Trên đây là một vài suy nghĩ đánh giá của cá nhân em về công tác quản lý xuất khẩu lao động tại trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động – Công ty VIRASIMEX sau quá trình em thực tập tốt nghiệp tại đây.
Em nhận thấy rằng xuất khẩu lao động là một mô hình hoạt động có hiệu quả, nó vừa là giải pháp tạo việc làm cho một bộ phận lao động vừa tạo công ăn việc làm cho bộ phận cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động .
Bên cạnh đó xuất khẩu lao động cũng là hình thức tạo doanh thu cho các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động và cũng là hình thức tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Trên đây chỉ là đánh giá của cá nhân em nên nó mang tính chủ quan và còn nhiều thiếu xót, em cũng đưa ra một vài những suy nghĩ của bản thân mình kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác xuất khẩu lao động tại trung tâm, em hy vọng những suy nghĩ của bản thân em phần nào phản ánh được thực trạng đang diễn ra và những giải pháp có thể giúp đỡ trung tâm nơi em thực tập tháo gỡ những khó khăn.
Một lần nữa em xin cảm ơn cô giáo TS. Trần Thị Thu và cô giáo Ngô Quỳnh An đã tận tình hướng dẫn em thực hiện chuyên đề thực tập này cũng như gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động công ty VIRASIMEX nơi em thực tập đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm báo cáo chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn!
50 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý xuất khẩu lao động tại Trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động – Công ty cung ứng vật tư xuất nhập khẩu thiết bị đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản thu nhập khác… cho người lao động trên cơ sở kết qủa hoạt động SXKD của trung tâm và theo quy định của nhà nước.
* Đề xuất việc xếp, nâng bậc lương cho CBCNV khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn, trình giám đốc trung tâm, công ty xét sếp nâng bậc lương cho CBCNV của trung tâm theo phân cấp và quy định cua rnhà nước. Đề xuất công tác khen thưởng , kỷ luật và các công việc khác của phòng…. đối với CBCNV của trung tâm.
* Trực tiếp quản lý theo dõi việc thanh toán lương hàng tháng, BHXH, BHYT cho CBCNV của trung tâm theo quy định.
* Tổ chức thực hiện công tác văn thư hành chính, quản lý con dấu của trung tâm, lưu giữ các văn bản, Tài liệu và các thông tin khác… của phòng và các Tài liệu khác của trung tâm khi được giao.
* Dựa vào danh sấch của những người lao động đã hoàn thành chương trình đào tạo căn cứ vào kết quả điểm thi, đánh giá xếp loại của khóa học, đã nộp đủ các khaỏn học phí nội trú của trường đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng Đông Anh theo quy định của trung tâm để đề nghị giám đốc trung tâm xét cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật nhà nước.
*Lập kế hoạch dự trù kinh phí mau sắm, văn phòng phẩm, máy móc thiết bị văn phòng cho trung tâm đồng thời quản lý việc sử dụng có hiệu quả các Tài sản, máy móc thiết bị của trung tâm.
*Hướng dẫn giám sát các đơn vị phòng ban trực thuộc trung tâm thực hiện đúng các nội quy, quy chế, trật tự trị an, công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và các quy định khác… của trung tâm, tổ chức bảo vệ các Tài sản chung của cơ quan.
c. Chức năng nhiệm vụ của phòng thị trường Đài Loan (P. TT Đài Loan):
*Chủ động triển khai thực hiện kế hoạch nhiệm vụ trong việc tìm kiếm khai thác nắm bắt thông tin nhu cầu thị trường lao động tại Đài Loan kịp thời lập kế hoạch triển khai các thủ tục đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại Đài Loan.
*Tham gia đàm phán và tham mưu cho giám đốc trung tâm về việc lựa chọn đối tác, ký kết hợp đồng, soạn thảo các hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng liên doanh liên kết, hợp đồng tạo nguồn, hợp đồng với người lao động, soạn thảo các hợp đồng, các văn bản Tài liệu và các giấy tờ khác có liên quan đến việc quản lý, theo dõi đưa người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
Lập kế hoạch để liên hệ làm việc với các tổ chức, các cấp chính quyền trong nước* nhằm tìm kiếm khai thác nguồn lao động để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan.
* Trực tiếp giao dịch với các cơ quan quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan đến việc xuất khẩu lao động để làm các thủ tục cần thiết giúp người lao động đi làm việc tại Đài Loan được nhanh chóng, thuận tiện.
* Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn cho người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Đài Loan làm các thủ tục cần thiết theo quy định của trung tâm, của pháp luật Việt Nam và các yêu cầu của đối tác muốn tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan.
* Thông báo tới đối tác, người lao động (những người đã có visa) đến trung tâm hoàn thành các thủ tục còn lại để chuẩn bị cho kế hoạch xuất cảnh. Đăng ký hợp đồng cho số lao động đã đủ các thủ tục được xuất cảnh sang làm việc tại Đài Loan với cục quản lý lao động với nước ngoài. Triệu tập , hướng dẫn dưa người lao động ra sân bay để làm các thủ tục cần thiết xuất cảnh snag Đài Loan được làm việc nhanh chóng thuận tiện theo đúng kế hoạch.
* Quản lý người lao động trong suốt qúa trình lao động tại Đài Loan đến khi nào người lao động hòan thành hợp đồng lao động trở về nước (kể cả các lao đọng vì lý do nào đó mà họ phải trở về nước trước thời hạn). Trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh của người lao động từ khi họ đăng ký tham gia tuyển dụng để đi làm việc tại Đài Loan đến khi họ kết thúc hợp đồng đúng hạn hoặc vì lý do nào đó mà họ phải trở về nước trước thời hạn.
* Trực tiếp làm các thủ tục thanh lý hợp đồng theo quy định của trung tâm và quy định của nhà nước đối với người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại Đài Loan đã hòan thành hợp đồng (kể cả các lao động vì lý do nào đó mà họ phải trở về nước trước thời hạn).
* Bảo quản, lưu giữ hệ thống hồ sơ, các văn bản, Tài liệu, các thông tin kinh tế và các giấy tờ khác… có liên quan đến việc xuất khẩu lao động của trung tâm. Trường hợp muốn cung cấp những văn bản Tài liệu, thông tin về họat động SXKD thì phải xin phép lãnh đạo trung tâm và được lãnh đạo trung tâm đòng ý mới được phép cung cấp.
* Đề xuất các sáng kiến, giải pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao trình giám đốc trung tâm xem xét áp dụng.
* Lập báo cáo tháng, quý, năm về kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng như phương hướng triển khai thực hiện nhiệm vụ tiếp theo của phòng gửi giám đốc trung tâm và phòng TCHC để tổng hợp báo cáo.
* Hợp tác chặt chẽ với các phòng ban có liên quan để tìm kiếm, khai thác và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hoạt động SXKD của trung tâm đưa nhiều người lao động đi làm việc tại Đài Loan theo quy định của nhà nước và của trung tâm.
d. Chức năng nhiệm vụ của phòng Thị trường Malaysia (P. TT Malaysia):
* Chủ động triển khai thực hiện kế hoạch nhiệm vụ trong việc tìm kiếm khai thác, nắm bắt thông tin, nhu cầu về thị trường lao động tại Malaysia để kịp thời lập kế họach triển khai các thủ tục đưa người Việt Nam đi làm việc tại Malaysia.
