệu quả hơn. Đối với tài sản cố định hư hỏng không còn khả năng phục hồi tại Nhà máy, Công ty ra quyết định thanh lý đối với tài sản đã thu hồi đủ vốn và lập hồ sơ phương án thanh lý trình Tổng công ty dệt may Việt Nam phê duyệt đối với tài sản chưa thu hồi đủ vốn; đối với tài sản cố định mà Nhà máy không cần dùng (đã thu hồi đủ vốn hay chưa thu hồi đủ vốn), Tổng giám đốc Công ty (khi nhận được Báo cáo Giám đốc Nhà máy trình lên) sẽ quyết định cho điều chuyển hoặc nhượng bán, thanh lý. Chẳng hạn, năm 2001 Công ty quyết định điều chuyển khỏi Nhà máy 1 cửa hàng về Công ty cùng một số máy móc Nhà máy không cần dùng cho Nhà máy len Bình Lợi ; trong năm 2002, Công ty điều chuyển trở lại khoản vốn 7.478.889.093 đ theo đề xuất của kiểm toán nhà nước để hợp lý hoá cơ cấu vốn của Nhà máy, điều chuyển 1 cửa hàng cho Công ty len Việt Nam cùng máy móc cho Nhà máy len Bình Lợi... Bốn là, đối với việc tăng giảm vốn nhà nước tại Nhà máy Công ty phải trình lên Tổng công ty để Tổng công ty trình Bộ tài chính quyết định. Chẳng hạn, Công ty len Việt Nam cũng đã đề nghị lên Tổng công ty dệt may Việt Nam xem xét và giải quyết cho Nhà máy được giảm vốn của số vật tư, hàng hoá, thành phẩm kém, mất phẩm chất tồn kho đến 1/1/2000 là: 2.045.163.516 đ và Tổng công ty đã trình Bộ tài chính quyết định song hiện vẫn chưa có quyết định của Bộ tài chính. Trong thời gian chờ đợi, năm 2001 Công ty cho phép Nhà máy tạm ghi giảm vốn lưu động của vật tư phụ tùng, hoá chất thuốc nhuộm, công cụ dụng cụ số tiền 703.920.902 đồng, phản ánh vào tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản. Năm là, Công ty ấn định và trực tiếp quản lý giá sản phẩm hàng hoá của Nhà máy, quản lý chi phí qua việc kết hợp với cán bộ kỹ thuật của Nhà máy xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lương của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy, quyết định mức trích dự phòng phải thu khó đòi căn cứ vào Biên bản xử lý công nợ khó đòi Nhà máy gửi lên... Tổng giám đốc Công ty là người quyết định về giá trị hàng bán bị trả lại > 5 triệu đồng của Nhà máy; Sáu là, đối với các dự án đầu tư của Nhà máy, Tổng giám đốc Công ty phê duyệt các dự án vốn đầu tư không quá 3 tỷ đồng (như dự án xây dựng Nhà kèo tiệp Len mới với vốn đầu tư 664.007.464 đồng, đầu tư thêm một máy con trị giá 333.590.813 đồng...); với dự án lớn hơn (như dự án xây dựng phân xưởng len AC bao gồm cả máy móc thiết bị với tổng vốn đầu tư là 6.561.118.252 đồng, hay dự án xây dựng phân xưởng đan dệt với tổng vốn đầu tư là 3.505.000.000 đồng) Công ty trình dự án lên Tổng công ty dệt may Việt Nam duyệt quyết định đầu tư. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy 2.3.1. Thành tựu 2.3.1.1. Từ phía Nhà máy Thứ nhất, nhìn chung Nhà máy đã thực hiện tốt các chính sách, chế độ quản lý vốn và tài sản nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên như: đã sử dụng đất được giao đúng mục đích, điều chuyển cho đơn vị nội bộ khi có quyết định điều chuyển của Công ty len Việt Nam; Nhà máy đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; Nhà máy rất chủ động trong quản lý TSCĐ và TSLĐ (các khoản phải thu, hàng tồn kho, ngân quỹ), tích cực đưa ra các biện pháp để khai thác sử dụng triệt để các tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản: thực hiện cho thuê mặt bằng những mảnh đất tạm thời chưa sử dụng, xây dựng nhà xưởng để cho thuê, đề xuất với Công ty len Việt Nam biện pháp xử lý các tài sản không cần dùng và không thể dùng... Thứ hai, Nhà máy đã chủ động, linh hoạt trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước giao để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của Nhà máy cũng như để thích ứng với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Cụ thể, theo quy định trong Quy chế tài chính Công ty len Việt Nam thì: Một là, hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị thành viên theo điều 19 Quy chế tài chính Công ty len Việt Nam quy định là 50.000.000 đồng, số dư tiền gửi trên tài khoản của đơn vị không quá 100.000.000 đồng, căn cứ vào hạn mức cho phép tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi đơn vị giữ lại, phần vượt đơn vị nộp ngay về Công ty len Việt Nam; nhưng trong thực tế, để đáp ứng kịp thời nhu cầu về khối lượng vốn lưu động cũng như vòng quay vốn lưu động của Nhà máy, Nhà máy đã để tồn quỹ tiền mặt và số dư tiền gửi lớn hơn quy định, cụ thể: 01/01/2002: - Tiền mặt tại quỹ: 