Chuyên đề Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ 2 I. Nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ phải trả 2 1. Nội dung khoản mục 2 2. Đặc điểm 2 3. Mục tiêu kiểm toán 3 II. Lập kế hoạch Kiểm toán khoản mục nợ phải trả 3 1. Thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng và các bên có liên quan 4 2. Thực hiện các thủ tục phân tích đối với khoản mục nợ phải trả 8 3. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của khoản mục nợ phải trả 9 4. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát 13 5. Chương trình Kiểm toán 18 III. Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục nợ phải trả 18 1. Thực hiện thử nghiệm kiểm toán 18 1.1. Đối với nợ phải trả người bán 18 1.2. Đối với nợ phải trả công nhân viên 19 1.3. Đối với các khoản vay 22 2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 23 2.1. Các thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải trả người bán 23 2.2. Các thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải trả công nhân viên 28 2.3. Các thử nghiệm cơ bản đối với các khoản vay 30 IV- Kết thúc và lập báo cáo kiểm toán 32 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A &C) 34 I- Giới thiệu chung về công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 34 1. Đặc điểm chung của công ty 34 2. Tổ chức bộ máy của Công ty (Chi nhánh Hà Nội) 37 3. Chương trình kiểm toán của Công ty 39 3.1. Chương trình kiểm toán phải trả người bán 39 3.2. Chương trình kiểm toán phải trả công nhân viên 41 3.3. Chương trình kiểm toán các khoản vay 42 II. Tình hình thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả của công ty HAL 44 1. Vài nét sơ bộ về Công ty HAL 44 2. Thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả của công ty HAL 47 2.1. Chuẩn bị kiểm toán khoản mục nợ phải trả trên báo cáo tài chính của công ty HAL 47 2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả trên báo cáo tài chính của công ty HAL 47 3. Kết thúc kiểm toán khoản mục nợ phải trả của Công ty HAL 69 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A &C) 72 I. Nhận xét chung về vấn đề thực hiện quy trình kiểm toán 72 1. Đánh giá giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 73 2. Đánh giá giai đoạn thực hiện kiểm toán 73 3. Đánh giá giai đoạn kết thúc kiểm toán 74 II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả 75 1. Đối với các bên hữu quan 75 2. Đối với Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 78 KẾT LUẬN 82 LỜI MỞ ĐẦU Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp đều phải lập Báo cáo tài chính vào cuối mỗi niên độ kế toán. Trong đó, Bảng cân đối kế toán là một bộ phận hợp thành có vị trí đặc biệt quan trọng. Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại các thời điểm đầu và kết thúc của niên độ kế toán. Trong các chỉ tiêu thể hiện trên Bảng cân đối kế toán thì các khoản mục thanh toán được xem là những khoản mục trọng yếu vì chúng thường được coi là nguồn tài trợ cho sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khoản mục thanh toán bao gồm các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Do những khoản mục này dễ phát sinh gian lận và sai sót có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, kiểm toán các khoản mục thanh toán là một trong những nội dung hết sức quan trọng và cần thiết. Do đó, em đã lựa chọn chuyên đề “Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C)”. Mỗi doanh nghiệp có nhiều nợ phải trả khác nhau. Tuy nhiên, trong bài viết này em chỉ xin đề cập đến một số nội dung của khoản mục nợ phải trả bao gồm: - Nợ phải trả người bán; - Nợ phải trả công nhân viên; - Nợ phải trả các khoản vay. Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả. Chương II: Thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C). Chương III: Nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C).

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2545 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cung ứng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu cho khu công nghiệp. - Tư vấn và dịch vụ đầu tư, xây dựng cho khu công nghiệp. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm: - Trung tâm điện tử công nghiệp và tự động hoá - Trung tâm công nghệ thông tin - Trung tâm cơ khí điện tử - Trung tâm thương mại - Khối văn phòng Công ty - Xí nghiệp điện tử Thành Công - Ban quản lý dự án khu công nghiệp Sài Đồng B - Ban quản lý dự án xây dựng nhà máy công nghệ cao Ngân hàng giao dịch: - Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội - Ngân hàng Công thương Việt Nam Hình thức sở hữu: là doanh nghiệp Nhà nước. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá hàng tồn kho: bình quân gia quyền. Chế độ kế toán: Công ty áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số 167/2000/QĐ/BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ: Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập báo cáo là VNĐ. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổi sang VNĐ theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ được xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 44TC/TCDN ngày 08/07/1997 và Thông tư số 101/2000/TT-BTC ngày 17/10/2000 của Bộ Tài chính. Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định: Giá trị tài sản cố định xác định bằng nguyên giá trừ hao mòn luỹ kế. Tài sản cố định khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao được xác định phù hợp với Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dung và trích khấu hao tài sản cố định. Tỷ lệ khấu hao cho các nhóm tài sản như sau: Nhóm tài sản Nhà cửa, vật kiến trúc Phương tiện vận tải Thiết bị sản xuất Dụng cụ văn phòng Tài sản cố định vô hình Số năm khấu hao 4 – 43 10 8 – 15 8 5 – 40 2- Thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả của Công ty HAL Công việc kiểm toán khoản mục nợ phải trả theo quy định của Công ty bao gồm: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 2.1- Chuẩn bị kiểm toán khoản mục nợ phải trả trên Báo cáo tài chính của Công ty HAL Kiểm toán viên xem xét hồ sơ thường trực kiểm toán Công ty HAL để có hiểu biết các thông tin chung liên quan đến nợ phải trả của khách hàng. Đồng thời, kết hợp với việc phỏng vấn nhân viên kế toán đơn vị khách hàng để xác định những thay đổi về kế toán nợ phải trả (nếu có). Các thông tin kiểm toán viên thu thập trong chuẩn bị kiểm toán giúp cho kiểm toán viên hình thành hướng tiến hành công việc khi thực hiện kiểm toán. Các thông tin liên quan đến khách hàng kiểm toán viên cần thu thập đã được trình bày ở phần trên (Mục II.1). Sau khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, công việc của kiểm toán viên chuyển sang giai đoạn thực hiện chương trình