* Tham gia đàm phán và tham mưu cho giám đốc trung tâm về việc lựa chọn đối tác, ký kết hợp đồng, soạn thảo các hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng liên doanh liên kết, hợp đồng tạo nguồn, hợp đồng với người lao động. Soạn thảo các hợp đồng, Tài liệu văn bản và các giấy tờ khác… có liên quan đến việc quản lý, theo dõi người lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia.
* Lập kế hoạch để liên hệ với các tổ chức, các cấp chính quyền trong nước nhằm tìm kiếm, khai thác nguồn lao động để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia.
* Trực tiếp giao dịch với các cơ quan quản lý người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn tại nước ngoài và các cơ quan nhà nước khác có liên quan đến việc XKLĐ để làm các thủ tục cần thiết giúo người lao động đi làm việc tại Malaysia được nhanh chóng thuận tiện.
* Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn người lao động có nhu cầu làm việc tại Malaysia làm các thủ tục cần thiết theo quy định cảu trung tâm, của pháp luật Việt Namvà các yêu cầu của đối tác muốn tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia.
* Thông báo tới đối tác, người lao động (những người đã có calling visa) đến trung tâm hoàn thành các thủ tục cần thiết còn lại để chuẩn bị cho kế hoạch xuất cảnh. Đăng ký hợp đồng lao động cho số lao động đã đủ thủ tục được xuất cảnh sang làm việc tại Malaysia với cục quản lý lao động với nước ngoài. Triệu tập , hướng dẫn dưa người lao động ra sân bay để làm các thủ tục cần thiết xuất cảnh snag Malaysia được làm việc nhanh chóng thuận tiện theo đúng kế hoạch.
* Quản lý người lao động trong suốt qúa trình lao động tại Malaysia đến khi nào người lao động hòan thành hợp đồng lao động trở về nước (kể cả các lao đọng vì lý do nào đó mà họ phải trở về nước trước thời hạn). Trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh của người lao động từ khi họ đăng ký tham gia tuyển dụng để đi làm việc tại Malaysia đến khi họ kết thúc hợp đồng đúng hạn hoặc vì lý do nào đó mà họ phải trở về nước trước thời hạn.
* Trực tiếp làm các thủ tục thanh lý hợp đồng theo quy định của trung tâm và quy định của nhà nước đối với người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại Malaysia đã hòan thành hợp đồng (kể cả các lao động vì lý do nào đó mà họ phải trở về nước trước thời hạn).
* Bảo quản, lưu giữ hệ thống hồ sơ, các văn bản, Tài liệu, các thông tin kinh tế và các giấy tờ khác có liên quan đến việc xuất khẩu lao động của trung tâm. Trường hợp muốn cung cấp những văn bản Tài liệu, thông tin về họat động SXKD thì phải xin phép lãnh đạo trung tâm và được lãnh đạo trung tâm đòng ý mới được phép cung cấp.
* Đề xuất các sáng kiến, giải pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao trình giám đốc trung tâm xem xét áp dụng.
* Lập báo cáo tháng, quý, năm về kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng như phương hướng triển khai thực hiện nhiệm vụ tiếp theo của phòng gửi giám đốc trung tâm và phòng TCHC để tổng hợp báo cáo.
* Hợp tác chặt chẽ với các phòng ban có liên quan để tìm kiếm, khai thác và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hoạt động SXKD của trung tâm đưa nhiều người lao động đi làm việc tại Malaysia theo quy định của nhà nước và của trung tâm.
III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM :
1.Tuyển chọn lao động:
1.1.Tuyển thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở lao động thương binh xã hội hoặc các đơn vị đoàn thể chính trị xã hội( ví dụ như Liên đoàn lao động, hội nông dân, hội phụ nữ, Đoàn TNCSHCM…) tại các địa phương.
Đa phần lao động đi làm việc tại nước ngoài đề là những lao động sinh hoạt tại các tổ chức kể trên vì thế việc tuyển thông qua các đơn vị đó khiến cho thông tin đến với người lao động đượn rõ ràng cụ thể tránh cho người lao động phải đi lại vất vả tốn kém, mất thời gian. Mối liên hệ giữa các đơn vị này với trung tâm cũng gần gũi vì thế mà thông tin đến với người lao động cũng được nhanh chóng tiện lợi.
Khi có chỉ tiêu về lao động xuất khẩu trung tâm sẽ thông báo tới Sở LĐTBXH của từng địa phương. Các đơn vị trên sẽ có thông báo tới người lao động và tiến hành tuyển chọn lao động tại các địa điểm đó theo yêu cầu đặt ra có sự giám sát của cán bộ trung tâm.
Hình thức tuyển chọn này rõ ràng có lợi cho người lao động, bởi người lao động không phải đi lại khó khăn, thông tin có thể nắm bắt nhanh chóng nhưng chất lượng lao động không cao.
1.2.Tuyển trực tiếp tại các địa phương thông qua chính quyền cấp xã phường:
Khi có chỉ tiêu về xuất khẩu lao động ban chỉ đạo XKLĐ của các Tỉnh, Thành phố sẽ có thông tin tới các chính quyền cơ sở, các đơn vị trên có thông báo tới người lao động. Người lao động có nhu cầu đi XKLĐ sẽ đăng ký tại chính quyền địa phương và trung tâm sẽ cử cán bộ xuống để tiến hành tuyển chọn trực tiếp.
Hình thức tuyển chọn này trung tâm chủ động được về số lượng, phong phú về nguồn lao động. Người lao động sẽ không tốn kém khi phải đi lại. Khi được tuyển người lao động có điều kiện thuận lợi để vay vốn ngân hàng người thân phục vụ cho quá trình đi xuất khẩu lao động.
1.3.Tuyển trực tiếp tại trung tâm :
Trung tâm gửi thông báo tới các địa phương để thông tin về chỉ tiêu đi xuất khẩu lao động. Các địa phương có trách nhiệm truyền đạt thông tin tới người lao động, Trung tâm sẽ ấn định ngày để phỏng vấn tuyển chọn trực tiếp tại trung tâm. Hình thức tuyển chọn này đảm bảo được về chất lượng lao động tuy nhiên nguồn lao động và số lượng lao động trung tâm không chủ động được. Về phía người lao động việc đi lại khá vất vả, khó khăn, đôi khi phải qua trung gian tốn kém.