113.495.363 đ - Tiền gửi ngân hàng: 836.534.028 đ Hai là, tổng số cho các khách hàng nợ mua hàng trả chậm của Nhà máy quy định không vượt quá 2% tổng doanh thu, số tiền nợ tối đa là 100.000.000 đ cho một khách hàng, thời hạn thanh toán tối đa không quá 10 ngày; song trên thực tế, do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt (giá len AC của Trung Quốc đang rẻ hơn của Nhà máy từ 5000-7000 đ/kg...), Nhà máy đã chủ động áp dụng chính sách tín dụng thương mại giúp Nhà máy duy trì được lượng hàng tiêu thụ, tổng số cho các khách hàng nợ mua hàng trả chậm của Nhà máy thực tế lên tới 1.995.640.628 đ chiếm 13,20% (thời điểm 01/01/2001) và 2.385.054.946 đ chiếm 13,55% (thời điểm 01/01/2002); 2.3.1.2. Từ phía các đơn vị quản lý cấp trên Thứ nhất, hoạt động giám sát (định kỳ và đột xuất) của các đơn vị quản lý cấp trên cũng thu được những kết quả nhất định như đã nêu trên, bên cạnh việc chỉ ra và điều chỉnh một số điểm bất hợp lý (qua đó phía Nhà máy có thể rút kinh nghiệm) còn đưa ra những đề xuất về cơ cấu vốn, về thủ tục lập dự án... nhằm giúp Nhà máy quản lý vốn được giao tốt hơn; Quyết định điều chuyển lại số vốn hơn 7,4 tỷ đồng của Công ty len Việt Nam cho Nhà máy điều chỉnh cơ cấu vốn của Nhà máy theo hướng tăng vốn chủ, một trong những kết quản thu được từ hoạt động giám sát, đã lành mạnh hoá báo cáo tài chính, góp phần tích cực vào việc đảm bảo khả năng thanh toán, giảm bớt chi phí lãi vay, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà máy, góp phần đưa Nhà máy từ kinh doanh bị lỗ sang có lãi, nhân tố quan trọng giúp Nhà máy thực hiện nghĩa vụ bảo toàn và phát triển Vốn Nhà nước giao; Nhờ những nỗ lực quản lý từ cả hai phía mà trong những năm gần đây Nhà máy luôn làm ăn có lãi và lãi luôn tăng: Năm 2000 là khoảng 167 triệu đồng, năm 2001 là khoảng 316 triệu đồng và năm 2002 là hơn 800 triệu đồng; hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu cũng tăng (từ 0,2 năm 2001 lên 0,3 năm 2002). Theo số liệu tổng kết của Công ty len Việt Nam thì năm 2002 Nhà máy len Hà Đông là đơn vị đạt số lãi (trước thuế) cao nhất trong khi đơn vị đứng thứ hai là len Vĩnh Thịnh lãi chỉ đạt hơn 300 triệu đồng; như vậy, hiện Nhà máy đang là đơn vị đi đầu trong số các thành viên Công ty len Việt Nam. Bảng sau sẽ giúp ta hình dung rõ hơn về tình hình kinh doanh của Nhà máy trong hai năm gần đây: Bảng 6: Bảng các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy len Hà Đông đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2002/2001 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng -Tổng doanh thu 15.113.944.199 - 17.599.392.710 - 2.485.448.511 - -Các khoản giảm trừ: +Giảm giá +Giá trị hàng bán bị trả lại 75.998.199 1.800.000 74.198.199 - 44.193.543 1.000.000 43.193.543 31.804.656 800.000 31.004.656 1.DT thuần 15.037.946.000 100,00% 17.555.199.167 100,00% 2.517.253.167 16,74% 2.GVHB 13.826.685.599 91,95% 15.490.307.465 88,24% 1.663.621.866 12,03% 3.LN gộp 1.211.260.401 8,05% 2.064.891.702 11,76% 853.631.301 70,47% 4.CPBH 164.888.088 1,10% 87.838.157 0,50% -77.049.931 -46,73% 5.CPQLDN 1.197.263.885 7,96% 1.621.209.277 9,23% 423.945.392 35,41% 6.LN ròng từ HĐKD -150.891.572 -1,00% 355.844.268 2,03% 506.735.840 335,83% 7.LN từ HĐTC 16.189.941 0,11% 25.492.805 0,15% 9.302.864 57,46% 8.LNBT 449.988.517 2,99% 419.273.620 2,39% -30.714.897 -6,83% 9.Tổng LNTT 315.286.886 2,10% 800.610.693 4,56% 485.323.807 153,93% 10.Lỗ luỹ kế -Đầu năm -Cuối năm -1.287.840.845 -972.553.959 -972.553.959 -171.943.266 Số liệu ở Bảng trên cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy có chiều hướng đi lên. Năm 2002 so với năm 2001, doanh thu thuần tăng 2.517.253.167đ (tăng16,74%) trong khi giá vốn hàng bán tăng chậm hơn 1.663.621.866 đ (tăng12,03%), tỷ trọng so với doanh thu thuần giảm (từ 91,95% năm 2001 xuống 88,24%) khiến lợi nhuận gộp tăng mạnh 853.631.301 đ (tức tăng 70,47%); chi phí bán hàng giảm gần một nửa nhờ giảm số nhân viên ở bộ phận này trong khi chi phí quản lí doanh nghiệp tăng đáng kể do Công ty len Việt Nam tăng mức thu phí quản lí từ 15.000.000 đ/tháng lên 25.000.000 đ/tháng. Tuy vậy tình trạng lỗ ròng từ hoạt động kinh doanh năm 2001 (-150.891.572 đ) đã được khắc phục bằng một khoản lãi 355.844.268 đ năm 2002. Tổng thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường chỉ giảm nhẹ (khoảng 20.000.000 đ). Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2002 nhờ đó tăng 485.323.807 đ (tăng 153,93%) giúp giảm mạnh số lỗ luỹ kế từ 972.553.959 đ xuống còn 171.943.266 đ. Thêm vào đó, giá trị hàng bán bị trả lại giảm hơn 30.000.000 đ trong khi lượng tiêu thụ tăng cho thấy việc đảm bảo chất lượng hàng giao cũng đã được chú trọng hơn. 2.3.2. Hạn chế 2.3.2.1. Từ phía Nhà máy: Thứ nhất, quỹ đất của Nhà máy chưa được tận dụng triệt để, ngoài 10000 m2 không sử dụng được với lí do đã nêu ở trên, còn những khoảng đất khác bị bỏ hoang rất lãng phí và hiện cũng chưa có kế hoạch khai thác sử dụng số đất này trong khi tiền thuê đất vẫn tính cho cả những mảnh đất đó; Thứ hai, công tác quản lý chi phí tuy có những tiến bộ nhất định song vẫn chưa đạt yêu cầu đặt ra. Cụ thể là: - Về nguyên vật liệu: + Do lượng hoá chất thuốc nhuộm dự trữ không thích hợp, có những loại hóa chất thuốc nhuộm được nhập từ năm 1997, đến nay chưa sử dụng hết. Trong điều kiện bảo quản không được tốt, tình trạng dự trữ như vậy làm cho mức hao hụt tự nhiên hiện nay rất lớn (5,1%). + Công tác thu hồi phế liệu của Nhà máy chưa được quan tâm: Bông xơ, len vụn được tập hợp lại sau mỗi ca sản xuất để đốt, còn lại các hoá chất thuốc nhuộm, nước nhuộm, sau khi sử dụng không được thu hồi mà bị thải ra sông, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí. + Trách nhiệm vật chất trong quản lý nguyên vật liệu chưa được quy định rõ ràng. - Về trang thiết bị, máy móc: + Tại phân xưởng 1, chỉ có máy sấy lông cừu được đầu tư từ năm 1986, còn lại là được đầu tư từ năm 1982. Trong quá trình vận hành, chúng đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Bộ phận làm nhiệt của máy sấy lông cừu không đủ yêu cầu quy dịnh nên thời gian sấy phải kéo dài, cho ra nguyên liệu không được bông, tơi như yêu cầu nên Nhà máy phải sử dụng thêm lao động để làm bông, tơi lông cừu bằng phương pháp thủ công, làm tốn thêm chi phí về lao động. Với thời gian sấy kéo dài, máy làm tiêu tốn điện năng. Nhiệt độ của máy nếu đạt yêu cầu thì một mẻ 300kg lông cừu phải sấy trong thời gian 5h. Hiện nay, vẫn với lượng lông cừu như vậy, Nhà máy phải sấy trong 8h. Còn máy xé săn của Nhà máy hiện nay có tỷ lệ hao hụt nguyên liệu là 3%, trong khi ở các Nhà máy hiện đại, tỷ lệ này chỉ có 0,5%. Hơn nữa, máy đã cũ nên đã tiêu tốn điện năng và công suất không cao. Ba máy nhuộm của Nhà máy đều đã quá cũ. Do được đầu tư từ năm 1982, sau một quá trình hoạt động quá dài, toàn bộ bộ phận điều khiển tự động của cả ba máy đều han. Sản phẩm sản xuất ra thường không đạt yêu cầu ngay, phải nhuộm đi nhuộm lại, dẫn đến màu sắc có thể bị sai lệch, gây khó khăn cho Nhà máy trong việc thực hiện đơn đặt hàng. Việc nhuộm đi nhuộm lại như vậy làm Nhà máy phải tiêu tốn thêm hoá chất thuốc nhuộm, lao động và điện năng. Hơn nữa, việc nhuộm lại như vậy cho ra thành phẩm không đảm bảo chất lượng, sau mỗi lần nhuộm lại, độ xốp của len đã giảm đáng kể. Mà đây là tình trạng diễn ra thường xuyên tại khâu nhuộm của Nhà máy. + Hệ thống động lực, truyền dẫn của nhà máy cũng quá cũ, vừa không đảm bảo an toàn cho người lao động, vừa làm thất thoát hơi phục vụ sản xuất. + Hệ số hao mòn tài sản cố định toàn Nhà máy là 73,54%. Hệ số hao mòn của máy sấy lông cừu là 94%, máy xé săn và ba máy nhuộm là 100%. Đặc biệt tại phân xưởng len 1, hệ số hao mòn máy móc, thiết bị là 85,6%. Trong đó máy móc, thiết bị đã khấu hao hết chiếm 23% số máy móc thiết bị đang hoạt động. Với tình trạng như vậy, tỷ lệ phế phẩm tại phân xưởng len 1 hiện nay là 5%- một tỷ lệ khá cao. Thứ ba, cơ cấu tài sản của Nhà máy chưa hợp lý: Bảng 7: Kết cấu tài sản của Nhà máy len Hà Đông Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 2002/ 2001 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng A.Tài sản 21.452.408.485 100,00% 21.959.137.838 100,00% 506.729.353 2,36% I.TSLĐ 14.327.212.716 66,79% 15.076.041.603 68,65% 748.828.887 5,23% 1.Tiền 2.153.516.935 10,04% 950.029.391 4,33% -1.203.487.544 -55,88% 2.Phải thu 5.576.793.336 26,00% 6.422.771.513 29,25% 845.978.177 15,17% 3.Tồn kho 6.536.958.897 30,47% 7.668.885.025 34,92% 1.131.926.128 17,32% 4.TSLĐ # 59.934.548 0,28% 34.355.674 0,16% -25.578.874 -42,68% II.TSCĐ 7.125.195.769 33,21% 6.883.096.235 31,35% -242.099.534 -3,40% Từ bảng trên, có thể thấy: Một là, xuất phát từ thực tế len của Trung Quốc giá rẻ hơn len của Nhà máy nhiều song nhìn chung chất lượng thấp, Nhà máy đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm len, nhắm tới những khách hàng có nhu cầu về sản phẩm len cao cấp hơn. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi nguyên vật liệu chất lượng cao hơn mà còn đòi hỏi công nghệ hiện đại và trình độ tay nghề của công nhân phải được nâng cao. Song hiện máy móc thiết bị của Nhà máy rất lạc hậu (như đã nói ở trên), Nhà máy mặc dù có điều kiện song chưa chú ý đến việc đổi mới công nghệ một cách đúng mức, điều đó được minh chứng bằng số liệu trong Bảng trên, năm 2002 so với năm 2001 giá trị tài sản cố định giảm cả về lượng và tỷ trọng. Hai là, với lượng vốn nhà nước giao chiếm hơn 84% vốn của Nhà máy, tài sản lưu động của Nhà máy được tài trợ hầu hết bằng vốn nhà nước (88,5%). Tuy có thế mạnh về vốn nhà nước như vậy nhưng Nhà máy đã tạo ra một cơ cấu tài sản không hợp lý, đó là nguyên nhân thế mạnh về vốn nhà nước của Nhà máy chưa được phát huy. Những phân tích sau đây của em sẽ cho thấy rõ điều này: đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1.Phải thu 5.576.793.336 6.422.771.513 2.Tồn kho 6.536.958.897 7.668.885.025 3.TSLĐ # 59.934.548 34.355.674 4.Nợ ngắn hạn 10.224.406.825 1.735.023.732 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 1.949.279.956 12.390.988.480 Theo số liệu tính toán trên, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dương rất lớn cho thấy hàng tồn kho và các khoản phải thu là lớn, trong khi vòng quay vốn lưu động của Nhà máy tăng không đáng kể (từ 1,05 lên 1,16) còn vòng quay hàng tồn kho thì giảm (từ 2,12 xuống 2,02). Điều này chứng tỏ có một lượng lớn hàng tồn kho đang bị ứ đọng, vốn ứ lại ở đó không quay vòng được. 2.3.2.2. Từ phía các đơn vị quản lý cấp trên: Thứ nhất, trong Thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày7/6/1999 quy định, trước khi giao vốn, doanh nghiệp phải xác định rõ những tồn tại về mặt tài chính (tài sản thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng, kém mất phẩm chất, tài sản ứ đọng chậm luân chuyển, không cần dùng, chờ thanh lý, công nợ khó đòi, các khoản lỗ luỹ kế, các khoản chi phí chưa có nguồn bù đắp và các tổn thất tài sản khác), nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan đến các tồn tại để xử lý theo chế độ hiện hành. Việc giao vốn lại cho Nhà máy vào 1/7/1999 tồn tại một vấn đề lớn là việc đánh giá lại giá trị vốn nhà nước tại Nhà máy đã không được Công ty len Việt Nam tiến hành một cách nghiêm túc, kết quả kiểm kê hàng tồn kho kém, mất phẩm chất (giảm giá hơn 2 tỷ như đã trình bày ở phần trên) do Nhà máy thực hiện và sau đó được chính Công ty len Việt Nam cũng đã kiểm tra xác nhận minh chứng cho điều này; Thứ hai. Nhà máy được giao đất theo Biên bản giao vốn cho Nhà máy năm 1999, nhưng chỉ là đất giao trên danh nghĩa vì trên Biên bản ghi giá trị mảnh đất (diện tích gần 4 ha ở vị trí khá đẹp) chỉ có 40.300 đồng, do đó sự hiện diện của đất (chính xác phải là quyền sử dụng đất) trong Biên bản giao vốn chỉ có ý nghĩa giúp quản lý diện tích đất Nhà máy len Hà Đông sử dụng mà thôi; ngoài ra, mảnh đất được giao nằm trong khu vực chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà máy đã phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như một đối tượng thuê đất (Nhà máy đóng tiền thuê đất hàng năm), Nhà máy không thể thế chấp quyền sử dụng mảnh đất được giao để vay vốn ngân hàng; Thứ ba, hàng tồn kho có một lượng lớn đang bị xuống cấp nghiêm trọng hiện không thể đưa vào sản xuất (hoặc do không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc do chúng phục vụ cho việc sản xuất những sản phẩm mà Nhà máy đã ngừng sản xuất thời gian trước); giá trị thực tế của chúng theo đánh giá lại chỉ bằng một nửa so với giá trị ghi trên sổ sách, song Công văn xin giảm vốn và biện pháp xử lý số hàng này (đã gửi Công ty len Việt Nam trình lên Tổng công ty dệt may Việt Nam từ lâu) đến nay vẫn chưa được duyệt; Nhà máy hiện không có điều kiện phân bổ phần giảm giá này vào chi phí kinh doanh do giá bán sản phẩm hiện tại của Nhà máy đã cao hơn hàng của Trung Quốc 2000 đ/cân (nếu tiếp tục tăng giá sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ) và Nhà máy vẫn còn số lỗ luỹ kế hơn 170 triệu đồng; Thứ tư, sự quản lý của Công ty len Việt Nam cũng như Tổng công ty dệt may Việt Nam còn những điểm bất cập như quyết định điều chuyển vốn khỏi Nhà máy hơn 7,4 tỷ đồng khiến cơ cấu vốn của Nhà máy không hợp lý (sau có kiến nghị của kiểm toán nhà nước mới điều chuyển lại số vốn này năm 2002); Bộ tài chính