Chuyên đề Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010

Quy hoạch là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho phát triển ngành nói riêng. Đặc biệt với ngành nông nghiệp thì việc quy hoạch cơ cấu cây trồng lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển của ngành để đáp ứng nhiệm vụ của ngành là tạo và cung cấp nguồn vốn ban đầu cho qúa trình CNH - HĐH nền kinh tế đất nước. Trong việc quy hoạch cơ cấu cây trồng cho ngành nông nghiệp thì việc nghiên cứu và quy hoạch cây bông là một việc hết sức có ý nghĩa trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp nói chung và cây bông nói riêng. Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài "Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010" nhằm mong muốn tìm ra được một số giải pháp với mong muốn có được một số kinh nghiệm trong công tác quy hoạch và có một số hữu ích cho các nhà quy hoạch phát triển nông nghiệp. Đề tài “quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông trong giai đoạn 2002 - 2010” đã nghiên cứu phân tích thực trạng quy hoạch phát triển cây bông vải ở nước ta trong những năm gần đây và những thuận lợi và khó khăn để phát triển trồng bông. Từ đó đề ra quy hoạch và một số giải pháp thực hiện quy hoạch và phát triển. Trong thời gian thực tập tại Vụ Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tôi đã cố gắng tìm hiểu thự tế việc nghiên cứu của Vụ. Tôi cũng được quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ về tàu liệu lý luận và thực trạng quy hoạch phát triển cây bông. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên trong đề tài nghiên cứu này còn có nhiều thiếu sót rất mong được sự góp ý giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô chú trong Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ nông nghiệp và nông thôn và các bạn sinh viên đặ biệt là sự góp ý của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng.

doc79 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0,8 176.000 0,4 88.000 - Divixin 0,3 180.000 - Admire 0,4 80.000 0,4 80.000 4.Công làm 220(công) 3.300.000 180(công) 2.700.000 5.Tổng chi 5.689.000 4.078.000 II.Tổng thu 2.270 16.804.000 1.310 10.812.000 III.Lợi nhuận 5.826.000 2.656.000 (Nguồn Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT ) So sánh hiệu quả kinh tế cây bông trồng ở mô hình và ruộng đại trà trên diện tích 1 ha lãi chênh lệch là 3.381.000 đồng. Với kết quả nàycho thấy trên một diện tích canh tác thâm canh bông bao giờ cũng tốt hơn canh tác quảng canh. 3.2. Tại Đồng Nai. Nếu trồng bắp lai hay đậu vụ 1, trồng bông vụ 2, đều cho thu nhập bình quân 6,4 triệu đồng, bằng 1,5 lần so với bắp vụ 2 và 1,7 lần so với đậu vụ 2. Thu nhập ngày công bình quân từ 37,120 đến 46,42 ngìn đồng. ở mô hình thâm canh, số hộ đạt năng suất bông 16 đến 20 tạ trên 1 ha, lãi 4,8 triệu đồng trên 1 ha và năng suất bông đạt 20 tạ/ ha, lãi 6,3 triệu đồng. 3.3. Tại Ninh Thuận. Bảng 11:Hiệu quả kinh tế trên các mô hình thâm canh bông tại Nha Hố trên 1 ha. Đơn vị: 1000 đồng. Chỉ tiêu Bông xen đậu xanh Bông hàng khép xen đậu xanh (1/2) Bông xen ngô (1/1) Tổng chi 8.534,8 9.377,3 10.158,8 - Thu cố định 4.584,8 4.584,8 4.584,8 - Công chăm sóc 1.050,0 1.125,0 1.050,0 - Công thu hoạch 1.242,5 1.369,0 1.180,0 - Phân bón 1.265,5 1.954,0 2.903,5 - Thuốc BVTV 345,0 345,0 440,0 Tổng thu 15.740,0 17.130,0 14.730,0 - Bông 14.190,0 15.730,0 10.230,0 - Ngô 4.500,0 - Đậu xanh 1.550,0 1.400,0 Lợi nhuận 7.205,2 7.753,7 4.572,2 (Nguồn Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT) Từ bảng số liệu trên ta thấy tại Ninh Thuận mô hình thâm canh bông( Bông hàng khép xen đậu xanh 1/2) là hiệu quả nhất nhưng theo mô hình bông xen đậu xanh thì tổng vốn đầu tư cho một ha là thấp nhất nhưng lợi nhuận cũng không kém mô hình bông hàng khép xen đậu xanh 1/2 là bao nhiêu vì thế ta có thể lựa chọn cả hai mô hình tuỳ theo từng điều kiện nhất định của các hộ gia đình. 3.4. Tại Cần Thơ. Vụ Đông Xuân năm 2000 – 2001, công ty bông Việt Nam đã thực hiện mô hình khuyến nông 4 ha tại huyện Phụng Hiệp. Kết quả cho thấy: - Tổng chi phí cho 1 ha bông: 5.845,09 ngàn đồng + chi phí vật tư: 2.893,09 ngàn đồng. + Chi phí lao động: 2.952,00 ngàn đồng. - Tổng thu cho 1 ha bông: 14.542,00 ngàn đồng(năng suất bình quân là 26,4 tạ/ha, giá bông hạt là 5.500đồng/1kg). - Thu nhập lãi cộng với công lao động: 11.648,91 ngàn đồng. - Lãi ròng /1 ha bông có lãi: 8.696,91 ngàn đồng. Nếu năng suất bình quân trong sản xuất đại trà đạt 20 tạ/ha, dự tính lãi ròng thu được gần 6 triệu đồng/ha. Như vậy việc trồng bông vụ đông xuân có lợi nhuận cao hơn nhiều so với loại cây trồng khác. 3.5. Tại Sóc Trăng. Gieo 0,9 ha trên đất màu tại P10, thị xã Sóc Trăng. Năng suất bình quân 19,9 tạ/ha thu nhập 7.908,82 ngàn đồng và lãi ròng là 5.100,82 ngàn đồng. 4. Đánh giá chung. Với những tiến bộ kỹ thuật về những giống lai, BVTV kỹ thuật canh tác, bố trí vùng sản xuất bông thích hợp diện tích bông công nghiệp đã không ngừng được mở rộng chủ yếu là 3 vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, sản lượng ngày càng tăng đã đáp ứng được 10 đến 15% nguyên liệu cho công nghiệp dệt. Trong 5 năm qua tốc độ tăng bình quân của sản xuất bông là 16%/năm cả về diện tích về sản lượng. Dưới đây là những thuận lợi và hạn chế về việc phát triển bông nước ta. 4.1. Thuận lợi. - Thị trường tiêu thụ bông xơ trong nước lớn và tương đối ổn định ngày càng tăng về số lượng. Đây là điều kiện rất quan trọng để mở rộng diện tích bông. Nừu chỉ thay thế bông nhập khẩu thì mặc dù có phát triển nhanh thì cũng phải mất hàng chục năm nữa ngành bông mới có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bông. Nhà nước rất quan tâm đầu tư phát triển ngành bông hiện nay cũng như trong tương lai. - Khoa học kỹ thuật: đã nghiên cứu và sản xuất được hạt giống lai F1 đưa vào sản xuất với ưu thế năng suất cao, chống chịu được với các loài sâu bệnh chủ yếu hại bông, đưa cây bông có thể cạnh tranh với cây trồng khác. Đây là điều kiện quan trọng nhất để phát triển ngành bông. Chương trình này đang được tích cực triển khai và nghiên cứu tạo ra giống bông tốt trồng vụ khô có tưới. - Về BVTV và kỹ thuật canh tác: Ngoài việc thành công tạo ra các giống kháng một số loại sâu bệnh và áp dụng kỹ thuật phòng trừ tổng hợp làm giảm số lần sử dụng thuốc trên 1 vụ, do đó làm giảm chi phí phun thuốc sâu bệnh đảm bảo mức sản xuất bình thường. - Việc chuyển bông trồng vụ mưa thu hoạch vào mùa khô ở các vùng không tưới cũng là thành công lớn để mở rộng diện tích bông ở các vùng ít tưới và không tưới. Do vậy