2.Đào tạo giáo dục định hướng:
2.1.Chức năng nhiệm vụ của trường Đào tạo giáo dục định hướng Đông Anh:
*Tham mưu cho Giám đốc trung tâm để xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể theo từng thời kỳ, khóa đào tạo nhằm đào tạo người lao động có chất lượng về ngoại ngừen luyện ý thức tổ chức kỷ luật để đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài, đồng thời chủ động tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được trung tâm giao;
* Trực tiếp làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đào tạo người lao động đi làm việc tại nước ngoài;
* Quản lý giám sát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên giảng dạy của Trường với nhiệm vụ được giao để quản lý, giám sát chặt chẽ về giờ giấc học tập, ý thức đạo đức và đánh giá kết quả học tập, ý thức chấp hành nội quy kỷ luật của người lao động do mình phụ trách trong suốt quá trình đào tạo;
* Chủ động đề xuất phương pháp quản lý, giảng dạy, bố trí lớp học và các giáo trình Tài liệu..vv, để trình lãnh đạolãnh đạo trung tâm xem xét thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ; đề xuất việc bố trí sắp xếp các phòng ban, bộ phận và lao động của trường đẻ trình Giám đốc trung tâm quyết định;
* Bố trí sắp xếp hợp lý nơi ăn ở, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở cán bộ giáo viên giảng dạy và người lao động giữ gìn vệ sinh chung, trật tự trị an nơi ở, công tác an toàn phòng chống cháy nổ của trường và những quy định chung của địa phương;
* Quản lý chặt chẽ hệ thống hồ sơ văn bản, Tài liệu, các thông tin liên quan đến công tác đào tạo của trung tâm đồng thời quản lý các Tài sản máy móc, phưong tiện thiết bị..vv của trường;
* Đề xuất các chế độ liên quan cho cán bộ, giáo viên giảng dạy của Trường với phòng Tổ chức Hành chính để trình Giám đốc trung tâm xem xét quyết định;
* Đào tạo phải phù hợp với tình hình thực tếvà đáp ứng được yêu cầu của đối tác, đảm bảo cho người lao động có đủ kiến thức để công tác và sinh hoạt hàng ngày tại nước ngoài;
* Lập danh sáchquản lý theo dõi chặt chẽ người lao động theo các lớp học, chấm điểm, đánh giá xếp loại theo chương trình đào tạo của trường, đồng thời quản lý, theo dõi và yêu cầu người lao động nộp các khoản học phí và lệ phí nội trú( nếu có ) đầy đủ theo quy định của trung tâm. Lập danh sách người lao động đã hoàn tất các thủ tục của chương trình đào tạo và đã nộp đủ các khoản lệ phí để phòng Hành chính Tổng hợp đề nghị Giám đốc trung tâm xét cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật Nhà nước.
* Hàng tuần, tháng, quý và năm phải có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ với lãnh đạo trung tâm để lãnh đạo trung tâm nắm được và chỉ đạo thực hiện;
* Quản lý kiểm tra giấy tờ của người lao động đang học tập, nội trú tại trường và khách đến trường để liên hệ công tác.
* Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban có liên quan thuộc trung tâm để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được trung tâm giao.
2.2 Đối tượng đào tạo:
2.2.1 Trung tâm tuyển chọn đưa đến để đào tạo
Tất cả lao động được tuyển chọn để đi lao động xuất khẩu đều phải tham gia theo học tại trung tâm để nâng cao tay nghề trình độ ngoại ngữ và giáo dục định hướng tại trường về phong tục tập quán của các nước nơi sẽ đến làm việc.
Chương trình học sẽ do giáo viên của trường biên soạn và giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Học viên ở xa sẽ được bố trí nơi ở tại trường. Cuối khóa học, Trường sẽ tiến hành kiểm tra kết quả học tập, nếu như đạt yêu cầu học viên được cấp chứng chỉ tốt nghiệp và đủ điều kiện đi lao động tại nước ngoài.
2.2.2 Trung tâm liên kết với đối tác để đào tạo:
Do đối tác nước ngoài kết hợp với trung tâm đào tạo người lao động đưa đi xuất khẩu. Lao động được tuyển chọn sang nước ngoài làm việc theo yêu cầu của phía bạn sẽ được đạo tạo tại trung tâm cho phù hợp với công việc sẽ đảm nhận. Chương trình học do giáo viên của trường trực tiếp hướng dẫn bên cạnh đó có chuyên gia nước ngoài đào tạo chuyên môn nếu như thấy cần thiết. Hình thức đào tạo này thường chỉ áp dụng trong những trường hợp lao đông đi làm việc trong những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
2.2.3 Do đối tác thuê trung tâm đào tạo:
Lao động được tuyển chọn được đào tạo tại trung tâm theo yêu cầu của đối tác nước ngoài. Khác với hai loại hình đào tạo trên. đối tượng lao động ở đây không phải được đào tạo theo chương trình do trung tâm soạn thảo mà được đào tạo theo chủ ý của người sử dụng lao động trung tâm sẽ soạn chương trình và giáo viên hướng dẫn theo yêu cầu của đối tác. Cuối khóa học chuyên gia của đối tác sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá hình thức đào tạo này thường chỉ áp dụng đối với những lao động giản đơn không cần đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
2.2.4 Trung tâm liên kết với các đơn vị bạn để đào tạo:
Một số các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động nhưng không có chức năng đào tạo lao động chính vì thế để đảm bảo cho chất lượng lao động xuất khẩu họ đã thuê trung tâm đào tạo giúp, đây chính là hình thức liên kết với đơn vị khác đêt đào tạo. Hình thức đào tạo này đem lại thu nhập thêm cho cán bộ giáo viên của Trường và tăng doanh thu cũng như tạo dựng các mối quan hệ cho trung tâm trong công tác XKLĐ.
2.3. Hình thức đào tạo
2.3.1Có thời hạn theo từng nghề;
Đối với mỗi loại hình công việc khác nhau thì thời hạn đào tạo để thành nghề cũng khác nhau, thường thì những công việc lao động giản đơn như giúp việc gia đình, khán hộ công, xây dựng..vv chỉ cần đào tạo trong một thời gian ngắn từ 2,3 tháng. Ngược lại đối với những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như thợ hàn cơ khí, thuyền viên xa bờ, công nhân điện tử..vv thời gian đào tạo sẽ dài hơn tùy thuộc vào yêu cầu của đối tác nước ngoài. Nói tóm lạ hình thức đào tạo có thời hạn theo từng nghềđaỏm bảo yêu cầu về chất lượng lao động cho đối tác nước ngoài và tiết kiệm thời gian cũng như Tài chính cho phía người lao động.
2.3.2. Ngắn hạn từ 02 đến 06 tháng:
Áp dụng trong trường hợp đối tác nước ngoài càn nhanh chóng tiếp nhạn người lao đọng sang làm việc,vì điều kiện công việc gấp rút nên thới gian đào tạo được rút ngắn.
Hình thức đào tạo này đáp ứng được yêu cầu về thời gian khi cần thiết nhưng chất lượng lao động hạn chế. Đối với những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao thì hình thức đào tạo này chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cho người lao động. Đa phần chỉ áp dụng cho những lao động giản đơn.
2.33 Kết hợp với các đơn vị khác để đào tạo :
Trong trường hợp các đơn vị có cùng chức năng XKLĐ nhưng không có chức năng đào tạo yêu cầu, trung tâm tiến hành đào tạo giúp lao động di xuất khẩu của đơn vị bạn, chất lượng của lao động do phía đơn vị bạn kiểm tra. Ngoài ra cũng có những trường hợp lao động của trung tâm được gửi sang các đơn vị khác để đào tạo những chuyên môn mà trung tâm không có chức năng đào tạo.
2.34 Kết hợp với đối tác nước ngoài để đào tạo;
Trung tâm có liên kết với các đối tác nước ngoài để đào tạo lao động theo yêu cầu của phía bạn. Một phần của chương trình đào tạo do phía bạn đảm nhận, do đó giáo trình dành cho người lao động sẽ phong phú và đa dạng hơn giúp người lao động tiếp thu được nhiều kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn và phù hợp với yêu cầu công việc sau này.
2.4 Nội dung của đào tạo:
2.4.1 Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động:
Người lao động sau khi được tuyển chọn đi làm việc tại nước ngoài về ngành nghề nào sẽ được đào tạo tại trường về ngành nghề đó theo yêu cầu của đối tác.
Trung tâm có kế hoach soạn thảo chương trình đào tạo và tiến hành giảng dạy để người lao động có thể nâng cao trrình độ tay nghề, nếu đạt điều kiện mới có thể ký hợp đồng đi lao động.