vẫn chưa duyệt phương án nhượng bán, thanh lý số hàng tồn này (chúng tiếp tục xuống giá nhanh chóng) và giải quyết cho Nhà máy được giảm vốn của số vật tư, hàng hoá, thành phẩm kém, mất phẩm chất tồn kho đến 1/1/2000 là: 2.045.163.516 đ mặc dù Công văn đã được Nhà máy thảo và gửi đi từ lâu... 2.3.3. Nguyên nhân: Thứ nhất, từ phía các chính sách quản lý, nhiều khó khăn nảy sinh khi Nhà máy áp dụng các qui định hiện hành về quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước và Quy chế tài chính của Công ty len Việt Nam. Các quy định trong Quy chế tài chính Công ty len Việt Nam có nhiều điểm bất cập như: quy định về hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị thành viên là 50.000.000 đồng, số dư tiền gửi trên tài khoản của đơn vị không quá 100.000.000 đồng, phần vượt đơn vị nộp ngay về Công ty len Việt Nam; quy định tổng số cho các khách hàng nợ mua hàng trả chậm của Nhà máy không vượt quá 2% tổng doanh thu, số tiền nợ tối đa là 100.000.000 đ cho một khách hàng; quy định chuyên thu Công ty len Việt Nam thông báo tới ngân hàng quá hạn chế (chẳng hạn chưa đề cập tới trường hợp ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu của Nhà máy); quy định việc chi hoa hồng môi giới không vượt quá 3% doanh thu của số hàng hoá, dịch vụ môi giới (thực tế điều này phải căn cứ vào việc môi giới có đem lại hiệu quả hay không)...Việc quy định quá nhiều việc phải xin ý kiến của cơ quan cấp trên không những làm giảm tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp, mà cấp trên do có quá nhiều việc phải giải quyết dẫn tới quá tải, chậm chễ, những yếu tố đó ảnh hưởng không tốt tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy ; Thứ hai, từ tổ chức bộ máy quản lý, trực tiếp sử dụng tài sản nhà nước nhưng do là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty len Việt Nam, Nhà máy len Hà Đông không có quyền tự quyết nhiều vấn đề liên quan đến việc quản lý các tài sản đó, trách nhiệm cá nhân trong quản lý chưa được phân định rạch ròi cũng như việc hạn chế sự chủ động sáng tạo của Nhà máy, thêm vào đó, hiện đang là đơn vị đi đầu trong số các thành viên Công ty len Việt Nam, các nguồn lực của Nhà máy (được cấp và tự làm ra) bị Công ty len Việt Nam điều tiết để duy trì sự tồn tại của các thành viên ốm yếu, những điều đó đã làm giảm hiệu quả quản lý tài sản Nhà nước đầu tư vào Nhà máy. Việc phải thông qua quá nhiều cấp quản lý gây chậm chễ, đôi khi gây ra những thiệt hại không nhỏ với vốn nhà nước tại nhà máy (vụ việc hàng tồn kho kém, mất phẩm chất đã nêu trên là một ví dụ). Thứ ba, từ trình độ, năng lực của bộ máy quản lý, cán bộ quản lý mặc dù đã có sự am hiểu nhất định đối với lĩnh vực mình quản lý song vẫn mắc những sai sót như đã nêu ở trên (phía Nhà máy), đồng thời cũng chưa có kế hoạch để tận dụng triệt để diện tích đất được giao; cấp trên giao vốn đã không được tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản cẩn thận; Thứ tư, từ phía môi trường kinh tế, từ khi khối SNG tan rã Nhà máy đã mất đi một thị trường lớn; trong thời gian qua do nhiều lý do như ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực, thiên tai khiến môi trường kinh tế nước ta chưa thực sự ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, môi trường kinh tế hiện nay của nước ta còn đang thiếu nhiều yếu tố cần thiết để tạo điều kiện cũng như tạo động lực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: giá nhiều yếu tố đầu vào đắt (điện, nước...), nguyên vật liệu chính của Nhà máy trong nước không sản xuất được nên phải đi nhập chịu giá biến động thất thường... trong khi đó sản phẩm Nhà máy sản xuất ra lại phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ hơn, điều đó gây khó khăn rất lớn cho hoạt động quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy. chương 3: Đề xuất hoàn thiện công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại nhà máy len hà đông Qua nghiên cứu công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và tình hình vận dụng trong công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông, em xin đưa ra những đề xuất sau: Một là, phải quản lý tốt chi phí để hạ giá thành sản phẩm, để làm được điều này cần: * Tăng cường quản lý để giảm chi phí nguyên vật liệu bằng các biện pháp: + Đối với hoá chất thuốc nhuộm, do Nhà máy có thể mua ngay trong nước nên cần tính toán khối lượng hoá chất thuốc nhuộm dự trữ thích hợp để tránh lãng phí