diện tích bông có thể tăng nhanh ở cả hai vùng có tưới và không tưới. - Đã xây dựng được hệ thống tổ chức quản lý sản xuất bông với 7 chi nhanh, 2 xí nghiệp dịch vụ và 20 trạm dịch vụ kỹ thuật ở các vùng trồng bông. Về tổ chức sản xuất xây dựng được mô hình từ hộ nông dân trồng bông – công ty cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, khuyến nông bao tiêu sản phẩm với giá nông dân trồng bông có lãi, mua hết sản phẩm cho nông dân và làm cho nông dân yên tâm sản xuất. Bước đầu xây dựng được một số cơ sở chế biến và đã đang đào tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật cán bộ quản lý cho ngành bông. 4.2. Những hạn chế. - Điều kiện tự nhiên: Nước ta không nằm trong vùng thuận lợi để phát triển trồng bông với quy mô tập trung. Ruộng đất ít, lại phân tán, khó có thể cơ giới hoá cao trong việc trồng và chế biến bông. Việc thu mua, phân loại, nâng cao chất lượng bông khó hơn một số nước trồng bông khác. - Khả năng cạnh tranh: những vùng bông chính ở nước ta, cây bông phải cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác. nếu năng suất bông không cao, không hiệu quả kinh tế thì nông dân không trồng bông mà trồng các loại cây trồng khác. Tập quán trồng bông, kinh nghiệm của nông dân còn ít, nhiều vùng bông là cây trồng mới. - Hiện nay chúng ta chưa chủ động sản xuất đủ hạt giống lai cung cấp cho sản xuất. Vấn đề sâu bệnh đối với cây bông khi sản xuất bông ở những vùng lớn vẫn khó dự đoán đang cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu. Chương III. Quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông trong giai đoạn 2002 – 2010. I - Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển. 1. Mục tiêu phát triển. - Trồng được 230 ngàn ha bông, năng suất bình quân trên 22 tạ/ha bông hạt với sản lượng gần 500 ngàn tấn bông hạt tương đương 180 ngàn tấn bông xơ đáp ứng khoảng 70% yêu cầu nguyên liệu bông xơ cho ngành dệt, thay thế dần bông nhập khẩu, tiến tới tự túc nguyên liệu từ nguồn sản xuất trong nước. - Khai thác sản phẩm phụ bằng công nghệ hiện đại, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến khai thác như: dầu thực vật, chế biến thức ăn gia súc, phân bón. Đến năm 2010 đã đạt được khoảng 30 ngàn tấn dầu, hơn 200 tấn dầu khô. - Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trông nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giải quyết khâu tiêu thụ nông sản cho nông dân. - Góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của chính phủ (cây bông phát triển nhanh ở vùng sâu, vùng xa, ít đầu tư, hiệu quả nhanh, tận dụng sức lao động nhẹ, tạo việc làm cho khoảng 350 ngìn người lao động), thực hiện chương trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 2. Quan điểm về phương hướng quy hoạch và phát triển. Định hướng phát triển bông công nghiệp ở Đông Nam Bộ,Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, và Đồng Bằng Sông Cửu Long để đáp ứng được nhu cầu cung cấp nguyên liệu bông xơ cho công nghiệp dệt và khai thác hiệu quả tài nguyên khí hậu, đất đai nguồn nước và lao động của 3 vùng này. Do vậy nhất thiết phải được xây dựng trên những cơ sở quan điểm đúng đắn phù hợp quan điểm chung. Những quan điểm này được coi như những nền tảng, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng định hướng phát triển cây bông công nghiệp. 2.1. Phát huy cao độ lợi thế so sánh thị trường trong xu thế ngành dệt may. Ngày càng mở rộng thị trường mới và tăng quy mô xuất khẩu để phát triển trồng bông với tốc độ cao nhất với những bước đi chắn chắn và phát triển bền vững, có sự linh hoạt trong từng giai đoạn, phù hợp với những tiến bộ kỹ thuật về cây bông, đem lại hiệu quả cho người trồng bông và lợi ích cho Nhà nước. Những nhu cầu cấp bách đặt ra cho Nhà nước ta là phải phát triển vùng trồng bông để từng bước giải quyết nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dệt, thay thế hàng nhập khẩu tiến tới xuất khẩu. Trước mắt ngành bông rất cần lượng vốn đầu tư và Nhà nước cũng cần đầu tư cho ngành kể cả vốn ngoại tệ để ngành bông có đủ điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, phát triển sản xuất bông trên quy mô lớn, tạo ra nhiều sản phẩm bông xơ đáp ứng nhu cầu cho ngành dệt. Qua nhiều năm sản xuất bông vải, đến nay có thể nói trên địa bàn của 4 vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ,Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long đã được nông dân và các cấp lãnh đạo chính quyền đánh giá cây bông là cây trồng có hiệu qủa kinh tế cao. Để phát triển bông vải với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững tạo tiền để thực hiện thắng lợi kế hoạch tăng tốc mở rộng diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng bông xơ trong những năm tới. Ngoài những vấn đề chủ trương chính sách, vấn đề khoa học kỹ thuật trong sản xuất, công nghệ chế biến, tổ chức sản xuất đến thị trường tiêu thụ, giá thành, giá cả là rất cần thiết. 2.2. Phát triển bông hàng hoá đơn vị cơ bản là hộ nông dân ở các vùng. Tạo nên các vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo quy hoạch đã được duyệt, cung cấp bông xơ ổn định cho các nhà máy dệt. ở đây, người sản xuất bông là chủ thể sản xuất. Quan điểm này làm tri thức, kinh nghiệm và trình độ sản xuất của người trồng bông càng phong phú, thông tin về giá cả thị trường được nhanh chóng và chuẩn xác. Hình thành vùng sản xuất bông tập trung 4 vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long phải quán triệt đầy đủ các vấn đề đặt ra có tính kiên quyết cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá đó là sản xuất với chủng loại gì, chế biến bông như thế nào, tiêu thụ bông vải ở đâu. Căn cứ vào yêu cầu đó để tạo ra những vùng bông ổn định trong 4 vùng, có chất lượng càng cao và khối lượng sản phẩm ngày càng lớn cung cấp bông xơ ổn định cho các nhà máy dệt. Theo quan điểm hệ thống, bông là một bộ phận không thể tách rời nền kinh tế quốc dân. Do vậy, phát triển vùng sản xuất bông hàng hoá tập trung phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Với phương pháp phân tích lô gíc, bản thân sản xuất bông vải cũng là một hệ thống bao gồm nhiều công đoạn như: sản xuất – chế biến, thu mua – công nghiệp dệt, ở vùng sản xuất bông hàng hoá phải được bố trí tập trung thành những vùng sản xuất lớn phải tính toán đầy đủ toàn diện, phát triển đồng bộ các công đoạn trên theo lịch trình của sản xuất hàng hoá gắn nông nghiệp với công nghiệp và thị trường. Hình thành phát triển vùng sản xuất bông tập trung ở 4 vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long theo kiểu sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải thâm canh cao, chuyên môn hoá kết hợp với kinh doanh tổng hợp và tham gia vào quá trình phân công lao động của toàn vùng. 2.3. Hình thành vùng sản xuất bông thâm canh cao trong điều kiện có tưới. Mặc dù cây bông có ưu thế cao trong hoàn cảnh bất lợi(khả năng kéo dài sinh trưởng phát triển khi mưa nhiều, khả năng chịu hạn do hệ rễ cọc…) nhưng theo những dự báo về khí tượng thì tính chất phức tạp của thời tiết ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy cần phải tìm những biện pháp ổn định hơn nhằm nâng cao năng suất cây trồng hơn. Đó là phải hình thành những vùng bông thâm canh cao trong điều kiện có tưới. Sản xuất bông trong điều kiện có tưới sẽ cho năng suất cao, từ 2 đến 3 tấn/ha, để làm được việc này phải nâng cao trình độ thâm canh của nông dân, phải có sự đầu tư hợp lý, đặc biệt là đầu tư về khoa học kỹ thuật, các công trình thuỷ lợi và chính những điểm này sẽ tác động đến sự phát triển bền vững và ổn định vốn có hiện nay của sản xuất bông. 2.4. Các đơn vị quốc doanh làm nhiệm vụ sản xuất hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật. Dịch vụ hai đầu và chế biến bông xơ. Khuyến khích nông dân, các thành phần kinh tế khác, tạo điều kiện để nông dân tham gia mua cổ phần, góp vốn, ký hợp đồng kinh tế…Nhằm gắn liền quyền lợi của người trồng bông với các nhà máy chế biến. 2.5. Quan điểm về sử dụng đầy đủ nguồn lao động trong nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động. 2.6. Quan điểm quy hoạch phải đi đôi với điều kiện tự nhiên, với chế biến, với cơ sở hạ tầng và đặc biệt với thuỷ lợi. 2.7. Quan điểm sản xuất dựa trên tăng quy mô, năng suất, tăng chất lượng bông và hạ giá thành. II. Xây dựng quy hoạch các lĩnh vực cho từng vùng. 1. Xây dựng quy hoạch bố trí sử dụng đất. Đưa cây bông vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng bông ở nhiều vùng có điều kiện thích hợp, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo nghị quyết 09/2000 của TTCP về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đối với cây bông tiêu chuẩn được đánh giá dựa trên yêu cầu canh tác, yêu cầu về khí hậu đất đai. Kết quả phân tích đánh giá qua các số liệu sẵn có và khảo sát thực địa đất đai phù hợp cho cây bông phát triển ở các tỉnh trong 5 vùng có khác nhau. Kết quả trên là cơ sở chủ yếu để bố trí sử dụng đất trồng bông cho vùng Đông Nam Bộ,Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long từ nay đến năm 2010 quy mô phát triển bông ở 4 vùng trên như sau: 1.1. Vùng Tây Nguyên Khả năng đất thích hợp và rất thích hợp cho trồng bông trong vùng là 496.900 ha. Năm 2005 có thể đưa lên 25.000 ha. Năm 2010 đưa lên 40.000ha. vùng này có những thuận lợi và khó khăn sau: Chuyển 5.000 ha diện tích dự kiến bố trí sản xuất lúa xuân sang trồng bông, có thể chuyển 1.000 ha đất trồng cạn vùng thấp có khả năng giải quyết nước tưới sang trồng bông. Tăng vụ trên đất trồng cạn ngắn ngày 15.000 ha và chuyển 9.000 ha đất trồng đậu tương, đậu xanh, ngô… vụ 2 sang trồng bông. Thuận lợi: - Tiềm năng đất còn rất lớn, trồng bông thuần hay trồng xen canh với cây trồng khác ở hai vụ cho hiệu quả cao và không cạnh tranh đất với các loại cây trồng khác. - Năng suất bông cao. Khó khăn: - Chủ yếu trồng bông nhờ nước trời chiếm khoảng 90% diện tich, chất lượng ít ổn định. - Hạ tầng cơ sở kém, đặc biệt hệ thống giao thông đến các huyện, xã ở nông thôn và đến các buôn làng bà con dân tộc. - Chưa có quy hoạch phát triển vùng bông (mới có quy hoạch vùng bông Đak lak và Gia Lai). Những vấn đề cần giải quyết: - Đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đến các thôn xã trồng bông. - Có các chính sách ưu đãi cho nông dân trồng bông đặc biệt là bà con dân tộc. 1.2. Vùng Đông Nam Bộ. Quỹ đất thích hợp và rất thích hợp cho trồng bông là 1.609.500ha phấn đấu năm 2005 đưa lên 15.000 ha và năm 2010 là 35.000 ha. Chuyển 8.500 ha đất trồng lúa vụ Đông Xuân sang trồng bông (tập trung chủ yếu ở Xuân Lộc, Đồng Nai, Xuyên Mộc, Long Đất…) Chuyển 1.500 ha đất cây trồng cạn có khả năng giải quyết nước tưới sang trồng bông (tập trung chủ yếu ở Xuân Lộc, Đồng Nai, Long Đất và Bà Rịa Vũng Tàu) Chuyển 10.000 ha đất cây trồng cạn vụ 2: Đậu xanh, Đậu tương, ngô sang trồng bông. Thuận lợi: - Quỹ đất thích hợp cho trồng bông là rất lớn. - Gần các trung tâm công nghiệp, hạ tầng cơ sở tương đối tốt. Khó khăn: - Phần lớn diện tích trồng bông vào mùa mưa nhờ nước trời chiếm khoảng 67% diện tích, nhưng gần đây thời tiết khí hậu không ổn định ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bông. - ảnh hưởng của việc đô thị hoá, công nghiệp hoá làm thiếu lực lượng lao động trẻ cho việc trồng bông. - So với các cây trồng khác thì đất trồng giành cho trồng bông xấu hơn nên ảnh hưởng đến năng suất bông. - Do có nhiều đơn vị tổ chức sản xuất bông, nên thiếu thống nhất về chính sách đầu tư cho nông dân, xảy ra hiện tượng tranh mua tranh bán trong những năm thuận lợi, còn những năm không thuận lợi thì gây ra khó khăn cho nông dân trong việc tiêu thụ bông. Những vấn đề cần giải quyết: - Quy hoạch lại vùng bông và giành đất thích hợp để trồng bông. - Đưa các đơn vị sản xuất bông vào một hệ thống tổ chức thống nhất và hiệu quả kinh tế cây bông. 1.3.Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Quỹ đất thích hợp và rất thích hợp cho việc trồng bông là 246.200 ha phấn đấu đến năm 2005 đưa lên 35.000 ha và năm 2010 là 75.000 ha. Chuyển 42.000ha lúa đông xuân trên chân đất cao, vùng cao khó khăn về nước tưới sang trồng bông. Chuyển 9.200 ha đất màu cây công nghiệp ngắn ngày ở vùng đất thấp có điều kiện giải quyết nước tưới sang trồng bông. Chuyển 20.000 ha đất cây trồng cạn vùng đồi sang trồng bông vụ 2. Diện tích còn lại là mở rộng khai hoang tập trung chủ yếu tại Bình Thuận. Thuận lợi: - Điều kiện khí hậu, thích hợp cho việc trồng bông vụ khô. - Cây bông không chịu sự cạnh tranh gay gắt với các loại cây trồng khác. Khó khăn: - Hạ tầng cơ sở thiếu, đặc biệt là hệ thống tưới tiêu. - Điều kiện thời tiết thất thường làm cho việc sản xuất bông vụ mưa không chủ động và thiếu ổn định, ở vùng này chủ yếu trồng bông cần nước tưới. Những vấn đề cần giải quyết: - Chuyển một số diện tích lúa nước, vụ xuân không chủ động nước, hiệu quả thấp sang trồng bông. - Xây dựng những vùng bông thâm canh có tưới năng suất cao, chất lượng tốt. 1.4.Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Có quỹ đất thích hợp và rất thích hợp cho cây trồng bông là 905.000 ha, năm 2005 đưa diện tích lên 40.000 ha và năm 2010 là 80.000 ha, chuyên canh có tưới để thay thế một số diện tích sản xuất lúa hiện nay. Chuyển 77.000 ha lúa đông xuân sang trồng bông, chuyển 3000 ha cây trồng cạn vụ 2 thuộc tỉnh An Giang sang trồng bông. Thuận lợi: - Việc xuất khẩu gạo hiện nay gặp nhiều khó khắn, cây bông có thời cơ góp phần vào chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vùng. - Có thể trồng được bông vụ khô có tưới năng suất cao, chất lượng tốt. Khó khăn: - Vùng này chưa có quy hoạch để phát triển bông. - Điều kiện giao thông nông thôn khó khăn. - Nông dân chưa trồng bông. Những vấn đề cần giải quyết: - Phải quy hoạch ngay vùng bông Đồng Bằng Sông Cửu Long. - Đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông nông thôn. - Xây dựng các mô hình sản xuất bông để mở rộng ra sản xuất lớn. Cây bông có thể trồng thuần hoặc xen canh, gối vụ với các loại cây trồng khác như các loại đậu, bắp vụ 2, nên không tranh chấp đất đai với các loại cây trồng khác. Ngoài ra bông có thể trồng xen với các loại cây công nghiệp lâu năm trong giai đoạn chưa phát tán làm tăng thu nhập và hiệu quả sử dụng đất. 1.5. Dự kiến về diện tích và năng suất bông ở nước ta giai đoạn 2001 - 2010. + Về diện tích trồng bông (Số liệu cụ thể được thể hiện trong Bảng 9) Bảng 12: Dự kiến diện tích trồng bông 2001-2010 Đơn vị tính: ha Stt Vùng, tỉnh 2001 - 2002 2005 2010 Tổng Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời Tổng Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời Tổng Vụ khô có tưới Vụ mưa nướctrời I ĐNTB 7.700 3.500 4.200 35.000 25.350 9.650 75.000 51.200 23.800 1 Quảng Nam - - - 1000 1000 - 2000 2000 - 2 Quảng Ngãi 1.500 1.000 500 1.000 800 200 3.000 2.500 500 3 Bình Định 900 500 400 2.000 1.500 500 5.000 4000 1.000 4 Phú Yên 500 300 200 2.000 1.500 500 5.000 3.000 2.000 5 Khánh Hoà 400 200 200 2.000 1.500 500 5.000 3.000 2.000 6 Ninh Thuận 1.000 500 500 4.500 2.550 1.950 10.000 6.500 3.500 7 BìnhThuận 3.400 1.000 2.400 22.500 16.500 6.000 45.000 30.200 14.800 II TN 14.600 500 14.100 25.000 4.000 21.000 40.000 6.000 34.000 1 Kon Tum - - - 1.000 - 1.000 2.000 - 2000 2 Gia Lai 2050 500 1550 5000 2000 3000 10000 3000 7000 3 Đăk Lăk 12550 - 12550 18000 2000 16000 25000 3000 22000 4 Lâm Đồng - - - 1000 - 1.000 3.000 - 3.000 III ĐNB 7.700 600 7.100 15.000 6.000 9.000 35.000 10.000 25.000 1 Bình Phước 1.000 - 1000 3.500 - 3.500 10.000 - 10.000 2 Đồng Nai 5.200 500 4.700 8.000 3.000 5.000 15.000 5.000 10.000 3 BR-VT 1.500 100 1.400 3.500 3.000 500 10.000 5.000 5000 IV ĐBSCL 1.150 1.150 - 40.000 38.500 1.500 80.000 77.000 3.000 1 Đồng Tháp 150 150 - 5.000 5.000 - 10.000 10.000 - 2 Vĩnh Long - - - 5.000 5.000 - 10.000 10.000 - 3 Trà Vinh 150 150 - 5.000 5.000 - 10.000 10.000 - 4 Bến Tre - - - 2.500 2.500 - 5.000 5.000 - 5 An Giang 150 150 - 7.500 6.000 1.500 15.000 12.000 3.000 6 Cần Thơ 600 600 - 7.500 7.500 - 15.000 15.000 - 7 Sóc Trăng 100 100 - 7.500 7.500 - 15.000 15.000 - Tổng 31.150 5.750 25.400 115.000 73.850 41.150 30.000 144.200 85.800 (Nguồn số liệu của vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT) Qua bảng trên ta thấy trong tương lai diện tích trồng bông sẽ tiếp tục được mở rộng ở các tỉnh trong cả 4 vùng trồng bông chính của nước ta. Dự kiến năm 2001-2002 diện tích của cả nước chỉ là 31.150 ha trong đó vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là 7.700 ha, Tây Nguyên là 14.600 ha, Đông Nam Bộ là 7.700 ha, Đồng Bằng Sông Cửu Long là 1.150 ha. Nhưng dự kiến đến năm 2010 cả nước là 300.000 ha trong đó vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là 75.000 ha, vùng Tây Nguyên là 40.000 ha, vùng Đông Nam Bộ là 35.000 ha, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 80.000 ha. Bảng 13: Dự kiến năng suất bông năm 2001-2010. Đơn vị tính: tạ/ha Stt Vùng, tỉnh 2001-2002 2005 2010 Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời I ĐNTB 14,00 8,36 19,63 13,86 21,86 15,57 1 Quảng Nam - - 18,00 - 20,00 - 2 Quảng Ngãi 15,00 8,0 18,00 14,00 20,00 17,00 3 Bình Định 18,00 12,5 20,00 17,00 22,00 18,00 4 Phú Yên 16,00 10,00 20,00 16,00 22,00 18,00 5 Khánh Hoà 16,00 10,00 20,00 16,00 22,00 18,00 6 Ninh Thuận 16,00 8,00 19,41 16,00 22,00 18,00 7 BìnhThuận 17,00 10,00 22,00 17,00 25,00 20,00 II TN 4,25 6,50 11,00 14,50 12,50 16,50 1 Kon Tum - - - 13,00 - 15,00 2 Gia Lai 17,00 13,00 22,00 16,00 25,00 18,00 3 Đăk Lăk - 13,00 22,00 16,00 25,00 18,00 4 Lâm Đồng - - - 13,00 - 15,00 III ĐNB 10,33 10,67 14,67 13,67 16,67 16,00 1 Bình Phước - 10,00 - 11,00 12,00 2 Đồng Nai 16,00 12,00 22,00 15,00 25,00 18,00 3 BR-VT 15,00 10,00 22,00 15,00 25,00 18,00 IV ĐBSCL 14,29 - 20,29 2,57 23,71 2,57 1 Đồng Tháp 20,00 - 22,00 - 25,00 - 2 Vĩnh Long - - 18,00 - 22,00 - 3 Trà Vinh 20,00 - 22,00 - 25,00 - 4 Bến Tre - - 18,00 - 22,00 - 5 An Giang 20,00 - 18,00 18,00 22,00 18,00 6 Cần Thơ 20,00 - 22,00 - 25,00 - 7 Sóc Trăng 20,00 - 22,00 - 25,00 - Tổng 10,72 6,38 16,40 11,15 18,68 12,66 (Nguồn Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và NT). Từ bảng số liệu trên ta thấy năng suất bông có sự tăng nên đáng kể. Trong vụ 2001 - 2002 năng suất chung của cả nước vụ khô có tưới là 10,72 tạ/ ha, vụ mưa nhờ nước trời là 6,38 tạ/ha trong đó vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ vụ khô có tưới là 14 tạ/ha, vụ mưa nhờ nước trời là 8,36 tạ/ha, Tây Nguyên vụ khô có tưới là 4,25 tạ/ha, vụ mưa là 6,5tạ/ha Đông Nam Bộ vụ khô là 10,33 tạ/ha, vụ mưa là 10,67, Đồng Bằng Sông Cửu Long vụ khô là 14,29 tạ/ ha. Dự tính đến năm 2010 năng suất của cả nước vụ khô là 18,68 tạ/ha, vụ mưa là 12,66 tạ/ha trong đó Duyên Hải Nam Trung Bộ vụ khô là 21,86 tạ/ha, vụ mưa là 15,57 tạ/ha, Tây Nguyên vụ khô là 12,5 tạ/ha, vụ mưa là 16,5 tạ/ha, Đông Nam Bộ vụ khô là 16,67 tạ/ha, vụ mưa là 16 tạ/ha, Đồng Bằng Sông Cửu Long vụ khô là 23,71 tạ/ha, vụ mưa là 2,57 tạ/ha. 2. Quy hoạch cơ sở hạ tầng. Chủ yếu tập trung ở hai vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải Nam Trung Bộ: 2.1. Đồng Bằng Sông Cửu Long: 77.000 ha làm bông vụ khô chuyển từ tưới cho lúa Đông Xuân sang tưới cho bông. Không cần đầu tư xây dựng mới thuỷ lợi khi chuyển đất lúa đông xuân sang trồng bông. Đầu tư để kiên cố hoá kênh mương: 80 tỷ đồng. 2.2. Vùng Ninh Thuận Bình Thuận: Gần 40.000 ha bông có tưới. Giải pháp tưới là xây các hồ, đập và các công trình thuỷ lợi tưới cho bông và các cây trồng khác. Bao gồm các công trình sau : Hệ thống sông Lòng Sông(bắt đầu xây dựng):1500 ha bông được tưới, trong đó đã tưới được 300 ha. Hệ thống Phan Rí – Phan Thiết:25000 ha bông có tưới, thuộc 3 công trình Sông Luỹ, Sông Cà Dây và Sông Quao (xây dựng mứi hồ Sông Luỹ ). Hệ thống hồ Sông Dinh Ba (xây dựng mới): 4000 ha bông có tưới. Hệ thống hồ Tà Bao (xây dựng mới): 8000 ha bông có tưới. Hệ thống hồ Tân Giang (Ninh phước): 2500 ha bông có tưới. Mức đầu tư trung bình cho 1 ha canh tác có tưới là 50 triệu đồng 1 ha gieo trồng có tưới từ 20 –25 triệu đồng. Lượng nước sử dụng tưới cho bông bằng 1/3 lượng nước tưới cho lúa.Trích mức đầu tư để tưới cho 1ha gieo trồng bông từ 7-10 triệu đồng. Tổng đầu tư tưới cho vùng bông Ninh Thuận, Bình Thuận khoảng 350 400 tỷ đồng. 2.3. Các vùng khác: Diện tích bông có tưới là hơn 30000 ha, chuyển đất trồng lúa và các cây trồng khác hiệu quả không bằng bông ở vùng ajunpa, Bình định, Phú Yên sau trồng vụ khô thâm canh. Xây dựng mới công trình nhỏ, kiên cố hoá kênh mương với tổng đầu tư là 50 tỷ đồng. 3. Quy hoạch các cơ sở công nghiệp chế biến. 3.1. Nâng cấp các nhà máy hiện có. Để đảm bảo chất lượng bông xơ trong những năm tới cần đầu tư mở rộng các nhà máy hiện có *Nhà máy chế biến bông Đắk Lắk 1. Đặt tại thành phố Buôn Mê Thuột: Hiện nay có công suất cán 8000- 10000 tấn/năm, nâng công suất lên 15.000 tấn/năm. *2 nhà máy chế biến bông tại Đồng Nai. Đặt tại xã Hố Nai 3, Huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Hiện nay có công suất cán bông 5.000- 6.000 tấn/năm, nâng công suất lên 20.000 tấn/năm. Đặt tại khu công nghiệp Biên Hoà, nâng công suất lên 20.000 tấn/ năm. *Nhà máy chế biến bông Bình Thuận. Đặt tạ khu công nghiệp thị xã Phan Thiết. Hiện nay có công suất cán 2.000-3.000 tấn/ năm, nâng công suất lên 50.000 tấn/năm. *Nhà máy chế biến bông Nha Trang. Đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Hiện nay có công suất cán bông 3.000- 3.500 tấn/ năm, nâng công suất lên 15. 000 tấn/năm. 3.2. Xây dựng mới *Nhà máy cán bông hạt. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ ở Bình Thuận: Xây dựng mới 2 nhà máy cán bông trong đó 1 nhà máy công suất 15.000 tấn/năm đặt tại Tánh Linh và một nhà máy 30.000 tấn/năm đặt tại thị xã Phan Thiết . ở Ninh Thuận: Xây dựng mới một nhà máy công suất 15.000 tấn/năm đặt tại Phan Rang –Tháp Chàm. ở Bình Định (Quy Nhơn) xây dựng 1 nhà máy cán bông công suất 30.000 tấn/năm. Vùng Tây Nguyên : ở Đăk Lăk: Xây dựng mới 2 nhà máy cán bông: Nhà máy cán bông Tâm Thắng (Đắk Lắk 2) đặt tại huyên Cư Jut công suất 15.000 tấn/năm (vào năm 2002- 2003) và một nhà máy Đắk Lắk 3 công suất 15.000 tấn/năm vào năm 2005 đặt tại Buôn Mê Thuật . ở Gia Lai: Xây dựng 2 cụm chế biến bông ở ChưSê và An Khê tương ứng công suất 12.000 tấn/năm và 6.000 tấn/năm. Vùng Đông Nam Bộ . ở Bình Phước: Xây dựng mới 1 nhà máy công suất 15.000 tấn/năm ở Bà Rịa-Vũng Tàu: xây dựng mới 1 nhà máy côngt suất 15000 tấn/năm. Nhà máy ép dầu: - Xây dựng nhà máy ép dầu Đồng Nai công suất 15.000 tấn/năm. Xây dựng nhà máy ép dầu tại Bình Thuận công suất 90.000 tấn/năm. Xây dựng 2 nhà máy ép dầu Đắk Lắk (đặt tại Buôn MêThuột ): 1nhà máy công suất 6.000 tấn/năm và 1 nhà máy công suất 4.000 tấn/năm. Xây dựng nhà máy ép dầu tại Cần Thơ công suất 100.000 tấn/năm. Việc nâng cấp và xây dựng mới các Nhà máy chế biến bông được thể hiện qua bảng sau. Bảng 14: Quy hoạch đầu tư các nhà máy chế biến bông của nước ta. Các vùng, tỉnh Nâng cấp Xây dựng mới S.L C.suất Vốn S.L C.suất Vốn I. Duyên Hải Nam Trung Bộ 1. Nhà máy cán bông 65.000 77 4 180.000 160 -Bình Thuận: 2 +TP Phan Thiết 1 50.000 50 1 30.000 50 +Tánh Linh 1 15.000 30 -Ninh Thuận 1 15.000 30 -Khánh Hoà(Nha Trang) 1 15.000 27 -Bình Định (Quy Nhơn) 1 30.000 50 2. Nhà máy ép dầu(BT) 1 90.000 60 II. Tây Nguyên 1.Nhà máy cán bông 1 15.000 31 4 48.000 139 - Đăk Lăk 1 (BMT) 1 15.000 31 - Đăk Lăk 2 (TâmThắng) 1 15.000 46 - Đăk Lăk 3 (BM Thuột) 1 15.000 46 - ChưSê (Gia Lai) 1 12.000 27 - An Khê (Gia Lai) 1 6.000 20 2. Nhà máy ép dầu - Đăk Lăk (BM Thuột) 1 40.000 35 III. Đông Nam Bộ 1.Nhà máy cán bông 2 40.000 62 2 30.000 60 - Đồng Nai 2 40.000 62 + Hố Nai 1 20.000 31 + Biên Hoà 1 20.000 31 - Bình Phước 1 15.000 30 - BR-VT 1 15.000 30 2.Nhà máy ép dầu + Đồng Nai 1 40.000 35 IV. Đồng Bằng SCL 1.Nhà máy cán bông 7 200.000 190 - Cần Thơ 1 50 - An Giang 1 30 - Trà Vinh 1 20 - Vĩnh Long 1 30 - Bến Tre 1 10 - Sóc Trăng 1 30 - ĐồngTháp 1 20 2. Nhà máy ép dầu (CT) 1 100.000 Ghi chú: SL: Số lượng. Vốn:Đơn vị tỷ đồng (Nguồn: Vụ quy hoạch và kế hoạch- Bộ NN và PTNT) III. Tính toán và dự tính vốn đầu tư cho các lĩnh vực. 1. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Tiếp tục đầu tư nâng cấp trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố. Đầu tư cho viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long và Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Tây Nguyên, để chuyển giao kỹ thuật trồng bông cho vùng. Đầu tư cho các trạm nghiên cứu giống lai. Đào tạo các cán bộ chuyên sâu cho các viện. Các viện, trung tâm có dự án riêng để trình Bộ Nông Nghiệp và PTNT và Bộ Công nghiệp. Cần phải nghiên ccứu giải quyết trong lĩnh vực trồng trọt và trong công nghệ chế biến xơ, ép dầu bông tận dụng sản phẩm phụ. Tính trung bình kinh phí hàng năm để nghiên cứu thời gian qua và ước thực hiện trong thời gian tới. Mỗi năm ngành cần 4,5 tỷ đồng cho ngành nghiên cứu và đào tạo cán bộ (trong nước cũng như du học nước ngoài). Nhà nước cần đầu tư kinh phí sự nghiệp hàng năm trên đây mới có thể đảm bảo sự phát triển không ngừng của sự nghiệp trồng bông vải Hàng năm với diện tích mới mở rộng, Công ty Bông Việt Nam đều phải đầu tư công tác khuyến nông từ tập huấn kỹ thuật, xây dựng hệ thống khuyến nông cấp II làm các mô hình trình điển. Qua nhiều năm tổng kết cho thấy để mở rộng 1 ha trồng bông mới kinh phí khuyến nông mà công ty bông phải bỏ ra là 300.000 đồng/ ha. Do đó số lượng kinh phí khuyến nông mà Nhà nước cần xem xét cấp hàng năm 15 tỷ đồng theo tăng diện tích thực tế mở rộng cho công ty bông Việt Nam bằng vốn ngân sách sự nghiệp đảm bảo cho hoàn thành nhiệm vụ chiến lược được giao. Tổng đầu là 45 tỷ đồng. 2. Đầu tư cho nông dân trồng bông. - Dân trồng bông rất nghèo đang phải lo bữa ăn hàng ngày, không có tích luỹ. Đầu tư cho nông dân để giúp cho người dân đầu tư cho thâm canh sản xuất bông lai, đạt năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao. - Theo tổng kết của hiệp hội bông, mỗi héc ta trồng bông lai cần đầu tư từ 1,5 – 2 triệu VND. Tuỳ theo diện tích sản xuất bông hàng năm, đề nghị nhà nước xét cho nông dân các vùng trồng bông được vay vốn khoảng 46 tỷVND/năm với lãi suất ưu đãi nhất đặc biệt trong những năm đầu sản xuất đến khi định hình ổn định 230 ngàn ha. 3. Đầu tư sản xuất giống bông lai F1. Căn cứ vào kế hoạch phát triển và mở rộng diện tích 4 vùng từ nay