Quá trình đào tạo này là bắt buộc, nó đảm bảo điều kiện cần thiết để người lao động có thể làm việc tại nước ngoài trong những công việc mới.
2.4.2 Nâng cao trình độ ngoại ngữ:
Người lao động khi theo học tại trung tâm sẽ được đào tạo ngoại ngữ căn bản đủ để giao tiếp, có thể hiểu và làm việc tại nước ngoài. Đây là việc làm cần thiết đối với mỗi lao động đi xuất khẩu, bởi nếu không được học ngoại ngữ người lao động sẽ vất vả, không hiểu, không thể thực hiện được yêu cầu công việc do chủ sử dụng lao động đưa ra cũng như khó khăn trong giao tiếp hàng ngày với người bản địa.
Cuối khóa học, học viên cũng phải tiến hành làm bàI kiểm tra bắt buộc để đánh giá trình độ.
2.4.3 Giáo dục định hướng:
Đây là một chương trình đào tạo quan trọng trước khi đi xuất khẩu.Thực tế đã chứng minh lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ý thức tác phong chưa tốt, không hiểu về phong tục tập quán của nước bản xứ dãn đến những việc làm thiếu hiểu biết. Điển hình như việc người lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia ( một nước theo đạo Hồi ) nhưng vi phạm truyền thống đạo đức của họ, bắt trộm gia súc của người dân bản địa giết mổ, điều này một số phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đăng tải. Y thức kỷ luật lao động kém, không tuân thủ nội quy lao động dẫn tới tai nạn lao động hoặc hỏng hóc máy móc sản phẩm gây thiệt hại cho bản thân và chủ sử dụng lao động. Người lao động chưa nhận thức cũng như chưa có tác phong làm việc công nghiệp do đó không tuân thủ, chấp hành mệnh lệnh cấp trên, đòi hỏi quyền lợi nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ,nhiều trường hợp đã bị kỷ luật, bị thảI hồi về nước, có những trường hợp người lao động bỏ trốn làm việc cho chủ khác gây mất uy tín nghiêm trọng cho trung tâm cũng như cho các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động. Trong thời gian lao động tại nước ngoài ngay cả nội bộ người lao động cũng mất đoàn kết gây khó khăn cho công tác quản lý. Vì thế công tác giáo dục định hướng là cần thiết.
Tại trung tâm người lao động sẽ được giáo dục về phong tục tập quán và luật pháp của nước sẽ đến làm việc, giáo dục về truyền thống của Việt Nam để họ thấy cần phải làm gì để giữ gìn và đề cao truyền thống đó. Người lao động cũng được học về ý thức kỷ kuật lao động, thái độ quan hệ chủ thợ, tác phong làm việc, giữ gìn sức khỏe, an toàn trong lao động..vv.
Chi phí cho khóa đào tạo tại trường học viên phải nộp theo quy định của Nhà nước.
Ví dụ: một lao động đi làm việc tại Đài Loan hoặc Malaysia phải tham gia một khóa đào tạo 3 tháng, chi phí cho cả khóa học được thu theo quy định của Nhà nước là 700.000đ. Chi phí ăn ở tùy thuộc khả năng Tài chính của mỗi lao động.
3.Hoàn thiện hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký dự tuyển đi xuất khẩu lao động do người lao động tự làm trong đó có giấy khám sức khỏe, sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương, bản sao các giấy tờ chứng nhận khác có liên quan đã qua công chứng…
Khi lao động được tuyển chọn và đủ điều kiện để đi lao động tại nước ngoài cần hoàn thiện những hồ sơ sau:
Hợp đồng lao động, Visa hộ chiếu, giấy khám sức khỏe..vv
3.1.Ký kết hợp đồng lao động :
Có hai hợp đồng lao động cần ký là hợp đồng lao động giữa người lao động và chủ sử dụng lao động và hợp đồng lao động giữa người lao động ký với trung tâm.
3.1.1 Hợp đồng lao động giữa người lao động và chủ sử dụng lao động :
Hợp đồng bao gồm các điều khoản quy định về ngành nghề làm việc, mức lương cơ bản, ưu đãI khi làm thêm giờ, thời hạn hợp đồng, chế độ nghỉ ngơI, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập, gia hạn hợp đồng ..vv và các điều khoản khác có liên quan tới quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động cũng như yêu cầu cũng như trách nhiệm của chủ sử dụng lao động.
Hợp đồng này được ký trực tiếp tại trung tâm trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 ngày giữa người lao động và chủ sử dụng lao động có sự chứng kiến của trung tâm.
3.1.2. Hợp đồng lao động giữa người lao động và trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động :
Hợp đồng quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đối với trung tâm và chủ sử dụng lao động cũng như quyền lợi và trách nhiệm của trung tâm đối với người lao động. Trong đó người lao động có quyền được hưởng lương cũng như được hưởng các chế độ tiền thưởng, bảo hiểm, nghỉ ngơI, sinh hoạt hàng ngày trong thời gian đi lao động, trách nhiệm tuân thủ nội quy lao động, trả những chi phí đi xuất khẩu lao động, trách nhiệm bảo đảm uy tín cho công ty.
Thời gian ký kết hợp đồng là từ 10 đến 20 ngày trước khi đi xuất cảnh. Hợp đồng được ký trực tiếp tại trung tâm tuân theo qui định của Nhà nước.
3.2. Hoàn thiện hộ chiếu visa cho người lao động :
Trung tâm có trách nhiệm thu xếp thủ tục giấy tờ cho người lao động để người lao động có đủ điều kiện xuất cảnh. Chi phí cho việc hoàn thành hộ chiếu visa do người lao động chi trả, trong trường hợp người lao động hoàn thành hợp đồng về nước thì chi phí này do phía chủ sử dụng lao động chi trả.
Chi phí ước tính khi hoàn tất hồ sơ bao gồm vé máy bay, visa, thủ tục xuất cảnh là khoảng 300 USD tính theo tỷ giá qui đổi hiện hành.
3.3. Đánh giá về hợp đồng lao động :
Nhìn chung hợp đồng lao động được ký kết tuân thủ theo qui định của Nhà nước. Hợp đồng được ký giữa chủ sử dụng lao động và người lao động qui định khá rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với chủ sử dụng lao động tuy nhiên còn một số điểm chưa thỏa đáng đó là bảo hiểm thân thể cho người lao động, trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi làm việc, khấu trừ lương của người lao động trong trường hợp nào?
Nhiều khi tranh chấp giữa chủ sử dụng lao động và người lao động khấu trừ tiền lương của công nhân Việt Nam mà không rõ lý do. Hoặc điều kiện làm việc của người lao động quá kém .
4.Quản lý lao động tại nước ngoài:
Trung tâm có văn phòng đại diện tại những nước có người lao động của trung tâm làm việc để kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình sản xuất. Điều này đã tạo được sự tự tin cần thiết cho người lao động, làm chỗ dựa cho người lao động, khiến cho chủ sử dụng lao động có thái độ đúng mực hơn.
Văn phòng đại diện có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhưng cũng làm nhiệm vụ yêu cầu người lao động có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc những qui định của hợp đồng lao động. Sự có mặt của văn phòng đại diện phần nào hạn chế được những vi phạm thường xảy ra trong số những người lao động đi làm việc tại nước ngoài như đánh nhau, đánh bạc, bỏ trốn…cũng như hiện tượng người lao động bị cúp lương, bị xúc phạm, bị ép làm thêm giờ cũng giảm hẳn.