kiểm toán nợ phải trả. 2.2- Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả trên Báo cáo tài chính của Công ty HAL Mục đích của thực hiện kiểm toán nợ phải trả là thu thập các bằng chứng về nợ phải trả của Công ty HAL: nợ phải trả có hiện hữu, có đầy đủ, có thể hiện nghĩa vụ của đơn vị, có được trình bày và công bố. Các bằng chứng này chính là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra các nhận định về tính trung thực, hợp lý của khoản mục nợ phải trả và các khoản mục có liên quan trên Báo cáo tài chính của đơn vị. Để thu thập được các bằng chứng kiểm toán về nợ phải trả của Công ty HAL, kiểm toán viên thực hiện chương trình kiểm toán đã dẫn ở trên. Chương trình này bao gồm: thực hiện các thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết với nợ phải trả. 2.2.1- Đối với nợ phải trả người bán a) Thủ tục phân tích Thủ tục phân tích đối với nợ phải trả người bán của Công ty HAL Năm 2002 Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch Phải trả người bán 6.383.327.496 5.514.409.637 -868.917.859 Phải trả người bán Nợ phải trả 19,57% 12,04% -7,53% Phải trả người bán Tổng nguồn vốn 1,97% 1,6% -0,37% Kiểm toán viên nhận định: nợ phải trả người bán chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số nợ phải trả của đơn vị. Nợ phải trả người bán năm 2002 có giảm so với năm trước nhưng không đáng kể do không có sự biến động lớn về số lượng các nhà cung cấp. Sau khi thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết khoản phải trả người bán. b) Thủ tục kiểm tra chi tiết Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng về tính trung thực và hợp lý của khoản mục nợ phải trả trên Báo cáo tài chính. Bằng cách thực hiện các phương pháp kiểm toán để kiểm tra tính chính xác, hợp lý của số dư cuối kỳ tài khoản 331. Các thủ tục kiểm tra chi tiết được thực hiện theo chương trình kiểm toán do Công ty quy định. Kiểm toán viên tập hợp số liệu trên sổ chi tiết thanh toán với người bán, tính toán, cộng dồn và đối chiếu với sổ cái và bảng cân đối kế toán. Qua kiểm tra kiểm toán viên nhận thấy số liệu trên sổ chi tiết khớp đúng với Bảng cân đối kế toán: Trả trước người bán Phải trả người bán 01/01/2002 4.142.151.574 6.330.722.015,5 31/12/2002 547.932.707 5.314.302.517 Tiếp theo, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp phát sinh Nợ và Có tài khoản 331 trong năm 2002. Tổng hợp phát sinh Nợ TK 331 TK đối ứng Quý I + II Quý III + IV Tổng 1111 1121 1122 113 141 1388 3111 3112 3411 413 515 336 892.167.192,5 3.710.458.668 415.872.199,5 13.390.302.761,5 228.195.806,5 945.000 8.493.888.481,5 1.138.406.635 1.510.771.800 6.815.208 3.399.002 628.859.718,5 2.417.605.780 256.487.511,5 12.082.572.677,5 48.515.120 7.426.611.344 6.500.000 1.521.026.911 6.128.064.448 672.359.711 25.472.875.439 276.710.926,5 945.000 15.920.499.825,5 1.138.406.635 1.510.771.800 6.815.208 3.399.002 6.500.000 Tổng 29.791.222.754,5 22.867.152.151,5 52.658.374.906 Qua bảng tổng hợp thấy rằng khoản trả trước người bán 6 tháng cuối năm giảm so với 6 tháng đầu năm. Khoản trả trước người bán chủ yếu được thanh toán bằng tiền đang chuyển (TK113) và những khoản vay ngắn hạn (TK3111). Như vậy, lượng tiền đơn vị vay ngắn hạn là khá lớn, vấn đề nợ vay này sẽ được trình bày ở phần sau. Tổng hợp phát sinh Có TK 331 TK đối ứng Quý I + II Quý III + IV Tổng 1521 1121 141 1522 1524 153 1541 1542 155 156 1388 211 1525 241 335 627 641 642 133 21.523.462.500 73.649.399,5 75.000.000 6.339.065 514.741.844,5 28.357.710,5 29.835.000 273.991.553 4.300.318,5 1.757.709.698 329.489.550 587.385.580 315.250 47.469.772,5 32.643.468 328.000 150.000.000 2.191.500 802.710.363,3 16.256.166.827 3.920.224 399.774.482,5 17.675.658,5 394.561.320 80.986.355,5 4.917.216.300 82.060.394 241.743.410 5.301.020.298 731.554.422 13.843.400 9.285.230 546.445.339,5 37.779.629.327 73.649.399,5 75.000.000 10.259.289 914.516.327 46.033.369 29.835.000 668.552.873 85.286.674 6.674.925.998 329.489.550 669.445.974 242.058.660 5.348.490.070,5 764.197.890 14.171.440 150.000.000 11.476.730 1.349.155.703 Tổng 26.239.920.573 28.996.253.701 55.236.174.274 Qua bảng tổng hợp thấy rằng những khoản phải trả chủ yếu là trả cho nhà cung cấp nguyên vật liệu và hàng hoá. Hai khoản này chiếm tỷ lệ lớn trên tổng số phải trả (80,48%). Tuy nhiên cuối năm đơn vị chưa có biên bản đối chiếu công nợ. Vì vậy kiểm toán viên đi đến thực hiện công việc kiểm tra chi tiết những nghiệp vụ phát sinh có quy mô lớn đối với TK 331. Qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên nhận thấy rằng khoản mục nợ phải trả người bán phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía trọng yếu và ảnh hưởng tích cực đến Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng. 2.2.2- Đối với các khoản vay a) Thủ tục phân tích Thủ tục phân tích đối với các khoản phải trả nợ vay của Công ty HAL Năm 2002 Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch Nợ vay (vay ngắn và dài hạn) 18.299.966.492 28.065.465.635 9.765.499.143 Nợ vay Nợ phải trả 55,89% 61,26% 5,37% Nợ vay Tổng nguồn vốn 5,63% 8,2% 2,57% Kiểm toán viên nhận định: các khoản nợ vay chiếm phần lớn trong tổng số nợ phải trả của đơn vị (61,26%). Trong đó, nợ vay ngắn hạn chiếm tới 41,08%. Nợ vay năm 2002 tăng gấp rưỡi so với năm 2001 (nợ vay ngắn hạn tăng gấp rưỡi, nợ vay dài hạn tăng gần gấp đôi) => có sự biến động lớn đối với các khoản vay. Nguyên nhân chính của sự biến động lớn này là do đơn vị vay vốn để đầu tư xây dựng nhà xưởng cho Công ty Sao Thái Dương thuê và xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao. Sau khi thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết khoản phải trả nợ vay. b) Thủ tục kiểm tra chi tiết Các khoản vay của đơn vị bao gồm nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn. Để tiến hành kiểm toán các khoản nợ trên, kiểm toán viên thực hiện các bước như quy định trong chương trình kiểm toán của Công ty. * Đối với TK 311 Kiểm toán viên đối chiếu số liệu đầu năm nay với số dư năm trước và đối chiếu sô liệu giữa sổ cái và Bảng cân đối kế toán với số liệu chi tiết từng khoản vay; đối chiếu sổ sách, hợp đồng, khế ước, kế hoạch trả nợ, chứng từ gốc để đảm bảo các khoản vay được ghi nhận đúng… TK 311 – Vay ngắn hạn 3111(VND) 3112(USD) Cộng Dư 01/01/2002 10.925.766.232 2.474.088.260 13.399.854.492 Phát sinh Nợ 22.599.939.701 7.374.486.472,5 29.974.426.173,5 Phát sinh Có 28.803.115.825,5 7.459.901.991 36.263.017.816,5 Dư 31/12/2002 17.128.942.356,5 2.559.503.778,5 19.688.446.135 Kết chuyển chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm 2002 từ TK 3112 – vay ngắn hạn (USD) (đây là số liệu năm 2002 được xử lý vào cuối năm) Nợ TK 4212: 96.951.624 Có TK 413: 