do hao hụt tự nhiên. + Tăng cường công tác thu hồi phế liệu. Đối với bông xơ, len vụn, Nhà máy có thể gom lại bán cho các cơ sở sản xuất chăn, gối ở làng La Phù cách đó không xa. Đối với hoá chất thuốc nhuộm, nước nhuộm Nhà máy không còn sử dụng được nữa do yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm của mình, Nhà máy có thể bán cho các cơ sở nhuộm có yêu cầu kỹ thuật thấp hơn. + Đề cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý và sử dụng vật tư; Nhà máy cần có những hình thức thưởng-phạt rõ ràng đối với những người làm tốt và không làm tốt công tác này. + Nhà máy cần kết hợp với Công ty len Việt Nam tiến hành công tác dự báo để có kế hoạch đối phó với biến động của thị trường. Do nguyên vật liệu chính của Nhà máy phải nhập từ nước ngoài về, giá cả biến động theo quan hệ cung-cầu hàng hoá đó trên thị trường thế giới nên nếu không có dự báo tốt sẽ rất dễ gây ra tổn thất cho Nhà máy, chẳng hạn trong những tháng đầu năm 2003 giá một loạt nguyên vật liệu tăng dẫn đến Nhà máy luôn bị lỗ (giá thành vượt quá giá bán trong điều kiện Nhà máy len Hà Đông không thể tăng giá vì len của Trung Quốc hiện đã rẻ hơn len của Nhà máy 2000 đ/kg, nếu tiếp tục tăng giá nữa thì sản phẩm sản xuất ra sẽ không thể tiêu thụ được). * Chú trọng đổi mới trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Việc đổi mới máy móc thiết bị là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, khi tiến hành đổi mới máy móc thiết bị, Nhà máy cần lưu ý: Thứ nhất, phải lựa chọn công nghệ tiên tiến, tránh tình trạng nhập công nghệ lạc hậu. Thứ hai, phải đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tay nghề của công nhân để phát huy được năng lực sản xuất của máy móc thiết bị mới được đầu tư. Để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, Nhà máy cần một lượng vốn nhất định. Vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị có thể được huy động nhiều nguồn; do điều kiện của Nhà máy hiện vẫn còn lỗ luỹ kế hơn 170 triệu đồng (chưa có lợi nhuận để lại để tái đầu tư), Nhà máy có thể sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nếu quỹ này không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn, Nhà máy có thể huy động từ bên ngoài. Hiện Nhà máy đã thanh toán các khoản nợ ngân hàng, nên có thể vay dài hạn của ngân hàng; ngoài ra, Nhà máy có thể đi thuê những tài sản cố định này. Cổ phần hoá Nhà máy cũng là một phương thức hay để tạo vốn. Việc đổi mới máy móc thiết bị giúp cho Nhà máy sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho Nhà máy tiết kiệm chi phí cho sản phẩm hỏng, tiết kiệm nhân công, nâng cao năng suất lao động giúp cho Nhà máy thực hiện được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. * Cần nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho (nhất là tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm) và có biện pháp thu hồi các khoản phải thu (đặc biệt là phải thu khách hàng và phải thu nội bộ là những khoản chiếm tỷ trọng chủ yếu). Hai là, Nhà máy lập kế hoạch, xây dựng dự án khả thi khai thác sử dụng diện tích đất thừa, chẳng hạn: xây nhà xưởng, nhà kho để cho thuê... Ba là, Công ty len Việt Nam nên xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại Nhà máy, đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp xác định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (vì vốn nhà nước làm mẫu số trong nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước giao của doanh nghiệp nhà nước), đồng thời giúp nhà quản lý tạo cho nhà máy một cơ cấu vốn (nợ-vốn chủ sở hữu) phù hợp. Bốn là, đơn giản hoá và đẩy nhanh việc xử lý những doanh nghiệp kinh doanh yếu kém, thua lỗ kéo dài, tập trung vốn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Công ty nên tập trung vốn cho các Nhà máy làm ăn có hiệu quả như Nhà máy len Hà Đông, không nên dùng các nguồn lực của Công ty để duy trì sự tồn tại của các Nhà máy làm ăn kém, sắp phá sản. Như vậy chẳng những không cứu được các nhà máy “què quặt” mà ngay những Nhà máy đang làm ăn tốt cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Năm là, chính sách, cơ chế quản lý vốn trong giai đoạn tới phải tạo dựng được môi trường tài chính bình đẳng, lành mạnh, thông thoáng, ổn định cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp ngang tầm doanh nghiệp các nước trong khu vực, tạo cơ sở vững chắc cho nền tài chính quốc gia. Cơ chế tài chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình thực trạng tài chính của doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục những khó khăn về tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong quá trình vận dụng các chính sách, chế độ phát hiện những điểm bất cập, Nhà máy cần kiến nghị lên cấp trên điều chỉnh cho phù hợp, chẳng hạn như những quy định về giới hạn số dư tiền gửi, về mức tín dụng thương mại tối đa trong Quy chế tài chính Công ty len Việt Nam như đã nêu trên... Phía Công ty len Việt Nam cần nghiên cứu để điều chỉnh lại một số quy định không hợp lý trong Quy chế tài chính Công ty. Các cơ quan quản lý cấp trên cũng cần hoàn thiện chế độ, chính sách quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước theo hướng mở rộng hơn nữa quyền tự chủ về quản lý vốn cho doanh nghiệp, giảm thiểu sự can thiệp của các đơn vị quản lý cấp trên vào hoạt động kinh doanh, công tác quản lý vốn tại doanh nghiệp. Đồng thời phải quy định đầy đủ rõ ràng trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp (mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp phải đi đôi với xác định cụ thể trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp), cần có chế tài nghiêm khắc đối với trường hợp người quản lý doanh nghiệp có quyết định đầu tư không hiệu quả, quản lý và sử dụng tài sản không đúng quy định gây thất thoát vốn. Bên cạnh đó, một số nội dung giữa các điều trong Luật và Nghị định, Nghị định và Thông tư hướng dẫn còn chưa nhất quán cũng cần được điều chỉnh: Luật Nghị định Cầm cố, thế chấp, cho thuê, nhượng bán thiết bị, nhà xưởng quan trọng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (khoản 2-điều 6) Cầm cố, thế chấp, cho thuê, nhượng bán, thanh lý toàn bộ dây chuyền sản xuất chính phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp (điều 17, 18, 19- Sửa đổi) Doanh nghiệp phải lập quỹ khấu hao cơ bản (khoản 1-điều 8) Không quy định việc lập quỹ khấu hao cơ bản Chia lợi nhuận theo cổ phần (khoản 1-điều 8) Không quy định chia lợi nhuận theo cổ phần Nghị định Thông tư Chỉ quy định: khi thanh lý các loại tài sản quan trọng phải có sự đồng ý của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính Ngoài quy định có sự đồng ý của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính còn quy định khi thanh lý phải có đại diện của hai cơ quan này Không quy định các khoản chi sai về tiền lương, hội họp, tiếp khách phải thu hồi nộp ngân sách Quy định phải thu hồi nộp ngân sách các khoản chi sai này. Nguồn chi sai phải bồi thường Sáu là, thực hiện cơ chế kiểm toán đối với các doanh nghiệp. Thực hiện triệt để cơ chế công khai hoá tài chính doanh nghiệp và vấn đề dân chủ hoá trong doanh nghiệp nhà nước. Qua đó xác định xem doanh nghiệp có nghiêm túc thực hiện các quy định quản lý hay không, kịp thời phát hiện sai phạm để có biện pháp xử lý. Bảy là, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý của cán bộ quản lý các cấp để họ có thêm điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tám là, nghiên cứu tổ chức hệ thống thông tin về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm nắm bắt, phát hiện kịp thời những khó khăn về công tác quản lý vốn của doanh nghiệp, dự báo đúng đắn khả năng phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Đồng thời tăng cường biện pháp và công cụ kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh, tình hình quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhằm hướng các doanh nghiệp phát triển đúng đắn, ngăn chặn các hoạt động tiêu cực. Chín là, nên thực hiện cổ phần hoá Nhà máy nhằm mục tiêu: + Tạo điều kiện cơ cấu lại Nhà máy len Hà Đông, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của Nhà máy; + Bảo đảm việc làm cho người lao động; thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp, tạo động lực để phát huy quyền làm chủ của người lao động; sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản đã đầu tư, khai thác mọi tiềm năng để đầu tư phát tríển sản xuất - kinh doanh; + Giảm bớt chi phí và trách nhiệm điều hành kinh doanh của Nhà nước; đảm bảo lợi ích chung của cả Nhà nước và người lao động. Công ty len Việt Nam lúc đó có thể trở thành một cổ đông của Nhà máy và quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào Nhà máy với tư cách của một cổ đông. Điều này sẽ đảm bảo cho Nhà máy thực sự có quyền chủ động kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính trong cơ chế thị trường. kết luận Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng duy trì cho mình một hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Sự khác nhau giữa các nước chỉ là doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức nào và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế ra sao. ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, song trên thực tế các doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện tốt vai trò của chúng. Một trong những biểu hiện minh chứng cho điều này là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nhìn chung chưa cao (nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài), nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao chưa được thực hiện tốt ở nhiều doanh nghiệp. Xuất phát từ việc nghiên cứu những lý luận cơ bản về vốn nhà nước và những nội dung chung nhất về công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, chuyên đề đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua, công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông tuy đã đạt được những thành quả nhất định song còn tồn tại không ít hạn chế cả từ phía Nhà máy và phía các cơ quan quản lý cấp trên. Kết quả nghiên cứu này cho thấy công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông cần phải được hoàn thiện. Để thực hiện thành công chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc củng cố lại hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mà trước hết là đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước là rất cần thiết. Những đề xuất được đưa ra trong chuyên đề có thể chưa phải là những đề xuất tối ưu và hữu dụng nhất, song việc thực hiện các đề xuất này sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông. Danh mục tài liệu tham khảo *** PGS.TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), 2002, Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Giáo dục. PGS.TS.Hoàng Công Thi-Nguyễn Thị Thanh Thảo, 1999, Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc, NXB Tài chính. Tạp chí Tài chính 2/2002, Tạp chí Thông tin tài chính 12/2001, Thời báo kinh tế Việt Nam số 146 ngày 6/12/2000. Luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20/04/1995.  Thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày7/6/1999 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước. Chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (Ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính) Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Quy chế tài chính Công ty len Việt Nam. Báo cáo tài chính của Nhà máy len Hà Đông các năm 2001 và 2002. Biên bản giao vốn cho Nhà máy len Hà Đông ngày 1/7/1999. Biên bản xác định chất lượng vật tư, hàng hoá, thành phẩm kém, mất phẩm chất tồn kho đến 1/1/2000 của Nhà máy len Hà Đông. Biên bản xử lý công nợ khó đòi năm 2002 của Nhà máy len Hà Đông Mục lục Mở đầu Nội dung Chương 1: Lý luận chung về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước 1.1. Sự cần thiết quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước 1.1.1. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường 1.1.2. Tính tất yếu của việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Nội dung công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước 1.2.1. Thiết lập căn cứ về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước 1.2.2. Phân cấp trong quản lý 1.2.3. Tổ chức thực hiện Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước 1.3.1. Quan điểm của nhà nước về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý 1.3.3. Sự phù hợp của các văn bản pháp luật liên quan 1.3.4. Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý 1.3.5. Môi trường kinh tế-chính trị-xã hội Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len hà đông 2.1. Tổng quan Nhà máy len Hà Đông 2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2. Bộ máy quản lý 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và tiêu thụ 2.2. Thực trạng quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông 2.2.1. Cơ sở thực hiện quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông 2.2.2. Tổ chức thực hiện 2.3. Những đánh giá chung 2.3.1. Thành tựu 2.3.2. Hạn chế 2.3.3. Nguyên nhân chương 3: Đề xuất hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại nhà máy len hà đông Kết luận Trang 1 3 6 8 14 18 25 26 27 28 29 30 31 34 36 37 55 58 62 65 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36761.doc