Những công tác quản lý lao động tại nước ngoài :
4.1 Giải quyết những bất đồng mâu thuẫn phát sinh khi người lao động làm việc tại nước ngoài:
4.1.1 Mâu thuẫn chủ thợ:
Trường hợp người lao động ý thức kém vi phạm hợp đồng, vi phạm kỷ luật lao động, đại diện của trung tâm phải kịp thời nhắc nhở và có biện pháp xử lý tùy mức độ vi phạm của người lao động. Đây là tình huóng thường xảy ra vì người lao động Việt Nam đa phần xuất thân từ nông thôn trình độ thấp, ý thức chưa cao, chưa quen với tác phong làm việc công nghiệp.
Trường hợp chủ sử dụng lao động vi phạm hợp đồng, bắt người lao động làm việc quá sức, làm việc trong điều kiện nguy hiểm, tự ý khấu trừ tiền lương tiền làm thêm giờ mà không nêu rõ lý do hoặc lý do không chính đáng thì đại diện của trung tâm phải kịp thời khiếu nại đòi quyền lợi chính đáng cho người lao động.
4.1.2 Mâu thuẫn trong nội bộ lao động Việt Nam:
Chủ yếu mâu thuẫn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày. Đây là mâu thuẫn thường thấy khi lao động ở xa gia đình, có cuộc sống tập thể. Nhiều trường hợp người lao động ẩu đả sau khi đánh bạc, uống rượu…Những hành động này gây mất đoàn kết nội bộ, khiến uy tín của trung tâm giảm sút, suy nghĩ của người nước ngoài về lao động Việt Nam không tốt, do đó đại diện của trung tâm phải kịp thời can thiệp để ổn định trật tự, có hình thức xử phạt nghiêm khắc với những sai phạm và báo cáo trung tâm để xử lý.
Ngoài ra còn có trường hợp lao động Việt Nam giết mổ gia súc được coi là vi phạm phong tục tập quán của nước bản xứ đại diện trung tâm phải kịp thời nhắc nhở. Vậy công tác quản lý lao động tại nước ngoài chính là giải quyết những mâu thuẫn trên.
4.2 Quản lý lao động tránh trường hợp lao động bỏ trố làm việc cho chủ khác;
Văn phòng đại diện của trung tâm ở nước ngoài có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra giám sát người lao động không để xảy ra trường hợp người lao động trốn ra ngoài đi làm cho chủ khác bằng hình thức khởi kiện người lao động và người bảo lãnh cho lao động đó trước pháp luật của Việt Nam do hành động của người lao động gây thiệt hại cho trung tâm và gây mất uy tín của trung tâm .
4.3 Trường hợp người lao động bị tai nạn hoặc không may tử vong:
Trung tâm phối hợp với đối tác nước ngoài nhanh chóng giải quyết thủ tục bồi thường cho người lao động theo qui định của cơ quan bảo hiểm nước bạn và đưa thi hàI cũng như Tài sản của người lao động về nước. Trong trường hợp chủ sử dụng lao động gây khó khăn cũng như cơ quan bảo hiểm không chịu bồi thường đại diện trung tâm cần phối hợp với đại sứ quán của ta ở nước ngoài đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho người lao động và yêu cầu phía bạn thực hiện nghĩa vụ.
5.Thanh toán hợp đồng lao động khi người lao động về nước:
Sau khi kết thúc hợp đồng lao động nếu như chủ sử dụng lao động và người lao động đạt được thỏa thuận về một hợp đồng mới thì trung tâm và người lao động có trách nhiệm thực hiện tấtc cả các khoản qui định về quyền và nghĩa vụ của người lao động đối với trung tâm và chủ sử dụng lao động cũng như quyền hạn và nghĩa vụ của trung tâm và chủ sử dụng lao động với người lao động
Trường hợp không đạt được thỏa thuận về một hợp đồng mới thì trung tâm tiến hành các thủ tục giải phóng và thanh toán hợp đồng cho người lao động khi người lao động về nước trong vòng 1 tháng bao gồm việc thanh toán quyết toán các khoản Tài chính còn tồn tại, cấp các giấy tờ có liên quan đến việc chuyển trả người lao động về địa phương hoặc cơ quan người lao động trước khi đi xuất khẩu lao động.
IV. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM
1.Lập kế hoạch xuất khẩu lao động
1.1. Căn cứ lập kế hoạch xuất khẩu lao động :
1.1.1 Phân tích cầu về lao động xuất khẩu:
Trung tâm dựa vào tình hình xuất khẩu lao động năm trước, các hợp đồng đã ký được năm nay cũng như dự đoán những thay đổi về chính sách kinh tế của các nước tiếp nhận lao động có ảnh hưởng tới công tác xuất khẩu lao động như chính sách về tiền gửi ngân hàng, tiền lương, chính sách thu hút đầu tư, trợ cấp… để đưa ra kế hoạch xuất khẩu lao động
Cụ thể lấy thị trường Đài Loan làm thí dụ. Vì Đài Loan là thị trường chính, Trung tâm sẽ tiến hành dự đoán về nhu cầu tiếp nhận lao động của thị trường này, nếu không có gì thay đổi về mặt kinh tế thì khả năng tiếp nhận lao động của thị trường này là bao nhiêu. Những biến động có thể xảy ra ảnh hưởng tới nhập khẩu lao động là gì, nếu như xảy ra thì sẽ tác động như thế nào tới nhu cầu nhập khẩu lao động.
Tương tự với các thị trường khác, sau đó Trung tâm sẽ tổng hợp lại để đưa ra cầu về lao động của năm nay.
Sau khi xác định được tổng cầu lao động cần nhập khẩu của đối tác Trung tâm tiến hành phân loại lao động cần nhập khẩu theo các chỉ tiêu như:
+ Lao động giản đơn : khán hộ công, giúp việc gia đình, nông nghiệp…
+ Lao động có chuyên môn kỹ thuật: thuyền viên, công nhân may……
Từ đó có được cầu cụ thể về lao động
1.1.2 Phân tích cung lao động xuất khẩu :
Trung tâm tiến hành phân tích nguồn lao động trong nước có thể cung cấp cho thị trường lao động nước ngoài dựa vào một số tiêu chí đánh giá và phân loại:
+ Nguồn lao động dư thừa tại các địa phương
+ Lao động giản đơn có nhu cầu đi xuất khẩu lao động
+ Lao động có chuyên môn kỹ thuật muốn đi xuất khẩu lao động
+ Phân loại theo giới tính lao động muốn đi xuất khẩu lao động
+ Phân loại theo khả năng tàI chính lao động muốn đi xuất khẩu lao động
Từ những phân tích đánh giá trên Trung tâm sẽ xác định lượng lao động có thể cung cấp cho đối tác nước ngoài phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động
1.1.3 Cân đối cung cầu:
Dựa vào cung lao động trong nước đáp ứng yêu cầu đặt ra Trung tâm tiến hành một phép cân bằng khả năng cung cấp lao động và nhu cầu về lao động một cách chi tiết như
Cầu về lao động trong ngành xây dựng là bao nhiêu, khả năng cung ứng của nguồn lao động trong nước, cầu về lao động làm khán hộ công, giúp việc gia đình, nông nghiệp, công nhân may mặc… của đối tác là bao nhiêu, khả năng cung ứng của thị trường trong nước..
Từ những cân đối về cung cầu để đưa ra chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu lao động cho Trung tâm.