96.951.624 Chi tiết các tài khoản đối ứng với TK 3111 Dư 01/01/2002 Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư 31/12/2002 TK đối ứng 1111 1121 TK đối ứng 113 331 3333 641 1121 156 3331 681.578.000 21.918.361.701 9.386.215.506,5 15.920.499.825,5 1.557.219.467 17.600.000 1.100.000.000 356.572.198,5 465.008.828 10.925.766.232 22.599.939.701 28.803.115.825,5 17.128.942.356,5 Chi tiết các tổ chức tín dụng đối với TK 3111 Tên Dư 01/01/02 Phát sinh Nợ Phát sinhCó Dư 31/12/02 Thu thập của KTV 1. NH NT HN 2.NH ĐT&PT VN 3. NH CT VN 4.Cty PJICO 5.CBCNV Công ty 4.266.378.232 5.659.388.000 500.000.000 500.000.000 8.525.495.202,5 13.324.444.498,5 750.000.000 9.848.876.255 16.016.108.870 1.838.130.702 1.100.000.000 5.589.759.284 8.351.052.371 1.838.130.702 850.000.000 500.000.000 đã trả lãi hàng tháng số hiệu TK: 1001.0370A số hiệu TK: 011A.00006 lãi vay đã trảđến31/3/02 lãi phaỉ trả (TK 335): 1tỷ * 8%/năm Cộng 10.925.766.232 22.599.939.701 28.803.115.827 15.290.811.655 Qua kiểm tra kiểm toán viên thấy rằng số dư của các khoản vay tại 31/12/2002 đã khớp đúng với số liệu trên sổ phụ Ngân hàng và giấy báo xác nhận số dư 31/12/2002. Chi tiết các tài khoản đối ứng với TK 3112 Dư 01/01/2002 Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư 31/12/2002 TK đối ứng 1111 1121 TK đối ứng 331 113 413 13.421.937.659,5 1.597.954,5 1.138.406.635 6.167.293.798 154.201.558 2.474.088.260 7.374.486.472,5 7.459.901.991 2.559.503.778,5 * Đối với TK 341 Để tiến hành kiểm tra TK này kiểm toán viên thực hiện tương tự đối với TK 311. Tập hợp số liệu, tính toán và đối chiếu số liệu giữa các sổ sách có liên quan. Số liệu trên Nhật ký chứng từ – TK 341 (Vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN) Dư 01/01/2002 Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư 31/12/2002 TK 1121 TK đối ứng 111 331 241 1.135.285.700 1.510.771.800 2.589.962.000 4.830.112.000 1.930.112.000 5.236.019.500 8.136.034.500 Qua kiểm tra, kiểm toán viên thâý rằng số liệu trên NKCT đã khớp đúng với số liệu trên Sổ cái, đã cộng dồn và rút số dư đúng. Tiếp theo kiểm toán viên kiểm tra số dư tại 31/12/2002 theo giấy báo số dư khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. TK 0701.0370A TK 2501.0370G Tổng Số liệu trên sổ sách kế toán Chênh lệch 7.748.019.500 421.500.000 8.169.519.500 8.136.019.500 33.500.000 Thông qua quá trình soát xét, điều tra, kiểm toán viên phát hiện được nguyên nhân của sự chênh lệch. Đó là: Ngày 29/12/2002 đơn vị lập uỷ nhiệm chi thanh toán tiền đợt 2 công trình nhà xưởng Công ty Sao Thái Dương với số tiền: 33.500.000đ. Ngày 31/12/2002 Ngân hàng đã chuyển tiền cho khách hàng nhưng đơn vị chưa hạch toán. Do vậy, đơn vị phải hạch toán bổ sung bút toán: Nợ TK 241: 33.500.000 Có TK 341: 33.500.000 Ngoài ra, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra một số hợp đồng tín dụng trung và dài hạn của đơn vị để đảm bảo khoản thanh toán nợ vay, lãi vay chính xác, đúng hạn phù hợp kế hoạch trả nợ. Hợp đồng tín dụng trung hạn năm 2002 Số 65/HĐ ngày 29/5/2002 - Số tiền cho vay: 421.500.000đ - Mục đích: đầu tư xây dựng nhà xưởng cho Công ty Sao Thái Dương thuê - Thời hạn vay: 60 tháng - Lãi suất trong hạn năm 2002: 0,62%/tháng; quá hạn:150% - Lãi suất các năm tiếp theo bằng lãi suất tiết kiệm CK 12 tháng cộng phí 1,5%/năm - Lịch trả nợ gốc: trả 6 tháng một lần vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm Năm 2003: 100.000.000đ 2004: 100.000.000đ 2005: 100.000.000đ 2006: 100.000.000đ 2007: 21.500.000đ trả vào tháng 6 năm 2007 - Phương thức trả lãi: trả hàng tháng - Số vốn đã rút đến 31/12/2002: 421.500.000đ Kiểm toán viên đưa ra chú ý cho đơn vị khách hằng rằng phải chuyển khoản nợ phải trả năm 2003 sang tài khoản 315: Nợ TK 341: 100.000.000 Có TK 315: 100.000.000 Hợp đồng cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển Số 07/2002/TDĐP Ngày HĐ: 23/10/2002 - Tên dự án: đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao - Bên cho vay: Chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội - Bên vay: Công ty HAL - Số tiền vay năm 2002: 16.460.000.000đ - Mục đích sử dụng tiền vay: đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao - Thời hạn vay * Thời gian vay: 118 tháng * Thời gian ân hạn: 10 tháng * Thời gian trả nợ gốc: 108 tháng (bắt đầu trả nợ gốc từ tháng 8 năm 2003) - Lãi suất cho vay * Lãi suất nợ trong hạn: 5,4%/năm * Lãi suất nợ quá hạn: 130% lãi suất trong hạn - Trả nợ gốc: mức trả nợ 152.500.000đ/tháng (bắt đầu từ tháng 8 năm 2003) - Trả lãi: trả lãi vay hàng tháng theo số dư nợ thực tế Lãi vay Số dư Số ngày vay Lãi suất tháng = x x phải trả nợ vay thực tế 30 Qua các bước kiểm tra, kiểm toán viên nhận thấy rằng các khoản nợ vay của đơn vị nhìn chung là phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Tuy nhiên, việc hạch toán chi phí trả lãi tiền vay của đơn vị là chưa hợp lý. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. 2.2.3- Đối với nợ phải trả công nhân viên a) Thủ tục phân tích Thủ tục phân tích đối với các khoản phải trả nợ vay của Công ty HAL Năm 2002 Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch Phải trả CNV 96.957.263 37.494.973 -59.462.290 Phải trả CNV Nợ phải trả 0,3% 0,08% -0,22% Phải trả CNV Tổng nguồn vốn 0,03% 0,01% -0,02% Kiểm toán viên nhận định: khoản phải trả công nhân viên chiếm một tỷ lệ không đáng kể trên tổng số nợ phải trả của đơn vị. Tuy nhiên, có sự biến động khá lớn về khoản phải trả này (năm 2002 giảm hơn nửa so với năm trước). Điều này có liên quan đến chính sách tiền lương và các khoản trích trên lương của đơn vị. Sau thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Đối với khoản phải trả này, kiểm toán viên thường thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết là chủ đạo. b) Thủ tục kiểm tra chi tiết Tương tự như các khoản nợ trên, việc thực hiện kiểm tra chi tiết nợ phải trả công nhân viên cũng được kiểm toán viên tiến hành theo chương trình kiểm toán đã định. Kiểm toán viên tập hợp số liệu, tính toán lại và đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp, đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán với bảng lương, kiểm tra một số tháng có biến động lớn, kiểm tra việc trích nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo đúng quy định. Số liệu Bảng cân đối số phát sinh TK 334 Nợ Có Số dư 01/01/02 Phát sinh quý I + II Phát sinh quý III + IV Tổng phát sinh Số dư 31/12/02 1.046.050.632 1.011.326.697 2.057.833.329 96.957.263 1.009.083.957 988.831.081,5 1.997.915.039 37.494.973 Kiểm toán viên thu thập thông tin về đơn vị khách hàng: tổng số nhân viên là 325 người, trong đó bộ phận Văn phòng là 216 người (3 người thử việc) và Xí nghiệp Thành Công là 109 người. Kiểm toán