đến năm 2010 phải đạt diện tích khoảng 230 ngàn ha, với tốc độ phát triển 25-30% trong những năm đầu và từ nay đến năm 2005 các giống bông lai chiễm cơ cấu 85-90% những năm về sau. Nhu cầu hạt giống tăng để đáp ứng cho nông dân trồng bông, ngoài các giống hiện nay như: VN20, VN35…phải còn sử dụng các giống lai có tiềm năng, năng suất cao trong tương lai Bảng 15: Dự kiến số lượng giống sản xuất và tiêu thụ giai đoạn 2001-2005 Năm 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2010-2011 Diện tích(ha) 31.650 50.000 80.000 100.000 120.000 230.000 Sản lượng giống lai(tấn) 100 170 275 340 390 920 Sản lượng giống thuần(tấn) 27 30 45 60 70 100 (Nguồn Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT) ) Đến năm 2010 lượng giống bông lai cần là rất lớn. Trong điều kiện canh tác hợp lý, mỗi ha gieo trồng bông cần 4 kg hạt giống lai. Nhu cầu hạt giống cần đến năm 2010 (chưa kể giống dự phòng) là trên 920 tấn hạt giống tương đương với diện tích sản xuất hạt giống cần phải có là 672ha. Quan điểm chung: Cơ sở sản xuất giống phải được xây dựng trên vùng thuận lợi về khí hậu thời tiết, đất đai và dồi dào lao động. Cần xác định giống bông thích hợp với từng loại đất và từng vùng sinh thái để từ đó bố trí mạng lưới sản xuất hạt giống F1. - Những năm đầu, sản xuất giống bông lai F1: tập trung chủ yếu tại xí nghiệp giống cây trồng và Viện nghiên cứu Bông và cây có Sợi Nha Hố. Khi nhu cầu số lượng tăng có thể sản xuất ngoài dân ở các vùng lân cận. Diện tích của xí nghiệp giống cây trồng và Viện nghiên cứu có khoảng 270 ha để sản xuất giống. Năng lực sản xuất giống 1 năm hai vụ là 2 tấn/ha/năm thì viện nghiên cứu bông và cây có sợi và xí nghiệp giống cây trồng có thể sản xuất cung cấp cho dân khoảng 540 tấn. Chuẩn bị điều kiện để sản xuất giống cho giai đoạn sau. Những năm tiếp theo cần phải tổ chức ba trại giống để sản xuất, bước đầu sản xuất các giống bất dục hoặc các giống lai bình thường có quy mô khoảng 100- 200 ha để làm quen kỹ thuật và quy trình sản xuất nhằm dự phòng các phương án khi có nhu cầu lớn. + Trại Ninh Phước có diện tích 100 ha đặt tại xã Phước Sơn, đất tốt dân số có trình độ, ở gần xí nghiệp giống cây trồng Nha Hố và Viện nghiên cứu bông và cây sợi Nha Hố, năng lực sản xuất 100 tấn/ năm +Trại Ninh Hải: Diện tích 100 ha đặt tai xã Xuân Hải (nông trường bông thành sơn), năng lực 100 tấn/năm. + Trại Hàm Thuận Bắc:Diện tích 200 ha,(trong đó sử dụng đất trong dân là 100 ha) đặt tại Ma Lâm xa Hàm Phú. Năng lực sản xuất 200 tấn công tác kế hoạch hoá/ năm. Các trại giống này tổ chức mạng lưới sản xuất tới từng hộ nông dân sản xuất giỏi, biết tiếp thu khoa học kỹ thuật, dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của trại và trại thu mua lại toàn bộ số bông, tổ chức cán và thu hạt để xử lý thành giống. Sản xuất giống theo phương pháp này rất có lợi vì đầu tư nhà nước sẽ không nhiều nhưng các cơ sở sản xuất giống hạt phải quản lý, giám sát chặt chẽ việc sản xuất giống, không để lọt những giống xấu đưa vào sản xuất. Tổng vốn đầu tư cho sản xuất giống bông lai F1 là 27 tỷ đồng . 4. Đầu tư cho hệ thống chế biến. 4.1. Đầu tư cho công nghệ chế biến. Cần phải hoàn chỉnh gấp quy trình chế biến bông trước mắt cần nhập 1 dây truyền hoàn chỉnh về chế biến và dựa theo những kỹ thuật tiên tiến, từng bước cải thiện hệ thống chế biến sẵn có để nâng cao toàn diện chất lượng xơ trong toàn ngành. 4.2. Đầu tư cho quy mô chế biến. Dựa vào dự kiến kế hoạch sản xuất bông 2001- 2010 cân đối theo sản lượng bông từng vùng và tính chất sản xuất bông có thể bố trí quy mô sản xuất bông như sau: - Cần xây dựng những nhà máy chế biến công suất từ 10- 30 ngàn tấn/ năm. Tuỳ theo số lượng hàng năm mà mử rộng thêm quy mô nhằm tiết kiệm vốn đầu tư. - Các vùng sản xuất bông sản lượng còn thấp từ 1000- 2000 tấn/năm thì xây dựng các cụm chế biến quy mô nhỏ trang thiết bị máy móc …công suất thấp từ 10- 20 tấn/ ngày hoặc trang bị các máy móc nhập đơn lẻ theo dây truyền và các máy sản xuất trong nước đã cải tiến dựa theo các dây truyền hiện đại. - Đối với các đơn vị sản xuất giống như các trung tâm .., trạm, trại giống, nông trường sản xuất giống, tì trang thiết bị nhiều máy cống suất thấp hơn 1,2 tấn/ca để dễ dàng làm vệ sinh máy nhằm tránh lẫn giống. - Những địa bàn với diện tích trồng bông còn xa cụm chế biến trung tâm thì xây dựng cụm chế biến nhỏ trang bị n2-3 máy công suất 1,2 tấn/ca để nâng cao hiệu quả chế biến. 5. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tập trung cho đầu tư thuỷ lợi kết hợp với giao thông để tưới tiêu cho bông ở hai vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải nam Trung Bộ. Tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi và giao thông khoảng 480 –530 tỷ đồng. 6. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển bông đến 2010. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển bông đến năm 2010 được thể hiện qua bảng sau. Bảng 16: Nhu cầu vốn đầu tư cho đề án phát triển bông đến năm2010. Đơn vị: tỷ đồng TT Hạng mục Vốn đầu tư cần có Bình quân năm Nguồn vốn 1 điều tra quy hoạch 10 1,0 Ngân sách 2 Sự nghiệp khoa học 45 4,5 Ngân sách 3 Khuyến nông 150 15,0 Ngân sách 4 Đào tạo cán bộ mới 8 0,8 Ngân sách 5 Dự phòng hạt giống 80 8,0 Ngân sách 6 Đầu tư hạ tầng vùng bông 650 65,0 Ngân sách 7 Hỗ trợ 1% lãi suất dự trữ bông xơ 150 Ngân sách 8 Đầu tư cho các cơ sở sản giống 27 Ngân sách 9 Đầu tư chế biến - Bông xơ -Dỗu bông 920 720 200 92,0 72,0 20,0 Vay Vay Vay 10 Vốn cho sản xuất 460 46,0 Vay và huy động Tổng cộng 2.500 250 (Nguồn: Vụ quy hoạch và kế hoạch- Bộ NN và PTNT) Vốn ngân sách đầu tư là 1.120 tỷ đồng, chiếm 44,8 %, mỗi năm bình quân là 100- 110 tỷ đồng, tương đương 7-8 triệu USD/năm. Tóm lại, vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách là nguồn vốn quyết định nhất trong quá trình phát triển của ngành bông, tuy nhiên để phát triển ngành bông một cách hiệu quả hơn nữa thì nguồn vốn vay và huy động cũng đóng vai trò rất quan trọng. IV.Các chính sách cơ bản để thực hiện quy hoạch. Để ngành bông phát triển với tốc độ cao nhất với những bước đi chắc chắn và bền vững, cần có chính những chính sách thoả đáng và đồng bộ bao gồm những nôi dung chính sau. 1. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở chế biến bông hạt, từng bước thực hiện cổ phần hoá các nhà máy xí nghiệp hiện có. 2. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư sản xuất giống, trồng bông, chế biến bông và các sản phẩm phụ: phát triển mô hình kinh tế trang trại trồng bông. 3. Về đầu tư tín dụng. 3.1. Vốn ngân sách Nhà Nước đầu tư cho - Xây dựng cơ sở nghiên cứu sản xuất gốc và giống lai F1 - Nhập các giống có khả năng kháng sâu bệnh và cho năng suất, chất lượng cao. - Đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất bông ở các vùng trọng điểm để duy trì các giống bông gốc và sản xuất đủ các giống bông lai F1 cung ứng cho người trồng bông. - Hỗ trợ giống + Cho không giống gốc đối với các hộ nông dân tham gia sản xuất giống F1 + Trợ giá giống 3 năm đầu cho nông dân trồng bông. Năm đầu trợ giá 60%, năm thứ hai 50%, năm thứ ba 30%. - Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, đầu tư các công trình xử lý nước thải, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới. 3.2. Vốn tín dụng - Đầu tư theo kế hoạch Nhà nước: xây dựng, nâng cấp, đổi mới thiết bị các cơ sở chế biến. - Các cơ sở chế biến bông được vay vốn ưu đãi để đầu tư. 3.3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam : Chỉ đạo Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các tổ chức tín dụng thực hiện quyết định số 67/1999/QĐ- TTg ngày 30/3/1999 của Thủ Tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn bảo đảm đủ vốn và kịp thời cho người trồng bông vay mua giống, nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất bông hạt, cho các tổ chức, cá nhân vay vốn tiêu thụ bông hạt. 3.4. Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính tìm các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư, liên doanh, phát triển sản xuất giống, sản xuất bông hạt quy mô lớn, đảm bảo chất lượng cho công nghiệp dệt may. 4. Về khoa học và công nghệ. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống mới, để nhanh chóng có giống bông đạt năng suất trên 3 tấn/ha với nhiều tổ hợp lai, dòng bất dục của Việt Nam. - Các Viện Nghiên cứu khoa học nông nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nông nghiệp phối hợp với trung tâm nghiên cứu cây bông, nghiên cứu lai tạo các giống có tính kháng sâu bệnh cho năng suất, chất lượng cao. - Tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ khoa học kỹ thuật cho Viện nghiên cứu bông và cây có sợi Nha Hố có năng lực nghiên cứu, tạo giống bông có năng suất cao, chất lượng tôt đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp dệt may trong nước. - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kế hoạch khuyến nông hàng năm trong kế hoạch khuyến nông của Bộ nhằm tăng cường công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến hộ trồng bông, tổng kết những mô hình hộ nông dân trồng bông giỏi để phổ biến kinh nghiệm cho các hộ khác tham quan học tập, nghiên cứu, tổng kết các mô hình phát triển bông ở các vùng sinh thái Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long để triển khai mở rộng. -Nnghiên cứu các mô hình canh tác xen canh, gối vụ để đưa cây bông vào cơ cấu cây trồng ổn định của một số vùng đã có các công trình thuỷ lơị. - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam chỉ đạo thực hiện tốt Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 8/1/1998 về Dự án phát triển bông và các cây trồng xen canh, luân canh với bông vay vốn của cơ quan phát triển Pháp (AFD). 5. Về tiêu thụ. - Bộ Công Nghiệp, tổng công ty Dệt May Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp dệt may ưu tiên tiêu thụ bông xơ của các cơ sở chế biến, cán ép bông hạt trong nước. Giải quyết hài hoà lợi ích giữa các doanh nghiệp dệt may, chế biến bông hạt và người trồng bông. -Trên cơ sở tham khảo ý kiến của ban vật giá Chính phủ, tổng Công ty Dệt may thống nhất với Uỷ ban nhân dân các tỉnh trồng bông công bố giá mua bông hạt tối thiểu (giá sàn) cho người trồng bông ngay từ đầu vụ, đảm bảo lợi ích của người trồng bông có mức thu nhập cao hơn so với cây trồng khác trên một đơn vị diện tích. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trồng bông chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc tiêu thụ bông hạt trên địa bàn và không để các tổ chức, cá nhân ép cấp, ép giá, gây thiệt hại cho người trồng bông. - Ký hợp đồng trước vụ về giá thu mua bông đảm bảo cho người trồng bông có lãi. Phân loại bông để thu mua khuyến khích nâng cao chất lượng bông sản xuất ra. 6. Về quỹ bảo hiểm cây bông vải. - Hàng năm Bộ Công Nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Dệt may Việt Nam trích 1-2 % trị giá nguyên liệu bông xơ nhập khẩu để lập quỹ bảo hiểm cây bông. Lập quỹ dự trữ bông xơ theo sản lượng hàng năm. Hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho bông xơ giữ trong kho 3 tháng để ổn định sản xuất. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Dệt may Việt Nam ban hành quy chế quản lý và sử dụng quỹ này 7. Thuế. Được áp dụng mức khấu trừ đầu vào khi tính thuế VAT 5%(hiện nay 2%) cho thu mua bông hạt. Không đánh thuế VAT đối với hạt giống sản xuất trong nước. V. Kiến nghị và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Bộ Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về sản xuất nguyên liệu. Phối hợp với các tỉnh để quy hoạch, lập kế hoạch trồng bông lâu dài và từng năm. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, công tác nghiên cứu về giống kỹ thuật canh tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm thu mua hết bông xơ cho các cơ sở chế biến và quản lý nhà nước về công nghệ chế biến sử dụng bông. Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần xây dựng kế hoạch hàng năm, quy hoạch các vùng trồng bông, chế biến tiêu thụ bông trong tỉnh. Tổng công ty Dệt may Việt Nam trực tiếp là công ty Bông chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng, chế biến bông hạt, sản xuất đủ giống lai tốt cung cấp cho sản xuất . Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, chế biến kinh doanh bông. Lập hiệp hội bông để bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và kinh doanh trong ngành bông. VI. Hiệu quả của việc quy hoạch. 