1.1.4 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Trung tâm :
Đánh giá về công tác xuất khẩu lao động của Trung tâm theo các tiêu thức ưu điểm, nhược điểm:
Ưu điểm:
+ Chất lượng lao động xuất khẩu của Trung tâm được đào tạo tốt
+ Uy tín của Trung tâm với đối tác nước ngoài cao
+ Uy tín của Trung tâm với người lao động trong nước cao
Nhược điểm
+ Cồng tác quản lý lao động ngoài nước chưa hiệu quả
+ Thị trường xuất khẩu của Trung tâm còn hạn hẹp
Ngoài ra Trung tâm đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận làm công tác xuất khẩu :
+ Bộ phận xuất khẩu lao động sang Đài Loan hoạt động có hiệu quả không, chưa hiệu quả ở điểm nào?
+ Bộ phận xuất khẩu lao động sang Malaysia hoạt động hiệu quả không?
Từ những phân tích cụ thể từng công đoạn của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm sau.
1.1.5 Phân tích môi trường chính sách của Nhà nước:
Những thay đổi về chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng xuất khẩu lao động của các công ty làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động. Trung tâm khi lập kế hoạch xuất khẩu lao động phải tiến hành phân tích các chính sách của Nhà nước có thể ảnh hưởng tới chức năng nhiệm vụ.
Cụ thể các chính sách có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động là lãi suất tiết kiệm, chính sách đầu tư, chính sách phúc lợi ưu đãi…
Nếu như lãi suất vay vốn ngân hàng giảm, nhu cầu đi lao động ở nước ngoài của người lao động sẽ tăng lên, vì người lao động có điều kiện vay vốn với lãi suất thấp, ngược lại nếu lãi suất tăng thì số lượng lao động có khả năng tham gia xuất khẩu lao động sẽ giảm.
Nếu chính phủ mở rộng môi trường đầu tư, khả năng thu hút lao động làm việc trong nước sẽ tăng do đó nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người dân sẽ giảm
Tương tự, nếu Nhà nước tiến hành cải cách tiền lương có lợi cho người lao động thì nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cũng sẽ giảm.
Do đó lập kế hoạch xuất khẩu lao động cần xem xét môI trường chinh sách trong nước để đưa ra chỉ tiêu xuất khẩu lao động .
1.2 Xác định mục tiêu của kế hoạch.
Tại Trung tâm kế hoạch xuất khẩu lao động bao gồm các mục tiêu cụ thể như:
+ Chỉ tiêu về chất lượng cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động
+ Chỉ tiêu về số lượng lao động tham gia
+ Chỉ tiêu về chất lượng đào tạo lao động xuất khẩu
+ Chỉ tiêu về doanh thu của Trung tâm
+ Chỉ tiêu về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên Trung tâm
+ Chỉ tiêu về thuế đóng cho Nhà nước.
1.3 Xác định các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu:
Để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu lao động đã đề ra thì những công tác cần làm của Trung tâm là
+ Ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài
+ Tuyển chọn lao động xuất khẩu
+ Đào tạo lao động xuất khẩu đã được tuyển chọn
+ Ký kết hợp đồng với người lao động
+ Quản lý người lao động đang làm việc tại nước ngoài
+ Quản lý người lao động sau khi kết thuc hợp đồng lao động
2. Kết quả thực hiện công tác xuất khẩu lao động tại trung tâm thời gian qua:
Việc thực hiện công tác xuất khẩu lao động tại trung tâm thời gian qua được thể hiện qua số liệu của bảng sau:
Bảng 2: Kết quả thực hiện xuất khẩu lao động
Tiêu thức
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng số LĐXK
60
217
1827
2133
475
1. Theo giới tính
Nam
36
25
1396
1178
154
Nữ
24
192
431
955
321
2. Theo nơi đi
Thanh Hoá
15
34
437
493
67
Nghệ An
8
27
315
355
32
Thái Nguyên
9
21
296
324
19
Thái Bình
17
43
174
526
85
Nơi khác
11
82
605
535
272
3.Theo nơi đến
Đài Loan
60
217
600
809
419
Malaysia
1221
2081
56
Nhật
30
ảRậpxêút
13
4. Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Lao động giản đơn
36
130
1538
1734
380
CNKT
24
87
289
399
95
5. Theo nghề tại nơi đến làm việc
Xây dựng
36
1087
1175
134
Nông nghiệp
60
133
261
376
Giúp việc gia đình
50
328
267
136
Khán hộ công
20
71
131
33
Thuyền viên
17
64
89
21
Công nhân may
24
62
188
216
67
Công nhân cơ khí
8
37
94
7
Phân tích bảng số liệu ta nhận thấy rằng hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động tại trung tâm ngày một gia tăng. Thời gian đầu trung tâm chủ yếu xuất khẩu lao động sang làm việc tại Đài Loan, thị trường lâu năm nhưng những năm gần đây thị trường đã mở rộng ra nhiều nước như Malaysia, Nga, Nhật, Arâp xêut…
Năm đầu tiên thực hiện công tác xuất khẩu lao động trung tâm chỉ mới đưa được 84 người đi làm việc tại Đài Loan nhưng ngay năm sau số lượng lao động đi xuất khẩu tăng lên gấp hơn 4 lần.
Năm 2003 đánh dấu một bước nhảy vọt của trung tâm khi số lượng lao động đi xuất khẩu tăng vọt, sở dĩ như vậy là do năm 2002 Trường đào tạo ngoại ngữ giáo dục định hướng Đông Anh ra đời khiến cho chất lượng lao động của trung tâm được đẩy mạnh, điều đó khẳng định hướng đi đúng đắn của lãnh đạo trung tâm.
Từ năm 2002 trung tâm đã mở rộng thị trường sang một số nước khác ngoài thị trường Đài Loan, thể hiện quyết tâm theo đuổi công tác xuất khẩu lao động.
Hết quí một năm 2004, số lượng lao động đi xuất khẩu của trung tâm giảm hơn so với cùng kì năm ngoáI, có thể nhận thấy khá rõ điều này là kết quả tất yếu của những thay đổi bất thường trong năm ngoáI như dịch bệnh SARS, khủng hoảng Tài chính và một số nước giảm đáng kể việc nhập khẩu lao động.
Qua việc xem xét một vài khía cạnh vừa nếu em có thể rút ra một vài suy nghĩ đó là tuy chỉ có bốn năm hoat động và trưởng thành nhưng trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động công ty VIRASIMEX đã thu được những thành công ban đầu, tuy còn hạn chế nhưng có thể nói công tác xuất khẩu lao động tại trung tâm đang đi đúng hướng.
V. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN THÁO GỠ TRONG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM :
1. Kết quả đạt được :
1.1 Số lượng lao động ngày càng tăng
Theo dõi bảng số 2 có thể nhận thấy khá rõ điều này.
Năm 2000 trung tâm bắt đầu tiến hành công tác xuất khẩu, số lượng lao động xuất khẩu năm đó là 84 người.
Tới năm 2001 số lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài tăng lên 217 người nghĩa là tăng gần gấp 3 lần.
Năm 2002 năm đầu tiên của xuất khẩu lao động sang Malaysia số lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài tăng đột biến, 1821 so với 217 của năm 2001, có thể đó là một thị trường mới đầy hứa hẹn.
Năm 2003 năm đầu tiên đánh dấu sự hoạt động của Trường đào tạo nghề và giáo dục định hướng, số lượng lao động đi xuất khẩu không ngừng tăng lên cả về qui mô và số lượng( tăng gần gấp đôi năm 2002). Điều này thể hiện hướng đi mới trong công tác xuất khẩu lao động của trung tâm là hoàn toàn đúng đắn và có thể thu được những kết quả khả quan. Trường tuy mới thành lập nhưng hoạt động có hiệu quả giúp cho trung tâm có thể giải quyết vấn đề chất lượng đào tạo lao động.
1.2 Số lượng và chất lượng đào tạo lao động xuất khẩu tăng lên:
Trước năm 2002, khi chưa có sự ra đời của Trường đào tạo ngoại ngữ giáo dục định hướng Đông Anh, trung tâm chưa có chức năng đào tạo lao động xuất khẩu, do đó phần hết lao động đưa đi xuất khẩu của trung tâm đều do liên kết với các đơn vị khác để đào tạo hoặc tuyển từ các địa phương rồi đưa đi làm việc không qua đào tạo, do đó chất lượng lao động không cao và qui mô của xuất khẩu còn nhỏ hẹp.
Từ khi Trường đào tạo ngoại ngữ giáo dục định hướng ra đời đã giải quyết được bàI toán chất lượng của lao động. Trung tâm không những tự đào tạo được lao động cho mình mà còn giúp các đơn vị khác đào tạo lao động xuất khẩu.
Số lượng và chất lượng của lao động được đào tạo tại trung tâm cũng không ngừng được nâng cao.
1.3. Thị trường xuất khẩu lao động của trung tâm ngày càng mở rộng:
Ban đầu trung tâm chỉ có đối tác là thị trường Đài Loan nhưng những năm sau đã có những đối tác mới từ thị trường Malaysia, Nga, Nhật…
Từ chỗ thị trường Đài Loan là chủ yếu và là duy nhất, thì nay thị trường Malaysia mới là thị trường thu hút nhiều lao động của trung tâm sang làm việc nhất.
Dự kiến những năm sau trung tâm sẽ xuất khẩu lao động sang một số nước khác như khối OPEC, Nam Mỹ, và khai thác những thị trường đang có hiệu quả hơn.
1.4 Doanh thu của trung tâm và thu nhập của cán bộ công nhân viên làm công tác xuất khẩu lao động ngày càng tăng;
Song song với việc công tác đào tạo và xuất khẩu lao động ngày càng mở rộng thì doanh thu của trung tâm ngày càng tăng và thu nhập của cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động là một tất yếu.
2. Những tồn tại trong công tác xuất khẩu lao động tại trung tâm :
2.1 Mức xuất khẩu lao động còn thấp so với tiềm năng thị trường :
Có thể thấy rằng tiềm năng lao động trong nước là rất lớn, số lượng lao động trong độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm hoặc việc làm thiếu ổn định còn phổ biến. Số người đi xuất khẩu lao động so với số lao động thực tế có thể đi xuất khẩu lao động còn rất hạn chế, do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tăng chỉ tiêu lao động đi làm việc tại nước ngoài.
Đó là hình thức vừa tăng doanh thu cho trung tâm vừa tạo việc làm cho người lao động.
Đối với thị trường lao động ngoài nước có thể nhận thấy mặc dù số lượng lao động đi xuất khẩu của trung tâm năm sau cao hơn năm trước nhưng tiềm năng thị trường lao động ngoài nước cầu vẫn rất lớn do tiền lương lao động Việt Nam khá thấp, tuy trình độ hạn chế nhưng lao động Việt Nam sáng tạo cần cù chịu khó và đó là những ưu điểm mà các chủ sử dụng lao động nước ngoài rất muốn tận dụng.
Có thể cho rằng mức xuất khẩu lao động của trung tâm như vậy vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng thị trường lao động và vẫn cần cải thiện để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ
2.2 Chất lượng lao động còn hạn chế:
Gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đưa tin về việc lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài tác phong làm việc cũng như trình độ chuyên môn, kiến thức xã hội còn nhiều hạn chế. Tình trạng vi phạm kỷ luật còn khá phổ biến, ngay trong nội bộ người lao động còn nảy sinh những bất đồng. Đó chính là nguyên nhân khiến cho công tác xuất khẩu lao động gặp khó khăn.
2.3 Quản lý lao động còn nhiều thiếu xót, tình trạng vi phạm kỷ luật, bị trả về nước vẫn còn:
Bảng 3:
Nước nhận lao động
LĐ bỏ trốn
Trục xuất
Đài Loan
77
5
Malaysia
10
0
Nhật
5
0
Qua bảng số liệu ta thấy tình trạng lao động vi phạm kỷ luật bị trả về nước vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với đối tác nước ngoài, đây cũng là vấn đề cần xem xét, giải quyết để công tác xuất khẩu lao động được hoàn thiện.
Nguyên nhân của tình trạng trên là công tác quản lý lao động xuất khẩu tại nước ngoài chưa đảm bảo hiệu quả.
Lao động Việt Nam khi hết thời hạn làm việc đã tự ý ở lại làm việc cho chủ khác,hoặc ngay trong quá trình làm việc theo hợp đồng người lao động cũng tự ý bỏ đi làm việc cho chủ khác gây ảnh hưởng tới uy tín của trung tâm.
Số lao động bị thải hồi là hậu quả của công tác đào tạo giáo dục định hướng chưa tốt nên người lao động không đủ năng lực làm việc, bị thải hồi hoặc lao động trong quá trình làm việc vi phạm nội qui,vi phạm truyền thống đạo đức.
Đó là những tồn tại cần khắc phục
3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên
3.1. Do hạn chế về tốc độ phát triển của nước ta so với quá trình hội nhập:
Do điều kiện nền kinh tế của nước ta còn nhiều hạn chế cơ cấu nền kinh tế đa phần là nông nghiệp, lao động hoạt động trong những lĩnh vực có trình độ thấp, ý thức chưa cao do đó khi đi xuất khẩu lao động làm việc trong một môi trường tác phong công nghiệp đòi hỏi một trình độ tương đối cao thì người lao động gặp khó khăn trong việc thích ứng.
Lao động Việt Nam khi đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài do trình độ thấp ý thức chưa cao chưa hiểu về phong tục tập quán của nước bạn nên thường vi phạm kỷ luật.
Người lao động làm việc xa nhà trong một môi trường mới do đó dễ nảy sinh những mâu thuẫn trong sinh hoạt hàng ngày.
3.2. Do khủng hoảng kinh tế trong khu vực nên xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn:
Năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS khiến cho nhiều ngành nghề kinh tế lâm vào khủng hoảng, do đó khả năng thu hút lao động hạn chế, vì thế công tác xuất khẩu lao động của trung tâm gặp nhiều khó khăn.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng Tài chính tại các nước Châu A nên khả năng thu hút lao động từ nước ngoài của nhiều thị trường lao động cũng gặp khó khăn.
Đây chính là nguyên nhân khiến cho công tác xuất khẩu lao động gặp trở ngại, yêu cầu đặt ra với nhà quản lý là làm thế nào để giải quyết những khó khăn ấy.
3.3 Do công tác quản lý của trung tâm chưa đạt yêu cầu :
Phải thừa nhận một điều rằng người lao động vi phạm kỷ luật khi làm việc ở nước ngoài còn nhiều, một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do công tác giáo dục tư tưởng và quản lý lao động của trung tâm còn hạn chế.