viên nhận thấy rằng số phải trả công nhân viên cuối năm 2002 giảm hơn nửa so với cùng kỳ năm 2001. Điều này có thể nói rằng việc trả lương công nhân viên tích cực hơn so với năm trước. Nợ phải trả công nhân viên chiếm tỷ lệ không lớn trên tổng số nợ phải trả so với nợ phải trả thương mại và nợ vay. Kiểm toán viên tiến hành tập hợp các tài khoản đối ứng với tài khoản 334 để đối chiếu với sổ tổng hợp và bảng cân đối phát sinh. Tập hợp đối ứng TK 334 Quý I + II Quý III + IV Tổng P/s Nợ 334/Có TK 111 336 141 901.711.987 46.147.794 98.190.851 959.096.435,5 41.093.491 11.136.770 1.860.808.423 87.241.285 109.327.621 Tổng 1.046.050.632 1.011.326.697 2.057.833.329 P/s Có 334/Nợ TK 1541 1542 3383 627 642 317.797.300 276.106.390 2.357.448 30.336.616 382.508.703 248.221.584 236.554.815,5 2.888.468,5 27.347.186,5 473.819.027 565.996.384 512.661.205,5 5.245.916,5 57.683.802,5 856.327.730 Tổng 1.009.083.957 988.831.081,5 1.997.915.039 Số liệu đối chiếu đã khớp đúng với bảng cân đối số phát sinh. Tuy nhiên, kiểm toán viên nhận thấy rằng khoản phải trả cho nhân viên quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng số phải trả công nhân viên và khoản này có xu hướng tăng lên, điều này là không tích cực. Có thể do đơn vị hạch toán tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm giảm lợi nhuận kéo theo giảm thuế thu nhập phải nộp. Kiểm toán viên có trách nhiệm trao đổi vấn đề này với đơn vị khách hàng tránh trường hợp Cơ quan thuế không chấp nhận đây là chi phí hợp lý, hợp lệ. Kiểm toán viên tập hợp số liệu trên bảng lương và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán. Số liệu trên bảng cân đối số phát sinh TK 3383 Nợ Có Số dư 01/01/02 Phát sinh quý I + II Phát sinh quý III + IV Tổng phát sinh Số dư 31/12/02 151.482.620,5 146.751.041 298.233.661,5 60.681.881,5 39.404.607,5 138.709.672,5 59.437.500 198.147.172,5 Tập hợp đối ứng với TK 3383 Quý I + II Quý III + IV Tổng P/s Nợ 3383/Có TK 1121 111 334 147.397.172,5 1.728.000 2.357.448 139.898.822,5 3.963.750 2.888.468,5 287.295.995 5.691.750 5.245.916,5 Tổng 151.482.620,5 146.751.041 298.233.661,5 P/s Có 3383/Nợ TK 1121 1541 1542 627 642 57.397.172,5 19.012.000 24.294.500 1.581.000 36.425.000 16.999.000 12.110.500 2.044.000 28.284.000 57.397.172,5 36.011.000 36.405.000 3.625.000 64.709.000 Tổng 138.709.672,5 59.437.500 198.147.172,5 Tập hợp số liệu và đối chiếu kiểm toán viên nhận thấy số liệu trên sổ chi tiết và bảng cân đối số phát sinh đã khớp đúng, đã cộng dồn và rút số dư đúng. Tiếp theo, kiểm toán viên đối chiếu số bảo hiểm xã hội phải nộp với quỹ lương cơ bản. Đối chiếu bảo hiểm xã hội Quý Quỹ lương cơ bản Số BHXH phải nộp Số nộp bổ sung I II III IV 198.862.650 203.149.800 204.243.900 210.118.650 39.772.530 40.629.960 40.848.780 42.023.730 527.580 34.230 342.090 Cộng 816.375.000 163.275.000 903.900 Kiểm toán viên đối chiếu số liệu trên sổ sách của đơn vị với số liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội kèm theo bảng đối chiếu nộp bảo hiểm xã hội như sau: Số của đơn vị Số của cơ quan BHXH Chênh lệch Số dư 01/01/02 Phát sinh trong năm Số dư 31/12/02 39.404.607,5 140.750.000 (60.681.881,5) Nộp thiếu: 67.624.642,5 Phải nộp: 164.178.900 Nộp thiếu: 1.906.370 28.220.035 23.428.900 62.588.251,5 Tổng số BHXH phải nộp năm 2002: 164.178.900 (theo số đối chiếu với cơ quan bảo hiểm xã hội) Số đơn vị đã trích vào chi phí: 140.750.000 Số thu của người lao động: 0 Trên thực tế, đơn vị trích tất cả 20% vào chi phí và không thu của người lao động. Nhưng theo quy định: - 15% trích vào chi phí: 123.134.175 - 5% thu của người lao động: 41.044.725 => Số trích thừa vào chi phí: 140.750.000 – 123.134.175 = 17.615.825 => Số cần thu của người lao động: 41.044.725 Số liệu trên bảng cân đối số phát sinh TK 3384 Nợ Có Số dư 01/01/02 Phát sinh quý I + II Phát sinh quý III + IV Tổng phát sinh Số dư 31/12/02 24.986.850 24.986.850 2.802.017 4.194.333 8.131.500 9.859.000 17.990.500 Tập hợp đối ứng với TK 3383 Quý I + II Quý III + IV Tổng P/s Nợ 3384/Có TK 1121 24.986.850 24.986.850 Tổng 24.986.850 24.986.850 P/s Có 3384/Nợ TK 1541 1542 627 642 1.901.500 2.429.500 158.000 3.642.500 2.482.000 2.365.500 273.500 4.738.000 4.383.500 4.795.000 431.500 8.380.500 Tổng 8.131.500 9.859.000 17.990.500 Kiểm toán viên tính toán số BHYT phải nộp năm 2002 của đơn vị và đối chiếu với số liệu trên bảng nộp BHYT. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2002: quỹ lương 1 tháng là 59.935.050đ Ngày 6/7: 13.348.450đ Số người: 309 Số nộp: 13.348.450đ + bổ sung lương 210 (1.392.050đ - 266 người) + truy thu 49 người 1.168.400đ Ngày 28/12: 11.638.400đ - Uỷ nhiệm chi - Thông báo của bảo hiểm y tế Quỹ lương 1 tháng là 62.121.150đ Số người: 309 + 20 – 6 = 323 Số phải đóng = 11.181.800 + 456.600 = 11.638.400đ BHYT tháng1 đến tháng 6 đã mua ngày 18/12/2001 là 8.402.450đ => Tổng số BHYT phải nộp cho năm 2002 = 8.402.450 + 13.348.450 = 21.750.900đ Số đã trích vào chi phí là 17.990.500đ => Số phải trích bổ sung là 3.760.400đ. Số liệu trên bảng cân đối số phát sinh TK 3382 Nợ Có Số dư 01/01/02 Phát sinh quý I + II Phát sinh quý III + IV Tổng phát sinh Số dư 31/12/02 859.270 22.746.500 23.050.000 45.796.500 16.871.770 10.066.500 19.717.500 29.784.000 Tập hợp đối ứng với TK 3382 Quý I + II Quý III + IV Tổng P/s Nợ 3382/Có TK 1121 1111 141 10.201.500 80625.000 3.920.000 12.500.000 10.550.000 22.701.500 19.175.000 3.920.000 Tổng 22.746.500 23.050.000 45.796.500 P/s Có 3382/Nợ TK 1541 1542 627 642 3.177.500 2.761.000 303.000 3.825.000 4.964.000 4.731.000 546.500 9.476.000 8.141.500 7.492.000 849.500 13.301.000 Tổng 10.066.500 19.717.500 29.784.000 Kiểm toán viên tính toán lại số KPCĐ phải trích và đối chiếu với số liệu trên sổ sách của doanh nghiệp. Quỹ lương thực tế 2002 = 1.997.915.039 – 5.245.916,5 (lương BHXH trả cho người lao động) = 1.992.669.122 KPCĐ phải trích = 1.992.669.122 x 2% = 39.853.382,5 Số đã trích = 29.784.000 => Số phải trích bổ sung = 10.069.382,5 Nhìn chung, việc hạch toán các khoản phải trích trên lương của đơn vị không phù hợp với quy định chung. Trong năm 2002 doanh nghiệp trích các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ vượt tỷ lệ quy định và không thu 5% BHXH và 1% BHYT của người lao động. 3- Kết thúc kiểm toán khoản mục nợ phải trả của Công ty HAL Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên tóm tắt các công việc đã làm và đạt được trong kiểm toán khoản mục nợ phải trả. Kiểm toán viên đã tiến hành kiểm toán theo các mục tiêu kiểm toán nợ phải trả và theo các thủ tục của chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả. Kiểm toán viên đưa ra các đề xuất chi tiết và nêu các bút toán điều chỉnh (theo hệ thống tài