1. Hiệu quả kinh tế. 1.1. Tăng thu nhập cho người trồng bông, cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất từ trong nước cho ngành công nghiệp Dệt may, nhà nước tiết kiệm được quỹ dự trữ ngoại tệ mạnh trong nhập khẩu bông xơ (lấy giá bông xơ bình quân nhiều năm là 1.600 USD/tấn) năm 2005 là 118,26 triệu USD và năm 2010 là 267,84 triệu USD để có điều kiện đầu tư cho các ngành phân phối khác. Năm 2005: Dầu bông là 13,3 ngàn tấn, trị giá 115,71 tỷ đồng, bã dầu bông 90,4 ngàn tấn, trị giá 180,8 tỷ đồng. Năm 2010 dầu bông 30.000 tấn, trị giá 261 tỷ đồng, bã dầu bông 204,6 ngàn tấn, trị giá 409,2 tỷ đồng. Trồng bông so với giá mua vẫn có lãi từ 1.800 – 2.700 đ/kg. 1.2. Tài nguyên đất đai, lao động được sử dụng có hiệu quả và hợp lý hơn tăng hệ số sử dụng đất. Bảng 17:Giá thành sản xuất và hiệu quả kinh tế bông năm 2010. TT Diễn giải ĐVT Bông có tưới Bông nhờ nước trời Số lượng Thành tiền(đồng) Số lượng Thành tiền(đồng) I Năng suất Kg 2.400 1.750 II Chi phí sản xuất 6.960.000 5.533.000 1 Giống Kg 3,5 350.000 3,5 350.000 2 Phân bón Kg 1.280.000 1.048.000 3 Thuốc sâu các loại 150.000 100.000 4 Chi phí làm đất 360.000 200.000 5 Thuỷ lợi phí 450.000 6 Công lao dộng Công 200 4.000.000 3.600.000 7 Lãi vay ngân hàng 170.000 135.000 8 Thuế sử dụng đất 200.000 100.000 III Giá trị bông hạt 12.000.000 8.750.000 Thu nhập thực tế 7.040.000 5.567 Thu nhập thự tế/ công 35.200 31.000 IV Giá thành bông hạt Kg 2.800 3.700 (Nguồn Vụ quy hoạch và kế hoạch- Bộ NN và PTNT) Bảng 18: Một số chỉ tiêu tổng quát. TT Chỉ tiêu 2001/2002 2005 2010 Số lượng Giá trị (tỷ đồng) Số lượng Giá trị (tỷ đồng) Số lượng Giá trị (tỷ đồng) 1 Diện tích(1000ha) 31 115 230 2 Năng suất (tạ/ha) 13 19 22 3 Sản lượng bông (1000tấn) 40.3 219 496 4 Sản lượng bông xơ (1000tấn) 14,5 290 78,84 1.576,8 178,56 3.571,2 5 Hạt bông (1000tấn) 22,2 120,5 272,8 6 Dầu bông(1000tấn) 13,25 115,28 30 261 7 Bã dầu khô(1000tấn) 90,38 180,76 204,60 409,2 Tổng giá trị thu được qua chế biến hạt bông 296,04 670,2 (Nguồn Vụ quy hoạch và kế hoạch- Bộ NN và PTNT) Sau khi diện tích bông đạt ổn định khoảng 230.000 ha thì dự án sẽ thu hồi vốn trong khoảng 5-6 năm. 1.3.Thu nhập thực tế trên đơn vị diện tích canh tác có cây bông cao hơn so với việc trồng các loại cây trồng khác trong cùng một điều kiện…khuyến cáo nên duy trì mô hình trồng bông xen cây họ đậu, cây ngô vừa có hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ tăng độ phì đất canh tác và giữ cân bằng hệ sinh thái, hạn chế sâu hại thành dịch. Mặt khác việc trồng xen làm cho bà con nông dân an tâm để đưa một số loại cây trồng mới vào hệ thống canh tác tại địa phương. 1.4.Đơn vị kinh doanh bông có lãi tạo điều kiện tái đầu tư cho sản xuất và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển bông. Sau 5 năm thự hiện dự án đối với nông dân trồng bông thu được tổng giá trị từ bán bông hạt cho nhà nước tăng từ 290 tỷ đồng nên 1.576,8 tỷ đồng(tăng 5,5 lần) và sau 10 năm tăng nên 3.571,2 tỷ đồng(tăng 12,3 lần). Đơn vị sản xuất bông có lãi cho 1 kg là 2.262 đồng/kg có điều kiện mở rộng diện tích đầu tư thâm canh theo như tính toán trong quy hoạch. 2. Hiệu quả về xã hội. 2.1.Phát triển cây bông vải đến năm 2010 sẽ giả quyết việc làm cho 350.00 lao động trong nông nghiệp và hàng ngàn lao động ngành công nghiệp chế biến. Giúp người nông dân quen dần sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo tâm lý gắn bó quan hệ nông nghiêp và công nghiệp. 2.2 Tạo những cơ sở chế biến công nghiệp tại các tỉnh và các địa phương như cán bông, ép dầu để làm tăng giá trị sản xuất, góp phần phát triển công nghiệp các tỉnh và các địa phương. Khi có điều kiện sẽ mở ra nhiều ngành công nghiệp chế biến khác từ sản phẩm bông như kéo sợi, dệt may để tăng giá trị sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm nâng cao trình độ dân trí. 3.Hiệu quả môi trường. 3.1. Đưa cây bông vào hệ thống phát triển nên 230.000 ha (nhờ nước trời 37%, có tưới 63%) luân xen canh với cây trồng khác góp phần tăng hiệu quả kinh tế và phủ xanh đất canh tác, chống xói mòn, chống rửa trôi bề mặt, hình thành hệ canh tác nhiều tầng trong nông nghiệp theo hướng tốt hơn hệ môi trường sinh thái. 3.2.Tạo việc làm ổn định có thu nhập cho đồng bào các dân tộc nhằm xoá đói giảm nghèo và hạn chế hiện tượng du canh du cư, đốt phá rừng thành lương rẫy ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái và môi trường tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Bằng Sông Cửu Long. Kết luận Quy hoạch là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho phát triển ngành nói riêng. Đặc biệt với ngành nông nghiệp thì việc quy hoạch cơ cấu cây trồng lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển của ngành để đáp ứng nhiệm vụ của ngành là tạo và cung cấp nguồn vốn ban đầu cho qúa trình CNH - HĐH nền kinh tế đất nước. Trong việc quy hoạch cơ cấu cây trồng cho ngành nông nghiệp thì việc nghiên cứu và quy hoạch cây bông là một việc hết sức có ý nghĩa trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp nói chung và cây bông nói riêng. Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài "Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010" nhằm mong muốn tìm ra được một số giải pháp với mong muốn có được một số kinh nghiệm trong công tác quy hoạch và có một số hữu ích cho các nhà quy hoạch phát triển nông nghiệp. Đề tài “quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông trong giai đoạn 2002 - 2010” đã nghiên cứu phân tích thực trạng quy hoạch phát triển cây bông vải ở nước ta trong những năm gần đây và những thuận lợi và khó khăn để phát triển trồng bông. Từ đó đề ra quy hoạch và một số giải pháp thực hiện quy hoạch và phát triển. Trong thời gian thực tập tại Vụ Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tôi đã cố gắng tìm hiểu thự tế việc nghiên cứu của Vụ. Tôi cũng được quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ về tàu liệu lý luận và thực trạng quy hoạch phát triển cây bông. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên trong đề tài nghiên cứu này còn có nhiều thiếu sót rất mong được sự góp ý giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô chú trong Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ nông nghiệp và nông thôn và các bạn sinh viên đặ biệt là sự góp ý của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Tiến Dũng và các cán bộ trong Vụ. Sinh viên: Nguyễn Văn Chinh. Tài liệu tham khảo. Giáo trình kinh tế phát triển tập I,II, khoa kế hoạch và phát triển, trường ĐHKTQD, Nhà xuất bản thống kê 2000. Bài giảng quy hoạch vùng lãnh thổ - Trường ĐHNN I - Hà Nội 2000. Bài giảng quy hoạch phát triển nông nghiệp - Trường ĐHNN I - Hà Nội 2000. Bài giảng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Trường ĐHNN I - Hà Nội 2000. Quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội- 1999. Báo cáo thực trạng phát triển bông toàn quốc năm 2000- 2001 - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn- Viện quy hoạch và TKNN. Bài giảng KHHPTKT- XH khoa kế hoạch & phát triển -Trường ĐHKHTQD. Bài giảng kế hoạch hóa lãnh thổ khoa kế hoạch & phát triển -Trường ĐHKHTQD. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, tạp chí KTPT, Kinh tế & Dự báo... Và một số tài liệu khác có liên quan. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29136.doc
Tài liệu liên quan