Người lao động đi làm việc trong một môi trường hoàn toàn mới trong khi nhận thức của người lao động chưa cao vì vậy công tác đào tạo giáo dục định hướng là vô cùng quan trọng để người lao động hiểu được phong tục tập quán nơi đến làm việc, cũng như nắm bắt được tác phong làm việc hiện đại.
Để người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình thì công tác đôn đốc quản lý trực tiếp tại nơi người lao động làm việc cũng là một việc làm hết sức cần thiết.
3.4 Do người lao động không đoàn kết đôi khi còn gây sự đánh lộn, không tuân theo hướng dẫn của cán bộ trung tâm:
Một nguyên nhân trong rất nhiều nguyên nhân được nói tới là do người lao động thiếu ý thức đoàn kết gây sự đánh lộn, đánh bạc…tại nơi làm việc.
Khi cán bộ trung tâm nhắc nhở không tuân thủ, điều này cũng gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý.
3.5 Do chủ sử dụng lao động nước ngoài không tuân thủ hợp đồng lao động:
Điều kiện làm việc kém chất lượng, không đảm bảo an toàn lao động, chủ sử dụng lao động ép người lao động Việt Nam làm việc quá giờ, trả lương trả thưởng không đúng qui định của hợp đồng.
Nhiều trường hợp chủ sử dụng lao động sau khi ký kết hợp đồng đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài đã tuyên bố phá sản, điều này gây khó dễ cho trung tâm.
VI. Các giải pháp khắc phục khó khăn:
1. GiảI pháp từ việc tìm cầu thị trường, tìm cầu lao động từ nước ngoài:
Đối với các thị trường sẵn có Trung tâm cần khai thác triệt để nhu cầu về lao động . Để làm được điều này Trung tâm cần tận dụng tối đa mối quan hệ đã tạo dựng được từ những năm qua với các đối tác cũ bằng cách nâng cao uy tín, tạo dựng lòng tin của đối tác bằng các biện pháp như quản lý chặt chẽ lao động hiện đang làm việc bên phía đối tác, tránh xảy ra những xung đột mâu thuẫn. Nâng cao trình độ lao động xuất khẩu, tăng cường công tác giáo dục định hướng.
Tìm hiểu kỹ những thay đổi về những chính sách kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động để kịp thời xử lý và đưa ra những quyết định phù hợp bảo đảm cho công tác xuất khẩu lao động có hiệu quả
Ngoài những đối tác đã có Trung tâm cần nỗ lực tìm kiếm thêm các đối tác mới để mở rộng thêm thị trường tại nước đã có quan hệ xuất khẩu lao động bằng cách thông qua các đối tác cũ, tạo dựng lòng tin và sự cộng tác của các đối tác mới.
Trung tâm cần tích cực theo dõi, tìm hiểu và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các nước khác, bởi đó biện pháp tăng quy mô và tạo cơ hội xuất khẩu
2. GiảI pháp tăng cường chất lượng lao động xuất khẩu:
Trong bất kỳ một hình thức kinh doanh nào thì chất lượng cũng là ưu tiên hàng đầu. Đối với xuất khẩu lao động nếu ta coi sức lao động là hàng hoá thì muốn cho hàng hoá đó có nhiều người mua điều quan trọng là phảI nâng cao chất lượng. Chính vì lẽ đó mà có thể nói rằng công tác xuất khẩu lao động cần lấy chất lượng lao động làm ưu tiên hàng đầu.
Nâng cao chất lượng lao động chính là hệ quả của một quá trình tuyển chọn lao động, đào tạo lao động.
Cần chú trọng tới khâu tuyển chọn lao động bởi lao động được tuyển chọn có đáp ứng được yêu cầu ban đầu mới có thể tiếp thu được chương trình đào tạo và có ý thức để hoàn thành tốt công việc
Lao động đixuất khẩu cần có một tay nghề tương đối vững vàng để khi làm việc trong một môI trường trình độ cao hơn có thể thích ứng và hoàn thành yêu cầu công việc
Lao động đI xuất khẩu cần phảI được giao dục định hướng tốt để có thể hiểu về phong tục tập quán của nước đến lao động tránh những trường hợp vi phạm truyền thống đạo đức nước bản địa gây ảnh hưởng tới uy tín của Trung tâm và làm xấu đI hình ảnh con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế
Người lao động cần phảI được giáo dục về truyền thống dân tộc để họ luôn tự hào và phát huy truyền thống đó trong khi lao động sản xuất.
Người lao động cần được rèn luyện tác phong làm việc hiện đại để có thể thích nghi với môI trường làm việc công nghiệp.
Người lao động cần được giáo dục về an toàn lao động tinh thần đoàn kết tương thân tương ái để có thể giúp đỡ nhau khi làm việc xa gia đình.
Nói tóm lại để nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động cần phảI tổ chức tốt công tác tuyển chọn và đào tạo lao động
3. Giải pháp bảo đảm quyền lợi cho người lao động :
Người lao động cần phảI được bảo đảm những quyền lợi chính đáng để tạo niềm tin cho người
Những lợi ích chính đáng mà người lao động được hưởng đó là tiền lương, tiền thưởng, những ưu đãI và điều kiện làm việc đảm bảo an toàn
Cán bộ Trung tâm cần theo dõi kịp thời sát sao trong quá trình làm việc của người lao động tại nước ngoài để tránh trường hợp người lao động bị chèn ép, chủ sử dụng lao động vi phạm hợp đồng.
Sau khi người lao động về nước Trung tâm cần nhanh chóng giải quyết mọi thủ tục cần thiết để giải phóng hợp đồng cho người lao động
4. Giải pháp tăng cường tính kỷ luật
Xử lý nghiêm minh những vi phạm trong quá trình hoạt động sản xuất để người lao động có ý thức trách nhiệm về những việc làm gây ảnh hưởng đến uy tín của Trung tâm
Đối với những vi phạm nghiêm trọng cần những hình phạt nặng để người lao động không tái phạm
Đối xử công bằng không phân biệt
Nếu như phía chủ sử dụng lao động vi phạm cần cương quyết đòi hỏi quyền lợi cho người lao động.
KẾT LUẬN
Trên đây là một vài suy nghĩ đánh giá của cá nhân em về công tác quản lý xuất khẩu lao động tại trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động – Công ty VIRASIMEX sau quá trình em thực tập tốt nghiệp tại đây.
Em nhận thấy rằng xuất khẩu lao động là một mô hình hoạt động có hiệu quả, nó vừa là giải pháp tạo việc làm cho một bộ phận lao động vừa tạo công ăn việc làm cho bộ phận cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động .
Bên cạnh đó xuất khẩu lao động cũng là hình thức tạo doanh thu cho các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động và cũng là hình thức tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Trên đây chỉ là đánh giá của cá nhân em nên nó mang tính chủ quan và còn nhiều thiếu xót, em cũng đưa ra một vài những suy nghĩ của bản thân mình kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác xuất khẩu lao động tại trung tâm, em hy vọng những suy nghĩ của bản thân em phần nào phản ánh được thực trạng đang diễn ra và những giải pháp có thể giúp đỡ trung tâm nơi em thực tập tháo gỡ những khó khăn.
Một lần nữa em xin cảm ơn cô giáo TS. Trần Thị Thu và cô giáo Ngô Quỳnh An đã tận tình hướng dẫn em thực hiện chuyên đề thực tập này cũng như gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động công ty VIRASIMEX nơi em thực tập đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm báo cáo chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0003.doc