khoản của đơn vị). Kết quả kiểm toán sẽ do trưởng nhóm kiểm toán xem xét để tổng hợp kết quả kiểm toán cho toàn bộ cuộc kiểm toán. * Về hạch toán BHXH, BHYT - Quy định: Theo quy định tại Thông tư số 06/LĐTBXH ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động TBXH thì mức đóng BHXH bằng 20% trên lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, hệ số bảo lưu, phụ cấp chức vụ, thâm niên khu vực, đắt đỏ, trong đó người sử dụng lao động đóng 15% và thu của người lao động 5%. Theo quy định số 47/chính phủ ngày 6/6/1997 của Bộ tài chính thì mức đóng BHYT là 3% trên lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp chức vụ, trong đó người sử dụng lao động đóng 2% và thu của người lao động 1%. - Kiểm tra: Qua kiểm tra kiểm toán viên thấy rằng, trong năm 2002 đơn vị trích chi phí BHXH và BHYT vượt tỷ lệ quy định của Nhà nước và không thu 5% BHXH và 1% BHYT của người lao động. Cụ thể: Chỉ tiêu Số phải thu của người lao động Số được trích vào chi phí năm 2002 Số đã trích vào chi phí năm 2002 Chênh lệch (trích quá vào chi phí) (1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3) BHXH BHYT 41.044.725 7.250.000 123.134.175 14.500.600 140.750.000 17.990.500 17.615.825 3.489.900 Cộng 48.294.725 137.634.775 158.740.500 21.105.725 Cũng qua kiểm tra, kiểm toán viên nhận thấy: + Số tiền BHXH phải nộp tại thời điểm 31/12/2001 trên sổ kế toán là: (60.681.881,5)VND + Số tiền BHXH phải nộp tại thời điểm 31/12/2001 theo Bảng đối chiếu BHXH là: 1.906.370 VND => Chênh lệch: 62.588.251,5 VND - Đề xuất: Theo ý kiến của kiểm toán viên, đơn vị cần thực hiện trích BHXH, BHYT vào chi phí và thu lại của người lao động theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời cần rà soát đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và số liệu theo bảng đối chiếu với bảo hiểm xã hội, tìm nguyên nhân chênh lệch và có các quyết định xử lý kịp thời. * Về chi phí tiền lương - Quy định: Theo quy định tại Nghi định số 28/NĐ-CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước và Thông tư số 05/1999/TT-BLĐTBXH ngày 29/1/2001 về việc hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương, thẩm định đơn giá tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước thì: nếu doanh nghiệp không xây dựng và đăng ký định mức lao động sẽ không giao đơn giá tiền lương, doanh nghiệp chỉ được chi tối đa theo số lao động thực tế theo hệ số cấp bậc theo quy định và mức lương tối thiểu chung. - Kiểm tra: Qua kiểm tra kiểm toán viên nhận thấy quỹ lương tại đơn vị không được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà đơn vị tự xây dựng định mức tiền lương trên cơ sở hệ số lương theo quy định của Nhà nước và hệ số lương đơn vị trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc và khối lượng công việc hoàn thành. Yếu tố này là yếu tố giới hạn công việc kiểm toán và có ảnh hưởng đến ý kiến trên báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính của đơn vị. Tổng quỹ lương đơn vị hạch toán vào chi phí năm 2002 là: 1.992.669.122 VND. Tổng quỹ lương xác định theo hệ số cấp bậc Nhà nước quy định là: 816.375.000 VND. => Chênh lệch: 1.176.294.122 VND - Đề xuất: Khoản chi phí tiền lương chênh lệch giữa quỹ lương đơn vị tự xây dựng chưa được phê duyệt và quỹ lương xác định theo hệ số cấp bậc Nhà nước quy định số tiền 1.176.294.122 VND có thể sẽ không được các cơ quan quản lý chấp nhận là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng năm, đơn vị cần xây dựng đơn giá tiền lương và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để được giao đơn giá tiền lương. * Về hạch toán khoản chi phí trả lãi tiền vay - Quy định: Theo quy định hệ thống chế độ kế toán hiện hành thì khoản chi phí trả lãi tiền vay được hạch toán vào chi phí tài chính (TK635). - Kiểm tra: Qua kiểm tra kiểm toán viên nhận thấy đơn vị đang hạch toán khoản chi phí trả lãi tiền vay số tiền 1.164.250.136 VND vào chi phí quản lý doanh nghiệp. - Đề xuất: Theo ý kiến kiểm toán viên, đơn vị cần hạch toán khoản chi trả lãi vay vào chi phí tài chính (TK 635). Cụ thể là điều chỉnh giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng chi phí tài chính khoản chi phí lãi vay năm 2002 đơn vị đã hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp số tiền: 1.164.250.136 VND. Cuối cùng, kiểm toán viên nêu ra các bút toán điều chỉnh cần thiết có liên quan đến khoản mục nợ phải trả - Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang tiền mua thiết bị của Công ty TNHH Quảng Liên: Nợ TK 154: 22.332.715 Nợ TK 133: 1.316.684,5 Có TK 331: 23.649.399,5 - Đánh giá số dư tại thời điểm 31/12/2002 tài khoản 331 – Công ty điện tử Daewoo theo tỷ giá 15.076: Nợ TK 413: 200.107.120 Có TK 331: 200.107.120 - Kết chuyển khoản tiền Chi cục đo lường Hà Nội hỗ trợ kinh phí ISO 9002: Nợ TK 338: 20.000.000 Có TK 421: 20.000.000 - Bút toán điều chỉnh năm 2001 ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính năm 2002-trích bổ sung 2% KPCĐ trên tổng quỹ lương thực tế năm 2001: Nợ TK 4211: 8.689.600 Có TK 3382: 8.689.600 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) I – NHẬN XÉT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN Hiện nay các Công ty kiểm toán đều phải chịu sức ép về thời gian và chi phí kiểm toán. Khách hàng thường yêu cầu công việc kiểm toán tiến hành trong thời gian ngắn có thể. Vì vậy, nhiều thủ tục không được thực hiện, chẳng hạn thủ tục chọn mẫu. Kiểm toán viên thường chỉ tiến hành kiểm tra với mẫu mà theo đánh giá là tập trung sai sót, có độ rủi ro cao. Công ty thường tiến hành kiểm toán theo từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm tra chi tiết khi kiểm toán khoản mục thường được tiến hành với từng tài khoản và vẫn phải hướng tới các mục tiêu kiểm toán. Nhưng do coi số dư các khoản mục như một phần riêng biệt, nên việc thực hiện kiểm tra sẽ bị trùng lắp; đòi hỏi kiểm toán viên phải biết kết hợp công việc khi kiểm toán từng khoản mục, như vậy việc kiểm tra mới hiệu quả. Cách tiếp cận theo khoản mục cũng thuận lợi khi các thủ tục kiểm tra chi tiết được xác định cụ thể, dễ dàng hơn cho kiểm toán viên khi thực hiện. Trong khi đó, với cách tiếp cận theo chu trình, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ có cơ sở để tiến hành hơn vì thường thì kiểm soát nội bộ gắn liền với từng chức năng của chu trình. Theo đó, các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế và thực hiện có cơ sở và hiệu quả hơn so với kiểm toán theo khoản mục. Khi hoạt động kiểm soát nội bộ được đánh giá là hiệu quả thì có thể thực hiện ít hơn các thủ tục kiểm tra chi tiết, giảm chi phí kiểm toán. Các thủ tục kiểm tra chi tiết được thực hiện theo từng mục tiêu kiểm toán; cho nhận định về các khoản mục trong chu trình trên các cơ sở chung. Theo đó, các thủ tục chi tiết của kiểm toán theo chu trình sẽ lôgíc hơn và quan tâm nhiều hơn đến việc kết hợp công việc kiểm toán chu trình với các khảo sát trong kiểm toán chu trình khác có liên quan. Nói tóm lai, cách tiếp cận kiểm toán theo khoản mục hay chu trình đều có khó khăn và thuận lợi riêng. Nhưng trong xu hướng hiện đại hoá chương trình kiểm toán thì việc áp dụng theo chu trình có lợi thế hơn. Do các chương trình phần mềm kiểm toán được thiết kế trên cơ sở đặc điểm chung của một số đối tượng kiểm toán và các tài liệu kế toán có liên quan. 1- Đánh giá giai đoạn chuẩn bị kiểm toán - Đánh giá kiểm soát nội bộ trong quá trình kiểm toán: Việc đánh giá kiểm soát nội bộ tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) chủ yếu được thực hiện là đánh giá về kiểm soát nội bộ với hoạt động chung của doanh nghiệp. Công việc này được quy định rõ trong quy trình kiểm toán của Công ty. Còn việc đánh giá kiểm soát nội bộ theo từng hoạt động (khi kiểm toán các khoản mục của Báo cáo tài chính) thường được thực hiện theo kinh nghiệm của kiểm toán viên là chủ yếu. Tuy nhiên, công việc đó sẽ được chú trọng hơn với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, còn năm kiểm toán tiếp theo kiểm toán viên chỉ việc theo dõi các thay đổi về hệ thống này nếu có. - Đánh giá rủi ro và trọng yếu trong chuẩn bị kiểm toán: Tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C), không thấy quy định rõ phần việc đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán với Báo cáo tài chính cũng như phân chia rủi ro cho các khoản mục. Việc thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cũng không được nêu cụ thể. Nhận xét chung là Công ty đã chú trọng đến nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp. Nhưng nếu việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện tốt và thấy rằng hệ thống đó tại khách hàng là hiệu quả, kiểm toán viên sẽ tiến hành ít hơn các thử nghiệm cơ bản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Công ty. 2- Đánh giá giai đoạn thực hiện kiểm toán Kiểm toán viên đã thực hiện thủ tục phân tích cơ bản nhất và thực tế các thủ tục này đã mang lai hiệu quả nhất định. Việc thực hiện sâu hơn các thủ tục phân tích hạn chế do việc đánh giá rủi ro và trọng yếu không được thực hiện trong quy trình của Công ty. Chương trình kiểm toán nợ phải trả của Công ty đã có các thủ tục kiểm toán chi tiết để có thu thập bằng chứng kiểm toán và đưa ra các nhận định quan trọng nhất về nợ phải trả. Khi kiểm toán nợ phải trả tại đơn vị khách hàng, kiểm toán viên của Công ty đã phối hợp kết quả kiểm toán các công việc kiểm toán các phần hành khác có liên quan một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. Có thể tổng hợp các thủ tục kiểm tra chi tiết nợ phải trả của Công ty theo các mục tiêu kiểm toán để đánh giá về chương trình kiểm toán của Công ty như sau: - Theo mục tiêu tính đầy đủ: đã có thủ tục để đánh giá quá trình ghi sổ nợ phải trả * Kiểm tra việc cập nhật số liệu sổ sách kế toán khi kiểm tra các nghiệp vụ thu, chi. * Kiểm tra một số nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày kết thúc niên độ để khẳng định nợ phải trả được ghi đúng kỳ. - Theo mục tiêu tính hiện hữu, nghĩa vụ của đơn vị: đối chiếu danh mục các khoản phải trả với các biên bản, chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan. - Theo mục tiêu đánh giá chính xác: tập hợp số liệu, tính toán, cộng dồn, rút số dư và đối chiếu với các tài liệu có liên quan. - Xem xét việc trình bày và công bố nợ phải trả trên Báo cáo tài chính như phân loại, xác định giá trị từng loại nợ phải trả cũng như giá trị cộng dồn. - Tiến hành các bút toán điều chỉnh theo đúng chế độ kế toán hiện hành. 3- Đánh giá giai đoạn kết thúc kiểm toán Nội dung đã phản ánh được ý kiến của kiểm toán viên về nợ phải trả, đưa ra các bút toán điều chỉnh, nêu được các kiến nghị để khách hàng có thể thực hiện tốt hơn công tác kế toán nợ phải trả. Về quy trình soát xét kết thúc kiểm toán tại Công ty, bảo đảm công việc kiểm toán được soát xét trước khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến về nợ phải trả. Trước hết việc soát xét được tiến hành bởi trưởng nhóm kiểm toán. Sau đó được xem xét trước khi tập hợp công việc kiểm toán các phần hành và đưa ra kết luận chung về Báo cáo tài chính của khách hàng. Trên cơ sở lý luận kiểm toán tài chính và nhận thức về kiểm toán nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn áp dụng cho đơn vị khách hàng, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty. II – MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ 1- Đối với các bên hữu quan 1.1- Đối với các cơ quan chức năng Nhận thức được tầm quan trọng cũng như nhu cầu thiết yếu đối với kiểm toán độc lập, từ năm 1991 Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp quy làm căn cứ pháp lý cho sự hình thành và phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập như: - Nghị định 07/CP ngày 29/1/1991 của Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. - Thông tư số 22TC/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực thi quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. - Quyết định 237TC/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ Tài chính ban hành quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên. - Quyết định số 38/2000/QĐ-BTC ngày 14/3/2000 của Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. - Quyết định số 489/QĐ-BTC của Trưởng ban chỉ đạo, nghiên cứu chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam ban hành quy trình xây dựng và công bố chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. - Thông tư số 107/2000/TT-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán viên (thay cho Thông tư số 04TC/CĐKT ngày 12/1/1999). - ………… Theo thông lệ quốc tế, hoạt động kiểm toán chỉ có thể được phát triển trong một khuôn khổ pháp lý đầy đủ gồm: những quy định mang tính pháp lý về quản lý hoạt động kiểm toán và những quy định mang tính chuẩn mực nghề nghiệp. Trong những năm qua, vừa xây dựng vừa triển khai hoạt động kiểm toán độc lập đã cho thấy những cơ sở pháp lý hiện có là chưa đầy đủ: khuôn khổ pháp lý quản lý về hoạt động kiểm toán chỉ bao gồm Nghị định của Chính phủ và các văn bản của Bộ Tài chính. Hệ thống các văn bản pháp quy này chưa tương xứng với thị trường kiểm toán và chưa đồng bộ so với hệ thống pháp luật khác như: Luật đầu tư nước ngoài, Luật doanh nghiệp Nhà nước, các Luật thuế, Pháp lệnh, Pháp lệnh về Ngân hàng và các tổ chức Tài chính, Chứng khoán… Đến nay, Việt Nam chưa ban hành đầy đủ Chuẩn mực kế toán và kiểm toán làm cơ sở đào tạo, thực hiện kiểm toán và đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán và chưa triển khai dịch vụ bảo hiểm nghề nghiệp, chưa thực hiện trách nhiệm vật chất. Từ đó, kết quả kiểm toán chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức, chưa được sử dụng hiệu quả trong quản lý cho nên trên thực tế chất lượng hoạt động kiểm toán chưa cao, thậm chí còn thấp và chưa đạt yêu cầu. Do đó, cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp: - Chính phủ cũng như Bộ Tài chính xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý có hiệu lực điều chỉnh toàn bộ hoạt động kiểm toán và kế toán, bao gồm: Luật kế toán và các Nghị định hướng dẫn thi hành; xây dựng và ban hành lại Nghị định về quy chế kiểm toán độc lập (hoặc ban hành Pháp lệnh về kiểm toán độc lập) và các Thông tư hướng dẫn, các văn bản quản lý của các Bộ, các Ngành có liên quan; xây dựng và ban hành đầy đủ chuẩn mực kế toán (hiện nay mới có 10 chuẩn mực kế toán Việt Nam), chuẩn mực kiểm toán Việt Nam; mở rộng chương trình đào tạo CPA quốc tế vào Việt Nam. Ngoài ra, phải sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kiểm toán như giá phí kiểm toán trong điều kiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản; quy định bảo hiểm bắt buộc trong Luật kinh doanh bảo hiểm; quy định lại điều kiện thành lập doanh nghiệp là công ty kiểm toán trong Luật doanh nghiệp vì Luật doanh nghiệp quy định chỉ có một người có chứng chỉ kiểm toán viên là có thể thành lập được công ty kiểm toán, trong khi Nghị định số 07/CP quy định một công ty ít nhất phải có 5 kiểm toán viên mới đảm bảo công việc kiểm toán. Việc quy định công ty kiểm toán chỉ cần một người có chứng chỉ kiểm toán viên sẽ không đáp ứng được yêu cầu pháp lý hiện nay về báo cáo kiểm toán là phải có ít nhất 2 chữ ký (1 của kiểm toán viên và 1 là của đại diện lãnh đạo của công ty kiểm toán –cũng phải có chứng chỉ kiểm toán viên). - Hiện nay, cơ quan thống kê chưa có nhiều dữ liệu về thống kê để so sánh. Khi có các dữ liệu ngành, kiểm toán viên có thể so sánh dữ liệu của công ty với dữ liệu chung trong ngành để từ đó xác định xem liệu tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu. Điều này không những giúp cho kiểm toán viên trong giai đoạn lập kế hoạch để xác định rủi ro của cuộc kiểm toán chính xác và đầy đủ mà nó còn giúp cho công tác kế hoạch của đơn vị sản xuất hiện nay. Do đó, các Tổng cục thống kê kết hợp với Bộ Tài chính nên nhanh chóng xây dựng và công bố các dữ liệu thống kê về ngành một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. 1.2- Đối với khách hàng - Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện luồng tiền ra vào của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính. Mặc dù theo Quyết định số 167/2000 QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính, Bảng lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Như chúng ta đã biết, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo. Chính vì những lợi ích nêu trên, khách hàng nên lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần cung cấp cho kiểm toán viên các tài liệu cần thiết trong cuộc kiểm toán một cách đầy đủ, kịp thời và trung thực. Đó là yếu tố hết sức quan trọng để kiểm toán viên thực hiện được cuộc kiểm toán một cách có hiệu quả. - Các công ty khách hàng nên thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì tăng độ tin cậy của các thông tin cung cấp và giúp cho kết quả phân tích của kiểm toán viên đáng tin cậy hơn. 2- Đối với Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 2.1- Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên cần chú trọng hơn công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng. Kiểm toán viên nên lập thành lưu đồ hoặc bảng câu hỏi theo từng dấu hiệu của kiểm soát nội bộ để dễ nhận thấy sự có mặt hay thiếu vắng các hoạt động kiểm soát nội bộ đó. Việc thực hiện theo các câu hỏi cũng không gây tốn thời gian trong cuộc kiểm toán. Bảng câu hỏi có thể được xây dựng như sau, các câu trả lời không sẽ thể hiện sự thiếu vắng của hoạt động kiểm soát nội bộ: Các câu hỏi Rủi ro KS Môi trường KS Vấn đề cần chú ý 1. Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi về tính trung thực của Ban quản trị và thông tin mà họ cung cấp hay không? Ban quản trị có chịu áp lực về số liệu nợ phải trả trên Báo cáo tài chính hay không? 2. Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết về tính chính xác và hợp lý của khoản mục nợ phải trả hay không? 3. Có lý do nào để băn khoăn tới những cam kết của Ban quản trị để thiết lập và duy trì hệ thống thông tin và kế toán, kiểm soát nội bộ đáng tin cậy hay không? 4. Các chu trình, sổ sách về nợ phải trả có được lập đầy đủ ở tất cả các khâu như phiếu thu, phiếu chi… với một quy trình luân chuyển đầy đủ hay không? 5. Kiểm tra việc ghi chép, theo dõi sử dụng các tài liệu có đánh số trước. 6. Kiểm tra việc cách ly trách nhiệm - Kiểm tra việc cách ly quyền phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Kiểm tra việc cách ly trách nhiệm điều hành với trách nhiệm ghi sổ, báo cáo và người sử dụng báo cáo. 7. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế có được thông qua sự phê chuẩn đúng đắn hay không? 8. Có sự kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, việc theo dõi thời gian cập nhật chứng từ vào sổ kế toán; giữa sổ kế toán tổng hợp và chi tiết hay không? 9. Có sự kiểm tra tính chính xác cơ học hay không? … Ngoài ra, Công ty cần xây dựng quy trình đánh giá mức độ trọng yếu, đánh giá rủi ro đối với toàn bộ Báo cáo tài chính và chi tiết với từng khoản mục. Hiện nay, việc xây dựng các quy trình này có nhiều khó khăn. Nhưng nếu Công ty xây dựng được quy trình đó thì trong nhiều trường hợp, kiểm toán viên có thêm căn cứ để đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính của khách hàng. 2.2- Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán * Thực hiện thủ tục phân tích Phân tích xu hướng, tỉ suất với nợ phải trả; phân tích với biến động lớn: - Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. - So sánh biến động của chi phí trên tổng chi phí giữa các tháng trong năm, năm trước với năm nay hoặc số năm nay với số kế hoạch. Xem xét sự phù hợp của các biến động đó. - Kiểm tra tính hợp lý của các biến động đó. - So sánh tỉ suất nợ phải trả/tổng nguồn vốn giữa các năm, với đơn vị trong cùng một ngành. - Kiểm tra chi tiết và giải thích chênh lệch lớn. * Thủ tục kiểm tra chi tiết Các thủ tục kiểm tra chi tiết của Công ty nên được liên kết theo các mục tiêu kiểm toán: tính đầy đủ, quyền và nghĩa vụ, đánh giá, trình bày và công bố… - Theo mục tiêu tính hiện hữu và nghĩa vụ: cần thực hiện chi tiết thủ tục gửi thư xác nhận đối với các khoản phải trả. - Theo mục tiêu đánh giá: cần nêu rõ việc thực hiện thủ tục đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối kỳ theo tỷ giá thực tế. - Theo mục tiêu chính xác cơ học: ngoài việc đối chiếu các sổ sách kế toán và các tài liệu theo quy định của Công ty, cần kiểm tra việc điều chỉnh số dư theo số liệu của kiểm toán nếu có. Theo đó, kiểm toán viên cần xem xét bản chất, giá trị của các khoản điều chỉnh và giải thích của Ban quản lý đối với giá trị điều chỉnh lớn. - Theo mục tiêu trình bày và công bố: cần kiểm tra chi tiết việc trình bày và khai báo các khoản phải trả trên Báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý. * Thể hiện cách thức và quy mô mẫu trong quá trình kiểm toán Lấy mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên một số phần tử ít hơn 100% số phần tử của số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ sao cho mọi phần tử đều có cơ hội được lựa chọn. Việc thực hiện lấy mẫu kiểm toán là cần thiết vì không thể tiến hành kiểm tra tất cả các chứng từ, nghiệp vụ và do kiểm toán viên quan tâm đến các khía cạnh trọng yếu trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên việc lấy mẫu kiểm toán chỉ thực sự có hiệu quả khi công việc này được trợ giúp bởi các phần mềm chuyên ngành, do thực tế việc chọn mẫu dù theo phương pháp ngẫu nhiên hoặc phi ngẫu nhiên đều phức tạp và gây mất thời gian. Khi chọn mẫu kiểm toán viên cần lưu ý đến sự cần thiết phải xuất hiện của mọi thành phần trong tổng thể: các phần tử thích hợp chung cho mục đích kiểm tra; các thành phần đặc trưng, các phẩn tử đặc biệt… Các phần tử đặc biệt có thể là các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng; tất cả các phần tử có giá trị từ một khoản tiền nào đó trở lên; các phần tử nhất định cho mục đích thu thập thông tin. Công ty đã xây dựng các quy định cụ thể về chọn mẫu. Vì vậy kiểm toán viên nên thể hiện trên file kiểm toán các nội dung công việc đã tiến hành một cách chi tiết. Việc đó nhằm hai mục đích, thứ nhất kiểm toán viên phải tự thực hiện đầy đủ quy trình của Công ty để công việc có hiệu quả; thứ hai, để việc kiểm soát chất lượng các nhân viên được tốt hơn. Nói tóm lại, các ý kiến đề xuất được nêu ra trên cơ sở đánh giá kiểm toán nợ phải trả của Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C). Đánh giá chung về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả của Công ty và việc thực hiện kiểm toán với đơn vị khách hàng là: - Công ty đã thực hiện công việc theo hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán và theo chế độ tài chính kế toán hiện hành. - Kiểm toán viêc đã thực hiện theo chương trình kiểm toán của Công ty và đã đưa ra được ý kiến về nợ phải trả của đơn vị trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. - Việc nghiên cứu và đổi mới chương trình kiểm toán nói chung và nợ phải trả nói riêng luôn là vấn đề được Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) quan tâm. KẾT LUẬN Chuyên đề tốt nghiệp đề cập đến một phần công việc quan trọng trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính – kiểm toán khoản mục nợ phải trả. Trong một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục nợ phải trả luôn là công việc có nhiều vấn đề phát sinh và phải sử dụng cũng như liên quan đến số liệu nhiều phần hành khác trong cuộc kiểm toán. Chính vì vậy, kiểm toán khoản mục nợ phải trả là một vấn đề hay nhưng khá phức tạp. Với sự giúp đỡ tận tình của TS . Lê Thị Hoà cùng các anh chị kiểm toán viên trong Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C), em đã hoàn thành chuyên đề “Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C)”. Chuyên đề đã trình bày những nội dung cơ bản nhât trong cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả và thực tế kiểm toán tại Công ty. Các nội dung cụ thể được trình bày là việc thực hiện trình tự kiểm toán khoản mục nợ phải trả, từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, đến giai đoạn thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Chuyên đề cũng đã nêu lên một số đánh giá và ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C). Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu cũng như kiến thức còn hạn chế, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ 2 I. Nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ phải trả 2 1. Nội dung khoản mục 2 2. Đặc điểm 2 3. Mục tiêu kiểm toán 3 II. Lập kế hoạch Kiểm toán khoản mục nợ phải trả 3 1. Thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng và các bên có liên quan 4 2. Thực hiện các thủ tục phân tích đối với khoản mục nợ phải trả 8 3. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của khoản mục nợ phải trả 9 4. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát 13 5. Chương trình Kiểm toán 18 III. Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục nợ phải trả 18 1. Thực hiện thử nghiệm kiểm toán 18 1.1. Đối với nợ phải trả người bán 18 1.2. Đối với nợ phải trả công nhân viên 19 1.3. Đối với các khoản vay 22 2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 23 2.1. Các thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải trả người bán 23 2.2. Các thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải trả công nhân viên 28 2.3. Các thử nghiệm cơ bản đối với các khoản vay 30 IV- Kết thúc và lập báo cáo kiểm toán 32 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A &C) 34 I- Giới thiệu chung về công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 34 1. Đặc điểm chung của công ty 34 2. Tổ chức bộ máy của Công ty (Chi nhánh Hà Nội) 37 3. Chương trình kiểm toán của Công ty 39 3.1. Chương trình kiểm toán phải trả người bán 39 3.2. Chương trình kiểm toán phải trả công nhân viên 41 3.3. Chương trình kiểm toán các khoản vay 42 II. Tình hình thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả của công ty HAL 44 1. Vài nét sơ bộ về Công ty HAL 44 2. Thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả của công ty HAL 47 2.1. Chuẩn bị kiểm toán khoản mục nợ phải trả trên báo cáo tài chính của công ty HAL 47 2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả trên báo cáo tài chính của công ty HAL 47 3. Kết thúc kiểm toán khoản mục nợ phải trả của Công ty HAL 69 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A &C) 72 I. Nhận xét chung về vấn đề thực hiện quy trình kiểm toán 72 1. Đánh giá giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 73 2. Đánh giá giai đoạn thực hiện kiểm toán 73 3. Đánh giá giai đoạn kết thúc kiểm toán 74 II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả 75 1. Đối với các bên hữu quan 75 2. Đối với Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 78 KẾT LUẬN 82

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1204.doc
Tài liệu liên quan